Kiến trúc xây dựng - Cung cấp vật tư và tổ chức vận chuyển

Các công trình phục vụ công cộng, khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa, trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng, nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác. Ví dụ: - Nhà chung cư, làm việc, khách sạn nhiều tầng. - Công trình đê, đập, cầu, hầm lớn. - Công trình hóa chất, hóa dầu; kho dầu, khí. - Các công trình quan trọng theo ý kiến của Thủ tướng phải kiểm tra.

pdf122 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến trúc xây dựng - Cung cấp vật tư và tổ chức vận chuyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5 1. Các vấn đề chung 2. Các phương pháp tổ chức thi công 3. Các phương pháp thiết kế tổ chức thi công 4. Thiết kế tổ chức thi công đường ô tô 5. Cung cấp vật tư & tổ chức vận chuyển 6. Quản lý thi công - kiểm tra - nghiệm thu 1. Khái niệm về vật tư: Là những tư liệu sản xuất cần thiết trong quá trình xây dựng đường như: - Vật liệu: ximăng, sắt thép, cát, đá dăm, sỏi sạn, CPĐD... - Bán thành phẩm: hỗn hợp BTN, BTXM, cát-GCXM, CPĐD-GCXM, nhũ tương nhựa... - Cấu kiện: ống cống, dầm cầu, cọc tiêu, biển báo hiệu, tường hộ lan mềm... Tiết 5.1.Tổ chức cung cấp vật tư - Nhiên liệu: xăng, dầu, nhớt, khí đốt... - Thiết bị, phụ tùng thay thế. - Dụng cụ lao động & bảo hộ lao động: cuốc, xẻng, mũ, quần áo... Công tác cung cấp vật tư tiến hành kịp thời, sẽ tạo điều kiện cho các công tác khác tiến hành đều đặn và liên tục. Nếu bị gián đoạn, có thể làm đình trệ sản xuất, chậm tiến độ thi công. 2. Yêu cầu : - Thỏa mãn yêu cầu của tiến độ thi công. - Đảm bảo sử dụng tối ưu vốn lưu động. 3. Nhiệm vụ: - Xác định khối lượng vật tư. - Tính toán lượng dự trữ vật tư. - Lập tiến độ cung cấp vật tư. - Làm các thủ tục hợp đồng cung cấp. - Tổ chức tiếp nhận, bảo quản. - Cấp phát vật tư & kiểm tra việc thực hiện các định mức sử dụng vật tư. 4. Xác định vật liệu dự trữ: 4.1. Mục đích: Đảm bảo lượng vật liệu tồn kho luôn đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp trong suốt quá trình thi công song không sử dụng quá nhiều vốn lưu động & thời gian tồn kho không quá dài, làm giảm chất lượng vật tư. 4.2. Các loại dự trữ: 4.2.1. Dự trữ thường xuyên (Vtx): Là số lượng vật tư cần thiết, theo từng chủng loại vật tư, để đảm bảo quá trình thi công diễn ra đều đặn giữa 2 lần nhập vật tư theo hợp đồng. Vtx = N.Vn trong đó: - N là số ngày giãn cách giữa 2 đợt cung cấp. - Vn là số lượng vật tư sử dụng trong 1 ngày. Ở giai đoạn TK TC2 tổng thể, Vn có thể tính theo công thức tổng quát : Vn = Q/Tth Với : - Q là tổng khối lượng loại vật tư cần thiết (có xét đến các hao hụt). - Tth là thời gian thi công thực. Ở giai đoạn TK TC2 chi tiết, Vn xác định theo số lượng vật tư sử dụng trong ngày như trong Đ.A TK TC2 chi tiết. Số ngày giãn cách N xác định dựa trên các cơ sở: loại phương tiện VC, cự ly VC, thủ tục mua bán. Ở ngay sau đợt cung cấp vật tư mới, dự trữ thường xuyên sẽ đạt giá trị lớn nhất Vmaxtx. Lượng dự trữ này giảm dần theo thời gian, đến ngay trước ngày cung cấp ở đợt sau, nó sẽ đạt giá trị tối thiểu Vmintx. 4.2.2. Dự trữ bảo hiểm (Vbh): Là số lượng vật tư cần thiết, đảm bảo quá trình thi công diễn ra liên tục mặc dù vì một lý do nào đó, tiến độ cung cấp vật tư bị gián đoạn. Vbh = Nbh.Vn trong đó: - Nbh là số ngày dự trữ bảo hiểm bình quân, xác định theo thống kê. 4.2.3. Dự trữ đặc biệt (Vđb): Là số lượng vật tư cần thiết, đảm bảo quá trình thi công diễn ra bình thường, trong thời gian nhập, phân loại & thí nghiệm chất lượng vật tư. Vđb = Nđb.Vn trong đó: - Nbh là số ngày dự trữ đặc biệt, tùy theo loại vật tư. 5. Tính toán diện tích kho, bãi: Lượng vật tư dự trữ lớn nhất sẽ được dùng để tính toán diện tích kho bãi. Vk = Vmaxtx + Vbh + Vđb Trong một số trường hợp, để đơn giản và giảm bớt vốn lưu động, tiết kiệm kinh phí xây dựng, số lượng vật tư để tính toán diện tích kho bãi có thể tính: Vk = Vn.n'.K1.K2 Với: - n' là định mức dự trữ vật tư; - K1 (1,1 ÷1,5) là HS phân bố không đều - K2 (1,3 ÷1,5) là HS yêu cầu vật tư không đều. Định mức dự trữ vật tư n'-ngày (bảng 4.1 tr 67) Hình thức & cự ly vận chuyển Vận tải đường sắt Vận tải đường bộ Dưới 100 km Trên 100 km Dưới 15 km Trên 15 km Cát, đá dăm 3 - 5 6 - 15 2 - 3 3 - 5 Vôi, XM, gạch 5 - 10 10 - 20 4 - 6 6 - 10 Gỗ 10 - 20 15 - 40 5 -10 10 - 15 Thép, KC thép 10 - 20 20 - 50 3 - 7 8 - 15 Tên vật liệu Diện tích kho, bãi: F= Vk / q Với: - q là lượng vật liệu bảo quản được trên 1m2 diện tích có ích của kho, bãi. q phụ thuộc vào loại vật liệu, loại & kết cấu kho bãi, phương pháp bốc dỡ. (Bảng 4.2 trang 68). Diện tích tổng cộng sủa kho bãi S(kể cả đường đi lại, vận chuyển): S = α.F Với: - α = 1,5 ÷ 1,7 với kho tổng hợp. - α = 1,4 ÷ 1,6 với kho kín. - α = 1,2 ÷ 1,3 với bãi lộ thiên chứa thùng, hòm. - α = 1,1 ÷ 1,2 với bãi lộ thiên chứa VL rời. Lượng VL bảo quản được trên 1m2 kho bãi (q) Tên vật liệu Đơn vị Loại kho bãi Cách chất VL Chiều cao chất VL(m) Lượng VL trên 1m2 Sỏi, cát, đá dăm đánh đống bằng máy M3 Bãi lộ thiên Đánh đống 5 ÷ 6 3 ÷ 4 Sỏi, cát, đá dăm đánh đống bằng thủ công M3 Bãi lộ thiên Đánh đống 1,5 ÷ 2 1,5 ÷ 2 Đá hộc chất bằng máy M3 Bãi lộ thiên Đánh đống 2,5 ÷ 3 2 ÷ 3 Đá hộc chất bằng thủ công M3 Bãi lộ thiên Đánh đống 1,2 1,0 XM đóng bao Tấn Kho kín Xếp chồng 2,0 1,0 XM rời Tấn Kho kín Đổ đống 1,5 ÷ 2 2 ÷ 2,8 Vôi cục Tấn Kho kín Đổ đống 2,0 2,0 Gạch thẻ, gạch chỉ Viên Bãi lộ thiên Xếp chồng 1,5 700 Thép hình I, U Tấn Bãi lộ thiên Xếp chồng 1,0 2 ÷ 3 Thép tròn, thép tấm Tấn Kho có mái Xếp chồng 1,2 3,7 ÷ 4,2 Gỗ xẻ M3 Bãi lộ thiên Xếp chồng 2 ÷ 3 1,3 ÷ 2,0 Gỗ cây M3 Bãi có mái Xếp có đệm 2 ÷ 3 1,2 ÷ 1,3 Nhựa đường Tấn Bãi lộ thiên Xếp chồng 1,7 0,9 Xăng dầu đóng thùng Tấn Kho kín Xếp chồng 1,6 0,8 6. Lập kế hoạch yêu cầu - cung cấp vật tư: Căn cứ: - Tiến độ thi công. - Chủng loại vật tư. - Khối lượng & dự trữ vật tư. - Khả năng cung ứng vật tư. Lập: - Bảng biểu cung cấp vật tư theo thời gian. - Biểu đồ cung cấp vật tư. Bảng kế hoạch cung cấp vật tư Khối lượng phân bổ theo tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Yêu cầu Cung cấp Yêu cầu Cung cấp Yêu cầu Cung cấp Yêu cầu Cung cấp Yêu cầu Cung cấp Yêu cầu Cung cấp 1 2 3 4 5 6 7 STT Tên vật tư Đơn vị Tổng khối lượng Biểu đồ tiến độ nhập-xuất vật tư 7. Tiết kiệm chi phí vật tư: Vật tư thường chiếm 50 ÷ 70% giá thành công trình. Tiết kiệm chi phí vật tư sẽ cho phép hoàn thành công trình với giá thành rẻ. Các biện pháp tiết kiệm vật tư: - Hạn chế lượng vật tư hao hụt. - Kiểm tra chặt chẽ việc cấp phát & sử dụng vật tư. - Sử dụng vật tư, vật liệu địa phương. - Áp dụng các thành tựu KHCN mới. 7.1. Hạn chế lượng vật tư hao hụt : - Giảm đến mức tối thiểu các khâu trung chuyển, cơ giới hóa công tác bốc dỡ, sử dụng phương tiện vận chuyển tốt để giảm hao hụt trong khâu vận chuyển. - Thiết kế kho bãi, tính toán xuất nhập vật tư hợp lý, tổ chức bảo vệ chặt chẽ để hạn chế vật tư hao hụt, giảm chất lượng, mất mát trong khâu bảo quản. - Thiết kế các sơ đồ công nghệ, biện pháp thi công hợp lý, tổ chức cấp phát, sử dụng vật tư đúng định mức để giảm hao hụt trong quá trình thi công. - Áp dụng chế độ thưởng, phạt thích đáng để khuyến khích tiết kiệm vật tư. 7.2. Kiểm tra chặt chẽ việc cấp phát & sử dụng vật tư: - Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu lượng vật tư tồn kho với kế hoạch nhập, xuất vật tư. - Thường xuyên kiểm tra định mức sử dụng vật tư tại các cơ sở gia công, chế tạo BTP, cấu kiện & công trường. 7.3. Sử dụng tối đa các loại VL địa phương: - Nghiên cứu sử dụng các loại vật tư, vật liệu sẵn có trong nước hoặc tại địa phương để giảm hao hụt, giảm giá thành vận chuyển. - Hướng tới thay thế hoàn toàn các loại vật tư, vật liệu nhập ngoại bằng các loại sản xuất được trong nước. 7.4. Áp dụng các thành tựu KHCN: Mạnh dạn áp dụng các thành tự KHCN trong các lĩnh vực: - Phụ gia mới. - Vật liệu mới. - Kết cấu mới. - Công nghệ gia công hiện đại. - Công nghệ thi công tiên tiến. 1. Khái niệm: - Trong quá trình XDĐ, phải vận chuyển một khối lượng rất lớn các loại: vật tư- vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn. - Công tác vận chuyển phải được tổ chức tốt, kịp thời, hợp lý mới đảm bảo tiến độ thi công đúng dự kiến, chất lượng đúng yêu cầu. Tiết 5.2.Tổ chức vận chuyển 2. Phân loại vật tư vận chuyển: Có rất nhiều loại vật tư-vật liệu phải vận chuyển trong quá trình TC, song theo yêu cầu VC có thể phân làm 2 loại: - Không khống chế thời gian thi công: XM, sắt thép, cát, đá... - Khống chế thời gian thi công: hỗn hợp BTN, BTXM, CPĐD GCXM, cát GCXM... Loại này nếu không đảm bảo thời gian vận chuyển có thể làm tăng chi phí XD do các BTP trên phải loại bỏ. 3. Phân loại công tác vận chuyển: 3.1. Vận chuyển trong nội bộ công trường: VD: VC đất, VC VL từ các kho bãi trên công trường đến vị trí sử dụng. Chi phí loại hình VC này đã được tính toán trong chi phí xây lắp công trình. 3.2. Vận chuyển trong nội bộ XNP: VD: VC từ khu vực khai thác đến khu vực gia công, VC từ khâu gia công này đến khâu gia công kia, từ khu gia công đến bãi chứa sản phẩm hoặc phế phẩm. Chi phí loại hình VC này đã được tính toán trong chi phí giá thành chế tạo sản phẩm. 3.3. Vận chuyển ngoại tuyến: VC từ các XNP đến hiện trường xây lắp. Công tác vận chuyển này chiếm một khối lượng rất lớn. Chi phí loại hình VC này được tách riêng, được xem là một hạng mục công tác xây lắp. Trong phạm vi của giáo trình, chúng ta chỉ nghiên cứu loại hình vận chuyển này. 4. Lựa chọn hình thức vận chuyển: Hình thức vận chuyển bằng ô tô thường được lựa chọn do có các ưu điểm: - Không cần các khâu trung chuyển. - Tính cơ động rất cao. - Chi phí VC trung bình. - Tốc độ vận chuyển đủ lớn (30 ÷ 50km/h). - Cự ly VC kinh tế tương đối rộng (100km). - Tổ chức, quản lý đơn giản. - Dễ tìm kiếm, dễ điều động. 5. Tính toán khối lượng vận chuyển: Cơ sở : - Các bảng biểu tính toán tổng khối lượng VL, khối lượng VL trong 1 ca thi công. - Tiến độ thi công. Đơn vị tính : - M3 (Tấn): tính khối lượng VC & thống kê cự ly VC. - Tấn.Km: khối lượng vận chuyển được nhân với cự ly vận chuyển. 6. Chọn ô tô vận chuyển: 6.1. Loại ô tô: Cơ sở : loại vật liệu vận chuyển. - XM đóng bao, gạch, sắt thép, nhựa đường đóng thùng, gỗ, ván khuôn, cấu kiện: có thể sử dụng ô tô tải thùng hoặc ô tô tự đổ. - Đất, cát, đá dăm, CPĐD.... nên sử dụng ô tô tự đổ hoặc ô tô chuyên dùng (hạn chế được hỗn hợp phân tầng). Ô tô chuyên dùng VËn chuyÓn vËt liÖu b»ng xe chuyªn dïng - Vật liệu phải bơm, rót dùng các loại xe chuyên dụng : Ô tô vận chuyển bêtông bơm Ô tô chuyên dụng VC hỗn hợp BTXM trên công trình cầu Thuận Phước - Đà Nẵng Ô tô vận chuyển xi măng rời Ô tô vận chuyển xi măng công trình cảng Chân Mây - Thừa thiên - Huế Ô tô vận chuyển nhựa đường - nhũ tương 6.2. Tải trọng ô tô: Cơ sở : - Khối lượng vận chuyển. - Cự ly vận chuyển. - Loại phương tiện bốc dỡ. Nguyên tắc : - Tải trọng ô tô tỉ lệ thuận với khối lượng & cự ly vận chuyển để giảm giá thành vận chuyển. 7. Năng suất vận tải: Công thức tổng quát : )ca/T,ca/m( t V L V L q.K.K.TN 3 21 ttt ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛ ++ = Trong đó: - T là thời gian làm việc trong 1 ca (7h). - Kt là hệ số sử dụng thời gian (0,8 ÷ 0,95). - Ktt là hệ số lợi dụng tải trọng (0,8 ÷ 1,0). - q là khối lượng hàng trong 1 chu kỳ VC (m3, tấn). - L là cự ly VC trung bình (Km). - V1, V2 là tốc độ xe khi có tải & không tải (20 ÷ 50km/h). - t là thời gian bốc dỡ trong 1 chu kỳ, tùy thuộc vào loại hàng vận chuyển & phương tiện bốc dỡ: + t = 0,1 giờ khi chở vật liệu rời, bốc xúc bằng máy. + t = 1 ÷ 2 giờ khi chở gạch, gỗ, cốp-pha, ván khuôn, XM đóng bao, sắt thép.... + t = 0,5 ÷ 1 giờ khi chở BTN. + t = 0,2 ÷ 0,5 giờ khi chở BTXM. + t = 1,0 ÷ 1,5 giờ khi chở XM rời, nhựa, nhũ tương, nước. + t = 0,1 ÷0,2 giờ khi chở cấu kiện BTXM. 8. Tính toán số lượng ô tô: 8.1. Trường hợp 1 - ô tô là máy chủ đạo: Công tác VC lúc này không phụ thuộc vào các khâu công tác khác. Thường gặp trong trường hợp vận chuyển đất đắp nền đường từ mỏ đất, hoặc vận chuyển là một trình tự công nghệ trong dây chuyền công nghệ thi công. Tính số lượng ô tô theo công thức: q Qn = Trong đó: - Q là khối lượng vận chuyển trong 1 ca thi công (M3, tấn, tấn.km). - q là năng suất vận chuyển của 1 ô tô (M3, tấn, tấn.km). Trường hợp chưa có số liệu chi tiết: thT.q Qn = Trong đó: - Q là tổng khối lượng vận chuyển. - Tth là thời gian thi công thực. 8.2. Trường hợp 2 - ô tô là máy phụ: Công tác VC lúc này phụ thuộc vào các khâu công tác chính. Thường gặp trong trường hợp vận chuyển đất đắp nền đường từ nền đào, hoặc vận chuyển vật liệu phục vụ máy rải. Công thức: ôtô c N Nn = Trong đó: - Nc là năng suất của tổ hợp máy chính. - Nôtô là năng suất của 1 ô tô vận chuyển. 9. Biên chế đoàn xe: Số lượng ô tô tính toán ở mục 8 là số lượng ô tô thực tế công tác (Nct). Trong quá trình thi công, ô tô có thể có các hư hỏng đột xuất hoặc phải trung, đại tu theo định kỳ. Vì vậy, biên chế đoàn xe (Nds) được xác định theo công thức: Nds = Nct.Ksd trong đó: Ksd là hệ số sử dụng đoàn xe ( 0,8 ÷ 1,0). Chương 6 1. Các vấn đề chung 2. Các phương pháp tổ chức thi công 3. Các phương pháp thiết kế tổ chức thi công 4. Thiết kế tổ chức thi công đường ô tô 5. Cung cấp vật tư & tổ chức vận chuyển 6. Quản lý thi công - kiểm tra - nghiệm thu 1. Khái niệm : Quản lý thi công xây dựng công trình (XDCT) bao gồm quản lý chất lượng XD, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công XDCT, quản lý an toàn lao động trên công trường XD, quản lý môi trường XD. Nhằm đạt được các mục đích cụ thể như sau: Tiết 6.1.Quản lý dự án đầu tư xây dựng Mục đích của công tác quản lý dự án: - Đảm bảo tiến độ TC diễn ra đúng dự kiến. - Các cấu kiện, các hạng mục công trình & toàn bộ dự án đạt chất lượng khai thác yêu cầu, đảm bảo kỹ - mỹ thuật theo đúng đồ án thiết kế đã được phê duyệt. - Tiết kiệm được các chi phí trong quá trình thực hiện dự án. - Hạn chế được các tai nạn lao động, ít gây tác động xấu tới môi trường. 2. Các nguyên tắc cơ bản: n Bảo đảm XDCT theo quy hoạch, TK; bảo đảm mỹ quan CT, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với ĐK tự nhiên, đặc điểm VH-XH của từng địa phương; kết hợp phát triển KT-XH với quốc phòng - an ninh. o Tuân thủ quy chuẩn XD, TCXD do cơ quan QL nhà nước có thẩm quyền về XD ban hành. p Bảo đảm CL, tiến độ, an toàn CT, tính mạng con người và tài sản, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong XD. q Bảo đảm XD đồng bộ trong từng CT, đồng bộ các CT hạ tầng KT. r Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong XD. 3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (XDCT): Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT: Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện DAĐT XDCD, Hợp đồng trong hoạt động XD; Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập DAĐT XDCD, khảo sát, thiết kế, thi công và giám sát TC XDCT. 3.1. Một số khái niệm (theo Luật Xây dựng): 3.1.1. Hoạt động XD: bao gồm lập quy hoạch XD, lập DAĐT XDCT, KS XDCT, TK XDCT, TC XDCT, GS TC XDCT, QLDA ĐT XDCT, lựa chọn Nhà thầu trong hoạt động XD và các hoạt động khác có liên quan đến XDCT. 3.1.2. Thi công XDCT: bao gồm XD và lắp đặt thiết bị đối với các CTXD mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ CT; bảo hành, bảo trì CT. 3.1.3. Chủ đầu tư XDCT (CĐT): là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để ĐT XDCT. 3.1.4. Nhà thầu xây dựng (NT): là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động XD, năng lực hành nghề XD khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động XD. Theo định nghĩa này của Luật Xây dựng, có các loại Nhà thầu sau: - Nhà thầu Khảo sát XDCT. - Nhà Thầu Thiết kế XDCT. - Nhà thầu QLDA DT XDCT. - Nhà Thầu TC XDCT. - Nhà thầu cung ứng & lắp đặt thiết bị. - Nhà Thầu GS TC XDCT. - Tổng thầu XDCT. - Nhà thầu chính. - Nhà thầu phụ. 3.1.5. Tổng thầu XD: là hình thức Nhà thầu ký kết Hợp đồng trực tiếp với CĐT để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của một DA ĐT XDCT. Có các hình thức: - Tổng thầu thiết kế. - Tổng thầu TC XDCT. - Tổng thầu TK & TC XDCT. - Tổng thầu TK, cung cấp thiết bị công nghệ & TC XDCT. - Tổng thầu lập DA ĐTXDCT, TK, cung cấp thiết bị công nghệ & TC XDCT. 3.1.6. Lựa chọn NT trong hoạt động XD: Việc lựa chọn NT trong hoạt động XD nhằm chọn được NT có đủ ĐK năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ XD phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được YC của CĐT và mục tiêu của DA. Có các hình thức: - Đấu thầu. - Chỉ định thầu. - Lựa chọn NT thiết kế kiến trúc. (thông qua hình thức thi tuyển kiến trúc). n Đấu thầu : trong hoạt động XD nhằm lựa chọn NT phù hợp, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh. Có 2 hình thức: * Đấu thầu rộng rãi: nhằm lựa chọn NT TC XDCT và không hạn chế số lượng NT tham gia đấu thầu. Thông báo mời thầu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. * Đấu thầu hạn chế: nhằm lựa chọn NT TVTK hoặc TC XDCT đối với các CT có YC kỹ thuật cao, chỉ có 1 số NT có đủ kinh nghiệm & năng l ực thực hiện. o Chỉ định thầu : áp dụng cho các công trình có tính chất đặc biệt, hoặc quy mô nhỏ, đơn giản. Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động XD, năng lực hành nghề XD phù hợp với công việc, loại, cấp CT; có tài chính lành mạnh, minh bạch. p Thi tuyển kiến trúc : áp dụng cho các công trình VH, TT, công cộng quy mô lớn, các trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên hay các công trình có tính chất đặc thù. Tác giả của phương án TK kiến trúc đã được lựa chọn được đảm bảo quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước TK tiếp theo khi có đủ ĐK, năng lực hoạt động XD. 3.1.7. Giám sát tác giả: Là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình TC XDCT nhằm bảo đảm việc thi công XD theo đúng đồ án thiết kế đã được phê duyệt. 3.1.8. Sự cố công trình: Là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình XD có nguy cơ sụp đổ; đã sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc CT không sử dụng được theo TK. Sự cố sụt nền đường QL1A - đoạn vào cầu Trìa Sự cố lún cống chui Văn Thánh - T.P Hồ Chí Minh Thủng bản nắp 3.1.9. Bản vẽ hoàn công (BVHC): Là BV bộ phận CT, CTXD hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước TK, được lập trên cơ sở BCTC đã được duyệt. Mọi sửa đổi so với TK đã được duyệt phải được thể hiện. Trong trường hợp các kích thước thực tế bằng đúng BVTC thì BVTC chính là BVHC. NT XD có trách nhiệm lập BVHC, ký & đóng dấu trên BVHC, đây là tài liệu để thực hiện bảo hành, bảo trì CT sau này. 3.2. Các hình thức QLDA đầu tư XDCT: 3.2.1. CĐT trực tiếp QLDA: khi CĐT đủ điều kiện năng lực về QLDA. Lúc này CĐT có thể thành lập Ban QLDA. Ban QLDA chịu trách nhiệm trước Pháp luật & CĐT theo quyền hạn và nhiệm vụ được giao. Đối với các DA lớn, phức tạp, trải dài theo tuyến thì BQLDA có thể thuê các tổ chức tư vấn (TCTV) để quản lý các DA thành phần. BQLD có thể ký kết hợp đồng với cá nhân, TCTV ngoài nước có đủ năng lực để phối hợp quản lý các ƯD KHCN mới mà TV trong nước chưa thực hiện được. 3.2.2. Thuê tổ chức tư vấn QLDA: Khi CĐT không đủ điều kiện năng lực có thể thuê cá nhân hoặc các TCTV QLDA. Tổ chức & cá nhân QLDA phải có đủ năng lực theo các quy định trong Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ. Nhiệm vụ, quyền hạn của các BQLDA, các TCTV QLDA được quy định trong Mục 5- Điều 36, Điều 35 - Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ. 4. Quản lý chất lượng CTXD: Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng CTXD: Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng CTXD; áp dụng đối với Chủ đầu tư, Nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng CTXD trên lãnh thổ Việt Nam. 4.1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng: bao gồm Quy chuẩn XD và Tiêu chuẩn XD. 4.1.1. Quy chuẩn XD : là các quy định bắt buộc áp dụng trong mọi hoạt động xây dựng; là cơ sở để quản lý hoạt động XD và là căn cứ để ban hành TCXD. QCXD được Chính phủ phân cấp cho Bộ Xây dựng ban hành. Ví dụ: Bộ QCXD (nhiều tập) do Bộ xây dựng ban hành & có hiệu lực từ 1/1/1997. 4.1.2. Tiêu chuẩn XD: là các quy định về chuẩn mực kinh tế-kỹ thuật, trình tự thực hiện các công tác XD, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật & các chỉ số tự nhiên. TCXD do các Bộ quản lý chuyên ngành XD (theo phân cấp) ban hành. Bao gồm : n Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) Ví dụ : TCVN 4054:2005 - Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế. TCVN 4453:1995 - KCBT & BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4447:1987 - Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu. 4054, 4453... là số hiệu của tiêu chuẩn. 2005, 1995... là năm ban h ành tiêu chuẩn. o (Tiêu chuẩn xây dựng - TCXD, TCXDVN) Ví dụ : TCXD 206:1998 - Cọc khoan nhồi - Yêu cầu về chất lượng thi công. TCXDVN 356:2005 - Kết cấu bêtông & bêtông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 286:2003 - Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Ghi chú : hiện nay các TCXD được thay thế dần bởi các TCXDVN. p Tiêu chuẩn ngành (22TCN - ngành GTVT, 14TCN - ngành Thủy lợi - cảng). Ví dụ : 22TCN 333:2006 - Quy trình đầm nén đất, cấp phối đá dăm trong phòng thí nghiệm. 22TCN 247:1998 - Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu BTCT DƯL. 14TCN 63:2002 - Bêtông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật. 4.2. Nội dung QLCL CTXD: chất lượng một công trình xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công đến khâu vận hành, bảo trì công trình. Vì vậy, các nội dung QLCL CTXD cũng bao gồm rất nhiều khâu: - QLCL công tác khảo sát. - QLCL công tác thiết kế. - QLCL công tác thi công. - QLCL công tác bảo hành công trình. - QLCL công tác bảo trì công trình. 4.2.1. QLCL công tác khảo sát: Kết quả KS XD là cơ sở để thực hiện công tác tiếp theo là thiết kế XD (TK XD). Trong thực tế XD và khai thác CT, nhiều phát sinh, sự cố là do chất lượng công tác khảo sát không tốt, đặc biệt ở các khâu: khảo sát địa chất, địa chất thủy văn, thủy văn... Vì vậy, trước khi tiến hành khảo sát, NT khảo sát phải lập Nhiệm vụ, Phương án khảo sát, trình CĐT phê duyệt. Trong quá trình KS, CĐT phải giám sát thường xuyên, liên tục, nghiệm thu từng bước công tác KS. Trong trường hợp CĐT không có năng lực có thể thuê TV giám sát quá trình KS. NT KS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật & CĐT về tính trung thực và chính xác của KQ KS; Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng NV KS, phát sinh khối lượng do KS sai; sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về KS XD không phù hợp. 4.2. QLCL công tác thiết kế XDCT: Đồ án thiết kế là căn cứ để triển khai các bước tiếp theo như: lập dự toán, thẩm định TK-DT, mời thầu, chấm thầu, triển khai TC, kiểm tra & nghiệm thu trong quá trình TC. Nhà thầu TK phải chịu trách nhiệm trước pháp luật & CĐT về chất lượng TK; phải bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ KS; sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu thông tin hoặc các giải pháp TK không phù hợp làm tăng chi phí XD hoặc ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. 4.2.1. Yêu cầu chung đối với ĐA TK XDCT: n Phù hợp với quy hoạch, cảnh quan, ĐK tự nhiên và các quy định về kiến trúc. o Nền móng bề vững, không lún, nứt quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ CT và các CT lân cận. p Phù hợp với YC của các bước TK, thỏa mãn chức năng s.dụng, đ.bảo mỹ quan, giá thành hợp lý. q An toàn, tiết kiệm, phù hợp với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, đảm bảo phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. r Đồng bộ trong từng giai đoạn xây dựng & đồng bộ với các CT có liên quan. 4.2.2. Các giai đoạn TK XDCT: Bao gồm : TK cơ sở (TKCS), TK kỹ thuật (TKKT) & TK bản vẽ thi công (TK BVTC). Tùy theo tính chất, quy mô xây dựng mà có thể TK một, hai, hay ba bước: n TK 1 bước : là TK BVTC được áp dụng đối với các công trình quy định cho phép chỉ lập báo cáo KT-KT (các trụ sở có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ, các CT hạ tầng có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ, CT phục vụ mục đích tôn giáo). o TK 2 bước: bao gồm bước TKCS và TK BVTC được áp dụng đối với các công trình quy định phải lập DAĐT XDCT. p TK 3 bước: bao gồm bước TKCS, TKKT và TK BVTC được áp dụng đối với các công trình có quy mô là cấp đặc biệt; cấp I hoặc cấp II có kỹ thuật phức tạp. Ghi chú : Đốii với CT phải thực hiện TK hai bước trở lên, các bước TK tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước TK trước đã được phê duyệt. 4.2.3. Thẩm định, phê duyệt TK XDCT: - TKCS phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về XD tổ chức thẩm định khi phê duyệt DA ĐT XDCT. - Các bước TK tiếp theo do CĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt, nhưng không được trái với TKCS đã được phê duyệt. - Trường hợp CĐT không có đủ ĐK, năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ ĐK, năng lực thẩm tra TK, dự toán CT, làm cơ sở cho việc phê duyệt. Nội dung thẩm định thiết kế: - Đánh giá sự phù hợp với các bước TK trước đã được phê duyệt. - Kiểm tra sự tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn XD. - Đánh giá mức độ an toàn công trình. - Đánh giá sự hợp lý của các giải pháp TK. - Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ. Nội dung thẩm định dự toán: - Sự phù hợp giữa khối lượng TK & khối lượng trong dự toán. - Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức KT-KT, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định. - Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán. 4.3. QLCL công tác thi công (QLCLTC): QLCLTC XDCT bao gồm các hoạt động QLCL của NT TCXD; giám sát TCXD CT và nghiệm thu CTXD của CĐT; giám sát tác giả của NT TK XDCT. 4.3.1. QLCLTC của nhà thầu: n Lập hệ thống QLCT phù hợp với TC, quy mô công trình (thường gọi là các Ban điều hành dự án); trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân. o Thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, VL, cấu kiện... theo các Tiêu chuẩn áp dụng. p Lập và kiểm tra các biện pháp thi công, tiến độ thi công. q Ghi chép nhật ký công trình theo quy định. r Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong & bên ngoài công trường. s Nghiệm thu nội bộ, lập hồ sơ hoàn công cho các bộ phận, hạng mục và toàn bộ CT. t Báo cáo thường xuyên cho CĐT các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện DA. u Chuẩn bị các tài liệu, căn cứ nghiệm thu; lập phiếu yêu cầu CĐT tổ chức nghiệm thu. 4.3.2. QLCLTC của CĐT: n Kiểm tra các ĐK khởi công XDCT. o Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của NT so với hồ sơ dự thầu. p Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu sử dụng trong CT thông qua các Giấy chứng nhận chất lượng của các PTN hợp chuẩn cung cấp. Tổ chức kiểm tra lại khi có các nghi ngờ về chất lượng và tính trung thực của các Giấy chứng nhận chất lượng. q Kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thi công, bao gồm: - Kiểm tra các biện pháp thi công. - Kiểm tra việc thực hiện các thao tác, trình tự công nghệ thi công. - Ghi nhật ký giám sát hoặc lập các biên bản kiểm tra hiện trường. - Phát hiện các sai sót, bất hợp lý để điều chỉnh hoặc yêu cầu NT TK điều chỉnh. - Xác nhận bản vẽ hoàn công. - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu. - Tổ chức giải quyết các vướng mắc, tranh chấp, phát sinh trong quá trình thi công. - Tổ chức kiểm định lại chất lượng khi có các nghi nghờ về chất lượng. Khi CĐT không có đủ năng lực, có thể ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân thực hiện công tác giám sát quá trình thi công (TVGS). 4.3.3. Giám sát tác giả (GSTG): n NT TK cử người có đủ năng lực để thực hiện quyền giám sát tác giả. o Nếu phát hiện TC có sai khác so với TK, GSTG phải ghi vào nhật ký GS của CĐT yêu cầu thực hiện đúng TK, trường hợp cần thiết phải lập văn bản gửi cho CĐT. p NT TK là thành viên trong hội đồng nghiệm thu. Trong trường hợp phát hiện thấy có các sai khác so với ĐA TK, không đủ điều kiện để nghiệm thu thì NT TK có thể phát văn bản cho CĐT để từ chối nghiệm thu và nêu rõ lý do từ chối. Đồ án TK đã được duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau: - Khi DA ĐT XDCT được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi TK. - Trong quá trình TC XDCT phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi TK sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CT, tiến độ TC XD, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. - Trường hợp thay đổi TK BVTC mà không làm thay đổi TKKT hoặc TKCS được duyệt thì CĐT hoặc NT TVGS được thay đổi TK. Dự án tuyến tránh Đà Nẵng cần có thêm giải pháp thiết kế để KCAĐ bền vững khi chịu tác động của nước ngầm ...và nghiên cứu giải pháp gia cố mái taluy đào bị phong hóa. 4.4. QLCL công tác bảo hành: - Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng phải được bảo hành theo quy định (thông thường là 12 tháng) để kịp thời phát hiện, sửa chữa các hư hỏng trong thời gian đầu khai thác. - CĐT có trách nhiệm phải kiểm tra phát hiện các hư hỏng để yêu cầu các NT sửa chữa kịp thời; GS & nghiệm thu công tác sửa chữa của NT. - Trường hợp NT XD không tiến hành sửa chữa, CĐT có quyền lấy chi phí bảo hành CT (3 ÷ 5% giá trị CT) để thuê các NT khác sửa chữa. Nhà thầu kết hợp với CĐT & TVGS bảo hành trên Dự án cải tạo QL1 đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang (ADB3) - NT XD có trách nhiệm tổ chức khắc phục ngay các hư hỏng khi có yêu cầu của CĐT. Được phép từ chối bảo hành trong trường hợp: - Sử dụng vận hành CT sai quy trình. - CT bị tháo dỡ do CĐT vi phạm pháp luật. - CT hư hỏng không do lỗi của NT. Các nhà thầu: KS, TK, TC, GS CT phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng CTXD, sự cố CTXD kể cả sau thời gian bảo hành, tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Phải bảo hành ngay đường & mặt cầu Bồng Sơn trên QL1 !!! 4.5. QLCL công tác bảo trì: Các công trình XD muốn khai thác lâu dài phải thực hiện đúng công tác bảo trì trong suốt quá trình sử dụng. Các cấp bảo trì bao gồm: - Duy tu, bảo dưỡng. - Sửa chữa nhỏ. - Sửa chữa vừa. - Sửa chữa lớn. Các nội dung cụ thể sẽ được đề cập trong Giáo trình Khai thác đường ô tô. Dự án tuyến tránh Vĩnh Điện cần sớm được bảo trì do lún - nứt nền mặt đường... ...và mất ổn định tường cánh cống chui dân sinh Khe nứt tường cánh Dự án hầm Hải Vân cần bảo trì mặt đường bêtông nhựa... Mặt đường nứt thành lưới ...và gia cố lại mái taluy đào bị xói lở Đối với các công trình mới XD: Nhà thầu TK phải lập quy trình bảo trì công trình phù hợp với quy mô & cấp CT. Đối với các CT đang khai thác chưa có quy trình: Chủ sở hữu, chủ quản lý CT thuê các đơn vị Tư vấn kiểm định chất lượng và xây dựng quy trình bảo trì công trình; có trách nhiệm tổ chức bảo trì đúng quy trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình bị giảm sút do bảo trì không đúng quy trình. 1. Các giai đoạn nghiệm thu: Các hạng mục công trình XD hoàn thành và CTXD hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được CĐT nghiệm thu. Các giai đoạn nghiệm thu gồm: - Nghiệm thu từng công việc XD trong quá trình TCXD. - Nghiệm thu bộ phận CTXD, giai đoạn TCXD - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục CT, hoàn thành CTXD và đưa vào sử dụng. Tiết 6.2. Công tác nghiệm thu 2. Trình tự tổ chức nghiệm thu: n NT XD tập hợp các tài liệu có liên quan, tổ chức tự nghiệm thu trước khi lập phiếu yêu cầu CĐT nghiệm thu các công việc, bộ phận CT bị che khuất, các bộ phận CT, hạng mục hoặc toàn bộ CT. o NT XD lập phiếu yêu cầu CĐT nghiệm thu. p CĐT tập hợp, kiểm tra các căn cứ để tiến hành nghiệm thu; tổ chức công tác nghiệm thu. Lập biên bản chấp thuận hoặc tự chối nghiệm thu. 3. Nghiệm thu công việc xây dựng: 3.1. Các căn cứ: n Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT. o BVTC và các thay đổi đã được phê duyệt. p Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn XD áp dụng. q Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật & Hợp đồng XD. r Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm VL, vật tư, cấu kiện XD. s Nhật ký thi công của NT, nhật ký TVGS & các văn bản khác. t Biên bản nghiệm thu nội bộ của NT. 3.2. Trình tự nghiệm thu: n Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường. o Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT phải thực hiện. p Đánh giá sự phù hợp của công việc XD với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn XD áp dụng, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật của công trình & Hợp đồng XD. q Lập biên bản nghiệm thu. 3.3. Thành phần nghiệm thu: n Người phụ trách giám sát TC của CĐT hoặc TVGS được CĐT ủy quyền. o Người phụ trách kỹ thuật trực tiếp của NT. 4. Nghiệm thu bộ phận CT hoặc giai đoạn xây dựng: 4.1. Các căn cứ: n o p q r như ở mục 3.1. s Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận CT hoặc GĐ XD. t BVHC bộ phận CT hoặc GĐXD. u Biên bản nghiệm thu nội bộ của NT. v Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai các GĐ tiếp theo. 4.2. Trình tự nghiệm thu: n Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường. o Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT phải thực hiện. p Kiểm tra các BVHC. q Đánh giá sự phù hợp của công việc XD với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn XD áp dụng, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật của công trình & Hợp đồng XD. r Lập biên bản nghiệm thu. Kiểm tra chất lượng nền đường trước khi nghiệm thu chuyển giai đoạn Kiểm tra chất lượng móng đường trước khi nghiệm thu chuyển giai đoạn 4.3. Thành phần nghiệm thu: n Người phụ trách giám sát TC của CĐT hoặc TVGS được CĐT ủy quyền. o Người phụ trách kỹ thuật trực tiếp của NT. 5. Nghiệm thu hạng mục CT, nghiệm thu CT đưa vào sử dụng: 5.1. Các căn cứ: n o p q r như ở mục 3.1. s Các biên bản nghiệm thu các bộ phận CT hoặc GĐ XD. t Các kết quả thí nghiệm, kiểm định. u BVHC hạng mục CT hoặc CT. v Biên bản nghiệm thu nội bộ của NT. w Văn bản chấp thuận của CQ quan lý nhà nước về an toàn, môi trường, vận hành. 5.2. Trình tự nghiệm thu: n Kiểm tra hiện trường. o Kiểm tra các BVHC. p Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành. q Kiểm tra văn bản chấp thuận của CQ quan lý nhà nước về an toàn, môi trường, vận hành. r Kiểm tra quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình. s Lập biên bản nghiệm thu. 5.3. Thành phần nghiệm thu: n Phía CĐT: - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận GSTC của CĐT. - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận GSTC của NT TVGS. o Phía nhà thầu XD: - Người đại diện theo pháp luật. - Người phụ trách thi công trực tiếp. p Phía nhà thầu TK: - Người đại diện theo pháp luật. - Chủ nhiệm đồ án thiết kế. Lưu ý: Các công trình phục vụ công cộng, khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa, trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng, nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác. Ví dụ: - Nhà chung cư, làm việc, khách sạn nhiều tầng. - Công trình đê, đập, cầu, hầm lớn. - Công trình hóa chất, hóa dầu; kho dầu, khí. - Các công trình quan trọng theo ý kiến của Thủ tướng phải kiểm tra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_tc_chuong5_6_9924.pdf
Tài liệu liên quan