Khái niệm về thời gian trong Địa chất học

Khái niệm về thời gian trong Địa chất học Slideshow trình bày khái quát về khái niệm thời gian trong Địa chất học Tác giả: Ruan Gong Ding Nhà xuất bản: Ownmade Loại: pps (English) Số trang: 13 Kích thước: 3.9 M

ppt19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm về thời gian trong Địa chất học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5 - THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Khái niệm này được đưa ra để trả lời các câu hỏi: Trái đất hình thành từ bao giờ, lịch sử phát triển của chúng ra sao? Các thành tạo địa chất nào già hơn/trẻ hơn? Thời kỳ thịnh vượng/tuyệt chủng của một loài sinh vật nào đó bắt đầu/kết thúc khi nào? ........................................................?  Để trả lời cho các câu hỏi có từ khi nào, cái gì già hơn/trẻ hơn, người ta đưa ra hai khái niệm: tuổi tương đối và tuổi tuyệt đối. BÀI 5 - THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Tuổi tương đối: Khái niệm này được đưa ra để so sánh về thời gian thành tạo của các đối tượng địa chất (già/trẻ hơn, lâu dài/ngắn hơn,...). Việc xác định tuổi tương đối được dựa trên các nguyên tắc sau: Tính phân bố theo phương ngang nguyên sinh Nguyên tắc xếp chồng Nguyên tắc xuyên cắt Nguyên tắc thạch học Nguyên tắc cổ sinh BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Tính phân bố theo phương ngang nguyên sinh: Các lớp đá trầm tích lắng đọng trong môi trường nước thường tạo thành các lớp nằm ngang hoặc gần như nằm ngang (loại trừ các lớp đá thành tạo xiên chéo hoặc nghiêng ở vùng tam giác châu hoặc sườn lục địa). BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT 2. Nguyên tắc xếp chồng: Nguyên tắc này được áp dụng cho các lớp đá không bị biến dạng; Theo đó các lớp đá nằm trên có tuổi trẻ hơn các lớp đá nàm dưới. 3. Nguyên tắc xuyên cắt: Các đối tượng bị xuyên cắt có tuổi già hơn các đối tượng gây xuyên cắt. Các lớp đá thuộc Lutgrad Fm bị nghiêng đi, hiện tượng nghiêng đó phải xảy ra sau và làm nghiêng các lớp đá thuộc Lutgrad Fm nhưng nó lại xảy ra trước khi có các lớp đá thuộc Larsonton-Skinner Gulch Limestone và không làm nghiêng các lớp đá có sau . BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT 4. Nguyên tắc thạch học: Các loại đá có thành phần màu sắc, cấu tạp, kiến trúc,... giống nhau có thể (?) có tuổi tương đương nhau. BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT 5. Nguyên tắc cổ sinh: Dựa trên các hóa thạch của thế giới sinh vật được bảo tồn trong các đá trầm tích. Ngoài ra còn một loạt các nguyên tác xác định tuổi tượng đối dựa vào tài liệu địa vật lý lỗ khoan, địa tầng địa chất, cổ từ,... BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Tuổi tuyệt đối: Khái niệm này được đưa ra để xác định thời gian hình thành và phát triển của các đối tượng địa chất trong một đơn vị thời gian cụ thể (tỷ năm, triệu năm,...). Việc xác định tuổi tuyệt đối được dựa trên việc phân tích các nguyên tố đồng vị phóng xạ. K-Ar được xem là phương pháp định tuổi có hiệu quả trong một dãy tuổi khá rộng từ vài trăm nghìn năm đến vài tỷ năm do K có chu kỳ bán hủy khá lớn và là nguyên tố khá phổ biến. Ngược lại C được sử dụng để định tuổi cho các đối tượng khá trẻ ~ 50 000 năm. BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Địa niên biểu và các đơn vị địa tầng: Lịch sử hình thành và phát triển của trái đất trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một số các đặc điểm nhất định. Dựa vào các đặc trưng về hóa thạch đặc điểm trầm tích, macma, biến chất, các chuyển động kiến tạo,... người ta đã xây dựng lên thang thời gian phân chia lịch sử phát triển trái đất thành các giai đoạn khác nhau. Bảng phân chia đó gọi là bảng Địa Niên Biểu; Một thang phân chia tương đương khác được xây dựng cho các thành tạo đá trầm tích và phun trào thành tạo trong khoảng thời gian tương ứng với thang thời gian được gọi là thang địa tầng. BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Việc thành lập địa tầng được dựa theo một số tiêu chí nhất định: thành phần thạch học, cổ sinh, cổ từ, địa chấn... Tương ứng với các tiêu chí trên sẽ có các loại địa tầng khác nhau: Thạch địa tầng, Sinh địa tầng, Địa chấn địa tầng.... BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Thang thời gian là liên tục còn thang địa tầng có thể liên tục hoặc cũng có thể gián đoạn. Nếu hai đơn vị địa tầng nằm kề nhau nhưng không có sự chuyển tiếp liên tục về thời gian thì gọi đó là quan hệ bất chỉnh hợp (giữa chúng có một thời kỳ gián đoạn trầm tích), ngược lại thì gọi là quan hệ chỉnh hợp. BÀI 5- THỜI GIAN TRONG ĐỊA CHẤT Vật liệu lấp đầy trong đáy dòng chảy cổ Ví dụ: KẾT THÚC XIN CẢM ƠN !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptebook4u.vn-THOI GIAN TRONG DIA CHAT4sv.ppt