Kỹ năng sống của sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi

- Trang bị cho SV tri thức về KNS và tổ chức vận dụng các KN được học vào thực tiễn. Biện pháp này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: tổ chức chương trình ngoại khóa với các hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn như: các trò chơi, làm bài tập nhóm, đóng vai; lồng ghép vào các môn học trong nhà trường; tổ chức các buổi trao đổi với chuyên gia theo những chủ đề KNS; xây dựng những hình mẫu điển hình về KNS; tổ chức các lớp tập huấn KNS cho SV. Ngoài ra, trường cũng có thể tổ chức các cuộc thi giải quyết tình huống giả định để SV rèn luyện các KNS. - Mở các trung tâm tham vấn học đường nhằm cung cấp cơ sở chuyên môn đáng tin cậy để SV có thể trao đổi, giải bày về những những tình huống gặp phải trong cuộc sống. Có thể liên kết với các trung tâm tham vấn khác để có sự hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động tham vấn từ chuyên gia; phối hợp tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo về các vấn đề có liên quan đến KNS.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng sống của sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 127-134 KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG - QUẢNG NGÃI TRẦN THỊ KIM HUỆ Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi TRẦN THỊ TÚ ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Kỹ năng sống (KNS) là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học, trở thành vấn đề "nóng" trong xã hội hiện nay bởi vai trò của nó đối với mỗi người. Với mong muốn đóng góp thêm cơ sở thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu thực trạng KNS của sinh viên (SV) trường Đại học Phạm Văn Đồng (PVĐ) - Quảng Ngãi và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục KNS cho sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội hiện đại đem lại nhiều thời cơ và thách thức mới. Để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức một cách hiệu quả, một trong những hành trang không thể thiếu với mỗi người là KNS. KNS được xác định là yếu tố giữ vai trò quan trọng trên con đường đi đến thành công và hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người [4]. KNS được ví như hình ảnh cây cầu đưa con người vượt qua dòng sông chứa đầy những nguy cơ, thách thức của cuộc sống hiện đại. Đối với SV, KNS không chỉ giúp họ thành công trong học tập, nghề nghiệp tương lai, mà còn giúp họ tạo dựng cuộc sống an toàn và hạnh phúc. Thực tế đã chứng minh, nhiều SV tốt nghiệp đại học được đánh giá là giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng không thành công trong nghề nghiệp hoặc không xin được việc làm tốt vì thiếu các kỹ năng (KN) làm việc nhóm, KN giao tiếp, KN lập kế hoạch Chính vì vậy, giáo dục KNS cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng đang ngày càng là một đòi hỏi cấp bách trong xã hội hiện đại, nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục của thế kỷ 21 “Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định, Học để cùng chung sống” [2]. Thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã cho thấy KNS của SV còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc nhiều em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, không kiềm chế được cảm xúc tiêu cực, những hành vi đáng tiếc... Nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo đã dần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục KNS cho SV. Hoạt động giáo dục KNS thường có hiệu quả cao hơn nếu nội dung, phương pháp hoạt động được điều chỉnh phù hợp với thực tế địa phương và đặc điểm của đối tượng SV được giáo dục. Tuy nhiên, ở trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi, cho đến nay, giáo dục KNS cho SV vẫn chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa có những nghiên cứu bao quát, hệ thống về thực trạng KNS của SV. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng KNS của SV ở một cơ sở đào tạo cụ thể như trường ĐH TRẦN THỊ KIM HUỆ - TRẦN THỊ TÚ ANH 128 PVĐ là một việc làm cần thiết, từ đó xác định hướng tác động giáo dục nhằm nâng cao KNS cho họ. Nghiên cứu được thực hiện với 323 SV năm 1, năm 2, năm 3 ở hai khối ngành Sư phạm (chiếm 51,7%) và Ngoài sư phạm (NSP) (chiếm 48,3%) của trường ĐH PVĐ. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là sử dụng phiếu điều tra được xây dựng dựa trên việc tham khảo, kế thừa, lựa chọn, kết hợp các bộ công cụ nghiên cứu về KNS đang được sử dụng [1], [3]. 2. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG SỐNG Có nhiều quan điểm khác nhau về KNS. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) cho rằng KNS là năng lực để cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), KNS là những KN tâm lý xã hội và KN giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác... Ngoài ra, còn có quan niệm về KNS của các tác giả khác như Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thanh Bình... Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận khái niệm KNS như là hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện có kết quả công việc, cuộc sống. KNS là một hệ thống gồm nhiều nhóm KN, trong đó có những KN cụ thể. KNS có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, với sự phát triển xã hội. KNS là một tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng về Kỹ năng sống 3.1.1. Nhận thức về khái niệm kỹ năng sống Thang điểm "4 - 3 - 2 - 1" được sử dụng, tương ứng với các mức độ "rất đồng ý- đồng ý- đồng ý một phần- không đồng ý" trong phiếu điều tra. Như vậy, điểm cao nhất là 4, thấp nhất là 1 và điểm càng cao chứng tỏ càng có quan niệm đúng về KNS và ngược lại. Bảng 1. Nhận thức về khái niệm KNS STT Các kỹ năng TBC ĐLC 1 KN giao tiếp, ứng xử 3,6 0,61 2 KN xác định mục tiêu cho cuộc sống 3,3 0,72 3 KN tự nhận thức khả năng, giá trị của bản thân 3,2 0,75 4 KN ra quyết định 2,8 0,78 5 KN giải quyết vấn đề 3,1 0,68 6 KN từ chối 2,6 0,78 7 KN kiên định 2,8 0,81 8 KN giải quyết mâu thuẫn 3,0 0,74 9 KN ứng phó với căng thẳng 2,8 0,72 10 KN tìm kiếm sự giúp đỡ 2,5 0,83 11 KN phối hợp, hợp tác 2,9 0,75 12 KN kiềm chế cảm xúc bản thân 2,9 0,79 KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG - QUẢNG NGÃI 129 Ghi chú: TBC: Trung bình chung; ĐLC: độ lệch chuẩn Bảng 1 cho thấy, nhìn chung SV trường ĐH PVĐ có nhận thức đúng về KNS, trong đó, KN giao tiếp, ứng xử; Xác định mục tiêu; Tự nhận thức được SV nhận thức rõ nhất. Tuy vậy, ở một số thành phần KNS khác, nhiều SV nhầm lẫn, không xác định được có phải là KNS hay không, như KN từ chối, KN ra quyết định, KN tìm kiếm sự giúp đỡ (trên 50% SV cho rằng chúng không phải là KNS). Ngược lại, một số KN không phải là KNS lại được hầu hết SV xác nhận là KNS như cách thức ăn uống, đi đứng, đọc viết, biết bơi... Sự nhầm lẫn này xuất phát từ việc SV không tìm hiểu đầy đủ và không được giáo dục về KNS. Nhiều SV cho biết họ chưa bao giờ nghe về thuật ngữ KNS và thầy cô giáo cũng không hề nói với họ về vấn đề này, trong khi nhận biết các loại KNS là vấn đề tương đối phức tạp, dễ gây nhầm lẫn nếu không được hướng dẫn, không có tư liệu phù hợp về KNS. Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục nhận thức về KNS cho SV bởi nhận thức đúng đắn là cơ sở cho hành vi phù hợp. Ngoài ra, cần lưu ý rằng 51,7% SV được điều tra thuộc khối sư phạm. Sự hạn chế trong nhận thức về KNS không chỉ tác động đến bản thân SV mà còn tác động đến hoạt động dạy học, giáo dục học sinh của họ trong tương lai. 3.1.2. Nhận thức về vai trò của kỹ năng sống Nhìn chung, đa số SV đã nhận thức được vai trò của KNS mặc dù tỷ lệ phần trăm SV nhận thức được vai trò của KNS thay đổi tùy theo từng vai trò cụ thể. Bảng 2 cho thấy vai trò "Giúp chúng ta thành đạt trong cuộc sống" được nhiều SV nhận thức nhất, với 83,6% SV trong diện khảo sát. Tiếp đến vai trò "Giúp chúng ta có hành vi sống lành mạnh, có văn hóa"; "Giúp chúng ta ứng xử, giao tiếp thành công", "Giúp chúng ta có hành vi sống lành mạnh, có văn hóa" cũng được trên ¾ SV nhận thức được. Bảng 2. Nhận thức về vai trò của KNS Vai trò của KNS Tỷ lệ % Thứ bậc 1. Giúp chúng ta thành đạt trong cuộc sống 83,6 1 2. Giúp chúng ta hạnh phúc trong cuộc sống 65,3 6 3. Giúp chúng ta vượt qua những khó khăn 74,0 4 4. Giúp chúng ta có thái độ tốt 56,7 7 5. Giúp chúng ta ứng xử, giao tiếp thành công 77,4 2 6. Giúp chúng ta có niềm tin vào các giá trị sống chân chính 69,7 5 7. Giúp chúng ta có hành vi sống lành mạnh, có văn hóa 77,4 2 8. Giúp SV có được việc làm tốt 55,4 8 Lưu ý rằng vai trò "Giúp SV có được việc làm tốt" chỉ được khoảng một nửa SV nhận thức được. Như vậy, trong khi đa số SV nhận thức được vai trò của KNS trong cuộc sống nói chung thì có gần một nửa số SV chưa nhận thức được vai trò của KNS với nghề nghiệp tương lai của mình, mặc dù nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu KNS có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp của SV. Kết quả nghiên cứu thúc đẩy chúng ta tìm biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của SV về vai trò của TRẦN THỊ KIM HUỆ - TRẦN THỊ TÚ ANH 130 KNS đối với cơ hội nghề nghiệp, từ đó nâng cao ý thức rèn luyện KNS gắn liền với rèn luyện nghiệp vụ trong thời gian học tập ở đại học. 3.2. Biểu hiện kỹ năng sống của sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng 3.2.1. Nhận định chung về biểu hiện kỹ năng sống của sinh viên Biểu hiện KNS của SV trường ĐH PVĐ được đánh giá theo 32 tiểu tiết liên quan đến KNS. Thang điểm "3 - 2 - 1" được sử dụng, tương ứng với các mức độ biểu hiện "tốt - trung bình - chưa tốt" trong phiếu điều tra. Như vậy, điểm cao nhất cho từng KNS là 3, thấp nhất là 1 và điểm càng cao thì biểu hiện KNS càng rõ rệt và ngược lại. Tổng điểm KNS trung bình của SV là X = 67,2. Kết quả này tương đối cao so kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hải (2009) [3]. Đây là kết quả khá khả quan về thực trạng KNS của SV trường ĐH PVĐ. Tuy nhiên, kết quả này không đồng đều ở các nhóm KNS và ở từng KNS cụ thể. Xét theo nhóm KNS, nhóm KNS hướng vào bản thân được SV thực hiện tốt nhất, tiếp đến là nhóm KNS hướng vào người khác và sau cùng là nhóm KNS hướng vào công việc (Bảng 3). Kết quả này định hướng cho đội ngũ giáo viên nhà trường trong việc giáo dục KNS cho SV. Giáo viên cần quan tâm chuẩn bị những KN tâm lý cần thiết để SV có thể bước vào nghề tốt hơn, không bỡ ngỡ với môi trường nghề nghiệp khi ra trường, dám đương đầu với những thời cơ, thách thức trong công việc. Thực tế những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều SV tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm và trường Cao đẳng Cộng Đồng đã không xin được việc làm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do SV thiếu những KN mềm cần thiết cho nghề nghiệp. Vì vậy, để sản phẩm đào tạo của mình không bị lãng phí, nhà trường cần phải chuẩn bị cho SV những KN này. Đây chính là hành trang không thể thiếu đối với mỗi SV để bước chân vào đời, là "tấm vé" mở cửa cho họ bước vào một chặng đường mới của cuộc đời mình. Bảng 3. KNS của SV trường ĐH PVĐ xét theo nhóm KN Các nhóm KNS TBC ĐLC Thứ bậc Nhóm KNS hướng vào bản thân 2,2 0,4 1 Nhóm KNS hướng vào người khác 2,1 0,4 2 Nhóm KNS hướng vào công việc 2,0 0,4 3 Xét từng KNS cụ thể, Bảng 4 cho thấy những KNS được SV thực hiện ở mức độ tốt nhất là KN lắng nghe người khác, Chia sẻ với người khác, Động viên người khác, Hòa nhập, Tự nhận thức. Có thể thấy rằng những KN kể trên đều liên quan trực tiếp đến từng tình huống giao tiếp, mối quan hệ xã hội cụ thể. Chính vì vậy, SV dễ nhận biết, đánh giá mức độ thể hiện chúng. Ngược lại, các KN mang tính khái quát hơn như Điều khiển người khác, Hướng vào người khác, Thiết lập các mối quan hệ xã hội, Quản lý thời gian, Chấp nhận người khác, Xây dựng hình ảnh bản thân được thực hiện ở mức độ thấp. việc đánh giá mức độ thực hiện những KN mang tính khái quát này thường là khó và đòi hỏi thời gian dài. Đồng KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG - QUẢNG NGÃI 131 thời, đây cũng là những KN khó thực hiện ở mức độ cao, nhất là đối với SV. Để điều khiển được người khác, hướng vào người khác, thiết lập được các mối quan hệ xã hội, chấp nhận người khác, đòi hỏi mỗi người phải có sự hiểu biết tốt về các mối quan hệ, nắm được đặc điểm đa dạng của các thành phần trong xã hội, có kinh nghiệm giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người... Những yêu cầu này khá cao đối với SV, bởi vì phạm vi quan hệ xã hội của họ thường bó hẹp trong nhà trường và gia đình, chưa có nhiều trải nghiệm ở cuộc sống bên ngoài... Do đó, cha mẹ, thầy cô giáo, nhà trường cần tạo điều kiện, cơ hội để SV tham gia hoạt động, giao tiếp để tích lũy thêm kinh nghiệm sống, để không quá bỡ ngỡ khi bước vào đời. Bảng 4. Mức độ thể hiện từng KNS cụ thể của SV trường ĐH PVĐ STT Kỹ năng TBC Thứ bậc 1 Tự nhận thức về các giá trị của bản thân 2,3 3 2 Tự xác định mục đích cuộc sống, kế hoạch đường đời của bản thân 2,2 6 3 Thể hiện và nuôi dưỡng sự tự tin 2,0 19 4 Xây dựng hình ảnh bản thân 1,9 27 5 Kiềm chế cảm xúc bản thân 2,1 15 6 Tự điều khiển, điều chỉnh hành vi 2,1 15 7 Tự kiểm soát bản thân 2,2 6 8 Làm chủ thái độ và hành vi 2,2 6 9 Tự đánh giá bản thân 2,2 6 10 Tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện... 2,2 6 11 Hiểu biết về người khác 2,0 19 12 Hướng vào người khác và các quan hệ xã hội 1,9 27 13 Phán đoán cảm xúc và thái độ của người khác 1,9 27 14 Chấp nhận người khác 1,9 27 15 Lắng nghe người khác 2,4 1 16 Chia sẻ với người khác 2,4 1 17 Hợp tác 2,2 6 18 Hòa nhập 2,3 3 19 Động viên người khác 2,3 3 20 Giao tiếp ứng xử 2,2 6 21 Thích ứng xã hội 2,1 15 22 Điều khiển người khác 1,6 32 23 Thiết lập quan hệ xã hội 2,0 5 24 Lựa chọn và xác định giá trị của công việc 2,2 6 25 Xác định mục tiêu công việc 2,2 6 26 Tư duy trong công việc 2,0 19 TRẦN THỊ KIM HUỆ - TRẦN THỊ TÚ ANH 132 27 Hoạch định công việc 2,0 19 28 Đánh giá, rút kinh nghiệm công việc 2,1 15 29 Quản lý thời gian 1,9 27 30 Đề xuất và chuẩn bị cho các công việc tiếp theo 2,0 19 31 Làm việc nhóm 2,0 19 32 Xác định các điều kiện, phương tiện tiến hành công việc 2,0 19 So sánh quan hệ giữa biểu hiện KNS với nhận thức về khái niệm KNS, cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê, tuy không chặt chẽ, với r = 0,26 (p < 0,01). Điều này cho thấy xu hướng nếu nhận thức càng cao thì biểu hiện KNS càng tốt. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi: nhận thức và hành vi luôn bổ sung, hỗ trợ nhau; nhận thức là cơ sở, kim chỉ nam để có hành động đúng và ngược lại, hành vi vừa là kết quả của nhận thức nhưng đồng thời nó cũng giúp nhận thức được vững chắc hơn, có cơ sở hơn, được mở rộng hơn. Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến kết quả biểu hiện KNS của SV đã nêu trên. Vì vậy công tác giáo dục KNS cho SV cần quan tâm đến cả nhận thức và hành vi. 3.2.2. Biểu hiện kỹ năng sống của sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng xét theo khối ngành Bảng 5 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong biểu hiện KNS của SV giữa hai khối ngành sư phạm và ngoài sư phạm (NSP). Kết quả kiểm định t cho hai mẫu độc lập, với t(323) = 2,57; p<0,05, cho thấy biểu hiện KNS của SV sư phạm tốt hơn so với SV NSP. Bảng 5. KNS theo khối ngành Toàn mẫu Khối ngành Sư phạm NSP t(323) TBC 67,2 68,80 65,40 2,57* ĐLC 11,95 12,30 11,35 Ghi chú: * p < 0,05 Sự khác biệt này trước hết hết liên quan đến yêu cầu của nghề nghiệp tương lai. Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên yêu cầu cao không chỉ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ mà cả về mặt phẩm chất đạo đức. Điều này tác động lớn đến SV ngành sư phạm trong quá trình lựa chọn ngành nghề và cả thời gian học tập tại trường đại học. Ngay từ khi lựa chọn ngành nghề, các SV tương lai đã xem xét sự đáp ứng của những đặc điểm tâm lý, trong đó có phẩm chất và năng lực, của bản thân với yêu cầu của nghề giáo. Nhờ vậy, đa số SV sư phạm ngay từ khi mới vào trường đã đáp ứng phần nào yêu cầu nghề dạy học, đặc biệt là về mặt đạo đức, tư cách và khả năng thiết lập quan hệ xã hội. Trong thời gian học ở trường đại học, ý thức được yêu cầu của nghề nghiệp, SV sư phạm cũng luôn cố gắng rèn luyện bản thân, phát triển tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, hình thành phẩm chất và năng lực người giáo viên. Thực tế trong những năm học vừa qua ở trường ĐH Phạm Văn Đồng cho thấy tình hình đạo đức, rèn luyện của SV sư phạm tốt hơn nhiều so KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG - QUẢNG NGÃI 133 với SV NSP. Những hiện tượng vi phạm nội quy, quy chế, vi phạm pháp luật xảy ra ở SV NSP nhiều hơn, phức tạp hơn ở SV sư phạm. Mặt khác, so sánh mức độ nhận thức về KNS cho thấy SV sư phạm có nhận thức về KNS tốt hơn so với SV NSP. Mối quan hệ tương hỗ giữa nhận thức và hành vi như trình bày ở trên cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự khác biệt trong mức độ thể hiện KNS giữa SV ngành sư phạm và NSP. Ngoài ra, những yếu tố thuộc về quá trình dạy học cũng góp phần làm tăng sự khác biệt giữa SV hai nhóm ngành. SV sư phạm được bồi dưỡng về KNS thông qua những học phần như tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tổ chức hoạt động Đoàn, Đội; những đợt thực tế giáo dục, thực tập sư phạm... Những hoạt động này đã giúp SV lĩnh hội tri thức về KNS và vận dụng chúng vào đời sống thực tiễn, công tác giáo dục học sinh. 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, SV trường ĐH PVĐ có hiểu biết về KNS, thể hiện ở việc nhận thức được các thành tố của KNS và vai trò của KNS đối với mỗi người, và biểu hiện qua hành vi tương ứng với mức độ tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều SV còn nhầm lẫn giữa các thành tố thuộc KNS và không thuộc KNS; còn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của KNS; chưa có biểu hiện với mức độ phù hợp ở một số thành phần của KNS . Sự phát triển về nhận thức của SV về KNS cũng như sự thể hiện các KN thành phần chủ yếu liên quan đến cuộc sống thường nhật, đến những hoàn cảnh cụ thể, gần gũi với cuộc sống mà ít gắn kết với cơ hội phát triển nghề nghiệp, những nhiệm vụ mang tính khái quát. Chính vì vậy, giáo dục KNS cho SV trường ĐH PVĐ cần quan tâm nhiều hơn những nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa KNS và nghề nghiệp và chú trọng các KNS mang tính khái quát như KN điều khiển người khác, quản lý thời gian, xây dựng hình ảnh bản thân Nhận thức của SV về KNS và mức độ thể hiện các thành phần của KNS có mối tương quan thuận với nhau. Từ đó, để phát triển KNS cho SV chúng ta có thể tác động nhằm nâng cao nhận thức của họ về KNS, nhằm hình thành các hành vi phù hợp và nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả hai yếu tố, nhận thức và hành vi. Yếu tố ngành nghề, cùng với những yêu cầu đặc thù của mỗi ngành nghề, có ảnh hưởng lớn đến KNS của SV. Những yêu cầu cao của nghề giáo viên có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển KNS của SV sư phạm. Bởi vì KNS không chỉ cần cho ngành sư phạm mà cho tất cả mọi người, mọi ngành nghề khác nhau, SV các ngành khác cũng cần được giáo dục để nâng cao nhận thức về KNS và sự thể hiện KNS. Trong giáo dục KNS cho SV trường ĐH PVĐ, cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm SV các ngành ngoài sư phạm. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục KNS cho SV trường ĐH PVĐ như sau: - Tuyên truyền cho mọi người, nhất là cha mẹ SV và những người làm công tác giáo dục trong nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của KNS. Giới thiệu về các KNS và sự cần thiết của chúng đối với cuộc sống thực tiễn và nghề nghiệp... TRẦN THỊ KIM HUỆ - TRẦN THỊ TÚ ANH 134 Đối với từng KNS, đặc biệt là những KNS thiết yếu đối với SV, phải làm rõ những hành vi, cách ứng phó phù hợp cần hình thành và những hành vi, cách ứng phó không phù hợp, tiêu cực cần ngăn chặn. Hoạt động tuyên truyền nên được thực hiện chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Trang bị cho SV tri thức về KNS và tổ chức vận dụng các KN được học vào thực tiễn. Biện pháp này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: tổ chức chương trình ngoại khóa với các hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn như: các trò chơi, làm bài tập nhóm, đóng vai; lồng ghép vào các môn học trong nhà trường; tổ chức các buổi trao đổi với chuyên gia theo những chủ đề KNS; xây dựng những hình mẫu điển hình về KNS; tổ chức các lớp tập huấn KNS cho SV. Ngoài ra, trường cũng có thể tổ chức các cuộc thi giải quyết tình huống giả định để SV rèn luyện các KNS. - Mở các trung tâm tham vấn học đường nhằm cung cấp cơ sở chuyên môn đáng tin cậy để SV có thể trao đổi, giải bày về những những tình huống gặp phải trong cuộc sống. Có thể liên kết với các trung tâm tham vấn khác để có sự hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động tham vấn từ chuyên gia; phối hợp tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo về các vấn đề có liên quan đến KNS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (2007). Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh THPT. Đề tài (NCKH cấp Bộ) B 2005-75-126, Trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội. [2] Delors, J. & others (1996). Learning: The Treasure Within: Report to UNESCO of the International Commission on Education for the Twenty-first Century. UNESCO Publishing, Paris, France. [3] Nguyễn Quang Uẩn (2009). Chuyên đề Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi thủ đô. Đề tài (NCKH cấp Nhà nước) 01X- 06/03- 2009-02), Thành đoàn Hà Nội, Hà Nội. [4] Wolkman, M. K. (2005). Life Skills: Improve the quality of your life with metapsychology. Loving Healing Press, USA. Title: LIFE SKILLS OF PHAM VAN DONG UNIVERSITY’S STUDENTS Abstract: Life skills have attracted the concern of many psychologists; become a "hot" problem in recent years because of its role. In order to contribute to this field of study with practical basis, the paper present results of a study on real situation of life skills of Pham Van Dong University's students and provide some suggestions for life skills education. ThS. TRẦN THỊ KIM HUỆ Khoa Sư phạm xã hội, Trường Đại học Phạm Văn Đồng. ĐT: 0974.633.014. Email: tranhue0611@gmail.com TS. TRẦN THỊ TÚ ANH Phòng Khoa học - Công nghệ - HTQT, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_song_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_pham_van_dong_quan.pdf
Tài liệu liên quan