Đo các đại lượng không điện bằng phương pháp đo điện:
Do các đặc tính ưu việt của phương pháp đo điện, nên ngày nay các dụng cụ đo điện được sử dụng trong hầu hết các hệ thống đo lường và có thể đo được tất cả các đại lượng vật lý. Để đo các đại lượng không điện bằng phương pháp đo điện người ta phải sử dụng các bộ chuyển đổi đo lường để chuyển các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện, sau đó dùng hệ thống đo điện để xử lý và đo đạc. Sơ đồ nguyên tắc của phương pháp chỉ ra trên hình.
Các bộ chuyển đổi đo lường đóng vai trò như các nhà “phiên dịch” chuyển ngôn ngữ “không điện” lối vào thành ngôn ngữ “điện” lối ra. Chúng thường là các bộ cảm biến (sensor), là các đầu dò thu nhận tín hiệu không điện cần đo lối vào và biến đổi chúng thành tín hiệu điện lối ra.
Tùy thuộc vào tín hiệu lối vào là cơ, nhiệt, quang, hóa, mà ta sẽ sử dụng các bộ chuyển đổi tương ứng:
- Chuyển đổi cơ – điện
- Chuyển đổi nhiệt – điện
- Chuyển đổi quang – điện
- Chuyển đổi hóa – điện,
- Chuyển đổi bức xạ và ion hóa
- v.v
61 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 23/02/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thực hành Đo lường điện, điện tử - Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hồ vạn năng điện tử còn gọi là vạn năng kế điện tử là một đồng hồ vạn
năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là
loại thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử.
Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng nên đồng hộ còn
được gọi là đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.
Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng
các nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc cắm dây nối kim đo vào
đúng các lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể tự động chọn thang đo.
Đồng hồ số sử dụng nguyên lý của mạch số để đo điện áp tương tự. Đồng hồ số
có tất cả các ưu điểm của mạch điện tử số khi so với mạch điện tử tương tự.Vạn năng
kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau:
1. Kiểm tra nối mạch: máy kêu "bíp" khi điện trở giữa 2 đầu đo (gần) bằng 0.
2. Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước.
3. Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện
nhỏ khi điện trở lớn.
4. Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và
lắp đặt mạch điện.
5. Kiểm tra diode và transistor, có ích cho sửa chữa mạch điện.
6. Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
7. Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của
radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế).
8. Dao động kế cho tần số thấp, có ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính.
9. Bộ kiểm tra điện thoại.
10. Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
27
11. Lưu giữ số liệu đo đạc (Ví dụ của hiệu điện thế).
Ưu điểm: Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là
độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn, do đó không gây sụt áp khi đo
vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều.
Nhược điểm: Đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên
hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng
nạp của tụ.
Nguyên lý hoạt động: Sau khi mạch suy giảm cho việc chọn thang đo; tín hiệu
vào sẽ dược chuyển đổi thành tín hiệu số bởi bộ biến đổi tương tự - số (ADC). Ở dạng
cơ bản nhất, ADC sẽ so sánh tín hiệu vào với điện áp mẫu (các phương pháp nhận điện
áp mẫu có thể khác nhau). Chỉ cần điện áp vào lớn hơn so với điện áp mẫu, thì tín hiệu
ra của bộ so sánh sẽ cho mức logic 1, sẽ giữ cho cổng AND mở và các xung nhịp sẽ
truyền qua cổng AND. Bộ đếm sẽ đếm các xung nhịp đó. Ngay khi điện áp vào trở nên
bằng với điện áp mẫu, thì tín hiệu ra của bộ so sánh sẽ bằng 0. Cổng AND sẽ đóng và
dừng việc đếm. Mức ra của bộ đếm sẽ được chốt và các LED hay tinh thể lõng sẽ hiển
thị giá trị đo (hình 3.26).
Hình3.26: Sơ đồ khối của DVOM hiển thị số
3. Máy tạo tín hiệu
3.1. Khái niệm chung
Máy phát tín hiệu hay máy tạo sóng đo lường là bộ nguồn tạo ra các tín hiệu
chuẩn về biên độ, tần số và dạng sóng dùng trong thử nghiệm và đo lường. Các máy
tạo sóng trong phòng thí nghiệm có các dạng sau:
- Máy tạo sóng sin tần số thấp LF (low frequency);
- Máy tạo sóng sin tần số vô tuyến RF (radio frequency);
28
- Máy tạo hàm;
- Máy phát xung;
- Máy phát tần số quét, máy phát các tín hiệu thử nghiệm.
Các máy tạo tín hiệu RF thường có dải tần số từ 0 kHz đến 100 kHz, với mức điện
áp có thể điều chỉnh từ 0 - 10V. Các máy tạo hàm cũng thường là máy phát RF với 3
dạng sóng đặc trưng là sóng vuông, sóng tam giác và sóng hình sin.
3.2. Máy tạo hàm
Máy tạo hàm phát ra các dạng sóng chuẩn, dạng sóng tùy ý và tùy chọn giảm
tín hiệu nên máy phát hàm có thể hỗ trợ một loạt các ứng dụng hiệu quả chỉ với một
thiết bị. Do đó, máy phát hàm có thể tạo ra tất cả các dạng sóng cần thiết cho thí
nghiệm.
Máy phát hàm Keysight
Hiệu suất của máy phát hàm được cho là tốt nhất trong phân khúc đảm bảo tín
hiệu được tái tạo một cách chính xác.
Máy phát hàm cũng là thiết bị cung cấp các giá trị tốt nhất so với giá tiền trong
dòng sản phẩm máy phát chức năng tùy ý.
Cấu tạo máy phát hàm:
Máy phát hàm phát xung hiện nay có thiết kế tiện dụng cho người dùng, khá
nhỏ gọn và nhẹ. Máy được tích hợp hợp thêm một số chức năng của máy đếm tần số 6
số.
3.3. Bộ tạo xung
Bộ tạo xung là thiết bị chuyên dụng để tạo ra các dạng tín hiệu khác nhau như:
sóng sine, sóng vuông, sóng tam giác, nhiễu và các loại tín hiệu khác. Với khả năng
điều chỉnh các thông số của tín hiệu như tần số, biên độ một cách chính xác
29
Do đó máy phát xung thường được sử dụng cho công việc kiểm tra phản ứng
của mạch, chuẩn đoán sửa chữa các lỗi có thể xảy trong mạch và tìm cách khắc phục
Hầu hết các máy phát xung tín hiệu cho phép bạn chọn dạng sóng đầu ra như một số
dạng sóng đã kể ở trên. Trong đó:
- Sóng vuông: tín hiệu ngay lập tức chuyển từ điện áp cao sang điện áp thấp
- Sóng sin: tín hiệu cong từ điện áp cao đến điện áp thấp theo hình sin
- Sóng tam giác: các tín hiệu đi từ điện áp cao đến điện áp thấp ở một tốc độ cố định.
4. Máy hiện sóng
4.1. Khái niệm chung
- Dao động ký (máy hiện sóng - MHS) một tia gồm một ống phóng tia điện tử,
mạch điện tử dễ điều khiển và đưa tín hiệu vào. Dao động ký điện tử được sử dụng để
quan sát dạng của tín hiệu.
- Dao động ký (hình 7.1) là thiết bị đo thực hiện vẽ dao động đồ và hiện hình
dạng sóng tín hiệu nhờ ống tia điện tử CRT (Cathode Ray Tube). Dao động ký điện tử
có thể đo hàng loạt các thông số của tín hiệu: trị đỉnh, trị tức thời của điện áp, dòng
điện; đo thời hạn xung, tần số, đo di pha, đo hệ số điều chế biên độ, vẽ đặc tuyến các
linh kiện. Nhờ trở kháng lối vào rất lớn nên phép đo có ưu điểm không làm ảnh hưởng
tới chế độ công tác của mạch. Các phương pháp đo dùng dao động ký rất thông dụng,
vì phép đo đơn giản, thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, kết quả đo khá chính xác. Một
đặc điểm rất quan trọng của phép đo là trực quan, vừa quan sát được dạng tín hiệu
nghiên cứu vừa đo đạc được các thông số đặc tính của tín hiệu.
Các dao động ký điện tử được phân loại theo các dấu hiệu khác nhau:
– Phân loại theo dãi tần: tần cao, tần thấp;
– Phân loại theo kênh đo: 1 kênh, 2 kênh, nhiều kênh;
– Phân loại theo số tia điện tử: 1 tia hay nhiều tia;
30
– Loại có nhớ hay không có nhớ.
Hình 7.1: Dao động ký
4.2. Ống tia điện tử
Ống tia điện tử: Là bộ phận trung tâm của máy hiện sóng (MHS), sử
dụng loại ống 1 tia khống chế bằng điện trường. Có nhiệm vụ hiển thị dạng sóng
trên màn hình và là đối tượng điều khiển chính (Uy, Ux, Ug).
Kênh lệch đứng Y: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu vào cần quan sát, biến đổi và tạo
ra điện áp phù hợp cung cấp cho cặp lái đứng Y1, Y2. Gồm các khối chức năng sau:
- Chuyển mạch kết nối đầu vào S1: Cho phép chọn chế độ hiển thị tín hiệu.
+ S1 tại AC: Chỉ hiển thị thành phần xoay chiều của Uth.
+ S1 tại DC: Chỉ hiển thị thành phần một chiều và xoay chiều của Uth.
+ S1 tại GND: Chỉ quan sát tín hiệu nối đất (0V).
- Mạch vào phân áp Y: Có nhiệm vụ phối hợp trở kháng và phân áp tín hiệu vào để
tăng khả năng đo điện áp cao. Thường dùng các khâu phân áp R – C mắc nối tiếp
nhau, hệ số phân áp không phụ thuộc vào tần số, chuyển mạch phân áp được
đưa ra ngoài mặt máy và được ký hiệu là Volts/Div.
- Tiền khuếch đại: Có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu, làm tăng độ nhạy chung
của kênh Y. Thường dùng các mạch khuếch đại có trở kháng vào lớn và có hệ số
khuyếch đại lớn.
- Tạo trễ: Có nhiệm vụ giữ chậm tín hiệu trước khi đưa tới khuyếch đại (KĐ)
Y đối xứng, thường dùng trong các chế độ quyét đợi để tránh mất một phần sườn trước
của tín hiệu khi quan sát. Thường dùng các chân L – C mắc nối tiếp.
- Khuếch đại Y đối xứng: Có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu, làm tăng độ nhạy chung
của kênh Y, đồng thời tạo ra điện áp đối xứng để cung cấp cho cặp lái đứng Y1, Y2.
31
- Tạo điện áp chuẩn: Tạo ra điện áp chuẩn có dạng biên độ, tần số biết trước, dùng để
kiểm chuẩn lại các hệ số lệch tia của MHS.
- Khối lệch ngang X và đồng bộ: Có nhiệm vụ tạo ra điện áp quét phù hợp về dạng và
đồng bộ về pha so với Y1,Y2 để cung cấp cho mạch lái ngang X1X2.
- Chuyển mạch đồng bộ S2: Cho phép chọn các tín hiệu đồng bộ khác nhau.
+ S2 tại CH: Tự đồng bộ (Uđb = Uth)
+ S2 tại EXT: Đồng bộ ngoài (Uđb = UEXT), tín hiệu đồng bộ đưa qua đầu vào EXT.
+ S2 tại LINE: Đồng bộ với lưới điện AC 50Hz (Uđb = UAC50HZ) lấy từ nguồn nuôi.
- Khuếch đại đồng bộ và tạo dạng: khuếch đại tín hiệu đồng bộ Uđb phù hợp và tạo ra
dạng xung nhọn đơn cực có chu kỳ: Tx = Tđb
- Tạo xung đồng bộ: Chia tần Ux và tạo ra xung đồng bộ có chu kỳ:
Txđb = nTx = nTđb. Xung này sẽ điều khiển bộ tạo điện áp quét để tạo ra Uq
răng cưa tuyến tính theo chế độ quét đợi hoặc quét liên tục và có chu kỳ Tq = Txđb.
- Khuếch đại X đối xứng: khuếch đại điện áp quét và tạo ra điện áp đối xứng
để đưa tới cặp lái ngang X1X2.
- Mạch vào khuếch đại X: Nhận tín hiệu Ux khuếch đại, phân áp phù hợp.
- Chuyển mạch S3: Chuyển mạch lựa chọn chế độ quét (quét liên tục, quét đợi).
- Bộ tạo điện áp quét: Tạo điện áp quét liên tục (hoặc quét đợi) đưa đến cặp phiến X.
Kênh điều khiển chế độ sáng Z: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều chế độ
sáng Uz vào, thực hiện chọn cực tính và khuếch đại phù hợp rồi đưa tới lưới điều chế
G của CRT.
4.3. Hệ thống mạch điều khiển
- Điều khiển cường độ tia [Intensity control] dùng để điều chỉnh độ sáng của vệt.
- Điều khiển độ hội tụ [Focus control] dùng để điều khiển độ sắc nét của vệt
sáng.
- Điều khiển định thời. Điều chỉnh khoảng thời gian / vạch chia của mạch dao
động quét (gốc thời gian).
- Điều khiển hệ số khuyếch đại dọc (Y) dùng để điều chỉnh biên độ của dạng
sóng hiển thị theo chiều dọc, trong khoảng từ 5mV/div đến 20V/div.
- Điều khiển hệ số khuyếch đại ngang (H) dùng để điều chỉnh độ dài của vệt theo
chiều ngang.
- Điều khiển quét dùng để chọn mạch quét trong hay quét ngoài.
32
- Điều khiển kích khởi [Trigger control] dùng để chọn xung kích khởi từ
bộ khuyếch đại dọc (Y), hoặc từ tín hiệu điện lưới hay tín hiệu ngoài (đối với các loại
máy hiện sóng hiện nay có thêm chức năng điều khiển đồng bộ).
- Điều khiển mức kích khởi, dùng để điều chỉnh mức của xung kích khởi.
- Điều khiển vị trí ngang, dùng để điều chỉnh vị trí của dạng sóng hiển
thị theo chiều ngang.
- Điều khiển vị trí dọc dùng để điều chỉnh vị trí của dạng sóng hiển thị theo chiều
dọc.
Sơ đồ khối của dao động ký điện tử tiêu biểu bao gồm các bộ phận như hình
7.2.
Sơ đồ cấu tạo của dao động ký bao gồm các khối chính: Ống tia điện tử, khối
lệch đứng Y, khối lệch ngang và đồng bộ X, kênh khống chế độ sáng (kênh Z).
Hình 7.2: Sơ đồ khối của Ocsilloscope
4.4. Công dụng
Máy hiện sóng là thiết bị đo có độ nhạy rất cao, chính xác và không gây quá tải
cho hệ thống cần đo, do không có cơ cấu đo kiểu quay. Máy hiện sóng sẽ hiển thị dạng
sóng thực tế của tín hiệu vào, nên có thể biết mạch có khuyếch đại và méo dạng hay
không một cách dễ dàng. Máy hiện sóng có thể dùng để đo mức điện áp dc, khảo sát
33
các tín hiệu xung, các tín hiệu răng cưa, tam giác, sóng sin và các tín hiệu có
dạng phức tạp khác. Máy hiện sóng có thể đo tần số của các bộ dao động và các bộ
tạo xung nhịp. Máy hiện sóng vệt kép có thể kiểm tra hai tín hiệu vào (trong trường
hợp ở các mạch op - amp và các cổng), cũng như kiểm tra tín hiệu đầu vào và đầu ra
trong mạch điện tử. Do vậy, máy hiện sóng được sử dụng phổ biến trong việc đo thử,
sửa chữa các mạch khuyếch đại, các mạch dao động, các máy phát, máy thu và trong
các hệ thống mạch số.
5. Dụng cụ tự ghi
5.1. Khái niệm chung
Điện áp tín hiệu cần nghiên cứu sau khi qua mạch lối vào sẽ được lấy mẫu và
được mã hóa sang dạng số nhờ các khối biến đổi AD và được lưu trữ trong bộ nhớ
RAM với địa chỉ xác định bởi bộ đếm.
Tín hiệu muốn hiển thị ra màn hình được truy xuất trực tiếp từ bộ nhớ sau đó
được giải mã để lấy lại dạng tín hiệu ban đầu và đưa ra bộ chỉ thị.
Phụ thuộc vào dạng chỉ thị là đèn ống tia âm cực hay màn hình LCD mà có sơ
đồ điều khiển thích hợp. Hiện nay các dao động ký số đều sử dụng chỉ thị bằng LCD.
5.2. Nguyên tắc cấu tạo
Sơ đồ khối nguyên tắc làm việc của dao động ký số như hình 6.1
M ch
lối o
L y m u M h a
Đ m
RAM Gi i
h th
M ch
Điều khiển
T n hiệu o
Hình 6. 1. Sơ đồ khối của dao động ký số
5.3. Công dụng
Dao động ký điện tử số là thiết bị đo chính xác, việc tìm hiểu cặn kẽ các chức
năng điều khiển, vai trò, tính năng, tác dụng của các phím điều khiển là yêu cầu bắt
buộc để có thể làm chủ máy đo phục vụ công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo hành điện tử.
34
BÀI 4: ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN VÀ KHÔNG ĐIỆN
Mã bài: MĐ CĐT16 - 04
Giới thiệu:
Đo lường điện là việc xác định các đại lượng chưa biết về điện như dòng điện,
điện áp, công suất bằng các dụng cụ đo lường điện. Ứng với mỗi đại lượng chưa
biết thì sử dụng các dụng cụ đo cũng như các phương pháp đo khác nhau.
Các đại lượng điện được chia làm hai loại: loại tác động (active) và loại thụ
động (passive).
– Loại tác động: Các đại lượng mang năng lượng như điện áp, dòng điện, công
suất là những đại lượng tác động. Khi đo các đại lượng này, bản thân năng lượng của
chúng sẽ tác động lên mạch đo và cơ cấu đo. Trong các trường hợp năng lượng quá
lớn phải sử dụng các mạch phân dòng, phân áp hoặc các mạch lấy mẫu đại lượng đo
(biến áp, biến dòng). Trường hợp ngược lại, nếu các đại lượng đo quá nhỏ, phải sử
dụng các mạch khuếch đại để khuếch đại chúng lên đủ lớn để mạch đo có thể làm việc
bình thường.
– Loại thụ động: Các đại lượng không mang năng lượng như điện trở, điện cảm,
điện dung là các đại lượng thụ động. Khi đo các đại lượng này phải có nguồn điện áp
để cung cấp năng lượng cho chúng trong mạch đo.
Mục tiêu:
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý của Vôn kế, Am pe kế, oát kế, Ôm kế
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo dòng điện, điện áp một chiều và xoay
chiều
- Trình bày được phương pháp mở rộng giới hạn đo dòng, áp trong mạch một
chiều và xoay chiều
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý của dụng cụ đo điện năng xoay chiều 1 pha, 3
pha
- Vận dụng được phương pháp đo các đại lượng không điện
- Chấp hành đúng nguyên tắc an toàn trong quá trình đo
Nội dung chính:
1. Đo điện áp
- Dụng cụ đo: Để đo điện áp đọc thẳng trị số ta dùng Vônmét.
Ký hiệu: V
35
- Phương pháp đo:
Khi đo Vônmét được mắc song song với đoạn mạch cần đo.
Ta có: V
V
r
U
I
(*)
rV = Hằng số, biết IV suy ra điện áp U
Dòng qua cơ cấu IV làmquay kim một góc tỷ lệ với dòng điện IV cũng chính tỷ
lệ với điện áp cần đo U. Trên thang đo ta ghi thẳng trị số điện áp.
Từ (*) suy ra IV gây sai số, muốn giảm sai số thì phải tăng điện trở rV .
Mặt khác Vônmét cũng tiêu thụ một lượng công suất V
V
r
U
P
2
rV càng lớn
thì PV càng nhỏ điện áp U đo được càng chính xác.
1.1. Đo điện áp một chiều
Về nguyên tăc người ta có thể sử dụng trực tiếp cơ cấu đo từ điện để đo trực
tiếp điện áp một chiều, tối đa là 100mV.
Ta có: 𝛼 = 𝑆I. 𝐼𝑐𝑡 = 𝑆𝐼
𝑈𝑐𝑡
𝑅𝑐𝑡
Đăt:
𝑆I
𝑅𝑐𝑡
= 𝑆𝑢 →𝛼 = 𝑆𝑢𝑈𝑐𝑡
Rct: Điên trở của cơ cấu đo.
Uct: Điện ấp lớn nhất cho phép đặt lên cơ cấu đo.
Từ góc quay của kim chỉ thị ta có thể đánh giá được điện áp ở hai đầu cơ cấu
đo.
1.2. Đo điện áp xoay chiều
Đối với cơ cấu đo điện động, điện từ, Vônmét AC dùng những cơ cấu này phải
mắc nối tiếp điện trở với cơ cấu đo như Vônmét DC. Vì hai cơ cấu này hoạt động với
trị hiệu dụng của dòng xoay chiều. Riêng cơ cấu từ điện phải dùng phương pháp biến
đổi như ở Ampemét tức là dùng điôt chỉnh lưu.
a. Vônmét từ điện chỉnh lưu đo điện áp xoay chiều:
Là dụng cụ được phối hợp mạch chỉnh lưu với cơ cấu đo từ điện như hình vẽ
sau:
Hình 2.11: Sơ đồ mắc vôn mét
V
rV
I
V
I
Phụ tải
C
R
c
t
Ict
→
Uc
t
Hình 2.12: Sơ đồ cơ cấu
đo
36
Trong đó:
- R1: điện trở bù nhiệt độ làm bằng dây đồng.
- R2: điện trở manganin.
- L và C: điện cảm và điện dung bù tần số
- RP: Điện trở phụ mở rộng thang đo
b. Vôn mét điện từ:
Là dụng cụ đo điện áp xoay chiều tần số công nghiệp. Cuộn dây phần tỉnh có số
vòng lớn từ 1000 6000 vòng. Để mở rộng thang đo người ta mắc nối tiếp với cuộn
dây các điện trở phụ như hình dưới đây. Tụ điện C dùng để bù tần số khi đo ở tần số
cao hơn tần số công nghiệp.
c. Vôn mét điện động:
Cấu tạo của Vôn mét điện động giống Ampemét điện động nhưng số vòng cuộn
dây tỉnh lớn hơn, tiết diện dây nhỏ hơn.
Trong Vôn mét điện động cuộn dây tỉnh và cuộn dây động được mắc nối tiếp
nhau. Cuộn dây tỉnh được chia thành 2 phần A1 và A2 hình vẽ trên.
C
Rct Rp1 Rp2 Rp3
C
U1 U2 U3
Hình 2.17: Vôn mét điện từ.
Hình 2.16: Vônmét từ điện chỉnh lưu đo điện áp xoay chiều
.
- Rp: là điện trở phụ.
C
R1
R2 C
U
C
Rp
L
U
R1 R2
37
Khi đo điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 150V, hai đoạn A1 và A2 được mắc song song
với nhau. Nếu điện áp U 150V các đoạn A1 và A2 được mắc nối tiếp nhau.
Ngoài ra để mở rộng phạm vi đo lớn hơn (Trên 1000V), người ta dùng máy biến
điện áp đo lường (BU).
Tương tự như BI, BU dùng đo lường trong mạch điện xoay chiều điện áp cao.
Cấu tạo tương tự như máy biến áp thông thường, ta có tỷ số biến áp:
2
1
2
1
W
W
U
U
KU
U1 = KU.U2 (2.12)
Điện áp định mức thứ cấp U2 luôn luôn được tính toán là 100V (trừ một số
trường hợp đặc biệt).
Chẳng hạn:
- Đối với điện áp 10kV: người ta thường dùng BU có điện áp định mức là 10000/100V
- Đối với điện áp 35kV: người ta thường dùng BU có điện áp định mức là 35000/100V
Ví dụ: Thanh góp điện áp 110 kV có đặt biến điện áp 115000/100V, bên thứ
cấp mắc Vônmét và các dụng cụ đo. Khi Vônmét chỉ U = 95V thì điện áp trên thanh
góp là bao nhiêu?
Giải:
Ta có Tỷ số biến áp:
2
1
U
U
KU 1150
100
115000
Điện áp trên thanh góp chính là điện áp sơ cấp của BU, ta có:
U1 = KU.U2 = 1150*95 = 109250V = 109,25kV
Hình 2.18: Máy biến điện áp
W2
V
U2
U1
W1
38
Vậy điện áp trên thanh góp là: 109,25kV.
1.3. Mở rộng giới hạn đo
1.3.1. Phương pháp dùng điện trở phụ
Với: Ro điện trở của cơ cấu đo
Rp là điện trở phụ
Uo điện áp đặt lên cơ cấu
Ux điện áp cần đo
Ta có: o
po
po
x
o
o
R
RR
Uo
Ux
RR
U
R
U
Đặt: o
po
u
o
x
u
R
RR
K
R
U
K
,
vậy: Ku.Ro = Ro + Rp Rp = Ro(Ku – 1)
Ku là hệ số mở rộng của thang đo
Có thể chế tạo Vônmét điện động nhiều nhiều thang bằng cách thay đổi cách
mắc song song hoặc nối tiếp hai đoạn dây tĩnh và nối tiếp các điện trở phụ. Ví dụ sơ đồ
Vônmét điện động có hai thang đo như sau:
Trong đó: A1, A2 là hai phần của cuộn dây tĩnh. B cuộn dây động. Trong
Vônmét này cuộn dây tĩnh và động luôn luôn nối tiếp với nhau và nối tiếp với các điện
trở phụ Rp. Bộ đổi nối K làm nhiệm vụ thay đổi giới hạn đo. Các tụ điện C tạo mạch
bù tần số cho Vônmét.
1.3.2. Phương pháp dùng biến điện áp:
Vì Vônmét có điện trở lớn nên có thể coi biến áp luôn làm việc ở chế độ không
tải:
Ta có:
vK
W
W
U
U
2
1
2
1
39
I
phụ tải
A
Rt
rA
U
Hình 2.1: Sơđồ mắc Ampemet
- +
Để tiện trong quá trình sử dụng và chế tạo người ta quy
ước điện áp định mức của biến áp phía thứ cấp bao giờ cũng là
100V. Còn phía sơ cấp được chế tạo tương ứng với các cấp
của điện áp lưới. Khi lắp hợp bộ giữa biến điện áp và Vônmét
người ta khắc độ Vônmét theo giá trị điện áp sơ cấp.
Giống như Biến dòng điện, biến điện áp là phần tử có
cực tính, có cấp chính xác và phải được kiểm định trước khi
lắp đặt.
2. Đo dòng điện
Yêu cầu đối với dụng cụ đo dòng điện là:
- Công suất tiêu thụ càng nhỏ càng tốt, điện trở của ampe kế càng nhỏ càng tốt và
lý tưởng là bằng 0.
- Làm việc trong một dải tần cho trước để đảm bảo cấp chính xác của dụng cụ đo.
- Mắc ampe kế để đo dòng phải mắc nối tiếp với dòng cần đo (hình dưới).
2.1. Đo dòng điện một chiều
Ampe kế một chiều được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị từ điện. Như đã biết,
độ lệch của kim tỉ lệ thuận với dòng chạy qua cuộn động nhưng độ lệch kim được tạo
ra bởi dòng điện rất nhỏ và cuộn dây quấn bằng dây có tiết diện bé nên khả năng chịu
dòng rất kém. Thông thường, dòng cho phép qua cơ cấu chỉ trong khoảng 10-4 đến 10-2
A; điện trở của cuộn dây từ 20 đến 2000 với cấp chính xác 1,1; 1; 0,5; 0,2; và 0,05
2.2. Đo dòng điện xoay chiều
Để đo dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp, người ta thường dùng ampe
mét điện từ, ampemet điện động, từ điện chỉnh lưu.
a. Ampe met từ điện chỉnh lưu
40
Ta biết ampemet từ điện không có khả năng đo trực tiếp dòng điện xoay chiều. Do
đó để đo được dòng xoay chiều, ampemét từ điện phải kết hợp với mạch chỉnh lưu
bằng điôt. Thông thường ampemet loại này có thể đo được cả dòng điện một chiều và
xoay chiều. Việc lựa chọn đo dòng AC hay DC được tiến hành thông qua chuyển
mạch bằng cơ khí.
- Dùng điện trở Shunt và điôt cho cơ cấu từ điện: (Ampemét chỉnh lưu)
Điôt mắc nối tiếp với cơ cấu, do đó dòng điện icLtb qua cơ cấu, dòng còn lại qua
điện trở Shunt.
Nói chung các Ampemét chỉnh lưu có độ chính xác không cao do hệ số chỉnh
lưu thay đổi theo nhiệt độ thay đổi theo tần số. Vì vậy cần phải bù nhiệt độ và bù tần
số. Dưới đây là các sơ đò bù tần số của các Ampemét chỉnh lưu bằng cuộn cảm và tụ
điện C.
Mặt khác các Ampemét từ điện chỉnh lưu được tính toán với dòng điện có dạng
hình sin, hệ số hình dáng Khd = 1,1
I
Dk
BSW
hd
.
(2.7)
Khi đo với các dòng điện không phải hình sin sẽ gây sai số.
Hình2.6: Các phương pháp bù tần số của Ampemét chỉnh lưu
a. Bù tần số của Ampemét chỉnh
lưu bằng cuộn cảm
C
Rcu
L RMn Rcu
b. Bù tần số của Ampemét
chỉnh lưu bằng tụ điện C
C
C Rcu
RMn
Hình 2.5: Ampemét chỉnh lưu
C
Rct
RS
ICLTB
VD
IS
+ -
IAC
41
Ưu điểm của dụng cụ này là độ nhạy cao, tiêu thụ công suất nhỏ, có thể làm
việc ở tần số 500 1kHz.
Nhược điểm: độ chính xác thấp. Cấp chính xác 1÷1,5
b. Ampemét điện từ:
Là dụng cụ đo dòng điện được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị điện từ. Mỗi cơ
cấu điện từ được chế tạo với số Ampe và số vòng nhất định.
Ví dụ:
Cuộn dây tròn có IW = 200A vòng, cuộn dẹt có AIW 150100 vòng do đó
khi mở rộng thang đo chỉ cần thay đổi sao cho I.W là hằng số, bằng cách chia đoạn
dây thành nhiều đoạn bằng nhau và thay đổi cách nối ghép các đoạn đó như hình 2.7a
để đo dòng điện nhỏ, hình 2.7b. để đo dòng điện trung bình, hình 2.7c. để đo dòng điện
lớn
c. Ampemét điện động: thường sử dụng đo dòng điện ở tần số 50Hz hoặc cao hơn (400
2000) với độ chính xác cao (cấp 0,5 0,2).
Hình2.8 Sơ đồ Ampemét điện động
b. A-mét
B
A
L1
R1 A
L2
R2
a. mA-mét
B
A A
b. Đo dòng điện trung bình
Hình 2.7: Mở rộng thang đo của Ampemét điện từ
I1
I2
I I
c. Đo dòng điện lớn
I I
a. Đo dòng điện nhỏ
42
Tùy theo dòng điện cần đo mà cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được mắc nối
tiếp hoặc song song (hình 2.8).
- Khi dòng điện cần đo nhỏ hơn 0,5A người ta mắc nối tiếp cuộn dây tĩnh và
cuộn dây động (hình 2.8a).
- Khi dòng điện cần đo lớn hơn 0,5A cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được
ghép song song (hình 2.8b).
Ampemét điện động có độ chính xác cao nên được sử dụng làm dụng cụ mẫu.
Các phần tử R, L trong sơ đồ dùng để bù sai số tần số và tạo cho dòng điện ở 2 cuộn
dây trùng pha nhau.
* Khi cần đo các dòng điện lớn, để mở rộng thang đo người ta còn dùng máy
biến dòng điện (BI).
* Cấu tạo của biến dòng gồm có 2 cuộn dây:
- Cuộn sơ cấp W1, được mắc nối tiếp với mạch điện có dòng I1 cần đo
- Cuộn thứ cấp W2 mắc nối tiếp với Ampemét có dòng điện I2 chạy qua
* Để đảm bảo an toàn cuộn thứ cấp luôn luôn được nối đất.
Cuộn thứ cấp được chế tạo với dòng điện định mức là 5A. Chẳng hạn, ta
thường gặp máy biến dòng có dòng điện định mức là: 15/5A; 50/5A; 70/5A; 100/5A....
(Trừ những trường hợp đặc biệt).
Ta có tỷ số biến dòng 1
2
2
1
W
W
I
I
Ki
(2.8)
Tỷ số Ki bao giờ cũng được tính sẵn khi thiết kế BI nên khi trên ampemét có số
đo I2 ta dễ dàng tính ngay được I1
I1
A
W1
W2
I2
Hình 2.9: Sơ đồ cấu tạo BI
43
I1 = Ki I2 (2.9)
Ví dụ: Biến dòng điện có dòng điện định mức là 600/5A; W1 = 1 vòng.
Xác định số vòng của cuộn thứ cấp và tìm xem khi ampemét thứ cấp chỉ I2 =
2,85A thì dòng điện cuộn sơ cấp là bao nhiêu
Giải:
- Tỷ số biến dòng:
120
5
600
iK
- Số vòng cuộn thứ cấp W2 = Ki W1 = 120 vòng
- Dòng điện sơ cấp I1 = Ki I2 =120 x 2,85 = 342A
2.3. Mở rộng giới hạn đo
2.3.1. Phương pháp chia nhỏ cuộn dây
Khi đo dòng điện có giá trị nhỏ người ta mắc các cuộn dây nối tiếp và khi đo
dòng lớn thì người ta mắc các cuộn dây song song.
Hình 2.7 Phương pháp chia nhỏ cuộn dây
2.3.2. Phương pháp dùng biến dòng điện
Hình 2.8: Sơ đồ dùng BI để đo dòng điện
I1.W1 = I2.W2 hay I1/I2 = W2/W1 = KI
KI: hệ số máy biến dòng. VD máy biến dòng: 100/5; 200/5; 300/5
2.3.3. Phương pháp dùng điện trở Shunt
44
Để tăng khả năng chịu dòng cho cơ cấu (cho phép dòng lớn hơn qua) người ta
mắc thêm điện trở Shunt song song với cơ cấu chỉ thị.
Diode mắc nối tiếp với cơ cấu đo từ điện, do đó dòng điện chỉnh lưu qua cơ cấu đo,
dòng điện qua Rs là dòng AC.
Im dòng điện qua cơ cấu đo
Immax dòng điện cực đại
Imax dòng điện cực đại cho phép qua cơ cấu đo.
maxmax
2318,0318,0 IIIi mmd
Giá trị dòng điện hiệu dụng của dòng điện AC qua Rs:
2318,0
maxIII cs
Với Ic là dòng điện cần đo
)(
2318,0
max
s
mD
s
I
I
RU
R
3. Đo công suất
3.1. Dụng cụ đo công suất
Công suất là đại lượng cơ bản của phần lớn các đối tượng, quá trình và hiện
tượng vật lý. Vì vậy việc xác định công suất là một phép đo rất phổ biến. Việc nâng
cao độ chính xác của phép đo đại lượng này có ý nghĩa rất to lớn trong nền kinh tế
quốc dân, nó liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng đến việc tìm những nguồn năng
lượng mới, đến việc tiết kiệm năng lượng.
Dải đo của công suất điện thường từ 10-20Wđến 10+20W.
Hình 2.12: Sơ đồ mắc Oát – mét với nguồn công suất cần đo
45
Về cấu tạo thì các Oát – mét thường gồm 3 khối: tải hấp thụ, bộ biến đổi năng
lượng và thiết bị chỉ thị.
Ở các mạch điện một chiều, mạch xoay chiều tần số công nghiệp (50Hz, 60Hz),
âm tần, cao tần thì phép đo công suất được thực hiện bằng phương pháp đo trực tiếp
hay đo gián tiếp.
Đo trực tiếp công suất có thể thực hiện bằng Oát – mét. Oát – mét có bộ biến
đổi đại lượng điện là một thiết bị “nhân” điện áp và dòng điện trên tải.
Đo gián tiếp công suất thì được thực hiện bằng phép đo dòng điện, điện áp và
trở kháng.
Nếu đo dòng điện ở cao tần: phép đo được thực hiện bằng các phương pháp
biến đổi năng lượng điện từ thành các dạng năng lượng khác để đo. Các dạng năng
lượng này như là quang năng, nhiệt năng hay cơ năng .
3.2. Đo công suất trong mạch một chiều,mạch xoay chiều một pha
Trong trường hợp khi dòng và áp có dạng hình sin thì công suất tác dụng được
tính là: P = U.I.cos
hệ số cosφ được gọi là hệ số công suất.
Còn đại lượng S = U.I gọi là công suất toàn phần được coi là công suất tác dụng
khi phụ tải là thuần điện trở tức là, khi cosφ = 1.
Khi tính toán các thiết bị điện để đánh giá hiệu quả của chúng, người ta còn sử
dụng khái niệm công suất phản kháng. Đối với áp và dòng hình sin thì công suất phản
kháng được tính theo :
Q = U.I.sinφ
Trong trường hợp chung nếu một quá trình có chu kỳ với dạng đường cong bất
kỳ thì công suất tác dụng là tổng các công suất của các thành phần sóng hài.
Hệ số công suất trong trường hợp này được xác định như là tỉ số giữa công suất
tác dụng và công suất toàn phần:
3.3. Đo công suất mạch xoay chiều 3 pha
Biểu thức tính công suất tác dụng và công suất phản kháng là :
46
với: Uφ, Iφ: điện áp pha và dòng pha hiệu dụng
φ0: góc lệch pha giữa dòng và áp của pha tương ứng.
Biểu thức để đo năng lượng điện được tính như sau:
Wi = Pi.t
với: P: công suất tiêu thụ
t: thời gian tiêu thụ
Trong mạch 3 pha có:
W= WA+ WB + WC
4. Đo điện năng
4.1. Dụng cụ đo điện năng
Trên thực tế việc đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện 1 pha người ta thường
sử dụng công tơ 1 pha. Loại công tơ thường được dùng phổ biến hơn cả đó là loại công
tơ hãng EMIC của Việt Nam. Công tơ một pha được trang bị hầu hết cho tất cả các hộ
gia đình sử dụng điện, mục tích là để tính lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng với đơn
vị là số điện hay kwh.
Công tơ một pha được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị cảm ứng, cấu tạo thường
có các phần cơ bản sau:
- Cuộn dây 1 (tạo nên nam châm điện 1): gọi là cuộn áp được mắc song song
với phụ tải. Cuộn này có số vòng dây nhiều, tiết diện dây nhỏ để chịu được điện áp
cao.
- Cuộn dây 2 (tạo nên nam châm điện 2): Gọi là cuộn dòng được mắc nối tiếp
với phụ tải. Cuộn này dây to, số vòng ít, chịu được dòng lớn.
- Đĩa nhôm 3: được gắn lên trục tì vào trụ có thể quay tự do giữa hai cuộn dây
1, 2.
- Hộp số cơ khí: gắn với trục quay của đĩa nhôm để ghi lại lượng điện năng đã
tiêu thụ.
- Nam châm vĩnh cửu 4: có từ trường xuyên qua đĩa nhôm để tạo ra mômen
hãm.
47
Hình7.1a: Nguyên lý cấu tạo
công tơ 1 pha
Hình7.1c: Cuộn áp
Hình 7.1b: Cấu tạo công tơ 1 pha
Hình7.1d:Đĩa nhôm
Hình7.1e:Hộp số
Hình7.1f:Nam châm
Hình7.1g:Cuộn dòng
4.2. Đo điện năng mạch một pha
4.2.1. Nguyên lý làm việc
Khi có dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dòng điện sẽ sinh ra từ thông 1 biến
thiên qua đĩa nhôm do đó trong đĩa nhôm sẽ xuất hiện dòng điện xoáy ii. Tương tự như
vậy, ở cuộn điện áp dòng xoay chiều sinh ra từ thông 2 biến thiên do đó sinh ra dòng
điện iu. Các dòng ii và iu tác dụng với 1 và 2 tạo thành mômen quay làm đĩa nhôm
quay: Mq = K1 P
Do đĩa nhôm lại nằm trong từ trường của nam châm vĩnh cửu nên khi đĩa nhôm
quay thì trong đĩa lại xuất hiện dòng cảm ứng ic. Sự tương tác giữa ic và từ trường của
nam châm vĩnh cửu sẽ sinh ra mômen hãm, ngược chiều với mômen quay (do đó nam
châm vĩnh cửu còn được gọi là nam châm hãm). Mc = K2.n (n là tốc độ quay của
đĩa nhôm). Khi Mq = Mc thì đĩa nhôm quay đều.
48
Mq = Mc K1 P = K2 n
PK
K
K
Pn 3
2
1
; ( 2
1
3
K
K
K
)
Như vậy tốc độ quay của đĩa nhôm tỷ lệ với công suất P của mạch cần đo. Sau
một thời gian t đĩa nhôm quay được N vòng tức là n = N/t suy ra: N = CP.P.t = CP.W.
Nghĩa là số vòng của công tơ sau một thời gian t tỉ lệ với năng lượng W tiêu thụ của
phụ tải trong thời gian ấy. CP được gọi là hằng số công tơ: CP = N/W [vòng/kWh]. Là
số vòng của công tơ khi tiêu hao công suất là 1kW trong 1 giờ. Số chỉ này của năng
lượng sẽ được ghi lại bởi một hộp số cơ học trên mặt công tơ.
Hình7.2: Hình ảnh công tơ 1 pha
4.2.2. Sơ đồ nối dây công tơ một pha
Trong mỗi công tơ, khi mở nắp che trụ đấu dây ra thì ở mặt trong của trụ đấu
dây bao giời cũng có sơ đồ nối dây đi kèm. Người thợ điện có thể dựa váo sơ đồ đo để
đấu dây cho đúng. Trên thực tế thướng có một số sơ đồ nối dây như hình dưới đây:
a,
b,
c,
Hình7.3: Sơ đồ nối dây công tơ 1 pha
Hình a: Có 4 trụ đấu dây. Trong đó trụ 1 là đầu vào cuộn dòng và cuộn áp, trụ
số 2 là đầu ra của cuộn dòng, trụ số 3 và 4 được nối liền và là đầu còn lại của cuộn áp,
trong đó trụ 3 là đầu vào dây trung tính còn trụ 4 là đầu ra của dây trung tính. Đây là
sơ đồ nối dây trực tiếp, đo điện năng trong mạch công suất nhỏ.
Hình b: Có 4 trụ đấu dây. Trong đó trụ 1 là đầu vào cuộn dòng và cuộn áp, trụ 2
là đầu vào dây trung tính, trụ số 3 là đầu ra dây trung tính, trụ 4 là đầu ra cuộn dòng
49
nối với tải. Đây cũng là sơ đồ nối dây trực tiếp, đo điện năng trong mạch công suất
nhỏ.
Hình c: Là sơ đồ đo điện năng của mạch công suất lớn, nên dòng điện đưa vào
cuộn dòng phải thông qua biến dòng CT qua 2 trụ 1 và 2. Các trụ 3 và 4 là hai đầu
cuộn áp mắc song song với tải.
Đối với công tơ 1 pha hay 3 pha đều có cực tính của các cuộn dòng và cuộn áp
được đánh bằng dấu (*), do đó khi mắc dây cần chú ý đấu đúng đầu cực tính. Nếu 1
trong 2 cuộn đấu ngược thì công tơ sẽ quay ngược.
4.2.2. Lắp đặt, nối dây công tơ một pha
- Loại công tơ:Các hộ có nhu cầu tiêu thụ dưới 100kWh/tháng lắp loại công tơ
3(9)A. Còn trên 100kWh/tháng lắp loại công tơ 5(20)A. Các cơ sơ sản xuất kinh
doanh, chế biến, hộ tập thể công cộng lắp loại công tơ 10(40)A.
- Vị trí lắp đặt công tơ: Tất cả các công tơ đêu phải được kẹp chì kỹ thuật của
cơ quan được nhà nước uỷ quyền về kiểm định công tơ và kẹp chì thương mại của đơn
vị kinh doanh. Công tơ có thể được treo trên cột điện, trong hoặc ngoài nhà. Treo ở độ
cao khoảng 2,5m khi lắp đặt trên cột. và không dưới 1,7m khi lắp đặt trong nhà.
- Hộp công tơ: Sử dụng các loại hộp đặt được 1 hoặc nhiều công tơ tuỳ theo yêu
cầu thực tế. Trong mỗi hộp phải lắp đặt áp tô mát hoặc cầu chì loại 20A, 30A hoặc
40A phía sau mỗi công tơ. Hộp công tơ được sử dụng là loại hộp sắt được sơn tĩnh
điện với cách điện đơn hoặc kép, hộp inox hoặc hộp composit. Hộp công tơ được chế
tạo theo kiểu hộp kín có cánh cửa với các ô hở để đọc chỉ số công tơ, thay cầu chì, áp
tô mát,
- Sau khi chọn công tơ, chọn hộp, ta tiến hành đấu lắp theo sơ đồ hình 7.4
Hình7.4: Sơ đồ nối dây
Hình7.5: Hộp công tơ 1 pha
5. Đo điện trở
50
5.1. Đo điện trở bằng V-A
Dùng ampemet và volmet đo dòng và áp trên điện trở rồi suy ra R’x = Uv / Ia
thông qua hai sơ đồ (hình 5.1):
Hình 5.1: Phương pháp Volt – ampe
Hình 5.1a: vôn kế mắc trước ampe kế mắc sau, khi đó điện trở cần đo Rx được
xác định bởi:
5.1x
U
R
I
Trong đó: U – điện áp đo được trên vôn-kế; I – dòng điện đo được trên ampe-
kế. Theo mạch đo: U = Ua + Ux (5.2)
với: Ua - điện áp rơi trên ampe-kế; Ux - điện áp rơi trên R
Điều này sẽ gây ra sai số và trị số đúng của điện trở là:
5.3x ax
U U U
R
I I
Hình 5.1b: Ampe-kế mắc trước, vôn-kế mắc sau. Điện trở Rx vẫn được xác
định bởi: I
U
Rx
Trong đó: U – điện áp đo được trên vôn-kế; I – dòng điện đo được trên ampe-
kế. Dòng I chính là dòng điện Ix qua Rx và Iv qua volt kế nên có trị số là:
I = Ix + Iv
Điều này sẽ gây ra sai số và trị số đúng của điện trở là:
5.4x
x v
U U
R
I I I
5.2. Đo điện trở bằng cầu đo
- Đo điện trở trung bình bằng cầu đơn (hình5.8)
51
Hình 5.8: Đo điện trở trung bình bằng cầu đơn
Các điện trở R1, R2, R3 là các điện trở mẫu làm bằng hợp kim của mangan có
độ chính xác cao, Rx là điện trở cần đo.
Chỉ thị G là co cấu từ điện có độ nhạy cao, khi cầu xảy ra trạng thái cân bằng
thì điện thế ở hai điểm AB bằng nhau và ta có đẳng thức sau:
1 1 21 3
3 3 4 42 4
à 5.16
XI R I RI I
v
I R I RI I
Vậy:
1 1 4
3 4 3
5.17x x
RR R
R R
R R R
Thông thường R1/ R3 là bội số của 10 và thường bằng ( 0,001; 0,01; 0,1; 1; 10;
100 ).
Cầu đơn có một nhược điểm là không loại trừ được điện trở dây nối nhưng có
ưu điểm là dễ cân bằng.
- Ðo điện trở nhỏ bằng cầu kép
Cầu kép (hình 5.9) theo sơ đồ bốn dây thường dùng đo các điện trở lớn hơn
hoặc bằng 5mΩ. Các điện trở nhỏ hơn cũng có thể đo được nhưng sẽ tăng sai số. Khi
đo ta diều chỉnh cho cầu cân bằng, tức kim điện kế chỉ 0, dòng qua chỉ thị bằng 0, ta
có:
+ Dòng qua R1, R2 là dòng I1, dòng qua R3, R4 là dòng I2.
+ Theo vòng 1 ta có:
1 1 2 3
3
1 1 2
1
. . .
. ( . ) 5.18
x
x
I R I R I R
R
I R R I I
R
+ Theo vòng 2 ta có:
52
0 1 2 2 4
4
0 2 1 2
2
. . .
. ( . ) 5.19
I R I R I R
R
I R R I I
R
Vậy:
3
1 2
1 1
40 2
1 2
2
5.20x
R
I I
R R R
RR R
I I
R
Với điều kiện: 4
3
2
1
2
4
1
3
R
R
R
R
hay
R
R
R
R
1 0
2
5.21x
R
R R
R
Hình 5.9: Sơ đồ cầu kép
Như vậy nếu trong quá trình đo luôn giữ được tỉ số R1/R2 = R3 /R4 thì ta sẽ tính
được Rx thông qua tỉ số trên. Cầu kép có một ưu điểm nổi bật là có thể loại trừ được
điện trở dây nối, nhưng có nhược điểm là khó cân bằng nếu Rx là các cuộn dây máy
điện.
5.3. Đo điện trở bằng Ôm kế-Mê gôm kế
Thiết bị dùng để đo điện trở trực tiếp gọi là ômmét
Ký hiệu:
a. Đo bằng ômmét:
* Ôm mét nối tiếp: Là ôm mét trong đó điện trở cần đo Rx được mắc nối tiếp với cơ
cấu đo.
Un
RP
C
RX
Rct
53
C: Cơ cấu đo kiểu từ điện
Rct: Điện trở trong của cơ cấu (Không đổi)
Un: Điện áp nguồn một chiều (Pin)
RP: Điện trở dùng giới hạn dòng điện bảo vệ cơ cấu và đảm bảo sao cho khi
RX=0 dòng qua cơ cấu đo là lớn nhất (lệch hết thang chia độ)
RX: Điện trở cần đo
Điện trở trong của ôm mét được tính như sau:
RΩ = Rct + RP =
U0
Ictmax
Khi đo, dòng điện qua cơ cấu đo sẽ là: ctXP RRR
U
I
Nếu giữ U và RP không đổi thì dòng điện I sẽ phụ thuộc vào giá trị của điện trở
RX, từ đó góc lệch của kim là sẽ phụ thuộc vào giá trị của điện trở cần đo.Trên thang
đo người ta ghi trực tiếp trị số của điện trở.
+ Điện trở RP được chọn sao cho khi chập hai đầu que đo(RX = 0) (Tức là Ict giá trị
đại) thì kim của ômmét quay hết mặt chia độ và khi hở mạch (RX = , không có dòng
qua cơ cấu) thì kim đứng yên. Như vậy ở ômmét, mặt chia độ ngược với chiều quay
của kim.
+ Trong quá trình dùng ômmét đo điện trở, điện áp của pin (Un) sẽ giảm dần làm kết
quả đo kém chính xác. Do đó để khắc phục sai số do nguồn cung cấp thay đổi người
ta mắc thêm một triết áphoặc một biến trở Rm để chỉnh “0” bằng cách, trước khi tiến
hành đo phải ngắn mạch đầu ra (RX=0) sau đó chỉnh Rm để kim của chỉ thị chỉ “0” trên
thang đo sau đó mới bắt đầu đo.
* Ôm mét song song:
Điện trở cần đo Rx được đấu song song với cơ cấu đo
Hình 2.22: Mạch nguyên lý của ôm mét nối tiếp
+ Un
R
2
R
x
1
Rm
Rp
Rct
Hình 2.23: Ôm mét chỉ thị nối tiếp
54
Ưu điểm của ômmét loại này là có thể đo được điện trở tương đối nhỏ và điện
trở trong của ôm mét R nhỏ khi dòng điện từ nguồn cung cấp không lớn lắm. Do đó
Rx mắc song song với cơ cấu đo nên khi Rx = (chưa có Rx) dòng điện qua cơ cấu đo
là lớn nhất, với Rx=0 dòng điện qua cơ cấu đo là gần bằng không. Thang đo được khắc
độ giống như Vôn mét.
Điều chỉnh thang đo của ômmét trong trường hợp nguồn cung cấp thay đổi
cũng dùng một biến trở RM và điều chỉnh ứng với Rx = . Xác định RM cũng giống
như sơ đồ ômmét mắc nối tiếp
* Ôm mét nhiều thang đo
Việc mở rộng nhiều thang đo cho Ohmmet sẽ tuân theo nguyên tắc chuyển từ
giới hạn đo này sang giới hạn đo khác bằng cách thay đổi điện trở vào của Ohmmet
với một số lần nhất định sao cho khi Rx = 0 kim chỉ vẫn đảm bảo lệch hết thang đo tức
là dòng qua cơ cấu đo bằng giá trị định mức đã chọn.
Để mở rộng giới hạn đo của Ohmmet người ta có thể dùng nhiều nguồn cung
cấp và các điện trở phân dòng cho các thang đo khác nhau.
Hình bên là ví dụ về một sơ đồ của Ohmmet nhiều thang đo.
Un
RX
Rp
C
Rct
Ict IX
I
Rm
Hình 2.24: Đấu song song Rx với cơ cấu đo
c«ng t¾c
Hình 2.25: Ôm mét nhiều thang đo
R9
Rx1
+
1.5V
+
R3
R2 R1
Rx10k
Rx10 Rx100 Rx1k
Rx
9V
R11 R10 R8 R7
R6 R5 R4
chØnh lÖch kh«ng
55
Chú ý: Công tắc đo có phần tiếp xúc động có thể xoay từng nấc cùng chiều
hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Công tắc này có hai phần tiếp xúc là tiếp xúc với điện
trở phân dòng tương ứng của thang đo và tiếp xúc với nguồn cung cấp cho dải đo đó.
Khi thang đo điện trở ở giá trị nhỏ thì sử dụng nguồn nhỏ (ví dụ là 1,5V)
Khi thang đo điện trở ở giá trị lớn thì sử dụng nguồn lớn (ví dụ là 9V hoặc15V)
b. Đo bằng Mêgômét:
Mêgômét là dụng cụ đo điện trở lớn mà ômmét không đo được
Mêgômét thường dùng đo điện trở cách điện của máy điện, khí cụ điện, cuộn
dây máy điện.
Ký hiệu:
- Cấu tạo: (Hình 2.26)
Gồm tỷ số kế từ điện và manhêtô kiểu tay quay dùng làm nguồn để đo.
Phần động gồm có 2 khung dây (1) và (2) đặt lệch nhau 900 quấn ngược chiều
nhau, không có lò xo đối kháng. Khe hở giữa nam châm và lõi thép không đều nhằm
tạo nên một từ trường không đều.
Nguồn điện cung cấp cho 2 cuộn dây là một máy phát điện một chiều quay tay
có điện áp từ (500 1000)V
Điện trở cần đo RX đượcmắc nối tiếp với cuộn dây (1)
Điện trở phụ RP đượcmắc nối tiếp với cuộn dây (2)
M
RX RP
I1 I2
N S
M2 M1
+
-
1 2
M
Hình 2.26:
Mêgômétkiểutuwf ddieenk từ
điện
56
- Nguyên lý:
Khi đo, ta quay máy phát điện với tốc độ đều (khoảng 70 80 vòng/phút). Sức
điện động của máy phát điện sẽ tạo ra hai dòng điện I1 và I2 trong 2 cuộn dây, nghĩa là
xuất hiện 2 mômen quay M1 và M2 ngược chiều nhau. Như vậy kim sẽ quay theo hiệu
số của 2 mômen và chỉ dừng lại khi M1 = M2
Vì mômen quay tỷ lệ với dòng điện nên ta có:
M1 = K1.I1 và M2 = K2.I2
Do đó khi kim cân bằng thì:
K1.I1 = K2.I2 hoặc 1
2
2
1
K
K
I
I
Do từ trường phân bố không đều trong khe hở không khí nên tỷ số 1
2
K
K
phụ
thuộc vào vị trí các cuộn dây, nghĩa là phụ thuộc vào góc quay của kim
xf
K
K
I
I
1
2
2
1
Mặt khác các dòng điện I1 và I2 bằng:
XRr
U
I
1
1
PRr
U
I
2
2
Nên:
)(
1
2
2
1 xf
Rr
Rr
I
I
X
P
r1, r2 là điện trở của các cuộn dây(1) và (2)
Nghĩa là góc quay của kim phụ thuộc vào RX (vì r1, r2 và Rp đều không đổi)
Trên thang đo của Mêgômét người ta ghi trực tiếp trị số điện trở k, M tương
ứng với các góc quay của kim.
* Chú ý:
- Vì không có lò xo cân bằng nên khi không đo kim sẽ ở một vị trí bất kỳ
trên mặt số.
- Không nên chạm vào 2 đầu ra của dây để tránh bị điện giật khi quay.
6. Đo tần số
57
6.1. Dụng cụ đo
Tần số là thông số rất quan trọng của tín hiệu điện, nó cho biết dao động thực
hiện nhanh hay chậm. Về giá trị tần số là số dao động thực hiện trong 1 giây (đo bằng
Hz). Như vậy, tần số có giá trị bằng nghịch đảo của chu kỳ:
1
( )
( )
f Hz
T s
(9.1)
Trong dao động tuần hoàn thì góc pha (t) sẽ đặc trưng cho trạng thái của dao
động ở mỗi thời điểm.
0
( ) 2t f t
(9.2)
Sơ đồ đấu nối thiết bị cho phép đo
Thiết bị:
1. Dao động ký 2 kênh Instek GOS 652G
2. Máy phát hàm GW-Instek GFG-8216A
3. Bảng mạch thực tập: Electronic Circuit Board
Sử dụng máy phát hàm.
Nếu sử dụng nguồn tín hiệu chuẩn từ máy phát hàm ta sẽ thực hiện sơ đồ nguyên
tắc kết nối máy phát hàm với dao động ký như hình 9.2.
M Y T M DAO Đ NG
OUTPUT CH1 CH2
Hình 9. 1. Sơ đồ nối máy phát hàm với dao động ký
Chức năng của các thiết bị trong phép đo.
1. Máy phát hàm GW-Instek GFG-8216A
Đây là loại máy phát đa năng với các tham số kỹ thuật chính sau:
Dạng tín hiệu ra: Cho ra 3 dạng sóng sin, tam giác, vuông với các mức lối
ra CMOS và TTL.
Tần số: 0,3Hz – 3MHz với 7 dải tần 1-10-100-1k-10k-100k-1MHz
Chỉnh DC offset: -5V - +5V
Chú ý: Trong thực hành có thể sử dụng loại máy phát hàm bất kỳ.
58
2. Dao động ký 2 kênh Instek GOS 652G
Đây là dao động ký 2 kênh đo CH1 và CH2 với dải tần làm việc đến 50MHz.
Trong thực hành chúng ta có thể sử dụng loại bất kỳ khác.
3. Sử dụng Electronic circuit board.
Khi không có máy phát xung chuẩn có thể sử dụng mô hình thực tập Electronic circuit
board với nguồn xung chuẩn cho ra 3 dạng tín hiệu: vuông, tam giác, sin với tần số có
thể điều chỉnh được từ 0 ÷ 1kHz với 3 dải tần và 2 tần số cố định 1kHz, 50Hz. Biên độ
xung điều chỉnh được từ 0 ÷ 11V.
6.2. Phương pháp đo
Chuẩn độ dao động ký
Bật công tắc nguồn của dao động ký, kiểm tra và setup chế độ ban
dầu cho dao động ký.
Chuẩn độ máy với nguồn áp chuẩn VCAL (1kHz).
Đo tần số điện áp tín hiệu
Bật công tắc nguồn của máy phát tín hiệu, reset các phím điều
khiển về vị trí ban đầu.
Kết nối máy phát với dao động ký.
Đặt tần số máy phát 1kHz.
Đặt núm Time/DIV của dao động ký ở vị trí 0.5ms
Chọn chế độ tín hiệu ra là xung tam giác.
Quan sát dạng sóng trên dao động ký.
Chỉnh DC offset để có dạng sóng tam giác cân.
Chọn chức năng phát xung vuông, quan sát xem đã đối xứng
chưa.
Chọn sóng sin, quan sát xem có bị méo dạng không.
Đo chu kỳ của tín hiệu theo công thức:
T = (Số ô ứng với 1 chu kỳ) x hệ số (Time/DIV) (9.5)
Tính tần số của tín hiệu theo công thức (9.1)
1
( )
( )
f Hz
T s
7. Đo các đại lượng không điện
59
7.1. Khái niệm chung
Dùng để mô tả các tính chất, các hiện tượng và các quá trình phi điện. Hầu hết
các đại lượng vật lý là các đại lượng không điện, chẳng hạn như:
Các đại lượng cơ: chiều dài, khối lượng, thời gian, .
Các đại lượng nhiệt: nhiệt độ, nhiệt lượng,
Các đại lượng quang: quang thông, cường độ sáng, v.v
Hầu hết các đại lượng vật lý bắt gặp trong thực tế đều là không điện.
Đo không điện: Là phương pháp đo trực tiếp các đại lượng không điện bằng các
dụng cụ đo không điện. Ví dụ đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân. Đo chiều dài bằng
thước mét. Đo tốc độ quay bằng bộ truyền động hộp số v.v
Các dụng cụ đo không điện thường có dạng đơn giản, độ chính xác giới hạn và
khó hoặc không thể đo lường được từ xa.
Hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (Système International d’Unites):
7.2. Các bộ phận chính
Đo lường là quá trình so sánh đại lượng đo với đơn vị. Phép đo phải thực hiện 3
thao tác chính:
- Biến đổi tín hiệu và tin tức
- So sánh đại lượng đo với đơn vị (hay với mẫu)
- Chỉ báo kết quả
STT
Các đại lượng vật lý Đơn vị đo
Tên gọi Ký hiệu Tên đơn vị Ký hiệu
1
2
3
4
5
6
7
Chiều dài
Khối lượng
Thời gian
Nhiệt độ
Cường độ dòng điện
Cường độ sáng
Lượng vật chất
l
m
t
T
I
J
n
metre
kilogram
second (giây)
Kelvin
Ampere
candela
mole
m
kg
s
K
A
cd
mol
8
9
Góc phẳng
Góc khối
radian
steradian
rad
sr
60
Thiết bị cho phép thực hiện quá trình so sánh đại lượng đo với đơn vị (hay với
mẫu) gọi là dụng cụ đo hay máy đo. Theo phương pháp thực hiện phép đo phân ra hai
dạng máy đo chính: máy đo tương tự (analog) và máy đo số (digital).
Máy đo tương tự thường là dạng cơ điện, chỉ thị kim và có sơ đồ cấu trúc bao
gồm 3 khối chức năng cơ bản: mạch đo, cơ cấu đo và chỉ thị. Khi đo các đại lượng thụ
động (R,L,C) mạch đo được cấp thêm nguồn nuôi (hình 1.2).
Hình 1. 8. Sơ đồ cấu trúc của một máy đo cơ điện.
Máy đo số có sơ đồ cấu trúc như hình 1.3 bao gồm các khối chức năng chính:
mạch đo, biến đổi tương tự số, giải mã, mạch chỉ thị số.
Hình 1 9.Sơ đồ cấu trúc của một máy đo chỉ thị số.
Mạch đo có nhiệm vụ thu nhận và biến đổi tín hiệu cần đo về dạng tín hiệu
chuẩn phù hợp với cơ cấu đo. Mạch đo thường thực hiện các chức năng như: mạch
chọn thang đo (mạch phân áp, phân dòng), mạch chọn chức năng đo, mạch chỉnh lưu,
mạch chuyển đổi dòng- áp, mạch phối hợp trở kháng,
Với máy đo các đại lượng không điện thì mạch đo còn bao gồm cả mạch cảm
biến và chuyển đổi đo lường, mạch biến đổi tín hiệu.
Với máy đo chỉ thị số thì phần mạch đo còn thực hiện các chức năng như:
chuyển mạch thang đo (di chuyển dấu chấm động), biến đổi và lấy mẫu tín hiệu đo
7.3. Một số bộ chuyển đổi
Đo các đại lượng không điện bằng phương pháp đo điện:
Do các đặc tính ưu việt của phương pháp đo điện, nên ngày nay các dụng cụ đo
điện được sử dụng trong hầu hết các hệ thống đo lường và có thể đo được tất cả các
đại lượng vật lý. Để đo các đại lượng không điện bằng phương pháp đo điện người ta
phải sử dụng các bộ chuyển đổi đo lường để chuyển các tín hiệu không điện thành tín
MẠCH ĐO
CƠ CẤU ĐO
CƠ ĐIỆN
NGUỒN NUÔI
CHỈ THỊ KIM
ĐẠI LƯỢNG ĐO
MẠCH ĐO
BIẾN ĐỔI
TƯƠNG TỰ - SỐ
NGUỒN NUÔI
GIẢI MÃĐẠI LƯỢNG ĐO
61
hiệu điện, sau đó dùng hệ thống đo điện để xử lý và đo đạc. Sơ đồ nguyên tắc của
phương pháp chỉ ra trên hình.
Hình. Đo các đại lượng không điện bằng phương pháp điện
Các bộ chuyển đổi đo lường đóng vai trò như các nhà “phiên dịch” chuyển
ngôn ngữ “không điện” lối vào thành ngôn ngữ “điện” lối ra. Chúng thường là các bộ
cảm biến (sensor), là các đầu dò thu nhận tín hiệu không điện cần đo lối vào và biến
đổi chúng thành tín hiệu điện lối ra.
Tùy thuộc vào tín hiệu lối vào là cơ, nhiệt, quang, hóa, mà ta sẽ sử dụng các
bộ chuyển đổi tương ứng:
- Chuyển đổi cơ – điện
- Chuyển đổi nhiệt – điện
- Chuyển đổi quang – điện
- Chuyển đổi hóa – điện,
- Chuyển đổi bức xạ và ion hóa
- v.v
Đại lượng đo
không điện X
(cơ, quang,
nhiệt,)
Chuyển đổi
đo lường
Mạch đo điện
và
xử lý tín hiệu
Chỉ thị,
lưu trữ
kết quả
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng Thảnh, Hoàng Sỹ Hồng. Giáo trình Đo lường điện
và cảm biến đo lường. Nxb giáo dục, 2005.
[2]. Nguyễn Văn Hòa. Giáo trình đo lường các đại lượng điện và không điện. Nxb
giáo dục, 2002.
[3]. Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hòa. Kỹ thuật đo lường
các đại lượng vật lý. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. T1, T2.
[4]. Lưu Thế Vinh. Giáo trình đo lường – cảm biến. Nxb. ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, 2007.
[5]. Dư Quang Bình - Giáo Trình Đo Lường Điện Tử - Đại Học Đà Nẵng
Nguyễn Trọng Quế -Dụng cụ đo cơ điện - NXB KHKT, Hà Nội, 1980
[6]. Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng Thanh, Hoàng sỹ Hồng. Đo lường điện và cảm
biến đo lường- NXB Giáo Dục, 2005
[7]. Lưu Thế Vinh, Kỹ thuật đo lường điện điện tử, Đại học Đà Lạt
[8]. Lê Văn Doanh (chủ biên) - Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều
khiển - NXB KH&KT 2001.
[9]. Nguyễn Ngọc Tân (chủ biên) - Kỹ thuật đo - NXB KH&KT 2000.
[10]. Phan Quốc Phô (chủ biên) - Giáo trình cảm biến - NXB KH&KT 2005.
[11]. Ernest O. Doebelin - Measurement Systems-Application and Design - 5st
edition - McGraw-Hill
[12]. Nguyễn Xuân Phú, Vật liệu điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật 1998.
[13]. Nguyễn Xuân Phú, Cung cấp điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật 1998.
[14]. Ngô Diên Tập, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, NXB Khoa học và Kỹ
thuật 1997.
[15]. Bùi Văn Yên, Sửa chữa điện máy công nghiệp, NXB Đà nẵng, 1998.
[16]. Đặng Văn Đào, Kỹ Thuật Điện, NXB Giáo Dục 1999.
[17]. Nguyễn Thế Đạt, Giáo trình An toàn lao động, NXB Giáo Dục 2002.
[18]. Nguyễn Đình Thắng, Giáo trình An toàn điện, NXB Giáo Dục 2002.
[19]. Nguyễn Văn Hoà, Giáo trình Đo lường các đại lượng điện và không điện, NXB
Giáo Dục 2002.
[20].
[21].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_hanh_do_luong_dien_dien_tu_truong_cao_dang_n.pdf