Lập và phân tích dự án

MỤC TIÊU MÔN HỌC ã Môn học này giúp sinh viên phân tích và lựa chọn dự án đầu tư, đặc tả dòng tiền tệ cho các dự án kỹ thuật và đánh giá chúng từ quan điểm về dòng tiền tệ trước thuế và sau thuế. Sau khi tham gia khóa học này, sinh viên có thể ã Phân tích các dòng tiền tệ nhằm xác định các giá trị tương đương theo các quan điểm khác nhau ã Hiểu các tiêu chuẩn ra quyết định kinh tế kỹ thuật, gồm giá trị hiện tại ròng, suất thu lợi nội tại và tỷ số lợi ích/chi phí. ã Hình thành các phương án và ước tính lợi ích/chi phí từ dữ liệu có sẵn. ã So sánh các phương án có tuổi thọ kinh tế không bằng nhau. ã Thực hiện phân tích dòng tiền tệ sau thuế, áp dụng các quy định khấu hao chuẩn. ã Ước tính rủi ro và bất định trong phân tích. ĐỀ CưƠNG MÔN HỌC 4 Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú 1 Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Tổng quan 2. Mục tiêu và ý nghĩa của đầu tư 3. Khái niệm về chi phí và lợi ích 4. Quá trình lập và phân tích dự án đầu tư 5. Phân tích tài chánh, phân tích kinh tế-xã hội Tự học 3 tiết – đọc tài liệu [1] Hiểu Nắm vững 2 Chương 2: GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ 2.1 Tổng quan 2.2 Lãi suất danh nghĩa và Lãi suất thực 2.3 Biểu đồ dòng tiền tệ 2.4 Cách tính giá trị dòng tiền tệ theo thời gian: hiện tại, tương lai và bất kỳ Tự học 3 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] VậndụngTổnghợp 3,4 Chương 3: CÁC PHưƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SO SÁNH PHưƠNG ÁN ĐẦU Tư 3.1 Tổng quan hệ thống các phương pháp phân tích 3.2 Nguyên tắc chung trong so sánh phương án 3.3 Các phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm  Phương pháp giá trị tương đương PW, FW và AW  Phương pháp suất thu lợi nội tại IRR  Các phương pháp khác (B/C) Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] VậndụngTổnghợp 5,6 Chương 4: PHÂN TÍCH PHưƠNG ÁN THEO SUẤT THU LỢI NỘI TẠI IRR 4.1 Nguyên tắc chung 4.2 Nguyên tắc phân tích theo gia số 4.3 Suất thu lợi nội tại của một dự án đầu tư 4.4 Thủ tục so sánh phương án theo suất thu lợi nội tại  So sánh cặp phương án khi biết thu nhập và chi phí  So sánh cặp phương án khi có cùng thu nhập  So sánh nhiều phương án Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] VậndụngTổnghợp 7,8 Chương 5: CÁC PHưƠNG PHÁP KHÁC (B/C) 5.1 Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) Các tỷ số lợi ích – chi phí Phân loại lợi ích, chi phí và tổn thất Tính tỷ số lợi ích – chi phí của một cơ hội đầu tư 5.2 So sánh các phương án theo B/C So sánh cặp phương án khi biết thu nhập và chi phí Về trường hợp giá trị B/C âm So sánh cặp phương án khi chúng có cùng thu nhập So sánh nhiều phương án 5.3. Các kỹ thuật phân tích khác (điểm hòa vốn, thời gian bù vốn, ) Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] VậndụngTổnghợp ** Kiểm tra giữa kỳ Ôn tập nội dung Chương 1 đến Chương 5. Ôn luyện các bài tập Chương 1 đến Chương 5. Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập 9,10 ,11 Chương 6: PHÂN TÍCH DỰ ÁN SAU THUẾ 6.1 Khấu hao 6.2 Một số quy định cần thiết có liên quan đến tính khấu hao 6.3 Giới thiệu về thuế lợi tức 6.4 Dòng tiền tệ sau thuế 6.5 Phân tích dự án sau thuế Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] VậndụngTổnghợp 12,1 3 Chương 7: GIÁ SỬ DỤNG VỐN VÀ CHỌN TẬP DỰ ÁN 7.1 Tổng quan 7.2 Nguồn vốn và giá sử dụng vốn 7.3 MARR Lựa chọn tập dự án đầu tư theo phương pháp PW Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] Vận dụng Tổng hợp 14,1 5 Chương 8: RỦI RO VÀ BẤT ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH DỰ ÁN 8.1 Tổng quan 8.2 Phân tích độ nhạy 8.3 Phân tích tình huống 8.4 Giới thiệu về phân tích rủi ro bằng mô phỏng Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập [1], [2] VậndụngTổnghợp Nội dung thi cuối kỳ (tập trung) Ôn tập nội dung Chương 6 đến Chương 8. Ôn luyện các bài tập Chương 6 đến Chương 8. Tự học 9 tiết – đọc tài liệu và làm bài tập

pdf13 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập và phân tích dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DSM/EE Training Program - Vietnam International Institute for Energy Conservation CHƢƠNG 2 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ MÔN HỌC: QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ - GS. PHẠM PHỤ NỘI DUNG  Tính toán lãi tức  Biểu đồ dòng tiền tệ  Công thức tính giá trị tương đương cho các dòng tiền tệ đơn và phân bố đều  Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực TÍNH TOÁN LÃI TỨC  Lãi suất – Lãi tức là biểu hiện giá trị theo thời gian của tiền tệ – Lãi tức = (Tổng vốn tích luỹ) – (Vốn đầu tư ban đầu) – Lãi suất là lãi tức biểu thị theo tỷ lệ phần trăm đối với số vốn ban đầu cho một đơn vị thời gian: Lãi suất = (Lãi tức trong 1đơn vị thời gian) / (vốn gốc).100%  Sự tƣơng đƣơng – Những số tiền khác nhau ở những thời điểm khác nhau có thể bằng nhau về giá trị kinh tế. – Lãi suất 10%/năm thì 1 triệu hôm nay  1,10 triệu năm sau $1.10$ 1.00 0 1 i = 10%  Lãi tức đơn – Lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm lãi tức tích luỹ phát sinh từ tiền lãi ở các thời đoạn trước đó. – I = P.S.N (P: số vốn cho vay, S: lãi suất đơn, N: số thời đoạn) – Ví dụ: Một người mượn 100.000Đ với lãi suất đơn 4% một tháng và sẽ phải trả cả vốn lẫn lãi sau sáu tháng. Hỏi anh ta phải trả bao nhiêu tiền?  Lãi tức ghép: – Lãi tức ở mỗi thời đoạn được tính theo số vốn gốc và cả tổng số tiền lãi tích luỹ được trong các thời đoạn trước đó. – Phản ánh được hiệu quả giá trị theo thời gian của đồng tiền cho cả phần tiền lãi trước đó. – Được sử dụng trong thực tế – Ví dụ: Trả lời câu hỏi của VD trên, nếu sử dụng lãi suất ghép? – Với lãi suất ghép i%, số thời đoạn là N, tổng vốn lẫn lãi sau N thời đoạn là: P(1 + i)N TÍNH TOÁN LÃI TỨC BIỂU ĐỒ DÒNG TIỀN TỆ  Dòng tiền tệ (Cash Flow - CF): – CF bao gồm các khoản thu và các khoản chi, được quy về cuối thời đoạn. Trong đó, khoản thu được quy ước là CF dương, khoản chi là CF âm. – Dòng tiền tệ ròng = Khoản thu – Khoản chi – Biểu đồ dòng tiền tệ (Cash Flow Diagrams - CFD): một đồ thị biểu diễn các CF theo thời gian.  Các ký hiệu dùng trong CFD – P: Giá trị hay tổng số tiền ở mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là hiện tại. Trên CFD, P ở cuối thời đọan 0. – F: Giá trị hay tổng số tiền ở mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là tương lai. Trên CFD, F có thể ở cuối bất kỳ thời đọan nào. – A: Một chuỗi các giá trị tiền tệ có giá trị bằng nhau. – N: Số thời đoạn (năm, tháng,…). – i (%): Lãi suất chiết tính (mặc định là lãi suất ghép). P (Giá trị hiện tại) F (Giá trị tương lai) A (Dòng thu đều mỗi thời đọan) 0 1 2 3 4 5 6 7 F (Giá trị tương lai) 0 1 2 3 4 5 6 7 P (Giá trị hiện tại) A (Dòng chi đều mỗi thời đọan) VÍ DỤ VỀ CFD CF thu CF chi CÔNG THỨC TÍNH GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG CHO CÁC DÒNG TIỀN TỆ  Một công ty vay 1 triệu đồng trong 5 năm. Hỏi họ phải trả lại bao nhiêu vào cuối năm thứ 5?  Cho P tìm F!  Phải tiết kiệm hàng năm là bao nhiêu để cuối năm thử 5 có thể tích lũy đƣợc một số tiền là 10 triệu đồng?  Cho F tìm A!  Phải bỏ vào tiết kiệm là bao nhiêu để hàng năm có thể rút ra đƣợc số tiền là 100.000 đồng trong 5 năm?  Cho ? tìm ?! CÔNG THỨC TÍNH GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG CHO CÁC DÒNG TIỀN TỆ Tìm Theo Bằng công thức Các hệ số trên đã được tính toán Bảng tra! LÃI SUẤT THỰC VÀ LÃI SUẤT DANH NGHĨA  Thời đoạn phát biểu và thời đoạn ghép lãi: Xem cách phát biểu: Lãi suất 12% năm ghép lãi theo quý. Thời đọan phát biểu: NĂM Thời đoạn ghép lãi: QUÝ, cứ mỗi quý tiền lãi sẽ được nhập vào vốn gốc để tính tiền lãi cho quý sau.  Lãi suất danh nghĩa: – Thời đoạn phát biểu khác với thời đoạn ghép lãi (mà không có xác định là lãi suất thực). – Là lãi suất đơn. – Ví dụ: Lãi suất 12% năm ghép lãi theo tháng  Lãi suất danh nghĩa 12% năm, Thời đoạn ghép lãi là tháng. LÃI SUẤT THỰC VÀ LÃI SUẤT DANH NGHĨA  Lãi suất thực: – Lãi suất phát biểu không có xác định thời đoạn ghép lãi  Ví dụ: Lãi suất 12% năm: Lãi suất thực 12% năm. Thời đoạn ghép lãi là năm – Được xác định là lãi suất thực  Ví dụ: Lãi suất thực 12% năm ghép lãi theo tháng: Lãi suất thực 12% năm. Thời đoạn ghép lãi là tháng. CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC LOẠI LÃI SUẤT  Lãi suất danh nghĩa (LSDN) sang lãi suất danh nghĩa: i1 = i2/N Với: i1: LSDN trong thời đoạn NGẮN i2: LSDN trong thời đoạn DÀI hơn N: Số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài Ví dụ: Lãi suất 12% năm ghép lãi theo tháng.  LSDN theo quý là 12%/4 = 3% quý, LSDN theo tháng là 12%/12 = 1% tháng  LS thực theo tháng? CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC LOẠI LÃI SUẤT  Lãi suất thực (LST) sang lãi suất thực (LST): i2 = (1 + i1) m - 1 Với: i1: LST trong thời đoạn NGẮN i2: LST trong thời đoạn DÀI hơn m: số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài Ví dụ: Lãi suất 1% tháng.  LST theo năm là (1 + 1%)12 - 1 CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC LOẠI LÃI SUẤT  Lãi suất danh nghĩa (LSDN) sang lãi suất thực (LST) : i = (1 + r/m1) m2 - 1 Với: i: LST trong thời đọan TÍNH TOÁN r: LSDN trong thời đọan PHÁT BIỂU m1: Số thời đoạn GL trong thời đoạn PB m2: Số thời đoạn GL trong thời đoạn TT Ví dụ: Lãi suất 12% năm, ghép lãi theo quý. Tìm LST theo năm?  Thời đoạn GL: quý. Thời đoạn PB: năm. Thời đoạn TT: năm.  m1 = m2 = 4  i = (1 + 12%/4)4 - 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong_2.pdf
  • pdfChuong_3.pdf
  • pdfChuong_4.pdf
  • pdfChuong_5.pdf
  • pdfChuong_6.pdf
  • pdfChuong_7.pdf
  • pptChuong_8.ppt
  • pdfGioi_thieu_mon_hoc_Lap_PT_Du_an.pdf
  • pdfNỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.pdf
Tài liệu liên quan