Giáo trình Thực hành máy điện

Chọn nhiệt độ, thời gian để sấy - Phương pháp tẩm sấy bằng tia hồng ngoại Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng và bề mặt của vật được sấy. Như thế chất cách điện được làm khô dần từ lớp bên trong ra phía bên ngoài. Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim khi được cho thắp sáng đỏ. Vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp 20-30% điện áp định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy. Thông thường cứ 1m3 cần 2-3Kw. - Phương pháp tẩm sấy bằng dòng điện Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn và dùng dây quấn tỏa nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng 15-20% điện áp định mức của bộ dây quấn, các cuộn pha được mắc nối tiếp với nhau thành tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị 1 rơ le bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức. Thời gian sấy ít nhất 10 giờ. Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng me gôm kế (500V). Ở nhiệt độ còn nóng 95-100°C điện trở cách điện của Stato ít nhất phải lớn hơn 1Mê ga ôm. - Phương pháp tẩm sấy bằng điện trở nhiệt Phương pháp này là dùng điện trở sấy phát sinh nhiệt. Dùng nhiệt phát sinh đó đưa qua bộ dây động cơ. Các cơ sở sửa chữa nhỏ lẻ thường dùng bóng đèn Halogen công suất lớn (150-250W) thắp trong lòng stato để sinh nhiệt.

pdf97 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thực hành máy điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu kiểu hình sao (Y) cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện (380V). Hình 4.5: Đấu hình Y cho động cơ Lưu ý: Trên động cơ ghi 127V/220V thì chỉ đấu sao và sử dụng với điện áp 220V 3 pha. Trên động cơ ghi 380V/660V thì chỉ đấu tam giác để sử dụng điện áp 220V/380V 3 pha. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 40 Motor điện công suất từ 0,18 – 3,7kW với lưới điện 220/380V, 50hz sẽ được đấu tam giác. Motor điện công suất trên 3,7kW với lưới điện 380/660V, 50hz sẽ được đấu sao. Cách đấu dây cho motor điện 3 pha khá là đơn giản nhưng nếu trong quá trình thực hiện mà các bạn gặp phải khó khăn thì hãy liên hệ với công ty DICO để được đội ngũ thợ điện nước chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ tạo ra hệ thống động cơ điện 3 pha hoạt động an toàn và hiệu quả. 6.2. Đấu dây hình tam giác. Giả sử, chúng ta có động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại của ta là 110V/220V 3 pha. Trong trường hợp này động cơ điện sẽ được đấu kiểu tam giác cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (220V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện (220V). Trong trường hợp này động cơ điện sẽ được đấu kiểu hình sao (Δ) Hình 4.6: Đấu hình Δ cho động cơ Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 41 BÀI 5: CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ QUẤN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA - BA PHA Mục tiêu  Tháo được bộ dây cũ, chỉnh rãnh, lót giấy cách điện rãnh, làm khuôn. 1. Tháo bộ dây động cơ, làm vệ sinh rãnh 1.1. đánh dấu, tháo nắp và rotor động cơ Khi xác định động cơ cần tháo ta tiến hành đánh dấu lại trên động cơ dùng bút long để đánh dấu: - Đánh dấu vỏ để khi ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó - Đánh dấu trục để khi ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó - Đánh dấu vị trí ốc vít để khi ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó Hình 5.1: Rotor và stator của động cơ Phưong pháp tháo, lắp động cơ điện được thực hiện theo trình tự sau: - Quan sát tìm vị trí bulong, ốc vít, liên kết các phần trong máy điện. - Quan sát, lựa chọn phương tiện kĩ thuật sao cho phù hợp để tháo động cơ (cây vặn vít, khóa, tube ống,.. kích cở phù hợp). - Tháo động cơ phải thực hiện trình tự sau: (tháo từ ngoài vào trong) - Chuẩn bị sẳn sàng các dụng cụ cần thiết và thùng để đựng các bộ phận tháo. - Đánh dấu trên nắp máy và thân máy bằng đục sắt (đập nhẹ) để thuận tiện cho việc lắp ráp sau này. - Tháo nắp bảo vệ quạt gió. - Tháo các ốc bắt nắp động cơ. - Dùng hai cây vặn vít lớn đồng thời bẩy nắp máy ra khỏi thân stato. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 42 - Nếu một bên nắp máy đã được tháo ra khỏi stato, thì có thể đập nhẹ hoặc ấn vào trục (bằng búa nhựa) để lấy phần nắp máy còn lại ra khỏi stato. - Lấy phần quay (trục, rôto) cùng với nắp máy còn lại ra khỏi stato. - Lấy các phần được tháo đựng vào thùng. Sau khi tháo xong động cơ, quan sát ta thấy động cơ gồm có các phần cơ bản sau: - Rãnh stato. - Dây quấn stato. - Vỏ động cơ. - Nắp động cơ. - Rôto lồng sóc. - Bạc đạn. - Trục rôto động cơ. Hình 5.2: Các chi tiết của động cơ Lưu ý: Trước khi tháo phải làm dấu vị trí lắp ráp giữa nắp máy và thân máy. Trong khi tháo phải làm dấu vị trí các bulong, chốt chặn, các miếng đệm, để khi ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó. Các bulong, đai ốc, ốc vít, bị khô rỉ phải được bơm dầu chống rỉ và để vài phút trước khi tháo, nếu vội vàng sẽ gây hư hỏng các bulong, công việc sẽ trở nên phức tạp. Không được dùng đục sắt, búa sắt đập trực tiếp lên động cơ vì như thế sẽ làm vỏ máy bị nứt, bể hay biến dạng mag phải dùng búa nhựa hoặc thông qua đệm gỗ. 1.2. tháo bộ dây cũ, ghi lại số liệu Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 43 Đầu tiên, bạn cần phải tiến hành nhận biết lại nhãn hiệu gắn trên động cơ, đặc biệt, là những số liệu: hộp nối dây nối hình sao hay hình tam giác, điện áp sử dụng, tốc độ quay định mức là bao nhiêu. Khi đó thì bạn sẽ biết được số cực 2p của dây quấn stato (với f = 50 Hz). Cụ thể như sau: Nếu n1 ~ 3000 vòng/phút thì giá trị 2p = 2 Nếu n1 ~ 1500 vòng/phút thì giá trị 2p = 4 Nếu n1 ~ 1000 vòng/phút thì giá trị 2p = 6 Nếu n1 ~ 750 vòng/phút thì giá trị 2p = 8 Nếu n1 ~ 600 vòng/phút thì giá trị 2p = 10, Tiếp theo, khác với máy phun sương, bạn sẽ đếm tổng số rãnh z1 của stato. Trên thực tế, thông thường số rãnh z của động cơ 3 pha là: 18, 24, 27, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 72. Bạn phải xác định rõ được loại dây quấn bọc sợi hay dây men, cỡ dây là bao nhiêu? Có phải là kiểu đấu song song không? Bước quấn y tức là quãng hạ dây bin gồm mấy rãnh. Những bin hoặc tổ đấu dây nối với nhau cách mấy rãnh gọi là bước đấu dây yd. Các đầu dây vào (A – B – C hoặc U – V – W) và các đầu dây ra (X – Y – Z). Tiến hành tháo dây quấn trên Stator củ ra Hình 5.3: Dây quấn củ trên Stator 1.3. chỉnh các lá thép rãnh, làm vệ sinh rãnh Sau khi tháo xong các bối dây củ trên động cơ cần phải: - Chỉnh sửa những phe từ bị lệch, hay bị móp - Dùng cọ hay khăn làm vệ sinh các rãnh của động cơ sạch sẽ, và làm vệ sinh động cơ - Làm vệ sinh cho phần rotor 2. lót rãnh, đo kích thước khuôn và gia công khuôn 2.1. Cắt giấy lót cách điện rãnh Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 44 2.2. Gia công khuôn quấn dây Sử dụng bìa cứng ( bìa cách điện nên dùng loại polyetylen ) sạch và khô rồi tạo theo các hình dưới đây: Nòng được làm theo các đường chấm chấm rồi được cuộn lại thành 2 lớp. Lớp phía trong có tai để dán các vành hai đầu. Lớp phía bên ngoài chỉ để cứng lõi và tăng chiều dày, cách điện. Các vành 2 đầu được dán kẹp hai bên các tai. Bạn nhớ dán thêm 4 miếng vuông nhỏ Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 45 để lấp đầy 4 góc. Sau khi dán xong, bạn nhớ phơi cho thật khô. Nếu có sơn cách điện, thì phủ lên 1 lớp cho tăng cường cách điện, và cứng lõi giấy. Lõi gỗ để giữ cuộn dây được đẽo bằng gỗ thông hoặc gỗ nào mềm. Bạn nhớ đẽo cho thật vuông cạnh, và kích thước chính xác. Sau đó khoan một lỗ ở giữa tâm để sau này xuyên trục quay vào. Nếu bạn không có khoan thì có thể dùng cây sắt nung trong bếp cho nóng đỏ và dùi nhiều lần. Khuôn giấy và lõi gỗ nếu làm chính xác, thì sẽ lắp vừa khít với nhau. Lõi sắt cho vào khuôn giấy cũng phải hơi nhẹ nhàng, nghĩa là hơi lỏng hơn một chú Khi dùng giấy cách điện làm khuôn máy biến áp, ta phải chọn giấy ccahs điện có độ dày khoảng 1mm (nếu khuôn 1 lớp) hoặc 0,5mm (khi thực hiện khuôn có 2 lớp). Giấy cách điện làm khuôn phải cứng, có đồ bền cơ học. - Bước 1: Lấy kích thước của lõi thép và kẻ trên bìa làm khuôn MBA như hình 3.1 Hình 5.4. Chế tạo khuôn quấn theo kích thước lõi sắt - Bước 2: Cắt bỏ phần thừa của giấy làm khuôn Hình 5.5. Giấy cách điện dùng làm khuôn sau khi cắt các phần không cần thiết - Bước 3: Quấn giấy làm khuôn vào lõi gỗ như hình Hình 5.6. Phương pháp gấp giấy cách điện quanh lõi gỗ Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 46 - Bước 4: Cắt 1 tấm bìa cách điện để làm gia cố khuôn như hình 3.4. 17 Hình 5.7. Phương pháp lồng tấm cách điện che cạnh dây quấn - Bước 5: Gắn keo chắc chắn cho khuôn quấn dây Hình 5.8. Khuôn quấn dây làm bằng giấy cách điện hoàn chỉnh - Bước 6: Gia công má ốp Gia công má ốp dùng để cố định cho khuôn được ổn định và chắc chắn trong quá trình quấn dây vào máy biến áp. Gia công má ốp chia làm 4 bước: - Cắt má khuôn - Đo và kẻ các kích thước a, b, c như hình vẽ 1. - Nối và cắt hai đường chéo - Đục lỗ bắt dây Hình 5.9: Má ốp khuôn Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 47 BÀI 6: QUẤN BỘ DÂY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA KIỂU ĐỒNG KHUÔN TẬP TRUNG Mục tiêu - Quấn và lồng bộ dây động cơ ba pha kiểu đồng khuôn tập trung. 1. Quấn và lồng dây 1.1. Quấn các bộ dây  Khảo sát động cơ. Bảng thông số động cơ. Xác định tổng số rãnh stator ( Z ). Xác định số đôi cực từ 2p. Xác định kiểu quấn cho động cơ.  Tính toán: Số cực từ : )( 2 rãnh p Z  Xác định một pha dưới một bước cực từ: m q   ( rãnh/ 1 pha/ 1 bước cực từ) Trong đó: m là số pha. Độ lệch pha giữa hai rãnh kề nhau:   0 0 180 (0điện) Bước bối dây: Dạng đồng khuôn xếp đơn y ( rãnh ) Dạng đồng khuôn phân tán, xếp kép.         .8,0 1 3 2 y y Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 48 Hình 6.1 Sơ đồ trải kiểu đồng khuôn tập trung Đưa dây đo vào khuôn quấn và quấn bối Hình 6.2. Kiểu dáng khuôn vạn năng Dựa trên sơ đồ trải để quấn bối dây, xem trong một nhóm bối có bao nhiêu bối dây. Sau khi quấn nhóm bối xong cần dùng dây cột hai cạnh của một lại, tránh trường hợp bị rối dây. 1.2. Lồng các bộ dây động cơ theo sơ đồ Lồng dây vào rãnh Lưu ý: trước khi lồng bối dây vào rãnh thì phải dùng tay se dây tạo thành một mặt phẳng trước khi đưa dây vào rãnh stator. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 49 Hình 6.3: Cách vô dây vào rãnh Lồng dây từng cạnh của từng bối một, cạnh còn lại dùng giấy để lót tránh trường hợp bị trầy xước dây, như hình a, hình b. Dùng dao tre để lồng dây vào, khi dùng dao tre cần phải chú ý kéo từ đầu A của stator sang tơi đầu B, không đẩy dao ngược lại chiều ban đầu, như hình c. Sau khi lồng dây hết vào rãnh, dùng nêm hoặc giấy cách điện đậy nắp, đẩy tịnh tiến như hình d Hình 6.4: Cách vô dây vào rãnh Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 50 Sau khi lồng dây xong, dùng tay nắn bối dây. Chú ý tới dây kết nối giữa hai bối dây. Hình 6.5: Cách vô dây vào rãnh Làm tương tự khi lồng hết dây vào trãnh. Xong một nhóm bối xem lại sơ đồ trải và lồng tiếp theo các nhóm bối còn lại. Hình 6.6: Vô các bối dây đã xong Dựa vào sơ đồ trải để đấu nối bộ dây quấn. đấu phải theo một chiều như hình. Hình 6.7: Đánh dấu dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 51 Kiểm tra bộ dây quấn, đưa đầu dây ra hộp nối, đai dây, dùng búa cao su và tay uốn bộ dây quấn sao cho không chạm vào vỏ và rotor khi hoạt động. Kiểm tra an toàn chạm pha, chạm vỏ của bộ dây quấn. 2. Đấu dây, kiểm tra, đai dây 2.1. Đấu dây, hàn các đầu dây và đai dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 52 2.2. Kiểm tra sơ bộ thông mạch, cách pha, chạm vỏ 3. Lắp ráp, kiểm tra, vận hành 3.1. Lắp ráp, kiểm tra, vận hành, đo dòng điện 3.3. Nhận xét Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 53 Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 54 BÀI 7: QUẤN BỘ DÂY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA KIỂU ĐỒNG TÂM TẬP TRUNG Mục tiêu - Quấn và lồng bộ dây động cơ ba pha kiểu đồng tâm tập trung. 1. Quấn và lồng dây 1.1. Quấn các bộ dây - Bản vẻ sơ đồ trải bộ dây quấn động cơ ba pha dạng động tâm - Mô hình sơ đồ trải bộ dây quấn động cơ ba pha dạng động tâm - Công thức lý thuyết: Nhắc lại một số bước tính toán cơ bản để vẽ sơ đồ trải bộ dây dây quấn động cơ ba pha dạng đồng tâm - Cho động cơ với các thông số: Z = 24 rãnh, 2p = 4 - Số cực từ : )( 2 rãnh p Z  - Xác định một pha dưới một bước cực từ: - m q   ( rãnh/ 1 pha/ 1 bước cực từ) - Trong đó: m là số pha. - Độ lệch pha giữa hai rãnh kề nhau: -   0 0 180 (0điện) - Bước bối dây: - Dạng đồng khuôn xếp đơn - y ( rãnh ) - Dạng đồng khuôn phân tán, xếp kép. 1.21  qy ( rãnh ) 212  yy ( rãnh ) . . 21  nn yy ( rãnh ) Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 55 Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 56 1.2. Lồng các bộ dây động cơ theo sơ đồ Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 57 2. Đấu dây, kiểm tra, đai dây 2.1. Đấu dây, hàn các đầu dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 58 Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 59 2.2. Kiểm tra sơ bộ thông mạch, cách pha, chạm vỏ , bo dây và đai dây 3. Lắp ráp, kiểm tra, vận hành 3.1. Vận hành, đo dòng điện 3.2. Nhận xét Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 60 BÀI 8: QUẤN BỘ DÂY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA HAI LỚP (XẾP KÉP) Mục tiêu - Quấn và lồng bộ dây động cơ ba pha hai lớp (xếp kép). 1. Quấn và lồng dây 1.1. Quấn các bộ dây - Bản vẻ sơ đồ trải bộ dây quấn động cơ ba pha dạng động khuôn - Mô hình sơ đồ trải bộ dây quấn động cơ ba pha dạng động khuôn - Công thức lý thuyết: Nhắc lại một số bước tính toán cơ bản để vẽ sơ đồ trải bộ dây dây quấn động cơ ba pha dạng đồng khuôn.  Khảo sát động cơ. Bảng thông số động cơ. Xác định tổng số rãnh stator ( Z ). Xác định số đôi cực từ 2p. Xác định kiểu quấn cho động cơ.  Tính toán: Số cực từ : )( 2 rãnh p Z  Xác định một pha dưới một bước cực từ: m q   ( rãnh/ 1 pha/ 1 bước cực từ) Trong đó: m là số pha. Độ lệch pha giữa hai rãnh kề nhau:   0 0 180 (0điện) Bước bối dây: Dạng đồng khuôn xếp đơn y ( rãnh ) Dạng đồng khuôn phân tán, xếp kép.         .8,0 1 3 2 y y 1.2. Lồng các bộ dây động cơ theo sơ đồ Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 61 Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 62 Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 63 Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 64 2. Đấu dây, kiểm tra, đai dây 2.1. Đấu dây, hàn các đầu dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 65 2.2. Kiểm tra sơ bộ thông mạch, cách pha, chạm vỏ ,Bo dây, đai dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 66 3. Lắp ráp, kiểm tra, vận hành 3.1. Vận hành, đo dòng điện 3.2. Nhận xét Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 67 BÀI 9: XÁC ĐỊNH CÁC ĐẦU DÂY VÀ ĐẤU VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ MỘT PHA - ĐẤU ĐỘNG CƠ BA PHA VẬN HÀNH TRONG MẠNG MỘT PHA Mục tiêu  Xác định được các đầu dây và đấu vận hành động cơ một pha  Tính toán, chọn sơ đồ và đấu vận hành được động cơ ba pha trong mạng một pha. 1. Xác định các đầu dây và đấu vận hành động cơ một pha 1.1. Xác định các đầu dây  Cách 1: Cách đấu dây motor 1 pha bằng dùng VOM dò từng cặp dây, dây đề Dùng VOM mức ohm dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điên trở nhỏ hơn hoặc có hiện tượng nạp xả bởi tụ, và các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì cặp đó là dây đề. Đối với động cơ 1 pha có 4 dây ra, sau khi xác định 2 dây là cuộn đề, 2 dây còn lại là cuộn chạy. Ta tiến hành đấu dây cho động cơ hoạt động như sau: lấy 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy đấu chung lại cho ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm (trái bung) rồi đấu tiếp vào đầu dây cuộn chạy còn lại ra thêm một dây nguồn nữa. Sau khi động cơ ra được 2 dây nguồn thì đấu nguồn điện xoay chiều 220 V vào cho động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại là đã đổi chiều động cơ. Đối với động cơ 1 pha có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, thì cứ đấu dây động cơ theo cách đấu vận hành với nguồn điện 220 V Đóng điện cấp nguồn cho động cơ khởi động nếu: - Động cơ khởi động bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã đấu đúng với theo thứ tự 1_2 đấu với 3_4. Đầu 2 đấu với đầu 3. Đầu 1 và đầu 4 ra nguồn. - Nếu động cơ không khởi động được thì đấu nối tiếp 2 cuộn chay sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 lại là được. Cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí. Sau khi xác định xong đánh dấu đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạylàm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu như đấu động cơ có 4 đầu dây.  Cách 2: Cách đấu dây động cơ 1 pha bằng dùng cảm ứng điện từ để xác định cực tím Ngoài phương pháp trên ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để xác định cực tính. Mắc từng cặp dây chưa xác định vào VOM mức mA kế. Quay trục và quan sát nếu: - Cặp dây nào có cường độ khác cặp kia thì đó chính là cặp dây của pha đề. 2 cặp còn lại là của pha chạy. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 68 - Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi xác định được 2 đầu cuộn đề thì còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều 2 cặp dây bằng cách .Đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi xoay trục kim mA kế chỉ cường độ lớn nhất, thì chứng tỏ 2 cặp dây này đã đấu đúng chiều là 1_2 nối 3_4. Sau đó đánh dấu đầu 1 và 4 làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 đấu chung lại. Tiến hành đấu cho động cơ hoạt động như cách 1. 1.2. Đấu dây, kiểm tra  Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 3 dây ra Các xác định các đầu dây của động cơ điện 1 pha và máy nén có 3 dây ra(1 tốc độ) Động cơ quạt và máy nén 1 tốc độ dùng trong máy lạnh gồm 2 cuộn dây như hình với 3 dây ra được quy định là R – S - C: R: dây chạy; S: dây đề (khởi động); C: dây chung Hình 9.1: Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 3 dây ra Cách bước xác định dây, Cách đấu dây motor điện 1 pha: Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo 3 cặp điện trở của 3 đầu dây Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất là 2 dây R,S => dây còn lại là dây C Bước 3: So sánh điện trở của dây C với 2 dây còn lại, dây nào có điện trở nhỏ là R, dây có điện trở lớn là S  Cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra Có nhiều bạn thường khó khăn trong trường hợp mà một khách hàng đã liên hệ với chúng tôi là Động cơ 1 pha dùng tụ có 4 đầu ra: 2 dây Đen, 1 dây Xanh,1 dây Nâu. Khi lấy đồng hồ đo đầu 4 dây thì 4 dây này đều thông mạch với nhau. thế nên đã không xác định được cuộn khởi động để đấu tụ thế nào cả, chúng tôi xin có chia sẻ cho các bạn cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra như sau: Có 2 cách để xác định đâu là cuộn LV, đâu là cuộn KD: Bằng mắt thường và bằng đồng hồ vạn năng. Bằng mắt thường Bạn tháo Roto ra khỏi Stato,tại Stato: Cuộn LV nằm BÊN TRONG và có CỠ DÂY lớn hơn cuộn KD,nhìn vào các đầu nối ta sẽ biết đâu là cuộn LV,đâu là cuộn KD Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 69  Cách đấu dây: Nối 2 đầu bất kỳ của LV và KD với nhau và nối ra 1 dây nguồn, Dây còn lại của LV nối với dây nguồn còn lại và 1 má tụ, Dây còn lại của KD nối vói má tụ còn lại là xong. Nếu quay ngược thì gữ nguyên 1 cuộn, đảo đầu cho cuối cuộn còn lại là ok. Bằng Đồng hồ Vì cuộn LV có tiết diện lớn hơn cuộn KD,mà số vòng cuộn KD lại = hoặc lớn hơn cuộn LV nên ta đo thông mạch: - Cuộn nào có Điện trở nhỏ hơn thì đó là cuộn LV=>cuộn còn lại là cuộn KD. Màu dây mỗi hãng sx có quy định riêng,mỗi người thợ lại đánh dấu 1 kiểu nên dựa vào màu dây để xác định các cuộn k khả quan lắm.  Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 5 dây ra Cách đấu dây động cơ điện 1 pha, xác định các đầu dây Động cơ quạt 3 tốc độ thường là động cơ dàn lạnh của máy lạnh, gồm 4 cuộn dây như hình với 5 dây ra được quy định là R-S-Hi-Me-Lo. R: dây chạy S: dây đề (khởi động) Hi: dây tốc độ cao Me: dây tốc độ trung bình Lo: dây tốc độ thấp Hình 9.2: Sơ đồ đấu dây động cơ 1pha có 5 dây Các bước xác định dây: Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Cặp dây nào có điện trở lớn nhất là 2 dây R,S => 3 dây còn lại là dây Hi, Me, Lo Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 70 Bước 2: Chập 3 đầu dây Hi, Me, Lo lại với nhau và đo điện trở giữa điểm chập này với 2 dây R, S. Dây nào có điện trở lớn là R, dây có điện trở nhỏ là S. Bước 3: Tháo 3 đầu dây Hi,Me,Lo rời ra và đo điện trở từng dây với R. Dây nào có điện trở nhỏ nhất là Hi, lớn nhất là Lo, trung bình là Me. hoặc : Tháo 3 đầu dây Hi, Me, Lo rời ra và đo điện trở từng dây với S. Dây nào có điện trở nhỏ nhất là Lo, lớn nhất là Hi, trung bình là Me.  Kiểm tra tụ điện, Cách đấu dây động cơ điện 1 pha Tụ điện động cơ không đồng bộ có hai loại: tụ thường trực và tụ khởi động. Cả hai loại đều có thể dùng cách thử sau: Dùng ômmét đặt ở thang đo Rx100, đặt hai đầu que đo vào hai cực của tụ điện, quan sát kim đồng hồ. Nếu kim đồng hồ lên đến một vị trị nào đó rồi từ từ trở về vị trí vô cùng thì tụ còn tốt. Nếu kim lên đế vị trí nào đó rồi từ từ trở về nhưng còn cách vô cùng một khoảng, tụ bị rò rỉ. Kim lên đến vị trí 0 ohm, tụ bị nối tắt, còn nếu kim không lên thì tụ bị đứt hoặc bị khô. Chú ý: Khi thử tụ không được chạm hai tay vào hai que đo vì như thế kim sẽ chỉ trị số điện trở giữa hai tay của người đo, kết luận sẽ sai. Khi đã thử một lần, muốn thử lần thứ hai thì phải xả điện cho tụ bằng cách nối tắt hai cực của tụ điện hoặc đổi vị trí hai que đo. Khi sửa chữa động cơ 1 pha có dùng tụ thường trực có điện dung khoảng vài chục uF trở lên thì phải phóng điện cho tụ, nếu không khi chạm vào các điện cực của tụ sẽ bị điện giật gây nguy hiểm.  Dùng tụ điện thường trực, cách đấu dây động cơ điện 1 pha Khi khởi động, hai tụ điện mắc song song để có giá trị lớn (tăng moment khởi động). Tụ điện có giá trị nhỏ được mắc thường trực để cải thiện đặc tính hoạt động của động cơ. Cách xác định các dây ra của động cơ 1 pha. Trong trường hợp các đầu ra của động cơ 1 pha mất số đánh dấu cực tính, ta tiến hành xác định cực tính như sau: - Cách 1: Dùng VOM mức ohm dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điên trở nhỏ hơn hoặc có hiện tượng nạp xả bởi tụ, và các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì cặp đó là dây đề. Đối với động cơ 1 pha có 4 dây ra, sau khi xác định 2 dây là cuộn đề, 2 dây còn lại là cuộn chạy. Ta tiến hành đấu dây cho động cơ hoạt động như sau: lấy 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy đấu chung lại cho ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 71 ly tâm (trái bung) rồi đấu tiếp vào đầu dây cuộn chạy còn lại ra thêm một dây nguồn nữa. Sau khi động cơ ra được 2 dây nguồn thì đấu nguồn điện xoay chiều 220 V vào cho động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại là đã đổi chiều động cơ. Đối với động cơ 1 pha có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, thì cứ đấu dây động cơ theo cách đấu vận hành với nguồn điện 220 V Đóng điện cấp nguồn cho động cơ khởi động nếu: Động cơ khởi động bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã đấu đúng với theo thứ tự 1_2 đấu với 3_4. Đầu 2 đấu với đầu 3. Đầu 1 và đầu 4 ra nguồn. Nếu động cơ không khởi động được thì đấu nối tiếp 2 cuộn chay sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 lại là được. Cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí. Sau khi xác định xong đánh dấu đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạylàm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu như đấu động cơ có 4 đầu dây. - Cách 2: Ngoài phương pháp trên ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để xác định cực tính. Mắc từng cặp dây chưa xác định vào VOM mức mA kế. Quay trục và quan sát nếu: Cặp dây nào có cường độ khác cặp kia thì đó chính là cặp dây của pha đề. 2 cặp còn lại là của pha chạy. Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi xác định được 2 đầu cuộn đề thì còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều 2 cặp dây bằng cách .Đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi xoay trục kim mA kế chỉ cường độ lớn nhất, thì chứng tỏ 2 cặp dây này đã đấu đúng chiều là 1_2 nối 3_4. Sau đó đánh dấu đầu 1 và 4 làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 đấu chung lại. Tiến hành đấu cho động cơ hoạt động như cách 1. 1.3. Vận hành, đo dòng điện Kiểm tra thông số kĩ thuật định kì cho động cơ điện xoay chiều của máy: Máy nén khí, bơm nước, quạt gió ...là việc quan trọng và cần thiết, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những rủi ro như: Chập điện, cháy động cơ... Đây là việc bảo trì phòng ngừa căn cứ vào những thông số kĩ thuật được kiểm tra giúp doanh nghiệp có những phát hiện sớm nhưng nguy cơ tiềm ẩn và có kế hoạch bảo dưỡng phù hợp làm tăng tuổi thọ cho động cơ và an toàn cho người vận hành, ổn định sản xuất. Ngoài ra khi lắp ráp động cơ điện xoay chiều 3 pha trước khi chạy thử cũng cần kiểm tra các thông số kĩ thuật gồm: - Điện trở cách điện - Dòng điện không tải Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 72 - Dòng điện có tải - Tốc độ động cơ  Kiểm tra cách điện + Dùng Mega ôm để thang 500v đối với động cơ đã qua sử dụng, thang đo 1000v nếu là động cơ mới. + Kiểm tra đo các pha với vỏ động cơ + Kiểm tra các pha với nhau ( phải tháo điểm nối chung để 6 dây nằm riêng ra) + Tiêu chuẩn đạt từ 0.5 Mega ôm trở lên đối với động cơ hạ thế là có thể chạy được - Nhưng động cơ có cách điện tốt, không có bụi bám trong cuộn dây đo thực tế thường từ 20 Mega ôm đến vô cực + Nếu chỉ số đo được dưới 0.3 Mega ôm là động cơ bị ẩm hoặc bị quá nhiều bụi bẩn dẫn điện không đạt yêu cầu kĩ thuật phải làm sạch, sấy khô... + Đồng hồ vọt lên chỉ số bằng 0 thì động cơ đã bị hỏng ( chạm mát, chạm pha) phải tháo ra sửa hoặc quấn lại.  Kiểm tra khi chạy thử không tải và có tải bằng Ampe kìm + Cho chạy không tải trước, + Dòng không tải 3 pha phải bằng nhau, dòng điện không được vượt quá mực độ quy định ở bảng 2.1 Chú Thích: + Trong bảng là giá trị trung bình dòng điện đo được không tải không cao hơn mức độ này là động cơ tốt, nếu cao hơn quy định thì có thể là do quấn sai, thiếu vòng dây, đấu dây sao, khe hở không khí không đều hoặc bi bạc bị mòn, gia công cơ khí lắp ráp kém. + Đối với động cơ đặc biệt sử dụng cho cần cẩu, máy nâng hạ, thì trị số dòng điện không tải phải lấy cao hơn 1.3 đến 1.4 lần. + Sau đó cho chạy có tải, đo dòng điện tải ở bất kì pha nào cũng không được vượt quá trị số định mức ghi trên nhãn động cơ + Nếu có thể kiểm tra cả tốc độ không tải và tốc độ định mức khi tải nặng (Tham khảo bảng 2.2) Chú thích: + Thông thường khi chạy hết tải, tốc độ quay của roto giảm xuống tới tôc độ định mức ( 1,5 - 2% ở động cơ công suất lớn, 5-6% với động cơ công suất nhỏ) Kinh Nghiệm: Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 73 + Khi kiểm tra động cơ có tải ( động cơ 3~380v) 1kw thì tương đương với 2A trở lại là động cơ chạy được bình thường. Ví dụ: Động cơ KĐB 3~380v có P=7.5kw, 1450 Rpm - Dòng tải định mức sẽ là Iđm = 7,5*2 = 15A - Chạy không tải sẽ là: 15*0.45 = 6.75A ( +/- 6.5A) tra theo bảng 2.1 - Chạy có tải đo được dưới hoặc bằng 15A, nếu có điều kiện dùng tốc độ kế kiểm tra tốc độ sẽ chỉ 1450 v/ph trở lên là động cơ đủ điều kiện làm việc lâu dài, không nóng quá mức cho phép. Hình 9.3: Cách kiểm tra chạm vỏ Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 74 1.4. Nhận xét Kiểm tra và vận hành động cơ điện 1 pha: - Đầu tiên nên theo dõi thường xuyên tiếng máy chạy. - Kiểm tra nhiệt độ của động cơ điện khi vận hành. - Kiểm tra công suất tiêu thụ năng lượng bằng ampe kế. - Kiểm tra độ tiếp xúc của cầu chì, cầu dao và các điểm khởi động khác. - Lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện, tránh bám bụi. - Bảo dưỡng động cơ điện định kỳ theo lịch bảo dưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất. - Trong điều kiện môi trường vận hành có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì nên định kỳ tiểu tu động cơ điện 3 tháng 1 lần 2. Đấu động cơ ba pha vận hành trong mạng một pha 2.1. Chọn sơ đồ, tính toán lựa chọn tụ điện Vai trò của tụ điện trong các loại động cơ điện – Đối với các loại thiết bị mô tơ điện 1 pha, khi dòng điện đi vào cuộn dây 1 pha không hề sản sinh ra từ trường quay mà thay vào đó là từ trường đập mạch, khác với các loại từ trường khác thì từ trường đập mạch không thể làm cho rô to quay được mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của các loại cuộn dây phụ (cuộn đề), lúc này tụ điện trong máy mới có thể sản sinh ra được từ trường quay (tụ tạo ra góc lệnh quay). Do vậy tụ điện là một loại linh kiện không thể thiếu trong các loại thiết bị mô tơ điện 1 pha. – Đối với các loại thiết bị động cơ điện 3 pha thì sẽ có khác biệt một chút. Các loại thiết bị này sử dụng dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây stato và lúc này sẽ tự động sản sinh ra từ trường quay, do vậy tất cả các loại thiết bị động cơ điện 3 pha hoàn toàn không hề cần đến sự hỗ trợ cũng như không được trang bị các loại tụ điện.  Đối với các loại tụ làm việc (tụ ngậm) : Tụ ngậm thường được chế tạo bằng vật liệu phim polypropylene và không phân cực. Tụ được thiết kế để làm việc liên tục trong suốt thời gian hoạt động của động cơ. Thông thường, giá trị của tụ ngậm thay đổi từ 1.5 ~ 100 microfarads (uF hoặc mfd), với điện áp làm việc từ 370V đến 440V. Động cơ điện một pha thường dùng tụ này để làm lệch pha điện áp đặt cuộn dây thứ hai và đồng thời đảm bảo hiệu suất hoạt động của động cơ. Nếu ta thay tụ ngậm sai giá trị, điều này sẽ dẫn đến từ trường xoay sinh ra bởi các cuộn dây trong mô-tơ không đồng đều và sẽ làm cho rô-tơ (rotor) “giật” tại các vị trí từ trường không đồng điều này. Hiện tượng này sẽ khiến cho động cơ chạy mau nóng, ồn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và mau hỏng động cơ. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 75 Khi lựa chọn tụ ngậm để thay thế, chúng ta cần chú ý đến giá trị điện áp ghi trên thân tụ và giá trị điện dung (giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế). C = 2800 x ( Iđm/U1) microfara Trong đó: Iđm là dòng định mức, U1 là điện áp đặt vào động cơ Hình 9.4: Các loại tụ điện tụ ngậm Ví dụ: tụ làm việc: C = 2800x(1,15/220) = 14,6 microfara → chọn tụ 400V -15 microfara  Đối với các loại tụ khởi động (tụ đề): Tụ đề thường là tụ không phân cực. Tụ đề có nhiệm vụ tăng mô-men (moment) khởi động cho động cơ trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời, cho phép động cơ có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng. Tụ đề có giá trị điện dung từ 25 ~ 30 microfaras (khi làm việc ở 220V), khi điện dung từ 70 microfaras (uF) trở lên sẽ có 4 mức điện áp làm việc là: 125V, 165V, 250V và 330V. Hình 9.5: Các loại tụ điện tụ đề Thông thường, khởi động động cơ, tụ đề sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong động cơ và làm cho động cơ đủ mô-men để tăng tốc đến khoảng ¾ tốc độ tối đa, khi đó, tụ này sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắt ly tâm (centrifugal switch) đặt bên trong động cơ khi đã đạt đến số vòng quay tối đa. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 76 Khi cần thay thế, cũng tương tự như cách lựa chọn tụ ngậm, ta cần quan tâm đến giá trị điện dung và điện áp của tụ đề (giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế). Ckđ = C + Co Trong đó C kđ : Tụ khởi động. C o là tụ sẽ ngắt ra sau khi khởi động hành công Một ví dụ đơn giản giúp cho bạn đọc có thể dễ dàng hình dung : Tính điện dung tụ công tác và khởi động của động cơ điện ba pha công suất 250W điện áp 127/220V, dòng điện 2/ 1,15A cần đấu vào lưới 220V Ví dụ: Tụ khởi động: C kđ = (2,5 đến 3)x (2,5 – 3) x 14,6 = 36 đến 44 microfara Chọn tụ: 400V – 50 microfara. 2.2 Đấu dây, kiểm tra, vận hành  Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 3 dây ra Các xác định các đầu dây của động cơ điện 1 pha và máy nén có 3 dây ra(1 tốc độ) Động cơ quạt và máy nén 1 tốc độ dùng trong máy lạnh gồm 2 cuộn dây như hình với 3 dây ra được quy định là R – S - C: R: dây chạy; S: dây đề (khởi động); C: dây chung Hình 9.6: Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 3 dây ra Cách bước xác định dây, Cách đấu dây motor điện 1 pha: Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo 3 cặp điện trở của 3 đầu dây Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất là 2 dây R,S => dây còn lại là dây C Bước 3: So sánh điện trở của dây C với 2 dây còn lại, dây nào có điện trở nhỏ là R, dây có điện trở lớn là S  Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 4 dây ra Có nhiều bạn thường khó khăn trong trường hợp mà một khách hàng đã liên hệ với chúng tôi là Động cơ 1 pha dùng tụ có 4 đầu ra: 2 dây Đen, 1 dây Xanh,1 dây Nâu. Khi lấy đồng hồ đo đầu 4 dây thì 4 dây này đều thông mạch với nhau. thế nên đã không xác định được cuộn khởi Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 77 động để đấu tụ thế nào cả, chúng tôi xin có chia sẻ cho các bạn cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 4 dây ra như sau: Có 2 cách để xác định đâu là cuộn LV, đâu là cuộn KD: Bằng mắt thường và bằng đồng hồ vạn năng. Hình 9.7: Cách đấu dây động cơ điện 1 pha có 4 dây ra  Sau đó cấp nguồn cho động cơ hoạt động  Tiến hành đo các thông số cơ bản của động cơ như: - Đo các thông số khi động cơ không tải - Đo các thông số khi động cơ có tải 2.3 Nhận xét Sau khi cho động cơ chạy ttiến hành đo lấy kết quả dòng điện Dòng điện không tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 78 BÀI 10: QUẤN BỘ DÂY ĐỘNG CƠ MỘT PHA ĐỒNG TÂM Mục tiêu  Quấn và lồng bộ dây động cơ một pha dạng đồng tâm. 1. Quấn và lồng dây 1.1. Quấn các bộ dây Bước 1: Lấy mẫu các thông số định mức của động cơ trên nhãn máy: − Công suất Pđm − Tốc độ nđm suy ra số cực từ 2p. − Điện áp Uđm − Dòng điện Iđm − Kiểu đấu tương ứng với điện áp nguồn − Tần số fđm − Cấp cách điện − Hiệu suất η − Hệ số cosφ Hình 10.1: Nhãn máy động cơ điện Bước 2: Lấy mẫu dây quấn stator cần xác định − Kiểu quấn − Tổng số nhóm bối − Số bối trên một nhóm − Bước dây quấn − Vẽ sơ đồ trải dây quấn − Vị trí và khoảng cách giữa các đầu-đầu; đầu-cuối − Cách đấu dây giữa các nhóm bối trong một cuộn (cực thật, cực giả) − Số sợi chập Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 79 − Số nhánh song song − Tháo bộ dây quấn stator ra khỏi rãnh + Đường kính dây quấn không cách điện (dùng thước panme) + Số vòng dây mỗi bối (đếm tất cả các bối trong một nhóm) + Xác định chính xác số bối dây của một nhóm và số nhóm của mỗi cuộn + Khối lượng bộ dây − Vẽ sơ đồ trải dây và xác định số cực Hình 10.2: Kích thước lõi thép và rãnh động cơ - Lấy mẫu lõi thép gồm: Đường hình trong lõi thép Chiều dài lõi thép (L) Số rãnh stator (Z) Hình dạng và kích thước rãnh (d1, d2, h, hr) Hình 10.3: Lõi thép phần stator Bước 3: Xây dựng sơ đồ trải dây quấn Tính  - qA – qB  = Z 2p −−→  = 24 4 = 6 rãnh Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 80 Do  là bội số của 3 nên ta chọn qA = 2 qB Ta có hệ phương trình qA = 2 qB (1) qA + qB =  (2) Giải hệ phương trình trên, ta có giá trị qA và qB là qA = 4 rãnh và qA = 2 rãnh Tính đ – KC đ = 1800  đ = 1800 6 = 300 điện KC = 900điện đ KC = 900điện 300điện = 3 rãnh Nghĩa là tâm (hoặc trục) nhóm bối dây thứ nhất pha A cách tâm (hoặc trục) nhóm bối dây thứ nhất của pha B là 3 rãnh. Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn stator Sơ đồ dây quấn động cơ một pha dạng đồng khuôn QA = 2QB X YA B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 Hình 10.4: Sơ đồ trải Hình 10.5: Các nhóm bối dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 81 1.2. Lồng các bộ dây động cơ theo sơ đồ - Quấn dây lên khuôn theo kích thước dây đã đo + Quấn thử một bối rồi tiến hành lồng dây vào rãnh động cơ, nếu dây phù hợp thì quấn các bối còn lại, nếu không thì phải điều chỉnh chu vi lại cho phù hợp. + Trong quá trình quấn dây nếu dây quấn bị mối nối không được nằm trên cạnh tác dụng (nằm trong rãnh stator) mà phải nằm vị trí đầu bối dây, mối nối phải được hàn chì cố định và cách điện bằng ống gen. - Lồng dây vào rãnh: + Quan sát động cơ để đưa đầu dây về phía có chứa lỗ ra dây để đấu vào hộp dây động cơ. + Đặt các cạnh bối dây vào rãnh theo quy trình lồng, gạt từng dây qua khe rãnh và nằm gọn trong lớp cách điện. + Giử các cạnh tác dụng sao cho thẳng dọc theo khe rãnh và không lang cong hoặc gấp khúc dây stator. Hình 10.6: Cách lồng dây vào stator - Lót giấy cách điện giữi các nhóm bối dây + Cắt và lót giấy cách điện phía ngoài rãnh để phần lớp các bối dây giữa hai cuộn dây. + Giấy cách điện giữa các cuộn dây chỉ vừa đủ để cách điện giữa hai cuộn không nên cắt quá dài làm cản trở cho việc đai dây và thoát nhiệt động cơ. Hình 10.7: Lồng xong và lót cách điện Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 82 2. Đấu dây, kiểm tra, đai dây 2.1. Đấu dây, hàn các đầu dây  Đấu các bối dây theo sơ đồ trải  Chổ nối liên kết bối dây phải được lồng ông gen cách điện  Đưa các đầu dây ra ngoài: dùng dây điện mềm nhiều sợi để đưa các đầu dây ra ngoài và dùng giấy đánh dấu lại các đầu dây (cuộn làm việc hai dây, cuộn khởi động hai dây).  Đấu tụ vào hộp cực một đầu đấu với cuộn khởi động, một đầu đấu với cuộn làm việcvà từ hộp cực ra hai dây để đấu với nguồn.  Sau khi đấu nối xong dùng cây hàn chì tiến hành hàn các điểm nối, rồi dùng ống gen cách điện bộc lại. 2.2. Bo dây, đai dây  Cố định phần đầu bối dây (đai dây)  Dùng tay nắm lại các đầu bối dây sao cho gọn và thẩm mỹ.  Lấy một đoạn băng chỉ đai và một đoạn dây điện từ gấp làm đôi để làm kim đai dây và tiến hành đai dây tại các vị trí giao nhau của các nhóm bối dây.  Khi đai dây phải gửi cố định giấy lót cách điện, không bị xê dịch. 2.3. Kiểm tra sơ bộ thông mạch, cách pha, chạm vỏ Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra thông mạch bộ dây quấn, sau đó dùng đồng hồ Megaohm để đo điện trở cách điện giữa vỏ máy và dây pha. Nếu kiểm tra các bộ dây quấn không đạt thì phải kiểm tra lại các cuộn dây đã quấn xem xét lỗi và khắc phụ. Hình 10.8: khiểm tra thông mạch 3. Lắp ráp, kiểm tra, vận hành 3.1. Lắp ráp, kiểm tra Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 83  Lắp động cơ theo quy trình ( lại ngược quy trình tháo)  Kiểm tra lại thông mạch và cách điện bằng đồ hồ VOM Hình 10.9: kiểm tra thông mạch 3.2. Vận hành, đo dòng điện  Đấu hai sợi dây ra từ hộp nối dây, đấu nối vòa nguồn 220V  Đống CB động cơ hoạt động  Sử dụng đồng hồ hay Ampe kềm để kiểm tra dòng điện của động cơ : - Đo dòng điện khi động cơ làm việc không tải - Đo dòng điện khi động cơ làm việc có tải Hình 10.10: kiểm tra dòng điện khi động cơ khởi động 3.3. Nhận xét Sau khi vận hành cần quan sát chú ý đến tiếng chạy của động cơ, rồi tiến hành đo dòng khởi động, dòng chạy không tải và có tải rồi nhận xét từng chi tiết và so sánh với mức dòng diện cho phép và tiếng ồn của động cơ cũng vừa không quá to. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 84 Bảng đánh giá dòng điện của động cơ Dòng điện không tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Dòng điện có tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 85 BÀI 11: QUẤN BỘ DÂY ĐỘNG CƠ MỘT PHA DẠNG SIN Mục tiêu  Quấn và lồng bộ dây động cơ một pha dạng sin. 1. Quấn và lồng dây 1.1. Quấn các bộ dây Bước 1: Lấy mẫu các thông số định mức của động cơ trên nhãn máy: − Công suất Pđm − Tốc độ nđm suy ra số cực từ 2p. − Điện áp Uđm − Dòng điện Iđm − Kiểu đấu tương ứng với điện áp nguồn − Tần số fđm − Cấp cách điện − Hiệu suất η − Hệ số cosφ Bước 2: Lấy mẫu dây quấn stator cần xác định − Kiểu quấn − Tổng số nhóm bối − Số bối trên một nhóm − Bước dây quấn − Vẽ sơ đồ trải dây quấn − Vị trí và khoảng cách giữa các đầu-đầu; đầu-cuối − Cách đấu dây giữa các nhóm bối trong một cuộn (cực thật, cực giả) − Số sợi chập − Số nhánh song song − Tháo bộ dây quấn stator ra khỏi rãnh + Đường kính dây quấn không cách điện (dùng thước panme) + Số vòng dây mỗi bối (đếm tất cả các bối trong một nhóm) + Xác định chính xác số bối dây của một nhóm và số nhóm của mỗi cuộn + Khối lượng bộ dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 86 − Vẽ sơ đồ trải dây và xác định số cực Hình 11.1: Kích thước lõi thép và rãnh động cơ - Lấy mẫu lõi thép gồm: Đường hình trong lõi thép Chiều dài lõi thép (L) Số rãnh stator (Z) Hình dạng và kích thước rãnh (d1, d2, h, hr) Bước 3: Xây dựng sơ đồ trải dây quấn Để tránh sóng hài bậc cao, làm ảnh hưởng đến chế độ mở máy và làm việc của động cơ, người ta sử dụng dạng dây quấn sin Dây quấn sin là dạng dây quấn đồng tâm nhưng có các đặc điểm sau : Không có giới hạn số bối dây trong nhóm bối Số vòng dây ở các bối dây trong nhóm bối không bằng nhau mà được phân bố theo một tỉ lệ định trước Tính  - qA – qB  = Z 2p −−→  = 24 4 = 6 rãnh Do  là là số chẵn nên số bối dây tối đa trong nhóm bối là Do  là bội số của 2 nên ta chọn qA = qB Nmax =  2 = 6 2 = 3 bối dây / nhóm bối Ta có hệ phương trình qA = qB (1) qA + qB =  (2) Giải hệ phương trình trên, ta có giá trị qA và qB là Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 87 qA = 3 rãnh và qA = 3 rãnh Tính đ – KC đ = 1800  đ = 1800 6 = 300 điện KC = 900điện đ KC = 900điện 300điện = 3 rãnh Nghĩa là tâm (hoặc trục) nhóm bối dây thứ nhất pha A cách tâm (hoặc trục) nhóm bối dây thứ nhất của pha B là 3 rãnh. Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn stator Sơ đồ dây quấn động cơ một pha dạng đồng khuôn QA = QB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 A B X Y Hình 11.2: Sơ đồ trải 1.2. Lồng các bộ dây động cơ theo sơ đồ - Quấn dây lên khuôn theo kích thước dây đã đo + Quấn thử một bối rồi tiến hành lồng dây vào rãnh động cơ, nếu dây phù hợp thì quấn các bối còn lại, nếu không thì phải điều chỉnh chu vi lại cho phù hợp. + Trong quá trình quấn dây nếu dây quấn bị mối nối không được nằm trên cạnh tác dụng (nằm trong rãnh stator) mà phải nằm vị trí đầu bối dây, mối nối phải được hàn chì cố định và cách điện bằng ống gen. - Lồng dây vào rãnh: + Quan sát động cơ để đưa đầu dây về phía có chứa lỗ ra dây để đấu vào hộp dây động cơ. + Đặt các cạnh bối dây vào rãnh theo quy trình lồng, gạt từng dây qua khe rãnh và nằm gọn trong lớp cách điện. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 88 Hình 11.3: Lồng dây vào rãnh và lót dây + Giử các cạnh tác dụng sao cho thẳng dọc theo khe rãnh và không lang cong hoặc gấp khúc dây stator. 2. Đấu dây, kiểm tra, đai dây 2.1. Đấu dây, hàn các đầu dây  Đấu các bối dây theo sơ đồ trải  Chổ nối liên kết bối dây phải được lồng ông gen cách điện  Đưa các đầu dây ra ngoài: dùng dây điện mềm nhiều sợi để đưa các đầu dây ra ngoài và dùng giấy đánh dấu lại các đầu dây (cuộn làm việc hai dây, cuộn khởi động hai dây). Hình 11.4: nối dây và hàn các đầu dây  Đấu tụ vào hộp cực một đầu đấu với cuộn khởi động, một đầu đấu với cuộn làm việcvà từ hộp cực ra hai dây để đấu với nguồn.  Sau khi đấu nối xong dùng cây hàn chì tiến hành hàn các điểm nối, rồi dùng ống gen cách điện bộc lại. 2.2. Bo dây, đai dây Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 89  Cố định phần đầu bối dây (đai dây) Hình 11.5: Cách đai dây  Dùng tay nắm lại các đầu bối dây sao cho gọn và thẩm mỹ.  Lấy một đoạn băng chỉ đai và một đoạn dây điện từ gấp làm đôi để làm kim đai dây và tiến hành đai dây tại các vị trí giao nhau của các nhóm bối dây.  Khi đai dây phải gửi cố định giấy lót cách điện, không bị xê dịch. 2.3. Kiểm tra sơ bộ thông mạch, cách pha, chạm vỏ Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra thông mạch bộ dây quấn, sau đó dùng đồng hồ Megaohm để đo điện trở cách điện giữa vỏ máy và dây pha. Nếu kiểm tra các bộ dây quấn không đạt thì phải kiểm tra lại các cuộn dây đã quấn xem xét lỗi và khắc phụ. Hình 11.6: khiểm tra thông mạch 3. Lắp ráp, kiểm tra, vận hành 3.1. Lắp ráp, kiểm tra  Lắp động cơ theo quy trình ( lại ngược quy trình tháo)  Kiểm tra lại thông mạch và cách điện bằng đồ hồ VOM 3.2. Vận hành, đo dòng điện Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 90  Đấu hai sợi dây ra từ hộp nối dây, đấu nối vòa nguồn 220V  Đống CB động cơ hoạt động  Sử dụng đồng hồ hay Ampe kềm để kiểm tra dòng điện của động cơ : - Đo dòng điện khi động cơ làm việc không tải - Đo dòng điện khi động cơ làm việc có tải 3.3. Nhận xét Sau khi vận hành cần quan sát chú ý đến tiếng chạy của động cơ, rồi tiến hành đo dòng khởi động, dòng chạy không tải và có tải rồi nhận xét từng chi tiết và so sánh với mức dòng diện cho phép và tiếng ồn của động cơ cũng vừa không quá to. Bảng đánh giá dòng điện của động cơ Dòng điện không tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Dòng điện có tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 91 BÀI 12: TẨM SẤY ĐỘNG CƠ Mục tiêu  Tẩm, sấy các loại động cơ. 1. Quy trình sấy động cơ 1.1. Kiểm tra các thông số vận hành thử động cơ Bảng các thông số kỹ thuật cơ bản Dòng điện không tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 92 Điện trở cách điện chạm vỏ ROA (MΩ) ROB (MΩ) Giá trị Giá trị cho phép 10 10 điện trở thực tế của động cơ 1.2. Chọn nhiệt độ, thời gian để sấy 2. Quy trình tẩm, sấy động cơ 2.1. Sau khi sấy xong chuyển sang tẩm vecni  Việc tẩm sấy cách điện cho dây quấn động cơ nhằm mục đích: + Tránh cho bộ dây quấn bị ẩm + Nâng cao độ chịu nhiệt Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 93 + Tăng độ bền cách điện + Tăng cường độ bền cơ học + Chống được sự xâm thực của hóa chất  Công việc sấy tẩm động cơ gồm có 3 giai đoạn: + Sấy khô trước khi tẩm + Tẩm verni cách điện (sơn cách điện) vào bộ dây quấn + Sấy khô sơn cách điện trên bộ dây 2.2. Chọn nhiệt độ, thời gian để sấy  Phương pháp tẩm sấy bằng tia hồng ngoại Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng và bề mặt của vật được sấy. Như thế chất cách điện được làm khô dần từ lớp bên trong ra phía bên ngoài. Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim khi được cho thắp sáng đỏ. Vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp 20-30% điện áp định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy. Thông thường cứ 1m3 cần 2-3Kw.  Phương pháp tẩm sấy bằng dòng điện Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn và dùng dây quấn tỏa nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. Hình 12.1: Lò sấy động cơ Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng 15-20% điện áp định mức của bộ dây quấn, các cuộn pha được mắc nối tiếp với nhau thành tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị 1 rơ le bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 94 quá định mức. Thời gian sấy ít nhất 10 giờ. Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng me gôm kế (500V). Ở nhiệt độ còn nóng 95-100°C điện trở cách điện của Stato ít nhất phải lớn hơn 1Mê ga ôm.  Phương pháp tẩm sấy bằng điện trở nhiệt Phương pháp này là dùng điện trở sấy phát sinh nhiệt. Dùng nhiệt phát sinh đó đưa qua bộ dây động cơ. Các cơ sở sửa chữa nhỏ lẻ thường dùng bóng đèn Halogen công suất lớn (150-250W) thắp trong lòng stato để sinh nhiệt. 2.3. Sấy động cơ - Không khí được sấy nóng và thổi một cách tuần hoàn liên tục trong quá trình sấy khô - Đồng thời khí sạch mới được bổ xung thường xuyên trong khi khí nóng và ẩm được thoát ra ngoài làm cho quá trình sấy khô trong điều kiện tối ưu. Tủ sấy động cơ được thiết kế hoàn toàn bằng vật liệu inox sus 304 chất lượng cao - Tủ được thiết kế 01 hệ thống đồng hồ hiển thị nhiệt độ tự động đóng cắt. - Tủ có bánh xe di chuyển dễ dàng . Chiều cao đáy tủ tối thiểu 40mm,cơ cấu lên xuống dễ dàng - Cửa và thành dưới của tủ đảm bảo không bị mất nhiệt mà đẩy xe vào không bị gằn vấp Hình 12.2: Tủ sấy động cơ Thông số kỹ thuật của tủ sấy động cơ - Kích thước tủ sấy ( D x R x C ): 1000 x 1500 x 2100 mm - Kích thước hiệu dụng ( D x R x C ): 1000 x 1000 x 1500 mm Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 95 - Toàn bộ vỏ trong và ngoài inox không rỉ dày 1mm: Khoảng cách giữa lớp trong và lớp ngoài sử dụng bông thủy tinh cách nhiệt. - Cánh cửa 01 cái, có zoăng làm kín. Kích thước cánh tủ : D 1100 x C 1500 x 50 mm - Tấm đáy dáy 3mm - Khung bằng thép cacbon định hình - Gia nhiệt bằng điện trở đốt: 24kw. - Quạt gió công suất: 2.2 KW . Q=1700m3/h., số lượng: 1 cái (trên nóc tủ). - Đường kính ống thoát hơi nước : 120 x 120 mm - Nguồn điện vào 3 pha 380V/50HZ - Tủ có con lăn để đẩy động cơ to vào 3. Kiểm tra, vận hành 3.1. Kiểm tra độ cách pha, chạm vỏ sau khi sấy Sau khi sấy xong kiểm tra lại lần nữa về các thông số kỹ thuật của động cơ Dòng điện không tải IOA (A) IOB (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Điện trở cách điện chạm vỏ ROA (MΩ) ROB (MΩ) Giá trị Giá trị cho phép 10 10 điện trở thực tế của động cơ 3.2. Vận hành, đo dòng điện Sau khi kiểm tra xong thông số kỹ thuật tiến hành vận hành lại động cơ rồi đo và so sánh lại các thông số với giá trị cho phép hoạt động của động cơ  Đấu hai sợi dây ra từ hộp nối dây, đấu nối vòa nguồn 220V  Đống CB động cơ hoạt động  Sử dụng đồng hồ hay Ampe kềm để kiểm tra dòng điện của động cơ : - Đo dòng điện khi động cơ làm việc không tải - Đo dòng điện khi động cơ làm việc có tải 3.3. Nhận xét Sau khi sấy xong cần quan sát chú ý đến các thông số kỹ thuật của động cơ, rồi tiến hành đo dòng khởi động, dòng chạy không tải và có tải rồi nhận xét từng chi tiết và so sánh với mức dòng diện cho phép. Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 96 Bảng đánh giá dòng điện của động cơ Dòng điện không tải IOA (A) IOB (A) IOC (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Dòng điện có tải IOA (A) IOB (A) IOC (A) Giá trị cho phép Giá trị trên thực tế bài tập Giáo trình Thực hành Máy Điện Trường TC KTKT Q12 Trang 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thế Kiệt - Tính toán và sữa chữa dây quấn máy điện – ĐHBK 1994, 2007. [2] Nguyễn Trọng Thắng & Nguyễn Thế Kiệt - Công nghệ chế tạo và tính toán, sữa chữa máy điện - NXBGD năm 1995. [3] Nguyễn Xuân Phú – Tô Đằng - Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều & một chiều thông dụng - NXB KHKT năm 1995.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_may_dien.pdf
Tài liệu liên quan