Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Chuyên ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí)
1.Type Chọn dạng mặt cắt
2.Pattem Chọn mẫu mặt cắt
3.Swatch Hình mẫu mặt cắt
4.Angle Độ nghiêng của đường cắt so với mẫu đã chọn
5.Scale Hệ số tỉ lệ cho mẫu mặt cắt đang chọn
Có hai phương pháp chọn đường biên là phương pháp 6
và phương pháp 7
6.Add Pick points Xác định đường biên kín bằng cách
chọn một điểm bên trong
7.Add Select objects Chọn đường biên kín bằng cách
chọn các đối tượng bao quanh.
8.Ok Kết thúc
127 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 28/02/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Chuyên ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ở giữa và đáy thân.
Hình 8.1
65
7.1.3. Kích thước của chi tiết
7.1.3.1. Chuẩn kích thước
Chuẩn kích thước là gốc xuất phát của kích thước. Trong thực tế chuẩn là tập hợp các
yếu tố hình học ( điểm, đường, mặt ) của chi tiết từ đó xác định các yếu tố hình học khác
của chi tiết.
Chuẩn được chia làm ba loại:
- Mặt chuẩn: Thường lấy mặt gia công chủ yếu, mặt tiép xúc quan trọng hoặc mặt
đối xứng của vật thể làm mặt chuẩn (hình 8.2).
Hình 8.2
Ví dụ: Mặt đầu của trục là mặt gia công đầu tiên của trục làm mặt chuẩn để ghi
các kích thước chièu dài của các bạc hình trụ. Để xác định khoảng cách trục của lỗ và
mặt đế của ổ đỡ lấy mặt đáy để làm chuẩn.
- Đường chuẩn: Thường lấy trục quay của hình tròn xoay làm đường chuẩn để xác
định đường kính của hình tròn xoay, hoặc làm đường chuẩn để xác định vị trí của các
hình tròn xoay với nhau. Ví dụ trên, trục của trụ tròn xoay làm đường chuẩn xác định ba
đường kính của các bậc hình trụ.
- Điểm chuẩn: Thường lấy làm chuẩn để xác định khoảng cách từ tâm đến các
điểm khác theo toạ độ cực. Ví dụ trên, Tâm của trục cam làm điểm chuẩn để xác định các
kích thước bán kính đến các điểm trên mặt trục cam (hình 8.4).
66
Hình 8.4
7.1.3.2. Cách ghi kích thước
- Kích thước của mép vát 450 được ghi như (Hình 8.5). Kích thước của mép vát khác
45
0
thì ghi theo nguyên tắc chung về kích thước.
- Khi ghi kích thước của một loạt phần tử giống nhau thì chỉ ghi kích thước một
phần tử kèm theo số lượng phần tử đó (6Hình 8.6).
Hình 8.5 Hình 8.6
- Khi ghi kích thước xác định khoảng cách của một số phần tử giống nhau và phân
bố đều trên chi tiết thì ghi dưới dạng một tích (Hình 8.7 ).
67
Hình 8.7
- Nếu có một loạt kích thước liên tiếp nhau thì có thể ghi từ một chuẩn “ không “
“ 0 ” như (Hình 8.8).
Hình 8.8
7.1.4. Cách đọc bản vẽ chi tiết
* Bước 1 : Đọc khung tên
- Hiểu rõ tên gọi chi tiết và công dụng của chi tiết.
- Vật liệu chế tạo chi tiết là gì ? Và tính chất của vật liệu chế tạo chi tiết.
- Số lượng và khối lương chi tiết.
- Tỷ lệ bản vẽ dùng loại nào ?
* Bước 2 : Đọc hình biểu diễn
- Bản vẽ chi tiết dùng những loại hình biểu diễn nào ?
11 l? Ø10
68
- Ý nghĩa của các hình biểu diễn như thế nào từ đó hình dung ra hình dạng, kết cấu
của chi tiết.
* Bước 3 : Đọc kích thước và các yêu cầu kỹ thuật
Đọc kích thước phải nắm vững các kích thước sau :
- Kích thước khuôn khổ của chi tiết ?
- Kích thước định hình định vị của chi tiết ?
- Kích thước nào là kích thước lắp ghép ? Sai lệch giới hạn cho phép là bao nhiêu ?
- Đọc độ nhám của các bề mặt.
- Giải thích ý nghĩa của ký hiệu sai lệch về hình dạng và vị trí bề mặt và những yêu
cầu kỹ thuật khác.
* Bước 4 : Phát hiện những sai sót của bản vẽ đề nghị sửa chữa và bổ sung
7.2. Bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp bao gồm các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của nhóm, bộ
phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để chế tạo ( lắp ráp) và kiểm tra. Bản vẽ lắp
là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của nhóm, bộ phận hay sản phẩm dùng trong thiết kế , chế tạo
và sử dụng.
7.2.1. Nội dung của bản vẽ lắp
- Hình biểu diễn: Các hình biểu diễn của bản vẽ lắp thể hiện đầy đủ hình dạng và kết
cấu của bộ phận lắp, vị trí tương đối, quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết và nguyên lý làm
việc của bộ phận lắp.
- Kích thước: Các kích thước ghi trên bản vẽ lắp là những kích thước cần thiết cho
việc lắp ráp và kiểm tra, nó bao gồm:
+ Kích thước quy cách: Thể hiện đặc tính cơ bản của bộ phận lắp.
+ Kích thước khuôn khổ : Là kích thước ba chiều của bộ phận lắp xác định độ lớn của
bản vẽ lắp.
+ Kích thước lắp ráp : Là kích thước thể hiện quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong
bộ phận lắp , bao gồm kích thước của các bề mặt tiếp xúc, các kích thước xác định vị trí
tương đối giữa các chi tiết của bộ phận lắp. Kích thước lắp ráp thường kèm theo kí hiệu
dung sai và lắp ghép hay các sai lệch giới hạn.
+ Kích thước lắp đặt: Là kích thước thể hiện mối quan hệ lắp đặt giữa bộ phận lắp này
với bộ phận lắp khác , bao gồm kích thước của đế, bệ , các mặt bích...
+ Kích thước giới hạn: Là kích thước thể hiện phạm vi hoạt động của phận lắp. Ngoài
ra còn có một số kích thước quan trọng của các chi tiết được xác định trong quá trình
thiết kế.
69
- Yêu cầu kỹ thuật: Bao gồm những chỉ dẫn về đặc tính lắp ghép, phương pháp lắp
ghép, những thông số cơ bản thể hiện cấu tạo và cách làm việc của bộ phận lắp, điều kiện
nghiệm thu và qui tắc sử dụng.
- Bảng kê: Bảng kê là tài liệu quan trọng của bộ phận lắp kèm theo bảnn vẽ lắp để bổ
sung cho các hình biểu diễn. Bảng kê bao gồm:kí hiệu, tên gọi của chi tiết, số lượng và
vật liệu của chi tiết, những chỉ dẫn khác của chi tiết như mô đun, số răng của bánh răng,
số hiệu tiêu chuẩn và kích thước cơ bản của các chi tiết tiêu chuẩn.
- Khung tên: Bao gồm tên gọi của các bộ phận lắp, kí hiệu bản vẽ , tỉ lệ, họ và tên và
các chức năng của người có trách nhiệm đối với bản vẽ.
7.2.2. Các quy ước biểu diễn trên bản vẽ lắp
- Trên bản vẽ lắp không nhất thiết thể hiện đầy đủ tất cả các phần tử của các chi tiết,
cho phép không cần vẽ các phần tử như: các mép vát , góc lượn, rãnh thoát dao, khía
nhám,khe hở trong mối ghép (hình 8.9a,b,c,d).
- Đối với các nắp đậy ,nếu chúng che khuất các phần bên trong của bộ phận lắp thì có
thể không vẽ nắp trên hình biểu diễn nào đó, nhưng phải ghi chú “ Nắp không vẽ “.
- Nếu có một số chi tiết giống nhau như con lăn, bu lông,... cho phép chỉ vẽ một chi
tiết, còn các chi tiết cùng loại khác được vẽ đơn giản.
- Những chi tiết có cùng vật liệu giống nhau được hàn hoặc gắn lại với nhau, thì kí
hiệu vật liệu trên mặt cắt và hình cắt của chúng vẽ giống nhau nhưng vẫn vẽ đường giới
hạn giữa các chi tiết đó bằng nét liền đậm ( hình 8.9a ).
- Những bộ phận có liên quan với bộ phận lắp được biểu diễn bằng nét liần mảnh và
có ghi các kích thước xác định vị trí giưã chúng với nhau (hình 8.10)
- Cho phép biểu diễn riêng một số chi tiết hay phần tử của chi tiết bộ phận lắp. Trên
các hình biểu diễn này có ghi chú tên gọi và tỉ lệ hình vẽ. Cho phép vẽ các vị trí giới hạn
hoặc vị trí trung gian của những chi tiết chuyển động bằng nét gạch hai chấm mảnh
(hình8.11 ).
7.2.4. Đọc bản vẽ lắp
7.2.4.1. yêu cầu đọc bản vẽ lắp
- Hiểu được hình dạng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và công dụng của bộ phận lắp
(nhóm, bộ phận hay sản phẩm) mà bản vẽ đã thực hiện.
- Hiểu rõ hình dạng từng chi tiết và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó.
- Hiểu rõ cách tháo lắp, phương pháp lắp ghép và các yâu cầu kĩ thuật của bộ phận
lắp.
8.2.4.2. Trình tự đọc bản vẽ lắp
* Bước 1: Tìm hiểu chung
70
Trước hết đọc nội dung khung tên , bảng kê các yêu cầu kĩ thuật , phần thuyết minh
để bước đầu có khái niệm sơ bộ về nguyên lí làm việc và công dụng của bộ phận lắp.
* Bước 2:
Đọc các hình biểu diễn của hình vẽ , hiểu rõ phương pháp biểu diễn , vị trí các mặt
phẳng cắt của các hình cắt và mắt cắt , phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình
chiếu riêng phần và sự liên hệ giữa các hình biểu diễn ta có thể hình dung được hình
dạng của các bộ phận lắp.
* Bước 3: Phân tích các chi tiết
- Ta lần lượt phân tích các chi tiết . Căn cứ theo số vị trí trong bảng kê để đối chiếu
với vị trí trên các hình biểu diễn .
- Khi đọc cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết . Phải hiểu rõ
tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết , phương pháp lắp nối và quan hệ lắp ghép giữa
các chi tiết.
* Bước 4: Tổng hợp
Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn , phân tích từng chi tiết cần tổng hợp
lại để hiểu rõmột cách đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp. Khi tổng hợp cần trả lời được
một số vấn đề sau:
- Bộ phận lắp có công dụng gì? Nguyên lí hoạt động của nó như thế nào?
- Mỗi hình biểu diễn thể hiện những phần nào của bộ phận lắp?
- Các chi tiết lắp ghép với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì?
- Cách tháo lắp bộ phận lắp như thế nào?
7.3. Câu hỏi và bài tập
71
PHẦN 2: SỬ DỤNG AUTOCAD
Bài 1: Tổng quan về AutoCAD
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Phân tích được các thanh công cụ trên màn hình phần mềm AutoCAD.
Sử dụng được các phím chức năng trong phần mềm.
1.1 Khởi động AutoCAD
Sau khi cài đặt xong chương trình để hoạt động chương trình AutoCAD các bạn có hai cách
- Nhấn đúp chuột trái vào biểu tượng (hình 1.1) trên màn hình máy tính.
- Vào Startup/ All program/ Autodesk/ AutoCAD 2010/ AutoCAD 2010.
Hình 1.1 Biểu tượng AutoCAD 2010
1.2 Cấu trúc màn hình AutoCAD
Màn hình AutoCAD xuất hiện sau khi khởi động
Hình 1.2 Màn hình đồ họa
72
1.3 Các phím tắt chọn lệnh trong AutoCAD
F1 Thực hiện lệnh Help.
F2 Chuyển từ màn hình đồ họa sang văn bản và ngược lại.
F3 hoặc Ctrl+F Tắt/mở chế độ truy bắt điểm.
F7 hoặc Ctrl+G Sử dụng để tắt/mở mạng lưới điểm ( GRID).
F8 hoặc Ctrl+L Mở/tắt chế độ đường thẳng có phương thẳng đứng hoặc nằm ngang
(ORTHO)
F9 hoặc Ctrl+B Mở/tắt chế độ SNAP
F10 hoặc Ctrl+U Tắt/mở chế độ Polar tracking ( POLAR)
F11 hoặc Ctrl+W Tắt/mở chế độ Object Snap Tracking (ATRACK)
Enter, Space Kết thúc lệnh, kết thúc nhâp dữ liệu hay lặp lại lệnh trước
Esc Hủy bỏ lệnh đang thực hiện
Del Thực hiện lệnh xóa bỏ đối tượng( Erase )
Ctrl+0 Dọn sạch màn hình.
Ctrl+1 Thực hiện lệnh Properties.
Ctrl+2 Mở thư viện thiết kế
Ctrl+3 Xuất hiện bảng công cụ ( Tool palette)
Ctrl+9 Ẩn hiện dòng Nhập lệnh và lệnh trên màn hình
Ctrl+A Tắt/mở các nhóm đối tượng được chọn bằng lệnh Group.
Ctrl+C Sao chép đối tượng
Ctrl+K Thực hiện lệnh Hypelink.
Ctrl+N Thực hiện lệnh New.
Ctrl+O Thực hiện lệnh Open.
Ctrl+P Thực hiện lệnh Plot/Print.
Ctrl+Q Thoát khỏi bản vẽ.
Ctrl+S Thực hiện lệnh lưu bản vẽ ( Save)
Ctrl+V Dán đối tượng vào bản vẽ.
Ctrl+Y Thực hiện lệnh Redo.
Ctrl+U Thực hiện lệnh Undo.
73
1.4 Bài tập
Bài tập 1 Làm thế nào để khởi động chương trình AutoCAD trên máy tính?
a) Nhấn đúp chuột trái vào biểu tượng
AutoCAD trên màn hình máy tính.
b) Vào Startup/ All program/ Autodesk/
AutoCAD 2010/ AutoCAD 2010.
c) Nhấp chuột phải vào biểu tượng AutoCAD
và Open.
d) Cả ba phương án trên.
Bài tập 2 Phím tắt F1 thực hiện chức năng gì?
a) Mở thư viện thiết kế b) Chuyển từ màn hình đồ họa sang văn bản
và ngược lại.
c) Tắt mở chế độ truy bắt điểm d) Thực hiện lệnh Help
Bài tập 3 Phím tắt Ctrl+S thực hiện lệnh gi?
a) Tạo bản vẽ mới b) Lưu bản vẽ
c) Mở bản vẽ sẵn có d) Sao chép đối tượng
Bài tập 4 Làm thế nào để kết thúc một câu lệnh?
a) Phím Enter b) Phím Space
c) Phím Esc d) Cả ba phương án trên
Bài tập 5 Phím F8 thực hiện chức năng gi?
a) Tắt/mở chế độ Polar tracking ( POLAR) b) Sử dụng để tắt/mở mạng lưới điểm (GRID)
c) Mở/tắt chế độ đường thẳng có phương
thẳng đứng hoặc nằm ngang (ORTHO)
d) Tắt/mở chế độ Object Snap Tracking
(ATRACK)
74
Bài 2 Các lệnh về File
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Tự tạo được các bản vẽ mới trên phần mềm cũng như mở các bản vẽ sẵn có trong
máy tính.
Thiết lập được môi trường vẽ theo tiêu chuẩn.
2.1 Tạo file bản vẽ mới
Có 3 cách đơn giản để lập một bản vẽ mới
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Trên thanh công cụ
File/New New hoặc Ctrl+N
Sau khi thực hiện bước trên xuất hiện
một cửa sổ lựa chọn (hình 2.1). Làm theo
các bước như hình 2.1.
Hình 2.1 Các bước lập bản vẽ mới
2.2 Lưu bản vẽ (lệnh Save, Saveas )
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Trên thanh công cụ
File/Save Save hoặc Ctrl+S
Lệnh Save dùng để lưu bản vẽ hiện tại
thành một file. Khi thực hiện lệnh xuất hiện
hộp thoại Save Drawing As (hình 2.2). Làm
theo các bước như hình 2.2.
Hình 2.2 Hộp thoại Save Drawing As
75
Lệnh Saveas dùng để lưu bản vẽ hiện tại với một tên khác hoặc một định dạng khác, các bước làm
tương tự lệnh Save.
2.3 Mở file bản sẵn có ( lệnh Open)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Trên thanh công cụ
File/Open Open hoặc Ctrl+O
Lệnh Open dùng để mở một file bản vẽ có sẵn
trong máy tính. Khi thực hiện lệnh này xuất hiện
hộp thoại Select File (hình 2.3). Làm lần lượt theo
các bước như hình 2.3.
Hình 2.3 Hộp thoại Select File
2.4 Thiết lập môi trường vẽ (lệnh Options)
Khi thực hiện lênh Options, hộp thoại
Options hiện ra (hình 2.4). DDiều chỉnh các chức
năng hoạt động của phần mềm AutoCAD.
Hình 2.4 Hộp thoại Options
2.5 Bài tập
Bài 1 Có mấy cách để tạo một bản vẽ mới trong chương trình AutoCAD 2010?
a) 3 b) 5
c) 5 d) 6
Bài 2 Lệnh Save có tác dụng là gi?
a) Tạo bản vẽ mới b) Mở bản vẽ sẵn có
c) Lưu bản vẽ d) Cả ba đều sai
76
Bài 3 Các lệnh vẽ cơ bản
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Thiết lập được giới hạn bản vẽ muốn thiết kế.
Sử dụng thanh công cụ Draw để vẽ đường thẳng, đường tròn, đường cong, đa giác
đều.
3.1 Các lệnh thiết lập bản vẽ cơ bản
3.1.1 Định giới hạn bản vẽ (lệnh Limits)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Trên thanh công cụ
Format/Drawing limits Limits
Lệnh Limits giới hạn kích thước vùng đồ họa bằng cách tạo một hình chữ nhật biết tọa độ các điểm
thấp nhất góc bên trái (Lower left corner) và điểm cao nhất góc bên phải (Upper right corner) bằng tọa độ
X,Y.
Ví dụ Giới hạn bản vẽ trên khổ giấy A2(594,420)
Nhập lệnh Limits
Nhập tọa độ góc dưới trái (Specify lower left corner or [ON/OFF]) 0,0
Nhập tọa độ góc trên phải (Specify Upper right corner or [ON/OFF]) 594,420
Nhập các giá trị khác của X,Y để định giới hạn các bản vẽ khác nhau A0(1189,841), A1(841,594),
A3(420,297), A4(297,210)
3.1.2 Lệnh thiết lập lưới (lệnh Grid)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Phím tắt
Tool/Drafing setting Grid F7 hoặc Ctrl+G
Lệnh Grid tạo các điểm lưới trên màn hình đồ họa
Nhập lệnh Grid
Xác định khoảng cách lưới theo trục X (Specify grid spacing(X)) or [ ON/OFF/Snap
/Maijor/aDaptive/Limits/Follow/Aspect] 1
3.1.3 Lệnh Snap
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Phím tắt
Tool/Drafing setting Snap F9 hoặc Ctrl+B
Lệnh Snap điều khiển trạng thái con trỏ. Xác định khoảng cách của bước nhảy con trỏ.
Nhập lệnh Snap
Xác định khoảng cách bước nhảy Snap (Specify snap spacing) or [ON/OFF/Aspect/Style/Type] 1
3.1.4 Bài tập thực hành
a. Giới hạn kích thước bản vẽ A3(420,297)
77
b. Chuyển đổi giới hạn kích thước bản vẽ A3->A4, A4->A2, A2->A1.
3.1.5 Hướng dẫn
a. Giới hạn kích thước bản vẽ A3(420,297)
Nhập lệnh Limits
Specify lower left corner or [ON/OFF] 0,0
Specify upper right corner or [ON/OFF]) 420,297
b. Chuyển đổi giới hạn kích thước bản vẽ A3->A4
Trục X 420 - 210 = -210
Trục Y 297 - 297 = 0
➡
[A3 420 X 297] [A4(Portrait) 210 X 2987]
Bước 1 Grid [F7] Grid on
78
Nhập lệnh F7
Bước 2 Limits Xác định giới hạn bản vẽ [Paper Size 420 X 297]
Nhập lệnh Limits
Reset Model space limits
- Specify lower left corner or [ON/OFF]) 0,0
- Specify upper right corner or [ON/OFF]) 420,297
Bước 3 Stretch [S]
Nhập lệnh S
- STRETCH
- Select objects to stretch by crossing-windown or crossing-polygon
- Select objects Chọn đối tượng bằng phương pháp Crossing-windown
- Select objects Nhấn ENTER để kết thúc lựa chọn (55 Found)
- Specify base point or displacement chọn một điểm chuẩn
- Specify second point of displacement or 210,0
Bước 4 Edit Sửa chữ
Bước 5 Save AS A4-Portrait [KOICA -PROTOTYPE.DWG]
Làm tương tự với bài tập chuyển đổi A4->A2 và A2->A1
3.1.6 Lệnh truy bắt điểm đối tượng Object Snap
Menu nhanh Nhập lệnh Thanh công cụ
Shift+chuột phải OS Object snap
79
Object Snap là lệnh dùng để truy bắt các
điểm thuộc đối tượng. Ví dụ như tâm của đường
tròn, trung điểm của đoạn thẳng, hai điểm đầu của
đoạn thẳng, kết nối vuông góc, giao điểm của hai
đoạn thẳng.(hình 3.1)
Hình.3.1 Các phương thức bắt điểm
3.2 Các lệnh vẽ cơ bản
3.2.1 Vẽ đoạn thẳng ( lệnh Line)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/Line Line hoặc L
Draw
Lệnh Line dùng để vẽ đoạn thẳng. Đoạn thẳng có thể nằm ngang, thẳng đứng hoặc nghiêng. Trong
lệnh này chỉ cần nhập các thông số của đoạn thẳng như chiều dài và góc độ hay tọa độ các đỉnh và đoạn
thẳng sẽ nối các đỉnh lại với nhau.
Có hai phương pháp vẽ đoạn thẳng trong phần mềm Đó là sử dụng tọa độ tuyệt đối và sử dụng tọa
độ tương đối.
Trong phần này sử dụng phương pháp vẽ đoạn thẳng sử dụng tọa độ cực tương đối.
Chú ý Khi vẽ đoạn thẳng sử dụng phương pháp này sử dụng phím Tab trên bàn phím để thay đổi thông
số của đoạn thẳng từ chiều dài sang góc độ và ngược lại (hình 3.2) . Khi nhập đầy đủ thông số dùng phím
Enter để tạo đoạn thẳng.
80
Hình 3.2 Thay đổi thông số của đoạn thẳng khi sử dụng phím Tab
Ví dụ Vẽ hình bình hành với các
thông số như sau
Nhập lệnh L (hoặc nhập lệnh line)
Specify first point Chọn điểm P1 bất kỳ
Specify next point or [Undo] 200 Tab 0 (Tọa độ cực tương đối của P2 so với P1)
Specify next point or [Close/Undo] 100 Tab 60 (Tọa độ cực tương đối của P2 với P1)
Specify next point or [Close/Undo] 200 Tab 180 (Tọa độ cực tương đối của P2 với P1)
Specify next point or [Close/Undo] 100 Tab 120 (Tọa độ cực tương đối của P2 so với P1 hoặc nhập
Close)
Specify next point or [Close/Undo]
3.2.2 Vẽ đường tròn ( lệnh Circle)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/Circle Circle hoặc C
Draw
Lệnh Circle dùng để vẽ đường tròn.
81
Có 6 phương pháp khác nhau để vẽ
đường tròn (hình 3.3). Tuy nhiên trong
phần này dùng phương pháp vẽ đường
tròn sử dụng tâm (Center) và bán kính R
(Radius) (hình 3.4).
Hình 3.3 Các phương pháp vẽ đường tròn
Nhập lệnh C hoặc nhập Circle
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr] 50,50 Nhập tọa độ tâm của đường tròn (nhập điểm bất kỳ
hoặc tọa độ chính xác, ví dụ 50,50)
Specify radius of circle or [Diameter] 50 (nhập bán kính hay tọa độ của một điểm của đường tròn)
Hình 3.4 Vẽ đường tròn
3.2.3 Vẽ cung tròn ( lệnh Arc)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/Arc Arc hoặc A
Draw
Sử dụng lệnh Arc để vẽ cung tròn. Trong khi
vẽ có thể sử dụng các phương pháp truy bắt điểm
đối tượng. Có nhiều cách để vẽ một cung tròn (hình
3.5)
Hình 3.5 Các cách vẽ cung tròn
82
Sau đây là phương pháp vẽ cung tròn đi qua ba
điểm (hình 3.6). Lựa chọn ba điểm bất kỳ trên màn
hình đồ họa hay sử dụng ba đỉnh của một đa giác
(hình 3.7).
Hình 3.6 Vẽ cung tròn đi qua ba điểm
a) Ba điểm bất kỳ
b) Ba đỉnh của một đa giác
Hình 3.7 Vẽ cung tròn đi qua ba điểm P1,P2 và P3
3.2.4 Vẽ đa giác đều ( lệnh Polygon)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/Polygon Polygon hoặc Pol
Draw
Sử dụng lệnh Polygon để vẽ đa giác đều. Đa
giác này là đa tuyến có số phân đoạn bằng bằng số
cạnh của đa giác (hình 3.8). Có hai cách vẽ đa giác
cơ bản Đa giác nội tiếp đường tròn (hình 3.9) và
đa giác ngoại tiếp đường tròn (hình 3.10).
Hình 3.8 Các dạng đa giác đều
Đa giác nội tiếp đường tròn
Nhập lệnh Pol (hoặc Polygon)
Enter number of side (Nhập số cạnh của đa giác) 6 (6 cạnh)
Specify center of polygon or [Edge] Xác định tọa độ tâm của đa giác
Enter an option [ Inscribed in circle/ Circumscribed about circle] I
83
Specify radius of circle Nhập bán kính hoặc tọa độ điểm, truy bắt điểm.
Đa giác ngoại tiếp đường tròn
Nhập lệnh Pol (hoặc Polygon)
Enter number of side Nhập số cạnh của đa giác 6 (6 cạnh)
Specify center of polygon or [Edge] Xác định tọa độ tâm của đa giác
Enter an option [ Inscribed in circle/ Circumscribed about circle] C
Specify radius of circle Nhập bán kính hoặc tọa độ điểm, truy bắt điểm.
Hình 3.9 Đa giác nội tiếp đường tròn
Hình 3.10 Đa giác nội tiếp đường tròn
3.2.5 Vẽ hình chữ nhật (lệnh Rectang)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/Rectang Rectang hoặc Rec
Draw
Lệnh Rectang dùng để vẽ hình chữ nhật
(hình 3.11)
Nhập lệnh Rec (hoặc Rectang)
Specify first corner point or [Champer/
Elevation/Fillet/Thickness/Width] Chọn điểm P1(0,0)
0,0
Specify other corner point or [Area/
Dimensions/Rotation] 100,80 (tọa độ P2).
Hình 3.11 Vẽ hình chữ nhật
3.2.6 Vẽ đường Elip
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
84
Draw/Ellipse Ellipse hoặc El
Draw
Dùng lệnh Ellipse để vẽ Elip biết trước độ dài một trục và khoảng cách một trục còn lại (hình 3.12).
Nhập lệnh El hoặc ellipse
Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center] Nhập toạn
độ hay chọn điểm P1
Specify other endpoint of axis Nhập tọa độ hay chọn P2
Specify distance to other axis or [Rotation] Chọn điểm P3
hay nhập khoảng cách nửa trục còn lại.
Hình 3.12 Vẽ đường Elip
3.2.7 Vẽ đường cong Spline (lệnh Spline)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/ Spline Spline hoặc Spl
Draw
Lệnh Spline để vẽ đường cong đi qua các điểm đã chọn
(hình 3.13)
Nhập lệnh Spl
Specify first point or [Object] Chọn điểm P1
Specify next point Chọn điểm kế tiếp P2
Specify next point Chọn điểm kế tiếp P3
Specify next point Chọn điểm kế tiếp P4
Specify next point Chọn điểm kế tiếp P5
Specify start tangent Chọn hướng tiếp tuyến tại điểm đầu
hoặc phím Enter chọn mặc định.
Specify end tangent Chọn hướng tiếp tuyến điểm cuối hoặc
phím Enter chọn mặc định.
Hình 3.13 Đường Spline
3.3 Bài tập
Bài tập 1 Sử dụng lệnh gì để vẽ đường thẳng?
a) Circle b) Line
c) Retang d) Arc
Bài tập 2 Có mấy lựa chọn để vẽ đường tròn?
e) 4 f) 5
85
g) 6 h) 7
Bài tập 3 Lệnh Spile để vẽ cái gì?
a) Hình chữ nhật b) Hình đa giác đều
c) Cung tròn d) Đường cong
Bài tập 4 Lệnh gì để vẽ đa giác đều?
a) Polygon b) Ellipse
c) Spline d) Rectang
Bài tập 5 Sử dụng lệnh gì để định giới hạn bản vẽ?
a) Limits b) Grid
c) Stretch d) Không có đáp án chính xác
Bài tập 6 Sử dụng lệnh line vẽ các hình 3.14 và 3.15
Hình 3.14
Hình 3.15
Bài tập 7 Sử dụng lệnh Line, Circle, Arc vẽ các hình 1.3.16-1.3.19 và hình chiếu 1.3.20-1.3.21
Hình 3.16
86
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
87
Bài 4 Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Sử dụng thành thạo một số phương pháp chọn đối tượng cơ bản.
Sử dụng được một số lệnh hiệu chỉnh căn bản.
4.1 Các phương pháp chọn đối tượng
Sử dụng con trỏ trên màn hình (hình 4.1). Di chuyển
con trỏ tới vị trí lựa chọn sau đó ấn chuột trái.
Hình 4.1 Con trỏ lựa chọn
Sử dụng cửa sổ lựa chọn từ trái qua phải. Nhấn
chuột trái di chuyển lệch sang bên phải. Sử dụng phương
pháp này cửa sổ lựa chọn màu xanh dương (hình 4.2),
những phần tử nằm hoàn toàn trong vùng cửa sổ sẽ được
lựa chọn (hình 4.3).
Hình 4.2 Cửa sổ lựa chọn
Hình 4.3 Đối tượng được chọn
Sử dụng cửa sổ lựa chọn từ phải qua trái. Nhấn
chuột trái di chuyển lệch sang bên trái. Sử dụng phương
pháp này cửa sổ lựa chọn màu xanh lá cây (hình 4.4),
những phần tử có mặt trong vùng cửa sổ này dù hoàn
toàn hay bộ phận đều được lựa chọn (hình 4.5).
Hình 4.4 Cửa sổ lựa chọn
88
Hình 4.5 Đối tượng được chọn
Tổ hợp phím Shift+chuột trái là từ bỏ lựa chọn đối tượng hoặc một nhóm đối tượng.
4.2 Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản
4.2.1 Lệnh xóa đối tượng (Erase)
Lệnh Erase dùng để xóa các đối tượng đã được lựa chọn trên màn hình đồ họa. Ngoài ra có thể sử
dụng phím Delete trên bàn phím (hình 4.6).
Nhập lệnh E hoặc Erase
Select Object (Chọn đối tượng cần xóa)
Select Object (Chọn đối tượng tiếp theo hay nhấn phím Enter để xóa đối tượng)
a) Trước khi sử dụng Erase
b) Trước khi sử dụng Erase
Hình 4.6 Sử dụng lệnh Erase
Để phục hồi các đối tượng đã xóa bằng lệnh Erase ta sử dụng lệnh Oops (hình 1.4.7).
Nhập lệnh Oops
a) Trước khi sử dụng Oops
b) Sau khi sử dụng Oops
Hình 4.7 Sử dụng lệnh Oops
4.2.2 Hủy bỏ lệnh đã thực hiện (lệnh Undo)
Lệnh Undo dùng để hủy bỏ lần lượt các lệnh ta đã thực hiện trước đó.
Nhập lệnh U hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + Z.
Để phục hồi các lệnh Undo ta sử dụng lệnh Redo
89
Nhập lệnh Redo
4.3 Bài tập
Bài tập 1 Khi nhấn chuột trái di chuyển sang bên phải những đối tượng nào được lựa chọn?
a) Những đối tượng nằm hoàn toàn trong
vùng lựa chọn
b) Những đối tượng có bộ phận hay nằm hoàn
toàn trong vùng lựa chọn
c) Cả hai đáp án a và b đều đúng d) Cả hai đáp án a và b đều sai
Bài tập 2 Lệnh gì để hủy bỏ lệnh vừa thực hiện?
a) Erase b) Undo
c) Redo d) Cả ba đáp án đều sai
Bài tập 3 Lệnh gì có tác dụng phục hồi các lệnh đã Undo?
a) Zundo b) Tổ hợp phím Ctrl+Z
c) Redo d) Tổ hợp phím Shift+Z
90
Bài 5 Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Sử dụng được thanh công cụ Modify để hiệu chỉnh bản vẽ (chamfer, fillet, offset,
trim, extend, break .)
5.1 Lệnh vát góc hai đoạn thẳng cắt nhau (lệnh Champer)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/Chamfer Chamfer hoặc Cha
Modify
Lệnh Chamfer để tạo một đoạn vát góc tại điểm giao nhau giữa hai đoạn thẳng gọi là vát mép các
cạnh (hình 5.1 và 5.2). Sử dụng lệnh Chamfer có hai lựa chọn cơ bản là lựa chọn Distance và Angle.
Ví dụ 1 Sử dụng lệnh Chamfer để vát mép một góc cạnh trong hình chữ nhật 50x30 mm lần lượt là 5mm
và 4mm (hình 5.1).
Nhập lệnh Rec
Specify first corner point or [Champer/ Elevation/Fillet/Thickness/Width] Chọn điểm P1
Specify other corner point or [Area/ Dimensions/Rotation] 50,30
Nhập lệnh Cha
Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple] D
Specify first chamfer distance 5
Specify second chamfer distance 4
Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple] Chọn đoạn 1
Select second line or shift-select to apply corner Chọn đoạn 2
Hình 5.1 Lệnh Chamfer với lựa chọn Distance
Ví dụ 2 Sử dụng lệnh Chamfer để vát mép một góc cạnh trong hình chữ nhật 50x30 mm với chiều dài 1
cạnh là 5mm và góc vát là 45ᴼ (hình 5.2).
Nhập lệnh Cha
Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple] A
Specify chamfer length on the first line 5
91
Specify chamfer angle from the first line 45
Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple] Chọn đoạn 1
Select second line or shift-select to apply corner: Chọn đoạn 2
Hình 5.2 Lệnh Chamfer với lựa chọn Angle
5.2 Lệnh nối tiếp hai đoạn thẳng bởi cung tròn (lệnh Fillet)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/Fillet Fillet hoặc F
Modify
Lệnh Fillet dùng để nối tiếp hai đối tượng bởi cung tròn có bán kính xác định. Có thể nối tiếp hai đoạn
thẳng cắt nhau, hai đoạn thẳng song song, hai cung tròn (hình 5.3).
Ví dụ Sử dụng lệnh Fillet để nối tiếp các đoạn thẳng trong hình 5.3
Nhập lệnh F
Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim/Multiple] R (nhập R để nhập bán kính)
Specify fillet radius 5 (nhập bán kính và giá trị này trở thành mặc định cho các lần Fillet sau)
Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim/Multiple] Chọn đối tượng 1
Select second object or shift-select to apply corner Chọn đối tượng 2
a) Nối tiếp hai đường thẳng cắt nhau
92
b) Nối tiếp đường thẳng với đường cong
c) Nối tiếp hai đường tròn
Hình 5.3 Các dạng Fillet cơ bản
5.3 Lệnh tạo đối tượng song song (lệnh Offset)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Offset Offset hoặc O
Modify
Lệnh Offset là lệnh dùng để tạo đối tượng song song với các đối tượng lựa chọn. Đối tượng này có
thể là đường thẳng, đường cong, đường tròn (hình 5.4).
Nhập lệnh O
Specify offset distance or [Through/Erase/Layer] Nhập khoảng cách offset
Select object to offset or [Exit/Undo] Chọn đối tượng offset
Specify point on side to offset or [Exit/Multiple/Undo] Chọn điểm bất kỳ bên phía cần offset
Sử dụng phím Esc trên bàn phím để thoát khỏi lệnh.
93
Hình 5.4 Sử dụng lệnh Offset
5.4 Lệnh cắt một phần đối tượng (lệnh Trim)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Trim Trim hoặc Tr
Modify
Lệnh Trim là lệnh cắt một phần đối tượng được giới hạn bởi một hay hai đối tượng giao nhau. Có
thể xóa đoạn giữa hoặc ở đầu của các phần giao nhau (hình 5.5).
Nhập lệnh Tr hoặc Trim
Select objects or Chọn đối tượng làm đường biên (nếu Enter thì chương trình sẽ chọn đường
gần đối tượng nhất) . Ở đây sử dụng phương pháp Enter luôn.
Select object to trim or shift-select to extend or [Fence/Crossing/Project/Edge/eRase/ Undo] Dùng con
trỏ nhấp vào những đoạn thẳng muốn cắt đi (hình 5.5).
94
Hình 5.5 Sử dụng lệnh Trim
5.5 Lệnh cắt một phần đối tượng giữa hai điểm (lệnh Break)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Break Break hoặc Br
Modify
Sử dụng lệnh Break để cắt một phần của đối tượng được giới hạn bởi hai điểm đã chọn (hình 5.6),
nếu cắt một phần của đường tròn thì đoạn được cắt nằm ngược chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ điểm đầu
tiên đã chọn (hình 5.6).
Nhập lệnh Br
Select object Chọn đối tượng cắt và điểm chọn là điểm đầu của đoạn cắt (ví dụ điểm 1)
Specify second break point or [First point] Chọn điểm cuối đoạn cắt (điểm 2 hình 1.5.6)
Trước khi Break
Sauk hi Break
a) Break đường thẳng và đường cong
95
b) Break đường tròn
Hình 5.6 Sử dụng lệnh Break
5.6 Lệnh kéo dài đối tượng (lệnh Extend)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Extend Extend hoặc EX
Modify
Lệnh Extend sử dụng để kéo dài đối tượng đến khi giao với mội đối tượng được chọn (hình 5.7).
Lệnh Extend ngược lại so với lệnh Trim.
Nhập lệnh Ex
Select cutting edges ...
Select objects or Chọn đối tượng làm đường biên (nếu Enter thì chương trình sẽ chọn đường
gần đối tượng nhất) . Sử dụng phương pháp Enter luôn.
Select object to trim or shift-select to extend or [Fence/Crossing/Project/Edge/ eRase/ Undo] Chọn đối
tượng cần kéo dài (hình 5.7)
Trước khi Extend
Sau khi Extend
a) Extend đường thẳng
b) Extend đường tròn
Hình 5.7 Sử dụng lệnh Extend
5.7 Lệnh nối các đối tượng (lệnh Join)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Join Join hoặc J
Modify
96
Lệnh Join dùng để nối các bộ phận của một đoạn thẳng, đường tròn hay đường Spile thành một
đường (hình 5.8).
Nhập lệnh J hoặc Join
Select source object Chọn đối tượng nối. Tùy vào đối tượng lựa chọn sẽ xuất hiện các dòng lệnh nhắc
khác nhau.
Ví dụ Kết nối đường thẳng (hình 1.5.8a)
Select lines to join to source (Chọn đoạn thẳng cần Join)
Select lines to join to source (Chọn tiếp đoạn thẳng được Join) .
a)
b)
c)
Hình 5.8 Sử dụng lệnh Join
5.8 Bài tập
Bài tập 1 Lệnh Fillet có tác dụng làm gi?
a) Vát mép hai đối tượng giao nhau b) Cắt xén đối tượng
c) Tạo đối tượng song song d) Cả ba đáp án đều sai
Bài tập 2 Trường hợp nào sau đây không thể Fillet?
a) Hai đường thẳng song song b) Hai đường tròn giao nhau
c) Hai đường thẳng giao nhau d) Hai đường tròn đồng tâm
Bài tập 3 Lệnh Offset có tác dụng làm gì?
97
a) Tạo đối tượng song song b) Kéo dài đối tượng
c) Nối tiếp hai đối tượng bởi cung tròn d) Cả ba đáp án đều sai
Bài tập 4 Sử dụng các lệnh đã học để vẽ hình 1.5.9
Hình 5.9
Bước 1
Mở chương trình AutoCAD 2010.
Kích đúp và biểu tượng của phần mềm trên màn
hình.
- Vào Startup/ All program/ Autodesk/
AutoCAD 2010/ AutoCAD 2010.
Bước 2
Tạo một bản vẽ mới.
Bước 3 Tạo các Layer
Nhập lệnh Layer
Tạo mới Layer Center với đường Center.
98
Bước 4 Sử dụng Layer center vẽ đường tâm có
chiều dài 120mm
Nhập lệnh L
Specify first point Chọn điểm bất kỳ
Specify next point or [Undo] 120
(nhập khoảng cách 120mm và F8 để bật chế độ
Ortho).
Specify next point or [Undo] *Cancel*
(thoát lệnh)
Bước 5 Chuyển layer về layer 0.
Bước 6 Vẽ bốn đường tròn có bán kính R10,
R25x2, R40 tại hai đầu đường thẳng.
Nhấn phím F3 để bật chế độ
Nhập lệnh Os để mở lựa chọn Osnap
Nhập lệnh C
Specify center point for circle or [3P/ 2P/Ttr (tan
tan radius)] Chọn điểm tâm
Specify radius of circle or [Diameter]
10
Làm tương tự với ba đường tròn còn lại.
Bước 7 Vẽ hai đường tròn có R120 và R60 tiếp
xúc với hai đường tròn có bán kính lớn ở hai đầu
đoạn thẳng vừa vẽ.
Nhập lệnh C
Specify center point for circle or [3P/2P /Ttr (tan
tan radius)] ttr
Specify point on object for first tangent of circle
99
Chọn C2 tại điểm P1
Specify point on object for second tangent of circle
Chọn C4 tại điểm P2
Specify radius of circle 120
Làm tương tự với đường tròn R60 nhưng tiếp điểm
là hai điểm P3 và P4.
Bước 8 Cắt những cung tròn thừa bằng lệnh Trim.
Nhập lệnh Tr
Select cutting edges ...
Select objects or
Select object to trim or shift-select to extend or
[Fence/Crossing/Project/ Edge /eRase/Undo]
Chọn đối tượng cần cắt.
Bước 9 Tạo cung song song bằng lệnh Offset với
khoảng cách là 10.
Nhập lệnh O
Specify offset distance or [Through/Erase/Layer]
10
Select object to offset or [Exit/Undo] Chọn
cung A1
Specify point on side to offset or
[Exit/Multiple/Undo] Chọn điểm phía trên
cung
Select object to offset or [Exit/Undo] Chọn
cung A2
100
Specify point on side to offset or
[Exit/Multiple/Undo] Chon điểm phía dưới
cung
Nhấn phím Esc để thoát lệnh.
Bước 10 Sử dụng lệnh Fillet để nối tiếp các cung
vửa tạo với hai đường tròn bên trong với R=11mm.
Nhập lệnh F
Current settings Mode = TRIM, Radius = 11.0000
Select first object or [Undo/Polyline/
Radius/Trim/Multiple] R
Specify fillet radius 11
Select first object or [Undo/Polyline/Trim/
Radius/Multiple] Chọn cung tròn tại C1
Select second object or shift-select to apply corner
Chọn đường tròn tại D1
Làm tương tự với các cặp điểm C2-D2, C3-D3, C4-
D4.
Bài 5 Sử dụng các lệnh đã học để vẽ hình 5.10
Hình 5.10
101
a) b) c) d)
e) f) g)
Hình 5.11 Các bước vẽ hình 1.5.10
Bài 3 Sử dụng các lệnh đã học vẽ các hình sau
Hình 5.12
Hình 5.13
102
Hình 5.14
103
Bài 6: Các phép biến đổi và sao chép hình
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Biến đổi tận dụng các hình sẵn có trong bản vẽ để tạo ra những đối tượng mới
một cách nhanh chóng và tăng năng suất vẽ.
6.1 Lệnh sao chép đối tượng (lệnh Copy)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Copy Copy hoặc Co
Modify
Lệnh Copy dùng để sao chép các đối tượng được chọn theo phương tịnh tiến. Có thể Copy từ một
đối tượng thành một hay nhiều đối tượng trong một câu lệnh (hình 1.6.1).
Nhập lệnh Co
Select objects Chọn đối tượng cần sao chép.
Select objects Tiếp tục lựa chọn đối tượng hay dùng
phím Enter để kết thúc lựa chọn.
Specify base point or [Displacement/mOde]
Chọn điểm chuẩn di chuyển.
Specify second point or <use first point as
displacement> Chọn vị trí sao chép đến hoặc nhập
khoảng cách và hướng di chuyển đến.
Nhấn phím Esc để thoát lệnh.
Hình 6.1 Sử dụng lệnh Copy
6.2 Lệnh di chuyển đối tượng (lệnh Move)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Move Move hoặc M
Modify
Lệnh Move dùng để dời một hay nhiều đối tượng từ vị trí hiện tại đến vị trí khác (hình 6.2).
Nhập lệnh M
Select objects Chọn đối tượng cần di dời
Select objects Tiếp tục chọn đối tượng hay dùng phím Enter để kết thúc lựa chọn.
Specify base point or [Displacement] Chọn điểm cơ sở để di dời.
Specify second point or Nhập khoảng cách và hướng di dời hoặc có thể
dùng phương pháp bắt điểm Osnap.
104
a) Trước khi Move
b) Sau khi Move
Hình 6.2 Sử dụng lệnh Move
6.3 Lệnh quay đối tượng quanh một điểm (lệnh Rotate)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Rotate Rotate hoặc Ro
Modify
Lệnh Rotate dùng để quay các đối tượng được chọn quanh điểm tâm quay (base point) (hình 1.6.3).
Lệnh Rotate là lệnh hiệu chỉnh hình quan trọng trong AutoCAD
Nhập lệnh Ro
Current positive angle in UCS ANGDIR=counterclockwise ANGBASE=0.00
Select objects Chọn đối tượng cần quay
Select objects Tiếp tục chọn hay dùng phím Enter để kết thúc lựa chọn.
Specify base point Chọn tâm quay (ưu tiên sử dụng chế độ bắt điểm Osnap)
Specify rotation angle or [Copy/Reference] 45 (nhập góc quay) hoặc nhập C để sao chép đối
tượng khi quay.
105
a) Quay góc 45 độ b) Quay góc 90 độ
Hình 6.3 Sử dụng lệnh Rotate
Ví dụ Hiệu chỉnh cái ghế sao cho mặt ghế hướng vào tâm của chiếc bàn (hình 1.6.4)
Nhập lệnh Co
Current positive angle in UCS ANGDIR=counterclockwise ANGBASE=0.00
Select objects Chọn đối tượng quay (cái ghế)
Select objects (kết thúc lựa chọn)
Specify base point Chọn điểm C (tâm quay)
Specify rotation angle or [Copy/Reference] r
Specify the reference angle Chọn điểm C (chọn gốc góc quay)
Specify second point Chọn điểm B (chọn điểm thứ hai)
Specify the new angle or [Points] Chọn điểm A (Chọn góc quay mới)
a) Trước khi Rotate
b) Trong khi Rotate
c) Sau khi Rotate
Hình 6.4 Sử dụng lệnh Rotate quay ghế hướng vào tâm bàn
6.4 Lệnh biến đổi theo tỷ lệ (lệnh Scale)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Scale Scale hoặc Sc
Modify
Lệnh Scale dùng để tăng hoặc giảm kích thước của đối tượng theo một tỷ lệ xác định (hình 6.5).
Nhập lệnh Sc
Select objects Specify opposite corner Chọn đối tượng cần Scale
Select objects Chọn tiếp hoặc Enter để kết thúc lệnh
Specify base point Chọn điểm chuẩn ( điểm đứng yên khi tỉ lệ thay đổi)
106
Specify scale factor or [Copy/Reference] Nhập hệ số tỉ lệ hay nhập R hoặc C để sao chép đối
tượng sau khi tăng giảm tỉ lệ.
a) Thay đổi tỉ lệ hình chữ nhật
b) Scale với lựa chọn C (copy)
Hình 6.5 Sử dụng lệnh Scale với hệ số 0.5
6.5 Lệnh lấy đối xứng qua trục (lệnh Mirror)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Mirror Mirror hoặc Mi
Modify
Lệnh Mirror dùng để tạo đối tương mới đối xứng với đối tượng được chọn qua một trục đối xứng
(hình 6.6).
Nhập lệnh Mi
Select objects Chọn đối tượng bị đối xứng
Select objects Chọn tiếp đối tượng hay Enter để kết thúc lựa chọn
Specify first point of mirror line Chọn điểm thứ nhất của trục đối xứng
Specify second point of mirror line Chọn điểm thứ hai của trục đối xứng
Erase source objects? [Yes/No] Lựa chọn xóa hay không đối tượng bị đối xứng (Y_xóa , N_ không
xóa)
Trước Mirror Sau Mirror
Không xóa đối tượng khi Mi
Xóa đối tượng khi Mi
Hình 6.6 Sử dụng lệnh Mirror
6.6 Lệnh sao chép đối tượng theo dãy (lệnh Array)
107
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Modify/ Array Array hoặc Ar
Modify
Lệnh Array dùng để sao chép đối tượng thành nhiều đối tượng được sắp xếp theo hàng và cột
(Rectangular array) hoặc thành một đường tròng xung quanh một tâm (Polar array).
6.6.1 Rectangular Array
Khi thực hiện lệnh Array sẽ xuất hiện một hộp thoại Array (hình 6.7)
Chú thích
1.Select objects Chọn đối tượng cần Array
2.Rows Số hàng cần Array
3.Colmns Số cột cần Array
4.Row offset Khoảng cách giữa các cột
5.Columns offset Khoảng cách giữa các hàng
6.Angle of array Góc nghiêng khi array
Hình 6.7 Hộp thoại Rectagular Array
Ví dụ Sao chép hình 6.8 thành 4 cột và 4 hàng với khoảng
cách theo cột là 200mm và theo hàng là 150mm với lần lượt
các góc 0ᴼ và 45ᴼ.
Hướng dẫn Hình 6.9 và 6.10
Hình 6.8
Nhập lệnh Ar
a) Cửa sổ Array b) Sau khi Array
108
Hình 6.9 Retangular Array với góc 0ᴼ
Hình 6.10 Retangular Array với góc 45ᴼ
6.6.2 Polar Array (hình 6.11)
Chú thích
1.Select objects Chọn đối tượng cần Array
2.Center point Tâm quay
3.Method Phương pháp chia
4.Total number of items Tổng các đối tượng cần
Array
5.Angle to fill Góc điền đầy
Hình 6.11 Cửa sổ Array
109
Ví dụ: Sử dụng lệnh Array để sao chép đối tượng
theo yêu cầu hình 1.6.12 thành 6 phần quanh tâm
của một đường tròn.
Hình 6.12 Trước khi sử dụng lệnh Polar Array
Hướng dẫn hình 6.13
Nhập lệnh Ar
a) Cửa sổ Array b) Sau khi Array
Hình 6.13 Sử dụng Polar Array
6.7 Bài tập
Bài tập 1 Lệnh Mirror có tác dụng là gì?
a) Lấy đối xứng đối tượng qua một trục b) Quay đối tượng quanh một điểm
c) Phóng to hay thu nhỏ đối tượng d) Sao chép đối tượng
Bài tập 2 Trong lệnh Array có mấy lựa chọn?
a) 1 b) 3
c) 2 d) 4
Bài tập 3 Lệnh Scale có tác dụng là gì?
a) Sao chép đối tượng b) Phóng to hay thu nhỏ đối tượng
c) Lấy đối xứng đối tượng qua một trục d) Quay đối tượng quanh một điểm
Bài tập 4 Sử dụng lệnh gì để quay đối tượng quanh một điểm?
110
a) Copy b) Move
c) Rotate d) Cả ba đáp án đều sai
Bài tập 5 Sử dụng các lệnh đã học vẽ các hình 1.6.14, 1.6.15 và 1.6.16
Hình 6.14
Hình 6.15
111
Hình 6.16
112
Bài 7 Hình cắt, mặt cắt và ký hiệu vật liệu
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Phân biệt được đâu là hình cắt, đâu là mặt cắt trên bản vẽ kỹ thuật.
Biểu diễn được hình cắt và mặt cắt của một chi tiết bất kỳ.
Thể hiện được hình cắt hay mặt cắt của nhiều chi tiết khác nhau trên một bản vẽ.
Thế nào là hình cắt, mặt cắt
Hình cắt và mặt cắt dùng để thể hiện một cách rõ rang cấu tạo bên trong cũng như hình dáng hình
học của vật thể (hình 7.1).
Hình cắt là hình biểu diễn của vật thể sau khi tưởng tượng cắt một vật thể bằng một mặt phẳng cắt.
Hình cắt thể hiện phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt và phía sau mặt phẳng cắt (hình 7.1b).
Mặt cắt là phần tiếp xúc giữa vật thể cắt và mặt phẳng cắt không bao gồm phần phía sau của vật thể
(hình 7.1c).
a) Vật thể
b) Mặt cắt
c) Hình cắt
Hình 7.1 Hình cắt và mặt cắt
7.1 Trình tự vẽ mặt cắt và hình cắt bằng lệnh Hatch
Điều kiệm cần để vẽ hình cắt và mặt cắt là khu vực muốn đánh dấu ký hiệu cắt phải khép kín.
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/ Hatch Hatch hoặc H
Draw
Khi thực hiện lệnh Hatch thì cửa sổ Hatch xuất hiện và làm theo hình 7.2
Nhập lệnh H
113
1.Type Chọn dạng mặt cắt
2.Pattem Chọn mẫu mặt cắt
3.Swatch Hình mẫu mặt cắt
4.Angle Độ nghiêng của đường cắt so với mẫu đã chọn
5.Scale Hệ số tỉ lệ cho mẫu mặt cắt đang chọn
Có hai phương pháp chọn đường biên là phương pháp 6
và phương pháp 7
6.Add Pick points Xác định đường biên kín bằng cách
chọn một điểm bên trong
7.Add Select objects Chọn đường biên kín bằng cách
chọn các đối tượng bao quanh.
8.Ok Kết thúc
Hình 7.2 Các bước thực hiện lệnh Hatch
7.2 Hiệu chỉnh mặt cắt (lệnh Hatchedit)
Lệnh Hatchedit dùng để hiệu chỉnh các mặt
cắt. Ta có thể nhập lệnh hoặc nhấp kép vào đối
tượng mặt cắt để xuất hiện hộp thoại Hatchedit
(hình 7.3).
Hình 7.3 Hộp thoại Hatchedit
7.3 Bài tập
Bài tập 1 Thực hiện các bài tập hình 7.4-7.5
114
Hình 7.4
Hình 7.5
Bài tập 2 Vẽ hình cắt cho các bản vẽ sau
Hình 7.6
115
Bài 8 Nhập và hiệu chỉnh văn bản
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Nhập được văn bản vào trong bản vẽ và hiệu chỉnh văn bản như ý muốn.
Chèn bảng vào trong bản vẽ và hiệu chỉnh nó.
8.1 Nhập văn bản vào bản vẽ
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/ Text/ Multiline text Mtext hoặc Mt, T
Draw
Sử dụng lệnh Mtext để nhập văn bản vào bản vẽ.
Nhập lệnh Mt
Current text style "Notes" Text height 3.0000 Annotative Yes
Specify first corner Chọn điểm gốc thứ nhất (điểm gốc trên trái).
Specify opposite corner or [Height/Justify/Line spacing/Rotation/Style/Width/Columns]
Chọn điểm góc đối diện theo đường chéo ( gốc dưới phải).
Sau khi đó xuất hiện hộp thoại Text Formatting để nhập văn bản (hình 8.1)
Hình 8.1 Hộp thoại Text Formating
Trong đó 7.Overline Gạch trên đầu chữ
1.Text Style Chọn kiểu chữ 8.Undo Xóa thao tác trước đó
2.Font Chọn font chữ 9.Redo Trở lại thao tác vừa thực hiện
116
3.Text height Chiều cao của chữ 10.Stack Tạo dòng chữ dạng phân số
4.Bold Viết chữ đậm 11.Color Chọn mầu cho chữ
5.Italic Viết chữ nghiêng 12. Vùng soạn thảo
6.Underline Gạch chân chữ 13.OK Kết thúc soạn thảo
Ví dụ Soạn thảo văn bản theo bản vẽ sau
Hình 8.2 Soạn văn bản trong AutoCAD
8.2 Chèn bảng vào trong bản vẽ
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Draw/ Text/ Table Table
Draw
Sử dụng lệnh Table để chèn bảng vào
trong bản vẽ. Trên bảng này nhập các bảng kê
từng chi tiết trong một bản vẽ lắp hay các thông
số kỹ thuật của chi tiết máy. Sau khi nhập lệnh
thì xuất hiện hộp thoại Insert Table (hình 1.8.3).
Comand Table
117
Xuất hiện cửa sổ hình 1.71
1.Columns Nhập số cột
2.Column wight Nhập chiều rộng cột
3.Data Rows Nhập số hàng
Hình 8.3 Hộp thoại Table
4.Row height Nhập chiều cao của hàng
5.Ok Kết thúc
Specify insertion point Xác định vị trí của bảng nhờ
điểm góc trái trên.
Chú ý: Sau khi thành lập bảng xong để cho quá trình hiệu chỉnh dễ dàng, sử dụng lệnh Explode để phá
vỡ các liên kết của bảng.
Ví dụ Thành lập bảng theo hình 8.4.
118
Hình 8.4
8.3 Bài tập
Bài tập 1 Sử dụng lệnh gì để nhập văn bản vào bản vẽ?
a) Mtext b) Text
c) Table d) Cả hai phương án a và b
Bài tập 2 Lệnh Table có tác dụng là gì?
a) Nhập văn bản vào bản vẽ b) Ký hiệu vật liệu
c) Chèn bảng vào bản vẽ d) Cả ba phương án đều sai
Bài tập 3 Sau khi chèn bảng sử dụng lệnh gì để phá liên kết để dễ hiệu chỉnh?
a) Join b) Phím Delete
c) Explode d) Hatch
Bài tập 4 Thành lập bảng và nhập văn bản theo hình 1.8.5
119
Hình 8.5
120
Bài 9 Ghi và hiệu chỉnh kích thước
Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Thời gian (giờ)
Ghi kích thước cho các chi tiết trong bản vẽ một cách hợp lý.
Hiệu chỉnh kích thước như mong muốn.
9.1 Ghi kích thước thẳng
9.1.1 Lệnh Dimlinear
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Dimension/Linear Dimlinear hoặc Dli
Dimension
Lệnh Dimlinear sử dụng để ghi khích thước nằm ngang, thẳng đứng và nghiêng. Khi ghi kích thước,
chọn hai điểm gốc cần đo (hình 9.1) hoặc chọn đối tượng cần ghi kích thước (hình 9.2).
Ví dụ 1 Ghi khoảng cách bằng cách sử dụng hai điểm gốc hình 9.1
Nhập lệnh Dli
Specify first extension line origin or <select
object> Chọn điểm gốc thứ nhất (P1)
Specify second extension line origin Chọn điểm
gốc thứ hai (P2)
Specify dimension line location or [Mtext/
Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated] Xác định
vị trí đặt đường kích thước
Dimension text = 500 (khoảng cách giữa P1 và P2
là 500mm)
Hình 9.1 Ghi kích thước bằng cách chọn hai điểm
đầu
Ví dụ 2 Ghi khoảng cách bằng phương pháp chọn đối tượng hình 9.2
Nhập lệnh Dli
Specify first extension line origin or <select
object>
Select object to dimension Chọn đối tượng cần ghi
kích thước
Specify dimension line location or [Mtext
/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]
Xác định vị trí đặt kích thước
Hình 9.2 Ghi kích thước bằng cách chọn đối tượng
121
Dimension text = 250 (chiều dài của đối tượng lá
250mm).
9.1.2 Lệnh Dimaligned
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Dimension/Aligened Dimaligned hoặc Dal
Dimension
Lệnh Dimaligned để ghi kích thước mà đường kích thước song song với đoạn thẳng nối hai điểm
gốc (hình 9.3).
Nhập lệnh Dal
Specify first extension line origin or
Chọn gốc thứ nhất (P1)
Specify second extension line origin Chọn gốc thứ hai
(P2)
Specify dimension line location or [Mtext /Text/Angle]
Xác định vị trí đặt kích thước
Dimension text = 566 (kích thước là 300mm)
Hình 9.3 Ghi kích thước bằng lệnh
Dimaligned
9.2 Ghi kích thước bán kính (lệnh Dimradius)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Dimension/Radius Dimradius hoặc dra
Dimension
Lệnh Dimradius dùng để ghi bán kính của một cung tròn hay một đường tròn (hình 9.4).
Nhập lệnh Dra
Select arc or circle Chọn cung tròn hay đường
tròn cần đo
Dimension text = (kích thước của cung tròn)
Specify dimension line location or [Mtext
/Text/Angle] Xác định vị trí đường kích thước.
Hình 9.4 Đo bán kính của đối tượng
9.3 Ghi kích thước đường kính (lệnh Dimdiameter)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
122
Dimension/Diameter Dimdiameter hoặc ddi
Dimension
Lệnh Dimdiameter dùng để ghi đường kính của một cung tròn hay một đường tròn (hình 9.5).
Nhập lệnh Ddi
Select arc or circle Chọn đối tượng
Dimension text = 60 (đường kính 60mm)
Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle]
Xác định vị trí đường kích thước
Hình 9.5 Đo đường kính
9.4 Ghi kích thước góc (lệnh Dimangular)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Dimension/Diameter Dimangular hoặc dan
Dimension
Lệnh Dimangular dùng để ghi kích thước của các góc hình 9.6
Ví dụ Ghi khíc thước góc giữa hai đoạn thẳng.
Nhập lệnh Dan
Select arc, circle, line, or Chọn đoạn
thẳng thứ nhất (L1)
Select second line Chọn đoạn thẳng thứ hai (L2)
Specify dimension arc line location or [Mtext
/Text/Angle/Quadrant] Xác định vị trí đường kích thước
Dimension text = 60 (kích thước là 60ᴼ)
Hình 9.6 Ghi kích thước góc
9.5 Hiệu chỉnh chữ số kích thước (lệnh Dimedit)
Trên thanh trình đơn Nhập lệnh Thanh công cụ
Dimension/Oblique Dimedit hoặc ded
Dimension
Lệnh Dimedit dùng để thay đổi giá trị của kích thước hiển thị hoặc độ nghiêng của đường dóng
(hình 9.7).
123
Nhập lệnh Ded
Nhập lệnh Ded
Enter type of dimension editing [Home/New/Rotate/Oblique]
(nhập một trong 4 lựa chọn).
1.Home Đưa vị trí kích thước về vị trí ban đầu
2.New Thay đổi giá trị kích thước
3.Rotate Quay chữ số ghi kích thước
4.Oblique Tạo các đường gióng xiên
Hình 9.7 Các lựa chọn Dimedit
9.6 Bài tập
Bài tập 1 Lệnh Dimdiameter có tác dụng là gì?
a) Đo đường kính đường tròn, cung tròn b) Đo khoảng cách nằm ngang, thẳng đứng
hoặc nghiêng.
c) Đo bán kính đường tròn, cung tròn d) Đo kích thước của góc
Bài tập 2 Lệnh gì để đo kích thước của một góc?
a) Dimdiameter b) Dimlinear
c) Dimradius d) Dimangular
Bài tập 3 Lệnh gì để hiệu chỉnh giá trị kích thước?
a) Dimaligned b) Dimedit
c) Dimlinear d) Cả ba đáp án đều không chính xác
Bài tập 4 Vẽ và ghi khích thước cho các hình từ 9.8-9.11
Hình 9.8
124
Hình 9.9
Hình 9.10
125
Hình 9.11
Bài tập 5 Vẽ hình cắt và ghi kích thước cho hình 9.12
126
Hình 9.12
127
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ve_ky_thuat_chuyen_nganh_ky_thuat_may_lanh_va_die.pdf