Kĩ thuật thi công - Chương 6: Công tác hoàn thiện

Kéo rulô lên sát lưới, đẩy đi đẩy lại con lăn trên mặt lưới sơn, sao cho vỏ rulô thắm đều sơn, đồng thời sơn thừa gạt vào lưới.  Đưa rulô áp vào tường và đẩy rulô quay lăn từ dưới lên theo đường thẳng đứng đến đường biên, kéo rulô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu, tiềp tục đẩy rulô đến khi sơn bám hết vào bề mặt

pdf51 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kĩ thuật thi công - Chương 6: Công tác hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn ban đầu: Th.S. Nguyễn Hoài Nghĩa KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG Biên soạn bổ sung và trình bày: PGS.TS. Lưu Trường Văn Chương 1: Giới thiệu chung. Chương 2: Chuẩn bị mặt bằng và thi công đất. Chương 3: Công tác thi công cọc và cừ. Chương 4: Công tác bê tông cốt thép. KỸ THUẬT THI CÔNG Chương 5: Công tác gạch đá. Chương 6: Công tác hoàn thiện. Chương 7: Thi công lắp ghép. Chương 8: Một số công nghệ thi công đặc biệt. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.1 Công tác tô/ trát. 6.2 Công tác lát nền. 6.3 Công tác láng nền, sàn. 6.4 Công tác ốp gạch, đá. 6.5 Công tác thi công trần. 6.6 Công tác sơn, vôi. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.1 Công tác tô/ trát. 6.1.1 Tác dụng và cấu tạo lớp tô/ trát. 6.1.2 Kỹ thuật tô/ trát. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.1 Công tác tô/ trát. 6.1.1 Tác dụng và cấu tạo lớp tô/ trát.  Tác dụng:  Chống ảnh hưởng của thời tiết, tăng tuổi thọ, độ bền của công trình.  Chống sự phá hoại của độ ẩm, nước.  Chống sự phá hoại của nhiệt độ, giữ cho khối xây không bị biến dạng  Tăng mỹ quan, khắc phục những khuyết tật của công trình khi thi công. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN Cấu tạo lớp trát: Chiều dày của lớp trát theo quy định thường từ 10-20mm, nếu lớp trát dày dễ bị tụt, phồng, rạn nứt, do vậy phải chia thành nhiều lớp trát mỏng, mỗi lớp không mỏng hơn 5mm và dày hơn 8mm. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN  Cấu tạo lớp trát:  Lớp trát thường có cấu tạo 3 lớp: Lớp lót (dày 6-8mm): có tác dụng liên kết chắc với tường, làm nền để trát lớp đệm. Lớp đệm (dày 6-10mm): bám chắc vào lớp lót và làm nền cho lớp mặt, không xoa nhẵn mặt để liên kết với lớp mặt. Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với bề mặt của dải mốc vữa, lớp mặt phải nhẵn, phẳng, đồng nhất. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.1 Công tác tô/ trát. 6.1.2 Kỹ thuật tô/ trát.  Trát tường.  Trát góc.  Trát trụ.  Trát trần. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT TƯỜNG Yêu cầu chung:  Làm sạch mặt trát và tưới ẩm  Mặt trát nhẵn phải tạo nhám bằng bàn chải sắt  Mặt trát xốp dễ hút nước thì trát 1 lớp vữa mỏng mác cao để bịt kín lỗ rỗng.  Lớp trát trước se mặt thì mới trát lớp sau, nếu lớp trước khô thì phải tưới ẩm.  Khi ngừng trát không để mạch ngừng thẳng mà phải để vát hình răng cưa để trát tiếp dễ dàng và bám chắc.  Lên vữa đến đâu cần cán phẳng xoa nhẵn đến đó. Khi chỗ vữa trát bị phồng, bong lở phải phá chỗ đó ra, miết chặt mép xung quanh đợi đến khi vữa se mặt mới trát lại. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT TƯỜNG Phương pháp lấy mốc trát tường:  Với những tường rộng để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng suất nhất thiết phải đặt mốc.  Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 góc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần 1 khoảng từ 15-20cm, đóng đinh vào 2 vị trì đã xác định, mặt mũ đinh cách tường 1 khoảng cách bằng chiều dày lớp trát theo thiết kế.  Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách 2m lại đóng 1 đinh sao cho mặt mũ đinh vừa chạm dây. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT TƯỜNG Phương pháp lấy mốc trát tường:  Theo từng mũ đinh ở hàng ngang trên cùng, thả dọi theo mặt mũ đinh và cứ 2m lại đóng 1 đinh sao cho mặt mũ đinh chạm dây dọi.  Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông 10cmx10cm rồi nối các mốc theo chiều đứng tạo thành dải mốc. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT TƯỜNG Kỹ thuật trát tường:  Trát lớp lót: những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì đắp vữa cho tương đối phẳng. Lớp lót trát không cần cán phẳng, thường dùng cát có cỡ hạt lớn hoặc trung bình, độ sụt vữa từ 6-10cm.  Trát lớp đệm: tiến hành khi lớp lót se mặt, phương pháp trát giống như lớp lót, nhưng phải đảm bảo lớp đệm phải cao bằng các dải mốc. Cát có cỡ hạt trung bình CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT TƯỜNG Kỹ thuật trát tường:  Trát lớp mặt: Khi vữa lớp đệm bắt đầu đông cứng thì trát lớp mặt, nếu để khô quá phải tưới nước thấm đều chờ se mặt rồi trát, dùng loại cát hạt mịn. Khi trát lớp mặt xong chờ cho mặt vữa se thì dùng bàn gỗ xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay. Khi bề mặt hơi nhẵn thì xoa hẹp và nhẹ tay. Muốn cho mặt tường phẳng nhẵn, bóng thì dùng bàn xoa sắt miết cho đến khi mặt tường không còn lỗ cát nhỏ. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT GÓC CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT GÓC CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRÁT TRỤ VUÔNG TRÁT TRỤ TRÒN TRÁT TRẦN BÊ TÔNG CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.2 Công tác lát nền.  6.2.1 Phân loại.  6.2.2 Kỹ thuật lát. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.2.1 Phân loại.  Theo vật liệu: lát gạch chỉ, gạch lá dừa, gạch bêtông, gạch lá nem, gạch men  Theo cấu tạo: lát trên nền đất (thường lát gạch chỉ, gạch BT), nền cát có hoặc không có vữa đệm, lát trên nền BT hoặc BTCT (phải có vữa đệm và dùng các tấm lát mỏng như gạch granitô, gạch lá nem, gạch men ). CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.2.1 Kỹ thuật lát: a. Chuẩn bị:  Chuẩn bị vật liệu.  Chuẩn bị và xử lý nền. b. Kỹ thuật lát:  Làm mốc: Căn cứ vào độ cao cho trên tường và độ dốc thiết kế để xác định cao độ ở các vị trí cần thiết (góc nhà, các vị trí chuyển tiếp độ dốc) bằng các mốc vữa hoặc các viên gạch mỏ. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN Tiến hành lát:  Sau khi lát 2 hàng gạch ở cạnh nền hay sàn song song với nhau thì tiến hành lát các hàng gạch giữa theo hướng vuông góc các hàng gạch trước. Lát theo hướng lùi dần về phái sau, lát từ phải sang trái.  Rải trước vữa 1 đoạn với bề rộng bằng bề rộng gạch lát, phải đặt các viên gạch sao cho cạnh ngoài ăn dây, cạnh trong ăn mỏ  Lát xếp từ 5-7 viên lại áp thước và dùng búa hoặc chuôi bay gõ nhẹ cho phẳng. Tiến hành lát:  Tại vị trí giáp tường hay cửa yêu cầu thẩm mỹ không cao có thể lát gạch rối (gạch vỡ đập mảnh nhỏ).  Sau khi lát xong toàn bộ nền vữa lát đã khô cứng thì lót ván để chèn hoặc tráng mạch: CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN  Chèn mạch: Dùng bay cạo hết vữa trên mặt gạch, vét mạch vữa xuống sâu ít nhất 1cm lấy chổi quét sạch, tưới nước đủ ẩm rồi lấy vữa ximăng chèn đầy mạch. Trước khi chuyển sang vị trí khác thì dùng chổi rơm quét sạch vữa rơi và dùng chổi đót quét cho nhẵn mặt. Tiến hành lát:  Tráng mạch: Quét sạch mặt nền, tưới ẩm rồi đổ ximăng lỏng lên nền, dùng bè gỗ gạt đi gạt lại nhiều lần cho hồ ximăng lọt đầy các mạch. Sau đó dùng ximăng bột mịn rắc vào các mạch cho hút khô nước và dùng bè gỗ gạt sạch. Cuối cùng dùng giẻ sạch thấm nước lao mặt nền, dùng chổi CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN đót quét sạch các hạt vữa ximăng và giữ mặt nền không cho người qua lại trong 48h kể từ khi tráng CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.3 Công tác láng nền.  6.3.1 Phân loại.  6.3.2 Chuẩn bị.  6.3.3 Kỹ thuật láng.  6.3.4 Bảo vệ, dưỡng hộ mặt láng. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.3.1 Phân loại.  Láng trên nền đất có vữa đệm.  Láng trên nền cứng (trên tấm sàn BTCT, panel hộp).  Láng chống thấm (đáy bể, thành bể). CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN Láng trên nền cứng CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.3.2 Chuẩn bị.  Dụng cụ: nivô, bàn xoa, thước tầm, quả lăn gai  Vật liệu:  Bề mặt láng CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.3.3 Kỹ thuật láng  Làm mốc.  Bắt mỏ.  Láng thô. Đánh màu  P/P ướt: rắc bột ximăng hoặc bột ximăng trộn màu lên mặt láng khô khi còn ướt, dùng bay miết nhẹ cho mặt láng nhẵn (tiết kịêm 40% ximăng so với PP khô).  P/P khô: khi mặt láng khô (bước đi nhẹ không để lại vết) tưới nước lên mặt láng cho ẩm, bột ximăng được trộn thành hồ dẻo rồi dùng bàn xoa xoa phẳng và nhẵn đều CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.3.3 Kỹ thuật láng  Lăn gai: với những lối đi lại thường không đánh màu mà lăn gai. Sau khi láng vữa ximăng xoa nhẵn bắt đầu se mặt thì tiến hành lăn gai CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.3.4 Bảo vệ dưỡng hộ mặt láng  Phải tưới nước dưỡng hộ để chống rạn nứt đặc biệt là láng nền bằng vữa ximăng mác cao, thời tiết hanh khô CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.4 Công tác ốp. 6.4.1 Một số yêu cầu chủ yếu. 6.4.2 Kỹ thuật ốp. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.4.1 Một số yêu cầu chủ yếu.  Công tác ốp tiến hành trước khi lát nền.  Mặt ốp phải được làm sạch  Vữa dùng để ốp có mác 100 Bề rộng mạch vữa phải đảm bảo quy định, các mạch vữa được chèn xảm cùng màu với mặt ốp. Mạch ốp theo 2 phương đứng và ngang phải phẳng và thẳng đứng.  Với tấm ốp có kích thước lớn hơn 200x200mm bề rộng mạch ốp không được vượt quá 3mm và không vượt quá 2mm đối với tấm nhỏ hơn 200x200mm. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.4.2 Kỹ thuật ốp. Đặt mốc:  Trên bức tường ốp đặt mỗi góc 1 viên gạch mốc (bằng vữa thạch cao hoặc vữa ximăng).  Từ 2 mặt của viên gạch mốc thả doi tạo thành mặt phẳng cân ốp, cố định 2 viên ăn theo đường dây dọi dưới chân tường.  Dựa vào 2 viên gạch mốc dưới chân tường căng dây chuẩn nằm ngang và ốp hàng gạch chuẩn. Ốp từ trái sang phải, ốp đến 2 góc thì sửa lại, dùng thước tầm sửa phẳng hàng chuẩn. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.4.2 Kỹ thuật ốp. Kỹ thuật ốp:  Trát 1 lớp vữa mỏng lên tường làm lớp vữa chân, miết vữa đến đâu đặt gạch đến đó để vữa khỏi khô, 1 tay cầm gạch 1 tay dùng bay phết lên lưng gạch 1 lớp vữa dày 20-30mm, sau đó đặt gạch lên tường điều chỉnh cho phẳng dựa vào dây nằm ngang, dùng cán bay gõ nhẹ để cố định viên gạch vào vị trí. Sau khi ốp 3-4 hàng phải kiểm tra ngay để điều chỉnh kịp thời  Ốp xong dùng ximăng trắng hoặc ximăng màu trộn với nứoc lắp đầy các mạch dùng bay miết đi miết lại để mạch kín, dùng vẻ lau sạch vữa trên mặt ốp. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.5 Công tác thi công trần. 6.5.1 Cấu tạo chung của các loại trần. 6.5.2 Trình tự thi công trần. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.5.1 Cấu tạo chung của các loại trần.  Hệ khung trần: gỗ, thép, hợp kim nhôm, tôn  Một số loại tấm trần: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa, thạch cao, sợi bông thủy tinh. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.5.2 Trình tự thi công trần.  Xác định cao trình mặt trần: mốc trung gian cách mặt trần khoảng 50 cm.  Thi công trần:  Xác định cao trình các cấp trần.  Lắp hệ thống dầm đỡ các cấp.  Lắp các hệ thống khung treo tấm trần các cấp.  Lắp các hệ thống đèn trần.  Lắp các tấm trần, họa tiết trang trí, sơn vôi cho trần. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.5.2 Trình tự thi công trần. Thi công trần nhựa: gồm những tấm 60x60cm, 80x80cm, hoặc dài 10m rộng 198mm. Thường dùng cho các căn phòng rộng, cần chống nóng.  Trên cùng là hệ dầm trần gỗ hoặc théo U.  Các tấm xốp chống nóng.  Hệ dầm gỗ kích thước nhỏ hoặc thép L30x30 để lắp các tấm xốp và treo các tấm trần.  Các tấm trần nhựa.  Hệ nẹp nhôm/ nhựa bao quanh mép trần. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.5.2 Trình tự thi công trần. Thi công trần thạch cao: gồm 2 loại:  Loại tấm thả/ trần nổi: kích thước 60x60cm, 60x90cm, 60x120cm có hoa văn, sần hoặc nhẵn.  Tấm thả được đặt trên cánh của hệ khung xương. Sau khi lắp xong không cần sơn. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.5.2 Trình tự thi công trần. Thi công trần thạch cao: gồm 2 loại:  Loại phẳng đáy/ trần chìm: kích thước 1,2x2,4m.  Tấm trần được bắt vít kim loại vào hệ thống khung xương. Dán băng gai tại khe tiếp giáp giữa các tấm, bả mattit và lăn sơn. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6 Công tác sơn vôi. 6.6.1 Vật liệu. 6.6.2 Quét vôi. 6.6.3 Quét sơn. 6.6.4 Lăn sơn. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.1 Vật liệu.  Vôi, adao, bột bả.  Sơn dầu: kim loại, gỗ, mặt trát và mặt bê tông.  Sơn men: kim loại, gỗ, mặt trát và mặt bê tông. Sơn nước: mặt trát vữa, bê tông, tường, trần. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.2 Quét vôi.  Pha chế nước vôi.  Nước vôi trắng: Cứ 2.5kg vôi nhuyễn cộng với 0.1kg muối ăn thì chế tạo được 10l nước vôi để quét. Trước hết, đánh lượng vôi đó trong 5l nước cho thật nhuyễn chuyển thành sữa vôi, muối ăn hoặc phèn chua hoà tan riêng đổ vào khuấy cho đều cuối cùng đổ nốt lượng nước còn lại và lọc qua sàng 225 mắt/cm2.  Nước vôi màu: chế tạo tương tự, bột màu cho vào từ từ, mỗi lần cho phải cân đo và sau mỗi lần phải quét thử. Nước vôi pha sao không đặc quá cũng không loãng quá. Vì đặc quá thường để lại vết chổi, loãng quá thì bị chay không đẹp. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.2 Quét vôi.  Yêu cầu kỹ thuật.  Chuẩn bị bề mặt quét vôi.  Kỹ thuật quét vôi.  Thường quét nhiều nước (tối thiểu 3 nước).  Lớp lót: nước vôi pha loãng, 1 hoặc 2 nước nước trước khô mới quét nước sau và phải quét liên tục.  Lớp mặt: khi lớp lót khô, quét 2-3 lớp mặt. Chổi đưa vuông góc với lớp lót.  Quét tường thì đưa chổi theo chiều ngang và quét từ trên xuống, quét trần thì đưa chổi song song với cửa. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.3 Quét sơn.  Có tác dụng chống lại các tác hại của thời tiết, bảo vệ, tăng độ bền cơ học và thẩm mỹ cho công trình.  Phương pháp quét: quét làm nhiều lớp  Lớp lót: để cho màng sơn bám chặt vào bộ phận được sơn, nước sơn lót pha loãng hơn nước sơn mặt.  Lớp mặt: khi lớp lót đã khô thì tiến hành quét lớp mặt. Quét 2-3 lượt, mỗi lượt tạo thành 1 lớp sơn mỏng, đồng đều. Đường chổi phải đưa theo 1 hướng trên toàn bộ mặt sơn. Quét lớp sơn sau, đưa chổi theo hướng vuông góc với lớp sơn trước. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.3 Quét sơn.  Chọn hướng quét sao cho lớp cuối cùng:  Đối với tường theo hướng thẳng đứng  Đối với trần theo hướng của ánh sáng từ cửa vào  Đối với gỗ xuôi theo chiều của thớ gỗ. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.4 Lăn sơn.  Dụng cụ lăn sơn. CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.4 Lăn sơn.  Trình tự lăn sơn: Bắt đầu từ trần đến các bức tường, má cửa, rồi đến các đường chỉ và kết thúc với sơn chân tường.  Thường sơn 3 nước để đều màu, khi nước trước khô mới sơn nước sau và cùng chiều với nước trước.  Thao tác: Đổ sơn vào khay (khoảng 2/3 khay).  Nhúng từ từ rulo vào khay ngập khoảng 1/3 (không quá lõi trục rulô). CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 6.6.4 Lăn sơn.  Kéo rulô lên sát lưới, đẩy đi đẩy lại con lăn trên mặt lưới sơn, sao cho vỏ rulô thắm đều sơn, đồng thời sơn thừa gạt vào lưới.  Đưa rulô áp vào tường và đẩy rulô quay lăn từ dưới lên theo đường thẳng đứng đến đường biên, kéo rulô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu, tiềp tục đẩy rulô đến khi sơn bám hết vào bề mặt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_thi_congchuong_6_cong_tac_hoan_thien_bien_soan_hoai_nghia_trinh_bay_luu_t_van_3104.pdf
Tài liệu liên quan