Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng - Nguyễn Phương Nhâm

Lắp máy chạy thử sau khi bảo dưỡng. - Yêu cầu khi lắp máy điều hòa không khí: + Đối vói những phòng nhỏ (Diện tích không quá 200m2), công suất lạnh yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí không vượt quá 60KW (551600Kcal/h), nên sử dụng phương án điều hòa không khí cục bộ, tức là đặt các máy điều hòa riêng biệt hay còn gọi là máy điều hòa không khí “cửa sổ hay máy điều hoà không khí 1 khối” . Khi đó sẽ tiết kiệm được diện tích đặt máy và giảm tiêu thụ điện năng từ 2 đến 3 lần so với phương án dùng máy điều hòa không khí trung tâm. + Nhược điểm chính khi đặt máy điều hòa không khí 1 khối là khá ồn (50-60db). Tuy nhiên khi yêu cấu độ ồn nhỏ như nhà ăn, phòng máy cửa hàng vẫn có thể dùng phương án điều hòa cục bộ bằng các máy nhỏ. + Phòng máy phải được cách nhiệt tốt, các cửa đảm bảo đóng kín, giảm đến mức thấp nhất số lần và thời gian mở cửa để giảm tổn thất. + Phòng đặt máy nên được chiếu sáng nhân tạo để đủ ánh sáng cần thiết, không nên dùng nhiều cửa kính vì đó là những “bẫy nhiệt” chỉ nhận nhiệt từ ngoài vào mà không thải ra được. càng nhiều kính thì nhiệt thu thu từ ngoài vào càng nhiều, do đó càng tăng số máy phải đặt và tăng công suất máy, nếu không nhiệt độ trong phòng sẽ tăng. - Lắp máy vào vị trí cũ, hoàn chỉnh. + Máy đặt không làm mất mỹ quan, phá hủy cảnh quan kiến trúc bên ngoài và trang trí nội thất của công trình. + Đảm bảo giữ được nhiệt độ trong phòng theo yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và tiêu thụ điện năng. + Máy đặt phải đảm bảo có khả năng trao đổi nhiệt tốt và thuận tiện cho người vận hành sử dụng. - Chạy thử máy, kiểm tra các thông số cơ bản đều đạt thì quá trình bảo dưỡng đã hoàn thành. + Đóng áp tô mát cấp nguôn cho máy điều hòa. + Kiểm tra các thông số cơ bản Đo dòng điện làm việc (ILV=Iđm) Kiểm tra độ lạnh. Kiểm tra độ ồn. - Kết luận tình về trạng của máy sau khi bảo dưỡng.

pdf50 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng - Nguyễn Phương Nhâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------- Lưu hành nội bộ b. Bộ phận điện của tủ lạnh: - Tụ điện (hình a,b) - Động cơ (hình A,B) - Rơle nhiệt (rơle dòng điện) Dàn bay hơi Ống mao Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------13-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Rơle khởi động - Rơle khởi động kiểu điện áp - Rơle nhiệt độ (Thermostat) Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------14-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Hình dáng bên ngoài của Thermostat. - Rơle thời gian Hình 4.10. Sơ đồ đấu dây Timer Hình 4.9. Một số dạng On-delay của hãng ANLY - Đài Loan On-delay hãng ANLY - Đài Loan Ký hiệu: Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------15-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Rơ le áp suất: + Rơ le tổ hợp áp suất cao và thấp + Rơ le áp suất cao HP + Rơ le áp suất thấp LP Rơ le tổ hợp áp suất cao và thấp Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------16-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 2: HỆ THỐNG LẠNH CỦA TỦ LẠNH 2.1. Máy nén của tủ lạnh gia đình. a. Nhiệm vụ của máy nén. - Hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. - Nén môi chất ở trạng thái hơi từ áp suất bay hơi tới áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng. - Phải đủ năng suất, khối lượng, lưu lượng môi chất qua máy nén, phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. b. Yêu cầu của máy nén - Làm việc chắc chắn, ổn định, có tuổi thọ cao và độ tin cậy cao, có khả năng sản xuất hàng loạt. - Hiệu suất làm việc cao. - Khi làm việc không rung, không ồn. c. Phân loại máy nén. Hiện nay ở nước ta dùng rất nhiều loại tủ lạnh của nhiều hãng và nhiều nước khác nhau. Mỗi hãng, mỗi nước chế tạo máy nén có những đặc điểm khác nhau, nhưng về nguyên tắc cơ bản đều giống nhau. Máy nén tủ lạnh gia đình chủ yếu là loại máy nén pittông 1 hoặc 2 xilanh. Ngoài ra còn máy nén rôto nhưng chủ yếu sử dụng trong máy điều hoà nhiệt độ, hiếm thấy trong tủ lạnh gia đình. d. Nguyên lý làm việc * Máy nén pittông dùng cơ cấu tay quay thanh truyền, biến chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông. Quá trình hút và nén thực hiện nhờ sự thay đổi thể tích của khoảng giữa pittông và xilanh. Hình - 2.1 là sơ đồ máy nén pittông có cơ cấu tay quay thanh truyền. - Máy nén pittông làm việc như sau: Pittông chuyển động lên xuống trong xilanh. Khi pittông di chuyển từ trên xuống dưới, áp suất trong khoang hút giảm, clapê hút tự động mở ra do chênh lệch áp suất, máy nén thực hiện quá trình hút. Khi pittông đạt điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, pittông đổi hướng chuyển động lên trên thực hiện quá trình nén. Khi áp suất trong xilanh cao hơn áp suất trong khoang đẩy, clapê đẩy tự động mở ra cho môi chất đi vào khoang đẩy. Quá trình đẩy hơi môi chất kết thúc khi xilanh đạt điểm chết trên. Quá trình hút và nén lại lặp lại. Với tủ lạnh dùng môi chất R12, nhiệt độ sau khi ra khỏi máy nén khoảng trên 800C. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------17-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Ưu điểm của máy nén kiểu pittông là công nghệ gia công đơn giản, dễ bôi trơn, có thể đạt tỉ số nén pittông n = Pk/P0 ≈ 10 với một cấp nén, trong đó Pk là áp suất trên dàn ngưng, P0 là áp suất sau ống mao dẫn (dàn bay hơi) - Nhược điểm của máy nén pittông là có nhiều chi tiết và cặp ma sát nên dễ bị mài mòn. - Máy nén pittông ứng dụng rộng rãi trong tủ lạnh gia đình và cả máy lạnh có công suất lớn. * Máy nén rôto lăn có cấu tạo như ở hình-2.2. Xilanh 7 hình trụ đứng im, rôto lệch t âm 6 lăn trên bề mặt xilanh. Ngăn cách giữa khoang hút và khoang đẩy là tấm trượt 3. Khi pittông lăn trên xilanh luôn luôn tồn tại hai khoang, khoang hút có thể tích lớn dần và khoang nén có thể tích nhỏ dần. Có một thời điểm khi điểm cao của rôto nằm trên tấm trượt 3 khoang nén bằng không và khoang hút đạt cực đại. - Khi pittông lăn qua clapê hút lại xuất hiện hai khoang hút và nén. Ngoài loại rôto lăn ra còn loại máy nén rôto tấm trượt (không giới thiệu ở đây). - Loại máy nén rôto lăn và rôto tấm trượt có ưu điểm là đơn giản, ít chi tiết, nhược điểm là công nghệ gia công khó, bôi trơn cũng khó khăn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các loại máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ. Vì stato của động cơ gắn liền với vỏ ngoài của lốc nên khó quấn lại động cơ khi bị cháy. Hình -2.1: hình -2.2 Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------18-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 2.2. Dàn ngưng. a. Nhiệm vụ. Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ và một bên là môi trường làm mát là nước hoặc không khí. Dàn ngưng của hệ thống lạnh có nhiệm vụ thải nhiệt của môi chất ra ngoài môi trường xung quanh. Lượng nhiệt thải qua dàn ngưng đúng bằng nhiệt lượng mà dàn bay hơi thu ở trong tủ (để làm lạnh) cộng với điện năng tiêu tốn cho máy nén. Trong quá trình thải nhiệt, môi chất lạnh từ dạng hơi biến thành dạng lỏng áp suất cao, áp suất này phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao thì áp suất môi chất ở dàn ngung càng cao. Ở nước ta nhiệt độ không khí dao động trong khoảng 8 ÷ 400C, áp suất dàn ngưng nằm trong khoảng 7 ÷ 10 at. b. Phân loại Có thể phân loại dàn ngưng theo cấu tạo và môi trường làm mát: - Bình ngưng làm mát bằng nước: môi trường làm mát là nước. - Dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (không có quạt) và đối lưu cưỡng bức (có quạt): môi trường làm mát bằng không khí. - Dàn ngưng tưới (còn gọi là thiết bị ngưng tụ bay hơi nước): môi trường làm mát kết hợp nước và không khí. Tủ lạnh gia đình đa số có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên. Một số ít tủ lạnh gia đình và tủ lạnh thương nghiệp có dàn ngưng không khí cưỡng bức. c. Yêu cầu đối với dàn ngưng. Dàn ngưng phải có khả năng toả nhiệt phù hợp với năng suất lạnh của máy nén trong điều kiện làm việc đã cho: - Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ và tốt; - Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống phải tốt; - Chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị ăn mòn; - Tuần hoàn không khí phải tốt; - Công nghệ chế tạo đơn giản, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, giá thành hạ. d. Vị trí lắp đặt: Dàn ngưng tủ lạnh đầu vào được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. Dàn ngưng được bố trí sau tủ lạnh (hình -2.3), một số còn thêm một phần đặt dưới đáy tủ. Dàn ngưng được bố trí sao cho việc đối lưu không khí là tốt nhất để tủ thải nhiệt được dễ dàng. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------19-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ e. Cấu tạo của dàn ngưng. Dàn ngưng của tủ lạnh hấp thụ thường làm bằng ống thép lớn có 1, 2 vòng xoắn, cánh tản nhiệt bằng thép tấm hình vuông hoặc tròn. Dàn ngưng của tủ lạnh nén hơi có dạng cấu tạo như ở hành -2.4. Dàn ngưng của tủ lạnh nén hơi gồm ống thép có đường kính cỡ Φ5 với cánh tản nhiệt làm bằng dây thép cỡ Φ1,2 ÷ 2. Môi chất đi từ trên xuống, không khí đối lưu tự nhiên đi từ dưới dàn ngưng lên, thực hiện trao đổi nhiệt ngược dòng. Dàn ống của dàn ngưng có thể bố trí nằm ngang (hình -2.5), cũng có thể bố trí thẳng đứng (hình -2.4). Khi ống bố trí thẳng đứng, đầu ra của môi chất lạnh lỏng ở xa đầu lốc nên không bị nhiệt thải từ đầu lốc làm cho nóng lên, đây là ưu điểm cơ bản so với dàn ống nằm ngang. Các ngưng nói chung có cánh tản nhiệt bằng dây thép vì công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng và sửa chữa thuận lợi. hình -2.3 hình -2.4 Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------20-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ Tuy nhiên cũng có dàn ngưng có cánh tản nhiệt dạng tấm liền hoặc có dập các khe hở để tạo đối lưu không khí tốt hơn. Ngoài các loại dàn ngưng bằng các dàn ống thép còn có các loại dàn ngưng bằng nhôm tấm. Các dàn ngưng này được tạo từ hai lá nhôm dày 1,5 mm, cán dính vào nhau, ở giữa có các rãnh cho môi chất lưu thông thay cho các ống. Khoảng giữa các rãnh có dập các khe gió để nâng cao khả năng đối lưu không khí qua dàn. Do hệ số truyền nhiệt của lá nhôm lớn và do tạo được bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên loại dàn ngưng này gọn nhẹ hơn các loại dàn ngưng khác. Hiện nay các dàn ngưng thường được bố trí bên trong vỏ tủ phía sau hoặc cả hai bên sườn nên không thể nhìn thấy dàn ngưng. Khi đặt dàn ngưng nên đặt nghiêng 50 so với vị trí thẳng đứng để tránh hiện tượng dòng không khí nóng ở ống phía dưới bao bọc ống phía trên. 2.3. Dàn bay hơi. a. Nhiệm vụ: Dàn bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh sôi và một bên là môi trường cần làm lạnh như không khí, nước hoặc sản phẩm cần bảo quản lạnh. Dàn bay hơi có nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp để tạo ra và duy trì môi trường lạnh có nhiệt độ thấp. Thường nhiệt độ sôi của môi chất trong dàn bay hơi từ - 200C đến -150C tương ứng với áp suất 1,5at đến 1,9 at. Sự trao đổi nhiệt giữa không khí trong tủ lạnh và dàn bay hơi có thể do đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức (dùng quạt khuấy không khí). Phần lớn các tủ lạnh dùng đối lưu tự nhiên. b. Phân loại Có thể phân loại theo cấu tạo và môi trường làm lạnh: - Môi trường làm lạnh là không khí đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức gọi là dàn lạnh hoặc dàn bay hơi. - Môi trường làm lạnh là nước, nước muối hoặc chất lỏng có thể là dàn lạnh nước hoặc bình bay hơi làm lạnh nước. hình -2.5 Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------21-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Môi trường làm lạnh là sản phẩm có thể là dàn lạnh tiếp xúc. Trong tủ lạnh gia đình và tủ lạnh thương nghiệp phần lớn là loại dàn lạnh không khí đối lưu tự nhiên và cưỡng bức. Các máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ và cục bộ thường sử dụng các dàn bay hơi đối lưu không khí cưỡng bức. Các máy điều hoà trung tâm hay sử dụng các bình bay hơi làm lạnh nước. c. Yêu cầu đối với dàn bay hơi. - Dàn bay hơi phải đảm bảo khả năng thu nhiệt của môi trường phù hợp với năng suất lạnh của máy ở điều kiện làm việc theo thiết kế; - Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ; - Tiếp xúc giữa sản phẩm bảo quản với dàn phải tốt; - Tuần hoàn không khí tốt; - Chịu được áp suất máy nén; - Không bị ăn mòn do môi chất và không khí xung quanh; - Dễ chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa thuận lợi. d. Vị trí lắp đặt dàn bay hơi. Dàn bay hơi được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu (theo chiều chuyển động của môi chất lạnh) và trước máy nén trong hệ thống lạnh. Trong tủ lạnh, dàn bay hơi được lắp ở phía trên bên trong tủ và được sử dụng như một ngăn bảo quản lạnh đông thực phẩm và để làm nước đá. e. Cấu tạo dàn bay hơi. Hình 4-9 là sơ đồ cấu tạo dàn bay hơi. Trong tủ lạnh gia đình đại bộ phận dàn bay hơi là kiểu tấm có bố trí các rãnh cho môi chất lạnh tuần hoàn. Không khí bên ngoài đối lưu tự nhiên, vật liệu là thép không gỉ hoặc nhôm. Nếu bằng nhôm hoặc vật liệu dễ ăn mòn người ta phải phủ một lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản. Dàn bay hơi kiểu tấm bằng nhôm cũng được chế tạo giống như dàn ngưng kiểu tấm bằng nhôm. Nhôm tấm dày 3 ÷ 4 mm được làm sạch bề mặt một cách hết sức cẩn thận và trên một tấm người ta dùng thuốc màu vẽ hình các rãnh môi chất theo tính toán. Màu vẽ chống được sự khuếch tán của nhôm vào nhau khi cán. Sau khi gia công, hai tấm được chồng lên nhau và cho vào máy cán. Do áp suất cán rất lớn, hai tấm nhôm dính liền lại trừ các rãnh đã vẽ bằng thuốc mầu. Người ta đặt tấm nhôm đã cán vào khuôn và bơm vào rãnh chất lỏng có áp suất lớn (80 ÷ 100 at), rãnh sẽ nở ra có hình dáng và chiều cao theo yêu cầu. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------22-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ Dàn bay hơi bằng tấm nhôm ngày nay được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm: Công nghệ chế tạo dễ dàng, giá thành rẻ, hệ số truyền nhiệt lớn nên gọn nhẹ. Việc bố trí các rãnh môi chất rất dễ dàng và đa dạng. Dàn bay hơi bằng tấm nhôm cho khả năng tăng dung tích của ngăn đông và dễ dàng bố trí dàn trong tủ lạnh. Nhược điểm của dàn nhôm là dễ han gỉ nên cần bảo vệ cẩn thận chống han gỉ, cần phải xử lý tránh oxy hoá anôt, đặc biệt là các mối nối đồng - nhôm giữa dàn bay hơi với ống mao cũng như với ống hút máy nén. Cần bảo vệ đầu nối không bị thấm ướt để chống ăn mòn điện phân, phá huỷ phần nhôm. Để bảo vệ đầu nối phải chống ẩm bằng cách bọc những lớp nilon mỏng hoặc nhựa quanh đầu nối. Việc hàn nhôm cũng khó khăn hơn hàn đồng vì cho đến khi nóng chảy nhôm không hay đổi màu sắc. Hơn nữa, khi dàn nhôm bị hàn lại, lớp phủ bảo vệ coi như bị phá huỷ. Nhôm bị mêtanol ăn mòn nên không dùng mêtanol để chống ẩm được. Dàn bay hơi bằng thép không gỉ có công nghệ gia công khác hẳn. Các tấm thép không gỉ được dập rãnh trước sau đó ghép vào nhau và hàn kín chung quanh, chỉ chừa hai lỗ để nối ống mao và ống hút. Ở giữa người ta hàn chấm từng đoạn, vì giữa các rãnh không yêu cầu kín hoàn toàn. Cũng có loại dàn bay hơi làm bằng ống đồng hoặc ống nhôm có bố trí cánh, nhưng loại này ít sử dụng. Hình -2.6 Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------23-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 2.4. Bộ phận tiết lưu. a. Nhiệm vụ. Bộ phận tiết lưu có nhiệm vụ sau: Hạ áp suất của dòng môi chất lỏng từ áp suất ngưng tụ ở dàn ngưng tụ xuống áp suất thấp ở dàn bay hơi tương ứng với nhiệt độ sôi cần thiết. Cung cấp và điều chỉnh đủ lượng môi chất lỏng cho dàn bay hơi, phù hợp với tải nhiệt của dàn. Duy trì áp suất bay hơi ổn định và sự chênh lệch áp suất giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. b. Vị trí lắp đặt. Bộ phận tiết lưu được bố trí giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ nhưng nếu có phin lọc, phin sấy, van điện từ thì thứ tự các thiết bị theo chiều chuyển động môi chất như sau: dàn ngưng, phin lọc, phin sấy, van điện từ, thiết bị tiết lưu, dàn bay hơi. Trong hệ thống lạnh, thiết bị tiết lưu có thể đặt ở ngoài hoặc trong phòng lạnh. Đặt ngoài phòng lạnh công việc bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng hơn. c. Phân loại. Có ba loại thiết bị tiết lưu chính thường được sử dụng trong hệ thống lạnh: *. Van tiết lưu điều chỉnh bằng tay. *. Van tiết lưu tự động nhờ sự quá nhiệt hơi hút về máy nén, gọi tắt là van tiết lưu nhiệt, thường được sử dụng trong các hệ thống lạnh lớn và trung bình. Van tiết lưu nhiệt cũng sử dụng cho cả các hệ thống lạnh nhỏ như một số tủ lạnh thương nghiệp và máy điều hoà nhiệt độ. *. Ống mao: (còn gọi là ống kapilê, cáp phun) là dạng thiết bị tiết lưu cố định. Tủ lạnh gia đình hầu như chỉ sử dụng ống mao, ống mao còn được sử dụng cho máy điều hoà cửa sổ, máy hút ẩm nhỏ... a. Sự làm việc và yêu cầu của ống mao. Ống mao dùng để hạ áp suất của dòng môi chất lỏng lạnh từ áp suất ngưng tụ ở dàn ngưng xuống áp suất thấp ở dàn bay hơi tương ứng với nhiệt độ sôi cần thiết. Yêu cầu ống mao là: cung cấp và điều chỉnh đủ lượng môi chất lỏng cho dàn bay hơi, phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi; duy trì áp suất bay hơi ổn định và sự chênh lệch áp suất giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. b. Vị trí lắp đặt. Nếu có phin lọc, thứ tự lắp đặt các thiết bị theo chiều chuyển động của môi chất như sau: dàn ngưng, phin lọc, ống mao, dàn bay hơi. c. Cấu tạo ống mao. Ống mao hay còn gọi là ống capilê có Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------24-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ cấu tạo đơn giản, là đoạn ống có đường kính rất nhỏ, từ 0,5 ÷ 2 mm và chiều dài từ 0,5 đến 5 m, được đặt trên đoạn giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi (hình -2.7). Ống mao đóng vai trò như một van tiết lưu, khi chất lỏng đi qua nó, áp suất và nhiệt độ môi chất giảm xuống. Kích thước, thông lượng của ống mao phải đảm bảo ứng với một chế độ làm lạnh nhất định cần phải đưa vào dàn lạnh một lượng môi chất nhất định. Lượng môi chất này phải phù hợp với năng suất lạnh của máy nén và phù hợp với lưu lượng chảy qua ống mao ở điều kiện làm việc đó. Khi cần phải thay ống mao, không tuỳ tiện thay bất kì ống mao nào với kích thước dài, ngắn tuỳ ý vì ống mao không thể điều chỉnh được. Ống mao có những ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: đơn giản, không có chi tiết chuyển động nên làm việc đảm bảo, độ tin cậy cao, không cần bình chứa. Sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút, áp suất sẽ cân bằng giữa đầu đẩy và đầu hút nên động cơ điện khởi động dễ dàng. Nhược điểm: dễ tắc bẩn, tắc ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự điều chỉnh được theo các chế độ làm việc khác nhau, cho nên chỉ sử dụng cho các hệ thống lạnh có công suất nhỏ. 2.6. Phin lọc. Đối với tủ lạnh gia đình thì phin sấy và lọc chung, đây là thiết bị hình trụ vỏ bằng đồng tóp hai đầu chứa chất hút ẩm Silicagel hoặc Zeolit hút hơi nước còn sót lại. Do phần sấy lọc chung nên thiết bị này có cấu tạo đặc biệt hơn, nó được bao ở ngoài bằng đồng, bên trong có một miếng ni hoặc da để ngăn bụi lọt qua. Ẩm hoặc hơi nước và các tạp chất gây ra nhiều vấn đề ở bất cứ hệ thống lạnh nào. Hơi ẩm có thể đông đá và làm tắc lổ van tiết lưu, gây ăn mòn các chi tiết kim loại, làm ẩm cuộn dây mô tơ máy nén nửa kín làm cháy mô tơ và dầu. Các tạp chất có thể làm bẩn dầu máy nén và làm cho thao tác các van khó khăn. Hình -2.7: Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------25-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ Có rất nhiều dạng thiết bị được sử dụng để khử hơi nước và tạp chất. Dạng thường gặp là phin lọc ẩm kết hợp lọc cơ khí (filter – drier) trên hình-2.8a. Nó chứa một lỏi xốp đúc. Lỏi có chứa chất hấp thụ nước cao, chứa tác nhân axit trung hoà để loại bỏ tạp chất. Để bảo vệ van tiết lưu và van cấp dịch bộ lọc được lắp đặt tại trên đường cấp dịch trước các thiết bị này. Trên hình-2.8b là bộ lọc ẩm, bên trong có chứa các chất có khả năng hút ẩm cao. Lỏng môi chất khi đi qua bộ lọc ẩm sẽ được hấp thụ. 2.7. Bình tách lỏng (accumulator): Bình tách lỏng có nhiệm vụ tách các giọt chất lỏng khỏi luồng hơi hút về máy nén , tránh cho máy nén không hút phải lỏng gây ra đập thủy lực làm hư hỏng máy nén . Bình tách lỏng đơn giản là một bình hình trụ đặt đứng lắp đặt trên đường hút từ thiết bị bay hơi về máy nén . Ở các máy nén nhỏ ngưồi ta sử dụng bình tách lỏng để tách lỏng và dầu về đột ngột sau đó tiết lưu dần về máy nén vừa tránh được va đập , vừa tránh hạ được nhiệt độ cuối tầm nén . Hình-2.8a Hình-2.8a Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------26-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 1- hơi ẩm từ dầu bay hơi về ; 2- hơi khô về máy nén ; 3-lổ tiết lưu lỏng và đầu về máy nén ; 4- vỏ bình . Bình tách lỏng sử dụng cho tất cả các loại máy lạnh với môi chất NH3 và freôn , đặc biệt các máy cở nhỏ có bố trí phá băng bằng hơi nóng . Khi phá băng , bình tách lỏng kiêm chức năng bình chứa thu hồi. 2.8. Tháo, lắp các bộ phận lạnh trong hệ thống lạnh của tủ lạnh a. Công tác chuẩn bị. * Dụng cụ: Bộ dụng cụ tháo, lắp các bộ phận lạnh trong hệ thống lạnh của tủ lạnh * Mô hình tủ lạnh, tủ lạnh Sanyo b. Thực hiện tháo: - Tháo máy nén - Tháo dàn ngưng tụ - Tháo dàn bay hơi - Tháo bộ phận tiết lưu (ống mao) - Tháo phin lọc - Tháo bình tách lỏng. c. Thực hiện lắp: - Lắp bình tách lỏng. - Lắp dàn ngưng tụ. - Lắp dàn bay hơi. - Lắp bộ phận tiết lưu (ống mao). - Lắp phin lọc. - Lắp máy nén. d. Kiểm tra khi hoàn tất. - Kiểm tra máy nén. - Kiểm tra các mối nối và khí ga. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------27-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 3: MẠCH ĐIỆN CỦA TỦ LẠNH 3.1. Các sơ đồ nguyên lý mạch điện. a. Sơ đồ nguyên lý mạch điện 1. Sơ đồ mạch điện được sử dụng để điều khiển tủ lạnh trực tiếp loại 2 cửa, xả tuyết bán tự động bằng nhiệt trở. Nguyên lý làm việc: Khi cấp nguồn cho tủ lạnh, lúc này máy nén hoạt động thực hiện quá trình làm lạnh. Khi nhiệt độ tủ lạnh đạt quy định, lúc này tiếp điểm rơle nhiệt độ mở ra nguồn ngắt nguồn vào máy nén. Khi nhiệt độ ngăn thực phẩm tăng lên thì tiếp điểm rơle nhiệt độ đóng trở lại cấp nguồn cho máy nén hoạt động trở lại. Trong quá trình hoạt động nếu máy nén có sự cố về dòng điện thì rơle nhiệt mở tiếp điểm ngắt nguồn ngắt nguồn vào máy nén. Đèn dùng để chiếu sáng ngăn thực phẩm khi mở cửa tủ và đèn tắt khi cửa tủ đóng lại.. Khi tủ lạnh hoạt động sau một thời gian sẽ có lớp đá bám lên bề mặt dàn bay hơi, lúc này ta nhấn vào nút nhấn xả tuyết, khi đó điện trở xả tuyết được cấp nguồn làm lớp đá tan dần. Khi muốn ngừng xả đá thì ta chỉ cần nhấn nút nhấn xả tuyết lần nữa ( khi nhiệt độ ở buồng lạnh ở nhiệt độ âm thì nút nhấn xả tuyết sẽ tự duy trì). Khi xả đá máy nén dừng. b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện 2. Sơ đồ mạch điện được sử dụng để điều khiển tủ lạnh gián tiếp xả tuyết tự động bằng nhiệt trở, khi xả tuyết rơle xả tuyết ngưng hoạt động, quá trình xả tuyết phụ thuộc vào cảm biến nhiệt lạnh. Rơle xả tuyết định thời gian xả tuyết. Rơ le nhiệt độ Rơ le nhiệt Điện trở xả tuyết Nút nhấn Đèn Rơ le khởi động Máy mén C S R Nút nhấn xả tuyết Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------28-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ A V M R S C Rơle khởi động Rơle nhiệt độ Rơle dòng điện Cảm biến nhiệt lạnh Cảm biến nhiệt nóng Rơle xả tuyết Đèn CT 1 2 3 4 Rxt P 0 Khi cấp nguồn cho tủ lạnh, do tiếp điểm rơle nhiệt độ và rơle xả tuyết ở trạng thái đóng lúc này máy nén hoạt động thực hiện quá trình làm lạnh. Khi nhiệt độ tủ lạnh đạt quy định, lúc này tiếp điểm rơle nhiệt độ mở ra ngắt nguồn vào máy nén. Khi nhiệt độ ngăn thực phẩm tăng lên thì tiếp điểm rơle nhiệt độ đóng trở lại cấp nguồn cho máy nén hoạt động. Trong quá trình hoạt động nếu máy nén có sự cố về dòng điện thì rơle dòng điện mở tiếp điểm ngắt nguồn ngắt nguồn vào máy nén. Đèn và quạt được điều khiển bởi CT-nút nhấn khi đóng cửa tủ lạnh lại thì đèn tắt quạt chạy. Đèn dùng để chiếu sáng ngăn thực phẩm khi mở cửa tủ. Quạt dùng để đối lưu không khí trong ngăn làm đá. Khi tủ lạnh hoạt động sau một thời gian sẽ có lớp đá bám lên bề mặt dàn bay hơi, lúc này cảm biến nhiệt lạnh đóng lại và rơle xả tuyết tác động đóng tiếp điểm thường mở, khi đó điện trở xả tuyết được cấp nguồn và thực hiện quá trình xả tuyết. Khi xả tuyết rơle xả tuyết vẫn hoạt động nhưng máy nén ngừng hoạt động. Quá trình xả tuyết được thực hiện cho đến khi cảm biến nhiệt lạnh mở ra và rơle xả tuyết tác động tiếp điểm trở lại. Nếu trong quá trình xả tuyết, cảm biến nhiệt lạnh mở ra và rơle xả tuyết không ngắt nguồn cho điện trở xả tuyết thì lúc này nhiệt độ tại dàn bay hơi tăng cao, đó cảm biến nhiệt dương sẽ tác động cắt nguồn vào điện trở xả tuyết nhằm bảo vệ tủ. 3.2. Các bộ phận trong mạch điện tủ lạnh. 3.2.1. Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR) Nguyên lý làm việc: Quạt Nút nhấn Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------29-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ quá dòng hoặc quá nhiệt. Khi dòng điện quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao. Rơ le nhiệt ngắt mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén. Rơ le nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén. Trường hợp đặt bên ngoài rơ le nhằm bảo vệ quá dòng thường được lắp đi kèm công tắc tơ. Một số máy lạnh nhỏ có bố trí rơ le nhiệt bên trong ở ngay đầu máy nén. Dạng 1 1- Dây nối, 2- Chụp nối; 3- Chốt tiếp điểm; 4- Đầu cực 5- Tiếp điểm; 6- Thanh lưỡng kim; 7- Phần tử đốt nóng; 8- Thân; 9- Vít Dạng 2 Hình -3.3: Rơle bảo vệ quá dòng 1- Thanh lưỡng kim. 2- Phần tử đốt nóng. 3- Tiếp điểm thương đóng 1 2 3 6 5 7 Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------30-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ Hình -3.4: Rơ le nhiệt và mạch điện Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là một cơ cấu lưỡng kim gồm có 2 kim loại khác nhau về bản chất, có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau và hàn với nhau. Bản lưỡng kim được đốt nóng bằng điện trở có dòng điện của mạch cần bảo vệ chạy qua. Khi làm việc bình thường sự phát nóng ở điện trở này không đủ để cơ cấu lưỡng kim biến dạng. Khi dòng điện vượt quá định mức bản lưỡng kim bị đốt nóng và bị uốn cong, kết quả mạch điện của thiết bị bảo vệ hở 3.2.2. Thermostat. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------31-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ * Nguyên lý làm việc của role nhiệt độ nhưsau: Vít điều chỉnh nhiệt độ số 4 dùng để cài đặt nhiệt độ cho buồng cần khống chế nhiệt độ trên thang nhiệt độ số 5, đầu cảm biến nhiệt độ số 2 luôn luôn được đặt trong hệ thống khống chế nhiệt độ, bên trong bầu cảm biến nhiệt độ này chứa một loại lãnh chất rất nhạy cảm với nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ trong buồng cần khống chế sẽ được đầu cảm biến cảm nhận và làm thay đổi áp suất trong hộp xếp số 1. Nếu nhiệt độ cao sẽ giãn nở do đó áp suất trong hộp xếp lớn còn khi nhiệt độ thấp thì chất khí sẽ co lại làm cho áp suất trong hộp xếp nhỏ. Vít cài đặt nhiệt độ số 4 cài đặt nhiệt độ sẽ tạo ra một lực kháng lò xo số 3 tương ứng. Khi các quá trình đang xảy ra nó sẽ làm nhiệt độ của buồng cần khống chế thay đổi theo thời gian, khi nhiệt độ trong buồng lạnh cần khống chế chưa đạt tới nhiệt độ cài đặt thì áp suất trong hộp xếp sinh ra sẽ thắng lực kháng của lò xo 3 làm cho thanh mang tiếp điểm số 8 giữ nguyên không dịch chuyển. Trạng thái các tiếp diểm giữ nguyên, tiếp điểm số 10 vẫn đứng để duy trì các quá trình nhiệt. Khi nhiệt độ trong buồng cần khống chế đạt tới nhiệt độ cài đặt trên thang số 5 lúc đó áp suất trong hộp xếp sinh ra không thắng được lực kháng của lò xo 3 kết quả lò xo số 3 sẽ đẩy cơ cấu thanh mang tiếp diểm số 8 dịch chuyển xuống dưới , theo nguyên tắc cánh tay đòn cơ cấu lật số 7 sẽ làm thay đổi trạng thái tiếp điểm 10 mở ra ngừng các quá trình nhiệt đồng thời đóng tiếp điểm 9 lại đưa nguồn vào mạch báo hiệu để thông báo nhiệt độ đã đạt. Hình 10-8 : Thermostat Thermostat l àmột thiết bị điều khiển dùng để duy trì nhiệt độ của phòng lạnh. Cấu tạo gồm có một công tắc đổi hướng đơn cực (12) duy trì mạch điện giữ các tiếp điểm 1 và 2 khi nhiệt độ bầu cảm biến tăng lên, nghĩa là nhiệt độ phòng tăng. Khi quay trục (1) theo chiều kim đồng hồ thì sẽ tăng nhiệt độ đóng và ngắt của Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------32-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ Thermostat. Khi quay trục vi sai (2) theo chiều kim thì giảm vi sai giữa nhiệt độ đóng và ngắt thiết bị. Hình 10-9 : Cấu tạo bên ngoài của thermostat 3.2.3. Rơle khởi động Nhiệm vụ: Cấp nguồn vào chân đề máy nén khi khởi động, và ngắt nguồn ra khỏi cuộn dây khởi khi khi máy nén đã khởi động xong. - Rơle khởi động kiểu dòng điện. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------33-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Rơle khởi động kiểu điện áp. 3. Tháo, lắp các bộ phận trong mạch điện tủ lạnh. - Công tác chuẩn bị. - Thực hiện tháo. - Thực hiện lắp. - Kiểm tra lại khi hoàn tất. - Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động. 4. Đo dòng điện khởi động và dòng điện làm việc của tủ lạnh - Công tác chuẩn bị. - Thực hiện đo. - Đọc và ghi lại kết quả. - Tính toán và so sánh với kết quả đo và nhận xét. ------------------------------------------------------------------------------------ Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------34-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 4: THAY THẾ RƠLE ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ TỦ LẠNH. 4.1. Nguyên tắc làm việc Nguyên tắc này dựa vào tín hiệu nhiệt độ buồng lạnh. Khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu, cơ cấu điều khiển tự động (Thermostat) sẽ tác động cắt nguồn điều khiển làm cho MN ngừng chạy. khi nhiệt độ buồng lanh gia tăng, Thermostat tác động MN chạy lại. - Nhược điểm của sơ đồ này là khi ngừng MN, tác nhân lạnh vẫn tiếp tục vào dàn bay hơi (là nơi có nhiệt độ, áp suất thấp nhất), khi khởi động lại, máy nén chạy nặng tải, dễ bị va đập thủy lực vì lỏng bị hút về máy nén. Sơ đồ này chỉ áp dụng cho những HTL có Q0 nhỏ như tủ lạnh, máy ĐHKK gia dụng. * Mạch điều khiển dùng Thermostat. * Mạch điện điều khiển dùng thermostat + van điện từ. Để khắc phục hiện tượng quá tải khi MN khởi động lại, người ta lắp thêm 1 van điện từ trước van tiết lưu, khi thermostat cắt điện ngừng MN thì van điện từ đóng lại ngừng cấp lỏng cho dàn bay hơi. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------35-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 4.2. Nguyên tắc cấu tạo: Thermostat là một thiết bị điều khiển dùng để duy trì nhiệt độ của phòng lạnh. Cấu tạo gồm có một công tắc đổi hướng đơn cực (12) duy trì mạch điện giữ các tiếp Hình – 4.1 Cấu tạo rơle nhiệt độ kiểu hộp xếp 1-Vị trí đặt nhiệt độ chính; 2- Vị trí đặt nhiệt độ vi sai; 3- Tay đòn chính 4- Lò xo chính; 5- Lò xo vi sai; 6- Hộp xếp bộ biến đổi nhiệt áp 7- Lối luồn dây điện; 8- Bầu cảm nhiệt; 9- Tiếp điểm; 10- Cơ cấu lật 4.3. Nguyên lý làm việc Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------36-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 4.4. Kiểm tra, thay thế rơ le điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh 4.5. Kiểm tra, thay thế rơ le điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh. Kiểm tả số 1 Nội dung: * đấu nối mạch điện tủ lạnh * kiểm tra thay thế rơle nhiệt độ của tủ lạnh. Phân loại Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------37-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 5: THAY THẾ VÀ HIỆU CHỈNH RƠLE NHIỆT TỦ LẠNH 5.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt. a. Cấu tạo. b. Nguyên lý làm việc Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------38-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 5.2. Kiểm tra, thay thế rơ le nhiệt tủ lạnh * Tháo rơ le nhiệt. - Công tác chuẩn bị. - Thực hiện tháo rơ le nhiệt. - Kiểm tra các phần tử của rơle nhiệt - Thực hiện lắp. - Kiểm tra lại khi hoàn tất: đấu mạch thí nghiệm - Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động. 3. Hiệu chỉnh rơ le nhiệt tủ lạnh: Hiệu chỉnh dòng tác động phù hợp để bảo vệ máy nén: Itđ=(2,5-4)Itải -------------------------------------------------------- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------39-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 6: THAY THẾ RƠLE KHỞI ĐỘNG TỦ LẠNH 6.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơ le khởi động 6.2. Kiểm tra, thay thế rơ le khởi động Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------40-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ -------------------------------------------------------------- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------41-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 7: BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH 7.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh 7.1.1. Bảo dưỡng máy nén: Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳquan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễxảy ra sựcố ởtrong 3 thời kỳ: Thời kỳban đầu khi mới chạy thửvà thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy. a. Cứsau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần. b. Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra. Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm: (1) - Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén. (2) - Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ. - Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểmtra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy - Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau.Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới. (3) - Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu (4) - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén. Đối với các máy nén lạnh các bộlọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh. - Đối với bộlọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc. - Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn, sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc. (5) - Kiểm tra hệthống nước giải nhiệt. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------42-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ (6) - Vệ sinh bên trong môtơ: Trong quá trình làmviệc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây môtơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở hành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây. - Bảo dưỡng định kỳ:Theo quy định cứsau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mởnắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ. - Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít vv... - Phá cặn áo nước làm mát: Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hỗn hợp axit clohidric 25% ngâm 8 ÷12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ÷15% và rửa lại bằng nước sạch. - Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần. 7.1.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây: - Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt. - Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị. - Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt - Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ. - Vệ sinh bể nước, xả cặn. - Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có) - Sơn sửa bên ngoài - Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan. 7.1.3. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi. - Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ. - Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------43-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước. - Vệ sinh và thay thế vòi phun : Kích thước các lổ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẫn, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng - Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất. - Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ. - Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng. 7.1.4. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi. - Xả băng dàn lạnh: Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trởcủa dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ. Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh. Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dõi dòng điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất. Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn : + Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh + Giai đoạn 2 : Xả băng dàn lạnh + Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh - Bảo dưỡng quạt dàn lạnh. - Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước ngưng bằng nuớc có thể dùng để vệ sinh dàn. - Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài. - Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh. - Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển. 7.1. 5. Bảo dưỡng quạt - Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường - Kiểm tra độcăng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế. - Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ. - Vệsinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------44-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 7.2. Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự cố cót hể xảy ra. Phân tích các triệu chứng và năm bắt được nguyên nhân chúng ta sẽcó biện pháp hợp lý nhất đểsửa chữa. a. Mô tơ máy nén không quay Các nguyên nhân và triệu chứng môtơ không quay Nguyên nhân Triệu chứng 1. Mô tơ có sự cố: Cháy, tiếp xúc không tốt , khởi động từcháy vv.. - Không có tín hiệu gì 2. Dây đai quá căng - Mô tơ kêu ù ù nhưng không chạy được 3. Tải quá lớn (áp suất phía cao áp và hạ áp cao, dòng lớn) nt 4. Điện thế thấp - Có tiếng kêu 5. Cơ cấu cơ khí bên trong bị hỏng - Có tiếng kêu và rung bất thường 6. Nối dây vào môtơ sai 7. Đứt cầu chì, công tắc tơhỏng, đứt dây điện Không cóphản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ. 8. Các công tắc HP, OP và OCR - nt - 9. Nối dây vào bộ điều khiển sai hoặc tiếp điểm không tốt. Điện qua khi ấn nút, nhưng nhả ra thì bị ngắt 10. Điện qua khi ấn nút, nhưng nhả ra thì bị ngắt Mô tơchạy và sau đó dừng ngay 11. Công tắc HP tác động nt 12. Công tắc LP tác động : nt 13. Dòng khởi động quá lớn nt b. Có tiếng lạ phát ra từ máy nén Các nguyên nhân và triệu chứng khi có tiếng phát lạ từ máy nén Nguyên nhân Triệu chứng 1. Có vật rơi vào giữa xi lanh và piston. Van xả hút, hỏng Âm thanh phát ra liên tục 2. Vòng lót bộ đệm kín hỏng, bơm dầu hỏng Bộ đệm kín bị quá nhiệt 3. Ngập dịch Sương bám ở carte 4. Ngập dầu Âm thanh xả lớn ở nắp máy Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------45-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ BÀI 8: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 KHỐI VÀ 2 KHỐI. 8.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối. 8.1.1. Cấu tạo. a. Cấu tạo máy điều hoà không khí 1 khối. 1-Dàn ngưng tụ. 2-Dàn bay hơi. 3-Ống mao. 4-Phin lọc. 5-Động cơ máy nén. 6-Bình tách lỏng. b. Cấu tạo máy điều hoà không khí 2 khối. 1-Dàn ngưng tụ. 2-Quạt dàn ngưng. 3-máy nén. 4-Rắc co. 5-Quạt dàn bay hơi. 6- Dàn bay hơi. 7-Van chặn hơi. 8-Bãy lỏng. 9-Van chặn lỏng. 10- Bình tách lỏng. 11- Bãy lỏng dầu. 12-Ống mao. 13-Phim lọc 1 31 2 6 4 5 Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------46-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 8.1.2. Nguyên lý làm việc Hơi môi chất thấp áp được máy nén hút về và nén đoạn nhiệt trở thành hơi qua nhiệt cao áp, sau đó được đưa đến thiết bị ngưng tụ, tại đây môi chất thải nhiệt ra ngoài môi trường và ngưng tụ thành lỏng môi chất cao áp. Lỏng môi chất sau khi ngưng tụ được đưa đến phin lọc để lọc cặn, bẩn, hơi nước,... sau đó đưa đến bộ phận tiết lưu (ống mao). Tại ống mao, do đường kính nhỏ nên lỏng môi chất sau khi qua ống mao có áp suất và nhiệt độ giảm và được đưa đến thiết bị bay hơi. Tại thiết bị bay bơi, lỏng môi chất thấp áp sẽ nhận nhiệt của môi trường cần làm lạnh làm môi chất sôi và bay hơi đẳng áp trở thành hơi môi chất thấp áp, sau đó được máy nén hút về và thực hiện một chu trình tiếp theo tương tự như chu trình đã nêu. 8.2. Sơ đồ khối máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối. a. Sơ đồ khối máy điều hoà không khí 1 khối b. Sơ đồ khối máy điều hoà không khí 2 khối: Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------47-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ 8.3. Qui trình bảo dưỡng máy điều hoà. 1- Chạy thử kiểm tra máy trước khi bảo dưỡng 2- Tháo máy bảo dưỡng vỏ. 3- Bảo dưỡng phim sấy lọc 4- Bảo dưỡng dàn trao đổi nhiệt và môi trường xung qanh. 5- Lắp máy chạy thử sau khi bảo dưỡng. 8.4. Bảo dưỡng máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối: a. Bảo dưỡng máy điều hòa theo định kỳ (đang làm việc). Sau nhiều tháng làm việc, dù đã có phin lọc bụi nhưng dàn lạnh vẫn bị bám bẩn do bề mặt dàn lạnh luôn ướt rất dễ bám bẩn. Cũng do ẩm ướt nên các chất bẩn rất dễ gây ra nấm mốc, cản trở sự lưu thông không khí. Chính vì vậy, năng suất lạnh giảm, tiêu tốn điện năng tăng và còn gây ồn phía trong nhà do tổn thất áp suất tăng. Dàn nóng sau nhiều tháng sử dụng cũng sẩy ra hiện tượng tích tụ bụi làm cho khả năng trao đổi nhiệt và lưu lượng gió giảm. Chính vì vậy phải bảo dưỡng máy điều hòa theo định kỳ. Ở những nơi bụi bẩn phải vệ sinh thường xuyên hơn và ở những nơi không khí trong sạch có thể vệ sinh ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên ít nhất mỗi năm nên vệ sinh một lần. Người sử dụng có thể tự kiểm tra xem đã cần vệ sinh chưa nhưng công việc vệ sinh này nhất thiết phải do thợ chuyên môn thực hiện. b. Bảo dưỡng máy điều hòa khi ngưng làm việc thời gian lâu. Khi không dùng máy điều hòa nhiệt độ trong một thời gian dài thì phải bảo dưỡng máy. Cách làm như sau: + Cho máy chạy ở chế độ thông gió trong một vài ngày để thỏi hết không khí ẩm trong máy ra ngoài. + Vệ sinh vỏ máy, vệ sinh phin lọc không khi. + Ngắt điện nguồn ra khỏi máy. c. Sau khi nghỉ lâu dài, muốn cho máy điều hòa chạy lại: + Kiểm tra dàn nóng, giá đỡ dàn nóng xem có bình thường không, lối gió ra và vào có bị cản trở không? Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------48-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ + Kiểm tra dây nối đất có bị đứt không? + Kiểm tra đường thoát nước ngưng có thông thoát không? 8.4.1. Chạy thử kiểm tra máy trước khi bảo dưỡng: - Chạy máy, kiểm tra các thông số kỹ thuật cơ bản. Đo dòng điện làm việc ILV=Iđm Kiểm tra độ lạnh: Nếu máy lạnh tốt thì khi máy chạy từ 10 đến 15 phút sẽ có gió lạnh thổi ra. Kiểm tra độ ồn: Máy tốt sẽ có độ ồn nhỏ - Kết luận tình về trạng của máy trước khi bảo dưỡng. 8.4.2. Tháo máy bảo dưỡng vỏ. - Đối với máy 1 phần tử thì khi bảo dưỡng cần phải tháo máy ra khỏi vị trí lắp đặt để dễ thao tác khi bảo dưỡng. - Đối với máy 2 phần tửchỉ cần tháo vỏ của các phần tử. - Chú ý: Trước khi tháo máy phải cắt điện nguồn. - Dùng giẻ ẩm để lau vỏ máy. Nếu vỏ máy quá bẩn phải tháo rời và rửa sạch bằng nước xa phòng, sau đó lau khô bằng giẻ sạch. Không dùng hóa chất hoặc các vật gây xước làm hư hỏng vỏ máy. 8.4.3. Bảo dưỡng phin sấy lọc - Trung bình 15 ngày chạy máy thì phải bảo dưỡng phin sấy lọc một lần. Đối với nơi nhiều bụi thì thời gian bảo dưỡng ngắn hơn. - Khi bảo dưỡng phin nên dùng nước ấm có nhiệt độ nhỏ hơn 400C, rửa sạch bụi bẩn. Không nên dùng các hóa chất tấy rửa, tránh làm biến dạng phin. - Khi phơi phin cần phải ở nơi có bóng râm, thoáng khí. 8.4.4. Bảo dưỡng dàn trao đổi nhiệt và môi trường xung qanh. - Nắn lại các cánh trao đổi nhiệt nếu bị bẹp. - Dùng khí nén hoặc máy hút bụi để hút và thổi sạch bụi, sau đó dùng giẻ ẩm lau sạch. - Thông dửa các đường ống dẫn nước ngưng. - Vệ sinh quạt gió và điều chỉnh để quạt quay trơn, không gây tiếng ồn. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------49-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Môi trường xung quanh các dàn trao đổi nhiệt có vai trò rất quan trọng, nhất là những nơi dân cư đang phát triển chưa ổn định thì việc quan tâm đến môi trường xung quanh là cần thiết vì do một lý do nào đó nhà bên cạnh cải tạo, xây mới nên che kín dàn trao đổi nhiệt phía ngoài, hoặc cây cối che phủ ... Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra để cải tạo môi trường trao đổi nhiệt thông thoáng. - Nước ngưng thải ra từ máy điều hòa nhiệt độ phải luôn đảm bảo vệ sinh, tránh ứ đọng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. 8.4.5. Lắp máy chạy thử sau khi bảo dưỡng. - Yêu cầu khi lắp máy điều hòa không khí: + Đối vói những phòng nhỏ (Diện tích không quá 200m2), công suất lạnh yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí không vượt quá 60KW (551600Kcal/h), nên sử dụng phương án điều hòa không khí cục bộ, tức là đặt các máy điều hòa riêng biệt hay còn gọi là máy điều hòa không khí “cửa sổ hay máy điều hoà không khí 1 khối” . Khi đó sẽ tiết kiệm được diện tích đặt máy và giảm tiêu thụ điện năng từ 2 đến 3 lần so với phương án dùng máy điều hòa không khí trung tâm. + Nhược điểm chính khi đặt máy điều hòa không khí 1 khối là khá ồn (50- 60db). Tuy nhiên khi yêu cấu độ ồn nhỏ như nhà ăn, phòng máy cửa hàng vẫn có thể dùng phương án điều hòa cục bộ bằng các máy nhỏ. + Phòng máy phải được cách nhiệt tốt, các cửa đảm bảo đóng kín, giảm đến mức thấp nhất số lần và thời gian mở cửa để giảm tổn thất. + Phòng đặt máy nên được chiếu sáng nhân tạo để đủ ánh sáng cần thiết, không nên dùng nhiều cửa kính vì đó là những “bẫy nhiệt” chỉ nhận nhiệt từ ngoài vào mà không thải ra được. càng nhiều kính thì nhiệt thu thu từ ngoài vào càng nhiều, do đó càng tăng số máy phải đặt và tăng công suất máy, nếu không nhiệt độ trong phòng sẽ tăng. - Lắp máy vào vị trí cũ, hoàn chỉnh. + Máy đặt không làm mất mỹ quan, phá hủy cảnh quan kiến trúc bên ngoài và trang trí nội thất của công trình. + Đảm bảo giữ được nhiệt độ trong phòng theo yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và tiêu thụ điện năng. + Máy đặt phải đảm bảo có khả năng trao đổi nhiệt tốt và thuận tiện cho người vận hành sử dụng. Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện ------------------------------------------------------50-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ - Chạy thử máy, kiểm tra các thông số cơ bản đều đạt thì quá trình bảo dưỡng đã hoàn thành. + Đóng áp tô mát cấp nguôn cho máy điều hòa. + Kiểm tra các thông số cơ bản Đo dòng điện làm việc (ILV=Iđm) Kiểm tra độ lạnh. Kiểm tra độ ồn. - Kết luận tình về trạng của máy sau khi bảo dưỡng. Tài liệu tham khảo 1. Kỹ thuật điện lạnh – Nhà xuất bản trẻ 2. Kỹ thuật lạnh cơ sô – Nhà XB Giáo Dục 3. Tủ lạnh – Tủ kem – Máy điều hòa nhiệt độ - NXB Khoa học kỹ thuật 4. Kỹ thuật lạnh ứng dụng - Nhà XB Giáo Dục 5. Môi chất lạnh - Nhà XB Giáo Dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thiet_bi_lanh_gia_dung_nguyen_phuong_nham.pdf