Cho trẻ bú sớm sau sinh (BSSS) và bú mẹ hoàn toàn (BMHT) trong 6 tháng đầu không những mang
lại lợi ích cho trẻ, bà mẹ mà còn cho cả gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ bà mẹ có
kiến thức và thực hành cho trẻ BSSS và BMHT trong 6 tháng đầu còn khá thấp và khác nhau ở mỗi
khu vực. Điều này đã được chứng minh qua kết quả của nhiều nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài
nước. Để tìm hiểu sâu hơn nữa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Tìm hiểu kiến thức về BSSS và BMHT
trong 6 tháng đầu của những bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã thuộc cụm Long Vân, huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa". Nghiên cứu có 2 mục tiêu là tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về BSSS, BMHT trong 6
tháng đầu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của bà mẹ. Thiết kế nghiên cứu cắt
ngang được sử dụng với sự tham gia của 167 bà mẹ có con dưới 1 tuổi. Nghiên cứu sử dụng hai phương
pháp thu thập số liệu là phỏng vấn sâu và phát vấn (khuyết danh) với bộ câu hỏi có cấu trúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các đối tượng có tuổi thuộc nhóm 22-30 chiếm 48,4% và có
đến 64,5% số bà mẹ làm nông nghiệp. Kiến thức của các bà mẹ về thời điểm cho trẻ BSSS khá cao
(66,5%) và tỷ lệ bà mẹ hiểu thế nào là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (NCHTBSM) trong 6 tháng
đầu là 53,5%. Thông tin về NCHTBSM mà bà mẹ được nhận phần lớn là từ nguồn thông tin đại chúng
(đài, báo, tivi) chiếm tới 71,4%. Nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức
NCHTBSM của các bà mẹ cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, nghề nghiệp và
trình độ học vấn và kiến thức của bà mẹ (P < 0,05). Ngoài ra, còn có mối liên quan giữa sự tiếp nhận
thông tin về NCHTBSM từ phương tiện thông tin địa phương (loa đài, truyền thanh, biểu ngữ ) (P <
0,001).
7 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của những bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã thuộc cụm Long Vân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Mô tả kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng
đến kiến thức về bú sớm sau sinh và bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu của những bà mẹ
có con dưới 1 tuổi tại 3 xã thuộc cụm Long Vân,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Bùi Thị Duyên (*), Trần Hà Linh (*), Phạm Hồng Tư (*)
Cho trẻ bú sớm sau sinh (BSSS) và bú mẹ hoàn toàn (BMHT) trong 6 tháng đầu không những mang
lại lợi ích cho trẻ, bà mẹ mà còn cho cả gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ bà mẹ có
kiến thức và thực hành cho trẻ BSSS và BMHT trong 6 tháng đầu còn khá thấp và khác nhau ở mỗi
khu vực. Điều này đã được chứng minh qua kết quả của nhiều nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài
nước. Để tìm hiểu sâu hơn nữa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Tìm hiểu kiến thức về BSSS và BMHT
trong 6 tháng đầu của những bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã thuộc cụm Long Vân, huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa". Nghiên cứu có 2 mục tiêu là tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về BSSS, BMHT trong 6
tháng đầu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của bà mẹ. Thiết kế nghiên cứu cắt
ngang được sử dụng với sự tham gia của 167 bà mẹ có con dưới 1 tuổi. Nghiên cứu sử dụng hai phương
pháp thu thập số liệu là phỏng vấn sâu và phát vấn (khuyết danh) với bộ câu hỏi có cấu trúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các đối tượng có tuổi thuộc nhóm 22-30 chiếm 48,4% và có
đến 64,5% số bà mẹ làm nông nghiệp. Kiến thức của các bà mẹ về thời điểm cho trẻ BSSS khá cao
(66,5%) và tỷ lệ bà mẹ hiểu thế nào là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (NCHTBSM) trong 6 tháng
đầu là 53,5%. Thông tin về NCHTBSM mà bà mẹ được nhận phần lớn là từ nguồn thông tin đại chúng
(đài, báo, tivi) chiếm tới 71,4%. Nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức
NCHTBSM của các bà mẹ cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, nghề nghiệp và
trình độ học vấn và kiến thức của bà mẹ (P < 0,05). Ngoài ra, còn có mối liên quan giữa sự tiếp nhận
thông tin về NCHTBSM từ phương tiện thông tin địa phương (loa đài, truyền thanh, biểu ngữ) (P <
0,001).
Từ khóa: Bú sớm sau sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, kiến thức, các yếu tố
ảnh hưởng đến kiến thức, bà mẹ.
Knowledge and influencing factors about post-
partum breast feeding and exclusive breast
feeding during the first 6 months among
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 17
mothers with children under 1 year old in 3
communes of Long Van, Ba Thuoc district,
Thanh Hoa province
Bui Thi Duyen (*), Tran Ha Linh (*), Pham Hong Tu (*)
Early breast feeding and exclusive breast feeding during the first 6 months prove not only good for
the baby and the mother, but also for the family and the society. However, in fact, the rate of mothers
having knowledge and practice of early breast feeding and exclusive breast feeding during the first
6 months is relatively low and different by each region. This fact has been found through many in-
country and overseas studies. In order to learn more about this issue, a study on knowledge and
influencing factors about post-partum breast feeding and exclusive breast feeding during the first 6
months among mothers with children under 1 year old in 3 communes of Long Van, Ba Thuoc district,
Thanh Hoa province was conducted. This study focused on 2 objectives: to explore knowledge about
post-partum breast feeding and exclusive breast feeding during the first 6 months and to analyze
factors influencing mothers' knowledge. The cross-sectional study covered 167 mothers having
children under 1 year old. In-depth interviews and structured questionnaires (anonymous) were
utilized for data collection.
The majority of the respondents, accounting for 48.4%, are at the age of 22-30 and 64.5% of all the
mothers are farmers. Mothers who know about the time of early breast feeding accounted for a fairly
high proportion (about 66.5 percent) and around 53.5 percent of the mothers know about exclusive
breast feeding during the first 6 months. Most mothers, about 71.4 percent, received information
about exclusive breast feeding through the mass media like television, radio, newspapers, etc.
Analysis of some influencing factors on knowledge about exclusive breast feeding also found the
statisitcal significance of relationships among such factors as: age, occupation, education levels,
mothers' knowledge (P < 0.05) and mass media like banners, radio, etc. (P < 0.001).
Key words: post-partum breast feeding, exclusive breast feeding during the first 6 months, knowledge,
some influencing factors on knowledge about exclusive breast feeding.
Tác giả
(*): - CN. Bùi Thị Duyên - Trường Đại học Y tế Công cộng - 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội.
Email: buiduyen.ct@gmail.com.
- CN. Trần Hà Linh. Email: tranhalinh203@gmail.com
- CN. Phạm Hồng Tư. Email: phamtu02@gmail.com
18 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Sữa mẹ với trên 100 loại chất dinh dưỡng cần
thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng
với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ
thể trẻ [2]. Tại Việt Nam, hầu hết các bà mẹ sinh
con đều cho con bú mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ BMHT còn
rất thấp và hầu như không cải thiện trong 2 thập kỷ
qua. Có đến 97% bà mẹ cho con bú nhưng chỉ có
58% trong số họ cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ
đầu sau khi sinh. Trong số 43% bà mẹ biết rằng sữa
mẹ là nguồn thức ăn chính cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
thì chỉ có 17% NCHTBSM trong 6 tháng đầu theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [5]. Điều này
là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỷ
lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam.
Cụm Long Vân là một trong 5 cụm của huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cụm bao gồm 4 xã và 1
thị trấn với tổng số hơn 16649 nhân khẩu (năm
2010). Là một cụm thuộc huyện miền núi với nền
kinh tế đang còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
vẫn chưa cao nên kiến thức và thực hành cho trẻ
BSSS và BMHT trong 6 tháng đầu vẫn còn bị chi
phối bởi nhiều yếu tố. Đó cũng là một trong những
lý do chính để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên
cứu này, hơn nữa cho đến nay tại địa bàn cụm Long
Vân huyện Bá Thước chưa có nghiên cứu nào về
kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức
về BSSS và BMHT trong 6 tháng đầu. Từ những
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với
mục tiêu là (1) Tìm hiểu kiến thức về BSSS và
BMHT của những bà mẹ có con dưới 1 tuổi và (2)
phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết của bà mẹ
về cho con BSSS và BMHT trong 6 tháng đầu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt
ngang, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định lượng dùng phương pháp phát vấn
(khuyết danh) và nghiên cứu định tính dùng phương
pháp phỏng vấn sâu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ có con dưới 1 tuổi đang sinh sống tại 3
xã thuộc cụm Long Vân- Bá Thước- Thanh Hóa tại
thời điểm nghiên cứu.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời
gian từ tháng 06/2011 đến tháng 08/2011 tại 3 xã
thuộc Cụm Long Vân huyện Bá Thước tỉnh Thanh
Hóa bao gồm cả phát vấn và phỏng vấn sâu.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cụm Long Vân bao gồm 5 xã là Aí Thượng, Thị
trấn Cành Nàng, Lâm Xa, Tân Lập và Hạ Trung, do
điều kiện về nguồn lực có hạn vì thế nhóm chỉ chọn
3 trong 5 xã để tiến hành nghiên cứu. Qua quá trình
bốc thăm ngẫu nhiên, 3 xã được chọn gồm: Aí
Thượng, Lâm Xa và Thị trấn Cành Nàng.
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu
Chọn toàn bộ những bà mẹ có con dưới 1 tuổi
đang sinh sống tại 3 xã thuộc cụm Long Vân, huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nếu đạt những tiêu
chuẩn nói trên đều được chọn vào nghiên cứu. Danh
sách đối tượng nghiên cứu được lấy từ 2 nguồn gồm,
sổ theo dõi tiêm phòng của các trạm y tế xã và sổ
theo dõi nhân khẩu (sổ hộ khẩu) của các xã.
Nghiên cứu định lượng:
Chọn toàn bộ những đối tượng còn lại trong
danh sách sau khi đã thực hiện xong chọn đối tượng
cho phần phỏng vấn sâu.
Nghiên cứu định tính:
Dựa vào danh sách các đối tượng đã được chọn
tham gia nghiên cứu ở trên tiến hành lựa chọn ngẫu
nhiên 12 đối tượng để tham gia phỏng vấn, đảm bảo
yêu cầu là mỗi xã có đủ số lượng là 4 đối tượng.
2.4.2. Cỡ mẫu
Có tổng số 178 bà mẹ đã được lựa chọn tham
gia vào nghiên cứu, tuy nhiên có 3 bà mẹ chuyển
địa điểm sinh sống và 8 bà mẹ từ chối tham gia
nghiên cứu. Vậy, tổng số đối tượng tham gia
nghiên cứu còn lại là 167 bà mẹ. Số đối tượng tham
gia phát vấn là 155 bà mẹ và tham gia phỏng vấn
sâu là 12 bà mẹ.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu định lượng:
Các đối tượng được phát phiếu tự điền (khuyết
danh) để trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức
về bú sớm sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu và một số yếu tố ảnh hưởng.
Nghiên cứu định tính:
Điều tra viên dùng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu để
hỏi từng đối tượng.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 19
Bộ công cụ điều tra để hỏi bà mẹ các câu hỏi
liên quan đến kiến thức về BSSS, BMHT trong 6
tháng đầu và một số yếu tố ảnh hưởng. Bộ công cụ
được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cây
vấn đề, và đồng thời đảm bảo tính khoa học, phù
hợp với đối tượng nghiên cứu và văn hóa của địa
phương.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu định lượng:
- Số liệu được làm sạch thô trước khi nhập vào
máy tính.
- Dùng phần mềm EPIDATA để làm nhập số
liệu và làm sạch.
- Dùng phần mềm SPSS để phân tích số liệu.
Số liệu định tính:
Các thông tin phần định tính thu thập được gỡ
băng, tổng hợp và bổ sung cho phần định lượng.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thông tin chung
Trong nghiên cứu, số bà mẹ trong nhóm tuổi 22-
30 chiếm tỷ lệ lớn nhất (48,4%) với trình độ học vấn
dưới THPT chiếm đa số (42,6%). Nghề nghiệp chủ
yếu của đối tượng nghiên cứu là nông dân (64,5%).
3.2. Kiến thức của bà mẹ về bú sớm sau
sinh.
3.2.1. Kiến thức về thời điểm cho trẻ bú sớm sau
sinh
Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về thời điểm cho trẻ
BSSS cao chiếm 66,5 %. Kết quả phỏng vấn sâu cho
thấy một số bà mẹ vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm
bú sớm, họ cho rằng "Bú sớm là cho trẻ bú sữa mẹ
sau khi sinh 1 giờ".
3.2.2. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của bú sớm
sau sinh
Trong 4 lợi ích của BSSS đối với trẻ chỉ có
11,8% bà mẹ trả lời đủ 4 lợi ích. Lợi ích mà các bà
mẹ biết nhiều nhất chỉ là bú sữa non - dinh dưỡng
tốt nhất cho trẻ (chiếm 81,9%). Trong số 3 lợi ích
đưa ra đối với mẹ, tỷ lệ bà mẹ biết cả 3 lợi ích là chỉ
đạt 17,8%, trong đó, lợi ích của BSSS đối với mẹ mà
các bà mẹ biết nhiều nhất là kích thích sữa về, thông
tia sữa (74,2%).
Nghiên cứu định tính cũng cho thấy, một số lợi
ích rất quan trọng mà các bà mẹ ít đề cập đến như
giữ ấm cho trẻ hoặc giúp tống phân su nhanh. Các
bà mẹ biết về lợi ích của bú sớm sau sinh đối với trẻ
nhiều hơn lợi ích đối với mẹ "Nghe nói bú sớm nhiều
dinh dưỡng đối với trẻ nhưng không hiểu rõ và không
biết có lợi ích gì cho mẹ không".
3.3. Kiến thức của bà mẹ về BMHT trong 6
tháng đầu
3.3.1. Hiểu thế nào là NCHTBSM trong 6 tháng đầu
Có 53,5% số bà mẹ trong nghiên cứu trả lời
đúng NCHTBSM là chỉ bú mẹ và không kèm theo
bất kì thức ăn nước uống nào khác, 22,5% số bà mẹ
trả lời là bú mẹ và uống thêm nước lọc, ngoài ra có
một tỷ lệ nhỏ (0,7%) số bà mẹ cho rằng NCHTBSM
là cho trẻ bú mẹ và ăn cơm. Kết quả phỏng vân sâu
cho thấy, hầu hết các bà mẹ hiểu NCHTBSM là cho
trẻ bú mẹ, không cho trẻ bú sữa ngoài và ăn thêm
bất cứ thứ gì khác và một số bà mẹ còn cho rằng nên
kết hợp cho trẻ uống thêm nước.
3.3.2. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của
NCHTBSM trong 6 tháng đầu
Biểu đồ 1. Kiến thức về lợi ích của bú sớm sau sinh
đối với trẻ
Biểu đồ 2. Kiến thức về lợi ích của bú sớm sau sinh
đối với mẹ
20 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Trong 5 lợi ích của NCHTBSM mà nghiên cứu
đưa ra, lợi ích là trẻ được phát triển tốt được các bà
mẹ biết nhiều nhất (93,9%) và lợi ích tránh thai
chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 11,6%. Bên cạnh đó,
chỉ có 6,4% số bà mẹ biết đủ 5 lợi ích và tỷ lệ bà
mẹ chỉ biết 1 lợi ích chiếm đến 37,1%.
Trong nghiên cứu này, chỉ có 47,7% số bà mẹ
biết nên cho trẻ BMHT trong 6 tháng đầu nhưng có
tới 62,6% số bà mẹ biết nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm
khi trẻ được 6 tháng. Tỷ lệ số bà mẹ đã có nhận
thức đúng rằng vẫn nên cho trẻ bú khi trẻ bị tiêu
chảy là 80,6% và tiếp tục cho trẻ bú khi trẻ bị bệnh
chiếm 96,8%.
Kết quả nghiên cứu định tính về lợi ích của
NCHTBSM, hầu hết các bà mẹ hiểu được
NCHTBSM mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như:
không gây cho trẻ đi ngoài hay ốm, trẻ khỏe hơn,
miễn dịch cũng tốt hơn và kháng khuẩn cho trẻ.
3.4. Đánh giá kiến thức của bà mẹ về
NCHTBSM trong 6 tháng đầu
Chỉ có 41 bà mẹ có kiến thức đạt về NCHTBSM
chiếm 33,9% và có đến 80 bà mẹ kiến thức không
đạt chiếm tỷ lệ 66,1%.
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức
về NCHTBSM của bà mẹ
3.5.1. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và kiến
thức về NCHTBSM
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có mối
liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn
và kiến thức của các bà mẹ, các bà mẹ lớn tuổi hơn
có kiến thức đạt cao hơn những bà mẹ trẻ, các bà
mẹ có trình độ học vấn trung cấp trở lên có kiến
thức đạt cao nhất (60%) và nhóm có kiến thức đạt
thấp nhất là dưới THPT (24%).
Kết quả định tính về nghề nghiệp còn chỉ ra
rằng, các bà mẹ làm cán bộ/công chức ngoài việc
tiếp cận thông tin từ các kênh truyền thông đại
chúng còn chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn
khác, trong khi điều kiện tiếp xúc với thông tin của
các bà mẹ làm nông nghiệp và một số ngành khác
như buôn bán là hạn chế và thụ động "Ở đây thì loa
đài thì cũng không có, chỉ có hỏi ở trên trạm xá với
các chị sinh trước người ta nói thôi".
3.5.2. Vai trò của các phương tiện truyền thông
và kiến thức của bà mẹ
Những bà mẹ khi tiếp cận với nguồn thông tin
từ các kênh địa phương (loa, biểu ngữ) kiến thức
đạt của họ cao hơn so với những bà mẹ không tiếp
nhận. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng
không cho thấy có mối liên quan giữa việc tiếp nhận
thông tin từ cán bộ y tế và kiến thức của bà mẹ.
4. Bàn luận
4.1. Kiến thức của bà mẹ về bú sớm sau sinh
Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về thời điểm cho trẻ
Biểu đồ 3. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của
NCHTBSM trong 6 tháng đầu
Bảng 1. Mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp,
TĐHV và kiến thức
Bảng 2. Mối liên quan giữa nguồn thông tin và kiến
thức NCHTBSM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 21
BSSS trong nghiên cứu này khá cao (chiếm 66,5 %),
cao hơn một số nghiên cứu khác như nghiên cứu
trên 540 bà mẹ tại 4 bệnh viện lớn tại Hà Nội năm
2006, chỉ có 44,1% bà mẹ biết cần cho trẻ bú trong
vòng một giờ đầu sau đẻ [1].
Trong 4 lợi ích của BSSS đối với trẻ chỉ có
11,8% số bà mẹ trả lời đủ 4 lợi ích và tỷ lệ này thấp
hơn rất nhiều so với một nghiên cứu tại Hòa Bình,
có 38,8% số bà mẹ biết từ 4 lợi ích của bú sữa non
trở lên [4]. Qua quá trình phỏng vấn sâu các bà mẹ
chúng tôi nhận thấy, hầu hết các bà mẹ đều trả lời
sữa non rất tốt, tăng sức đề kháng cho trẻ đề kháng
được nhiều bệnh qua việc chia sẻ với những người
có kinh nghiệm như ông, bà, bố, mẹ, hoặc những
người đã từng nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, có những lợi
ích rất quan trọng mà các bà mẹ ít đề cập đến như
giữ ấm cho trẻ hoặc giúp tống phân su nhanh.Vì
vậy, việc tăng cường bổ sung kiến thức sâu hơn cho
các bà mẹ là cần thiết để bà mẹ có tiếp cận được có
kiến thức vững vàng hơn.
4.2. Kiến thức của bà mẹ về bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu
Kiến thức đúng về như thế nào là NCHTBSM
trong 6 tháng đầu là rất quan trọng, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến thực hành cho trẻ BMHT. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tại địa bàn nghiên cứu chỉ có
53,5% số đối tượng trả lời đúng NCHTBSM là chỉ
bú mẹ và không kèm theo bất kì thức ăn nước uống
nào khác. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu kiến thức,
thực hành và các yếu tố liên quan về NCBSMHT
của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi xã An Bình, huyện
Cao Lãnh năm 2009, tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng định
nghĩa này chỉ có 44,5% [3]. Kết quả phỏng vấn sâu
cho thấy có nhiều bà mẹ khẳng định rằng sữa mẹ
rất tốt cho trẻ và không nên cho trẻ uống sữa ngoài,
nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn thì bà mẹ lại hiểu rằng
"BSMHT trong 6 tháng là không cho bú sữa ngoài,
cho uống thêm nước lọc, nên cho trẻ uống thêm nước
hoa quả".
Đối với trẻ nhỏ việc giữ gìn trẻ không mắc bệnh
hoặc việc xử lý đúng khi trẻ bị bệnh là điều hết sức
quan trọng. Trong nghiên cứu, số bà mẹ có nhận
thức đúng rằng vẫn nên cho trẻ bú khi trẻ bị tiêu
chảy và tiếp tục cho trẻ bú khi trẻ bị bệnh chiếm tỷ
lệ rất cao. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho
thấy một số quan niệm khác của một số bà mẹ người
dân tộc cho rằng "Khi trẻ bị tiêu chảy cho bú ít đi và
cho uống thêm thuốc dân gian". Thực hành này rất
nguy hiểm cho trẻ vì trẻ không được cung cấp đủ
nước, chất dinh dưỡng mà khi sử dụng những
phương thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm có
thể gây ngộ độc cho trẻ. Ngoài ra, việc cho trẻ bú
ít đi còn làm giảm sự tiết sữa của bà mẹ gây ảnh
hưởng rất lớn đến việc cho trẻ BMHT sau này.
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức
về NCHTBSM của bà mẹ
Trong ngiên cứu có mối liên quan giữa tuổi và
kiến thức của các bà mẹ. 50% số bà mẹ trên 30 tuổi
có kiến thức đạt trong khi chỉ có 13,6% số bà mẹ ít
hơn 22 tuổi đạt được điểm đó. Điều này được giải
thích rằng các bà mẹ trẻ hầu hết sinh con lần đầu
và sự chia sẻ kiến thức NCHTBS chưa nhiều, vì
vậy, các bà m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
mo_ta_kien_thuc_va_mot_so_yeu_to_anh_huong_den_kien_thuc_ve.pdf