Lý thuyết chuyên môn hàn
Nghiêng que hàn một góc và vạch nhẹ lên bề mặt vật hàn, sau đó nhanh chóng nhấc que hàn lên cách bề mặt vật hàn từ 2 4mm, giữ ở khoảng cách cố định để hồ quang cháy ổn định (hình vẽ). Trong hai phương pháp trên, phương pháp gây hồ quang ma sát dễ thao tác hơn (dễ dàng cho người mới học nghề) nhưng hay tạo vết trên bề mặt vật hàn. Phương pháp gây hồ quang thẳng đứng đòi hỏi thao tác phải nhanh bởi vì que hàn rất dễ bị dính vào vật hàn, không hình thành hồ quang được b) Sự cháy của hồ quang hàn. Như trên ta đã nói, sau khi cho que hàn chạm rất nhanh vào vật hàn rồi đưa lên độ cao 2-4mm thì phát sinh ra hồ quang. Sự cháy của hồ quang phụ thuộc vào : Điện thế giữa hai điện cực lúc máy chưa làm việc, cường độ dòng điện và khoảng cách giữa hai điện cực (chiều dài hồ quang). Quan hệ giữa điện thế và cường độ dòng điện giọ là đặc tính tĩnh của hồ quang. ỉng với một chiều dài hồ quang ta có đặc tính nhất định. Điện thế của hồ quang chủ yếu phụ thuộc vào cường độ và chiều dài hồ quang, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều tếu tố khác, ví dụ như vật liệu điện cực, các loại khí chứa trong khoảng không gian của hồ quang cháy và loại dòng điện v.v. Khi hàn hồ quang tay, điện thế chủ yếu phụ thuộc vào chiều dài hồ quang. Qua thực nghiện đã vẽ được đường đặc tính tĩnh của hồ quang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý Thuyết Chuyên Môn Hàn.doc