Đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn từ
nguồn mẫu ban đầu, trong đó, chủng G10 có
có khả năng phân hủy dầu diesel mạnh nhất.
Chủng G10 có khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, ướt,
màu trắng đục, đường kính 1,8 – 2,2 mm. Tế
bào có dạng hình que ngắn, kích thước (0.6 ÷
0.8) µm × (1.6 ÷ 2.3) µm. Trình tự đoạn gen
mã hóa 16S rRNA có độ tương đồng cao với
các chủng thuộc chi Klebsiella nên được đặt
tên là Klebsiella sp. G10 và được đăng ký
trên ngân hàng NCBI với mã số JX983098.
Điều kiện tối ưu cho khả năng phân hủy dầu
diesel của chủng vi khuẩn G10 là ở pH 8,
nồng độ muối NaCl 2%. Ở điều kiện tối ưu,
hiệu suất phân hủy 10% dầu diesel đạt
53,46% sau 7 ngày nuôi lắc với hàm lượng
ban đầu là 49720 mg/l.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng phân hủy dầu diesel của chủng G10 phân lập từ kho xăng Việt Hoàng tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Nhi Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 103 - 108
103
KHẢ NĂNG PHÂN HỦY DẦU DIESEL CỦA CHỦNG G10 PHÂN LẬP
TỪ KHO XĂNG VIỆT HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Lê Thị Nhi Công1, Khuông Trường Giang2,
Đỗ Thị Dịu3, Cung Thị Ngọc Mai1, Nghiêm Ngọc Minh1*
1Viện Công nghệ sinh học; 2Đại học Thái Nguyên;
3Đại học Nông nghiệp Hà Nội
TÓM TẮT
Chủng vi khuẩn G10 có khả năng phân hủy dầu diesel cao được phân lập từ kho xăng Việt Hoàng
tỉnh Thái Nguyên. Chủng G10 thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, ướt,
có màu trắng đục, đường kính từ 1,8 ÷ 2,2 mm. Tế bào có hình que ngắn, hai đầu tù với kích thước
0,6 ÷ 0,8 × 1,6 ÷ 2,3 µm. Dựa trên một số đặc điểm hình thái và trình tự nucleotide của gen mã
hóa 16S rRNA đầy đủ, chủng G10 có độ tương đồng cao với các chủng thuộc chi Klebsiella và
được đặt tên là Klebsiella sp. G10. Chủng vi khuẩn này được đăng ký trên ngân hàng NCBI với
mã số là JX983098. Chủng G10 có thể phát triển tốt trong môi trường có bổ sung 10% dầu diesel và
có khả năng phân hủy tới 53,46% dầu diesel sau 7 ngày nuôi lắc.
Từ khóa: Klebsiella sp. G10, dầu diesel, 16S rRNA, vi khuẩn, Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Từ khi được phát hiện đến nay, dầu mỏ đã và
đang là nguồn nguyên liệu quý giá của mỗi
quốc gia nói riêng và toàn nhân loại nói
chung. Sản phẩm của dầu mỏ có mặt trong
hầu hết các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt
cũng như trong công nghiệp. Việt Nam là
nước có tiềm năng về dầu khí, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
dầu khí thế giới, nước ta cũng đang có những
bước tiến lớn, góp phần giữ vững an ninh
quốc phòng với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích mà
ngành công nghiệp dầu khí mang lại, tình
trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải có
chứa dầu gây ra đã làm hủy hoại hệ sinh thái
và gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.
Với mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường,
ngày nay trên thế giới và ở Việt Nam đã áp
dụng thành công nhiều phương pháp để xử lý
nước ô nhiễm dầu. Tuy nhiên, các phương
pháp vật lý và hóa học thường tốn kém và gây
ô nhiễm thứ cấp cho môi trường, vì vậy
phương pháp phân hủy sinh học đang được
chú ý tới bởi các đặc tính ưu việt của nó như
giá thành thấp, triệt để và an toàn cho hệ sinh
thái. Trong đó, sử dụng các chủng vi sinh vật
có khả năng chuyển hóa các thành phần dầu
gây ô nhiễm mang lại hiệu quả xử lý cao bởi
*
Tel: 0988 886930, Email: nghiemminh@ibt.ac.vn
đặc tính trao đổi chất đa dạng, dễ dàng phân
lập và nuôi cấy.
Hiện nay, có một số lượng lớn các vi sinh vật
có khả năng phân hủy dầu mỏ đã được công
bố bao gồm: Achromobbacter, Aeromonas,
Alcaligenes, Arthrobacter, Bacillus,
Brevebacterium, Coryneforms,
Flavobacterium, Klebsiella, Lactobacillus,
Pseudomonas, Streptomyces, Vibrio,
Xanthomyces, v.v [6].
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
- Lấy mẫu, phân lập và tuyển chọn các chủng
vi khuẩn có khả năng sử dụng dầu diesel [1]
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện pH,
nồng độ muối NaCl lên khả năng phân hủy
dầu diesel [1]
- Đánh giá khả năng phân hủy dầu diesel
của chủng vi khuẩn phân lập được ở điều
kiện tối ưu
- Phân loại vi khuẩn tuyển chọn bằng phương
pháp sinh học phân tử.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập mẫu
Mẫu đất và nước nhiễm dầu được chúng tôi
thu thập tại kho xăng Việt Hoàng thuộc xã Yên
Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Phân lập vi khuẩn phân hủy diesel
Từ mẫu ban đầu, tiến hành làm giàu 3 lần trên
50 ml môi trường muối khoáng Gost có bổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Thị Nhi Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 103 - 108
104
sung 0,1% vitamin, 1% dầu diesel (v/v), nuôi
lắc ở 200 vòng/phút, 37oC trong 7 ngày [2].
Sau mỗi lần làm giàu, cấy gạt kiểm tra thu
được tập đoàn vi sinh vật và làm sạch để có
các chủng đơn. Để khảo sát khả năng sử dụng
dầu diesel của từng chủng, chúng tôi nuôi đơn
chủng trên 20 ml môi trường muối khoáng
Gost có bổ sung dầu diesel với nồng độ tăng
dần từ 1%, 2%, 5% đến 10%. Quan sát độ đục
dịch nuôi và đo mật độ quang học ở bước
sóng 600 nm (OD600) theo ngày, thí nghiệm
được tiến hành trong 7 ngày.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của
vi khuẩn
Bao gồm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào
và nhóm Gram. Nhuộm Gram chủng vi khuẩn
được tiến hành theo phương pháp Hucker cải
tiến dựa trên cấu trúc thành tế bào vi khuẩn [8].
Đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện
hóa lý tới khả năng phân hủy dầu diesel
Đánh giá khả năng phân hủy 10% dầu diesel
của chủng vi khuẩn phân lập được trên môi
trường muối khoáng Gost, có dải pH (6; 6,5;
7; 7,5; 8; 8,5 và 9) và ở các nồng độ muối
NaCl khác nhau (0; 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5 và 3%),
trong điều kiện nuôi lắc 200 vòng/phút, 37oC.
Xác định khả năng phân hủy dầu diesel của
vi khuẩn
Chủng vi khuẩn chọn lựa được nuôi cấy trên
50 ml môi trường muối khoáng Gost, bổ sung
10% dầu diesel. Sau 7 ngày nuôi lắc ở 37oC,
200 vòng/phút, tiến hành định lượng hàm
lượng dầu diesel của mẫu chứa chủng vi
khuẩn và mẫu đối chứng. Lượng dầu diesel
được xác định bằng phương pháp phân tích
khối lượng theo tiêu chuẩn TCVN 4582 – 88
tại Viện Hóa công nghiệp.
Phân loại vi khuẩn
Chủng vi khuẩn được định tên bằng phương
pháp giải trình tự một phần gen mã hóa cho
tiểu phần ribosome 16S. So sánh trình tự 16S
rRNA của chủng vi khuẩn mục tiêu với các
chủng vi khuẩn chuẩn trên LPSN, dựa vào phần
mềm Clustal X và Mega4 để xây dựng cây phát
sinh chủng loại của chủng vi khuẩn này.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn
có khả năng phân hủy dầu diesel
Khi nuôi vi sinh vật trong môi trường muối
khoáng Gost nghèo dinh dưỡng có bổ sung
dầu diesel, vi sinh vật sẽ sử dụng dầu diesel
đó như là nguồn carbon và năng lượng duy
nhất [7]. Thông qua sự phát triển của vi sinh
vật cũng phần nào đánh giá được khả năng
phân hủy dầu diesel của chúng. Sau mỗi lần
làm giàu, tiến hành cấy gạt kiểm tra trên môi
trường muối khoáng Gost thạch có bổ sung
nguồn cơ chất tương ứng để thu được tập
đoàn vi sinh vật. Sau khi quan sát và làm
sạch, phân lập được 10 chủng vi khuẩn với
đặc điểm được liệt kê trong bảng 1.
Kết quả khảo sát khả năng sử dụng dầu diesel
cho thấy, ở nồng độ 1% có 6 chủng phân hủy
dầu diesel mạnh nhất và được chọn lựa để
đánh giá ở nồng độ 2% dầu diesel tiếp theo,
chọn ra 5 chủng để đánh giá tiếp đến 5% dầu
diesel, chọn lọc được 4 chủng mạnh nhất là
G2, G6, G8 và G10. Ở nồng độ dầu diesel
10%, chủng G10 có khả năng phát triển mạnh
nhất (Hình 2). Vì vậy, chủng G10 được chúng
tôi lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.
Đặc điểm sinh học chủng G10
Chủng G10 thuộc nhóm vi khuẩn Gram
dương. Khuẩn lạc trên môi trường MPA
thạch, sau 24 giờ nuôi cấy có hình tròn, lồi,
bóng, ướt, màu trắng đục, đường kính 1,8 ÷
2,2 mm. Dưới kính hiển vi điện tử quét JEOL
5410 LV với độ phóng đại 10.000 lần, tế bào
có dạng hình que ngắn, hai đầu tù, kích thước
0,6÷0,8 × 1,6÷2,3 µm. Kết quả thể hiện trên
hình 1.
Hình 1. Đặc điểm khuẩn lạc và hình thái tế
bào chủng G10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Thị Nhi Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 103 - 108
105
Bảng 1. Đặc điểm của các chủng vi khuẩn vi khuẩn phân lập được từ mẫu đất và nước nhiễm dầu
Chủng vi khuẩn Nguồn gốc Đặc điểm khuẩn lạc
G1 N0.10-3 Tròn, dẹp, trắng đục, mép nhăn, d=1,2-1,8 mm
G2 Đ2.10-5 Tròn, lồi, bóng, ướt, trắng đục, d=0,8-1,5 mm
G3 N1.10-3 Tròn, xanh trong, dẹt, d=1,8-2 mm
G4 Đ1.10-5 Tròn, bóng, màu vàng nhạt, d=0,5-0,8 mm
G5 N2.10-5 Tròn, bóng, màu vàng nghệ, d = 1,2 -1,5
G6 N2.10-5 Tròn, dẹt, màu xanh trong, d = 1,8-2,2 mm
G7 Đ1.10-5 Tròn, trắng, dẹt, d = 2-3 mm
G8 Đ2.10-5 Tròn, dẹt, mép nhăn, màu trắng đục, d=1-1,2 mm
G9 Đ2.10-3 Tròn, lồi, màu vàng nghệ, d=1,8-2 mm
G10 N2.10-1 Tròn, lồi, bóng, ướt, trắng đục, d=1,8-2,2 mm
N: Phân lập từ mẫu nước, Đ: Phân lập từ mẫu đất, 10x: Độ pha loãng, N(Đ)y: y là số lần làm giàu, tương
ứng lần 1, lần 2 hoặc lần 3
a b
Hình 2. Khả năng phân hủy 10% dầu diesel của 4 chủng vi khuẩn G2, G6, G8 và G10
a. Đặc điểm dịch nuôi chủng vi khuẩn trên môi trường muối khoáng Gost có bổ sung 10% dầu diesel
sau 5 ngày nuôi cấy. b. Đồ thị mật độ quang phổ. K. Mẫu đối chứng không có vi sinh vật.
Ảnh hưởng của pH, nồng độ NaCl đến khả
năng phân hủy dầu disel chủng G10
Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện hóa
lý đến khả năng phân hủy dầu diesel của vi
sinh vật nhằm mục đích xác định các điều
kiện tối ưu để vi sinh vật đó phát triển từ đó
có thể kiểm soát được quá trình phân hủy các
nguồn ô nhiễm của vi sinh vật theo mong
muốn và đạt được hiệu quả cao nhất. Các yếu
tố pH, nồng độ muối được xem là có ảnh
hưởng lớn nhất, trực tiếp nhất đến sự phát
triển cũng như khả năng phân hủy dầu diesel
của vi sinh vật, đồng thời đây cũng là yếu tố
dễ kiểm soát nhất. Chủng vi khuẩn G10 được
nuôi đánh giá khả năng phân hủy dầu diesel
trên môi trường muối khoáng Gost có các giá
trị pH từ 6 ÷ 9, với giá trị OD600 đầu vào của
các chủng là như nhau và bằng 0,3. Tuy
nhiên, khi thử nghiệm với các giá trị pH là 8,5
và 9 thì khả năng phân hủy dầu diesel giảm đi
rõ rệt. Điều này có thể lý giải là do chủng vi
khuẩn G10 được phân lập từ các mẫu lấy ở
kho xăng Việt Hoàng, nên pH của mẫu có giá
trị trung tính.
Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phân
hủy dầu diesel chủng G10
Kết quả trên hình 3 cho thấy, ở pH 8 khả năng
phân hủy dầu diesel của chủng G10 là mạnh
nhất và đạt được giá trị OD600 = 4,06 sau 5
ngày nuôi cấy, tiếp đến là các pH 7,5; 7; 6,5
và 6. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Sharma và Pant (2001) [7]. Như vậy,
chủng G10 phân hủy dầu diesel mạnh nhất ở
pH 8 và pH này được lựa chọn để đánh giá tiếp
ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl (hình 4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Thị Nhi Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 103 - 108
106
Hình 4. Khả năng phân hủy dầu diesel chủng G10
ở các nồng độ muối khác nhau
Nồng độ muối liên quan đến áp suất tế bào,
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và
chuyển hóa các chất ô nhiễm. Vì vậy, việc
nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ muối
đến khả năng phân hủy dầu disel chủng vi
khuẩn là rất quan trọng cho việc ứng dụng về
sau. Nồng độ muối NaCl được sử dụng trong
thí nghiệm nằm trong dải từ 0 ÷ 3. Tuy nhiên,
với nồng độ muối cao hơn 2,5, khả năng sinh
trưởng và phân hủy dầu diesel của chủng vi
khuẩn G10 giảm đi rõ rệt.Từ hình 4, nhận
thấy ở pH 8 giá trị OD600 thu được là cao
nhất. Như vậy, ở pH 8, nồng độ muối NaCl
2% là điều kiện tối ưu cho khả năng phân hủy
dầu diesel chủng vi khuẩn G10.
Khả năng phân hủy dầu diesel chủng G10
Sau 7 ngày nuôi lắc với điều kiện pH 8, nồng
độ muối NaCl 2%, ở 37oC, 200 vòng/phút,
mẫu được gửi đi phân tích tại Viện Hóa công
nghiệp – Bộ Công thương. Kết quả phân tích
cho thấy, so với mẫu đối chứng (49720 mg/l),
mẫu chứa chủng G10 hàm lượng dầu còn lại
là 23140 mg/l và đạt hiệu suất phân hủy là
53,46%.
Phân loại, định tên và xây dựng cây phát
sinh chủng loại dựa trên trình tự đoạn gen
mã hóa 16S rRNA của chủng vi khuẩn G10
Chủng G10 được định danh bằng phương
pháp giải trình tự đoạn gen 16S rRNA. Kết
quả so sánh trình tự 16S rRNA của chủng vi
khuẩn mục tiêu với các chủng vi khuẩn chuẩn
trên LPSN cho thấy, chủng G10 có độ tương
đồng cao với các chủng thuộc chi Klebsiella,
đặc biệt tương đồng đến 99% so với loài
Klebsiella pneumoniae (Hình 5), do vậy
chủng G10 được đặt tên là Klebsiella sp. G10
và được đăng ký trên ngân hàng Genbank với
mã số là JX983098.
Bảng 2. Một số chủng có trình tự 16S rRNA tương đồng với chủng G10
TT Tên vi sinh vật Mã số Mức độ tương đồng
1 Enterobacter aerogenes AB004750 1367/1391 (98%)
2 Klebsiella ornithinolytica U78182 1359/1391 (98%)
3 Klebsiella oxytoca AF129440 1335/1372 (97%)
4 Klebsiella pneumoniae subsp. ozaenae AF130982 1358/1372 (99%)
5 Klebsiella planticola ATCC 33531T AF129443 1340/1372 (98%)
6 Klebsiella pneumoniae X87276 1390/1393 (99%)
7 Klebsiella pneumoniae ATCC13884T Y17657 1385/1392 (99%)
8 Klebsiella singaporensis LX3 AF250285 1264/1282 (99%)
Dựa trên các chủng vi khuẩn có trình tự 16S rRNA tương đồng ở bảng 2, chúng tôi xây dựng
được cây phát sinh chủng loại của chủng Klebsiella sp. G10 (Hình 6).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Thị Nhi Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 103 - 108
107
Hiện nay, chưa có nhiều công bố về khả năng
phân hủy dầu diesel của các chủng vi khuẩn
thuộc chi Klebsiella. Tuy nhiên, một số tác
giả trên thế giới đã công bố về khả năng phân
hủy dầu DO của chi Pseudomonas. Nghiên
cứu mới nhất của nhóm tác giả Kaczorek và
cộng sự (cs) năm 2011 khi nghiên cứu về khả
năng phân hủy sinh học các hợp chất
hydrocarbon đã phân lập được chủng vi
khuẩn Pseudomonas alcaligenes S22 có khả
năng phân hủy 92% dầu DO sau 21 ngày nuôi
cấy có bổ sung thêm Triton X-100 [4]. Năm
2009, tác giả Adeline và cs., đã phân lập được
chủng Pseudomonas lundensis UTAR FPE2
từ lò nhiên liệu của nhà máy có khả năng
phân hủy 69% dầu diesel trong 3 ngày đầu
tiên [1]. Năm 2006, nhóm tác giả Ueno A và
cs., đã phân lập được chủng Pseudomonas
aeruginosa WatG trong đất ô nhiễm dầu có
khả năng phân hủy 51% tổng lượng
hydrocarbon mạch thẳng có trong dầu DO [9].
Năm 2004, nhóm tác giả Hong và cs đã phân
lập được chủng vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa IU5 có khả năng phân hủy 60% dầu
DO (8500 mg/kg) sau 13 ngày nuôi cấy [3].
Ở Việt Nam đã có công bố của một số nhóm
tác giả về các chủng vi khuẩn có khả năng sử
dụng dầu DO. Năm 2010, nhóm tác giả tại
Phòng Vi sinh vật Dầu mỏ, Viện Công nghệ
sinh học đã nghiên cứu khả năng tạo chất hoạt
động bề mặt từ chủng vi khuẩn Pseudomonas
pseudomalei H24 giúp tăng cường khả năng
phân hủy dầu DO của vi sinh vật từ mẫu cát
biển có khả năng phân hủy 67% và 37% với
nồng độ dầu ban đầu là 39,2 g/l [5].
Như vậy, so sánh với các chủng vi khuẩn có
khả năng phân hủy dầu DO trên thế giới và
Việt Nam, chủng Klebsiella sp. G10 nhận
được trong nghiên cứu có khả năng phân hủy
dầu khá lớn. Chủng vi khuẩn này cũng đã
chứng minh ưu thế xử lý dầu trong nước thải
công nghiệp. Do đó có thể bổ sung chủng
G10 vào tập đoàn giống tạo bùn hoạt tính để
nâng cao hiệu quả xử lý nước thải công
nghiệp nhiễm diesel.
KẾT LUẬN
Đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn từ
nguồn mẫu ban đầu, trong đó, chủng G10 có
có khả năng phân hủy dầu diesel mạnh nhất.
Chủng G10 có khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, ướt,
màu trắng đục, đường kính 1,8 – 2,2 mm. Tế
bào có dạng hình que ngắn, kích thước (0.6 ÷
0.8) µm × (1.6 ÷ 2.3) µm. Trình tự đoạn gen
mã hóa 16S rRNA có độ tương đồng cao với
các chủng thuộc chi Klebsiella nên được đặt
tên là Klebsiella sp. G10 và được đăng ký
trên ngân hàng NCBI với mã số JX983098.
Điều kiện tối ưu cho khả năng phân hủy dầu
diesel của chủng vi khuẩn G10 là ở pH 8,
nồng độ muối NaCl 2%. Ở điều kiện tối ưu,
hiệu suất phân hủy 10% dầu diesel đạt
53,46% sau 7 ngày nuôi lắc với hàm lượng
ban đầu là 49720 mg/l.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Adeline S.Y. Ting, Carol H.C. Tan and Aw
C.S. (2009), Hydrocarbon-degradation by isolate
Pseudomonas lundensis UTAR FPE2. Malaysian
Journal of Microbiology 5(2), 104-108.
[2]. Cung Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thùy Linh,
Nguyễn Văn Bắc, Vũ Thị Thanh, Nghiêm Ngọc
Minh (2011), Nghiên cứu khả năng phân hủy
diesel của chủng vi khuẩn BTL5 phân lập từ nước
thải công nghiệp, Tạp chí Sinh học, 33(4), 86-91.
[3]. Hong J.H., Kim J., Choi O.K., Cho K.S. and
Ryu H.W. (2005), Characterization of a diesel-
degrading bacterium, Pseudomonas aeruginosa
IU5, isolated from oil-contaminated soil in Korea,
World Journal of Microbiology and
Biotechnology, 21, 381-384.
[4]. Kaczorek E., Moszynska S., Olszanowski A.,
(2011), Modification of cell surface properties of
Pseudomonas alcaligenes S22 during hydrocarbon
biodegradation, Biodegradation, 22(2), 359-366.
[5]. Lại Thúy Hiền, nguyễn Thị Thu Huyền, Đỗ
Thu Phương, Phạm Thị Hằng, Vương Thị Nga, Lê
Thị Nhi Công, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Bá Tú,
Hoàng Văn Thắng (2010), Nghiên cứu tạo chất
hoạt hóa bề mặt sinh học từ vi sinh vật nhằm ứng
dụng trong các ngành công nghiệp và xử lý môi
trường, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 199-209.
[6]. Nduka K.J., Umeh N.L., Okerulu O.I.,
Umedum N.L., Okoye H.N. (2012), Utilization of
Different Microbes in Bioremediation of
Hydrocarbon Contaminated Soils Stimulated With
Inorganic and Organic Fertilizers. Petroleum &
Environmental 3(2), 1-9.
[7]. Sharma S. L. and Pant A. (2001), Crude oil
degradation by a actinomycete Rhodococcus sp,
Indian Journal of Marine Science, 30, 146-150.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Thị Nhi Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 103 - 108
108
[8]. Smith C. A. and Hussey A. M. (2005), Gram
Stain Protocols, American society for
microbiology Conference for Undergraduate
Educators – American.
[9].Ueno A., Yukiya I., Isao Y., Hidetoshi O.,
(2007), Isolation and characterization of bacteria
from soil contaminated with diesel oil and the
possible use of these in autochthonous
biogaugmentation, World Journal of Microbiology
& Technology 23(12), 1739-1745.
SUMMARY
BIODEGRADATION OF DIESEL OIL BY G10 STRAIN ISOLATED
FROM VIET HOANG PETROLEUM STORAGE TANKS
IN THAI NGUYEN PROVINCE
Le Thi Nhi Cong1, Khuong Truong Giang2,
Do Thi Diu3, Cung Thi Ngoc Mai1, Nghiem Ngoc Minh1*
1Insitute of Biotechnology; 2Thai Nguyen University,
3Ha Noi University of Angriculture
The diesel oil degradable Klebsiella sp. G10 strain was isolated from the Viet Hoang petroleum
storage tanks in Thai Nguyen province. The G10 strain belongs to Gram-positive group with
round, convex, glossy, wet, opalescent colonies, diameter from 1.8 to 2.2 mm in size. The G10 has
short rod-shaped cell, obtuse and size of 0.6 ÷ 0.8 × 1.6 ÷ 2.3 µm. Based on some of
morphological and nucleotide sequence of the gene encoding 16S rRNA fully, G10 strain has
highly homologous with other strains of the genus Klebsiella and it was named Klebsiella sp. G10.
Klebsiella sp. G10 strain could grow well in mineral medium supplemented with 10% diesel oil
and has capacity of degrading up to 5316 mg/l of diesel oil after 7 days of shaking culture.
Key words: Klebsiella sp. G10, diesel oil, 16S rRNA, bacteria, Thai Nguyen
Ngày nhận bài:25/2/2013, ngày phản biện; 18/3/2013, ngày duyệt đăng: 26/3/2013
*
Tel: 0988 886930, Email: nghiemminh@ibt.ac.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kha_nang_phan_huy_dau_diesel_cua_chung_g10_phan_lap_tu_kho_x.pdf