Ngày nay, với sự phát triển nâng cao đời sống trong gia đình nên các hộ gia đình đã trang bị cho mình những thiết bị tự động điều khiển dân dụng hiện đại và tiên tiến nhất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày như máy phát điện, máy ổn áp xoay chiều, máy giặt, lò vi sóng, cửa tự động, điều khiển từ xa Đồng thời để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh học nghề Điện dân dụng, tôi đã biên soạn cuốn sách này trang bị cho học sinh có cơ bản về lý thuyết và thực hành sửa chữa trên các pan thực tế trên từng thiết bị tự động điều khiển dân dụng đồng thời theo tiêu chí chương trình đào tạo hệ chính qui cao đẳng nghề Điện dân dụng.
Mô đun Thiết bị tự động điều khiển dân dụng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu nói trên. Nội dung mô đun bao gồm 19 bài như sau:
Bài 1: Sửa chữa mạch tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện xoat chiều một pha.
Bài 2: Máy ổn áp xoay chiều kiểu tự động điều chỉnh điện áp dùng động cơ một chiều.
Bài 3: Kiểm tra, thay thế bộ điều khiển chương trình máy giặt.
Bài 4: Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng.
Bài 5: Kiểm tra thay thế bộ chỉnh định thời gian lò vi sóng.
Bài 6: Kiểm tra, thay thế bộ nguồn lò vi sóng.
Bài 7: Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu truyền động, dây dẫn và phụ kiện của hệ thống đóng-mở cửa tự động.
Bài 8: Sửa chữa mạch thu tín hiệu của bộ điều khiển từ xa.
Bài 9: Sửa chữa mạch phát tín hiệu của bộ điều khiển từ xa.
61 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thiết bị điều khiển tự động dân dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào ngược nên chân 8 ra mức thấp nhận điện áp 0V của “GND”.
Tương tự, chân 12-13 của IC-HA17324, điện áp chân 12 cao hơn chân 13, tín hiệu vào thuận nên chân 14 ra mức cao nhận điện áp gần bằng với điện áp Vcc.
Đầu ra chân 7 mức thấp và chân 14 mức cao được đưa sang chân 2-3 của IC-BA6208 làm cho động cơ quay ngược “trái” thông qua bộ truyền động bánh răng đưa chổi than về vị trí có số vòng dây WTC tăng còn WSC giảm để tăng điện áp ra “U2” tăng đến khi nào U2= 220V thì điện áp cấp vào mạch điều khiển cũng chính bằng 12V, quay về trạng thái cân bằng mạch so sánh không hoạt động, động cơ dừng quay chổi than nằm ở vị trí ổn áp.
+ Nếu điện áp lưới lớn hơn 220V, lúc này điện áp cấp vào mạch điều khiển lớn hơn 12V.
Tại chân 2-3 của IC-HA17324, điện áp chân 2 sẽ thấp hơn chân 3, tín hiệu vào là thuận nên chân 1 ra mức cao nhận điện áp gần bằng với điện áp Vcc.
Tại chân 5-6 của IC-HA17324, vì chân 5 được nối với chân 1 nên điện áp chân 5 là Vcc, còn chân 6 nhận điện áp mẫu 6V nên điện áp chân 6 sẽ thấp hơn chân 5, tín hiệu vào là thuận nên chân 7 ra mức cao nhận điện áp gần bằng với điện áp Vcc.
Tại chân 9-10 của IC-HA17324, điện áp chân 9 thấp hơn chân 10, tín hiệu vào thuân nên chân 8 ra mức cao nhận điện áp gần bằng với điện áp Vcc.
Tương tự, chân 12-13 của IC-HA17324, vì chân 13 được nối với chân 8 nên điện áp chân 12 thấp hơn chân 13, tín hiệu vào ngược nên chân 14 ra mức thấp nhận điện áp 0V của “GND”.
Đầu ra chân 7 mức cao và chân 14 mức thấp được đưa sang chân 2-3 của IC-BA6208 làm cho động cơ quay thuận “phải” thông qua bộ truyền động bánh răng đưa chổi than về vị trí có số vòng dây WTC giảm còn WSC tăng để giảm điện áp ra “U2” giảm đến khi nào U2= 220V thì điện áp cấp vào mạch điều khiển cũng chính bằng 12V, quay về trạng thái cân bằng mạch so sánh không hoạt động, động cơ dừng quay chổi than nằm ở vị trí ổn áp.
Mạch ổn áp sẽ làm việc theo hai trường hợp điện áp lưới tăng hoặc giảm so với điện áp định mức là 220V. Hình 3.5 là sơ đồ bên trong của IC-BA6208 dùng để đảo chiều quay cho động cơ.
Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý của IC-BA6208
Một số mạch điện hình 3.6, 3.8, 3.9, 3.10 có nguyên lý tương tự như hình 2.10. Chỉ có khác khi được ứng dụng trong những máy ổn áp có công suất lớn thì mạch đảo chiều quay là sử dụng mạch cầu “H”. Mạch điện này thường có dòng và công suất lớn hơn rất nhiều so với IC-BA6208 và IC-BA6209. Để nguồn cung cấp cho động cơ có công suất lớn được tin cậy hơn thông thường được sử dụng nguồn ổn áp tuyến tính dùng transistor thay cho IC-LM7812.
* Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển của ổn áp có công suất 1500VA
Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp 1500VA
Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý của IC-BA6209
* Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển của ổn áp có công suất 3000VA
Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp 3000VA
* Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển của ổn áp có công suất 4000VA
Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp 4000VA
* Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển của ổn áp có công suất 10000VA
Hình 2.10: Sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp 10000VA
1.2. Mạch điện bổ trợ trong máy ổn áp:
1.2.1. Mạch giới hạn hành trình chổi than:
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý mạch giới hạn hành trình của chổi than
Khi điện áp lưới vào quá cao hay quá thấp thì mạch so sánh vẫn thực hiện phép so sánh cho động cơ hoạt động, nhưng máy biến áp động lực không cho phép dải điện áp vào vượt khỏi dải điện áp đã qui định, như vậy động cơ không thể quay mãi mà phải có mạch bảo vệ động cơ cũng như bảo vệ mạch điều khiển khi hoạt động quá dải điện áp vào cho phép như đã thiết kế cho mỗi loại mạch ổn áp. Do vậy trên bộ truyền động của động cơ quay chổi than có gắn hai công tắc hành trình trái và phải. Mục đích của các công tắc hành trình là hạn chế để khi động cơ quay chổi than đến vị trí cuối cho phép giảm số vòng dây hay khi vị trí cuối cho phép tăng số vòng dây, thì công tắc hành trình hoạt động cho dừng động cơ như hình vẽ 3.11.
1.2.2. Mạch trễ trong máy ổn áp:
Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý mạch trễ trong thiết bị ổn áp
Thiết bị ổn áp luôn có một nhược điểm là khi cho hoạt động điện áp lúc đầu ra sẽ không ổn định luôn cao quá hoặc thấp quá so với định mức. Để xử lý được nhược điểm này phải nhờ đến mạch điện hình 3.12 là mạch trễ thời gian, khi đóng áp tô mát cho thiết bị ổn áp hoạt động thì mạch điện có tác dụng là đợi cho mạch ổn áp thực hiện phép so sánh để điện áp ra ổn định hoàn toàn mới cấp nguồn cho tải thông qua relay.
Nguyên lý hoạt động của mạch rất đơn giản khi điện áp ra của máy biến áp nhỏ hơn 220V thì điện áp trên mạch trễ sẽ không đủ 10V và 18V transistor Q5 dẫn yếu “không dẫn” đồng thời transistor Q4 dẫn do tụ C3 nạp điện, làm cho Q3 và Q6 dẫn còn Q7 và Q8 tắt relay không có điện, điện áp chưa được cấp cho tải. Khi mạch ổn áp thực hiện xong nhiệm vụ ổn áp điện áp ra chuẩn định mức 220V thì tụ C3 đồng thời nạp đầy transistor Q4 tắt làm cho Q3 và Q6 tắt dẫn đến Q7 và Q8 dẫn relay có điện, điện áp được cấp cho tải khi đã định mức. Ngược lại khi điện áp ra của máy biến áp lớn hơn 220V thì điện áp trên mạch trễ sẽ cao 10V và 18V, lúc này tụ C3 nạp nhanh đầy làm cho Q4 tắt nhưng Q5 dẫn, dẫn đến Q3 và Q6 dẫn còn Q7 và Q8 tắt relay không có điện, điện áp chưa được cấp cho tải. Khi mạch ổn áp thực hiện xong nhiệm vụ ổn áp điện áp ra định mức 220V thì transistor Q5 tắt làm cho Q3 và Q6 tắt còn Q7 và Q8 dẫn relay có điện, điện áp được cấp cho tải khi đã định mức.
Một số hư hỏng trong ổn áp xoay chiều 1 pha và biện pháp xử lý:
Hiện tượng hư hỏng
Biện pháp xử lý
Mạch ổn áp không hoạt động.
- Thông thường trường hợp này mạch cầu “H” bị hỏng. tức là một trong 4 transistor sẽ có một transistor bị hỏng.
- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở xác định phần tử hỏng và thay thế mới.
Mạch ổn áp hoạt động bình thường, nhưng động cơ không quay.
- Trường hợp này thông thường do chổi than trong động cơ hoạt động lâu ngày đã bị mòn tiếp xúc không tốt nên động cơ không quay. Cũng có thể do tiếp điểm của công tắc hành trình tiếp xúc chưa tốt.
- Tháo động cơ ra khỏi mạch ổn áp và cấp nguồn 12VDC trực tiếp vào động cơ nếu động cơ không quay, như vậy động cơ bị hỏng. Còn nếu động cơ quay bình thường thì phải dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở kiểm tra tiếp điểm của công tắc hành trình có sạch hay không. Một trong hai công tắc hành trình khi tìm được công tắc bị hỏng ta có thể tháo ra vệ sinh tiếp điểm hoặc thay thế mới.
Chổi than trên máy biến áp động lực sinh nhiệt bất bình thường.
- Trường hợp này thường do chổi than trên máy biến áp động lực chạy lâu ngày bào mòn nhiều vì vậy bột than sẽ giữ lại trên các khe dây quấn trên máy biến áp, sinh ra hiện tượng chạm nhẹ trên các vòng dây. Với sự cố trên máy biến áp cũng có thể bị quá tải và các phần tử bảo vệ ngắn mạch như “Áp tô mát” cũng có đôi lúc hoạt động.
- Lấy chổi nhỏ quét toàn bộ bột than trên máy biến áp, dùng rẻ mềm lau sạch không nên dùng giấy nhám để lau rất dễ gây xước dây và sinh hồ quang điện khi chổi than di chuyển.
Thiết bị ổn áp có tiếng kêu cót két.
- Trường hợp này thường do hệ truyền động bánh răng bị khô dầu.
- Nên tra mỡ chuyên dụng cho hệ truyền động.
2. Nguyên lý hoạt động của mạch.
2.1. Nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp:
2.1.1. Nguyên lý tăng điện áp ra:
2.1.2. Nguyên lý giảm điện áp ra:
2.2. Nguyên lý hoạt động của mạch giới hạn hành trình chổi than:
2.3. Nguyên lý hoạt động của mạch trễ trong máy ổn áp:
3. Trình tự sửa chữa mạch.
3.1. Trình tự sửa chữa mạch ổn định điện áp:
3.2. Trình tự sửa chữa mạch giới hạn hành trình chổi than:
3.3. Trình tự sửa chữa mạch trễ trong máy ổn áp:
4. Sửa chữa các mạch ổn định điện áp dùng mạch điện tử và động cơ một chiều quay chổi than.
4.1. Sửa chữa mạch ổn định điện áp:
4.2. Sửa chữa mạch giới hạn hành trình chổi than:
4.3. Sửa chữa mạch trễ trong máy ổn áp:
BÀI 3
KIỂM TRA, THAY THẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÁY GIẶT
Mã bài: MĐ 29-03
Mục tiêu:
Trình bày được sơ đồ khối của máy giặt, sơ đồ khối bộ điều khiển chương trình tự động của máy giặt.
Sử dụng thành thạo máy giặt có bộ điều khiển chương trình bằng IC.
Kiểm tra và giải thích được hư hỏng các khối trong bộ điều khiển chương trình.
Thay thế được bộ điều khiển chương trình máy giặt theo đúng tiêu chuẩn sửa chữa
Có khả năng học tập độc lập, chuyên cần trong công việc.
Nội dung chính:
1. Nguyên lý hoạt động máy giặt có bộ điều khiển chương trình bằng mạch tích hợp.
1.1. Sơ đồ khối của máy giặt có bộ điều khiển chương trình bằng mạch tích hợp:
Trình tự thao tác của máy giặt được biểu diễn trên sơ đồ hình 9.1.
Hình 3.1: Trình tự thao tác của máy giặt.
* Thông số kĩ thuật của máy giặt:
- Dung lượng máy: là khối lượng đồ khô lớn nhất máy có thể giặt trong một lần sử dụng. Máy thông dụng nhất có dung lượng 3,2 - 5kg.
- Áp suất nguồn nước cấp: thường có trị số 0,3 đến 8 kG/cm2. Nếu áp suất nhỏ hơn 0,3 kG/cm2 dễ làm hỏng van nạp nước,
- Mức nước trong thùng: điều chỉnh tuỳ theo khối lượng đồ giặt lần đó,. Lượng nước một lần vào thùng giặt từ 25 đến 50 lít.
- Lượng nước một lần giặt: 120 đến 150 lít.
- Công suất động cơ: 120 đến 150W.
- Điện áp nguồn điện cung cấp.
Ngoài ra cần chú ý đến kích thước và trọng lượng máy. Ở một số máy còn ghi thêm công suất tiêu thụ của bộ gia nhiệt (2-3kW).
Hình 9.2 là sơ đồ cấu tạo của máy giặt một thùng quay ngang và hình 9.3 là sơ đồ điện của máy giặt này. Động cơ điện là loại động cơ điện một pha chạy tụ.
1- Vỏ máy; 2- Nắp máy; 3- Nắp trong suốt; 4- Bảng điều khiển; 5- Lò xo treo thùng; 6- Thùng ngoài; 7- Thùng trong; 8- Ống nước vào; 9- Ống xiphông đo nước; 10- Đối trọng; 11- Bộ truyền động puli dây đai; 12- Trục quay ngang; 13- Động cơ điện; 14- Ống xả nước; 15- Bơm nước xả; 16- Thanh gia nhiệt.
Hình 3.2: Sơ đồ cấu tạo máy giặt một thùng trục quay ngang.
Hình 3.3: Sơ đồ điện của máy giặt một thùng trục quay ngang
SC- Công tắc cửa; MB- Động cơ bơm xả nước; VĐ1, VĐ2 - Van điện từ; M - Động cơ giặt; TM- động cơ thời gian; S1 đến S12 - Cam và tiếp điểm của bộ điều khiển theo chương trình; RN- Tiếp điểm của rơle mức nước; Th- Tiếp điểm của rơle khống chế nhiệt độ; R- Điện trở gia nhiệt; C- Tụ điện; SP- Tiếp điểm chuyển chương trình.
Trong quá trình giặt động cơ quay với tốc độ 120 - 150 vòng/phút với thời gian vài giây, sau đó dừng lại một vài giây rồi tiếp tục quay theo chiều ngược lại. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi giặt xong.
Động cơ đổi chiều bằng cách thay đổi nhiệm vụ giữa cuộn dây làm việc và cuộn khởi động. Thực hiện nhiệm vụ này nhờ điều khiển cam S7 và S8 trên sơ đồ hình 4-24.
Khi động cơ làm việc ở chế độ vắt, tốc độ động cơ tăng dần đến 600 vòng/phút. Động cơ thay đổi tốc độ bằng cách có hai dây quấn làm việc, ứng với tốc độ khác nhau.
Chú ý khi lắp đặt máy giặt:
Nên lắp đặt máy giặt gần nơi phơi, thuận tiện đường nước cấp và nước xả. Khi đặt cạnh nguồn nước và chỗ thải nước, cần nối ống cấp/thoát nước sao cho không để nước tràn vào khu vực để máy, đề phòng hở chập điện hoặc gây rỉ sét cho máy.
Nên đặt máy xa nơi ngủ, nghỉ càng tốt.
Đặt máy giặt vào những nơi có bề mặt bằng phẳng, chỉnh cho máy đứng thật cân và chắc chắn. Như thế, trong quá trình sử dụng, máy không bị rung, không gây ra tiếng ồn cũng như không gây tổn hại đến các thiết bị đang vận hành trong máy. Tránh để máy giặt sát tường hoặc các đồ vật khác vì khi hoạt động, máy có thể va chạm vào tường làm hư hỏng máy.
Không lắp đặt máy giặt ở ngoài trời, nơi có mưa, nơi có độ ẩm cao như trong nhà tắm. Nên để máy giặt nơi thông thoáng để tránh trường hợp hơi ẩm bị tồn đọng và các sự cố khác.
Đặt máy tránh xa nguồn điện và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh phần nhựa, cao su bị lão hóa hoặc nhiệt độ cao ảnh hưởng đến các mạch điện tử. Máy giặt cũng cần đặt xa nhà bếp để máy không bị dính dầu mỡ khiến vỏ máy có thể bị tổn hại.
Ống nước xả phải lắp vững chắc, không nên quá dài, không được nhỏ hơn ống ra của máy, phải bảo đảm kín để tránh rò rỉ, giữ được sạch sẽ, khô ráo xung quanh máy
Không nên sử dụng chung với các thiết bị khác trên cùng một ổ cắm điện. Nên lắp thêm một cầu dao trước ổ cắm điện của máy để tránh điện giật khi cắm điện. Mỗi lần sử dụng chỉ việc bật - tắt cầu dao là xong.
Trọng lượng quần áo không ảnh hưởng nhiều đến độ bền của máy. Tuy nhiên không nên giặt quá nhiều. Tuỳ theo loại quần áo bạn có thể giặt từ 60 ~ 100% công suất máy để đảm bảo độ sạch. Muốn tăng độ bền ban phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về vận hành, bảo trì và lắp đặt máy ví dụ không lắp máy ở nơi ẩm ướt để tránh hỏng vỉ mạch.
Không vận hành máy khi điện áp quá thấp hoặc quá cao, v.v.
Máy có hai loại: cửa ngang với cửa đứng. Cửa máy là nơi cho đồ cần giặt vào trong.
Máy giặt lồng đứng mất khoảng 1 giờ để giặt, còn máy giặt lồng ngang mất khoảng 2 giờ. Máy giặt lồng ngang tiêu thụ điện năng nhiều hơn máy giặt lồng đứng khoảng 60%. Tuy nhiên, máy giặt lồng ngang chỉ sử dụng 1 nửa số nước (so với máy giặt lồng đứng), đồng thời chế độ vắt quần áo cũng hiệu quả hơn, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí để sấy quần áo.
Có hai loại máy giặt: loại thông dụng là cả phần giặt và vắt trong cùng một khoang. Loại máy thứ hai: phần giặt trong một khoang và phần vắt trong một khoang.
Trước khi vận hành máy phải chú ý:
- Máy phải kê đều, không kênh, để tránh việc cháy mô tơ.
- Phân loại áo dày áo mỏng, màu trắng và màu sẫm. Màu trắng giặt riêng màu sẫm giặt riêng.
- Trước khi cho áo sáng màu vào máy phải ngâm nước, chải bằng xà phòng cổ áo, măng séc áo, sau đó mới cho vào giặt.
- Một số quần áo không giặt bằng máy như đồ tơ lụa, da, vải giả da, quần áo comple, các loại quần áo đắt tiền phải đem ra hiệu giặt. Khi chuẩn bị giặt phải xem trong túi quần áo xem có gì không phải móc hết ra. Quần áo phải lộn mặt trái ra rồi mới giặt. Nếu nghi ngờ có những đồ dễ phai màu, phải ngâm riêng để kiểm tra lại.
- Không để quần áo quá hôi mới đem giặt, đặc biệt quần áo ướt phải giặt ngay, khi giặt chú ý xem máy giặt được phép bao nhiêu cân rồi mới giặt cho quần áo. Không dùng xà phòng thường để giặt máy.
Nên dùng nước lạnh để giặt quần áo và chỉ giặt khi đã đủ lượng quần áo. Nếu giặt ít quần áo thì nên điều chỉnh lại mức nước cho phù hợp. Không nên sử dụng chế độ sấy để làm khô quần áo mà nên phơi ngoài trời để tiết kiệm điện.
Quá trình giặt như sau :
Hình 3.4:
Hình 3.5:
- Lựa chọn quần áo, cho quàn áo vào máy đổ nước, đổ xà phòng, bấm nút POWER, chọn chế độ giặt nhanh hay lâu rồi ấn nút START.
- Khi quần áo giặt bằng tay, cần vắt, ta cho quần áo vào máy, dàn đều không để quần áo vón hòn, bấm nút POWER, đưa về chế độ PRIN sau đó bấm nút START.
- Khi máy đang vắt, đang giặt tuyệt đối không ngắt máy, dễ cháy mô tơ, phải để máy chạy hết chương trình mới ngắt máy. Không mở nắp máy khi máy đang chạy.
- Khi máy ngừng hoạt động một thời gian, phải cho máy chạy ở chế độ vắt khoảng 1 phút để xả hết nước, sau đó rút phích cắm điện.
Giặt đúng cách:
Nhiều loại máy giặt có chế độ giặt thích hợp với từng loại vải, chất liệu quần áo. Thông thường, ta nên phân loại đồ cần giặt thành các loại có tính chất như nhau để có thể giặt cùng một chế độ. Với mỗi loại, ta cần chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải như tơ tằm thích hợp với chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa; với các loại jean và kaki thì mới nên chon chế độ giặt mạnh. Về thời gian, với chất liệu quần áo dạng sợi tổng hợp, lông hay tơ nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; Nếu quần áo quá bẩn, bạn có thể giặt từ 10-12 phút.
Đưa ra thời gian giặt hợp lí vừa tiết kiệm điện vừa tăng tuổi thọ của cả quần áo lẫn máy giặt.
Nếu quần áo quá bẩn, trước khi cho vào máy giặt, ngâm quần áo bẩn trong nước khoảng 20 phút, chà trước các chỗ bẩn rồi hãy cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của máy và quần áo ở chế độ tiết kiệm là 20:1. Không nên cho đồ dính xăng dầu vào máy để giặt vì có thể gây hư máy và ảnh hưởng đến các quần áo khác. Kiểm tra không để có vật kim loại trong quần áo khi cho vào máy giặt. Sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn rồi giặt tiếp vì ở các chế độ xả máy không thể tự vắt được, làm chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài.
Nếu giặt bằng nước ấm, nên chọn nhiệt độ khoảng 40 độ. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo, tẩy sạch vết bẩn, đồng thời chất bẩn sẽ bong ra khỏi vải. Các loại quần áo có đính kim tuyến, nilông và các sợi vải tổng hợp cần thêm lưới giặt nilông có bán ngoài thị trường để bảo vệ quần áo. Với quần áo bằng len, có xơ vải thì nên lộn trái để giặt.
Những sự cố máy giặt và cách khắc phục:
Bột giặt còn dính trên quần áo: Có thể do bạn cho nhiều bột giặt hơn qui định, hoặc cho quá nhiều quần áo nên máy không thể đảo quần áo. Cũng có thể do nguồn nước không đủ nhiệt độ. Trong trường hợp này, hãy tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng lượng bột giặt và quần áo cho đúng. Nếu bột giặt khó hoàn tan, bạn có thể hoà bột giặt với nước ấm không quá 40 độ C trước rồi cho vào máy giặt.
Khi máy giặt không vắt quần áo được: Hãy kiểm tra xem nắp máy giặt đã đóng kín chưa, ống xả nước có bị nghẹt không, máy có bị nghiêng không và đồ giặt của bạn có bị dồn về một phía trong thùng vắt không. Để giải quyết, bạn nên đậy kín nắp máy, điều chỉnh đồ giặt cho cân bằng, kê máy ngay ngắn và làm thông ống xả nước.
Máy giặt xả nước quá lâu: Có thể do ống xả nước chưa được nối kín hoặc do đã bị biến dạng. Hãy điều chỉnh lại cho đúng và điều chỉnh đoạn nối thêm của ống xả, không dài quá 3m.
Khi máy giặt chạy lâu: Kiểm tra nguồn nước cấp cho máy.
- Nước cấp quá yếu ( Thời gian cấp nước theo tiêu chuẩn là 3’ cho mỗi lần giặt) do nguồn nước cấp yếu hoặc bẩn van cấp nước (Cần vệ sinh van cấp nước)
- Kiểm tra điện áp cấp cho máy( từ 200V-240V)
- Kiểm tra các chế độ giặt
Máy phát tiếng kêu quá ồn khi hoạt động: kiểm tra các chân đế xem máy có mất cân hay không. Thông thường quá trình vắt, lực ly tâm làm chuyển động mạnh, dễ làm máy bị dịch chuyển vị trí đặt máy. Kê lại máy cho chắc chắn.
Quần áo trong thùng giặt bị xoắn rối gây mất cân bằng:
- Tạm dừng máy, tơi đều quần áo sau đó tiếp tục quá trình giặt.
- Kê máy xa các góc có thể cộng hưởng âm thanh làm máy kêu to hơn
- Có thể do giỏ đựng quần áo gắn không đồng tâm với trục hoặc do đặt máy bị vênh. Vì vậy chỉ cần gắn lại giỏ và đặt máy cho bằng phẳng là hoàn toàn khắc phục được.
Các ký hiệu trên máy :
- POWER: Khởi động hoặc tắt máy.
- START : Bắt đầu giặt.
- PAUSE : Tạm dừng
- WATER LEVEL : Mức nước.
+ High 1 : mức nước cao nhất
+ Med : mức nước trung bình
+ Low 2 : mức ít nước
+ Low 3 : mức ít nước nhất
- PROCESS : Các chế độ giặt
+ Wash : giặt
+ Rinse : xả
+ Prin : chế độ vắt ( quay khô )
- PROGAM : Chương trình giặt
+ Normal : Bình thường
+ Speed : nhanh
+ Dry care : quần áo mềm
+ Soak : quần áo nhẹ
1.2. Tác dụng các khối của máy giặt có bộ điều khiển chương trình bằng mạch tích hợp:
1.3. Nguyên lý hoạt động khối của máy giặt có bộ điều khiển chương trình bằng mạch tích hợp:
2. Sử dụng máy giặt có bộ điều khiển chương trình bằng mạch tích hợp.
2.1. Vận hành máy giặt:
Khi sử dụng và lắp đặt máy giặt cần lưu ý một số vấn đề sau:
Vị trí đặt máy:
-Nơi nào đủ rộng, thuận lợi cho việc sử dụng.
-Bằng phẳng, không đọng nước
-Bề mặt của thùng máy phải cách tường từ 5-7 cm.
-Điều chỉnh chân máy ở vị trí thăng bằng.
-Tránh nơi có nước, có mưa, có ánh sáng.
-Các ổ cắm điện,nước sạch cho máy cần ở gần máy.
-Ống nước thải nước giặt phải thoát nhanh không bị đọng nước.
Nguồn điện:
-Điện áp cấp cho máy đúng định mức
-Ổ cắm điện phải tiếp xúc tốt.
-Máy cần có dây tiếp đất bảo vệ
Nguồn nước:
-Phải có áp suất tối thiểu 0,3atm
Chuẩn bị giặt:
-Kiểm tra, bỏ hết các vật lạ và cứng còn sót lại.
-Không giặt lẫn đồ giặt đễ bị phai màu với đồ giặt khác.
-Nên giặt đồ mềm ,mỏng và đồ cứng, nặng, dày riêng
-Không giặt đồ ít bẩn với đồ quá bẩn.
Chuyển chế độ giặt:
-Cần chọn chế độ giặt thích hợp:mức nước, thời gian giặt, số lần giũ, thời gian vắt, nhiệt độ nước giặt, lượng bột giặt.
Bảo dưỡng máy giặt:
-Sau vài tuần sử dụng nên vệ sinh:lưới lọc nước vào,lưới lọc bẩn, hốc nạp xà phòng,ống dẫn nước thải,lau chùi máy.
Khi nghỉ một thời gian không dùng máy, cần cho máy chạy ở chế độ vắt không tải trong khoảng 1 phút. Mở máy khoảng 1 giờ để máy được khô.
2.2. Các qui tắc khi sử dụng máy giặt:
Vị trí đặt máy:
-Nơi nào đủ rộng, thuận lợi cho việc sử dụng.
-Bằng phẳng, không đọng nước
-Bề mặt của thùng máy phải cách tường từ 5-7 cm.
-Điều chỉnh chân máy ở vị trí thăng bằng.
-Tránh nơi có nước, có mưa, có ánh sáng.
-Các ổ cắm điện,nước sạch cho máy cần ở gần máy.
-Ống nước thải nước giặt phải thoát nhanh không bị đọng nước.
Nguồn điện:
-Điện áp cấp cho máy đúng định mức
-Ổ cắm điện phải tiếp xúc tốt.
-Máy cần có dây tiếp đất bảo vệ
Nguồn nước:
-Phải có áp suất tối thiểu 0,3atm
Chuẩn bị giặt:
-Kiểm tra, bỏ hết các vật lạ và cứng còn sót lại.
-Không giặt lẫn đồ giặt đễ bị phai màu với đồ giặt khác.
-Nên giặt đồ mềm ,mỏng và đồ cứng, nặng, dày riêng
-Không giặt đồ ít bẩn với đồ quá bẩn.
Chuyển chế độ giặt:
-Cần chọn chế độ giặt thích hợp:mức nước, thời gian giặt, số lần giũ, thời gian vắt, nhiệt độ nước giặt, lượng bột giặt.
Bảo dưỡng máy giặt:
-Sau vài tuần sử dụng nên vệ sinh:lưới lọc nước vào,lưới lọc bẩn, hốc nạp xà phòng,ống dẫn nước thải,lau chùi máy.
Khi nghỉ một thời gian không dùng máy, cần cho máy chạy ở chế độ vắt không tải trong khoảng 1 phút. Mở máy khoảng 1 giờ để máy được khô.
3. Sơ đồ mạch điện máy giặt có bộ điều khiển bằng mạch tích hợp.
3.1. Sơ đồ mạch điện máy giặt có bộ điều khiển bằng mạch tích hợp:
Hình : Sơ đồ nguyên lý máy giặt
Hình : Sơ đồ nguyên lý máy giặt.
3.2. Tác dụng các phần tử trong mạch điện:
4. Sơ đồ khối bộ điều khiển chương trình máy giặt.
4.1. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bộ điều khiển chương trình máy giặt
4.2.Trình tự kiểm tra, thay thế bộ điều khiển chương trình máy giặt
5. Tháo lắp, kiểm tra bộ điều khiển chương trình máy giặt.
5.1. Tháo lắp, thay thế bộ điều khiển chương trình máy giặt:
5.2. Kiểm tra, sửa chữa bộ điều khiển chương trình máy giặt:
BÀI 4
CÔNG DỤNG, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ VI SÓNG
Mã bài: MĐ 29-04
Mục tiêu:
Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng.
Sử dụng lò vi sóng thành thạo và an toàn.
Tháo lắp được các bộ phận trong lò vi song
Có khả năng học tập độc lập, chuyên cần trong công việc.
Nội dung chính:
1. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng.
1.1. Công dụng của lò vi sóng:
Lò vi sóng hoạt động dựa trên nguyên lý mạch cộng hưởng LC. Bộ phận chính của nó gồm một biến áp cách ly, điện áp thứ cấp của biến áp này khoảng trên 1000V, cuộn dây thứ cấp được nắn bằng một diode cao áp để biến thành điện một chiều sau đó mới qua tụ điện. Tụ này có trị số khoảng 1uF điện áp khoảng 2000V. Sau đó mới đến đèn phát sóng cao tần, đèn này tương tự như đèn điện tử 2 cực được đốt tim bởi điện áp cảm ứng lấy trên biến áp (chỉ một vòng dây). Anod của đèn nối với masse, còn cathod của đèn được nối với cao áp (giá thành của đèn này chiếm đến một nửa giá thành của lò). Tần số dao động của mạch là tần số cộng hưởng LC với C là giá trị tụ nói trên còn L chính là cảm kháng của phần thứ cấp biến áp. Công suất và chế độ được điều khiển trên bàn phím mục đích thông qua mạch điều khiển để đóng mạch Relay cho biến áp hoạt động và ấn định thời gian dẫn, thời gian ngắt của biến áp. Tần số hoạt động của lò vi sóng khoảng 2GHz (một vật mang tính chất lưỡng cực phân tử khi đặt dưới điện trường của đèn này sẽ bị đốt nóng lên và phát nhiệt còn các chất trơ khác thì không bị ảnh hưởng). Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như động cơ quay đĩa, quạt giải nhiệt, bảo vệ nhiệt, bảo vệ quá dòng, công tắc cửa
Bộ phận quan trọng nhất là đèn magentro khi hoạt động đèn này sẽ phóng sóng đến thực phẩm, khi sóng tiếp xúc với các phần tử nước hoặc dầu (có trong thực phẩm) sẽ làm cho các phần tử này dao động và sinh ra nhiệt làm chín thực phẩm.
1.2. Cấu tạo của lò vi sóng:
- Trình bày cấu tạo lò vi sóng.
- Khảo sát, nhận dạng cấu tạo các phần tử trong lò vi sóng.
1.3. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng:
2. Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng lò vi sóng.
2.1. Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng lò vi sóng dùng bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
Khi sử dụng thiết bị điện gia dụng, điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn và chỉ dẫn. Mục đích để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật và làm thất thoát năng lượng sóng viba.
- Đọc kỹ tất cả các hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thiết bị.
- Chỉ dùng đun nóng và nấu nướng.
- Không khởi động lò vi sóng khi trong lò không có gì.
- Không vận hành lò vi sóng khi gặp sự cố, lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường.
- Không cho trẻ em sử dụng lò vi sóng.
- Không để những chất dễ cháy trong lò vi sóng (giấy, nhựa).
- Không nấu những đồ lỏng bị bịt kín rất dễ gây khả năng nổ (sữa, trứng gà). Muốn nấu những đồ lỏng bị bịt kín này thì phải xăm lỗ để tăng thể tích khi tăng nhiệt độ.
- Các đồ đựng thức ăn trước khi sử dụng phải được kiểm tra để khẳng định rằng chúng dùng được trong lò vi sóng (thường sử dụng thuỷ tinh chịu nhiệt).
- Không dùng lò viba để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitric nếu được đun bằng lò viba thì nitric sẽ trở thành các nitrosamin những phần tử có thể gây ung thư rất mạnh.
2.2. Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng lò vi sóng dùng bộ chỉnh định thời gian bằng mạch điện tử:
3. Sơ đồ khối lò vi sóng.
3.1. Sơ đồ khối của lò vi sóng:
3.2. Tác dụng các khối của lò vi sóng:
4. Sơ đồ mạch điện các khối trong lò vi sóng.
4.1. Sơ đồ mạch điện các khối trong lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
4.2. Sơ đồ mạch điện các khối trong lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng mạch điện tử:
Hình : Sơ đồ mạch điện động lực lò vi sóng
SW1: Thermal cutout (MAG)
SW2: Primary latch switch
SW3: Secondary latch switch
SW4: Short switch
GND: Grounding
Chassis Ground
F1/F2/F3: Fuse
MF: Fan motor
CH: High voltage transformer
VR: Varistor
TL: Low voltage transformer
D1/D2/D3: Protector diode
L: Oven lamp
MTT: Turntable motor
RY.1: Power relay 1
RY.2: Power relay 2
RY.3: Power relay 3
RY.4: Power relay 4
RY.5: Power relay 5
SENSER: Heater
Hình : Sơ đồ đấu nối hệ thống điện động lực của lò vi sóng
5. Qui trình vận hành lò vi sóng
5.1. Qui trình vận hành lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
- Trình bày các chức năng công tắc xoay trên bảng điều khiển của lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí.
- Thao tác vận hành lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí.
5.2. Qui trình vận hành lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng mạch điện tử:
- Trình bày chức năng các phím ấn (nút ấn) trên bảng điều khiển của lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng mạch điện tử.
- Thao tác vận hành lò vi sóng sử dụng bộ chỉnh định thời gian bằng mạch điện tử.
6. Tháo lắp các bộ phận trong lò vi sóng
6.1. Tháo lắp các công tắc bảo vệ (công tắc hành trình):
6.2. Tháo lắp đèn 3 cực:
6.3. Tháo lắp bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
6.4. Tháo lắp máy biến áp:
6.5. Tháo lắp động cơ quay đĩa:
6.6. Tháo lắp quạt làm mát:
6.7. Tháo lắp điện trở nhiệt:
6.8. Tháo lắp rơ le nhiệt:
6.9. Tháo lắp đèn chiếu sáng:
BÀI 5
KIỂM TRA THAY THẾ BỘ CHỈNH ĐỊNH THỜI GIAN LÒ VI SÓNG
Mã bài: MĐ 29-05
Mục tiêu:
Trình bày được sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng.
Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng đúng tiêu chuẩn sửa chữa.
Thay thế được bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Tuân thủ các quy tắc an toàn khi kiểm tra và thay thế bộ chỉnh định thời gian lò vi song
Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo trong học tập
Nội dung chính:
1. Sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng/ Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động của bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí của lò vi sóng.
1.1. Sơ đồ khối của bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
1.2. Tác dụng các khối của bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
1.3. Nguyên lý hoạt động của bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
2. Những hư hỏng thường gặp đối với bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng.
2.1. Vòng xoắn lưỡng kim (dây cót) trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
2.2. Hệ thống điều tốc bánh răng trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
2.3. Hệ thống tiếp điểm trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
2.4. Hệ thống chuông báo hiệu trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
3. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng.
3.1. Vòng xoắn lưỡng kim (dây cót) trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
- Phương pháp kiểm tra.
- Sửa chữa.
3.2. Hệ thống điều tốc bánh răng trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
- Phương pháp kiểm tra.
- Sửa chữa.
3.3. Hệ thống tiếp điểm trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
- Phương pháp kiểm tra.
- Sửa chữa.
3.4. Hệ thống chuông báo hiệu trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
- Phương pháp kiểm tra.
- Sửa chữa.
4. Kiểm tra, thay thế các khối trong bộ chỉnh định thời gian.
4.1. Vòng xoắn lưỡng kim (dây cót) trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
4.2. Hệ thống điều tốc bánh răng trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
4.3. Hệ thống tiếp điểm trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
4.4. Hệ thống chuông báo hiệu trong bộ chỉnh định thời gian bằng cơ khí:
5. Tháo lắp, thay thế bộ chỉnh định thời gian của lò vi sóng
5.1. Tháo lắp, thay thế vòng xoắn lưỡng kim (dây cót):
5.2. Tháo lắp, thay thế bộ điều tốc bánh răng:
5.3. Tháo lắp, thay thế hệ thống tiếp điểm:
5.4. Tháo lắp, thay thế chuông báo hiệu:
BÀI 6
KIỂM TRA, THAY THẾ BỘ NGUỒN LÒ VI SÓNG
Mã bài: MĐ 29-06
Mục tiêu:
Trình bày được sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý bộ nguồn của lò vi sóng.
Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng bộ nguồn của lò vi sóng đúng tiêu chuẩn sửa chữa.
Thay thế được bộ nguồn của lò vi sóng theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Tuân thủ các quy tắc an toàn khi kiểm tra và thay thế bộ nguồn lò vi song
Có ý thức trách nhiệm và bảo quản thiết bị dụng cụ
Nội dung chính:
1. Sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý bộ nguồn của lò vi sóng.
1.1. Sơ đồ khối của bộ nguồn lò vi sóng:
1.2. Sơ đồ nguyên lý bộ nguồn của lò vi sóng:
2. Những hư hỏng thường gặp đối với bộ nguồn của lò vi sóng.
2.1. Khối bảo vệ ngắn mạch và lọc sóng hài bậc cao:
2.2. Máy biến áp:
3. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng bộ nguồn của lò vi sóng.
3.1. Khối bảo vệ ngắn mạch và lọc sóng hài bậc cao:
- Phương pháp kiểm tra.
- Sửa chữa.
3.2. Máy biến áp:
- Phương pháp kiểm tra.
- Sửa chữa.
4. Kiểm tra, thay thế các phụ kiện trong bộ nguồn
5. Tháo lắp, thay thế bộ nguồn của lò vi sóng
5.1. Khối bảo vệ ngắn mạch và lọc sóng hài bậc cao:
5.2. Máy biến áp:
BÀI 07
KIỂM TRA, SỬA CHỮA CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG, DÂY DẪN KIỆN VÀ PHỤ KIỆN CỦA HỆ THỐNG ĐÓNG-MỞ CỬA TỰ ĐỘNG
Mã bài: MĐ 29-07
Mục tiêu:
Trình bày được công dụng của cảm biến trong hệ thống đóng-mở cửa tự động.
Trình bày được sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động.
Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động đúng tiêu chuẩn sửa chữa.
Thay thế được cảm biến và bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, chủ động trong công việc
Nội dung chính:
1. Công dụng của cảm biến trong hệ thống đóng-mở cửa tự động.
1.1. Cảm biến hồng ngoại thân nhiệt di chuyển ngang:
PIR là gì? Nó là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng. Trong các cơ thể sống, trong chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37 độ C),
và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn tha nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác, như con người con vật...
Trước hết, chúng ta tìm hiểu cấu trúc của một cảm biến PIR.
Trên đây là đầu dò PIR, loại bên trong gắn 2 cảm biến tia nhiệt, nó có 3 chân ra, một chân nối masse, một chân nối với nguồn volt DC, mức áp làm việc có thể từ 3 đến 15V. Góc dò lớn. Để tăng độ nhậy cho đầu dò, Bạn dùng kính Fresnel, nó được thiết kế cho loại đầu có 2 cảm biến, góc dò lớn, có tác dụng ngăn tia tử ngoại.
Hình vẽ cho thấy cách dùng đầu dò PIR để phát hiện người hay con vật di chuyển ngang.
Nguyên lý làm việc của loại đầu dò PIR như hình sau:
Các nguồn nhiệt (với người và con vật là nguồn thân nhiệt) đều phát ra tia hồng ngoại, qua kính Fresnel, qua kích lọc lấy tia hồng ngoại, nó được cho tiêu tụ trên 2 cảm biến hồng ngoại gắn trong đầu dò, và tạo ra điện áp được khuếch đại với transistor FET. Khi có một vật nóng đi ngang qua, từ 2 cảm biến này sẽ cho xuất hiện 2 tín hiệu và tín hiệu này sẽ được khuếch đại để có biên độ đủ cao và đưa vào mạch so áp để tác động vào một thiết bị điều khiển hay báo động.
Hình vẽ cho thấy 2 vùng cảm ứng nhậy cảm tương ứng với 2 cảm biến trong đầu dò. Khi có một con vật đi ngang, từ thân con vật sẽ luôn phát ra tia nhiệt, nó được tiêu tụ mạnh với kính Fresnel và rồi tiêu tụ trên bia là cảm biến hồng ngoại, vậy khi con vật đi ngang, ở ngả ra của đầu dò chúng ta sẽ thậy. xuất hiện một tín hiệu, tín hiệu này sẽ được cho vào mạch xử lý để tạo tác dụng điều khiển hay báo động.
Bạn xem hình động sau đây dùng diễn tả nguyên lý làm việc của đầu dò PIR đối với người qua lại:
1.2. Cảm biến tiệm cận điện dung:
Cảm biến tiệm cận dùng phát hiện vật thể kim loại từ tính, kim loại không từ tính (như Nhôm, đồng..) sử dụng cảm biến loại điện cảm (Inductivity Proximity Sensor) và phát hiện vật phi kim sử dụng loại cảm biến tiệm cận kiểu điện dung (Capacitve Proximity Sensor). Đồng thời có sẵn Model đáp ứng được hầu hết các điều kiện môi trường lắp đặt: nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, chống nước, chống hóa chất
Hình: Hình dạng thực tế của các cảm biến tiệm cận điện dung.
Cảm biến tiệm cận bao gồm tất cả các loại cảm biến phát hiện vật thể không cần tiếp xúc như công tắc hành trình mà dựa trên những mối quan hệ vật lý giữa cảm biến và vật thể cần phát hiện. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để thực hiện công việc chuyển đổi này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong vật thể kim loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ.
Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) định nghĩa cảm biến tiệm cận (JIS C 8201-5-2) phù hợp với chuẩn IEC 60947-5-2 là bộ chuyển mạch phát hiện vị trí không tiếp xúc.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của loại cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm:
Cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm phát hiện sự suy giảm từ tính do dòng điện xoáy sinh ra trên bề mặt vật dẫn do từ trường ngoài. Trường điện từ xoay chiều sinh ra trên cuộn dây và thay đổi trở kháng phụ thuộc vào dòng điện xoáy trên bề mặt vật thể kim loại được phát hiện.
Một phương pháp khác để phát hiện vật thể bằng nhôm nhờ phát hiện pha của tần số. Tất cả các cảm biến phát hiện kim loại đều sử dụng cuộn dây để phát hiện sự thay đổi điện cảm. Ngoài ra còn có loại cảm biến đáp ứng xung, loại này phát ra dòng điện xoáy dưới dạng xung và phát hiện số lần thay đổi dòng điện xoáy với điện áp sinh ra trên cuộn dây.
Vật thể cần phát hiện và cảm biến khi tiến gần nhau giồng như hiện tượng cảm ứng điện từ trong máy biến áp.
Nguyên lý phát hiện của cảm biến loại điện dung:
Cảm biến tiệm cận kiểu điện dung phát hiện sự thay đổi điện dung giữa cảm biến và đối tượng cần phát hiện. Giá trị điện dung phụ thuộc vào kích thước và khoảng cách của đối tượng. Một cảm biến tiệm cận điện dung thông thường tương tự như tụ điện với 2 bản điện cực song song, và điện dung thay đổi giữa 2 bản cực đó sẽ được phát hiện. Một tấm điện cực là đối tượng cần phát hiện và một tấm kia là bề mặt của cảm biến. Đối tượng có thể được phát hiện phụ thuộc vào giá trị điện môi của chúng.
2. Sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động.
2.1. Sơ đồ khối bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng – mở cửa tự động:
Sinil là loại mô tơ điện một chiều không chổi than cho phép cửa hoạt động với tần suất cao mà không bị nóng. Với moment xoắn lớn cộng với hệ thống gá được chế tạo đặc biệt giúp cho sự vận hành của cửa hết sức nhẹ nhàng không bị rung. Tải trọng tối đa cho 02 cánh cửa lên tới 240 kg hoặc 150 kg cho cửa 1 cánh.
Thiết bị liên doanh Hàn Quốc và Nhật Bản - Mã hiệu SD90
Thông số kỹ thuật:
- Loại cửa mở trượt 1 cánh hoặc 2 cánh
- Trọng lượng cánh cửa 100kgx2 cánh
- 10 cấp tốc độ đóng mở cửa từ 200mm/giây đến 500mm/giây
- Mô tơ điện một chiều DC 45W không chổi than sản xuất tại Nhật
- Bộ điều khiển trung tâm: Sử dụng bộ điều khiển thông minh tự động dừng và đổi chiều khi gặp vật cản
- Con lăn và hệ gá: Bộ gá treo có thể điều chỉnh lên xuống
- Mắt hồng ngoại có thể điều chỉnh tầm nhìn cũng như độ nhạy của mắt , Toàn bộ cửa tự động SINIL đều sử dụng mắt cảm biến HORTON (Made in Japan) cho phép cửa có tầm quét xa, nhạy và liên tục.
1
Độ mở thông thuỷ 2mm (ray hợp kim nhôm dài 4,2m
SD90
2
Độ mở thông thuỷ 2,5m (ray hợp kim nhôm dài 5m)
3
Độ mở thông thuỷ 3,2m (ray hợp kim nhôm dài 6,4m)
* CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH :
* BỘ ĐIỀU KHIỂN SỐ:
- Bộ điều khiển số với nhiều chức năng vượt trội
- Thiết kế thân thiện với người sử dụng.
- Chức năng an toàn, tự động đảo chiều khi gặp vật cản.
- Nguồn điện thế vào có biên độ rông phù hợp cho mọi khu vực, công trình Từ 80V AC– 250V AC.
- Chức năng siêu tiết kiệm điện năng.
- Đa chức năng, hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt.
- Có thể kết nối với những thiết bị ngoại vi khác như: khóa điện, mắt an toàn, pin dự phòng
- Đã được tổ chức quốc tế cấp giấy chứng nhận: URS ISO 9001, CE.
* ĐỘNG CƠ KHÔNG CHỒI THAN TH-2600S:
- Tiết kiệm năng lượng, hoạt đông mạnh mẽ không gây ồn
- Làm việc liên tục trong thời gian dài mà không bị nóng
- Có thể điều chỉnh ở nhiều cấp tốc độ
Hình : Bộ treo bánh xe đôi.
Tính năng :
- Kết cấu cơ khí đặc biệt vững chắc.
- Ray làm từ hợp kim nhôm chất lượng cao.
- Bộ treo được thiết kế dạng bánh xe đôi hoạt động nhẹ nhàng.
Hình: Con lăn dây đai.
- Con lăn dây đai được chế tạo từ phương pháp luyện kim bột cực
kỳ bền vững
- Mắt thần cực nhạy, tầm hoạt động rất rộng có khả năng điều chỉnh khu vực làm việc.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA CỬA TỰ ĐỘNG HANOWINDOW - GMD
1.MOTƠ : (DC Brushless Motor – Made in Germand ) Được thiết kế và sản xuất tại CHLB Đức, đây là loại mô tơ điện một chiều không sử dụng chổi than cho phép cửa hoạt động với tần suất cao mà không bị nóng. Với moment xoắn lớn cộng với hệ thống gá được chế tạo đặc biệt giúp cho sự vận hành của cửa hết sức nhẹ nhàng không bị rung. Tải trọng tối đa cho 02 cánh cửa lên tới 250 kg hoặc 150 kg cho cửa 1 cánh.
2. BỘ ĐIỀU KHIỂN ( MICOM Controller) Sử dụng Micro computer 8 Bit, lập trình hệ thống cho phép đảm bảo nhiều chức năng đóng - mở, có thể kết hợp với các thiết bị khác như đầu đọc thẻ, khoá điện, sensor an toàn đảm bảo độ an toàn và an ninh cao. Trong khi cửa đang mở hoặc đóng, nếu gặp chướng ngại vật cửa sẽ dừng lại đổi chiều và sau đó sẽ từ từ đóng lại hoặc mở ra. Nếu sau 3 lần gặp vật cản, cửa sẽ giữ nguyên ở vị trí mở và sẽ hoạt động trở lại khi có tín hiệu từ mắt thần (sensor).
3. MẮT CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI : ( SENSOR) : Toàn bộ Hệ cửa tự động Hanowindow GMD đều sử dụng mắt cảm biến (sensor)HORTON (Made in Japan) và mắt cảm biến hồng ngoại (sensor) của Thụy Điển, Bỉ, cho phép cửa có tầm quét xa, nhạy và liên tục.
4. HỘP KỸ THUẬT (RAIL BASE): Được chế tạo từ hợp kim nhôm với độ cứng cao giúp cho khung cửa chắc khoẻ và đặc biệt không bị mài mòn trong quá trình sử dụng.
Hình : Bộ điều khiển trung tâm và ray, tai treo
Thông số kỹ thuật cửa trượt tự động GMD - HANOWINDOW
Nội dung
Cửa đơn
Cửa đôi
Model
GDM
Kiểu lắp
Gá bề mặt
Tải trọng
150Kg X 1
125Kg X 2
Lực mở bằng tay
< 3Kg
< 3Kg
Tốc độ đóng mở (mm/s)
100mm~ 450mm(10 cấp tốc độ)
200mm ~ 550mm (10 cấp tốc độ)
Công suất mô tơ
DC Brushless motor 45W - 100W
Bộ điều khiển
Bộ điều khiển Micom
Hệ thống truyền động
Mô tơ và curoa răng cưa M8 x 14
Các chức năng an toàn
Trang bị cơ cấu tự đảo chiều . Tự động điều chỉnh hành trình đóng mở khi gặp vật cản
Nguồn điện cấp
AC 180V đến 250V, 50 ~ 60Hz
Nhiệt độ môi trường
Từ – 200C đến 50 0C
Thông số kỹ thuật cửa kính tự động RISTN
Cửa tự động RITS-N sử dụng bộ xử lý trung tâm (Micro-processor Control) điều chỉnh các chế độ hoạt động của cửa qua bảng đèn LED, giúp cho các thao tác điều chỉnh được dễ dàng và chuẩn xác. Đặc biệt bộ xử lý trung tâm thông minh sẽ hiện thông báo bằng đèn LED các lỗi cơ bản khi bộ cửa gặp phải giúp nhân viên kỹ thuật dễ dàng tìm ra nguyên nhân và sớm khắc phục được sự cố. Ngoài ra bộ xử lý trung tâm cho phép kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như : đầu đọc thẻ, cảm biến an toàn
Cửa tự động RITS-N sử dụng mô tơ 1 DC 24V Gear Motor có công suất 60W( cho cửa tải trọng nhỏ) và 90W ( cho cửa tải trọng lớn ), giúp cho cửa vận hành khoẻ và giảm tối đa tiếng ồn khi cửa hoạt động. Đặc biệt có sự lựa chọn thêm cho khách hàng sử dụng chức năng khoá mô tơ.
Cửa tự động RITS-N thiết kế con lăn sử dụng các chất liệu hợp kim và nhựa siêu bền, hệ gá tăng chỉnh dễ dàng giúp cho cánh cửa hoạt động êm, nhẹ và thuận tiện trong việc lắp đặt và điều chỉnh. Dây curoa siêu bền S8M-Made in Korea.
Cửa tự động RITS-N còn sử dụng bộ biến áp SAMSUNG Transformer chuyển đổi dòng điện AC 110V- 220V ( 50 – 60Hz ) sang AC 24V/3A giúp cho dòng điện cung cấp cho các thiết bị cửa tự động an toàn, ổn định và kéo dài tuổi thọ.
Cửa tự động RITS-N sủ dụng bộ mắt thần cảm biến( Sensor) MS 701 có khả quét rộng, nhạy và dễ dàng căn chỉnh vùng quyét.
Ngoài ra Cửa tự động RITS-N với bộ xử lý trung tâm thông minh giúp khách hàng có thể tích hợp thêm nhiều chức năng sử dụng thêm cho bộ cửa tự động như:
+ Bộ cảm biến an toàn- Photobeam sensor ( tự động đảo chiều và giữ cửa mở khi có vật cản trong vùng an toàn.)
+ Bộ công tắc mở cửa có dây- Wire touch switch.
+ Bộ công tắc mở cửa không dây- Wireless touch switch.
+ Bộ công tắc mở cửa cảm biến không tiếp xúc- Contactless switch
+ Bộ công tắc mở cửa cho người tàn tật – Wire/Wireless switch for physically.
+ Bộ lưu điện – Back-up battery.
+ Bộ điều khiển từ xa- Remote.
+ Bộ đầu đọc thẻ giúp kiểm soát ra vào tốt hơn- Digital door key.
+ Bộ công tắc chức năng giúp khách hàng có thể lựa chọn nhiều chế độ đóng/ mở cửa- Function switch
+ Bộ kết nối báo cháy và báo động tòa nhà.
Các Thông số kỹ thuật:
RADOS 100/60W
Thông số kỹ thuật Cửa đơn Cửa đôi
Model RADOS-100WB-S RADOS-100WB-D
Nguồn điện AC 220V( 50 – 60 Hz)
Bộ xử lý trung tâm Micro-Processor Control
Mô tơ DC 24V 60W Gear Motor
( có thể lựa chọn thêm chức năng mô tơ khóa.)
Dây curoa S8M Timming belt
Tải trọng cửa tối đa 120kg x 1 cánh 80kg x 2 cánh
Tốc độ mở 350 – 1000mm/giây ( có thể điều chỉnh)
Tốc độ đóng 150 – 850mm/giây ( có thể điều chỉnh được)
Thời gian giữ cửa 0 – 20 giây
Nhiệt độ môi trường -30oC đến +50oC
• RADOS 100/90W
Thông số kỹ thuật Cửa đơn Cửa đôi
Model RADOS-100WB-S RADOS-100WB-D
Nguồn điện AC 220V( 50 – 60 Hz)
Bộ xử lý trung tâm Micro-Processor Control
Mô tơ DC 24V 90W Gear Motor
( có thể lựa chọn thêm chức năng mô tơ khóa.)
Dây curoa S8M Timming belt
Tải trọng cửa tối đa 120kg x 1 cánh 80kg x 2 cánh
Tốc độ mở 350 – 1000mm/giây ( có thể điều chỉnh)
Tốc độ đóng 150 – 850mm/giây ( có thể điều chỉnh được)
Thời gian giữ cửa 0 – 20 giây
Nhiệt độ môi trường -30oC đến +50oC
Với đội ngũ nhân viên với nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực cửa tự động .Công ty Thiên Đức sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và với nhiều dịch vụ chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực cửa tự động này.
2.2. Sơ đồ nguyên lý bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động:
Hình : Sơ đồ mạch điện của bộ điều khiển hệ cửa tư động Hanowindow GMD
.
3. Những hư hỏng thường gặp của bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động.
3.1. Khối nguồn:
3.2. Khối đảo chiều quay động cơ:
3.3. Khối ma trận phím lệnh:
3.4. Khối vi xử lý:
3.5. Khối âm thanh:
3.6. Khối hiển thị:
3.7. Khối tiếp nhận cảm biến:
4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động.
4.1. Phương pháp kiểm tra bộ xử lý trung tâm:
4.2. Sửa chữa bộ xử lý trung tâm:
5. Kiểm tra, thay thế các phụ kiện trong bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động
5.1. Khối nguồn:
5.2. Khối đảo chiều quay động cơ:
5.3. Khối ma trận phím lệnh:
5.4. Khối vi xử lý:
5.5. Khối âm thanh:
5.6. Khối hiển thị:
5.7. Khối tiếp nhận cảm biến:
6. Kiểm tra, tháo lắp, thay thế cảm biến và bộ xử lý trung tâm của hệ thống đóng-mở cửa tự động.
6.1. Cảm biến hồng ngoại thân nhiệt di chuyển ngang:
6.2. Cảm biến tiệm cận điện dung:
BÀI 08
SỬA CHỮA MẠCH THU TÍN HIỆU CỦA BỘ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
Mã bài: MĐ 29-08
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động mạch thu tín hiệu của bộ điều khiển từ xa.
Sửa chữa được mạch điều khiển hệ thống thu tín hiệu của bộ điều khiển từ xa
Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa chữa mạch thu tín hiệu của bộ điều khiển
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và an toàn
Nội dung chính:
1. Cấu tạo bộ điều khiển từ xa.
1.1. Cấu tạo bộ thu tín hiệu:
1.2. Cấu tạo bộ phát tín hiệu:
2. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển từ xa.
2.1. Sơ đồ khối của bộ điều khiển từ xa dùng hồng ngoại:
2.2. Tác dụng các khối của bộ điều khiển từ xa dùng hồng ngoại:
2.3. Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển từ xa dùng hồng ngoại:
3. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của mạch thu tín hiệu bộ điều khiển từ xa/ Sơ đồ nguyên lý mạch thu tín hiệu của một bộ điều khiển từ xa.
3.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch thu tín hiệu của bộ điều khiển từ xa:
Hình : Sơ đồ khối bên thu
3.2. Tác dụng các phần tử của mạch thu tín hiệu của bộ điều khiển từ xa:
Khối thiết bị thu: Tia hồng ngoại từ phần phát được tiếp nhận bởi Led thu hồng ngoại hay các linh kiện quang khác.
Khối khuếch đại và tách sóng: Trước tiên khuếch đại tín hiệu nhận rồi đưa qua mạch tách sóng nhằm triệt tiêu sóng mang và tách lấy dữ liệu cần thiết là mã lệnh.
Khối chuyển đổi nối tiếp sang song song và khối giải mã: Mã lệnh được đưa vào mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song và đưa tiếp qua khối giải mã ra thàmh số thập phân tương ứng dưới dạng một xung kích tại ngõ ra tương ứng để kích mở mạch điều khiển.
Tần số sóng mang còn được dùng để so pha với tần số dao động bên phần thu giúp cho mạch thu phát hoạt động đồng bộ, đảm bảo cho mạch tách sóng và mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song hoạt động chính xác.
4. Hiện tượng, các nguyên nhân hư hỏng thường gặp.
5. Sửa chữa mạch điều khiển mạch thu tín hiệu bộ điều khiển từ xa
5.1. Sửa chữa mạch nguồn:
5.2. Sửa chữa mạch chọn chức năng:
5.3. Sửa chữa mạch dao động:
5.4. Sửa chữa mạch thu hồng ngoại:
Hình : Sơ đồ nguyên lý một mạch thu hồng ngoại của bộ điều khiển từ xa
5.5. Sửa chữa mạch thực hiện chức năng:
5.6. Sửa chữa mạch tích hợp:
BÀI 09
SỬA CHỮA MẠCH PHÁT TÍN HIỆU CỦA BỘ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
Mã bài: MĐ 29-09
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động mạch phát tín hiệu của bộ điều khiển từ xa.
Sửa chữa được mạch điều khiển hệ thống phát của bộ điều khiển từ xa
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và an toàn
Nội dung chính:
1. Cấu tạo mạch phát tín hiệu của bộ điều khiển từ xa (ĐKX).
2. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của mạch phát tín hiệu của bộ ĐKX/ Sơ đồ nguyên lý mạch phát tín hiệu của một bộ điều khiển từ xa.
2.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch phát tín hiệu của bộ điều khiển từ xa:
Hình : Sơ đồ khối bên phát
2.2. Tác dụng các phần tử của mạch phát tín hiệu của bộ điều khiển từ xa:
Khối chọn chức năng và khối mã hoá: Khi người sử dụng bấm vào các phím chức năng để phát lệnh yêu cầu của mình, mỗi phím chức năng tương ứng với một số thập phân. Mạch mã hoá sẽ chuyển đổi thành mã nhị phân tương ứng dưới dạng mã lệnh tín hiệu số gồm các bít 0 và 1. Số bit trong mã lệnh nhị phân có thể là 4bit hay 8bit tuỳ theo số lượng các phím chức năng nhiều hay ít.
Khối dao động có điều kiện: Khi nhấn một phím chức năng thì đồng thời khởi động mạch dao động tạo xung đồng hồ, tần số xung đồng hồ xác định thời gian chuẩn của mỗi bit.
Khối chốt dữ liệu và khối chuyển đổi song song ra nối tiếp: Mã nhị phân tại mạch mã hoá sẽ được chốt để đưa vào mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp. Mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp được điều khiển bởi xung đồng hồ và mạch định thời nhằm đảm bảo kết thúc đúng lúc việc chuyển đổi đủ số bit của một mã lệnh.
Khối điều chế và phát FM: Mã lệnh dưới dạng nối tiếp sẽ được đưa qua mạch điều chế và phát FM để ghép mã lệnh vào sóng mang có tần số 38KHz đến 100KHz, nhờ sóng mang cao tần tín hiệu được truyền đi xa hơn, nghĩa là tăng cự ly phát.
Khối thiết bị phát: Là một Led hồng ngoại. Khi mã lệnh có giá trị “bit = 1” thì Led phát hồng ngoại trong khoảng thời gian T của bit đó. Khi mã lệnh có giá trị “bit = 0” thì Led không sáng. Do đó bên thu không nhận được tín hiệu xem như “bit = 0”.
3. Hiện tượng, các nguyên nhân hư hỏng thường gặp.
4. Sửa chữa mạch điều khiển hệ thống phát tín hiệu của bộ điều khiển từ xa.
4.1. Sửa chữa mạch nguồn:
4.2. Sửa chữa mạch chọn chức năng:
4.3. Sửa chữa mạch dao động:
4.4. Sửa chữa mạch phát hồng ngoại:
Hình : Sơ đồ nguyên một mạch phát hồng ngoại của bộ điều khiển từ xa
4.5. Sửa chữa mạch tích hợp:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hồng Thanh, Nguyễn Phúc Hải – Máy điện trong thiết bị tự động – NXB Giáo dục – 2001
Trần Đức Lợi – Dò tìm và sử lý sự cố mạch điện – NXB Thống kê – 2003
Phan Quốc Phô - Nguyễn Đức Chiến - Giáo trình cảm biến - NXB Khoa học và kỹ thuật HN - 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thiet_bi_dieu_khien_tu_dong_dan_dung.doc