Bước 1: đảm bảo chất lượng thi công công trình
- Chủng loại vật tư đúng theo yêu cầu chủ đầu tư, có chứng chỉ xuất xưởng và
chứng nhận chất lượng theo quy định pháp luật.
- Vị trí lắp đặt thiết bị đúng theo bản vẽ kỹ thuật thi công
- Các vị trí dấu nối dây tại vị trí hộp nối và thiết bị
Bước 2: đảm bảo khối lượng vật tư
- Khối lượng thiết bị thi công phù hợp với khối lượng thiết bị tính toán ngoài những
phát sinh bổ sung do chủ đầu tư yêu cầu.
Bước 3: đảm bảo tiến độ thi công
- Thi công đúng tiến độ đề ra từ ngày 10/5/2016 đến ngày 30/7/2016
Bước 4: đảm bảo an toàn lao động
- Công nhân có giấy “chứng nhận an toàn lao động” do sở xây dựng cấp theo yêu
cầu pháp luật.
- Công nhân trang bị giày bảo hộ lao động, nón bảo hộ lao động, mang dây đai khi
làm việc trên cao, sử dụng tuốt nơ vít có tay cầm bọc nhựa cách điện.
- Sử dụng ổ cắm công nghiệp cấp nguồn cho máy cắt, máy khoan, máy đục.
- Các dây dẫn cấp nguồn tạm được treo lên cao qua khỏi đầu, tại các vị trí nguồn
tạm có gắn biển báo.
- Sau mỗi ca làm việc vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ. Dụng cụ đồ nghề được kiểm tra số
lượng và cất ngăn nắp và tủ đồ trước khi ra về.
57 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 28/02/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thiết kế điện dân dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giữa các phần tử mang điện cho nên phải kiểm tra ổn định động và ổn định
nhiệt.
2.2.1. Lựa chọn dây dẫn cho thiết bị trong nhà.
Đối với phương pháp này ta cần tra trong tiêu chuẩn TCVN 9207 tại bảng 2 của tiêu
chuẩn, từ đó, ứng với mỗi phụ tải, ta lựa chọn dây dẫn cho phù hợp. Tuy nhiên,
phương pháp này chỉ áp dụng cho một số trường hợp chung trong thi công, thiết kế.
2.2.2. Điều kiện chung để lựa chọn CB, công tắc, dây dẫn và các thiết bị điện
khác.
- Chọn theo điện áp định mức: điện áp định mức của CB, công tắc, dây dẫn và các
thiết bị điện khác được ghi trên nhãn máy phù hợp với mức cách điện của nó. Mặt
khác, các thiết được chế có độ bền về điện, cho phép chúng làm việc lâu dài ở điện áp
cao hơn định mức (10÷15)% gọi là điện áp làm việc cực đại. Theo điều kiện điện áp
cần phải thỏa mãn điều kiện sau:
U ≥ Uđm mạng
Trong đó:
U là điện áp định mức của CB, công tắc, dây dẫn hay các thiết bị điện khác.
Uđm mạng là điện áp làm việc của mạng điện.
- Chọn theo dòng điện định mức: dòng điện định mức là dòng điện đi qua CB, công
tắc, dây dẫn hay các thiết bị khác mà ta chọn trong thời gian lâu dài không hạn chế với
nhiệt độ của môi trường bình thường. Khi đó nhiệt độ đốt nóng các bộ phận không
vượt quá giá trị cho phép lâu dài. Chọn theo dòng định mức sẽ đảm bảo cho các bộ
phận sẽ không bị đốt nóng gây nguy hiểm trong tình trạng lâu dài định mức. Điều kiện
như sau:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
19
Ilv max ≤ Iđm
Trong đó: Ilv max là dòng điện cực đại của các thiết bị.
Iđm là dòng điện định mức của CB, công tắc, dây dẫn hay thiết bị ta chọn.
- Khi phối hợp lựa chọn giữa CB và dây dẫn, chúng ta cần kiểm tra điều kiện
sau:
Itt < IdmCB < Idmdd
2.3. Tính toán hệ thống nối đất an toàn
Điện trở đất tính toán, ttρ
ρρ ×= mtt k (2.5)
Trong đó: Km là hệ số theo mùa, là điện trở suất (Ωm)
Điện trở nối đất của một cọc khi chôn sâu dưới đất một khoảng cách là h:
c
c
c
c
c
tt
c Lh
Lh
d
L
L
r +
+
⎥⎥⎦
⎤
⎢⎢⎣
⎡
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛=
4
2
36,1
4
ln
2π
ρ
(2.6)
Trong đó, rc là điện trở của một cọc nối đất (Ω), Lc là chiều dài của cọc nối đất (m), dc
đường kính của cọc nối đất (m).
Điện trở của hệ thống n cọc:
c
c
c n
rR μ= (2.7)
Trong đó, Rc là điện trở của hệ thống n cọc (Ω), hệ số sử dụng cọc chôn thằng đứng.
Điện trở nối đất của thanh nằm ngang chôn sấu dưới lòng đất một khoảng cách là h.
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ −⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛= 14ln
hd
L
L
r t
t
tt
t π
ρ (2.8)
Trong đó, Lt là chiều dài của thanh nối các cọc nối đất (m),h là khoảng cách từ mặt đất
đến thanh (m) , d là đường knh1 của cọc hoặc dây (m).
Điện trở nối đất của dây cáp đồng nối các cọc khi xét đến hệ số sử dụng thanh nối theo
mạch vòng , Rth;
th
t
th
rR μ= (2.9)
Trong đó, thμ là hệ số sử dụng thanh nối theo mạch vòng
Điện trở nối đất an toàn của toàn hệ thống:
thc
thc
TH RR
RRR +=
. (2.10)
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
20
CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN
Để thi công hệ thống điện công trình đạt yêu cầu cần căn cứ vào nghị định 46 / 2015
/NĐ-CP (điều 23 - điều 36) và tiêu chuẩn TCVN 7447: 2011 (phẩn 1 ÷ phần 7). Đây
là cơ sở làm căn cứ nghiệm thu/kiểm soát chất lượng công trình trong suốt quá trình
thi công.
Bảng 3.1 trình tự các bước thi công
Bước Diễn dải
1 chuẩn bị trước khi thi công.
2 chuẩn bị vật tư
3 lắp đặt ống luồn dây điện và box sàn bê tông/trần
4 lắp đặt ống luồn dây điện và box âm tường
5 lắp đặt dây dẫn điện
6 lắp đặt thiết bị điện
7 lắp đặt tủ điện
8 lắp đặt hệ thống nối đất
9 kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống
10 lập bản vẽ hoàn công
11 bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Bảng 3.2 trình tự các bước kiểm soát chất lượng
Bước Diễn dải
1 đảm bảo chất lượng thi công công trình
2 đảm bảo khối lượng vật tư
3 đảm bảo tiến độ thi công
4 đảm bảo an toàn lao động
3.1. Kế hoạch thi công
Bước 1: chuẩn bị trước khi thi công.
- Chuẩn bị hồ sơ năng lực (hồ sơ pháp lý của công ty, nhân sự, các công trình đã thi
công,), an toàn lao động, dụng cụ đồ nghề, bản vẽ chi tiết lắp đặt, bản vẽ kỹ
thuật thi công, bản vẽ shop drawing (bản vẽ chi tiết triển khai thi công), bảng tiến
độ thi công, biện pháp kỹ thuật thi công, nhật ký công trình, biên bản nghiệm
thu,
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
21
- Chủ đầu tư kiểm tra hồ sơ năng lực trước khi ký hợp đồng thi công.
Bước 2: chuẩn bị vật tư
- Ống luồn dây, box điện, hộp nối dây, dây dẫn điện, tủ điện, công tắc, ổ cắm, đèn
chiếu sáng, cọc nối đất, máy điều hoà không khí và ống đồng, thang-máng cáp,
busway phụ kiện các loại dựa trên danh mục thiết bị đã được ký duyệt.
- Nghiệm thu vật tư nhập vào công trình (chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư kiểm tra)
Bước 3: lắp đặt ống luồn dây điện và box sàn bê tông/trần
- Thi công lắp đặt ống luồn dây điện và box âm sàn (nếu ống âm sàn) theo bản vẽ
shop drawing.
- Các vị trí ống uốn cong phải dùng lò xo uốn ống, góc uốn không nhỏ hơn 120 độ,
các vị trí đi ống 90 độ thì tiến hành uống ống tại 2 điểm.
o Lấy dấu vị trí box điện trên sàn bê tông theo bản vẽ: dùng bút phát quang
o Lắp đặt ống liên kết các box điện và cố định ống, box trên sàn bằng dây thép
(cố định vào sắt sàn).
o Tại các vị trí ống lên tường phải chính xác và thẳng hàng, khoảng cách giữa các
ống là 10mm để đảm bảo bê tông chèn vào không làm ảnh hưởng đến kết cấu,
cố định ống chắc chắn để không bị lệch tường khi đổ bê tông sàn.
- Thi công lắp đặt ống nổi và box dưới trần bê tông (triển khai sau khi hoàn thiện
phần sàn bê tông và tháo dỡ cốt pha) theo bản vẽ shop drawing
o Đánh dấu vị trí box trên sàn bê tông nổi: dùng bút phản quang
o Dùng nẹp cố định vị trí ống nổi, khoảng cách giữa các nẹp không vượt quá 2m.
- Kiểm tra thông ống nghẹt và xử lý sự cố ống nghẹt.
- Nghiệm thu lắp ống và box điện âm sàn/nghiệm thu lắp ống và box điện nổi dưới
trần bê tông.
Bước 4: lắp đặt ống luồn dây điện và box âm tường
- Thi công lắp đặt ống luồn dây điện và box âm tường theo bản vẽ shop drawing
- Đánh dấu xác định vị trí ống, box âm tường
- Cắt tường gạch: dùng máy cắt cầm tay
- Lắp đặt box điện, ống điện âm tường và cố định vào tường bằng dây thép
- Trát vữa ống, box và đóng lưới để tránh hiện tượng nứt tường sau này do kết cấu.
- Thông ống và xử lý sự cố ống nghẹt
- Nghiệm thu lắp đặt ống và box điện âm tường
Bước 5: lắp đặt dây dẫn điện
- Lắp đặt dây dẫn điện theo bản vẽ shop drawing
- Kiểm tra thông mạch/ cách điện: dùng đồng hồ VOM, đồng hồ đo điện trở cách
điện chuyên dụng
- Nghiệm thu lắp đặt dây dẫn điện: vị trí lắp đặt, cao độ, điện trở cách điện,
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
22
Bước 6: lắp đặt thiết bị điện (theo bản vẽ shop drawing)
- Lắp đặt công tắc, ổ cắm
- Lắp đặt đèn chiếu sáng, quạt,
- Nghiệm thu lắp đặt thiết bị: vị trí lắp đặt,
Bước 7: lắp đặt tủ điện
- Lắp đặt tủ điện tầng, tủ điện tổng theo bản vẽ kỹ thuât thi công.
- Đánh dấu vị trí tủ điện trên tường: dùng bút phản quang
- Lắp đặt đế âm tủ điên: đối với tủ điện âm tường
- Lắp đặt CB trên tủ điện: các vị trí tủ điện theo bản vẽ chi tiết lắp đặt.
- Kiểm tra thông mạch, ngắn mạch, cách điện.
- Nghiệm thu lắp đặt tủ điện theo bản vẽ và theo tiêu chuẩn
Bước 8: lắp đặt hệ thống nối đất
- Đánh dấu vị trí hố, rãnh tiếp địa: nối đất an toàn
- Đào hố, rãnh tiếp địa: máy đào, cuốc,
- Đóng cọc tiếp địa và liên kết giữa các cọc bằng cáp đồng trần dùng hàn hoá nhiệt.
- Lấp đất và tiến hành đo kiểm điện trở hệ thống nối đất để có biện pháp khắc phục
nếu điện trở nối đất không đạt yêu cầu.
- Nghiệm thu lắp đặt hệ thống nối đất
Bước 9: kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống
- Kiểm tra cách điện, thông mạch
- Nghiệm thu chạy thử đơn động, liên động không tải
- Nghiệm thu chạy thử đơn động, liên động có tải
- Các bên liên quan chịu trách nhiệm tham gia quá trình nghiệm thu.
Bước 10: lập bản vẽ hoàn công.
- Khảo sát hiện trường làm cơ sở để vẽ bản vẽ theo lắp đặt thực tế (bản vẽ hoàn
công)
+ Bản vẽ bố trí thiết bị trên mặt bằng: có kích thước rõ ràng
+ Bản vẽ chi tiết lắp đặt dây dẫn
+ Sơ đồ đơn tuyến cấp điện và điều khiển
- Nghiệm thu bản vẽ hoàn công.
Bước 11: bàn giao công trình đưa vào sử dụng
- Hồ sơ nghiệm thu chất lượng công trình: các biên bản nghiệm thu,nhật ký công
trình,
- Bản vẽ hoàn công công trình
- Các hồ sơ liên quan đến công trình từ lúc khởi công đến hoàn thành công trình.
- Lưu trữ hồ sơ công trình
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
23
Từ bước 1 đến bước 11 sẽ được nghiệm thu từng bước khi hoàn thành. Chủ đầu tư
hoặc đại diện chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm trong việc nghiệm thu và kiểm soát
chất lượng công trình.
Nếu mỗi bước thực hiện có khối lượng công việc lớn sẽ được chia làm nhiều phần
để nghiệm thu theo tiến độ xây.
Trong một số trường hợp do tiến độ công trình và yêu cầu của chủ đầu tư thì một
số bước được thực hiện song song nhau.
Các biên bản nghiệm thu đính kèm phần phụ lục bao gồm các nội dung: người
chịu trách nhiệm, cơ sở pháp lý làm căn cứ nghiệm thu, các yêu cầu kỹ thuật để
nghiệm thu.
3.2 kiểm soát chất lượng công trình
Bước 1: đảm bảo chất lượng thi công công trình (Chủ dầu tư /đại diện chủ đầu tư- chịu
trách nhiệm kiểm soát chất lượng công trình.
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị thi công, biện pháp thi công (đối với từng công việc).
- Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật thi công, bản vẽ Shop drawing (chi tiết lắp đặt thiết bị
điện, có kích thước cụ thể)
- Thực hiện thi công công việc theo bản vẽ và tiến độ đã được phê duyệt.
- Tổ chức nghiệm thu công việc thi công (lắp đặt thiết bị theo bản vẽ đã được phê
duyệt).
- Thực hiện bản vẽ hoàn công.
Bước 2: đảm bảo khối lượng vật tư.
- Chuẩn bị số lượng và chủng loại vật tư theo yêu cầu (bản vẽ, chủ đầu tư) đã được
phê duyệt và trình chủ đầu tư.
- Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư khối lượng vật tư phát sinh (nếu có).
Bước 3: đảm bảo tiến độ thi công.
- Lập tiến độ thi công công trình (dựa vào tiến độ xây dựng công trình).
- Theo dõi, kiểm tra và hiệu chỉnh tiến độ và báo cáo chủ đầu tư theo định kỳ (ngày,
tuần, tháng).
Bước 4: đảm bảo an toàn lao động
- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động
+ Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều phải học tập và thực hiện nội
quy an toàn lao động, phải quán triệt phương châm: '' Sản xuất phải an toàn, an
toàn để sản xuất''. Có biển báo về an toàn.
+ Công nhân khi đi làm phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ lao
động: quần áo, giầy, ủng, găng tay, dây an toàn... Khi đi làm cấm đi chân đất, đi
guốc, dép không có quai hậu, không ăn mặc quần áo loà xoà dễ vướng, không
để đầu trần khi làm việc ở ngoài trời nắng.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
24
+ Trước khi làm việc phải kiểm tra tốt các loại dụng cụ sản xuất, các loại dụng cụ
phòng hộ, các loại máy móc thi công, khi phát hiện có hiện tượng hư hỏng
không đảm bảo an toàn, phải sửa chữa và sau khi đảm bảo an toàn mới được sử
dụng.
+ Sau giờ làm việc người thợ phải có trách nhiệm thu dọn gọn gàng dụng cụ, vật
liệu không để bừa bãi.
+ Các thiết bị điện, dây điện phải đảm bảo quy định an toàn, không được hở điện,
chạm điện. Khi tháo, lắp, sửa chữa phải có thợ chuyên môn, công nhân khác
không được tự ý sờ mó, tháo lắp.
+ Công nhân làm trên cao phải đảm bảo không có bệnh thần kinh, đau tim... Cấm
người uống rượu, bia, phụ nữ có thai... làm việc trên cao. Cấm đùa nghịch, ném
vật liệu, dụng cụ cho nhau trên cao.
+ Công nhân làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, quần áo phải gọn gàng. Cấm
đi guốc, giầy đinh, dép cao su không quai hậu, dép nhựa...
+ Giàn giáo đứng làm việc và xếp vật liệu phải đảm bảo an toàn và phải được
kiểm tra thường xuyên, không được xếp vật liệu quá nhiều gây tai nạn gẫy sập
giàn dáo.
+ Dụng cụ mang theo để làm việc trên cao phải được kiểm tra chất lượng, số
lượng ngay khi còn ở dưới đất và phải chứa trong túi dụng cụ để gọn.
+ Khi muốn nâng hạ vật liệu phải báo trước cho những người đứng dưới biết để
tránh xa. Vật liệu để trên cao phải được sắp xếp gọn gàng có ràng buộc, che
chắn tránh rơi. Khi đưa gỗ, sắt và các vật cứng khác từ trên cao xuống phải rào,
cấm người qua lại khu vực này.
+ Lên xuống nơi làm việc trên cao phải có thang bậc vững chắc, có tay vịn. Cấm
tuyệt đối bám vào cần trục, dây ròng rọc, bàn nâng, cột giàn dáo, cây chống,
ván khuôn để lên xuống.
+ Không được dùng thang đứng làm những việc lâu dài phức tạp trên cao: chặt,
cưa, đục, khoan, lắp ráp... mà phải có sàn đứng vững chắc thoải mái.
+ Không được bố trí công nhân làm việc tốp nọ trên đầu tốp kia trong trường hợp
không có lưới ngăn cách đề phòng vật liệu, dụng cụ ở trên cao rơi xuống. Phải
có lưới chăng để bảo hiểm cho người và ngăn che vật liệu rơi xuống dưới.
+ Khi giàn dáo cao trên 6m phải làm 2 sàn công tác. sàn làm việc bên trên, sàn
bảo vệ bên dưới. Phải có lan can tay vịn cao hơn 1m và chắc chắn. Sàn mặt
công tác phải lát ván khít, không để gối ván lên nhau. Không để ván bập bênh,
chỗ nối ván phải đặt lên vị trí đà ngang bên dưới.
+ Vị trí đang dựng ván khuôn, cầu công tác, giàn dáo phải cấm người qua lại bên
dưới.
+ Tất cả máy móc thi công đều phải có thiết bị an toàn và phải được kiểm tra chu
đáo, đảm bảo an toàn mới được sử dụng.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
25
+ Công nhân sử dụng máy phải được huấn luyện và nắm vững quy trình thao tác,
quy trình kỹ thuật an toàn. Tất cả mọi người không có trách nhiệm điều khiển
sử dụng máy, không được phép sử dụng.
+ Đảm bảo tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: nhà vệ sinh,
nhà tắm, nơi trú mưa nắng, nơi nghỉ giữa ca, nước uống, nơi sơ cứu và phương
tiện cấp cứu tai nạn.
+ Các quy định về an toàn lao động sẽ được công ty phân phát và phổ biến đến
từng cán bộ, công nhân thi công trên công trường
Bước 5: đảm bảo vệ sinh môi trường
- Đảm bảo vệ sinh người lao động và môi trường xung quanh
+ Khi thi công với các vật liệu có tính chất độc hại như bảo ôn bằng bông thủy tinh,
các công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động chuyên dùng, găng tay, khẩu
trang, mũ đặc biệt để đảm bảo sức khỏe.
+ Giữ gìn vệ sinh và an toàn giao thông: vận chuyển vật liệu vào ban đêm, rửa sạch
bánh xe trước khi ra đường phố, vệ sinh xung quanh công trường. Các phương tiện
vận chuyển nguyên vật liệu, vật liệu phế thải có thùng được che chắn kín, giằng
buộc vững.
+ Chống bụi vật rơi từ trên cao: Che chắn bằng bạt dứa và lưới che chắn chuyên
dụng để bảo vệ khỏi bụi và vật rơi. Vận chuyển phế thải từ trên cao xuống đất qua
ống máng.
+ Bảo vệ công trình kỹ thuật hạ tầng, cây xanh: đảm bảo an toàn cho hệ thống hạ
tầng hiện có. Giữ gìn cây xanh xung quanh công trường.
+ Nước thải của thi công được dẫn chảy về các khu vực quy định. Trước khi đổ vào
cống thoát chung phải được bố trí ga lắng đất, cát, rác.
+ Hạn chế tối đa tiếng ồn lớn của máy móc thi công trong quá trình thi công.
+ - Công ty có quy định cụ thể vị trí nghỉ trưa, vệ sinh của cán bộ công nhân viên.
3.3 Biện pháp kỹ thuật thi công một số công việc điển hình
3.3.1 Máy móc và thiết bị thi công :
- Máy khoan đục bê tông: khoán sàn bê tông, tường bê tông cho các vị trí đi ống điện
âm sàn, tường bê tông.
- Máy khoét bê tông chuyên dụng: dùng khoét các vị trí tường, sàn đi ống có kích
thước lớn
- Máy khoan sắt, khoan bàn, khoan tay: khoan tường, gỗ, khoan máng cáp, khoan lắp
đặt giá đỡ bằng kim loại.
- Máy cắt sắt, máy cắt bàn, máy cắt tay: cắt tường lắp đặt ống điện, box điện, cắt máng
cáp, ống nước, ống kim loại, ti treo, giá đỡ.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
26
Máy khoan cầm tay Máy đục bê tông
- Máy hàn điện, máy hàn tích, máy hàn ống nhiệt.
+ Máy hàn điện: hàn máng cáp, ống sắt luồn dây,
+ Máy hàn nhiệt: hàn ống nước nóng
Máy cắt cầm tay Máy hàn điện
- Máy định vị cao độ ( Thủy bình): định vị cao độ lắp đặt thiết bị điện như tủ điện, ổ
cắm công nghiệp,
Máy định vị cao độ Ổ cắm điện công nghiệp
- Máy cưa sắt, cưa sắt tay, kéo cắt ống.
Kéo cắt ống điện, nước Cưa sắt tay
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
27
- Cà lê, mỏ lết, kìm, tuốt nơ vít, búa, đục: búa và đục dùng để đục tường lắp ống điện,
tua vít lắp thiết bị điện.
Tuốt nơ vít Búa Đục Kìm vạn năng
- Thước vuông, thước kéo: đo góc vuông, đo cao độ và khoảng cách lắp thiết bị theo
bản vẽ đã được phê duyệt.
Thước vuông Thước kéo
- Giàn giáo và các thang chữ A: thi công lắp đặt thiết bị trên cao
Giàn giáo Thang chữ A
- Máy đo điện trở đất, đo điện trở cách điện: đo điện trở hệ thống nối đất, đo cách điện
dây dẫn, thiết bị điện.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
28
Đồng hồ đo điện trở đất Sơ đồ đồng hồ đo điện trở đất
- Cuốc, xẻng, xà ben: đào mương cáp, rãnh tiếp địa
Cuốc Xà ben
- Đồng hồ VOM: dùng đo thông mạch, ngắn mạch, đo kiểm điện áp,
- Lò xo uốn ống: uốn ống điện tại các vị trí gấp khúc hoặc giao nhau giữa trần và
tường.
Đồng hồ VOM Lò xo uốn ống
3.3.2 Vật tư, vật liệu điện :
- Các tủ điện hạ thế và tủ điện điều khiển.
- Các loại dây dẫn kèm phụ kiện.
- Ống luồn dây kèm phụ kiện giá đỡ, .
- Đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc,
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
29
3.3.3 Biện pháp thi công một số công việc điển hình:
3.3.3.1 Lắp đặt tủ điện:
a. Vật liệu :
- Catalogue sản phẩm tủ điện.
- Bản vẽ thi công chi tiết bố trí các tủ điện tại phòng kỹ thuật điện, các bản vẽ đấu nối,
các sơ đồ nguyên lý của tủ điện.
- Tủ điện để lắp đặt phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp đặt theo bản vẽ thi công
và được sự phê duyệt của chủ đầu tư.
b. Công tác chuẩn bị :
- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư và dụng cụ thi công.
- Công việc lắp đặt tủ điện chỉ được thực hiện khi phòng kỹ thuật điện đã hoàn tất, vệ
sinh sạch sẽ, và kế hoạch lắp đặt đã được phê duyệt.
- Kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của tủ điện khi nó được vận
chuyển đến công trường.
c. Biện pháp lắp đặt :
- Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện bằng mực phát quang hoặc bằng loại mực có màu sắc
tương phản với màu sắc của tường tại vị trí lắp.
- Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng các phương pháp thích hợp, như:
+ Đối với tủ điện loại treo tường, thường có kích thước nhỏ và trọng lượng bé nên có
thể dùng sức người, .để lắp đặt vào đúng vị trí.
- Sau khi lắp đặt dùng máy hút bụi vệ sinh tủ. Kiểm tra cách điện, kiểm tra các mạch
điều khiển, kiểm tra sơ đồ nguyên lý tủ để đảm bảo đóng điện an toàn. Có biện pháp
bao che tủ điện lại để chống bụi bẩn và các va chạm cơ học.
- Tiến hành đấu nối các dây động lực, dây điều khiển vào tủ. Bó dây lại sao cho gọn
gàng và đảm bảo mỹ quan.
- Cung cấp các bản vẽ hoàn công, các tài liệu liên quan, hướng dẫn và bàn giao các tài
liệu vận hành cho chủ đầu tư.
3.3.3.2 Lắp đặt hệ thống ống điện âm và nổi:
a. Vật liệu:
- Catalogue sản phẩm ống và các phụ kiện dùng để lắp đặt.
- Bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm đường đi, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt
dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
- Vật liệu để thi công phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật và được sự phê duyệt của
chủ đầu tư.
b. Biện pháp lắp đặt:
- Ống âm trong tường bê tông :
+ Chuẩn bị dụng cụ và vật tư như ống PVC, hộp nối, vật tư phụ, lò xo bẻ ống,
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
30
+ Đường đi của tuyến ống âm phải được xác định chính xác theo vị trí công tắc
đèn, nút nhấn điều khiển chiếu sáng, ổ cắm, và phải theo bản vẽ thi công đã
được phê duyệt.
+ Sau khi khung sắt bên xây dựng được lắp xong. Tiến hành đặt ống và cố định
chúng vào khung sắt. Chèn thêm khung sắt phụ khi cần thiết.
+ Tuyến ống âm phải được giữ chặt bằng dây thép để chúng khỏi bị dịch chuyển
trong suốt quá trình đổ bê tông, đặt dây mồi bịt kín 2 đầu và dùng keo dán cố
định các vị trí nối ống
+ Hộp âm phải được lắp đầy bằng bột tổng hợp (hoặc mút xốp), và dán băng keo
kín bề mặt để ngăn ngừa bê tông lọt vào bên trong hộp.
+ Hộp box cho công tắc và ổ cắm phải được giữ chặt đúng vị trí bằng dây thép
vào khung sắt sao cho mặt trước của hộp box tiếp xúc với ván khuôn.
+ Sau khi lắp xong, kiểm tra lại thêm một lần nữa để bên xây dựng tiến hành lắp
ván khuôn.
+ Sau khi đổ bê tông phải tiến hành thông ống để kiểm tra các tuyến ống có bị
nghẹt không, nếu ống bị nghẹt thì tiến hành xử lý nghẹt như: dùng bơm nước
cao áp hoặc đi tuyến khác âm tường để thay thế tuyến ống bị nghẹt.
- Ống âm trong tường gạch :
+ Chuẩn bị dụng cụ và vật tư như ống PVC, hộp nối, máy cắt, lò xo bẻ ống, vật tư
phụ,
+ Đánh dấu vị trí công tắc, ổ cắm, trên tường gạch theo bản vẽ thi công đã
được phê duyệt.
+ Đánh dấu đường đi của tuyến ống trên tường với 2 đường đánh dấu theo kích
thước ống. Dùng máy cắt để cắt tường gạch theo các đường đã đánh dấu. Sau
đó tiến hành lắp tuyến ống âm, sử dụng kẹp, đinh và dây buộc cố định vào
tường.
+ Hộp âm phải được lắp đầy bằng bột tổng hợp (hoặc mốp xốp), và dán băng keo
kín bề mặt để ngăn ngừa vữa hồ lọt vào bên trong hộp.
+ Sau khi lắp xong tuyến ống âm, dùng vữa hồ để trám lại.
+ Khi lắp đặt nhiều tuyến ống song song phải có khoảng cách giữa các ống (=1/2
đường kính ống) để đảm bảo bê tông, vữa chèn kín ống đảm bảo chắc chắn.
+ Sau khi lắp đặt ống xong phải tiến hành thông ống để kiểm tra ống nghẹt sau
khi trát vữa tường để có biện pháp xử lý trường hợp ống nghẹt.
- Lắp đặt ống nổi loại ống cứng pvc:
+ Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: giàn giáo, thang chữ A, khoan,
cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, ..
+ Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.
+ Đường đi của tuyến ống nổi sẽ tuân theo bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư
phê duyệt.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
31
+ Sau khi được bàn giao mặt bằng. Đánh dấu đường đi của tuyến ống nổi.
+ Tiến hành lắp đặt tuyến ống thẳng hàng, hạn chế đi cong. Tại những vị trí rẽ 90
độ, dùng box trung gian để kết nối.
+ Sử dụng các kẹp ống để cố định tuyến ống lại.
- Lắp đặt ống nổi loại ống đàn hồi flexible pvc :
+ Đi ống trực tiếp trên mặt trần thạch cao và được cố định ống vào các thanh ty
ren trên trần bằng những dây thít, các đường buông xuống công tắc ổ cắm ống
được đi âm tường và sử dụng ống cứng pvc, sau đó được kết nối giữa ống mềm
và ống cứng bằng một măng xông nối ống.
3.3.3.3 Lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm:
a. Vật liệu:
- Catalogue sản phẩm đèn, công tắc, ổ cắm.
- Bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm mặt bằng, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt
dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
- Thiết bị để lắp đặt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và được sư phê duyệt của chủ
đầu tư.
b. Công tác chuẩn bị :
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
32
- Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa,
máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, ..
- Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.
- Giàn giáo và các thang chữ A phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân, nhằm
phóng tránh những tai nạn xảy ra khi làm việc.
c. Biện pháp lắp đặt:
- Sau khi hệ thống ống điện đã hoàn tất. Tiến hành kéo dây điện cho các thiết bị đèn,
công tắc, ổ cắm.
- Tiến hành lắp đặt và kết nối dây điện cho từng thiết bị này.
- Cung cấp các bản vẽ hoàn công và hướng dẫn vận hành cho chủ đầu tư.
Chi tiết lắp đặt ống luồn dây, box điện âm tường gạch, lắp đặt đèn âm trần thạch cao
Chi tiết lắp đặt công tắc đèn, ổ cắm điện 01
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
33
Chi tiết lắp đặt công tắc, ổ cắm 02
3.3.3.4 Phương án thi công tiếp đất:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
34
Chi tiết hố kiểm tra tiếp địa bằng bê tông và hộp kiểm tra tiếp đất
a. Vật liệu
- Catalogue sản phẩm cọc nối đất, dây thoát sét, hộp kiểm tra điện trở nối đất,
thuốc hàn hoá nhiệt.
- Bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm mặt bằng, kích thước, cao độ, các mặt cắt,
mặt dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
- Thiết bị để lắp đặt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và được sư phê duyệt của
chủ đầu tư.
b. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: máy đào, cuốc, búa, thiết bị
lấy dấu, ..
c. Biện pháp lắp đặt
- Đào các hệ thống hố, rãnh của hệ thống tiếp đất với định dạng và kích cỡ như trong
bản vẽ mặt bằng bố trí các hệ thống tiếp đất và bản vẽ chi tiết hệ thống tiếp đất. Lưu ý
không ảnh hưởng tới kết cấu móng nhà.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
35
- Đóng cọc tiếp đất, rải cáp đồng trần tiếp đất, hàn bằng hàn hóa nhiệt các vị trí đấu nối
(cọc -dây cáp đồng trần).
- Sau khi hàn nối cọc xong, ta thực hiện đo kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống cọc
tiếp đất. Nếu điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp địa an toàn đo được bé hơn 4 Ω thì đạt
yêu cầu. Nếu điện trở tiếp đất chưa đạt thi phải khắc phục bằng cách rải hoá chất giảm
điện trở đất, đóng thêm cọc tiếp địa hoặc sử dụng giếng khoan tiếp địa.
- Cuối cùng là công tác san lấp hoàn trả mặt bằng thi công.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
36
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐIỆN DÂN DỤNG
4. Quy trình thực hiện bảo trì bảo dưỡng tòa nhà:
Bảo trì bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong vận
hành công trình. Thiết bị điện, cơ điện hoạt động tốt, an toàn là phục thuộc rất lớn
vào việc bảo trì bảo dưỡng. Các công trình giảm các tai nạn điện, các sự cố là do các
quy định, các quy trình bảo trì bảo dưỡng hợp lý. Vì vậy bảo trì bảo dưỡng trong tòa
nhà bao gồm các bước
Bước Nội dung thực hiện
1 Lưu trữ hồ sơ hoàn công
2 Lập kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng
3 Lập kế hoạch thay thế thiết bị dự phòng.
Ngoài ra, việc bảo trì bảo dưỡng công trình còn yêu cầu các trang thiết bị dụng cụ hỗ
trợ thao tác. Đối với nhân viên vận hành bảo trì bảo dưỡng công trình cần phải được
huấn luyện kỹ lưỡng: an toàn lao động, kỹ thuật thao tác, và các quy trình xử lý sự
cố.
4.1 Bước 1: Lưu trữ hồ sơ hoàn công
- Sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình, chúng ta cần phải lưu trữ hồ sơ bản
vẽ liên quan đến công trình:
+ Bộ bản vẽ hoàn công kiến trúc: bố trí thiết bị vật dụng, bản vẽ kết cấu xây
dựng, bản vẽ phối cảnh.
+ Bộ bản vẽ hoàn công điện – nước:
* Bản vẽ thiết kế bố trí thiết bị điện – nước.
* Bản vẽ triển khai thi công điện: bố trí box trung gian, đường ống luồn
dây.
* Sơ đồ đơn tuyến cung cấp điện cho tòa nhà, cho từng tầng.
* Sơ đồ nguyên lý mạch điện sử dụng trong công trình.
+ Danh mục thiết bị điện sử dụng trong tòa nhà.
+ Hồ sơ lý lịch máy móc đặt trong tòa nhà.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
37
+ Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng, chức năng của từng thiết bị điện trong công
trình.
+ Biên bản nghiệm thu.
4.2 Bước 2: Lập kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng
- Lập kế hoạch bảo trì kiểm tra thiết bị điện trong công trình: 3 tháng, 6 tháng.
+ Vệ sinh thiết bị điện (chiếu sáng, quạt, máy lạnh): lao bụi, tra đầu, thay
gas, kiểm tra các kết nối điện.
+ Đo kiểm cách điện, kiểm tra các đầu nối CB bảo vệ.
+ Ghi nhận các điểm bất thường để theo dõi: độ sáng đèn, tiếp điểm CB,
nhiệt độ dây dẫn điện.
+ Thay thế các thiết bị hư hỏng: chuột đèn, tăng phô, ổ cắm, gas trong
máy lạnh.
- Khi xảy ra sự cố:
+ Dựa vào hướng dẫn sử dụng và sơ đồ cấp điện tòa nhà: cách ly nguồn
điện khu vực đó.( treo bảng cấm đóng điện). Nếu cần thiết thì tìm nguồn phụ độc lập
để cấp lại khu vực sự cố, nhờ kiểm tra an toàn trước khi cấp điện.
+ Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng để khắc phục: kiểm tra ngắn
mạch, chạm chập thường xảy ra trong ổ cắm, đuôi đèn, hoặc do thiết bị điện khác.
+ Thay thế thiết bị hư hỏng hoặc sữa chữa thiết bị.
+ Đo kiểm lại lần nữa sau khi đã khắc phục xong sự cố.
+ Cấp điện sử dụng lại cho khu vực xảy ra sự cố.
+ Ghi nhận sự cố vào nhật ký trực nhật, bảo trì bảo dưỡng.
4.3 Bước 3: Lập kế hoạch thay thế thiết bị dự phòng.
- Lập danh mục quản lý thiết bị công trình: tuổi thọ, số lần sự cố, số lần bảo trì
bảo dưỡng.
- Căn cứ vào tuổi thọ thiết bị lập kế hoạch thay thế thiết bị mới khi hết hạn sử
dụng đảm bảo an toàn.
- Đối với thiết bị dẽ hư hỏng sau sự cố, hoặc khó tìm mua ngay lập tức để thay
thế thì ta nên mua thiết bị dự phòng: lập danh mục thiết bị dự phòng thay thế.
- Ghi nhận thời gian thay thế thiết bị và update thông tin vào sổ quản lý thiết bị
công trình.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
38
4.4 Các dụng cụ và phương tiện sử dụng bảo trì – bảo dưỡng:
Đồng hồ VOM và Ampe Kiềm Thiết bị cầm tay phục vụ sữa chữa
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
39
Thiết bị sữa chữa điện nước Các biển báo khi bảo trì điện
PHẦN BÀI TẬP ỨNG DỤNG:
Bước 1: Lưu trữ hồ sơ hoàn công
Hình 4.1 Các hồ sơ bản vẽ hoàn công lưu trữ
Đối với việc lưu trữ hồ sơ hoàn công, ngoài việc lưu trữ các văn bản nghiệm thu
các bản vẽ có xác nhận của hai bên. Chúng ta cũng cần phải lưu trữ các file bản vẽ
bằng Cad (phần mềm tương ứng) để lưu trữ lâu dài phục vụ cho việc bảo trì bảo dưỡng
sau này.
Bước 2. Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng
Dựa vào các sơ đồ đơn tuyến cấp nguồn cho tòa nhà, cho các tần, ta khảo sát để kiểm
tra chức năng của CB bảo vệ:
- Cắt nguồn khi bảo trì bảo dưỡng, khi thay thế thiết bị hư hỏng.
- Thay thế các CB trong tủ điện khi ta tăng số lượng thiết bị điện trong nhà.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
40
- Kiểm tra cách điện, dây dẫn và khi cần cấp nguồn phụ khi sữa chữa, bảo trì
bảo dưỡng.
2.1 Bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện trong tòa nhà:
Dựa vào trực quan hoặc các thiết bị đo độ sáng (lux) để kiểm tra độ sáng của
đèn. Khi xảy ra hư hỏng hoặc thay thế thiết bị chiếu sáng hết hạn sử dụng ta cần đảm
bảo:
- Cắt nguồn điện cung cấp: tắt CB bảo vệ chiếu sáng
- Kiểm tra nguồn tại các đèn đảm bảo chắc chắn là nguồn không còn.
- Treo bảng đang thao tác sữa chữa cấm bật nguồn tại tủ điện
- Tiến hành vệ sinh đèn, quạt, ổ cắm hoặc thay thế tại vị trí hư hỏng.
- Kiểm tra mối nối, kiểm tra cách điện.
- Đóng điện trở lại để hoạt động bình thường.
Lưu ý khi thao tác sữa chữa thiết bị điện trên cao phải có nón bảo hộ, thang,
giày. Khi ở độ cao trên 2m, người thao tác cần phải có dây đai 2 móc bảo vệ.
2.2 Xử lý sự cố điện trong tòa nhà:
Khi xảy ra sự cố điện trong tòa nhà chủ yếu là ngắn mạch, rò điệncủa các
thiết bị điện sử dụng. Ta cần thao tác để loại bỏ sự cố và đảm bảo an toàn khi thao tác:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
41
- Cách ly nguồn điện tổng cung cấp: tắt CB bảo vệ tương ứng theo sơ đồ đơn
tuyến.
- Treo bảng “ Không đóng điện” hoặc có người giữ tại vị trí tủ điện.
- Cách ly tất cả các thiết bị điện có liên quan trong khu vực xảy ra sự cố.
- Đo kiểm xác định nguyên nhân sự cố: dây dẫn, ổ cắm, đuôi đèn, tái vị trí các
box đấu nối trung gian.
- Đo kiểm các thiết bị điện nghi ngờ sự cố : dựa vào mùi cháy, khét khi có sự
cố.
- Khắc phục sự cố xong, kiểm tra lại cách điện, ghi chú điểm xảy ra sự cố.
- Ghi vào sổ bảo trì bảo dưỡng nguyên nhân, vị trí xảy ra sự cố, thới gian khắc
phục
Bảo trì thay thế đèn Dây đai an toàn
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
42
Kiểm tra bảo trì tủ điện Thang chuyên dụng khi bảo trì trên cao
2.3 Lập kế hoạch thay thế thiết bị dự phòng:
Thiết bị điện nào cũng có một tuổi thọ nhất định, khi quá thời gian đó thiết bị
thường xảy ra hư hỏng, hoặc tính năng không còn như trước. Dựa vào danh mục thiết
bị sử dụng trong tòa nhà, cũng như nhật ký bảo trì bảo dưỡng thay thế thiết bị để lập
kế hoạch thay thế.
- Các thiết bị đóng cắt: CB, cầu chì nếu không sự cố mà vẫn nhảy thì nên thay
thế vì tiếp điểm đã nhảo (hết hạn)
- Đèn: độ sáng không đảm bảo, nhấp nháy, hoặc các đuôi đèn bị vỡ..
- Ổ cắm: không còn tiếp xúc tốt, dễ sinh tia lữa điện
- Quạt: chạy ồn, chậm, có đấu hiệu kẹt trục
Sau khi tiến hành thay thế, ta dùng đồng hồ nhiệt để kiểm tra, theo dõi hoạt
động bình thường. Ghi lại sổ bảo trì bảo dưỡng, cũng như cập nhật vào bảng danh mục
thiết bị sử dụng trong tòa nhà.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
43
PHẦN 2. BÀI TẬP ÁP DỤNG
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
1. Cơ sở thiết kế
Tổng quan công trình: Nhà phố (3 tầng) (Bản vẽ kiến trúc (file *.dwg) kèm theo đĩa
CD).
Nguồn cấp điện: nguồn điện khu vực là nguồn 1 pha 220V do điện lực cấp đến.
Nhà phố gồm 3 tầng, mỗi tầng có điện tích 4x18m2
Tầng trệt gồm: phòng khách (8x4m2), phòng bếp (5,5x4m2), nhà vệ sinh (1,4x2,5m2)
Lầu 1: phòng ngủ 1 (8x4m2), phòng ngủ 2 (4,5x4m2), mỗi phòng có WC riêng.
Lầu 2: phòng thờ (8x4m2), phòng ngủ 3 (4,5x4m2).
Khu vực phòng khách sử dụng đèn chùm, đèn dowlight để chiếu sáng trang trí, kết hợp
đèn huỳnh quang chiếu sáng cục bộ
Khu vực bếp sử dụng đèn thả, đèn downlight trang trí, đèn huỳnh quang chiếu sáng
cục bộ.
Phòng ngủ sử dụng đèn huỳnh quang, đèn trang trí gắn tường.
Phòng ngủ sử dụng điều hoà không khí.
Hệ thống mạng internet cáp quang, tivi sử dụng cáp đồng trục.
Nối đất an toàn cho toà nhà, nối đất chống sét, sử dụng loại kim thu sét chủ động bán
kính 40m2
Nguồn điện cung cấp
Nguồn cung cấp 1 pha, 220V-32A- 50Hz do Công ty Điện lực địa phương cung cấp.
Hệ thống kỹ thuật liên quan
Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống hút khí thải, hệ thống cấp – thoát nước, thang
máy, hệ thống truyền hình cáp-internet-điện thoại, cấp nguồn hệ thống an ninh
(Doorphone, camera quan sát, báo trộm), hệ thống phòng cháy-chữa cháy, hệ thống
thông gió-hút khói, điều áp (phụ lục đính kèm).
2. Phân tích bản vẽ
Trong phần này, ta khảo sát tòa nhà có kết cấu kiến trúc 3 tầng bao gồm: Tầng trệt, lầu
1 và lầu 2. Ngoài ra, trên mái cũng nằm trong danh mục thiết kế tòa nhà. Diện tích các
khu vực trong tòa nhà được cho theo bảng sau:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
44
STT Tầng/Lầu Khu vực Diện tích
(mm2)
Chiều cao
(m)
Ghi chú
1 Tầng trệt
Sân 8
Thang bộ 10
Phòng khách 32 3.8
Phòng bếp 21.6 3.8
WC 4 3.8
2 Lầu 1
Phòng ngủ 1 32 3.8
Phòng ngủ 2 12 3.8
Phòng WC 1 4 3.8
Phòng WC 2 4 3.8
Thang bộ 10
3 Lầu 2
Phòng thờ 32 3.8
Phòng ngủ 3 12 3.8
WC 4 3.8
Thang bộ 10
4 Mái Thang bộ 10
3. Tính toán sơ bộ và chọn chủng loại, số lượng
2.1. Tầng trệt
2.1.1. Phòng khách
- Chiếu sáng: P0 = 13W/m2 (Theo QCVN 09:2013, mục 2.3.1/3b/29)
- Công suất chiếu sáng phòng khách: PPK = 13*32 = 416 (W)
- Do trần thạch cao nên chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn chùm 2 Bộ 80
2 Đèn hắt trần 12 Bộ 5
3 Đèn HQ đơn 5 Bộ 40
- Ổ cắm: Chọn 4 ổ cắm có I đm = 3A (Theo TCVN 9206, mục 9.3/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 528(W/ổ cắm)
2.1.2. Phòng bếp
- Chiếu sáng: P0 = 13W/m2 (Theo QCVN 09:2013, mục 2.3.1/3b/29)
- Công suất chiếu sáng phòng bếp: PPB = 280 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn trang trí
phòng ăn
1 Bộ 24
3 Đèn HQ đôi 4 Bộ 80
- Ổ cắm: Chọn 3 ổ cắm có I đm = 15A (Theo TCVN 9206, mục 9.4/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 2640(W/ổ cắm)
2.1.3. Phòng WC
- Chiếu sáng: P0 = 3W/m2 (Theo bảng 2.12/QCVN 09:2013/trang 29)
- Công suất chiếu sáng phòng WC: PPWC = 12 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
45
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 1 Bộ 11
2.1.4. Thang bộ
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 1 Bộ 11
2.1.5. Máy bơm nước 2Hp.
- Công suất: P = 1472 (W)
2.2. Lầu 1
2.2.1. Phòng ngủ 1
- Chiếu sáng: P0 = 13W/m2 (Theo QCVN 09:2013, mục 2.3.1/3b/29)
- Công suất chiếu sáng phòng ngủ 1: PCSPN1 = 400 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn trang trí gắn tường 3 Bộ 25
3 Đèn HQ đôi 4 Bộ 80
- Ổ cắm: Chọn 3 ổ cắm có I đm = 3A (Theo TCVN 9206, mục 9.3/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 528(W/ổ cắm)
- Máy lạnh: 200 (BTU/m3)
Công suất lạnh là: P = 24320 (BTU) = 2188.6 (W)
Chọn 3 bộ máy lạnh có công suất một máy là 2500 BTU
2.2.2. Phòng ngủ 2
- Chiếu sáng: P0 = 13W/m2 (Theo QCVN 09:2013, mục 2.3.1/3b/29)
- Công suất chiếu sáng phòng ngủ 1: PCSPN2 = 156 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
3 Đèn HQ đôi 2 Bộ 80
- Ổ cắm: Chọn 2 ổ cắm có I đm = 3A (Theo TCVN 9206, mục 9.3/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 528(W/ổ cắm)
- Máy lạnh: 200 (BTU/m3)
Công suất lạnh là: P = 9120 (BTU)
Chọn 2 bộ máy lạnh có công suất một máy là 2500 BTU
2.2.3. Phòng WC1&2
- Chiếu sáng: P0 = 3W/m2 (Theo bảng 2.12/QCVN 09:2013/trang 29)
- Công suất chiếu sáng phòng WC: PPWC1&2 = 12 * 2 = 24 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 2 Bộ 11
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
46
2.2.4. Thang bộ
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 1 Bộ 11
2.3. Lầu 2
2.3.1. Phòng thờ
- Chiếu sáng: P0 = 13W/m2 (Theo QCVN 09:2013, mục 2.3.1/3b/29)
- Công suất chiếu sáng phòng thờ: PCST = 416 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn trang trí gắn tường 2 Bộ 25
3 Đèn HQ đôi 4 Bộ 80
- Ổ cắm: Chọn 4 ổ cắm có I đm = 3A (Theo TCVN 9206, mục 9.3/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 528(W/ổ cắm)
2.3.2. Phòng ngủ 2
- Chiếu sáng: P0 = 13W/m2 (Theo QCVN 09:2013, mục 2.3.1/3b/29)
- Công suất chiếu sáng phòng ngủ 1: PCSPN2 = 156 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
3 Đèn HQ đôi 2 Bộ 80
- Ổ cắm: Chọn 2 ổ cắm có I đm = 3A (Theo TCVN 9206, mục 9.3/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 528(W/ổ cắm)
- Máy lạnh: 200 (BTU/m3)
Công suất lạnh là: P = 9120 (BTU)
Chọn 2 bộ máy lạnh có công suất một máy là 2500 BTU
2.2.3. Phòng WC
- Chiếu sáng: P0 = 3W/m2 (Theo bảng 2.12/QCVN 09:2013/trang 29)
- Công suất chiếu sáng phòng WC: PPWC = 12 (W)
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 2 Bộ 11
2.3.4. Thang bộ
- Chọn loại đèn như sau:
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 1 Bộ 11
2.4. Mái
- Thang bộ
- Chọn loại đèn như sau:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
47
STT Loại đèn Số lượng Đơn vị tính(Bộ)
Công suất / bộ(cái)
(W/bộ)
1 Đèn lon Compact 1 Bộ 11
- Ổ cắm: Chọn 1 ổ cắm có I đm = 3A (Theo TCVN 9206, mục 9.3/28)
Cosφ = 0.8 => Pổ cắm = 528(W/ổ cắm)
3. Chọn dây dẫn và thiết bị
3.1. Chọn dây dẫn
- Ổ cắm: Dây 2.5mm2 (Bảng 2 TCVN 9207)
- Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm sử dụng dây đồng 1.5mm2 (Bảng 2
TCVN 9207)
- Đèn chùm sử dụng dây 1.5mm2 (Bảng 2 TCVN 9207)
- Máy lạnh sử dụng dây 2.5mm2 (Bảng 2 TCVN 9207)
- Máy bơm nước sử dụng dây 2.5mm2 (Bảng 2 TCVN 9207)
- Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng dây đồng 4mm2 (Bảng 2 TCVN
9207)
- Đường dây trục đứng cấp điện cho 1 hoặc một số tầng dây đồng 6mm2 (Bảng 2
TCVN 9207)
3.2. Chọn CB
3.2.1. Tầng trệt
3.2.1.1. Phòng khách
- PPK = Pổ cắm + Pđèn = 2532 (W)
- Itt = 13 (A)
- ICB = 1.25 * 13 = 16.25 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 20 (A)
3.2.1.2. Phòng bếp
- Ổ cắm: 15 (A) => ICB = 15 * 1.25 = 18.75 (A) => Chọn CB có I đmCB = 20 (A)
- Đèn: PĐ = 344 (W) => Itt = 1.9 (A) => ICB = 1.9 * 1.25 = 2.375 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 5 (A)
3.2.1.3. Phòng WC
- Đèn: PĐ = 22 (W) => Itt = 0.125 (A) => ICB = 0.125 * 1.25 = 0.15 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 0.5 (A)
3.2.1.3. Máy bơm nước
- PN = 1472 (W) => Itt = 8.3 (A) => ICB = 8.3 * 1.5 = 12.45 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 15 (A)
3.2.2. Lầu 1
3.2.2.1. Phòng ngủ 1
+ PPN1 = Pổ cắm + PCS = 1979 (W)
Itt = 11 (A)
ICB = 1.25 * 11 = 13.75 (A)
Chọn CB có I đmCB = 15 (A)
+ Máy lạnh:
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
48
Công suất máy lạnh: 675W
Itt = 3.8 (A)
ICB = 1.5 * 3.8 = 5.7 (A)
Chọn CB có I đmCB = 10 (A)
3.2.2.2. Phòng ngủ 2
+ PPN2 = Pổ cắm + PCS = 1744 (W)
Itt = 9.9 (A)
ICB = 1.5 * 9.9 = 14.85 (A)
Chọn CB có I đmCB = 15 (A)
+ Máy lạnh:
Công suất máy lạnh: 450W
Itt = 2.5 (A)
ICB = 1.5 * 2.5 = 3.75 (A)
Chọn CB có I đmCB = 5 (A)
3.2.2.3. Phòng WC + Thang bộ
- P = 33 (W) => Itt = 0.18 (A) => ICB = 0.18 * 1.5 = 0.27 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 0.5 (A)
3.2.3. Lầu 2
3.2.3.1. Phòng thờ
+ PPT = Pổ cắm + PCS = 2482 (W)
Itt = 14 (A)
ICB = 1.25 * 14 = 17.5 (A)
Chọn CB có I đmCB = 20 (A)
3.2.3.2. Phòng ngủ 2
+ PPN2 = Pổ cắm + PCS = 1216 (W)
Itt = 6.9 (A)
ICB = 1.25 * 6.9 = 8.6 (A)
Chọn CB có I đmCB = 10 (A)
+ Máy lạnh:
Công suất máy lạnh: 450W
Itt = 2.5 (A)
ICB = 1.5 * 2.5 = 3.75 (A)
Chọn CB có I đmCB = 5 (A)
3.2.3.3. Phòng WC + Thang bộ
- P = 33 (W) => Itt = 0.18 (A) => ICB = 0.18 * 1.5 = 0.27 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 0.5 (A)
3.2.4. Mái
Thang bộ, chiếu sáng, ổ cắm:
P = 539 (W) => Itt = 3 (A) => ICB = 3 * 1.25 = 3.75 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 5 (A)
3.2.5. Chọn CB tầng (Mục 6.6/TCVN 9206:2012)
Tủ được kiểm định toàn bộ, ta có kđk = 0.9 (Bảng 8, TC9206:2012)
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
49
+ CB tầng trệt:
=> ICB = 21.3 * 1.5 = 31.95 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 32 (A)
+ CB lầu 1:
=> ICB = 16 * 1.5 = 24 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 25 (A)
+ CB lầu 2:
=> ICB = 15.5 * 1.5 = 23 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 25 (A)
+ CB tổng:
=> ICB = 47.5 * 1.25 = 59 (A)
=> Chọn CB có I đmCB = 60 (A)
HƯỚNG DẪN THI CÔNG
1. Thực hiện thi công nhà phố: nhà phố thi công đơn giản do vậy một số nội
dung trong mỗi bước có thể lược bỏ bớt để phù hợp quy mô công trình.
Bước 1: chuẩn bị trước khi thi công.
- Dụng cụ đồ nghề thợ điện: kìm vạn năng, tuốt nơ vít, kìm cắt ống điện, bút thử
điện, đồng hồ VOM, đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ đo điện trở đất,
thang chữ A, giàn giáo có bánh xe, dây mồi kéo dây, lò xo uốn ống, máy khoan
kèm mũi khoan và mũi khoét, búa, giày bảo hộ, nón bảo hộ, dây an toàn khi
thao tác trên cao,
- Bản vẽ kỹ thuật thi công, bản vẽ shop drawing (phụ lục bản vẽ)
- Nhân sự
Stt Họ và tên Trình độ Ghi chú
1 Nguyễn Thanh Toàn Cao đẳng Tổ trưởng
2 Trần Văn Nhật Trung cấp Công nhân
3 Nguyễn Văn Nhân Trung cấp Công nhân
4 Trần Tuấn An Trung cấp Công nhân
5 Lê Văn Thái Trung cấp Công nhân
Bước 2: chuẩn bị vật tư
Stt Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Mặt 1 công tắc đơn 1 cực+hạt công
tắc
Cái 10 Sino
2 Mặt 2 công tắc đơn 1 cực+hạt công Cái 20 Sino
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
50
tắc
3 Mặt 3 công tắc đơn 1 cực+hạt công
tắc
Cái 4 Sino
4 Mặt 4 công tắc đơn 1 cực+hạt công
tắc
Cái 2 Sino
5 Mặt 1 công tắc hai cực+hạt công tắc Cái 6 Sino
6 Hộp nối dây 100x50 Cái 50 Sino
7 Hộp nối dây 200x200 Cái 5 Sino
8 Máy lạnh 1HP/220V Cái 6 Daikin
9 Đèn huỳnh quang 2x40W Cái 13 Duhal
10 Đèn downlight 1x18W Cái 20 Duhal
11 Đèn chùm Cái 2 Duhal
12 Đèn ốp trần bóng led Cái 4 Duhal
13 Tủ điện âm tường 6 line Cái 2 Sino
14 Tủ điện âm tường 8 line Cái 1 Sino
15 MCB-1P-10A Cái 1 LS
16 MCB-1P-16A Cái 2 LS
17 MCB-1P-20A Cái 6 LS
18 MCB-1P-25A Cái 1 LS
19 MCB-1P-32A Cái 1 LS
20 MCB-2P-25A Cái 1 LS
21 MCB-2P-32A Cái 1 LS
22 Dây dẫn CV 1.5mm2 M 1500 Cadivi
23 Dây dẫn CV 2.5mm2 M 1100 Cadivi
24 Dây dẫn CV 4.0mm2 M 400 Cadivi
25 Dây dẫn CV 6.0mm2 M 200 Cadivi
25 Cọc nối đất 2.4m, d=16mm M 4 Cadivi
27 Cáp đồng trần 16mm2 M 100 Cadivi
Bước 3: lắp đặt ống luồn dây điện và box sàn bê tông/trần
- Lấy dấu vị trí box điện trên ván khuôn theo vị trí bản vẽ kỹ thuật thi công: dùng
sơn màu trắng hoặc bút màu khác với màu của ván khuôn.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
51
- Ống luồn dây được lắp đặt dưới lớp sắt 1 của sàn bê tông trước khi đổ bê tông, các
box điện được lấp đầy mút xốp để tránh bê tông chèn vào. Ống luồn dây được cố
định trên ván khuôn bằng dây kẽm để tránh dịch chuyển vị trí. Sau khi bê tông sàn
đông kết ta tiến hành thông ống để kiểm tra tình trạng ống nghẹt để xử lý kịp thời.
- Lắp ống âm sàn bê tông theo thứ tự tầng trệt, lầu 1,lầu 2
Chi tiết lắp đặt ống âm dưới sàn bê tông
Chi tiết lắp đặt ống, box âm sàn bê tông
Bước 4: lắp đặt ống luồn dây điện và box âm tường
- Đánh dấu vị trí box điện âm tường và đường đi ống
- Dùng máy cắt để cắt tường tại các vị trí box điện, ống luồn dây
- Lắp ống luồn dây và box âm tường lần lược từng khu vực: phòng khách, nhà bếp,
phòng ngủ, phòng thờ,và liên kết với ống âm sàn bê tông.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
52
Chi tiết lắp đặt ống luồn dây điện và box âm tường
Bước 5: lắp đặt dây dẫn điện
- Dây dẫn dùng cho điều khiển màu đỏ, trung tính màu đen, dây PE màu xanh sọc
trắng. Trường hợp nhiều dây điều khiển đi cùng một ống dây thì sử dụng dây có
các màu khác nhau để thuận tiện cho việc kiểm tra.
- Lắp đặt dây dẫn điện lần lược: phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ,
- Tất cả các mối nối phải được thực hiện trong hộp nối dây hoặc nối dây tại thiết bị
- Số lượng dây dẫn chiếm diện tích không vượt quá 40% diện tích ống dây
Bước 6: lắp đặt thiết bị điện
- Lắp đặt ổ cắm điện, công tắc: ổ cắm cách sàn hoàn thiện 300mm tính từ tâm ổ
cắm, công tắc cách sàn hoàn thiện 1200mm tính từ tâm hộp công tắc và cách
tường gạch 10mm (trát vữa hồ)
Chi tiết lắp đặt ổ cắm điện
Chi tiết lắp đặt đèn ốp trần
Bước 7: lắp đặt tủ điện
- Cao độ lắp đặt tủ điện tính từ tâm tủ điện: 1200mm
- Lắp đặt vị trí thiết bị trong tủ điện theo thứ tự như bản vẽ chi tiết
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
53
Chi tiết lắp đặt tủ điện
Bước 8: lắp đặt hệ thống nối đất
- Đào hố sâu 1m so với mặt đất và tiến hành đóng cọc nối đất theo bản vẽ.
- Cọc nối đất đóng sâu và cách mặt đất 0.8m, khoảng cách giữa các cọ là 3m, tại các
vị trí nối dây phải dùng hàn hoá nhiệt.
Chi tiết lắp đặt hệ thống nối đất an toàn
Bước 9: kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống
- Kiểm tra thông mạch/cách điện giữa các dây dẫn trong cùng ống luồn dây, CB với
tủ điện
- Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị theo bản vẽ kỹ thuật thi công.
- Kiểm tra chạy thử đơn động không tải/có tải cho các đèn, liện động không tải/có
tải cho từng tủ điện và toàn bộ hệ thống điện toà nhà.
Bước 10: lập bản vẽ hoàn công
- Khảo sát hiện trường và lập bản vẽ hoàn công: bản vẽ theo vị trí thực tế của thiết
bị.
Bước 11:bàn giao công trình đưa vào sử dụng
- Bàn giao công trình kèm theo các hồ sơ nghiệm thu, nhật ký công trình, bản vẽ
hoàn công và các giấy tờ pháp lý liên quan đến công trình.
2. Kiểm soát chất lượng công trình
Bước 1: đảm bảo chất lượng thi công công trình
- Chủng loại vật tư đúng theo yêu cầu chủ đầu tư, có chứng chỉ xuất xưởng và
chứng nhận chất lượng theo quy định pháp luật.
- Vị trí lắp đặt thiết bị đúng theo bản vẽ kỹ thuật thi công
- Các vị trí dấu nối dây tại vị trí hộp nối và thiết bị
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
54
Bước 2: đảm bảo khối lượng vật tư
- Khối lượng thiết bị thi công phù hợp với khối lượng thiết bị tính toán ngoài những
phát sinh bổ sung do chủ đầu tư yêu cầu.
Bước 3: đảm bảo tiến độ thi công
- Thi công đúng tiến độ đề ra từ ngày 10/5/2016 đến ngày 30/7/2016
Bước 4: đảm bảo an toàn lao động
- Công nhân có giấy “chứng nhận an toàn lao động” do sở xây dựng cấp theo yêu
cầu pháp luật.
- Công nhân trang bị giày bảo hộ lao động, nón bảo hộ lao động, mang dây đai khi
làm việc trên cao, sử dụng tuốt nơ vít có tay cầm bọc nhựa cách điện.
- Sử dụng ổ cắm công nghiệp cấp nguồn cho máy cắt, máy khoan, máy đục.
- Các dây dẫn cấp nguồn tạm được treo lên cao qua khỏi đầu, tại các vị trí nguồn
tạm có gắn biển báo.
- Sau mỗi ca làm việc vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ. Dụng cụ đồ nghề được kiểm tra số
lượng và cất ngăn nắp và tủ đồ trước khi ra về.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
55
PHỤ LỤC
1. Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Tiêu chuẩn 9206-2012 – Lắp đặt thiết bị điện trong công trình
- Tiêu chuẩn 9207-2012 – Lắp đặt thiết bị điện trong công trình
- Tiêu chuẩn 9258-2012 – Thiết kế hệ thống nối đất
- Quy chuẩn 09-2013: Lắp đặt hệ thống điện dân dụng
- ND169/2003/NĐ-CP: Về an toàn điện
- TCVN5699-1:1998
- IEC 335-1:1991
2. Bộ bản vẽ thiết kế
STT KÝ HIỆU BẢN VẼ TÊN BẢN VẼ
1 Đ-01 MẶT BẰNG CHIẾU SÁNG TRỆT
2 Đ-02 MẶT BẰNG CHIẾU SÁNG LẦU 1
3 Đ-03 MẶT BẰNG CHIẾU SÁNG LẦU 2
4 Đ-04 MẶT BẰNG CHIẾU SÁNG MÁI
5 Đ-05 MẶT BẰNG Ổ CẮM TRỆT
6 Đ-06 MẶT BẰNG Ổ CẮM, MÁY LẠNH, MÁY NƯỚC
NÓNG LẦU 1
7 Đ-07 MẶT BẰNG Ổ CẮM, MÁY LẠNH, MÁY NƯỚC
NÓNG LẦU 2
8 Đ-08 MẶT BẰNG Ổ CẮM SÂN THƯỢNG
9 Đ-09 SƠ ĐỒ ĐƠN TUYẾN
10 Đ-10 HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
56
3. Mẫu hồ sơ thiết kế, thi công, bảo trì, bảo dưỡng công trình.
3.1. Mẫu hồ sơ thiết kế công trình: (Kèm theo phụ lục)
- Biên bản xác nhận chủng loại vật tư, thiết bị
- Bảng tiến độ Tiến độ thực hiện công trình.
- Bảng thống kê khối lượng vật tư, thiết bị chính.
- Biên bản bàn giao hồ sơ thiết kế.
3.2. Mẫu hồ sơ thi công công trình.
3.3. Mẫu hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng công trình.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn Thành, Lê Phong Phú, Phan Thanh Tú, Nguyễn Bảo Quốc, Giáo trình
Cung Cấp điện, năm 2013.
[2] Phan Thị Thanh Bình, Hướng dẫn đồ án môn học thiết kế cung cấp điện, NXB
ĐHQG Tp.HCM, 2002.
[3] Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà
Nội, 2005.
[4] Các tiêu chuẩn Việt Nam về tính toán và lắp đặt hệ thống điện:
- TCVN 7447: 2010 - 2011: Hệ thống lắp đặt điện hạ áp;
- TCVN 9206:2012: Đặt Thiết bị Điện trong Nhà ở và Công trình Công cộng;
- TCVN 9207:2012: Đặt Đường dẫn Điện trong Nhà ở và Công trình Công cộng;
- TCVN 9208:2012: Lắp đặt Cáp và Dây dẫn Điện trong các Công trình Công nghiệp;
- TCVN 9358:2012: Lắp đặt Hệ thống Nối đất Thiết bị cho các Công trình Công
nghiệp;
- TCVN 9385:2012: Chống sét cho các Công trình Xây dựng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thiet_ke_dien_dan_dung.pdf