Nhập môn cầu - Chương I: Khái niệm về các công trình nhân tạo trên đường
Về kết cấu
– Sử dụng những kết cấu hợp lý và áp dụng các biện pháp điều
chỉnh ứng suất nhằm tiết kiệm vật liệu
• Kết cấu bản trực giao
• Kết cấu Thép‐BTCT liên hợp
• Kết cấu ứng suất trước
• Kết cấu dầm tiết diện hộp
• Cầu khung‐dầm BTCT ứng suất trước
• Các sơ đồ cầu treo với các biện pháp tăng cường độ cứng
36 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhập môn cầu - Chương I: Khái niệm về các công trình nhân tạo trên đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/15/2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Website:
Bộmôn Cầu và Công trình ngầm
Website:
NHẬP MÔN CẦU
TS. NGUYỄN NGỌC TUYỂN
Website môn học:
Link dự phòng:
https://sites.google.com/site/tuyennguyenngoc/courses‐in‐
vietnamese/nhap‐mon‐cau
Hà Nội, 10‐2013
2
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Như Khải, Phạm Duy Hoà, Nguyễn Minh Hùng,
“Những vấn đề chung và mố trụ cầu”, NXB Xây dựng, Hà
Nội, 2000.
2. Bộ GTVT, "Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN‐272.05", NXB
GTVT, Hà Nội, 2005.
3. Wai Fan Chen and Lien Duan, “Bridge Engineering
Handbook”, NXB CRC press, NewYork, 2000.
10/15/2013
2
3
CHƯƠNG I
Khái niệm về các công trình nhân tạo
trên đường
4
Nội dung chương 1
• 1.1. Định nghĩa và tầm quan trọng của các công trình nhân
tạo trên tuyến đường.
• 1.2. Các bộ phận của công trình cầu (CTC).
• 1.3. Các kích thước cơ bản của công trình cầu.
• 1.4. Phân loại cầu cống.
• 1.5. Sơ lược về lịch sử ngành xây dựng cầu.
• 1.6. Phương hướng phát triển của ngành xây dựng cầu.
10/15/2013
3
5
1.1. Định nghĩa và tầm quan trọng của CTNTTĐ
• Công trình nhân tạo trên đường (CTNTTĐ):
– Là những sản phẩm do con người tạo ra nhằm đảm bảo sự liên
tục của tuyến đường để các phương tiện giao thông qua lại
thông suốt. Ví dụ: cầu, hầm, cống, đường tràn.
• Cầu
– Là loại công trình vượt qua phía trên chướng ngại vật như
sông suối, khe núi,
thung lũng sâu, các
tuyến đường khác,
hoặc khu vực cần
duy trì bình thường
các hoạt động xã hội
Cầu Tiên Sơn – Đà Nẵng
6
Định nghĩa và tầm quan trọng (t.theo)
• Hầm
– Có nhiệm vụ như cầu nhưng được xây dựng trong lòng đất,
xuyên qua núi, hoặc được xây dựng ở dưới nước.
• Cống
– Là công trình nằm trong nền đắp của tuyến đường nhằm giải
quyết cho dòng chảy lưu thông khi giao cắt với tuyến đường.
• Đường tràn
– Được xây dựng khi tuyến đường cắt ngang dòng chảy có mức
nước không lớn, lưu lượng nước có thể thoát qua kết cấu thân
đường.
10/15/2013
4
7
Định nghĩa và tầm quan trọng (t.theo)
Hầm Hải Vân
8
Định nghĩa và tầm quan trọng (t.theo)
Cống hai hộp
10/15/2013
5
9
Định nghĩa và tầm quan trọng (t.theo)
• Tầm quan trọng của công trình nhân tạo trên đường
– CTNTTĐ đảm bảo sự thông suốt của tuyến đường, phục vụ sự
giao lưu vận tải hành khách và hàng hóa
Vai trò của CTNTTĐ rất quan trọng đối với sự phát triển về kinh
tế, văn hóa, xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng.
Việc thiết kế, xây dựng và duy tu bảo dưỡng các CTNTTĐ phải
đạt được chất lượng cao và đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật đề ra.
10
L
l0
ttl
l
3
MNTN
MNTT
MNCN
4
1
4
2 cH H
kth 3
1.2. Các bộ phận của công trình cầu
• Một công trình cầu có thể bao gồm 3 nhóm bộ phận:
– Kết cấu phần trên (kết cấu nhịp)
– Kết cấu phần dưới
– Đường 2 đầu cầu và các công trình phụ trợ
10/15/2013
6
11
Các bộ phận của công trình cầu (t.theo)
• Kết cấu phần trên (kết cấu nhịp)
– Là bộ phận trực tiếp mang đỡ hoạt tải và vượt qua khoảng
cách chướng ngại vật.
– Vị trí: tính từ gối cầu trở lên gọi là kết cấu phần trên
– Kết cấu phần trên gồm: (1) Hệmặt cầu và (2) Hệ dầmmặt cầu
(1) Hệmặt cầu
• Lan can
• Đường bộ hành
• Lớp phủmặt cầu
• Hệ thống phòng nước
• Hệ thống thoát nước
• Bản mặt cầu
• Khe biến dạng
12
Các bộ phận của công trình cầu (t.theo)
(2) Hệ dầmmặt cầu
• Dầm chủ (giàn chủ)
• Dầm ngang
• Dầm dọc phụ
Ban BTCT
LOP PHU : 75MM
DAM BTCT
G1 G2 G3 G4 G5 G6
d)
c)
10/15/2013
7
13
Các bộ phận của công trình cầu (t.theo)
• Kết cấu phần dưới
– Vị trí: tính từ gối cầu
trở xuống gọi là kết
cấu phần dưới
– Kết cấu phần dưới bao gồm: mố, trụ, móng mố, móng trụ
– Mố, trụ:
• Là bộ phận kê đỡ kết cấu nhịp, tiếp nhận toàn bộ tải trọng
và truyền xuống nền đất qua kết cấu móng.
• Nếu được xây dựng ở hai đầu của cầu thì được gọi là mố,
xây dựng ở phía trong thì gọi là trụ.
• Mố còn có nhiệm vụ nối tiếp giữa đường với cầu.
3
MNTN
MNTT
MNCN
4
1
4
2
14
Các bộ phận và các kích thước cơ bản (t.theo)
Trường hợp cầu không có trụ:
• Cầu chỉ có 1 nhịp sẽ không có trụ
Trường hợp cầu không có mố:
• Cầu dầmmút thừa sẽ không có mố
M1 M2
L
10/15/2013
8
15
Các bộ phận của công trình cầu (t.theo)
• Đường hai đầu cầu và các công trình phụ trợ
– Nền đường 10m sau mố (hai bên đầu cầu)
– Mặt đường
– Mô đất ¼ nón
– Đất đắp trước mố, kè gia cố
L
l0
ttl
l
MNTN
MNTT
MNCN
c
H H
kth
1
2
3
4
c
H H
16
Các bộ phận và các kích thước cơ bản (t.theo)
– Liên quan đến công trình cầu còn có các công trình phụ trợ
khác, ví dụ:
• Đường dẫn vào cầu
• Công trình dẫn dòng
• Công trình bảo vệ trụ khỏi bị tàu bè hoặc vật trôi va đập
L
l0
ttl
l
MNTN
MNTT
MNCN
c
H H
kth
1
2
3
4
c
H H
10/15/2013
9
17
Các bộ phận của công trình cầu (t.theo)
Trên những
sông có dòng
nước chảy xiết
hoặc có khả
năng va đập
của tàu bè, cây
trôi, cần cấu
tạo bộ phận
chống va xô để
bảo vệ cho trụ.
Cầ
u
dầ
m
nh
ịpg
iản
đơ
n
18
1.3. Các kích thước cơ bản của cầu
• Chiều dài toàn cầu L
– Khoảng cách từ đuôi mố này tới đuôi mố kia
• Chiều dài một nhịp l
– Khoảng cách giữa tim của 2 trụ liền kề
• Nhịp tính toán ltt
– Khoảng cách giữa tim hai gối kê 2 đầu của nhịp
L
l0
ttl
l
3
MNTN
MNTT
MNCN
1
2 cH H
kth 3
10/15/2013
10
19
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
• Nhịp tĩnh lo
– Khoảng cách từmép trụ này tới mép trụ kia (hoặc mố) xác
định tại mức nước cao nhất
• Khẩu độ thoát nước (khẩu độ cầu)
– Là tổng của các nhịp tĩnh = Σlo
L
l0
ttl
l
3
MNTN
MNTT
MNCN
4
1
4
2 cH H
kth 3
20
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
• Các mức nước
– Mức nước lịch sử (MNLS)
• Là mức nước lớn nhất người ta điều tra được
– Mức nước cao nhất (MNCN)
• Là kết quả tính toán ứng với một tần suất quy định P = 1% hoặc 2%.
• Nếu nói: MNCN ứng với tần suất thiết kế 1% có nghĩa là mức nước của
cơn lũmà 100 nămmới xuất hiện 1 lần.
– Mức nước thông thuyền (MNTT)
• Là mức nước cao nhất cho phép tàu bè qua lại thường lấy với P = 5%
• TừMNTT có thể xác định chiều cao khổ gầm cầu của nhịp thông thuyền
– Mức nước thấp nhất (MNTN)
• Được đo trong mùa cạn ứng với tần suất quy định P = 1% hoặc 2%
• Căn cứ vào MNTN để bố trí nhịp thông thuyền
10/15/2013
11
21
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
– Mực nước thi công (MNTC)
• Là mức nước cao nhất dùng để tính toán khi thi công cầu
• MNTC thường được lấy ở mức nước cao với P = 10%
• Chiều rộng cầu và khổ cầu
– Ví dụ, với khổ cầu K = 11 + 0.5 x 2 tức là:
• Bề rộng đường xe
chạy Bxe = 11m,
• Bề rộng chân lan
can Blc = 0.5m
Chiều rộng toàn
cầu: B = 11 + 0.5 x 2
B = 12m
22
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
• Chiều cao cầu Hc
– Là khoảng cách từMNTN tới mặt cầu
– Nếu là cầu vượt, cầu cạn thì tính từmặt cầu tới mặt đường
hoặc mặt đất phía dưới
• Chiều cao kiến trúc hkt
– Chiều cao kiến trúc (= k/c từ đáy kết cấu nhịp đến mặt cầu)
• Chiều cao khổ gầm cầu H
– Chiều cao khổ gầm cầu là khoảng cách từMNCN đến đáy kết
cấu nhịp để đảm bảo cây trôi không va đập và mắc nghẽn
– Nếu là cầu vượt, cầu cạn thì được tính từ đáy kết cấu nhịp đến
mặt đường hoặc mặt đất phía dưới
10/15/2013
12
23
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
• Kích thước khổ thông thuyền
– Kích thước khổ thông thuyền phụ thuộc vào cấp sông và được
quy định trong tiêu chuẩn thiết kế 22TCN‐272‐05
MNCN
MNTT
MNTN
60
9
24
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
• Nhịp thông thuyền
– Vị trí nhịp thông thuyền được quy định bởi cơ quan quản lý
đường thủy (bố trí nhịp thông thuyền dựa vào số liệu MNTN)
• Nhịp kinh tế
– Chiều dài nhịp mà có tổng giá thành công trình nhỏ nhất (theo
một số nghiên cứu trước đây, nhịp kinh tế thường có giá thành
kết cấu phần trên xấp xỉ bằng giá thành kết cấu bên dưới)
• Các cao độ
– Căn cứ vào các mốc cao độ chuẩn để xác định các cao độ
• Cao độ đáy dầm
• Cao độmặt đường xe chạy
• Cao độ đỉnh trụ / đáy trụ
• Cao độ đỉnh móng / đáy móng
10/15/2013
13
25
Các kích thước cơ bản của cầu (t.theo)
• Ví dụ thiết kế phương án cầu:
Số liệu cho trước:
– Cao độ đáy sông
– Mặt cắt địa chất
– Khẩu độ thoát nước Σlo = 90m
– Cấp sông: cấp IV
• tra bảng 2.3.3.1.1 => kích thước khổ thông thuyền
– Mực nước cao nhất (MNCN)
– Mực nước thông thuyền (MNTT)
– Mực nước thấp nhất (MNTN)
– Vị trí khổ thông thuyền
MNCN
MNTT
MNTN
26
Ví dụ (t.theo)
– Sông cấp IV, cầu qua kênh => tra bảng 2.3.3.1.1 có
• Kích thước khổ thông thuyền: Ltt = 25m, Htt = 5m
– Nếu chọn 3 nhịp bằng nhau => số nhịp là nn = 3
– Với khẩu độ thoát nước Σlo = 90m thì chiều dài cầu tối thiểu Lc
có thể được tính như sau:
Lc = Σlo + (nn -1)BT + 2BM
10/15/2013
14
27
Ví dụ (t.theo)
trong đó:
• BT = bề rộng thân trụ (= 1.5m với trụ dầm giản đơn);
• BM = bề rộng thân mố (= 1m với mố dầm giản đơn).
– Như vậy: Lc = Σlo + (nn -1)BT + 2BM
Lc = 90m + (3 -1)*(1.5) + 2*(1) = 95m
– Chiều dài 1 nhịp: L = Lc / 3 = 95m / 3 = 31.7m
– Kiểm tra: L = 31.7m > LTT + BT = 25 + 1.5 = 26.5m => ĐẠT
28
1.4. Phân loại công trình cầu
– Có nhiều cách khác nhau để phân loại công trình cầu
• Phân loại theo chướng ngại vật phải vượt qua
– Cầu qua sông
– Cầu qua đường (cầu vượt), là cầu bắc qua tuyến đường khác
giao cắt ngang
– Cầu cạn hay cầu dẫn, là cầu được xây dựng ngay trên mặt đất
nhằm dẫn lên một cầu chính hoặc nâng cao độ tuyến đường
lên để giải phóng không gian bên dưới.
– Cầu cao giá, là loại cầu có chiều cao trụ rất lớn được bắc qua
các thung lũng sâu
10/15/2013
15
29
Phân loại công trình cầu (t.theo)
• Phân loại theo mục đích sử dụng
– Cầu ô tô (cầu đường bộ)
– Cầu xe lửa (cầu đường sắt)
– Cầu người đi bộ (cầu bộ hành)
– Cầu hỗn hợp
– Cầu thành phố
– Cầu tàu (dùng ở các bến cảng)
– Cầu đặc biệt, dùng để dẫn dầu khí, dẫn nước , dẫn cáp điện...
30
Phân loại công trình cầu (t.theo)
• Phân loại theo vị trí đường xe chạy
– Cầu có đường xe chạy trên
– Cầu có đường xe chạy giữa
– Cầu có đường xe chạy dưới
• Phân loại theo vật liệu làm kết cấu nhịp
– Cầu thép và cầu kim loại
– Cầu BTCT
– Cầu đá
– Cầu gỗ
–
10/15/2013
16
31
Phân loại công trình cầu (t.theo)
• Phân loại theo sơ đồ tĩnh học
– Theo sơ đồ tĩnh học của kết cấu chịu lực chính có thể phân
chia công trình cầu thành các hệ thống sau:
• Hệ dầm
• Hệ khung
• Hệ vòm
• Hệ liên hợp
• Hệ treo
32
Phân loại công trình cầu (t.theo)
– (1). Hệ thống cầu dầm
• Dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng, kết cấu nhịp làm
việc chịu uốn và chỉ truyền áp lực thẳng đứng xuống mố và
trụ
• Hệ thống cầu dầm gồm: dầm giản đơn, dầmmút thừa, dầm
liên tục
• Theo cấu tạo của kết cấu chịu lực chính có thể chia như
sau:
– Cầu có sườn đặc
– Cầu có sườn rỗng (cầu dàn)
10/15/2013
17
33
Phân loại công trình cầu (t.theo)
l l l
l1 l2 l1
2l1 l l1
0lkl lk
l l
Cầu dầm giản đơn
Cầu dầm liên tục
Cầu dầmmút thừa
Cầu dàn (hệ dầm
nhịp giản đơn)
34
Phân loại công trình cầu (t.theo)
– (2). Hệ thống cầu khung
• Đặc điểm: kết cấu nhịp và trụ liên kết cứng với nhau tạo
thành khung, cùng tham gia chịu lực dưới dạng một kết cấu
thống nhất
• Do phát sinh mô men uốn trong mặt cắt ngang của trụ cầu
nên độ lớn của mô men dương trong kết cấu nhịp giảm nên
có thể vượt được nhịp lớn hơn so với cầu dầm
l12ll1
10/15/2013
18
35
Phân loại công trình cầu (t.theo)
l12ll1
Kết cấu cầu khung BTCT dạng chữ K điển hình tại Hoa Kỳ
36
Phân loại công trình cầu (t.theo)
CẦU KHUNG
TRỤ MỘT THÂN
CẦU KHUNG
TRỤ HAI THÂN
CẦU KHUNG T
LIÊN KẾT KHỚP
10/15/2013
19
37
Phân loại công trình cầu (t.theo)
– (3). Hệ thống cầu vòm
• Đặc điểm: tại vị trí chân vòm luôn xuất hiện thành phần
phản lực theo phương nằm ngang (lực xô) và trong thân
vòm lực nén là chủ yếu.
• Cầu vòm có thể có dạng 3 khớp, 2 khớp hoặc không khớp.
• Vị trí đường xe chạy: trên, giữa, hoặc dưới.
Cầu Zaragossa
(TBN)
Cầu Ponte da
Amizade (Braxin)
Cầu CaiYuanba
(Trung Quốc)
38
Hệ thống cầu vòm
Vòm không khớp Vòm 2 khớp Vòm 3 khớp
1. Cầu có đường xe chạy trên
2. Cầu có đường xe chạy giữa
3. Cầu có đường xe chạy dưới
10/15/2013
20
39
Hệ thống cầu vòm
l
l
f
f)
40
Hệ thống cầu vòm
Cầu vòm thép đường xe chạy trên, chiều dài nhịp 313m
Glen Canyon Dam Bridge, USA
10/15/2013
21
41
Phân loại công trình cầu (t.theo)
– (4). Hệ thống cầu liên hợp
• Là loại cầu được kết hợp từ các hệ đơn giản hoặc là hệ đơn
giản được tăng cường các bộ phận chịu lực.
• Bằng cách liên hợp người ta có thể tạo ra những kết cấu
chịu lực hợp lý và có hiệu quả về các phương diện kinh tế,
kỹ thuật, đặc biệt trong các trường hợp nhịp lớn.
l
Cầu liên hợp dầm‐vòm
42
Phân loại công trình cầu (t.theo)
– (5). Hệ thống cầu treo
• Cầu treo là loại kết cấu trong đó bộ phận chịu lực chính là
dây làm việc chịu kéo.
• Dưới tác dụng của hoạt tải, hệ dầmmặt cầu và dây cùng
làm việc nhưmột hệ liên hợp.
• Hệ thống cầu treo gồm 2 loại: cầu treo dây võng (cầu treo
parabol) và cầu dây văng.
Cầu treo dây võng
Cầu dây văng
l
f
1l 2l
i)
k)
10/15/2013
22
43
Phân loại công trình cầu (t.theo)
• Phân loại theo các tiêu chí khác
– Theo đặc điểm riêng của công trình:
• Cầu phao
• Cầu quay
• Cầu cất
– Theo quy mô công trình
• Cầu nhỏ (L ≤ 25m)
• Cầu trung (25 ≤ L ≤ 100m)
• Cầu lớn (L > 100m hoặc l ≥ 30m)
• Cầu vĩnh cửu
• Cầu bán vĩnh cửu
44
1.5. Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu
– Cầu là công trình nhân tạo nên lịch sử phát triển của nó gắn
liền với sự phát triển của xã hội
• Thời kỳ sơ khai
– Con người ban đầu dựa vào tự nhiên để vượt qua các con
suối, khe sâu (nhờ những thân cây đổ vắt ngang, dây leo, cây
trôi mắc vào các chướng ngại vật)
– Người cổ xưa bắt chước các hiện tượng tự nhiên để tạo ra các
phương tiện vượt sông, suối.
– Di tích của chiếc cầu cổ xưa nhất là cầu qua sông Euphrate ở
Babylon, được làm bằng thân cây cọ, nhịp dài 9m, tổng chiều
dài là 300m (khoảng 2000 năm trước công nguyên).
10/15/2013
23
45
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
• Thời kỳ chiếm hữu nô lệ
– Để phục vụ các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc => cần xây
dựng các tuyến đường và các cây cầu => hệ thống giao thông
bắt đầu phát triển
– Đầu tiên là cầu gỗ xuất hiện, sau đó là cầu đá.
46
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
• Thời kỳ trước và đầu công nguyên
– Những cây cầu làm bằng tre, gỗ cổ xưa xuất hiện ở Trung Quốc
và Ấn Độ.
– Cầu mút thừa bằng gỗ qua sông Jhelum ở Srinagar (Ấn Độ)
được xây dựng bằng cách xếp các thanh gỗ vươn hẫng ra hai
bên trụ
– Cầu vòm đá là loại kết cấu phổ biến ở Trung Đông, Ai Cập và
Châu Âu.
10/15/2013
24
47
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu vòm đá Pont du Gard Aqueduct, France
Xây dựng năm 19 trước Công nguyên
Cầu cao 47.2m so với mặt nước – Tổng chiều dài cầu 270m
48
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
• Thời kỳ Phục hưng (Thế kỷ 14‐16 sau CN)
– Các ngành khoa học bắt đầu phát triển bao gồm toán học, vật
lý, kết cấu, vật liệu nên đã tạo tiền đề và cơ sở lý luận tính
toán cho tính toán thiết kế cầu.
• Thời kỳ Cách mạng công nghiệp (Thế kỷ 17‐18)
– Các sự kiện có tác động lớn đến sự phát triển của cầu bao
gồm:
• Kim loại được sử dụng làm vật liệu kết cấu
• Sự ra đời của tàu hỏa
• Sự ra đời của các loại máy công nghiệp
– Năm 1741 người Anh đã xây dựng cầu treo đầu tiên bằng dây
xích sắt nhịp 22m qua sông Tess.
10/15/2013
25
49
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
– Năm 1776 một kỹ sư người Nga tên là Ku‐li‐bin đã thực hiện
đồ án thiết kế chiếc cầu vòm gỗ nhịp 310m bắc qua sông Nêva
ở Pê‐téc‐bua.
– Cũng trong thời kỳ này xuất hiện cầu kim loại, đầu tiên là chiếc
cầu vòm bằng gang bắc qua sông Severn (Anh), nhịp 31m vào
năm 1776 ‐ 1779.
50
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
• Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ 19 đến đầu TK 20)
– Ngành xây dựng cầu phát triển mạnh mẽ và phong phú về mọi
phương diện.
– Ngành chế tạo thép phát triển mạnh. Các công nghệ chế tạo
thép “giá rẻ” ra đời: Kelly (USA), Bessemer (England)
– Thép đạt được cường độ cao hơn
– Kết cấu giàn, giàn vòm vẫn được ưa chuộng
– Cầu treo nhịp lớn bắt đầu phát triển rộng rãi
– Cầu bê tông cốt thép bắt đầu xuất hiện với những công trình
được xây dựng ở Pháp, Đức.
– Năm 1875 Joseph Monier xây cầu BTCT đầu tiên dài 50ft
(15,24m) rộng 13ft (3,96m).
10/15/2013
26
51
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
– KS người Pháp Francois Hennebique đã phát triển MCN chữ T,
ông ta và những học trò của ông ta như KS người Thuỵ Sĩ
Robert Maillart đã xây dựng một vài cầu vòm BTCT nổi tiếng,
Những cầu BTCT của Maillart được xem như là biểu tượng về
thẩm mỹ.
– Giai đoạn cuối thế kỷ 19 cầu BTCT chủ yếu là cầu nhịp nhỏ ‐
cầu bản, dầm, vòm (năm 1896 xây dựng cầu vòm nhịp đến
45m).
– Đầu thế kỷ 20, đã bắt đầu làm cầu liên tục, cầu khung, dầm
công xon nhịp đến 30‐40m. Trong giai đoạn này cầu thường
dùng phương pháp đổ BT liền khối và là BTCT thường nên nhịp
nhỏ.
52
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Eads Bridge, Missouri, hoàn thành 1898, nhịp chính = 158m
Firth of Forth Bridge, UK, hoàn thành 1890, nhịp chính = 521m
10/15/2013
27
53
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
• Lịch sử phát triển cầu treo dây võng và dây văng
– Ý tưởng đầu tiên về hệ dây treo xuất hiện từ vài thế kỷ trước ở
rải rác một số nơi trên thế giới.
– Một vài cầu treo cổ xưa được tìm thấy ở Bắc Ấn độ, Burma và
Peru có nhịp lên tới 33m.
– Do nhu cầu vượt các nhịp lớn, cầu treo dây võng được phát
triển khá nhanh
• Năm 1929 chiếc cầu treo có nhịp lớn nhất là cầu Ambassador (Mỹ vượt
được nhịp 564m)
• Năm 1932 (chỉ 3 năm sau đó) cầu George Washington ở New York đã
vượt nhịp dài tới 1067m.
54
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo cổ xưa có một dây chủ
10/15/2013
28
55
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo cổ xưa có mặt cầu đặt trực tiếp lên 2 dây chủ
56
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo cổ xưa có mặt cầu đặt trực tiếp lên 2 dây chủ được tăng cứng
10/15/2013
29
57
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo cổ xưa có dạng 4 dây chủ song song
58
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo cổ xưa có dạng thùng kéo tay
(được phát triển dựa trên cầu treo cổ xưa loại một dây chủ)
10/15/2013
30
59
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo dây võng George Washington – Hoa Kỳ
Nhịp chính dài 1067m – Hoàn thành 10/1931
60
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo dây võng Goden Gate – Hoa Kỳ
Nhịp chính dài 1280m – Hoàn thành năm 1939
10/15/2013
31
61
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Năm 1940 ở Mỹ đã xảy ra tai nạn cầu treo dây võng Tacoma nhịp 853m
(công trình mới hoàn thành được 6 tháng)
62
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo dây võng Tacoma sau khi xây dựng lại và đưa vào khai thác
14/10/1950
10/15/2013
32
63
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu treo dây võng Akashi‐Kaikyo – Nhật Bản
Chiều dài nhịp chính 1991m
64
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu dây văng Normandie – Pháp
Cầu bắc qua sông Seine – Hoàn thành năm 1994
Nhịp chính dài 856m
10/15/2013
33
65
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu dây văng Tatara – Nhật Bản
Hai mặt phẳng dây – Hoàn thành năm 1999
Nhịp chính dài 890m
66
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu dây văng Sutong – Trung Quốc
Với chiều dài nhip chính đạt kỷ lục 1088m
10/15/2013
34
67
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu Milau (Pháp) – là cầu dây văng liên tục 1 mặt phẳng dây
Thi công bằng phương pháp đúc đẩy – Hoàn thành năm 2004
Milau là cầu cao nhất thế giới với đỉnh tháp cao tới 343m.
68
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Cầu Seri Wawasan (Malaysia)
Cầu dây văng có kiến trúc nhưmột con thuyền hùng vĩ đang
lướt sóng
10/15/2013
35
69
Sơ lược lịch sử phát triển công trình cầu (t.theo)
Toàn cảnh cầu Seri Wawasan (Malaysia)
70
1.6. Một số phương hướng phát triển
• Về vật liệu
– Sử dụng vật liệu có cường độ cao (thép cường độ cao, thép
hợp kim, bê tông cường độ cao)
– Dùng vật liệu nhẹ (bê tông cốt liệu nhẹ, hợp kim nhôm)
Nhằmmục đích giảm khối lượng vật liệu và giảm trọng lượng
bản thân kết cấu.
• Về liên kết ghép nối
– Sử dụng các biện pháp liên kết ghép nối có chất lượng cao,
thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí ví dụ như:
• Bu lông cường độ cao cho kết cấu thép
• Keo dán epoxy cho kết cấu bê tông
10/15/2013
36
71
Một số phương hướng phát triển (t.theo)
• Về kết cấu
– Sử dụng những kết cấu hợp lý và áp dụng các biện pháp điều
chỉnh ứng suất nhằm tiết kiệm vật liệu
• Kết cấu bản trực giao
• Kết cấu Thép‐BTCT liên hợp
• Kết cấu ứng suất trước
• Kết cấu dầm tiết diện hộp
• Cầu khung‐dầm BTCT ứng suất trước
• Các sơ đồ cầu treo với các biện pháp tăng cường độ cứng
72
Một số phương hướng phát triển (t.theo)
• Về công nghệ thi công
– Tiến bộ trong công nghệ thi công đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển của ngành xây dựng cầu trong thời
gian gần đây.
– Các công nghệ thi công tiên tiến bao gồm:
• Lắp hẫng
• Đúc hẫng
• Lắp đẩy
• Đúc đẩy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_9603.pdf