Ngân hàng câu hỏi chi tiết máy

Câu 6 - Tính đường kính của bulông trong mối ghép bulông có khe hở sau. Biết: F = 10 kN ; L = 300 mm a = 250 mm; b = 150 mm Hệ số ma sát f = 0,15 Hệ số an toàn k =1,6 [σ]k = 110MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri

pdf17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5885 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi chi tiết máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN CHI TIẾT MÁY (3 TÍN CHỈ) Thái Nguyên, tháng 3 năm 2010 2 I. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: Kiến thức lý thuyết: Phần I - Những vấn đề cơ bản trong thiết kế máy và chi tiết máy Phần II – Truyền động cơ khí Phần III – Các chi tiết máy đỡ nối Phần IV – Các chi tiết máy ghép Bài tập: Tính toán sức bền cho các mối ghép II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ: Sinh viên thực hiện bài thi theo hình thức tự luận trong thời gian 90 phút III. NGUYÊN TẮC TỔ HỢP CÂU HỎI LÀM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: Nguyên tắc: Đề thi gồm 3 câu hỏi được tổ hợp từ 02 câu hỏi giữa các phần lý thuyết và 01 câu hỏi phần bài tập. Thang điểm: 10 điểm Loại câu hỏi: Hai câu hỏi loại 3 điểm và một câu hỏi loại 4 điểm. IV. NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN CHI TIẾT MÁY A, LÝ THUYẾT PHẦN I: NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY a, Câu hỏi 3 điểm Câu 1. Trình bày định nghĩa chi tiết máy, nhóm tiết máy, bộ phận máy? Phân loại chi tiết máy? Lấy các ví dụ minh hoạ cho các khái niệm? (3 điểm) - Định nghĩa (1 điểm) - Phân loại (1 điểm) - Lấy các ví dụ (1 điểm) Câu 2. Nêu khái quát các yêu cầu đối với chi tiết máy? Khả năng làm việc của CTM được đánh giá thông qua các chỉ tiêu nào? Nêu các chỉ tiêu tính toán chủ yếu ở các bộ truyền? (3 điểm) - Nêu các yêu cầu (1,5 điểm) - Các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc (0,5 điểm) - Nêu chỉ tiêu tính của các bộ truyền (1 điểm) Câu 3. Trình bày các đặc điểm trong tính toán chi tiết máy? Minh hoạ các đặc điểm đó trong quá trình tính toán thiết kế các chi tiết máy cụ thể? (3 điểm) - Trình bày bốn đặc điểm tính toán (2 điểm) - Minh hoạ với việc tính toán các chi tiết cụ thể (1 điểm) Câu 4. Trình bày các khái niệm về tải trọng? Lấy ví dụ minh họa trong tính toán các bộ truyền cơ khí? (3 điểm) 3 - Khái niệm tải trọng làm việc, tải trọng không đổi, tải trọng thay đổi (0.5 điểm) - Khái niệm tải trọng danh nghĩa, tải trọng tương đương, tải trọng tính toán (1,5 điểm) - Vẽ hình minh hoạ và lấy ví dụ (1 điểm) Câu 5. Trình bày về chu trình ứng suất? Các thông số đặc trưng cho chu trình ứng suất? Phân loại các chu trình ứng suất? Khảo sát các chu trình ứng suất ở một bộ truyền? (3 điểm) - Khái niệm chu trình thay đổi ứng suất (0,5 điểm) - Nêu các thông số đặc trưng (0.5 điểm) - Phân loại chu trình thay đổi ứng suất theo hai cách (0,5 điểm) - Vẽ đầy đủ hình minh hoạ (1 điểm) - Khảo sát chu trình thay đổi ứng suất ở một bộ truyền (0.5 điểm) Câu 6. Trình bày các biện pháp nâng cao sức bền mỏi của chi tiết máy(3 điểm) - Nêu cơ sở của các biện pháp (1 điểm) - Trình bày các biện pháp cụ thể (1,5 điểm) - Vẽ hình minh hoạ cho biện pháp kết cấu (0,5 điểm) Câu 7. Trình bày các khái niệm về độ bền? Phương pháp tính toán độ bền và lấy ví dụ các trường hợp áp dụng các phương pháp tính đó? (3 điểm) - Nêu khái niệm về độ bền (1 điểm) - Phân biệt độ bền tĩnh, độ bền mỏi, độ bền thể tích, độ bền bề mặt (1 điểm) - Trình bày hai phương pháp tính toán độ bền và lấy ví dụ (1 điểm) Câu 8. Trình bày về dạng hỏng tróc rỗ bề mặt vì mỏi? Liên hệ với bộ truyền bánh răng để giải thích tại sao tróc rỗ lại xảy ra ở chân răng bánh răng lớn trước? (3 điểm) - Vẽ hình (1 điểm) - Trình bày về dạng hỏng tróc rỗ (1 điểm) - Nhận xét về độ bền tiếp xúc của hai bề mặt (0,5 điểm) - Vẽ hình liên hệ ở bánh răng và giải thích (1,5 điểm) Câu 9. Trình bày khái niệm về độ cứng? Cách tính độ cứng và các biện pháp nâng cao độ cứng? (3 điểm) - Trình bày khái niệm về độ cứng (0,5 điểm) - Nêu ý nghĩa (0,5 điểm) - Trình bày cách tính (1 điểm) - Các biện pháp nâng cao độ cứng (1 điểm) Câu 10. Trình bày khái niệm về độ bền mòn, tác hại của mòn? Diễn biến quá trình mòn, cách tính mòn và các biện pháp hạn chế mài mòn? Liên hệ cách tính mòn trong một bộ truyền đã học? (3 điểm) - Khái niệm độ chịu mài mòn (0,5 điểm) 4 - Tác hại của mòn (0,5 điểm) - Vẽ đồ thị đường cong mòn và vận tốc mòn (0,5 điểm) - Nêu phương pháp tính (0,5 điểm) - Các biện pháp hạn chế mòn (0,5 điểm) - Liên hệ tính mòn ở một bộ truyền cụ thể (0,5 điểm) Câu 11. Trình bày về độ chịu nhiệt của CTM: Khái niệm, tác hại của nhiệt độ, cách tính và các biện pháp hạn chế nhiệt độ? Liên hệ cách tính nhiệt trong một bộ truyền đã học? (3 điểm) - Khái niệm độ chịu nhiệt (0,5 điểm) - Tác hại của nhiệt (0,5 điểm) - Nêu phương pháp tính nhiệt (1 điểm) - Các biện pháp hạn chế nhiệt (0,5 điểm) - Liên hệ tính nhiệt ở một bộ truyền cụ thể (0,5 điểm) Câu 12. Trình bày ý nghĩa và các yêu cầu của việc chọn vật liệu trong chế tạo máy? Nêu các nguyên tắc sử dụng vật liệu? Liên hệ với việc chọn vật liệu cho các bộ truyền? (3 điểm) - Ý nghĩa (0,5 điểm) - Nêu 5 yêu cầu (1 điểm) - Trình bày ba nguyên tắc sử dụng vật liệu trong chế tạo máy (1 điểm) - Liên hệ với việc chọn vật liệu các chi tiết máy cụ thể (0,5 điểm) b, Câu hỏi 4 điểm Câu 13. Trình bày về ứng suất tiếp xúc? Phân biệt các dạng tiếp xúc và cách tính? Liên hệ trong tính toán các bộ truyền cụ thể và giải thích? (4 điểm) - Khái niệm ứng suất tiếp xúc và phân loại (0.5 điểm) - Trình bày cách tính ứng suất dập và vẽ hình (1 điểm) - Trình bày về ứng suất tiếp xúc và các giả thiết của Hec (1 điểm) - Trình bày cách tính ứng suất tiếp xúc và vẽ hình (1 điểm) - Liên hệ hai dạng tiếp xúc với cách tính các bộ truyền cụ thể (0,5 điểm) Câu 14. Trình bày về dạng hỏng vì mỏi, đường cong mỏi, giới hạn mỏi? Phân biệt các loại giới hạn mỏi và nêu ý nghĩa của chúng trong việc tính toán độ bền cho chi tiết máy? (4 điểm) - Trình bày dạng hỏng vì mỏi (0,5 điểm) - Vẽ đồ thị đường cong mỏi (0,5 điểm) - Trình bày về đường cong mỏi và nhận xét (1 điểm) - Trình bày về giới hạn mỏi (1 điểm) - Nêu ý nghĩa của các giới hạn mỏi (1 điểm) 5 Câu 15. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn mỏi . Từ đồ thị ứng suất giới hạn hãy giải thích rõ ảnh hưởng của trạng thái ứng suất tới giới hạn mỏi? (4 điểm) - Trình bày các nhân tố hình dáng kết cấu, kích thước tuyệt đôi, công nghệ gia công bề mặt (2 điểm) - Vẽ đồ thị ứng suất giới hạn và giải thích (1,5 điểm) - Trình bày ảnh hưởng của trạng thái ứng suất tới giới hạn mỏi (0,5 điểm) Câu 16. Trình bày cách tính độ bền trong các trường hợp sau: ứng suất không đổi, thay đổi ổn định và bất ổn định? (4 điểm) - Trình bày cách tính độ bền trong trường hợp ứng suất không đổi (0,5 điểm) - Trình bày cách tính độ bền trong trường hợp ứng suất thay đổi ổn định (0,5 điểm) - Vẽ hình (0,5 điểm) - Xây dựng công thức tính độ bền trong trường hợp ứng suất thay đổi không ổn định (2 điểm) - Kết luận về cách tính độ bền trong trường hợp ứng suất thay đổi không ổn định (0,5 điểm) PHẦN II- TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ a, Câu hỏi 3 điểm Câu 17: Nêu vai trò và các thông số cơ bản của các bộ truyền trong các thiết bị và dây chuyền công nghệ? (3 điểm) - Nêu vai trò của các bộ truyền: (1.5 điểm) - Nêu các thông số cơ bản của các bộ truyền (1.5 điểm) Câu 18: Trình bày các thông số hình học của truyền động đai? Tại sao phải quy định góc ôm tối thiểu của bộ truyền đai và số vòng chạy của đai trong một giây? (3 điểm) - Hình vẽ : 0,5 điểm . - Trình bày 4 thông số hình học d, ỏ, a, L: 2 điểm . - Nhận xét về góc ôm và số vòng chạy của đai: 0,5 điểm. Câu 19: So sánh về kết cấu và phạm vi sử dụng của các loại đai? Tại sao không nên sử dụng đai thang làm việc ở vận tốc cao? (3 điểm) - Trình bày về các loại đai dẹt, thang, lược, răng : 2 điểm . - Nhận xét về phạm vi sử dụng: 1,0 điểm . Câu 20: Trình bày về lực tác dụng trên các nhánh đai khi làm việc và khi chưa làm việc? (3 điểm) - Hình vẽ : 1 điểm . - Trình bày các công thức quan hệ của F0, F1, F2, Ft, Fv, : 2 điểm . Câu 21: Vẽ và giải thích biểu đồ phân bố ứng suất trong dây đai khi bộ truyền làm việc? Cho nhận xét? (3 điểm) 6 - Hình vẽ : 1 điểm . - Giải thích: 1.5 điểm . - Nhận xét: 0.5. Câu 22: Trình bày khả năng kéo, đường cong trượt, đường cong hiệu suất của truyền động đai? Từ đó rút ra chỉ tiêu tính toán truyền động đai? (3 điểm) - Hình vẽ đồ thị: 1,0 điểm - Trình bày về khả năng kéo, đường cong trượt và đường cong hiệu suất: 1.0 điểm. - Chỉ tiêu tính toán: 1.0 điểm . Câu 23: Trình bày về dịch chỉnh bánh răng và hệ số dịch chỉnh ? Nêu các phương pháp dịch chỉnh bánh răng và của bộ truyền? (3 điểm) - Hình vẽ: 0.5 điểm - Nêu các phương pháp dịch chỉnh bánh răng và của bộ truyền? (2 điểm) - Nhận xét : 0.5 điểm . Câu 24: Trình bày về sự phân bố tải trọng trong truyền động bánh răng? Nêu các biện pháp để hạn chế sự phân bố tải trọng không đều trên chiều rộng vành răng? (3 điểm) - Hình vẽ: 1 điểm - Trình bày về sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng: 1.5 điểm - Cách khắc phục : 0.5 điểm . Câu 25: Trình bày về kết cấu bánh răng? Khi nào thì chế tạo bánh răng liền trục, các đặc điểm của bánh răng liền trục? (3 điểm) - Vẽ và trình bày kết cấu bánh răng: 2 điểm - Điều kiện chế tạo và đặc điểm của bánh răng liền trục : 1 điểm . Câu 27: Nêu ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền trục vít bánh vít? Tại sao bộ truyền trục vít bánh vít có thể đạt tỉ số truyền lớn mà kích thước vẫn nhỏ gọn? (3 điểm) - Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng : 1,5 điểm - Vẽ hình và chứng minh: 1,5 điểm Câu 28: Trình bày các thông số cơ bản của bộ truyền trục vít– bánh vít : Môđun, hệ số đường kính q, số đầu mối ren trục vít, số răng bánh vít, góc vít γ ? (3 điểm) - Vẽ hình: 1 điểm - Nhận xét và xác định các thông số của bộ truyền m, z, p, q, γ : 2 điểm Câu 29: Hãy trình bày về vận tốc, tỷ số truyền trong truyền động trục vít bánh vít, nêu nhận xét? Tại sao khi chọn vật liệu bánh vít phải căn cứ vào vận tốc trượt VT? (3 điểm). - Xác định tỷ số truyền: 1.0 điểm . - Vẽ hoạ đồ vận tốc và xác định vận tốc vòng và vận tốc trượt: 1,5 điểm - Nhận xét: 0,5 điểm . 7 Câu 30: Hãy trình bày về hiệu suất trong truyền động trục vít bánh vít? Nêu nhận xét về hiện tượng tự hãm? Tại sao không nên lấy góc nâng γ quá lớn? (3 điểm) - Trình bày về cách tính hiệu suất và nhận xét: 2,5 điểm - Giải thích : 0,5 điểm Câu 31: Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán của bộ truyền trục vít bánh vít? (3 điểm) - Vẽ và trình bày các dạng hỏng: 1,5 điểm . - Chỉ tiêu tính: 1.5 điểm . Câu 32: Trình bày về yêu cầu và cách chọn vật liệu chế tạo bộ truyền trục vít bánh vít? Vật liệu và loại trục vít có liên quan tới vật liệu bánh vít thế nào? (3 điểm) - Yêu cầu của vật liệu: 0,5 điểm - Các loại vật liệu và cách chọn: 2 điểm - Giải thích: 0,5 điểm . Câu 33: Nêu các đặc điểm khi xác định ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít? Tại sao cần chọn vật liệu trục vít có độ bền tốt hơn bánh vít? (3 điểm) - Đặc điểm khi xác định ứng suất cho phép và giải thích: 2,0 điểm - Giải thích tại sao : 0,5 điểm . Câu 34: So sánh các ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền xích với bộ truyền đai? (3 điểm) - Ưu, nhược điểm của bộ truyền đai: 1,0 điểm - Ưu, nhược điểm của bộ truyền xích: 1,0 điểm - Phạm vi sử dụng hợp lý của các bộ truyền.: 1.0 điểm . b, Câu hỏi 4 điểm Câu 35: Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền bánh răng? Phạm vi áp dụng của các chỉ tiêu này? (4 điểm) - Vẽ và trình bày về 4 dạng hỏng chủ yếu: 3 điểm - Trình bày về chỉ tiêu tính toán và phạm vi ứng dụng : 1.0 điểm . Câu 36: Các đặc điểm ăn khớp của bánh răng ngiêng? Các nguyên nhân làm bộ truyền bánh răng nghiêng có khả năng tải cao hơn bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng ? Vẽ hình và xác định các thông số bánh răng tương đương của bánh răng nghiêng? (4 điểm) - Trình bày về 4 đặc điểm: 2 điểm - Vẽ và xác định các thông số của bánh răng tương đương: 1,5 điểm - Phân tích các nguyên nhân:0,5 điểm . Câu 37: Nêu các đặc điểm kết cấu và tính toán bánh răng côn ? Vẽ hình và tính các thông số cần thiết của bánh răng tương đương với bánh răng côn ? Nêu ý nghĩa của hệ số 0,85 trong các công thưc tính sức bền của bộ truyền bánh răng côn? (4 điểm) 8 - Đặc điểm kết cấu: 1,5 điểm - Vẽ và xác định các thông số của bánh răng tương đương: 2 điểm - Ý nghĩa của hệ số 0,85 : 0,5 điểm . Câu 38: Trình bày về vận tốc và tỷ số truyền trong truyền động xích? Giải thích tại sao bộ truyền xích không được sử dụng trong các cơ cấu yêu cầu tỉ số truyền chính xác? Nêu các biện pháp giảm sự biến thiên của vận tốc xích và tỉ số truyền? (4 điểm) - Vẽ hình :1 điểm - Vận tốc, tỷ số truyền trung bình và tức thời của bộ truyền xích: 2,0 điểm - Các biện pháp hạn chế: 1,0 điểm Câu 39: Trình bày các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán của truyền động xích? Cách tính xích về độ bền mòn? Khi nào nên dùng xích nhiều dãy? Tại sao cần khống chế số dãy xích tối đa? (4 điểm) - Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền xích: 1,5 điểm - Tính toán bộ truyền xích: 2,5 điểm. Câu 40: Nêu cơ sở chọn số răng đĩa xích, khoảng cách trục và số mắt xích? Tại sao thường chọn số mắt xích chẵn, số răng đĩa xích lẻ? (4 điểm) - Nêu cơ sở chọn số răng đĩa xích, khoảng cách trục và số mắt xích? (3 điểm) - Tại sao thường chọn số răng đĩa xích lẻ và số mắt xích chẵn? (1 điểm) PHẦN III - CÁC CHI TIẾT ĐỠ NỐI Câu 41- Trình bày về kết cấu trục? Nêu cơ sở xác định kết cấu trục và các biện pháp nâng cao sức bền mỏi cho trục? (3 điểm) - Nêu cơ sở xác định kết cấu trục (0,5 điểm) - Vẽ kết cấu trục (1 điểm) - Trình bày về kết cấu trục (1 điểm) - Các biện pháp nâng cao sức bền mỏi cho trục (0,5 điểm) Câu 42- Trình bày về tải trọng tác dụng trên trục? Nêu cách xác định các loại tải trọng trong tính toán thiết kế trục? Vẽ hình minh hoạ ? (3 điểm) - Các loại tải trọng tác dụng lên trục (1 điểm) - Cách xác định các loại tải trọng tác dụng lên trục (1 điểm) - Vẽ hình minh hoạ ? (1 điểm) Câu 43 . Nêu các loại ứng suất và đặc tính thay đổi của chúng trong các tiết diện trục? Vẽ chu trình thay đổi của các ứng suất đó? Tại sao độ bền mỏi là chỉ tiêu cơ bản để tính trục? (3 điểm) - Nêu các loại ứng suất tác dụng trong các tiết diện trụ (0,5 điểm) - Nêu đặc tính thay đổi của các loại ứng suất trong các tiết diện trục (1 điểm) - Vẽ chu trình thay đổi của các ứng suất (1 điểm) - Nhận xét về chỉ tiêu tính trục (0,5 điểm) 9 Câu 44 - Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính trục? Trình bày ý nghĩa và cách tính sơ bộ trục theo độ bền mỏi? (3 điểm) - Nêu các dạng hỏng (1 điểm) - Chỉ tiêu tính trục (0,5điểm) - Trình bày ý nghĩa bước tính sơ bộ trục? (0,5 điểm) - Trình bày cách tính sơ bộ trục theo độ bền mỏi? (1 điểm) Câu 45- Trình bày ý nghĩa và nội dung bước tính gần đúng trục theo độ bền mỏi? Vẽ hình minh hoạ cho bước tính gần đúng trục? (3 điểm) - Trình bày ý nghĩa (0,5 điểm) - Trình bày nội dung bước tính gần đúng trục theo độ bền mỏi? (1,5 điểm) - Vẽ hình minh hoạ cho bước tính gần đúng trục (1 điểm) Câu 46- Trình bày ý nghĩa và nội dung bước tính chính xác trục theo độ bền mỏi? Nêu các biện pháp xử lý khi không thoả mãn điều kiện s≥[s] (3 điểm) - Nêu ý nghĩa (0,5 điểm) - Viết công thức tính hệ số an toàn s và giải thích đầy đủ các đại lượng trong công thức (1,5 điểm) - Nêu các biện pháp xử lý khi không thoả mãn điều kiện s≥[s] (0,5 điểm) Câu 47- Trình bày về ý nghĩa độ cứng và cách tính độ cứng trục. Nêu các biện pháp xử lý khi trục không đủ cứng ? (3 điểm) - Nêu ý nghĩa (0,5 điểm) - Trình bày cách tính độ cứng (1,5 điểm) - Nêu các biện pháp nâng cao độ cứng cho trục (1 điểm) Câu 48- Trình bày về khả năng tải của ổ lăn? Từ đó rút ra chỉ tiêu tính của ổ lăn? (3 điểm) - Trình bày về khả năng tải động của của ổ lăn (1,5 điểm) - Trình bày về khả năng tải tĩnh của của ổ lăn (0,5 điểm) - Rút ra chỉ tiêu tính của ổ lăn? (1 điểm) Câu 49- Trình bày về sự phân bố tải trọng trong ổ lăn? Nêu cách xác định tải trọng tác dụng lên con lăn chịu tải lớn nhất trong ổ? (3 điểm) - Vẽ hình biểu diễn sự phân bố tải trọng (1 điểm) - Xây dựng công thức tính lực tác dụng lên con lăn chịu tải lớn nhất (1,5 điểm) - Nhận xét về ảnh hưởng của độ chính xác chế tạo đến sự phân bố tải trong ổ (0,5 điểm) Câu 50 - Trình bày về sự phân bố ứng suất trong ổ lăn? Tại sao ổ có vòng trong quay lại có tuổi thọ lớn hơn ổ có vòng ngoài quay khi có cùng các thông số khác? (3 điểm) - Trình bày về sự phân bố ứng suất tiếp xúc trong ổ lăn (1 điểm) - Vẽ đồ thị thay đổi ứng suất của điểm nguy hiểm (1 điểm) 10 - Nhận xét về ảnh hưởng của vòng nào quay tới tuổi thọ của ổ (1 điểm) Câu 51- Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán ổ lăn? Trình bày công thức tính tải trọng qui ước Q khi tính ổ lăn theo khả năng tải động? Nêu các biện pháp xử lý khi ổ không đảm bảo khả năng tải động? (3 điểm) - Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán ổ lăn (1 điểm) - Trình bày công thức tính tải trọng qui ước Q khi tính ổ lăn theo khả năng tải động (1,5 điểm) - Nêu các biện pháp xử lý khi ổ không đảm bảo khả năng tải động? (0,5 điểm) Câu 52- Trình bày cách xác định lực dọc trục khi tính ổ lăn theo khả năng tải động? Nêu ý nghĩa của hệ số e trong quá trình tính toán ổ? (3 điểm) - Vẽ sơ đồ tính toán (0,5 điểm) - Trình bày cách xác định lực dọc trục khi tính ổ lăn theo khả năng tải động? (2 điểm) - Nêu ý nghĩa của hệ số e trong quá trình tính toán ổ? (0,5 điểm) Câu 53- So sánh ổ trượt với ổ lăn về ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng? Tại sao không nên sử dụng ổ lăn khi làm việc ở tốc độ cao? (3 điểm) - So sánh ổ trượt với ổ lăn về ưu nhược điểm (1,5 điểm) - So sánh về phạm vi sử dụng? (1 điểm) - Giải thích tại sao không nên sử dụng ổ lăn khi làm việc ở tốc độ cao? (0,5 điểm) Câu 54- Nêu các dạng ma sát và các phương pháp bôi trơn ma sát ướt cho ổ trượt. - Nêu các dạng ma sát (1,5 điểm) - Nêu các phương pháp bôi trơn ma sát ướt cho ổ trượt và nhận xét. (1 điểm) - Vẽ hình mô tả dạng ma sát ướt (0,5 điểm) Câu 55- Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu ổ trượt. Trình bày cách tính ổ trượt theo các chỉ tiêu này? (3 điểm) - Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu ổ trượt. (1 điểm) - Trình bày cách tính ổ trượt bôi trơn ma sát ướt (2điểm) Câu 56- Nêu ý nghĩa và trình bày cách tính qui ước ổ trượt? (3 điểm) - Nêu ý nghĩa của bước tính qui ước ổ trượt (1 điểm) - Trình bày cách tính qui ước ổ trượt (2 điểm) Câu 57. Trình bày về kết cấu ổ trượt? Nêu các yêu cầu của vật liệu chế tạo lót ổ (3 điểm) - Vẽ kết cấu ổ trượt (1 điểm) - Trình bày về kết cấu ổ trượt và các đặc điểm cần lưu ý khi thiết kế kết cấu ổ trượt (1 điểm) - Nêu các yêu cầu của vật liệu chế tạo lót ổ (1 điểm) 11 PHẦN IV CÁC CHI TIẾT MÁY GHÉP Câu 58- Trình bày về kết cấu và cách tính mối ghép then ghép lỏng (3 điểm) - Vẽ và trình bày kết cấu mối ghép then ghép lỏng (1,5 điểm) - Nêu cách tính toán mối ghép then ghép lỏng (1,5 điểm) Câu 59- Trình bày ưu nhược điểm và các phương pháp định tâm then hoa (3 điểm) - Trình bày ưu nhược điểm của mối ghép then hoa (1 điểm) - Vẽ hình và trình bày các phương pháp định tâm then hoa (2 điểm) Câu 60- Nêu các nguyên tắc truyền tải trọng và sự phân bố tải trọng trong mối ghép đinh tán? (3 điểm) - Nêu các nguyên tắc truyền tải trọng trong mối ghép đinh tán (1,5 điểm) - Trình bày sự phân bố tải trọng trong mối ghép đinh tán (1,5 điểm) Câu 61- Trình bày khái niệm về ren? Các thông số hình học cơ bản của ren? Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính mối ghép ren? - Trình bày khái niệm về ren (0,5 điểm) - Vẽ hình và trình bày các thông số hình học cơ bản của ren (1 điểm) - Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán mối ghép ren ? (1,5 điểm) Câu 62- Trình bày cách phân loại ren? Tại sao ren tam giác thường được dùng cho ghép chặt? (3 điểm) - Vẽ hình và trình bày cách phân loại ren? (2 điểm) - Giải thích tại sao ren tam giác thường được dùng cho ghép chặt (1 điểm) Câu 63- Trình bày về các biện pháp phòng lỏng cho mối ghép ren? So sánh ưu nhược điểm của các biện pháp đó? (3 điểm) - Trình bày các biện pháp phòng lỏng cho mối ghép ren (1 điểm) - Vẽ hình mô tả (1 điểm) - So sánh ưu nhược điểm của các biện pháp đó (1 điểm) Câu 64- Trình bày cách tính mối ghép bu lông chịu lực lệch tâm? Nêu nhận xét? (3 điểm) - Trình bày cách tính mối ghép bu lông chịu lực lệch tâm (2 điểm) - Nêu nhận xét (1 điểm) Câu 65- So sánh mối ghép hàn và đinh tán về ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng? Trình bày các đặc điểm trong tính toán mối hàn giáp mối? (3 điểm) - So sánh mối ghép hàn và đinh tán về ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng (2 điểm) - Trình bày các đặc điểm trong tính toán mối hàn giáp mối? (1 điểm) Câu 66- Nêu kết cấu và các đặc điểm tính toán mối hàn chồng? Trình bày về sự phân bố tải và rút ra nhận xét về phạm vi áp dụng cách tính qui ước cho mối hàn chồng? (3 điểm) - Vẽ kết cấu và nêu các đặc điểm tính toán mối hàn chồng (1 điểm) 12 - Trình bày về sự phân bố tải trong mối hàn chồng kiểu hàn dọc (1 điểm) - Nhận xét về phạm vi áp dụng cách tính qui ước cho mối hàn chồng? (1 điểm) B, BÀI TẬP a, Câu hỏi 3 điểm Câu 1 - Tính chiều dài L1, L2 để khả năng tải của mối hàn và thanh thép góc là như nhau, biết: Diện tích tiết diện thanh thép góc: A = 19,1 cm2 B = 120 mm; Z0 = 7,5 cm; k = 12mm Ứng suất cắt cho phép của mối hàn: [τC]’ = 0,65 [σkt]; [σkt] là ứng suất kéo cho phép của tấm ghép. * Viết các điều kiện bền 1điểm * Viết các biểu thức tính toán đúng 1điểm * Tính các kết quả đúng 1điểm Σ 3 điểm Câu 2 - Tính chiều rộng cần thiết của mối hàn để hàn hai thanh thép chữ U vào một tấm phẳng, biết: Thanh thép chữ U có diện tích tiết diện: A = 20,7 cm2 Kích thước: (a×b×c) = (180 ×70 ×5,1) Chiều dài mối hàn dọc lấy bằng 0,4 chiều dài mối hàn ngang. Mối hàn chịu lực F=260 kN và mô men M=6,5 Nm. Ứng suất cắt cho phép của mối hàn: [τC]’ = 120MPa * Nhận xét và viết các công thức xác định điều kiện bền cho mối hàn và thanh thép 1điểm * Viết các biểu thức tính toán đúng 1điểm * Tính các kết quả đúng 1điểm Σ 3 điểm L1 A A B FZ 0 L2 a/2 ld M a F k b c k 13 Câu 3 - Tính chiều dài L1, L2 của mỗi hàn sau. Biết: Tải trọng: F = 49000N, B = 12,5 cm; Z0 = 4,1 cm [τC]’ = 80MPa Bề rộng cạnh hàn: k = 10 mm * Viết điều kiện bền 1điểm * Viết các biểu thức tính toán đúng 1điểm * Tính các kết quả đúng 1điểm Σ 3 điểm Câu 4 - Tính chiều dài L1, L2 của mỗi hàn để khả năng chịu tải của mối hàn và thanh thép góc là như nhau: Biết: Thanh thép góc có diện tích tiết diện : A = 19,7 cm2, kích thước: axbxc =125x80x10 mm; z0 = 4,1 cm; Bề rộng cạnh hàn k = 10mm. ứng suất cắt cho phép của mối hàn: [τC]’ = 0,65[σK]t; Với: [σK]t: ứng suất kéo cho phép của tấm ghép. * Viết các điều kiện bền 1điểm * Viết các biểu thức tính toán đúng 1điểm * Tính các kết quả đúng 1điểm Σ 3 điểm b, Câu hỏi 4 điểm Câu 5 - Tính đường kính đinh tán cho mối ghép sau: Biết: M = 2500 Nm a = 400 mm; b = 500 mm [σd] = 110 MPa;[τC ] = 90 MPa S1 = 20 mm; S2 = 22 mm B Z 0 F k L2 F L1 F a z 0 L2 F L1 k b c S 2 S 1 d a M b 14 * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 2điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 6 - Tính đường kính của bulông trong mối ghép bulông có khe hở sau. Biết: F = 10 kN ; L = 300 mm a = 250 mm; b = 150 mm Hệ số ma sát f = 0,15 Hệ số an toàn k =1,6 [σ]k = 110MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 2điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 7 - Hãy xác định tải trọng cho phép [F] của mối ghép đinh tán sau, biết: d = 12 mm; a = 320 mm L = 1,5a = 480 b = 0,5a S1 = S2 = 10 mm [σd] = 105 MPa [τC] = 85 MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 2điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 8 - Hãy kiểm nghiệm bền cho mối ghép bu lông sau, biết: F = 10000 N d0 = 14 mm; a = 300 mm b = 0,7a; L = 1,5a h = 34 mm S1 = 20 mm, S2 = 18 mm σd] = 115 MPa [τC] = 95 MPa b b a L F S 2 S 1 La F b b h S 2 S 1 d0 S 2 S 1 b b a L F S 2 S 1 d 15 * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 2điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 9 - Tính đường kính bu lông trong mối ghép sau, biết: F = 7,5 kN; a = 400 mm b = 300 mm; L = 800 mm; h = 42 mm S1 = 25 mm; S2 = 22 mm [σd] = 115 MPa [τC] = 95 MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng 1điểm * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 1điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 10 - Hãy xác định tải trọng cho phép của mối ghép bulông sau, biết; d1 = 25 mm ; a = 300 mm b = 0,4 a; L = 1,5a Hệ số ma sát f = 0,12 Hệ số an toàn k = 2 [σK] = 110 MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng 1điểm * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 1điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 11 - Kiểm nghiệm sức bền cho mối ghép đinh tán, biết: F = 8 KN; d = 10 mm S1 = S2 = 8mm a = 500 mm La F b b S 2 S 1 La F b b h S 2 S 1 d0 S 2 S 1 La F b b S 2 S 1 d 16 b = 250 mm; L = a [σd] = 100 MPa [τC] = 75 MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng 1điểm * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 1điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 12 - Hãy xác định đường kính bu lông trong mối ghép sau, biết: a = 320 mm; b = 150 mm L = 500 mm F = 5000N Hệ số ma sát f = 0,2 Hệ số an toàn k = 2 [σK] =120 MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 2điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm Câu 13 - Hãy xác định tải trọng cho phép của mối ghép đinh tán sau, biết: a = 300 mm; d = 15 mm b = 200 mm; L = 600 mm S1 = 12 mm; S2 = 10 mm [σd] = 120 MPa [τC] = 95 MPa * Vẽ sơ đồ và phân tích lực đúng * Tính giá trị các lực, mômen khi rời lực về trọng tâm mối ghép, tính các bán kính ri 2điểm * Tính giá trị các tổng hợp lực tác dụng lên bu lông 1điểm * Viết điều kiện bền, tính toán kết quả đúng 1điểm Σ 4 điểm THÔNG QUA BỘ MÔN TRƯỞNG BỘ MÔN THÔNG QUA HỘI ĐỒNG KHGD KHOA CƠ KHÍ L a F b b S 2 S 1 d L a F b b S 2 S 1 17 ThS. Nguyễn Thị Quốc Dung CHỦ TỊCH TS. Vũ Ngọc Pi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNgân hàng câu hỏi Chi Tiết Máy.pdf
Tài liệu liên quan