Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và kết quả điều trị phình động mạch não phức tạp bằng đặt stent đổi hướng dòng chảy

Tỷ lệ tai biến và tỷ lệ tử vong trong khi can thiệp của chúng tôi lần lượt là 5,4% và 2,7%. Tỷ lệ này cũng gần tương tự các tác giả khác với tỷ lệ tai biến dao động từ 2,3 - 5,6% và tỷ lệ tử vong từ 2,0 - 6,4% [9]. 2 bệnh nhân tương ứng với 5,4% có biến chứng nhồi máu sau khi can thiệp. Biến chứng nhồi máu hoặc tắc các nhánh mạch xiên là biến chứng hay gặp trong điều trị phình động mạch não bằng stent đổi hướng dòng chảy.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và kết quả điều trị phình động mạch não phức tạp bằng đặt stent đổi hướng dòng chảy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ðịa chỉ liên hệ: Vũ ðăng Lưu, Bộ môn Chẩn ñoán hình ảnh - Trường ðại học Y Hà Nội. Email: vudangluu@yahoo.com. Ngày nhận: 03/12/2014 Ngày ñược chấp thuận: 18/5/2015 NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ðIỀU TRỊ PHÌNH ðỘNG MẠCH NÃO PHỨC TẠP BẰNG ðẶT STENT ðỔI HƯỚNG DÒNG CHẢY Vũ ðăng Lưu1, ðinh Trung Thành2 1Trường ðại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Saint Paul Nghiên cứu nhằm mô tả ñặc ñiểm hình ảnh và ñánh giá kết quả ñiều trị phình ñộng mạch não phức tạp bằng ñặt stent pipeline ñổi hướng dòng chảy. 37 bệnh nhân có 38 phình ñộng mạch não phức tạp ñược chẩn ñoán và ñiều trị ñặt stent pipeline tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2012 ñến tháng 8/2014. ðặc ñiểm hình ảnh phình ñộng mạch não phức tạp ñược mô tả trên ảnh chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Kết quả tắc phình ñộng mạch não phức tạp ñược ñánh giá trên ảnh chụp mạch số hóa xóa nền và cộng hưởng từ. ðánh giá lâm sàng theo phân ñộ Rankin cải tiến. Kết quả cho thấy, tỷ lệ gặp phình cổ rộng chiếm 57,89%, phình khổng lồ (> 25mm) chiếm 13,16%, phình hình thoi chiếm 10,53%, phình tái thông lớn chiếm 10,53%, phình dạng bọng nước chiếm 7,89%. ðặt stent ñổi hướng dòng chảy thành công ñạt 97,4%. Theo dõi trên cộng hưởng từ và ảnh chụp mạch số hóa xóa nền thấy tỷ lệ tắc hoàn toàn ngay sau can thiệp chiếm 5,3%, sau 3 - 6 tháng là 85,7% sau 12 tháng là 90,3%.Tỷ lệ bệnh nhân hoàn toàn bình thường (mRS 0 - 1) sau can thiệp chiếm 91,9%. Kết luận: stent ñổi hướng dòng chảy là phương pháp hiệu quả trong ñiều trị các phình ñộng mạch não phức tạp. Từ khóa: stent ñổi hướng dòng chảy, phình ñộng mạch não phức tạp I. ðẶT VẤN ðỀ Phình ñộng mạch não là sự giãn khu t rú dạng hình túi hoặc hình thoi ñộng mạch nội sọ, chiếm khoảng 2,3% dân số [1]. Khi vỡ gây tỉ lệ tử vong cao 40 - 45%, kèm di chứng nặng nề [1]. ðiều trị can thiệp nội mạch sử dụng vòng xoắn kim loại vẫn ñược coi là phương pháp hiệu quả và an toàn với tỉ lệ di chứng thấp ñối với phình ñộng mạch vỡ theo nghiên cứu ISAT (23,5% của phương pháp nút mạch so với 30,9% của phương pháp phẫu thuật) và ñối với phình mạch chưa vỡ theo nghiên cứu ATENA với tỉ lệ di chứng và tử vong là 5,4% [1; 2]. Tuy nhiên can thiệp nút túi phình sẽ gặp khó khăn ñối với các trường hợp phình ñộng mạch não phức tạp bao gồm các túi phình cổ rộng, túi phình ở vị trí giải phẫu khó (gốc ñộng mạch mắt) hoặc nằm ngược hướng, các túi phình tái thông sau ñiều trị bằng vòng xoắn kim loại, túi phình khổng lồ, túi phình hình thoi, túi phình bóc tách sau chấn thương hoặc túi phình dạng bọng nước (blister - like). Can thiệp nội mạch ñể tắc túi phình phức tạp trên hoặc phải tắc ñộng mạch mang nếu tuần hoàn bàng hệ tốt, hoặc gặp tỉ lệ tái thông cao từ 15 - 33% nếu thả vòng xoắn kim loại. Các trường hợp không thể ñiều trị tắc túi phình ñược do không thể tiếp cận hoặc không thể tắc mạch mang do tuần hoàn bàng hệ không ñáp ứng. Mục tiêu làm tắc hoàn toàn túi phình ñồng thời bảo tồn mạch mang là một thách thức lớn ñặt ra khi ñiều trị phình ñộng mạch não phức tạp bằng phương pháp can thiệp nội mạch cũng như phẫu thuật. Ra ñời năm 2007, stent ñổi hướng dòng chảy TCNCYH 93 (1) - 2015 57 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 ñược thiết kế với mắt lưới Stent khá dày, sau khi ñặt vào trong lòng mạch sẽ làm giảm dòng chảy ñi vào và ñi ra túi phình, ñồng thời thay ñổi dòng chảy trong túi và giảm áp lực khu trú trên thành túi, từ ñó ứ trệ hay ñọng máu trong túi phình dần dẫn tới tắc túi phình mà không cần ñặt vật liệu gây tắc trong túi. Trên thế giới stent ñổi hướng dòng chảy ñược ứng dụng trong ñiều trị phình ñộng mạch não phức tạp từ năm 2007 với tỷ lệ tắc hoàn toàn túi phình phức tạp ñược công bố lên tới 93 - 95%, với tỉ lệ tai biến thấp từ 2,3 ñến 5,6% [3; 4]. Ở Việt Nam, stent ñổi hướng dòng chảy bắt ñầu áp dụng từ 2009 nhưng chưa có một nghiên cứu ñánh giá về hiệu quả ñiều trị [5]. Do ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: 1. Mô tả ñặc ñiểm hình ảnh phình ñộng mạch não phức tạp. 2. ðánh giá kết quả ban ñầu của phương pháp ñặt stent ñổi hướng dòng chảy. II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. ðối tượng Tiêu chu(n l+a ch-n Tất cả các bệnh nhân ñược chẩn ñoán phình ñộng mạch não phức tạp chưa vỡ hoặc ñã vỡ ñược ñiều trị qua giai ñoạn cấp và ñược chỉ ñịnh ñiều trị ñặt stent ñổi hướng dòng chảy. Tiêu chu(n lo/i tr2 - Bệnh nhân có phình ñộng mạch não phức tạp chảy máu giai ñoạn cấp. - Bệnh nhân có phình ñộng mạch não phức tạp nhưng ñược ñiều t rị bằng phương pháp khác (tắc mạch mang, vòng xoắn kim loại, stent hỗ trợ). 2. Phương pháp Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng hồi cứu và tiến cứu không nhóm chứng, theo dõi dọc ñể ñánh giá hiệu quả theo thời gian. ðịa ñiểm và thời gian tiến hành: từ tháng 8/2012 ñến tháng 8/2014 tại khoa chẩn ñoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai Ph45ng ti7n nghiên c8u - Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) 1 bình diện Phillip Allura Xper 20. - Máy chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và Máy chụp cộng hưởng từ 1.5T. - Dụng cụ can thiệp nội mạch: stent ñổi hướng dòng chảy pipeline (Covidien). K: thu;t ti<n hành ñ?t stent ñBi h4Cng dòng chFy và theo dõi sau ñiJu trK - Bệnh nhân ñược chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính ñể ñánh giá túi phình mạch não. - Bệnh nhân ñược dùng thuốc chống ñông kép Clopidogrel liều 75 mg và Aspergic liều 100mg x 5 ngày trước ñặt stent. Heparine bolus 2500 UI lúc ñầu và duy trì 500 - 1000 UI/ giờ qua ñường ñộng mạch. - Luồn vi ống thông Maskman 2.7 (EV3) qua ñộng mạch mang chứa túi phình. Tiến hành ñặt stent với ñường kính và chiều dài ñã ñược tính toán trước bằng phần mềm trên máy ảnh chụp mạch số hóa xóa nền sao cho stent che phủ toàn bộ túi phình. - Theo dõi và dùng thuốc sau can thiệp: bệnh nhân ñược theo dõi bằng cộng hưởng từ và ảnh chụp mạch số hóa xóa nền tại các thời ñiểm 3 - 6 tháng, 12 tháng. Thuốc sau ñặt stent: Plavix 75mg/ngày x 3 tháng, Aspergic 100mg/ngàyx 1 năm. - ðánh giá sau ñiều trị: tỷ lệ thành công kỹ thuật, biến chứng sớm và muộn, mức ñộ ñọng thuốc trong túi phình ngay sau can thiệp, mức ñộ tắc túi phình sau 6 tháng và 12 tháng theo bàng phân loại Roy - Raymond. 3. ðạo ñức nghiên cứu Bệnh nhân ñược giải thích về lợi ích và rủi ro khi tiến hành can thiệp, ký vào bản ñồng ý 58 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tham gia can thiệp. Bệnh nhân có quyền từ chối không ñiều trị. Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và không bị chi phối ảnh hưởng bởi các hãng dụng cụ. III. KẾT QUẢ Tổng cộng 37 bệnh nhân với 38 phình ñộng mạch não phức tạp nằm trong nghiên cứu trong ñó 37 bệnh nhân có 1 túi phình, 1 bệnh nhân có 2 túi phình hai bên. Tổng cộng 40 stent ñược sử dụng trong ñó 2 bệnh nhân ñược ñặt 2 stent cho 1 túi phình. 1. ðặc ñiểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tỷ lệ nữ/nam là 3/1, ñộ tuổi trung bình của nhóm can thiệp là 49,8 ± 10,2, tuổi trẻ nhất là 33, nhiều tuổi nhất là 68 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ñau ñầu chiếm 97,3%. Các triệu chứng khác gồm liệt vận nhãn và giảm thị lực chiếm 16,2%, tiền sử ñã chảy máu dưới nhện chiếm 10,8%, liệt nửa người chiếm 2,7% và phát hiện t ình cờ chiếm 2,7%. 2. ðặc ñiểm hình ảnh phình ñộng mạch não phức tạp trên cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính và DSA - ðặc ñiểm kích thước: Tỉ lệ túi phình có kích thước nhỏ < 5mm hay gặp, chiếm 42,1%, trung bình từ 5 ñến 15mm chiếm 34,2%, túi phình lớn 10.5% và túi phình khổng lồ chiếm 13,2%. Kích thước trung bình túi và cổ lần lượt là 8,69 ± 6,79 mm và 5,48 ± 2,91 mm. - ðặc ñiểm vị trí, hình thái: Phình hình túi chiếm 89,5%, phình hình thoi chiếm 10,5%. Vị trí ñộng mạch cảnh trong chiếm 89,5% (34/38), vị trí vòng tuần hoàn sau chiếm 10,5% ñều ở vị trí V4 của ñộng mạch ñốt sống. Bảng 1. Phân loại hình dạng túi phình phức tạp Hình thái túi phình Số túi phình % Túi phình cổ rộng 22 57,9 Túi phình dạng ‘’bọng nước’’ 3 7,9 Túi phình khổng lồ 5 13,1 Phình tái thông sau nút vòng xoắn kim loại 4 10,5 Túi phình bóc tách 1 2.6 Túi phình hình thoi 3 7,9 Tổng 38 100 3. Kết quả ñiều trị ñặt stent 3.1. ðánh giá k: thu;t ñ?t stent ñBi h4Cng dòng chFy Tổng cộng 40 stent ñổi hướng dòng chảy ñược sử dụng trong ñó 2 bệnh nhân ñược ñặt 2 stent, tỷ lệ stent/túi phình = 1,05. ðặt stent thành công trong 97,4% trường hợp. Stent nở tốt, ñúng vị trí và che phủ hoàn toàn cổ túi phình trong 78,9% các trường hợp. Có 4 trường hợp (10,5%) ñầu stent không nở hoàn toàn phải dùng bóng nong. 7,9% trường hợp stent bị di lệch nhưng vẫn che phủ cổ túi phình. TCNCYH 93 (1) - 2015 59 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Hình 1. Hình thái phình ñộng mạch não phức tạp A: phình dạng bọng nước. B: phình khổng lồ. C: phình hình thoi, D: 2 phình ñối xứng. E: túi phình kẹp clip thất bại. F: túi phình lớn tái thông sau ñiều trị bằng vòng xoắn kim loại. G: túi phình ngược hướng. H: túi phình cổ rộng lớn. E A B C D H G F 3.2. Theo dõi k<t quF tTc túi phình sau ñiJu trK theo thXi gian - Kết quả chụp mạch ngay sau ñặt stent: tỷ lệ tắc hoàn toàn chiếm 5,3%. Tỷ lệ dòng chảy chậm ñọng thuốc trong túi chiếm 65,8%. Có 28,9% túi phình chưa thấy ñọng thuốc trong túi ngay sau can thiệp. - Trong số 37 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có 35 bệnh nhân ñược theo dõi bằng cộng hưởng từ trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng. 31 bệnh nhân ñược theo dõi tại thời ñiểm 12 tháng bằng cộng hưởng từ trong ñó 14 bệnh nhân ñược ñánh giá thêm bằng ảnh chụp mạch số hóa xóa nền. 3.3. Theo dõi tình tr/ng lâm sàng sau ñ?t stent - Sau can thiệp tỷ lệ hết triệu chứng là 36,1% (13/36), ñau ñầu nhẹ 30,6%. - Hồi phục theo thang ñiểm Rankin cải tiến (mRS) sau can thiệp. 3.4. Tai bi<n trong và sau can thi7p Tỷ lệ hẹp stent chiếm 2,6% sau theo dõi 12 tháng. Có 1 bệnh nhân có tắc stent ñồng thời tắc mạch mang chiếm 2,6%. 1 bệnh nhân tử vong do xuất huyết sau ñặt stent 30 ngày. Sau can thiệp tỷ lệ bệnh nhân hồi phục hoàn toàn (mRS 0) là 89,2%, có 1 bệnh nhân biểu hiện triệu chứng nhẹ không ảnh hưởng sinh hoạt (mRS 1) là 2,7%, 2 bệnh nhân di chứng nhẹ nhưng tự sinh hoạt (mRS2) chiếm 5,4%, 1 bệnh nhân tử vong mRS 6 (2,7%) (biểu ñồ 1). 60 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. ðánh giá mức ñộ tắc túi phình theo phân loại Roy - Raymond Mức ñộ tắc Sau 3 - 6 tháng (n = 35) Sau 12 tháng (n = 31) Số túi phình % Số túi phình % Tắc hoàn toàn (A) 30 85,7 28 90,3 Còn ít dòng chảy cổ túi (B) 3 8,6 2 6,5 Tắc bán phần, còn dòng chảy trong túi (C) 2 5,7 1 3,2 Tổng 35 100 31 100 Biểu ñồ 1. Hồi phục theo thang ñiểm Rankin cải tiến (mRS) sau can thiệp IV. BÀN LUẬN ðặc ñiểm hình ảnh phình ñộng mạch não phức tạp: phình ñộng mạch não khổng lồ ñược xác ñịnh khi túi phình có kích thước > 25 mm. Chúng tôi có 5 bệnh nhân với 5 túi phình khổng lồ vị trí ñộng mạch cảnh trong. Cộng hưởng từ và ảnh chụp mạch số hóa nền ñều cho thấy huyết khối bán phần bên trong túi phình biểu hiện bằng hình ảnh tăng t ín hiệu trên chuỗi xung T1W và hỗn hợp tín hiệu trên T2W. Cộng hưởng từ có lợi thế hơn ảnh chụp mạch số hóa nền trong việc ñánh giá hiệu ứng khối của túi phình ñối với nhu mô não trong khi ảnh chụp mạch số hóa nền ñánh giá kích thước túi phình chính xác hơn. Túi phình dạng bọng nước ’’blood - blister like aneurysm’’: Gặp trong 3 trường hợp, trong ñó có 1 bệnh nhân có chảy máu dưới nhện do phình mạch vỡ. Hình ảnh của 3 bệnh nhân có hình thái tương tự nhau ñều ở vị trí siphon ñộng mạch cảnh trong, ngang gốc ñộng mạch mắt, cổ rất rộng (RSN < 1,2), kích thước nhỏ (< 5mm). ðây là loại phình mạch ñặc biệt xuất phát từ thành bên của ñộng mạch cảnh trong (non-branching side wall) có bản chất giống với phình bóc tách và có nguy cơ vỡ rất cao, tỷ lệ vỡ trong khi phẫu thuật lên tới 30 - 40% [1]. Do kích thước nhỏ và nguy cơ vỡ cao nên cắt lớp vi t ính ñược ưu tiên là thăm khám chẩn ñoán hình ảnh vừa phát hiện xuất huyết dưới nhện vừa ñánh giá hình thái túi phình tốt hơn cộng hưởng từ do có ñộ phân giải không gian tốt hơn. TCNCYH 93 (1) - 2015 61 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Hình 2. Bệnh nhân nữ 46T phát hiện túi phình dạng bọng nước vị trí trên yên trái và ñã ñược phẫu thuật bọc túi phình và có di chứng tổn thương nhu mô não sau phẫu thuật. DSA cho thấy túi phình phát triển nhanh thành túi phình khổng lồ. Kiểm tra ngay sau ñặt stent ñiều hòa dòng chảy thấy ñọng thuốc tốt trong túi phình, kiểm tra lại sau 1 năm thấy túi phình tắc hoàn toàn. Trong nghiên cứu này có 6 bệnh nhân chiếm 16,2% trong ñó 4 bệnh nhân có túi phình tái thông sau ñiều trị can thiệp nội mạch bằng vòng xoắn kim loại, 2 bệnh nhân thất bại sau ñiều trị phẫu thuật (1 bệnh nhân clip bị tuột xa khỏi túi phình, 1 bệnh nhân ñược bọc túi phình nhưng thất bại). Tái thông túi phình sau ñiều trị ñặc biệt hay gặp với các túi phình có kích thước lớn và túi phình cổ rộng [1; 2]. ðánh giá kỹ thuật ñặt stent và kết quả ñiều trị: tỷ lệ ñặt stent thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 97,4% phù hợp với tỷ lệ của các tác giả khác trên thế giới (dao ñộng trong khoảng 90 - 100%) [4]. Thất bại gặp trong 1 trường hợp (2,6%) và phải chuyển sang nút bằng vòng xoắn kim loại trên bệnh nhân 65 tuổi có phình khổng lồ siphon trái. Tỷ lệ stent mở hoàn toàn và bao phủ qua cổ túi phình trong 78,9%. Có 3 trường hợp phải sử dụng bóng nong tương ứng với 7,9% do stent mở chưa hết. Mức ñộ ñọng thuốc và ñánh giá dòng chảy trong túi phình: ngay sau khi ñặt stent có 2 trường hợp chiếm 5,3% tắc hoàn toàn túi phình do huyết khối hình thành bên trong. Dòng chảy chậm kèm ñọng thuốc trong túi phình trong nghiên cứu chiếm 65,8%. Kết quả trên cũng tương tự các tác giả khác [6] Chúng tôi nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức ñộ ñọng thuốc với kích thước và hình thái túi phình. Các túi phình có kích thước trung bình và lớn cũng như các túi phình có hình túi ñọng thuốc trong túi phình tốt hơn so với các túi phình có kích thước nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện ñáng kể triệu chứng lâm sàng ñối với các bệnh nhân có dấu hiệu ñau ñầu. Tỷ lệ bệnh nhân hết các triệu chứng ñau ñầu hoặc còn ñau ñầu nhẹ chiếm 66,7%. Triệu chứng do tổn thương thần kinh vận nhãn cải thiện t rong 80% các trường hợp. Sau 6 tháng có 35 bệnh nhân ñược theo dõi trên cộng hưởng từ và 31 bệnh nhân ñược theo dõi sau 12 tháng bằng cộng hưởng từ kết hợp DSA. Tỷ lệ tắc hoàn toàn túi phình sau 6 tháng của chúng tôi là 85,7% (ñộ A) và 90,3% sau 12 tháng, kết quả này tương tự các tác giả khác t rên Thế giới. Tỷ lệ tắc hoàn toàn sau 6 tháng giữa các nghiên cứu trên thế giới dao ñộng từ 55,7% ñến 92,8% [7; 8]. Sự giao ñộng này liên quan khác biệt t rong số lượng bệnh nhân cũng như phương thức ñánh giá (DSA hay cộng hưởng từ). Ngoài ra kích thước cũng như hình thái túi phình cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến mức ñộ tắc túi phình t rong quá trình theo dõi. 62 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tỷ lệ tai biến và tỷ lệ tử vong trong khi can thiệp của chúng tôi lần lượt là 5,4% và 2,7%. Tỷ lệ này cũng gần tương tự các tác giả khác với tỷ lệ tai biến dao ñộng từ 2,3 - 5,6% và tỷ lệ tử vong từ 2,0 - 6,4% [9]. 2 bệnh nhân tương ứng với 5,4% có biến chứng nhồi máu sau khi can thiệp. Biến chứng nhồi máu hoặc tắc các nhánh mạch xiên là biến chứng hay gặp trong ñiều trị phình ñộng mạch não bằng stent ñổi hướng dòng chảy. Tỷ lệ nhồi máu nói chung khoảng 6% (dao ñộng từ 4 - 9%) theo nghiên cứu của Brinjikji [8]. Giả thiết ñặt ra do huyết khối ñược hình thành trong lòng stent dẫn tới tắc mạch mang hoặc di trú huyết khối lên các nhánh nhỏ phía thượng lưu gây tắc mạch. So sánh với nghiên cứu ATENA với 649 bệnh nhân có phình chưa vỡ, các biến chứng nhồi máu là 7,1% [2], chúng tôi cho rằng ñiều trị phình mạch phức tạp bằng stent Pipeline là biện pháp ñiều trị an toàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp tử vong do xuất huyết não muộn sau ñặt stent ñổi hướng dòng chảy 2 tuần chiếm 2,8%. V. KẾT LUẬN ðiều trị phình ñộng mạch não phức tạp bằng stent ñổi hướng dòng chảy có tỉ lệ tắc túi phình hoàn toàn cao sau 6 và 12 tháng ñồng thời bảo tồn ñược mạch mang. Lời cảm ơn Nhóm tác giả chân thành cảm ơn khoa Chẩn ñoán hình ảnh, khoa Cấp cứu, khoa Thần kinh, phòng lưu trữ hồ sơ bệnh viện Bạch Mai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Molyneux A.J.,Kerr RS, Yu LM et al (2005). International subarachnoid aneurysm trial (ISAT) of neurosurgical clipping versus endovascular coiling in 2143 patients with rup- tured intracranial aneurysms: a randomised comparison of effects on survival, depend- ency, seizures, rebleeding, subgroups, and aneurysm occlusion. Lancet, 366(9488), 809 - 817. 2. Pierot L., Spelle L, Vitry F et al (2008). Immediate clinical outcome of patients harboring unruptured intracranial aneurysms treated by endovascular approach: results of the ATENA study. Stroke, 39(9), 2497 - 2504. 3. Fiorella D., Woo HH, Albuquerque FC et al (2008). Definitive reconstruction of circumferential, fusiform intracranial aneu- rysms with the pipeline embolization device. Neurosurgery, 62(5), 1115 - 1120. 4. Lylyk P., Miranda C, Ceratto R et al (2009). Curative endovascular reconstruction of cerebral aneurysms with the pipeline em- bolization device: the Buenos Aires experi- ence. Neurosurgery, 64(4), 632 - 642. 5. Vũ ðăng Lưu, Phạm Minh Thông (2013). Kết quả ñiều trị phình ñộng mạch não phức tạp bằng stent ñiều chỉnh hướng dòng chảy. Tạp chí y học lâm sàng, 72, 45 - 53. 6. Fischer S., Vajda Z, Aguilar Perez M, et al (2012). Pipeline embolization device (PED) for neurovascular reconstruction: initial experience in the treatment of 101 intracranial aneurysms and dissections. Neuroradiology, 54(4), 369 - 382. 7. Saatci I., Yavuz K, Ozer C et al (2012). Treatment of intracranial aneurysms using the pipeline flow-diverter embolization device: a single-center experience with long-term follow- up results. AJNR Am J Neuroradiol, 33(8), 1436 - 1446. 8. Brinjikji W., Murad MH, Lanzino G et al (2013). Endovascular t reatment of int racra- nial aneurysms with flow diverters: a meta- analysis. Stroke, 44(2), 442 - 427. TCNCYH 93 (1) - 2015 63 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 9. Wong G.K.,Kwan MC, Ng RY et al (2011). Flow diverters for treatment of intracranial aneu- rysms: current status and ongoing clinical trials. J Clin Neurosci, 18(6), 737 - 740. Summary EVALUATION OF IMAGING CHARACTERISTIC AND RESULT OF ENDOVASCULAR TREATMENT WITH FLOW DIVERTER STENT FOR COMPLEX CEREBRAL ANEURYSMS The objective of this study was to describe imaging features and to evaluate the efficacy of flow diverter stent in treatment of complex intracranial aneuryms. Prospective and retrospective study of 37 patients harboring 38 complex intracranial aneurysms were diagnosed and treated with flow-diveter Pipeline stent at Bach Mai hospital from 2012 to August 2014. Aneurysmal fea- tures were analysed by angiography. The degree of aneurysmal occlusion was followed up in DSA and MRA post treatment. Clinical status was evaluated using modified Rankin scale. The result showed that the rate of wide - neck aneurysm, giant aneurysm, fusiform aneurysm, major recanalization aneurysm post coiling and blister-like aneurysm were 57.89%, 13.16%, 10.53%, 10.53% and 7.89% respectively. The successful stent deployment was 97.4%. On follow-up by MRI and DSA, complete occlusion occurred in 5.3% immediately after the intervention, 85.7% after 3 to 6 months, and 90.3% after 12 months. Good clinical status (modified Rankin scale 0 - 1) was 91.9%. In conclusion, flow-diverting stents represent an important tool in the treatment of complex intracranial aneurysms with satisfying result. Keyword: Flow diverter stent, Pipeline

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf141_356_1_sm_1009.pdf
Tài liệu liên quan