Hệ thống phanh khí

Hệ thống phanh khí sử dụng năng lượng của khí nén để tiến hành phanh, người lái chỉ cần thắng lò xo ở van phân phối để thực hiện phanh xe hoặc thôi phan. Nhờ thế mà phanh khí điều khiển nhẹ nhàng, hiệu quả phanh lớn. 7.4.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung 1. Sơ đồ cấu tạo Hệ thống phanh khí thường bố trí trên các ôtô có trọng tải lớn. Các bộ phận chính gồm có: máy nén khí, van điều chỉnh áp suất, bình chứa khí nén, van phân phối (Van điều khiển), các buồng hơi hãm cùng với cơ cấu hãm của các bánh xe, bàn đạp, ống dẫn hơi và các ống mềm. Trên một số xe có bố trí hai bình chứa khí, bình lọc và đường ống dẫn khí cho hệ thống phanh rơ moóc.

docx21 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 9090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống phanh khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG PHANH KHÍ Hệ thống phanh khí sử dụng năng lượng của khí nén để tiến hành phanh, người lái chỉ cần thắng lò xo ở van phân phối để thực hiện phanh xe hoặc thôi phan. Nhờ thế mà phanh khí điều khiển nhẹ nhàng, hiệu quả phanh lớn. 7.4.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung 1. Sơ đồ cấu tạo Hệ thống phanh khí thường bố trí trên các ôtô có trọng tải lớn. Các bộ phận chính gồm có: máy nén khí, van điều chỉnh áp suất, bình chứa khí nén, van phân phối (Van điều khiển), các buồng hơi hãm cùng với cơ cấu hãm của các bánh xe, bàn đạp, ống dẫn hơi và các ống mềm. Trên một số xe có bố trí hai bình chứa khí, bình lọc và đường ống dẫn khí cho hệ thống phanh rơ moóc. Hình 7.41 Hệ thốnh phanh khí 1. Máy nén khí; 2. Van điều chỉnh áp suất; 3. Đồng hồ áp lực; 4. Van an toàn; 5,8 Bình khí nén; 6. Van trích hơi; 7. Van xả; 9, 16. Buồng hơi hãm; 10, 15 Ống mềm; 11, 17 guốc phanh; 12. Van phân phối (van điều khiển) 13. Ống đẫn; 14. Bàn đạp phanh; 2. Nguyên lý làm việc Máy nén khí (1) được dẫn động từ trục khuỷu động cơ, khi động cơ làm việc máy nén khí nén không khí vào các bình chứa(5) và (8). Van điều chỉnh suất (2) giữ áp suất của khí nén trong bình chứa ở mức độ quy định. Khi đạp bàn đạp phanh, khí nén từ bình chứa qua van phân phối (12) tới buồng hơi hãm (6;9) của các bánh xe, khí nén ép màng, đẩy cần đẩy và cần hãm, làm trục quả đào quay, đẩy má phanh ra áp chặt với tang trống phanh để hãm bánh xe. Khi nhả bàn đạp phanh, van phân phối đóng kín đường khí nén của bình chứa, đồng thời mở cho khí nén từ các buồng hơi hãm thoát ra ngoài. Lò xo kéo má phanh ra khỏi tang trống phanh. Quá trình phanh kết thúc. 8.4.2 Các bộ phận chính của hệ thống phanh khí 1. Máy nén khí Cấu tạo ( hình 7.42 ) Hình7.42 Cấu tạo máy nén khí và van điều chỉnh áp suất 1. Puli; 2. Thân máy; 3. Nắp máy; 4. Van đẩy (thoát). 5. Van hút; 6. Đường ống; 7. Piston cơ cấu thoát tải; 8. Van điều chỉnh áp suất; 9. Đầu nối (răcko) Hệ thống phanh khí thường sử dụng máy nén khí có hai xi lanh. Kết cấu máy nén khí giống như một động cơ gồm có: nắp máy(3), thân máy(2) và đáy máy, trong thân máy có trục khuỷu, xi lanh, piston, thanh truyền. Trên nắp máy bố trí hai van đẩy (4), hai van hút (5) cùng với lò xo. Trục khuỷu máy nén khí được truyền động bằng dây đai qua puli (1) từ puli quạt gió của hệ thống làm mát. Máy nén khí được làm mát bằng nước của hệ thống làm mát. Để bôi trơn các chi tiết của máy nén khí, dầu từ đường dẫn chính của động cơ đi vào trục khuỷu máy nén khi qua van áp xuất, sau đó theo đường dầu để bôi trơn cho cổ trục và cổ biên. Dầu theo ống dẫn dầu từ đáy máy nén khí trở về đáy máy động cơ. Trên đường khí vào máy nén khí có bố trí cơ cấu thoát tải. Cơ cấu thoát tải gồm piston, cần đẩy, lò xo, đòn gánh. Đòn gánh nối giữa hai cần đẩy và hai cần đẩy này đặt đối diện hai van hút. Khoảng dưới piston của cơ cấu thoát tải nối với van điều chỉnh áp suất. b. Nguyên lý làm việc Khi động cơ làm việc máy nén khí được truyền động piston dịch chuyển lên xuống trong xi lanh. Khi piston đi xuống dưới, van đẩy đóng lại. Trong xi lanh có độ chân không nên van hút mở ra, không khí đã được lọc sạch sơ bộ đi theo ống đẫn vào xi lanh. Khi piston đi lên trên, van hút đóng lại. Không khí trong xi lanh bị nén, ép van đẩy mở ra, không khí bị nén qua van đẩy vào buồng không khí của nắp máy để nạp cho bình chứa. Quá trình lặp đi lặp lại và áp suất khí nén trong bình chứa tăng dần. Nếu áp suất khí nén trong bình chứa lớn hơn giá trị quy định (7,7 kg/cm2), van điều chỉnh áp suất mở ra cho khí nén từ bình chứa đi vào khoang dưới piston của cơ cấu thoát tải. Áp suất khí nén đẩy piston đi lên, cần đẩy mở van hút. Không khí trong xi lanh không bị nén, mà chỉ đẩy từ xi lanh này sang xi lanh kia. Máy nén khí ở chế độ chạy không tải và ngừng cung cấp khí nén vào bình chứa. Nếu như người lái tiến hành phanh, áp suất khí nén trong bình chứa giảm xuống. Khi áp suất khí nén giảm xuống giá trị nhất định, van điều chỉnh áp suất đóng đường thông với bình chứa và mở đường thông với khí trời. Khí nén trong khoang dưới piston của cơ cấu thoát tải đi ra ngoài. Lò xo đẩy đòn gánh cùng hai piston đi xuống, cần đẩy không tác động vào van hút nữa. Máy nén khí trở lại chế độ làm việc bình thường và cung cấp khí nén cho bình chứa. Trong thực tế máy nén khí chỉ làm việc từ 10-20% thời gian làm việc của ôtô, do đó tăng tuổi thọ làm việc đồng thời giảm tiêu hao công suất của động cơ. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa * Hư hỏng: Các chi tiết của máy nén khí hư hỏng tương tự như động cơ chính. Nguyên nhân chủ yếu bị mài mòn tự nhiên do ma sát, va đập và làm việc lâu ngày, do bôi trơn kém, dầu lẫn nhiều tạp chất. Tác hại: không cung cấp đủ khí nén cho hệ thống phanh, hiệu quả phanh kém. * Kiểm tra: Phương pháp kiểm tra tương tự như động cơ chính, chỉ khác về chỉ tiêu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật như sau: - Độ côn, ô van xi lanh cho phép : ≤ 0,05 mm - Khe hở giữa piston và xi lanh : ≤ 0,15 mm - Khe hở miệng vòng găng : 0,25 ¸ 0,5 mm - Khe hở cành vòng găng : 0,035 ¸ 0,1 mm - Khe hở bạc biên : 0.02 ¸ 0, 07 mm - Khe hở bạc đầu nhỏ với chốt piston : 0,004 ¸ 0,01 mm * Sửa chữa: - Van hút, van đẩy mòn ít rà bàng bột rà mịn trên kính phẳng hoặc lật 180 0 thay đổi mặt làm việc. - Lò xo yếu thay mới - Các chi tiết khác sửa chữa như các chi tiết ử động cơ chính. - Lực siết nắp máy là 1,2 ¸ 1,7 Nm, siết đều và đối xứng. - Vòng bi đỡ mòn hỏng thay mới. 2. Van điều chỉnh áp suất Van điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ giữ cho áp suất khí nén trong hệ thống ở mức quy định, khoảng 6,5 – 7,7 kg/cm2. a. Cấu tạo: ( hình 7.43 ) Van điều chỉnh áp suất có nhiều loại, hình 7.43 là sơ đồ van điều chỉnh áp suất kiểu van bi. Van bi (11) luôn chịu hai lực ngược chiều: áp lực của khí nén và lực nén của lò xo (3) qua cần đẩy (4). Van điều chỉnh áp suất có đường ống nối với bình chứa khí nén (10), đường thông với cơ cấu thoát tải(8) và rãnh thông khí trời (7). Van điều chỉnh áp suất thường bố trí ngay trên máy nén khí. Hình 7.43 Cấu tạo van điều chỉnh áp suất 1. Vỏ; 2. Chụp ren; 3. Lò xo; 4. Cần đẩy; 5.đầu nối ren; 6. Đệm điều chỉnh 7. Lỗ bên sườn ; 8. Lỗ thông với cơ cấu thoát tải ; 9. Thân van; 10. Đầu nối; 11. Các viên bi. b. Nguyên lý làm việc Khi áp suất khí nén trong bình còn thấp, lò xo (3) qua cần đẩy(4) ép van bi (11) ở vị trí dưới đóng kín đường (10) thông với bình chứa, mở đường thông với khí trời(7). Cơ cấu thoát tải chưa làm việc và máy nén khí cung cấp khí nén cho bình chứa. Khi áp suất khí nén đạt tới giá trị nhất định, áp lực khí nén thắng lực căng lò xo đẩy viên bi đi lên đóng đường thông với khí trời. Khoang dưới piston của cơ cấu thoát tải được nối với bình chứa nên cơ cấu thoát tải làm việc và máy nén khí ngừng cung cấp khí nén cho bình chứa. Áp suất đóng mở van điều chỉnh áp suất phụ thuộc vào sức căng lò xo (3), bởi vậy thay đổi sức căng lò xo này sẽ làm cho áp suất của hệ thống thay đổi. Sức căng lò xo (3) được điều chỉnh bởi chụp ren (2) và đệm (6). c. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa * Hư hỏng: - Các viên bi và đế van bị mòn, lò xo bị yếu, gẫy làm van đóng không kín và áp suất bình khí nén nhỏ hơn quy định - Các viên bi bị kẹt hoặc lưới lọc khí bị tắc làm áp suất bình khí nén cao hơn quy định * Kiểm tra, sửa chữa: - Các viên bi và lò so yếu gẫy cần thay mới. - Tháo kiểm tra và rửa sạch lưới lọc của van điều chỉnh, kiểm tra sự tắc kẹt các viên bi. - Kiểm tra và điều chỉnh lại áp suất định mức khi thay thế các chi tiết của van. 3. Bình chứa nén khí và van an toàn a. Cấu tạo: Bình chứa khí nén dự trữ một lượng khí nén cung cấp khí nén đảm bảo phanh được 8 đến 10 lần sau khi máy nén ngừng làm việc. Bình chứa khí nén được chế tạo bằng thép lá, bên ngoài và bên trong có sơn để chống rỉ. Dung tích mỗi bình chứa thường từ 20 đến 35 lít. Dung tích và số lượng bình chứa tùy theo từng hệ thống. Bình chứa thường lắp ở xà dọc của khung xe và có đầu nối để nối ống dẫn không khí từ máy nén khí và ống dẫn tới van phân thối, dưới đáy bình có lắp khóa để xả chất ngưng tụ lại trong quá trình nạp khí vào bình. Để loại trừ trường hợp tăng áp suất của không khí trong hệ thống vượt quá giá trị cho phép và có thể phá hủy các chi tiết của hệ thống, nên ở mặt trong các bình chứa có lắp van an toàn. Van an toàn là loại van bi. Khi áp suất không khí trong bình chứa đạt tới 9 hoặc 9,5 kG/cm2, van an toàn tự động mở để xả bớt khí nén ra ngoài. b. Hư hỏng và sửa chữa Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa của van an toàn tương tự như van điều chỉnh áp suất. 4. Van phân phối ( tổng phanh ) Van phân phối dùng để điều khiển hệ thống phanh theo yêu cầu của người lái. Trên ôtô thường dùng van phân phối kiểu màng, van phân phối kiểu piston với một hoặc hai dòng. a. Van phân phối kiểu màng * Cấu tạo: (hình 7.44) Van phân phối kiểu màng bao gồm: đòn gánh (4) nối giữa van nạp (5) và van xả (6). Van nạp (5) đóng mở đường thông với bình chứa khí, van xả (6) đóng, mở đường thông van phân phối với khí trời. Lò xo van nạp (5) khỏe hơn lò xo van xả (6) để van phân phối làm việc chính xác. a) Sơ đồ cấu tạo Nguyên lý làn việc Hình 7.45 Van phân phối kiểu màng 1. Đòn điều khiển; 2.Màng đàn hồi; 3. Lò xo; 4. Đòn gánh; 5. Van nạp; 6. Van xả; 7. Đường dẫn khí đến các buồng hơi hãm. * Nguyên lý làm việc Khi tác dụng vào bàn đạp phanh, qua cơ cấu dẫn động sẽ có lực N tác dụng lên đòn điều khiển (1), ấn lò xo (3) và màng (2) đi xuống. Đầu trên đòn gánh (4) đi xuống và nghiêng đi để đóng van xả (6), sau đó đòn gánh (4) xoay ngang để mở van nạp (6). Khí nén từ bình chứa qua van nạp rồi theo đường ống (7) tới các buồng hơi hãm để tiến hành phanh. Không khí nén đi vào không gian dưới màng tăng dần, tới một giá trị nào đó thì áp suất của khí nén thắng sức căng lò xo (3), đẩy màng dịch chuyển nhẹ nhàng về phía trên. Van nạp (5) sẽ đóng lại do tác động của lò xo van. Van xả (6) vẫn ở trạng thái đóng. áp suất của khí nén trong các buồng hơi hãm có gia trị không đổi để thực hiện quá trình phanh. Muốn tăng áp suất để tăng lực phanh ở cơ cấu hãm phải đạp mạnh hơn nữa vào bàn đạp phanh. Như thế là áp suất khí nén dưới màng (2) và trong các buồng hơi hãm tỷ lệ thuật với lực tác dụng nên bàn đạp phanh. Khi nhả bàn đạp phanh, lực N lại mất đi. Màng (2) và đòn gánh (4) trở về vị trí ban đầu. Van xả (6) mở để khí nén từ các buồng hơi hãm ngược trở về van phân phối và thoát ra ngoài. Quá trình phanh kết thúc. Lò xo (3) được chọn có độ cứng phù hợp để khi phanh người lái cảm thấy được lực cản lên bàn đạp. b. Van phân phối kiểu piston một dòng * Sơ đồ cấu tạo: ( hình 7.46) Van phân phối có lò xo cân bằng (11) đặt trong piston. Màng đàn hồi làm bằng vải tráng cao su lắp giữ vỏ (1) và nắp van (3), nối với cốc dẫn hướng (10). Van nạp (5) và van xả (8) có dạng hình côn bằng cao su lắp chung một trục (7), cùng với lò xo van (4), lò xo màng và công tắc đèn phanh đặt trong nắp van phân phối. Cần nối van phân phối lắp trên trục và bắt với vỏ. Trên vỏ van bố trí bulông điều chỉnh. * Nguyên lý làm việc Khi chưa phanh, lò xo đẩy màng tận cùng về phía trái, cốc dẫn hướng mở van xả (8), đồng thời lò xo van đóng van nạp (5). Khi tác động vào bàn đạp phanh, cần kéo di chuyển cần bẩy ép piston, lò xo cân bằng sang phải. Màng và cốc dẫn hướng dịch chuyển sang phải đóng van xả, sau đó mở van nạp để không khí từ bình chứa vào buồng hơi hãm thực hiệ quá trình phanh xe. Không khí nén đi vào van phân phối sẽ tác động vào màng, cụm van dịch chuyển theo màng làm van nạp đóng lại. Áp suất trong van phân phối và đường ống dẫn ngừng tăng duy trì lực phanh cần thiết. Muốn tăng thêm áp suất để tăng lực phanh ở các bánh xe phải tăng lực tác động vào bàn đạp phanh. Khi nhả bàn đạp phanh, màng đàn hồi và cốc dẫn hướng di chuyển sang trái về vị trí ban đầu. Van xả được mở ra và không khí từ các buồng hơi hãm qua van phân phối thoát ra ngoài. Quá trình phanh kết thúc. Hình 7.47 là cấu tạo của van phân phối kiểu piston một dòng. Hình 7.46 Sơ đồ cấu tạo van phân phối kiểu piston một dòng 1.Vỏ van; 2. Màng cao su; 3. Nắp; 4. Lò xo van nạp; 5. Van nạp; 6. Đế van nạp; 7. Trục van nạp xả; 8. van xả; 9. Lò xo cân bằng; 10. Cốc dẫn hướng; 11. Lò xo cân bằng; 12. Cần nối; 13. Bàn đạp phanh . Hình 7.47 Cấu tạo của van phân phối kiểu piston một dòng. c. Van phân phối kiểu piston hai dòng Van phân phối kiểu piston hai dòng được dùng cho ôtô vận tải có kéo rơ moóc. Cơ cấu điều khiển cho phép phanh rơ moóc sớm hơn phanh ôtô kéo một chút. Nhờ vậy mà loại trừ được hiện tượng rơ moóc “trườn” lên ôtô trong khi phanh làm tăng tải trọng lên cơ cấu di động của ôtô. * Sơ đồ cấu tạo ( hình 7.48) Van phân phối gồm hai buồng. Buồng dưới dùng để điều khiển các phanh ôtô kéo có cấu tạo và nguyên lý làm việc giống như van phân phối kiểu piston một dòng ở trên (hình 7.48 a). Buồng trên dùng để điều khiển phanh rơ moóc có cấu tạo tương tự, nhưng dùng cần đẩy thay cho piston (hình 7.47 b). Ở trạng thái chưa phanh lò xo cân bằng (11) áp cần đẩy dịch chuyển sang phải, đóng van xả (8) và mở van nạp (5) để không khí từ bình chứa qua khoang C, khoang B sau đó theo đường ống dẫn chính tới hệ thống phanh rơ moóc. Trên thực tế dẫn động hai buồng của van phân phối từ một bàn đạp phanh thông qua các đòn nối và hai buồng và được làm liền nhau. Hình 7.48 là cấu tạo của và phân phối hai dòng kiểu piston. Hệ thống phanh rơ moóc có van điều khiển riêng, hoạt động theo áp suất dòng khí tới bình chứa khí nén chính. Trong van điều khiển có bát phanh, cùng lò xo, van nạp, van xả và các lò xo van đặt chung trên một trục van. Ngoài vỏ van điều khiển có 3 đường ống dẫn nối với các buồng của van điều khiển, đường ống từ van phân phối, đường ống vào bình chứa khí nén của hệ thống phanh rơ moóc và đường ống dẫn tới buồng hơi hãm của phanh rơ moóc.(hình 7.48) * Nguyên lý làm việc ( hình 7.48 và hình 7.49) Khi không phanh ở buồng điều khiển phanh ôtô van nạp đóng, van xả mở. Trong buồng điều khiển của phanh rơ moóc van xả đóng (8), van nạp (5) mở cho khí nén từ bình chứa qua khoang C, B van phân phối vào đường khí chính của van điều khiển rơ moóc. Không khí nén vào khoang trên của van điều khiển nén bát cao su đi xuống cho van nạp đóng, van xả mở. Đồng thời khí nén qua van một chiều đi vào nạp cho bình chứa của phanh rơ moóc. Khi áp suất trong đường khí chính của phanh rơ moóc đạt 4,8 – 5,3 at ( KG/cm2 ), áp lực khí nén và áp lực lò xo cân bằng, van một chiều đóng bớt lại. Lò xo cân bằng buồng phanh rơ moóc có tác dụng điều chỉnh áp suất trong bình chứa phanh rơ moóc. Khi phanh, cần đẩy ở buồng điều khiển rơ moóc di chuyển sang trái làm van nạp (5) đóng đường thông với bình chứa và mở cho đường khí chính của van điều khiển phanh rơ moóc qua van xả (8); khoang A và thông với khí trời. Tại van điều khiển phanh rơ moóc, áp suất của khoang trên giảm do thông với khí trời, áp lực khí nén ở khoang dưới đẩy bát cao su và cụm van đi lên. Van xả đóng lại, van nạp mở cho khí nén từ bình chứa của phanh rơ moóc tới các buồng hơi hãm để thực hiện phanh rơ moóc. Còn ở buồng điều khiển phanh xe kéo, piston dịch chuyển sang phải, làm van xả đóng, van nạp mở, không khí nén đi từ bình chứa tới buồng hơi hãm của phanh xe kéo, quá trình phanh cũng được thực hiện. Hình 7.48 Sơ đồ cấu tạo các buồng của van phân phối hai dòng 1.Vỏ van; 2. Màng cao su; 3. Nắp; 4. Lò xo van nạp; 5. Van nạp; 6. Đế van nạp; 7. Trục van nạp xả; 8. van xả; 9. Lò xo cân bằng; 10. Cốc dẫn hướng; 11. Lò xo cân bằng; 12. Cần nối; 13. Bàn đạp phanh . 14. Lò xo màng; 15. Van điều khiển rơ moóc; 16. Bình khí nén rơ moóc Hình 7.49 Sơ đồ cấu tạo van điều khiển phanh rơ moóc. Khi nhả bàn đạp phanh, ở buồng phanh rơ moóc lò xo cân bằng ép cần đẩy sang phải đóng van xả, mở van nạp , còn ở buồng phanh xe kéo van nạp đóng van xả mở, quá trình phanh cả rơ moóc và xe kéo kết thúc. Khi dùng phanh tay để hãm ôtô lại thì nhờ hệ thống dẫn động nối với van phân phối nên không khí nén ngừng đi vào đường ống chính của hệ thống phanh rơ moóc: Phanh rơ moóc hoạt động. Trong trường hợp đường ống dẫn từ ôtô tới rơ moóc bị cắt, áp suất không khí trong ống dần giảm xuống đột ngột nên hệ thống phanh rơ moóc tự động làm việc hãm rơ moóc. Hình 7.410 là cấu tạo của van phân phối kiểu hai dòng. Hình 7.410 Cấu tạo van phân phối hai dòng d. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa * Hư hỏng: - Các ổ đặt và van bị mòn, đóng không kín, các van cao su bị biến cứng, nứt, vỡ. Nguyên nhân do ma sát, va đập và làm việc lâu ngày. - Màng cao su bao kín bị rách hỏng do làm việc lâu ngày, bị lão hoá. - Lò xo van bị yếu, gẫy do mỏi, làm việc lâu ngày. Tác hại là làm giảm hiệu quả phanh. * Kiểm tra: - Kiểm tra sơ bộ độ kín bằng cách bôi một lớp nước xà phòng vào các mặt lắp ghép rồi đạp bàn đạp phanh, nếu có bọt xà phòng chứng tỏ độ kín buồng cụm van kém. - Khi tháo rời các chi tiết, kiểm tra chủ yếu dùng mắt quan sát xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết. * Sửa chữa: - Màng rách thay màng mới. - Các van bằng cao su khi hư hỏng thay van mới. Van bằng đồng mòn thì rà lại với ổ đặt bằng bột rà. Nếu mòn quá thì thay van cùng ổ đặt mới. - Lò xo yếu gẫy thay mới. 4. Buồng hơi hãm và cơ cấu hãm phanh Buồng hơi hãm còn gọi là bầu phanh, có nhiệm vụ tạo ra lực đẩy làm quay trục quả đào của cơ cấu hãm phanh để thực hiện quá trình phanh xe. Như vậy tại buồng hơi hãm năng lượng của khí nén chuyển thành cơ năng và truyền động cho cơ cấu hãm bánh xe. a. Cấu tạo (hình 7.411) Buồng hơi hãm có màng mỏng bằng vải cao su (4) (bát cao su) cùng với đĩa tỳ, cần đẩy (6) và hai lò xo lắp giữa vỏ và nắp bắt với nhau bằng bulông. Cần đẩy nắp với cần nối bằng bulông. Trong cần nối đặt cơ cấu trục vít – bánh vít. Trục quả đào nắp với bánh vít (14) bằng rãnh then hoa. Cơ cấu hãm phanh gồm tang trống, quả đào (10), guốc phanh(2; 10) và lò xo hồi vị (12). Tang trống nắp với moay ơ bánh xe. Quả đào chế tạo liền trục, trục xoay trong bạc (9) lắp trong giá đỡ (3). Hai guốc phanh có má phanh lắp trên mâm phanh bằng chốt lệch tâm. Lò xo hồi vị luôn kéo hai đầu trên của guốc phanh tỳ vào quả đào. Má phanh lắp chặt với guốc phanh bằng đinh tán. b. Nguyên lý làm việc Khi đạp bàn đạp phanh, không khí nén từ bình chứa qua van phân phối vào buồng hơi hãm ép màng dịch chuyển. Cần đẩy dịch chuyển làm xoay trục vít, bánh vít và quả đào, quả đào ép guốc phanh dịch chuyển vào hai phía cho má phanh áp chặt vào tang trống tạo ra hiệu quả phanh xe. Khi nhả bàn đạp, không khí nén từ buồng hơi hãm qua van phân phối thoát ra ngoài. Lò xo ép màng về vị trí ban đầu. Lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh tách khỏi bề mặt của tang trống, quá trình phanh kết thúc. Với kết cấu guốc phanh lắp đặt như trên, khi phanh ở guốc phanh trước xẩy ra hiện tượng tự xiết nên lực phanh ở má phanh trước lớn hơn lực phanh ở má phanh sau. Để hai má mòn đều má phanh trước được làm dài hơn má phanh sau. Hình 7.411 Buồng hơi hãm 1. Chốt lệch tâm; 2, 11. Guốc panh ; 3. Giá đỡ; 4. Bát cao su; 5. Vỏ buồng hơi hãm; 6. Cần đẩy; 7. Cần nối; 8. Trục vít; 9. Bạc trục quả đào; 10. Quả đào; 12. Lò xo hồi vị; 13. Lò xo – bi định vị. 14. Bánh vít. Hiệu quả làm việc của cơ cấu hãm phanh phụ thuộc rất nhiều vào khe hở giữa má phanh và tang trống. Khe hở này ở bên dưới được điều chỉnh bằng chốt lệch tâm, ở bên trên điều chỉnh bằng cơ cấu trục vít – bánh vít. Khi xoay trục vít sẽ làm cho bánh vít, trục vít quả đào xoay. Góc đặt ban đầu của quả đào xác lập khe hở giữa má phanh và tang trống ở phía trên. Trục vít được định vị bởi lò xo và viên bi.(13). c. Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa * Hư hỏng: - Buồng hơi hãm: Bát cao su bị rách, lò xo bị yếu, gẫy, do mỏi, làm việc lâu ngày. - Trục quả đào (cam phanh) mòn phần then hoa lắp với bánh vít và phần tiếp xúc với bạc lắp trên guốc phanh do ma sát và làm việc lâu ngày. - Cơ cấu trục vít, bánh vít mòn do ma sát, làm việc lâu ngày và do điều chỉnh khe hở phía trên của má phanh không chính xác. - Má phanh , tang trông phanh và lò xo kéo má phanh hư hỏng tương tự như cơ cấu hãm phanh dầu. * Kiểm tra: - Buồng hơi hãm: có thể kiểm tra sơ bộ bằng cách đạp phanh, thông qua hơi xì ra ở buồng hơi hãm chứng tỏ bát phanh bị thủng. - Các chi tiết khác kiểm tra chủ yếu bằng quan sát và đo bằng dụng cụ đo kích thước các bề mặt bị mài mòn và so sánh với tiêu chuẩn. * Sửa chữa: - Bát phanh thủng, rạn, nứt, lò xo yếu, gẫy thay mới. - Bạc và trục quả đào mòn thay mới, (chủ yếu thay bạc) - Cơ cấu trục vít, bánh vít mòn hoặc răng gẫy thay mới. - Chốt lệch tâm mòn quá thay mới. - Các chi tiết còn lại sửa chữa như ở cơ cấu hãm phanh dầu. 8.4.3 Hư hỏng, kiểm tra, điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh khí 1. Hư hỏng chung: Hư hỏng ở hệ thống phanh khí tương tự như hỏng ở phanh dầu và có thêm: - Mòn quả đào (cam phanh) làm khe hở má phanh tăng. - Hư hỏng ở buồng hơi hãm như nêu phần trên làm hiệu quả phanh kém, hoặc bó phanh ( lò xo buồng hơi hãm yếu, gẫy) - Lọt khí do các đường ống bị hở đầu nối, nứt , vỡ làm khí nén thoát ra ngoài. - Các van nạp, xả của tổng phanh (van phân phối) đóng không kín hoặc kẹt làm hiệu quả phanh kém hoặc bó phanh . 2. Kiểm tra, điều chỉnh a. Điều chỉnh van phân phối kiểu màng * Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh: Cách kiểm tra tương tự như phanh dầu. Hành trình cho phép: 15 ¸ 25 mm * Điều chỉnh hành trình tự do:( hình 7.412) - Tháo chốt lắp thanh kéo với màng ép và tháo lò xo. - Nới đai ốc hàm bulông điều chỉnh, vặn vít điều chỉnh vào đến khi vít điều chỉnh chạm vào cốc trượt của van thì nới vít ra từ 1,5 ¸ 2 vòng và hãm chặt vít điều chỉnh lại.( khe hở khoảng 1¸ 2 mm) Hình 7.412 Hình 7.413 b. Điều chỉnh van phân phối kiểu piston * Kiểm tra, điều chỉnh độ mở của van: ( hình 7.413) - Tháo đầu nối với bình chứa khí nén, dùng thước lá hay đuôi thước cặp đo khoảng cách từ đầu van xả đến mặt đầu của đai ốc ở trạng thái chưa đạp phanh. - Đo khoảng cách trên khi đạp phanh, hiệu khoảng cách hai lần đo là độ mở của van. Độ mở của van yêu cầu từ 2,5 ¸ 3 mm. Nếu không đúng cần điều chỉnh lại. - Điều chỉnh: (hình 7.413) Đưa đệm điều chỉnh từ phía trước ra phía sau hoặc ngược lại (đệm điều chỉnh gồm nhiều tấm thép mỏng) c. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh * Kiểu piston một dòng - Kiểm tra, hành trình tự do bằng thước lá tương tự như phanh dầu. Quy định từ 15¸ 25 mm đối với các xe Din và Maz - Thực hiện điều chỉnh bằng bulông điều chỉnh trên nguyên tắc vặn bulông vào thì giảm hành trình tự do và vặn ra thì tăng hành trình tự do. Nếu không đúng quy định thì nới đai ốc và vặn bulông điều chỉnh, có thể vừa vặn bulông vừa kiểm tra, khi đạt yêu cầu thì hãm chặt đai ốc lại. * Kiểu piston hai dòng: ( hình 7.414 ) Điều chỉnh hành trình tự do bằng cách điều chỉnh ở hai bulông 1và 2 theo nguyên tắc trên. - Nới lỏng các đai ốc hãm bulông 1 và 2. - Vặn bulông 1 cho đến khi chạm vào đầu cần đẩy rơ moóc thì nới ra 1,5 ¸ 2 vòng. - Điều chỉnh bulông 2 theo nguyên tắc vặn bulông vào là giảm hành trình tự do. Khi nào điều chỉnh đạt yêu cầu thì hãm chặt các bulông điều chỉnh bằng đai ốc hãm. Hình 7.414 Điều chỉnh hành trình tự do d. Điều chỉnh van điều chỉnh áp suất.( hình 7.415 a ) Yêu cầu đối với van điều chỉnh áp suất là khi áp suất đạt tới giá trị từ 7 ¸ 7,4 at thì van bi khống chế phải mở để không khí qua van đến cơ cấu giảm tải của máy nén khí để máy nén khí làm việc ở chế độ không tải. Nếu áp suất trong bình chứa giảm xuống 5,6 ¸ 6 at thì van này phải đóng lại và máy nén khí tiếp tục cung cấp khí cho hệ thống. Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết của van như viên bi, lò xo, lưới lọc cần phải điều chỉnh lại van bằng cách vặn nắp chụp lò xo hoặc thay đổi chiều dày tấm đệm để thay đổi sức nén của lò xo lên các viên bi. Nếu tăng lực lò xo thì áp suất được điều chỉnh tăng lên và ngược lại. e. Điều chỉnh van an toàn.(hình 7.415 b) * Kiểm tra van an toàn: - Không cho van điều chỉnh áp suất làm việc. Cho máy nén khí cung cấp khí nén cho bình chứa. Nếu áp suất đạt 9 at mà van an toàn mở thì đạt yêu cầu. - Để kiểm tra thử xen van có làm việc không thì dùng kìm kẹp vào đầu ty đẩy của van và kéo ra nếu có khí xả ra theo và khi bỏ kìm ra thì hết khí xả theo thì chứng tỏ van làm việc (đóng kín). * Điều chỉnh: Trường hợp van mở ở trị số không đúng quy định thì phải điều chỉnh lại bằng cách vặn đai ốc điều chỉnh vào hoặc ra để thay đổi lực lò xo nhằm đạt được áp suất cần điều chỉnh. ( tăng lực lò xo làm áp suất tăng và ngược lại) a) b) Hình 7.415 Điều chỉnh van an toàn và van điều chỉnh áp suất g. Kiểm tra điều chỉnh khe hở má phanh * Kiểm tra: Kiểm tra khe hở má phanh với tang trống phanh ở hai vị trí trên và dưới như ở cơ cấu hãm phanh dầu. Thường khe hở phía trên là 0,4 mm và ở phía dưới là 0,25 mm * Điều chỉnh: ( hình 7.416 ) Hình 7.416 - Đối với khe hở phía trên: Xoay trục vít thông qua bánh vít sẽ làm xoay trục quả đào guốc phanh sẽ bị đẩy ra hoặc cụp vào cho đến khi khe hở nằm trong phạm vi giới hạn cho phép. Dùng căn lá đưa qua khe hở kiểm tra ở mâm phanh hoặc ở tang trống phanh. - Đối với khe hở bên dưới: Điều chỉnh bằng cách xoay chốt lệch tâm h. Điều chỉnh cần đẩy buồng hơi hãm.( hình 7.416) Chỉ điều chỉnh chiều dài cần đẩy khi điều chỉnh khe hở má phanh và áp suất khí nén đúng yêu cầu. * Kiểm tra khoảng dịch chuyển của cần đẩy Đạp phanh rồi dùng thước lá đo khoảng cách dịch chuyển của cần đẩy khi phanh hãm bánh sau. Thường khoảng dịch chuyển cần đẩy bánh trước là 15 ¸ 25 mm, của bánh sau là 20 ¸ 40 mm. * Điều chỉnh: - Tháo chốt nối cần đẩy với vỏ cơ cấu trục vít, bánh vít - Xoay càng chữ U để thay đổi chiều dài của thanh đẩy ở cần đẩy, nếu khoảng dịch chuyển lớn tăng chiều dài thanh đẩy và khoảng dich chuyển nhỏ thì giảm chiều dài thanh đẩy. - Yêu cầu: Khoảng dịch chuyển của thanh đẩy ở bánh trước và bánh sau bằng nhau từng đôi một. Sau khi điều chỉnh lắp càng chữ U với cơ cấu trục vít, bánh vít bằng chốt. i. Điều chỉnh độ căng dây đai của máy nén khí. * Kiểm tra: - Dùng ngón tay cái ấn vào giữa dây đai một lực 30 ¸ 40 N - Dùng thước đo độ võng của dây đai. Nếu độ võng nằm trong pham vi từ 10 ¸ 12 mm là đạt yêu cầu, độ võng nhỏ hơn hay lớn hơn phải điều chỉnh lại. * Điều chỉnh: Thay đổi vị trí máy nén khí hay hoặc thay đổi vị trí bánh căng đai hoặc tăng, giảm khe hở rãnh puli tuỳ theo kết cấu của từng loại xe 3. Kiểm nghiệm và bảo dưỡng hệ thống a. Kiểm nghiệm: Mục đích và phương pháp kiểm nghiệm giống như phanh dầu. b. Bảo dưỡng hệ thống * Bảo dưỡng ngày: - Kiểm tra siết chặt các mối ghép của các bộ phận đường ống dẫn. - Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp. Bảo dưỡng I - Bơm mỡ vào các vị trí qui định trong hệ thống. - Kiểm tra độ võng dây đai. - Kiểm tra áp suất khí nén xả nước trong bình chứa. Bảo dưỡng II – làm bảo dưỡng I và làm thêm - Kiểm tra hiệu quả phanh. - Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp và khe hở má phanh. - Kiểm tra mức độ mòn hỏng của má phanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHệ thống phanh khí.docx
Tài liệu liên quan