Kiến Trúc Nhà Ở
2
1.1.1 Khái niệm:
_ Nhà ở : là một loại nhà chuyên dùng cho các hoạt động ở và sinh hoạt gia đình,
nhằm phục vụ cuộc sống ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí và giao tiếp của con người, nhằm
tái tạo sức lao động giản đơn.
:là vỏ bao che để thực hiện một mô hình sống (là cách thức sinh hoạt của
một gia đình).
_Chỗ ở: có nghĩa rộng hơn nhà ở. Chỗ ở bao gồm các tiện nghi trong nhà ở, kết
cấu hạ tầng và điều kiện môi trường sống của khu vực dân cư.
_Ở nhiều nước hiện nay, người dân có xu hướng thường xuyên thay đổi chỗ ở, nhà
ở để được “đổi không khí” sinh sống và làm việc, việc này có thể hiểu là: cũng
một mảnh đất ấy, ngôi nhà ấy, mỗi người sẽ khai thác nó khác nhau theo khả năng
của bản thân. Và quan niệm về nhà ở sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của cách
ứng xử trong xã hội.
1.1.2 Phân loại nhà ở:
a/ Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp:
_Nhà ở kiểu căn hộ
_Nhà ở kiểu ký túc
_Nhà ở kiểu khách sạn
b/ Phân loại theo giải pháp mặt bằng:
_Nhà ở kiểu biệt thự
_Nhà ở kiểu khối ghép
_Nhà ở kiểu chung cư
c/ Phân loại theo số tầng cao:
Tác giả: Unknown Nhà xuất bản: Unknown Loại: pdf (Tiếng Việt) Số trang: 20 Kích thước: 214.4 K
20 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 7199 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến trúc nhà ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Môn học:KIẾN TRÚC NHÀ Ở
Mã số môn học KIL50(2-30)
1 Mục đích yêu cầu:
1.1 Mục đích: sinh viên nắm được sự phát triển của các bộ phận, các loại và
phương thức thiết kế của thế giới và Việt Nam về thể loại nhà ở. Nắm
được phương pháp đánh giá một thiết kế hoặc công trình nhà ở.
1.2 Yêu cầu: nắm được các giải pháp thiết kế và phương pháp thiết kế kiến
trúc.
2 Kế hoạch phân bố thời lượng môn học:
TT Tên chương Tiết lý thuyết Bài tập Thực hành
1 Chương1: Khái niệm nhà ở và
sự phát triển kiến trúc nhà ở.
2
2 Chương 2: Yêu cầu đối với
nhà ở hiện đại và các cơ sớ
khoa học trong thiết kế nhà ở.
2 2
3 Chương 3: Các thành phần
chức năng của căn nhà ở (căn
hộ ở).
4 2
4 Chương 4: Kiến trúc nhà ở
thấp tầng.
4 1
5 Chương 5: Kiến trúc nhà ở
nhiều tầng.
4 1
6 Chương 6: Các quần thể nhà ở
có trang thiết bị phục vụ công
cộng.
2 1
7 Chương 7: Phương tiện giao
thông thẳng đứng trong nhà ở.
2 1
8 Chương 8: Những vấn đề
thẩm mỹ trong kiến trúc nhà
ở.
1
9 Chương 9: Những vấn đề kinh
tế- kỹ thuật trong kiến trúc
nhà ở.
1
3 Nội dung chi tiết môn học
CHƯƠNG I: Khái niệm nhà ở và lịch sử kiến trúc nhà ở.
1.1 Khái niệm và phân loại nhà ở:
2
1.1.1 Khái niệm:
_ Nhà ở : là một loại nhà chuyên dùng cho các hoạt động ở và sinh hoạt gia đình,
nhằm phục vụ cuộc sống ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí và giao tiếp của con người, nhằm
tái tạo sức lao động giản đơn.
:là vỏ bao che để thực hiện một mô hình sống (là cách thức sinh hoạt của
một gia đình).
_Chỗ ở: có nghĩa rộng hơn nhà ở. Chỗ ở bao gồm các tiện nghi trong nhà ở, kết
cấu hạ tầng và điều kiện môi trường sống của khu vực dân cư.
_Ở nhiều nước hiện nay, người dân có xu hướng thường xuyên thay đổi chỗ ở, nhà
ở để được “đổi không khí” sinh sống và làm việc, việc này có thể hiểu là: cũng
một mảnh đất ấy, ngôi nhà ấy, mỗi người sẽ khai thác nó khác nhau theo khả năng
của bản thân. Và quan niệm về nhà ở sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của cách
ứng xử trong xã hội.
1.1.2 Phân loại nhà ở:
a/ Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp:
_Nhà ở kiểu căn hộ
_Nhà ở kiểu ký túc
_Nhà ở kiểu khách sạn
b/ Phân loại theo giải pháp mặt bằng:
_Nhà ở kiểu biệt thự
_Nhà ở kiểu khối ghép
_Nhà ở kiểu chung cư
c/ Phân loại theo số tầng cao:
_Nhà ở ít tầng
_Nhà ở nhiều tầng
d/ Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu:
_Nhà ở xây dựng toàn khối
_Nhà ở xây dựng bằng phương pháp lắp ghép
*Ngoài việc phân loại nhà, còn phải theo sự phân cấp của công trình để làm cơ sở
cho việc chọn giải pháp kiến trúc, thiết kế kết cấu và trang thết bị. Việc xác định
cấp công trình của nhà ở được căn cứ vào chất lượng khai thác và chất lượng công
trình. Chất lượng khai thác chính là tiện nghi, bao gồm tiêu chuẩn diện tích, chất
lượng hoàn thiện, trang thiết bị kỹ thuật…, còn chất lượng công trình được xác
định bằng độ chịu lửa và tuổi thọ của các bộ phận kết cấu chính.
Bảng phân cấp công trình:
Cấp công
trình
Chất lượng khai
thác
Độ bền lâu Độ chịu lửa Số tầng
Cấp I Cao 100 năm Bậc I,II Không hạn
chế
Cấp II Trung bình 70 năm Bậc III 1-5
Cấp III Thấp 30 năm Bậc IV 1-2
Cấp IV Tối thiểu 15 năm Bậc V 1
3
1.2 Quá trình phát triển kiến trúc nhà ở:
1.2.1 Nhà ở trong xã hội nguyên thuỷ và xã hội nô lệ:
_Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ sản xuất rất thấp kém và lạc hậu, nơi ở
của con người còn rất thô sơ. Ngày nay, chúng ta biết được những nơi ở đơn giản
ban đầu của họ, nhờ khảo cổ học khai quật lên những công trình từ xa xưa, hoặc
nhờ các công trình nghiên cứu những bộ lạc nguyên thuỷ còn sống rải rác trên thế
giới hiện nay.
_Sang chế độ nô lệ, nền văn minh nhà ở đáng nghiên cứu thuộc về những phần đất
Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và Ấn Độ; nhà ở phản ánh rõ rệt đời sống sinh hoạt xã hội
và mối quan hệ giữa các tầng lớp thời đó.
1.2.2 Nhà ở trong xã hội phong kiến:
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp là hình thành các giai tầng trong xã
hội, đặc biệt tầng lớp thợ thủ công và buôn bán nhỏ. Nhà ở trong thời kì này
phát triển hoàn thiện hơn với nhiều không gian chức năng và sự phong phú của
vật, kết cấu.Tuy nhiên nhà ở bấy giờ đã phản ánh rõ sự đối lập giàu nghèo và
thứ bậc giai tầng trong xã hội.
1.2.3 Nhà ở trong xã hội tư bản chủ nghĩa:
Một trong những vấn đề lớn của kiến trúc thời kì tư bản chủ nghĩa là nhà ở
công nhân. Những ảnh chụp và vẽ thời đó cho thấy những khu ở công nhân là
nghèo nàn, hỗn độn
Đầu thế kỷ XX, trong kiến truc nhà ở xuất hiện nhiều vấn đề mới và có sự phân
ngành sâu thêm như: kết cấu vật liệu (thép, bê tông cốt thép…), qui hoạch, căn
hộ linh hoạt và trang trí nội thất…
_Sau chiến tranh thế giới thứ I, việc thiếu nhà ở do sự tàn phá của chiến tranh
đến mức báo động, từ 1923, phát triển loại nhà ở xây dựng hàng loạt. Từ
những năm 1930 trở về sau, các nước chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng loại
nhà ở riêng biệt (nhà biệt thự), và đặc biệt thể loại nhà ở cao tầng được phát
triển mạnh.
_Tóm lại, nhà ở tư bản chủ nghĩa phát triển và đổi mới hơn so với xã hội
phong kiến. Tuy vậy, mâu thuẫn giai cấp và sự phân biệt xã hội cũng thể hiện
sâu sắc hơn; sự cách biệt về điều kiện ở giữa các giai tầng lớn hơn và tỷ lệ tiền
nhà trên tổng số thu nhập của người dân khá cao.
1.2.3 Nhà ở các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam:
_Kiến trúc nhà ở các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô cũ mang tính chất kế
hoạch, đặc biệt cải thiện nhiều hơn về điều kiện ở và môi trường ở, đảm bảo sự
công bằng, phù hợp với đời sống mới của nhân dân lao động. Đồng thời có chú
trọng giải quyết sự cách biệt về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn.
_Kiến trúc nhà ở Việt Nam: có thể phân thành ba mảng chính là nhà ở đô thị,
nhà ở nông thôn và nhà ở của các dân tộc ít người.
+ Nhà ở đô thị: chủ yếu nghiên cứu các thành phố Hà Nội, một số thành phố ở
miền bắc và thành phố Hồ Chí Minh; với các kiểu chính sau:
4
• kiểu nhà ống với bề ngang hẹp 3-4 mét, chiều dài rất lớn 30-40 mét, có khi
tới 60 mét, có sân trong để cải tạo vi khí hậu.
• kiểu nhà biệt lập nhưng khu đất có bề ngang hẹp, thường tường của các nhà
lân cận giáp nhau, có vườn trước và sau nhà.
• kiểu nhà biệt thự có khu đất riêng, điều kiện tiện nghi cao hoặc trung bình.
• kiểu nhà khối ghép nhiều căn, nhiều tầng.
• kiểu nhà chung cư nhiều tầng và cao tầng.
+ Kiến trúc nhà ở nông thôn: trải qua quá trình lịch sử lâu dài đã tự chọn lọc,
đào thải những yếu tố bất hợp lý, và giữ lại những ưu điểm phù hợp với điều
kiện địa phương và phong tục tập quán. Về thành phần tổ hợp, ngôi nhà ở nông
thôn thường gồm 2-3 ngôi nhà chính và phụ trợ, bố trí theo các kiểu: chữ nhất,
chữ nhị, chữ đinh và chữ môn; ngoài ra còn có sân vườn và ao cá…
+ Kiến trúc nhà ở các dân tộc ít người: đa số là các ngôi nhà sàn thể hiện rất cô
động tập quán từng dân tộc, nói lên được mối liên hệ hợp lý giữa kiến trúc nhà
ở với khí hậu thiên nhiên và phản ánh điều kiện vật liệu địa phương. Nhưng nó
cũng gắn bó với những tàn tích của xã hội cũ và một số hủ tục, mê tín dị
đoan… cần được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung.
+ Ở nước ta, nhà ở tương lai đã được coi là những vấn đề cần nghiên cứu, có
tầm quan trọng chiến lược, cần mang những đặc điểm nhiệt đới rõ nét kết hợp
với việc tiếp cận những kinh nghiệm hiện đại của thế giới. Mảng nhà ở nông
thôn phức tạp hơn vì nước ta có rất nhiều vùng có đặc điểm địa lý, khí hậu rất
khác nhau, đặc điểm sản xuất và đời sống xã hội cũng rất khác biệt.
+ Những mô hình sống trong tương lai ở Việt Nam cần nghiên cứu:
• Mô hình sống theo kiểu châu Á:
• Mô hình sống theo kiểu châu Âu:
CHƯƠNG II: Yêu cầu đối với nhà ở hiện đại và các cơ sở khoa học trong thiết kế
nhà ở.
2.1 Các yêu cầu đối với nhà ở hiện đại:
_Kích thước, diện tích các phòng của căn hộ ở: Kích thước của phòng ốc đòi hỏi
liên quan đến qui mô đặc điểm và chiều cao của trần nhà ở trong phòng. Hầu hết
các quốc gia có qui phạm qui định rõ ràng về diện tích, chiều cao tối thiểu hoặc tối
đa của phòng. Đối với một số nước, tiêu chuẩn tương đối linh hoạt hoặc tiêu chuẩn
rất cao: nhà có thể có phòng khách, phòng ăn rộng từ 18 đến 25,30 m; đặc biệt khu
phụ như khối vệ sinh tắm, xí rất rộng rãi và rất sang trọng.
_Đáp ứng yêu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống muôn vẻ của con người,
bảo đảm việc nghỉ ngơi, tiếp xúc, học tập, giải trí, giải phóng phụ nữ và giáo dục
thiếu nhi.
_Những điều kiện kỹ thuật, vệ sinh của con người.
_Những vấn đề về khí hậu, địa dư, về tập quán dân tộc.
2.2 Các cơ sở khoa học trong thiết kế nhà ở:
2.2.1 Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
a/ Địa hình, địa mạo (địa thế /thế đất) và đặc điểm xây dựng:
5
Địa thế là tính chất của khu đất trên đó người ta xây dựng ngôi nhà. Địa thế ảnh
hưởng đến hình loại kiến trúc công trình. Một vị trí xây dựng bằng phẳng là một
địa điểm thích hợp để xây dựng một ngôi nhà trệt hoặc trệt + lầu, có thể có tầng
hầm. Khi đó tận dụng đất đào cùng với lớp đất mặt dư có thể làm một bờ đất,
nhằm làm giảm vẻ cao của tầng lầu hay làm tăng thêm sự cách li của đất đối với
một phần của kiến trúc. Địa thế dốc là vị trí tự nhiên cho nhà nhiều tầng hay nhà
có tầng hầm có ánh sáng, việc xây dựng tầng hầm đã được ưa chuộng. Địa hình
của vị trí là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong việc thực hiện các thiết kế
này.
b/Khí hậu và môi trường:
_Môi trường và sự ô nhiễm môi trường:
Môi trường sống bao gồm những yếu tố bao quanh con người có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống con người. Trong đó, nhà ở là một môi trường
sống có giới hạn gần gũi nhất, thiết yếu nhất của con người. Tuy nhiên, cũng cần
xác định rằng, việc cải thiện vi khí hậu nhà ở phải bắt đầu từ một qui mô diện tích
lớn: thí dụ từ một đô thị hay một địa phận tương đương địa bàn cấp huyện ở nông
thôn. Việc cân bằng sinh thái khoa học về cảnh quan địa lí, sự tổ chức đời sống xã
hội sẽ có tác động đến từng ”đơn vị ở”
_Khí hậu và việc thiết kế tiện nghi vi khí hậu:
Các yếu tố khí hậu như: nắng, gió, mưa,… có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế kiến
trúc nhà ở cũng như việc tạo môi trường kiến trúc có lợi nhất cho sức khoẻ (thể
lực và trí tuệ) của người sống và làm việc trong đó cùng các trang thiết bị sinh
hoạt. Nhà ở phải có một chế độ vi khí hậu thích hợp với con người: bảo đảm vệ
sinh, thông gió, chiếu sáng, cách nhiệt, cách âm…
2.2 Điều kiện xã hội nhân văn:
2.2.1 Dân số và tháp tuổi:
Cơ cấu giới tính và độ tuổi của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng tới việc
bố trí mặt bằng và tổ chức không gian các khu vực sinh hoạt trong một căn hộ hay
ngôi nhà cũng như bố trí hệ thống phục vụ công cộng tại nơi ở. Cơ cấu tuổi phân
thành các nhóm tuổi sau: (0-6) tuổi, (6-14) tuổi, (14-18) tuổi, (18-40) tuổi, (40-
55/60) tuổi, (55-60) tuổi. Qua điều tra, đúc rút các đặc điểm đặc trưng của khu ở
so với mặt bằng chung và có những khuyến nghị riêng về bổ sung, điều hoà dân số
qui hoạch cải tạo xây dựng. Độ tuổi và giới tính của các thành viên trong gia đình
phải được xem xét khi thiết kế mẫu nhà ở, bởi với các độ tuổi khác nhau có tâm
sinh lí khác nhau, có những nhu cầu khác nhau trong việc tổ chức không gian ở.
Việc bố trí những khu vực sinh hoạt riêng cho con cái lớn khác giới tính để phù
hợp với vệ sinh xã hội là rất cần thiết.
2.2.2 Cấu trúc gia đình, nhân khẩu:
Số người của gia đình sống trong một căn hộ, một ngôi nhà là thông số quan trọng
trong việc thiết kế, xây dựng nhà ở. Từ việc nắm được số lượng nhân khẩu trong
căn hộ, có thể xác định cơ cấu các hộ theo số phòng ở ví dụ hộ 1 phòng, 2 phòng,
3 phòng, 4 phòng …Xu hướng tỉ lệ các hộ gia đình 2-3-4 nhân khẩu ngày càng
tăng, các hộ 6-7-8 nhân khẩu ngày một giảm cùng với xu thế hạ thấp tỉ lệ sinh
6
hàng năm. Quan hệ thân thuộc trong gia đình cũng liên quan mật thiết tới việc
thiết kế. Mỗi kiểu loại gia đình, mỗi quan hệ thân thuộc có những đòi hỏi sự phân
khu thích ứng, đòi hỏi có cơ cấu mặt bằng căn hộ thích hợp. Có thể chia tổng thể
các gia đình thành 5 kiểu, bao gồm 15 loại như sau:
STT Kiểu Loại Thành viên
1 Độc thân 01
02
1 người
Vợ +chồng
2 Vợ chồng không có con ở
cùng
03
04
05
Vợ-chồng + bố (mẹ)
Vợ-chồng + người thân
Vợ-chồng + bố (mẹ) +người thân
3 Vợ chồng có con ở cùng 06
07
08
09
Vợ-chồng + con
Vợ-chồng +con + ông(bà)
Vợ-chồng + con + người thân
Vợ-chồng + con + ông(bà) + người
thân
4 Cha (mẹ) và con 10
11
12
13
Bố (mẹ) +con
Bố (mẹ) + con + ông (bà)
Bố (mẹ) + con + người thân
Bố (mẹ) + con + ông (bà) +người thân
5 Gia đình không trực hệ 14
15
Ông (bà) + cháu
Gia đình 2 khẩu phi trực hệ còn lại
Khi xem xét gia đình với tư cách là chủ thể sử dụng nhà ở, cần phải có quan điểm
động: một mặt luôn luôn hình thành những gia đình mới, một mặt lại có các gia
đình giải thể, lụi tàn.
2.2.3 Nghề nghiệp, trình độ văn hoá:
Dân cư trong khu ở cần điều tra và phân loại theo nghề nghiệp trình độ văn hoá để
có những khuyến nghị về xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ công cộng, tổ chức
không gian và môi trường ở phù hợp với cơ cấu dân cư của khu ở. Cơ cấu nghề
nghiệp (xã hội) của dân cư được phân thành các nhóm: công nhân (quốc doanh, tư
nhân, liên doanh…); chủ doanh nghiệp (nhỏ, vừa, lớn); viên chức; trí thức; thợ thủ
công; dịch vụ (tự tìm việc); công việc không ổn định; và hoàn tòan không có việc.
Mỗi tầng lớp dân cư có những lối sống riêng, có những nhu cầu riêng về không
gian ở, diện tích ở. Kèm theo tính chất lao động, cần lưu ý cả trình độ phức tạp
khác nhau của lao động.
2.2.4 Điều kiện kinh tế , xã hội gia đình :
_Điều kiện kinh tế - tài chính (mức sống) của hộ gia đình: tuỳ theo mức độ thu
nhập, mức sống của các hộ gia đình (hộ giàu có, hộ khá giả, hộ trung bình, hộ
nghèo …) mà các gia đình có nhu cầu về số lượng và chất lượng nhà ở khác nhau.
_Địa vị xã hội của gia đình: biểu hiện ở giai tầng xã hội của các gia đình thông qua
tính chất lao động của các thành viên, từ đó tổ chức những không gian phù hợp. Ví
dụ: trí thức có nhu cầu riêng về không gian làm việc, nghiên cứu; công nhân
không có nhu cầu cấp thiết về không gian làm việc riêng ở nhà…
7
_Hoạt động trong gia đình: đó là những hoạt động của con người ngoài giờ làm
việc, gắn với ngôi nhà, căn hộ, là nơi thể hiện khá đầy đủ điều kiện sống và trình
độ sống của con người. Nó góp phần tái tạo và phát triển con người toàn diện cả
vật chất lẫn tinh thần. Có 2 nhóm chỉ báo chính là cơ cấu quỹ thời gian và cơ cấu
cường độ của các dạng hoạt động chủ yếu tại nhà như: công việc nội trợ, các mối
giao tiếp xã hội tại nơi ở (trong và ngoài nhà); hoạt động kinh tế sản xuất phụ, hoạt
động học tập, nghỉ ngơi giải trí…
2.3 Cơ sở văn hoá truyền thống:
Đó là các tín ngưỡng, tập tục cổ truyền, tập quán dân tộc, nhân chủng… Những
đặc điểm trong sinh hoạt của mỗi dân tộc, mỗi bản sắc của dân tộc rất cần nghiên
cứu vì có liên quan đến hoạt động ở.
2.4 Cơ sở kinh tế kỹ thuật:
Trong cơ chế thị trường, tính năng động, sự dễ dàng chuyển đổi việc làm, nơi cư
trú, điều kiện ở… đang được kích thích tối đa. Công năng nhà ở, việc bố trí các
không gian ở cũng cần thay đổi cho phù hợp với nhu cầu sống và lối sống ngày
một đa dạng và không ngừng biến đổi của từng thành viên trong gia đình. Đặc
biệt, sự phát triển và phổ cập các phương tiện giao tiếp, thông tin liên lạc, các
trang thiết bị trong gia đình… là yếu tố trực tiếp nhất làm thay đổi các mô hình
nhà ở và sự tổ chức không gian bên trong nhà ở: diện tích sàn, diện tích khu phụ,
số phòng, vị trí nhà…
2.5 Đặc điểm tổ chức không gian cư trú truyền thống Việt Nam:
2.5.1 Thành phần và quy hoạch:
_Kiến trúc nhà ở là trung tâm của một tổng thể, thường gồm 2 đến 3 ngôi nhà và
các bộ phận phụ trợ như cổng ngõ, sân, ao, vườn, bể nước hay giếng nước, chuồng
trâu bò, nơi ủ phân, chuồng heo gà và nhà tắm, xí…
_Hướng nhà thường xoay hướng Đông đến Đông nam và Nam, cũng có một vài
ngoại lệ.
_Ngõ vào và lối vào: ngõ vào thường phía trước nhà hoặc bên hông, hướng vào
sân. Lối vào phía trước nhà bao giờ cũng tránh trục chính, cá biệt nếu có lối vào
thẳng cửa chính thì phải có bình phông chắn cửa, không để nhìn thẳng vào nơi thờ
phượng.
2.5.2 Cơ cấu mặt bằng: thường bao gồm:
_Diện tích thờ tự và tiếp khách trang trọng.
_Diện tích sinh hoạt: không gian sinh hoạt gia đình, sản xuất phụ, tiếp khách thân
mật, bếp, kho…
_Diện tích phòng riêng.
Công việc sản xuất gần như bao trùm lên mọi sinh hoạt hàng ngày nên không gian
sinh hoạt trở thành thành phần sinh động nhất trong nhà ở.
2.5.3 Kết cấu: thường sử dụng:
_Hệ thống khung gỗ: đơn giản trong kết cấu kỹ thuật và thi công.
_Hệ vách trước, giáp hiên của nhà trên: thường được làm thành tấm mang cả cửa
sổ cửa, cửa đi. Khi cần mở rộng diện tích (trong các dịp giỗ kỵ hay lễ lạc) có thể
8
được tháo ra dễ dàng. Vách cửa đặt trên ngạch cửa vừa để tránh ẩm mục, vừa góp
phần thông thoáng cho nhà.
2.6 Mô hình nhà ở cổ truyền ở đô thị Việt Nam:
2.6.1 Nhà ở hình ống, có sân trong.
2.6.2 Nhà ở biệt thự kiểu “tây”.
CHƯƠNG III: Các thành phần chức năng của căn nhà ở.
3.1 Chức năng gia đình, công năng nhà ở:
_Gia đình là một tế bào xã hội, luôn vận động và phát triển. Tính chất của gia
đình, quan hệ giữa các thành viên và nhu cầu sinh hoạt của mỗi người sẽ quyết
định nội dung, hình thức, mặt bằng và không gian nhà ở. Khi xem xét gia đình với
tư cách là chủ thể sử dụng nhà ở, cần phải có quan điểm động, do một mặt luôn
hình thành những gia đình mới, một mặt lại có các gia đình giải thể, lụi tàn. Hoạt
động trong gia đình là những hoạt động của các cá nhân ngoài giờ làm việc, gắn
với ngôi nhà, căn hộ, là nơi thể hiện khá đầy đủ điều kiện sống và trình độ sống
của con người.
_ Nhà ở trước hết phải đáp ứng được yêu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện
sống muôn hình muôn vẻ của con người; bảo đảm việc nghỉ ngơi, tiếp xúc, học
tập, giải trí…; góp phần tái tạo và phát triển con người toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần.
3.2 Các yêu cầu tâm linh của không gian sống:
_ Không gian sinh hoạt đa năng: chính là cái lõi về mặt sinh hoạt gia đình, tập
trung hầu hết các hoạt động đối nội, sản xuất (nếu có) và cả đối ngoại của gia đình.
_Không gian thờ tự và tiếp khách: bộ mặt và niềm tự hào của một gia đình khi xưa
hiện đang thoái hoá về chức năng trong đời sống hiện đại, chỉ sử dụng như một
phòng triển lãm gia đình.
_Buồng riêng, một khía cạnh văn hoá: đảm bảo một sự kín đáo, cách li cần thiết
nhưng vẫn quan hệ mật thiết với các không gian khác trong tổng thể.
_Sân trong: sự duyên dáng thâm trầm và ý nhị của một không gian ở nửa kín nửa
hở.
3.3 Nội dung căn nhà:
3.3.1 Tiền phòng:
_Là một không gian đệm giữa trong và ngoài nhà, trước khi vào các phòng ở.
_ Là “nút” giao thông của nhà, từ đó phân phối dòng người đi các phòng; đồng
thời có tác dụng chống ồn, đảm bảo yên tĩnh cho các phòng ngủ; làm không gian
chuyển tiếp, điều hoà khí hậu; còn làm chỗ để tạm thời một số đồ đạc, vật dụng.
_Bố trí đầu căn hộ, nếu bố trí càng gần vào trung tâm của căn hộ càng tốt, thường
có chỗ để gương soi, giá tủ, kệ giày dép, mũ áo…
_Diện tích thường từ 4m2- 6,4m2- chiều rộng thông thuỷ không bé hơn 1,2 m đối
với cửa vào thẳng và không nhỏ hơn 1,3m đối với cửa vào bên; hình thức kiến trúc
đơn giản.
3.3.2 Phòng sinh hoạt chung (phòng khách):
_Là nơi nghỉ ngơi, trao đổi tiếp khách; phòng chung còn kết hợp làm phòng ăn
hoặc có thể bố trí chỗ ngủ tạm cho một vài thành viên của gia đình.
9
_Vừa có chức năng đối nội và đối ngoại.
_Phải liên hệ trực tiếp với tiền phòng, bếp và một số không gian phụ như hiên
trong nhà ít tầng và ban công, lô gia trong nhà nhiều tầng; thường đặt cạnh phòng
ngủ người già.
_Diện tích 18m 2- 20m2, có thể đến 26m2- 30m2, tỉ lệ các cạnh 1:1 hoặc 1:1,5 là
phù hợp.
_Tổ chức không gian phong phú, ấm cúng thân mật.
3.3.3 Phòng ngủ và phòng làm việc:
_ Phòng ngủ là phòng cần cần ưu tiên nhất trong nhà ở:
+ Tình trạng lí tưởng là có phòng ngủ riêng cho mỗi thành viên.
+ Gồm nơi ngủ, nghỉ ngơi thư giãn, giải trí, nghiên cứu học hành, thay quần áo, vệ
sinh…
+ Nên được tiếp xúc tự nhiên, nhận được nhiều ánh sáng ban mai càng tốt.
+ Có thông với lối ra dự phòng (trường hợp khẩn cấp), thường từ nơi giường ngủ
hoặc các cửa sổ trong phòng ngủ.
+ Đảm bảo sự cách li, yên tĩnh.
+ Thường khu vực ngủ gồm các phòng ngủ phải được đặt xa khu vực ồn ào của
phòng ở và hệ thống giao thông.
_ Kích thước phòng ngủ nhỏ (không bé hơn 2,7m × 3,0m; chỉ phục vụ duy nhất
chức năng ngủ ; một phòng ngủ hoàn chỉnh thường 4,0m × 4,8m.
_Bố trí hợp lí các vật dụng tại khu vực ngủ, bàn trang điểm, khu vực ngồi chơi hay
đọc sách, chỗ thay quần áo hay vệ sinh. Nên thiết kế ít nhất mỗi phòng ngủ có hai
diện tường để bố trí phòng ngủ, cho phép thay đổi và di chuyển vật dụng theo định
kì.
_Đối với các loại nhà có tiêu chuẩn cao hoặc đối với một số đối tượng nhất định,
thiết kế riêng phòng làm việc:
+ Bố trí cửa riêng tách khỏi lối vào bộ phận ở.
+ Kích thước tuỳ thuộc vào sự trang bị các vật dạng và hoạt động nghề nghiệp.
+ Có thể sử dụng như một phòng cá nhân hoặc làm nơi tiếp khách.
3.3.4 Ban công và lô gia:
_Là những không gian để nghỉ hóng mát hoặc để phục vụ nội trợ.
_Ban công 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên, có tầm nhìn nhưng nghỉ ngơi không
tiện, nhất là xứ nóng. Lô gia có mái, ăn sâu vào phía trong mặt bằng nhà nên được
ưa thích, nhất là với nhà cao tầng.
_Lô gia để nghỉ ngơi, giải trí: gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng chung, diện tích
3,5m2- 4,0m2; chiều sâu không bé hơn 1,4m; thường được lấy từ 2,0m- 2,4m.
_Lô gia phục vụ: gắn với nhà bếp, vệ sinh, chiều sâu không nhỏ hơn 1,05m.
3.3.5 Phòng ăn và bếp:
_Phòng bếp được sử dụng hầu hết trong thời gian hoạt động của gia đình: chuẩn bị
bữa ăn, làm việc, trò chuyện, giặt giũ…, thường đặt kề cận phòng ăn, đảm bảo
quan sát đến được các cửa bên trong và bên ngoài nhà.
+ Bếp phải đáp ứng được yêu cầu của công việc nội trợ, nhẹ nhàng, thuận tiện, tốn
ít thời gian đi lại, đảm bảo điều kiện vệ sinh: thông gió, thoát khói
10
rác bẩn…; thiết bị dễ lau chùi, bố trí gọn gàng, phù hợp với trình tự công việc
chuẩn bị thức ăn.
+ Các khu vực làm việc chính của một phòng bếp gồm: khu vực chứa thực phẩm,
vật dụng; khu vực chuẩn bị nấu và chỗ rửa dọn, vệ sinh. Bộ ba hoạt động này phải
được sắp xếp sao cho hiệu quả nhất cho người sử dụng, thường không dưới 4,5m
hoặc quá 6,6m.
+ Khu vực tồn trữ: tủ lạnh và không gian thao tác: còn là nơi tiện dụng để chuẩn bị
cho các bữa ăn nhẹ, chứa các thiết bị, dụng cụ như máy trộn thức ăn, xay trái cây,
làm bánh…
: chỗ chứa đồ ăn hộp và đồ khô, tủ chén, sách dạy nấu ăn,
đồ dùng viết lách, sổ ghi điện thoại …
: máy ướp đông, kho lạnh …
+ Khu vực chuẩn bị nấu: vị trí lò nấu và lò vi ba phải đảm bảo hoạt động của
người nấu bếp, không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại khác qua phòng.
: chậu rửa rau và dụng cụ nấu ăn.
: không gian nhỏ 0,5m ở mỗi cạnh lò làm chỗ để tạm trong
khi nấu.
+ Khu vực rửa dọn sạch sẽ: chậu rửa, chỗ chứa thức ăn thừa và chỗ rửa chén dĩa
(máy), các bồn chậu rửa thường được đặt dưới cửa sổ.
+ Một phòng bếp biệt lập có hình quầy đảo thường được ưa thích do sử dụng tối
đa tại chỗ làm việc như là chỗ để ăn uống; đồng thời, vị trí lò nấu, chậu rửa, tủ
lạnh được gần nhau. Ngoài ra, còn có thể bố trí phòng bếp theo các kiểu hình chữ
U, chữ L, một tường, hành lang, bán đảo …
_Phòng ăn đúng cách thức phải rộng 3,4m × 4,2m với bàn ghế đặt giữa để ngồi ăn
uống chiêu đãi, đặt được tủ để bánh trái hoặc tủ chè Trung Quốc. Khoảng cách
rộng 1,05m để đi lại, phục vụ quanh khu vực bàn ăn.
Thường khu vực ăn được bố trí một góc giữa bếp và phòng với kích thước có thể
nhỏ là 2,7m × 3,3m.
3.3.6 Khối vệ sinh: khối vệ sinh trong nhà ở gồm chỗ tắm, rửa và xí, tiểu. Khối vệ
sinh có thể thiết kế gộp trong một phòng gồm chỗ tắm, rửa, xí, chỗ thay quần áo
và tủ quần áo cá nhân. Khối vệ sinh có thể thiết kế phòng tắm tách riêng khỏi xí
tiểu, thường thích hợp với gia đình đông người và những nước có khí hậu nóng
như Việt Nam.
_Các yêu cầu cơ bản đối với khối vệ sinh :
+ Sử dụng thuận tiện thường bố trí gần phòng ngủ và bếp để sử dụng chung một số
đường ống cấp thoát nước.
+ Đáp ứng được những yêu cầu tâm sinh lí của con người, đặc biệt chú trọng vấn
đề tập quán dân tộc, nhân chủng…
+ Thiết bị vệ sinh phải bền chắc.
+ Bảo đảm chế độ hợp lí về chiếu sáng, vệ sinh…
+ Kích thước khối vệ sinh tuỳ thuộc vào kích thước và số lượng kiểu thiết bị.
Xu hướng lắp đặp nhiều tủ kệ để cung cấp thêm các chỗ vật dụng và trang trí.
3.3.7 Kho và tủ tường:
11
_Là những không gian phụ để đựng những đồ dùng, vật dụng như quần áo, dày
dép, đồ dùng hàng ngày hay đồ dùng nội trợ:
+ Tủ tường thường đặt giữa hai phòng ngủ, ở một đầu lô gia, ở đầu cùng lối đi
hoặc đặt trong tiền phòng và phòng phụ; tủ tường còn có tác dụng cách âm, chống
ồn rất tốt, là bộ phận cách li giữa các phòng.
+ Tủ tường có ba mặt xây, một mặt cửa; chiều cao thường suốt từ nền đến trần;
chiều sâu 60- 70cm.
+ Trong tủ tường nên phân định một số mức cao nhất định để chia thành các khu
vực phù hợp với vật dụng để trong đó.
_Kho cũng có tác dụng như tủ tường, thường có kích thước lớn hơn và được sử
dụng như một phòng hỗn hợp, tạp dụng.
3.3 Sơ đồ quan hệ công năng và giải pháp phân khu:
3.4 Giải pháp tổ chức không gian nội thất:
_Gắn chặt với các hoạt động chức năng trong căn hộ, có thể chia thành ba loại
chính:
+ Các hoạt động cá nhân: ngủ, làm việc và vệ sinh cá nhân…
+ Các hoạt động tập thể: nghỉ ngơi, giải trí, sinh họat gia đình, dạy dỗ con cái…
+ Các hoạt động nội trợ: ăn uống, nấu ăn, phơi, dọn vệ sinh…
_Yêu cầu khi thiết kế nội thất:
+ Tính linh động trong xử lí công năng nhà ở.
+ Tiết kiệm thời gian không gian.
+ Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất lẫn tinh thần.
+ Mĩ quan.
_Nội dung chính của thiết kế nội thất nhà ở:
+ Tổ chức không gian: kín, hở, nửa kín, nửa hở; xu hướng “kiến trúc hữu cơ”,
giảm tính cách biệt giữa không gian trong và ngoài nhà và việc thiết kế phòng
nhiều công năng, đáp ứng được những nội dung sinh hoạt.
+ Trang trí và việc sử dụng các trang thiết bị sinh họat như:
* Cây xanh, ánh sáng, trời mây, mặt nước… được sử dụng hợp lí.
* Đồ gỗ đa năng, nhẹ nhàng linh hoạt, kích thước thiết bị tiêu chuẩn hoá.
* Màu sắc hài hoà, thích hợp với nội dung chức năng.
* Khung cảnh kiến trúc phải chân thật, sử dụng đồ vật một cách lôgic, tránh tạo
thành những khung cảnh giả hay vay mượn, hoặc đảo lộn qui luật cấu trúc của vật
liệu.
CHƯƠNG IV: Kiến trúc nhà ở thấp tầng.
4.1 Khái niệm và phân loại: là loại nhà dưới 3 tầng. Trong loại nhà này có thể bao
gồm nhiều loại nhà như nhà ở ít tầng một căn, hai căn biệt thự dùng cho một gia
đình hay hai gia đình), nhà ít tầng kiểu khối ghép và kiểu đơn nguyên, nhà ở nông
thôn, nhà mặt phố…
4.2 Nhà ở biệt thự: là loại nhà ở xây dựng riêng biệt hay nhà ở kiểu có sân vườn,
mức độ tiện nghi cao. Những đặc điểm chính của nhà biệt thự:
+ Baỏ đảm điều kiện sinh họat ở mức độ cao. Về mặt cách li, yên tĩnh cũng như
tiếp xúc với thiên nhiên đều ưu việt, không khí trong sạch, vườn tược rộng rãi rất
12
tốt đối với sức khoẻ của người già và trẻ em. Điều kiện quản lí cũng dễ dàng hơn
các loại nhà khác.
+ Yêu cầu đối với vật liệu, kết cấu không phức tạp lắm, tuy đôi khi đòi hỏi có
những vật liệu trang trí tốt để đảm bảo mỹ quan. Thông thường sử dụng vật liệu
địa phương như gạch, đá, gỗ; thi công bằng phương pháp thủ công là chính, đôi
khi có thể dùng cơ giới nhỏ.
+ Diện tích chiếm đất lớn; đường ống kĩ thuật dài tốn kém, diện tích đi lại lớn,
hàng rào nhiều nên không kinh tế, đôi khi phải xử lí thiết bị kĩ thuật, thiết bị cục
bộ như máy bơm, xử lí nước… Đối với loại nhà này thường thêm một số không
gian phụ như kho, tầng hầm, hàng hiên…nên điều kiện tiện nghi cao nhưng giá
thành cao.
+ Về mặt qui hoạch, nếu xây dựng nhiều sẽ gây cảm giác phân tán.
_Biệt thự xây dựng riêng biệt một gia đình không nhỏ hơn 4004m2- - 12004m2- ;
ghép hai gia đình (song lập) không nhỏ hơn 26 × 25m, loại này kinh tế hơn,
_Tổ chức mặt bằng:
+ Dây chuyền công năng:
+ Giaỉ pháp tổ hợp mặt bằng nhà :
* Các phòng tập trung quanh tiền phòng, lấy tiền phòng làm đầu mối giao thông,
đồng thời làm âu cách li giữa các phòng ở.
* Các phòng liên hệ theo kiểu không gian liên tục, thường lấy phòng chung làm
đầu mối giao thông.
* Dùng hành lang giải quyết liên hệ giữa các phòng.
_Phạm vi xây dựng:
+ Trong các đô thị nhỏ, đất đai rộng, địa hình phức tạp, không thể xây nhà cao
tầng.
+ Địa phương có nhiều vật liệu xây dựng phù hợp với nhà ít tầng, có điều kiện thi
công đơn giản.
+ Trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp.
4.3 Nhà ở mặt phố và thị trấn ( nhà ống).
4.4 Nhà ở khối ghép:
_Là loại nhà gồm nhiều căn đặt cạnh nhau xếp thành từng dãy, có thể xây dựng
hàng loạt. Tuỳ theo điều kiện mỹ quan, tiện nghi, địa hình, mức độ chống cháy…
mà một dãy nhà khối ghép có số căn hộ nhiều hay ít. Hình dáng nhà khối ghép rất
đa dạng, có thể hình chữ nhật, chữ L… khiến cho dãy nhà có hình thức sinh động.
Nhà khối ghép tuỳ điều kiện hướng gió, địa hình, khí hậu, kết cấu… mà có những
cách hợp khối khác nhau: cách xếp thẳng, cách xếp chéo, cách xếp so le.
_ Nhà khối ghép có những đặc điểm sau:
+ Chất lượng sử dụng tốt, có thể tổ chức hoạt động ngoài trời, nghỉ ngơi, phơi
phòng, bố trí cây xanh tốt và dễ tổ chức thông gió hợp lí, phù hợp cho sinh hoạt,
vệ sinh và yên tĩnh , kết cấu đơn giản (hay dùng tường ngang chịu lực), dễ xây
dựng công nghiệp hoá và thi công nhanh.
+ Mỗi nhà có khu vườn trước nhà riêng biệt.
+ Hình thức kiến trúc dễ xử lí, chất lượng mĩ quan cao.
13
+ Nhà tương đối kinh tế vì tiết kiệm được tường ngoài và nâng cao mật độ cư trú.
Nhưng nếu số lượng căn trong dãy nhà nhiều quá điều kiện ở sẽ kém đi và việc
xây dựng sẽ trở nên bất hợp lí.
_Các loại nhà khối ghép phổ biến :
+ Nhà khối ghép 1 tầng: thường gồm 1- 3 phòng ở.
+ Nhà khối ghép 2 tầng: thường gồm 3- 5 phòng ở.
+ Nhà khối ghép 2 tầng 2 gia đình: có nhiều cách tổ hợp mặt bằng:
* Lối vào chung cho căn tầng dưới và tầng trên.
* Lối vào riêng cho căn tầng dưới và tầng trên, nhưng cùng một phía.
* Lối vào riêng cho mỗi căn và ở hai hướng khác nhau.
* Lối vào từ cầu thang ngoài trời; cũng có trường hợp do nhà xếp lệch nhau nên có
giải pháp đặt lối vào từ mặt bên của nhà.
+ Nhà khối ghép 3 tầng: ít phổ biến.
CHƯƠNG V: Kiến trúc nhà ở nhiều tầng.
5.1 Khái niệm và phân loại: là loại nhà cao 4- 5 tầng trở lên. Ở loại nhà này có thể
có mặt bằng kiểu đơn nguyên, kiểu tháp, kiểu hành lang giữa hoặc hành lang hai
bên và hiện nay, ở tất cả các nước đều chiếm khối lượng xây dựng rất lớn.
5.2 Nhà ở kiểu phân đoạn (đơn nguyên):
5.2.1 Đặc điểm: Nhà gồm nhiều đoạn giống nhau ghép lại, mỗi đoạn còn còn gọi
là đơn nguyên.
_Mặt bằng của mỗi đơn nguyên tập trung nhiều căn hộ bố trí quanh cầu thang. Cầu
thang thường phục vụ 2-4 căn hộ.
_ Về mặt hình thức, có thể phân làm 3 loại đơn nguyên :
+ Đơn nguyên giữa nhà gọi là đơn nguyên tiêu chuẩn, nó có thể lặp đi lặp lại nhiều
lần; là phần cơ bản của cấu trúc toàn bộ nhà.
+ Đơn nguyên đầu hồi là đơn nguyên góc kết thúc hoặc chuyển tiếp khối nhà, tạo
khả năng tăng số phòng trong căn hộ và hình khối kiến trúc thêm đa dạng.
5.5.2 Cách tổ chức mặt bằng đơn nguyên:
_Cầu thang: có thể bố trí ngang hoặc dọc nhà, chiều rộng lồng cầu thang thường
2,4m- 2,7m- 3,0m. Cầu thang bố trí ngang nhà mặt bằng nhà đơn giản, chặt chẽ,
bố trí dọc nhà kết cấu phức tạp hơn.
_Bếp và khối vệ sinh trong căn hộ: ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng của căn
hộ và đơn nguyên; thông dụng nhất gồm các kiểu:
+ Bếp và khối vệ sinh bố trí sát dọc tường ngoài.
+ Bếp và khối vệ sinh bố trí sát dọc tường ngang gần lối vào căn hộ.
+Bếp và khối vệ sinh bố trí đối diện nhau dọc theo tường ngang, cạnh lối vào.
+Bếp và khối vệ sinh đặt sát tường ngang ở lùi sâu vào phía trong căn hộ.
Bố trí bếp và khối vệ sinh cần quan tâm đến các yêu cầu sử dụng, bố trí đường ống
thiết bị, cung ứng, thoát rác và thoát nước, chống ẩm…
_Ống đổ rác: thường được bố trí trong bếp, hoặc ở lồng cầu thang, nơi sử dụng
thuận tiện cho các hộ. Cần có biện pháp phân loại và hệ thống thu gom các loại rác
thải trong đơn nguyên hợp lí nhất: an toàn, kinh tế, mĩ quan và vệ sinh môi trường.
14
_ Các căn hộ trong đơn nguyên: có thể tổ chức theo kiểu thông phòng, có tiền
phòng hoặc hành lang liên hệ…Bố trí cửa và hành lang trong căn hộ cần đảm bảo
sự đi lại dễ dàng cũng như vận chuyển đồ đạc. Các phòng ở, các bộ phận phục vụ
thoả mãn tốt nhất nhu cầu sử dụng.
5.2.3 Các hình thức khác của kiểu nhà phân đoạn:
_Nhà ở phân đoạn độc lập (nhà tháp): có độ cao không nhỏ hơn 9-12 tầng; mặt
bằng tổ chức linh hoạt, ngoài cầu thang thường phải có thang máy là phương tiện
giao thông chính. Các kiểu nhà tháp thường phải có thang máy là phương tiện giao
thông chính. Các kiểu nhà tháp thường được phân loại theo hình dáng mặt bằng:
hình vuông, hình chữ nhật, hình chữ T, hình sao 3 cạnh, hình chữ thập, hình dáng
tự do, hình 2 khối chữ nhật…
_Nhà ở lệch tầng: thường sử dụng nơi địa hình sườn dốc, hoặc khi cần nâng hiệu
suất sử dụng của cầu thang sử dụng cả chiếu nghỉ và chiếu tới đến các căn hộ hoặc
do các nhu cầu đặc biệt về sử dụng không gian…Sử dụng giải pháp nhà ở lệch
tầng mang lại hiệu quả tốt trong tổ chức không gian kiến trúc song có sự phức tạp
về mặt kết cấu công trình.
5.3 Nhà ở kiểu hành lang:
5.3.1 Đặc điểm: các hộ bố trí dọc hành lang, và nhiều hộ sử dụng chung một cầu
thang hoặc thang máy. Hành lang là mối giao thông liên hệ cùng tầng với nhau,
đồng thời là đường giao thông từ căn hộ ra lồng cầu thang công cộng. Có thể phân
thành 3 kiểu nhà ở hành lang:
_Nhà hành lang giữa.
_Nhà hành lang bên: xây dựng phổ biến vì phù hợp khí hậu Việt Nam.
_Nhà hành lang giữa và hành lang bên kết hợp.
5.3.2 Cách tổ chức mặt bằng nhà hành lang bên: thường dùng gian tiêu chuẩn ghép
lại với nhau theo yêu cầu về số hộ. Các phòng ở bố trí hướng gió tốt, hành lang
quay về hướng gió lạnh.
_Cầu thang: có thể có 1 hay 2 vế. Kích thước và khoảng cách phục vụ của cầu
thang do yêu cầu phòng hoả qui định. Cầu thang có thể bố trí ngang hay dọc nhà,
cùng phía với phòng ở hoặc đối diện qua hành lang.
_Bếp và khối vệ sinh :
+ Đặt cạnh hành lang (về một hoặc 2 phía so với tiền phòng).
+ Đặt dọc theo tường ngang căn hộ.
+ Đặt lệch nhau với bếp được dùng làm không gian giao thông.
5.3.2 Các hình thức khác của nhà hành lang bên:
_ Nhà hành lang cụt.
_ nhà hành lang cách ( nhà vượt tầng).
CHƯƠNG VI: Các quần thể nhà ở có trang thiết bị phục vụ công cộng.
6.1 Nhà ở kí túc xá: là loại nhà ở dùng cho các đối tượng như sinh viên các trường
đại học, học sinh các trường trung học chuyên nghiệp, cán bộ và công nhân viên
sống độc thân, thường gồm 2 khu vực chính: khu vực ở và khu vực phục vụ công
cộng (nhà ăn hoặc câu lạc bộ).
_Các giải pháp tổ chức mặt bằng :
15
+ Nhà kí túc xá có các khu vực phục vụ bố trí ở tầng dưới.
+ Nhà kí túc xá có các phòng phục vụ công cộng bố trí trong một nhà riêng nhưng
gắn liền với nhà ở bằng hành lang.
+ Nhà kí túc xá có nhà ở riêng và nhà phục vụ riêng.
_Số chỗ của kí túc xá thông thường khoảng 300-400 chỗ, lớn hơn 500 chỗ sẽ kinh
tế hơn.
_Mặt bằng ký túc xá có loại hành lang giữa, hành lang bên hoặc kết hợp hai loại
hành lang, chỉ trong trường hợp tiêu chuẩn cao mới có mặt bằng kiểu đơn nguyên.
6.2 Nhà ở kiểu khách sạn: là loại nhà rất phát triển trên thế giới. Loại nhà này xây
dựng để sử dụng cho những gia đình ít người hoặc cho những người độc thân; bao
gồm các loại căn hộ 1 phòng, căn hộ 1,5 phòng hoặc căn hộ 2 phòng. Khi đánh giá
chất lượng của căn nhà ở kiểu khách sạn, người ta căn cứ vào trang thiết bị trong
căn hộ và khoảng cách từ phòng ở đến phòng phục vụ; gồm các kiểu loại phòng
sau:
+Phòng ở có chậu rửa
+Phòng ở có khối vệ sinh.
+Phòng ở có khối vệ sinh và bếp.
+Loại tiêu chuẩn cao có bếp và khối vệ sinh đầy đủ (xí, tắm và rửa).
_Các phòng phục vụ có loại đặt theo từng tầng (bếp và phòng khách), có loại đặt
theo từng nhà (đặt ở tầng dưới) hoặc đặt vào một nhà riêng. Những hình thức phục
vụ trong nhà ở kiểu khách sạn :
+Ăn uống công cộng.
+Phục vụ chăm sóc trẻ em.
+Sinh hoạt văn hoá giao tiếp.
+Phục vụ các hoạt động thương mại, dịch vụ.
6.3 Các tổ hợp khối nhà cao tầng: là những quần thể ở lớn có qui mô như một tiểu
khu nhà ở với 4000, 6000, 8000 dân kết hợp trong đó cả hình thức phục vụ sinh
hoạt và văn hoá: Các căn hộ thường sử dụng bếp nhỏ hoặc nhà ăn công cộng, chỉ
đối với căn ở cho hộ đông người mới thiết kế loại bếp thông thường.
_Giải pháp mặt bằng :
+ Những khối nhà cao tầng đặt song song nối liền bằng các khối nhà công cộng
thấp tầng.
+Mặt bằng khối nhà ở và nhà công cộng có hình dạng tự do nhưng khối công cộng
thường đặt ở vị trí trung tâm của quần thể.
+Mặt bằng kiểu tập trung hợp khối các chức năng, đôi khi ở giữa khối nhà bố trí
sân có mái, bên dưới dành cho khu vực cây xanh.
6.4 Yêu cầu, đặc điểm trang thiết bị kĩ thuật:
_ Nhà cao tầng, nhà chọc trời là công trình của khoa học và công nghệ cao, từ thiết
kế, xây dựng cho đến vận hành công trình, từ hệ thống móng, kết cấu, kỹ thuật
chống động đất và gió bão, đến điện và chiếu sáng, an toàn và chống cháy, cấp
nước, cấp khí đốt và điều hoà nhiệt độ. Vì vậy, người ta thường coi việc sử dụng
nhiều năng lượng trong loại nhà này là chuyện đương nhiên, đưa đến các ảnh
hưởng không tốt: năng lượng và ô nhiễm quan hệ với nhau theo luật đồng biến,
16
còn nhiệt và các chất độc hại được truyền thải và rò rỉ từ trong công trình ra ngoài
môi trường xung quanh.
_Do đặc điểm chịu lực, tổ chức không gian kiến trúc thường theo kiểu hợp khối,
bố cục chặt, đặc. Điều này thường gây khó khăn cho việc tổ chức thông gió tự
nhiên tới tận mỗi không gian bên trong, và chính vì vậy trong phần lớn công trình
giải pháp điều hoà nhiệt độ gần như là bắt buộc và duy nhất.
_Các tường bên có diện tích rất lớn, gấp hàng trăm lần diện tích mái, lại quay về
mọi hướng, không được cây xanh và các công trình bên cạnh che chắn, sẽ là
nguồn thu nhận bức xạ mặt trời rất đáng kể, đặc biệt trong khí hậu nhiệt đới. Nếu
phòng thông gió tự nhiên tốt, một phần nhiệt bức xạ mặt trời sẽ được thải ra ngoài,
nhưng vẫn nóng bức do cơ thể chúng ta phải trao nhiệt bằng bức xạ với các bề mặt
có nhiệt độ cao. Ngược lại, nếu ta đóng kín cửa để chạy điều hoà nhiệt độ thì tải
trọng lạnh sẽ rất lớn.
_Ở các tầng trên cao vận tốc gió lớn đáng kể so với ở các tầng thấp.Tuy nhiên tỷ lệ
tăng vận tốc gió theo chiều cao còn phụ thuộc đặc điểm địa hình. Cùng với vận tốc
gió là những cơn mưa lớn, tạo ra góc “tạt mưa”, nhiều lúc đạt đến phương nằm
ngang, làm cho nước mưa dễ dàng xuyên qua các khe hở vào nhà.
6.5 Các khía cạnh tâm sinh lí trong khai thác sử dụng:
_Trên các tầng cao, con người phải sống xa cây xanh, mặt đất…xa thiên nhiên gần
gũi quen thuộc. Đặc biệt, cây xanh ngoài tác dụng tốt về tâm lý, thẩm mỹ, cảnh
quan, còn là lá phổi tự nhiên, không thể thiếu trong cuộc sống con người.
_Nhà cao tầng đặc biệt là nhà chọc trời, được gọi là “thành phố theo chiều đứng”,
khác với “thành phố theo chiều ngang” đã quen thuộc về tâm, sinh lý, cảm giác độ
cao, thói quen hoạt động, đi lại, mua bán, vui chơi của trẻ em, gặp gỡ của người
già.
6.6 Xu hướng phát triển: nhà cao tầng sinh thái.
CHƯƠNG VII: Phương tiện giao thông thẳng đứng trong nhà ở.
7.1 Cầu thang trong nhà ở ít tầng: ngoài tác dụng liên hệ giao thông còn có tác
dụng trang trí, hay phân chia các khu vực công năng; cầu thang nên thiết kế sao
cho kinh tế và tiết kiệm diện tích:
_Kích thước bậc thang đảm bảo 2h + b= 60- 64cm; tỉ lệ h: b= 1,15- 1,25 là hợp lý.
Nếu bên dưới có cửa mở ra thì độ cao cửa không được nhỏ hơn 2,0m
_Kích thước vế thang 90- 110cm là hợp lý.
_Hình thức thang có thể: một vế, một vế nhưng có thêm một số bậc thang góc ở
đầu cầu thang, hai vế có chiếu nghỉ hoặc không với bậc chéo hướng tâm.
7.2 Cầu thang thường và thang máy trong nhà ở nhiều tầng và cao tầng:
_Cầu thang đảm bảo các chức năng liên hệ thẳng đứng và thoát người khi có sự
cố. Có thể gồm các kiểu: cầu thang có chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín, cầu
thang ngoài trời.
_Vị trí, số lượng, kích thước cầu thang phụ thuộc: giải pháp mặt bằng, số tầng cao,
số người…
_Qui cách cầu thang:
+ Số bậc của vế không nhỏ hơn 3 và không quá 8.
17
+ Chiều rộng thang thông thuỷ ít nhất là 1,05m; tiêu chuẩn 0,6m rộng/ 100 người.
Chiều rộng chiếu nghỉ và chiếu tới không nhỏ hơn 1,2m; phụ thuộc vào số tầng
cao của toà nhà.
+ Độ dốc thang i= 1: 2 hay i= 1: 1,75.
_Khi nhà cao trên 6 tầng, thường phải bố trí thêm thang máy (để hiệu quả kinh tế
thường dùng thang máy cho nhà trên 9 tầng). Thường gồm có thang máy thường
và thang máy hàng. Kiểu cách, số lượng và qui định về thang máy tuỳ theo số tầng
nhà, số người trong mỗi tầng.
CHƯƠNG VIII: Những vấn đề thẩm mỹ trong kiến trúc nhà ở.
8.1 Các phương pháp tổ hợp mặt đứng:
8.1.1 Tổ hợp đứng:
Đối với nhà hành lang giữa, nhà đơn nguyên và một số nhà khác, do tầng tiêu
chuẩn của chúng giống nhau, ở trên mặt bằng có sự biến hoá lồi lõm của các bộ
phận nhà như: cửa sổ, cửa đi, lô gia, ban công, hành lang…không thay đổi nên khi
các tầng xếp lên nhau sẽ sinh ra tổ hợp đứng. Đối với nhà tháp, nếu biết sử dụng
những phần lõm sâu vào mặt nhà, hoặc xử lý mặt bằng có hình dáng dích dắc, gãy
góc sẽ nhấn mạnh được thêm phân vị đứng của nhà.
8.1.2 Tổ hợp ngang:
Trong nhà hành lang bên,do có phần hành lang rỗng và phần tường lan can đặc
kéo dài suốt chiều ngang nhà từ nền đến mái hình thành những dải đặc, rỗng xen
kẽ. Ngoài yếu tố mặt bằng, có thể dùng màu sắc vật liệu và gờ tường để phân định
mặt tường làm cho nhà cũng có tổ hợp ngang. Khi giải quyết nhà theo tổ hợp
ngang nên chú ý phần kết thúc của nhà (phần giáp hai đầu hồi nhà), nhằm tạo sự
sinh động, tránh có cảm giác nhà bị kéo dài bằng cách: dùng tường hồi nhà xây
cao vượt mái để kết thúc, xử lý đặc hai mảng tường ở hai bước nhà giáp hai đầu
hồi, dùng gờ phân vị ngang của dầm, giằng hoặc sàn kéo rộng ra bao bọc lấy toàn
bộ chu vi nhà hình thành những dải ngang khép kín, dung lô gia, ban công để kết
thúc…
8.1.3 Tổ hợp theo hình mạng lưới ô vuông phân tán đều hoặc mạng lưới giao thoa:
Nếu trên mặt đứng nhà phân bố cửa sổ giống nhau hoặc cửa sổ kết hợp với ban
công giống nhau và lặp lại theo chiều ngang cũng như theo chiều đứng, nhà sẽ có
tổ hợp phân tán đều. Trong trường hợp cửa sổ các tầng giải quyết lệch nhau (còn
có thể dùng lan can, tấm chắn nắng, tường hoa gạch rỗng…dan chéo nhau trên mặt
đứng), nhà sẽ có tổ hợp giao thoa.
8.1.4 Tổ hợp kiểu kết hợp:
Trong một số trường hợp không thể giải quyết mặt đứng nhà ở theo một trong các
cách trên thì dùng hỗn hợp các giải pháp. Tuy vậy, nên tuỳ trường hợp cụ thể mà
dùng tổ hợp đứng, tổ hợp ngang hoặc tổ hợp phân bố đều làm chủ đạo để đạt được
hiệu quả thẩm mỹ.
8.2 Nguyên tắc tạo khối kiến trúc: đảm bảo được sự phản ánh trung thực không
gian bên trong công trình và tính chiều hướng của kiến trúc.
_Hình khối kiến trúc càng cấu tạo bằng những khối hình học đơn giản càng mang
hiệu quả nghệ thuật.
18
_Hình khối động với kích thước một chiều lớn hơn hẳn hai chiều kia càng có sức
truyền cảm mạnh mẽ.
_Khi xác định chiều hướng cho hình khối phải dựa vào điều kiện địa hình và điều
kiện qui hoạch.
_Để làm giảm cảm giác nặng nề, đồ sộ của những hình khối lớn, dùng biện pháp
phân khối hay chia mặt nhà thành những hình hình học đơn giản. Đối với các hình
khối phức tạp, cần phối hợp chặt chẽ tỷ lệ kích thước giữa các khối, làm tôn khối
trọng tâm lên đồng thời phân biệt các khối được rõ ràng.
8.3 Xử lý chi tiết kiến trúc và màu sắc bên ngoài nhà ở:
8.3.1 Các chi tiết kiến trúc bên ngoài nhà ở:
_Trang trí kiến trúc và nghệ thuật trang trí hoành tráng, trang trí sân chơi trẻ, chỗ
nghỉ ngơi cho người lớn…những bức tranh tường cách điệu, những phù điêu, có
cây xanh phù trợ.
_Sử dụng mặt nước động, tĩnh.
_Các chi tiết khác: ghế ngồi, bồn hoa, thùng rác, bảng tin, tượng trang trí…đều
được chú ý xử lý trong một tổng thể thống nhất.
8.3.2 Màu sắc trong kiến trúc nhà ở:
_Màu sắc trên mặt đứng thường gây được ấn tượng nhẹ nhàng, tươi sáng; các màu
đậm và đối chọi nhau chỉ nên dùng rất ít để đột xuất một số bộ phận cục bộ, cần
nhấn mạnh gây cảm giác biến hoá.
_Màu sắc sử dụng linh hoạt trên các căn hộ cạnh nhau của đơn nguyên, hay các
đơn nguyên cạnh nhau còn có thể góp phần thay đổi tỷ lệ và nhấn mạnh cảm giác
về khối tích, đột xuất khối, mảng…
_Chiếu sáng ban đêm cũng là một yếu tố quan trọng mang đến cho khu nhà ở một
phong sắc mới.
CHƯƠNG IX: Các vấn đề kinh tế trong kiến trúc nhà ở.
9.1 Ảnh hưởng của diện tích căn hộ và cách tận dụng không gian kiến trúc:
Trong nhà ở, thiết kế căn hộ càng lớn thì càng tiết kiệm vì diện tích căn hộ ảnh
hưởng đến giá thành một mét vuông diện tích hữu ích. Trong bản thân căn hộ, để
đạt được hiệu quả kinh tế phải đạt diện tích sử dụng cao, sử dụng mặt bằng và
không gian kiến trúc một cách triệt để: giảm bớt diện tích giao thông, bố trí kho, tủ
tường hợp lý, thiết kế các thiết bị đồ gỗ đa năng…
9.2 Ảnh hưởng của chiều dày nhà:
Nếu cùng một diện tích ở, nhà càng dày thì chu vi nhà sẽ càng giảm, sẽ tiết kiệm
được nhiều mặt: tiết kiệm tường ngoài, tiết kiệm đất xây dựng và rút ngắn độ dài
đường ống, giảm nhỏ diện tích phụ, tiết kiệm giao thông…
9.3 Ảnh hưởng của chiều dài nhà với giá thành nhà ở:
Khi xét chiều dài nhà, phải xét hai mặt chiều dài nhà và số phân đoạn của toàn
nhà; thường ghép từ 3 đến 5 phân đoạn là kinh tế. Khi tăng chiều dài một phân
đoạn, giá thành tăng không rõ rệt, trừ trường hợp nhà dài quá phải có khe co giãn
hoặc phải tổ chức lối đi cắt ngang nhà nhằm đảm bảo thông gió tốt.
9.4 Ảnh hưởng của chiều cao tầng nhà đến giá thành nhà ở:
19
Chiều cao tầng nhà ảnh hưởng trực tiếp đến vật liệu, kết cấu và thiết bị kỹ thuật.
Giảm chiều cao nhà còn dẫn đến giảm khoảng cách giữa các nhà, tiết kiệm đất,
giảm nhẹ tải trọng, tiết kiệm vật liệu…Tuy vậy, việc giảm chiều cao nhà chỉ thực
hiện đến mức nhất định vì ngoài yếu tố giá thành còn phải đảm bảo điều kiện vệ
sinh, môi trường ở hợp lý cho con người như nhiệt độ, độ ẩm, khối không khí và
các hằng số sinh lý khác…
9.5 Ảnh hưởng của số tầng nhà đến giá thành ở:
Nhìn chung, số tầng càng tăng càng kinh tế vì: tiết kiệm đất, tiết kiệm tiền hoàn
thiện: cây xanh, đường sá…, giá thành xây dựng giảm.
9.6 Ảnh hưởng của kiểu nhà, cách tổ hợp mặt bằng và phương thức kết cấu nhà
đến giá thành nhà ở:
Theo kết quả nghiên cứu, so sánh giữa nhà phân đoạn và nhà hành lang có cùng
diện tích sử dụng và số tầng cao, cho thấy:
_Nhà hành lang bên có diện tích căn hộ lơnso với nhà phân đoạn là không ưu việt
(xây dựng nhà nhà hành lang bên chỉ kinh tế hơn khi căn hộ nhỏ và cao 9-12 tầng).
_Sự khác nhau giữa giá thành của nhà hành lang và phân đoậncng lớn khi diện tích
căn hộ càng bé và càng lớn khi số tầng càng tăng.
_Hình dáng bề mặt nhà đơn giản, ít lồi lõm càng tiết kiệm tường ngoài, càng kinh
tế.
_Về phương thức kết cấu nhà ở, nhà lắp ghép hiệu quả kinh tế cao.
9.7 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
9.7.1 Hệ số mặt bằng K1:
K1= Diện tích ở/ Diện tích hữu ích;
Diện tích hữu ích= Diện tích các phòng ở + Diện tích phụ
Hệ số này được tính cho mỗi phân đoạn. Muốn tăng K1, phải giảm diện tích phụ
(hành lang, bếp, kho, vệ sinh). Hệ số này dùng để so sánh các phương án cùng một
nơi (địa phương hoặc khu vực).
_Đối với phương án thiết kế ở các nơi khác nhau, người ta sử dụng hệ số Ko,
nói lên mức độ sử dụng đất xây dựng.
Ko = Diện tích ở/ Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng: là diện tích mặt cắt ngang của nhà tính từ mép tường ngoài ở
mức cao hơn bệ nhà.
Hai hệ số K0, K1 càng lớn càng kinh tế; thường K1= 0,55- 0,48; K0= 0,45- 0,40 là
hợp lý.
9.7.2 Hệ số khối tích K2:
K2= Khối tích xây dựng/ Diện tích ở toàn nhà.
Khối tích xây dựng: là thể tích ngôi nhà tính từ cốt +0,00 cho đến mức cao sâu vào
trần tầng trên cùng là 20cm.
Hệ số này nhằm khống chế chiều cao của tầng nhà; thường K2= 5,0- 5,5- 6,0
9.7.3 Hệ số thiết bị K3:
K3= Độ dài chu vi phân đoạn điển hình/ Diện tích ở
Hệ số này thường dùng để kiểm tra nhằm mục đích rút ngắn độ dài tường ngoài và
kiểm tra mức độ sử dụng vật liệu. K3 càng bé càng tốt.
20
9.7.4 Các đơn giá bình quân:
Các hệ số K chưa xét đến cách sử dụng vật liệu, cách tính toán của bản vẽ thiết
kế.Các đơn giá bình quân sẽ bổ sung những đánh giá cụ thể về mặt giá thành xây
dựng: giá thành 1m2 sàn, 1m2 cư trú, số tiền đầu tư cho một nhân khẩu, giá thành
thiết bị cho một hộ, chi phí lao động cho 1m2 diện tích ở hay 1m 3 xây dựng, chỉ
tiêu tiêu hao vật liệu…Tất cả giá thành này được tính trên cơ sở tiên lượng vật liệu
và đơn giá vật liệu theo qui định của nhà nước cho từng khu vực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiến trúc nhà ở.pdf