Hệ thống phanh kết hợp ABS-TRC
TRC (traction control system) là hệ thống điều khiển lực kéo được thiết kế để ngăn ngừa sự trượt quay của bánh xe chủ động.
Ôtô trượt quay khi tăng tốc đột ngột hoặc hoặc khi làm việc trên mặt đường có hệ số bám thấp. Kết quả là sẽ làm xấu đi tính năng lái và giảm tính ổn định của ôtô.
Sơ đồ tổng quát hệ thống TRC và ABS
1 Bộ chấp hành phanh TRC
a) Cấu tạo
Bộ chấp hành TRC bao gồm 1 cụm bơm để tạo ra áp suất dầu và 1 bộ chấp hành phanh để truyền áp suất dầu tới và xả ra khỏi các xi lanh phanh đĩa. Áp suất dầu trong các xi lanh phanh của bánh sau bên phải và trái được điều khiển riêng rẽ bởi bộ chấp hành ECU ABS và TRC.
-Cụm bơm bao gồm các chi tiết sau :
Cấu tạo cụm bơm
Bộ chấp hành bướm ga phụ: Bộ chấp hành này được gắn ở họng gió. Nó điều khiển góc mở cánh bướm ga phụ từ ECU ABS và TRC vì vậy điều khiển được công suất của động cơ.
Cấu tạo: Gồm một nam châm vihx cửu, một cuộn dây và một trục roto. Nó là một moto bước.
Hoạt động:
TRC không hoạt động bướm ga mở hoàn toàn
TRC hoạt động cụ bộ bướm ga phụ mở 50%
TRC hoạt động hoàn toàn bướm ga phụ đóng hoàn toàn
-Bộ chấp hành phanh: Bộ chấp hành phanh gồm 4 chi tiết sau:
b. Hoạt Động
Sơ Sơ đồ khối
-Trong quá trình phanh bình thường ( TRC không hoạt động )
Tất cả các van điện trong bộ chấp hành phanh TRC đêu tắt khi phanh
TRC đều tắt khi đạp phanh .
Khi đạp phanh với hệ thống TRC trong điều khiển này, áp suất dầu sinh ra trong xi lanh chính tác dụng lên các xi lanh phanh bánh xe qua van điện cắt xi lanh phanh chính và van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS. Khi nhả phanh, dầu phanh hồi từ xi lanh phanh bánh xe về xi lanh phanh chính
-Trong quá trình tăng tốc (TRC hoạt động )
Nếu bánh sau bị trượt quay trong quá trình tăng tốc, ECU ABS và TRC điều khiển mô men xoắn của động cơ và phanh các bánh sau để tránh hiện tượng này.
Áp suất dầu trong xi lanh phanh bánh sau bên phải và trái được điều khiển riêng rẽ theo 3 chế độ (tăng áp, giữ, giảm áp), như mô tả sau đây:
Chế độ tăng áp:
Khi đạp ga và 1 bánh sau bắt đầu trượt, ECU phát tín hiệu để bật tất cả các van điện của bộ chấp hành TRC.
Cùng lúc đó van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS cũng chuyển sang chế độ tăng áp. Ở chế độ này, van điện cắt xi lanh phanh chính bật (đóng) và van điện cắt bình tích năng bật (mở). Nó làm cho dầu cao áp trong bình tích năng tác dụng lên xi lanh phanh bánh xe qua van điện cắt bình tích năng và van điện 3 vị trí trong ABS.
Khi công tắc áp suất phát hiện có sự giảm áp bình tích năng (không phụ thuộc vào hoạt động của TRC), ECU bật bơm TRC để tăng áp suất dầu.
10 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3657 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống phanh kết hợp ABS-TRC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống phanh kết hợp ABS-TRC TRC (traction control system) là hệ thống điều khiển lực kéo được thiết kế để ngăn ngừa sự trượt quay của bánh xe chủ động. >> Phân loại phanh ABS
Các bộ phận của hệ thống ABS + TRC
TRC (traction control system) là hệ thống điều khiển lực kéo được thiết kế để ngăn ngừa sự trượt quay của bánh xe chủ động.Ôtô trượt quay khi tăng tốc đột ngột hoặc hoặc khi làm việc trên mặt đường có hệ số bám thấp. Kết quả là sẽ làm xấu đi tính năng lái và giảm tính ổn định của ôtô.
Sơ đồ tổng quát hệ thống TRC và ABS
1 Bộ chấp hành phanh TRCa) Cấu tạo Bộ chấp hành TRC bao gồm 1 cụm bơm để tạo ra áp suất dầu và 1 bộ chấp hành phanh để truyền áp suất dầu tới và xả ra khỏi các xi lanh phanh đĩa. Áp suất dầu trong các xi lanh phanh của bánh sau bên phải và trái được điều khiển riêng rẽ bởi bộ chấp hành ECU ABS và TRC.-Cụm bơm bao gồm các chi tiết sau :
Cấu tạo cụm bơm
Bộ chấp hành bướm ga phụ: Bộ chấp hành này được gắn ở họng gió. Nó điều khiển góc mở cánh bướm ga phụ từ ECU ABS và TRC vì vậy điều khiển được công suất của động cơ.
Cấu tạo: Gồm một nam châm vihx cửu, một cuộn dây và một trục roto. Nó là một moto bước.
Hoạt động: TRC không hoạt động bướm ga mở hoàn toàn
TRC hoạt động cụ bộ bướm ga phụ mở 50%
TRC hoạt động hoàn toàn bướm ga phụ đóng hoàn toàn
-Bộ chấp hành phanh: Bộ chấp hành phanh gồm 4 chi tiết sau:b. Hoạt Động
Sơ Sơ đồ khối
-Trong quá trình phanh bình thường ( TRC không hoạt động )Tất cả các van điện trong bộ chấp hành phanh TRC đêu tắt khi phanhTRC đều tắt khi đạp phanh .Khi đạp phanh với hệ thống TRC trong điều khiển này, áp suất dầu sinh ra trong xi lanh chính tác dụng lên các xi lanh phanh bánh xe qua van điện cắt xi lanh phanh chính và van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS. Khi nhả phanh, dầu phanh hồi từ xi lanh phanh bánh xe về xi lanh phanh chính
-Trong quá trình tăng tốc (TRC hoạt động )Nếu bánh sau bị trượt quay trong quá trình tăng tốc, ECU ABS và TRC điều khiển mô men xoắn của động cơ và phanh các bánh sau để tránh hiện tượng này. Áp suất dầu trong xi lanh phanh bánh sau bên phải và trái được điều khiển riêng rẽ theo 3 chế độ (tăng áp, giữ, giảm áp), như mô tả sau đây: Chế độ tăng áp: Khi đạp ga và 1 bánh sau bắt đầu trượt, ECU phát tín hiệu để bật tất cả các van điện của bộ chấp hành TRC.Cùng lúc đó van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS cũng chuyển sang chế độ tăng áp. Ở chế độ này, van điện cắt xi lanh phanh chính bật (đóng) và van điện cắt bình tích năng bật (mở). Nó làm cho dầu cao áp trong bình tích năng tác dụng lên xi lanh phanh bánh xe qua van điện cắt bình tích năng và van điện 3 vị trí trong ABS.Khi công tắc áp suất phát hiện có sự giảm áp bình tích năng (không phụ thuộc vào hoạt động của TRC), ECU bật bơm TRC để tăng áp suất dầu.
Chế độ giữ: Khi áp suất dầu trong các xi lanh phanh bánh sau tăng hay giảm đến giá trị yêu cầu, hệ thống được chuyển đến chế độ giữ. Sự thay đổi chế độ được thực hiện bằng cách thay đổi trạng thái van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS. Kết quả là, áp suất trong bình tích năng bị ngăn không cho thải ra ngoài, giữ nguyên áp suất dầu trong xi lanh bánh xe.
Chế độ giảm áp Khi cần giảm áp suất dầu trong các xi lanh phanh bánh sau, ECU ABS và TRC chuyển van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS đến chế độ giảm áp. Nó làm cho áp suất dầu trong xi lanh phanh bánh xe hồi về bình dầu của xi lanh phanh chính qua van điện 3 vị trí của ABS và van điện cắt bình dầu. Kết quả là, Áp suất dầu giảm. Lúc này, bơm bộ chấp hành ABS vẫn không hoạt động.
2 ECU ABS và TRCNó sử dụng các tín hiệu tốc độ từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe và tính toán mức độ trượt giữa các bánh xe và mặt đường rồi giảm moment xoắn động cơ và tốc độ góc bánh xe một cách tương ứng, vì vậy điều khiển được tốc độ bánh xe. Bên cạnh đó ECU ABS và TRC có các chức năng kiểm tra ban đầu, chuẩn đoán và dự phòng.Điều khiển tốc độ xe: ECU liên tục nhận được tín hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe và nó cũng liên tục tính tốc độ của từng bánh xe. Cùng lúc đó nó ước lượng tốc độ xe trên cơ sở tốc độ của 2 bánh trước và đặt ra một ra một tốc độ điều khiển tiêu chuẩn.Nếu đập ga đột ngột trên đường trơn và các bánh sau (bánh chủ động) bắt đầu trượt quay, tốc độ bánh sau sẽ vượt quá tốc độ tiêu chuẩn. Vì vậy ECU gửi tín hiệu đóng bướm ga phụ đến bộ chấp hành bướm ga phụ. Cùng lúc đó nó gửi tín hiệu đến bộ chấp hành phanh TRC và để cấp dầu phanh đến xylanh bánh sau. Van điện 3 vị trí của bộ chấp hành ABS được chuyển chế độ áp suất bánh sau vì vậy bánh sau không bị trượt quay.Khi khởi hành hay tăng tốc đột ngột, nếu các bánh sau trượt quay, tốc độ của chúng sẽ không khớp với tốc độ quay của bánh trước. ECU ABS và TRC biết được tình trạng này và sẽ kích hoạt hệ thống TRC.ECU ABS và TRC đóng bướm ga phụ, giảm lượng khí nạp và vì vậy giảm moment xoắn của động cơ.Cùng lúc đó nó điều khiển các van điện bộ chấp hành phanh TRC và đặt bộ chấp hành ABS ở chế độ tăng áp. Áp suất dầu phanh trong bình tích năng TRC tới lúc này, cung cấp áp suất thích hợp tác dụng các xylanh bánh xe để tạo hiệu quả phanh.Khi phanh bắt đầu tác dụng, sự tăng tốc của các bánh sau bắt đầu giảm thì ECU ABS và TRC chuyển van 3 vị trí ABS về chế độ giữ áp.Nếu sự tăng tốc của các bánh sau giảm quá nhiều, nó chuyển van đến chế độ giảm áp làm giảm áp suất dầu phanh đến các xilanh phanh bánh sau và khôi phục lại sự tăng tốc của các bánh sau.Nhờ lặp lại các hoạt động như trên, ECU ABS và TRC đảm bảo tốc độ điều khiển tiêu chuẩn.
Đồ thị mô tả hoạt động của ECU ABS và TRC điều khiển tốc độ bánh xe
Bên cạnh đó hệ thống này cũng có chức năng: điều khiển các rơle, chức năng kiểm tra ban đầu, chức năng tự chuẩn đoán, chức năng dự phòng cũng tương tự như ECU ABS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống phanh kết hợp ABS-TRC.doc