Giáo trình Vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (Trình độ: Cao đẳng)

Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đấu dây, cách đảo chiều quay, cách điều chỉnh tốc độ và vận hành của các loại động cơ điện vạn năng dùng trong các thiết bị điện dân dụng; - Về kỹ năng: + Đấu nối, vận hành động cơ điện vạn năng theo đúng qui trình kỹ thuật; + Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các động cơ điện vạn năng theo đúng qui trình, yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn người và thiết bị; + Chọn lựa được động cơ thích hợp với nhu cầu sử dụng; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc.

pdf105 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bi là bộ phận cơ khí hay hư hỏng, do máy làm việc nhiều, do bảo dưỡng ít, việc tra dầu mỡ không đúng v.v.. Vòng bi hư hỏng thường có hiện tượng máy kêu khác thường, khi kiểm tra vòng bi có độ dơ dọc, dơ ngang nhiều, nên thay thế vòng bi mới. + Dây cu roa truyền động dùng lâu ngày dễ bị chùng làm lực truyền động của rotor không đạt tốc độ, vòng quay, nên thay thế. + Lưỡi bào dùng nhiều không còn độ sắc, hay quá trình bào gặp vật cứng dễ bị mẻ, gãy, nên thay thế. + Ngoài ra người sử dụng máy bào tay nên có kiến thức về nguội, lấy dấu kích thước, biết cách tránh các phoi của vật liệu đẩy ra, phải có bảo hộ lao động như kính bảo hộ. 75 3. Tháo lắp, bảo dưỡng máy bào tay 3.1. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện thành thạo đạt kết quả tốt - Các bước tháo khi bảo dưỡng: Sau khi tháo phần vỏ ta tiến hành + Tháo chổi than; Lau sạch bụi bẩn trên các lam đồng, dùng chổi lông nhựa vệ sinh các khe giữa hai lam đồng, dùng máy xì gió thổi sạch các bụi than, bụi đồng v.v.. ra khỏi các khe giữa hai lam đồng. + Tháo rotor và stator. + Bảo dưỡng: Vệ sinh, dùng mêgôm kế đo độ cách điện, sấy tẩm rotor và stator 3.2. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí thành thạo đạt kết quả tốt - Các bước tháo khi bảo dưỡng: + Tháo vỏ và nắp bảo vệ + Tháo bộ phận truyền động: dây cu roa, puly + Tháo vòng bi + Tháo trục phay bào, lưỡi bào + Tháo vô lăng ốc hãm điều chỉnh lưỡi bào + Bảo dưỡng: Vệ sinh, lau chùi sạch sẽ tra dầu mỡ đúng quy cách. 4. Sửa chữa các hư hỏng của máy bào tay 4.1. Phần điện + Sửa chữa chổi than: Chổi than làm việc lâu ngày dễ bị mòn vẹt, bị vỡ, lực ép tác dụng lên lam đồng không còn tốt, ta kiểm tra và thay chổi than mới. + Sửa chữa vành chỉnh lưu: Vành chỉnh lưu hay hư hỏng do máy làm việc lâu năm, hoặc do bụi bẩn, hay do chổi than gây nên. Khi vành chỉnh lưu hỏng, các lam đồng xước, mòn, lõm, bề mặt không có độ nhẵn bóng nên cần thay thế. Khi thay dùng cảo 3 chấu cảo vành chỉnh lưu. Chú ý: Lấy dấu trước khi tháo lắp vành chỉnh lưu và chọn đúng chủng loại vành chỉnh lưu. 76 + Quấn rotor, stato: Kiểm tra rotor, stator nếu không thông mạch, độ cách điện kém, cần quấn lại; trước khi quấn lại nên lấy thông số dây quấn và vẽ sơ đồ. + Thay công tắc khởi động: Các tiếp điểm trong công tắc thường hay hỏng do bụi bẩn, cong vênh và bị rỗ mặt; dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra độ tiếp xúc cũng như thông mạch, kết quả đo được trị số điện trở () lớn, ta mở phần nắp nhựa, tiến hành đánh giá và ra quyết định sữa chữa. 4.2. Phần cơ khí + Thay thế vòng bi: Dùng cảo tháo vòng bi, kiểm tra độ dơ ngang, dơ dọc. Chú ý: Khi thay vòng bi nên dùng vam ép sơ mi vòng bi, hoặc dùng ống tuýp sắt đóng vào sơ mi (Rãnh lăn trong) tuyệt đối không tác động vào bi, hoặc áo bi (Rãnh lăn ngoài). + Thay thế bánh răng chuyển hướng: Bánh răng truyền động hay bị mòn, bị vỡ khi thay nên dùng cảo để tháo lắp. + Thay thế dây cu roa, puly truyền động: Dây cu roa hay bị chùng khi làm việc lâu ngày; lực căng không bảo đảm tốc độ bào khi có tải không đạt hiệu quả, bị trượt nhẹ. Gặp trường hợp này nên chọn loại dây đúng chủng loại để thay. + Thay thế trục phay bào: Trục phay bào ít khi hỏng. + Thay thế lưỡi bào: Lưỡi bào dễ bị mòn độ sắc không còn. Khi bị mòn ta có thể mài trên đá mịn, khi không còn tác dụng ta chọn loại lưỡi đúng chủng loại để thay. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HÀNH Vật liệu: - Dây dẫn điện đơn 2x2.5 - Cáp động lực 3 lõi, 4 lõi - Đầu cốt các loại - Vòng số thứ tự - Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà) - Dây nhựa buộc gút Dụng cụ và trang thiết bị: - Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha - Nguồn điện DC điều chỉnh được - Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay, gồm: + Mỏ hàn điện + Dao, kéo, búa nguội 250gr + Kìm điện các loại: Kìm B, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt + Bộ clê các cỡ + Bộ ta rô ren các cỡ từ 2mm đến 6mm 77 + Bộ Khoan điện cầm tay (gồm cả mũi khoan các cỡ từ 2mm đến 6mm) + Máy mài + Máy quấn dây + Êtô + Tuốc nơ vít các loại từ 2mm đến 6mm + Đồng hồ VOM, M, Vol kế, Ampe kế + Giá thực tập, tủ điện thực tập - Mô hình các mạch máy sản xuất gồm: + Mô đun các khí cụ điện, gồm: Mô đun công tắc tơ, rơ le nhiệt, rơ le điện áp, rơ le trung gian, rơ le tốc độ; Mô đun nút bấm kép + Mô đun cấp thiết bị nguồn 3 pha, nguồn 1 pha + Mô đun đèn tín hiệu + Mô đun đo lường Học liệu: + Hướng dẫn thực hành trang bị điện 1 + Phiếu thực hành, bài hướng dẫn thực hành + Vũ Quang Hồi - Trang bị điện – điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - NXB Giáo dục 1996. + Dịch giả Bùi Đình Tiếu - Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện - NXB khoa học Kỹ thuật 1979. + Nguyễn Đức Lợi - Giáo trình chuyên nghành điện tập 1,2,3,4 - NXB Thống kê 2001. Nguồn lực khác: + PC + Phần mềm chuyên dùng + Projector + Over head + Máy chiếu vật thể ba chiều Công việc chuẩn bị thực hành: - Xưởng thực hành có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ nghề cần thiết. - Các loại phương tiện giảng dạy phù hợp cho xưởng thực hành. - Các phim miếng trong phù hợp với nội dung bài giảng. - Các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp. - Một số bài tập mẫu có bài giảng hướng dẫn chi tiết. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hướng dẫn ban đầu có thao tác mẫu * Lắp đặt, kiểm tra, vận hành và sửa chữa + Nhận dạng các loại khí cụ điện phổ thông. + Trình diễn mẫu, giải thích kết cấu mô hình, đặc điểm, cách sử dụng, nguyên lý hoạt động của máy bào tay. * Tổ chức thực hành: + Tổ chức hoạt động nhóm (tùy nội dung mỗi nhóm từ 2 đến 4 học viên): quan sát theo dõi quá trình làm việc của học viên. + Nêu vấn đề gợi ý dẫn hướng các yêu cầu của bài thực hành, bài tập. + Rèn luyện uốn nắn thao tác chuẩn xác cho học viên. 78 + Tạo các hư hỏng giả định (đánh ban), hướng dẫn, gợi ý cho học viên cách khắc phục. + Giải đáp thắc mắc của học viên, chỉ định học viên thao tác hoặc lắp mạch thực hành. + Tổ chức quản lý xuyên suốt, đảm bảo giờ học an toàn, hiệu quả. Gợi ý thảo luận nhóm và kết hợp đàm thoại về: + Phương pháp tối ưu để lắp, dò tìm và sửa chữa hư hỏng đạt hiệu quả, năng xuất cao nhất. + Nên sử dụng phim trong hoặc các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành và sự đối chiếu so sánh. + Hướng dẫn học viên nguyên tắc lắp đạt hiệu quả nhất. + Trong quá trình hướng dẫn nên khai thác nhiều vào phương pháp chất vấn học viên để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo. + Phương pháp nhận dạng động cơ điện vạn năng, xác định đầu dây ở stator, rotor. + Nguyên tắc vận hành động cơ điện của máy bào tay. + Phương pháp nhận dạng các loại máy bào tay qua kết cấu ngoài, qua khảo sát sơ đồ. Lưu ý chung: + Tùy tình hình cơ sở vật chất mà bố trí các nhóm thực hành, phân bổ tổ nhóm phù hợp có thể trên các mô hình mô phỏng hoặc trên các máy bào tay thật càng tốt. Có thể kết hợp với các xưởng trong, ngoài trường để tổ chức cho học viên tham quan khảo sát thêm. Mỗi nhóm thực hành không quá 4 học viên. + Nội dung bài học không cứng nhắc như trong giáo trình mà có thể linh động giảng dạy các nội dung khác có ý nghĩa tương đương sao cho đảm bảo mục tiêu của bài học + Rèn luyện kỹ năng cần thiết thật nhuần nhuyễn. + Đặc biệt chú ý chủng loại, sơ đồ máy bào tay. + Căn cứ vào trọng tâm bài học, học viên thực hiện được một số quy trình công nghệ cụ thể, (phương pháp này rất tốt). Cách thức kiểm tra đánh giá của bài: + Sau mỗi buổi học, giáo viên cho học viên một số câu hỏi củng cố bài để học viên tự ôn luyện ở nhà. Hoặc cuối buổi học có thể áp dụng các câu hỏi trả lời nhanh hoặc bài tập tại chỗ. + Đánh giá qua sản phẩm thực hành của học viên trong từng buổi học. Giáo viên nhận xét, cho ý kiến và sửa sai tại chỗ cho học viên. + Kết thúc bài học sẽ có bài kiểm tra cuối bài. 79 BÀI 9: SỬA CHỮA MÁY XAY SINH TỐ Mã bài: 27- 09 Giới thiệu: Máy xay sinh tố được sử dụng động cơ vạn năng để xay thực phẩm v.v.. Ngày nay đời sống kinh tế xã hội càng phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu dùng máy xay sinh tố thiết thực góp phần nâng cao đảm bảo sức khỏe cuộc sống hàng ngày của mọi người. Người thợ, cũng như các học sinh, sinh viên trong trường nghề có kiến thức, có hiểu biết về máy xay sinh tố sẽ rất thuận tiện trong việc sửa chữa, gia công lắp ráp các chi tiết máy xay sinh tố, đáp ứng được công việc một cách kịp thời và hiệu quả cao. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, cấu tạo nguyên lý làm việc của máy xay sinh tố; - Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng thông thường đạt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Tuân thủ quy tắc an toàn khi sửa chữa máy say sinh tố; - Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy xay sinh tố 1.1. Cấu tạo của máy xay sinh tố 1.1.1. Cấu tạo phần điện - Stator có cấu tạo giống như một số stator của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy mài tay v.v - Rotor có cấu tạo giống như một số rotor của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy mài tay v.v nhưng để giảm ma sát đầu trục rotor lại hay dùng bạc ống. - Chổi than có cấu tạo giống như một số chổi than của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy mài tay v.v Hình ảnh thật của động cơ máy xay sinh tố. Hình 12.1 Cấu tạo máy xay sinh tố - Hệ thống công tắc có bộ số thường dùng loại nút ấn 80 1.1.2. Cấu tạo phần cơ khí - Bộ phận cơ khí quan trọng nhất là hệ thống bánh răng ly hợp được bố trí ở đầu trục động cơ và ngay dưới đáy phễu cốc thực phẩm a) b) Hình 12.2 Cấu tạo phần cơ khí a) Bánh răng ly hợp bố trí đầu trục động cơ b) Bánh răng ly hợp bố trí đáy phễu cốc thực phẩm - Dao phay thực phẩm được gá phía trong phễu cốc ngay ở đầu trục bánh răng ly hợp, gồm 2 dao, mỗi dao có 2 lưỡi; hai dao cong hai chiều khác nhau. Hình 12.3 Dao phay và cốc thực phẩm 1.2. Nguyên lý làm việc của máy xay sinh tố 1.2.1. Phân tích nguyên lý Khi lắp cốc chứa thực phẩm vào hệ thống dao, ta vặn chặt, sau đó đặt cả bộ phận này vào bánh răng ly hợp ở đầu trục động cơ và xoay nhẹ để đóng công tắc phụ. Cấp nguồn vào máy, ấn nút khởi động; động cơ quay, ta thấy dao phay quay theo; nếu có thực phẩm thì sau vài giây chúng bị vụn nát v.v.. Dừng quay bằng cách ấn nút Stop, động cơ ngừng quay. Chú ý: Hai bánh xe cong ngược chiều nhau có tác dụng đảo thực phẩm xoáy từ trên xuống được đều. 1.2.2. Vận hành thử - Bỏ ít thực phẩm như hoa quả vào cốc thực phẩm. Công tắc nguồn phụ 81 - Cấp nguồn vào máy, ấn nút khởi động; động cơ quay, ta thấy dao phay quay theo; thực phẩm sau vài giây chúng bị vụn nát v.v.. - Dừng quay bằng cách ấn nút Stop, động cơ ngừng quay. 2. Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng 2.1. Hư hỏng phần điện Phần điện gồm nhiều bộ phận hay hư hỏng: + Dây dẫn nguồn, phích cắm bị hư hỏng nhiều do quá trình vận hành, di chuyển, cất giữ vào hộp. Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng đo thông mạch. + Công tắc khởi động thường bị hư hỏng do số lần thao tác nhiều, thời gian hoạt động của máy lâu dài, ngoài ra làm việc quá tải do thực phẩm bỏ vào quá đầy. Khi dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch thấy độ tiếp xúc của tiếp điểm trong công tắc kém, hoặc không tiếp xúc, nên thay thế. + Chổi than bị hỏng do làm việc lâu ngày, lực căng lò xo cân bằng lớn quá, hoặc do các lam đồng bị mòn xước nhiều; gặp trường hợp này nên thay chổi than. + Stator của máy xay sinh tố hư hỏng do quá tải hoặc quá áp, hoặc lâu ngày bị ẩm hóa chất, ẩm nước, dễ bị chạm chập, trường hợp này nên quấn lại. + Rotor bị hư hỏng: Khi vận hành máy máy xay sinh tố không đủ tốc độ do rotor bị chạm chập, dùng rô nha kiểm tra, nên quấn lại. Trước khi quấn lại cần vẽ lại sơ đồ, ghi lại thông số dây quấn. 2.2. Hư hỏng phần cơ khí + Phần hay hỏng nhất là dao do thực phẩm đưa vào cốc không đúng như có sỏi sạn, hoặc các loại xương động vật quá cứng. + Bánh răng ly hợp hư hỏng do khi lắp không đúng chưa vào hết khớp đã cấp nguồn và khởi động máy, khi trượt các răng bị vỡ, bánh răng không còn tác dụng truyền lực quay từ động cơ tới dao phay thực phẩm. 3. Tháo lắp, bảo dưỡng máy xay sinh tố 3.1. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện thành thạo đạt kết quả tốt - Các bước tháo khi bảo dưỡng: Sau khi tháo phần vỏ và động cơ ra, ta tiến hành 82 + Tháo chổi than; Lau sạch bụi bẩn trên các lam đồng, dùng chổi lông nhựa vệ sinh các khe giữa hai lam đồng, dùng máy xì gió thổi sạch các bụi than, bụi đồng v.v.. ra khỏi các khe giữa hai lam đồng. + Tháo rotor và stator. + Bảo dưỡng: Vệ sinh, dùng mêgôm kế đo độ cách điện, sấy tẩm rotor và stator 3.2. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí thành thạo đạt kết quả tốt - Các bước tháo, lắp và bảo dưỡng: Tháo động cơ máy xay sinh tố. - Dùng tuốc nơ vít tháo đế dưới của may xay sinh tố. - Tháo mâm xay của máy, dung tuốc nơ vít 2 cạnh tỳ vào trục cố định để dàng tay vặn mâm xay của máy - Tháo vỏ khỏi động cơ máy xay sinh tố - Tháo chổi than động cơ máy xay sinh tố - Tháo nắp giữ bạc đạn bên phia cổ góp - Tháo nắp giữ còn lại và thao rô to ra khỏi thân stato. Lắp động cơ máy xay sinh tố - Lắp nắp giữ phía trước lại và lắp rô to ra khỏi thân stato. - Lắp nắp giữ bạc đạn bên phia cổ góp - Lắp chổi than động cơ máy xay sinh tố - Lắp vỏ khỏi động cơ máy xay sinh tố - Lắp mâm xay của máy, dung tuốc nơ vít 2 cạnh tỳ vào trục cố định để dàng tay vặn mâm xay của máy - Dùng tuốc nơ vít lắp đế dưới của may xay sinh tố. 4. Sửa chữa các hư hỏng của máy xay sinh tố 4.1. Phần điện + Sửa chữa chổi than: Chổi than làm việc lâu ngày dễ bị mòn vẹt, bị vỡ, lực ép tác dụng lên lam đồng không còn tốt, ta kiểm tra và thay chổi than mới. 83 + Sửa chữa vành chỉnh lưu: Vành chỉnh lưu hay hư hỏng do máy làm việc lâu năm, hoặc do bụi bẩn, hay do chổi than gây nên. Khi vành chỉnh lưu hỏng, các lam đồng xước, mòn, lõm, bề mặt không có độ nhẵn bóng nên cần thay thế. Khi thay dùng cảo 3 chấu cảo vành chỉnh lưu. Chú ý: Lấy dấu trước khi tháo lắp vành chỉnh lưu và chọn đúng chủng loại vành chỉnh lưu. + Quấn rotor, stato: Kiểm tra rotor, stator nếu không thông mạch, độ cách điện kém, cần quấn lại; trước khi quấn lại nên lấy thông số dây quấn và vẽ sơ đồ. + Thay công tắc khởi động: Các tiếp điểm trong công tắc thường hay hỏng do bụi bẩn, cong vênh và bị rỗ mặt; dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra độ tiếp xúc cũng như thông mạch, kết quả đo được trị số điện trở () lớn, ta mở phần nắp nhựa, tiến hành đánh giá và ra quyết định sữa chữa. + Phần mạch ổn áp cũng hay hư hỏng, trong vỉ mạch có IC ổn áp; sửa phần này yêu cầu phải có chuyên môn về lĩnh vực điện tử. 4.2. Phần cơ khí + Dao xay bị kẹt do bị mắc thực phẩm vào lưỡi dao + Máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy và cối xay do các bộ phận chưa được lắp ráp chính xác, trùng khớp. + Thay thế vòng bi: Dùng cảo tháo vòng bi, kiểm tra độ dơ ngang, dơ dọc. Chú ý: Khi thay vòng bi nên dùng vam ép sơ mi vòng bi, hoặc dùng ống tuýp sắt đóng vào sơ mi (Rãnh lăn trong) tuyệt đối không tác động vào bi, hoặc áo bi (Rãnh lăn ngoài) HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HÀNH Vật liệu: - Dây dẫn điện đơn 2x2.5 - Cáp động lực 3 lõi, 4 lõi - Đầu cốt các loại - Vòng số thứ tự - Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà) - Dây nhựa buộc gút Dụng cụ và trang thiết bị: - Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha - Nguồn điện DC điều chỉnh được - Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay, gồm: + Mỏ hàn điện + Dao, kéo, búa nguội 250gr 84 + Kìm điện các loại: Kìm B, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt + Bộ clê các cỡ + Bộ ta rô ren các cỡ từ 2mm đến 6mm + Bộ Khoan điện cầm tay (gồm cả mũi khoan các cỡ từ 2mm đến 6mm) + Máy mài + Máy quấn dây + Êtô + Tuốc nơ vít các loại từ 2mm đến 6mm + Đồng hồ VOM, M, Vol kế, Ampe kế + Giá thực tập, tủ điện thực tập - Mô hình các mạch máy sản xuất gồm: + Mô đun các khí cụ điện, gồm: Mô đun công tắc tơ, rơ le nhiệt, rơ le điện áp, rơ le trung gian, rơ le tốc độ; Mô đun nút bấm kép + Mô đun cấp thiết bị nguồn 3 pha, nguồn 1 pha + Mô đun đèn tín hiệu + Mô đun đo lường Học liệu: + Hướng dẫn thực hành trang bị điện 1 + Phiếu thực hành, bài hướng dẫn thực hành + Vũ Quang Hồi - Trang bị điện – điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - NXB Giáo dục 1996. + Dịch giả Bùi Đình Tiếu - Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện - NXB khoa học Kỹ thuật 1979. + Nguyễn Đức Lợi - Giáo trình chuyên nghành điện tập 1,2,3,4 - NXB Thống kê 2001. Nguồn lực khác: + PC + Phần mềm chuyên dùng + Projector + Over head + Máy chiếu vật thể ba chiều Công việc chuẩn bị thực hành: - Xưởng thực hành có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ nghề cần thiết. - Các loại phương tiện giảng dạy phù hợp cho xưởng thực hành. - Các phim miếng trong phù hợp với nội dung bài giảng. - Các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp. - Một số bài tập mẫu có bài giảng hướng dẫn chi tiết. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hướng dẫn ban đầu có thao tác mẫu * Lắp đặt, kiểm tra, vận hành và sửa chữa + Nhận dạng các loại khí cụ điện phổ thông. + Trình diễn mẫu, giải thích kết cấu mô hình, đặc điểm, cách sử dụng, nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố. * Tổ chức thực hành: 85 + Tổ chức hoạt động nhóm (tùy nội dung mỗi nhóm từ 2 đến 4 học viên): quan sát theo dõi quá trình làm việc của học viên. + Nêu vấn đề gợi ý dẫn hướng các yêu cầu của bài thực hành, bài tập. + Rèn luyện uốn nắn thao tác chuẩn xác cho học viên. + Tạo các hư hỏng giả định (đánh ban), hướng dẫn, gợi ý cho học viên cách khắc phục. + Giải đáp thắc mắc của học viên, chỉ định học viên thao tác hoặc lắp mạch thực hành. + Tổ chức quản lý xuyên suốt, đảm bảo giờ học an toàn, hiệu quả. Gợi ý thảo luận nhóm và kết hợp đàm thoại về: + Phương pháp tối ưu để lắp, dò tìm và sửa chữa hư hỏng đạt hiệu quả, năng xuất cao nhất. + Nên sử dụng phim trong hoặc các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành và sự đối chiếu so sánh. + Hướng dẫn học viên nguyên tắc lắp đạt hiệu quả nhất. + Trong quá trình hướng dẫn nên khai thác nhiều vào phương pháp chất vấn học viên để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo. + Phương pháp nhận dạng động cơ điện vạn năng, xác định đầu dây ở stator, rotor. + Nguyên tắc vận hành động cơ điện của máy xay sinh tố. + Phương pháp nhận dạng các loại máy xay sinh tố qua kết cấu ngoài, qua khảo sát sơ đồ. Lưu ý chung: + Tùy tình hình cơ sở vật chất mà bố trí các nhóm thực hành, phân bổ tổ nhóm phù hợp có thể trên các mô hình mô phỏng hoặc trên các máy xay sinh tố thật càng tốt. Có thể kết hợp với các xưởng trong, ngoài trường để tổ chức cho học viên tham quan khảo sát thêm. Mỗi nhóm thực hành không quá 4 học viên. + Nội dung bài học không cứng nhắc như trong giáo trình mà có thể linh động giảng dạy các nội dung khác có ý nghĩa tương đương sao cho đảm bảo mục tiêu của bài học + Rèn luyện kỹ năng cần thiết thật nhuần nhuyễn. + Đặc biệt chú ý chủng loại, sơ đồ máy xay sinh tố. + Căn cứ vào trọng tâm bài học, học viên thực hiện được một số quy trình công nghệ cụ thể, (phương pháp này rất tốt). Cách thức kiểm tra đánh giá của bài: + Sau mỗi buổi học, giáo viên cho học viên một số câu hỏi củng cố bài để học viên tự ôn luyện ở nhà. Hoặc cuối buổi học có thể áp dụng các câu hỏi trả lời nhanh hoặc bài tập tại chỗ. + Đánh giá qua sản phẩm thực hành của học viên trong từng buổi học. Giáo viên nhận xét, cho ý kiến và sửa sai tại chỗ cho học viên. + Kết thúc bài học sẽ có bài kiểm tra cuối bài. 86 Công tắc khởi động Cửa xả gió Vòi ống hút Dây nguồn BÀI 10: SỬA CHỮA MÁY HÚT BỤI Mã bài: 27- 10 Giới thiệu: Máy hút bụi được sử dụng động cơ vạn năng để hút bụi, làm sạch nhà cửa, vật dụng hàng ngày v.v.. Ngày nay đời sống kinh tế xã hội càng phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu dùng máy hút bụi là cần thiết góp phần làm trong sạch môi trường nâng cao sức khỏe cuộc sống của mọi người. Người thợ, cũng như các học sinh, sinh viên trong trường nghề có kiến thức, có hiểu biết về máy hút bụi sẽ rất thuận tiện trong việc sửa chữa, gia công lắp ráp các chi tiết máy hút bụi, đáp ứng được công việc một cách kịp thời và hiệu quả cao. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cúa máy hút bụi; - Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng thông thường đạt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Tuân thủ quy tắc an toàn khi sửa chữa máy hút bụi; - Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy hút bụi 1.1. Cấu tạo của máy hút bụi 1.1.1. Cấu tạo phần điện - Stator có cấu tạo giống như một số stator của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy mài tay v.v - Rotor có cấu tạo giống như một số rotor của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy mài tay v.v - Chổi than có cấu tạo giống như một số chổi than của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy mài tay v.v - Công tắc khởi động: công tắc khởi động của máy hút bụi là công tắc ấn kèm theo có trục xoay để điều chỉnh tốc độ động cơ; trục xoay tác động vào VCR (điện trở điều chỉnh) Hình 13.1 Cấu tạo máy hút bụi 87 IC ổn áp - Bộ điều chỉnh tốc độ động cơ Hình 13.2 Cấu tạo bộ điều chỉnh tốc độ động cơ 1.1.2. Cấu tạo phần cơ khí Phần cơ khí của máy hút bụi có kết cấu khá phức tạp gồm: - Ống hút bụi: Ống hút bụi là loại ống nhựa mềm dạng lò xo; do ống dài nên phân thành nhiều đoạn thuận tiện cho việc di chuyển và thao tác hút bụi, mỗi đoạn có các khớp nối, khi tháo lắp cần cẩn thận. Đầu vòi gồm có mâm hút như hình dưới Hình 13.3 Cấu tạo mâm hút Các khớp nối các đoạn ống như hình dưới Khớp nối ống Khớp nối vào buồng hút Cửa điều chỉnh gió Hình 13.4 Cấu tạo khớp nối ống hút bụi - Buồng hút bụi gồm: + Túi chứa bụi bằng vải lọc VCR (điện trở điều chỉnh IC ổn áp Túi chứa bụi Vách ngăn lọc Vách ngăn cửa ra IC ổn áp 88 Cánh hướng gió Cánh bơm ly tâm + Vách ngăn lọc bụi bằng nỉ lọc Hình 13.5 Cấu tạo buồng hút bụi - Bơm hút bụi: Bơm hút là loại ly tâm giống như bơm của máy bơm nước, có nhiệm vụ hút không khí và bụi vào túi chứa bụi Hình dưới đây là cấu trúc bộ phận hút gió và bụi Hình 13.6 Cấu tạo bộ phận hút gió và bụi - Vòng bi là bộ phận giảm ma sát khi rotor quay, có máy dùng bạc ống cũng làm nhiệm vụ trên. - Hệ thống vỏ v.v 1.2. Nguyên lý làm việc của máy hút bụi 1.2.1. Phân tích nguyên lý - Khi cấp nguồn vào máy, ấn nút khởi động và điều chỉnh tôc độ động cơ bằng cách xoay nút khởi động. Máy hút bụi được vận hành, bụi và không khí được hút vào túi chứa bụi, qua vách ngăn lọc bụi lần hai, qua máy bơm sẽ hút gió sạch và đẩy ra ngoài qua cửa xả ra ngoài. Trong quá trình hoạt động máy bơm vừa làm nhiệm vụ hút vừa làm nhiệm vụ đẩy gió đã được lọc sạch ra ngoài - Dừng máy ta ấn nút công tắc sẽ ngắt điện nguồn, động cơ dừng quay. 89 1.2.2. Vận hành thử - Cấp nguồn vào máy, ấn nút khởi động và điều chỉnh tôc độ động cơ bằng cách xoay nút khởi động. Máy hút bụi được vận hành, bụi và không khí được hút vào túi chứa bụi, qua vách ngăn lọc bụi lần hai, qua máy bơm sẽ hút gió sạch và đẩy ra ngoài qua cửa xả ra ngoài. Ta quan sát gió tại cửa ra, nghe tiếng ồn của động cơ - Dừng máy ta ấn nút công tắc sẽ ngắt điện nguồn, động cơ dừng quay. - Mở nắp buồng chứa túi bụi, tháo túi chứa bụi ra ngoài va quan sát đánh giá kết quả. 2. Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng 2.1. Hư hỏng phần điện + Sửa chữa chổi than: Chổi than làm việc lâu ngày dễ bị mòn vẹt, bị vỡ, lực ép tác dụng lên lam đồng không còn tốt, ta kiểm tra và thay chổi than mới. + Sửa chữa vành chỉnh lưu: Vành chỉnh lưu hay hư hỏng do máy làm việc lâu năm, hoặc do bụi bẩn, hay do chổi than gây nên. Khi vành chỉnh lưu hỏng, các lam đồng xước, mòn, lõm, bề mặt không có độ nhẵn bóng nên cần thay thế. Khi thay dùng cảo 3 chấu cảo vành chỉnh lưu. Chú ý: Lấy dấu trước khi tháo lắp vành chỉnh lưu và chọn đúng chủng loại vành chỉnh lưu. + Quấn rotor, stato: Kiểm tra rotor, stator nếu không thông mạch, độ cách điện kém, cần quấn lại; trước khi quấn lại nên lấy thông số dây quấn và vẽ sơ đồ. + Thay công tắc khởi động: Các tiếp điểm trong công tắc thường hay hỏng do bụi bẩn, cong vênh và bị rỗ mặt; dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra độ tiếp xúc cũng như thông mạch, kết quả đo được trị số điện trở () lớn, ta mở phần nắp nhựa, tiến hành đánh giá và ra quyết định sữa chữa. 2.2. Hư hỏng phần cơ khí + Bộ phận ống hút bụi + Hệ thống buồng hút bụi + Hệ thống máy bơm,hút đấy gió + Hệ thống các lưới lọc. 3. Tháo lắp, bảo dưỡng máy hút bụi 3.1. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện - Mục đích, yêu cầu: Tháo lắp được bộ phận điện, an toàn, đúng kỹ thuật. 90 - Các bước tháo khi bảo dưỡng: Sau khi tháo phần vỏ và động cơ ra, ta tiến hành + Tháo chổi than; Lau sạch bụi bẩn trên các lam đồng, dùng chổi lông nhựa vệ sinh các khe giữa hai lam đồng, dùng máy xì gió thổi sạch các bụi than, bụi đồng v.v.. ra khỏi các khe giữa hai lam đồng. + Tháo rotor và stator. + Bảo dưỡng: Vệ sinh, dùng mêgôm kế đo độ cách điện, sấy tẩm rotor và stator. 3.2. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí thành thạo đạt kết quả tốt - Các bước tháo khi bảo dưỡng: + Bộ phận ống hút bụi + Hệ thống buồng hút bụi + Hệ thống máy bơm, hút đấy gió + Hệ thống các lưới lọc. 4. Sửa chữa các hư hỏng của máy hút bụi 4.1. Hiện tượng, nguyên nhân, cách sửa chữa hư hỏng - Hiện tượng: + Cấp nguồn điện xoay chiều vào động cơ máy hút bụi sau đó dùng tay nhấn bóp công tắc (K) máy hoạt động nhưng chạy yếu không hút được bụi. + Kèm theo phát tia lửa điện ở cổ góp, phát nhiệt quá mức cho phép. - Nguyên nhân: + Có thể bị chập vòng trong dây quấn rô to. + Chổi than bị mòn và lực ép của lò xo không đủ lực làm cho tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than không tốt hoặc cổ góp bị mòn quá mức cho phép. 4.2. Trình tự thực hiện sửa chữa hư hỏng * Chuẩn bị dụng cụ - vật tư: - Dụng cụ: Đồng hố vạn năng, tuốc nơ vít các loại - Vật tư: Giấy nhám mịn, giẻ lau mềm, chổi lau mềm. - Rô nha ngoài kiểm tra chạm chập rotor, chổi than dùng để thay thế. 91 Bước 1: Lưu ý trước khi vận hành máy hút bụi. - Luôn đảm bảo rằng máy hút bụi phải được ngắt điện trước khi lắp vào hay tháo dỡ các phụ kiện. - Không bao giờ vận hành máy mà bộ lọc đặt không đúng vị trí, bị dơ hay bị tắc nghẽn. - Không được lấy ống hút và tay cầm máy nhúng vào nước hay bất kỳ chất lỏng nào. - Không được vận hành máy với tay ướt. Bước 2: Vận hành máy hút bụi - Chèn đầu hút vào lỗ hút khí đúng vị trí cho đến khi nghe tiếng tách. Để tháo ống ra, hãy nhấn nút mở ống và kéo ống ra khỏi lỗ hút. - Lắp ống hút nối với tay nắm và bàn hút thảm với ống hút nối còn lại. Bạn có thể tháo rời ống nối hay ống xoắn ra từng phần. - Kéo dây điện ra từ máy hút và cắm vào ổ điện. - Ấn nút on/off để mở máy. - Công suất hút có thể điều chỉnh bằng cách mở hoặc đóng nút kéo trên tay cầm. Bước 3: Lưu ý trước và sau vận hành máy: - Một vài loại máy hút bụi chiều dài của ống nối có thể điều chỉnh bằng cách vừa ấn nút mở trên ống bên ngoài và vừa kéo nhẹ ống bên trong. - Ký hiệu màu vàng trên dây điện cho biết đó là chiều dài tối đa của dây có thể sử dụng được. Đừng bao giờ cuộn tròn dây dưới ký hiệu màu đỏ. - Khi làm sạch máy, hãy tắt máy trước khi cuốn dây điện. - Rút dây ra ổ cắm và ấn nút thu dây trên máy. Một tay giữ đầu dây điện và một tay theo dõi dây cuộn vào máy để tránh dây văng vào bạn hoặc vào máy. Bước 4: Hướng dẫn lựa chọn các phụ kiện đi kèm với máy - Bàn hút sàn kết hợp: Bàn hút sàn kết hợp này có thể sử dụng cho sàn cứng hay thảm. Dùng bàn chân ấn chốt trên bàn hút để chọn lực cho sàn thích hợp. Khi bàn hút sử dụng cho sàn cứng, các sợi cứng sẽ được kéo dài ở mặt sau của bàn hút. Khi bàn hút sử dụng cho thảm, thì các sợi cứng sẽ thu ngắn - Đầu hút kết hợp hút thảm nhỏ và bàn chải: Đầu hút này có thể sử dụng cho thảm nhỏ hay kiểu bàn chải. Để làm sạch thảm nhỏ, hãy mở hai cánh 92 trên đầu hút và gắn đầu hút vào ống hút với các sợi cứng đối điện với ống. Để sử dụng đầu bàn chải, hãy gập hai cánh trên đầu hút và lắp đầu hút vào ống. - Đầu hút kết hợp hút khe và chổi quét bụi: Đầu hút này có thể dùng để hút khe hay hút kiểu chổi quét. Để chọn kiểu bạn muốn, hãy xoay đầu hút để chuyển từ dạng hút khe sang dạng chổi quét. Đầu hút khe được sử dụng để hút các khe rãnh, góc, giữa các tấm lót hoặc những chỗ khó chạm đến được. Còn đầu chổi quét có thể làm sạch bàn, ghế, giường, tủ, sách, chụp đèn và kệ sách. Hình 13.7 Đầu hút va chổi của máy hút bụi Bước 5: Máy hút bụi không hoạt động - Máy hút bụi không được nối với điện nguồn - Ổ điện nguồn bị tắt, không có điện. - Ống hút không gắn khít với máy hút bụi. Bước 6: Đèn chỉ báo bộ lọc sáng hoài - Khoang chứa bụi đầy. Hãy đổ bụi và kiểm tra các bộ lọc. - Các bộ lọc bị bít kín. Hãy làm sạch hoặc thay bộ lọc. - Ống hút, các ống dẫn hoặc các phụ kiện kèm theo bị tắc nghẽn. Tắt máy hút bụi và rút điện, lấy vật gây tắc nghẽn ra. - Các bộ lọc có thể bị bít kín. Hãy làm sạch hoặc thay bộ lọc. - Khoang chứa bụi bị đầy. Hãy đổ bụi và làm sạch hoặc thay các bộ lọc. Bước 7: Máy hút bụi bị tắt khi đang hoạt động: - Motor có bộ ngắc tự động khi quá nóng. Máy hút bụi sẽ tự ngắc khi động cơ (motor) bị quá nóng. - Tắt máy hút bụi bằng cách ấn nút on/off và rút điện ra. - Để máy hút bụi nguội lại trong 40 phút. 93 - Trong lúc đó, kiểm tra lại các ống dẫn, ống hút và các thiết bị kèm theo có bị tắc nghẽn không. Kiểm tra khoang chứa bụi có đầy không và các bộ lọc có bị bít kín không. - Khi máy hút bụi đã nguội, bộ phận ngắt tự động sẽ ngưng và máy hút bụi sẽ có thể sử dụng trở lại. Hình 13.8 Một số loại máy hút bụi gia đình HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HÀNH Vật liệu: - Dây dẫn điện đơn 2x2.5 - Cáp động lực 3 lõi, 4 lõi - Đầu cốt các loại - Vòng số thứ tự - Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà) - Dây nhựa buộc gút Dụng cụ và trang thiết bị: - Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha - Nguồn điện DC điều chỉnh được - Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay, gồm: + Mỏ hàn điện + Dao, kéo, búa nguội 250gr + Kìm điện các loại: Kìm B, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt + Bộ clê các cỡ + Bộ ta rô ren các cỡ từ 2mm đến 6mm + Bộ Khoan điện cầm tay (gồm cả mũi khoan các cỡ từ 2mm đến 6mm) + Máy mài + Máy quấn dây + Êtô + Tuốc nơ vít các loại từ 2mm đến 6mm + Đồng hồ VOM, M, Vol kế, Ampe kế + Giá thực tập, tủ điện thực tập - Mô hình các mạch máy sản xuất gồm: + Mô đun các khí cụ điện, gồm: Mô đun công tắc tơ, rơ le nhiệt, rơ le điện áp, rơ le trung gian, rơ le tốc độ; Mô đun nút bấm kép 94 + Mô đun cấp thiết bị nguồn 3 pha, nguồn 1 pha + Mô đun đèn tín hiệu + Mô đun đo lường Học liệu: + Hướng dẫn thực hành trang bị điện 1 + Phiếu thực hành, bài hướng dẫn thực hành + Vũ Quang Hồi - Trang bị điện – điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - NXB Giáo dục 1996. + Dịch giả Bùi Đình Tiếu - Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện - NXB khoa học Kỹ thuật 1979. + Nguyễn Đức Lợi - Giáo trình chuyên nghành điện tập 1,2,3,4 - NXB Thống kê 2001. Nguồn lực khác: + PC + Phần mềm chuyên dùng + Projector + Over head + Máy chiếu vật thể ba chiều Công việc chuẩn bị thực hành: - Xưởng thực hành có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ nghề cần thiết. - Các loại phương tiện giảng dạy phù hợp cho xưởng thực hành. - Các phim miếng trong phù hợp với nội dung bài giảng. - Các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp. - Một số bài tập mẫu có bài giảng hướng dẫn chi tiết. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hướng dẫn ban đầu có thao tác mẫu * Lắp đặt, kiểm tra, vận hành và sửa chữa + Nhận dạng các loại khí cụ điện phổ thông. + Trình diễn mẫu, giải thích kết cấu mô hình, đặc điểm, cách sử dụng, nguyên lý hoạt động của máy hút bụi. * Tổ chức thực hành: + Tổ chức hoạt động nhóm (tùy nội dung mỗi nhóm từ 2 đến 4 học viên): quan sát theo dõi quá trình làm việc của học viên. + Nêu vấn đề gợi ý dẫn hướng các yêu cầu của bài thực hành, bài tập. + Rèn luyện uốn nắn thao tác chuẩn xác cho học viên. + Tạo các hư hỏng giả định (đánh ban), hướng dẫn, gợi ý cho học viên cách khắc phục. + Giải đáp thắc mắc của học viên, chỉ định học viên thao tác hoặc lắp mạch thực hành. + Tổ chức quản lý xuyên suốt, đảm bảo giờ học an toàn, hiệu quả. Gợi ý thảo luận nhóm và kết hợp đàm thoại về: + Phương pháp tối ưu để lắp, dò tìm và sửa chữa hư hỏng đạt hiệu quả, năng xuất cao nhất. + Nên sử dụng phim trong hoặc các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành và sự đối chiếu so sánh. 95 + Hướng dẫn học viên nguyên tắc lắp đạt hiệu quả nhất. + Trong quá trình hướng dẫn nên khai thác nhiều vào phương pháp chất vấn học viên để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo. + Phương pháp nhận dạng động cơ điện vạn năng, xác định đầu dây ở stator, rotor. + Nguyên tắc vận hành động cơ điện của máy hút bụi. + Phương pháp nhận dạng các loại máy hút bụi qua kết cấu ngoài, qua khảo sát sơ đồ. Lưu ý chung: + Tùy tình hình cơ sở vật chất mà bố trí các nhóm thực hành, phân bổ tổ nhóm phù hợp có thể trên các mô hình mô phỏng hoặc trên các máy hút bụi thật càng tốt. Có thể kết hợp với các xưởng trong, ngoài trường để tổ chức cho học viên tham quan khảo sát thêm. Mỗi nhóm thực hành không quá 4 học viên. + Nội dung bài học không cứng nhắc như trong giáo trình mà có thể linh động giảng dạy các nội dung khác có ý nghĩa tương đương sao cho đảm bảo mục tiêu của bài học + Rèn luyện kỹ năng cần thiết thật nhuần nhuyễn. + Đặc biệt chú ý chủng loại, sơ đồ máy hút bụi. + Căn cứ vào trọng tâm bài học, học viên thực hiện được một số quy trình công nghệ cụ thể, (phương pháp này rất tốt). Cách thức kiểm tra đánh giá của bài: + Sau mỗi buổi học, giáo viên cho học viên một số câu hỏi củng cố bài để học viên tự ôn luyện ở nhà. Hoặc cuối buổi học có thể áp dụng các câu hỏi trả lời nhanh hoặc bài tập tại chỗ. + Đánh giá qua sản phẩm thực hành của học viên trong từng buổi học. Giáo viên nhận xét, cho ý kiến và sửa sai tại chỗ cho học viên. + Kết thúc bài học sẽ có bài kiểm tra cuối bài. 96 BÀI 11: SỬA CHỮA MÁY ĐÁNH BÓNG SÀN NHÀ Mã bài: 27- 11 Giới thiệu: Máy đánh bóng sàn nhà được sử dụng động cơ vạn năng để làm sạch, đánh bóng sàn nhà và một số vật dụng hàng ngày v.v.. Ngày nay đời sống kinh tế xã hội càng phát triển, trong lao động sản xuất cần phải có phương tiện máy móc để tạo hiệu quả, năng xuất, chất lượng sản phẩm được cao, nhu cầu dùng máy đánh bóng sàn nhà là cần thiết. Người thợ, cũng như các học sinh, sinh viên trong trường nghề có kiến thức, có hiểu biết về máy đánh bóng sàn nhà sẽ rất thuận tiện trong việc sửa chữa, gia công lắp ráp các chi tiết máy đánh bóng sàn nhà, đáp ứng được công việc một cách kịp thời và hiệu quả cao. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy đánh bóng sàn nhà; - Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng thông thường đạt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Tuân thủ quy tắc an toàn khi sửa chữa máy đánh bóng sàn nhà; - Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy đánh bóng sàn nhà 1.1. Cấu tạo của máy đánh bóng sàn nhà 1.1.1. Cấu tạo phần điện Máy đánh bóng sàn nhà thông dụng ngày nay hay dùng loại máy mài cầm tay nhưng thay vì gá đá mài ta gá phớt đánh bóng tùy theo sàn nhà là loại vật liệu gì. Do vậy cấu tạo phần điện chung như máy mài cầm tay. - Stator có cấu tạo giống như một số stator của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy bào tay v.v - Rotor có cấu tạo giống như một số rotor của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy bào tay v.v - Chổi than có cấu tạo giống như một số chổi than của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy bào tay v.v - Hệ thống công tắc gồm công tắc nguồn, và dây dẫn nguồn có cấu tạo giống như một số loại động cơ vạn năng như máy mài tay, máy bào tay v.v đều là nút bấm ấn. 1.1.2. Cấu tạo phần cơ khí - Vỏ động cơ 97 - Hệ truyền động: Tương tự máy mài tay + Bộ phận chuyển hướng. + Vòng bi gá đỡ: gồm có vòng bi đỡ rotor, vòng bi gá bánh răng chuyển hướng. + Bộ phận gá phớt. - Ngoài ra có các bộ phận phụ gồm dụng cụ mở đầu ốc hãm, ốc định vị, ốc hãm. 1.2. Nguyên lý làm việc của máy đánh bóng sàn nhà 1.2.1. Phân tích nguyên lý Khi cấp nguồn vào máy, ấn nút khởi động; Rotor quay lực quay truyền qua hệ thống bánh răng chuyển hướng truyền động làm quay mâm gá, phớt quay theo, ta thấy chiều quay của phớt. Gió do cánh quạt bên trong thổi ra phía trước. 1.2.2. Vận hành thử Các bước vận hành thử: + Lắp phớt. + Cấp nguồn. + Chuẩn bị sàn cần đánh bóng. + Vệ sinh khu vực cần đánh bóng bằng máy hút bụi. + Dùng hóa chất đánh bóng đã pha đúng tỷ lệ, đúng chủng loại dùng cho sàn. + Ấn công tắc khởi động máy. + Quan sát phớt quay hoạt động và độ sạch của khu vực đánh bóng. + Dừng máy bằng cách không tác động vào công tắc khởi động. 2. Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng 2.1. Hư hỏng phần điện Phần điện gồm nhiều bộ phận hay hư hỏng + Dây dẫn nguồn, phích cắm bị hư hỏng nhiều do quá trình vận hành, di chuyển, cất giữ vào hộp. Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng đo thông mạch. + Công tắc khởi động thường bị hư hỏng do số lần thao tác nhiều, thời gian hoạt động của máy lâu dài, ngoài ra do ép máy làm việc quá tải. Khi dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch thấy độ tiếp xúc của tiếp điểm trong công tắc kém, hoặc không tiếp xúc, nên thay thế. 98 + Chổi than bị hỏng do làm việc lâu ngày, lực căng lò xo cân bằng lớn quá, hoặc do các lam đồng bị mòn xước nhiều; gặp trường hợp này nên thay chổi than. + Stator của máy hư hỏng do quá tải hoặc quá áp, hoặc lâu ngày bị ẩm hóa chất, ẩm nước, dễ bị chạm chập, gặp trường hợp này nên quấn lại. + Rotor bị hư hỏng: Khi vận hành máy không đủ tốc độ do rotor bị chạm chập, dùng rô nha kiểm tra, nên quấn lại. Trước khi quấn lại cần vẽ lại sơ đồ, ghi lại thông số dây quấn. 2.2. Hư hỏng phần cơ khí + Tay cầm, nắp vỏ máy mài tỷ lệ hư hỏng ít. Nếu gặp trường hợp này nên thay thế. + Vòng bi là bộ phận cơ khí hay hư hỏng: Do máy làm việc nhiều, bảo dưỡng ít, việc tra dầu mỡ không đúng v.v.. Vòng bi hư hỏng thường có hiện tượng máy kêu khác thường, khi kiểm tra vòng bi có độ dơ dọc, dơ ngang nhiều, nên thay thế vòng bi mới. + Bộ phận bánh răng chuyển hướng thường mòn, do làm việc lâu năm, cũng nên thay thế. + Ngoài ra người sử dụng máy nên có kiến thức vật liệu, hiểu biết về hóa chất biết cách tránh các hóa chất tác dụng trực tiếp bằng cách có gang tay, khẩu trang; và phải có bảo hộ lao động như kính bảo hộ. 3. Tháo lắp, bảo dưỡng máy đánh bóng sàn nhà 3.1. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần điện thành thạo đạt kết quả tốt. - Các bước tháo khi bảo dưỡng: Sau khi tháo phần vỏ ta tiến hành + Tháo chổi than; Lau sạch bụi bẩn trên các lam đồng, dùng chổi lông nhựa vệ sinh các khe giữa hai lam đồng, dùng máy xì gió thổi sạch các bụi than, bụi đồng v.v.. ra khỏi các khe giữa hai lam đồng. + Tháo rotor và stator. + Bảo dưỡng: Vệ sinh, dùng mêgôm kế đo độ cách điện, sấy tẩm rotor và stator. 99 3.2. Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí - Mục đích, yêu cầu: Tháo, lắp và bảo dưỡng phần cơ khí thành thạo đạt kết quả tốt - Các bước tháo khi bảo dưỡng + Tháo vỏ và nắp bảo vệ + Tháo bộ phận bánh răng chuyển hướng + Tháo vòng bi + Tháo đầu ốc hãm, ốc định vị + Bảo dưỡng: Vệ sinh, lau chùi sạch sẽ tra dầu mỡ đúng quy cách. 4. Sửa chữa các hư hỏng của máy đánh bóng sàn nhà 4.1. Phần điện + Sửa chữa chổi than: Chổi than làm việc lâu ngày dễ bị mòn vẹt, bị vỡ, lực ép tác dụng lên lam đồng không còn tốt, ta kiểm tra và thay chổi than mới. + Sửa chữa vành chỉnh lưu: Vành chỉnh lưu hay hư hỏng do máy làm việc lâu năm, hoặc do bụi bẩn, hay do chổi than gây nên. Khi vành chỉnh lưu hỏng, các lam đồng xước, mòn, lõm, bề mặt không có độ nhẵn bóng nên cần thay thế. Khi thay dùng cảo 3 chấu cảo vành chỉnh lưu. Chú ý: Lấy dấu trước khi tháo lắp vành chỉnh lưu và chọn đúng chủng loại vành chỉnh lưu. + Quấn rotor, stato: Kiểm tra rotor, stator nếu không thông mạch, độ cách điện kém, cần quấn lại; trước khi quấn lại nên lấy thông số dây quấn và vẽ sơ đồ. + Thay công tắc khởi động: Các tiếp điểm trong công tắc thường hay hỏng do bụi bẩn, cong vênh và bị rỗ mặt; dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra độ tiếp xúc cũng như thông mạch, kết quả đo được trị số điện trở () lớn, ta mở phần nắp nhựa, tiến hành đánh giá và ra quyết định sữa chữa. 4.2. Phần cơ khí + Thay thế vòng bi: Dùng cảo tháo vòng bi, kiểm tra độ dơ ngang, dơ dọc. Chú ý: Khi thay vòng bi nên dùng vam ép sơ mi vòng bi, hoặc dùng ống tuýp sắt đóng vào sơ mi (Rãnh lăn trong) tuyệt đối không tác động vào bi, hoặc áo bi (Rãnh lăn ngoài) + Thay thế bánh răng chuyển hướng : bánh răng truyền động hay bị mòn, bị vỡ khi thay nên dùng cảo để tháo lắp. 100 + Thay thế ốc hãm đầu: Ốc hãm đầu mâm gá thường bị hỏng do quá trình lắp phớt dùng lực siết quá mạnh nên các bước ren bị hỏng. Khi thay nên thay đúng loại. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HÀNH Vật liệu: - Dây dẫn điện đơn 2x2.5 - Cáp động lực 3 lõi, 4 lõi - Đầu cốt các loại - Vòng số thứ tự - Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà) - Dây nhựa buộc gút Dụng cụ và trang thiết bị: - Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha - Nguồn điện DC điều chỉnh được - Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay, gồm: + Mỏ hàn điện + Dao, kéo, búa nguội 250gr + Kìm điện các loại: Kìm B, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt + Bộ clê các cỡ + Bộ ta rô ren các cỡ từ 2mm đến 6mm + Bộ Khoan điện cầm tay (gồm cả mũi khoan các cỡ từ 2mm đến 6mm) + Máy mài + Máy quấn dây + Êtô + Tuốc nơ vít các loại từ 2mm đến 6mm + Đồng hồ VOM, M, Vol kế, Ampe kế + Giá thực tập, tủ điện thực tập - Mô hình các mạch máy sản xuất gồm: + Mô đun các khí cụ điện, gồm: Mô đun công tắc tơ, rơ le nhiệt, rơ le điện áp, rơ le trung gian, rơ le tốc độ; Mô đun nút bấm kép + Mô đun cấp thiết bị nguồn 3 pha, nguồn 1 pha + Mô đun đèn tín hiệu + Mô đun đo lường Học liệu: + Hướng dẫn thực hành trang bị điện 1 + Phiếu thực hành, bài hướng dẫn thực hành + Vũ Quang Hồi - Trang bị điện – điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - NXB Giáo dục 1996. + Dịch giả Bùi Đình Tiếu - Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện - NXB khoa học Kỹ thuật 1979. + Nguyễn Đức Lợi - Giáo trình chuyên nghành điện tập 1,2,3,4 - NXB Thống kê 2001. 101 Nguồn lực khác: + PC + Phần mềm chuyên dùng + Projector + Over head + Máy chiếu vật thể ba chiều Công việc chuẩn bị thực hành: - Xưởng thực hành có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ nghề cần thiết. - Các loại phương tiện giảng dạy phù hợp cho xưởng thực hành. - Các phim miếng trong phù hợp với nội dung bài giảng. - Các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp. - Một số bài tập mẫu có bài giảng hướng dẫn chi tiết. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hướng dẫn ban đầu có thao tác mẫu: * Lắp đặt, kiểm tra, vận hành và sửa chữa + Nhận dạng các loại khí cụ điện phổ thông. + Trình diễn mẫu, giải thích kết cấu mô hình, đặc điểm, cách sử dụng, nguyên lý hoạt động Máy đánh bóng sàn nhà. * Tổ chức thực hành: + Tổ chức hoạt động nhóm (tùy nội dung mỗi nhóm từ 2 đến 4 học viên): quan sát theo dõi quá trình làm việc của học viên. + Nêu vấn đề gợi ý dẫn hướng các yêu cầu của bài thực hành, bài tập. + Rèn luyện uốn nắn thao tác chuẩn xác cho học viên. + Tạo các hư hỏng giả định (đánh ban), hướng dẫn, gợi ý cho học viên cách khắc phục. + Giải đáp thắc mắc của học viên, chỉ định học viên thao tác hoặc lắp mạch thực hành. + Tổ chức quản lý xuyên suốt, đảm bảo giờ học an toàn, hiệu quả. Gợi ý thảo luận nhóm và kết hợp đàm thoại về: + Phương pháp tối ưu để lắp, dò tìm và sửa chữa hư hỏng đạt hiệu quả, năng xuất cao nhất. + Nên sử dụng phim trong hoặc các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành và sự đối chiếu so sánh. + Hướng dẫn học viên nguyên tắc lắp đạt hiệu quả nhất. + Trong quá trình hướng dẫn nên khai thác nhiều vào phương pháp chất vấn học viên để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo. + Phương pháp nhận dạng động cơ điện vạn năng, xác định đầu dây ở stator, rotor. + Nguyên tắc vận hành động cơ điện của Máy đánh bóng sàn nhà. + Phương pháp nhận dạng các loại Máy đánh bóng sàn nhà qua kết cấu ngoài, qua khảo sát sơ đồ. Lưu ý chung: + Tùy tình hình cơ sở vật chất mà bố trí các nhóm thực hành, phân bổ tổ nhóm phù hợp có thể trên các mô hình mô phỏng hoặc trên các Máy đánh bóng sàn 102 nhà thật càng tốt. Có thể kết hợp với các xưởng trong, ngoài trường để tổ chức cho học viên tham quan khảo sát thêm. Mỗi nhóm thực hành không quá 4 học viên. + Nội dung bài học không cứng nhắc như trong giáo trình mà có thể linh động giảng dạy các nội dung khác có ý nghĩa tương đương sao cho đảm bảo mục tiêu của bài học + Rèn luyện kỹ năng cần thiết thật nhuần nhuyễn. + Đặc biệt chú ý chủng loại, sơ đồ Máy đánh bóng sàn nhà. + Căn cứ vào trọng tâm bài học, học viên thực hiện được một số quy trình công nghệ cụ thể, (phương pháp này rất tốt). Cách thức kiểm tra đánh giá của bài: + Sau mỗi buổi học, giáo viên cho học viên một số câu hỏi củng cố bài để học viên tự ôn luyện ở nhà. Hoặc cuối buổi học có thể áp dụng các câu hỏi trả lời nhanh hoặc bài tập tại chỗ. + Đánh giá qua sản phẩm thực hành của học viên trong từng buổi học. Giáo viên nhận xét, cho ý kiến và sửa sai tại chỗ cho học viên. + Kết thúc bài học sẽ có bài kiểm tra cuối bài. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Vật liệu: Dầu, mỡ bôi trơn; Giấy ráp; Dây điện từ các cỡ; Bìa, giấy cách điện và các vật liệu dẫn điện, cách điện khác liên quan sửa chữa bảo dưỡng, sửa chữa các loại động cơ điện vạn năng. - Dụng cụ và trang thiết bị: Các loại động cơ điên vạn năng; Các loạị thiết bị điện dân dụng có sử dụng động cơ điện vạn năng; Dụng cụ cầm tay của nghề điện dân dụng; Bàn quấn dây, dụng cụ bổ trợ quấn dây máy điện; Lò sấy; Máy khoan, máy mài; Máy chiếu - Nguồn lực khác: Xưởng trường, các tài liệu kỹ thuật liên quan thiết bị. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ: Nội dung đánh giá: 103 - Kiến thức: + Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ xoay điện vạn năng + Đặc điểm cấu tạo các loạị thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện vạn năng - Kỹ năng: Thay thế sửa chữa các bộ phận hư hỏng của động cơ điện vạn năng và các loại thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện vạn năng. - Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Kiên trì, cẩn thận và nghiêm túc trong công việc luôn luôn tuân thủ các biện pháp an toàn + Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ dụng cụ thiết bị, tiết kiệm vật tư Phương pháp đánh giá: Trắc nghiệm khách quan Dựa vào sản phẩm của học viên, đánh giá theo các tiêu chí: + Hoạt động của mạch theo yêu cầu kỹ thuật + Thời gian thực hiện + Thẩm mỹ + Thái độ thực hiện và bảo quản dụng cụ, thiết bị HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề điện dân dụng. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học. Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giáo viên nên sử dụng máy chiếu projector, Laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và sinh động nội dung bài học. - Đối với các giờ thực hành, giáo viên cần chuẩn bị điều kiện thực hiện bài tập thực hành đầy đủ cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ xoay điện vạn năng 104 - Đặc điểm cấu tạo các loạị thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện vạn năng - Thay thế sửa chữa các bộ phận hư hỏng của động cơ điện vạn năng và các loại thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện vạn năng 4. Tài liệu cần tham khảo: - Vân Anh (dịch) – Sửa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy điện gia dụng – NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1996 - A.V. Ivanov Smolenski: Dịch Vũ Gia Hanh, Phan Tử Thụ – Máy điện (Tập 3) – NXB Khoa học và kỹ thuật - 1992 5. Ghi chú và giải thích: Phổ biến nội quy xưởng cho người học trước khi tiến hành thực hành. Trước khi kết thúc buổi thực hành, phải để dành thời gian phù hợp để người học làm vệ sinh công nghiệp và bảo quản dụng cụ, thiết bị. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]- Trần Duy Phụng, Giáo trình Động cơ điện vạn năng, NXB Giáo dục, năm 2000; [2]- Nguyễn Hữu Phúc, Kỹ thuật điện 2, ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, năm 2003; [3]- Vân Anh (dịch), Sửa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy điện gia dụng, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, năm 1996; [4]- A.V. Ivanov Smolenski - Dịch Vũ Gia Hanh, Phan Tử Thụ, Máy điện (Tập 3), NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 1992.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_van_hanh_va_sua_chua_dong_co_dien_van_nang_trinh.pdf