Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

Khi diode bị chập hoặc rò rỉ sẽ không nắn được toàn bộ xùng dương trên màn hình sẽ có hiện tượng: Phía trái màn hình bị hơi đen, phía phải màn hình ảnh bình thường hoặc ngược lại (màn hình nửa đen, nửa trắng theo chiều ngang.

pdf330 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện áp điều khiển 0V/5V. . Chân 7: Cấp nguồn. . Chân 8: AV in. . Chân 3: Tín hiệu video từ sau tách sóng hình qua đường dây (DU) đến chân 3 cấp cho IC chuyển mạch. . Chân 6: Chân chung. Ở chế độ TV chân 6 nối chân 3, ở chế độ AV chân 6 nối chân 8. - Q01, Q03: Khuếch đại tín hiệu Audio. - Q02, Q04, Q05: Khuếch đại tín hiệu video. - ET01: Biến áp cách ly nhận xung dòng từ chân nung tim của FBT gây cảm ứng sang thứ cấp cấp nguồn cho mạch AV. 3. Nguyên lý làm việc. * Đường hình: Tín hiệu video từ ngõ video in qua Q02 khuếch đại. Dòng qua Q02 đi từ dương nguồn vào chân 2IC02 qua diode phát quang ra chân 3 qua Q02 qua R09, VR01 xuống mass. Dòng qua diode ở chân 2,3 làm cho diode phát ra ánh sáng trắng, TZT ở chân 5,6 nhận được qua Q04 khuếch đại lấy ra ở chân C qua Q05 khuếch đại lấy ra ở chân E qua C57 qua 8IC03, ở chế độ AV chân 5 ở mức cao, chân 8 nối với chân 6 thông qua đường dây DI đến khối màu, chói, đồng bộ. *Đường tiếng: Tín hiệu Audio từ ngõ Audio in qua C02 qua R05 qua Q01 khuếch đại lên. Dòng qua Q01từ dương nguồn vào chân 1 ra chân 2 IC01 qua Q01 qua R02 về Mass kín mạch. Diode chân 1,2 phát ra ánh sáng trắng làm TZT quang chân 3,4 cảm nhận được điều khiển Q03 khuếch đại lấy ra chân E qua tụ C58 đến chuyển mạch phần tiếng. * Ở chế độ TV: Chân 5 IC 03 xấp xỉ 0V nên chân 8,6 hở mạch, chân 3,6 kín mạch cho tín hiệu TV từ dây DU qua 3 đến chân 6 qua đường dây DI chia làm ba ngả: Màu, chói, đồng bộ. * R08, D02: Có tác dụng làm câm tiếng khi không có tín hiệu video. 293 BÀI 10: KHỐI VI XỬ LÝ 1. Sơ đồ khối bộ vi xử lý: * Các thành phần: - Bộ xử lý trung tâm (P) - Các bộ nhớ trung tâm Rom – Ram - Các cổng vào, ra - Các bộ chuyển đổi. * Chức năng của các thành phần: - Bộ vi xử lý: P là hạt nhân của bộ vi xử lý, nó thực hiện chức năng như điều khiển các thành phần tạo ra hoạt động theo cơ chế đồng bộ. . Thu, phát, xử lý mọi dạng tín hiệu có trong hệ thống. . Bộ vi xử lý hoạt động trong chương trình chứa trong bộ nhớ trung tâm. - Bộ nhớ trung tâm Rom, Ram: Bộ nhớ dùng để lưu trữ các chương trình điều khiển, điều hành toàn bộ hệ thống. . Rom là bộ nhớ cố định dùng để lưu trữ các thông tin quan trọng có tính chất sống còn đối với hệ vi xử lý. Nội dung của bộ nhớ được nạp sẵn khi chế tạo và không bị mất đi khi mất nguồn. . Ram: Là bộ nhớ ghi đọc, nội dung bộ nhớ sẽ bị mất đi khi bị mất điện. Nó thường dùng để lưu trữ các chường trình phần mềm ứng dụng để tính toán hoặc xử lý thông tin. - Các cổng vào ra: Dùng để nối ghép các thiết bị vào ra. Mỗi cổng đầu ra có một địa chỉ riêng, nó được xác định và phụ thuộc vào bộ vi xử lý. P RAM ROM I/O TG D/A A/D TG TG TG Ra tương tự Vào tương tự Ra số Vào số Bus data Bus control 294 - Các Buss: Các buss chính là tập hợp của các tín hiệu cùng loại có hướng xác định: Gồm buss địa chỉ, buss số liệu, buss điều khiển, tuỳ thuộc vào các bộ vi xử lý mà các số bít trên các kênh là khác nhau. . Kênh địa chỉ: Địa chỉ hoá ngăn nhớ, ô nhớ của các cổng vào ra ... . Bộ biến đổi A/D: Chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự và ngược lại. 2. Bộ nhớ: - Khái niệm: Bộ nhớ chính là tập hợp của các phần tử nhớ, được tổ chức theo các hàng và cột tạo thành ma trận nhớ. - Các tham số cơ bản của ma trận nhớ gồm: . Độ dài từ mã mà bộ nhớ có thể lưu trữ được. . Dung lượng nhớ là số từ cực đại mà bộ nhớ có thể lưu trữ được. . Tốc độ làm việc là thời gian truy nhập, là chu kỳ ghi đọc của bộ nhớ. Bộ nhớ có tốc độ cao thì thời gian truy nhập thấp. Thời gian truy nhập là khoảng thời gian tín hiệu địa chỉ đưa đến các chân địa chỉ cho đến khi tín hiệu đầu ra xuất hiện trên kênh số liệu. - Các ký hiệu có trên vi mạch nhớ: . CE (Chips Enable): Tín hiệu chọn mạch. . CS (Chips Select): Chọn tín hiệu đầu vào, khi tín hiệu tích cực thì mạch đó sẽ làm việc. . WE( Write): Cho phép ghi. . OE (Open): Cho phép đọc. DATA OUT DATA IN CE/CS WE OE Các lệnh điều khiển Ao An-1 Do Dn-1 295 3. Bộ vi xử lý: a. Bàn phím: * Phím ấn dạng ma trận. - Sơ đồ: - Nguyên lý: Đối với các máy phím ấn sử dụng dạng ma trận, CPU thường có hai ngõ. . Ngõ tạo xung mã quét: Ngõ này tạo ra các dạng xung khác nhau đưa ra các chân. Key in Key Scan a b c d 1 2 3 4 BH BU BL VT COLOUR BRIGHT CONTRAST POWER ON/OF TO POWER SUPPLY VOLUME MUTE BASS/TREBLE Phím ấn Remote CTL Erro Power AFT AFT IC nhớ Reset Clock 5V AT TO. TUNER PRESET 296 . Ngõ nhận lệnh vào: Nhận các dạng xung từ ngõ tạo xung, mã quét tuỳ thuộc vào các dạng xung ở đầu ra và các đầu vào tương ứng sẽ tạo thành các lệnh điều khiển khác nhau. Bằng cách bố trí phím dưới dạng ma trận vuông hay hình chữ nhật sẽ tiết kiệm được các đầu ra hay các đầu vào. - Cách kiểm tra: . Kiểm tra phím ở chế độ đo nguội khi hút trống các phím, đo nội trở hở mạch phải là , khi bấm các phím nội trở phải xấp xỉ 0. . Kiểm tra ở chế độ điện áp: Đo điện áp tại ngõ nhập phím (Đo tại đầu vào), bấm các phím lệnh tương ứng, điện áp ở đây phải thay đổi (dưới dạng xung hoặc điện áp một chiều). Chú ý: Xung mã quét chỉ được tạo ra khi đầu ra được nối với đầu vào. Ngõ ra có thể tạo ra các điện áp dạng xung hoặc các điện áp một chiều phân biệt. *Phím bấm dạng cầu phân áp: Phím bấm dạng cầu phân áp thường chỉ dùng liên lạc với CPU bằng một đường lệnh báo về CPU dưới dạng các điện áp bậc thang. Cách kiểm tra: Đo điện áp tại ngõ Keyin sau đó bấm phím, điện áp sẽ tăng hoặc giảm. b. Khối Reemote control. Cách kiểm tra: Đo TZT quang hoặc diode quang. Khi ấn điều khiển từ xa điện áp sẽ thay đổi. Đo tại chân Rmoste của CPU điện áp cũng phải thay đổi trong mỗi lần bấm phím (Sử dụng đúng điều khiển). Key in CPU 297 c. Kiểm tra xung Clock: - Điều kiện để thạch anh dao động thì giữa hai chân thạch anh phải có điện áp. - Cách kiểm tra: Dùng đồng hồ thang AC10V đo được giá trị 0,1V trở lên. Nội trở thạch anh khi đo nguội bằng , không phóng nạp giống tụ. d. Kiểm tra xung Reset: - Xung Reset chỉ xuất hiện khi cắm phích điện. Xung reset dùng để xoá các trạng thái cũ cho CPU khi mới cắm điện do vậy khi mất xung reset CPU sẽ bị treo. Xung này chỉ xuất hiện trong thời gian cắm điện. Nó tạo ra từ một IC tạo xung reset hoặc được tạo ra từ mạch R,C. - Cách kiểm tra: Đo tại chân Reset khi cắm điện thấy thay đổi trong thời gian ngắn sau đó chân này được treo lên 5V hoặc 0V. Khi mạch Reset hỏng ta có thể thay các linh kiện xung quanh chân Reset. Remote CPU 5V CPU 5V 298 e. Erro Power: (Trang bị cho các máy đời cao) dò lỗi nguồn 5V cấp cho vi xử lý. Mạch dò lỗi nguồn dùng để kiểm tra độ ổn định của bộ nguồn. Khi bộ nguồn làm việc sai hoặc tụ lọc bị hỏng sẽ làm cho nguồn bị gợn, làm thay đổi điện áp tại chân dò lỗi nguồn của CPU, CPU sẽ đặt máy về chế độ tắt chờ. f. Lệnh điều khiển Volume Lệnh điều khiển tiếng được đưa đến khối ATT của phần tiếng. Khi bấm phím Volume (+) hoặc (-) điện áp sẽ tăng dần hoặc giảm dần. g. Lệnh ra điều khiển chuyển kênh: - Các kênh khi ra đài được đặt các chương trình khác nhau và được lưu trữ trong bộ nhớ. Khi muốn xem lại ta chỉ việc nhấn vào các kênh trên bàn phím tương ứng. Khi đó ngõ ra CPU sẽ tạo ra các điện áp điều khiển tại ngõ ra tương ứng. . Điện áp BH. . Điện áp BL. CPU 5V IC CPU Vol - ATT Volume control Vol + 5V 5V 299 . Điện áp BU. . Điện áp VT. Các điện áp này sẽ đưa đến hộp kênh điều khiển hộp kênh làm việc để thu được các dải tần tương ứng. - Cách kiểm tra: Bằng cách đo điện áp tại chân ra của CPU sau đó bấm phím chuyển dải hoặc chuyển kênh, ra đài. Điện áp tại các chân BH, BL, BU sẽ thay đổi. Khi xuất hiện điện áp BH điện áp BU và BL sẽ không thay đổi và ngược lại. Khi rà đài, điện áp VT là điện áp quét thay đổi từ nhỏ đến lớn và ngược lại CPU thường xuất ra các lệnh nhỏ hơn 5V. Hộp kênh làm việc với điện áp 12V hoặc 9Vcho các cọc BH, BU, BL và VT thay đổi từ 0  30V do đó các lệnh từ CPU thông qua các mạch khuếch đại, CPU sẽ tạo ra các lệnh cộng hay trừ tuỳ theo từng bộ vi xử lý. h. Mạch điều khiển màu, Bright, contrats, Tim. CPU 5V Vcc Tuner B+ BH BL BU Lệnh vào VT BH BL BU VT CPU 5V Lệnh vào CPU Bright Contrats Colour Tin Giải mã 300 * Các lệnh xử lý từ IC xử lý hình màu gồm sáng tối, màu (sắc thái), tương phản. Các lệnh điều khiển này có thể đưa trực tiếp từ CPU sang IC màu Y + C hoặc thông qua điện trở cách lý, các tầng khuếch đại đệm. Lệnh tồn tại dưới dạng điện áp hoặc dưới dạng xung. Khi đo tại các chân ra của CPU, bấm các chức năng điều khiển từ bàn phím hoặc điều khiển từ xa điện áp này xẽ thay đổi từ thấp đến cao hoặc ngược lại. Mức điện áp một chiều xuất ra tuỳ thuộc theo từng máy và là lệnh (-) hoặc lệnh (+). Giả sử khi ấn phím, hiển thị có nhưng màu không thay đổi thì ngắt chân suất màu vào IC hình màu. Đo tại điểm trước đó nếu điện áp có thay đổi thì IC hình màu hỏng còn nếu không thay đổi thì CPU hỏng. i. Lệnh Power control. Lệnh mở nguồn phụ được tạo ra từ CPU đưa tới điều khiển bộ nguồn hoặc điều khiển đường nguồn cấp cho IC dao động nhằm làm mất ánh sáng khi nhấn phím Power OFF. Lệnh Power ON/OFF tồn tại dưới dạng điện áp phân biệt H/L. Một số máy khi nhấn phím mở nguồn mà quét ngang không chạy hoặc thứ cấp cao áp bị chạm chập, mạch quét dọc không làm việc, quét ngang quá dòng. Lệnh Power chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự mất. k. Đường tín hiệu điều khiển chung. 5V CPU Lệnh B+ Power 110V 110V Tuner Control Tuner IF AMP Video det SDA SCL 301 4. Phương pháp kiểm tra IC xử lý. - IC xử lý được cấp nguồn 5V (AT) nguồn này xuất hiện sau khi bật công tắc nguồn chính. Nó được nắn, lọc, ổn áp rất kỹ. Nguồn này được lấy từ bộ nguồn chính hoặc nguồn phụ. - Khi bấm các lệnh trên bàn phím, nếu CPU làm việc tốt lệnh ra tương ứng sẽ thay đổi khi tác động lệnh đầu vào. Nếu CPU nhận lệnh đầu vào mà không tạo lệnh đầu ra thì ta phải kiểm tra các ràng buộc gồm: Nếu không mở được nguồn thì kiểm tra nguồn cấp, thạch anh dao động, xung Reset, đầu vào chân dò lỗi nguồn. Nếu các điều kiên trên đầy đủ ta cách ly các kênh đầu ra của xử lý để kiểm tra, sau đó đo điện áp tại chân lệnh mở nguồn của CPU và bấm lệnh mở nguồn trên bàn phím. Nếu thấy điện áp thay đổi trong thời gian ngắn khi tác động lệnh thì CPU làm việc tốt. CPU không duy trì được lệnh mở nguồn do mạch quét ngang không làm việc, thiếu các xung báo về 5V CPU Lệnh Lệnh ra 302 BÀI 11: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MỘT SỐ MÁY THU HÌNH 1. Phân tích sơ đồ máy Daewoo 50N. 1.1. Nguồn: a. Nguồn sau ổn áp: * Nguồn 15V từ thứ cấp T802 qua mạch nắn, lọc D805  R812  chân 1 IC802 ổn áp tạo áp nguồn 5V lấy ra 5V cấp cho Led báo nguồn và điều khiển từ xa. Cấp cho mạch Reset Q802, Q803. Cấp cho chân 42IC vi xử lý 901, đồng thời cấp vào chân 8 IC nhớ 902. * Nguồn 103V: - Cấp cho công suất âm tần thông qua R605, Q602, Q603, Q604. - Qua R103 tạo nguồn 33V cấp cho mạch dò kênh Q902 vào chân 6 IC chuyển dải (IC903). - Nguồn 103V thông qua giắc P550, thông qua mạch bảo vệ quá dòng R551, R550, Q550 cấp nguồn cho: Đèn đệm thông qua R415, R416,  sơ cấp máy biến áp đệm T401 vào chân C đền đệm Q401. Cấp cho công suất dòng thông qua L406, D451  2-1 FBT  chân C công suất dòng Q402. - Qua R441, R443 tạo nguồn 9V  mạch mở nguồn Q421, Q422 cấp vào chân 40IC501 tạo dao động dòng mành. b. Nguồn sau FBT: - Nguồn 180V từ 9FBT  R420  D405  khối khuếch đại Video trên bo đuối đèn hình. - Nguồn 24V từ 7 FBT  R310, D303, C309 cấp nguồn cho chân 3, 7 IC công suất mành (IC301). - Nguồn 5V từ chân 5FBT  R419, D404, C424  IC ổn áp 401 tạo nguồn 12V cấp cho đường tín hiệu toàn máy. Đồng thời xung dòng từ 5FBT  R409  R409  biến áp cách ly T701 ghép cảm ứng tạo nguồn 12V cấp cho mạch AV không giật. 303 - Điện áp từ chân 10 FBT  R542 cấp cho nung tim đèn hình đồng thời ghép qua C830, R831 hồi tiếp quy định tần số dao động nguồn bằng tần số dao động dòng. - Xung dòng từ chân 3 FBT cung cấp cho các mạch giải mã, cấp xung cho mạch đồng bộ tín hiệu hiển thị (chân 3,9 IC vi xử lý). - ABL từ chân 6 FBT qua R421  so áp sang đường nguồn 103V bởi R422  D203, D202 nắn ra điện áp âm đưa về mạch Bright, Contrats chân 48, 59 IC501 để tự động điều chỉnh sáng tối, tương phản khi các cảnh thay đổi. 1.2. Đường tín hiệu a. Đường tiếng: Khi làm việc chế độ TV. Tín hiệu Audio sau tách sóng lấy ra chân 9 IF Modun vào chân 2IC chuyển mạch 701 ra chân 15 qua C752, R619 vào chân 8 IF Modun để điều chỉnh âm lượng và lấy ra chân 10 qua R615, C601  Q603, Q602, Q604 khuếch đại qua tụ xuất C603  biến áp suất T601 ra loa. Khi làm việc ở chế độ AV, tín hiệu audio từ giắc Audio in qua Q704 khuếch đại ghép cách ly qua IC703 lấy ra chân 3 qua C724  chân 1IC chuyển mạch701  chân 15 IF Modun khuếch đại điều chỉnh âm lượng lấy ra chân 10 qua tầng công suất ghép ra loa. b. Đường tín hiệu vi deo: Ở chế độ TV, tín hiệu video sau tách sóng hình lấy ra chân 7 IF Modun  C191, Q191, Q192, Q193 khuếch đại lên qua C711  chân 12 IC chuyển mạch 701. Ở chế độ TV chân 12 nối với chân 4  Q706 khuếch đại qua chân E chia làm các đường: - Đường chói: Qua R205, dây trễ L201 chi làm hai đường: . Một đường qua C206 vào chân 58IC501. . Đường con lại qua Q205 khuếch đại đưa vào chân 56 IC501. Đây là đường chói cao tần. - Xung đồng bộ dòng mành qua R411, C409, R412 đưa vào chân 33 IC501. - Đường trung tần màu: . Hệ Pal: Qua R504, C507, C508 vào chân 20IC501 (Đối với hệ Secam tín hiệu qua R505, L502, C510 vào chân 18IC501. 304 . Mạch tự động hệ qua R442, D406, C427, C428  Q404, Q405, Q406, Q407, Q409 lấy ra điện áp điều khiển vào chân IC vi xử lý thông qua Q901  9IC901. c. Đường tín hiệu chói: Tín hiệu chói vào chân 56, 58 IC501 qua mạch lọc thông thấp đến mạch điều chỉnh gai mịn  mạch khuếch đại điều chỉnh tương phản  mạch ghim  mạch ma trận R, G, B để kết hợp với tín hiệu màu. d. Mạch giải mã màu hệ Pal. Tín hiệu trung tần màu thông qua bộ lọc Bell C507, C508, L501  20IC501  mạch khuếch đại trung tần màu ACC  mạch cổng loé Burst gate  SW PAL/NTSC/SECAM. Một đường đi thẳng đến mạch giải mã Pal, NTSC ma trận. Đường còn lại ra chân 14  C513, R508 điều chỉnh tín hiệu màu  dây trễ một dòng nhiều hay ít. Tín hiệu qua dây trễ một dòng L vào chân 12 IC 201 và đưa đến mạch ma trận PAL/NTSC để giải mã. Đồng thời mạch dao động màu 4,43MHz từ chân 26  khối SW PAL/NTSC/SECAM  mạch Flifflop để dao động màu có pha phu hợp cho mạch tách sóng R – Y, B – Y ở mạch ma trận PAL/NTSC. Ở mạch ma trận PAL/NTSC gồm hai hiệu màu R – Y, B – Y qua khối SW NT/SECAM lấy ra chân 2  60 IC501 đồng thời ra chân 64 vào chân 62. Hai hiệu màu này qua mạch ghim (Clam) qua mạch điều chỉnh độ bão hoà màu (Màu đậm, nhạt). Lệnh chỉnh Colour từ chân 13IC vi xử lý đưa tới chân 7 IC 501. Đầu ra khối khuếch đại điều chỉnh bão hoà màu, tín hiệu được đưa đến mạch ma trân R, B, G cùng đường chói. Đầu ra thông qua mạch khuếch đại, ghim, điều chỉnh contrats, Bright, qua mạch kết hợp xung xoá lấy ra chân 41, 42, 43 IC501. Đây là tín hiệu ba màu cơ bản R, G, B đưa đến chân B ba đèn công suất sắc Q501, Q511, Q521 khuếch đại và đưa ra Katôt tương ứng phát xạ. Khi giải mã ở hệ NTSC chân 14, 12 IC501 không có tín hiệu, mạch dao động màu là X502 nếu làm việc hệ NTSC 3,58 và là X501 nếu làm việc ở hệ NTSC4,43. Chuyển mạch để thay đổi một trong hai thạch anh này bằng việc điều khiển chân 23IC 501 hoàn toàn tự động. e. Một số mạch đệm phụ. * Mạch SYSTEM điều khiển IF Modun. 305 Khi làm việc ở hệ Pal, chân 26 vi xử lý 901 có mức áp cao thông qua R970, R969  Q961 thông  Q925 tắt  Led báo hệ 3,58 NTSC không sáng. Lệnh này điều khiển các đèn: - Q203, Q204 để thay đổi dải thông tín hiệu chói cho phù hợp với từng hệ. - Điều khiển chân BQ502  Q502 không thông  Q503 thông  UEQ503 ở mức cao. Điện áp này điều khiển chân System IF modun 12 để mạch trung tần chung, trung tần tiếng làm việc hệ Pal. - Điều khiển chân BQ501 làm cho Q501 không thông  C533 không tham gia vào mạch lọc Bell. Chân 20 IC501 và tín hiệu trung tần màu phù hợp với hệ Pal (có dải thông rộng). * Mạch tự động giãn mành (dãn dọc) Khi làm việc ở hệ Pal/Secam. Chân 18 IC501 có mức áp cao  Q453 khoá  Q452 thông  UCQ452 ở mức cao  UBQ309 ở mức cao  Q309 thông làm cho chân 31 IC thông qua R351 qua Q309 kín mạch xuống mass làm thay đổi mạch hồi tiếp điều chỉnh biên độ mành và màn ảnh phù hợp với kích thước của hệ Pal, Secam. * Mạch tự động điều chỉnh dao động màu. Khi làm việc ở hệ Pal, Secam CQ452 ở mức cao  Q454 thông  UCQ454 xấp xỉ 0V  chân 23 IC501 ở mức thấp  SW PAL/NTSC/SECAM sẽ làm việc để chuyển mạch dao động 4,43 chân 26 hoạt động. * Mạch dịch tâm hình. Khi làm việc ở hệ PAL, NTSC, SECAM do tần số dao động dòng khác nhau nên hình ảnh có thể lệch sang trái hoặc sang phải, nhưng nhờ Q451 thông ở hệ Pal, Secam nên khép kín R456 về mass. Tâm hình dịch sang trái phù hợp với tiêu chuẩn hệ Pal, Secam. 2. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MÁY SAMSUNG 3312 2.1. Nguồn cấp: a. Nguồn cấp trước: Điện áp sau mạch ổn áp 95V từ chân 3 T801 qua mạch hạ áp tạo các mức nguồn như 5V, 9V, 33V... 306 - Từ chân 3 T801  R820, R821, R822, R823, ổn áp bởi RD114 tạo nguồn 5V cấp cho Led báo nguồn, cấp cho mắt nhận điều khiển từ xa, cấp chân 1 IC vi xử lý RIC101, chân 8IC nhớ RIC102. - Từ chân 3  R830, R831, R832, ổn áp bởi D810 tạo nguồn 9V thông qua đèn mở nguồn Q115, Q116 cấp cho chân 25 IC101 tạo dao động dòng mành. - Từ chân 3 T801  R814, R813  sơ cấp biến áp đệm T401 vào chân C đèn đệm dòng Q401. - Nguồn 95V từ chân 3T801  L804, R800, L800, R410, D405  chân 7, 10 FBT  L407 đến chân C công suất dòng Q402. b. Nguồn cấp sau từ đầu ra FBT: - Nguồn 180V từ chân 5FBT  D406 lọc bởi C457 cấp cho chân C đèn công suất sắc Q531, Q532, Q533. - Nguồn 24V từ chân 4 FBT  R415 lọc bởi C358 cấp cho chân 7, 12 IC công suất mành 301. - Nguồn 12V, 9V từ 1FBT  điện trở cầu chì  D403, lọc bởi C455 chia làm ba đường. . Qua R400  IC401 ổn áp tạo 9V cấp cho các đường tín hiệu. . Qua Q403 ổn áp tao nguồn 12V cấp cho một số mạch như AV, khối kênh, đèn khuếch đại trung tần đầu Q101... . Qua R302, ổn áp bởi D303  nguồn 9V cấp cho SW50/60, IC công suất mành 301. - Xung dòng từ 3FBT  R451  nung tim đèn hình đồng thời cung cấp xung cho mạch giải mã, hồi tiếp để quy định tần số dao động nguồn bằng tần số dao động dòng thông qua D805, Q802. - Ngoài ra xung từ chân 1FBT  R cầu chì cấp cho biến áp cách ly ET01 tạo nguồn cách ly cho mạch AV không giật. Đồng thời qua Q405 cấp xung HD cho chân 17 IC giải mã SECAM. - Mạch ABL từ chân 8FBT  R424 so áp sang nguồn 95V bởi R208  D207, D208 nắn ra điện áp âm để đưa vào mạch Bright, contrats chân 34, 39 IC101 để tự động điều chỉnh sáng tối, tương phản khi thay đổi cảnh. 2.2. Đường tín hiệu. a. Trung tần: 307 Tín hiệu IF từ đầu ra khối kênh được đưa đến khuếch đại trung tần đầu Q101 khuếch đại lấy ra chân C  lọc Saw Z101 vào chân sóng hình, tách sóng AFT. Tải tách sóng hình là L204 mắc ở chân 45, 46 IC101. Tải tách sóng AFT mắc chân 47 là cuộn L203 ( hai cuộn này có tần số cộng hưởng trùng nhau nên có thể thay thế cho nhau). Tín hiệu video sau tách sóng lấy ra ở chân 43 chia làm hai đường: . Tín hiệu trung tần tiếng thứ hai  R202  DIC3  5IC phách tiếng DIC1. . Tín hiệu video tổng hợp  R204  Z201, Z202, Z203 chặn tiếng, chỉ cho tín hiệu video tổng hợp đi qua và được Q200 khuếch đại (Định thiên cho Q200 được lấy từ đầu ra mạch tách sóng hình chân 43 IC101). Tín hiệu qua Q200 khuếch đại lấy ra chân E (DU) được đưa đến chân 3 IC chuyển mạch TV/AV EIC03. b. Đường chói: Tín hiệu video tổng hợp vào chân 3 IC chuyển mạch EIC03, ở chế độ TV  chân 3 nối với chân 6 (DI) và chia làm 3 đường. . Đường chói qua R206  dây trễ chói X201 vào chân 31,33 IC101. . Đường màu qua R500, C501, C503, chân 35IC101 (Mạch lọc Bell C502, L503). . Xung đồng bộ vào chân 36IC đồng bộ để đồng bộ cho khối quét dòng, quét mành. Tín hiệu chói từ chân 31, 33 tới bộ lọc thông thấp LPT  khuếch đại điều chỉnh gai mịn, khuếch đại điều chỉnh tương phản contrats, khuếch đại điều chỉnh sáng tối Bright, khuếch đại lấy xung BLK. Lệnh điều chỉnh Bright từ 38IC xử lý  34IC101, lệnh điều chỉnh contrats từ 37IC vi xử lý  R212  39IC101, kết hợp với đường ABL từ FBT tới để điều chỉnh Bright, contrats theo từng cảnh vào khối khuếch đại chói. Tín hiệu chói sau khuếch đại lấy ra chân 19IC101  R216  Q201 khuếch đại lấy ra chân E  SW100 (Công tắc chói, cắt mành) (Sec normal) đưa lên E 3đèn khuếch đại công suất sắc tham gia trong mạch ma trận cuối. c. Khối màu: Tín hiệu trung tần màu vào chân 35IC101  khối khuếch đại trung tần AMP ACC và chia làm hai đường: 308 - Một đường đi thẳng tới mạch tách sóng pha APC để khống chế khối dao động 4,43MHz hoặc 3,38MHz ở chân 12,14. - Đường còn lại qua khối Dlam khuếch đại và chia làm hai đường: . Một đường đưa thẳng tới mạch tách sóng Ma trận. . Đường còn lại ra chân 38  C504 (D.out) vào chân 5IC giải mã Secam (ICS01) qua chuyển mạch ra chân 6 (D.in)  VR501 để điều chỉnh lượng tín hiệu X500 (trễ một dòng) Tín hiệu (D-D) vào chân 41 IC101 tới mạch ma trận cùng với tín hiệu không qua dây trễ để tách sóng. Tín hiệu đầu ra của tách sóng là hai hiệu màu qua khối Colour control và nhận lệnh điều chỉnh Colour từ chân 36 vi xử lý vào chân 40 IC101 điều chỉnh độ bão hoà màu, hai hiệu màu qua khối ma trận (DEMO) tạo hiệu màu thứ ba ra chân 16,17,18 IC101 đưa lên chân 31,33, IC giải mã Secam ICS01 qua khối B.Clam, R.Clam khuếch đại và ghim qua hệ thống chuyển mạch  khối điều chỉnh độ bão hoà màu nhờ lệnh vào chân 9. ba hiệu màu được tạo ra nhờ khối ma trận. Đầu ra được qua khối giao tiếp Interfax để kết hợp với tín hiệu hiển thị từ chân 22, 23, 24 IC vi xử lý vào chân 22, 23, 24 ICS01. Các tín hiệu này lấy ra chân 19 ICS01 là ba hiệu màu R – Y, G – Y, B – Y được đưa lên bo đuôi đèn hình kết hợp với tín hiệu chói tạo ra ba màu cơ bản nhờ Q531, Q532, Q533 khuếch đại và ghép ra Katốt phát xạ. Khi giải mã hệ NTSC thì dây trễ một dòng giữa chân 38, 41 bị hở mạch. Khi giải mã hệ NTSC 3,58; NTSC4,43. Thông qua hệ thống SW V01 ở vị trí như hình vẽ (VIT), điện áp 12V thông qua chuyển mạch làm QN 01 thông  UCQN01 ở mức thấp  DN01 phân cực thuận, thạch anh X501 4,43MHz kín mạch từ chân 12 đến chân 14. Đồng thời DN02 phân cực ngược  XN02 3,58 hở mạch, QV01 không thông  chân 2 trễ chói X201 hở mạch cho dải thông tín hiệu từ 0  6,2 MHz đi qua. Khi nhấn chuyển mạch SWV01 vào vị trí ngược lại thì QN01 ngắt  UCQN01 ở mức cao  DN01 phân cực ngược  thạnh anh XN01 hở mạch, đồng thời DN02 phân cực thuận  Thạch anh XN02 kín mạch giữa chân 12, 14 IC101. QV01 phân cực thuận  DV02 phân cực thuận  trễ chói X201 kín mạch qua DV02, RV03  QV01 về mass thu hẹp giải thông tín hiệu chói phù hợp với hệ NTSC 3,58. d. Đường tiếng: 309 Tín hiệu trung tần tiếng thứ hai vào chân 5 IC phách tiếng DIC01 để trộn với dao động 500 mắc chân 2,3. Đầu ra chân 7 gồm rất nhiều tần số khác nhau nhưng Z601 chỉ giữ lại thành phần tần số 6,0MHz  C601  chân 49IC101  khối khuếch đại hạn biên cấp cho mạch tách sóng. Tải tách sóng mắc ở chân 4 là cuộn L601. Tín hiệu âm tần sau tách sóng lấy ra chân 3IC101  ED04, EC656 vào chân 1. Khi làm việc ở chế độ AV. Chân 30 vi xử lý xấp xỉ 4,2V  ER24 định thiên cho EQ07  chân 3IC101 xấp xỉ 0V  ED04 phân cực ngược. Tín hiệu tiếng từ đầu ra tách sóng bị chặn lại đồng thời lệnh AV xấp xỉ 4,2V qua ER23  ED03 phân cực thuận, tín hiệu tiếng AV từ giắc Audio in  EC52 đến BQ01 được Q01 khuếch đại lên lấy ra chân E  EC58, ED53, EC656  1IC101. Tín hiệu âm tần qua khối ATT khuếch đại điều chỉnh âm lượng, lệnh điều chỉnh âm lượng từ 39IC vi xử lý  RQ107 đến 50IC101. Tín hiệu âm tần đầu ra khối ATT  khối AMP khuếch đại lên đưa ra chân 53  R610, C654  tầng công suất Q601, Q601, Q603 khuếch đại lấy ra chân E  C651  biến áp xuất ra loa. 3. Phân tích sơ đồ máy JVC 1490, 1480, 210, 250 3.1. Nguồn cấp a. Nguồn cấp trước (nguồn sau mạch ổn áp) * Nguồn 115V: Từ chân (1) biến áp T901  D921, C924 nắn lọc  đèn mở nguồn Q923, Q924, Q925 thông qua lệnh mở nguồn từ chân 17 Select modun ở chế độ chờ Power 0V  Q925, Q924, Q923 khoá. Khi có lệnh mở nguồn từ chân 17 Selec modun ( 5V)  Q925, Q924, Q923 thông  điện áp 115 từ EQ923 cung cấp cho: - Qua R921, R923 hạ áp tạo nguồn (+) 30V cấp cho chân 32 Selec modun đến mạch dò kênh. - Nguồn 115 qua cuộn (7,9) FBT  L556, L555  C đèn công suất dòng Q551. * Nguồn 9V: Từ chân (3) T901  D922, C927 nắn lọc tạo nguồn 15,2V  R925 ổn áp tạo nguồn 9V cấp cho Led Power đồng thời qua IC721 ổn áp tạo nguồn 5V cấp vào chân 28 selec modun (nguồn cấp trước cho IC vi xử lý) đồng thời nguồn 5V còn cấp cho mạch dò tự động. 310 Nguồn 5V này là nguồn thường trực, nó xuất hiện khi bấm công tắc mở nguồn chính, không chịu sự điều khiển của CPU. * Nguồn 15,1 V: Từ châ EQ921 thông qua đèn mở nguồn Q922, Q921. Điện áp lấy ra chân CQ921 cấp cho: - Qua R920 cấp vào chân 1 IC công suất tiếng (IC651). - Từ chân CQ921  D504, R524 tạo điện áp 11V cấp cho chân 8IC201 tạo dao động dòng mành. - Từ chân CQ921  D504, R519  sơ cấp biến áp đệm T552 vào chân C đèn đệm Q502. Ngoài ra nguồn 15,1V còn cấp đèn bảo vệ Q508, Q509. * Nguồn – 30V: Từ chân (6) biến áp nguồn T901  D921, C923 nắn lọc  Q926 cấp cho chân 34 Selec modun, cấp cho IC nhớ M58659. b. Nguồn cấp sau (Nguồn xuất hiện sau khi FBT hoạt động) * Nguồn 180V: Từ chân (1) FBT  D553, C561 cung cấp cho chân C ba đèn công suất sắc Q001, Q002, Q004. * Nguồn 24V: Từ chân 4 FBT  D551, D552, D553 cấp cho chân 7, 4 IC công suất mành 401 thông qua cầu chì bán dẫn CP401. Đồng thời nguồn 24V  D505, R531 cấp thẳng cho nguồn 15,1V  C đèn đệm và chân 8 IC dao động 201. * Nguồn 12V: Từ chân (6) FBT  D552, R553, C554 cung cấp cho các mạch khuếch đại tín hiệu như: Cấp cho mạch chuyển dải trên bo vi xử lý, cấp cho khối kênh, trung tần, AV, hệ thống chuyển mạch, đổi hệ ... * Điện áp xoay chiều 3,8V  4,5V: Từ (2) FBT  biến áp cách ly T902 ghép xung dòng hồi tiếp quy định tần số dao động nguồn bằng tần số dao động dòng đồng thời qua L552 cung cấp cho nung tim đèn hình và mạch hiển thị, mạch giải mã. * Chân ABL: Từ (3) FBT qua R558, D231 về mạch Bright, SupBright, về chân 20 IC chói 201. 3.2. Đường tín hiệu: Tín hiệu video từ đầu ra mạch tách sóng hình 9IF modun (TP12)  A10 bo AV  IC chuyển mạch trên bo AV xuống A22 và chia làm 3 đường: 311 - Vào chân 12 Secam modun cấp cho mạch giải mã Secam. - Qua DL201 vào chân 17,18 IC201(đầu vào khối chói) - Vào chân BQ201 khuếch đại lấy ra chân E  chân 5 bộ lọc Bell  chân 2 (CHOMA BAND PASS BLOOK) vào chân 22 IC201 cấp cho giải mã màu PAL, NTSC. - Qua R208, R209 (TP.33) cấp cho khối đồng bộ dòng mành chân 16 IC201. a. Đường chói: Tín hiệu chói vào chân 17, 18 IC 201  khối khuếch đại điều chỉnh Contrats, qua mạch ghim Clam  mạch khuếch đại điều chỉnh Bright và chịu sự điều của lệnh Bright từ CPU. Triết áp Bright và Sup Bright từ mạch ABL, tín hiệu qua khuếch đại Y AMP ra chân 4 IC 201 vào chân 2 bo chói phụ  L204, R263 vào chân BQ208 khuếch đại lấy ra chân E đèn khuếch đại công suất sắc Q001, Q002, Q004. b. Đường màu hệ Pal: Tín hiệu trung tần màu Pal/ NTSC vào chân 22 IC201 qua bộ khuếch đại 1, khuếch đại 2 chia làm hai đường: - Một đường đi thẳng đến mạch Chorma demod. - Đường còn lại qua chân 31 IC201 đi vào BQ306 và chân 17 Secam modun  chuyển mạch trên bo Secam ra chân 16  dây trễ một dòng DL301  T303 cảm ứng sang thứ cấp trộn chung với tín hiệu từ BQ306 ra chân E qua C323, R369, R339, C324 đến chân giữa T303. Tín hiệu màu C1, C2 (R – Y, B – Y)  R355, R356 vào chân 30, 32 IC 201 đến khối tách sóng Chorma Demod để thực hiện tách sóng lấy ra tín hiệu R – Y, G – Y, B – Y nhưng người ta chỉ lấy R – Y, B – Y từ chân 1,2 IC201  R329, R330 vào chân 4, 9 Secam modun  C348, C349 vào chân 26, 5 IC giải mã Secam  mạch khuếch đại, mạch ma trận tạo hiệu màu thứ 3. Tín hiệu R – Y, G – Y, B – Y ra chân 1, 2, 3 Secam modun  R804, R805, R806  S1, S2, S3 lên ma trận công suất sắc Q001, Q002, Q004 trên bo đuôi đèn hình kết hợp với tín hiệu chói ở chân E tạo ra tín hiệu – R, - G, - B đưa đến Ktôt đèn hình phát xạ. c. Đường tiếng: - Tín hiệu âm tần từ đầu ra mạch tách sóng tiếng (chân 9 IC101) ra chân 3 IF modun  C651  4 IC công suất âm tần 651  tầng khuếch đại công suất  chân 9 IC 651  C656 ra loa. 312 - Ở chế độ AV, tín hiệu âm tần từ giắc Audio in vào chân 11 IF modun đồng thời vào chân 11 IC101. Lợi dụng tầng tách sóng thành mạch tiền khuếch đại âm tần. Tín hiệu đầu ra qua khối ATT để điều chỉnh âm lượng. Lệnh điều chỉnh volume từ chân 13 select modun vào chân 4 IF modun điều khiển chân 8IC 101. Tín hiệu âm tần sau khối ATT qua khối Audio Amp khuếch đại lên  chân 9 IC101  chân 3 IF modun  4 IC công suất khuếch đại lên đưa ra chân 9 và ra loa. 313 BÀI 12: LÝ THUYẾT SỬA CHỮA 1. SỬA CHỮA KHỐI NGUỒN 1.1. Nguồn ổn áp tuyến tính sử dụng STR (3015, 30115, 3212, 30112...) Khi sửa chữa bộ nguồn ổn áp tuyến tính ta nên cách ly các tầng tải của bộ nguồn sau đó gắn tải giả cho nguồn. Kiểm tra các cầu chì AC, DC, TZT ổn áp áp sau đó tiến hành cắm điện. Điện áp đầu ra phải đủ áp và đủ dòng. Hú ý rằng khi cách ly tải của bộ nguồn, kiểm tra nếu thấy bộ nguồn hoạt động tốt thì ta phải kiểm tra các tầng tải phía sau. Nếu thấy an toàn mới được gắn mạch lại và cho chạy thử. Đối với nguồn ổn áp tuyến tính sử dụng STR. Khi hư hỏng nếu không có để thay thế ta có thể độ bằng mạch ổn áp rời có bán sắn trên thi trường. Khi độ bằng bo ổn áp rời ta phải gắn thêm điện trở phân dòng CE có trị số khoảng 150/10W. STR 3210 1 2 3 4 130V in 110V out RCC 10K 220K 180K 30/160V D1402 D1402 C B E 130V 115V 314 1.2. Nguồn ổn áp ngắt mở Switching: NLHĐ: Khi mới cắm điện, mạch kích ban đầu tác động làm SW đóng gây ra dòng chảy qua L1  SW  R  Mass. Khi hết xung kích khởi  SW hở, năng lượng trong cuộn L1 phóng ngược trở lại  từ thông biến thiên trong cuộn L1 tạo thành các điện áp cảm ứng trên các cuộn L2, L3..., điện áp trên các cuộn thứ cấp được nắn lọc tạo thành các nguồn thứ cấp. Điện áp cảm ứng trên cuộn L2 sẽ kích mạch OSC hoạt động tạo thành xung vuông tác động trở lại SW làm cho SW đóng và mạch đi vào trạng thái ổn định. Mạch bảo vệ: Khi dòng tải thứ cấp tăng  dòng chảy qua R tăng  tạo thành điện áp sụt áp trên R báo về mạch bảo vệ. Khi đó mạch bảo vệ sẽ ngắt dao động làm cho SW hở  mất nguồn ngõ ra. Nguyên lý ổn áp: Giả sử khi điện áp ra tăng  UL2 tăng. Điện áp này đưa về mạch dò sai so sánh với điện áp mẫu tạo thành điện áp khống chế khối dao động dể dao đông với tần số thấp xuống  làm cho SW đóng mở chậm lại  nguồn ngõ ra giảm. L3 L2 L5 Khử từ L1 L4 Staster OSC Protec Erro 315 1.3. Sơ đồ máy Samsung Vina - Khi kiểm tra các bộ phận ổn áp ngắt mở ta phải cách ly tải của bộ nguồn và gắn tải giả vào đường nguồn có dòng lớn nhất. - Khi các bộ nguồn hư hỏng, nếu bị đứt cầu chì, trước khi thay thế cầu chì mới và cắm điện ta phải kiểm tra lại sò ngắt mở. Nếu sò hư hỏng ta phải thay mới sau đó mới cắm điện để kiểm tra. - Khi bộ nguồn hỏng làm mất điện áp ra của nguồn thứ cấp, nếu không bị đứt cầu chì ta tiến hành cắm điện và kiểm tra các điện áp sau. . Điện áp cấp cho chân C sò ngắt mở. . Điện áp kích ban đầu nếu là bộ nguồn dao động nghẹt. . Điện áp cấp cho IC dao động nếu là bộ nguồn dao động đa hài. - Đối với bộ nguồn có xung dòng hồi tiếp, để lôi cuốn dao động khi hàng ngang chưa làm việc, chưa có xung dòng đưa về thì điện áp ra rất thấp (khoảng 70  90 V). Khi hàng ngang làm việc, điện áp này sẽ tăng đủ 115V. - Nếu trong mạch nguồn có bộ nguồn cấp trước riêng, khi mới cắmm điện bộ nguồn chính chỉ tạo ra đường nguồn 115V khi hàng ngang hoạt động. Nếu mạch hàng ngang không hoạt đông nguồn 115V chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự mất. 1.4. Mạch nguồn máy Samsung 3312 - Bộ nguồn của máy này khi hở tải sẽ không hoạt động. Khi mất xung dao động hàng ngang hồi tiếp trở về để lôi cuốn dao động nguồn ra sẽ yếu và rít. - Khi mất điện áp định thiên cho Q801 sẽ làm mất nguồn ra. - Khi Q801 chập, nguồn ra bằng nguồn vào sẽ gây chết sò ngang. - Tụ C853 bị khô làm điện áp ra tăng. - IC 801 làm nhiệm vụ dò sai. Khi hư hỏng kéo theo điện áp ra giảm. - D811 nếu bị chập điện áp ra giảm. - Tụ lọc nguồn C815 khi bị khô, điện áp ra sẽ giảm. - Chập D805 điện áp ra giảm. 316 2. SỬA CHỮA KHỐI QUÉT NGANG 2.1. Phương pháp chung: Nguyên lý hoạt động: Khi cắm điện mở nguồn cho máy, IC tạo dao động quét ngang được cấp nguồn cấp trước cho khối dao động hoạt động tạo ra xung quét ngang (HD). Xung này được đưa tới TZT đệm khuếch đại lên đủ lớn ghép qua biến áp đệm đưa xung quét ngang vào chân B của sò ngang. Đây là sò công suất ngang hoạt động với áp cao, dòng lớn. Sò này sẽ điều chỉnh quá trình hoạt động của bốt tạo ra điện áp HV, các điện áp thứ cấp của bốt. Xung quét ngang còn đưa lên cuộn lái dòng để điều khiển tia điện tử quét từ trái sang phải màn hình. Phương pháp sửa chữa: - Khi khối quét ngang không làm việc sẽ không tạo ra khung sáng trên màn hình. - Kiểm tra phần quét ngang gồm: Regu AC in B+ HD ABL OSC Vcc2 L3 HP Xray Vcc2 Video B+ YOKE 503/500 B+ 317 . Nguồn B+ từ 90  120 V cấp cho bốt tuỳ theo máy. Nếu bị mất, khối quét ngang không hoạt động, không có khung sáng. . Bốt bị chập sẽ quá tải cho sò ngang gây chết sò ngang. . Khi cuộn lái bị chập làm ngắt mạch AC gây quá tải cho sò ngang tạo ra hiện tượng nóng hoặc chết sò ngang. Ta có thể cách ly bằng cách tháo bỏ cuộn lái, nếu sò ngang hoạt động bình thường thì lái bị chập. . Khi mất xung quét ngang từ khối dao động đưa tới chân B sò ngang sẽ làm mất khung sáng. Ta có thể kiểm tra bằng cách tháo sò ngang ra bên ngoài đo điện áp AC tại hai đầu cuộn thứ cấp biến áp đệm. Nếu có xung quét ngang ghép sang sẽ xuất hiện điện áp từ 1  4 V.AC và ngược lại. Xung dao động quét ngang được tạo ra từ IC dao động được khuếch đại lên nhờ tầng đệm ghép qua biến áp đưa tới chân B sò ngang. Do vây khi tầng đệm không làm việc sẽ mất xung quét ngang nên mất khung sáng. Hư hỏng ở tầng đệm gồm: Chập hoặc đứt biến áp đệm, mất nguồn cấp cho TZT đệm, TZT đệm bị hư hỏng. . Khi IC dao động bị hư hỏng, sẽ làm mất xung quét ngang (H.Driver). IC này được cấp nguồn cấp trước cho khối dao động (Vcc1). Nguồn này có điện áp là 5V hoặc 9V hoặc 12V tuỳ từng loại máy. . Khi thạch anh bị hỏng sẽ làm mất xung quét ngang. - Một số máy khi bốt không hoạt động, xung quét ngang tạo ra từ IC dai động chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn sau đó tự mất. Như vậy IC dao động hoạt động tốt, xung quét ngang không duy trì được là do không có nguồn Vcc2 từ bốt đưa về. - Khi bốt hoạt động sai (Tần số xung dao động sai). Khi đó mạch bảo vệ sẽ ngắt (cắm điện, bấm phím mở nguồn ta nghe thấy tiếng bốt làm việc trong một thời gian ngắn sau đó tự ngưng). Nguyên nhân do mạch Xray làm việc. Vì điện áp bốt ra cao do hở tải, do sai dao động ngang, diode bảo vệ bị rò, nguồn cấp cho IC dao động tăng. 318 2.2. Máy Dawoo 50N a. Kiểm tra sò công suất. Khi các máy không có màn sáng ta phải kiểm tra biện pháp an toàn bằng cách đo nguội sò ngang gắn trên vỉ máy (đo nội trở CE của sò). Nếu sò tốt sẽ đo được giá trị nội trở thuận và ngược phân biệt nhau, nếu nội trở của sò khi đo thuận và ngược bằng nhau ta phải tháo sò ra ngoài để kiểm tra lại. - Nếu khi tháo sò ra đo nội trở của chân C sò với mass không bị chạm chập (có nội trở rất nhỏ). - Cách ly lái ra ngoài để kiểm tra bốt. Nếu bốt không bị chạm chập ta gắn tải giả từ chân C sò của bốt (Nên dùng bóng đèn tròn làm tải giả). Sau đó cấp điện cho máy để kiểm tra bộ nguồn. Bộ nguồn hoạt động tốt khi có tải sẽ không bị xụt dòng. * Chú ý có nhiều máy khi mạch quét ngang không hoạt động nguồn B+ của bốt chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn do đó khi gắn tải giả cấp điện cho máy bóng đèn sáng sau một khoảng thời gian sẽ tự động mất. - Khi sò ngang bị chết ta nên kiểm tra lại các đường nguồn thứ cấp trước khi gắn sò mới. b. Kiểm tra dao động: 500 B+ 2 40 39 37 Vcc1 TA5659 1 B+ HV YOKE R402 R414 L401 R415 R416 319 Xả trống chân B của sò ngang, đặt đồng hồ ở thang ACV đo điện áp tại 2 đầu cuộn thứ cấp biến áp đệm. Mở nguồn cho máy hoạt động nếu có xung dao động quét ngang. Điện áp AC đo được từ 1  4 V. *Một số máy khi bốt không hoạt động, xung quét ngang tạo ra từ IC dao động chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. - Khi đo điện áp trên hai đầu cuộn thứ cấp biến áp đệm không thấy điện áp dao động ta tiến hành kiểm tra dần về IC dao động. - Kiểm tra chế độ làm việc của TZT đệm. Khi kiểm tra TZT đệm thấy khối này hoạt động tốt ta tiến hành kiểm tra IC dao động. . Kiểm tra nguồn cấp trước cho IC dao động. . Kiểm tra thạch anh dao động. . Kiểm tra các chế độ ràng buộc của IC dao động thấy tốt mà không có xung quét ngang ở ngõ ra ta kết luận IC dao động hỏng. 320 3. SỬA CHỮA KHỐI QUÉT DỌC 3.1. Kiểm tra tầng công suất quét dọc: - Trên màn hình chỉ có đường sáng nằm ngang ta phải kiểm tra chế độ làm việc của IC công suất gồm: Nguồn cấp cho IC, nguồn này thường có điện áp 24V được lấy từ bốt hoặc từ bộ nguồn. - Khi nguồn cấp cho IC đầy đủ ta đo điện áp suất ra của IC công suất ở chế độ bình thường bằng nửa điện áp ra. - Kích nhiễu tín hiệu vào đầu vào của tầng công suất nếu thấy khung sáng trên màn hình bung ra thì tầng công suất tốt và ngược lại. 3.2. Kiểm tra IC dao động: Xung quét mành được chia ra từ khối dao động quét ngang và nhân các xung hồi tiếp quét mành để sửa dạng xung và nâng biên độ tín hiệu ở ngõ ra. Nếu khi bị mất tín hiệu hồi tiếp mành sáng sẽ bị tuyến tính hoặc không có dao động ở ngõ ra. 3.3. Sửa chữa các Pal tuyến tính. Khi hình ảnh bị tuyến tính ta phải kiểm tra các bước sau: - Nguồn cấp cho IC công suất: Nguồn này phải đủ áp và lọc tốt, khi tụ lọc nguồn không tốt sẽ gây ra tuyến tính hoặc có các đường hồi ở phía trên. 1 2 3 4 5 6 7 29 32 R301 R304 R305 R307 R306 R308 VR313 R313 R314 C304 C302 C303 C308 C307 C305 D302 YOKE IC301 AN 5515 IC501 TDA8659 321 - Khi hư hỏng tụ suất hình ảnh cũng bị tuyến tính. Ta có thể kiểm tra các tụ này dùng một tụ có trị số xấp xỉ đấu song song với tụ cần kiểm tra, nếu thấy hêt Pal ta thay tụ này bằng tụ tương đương. - Đối với các tụ hồi tiếp khi hư hỏng cũng gây ra các Pal tuyến tính do vậy ta có thể thay thế bằng các tụ mới. - Khi thay thế các tụ trong phần mành phải thay tuyệt đói đùng trị số. - Đối với các máy đa hệ, để điều khiển cỡ khung sáng cho phù hợp với các hệ người ta lấy các lệnh từ IC nhận dạng để điều chỉnh các mức hồi tiếp làm cho biên độ ngõ ra lớn hoặc nhỏ. 3.4. Thay thế cuộn lái: Khi thay thế cuộn lái phải chú ý tới trở kháng của cuộn lái mành. Nếu thay thế không đúng hình ảnh sẽ bị tuyến tính. 322 4. SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN ĐÈN HÌNH - Kiểm tra độ phát xạ của đèn hình là tốt hay xấu. - Các hiện tượng khi bo đuôi đèn hình hư hỏng: . Khi mới mở máy màn hình tối hoặc bị mờ, chạy lâu lại bình thường. . Mất nguồn 180V hoặc yếu gây ra hiện tượng màn hình sáng mạnh và có đường hồi. R 582 R 508 R 581 R 501 R 511 R 506 R 518 R 528 R 516 R 526 D 13 D 12 D 11 Q 512 Q 522 Q 511 Q 501 Q 521 R 502 R 512 R 522 R 505 R 515 R 525 12V R B O G G O R B L K G 1 G 2 G 3 K R K G K B R 521 180V 323 - Khi hỏng một trong ba đèn công suất sắc hình ảnh sẽ bị thiếu một màu hoặc một màu hoạt động mạnh (ktốt hoạt động mạnh). Ta kiểm tra bằng cách đo điện áp tại ba chân Ktot đèn hình ở chế độn không có tín hiệu màu điện áp ở ba Ktot này phải bằng nhau thì ba Ktot mới hoạt động đồng đều. - Phương pháp cân bằng trắng: Điều chỉnh tivi về hình ảnh trắng đen (giảm hết nút màu). Nếu hình ảnh bị lệc màu (thiên về một màu nào đó). Tiếp theo ta chỉnh các biến trở trên bo đuôi đèn hình sao cho hình ảnh thu được là trắng đen. Khi điều chỉnh các biến trở không có tác dụng ta có thể kiểm tra bằng đồng hồ ôm hoặc bằng cách đo điện áp. Một số máy đời cao muốn cân bằng trắng ta phải mở các dịch vụ (mở mã Secvit), khi đó dùng điều khiển từ xa để điều chỉnh. Đôie với các loại máy này trên bo đui không thiết kế các biến trở chỉnh. - Khi bị mất điện áp điều chỉnh sáng tối từ bốt đưa lên màn hình sẽ tối, ta có thể kiểm tra bằng cách đo điện áp G2 (300800)V. Nếu điện áp G2 lớn ảnh càng sáng và ngược lại. - Mất điện áp đưa lên lưới hội tụ, ảnh sẽ mờ. 5. SỬA CHỮA MẠCH TÍN HIỆU CHÓI - Khi mất tín hiệu Y màn hình sẽ tối và mất hình. IF Trung tần SW Xử lý tín hiệu Y Tuner AV TV AV Y out Bright ABL 324 - Khi mất đường Y out từ IC xử lý tín hiệu hình đưa lên bo đuôi đèn hình, màn hình sẽ sáng mạnh. - Khi mất tín hiệu video tổng hợp đưa về mạch xử lý tín hiệu chói, màn hình sẽ tối. . Xác định mất tín hiệu chói Y nếu hinh ảnh có bợt màu (hình ảnh chỉ có màu, độ chói thấp). Ta dịch chuyển nút chỉnh màu về vị trí thấp nhất, nền màn hình mất hình chỉ còn lại nền trắng giống như ta chuyển về video nhưng không có tín hiệu đầu vào. . Khi mất tín hiệu Y đưa lên trên bo đuôi đèn hình, nếu vẫn có áp một chiều màn hình sẽ tối. để kiểm tra tín hiệu ta dùng phường pháp kích nhiễu tín hiệu. Kích nhiễu tín hiệu vào đầu ra của IC xử lý tín hiệu Y, nếu mạch bo đuôi đèn hình tốt, màn hình sẽ chớp sáng. Ta tiến hành kích dần tới đầu vào của IC xử lý tín hiệu chói cũng phải chớp sáng khi ta kích nhiễu. Néu khi kích nhiễu vào đầu vào của mạch xử lý tín hiệu chói mà màn hình không thay đổi thì hư hỏng mạch xử lý tín hiệu chói. Chú ý: Với máy đời cao IC xử lý tín hiệu chói thường được ghép chung với IC xử lý tín hiệu màu do vậy không có đường Y out. Tín hiệu màu đưa ra là R, G, B. - Mạch chỉnh sáng tối tác động trực tiếp vào tín hiệu chói do vậy khi mạch này hư hỏng cũng kéo theo mất tín hiệu chói. - Khi kích vào đầu vào của mạch xử lý tín hiệu Y, nếu hình ảnh thay đổi ta kích dần về phía IC trung tần. Nếu mạch Switching TV/AV hư hỏng sẽ mất tín hiệu video đưa về mạch xử lý tín hiệu chói do vậy màn hình sẽ tối. Ta có thể cách ly khối này bằng cách nối tắt đầu ra với đầu vào của IC chuyển mạch. - Các hiện tượng khi mạch BLK hư hỏng. . Mạch BLK có nhiệm vụ xoá tia điện tử trong thời gian quét ngược. Để thực hiện được công việc này, người ta lấy xung dòng từ biến áp FBT đưa về mạch xử lý tín hiệu chói để xoá các đường quét ngược tại Ktot đèn hình. . Khi mạch này hư hỏng do diode bị đứt hay điện trở R bị đứt sẽ mất xung (+) đưa về IC vi xử lý tín hiệu chói. Trên màn hình sẽ có các đường kẻ trắng nằm ngang. . Khi diode bị chập hoặc rò rỉ sẽ không nắn được toàn bộ xùng dương trên màn hình sẽ có hiện tượng: Phía trái màn hình bị hơi đen, phía phải màn hình ảnh bình thường hoặc ngược lại (màn hình nửa đen, nửa trắng theo chiều ngang. 325 6. SỬA CHỮA KHỐI VI XỬ LÝ 6.1. Tín hiệu vào: a. Kiểm tra nguồn cấp cho vi xử lý: Nguồn cấp cho IC vi xử lý đối với các máy đời mớithông thường là 5V. 90% IC vi xử lý có chân cấp nguồn ở bìa, ngoài ra có thể tìm thấy chân cấp nguồn dựa vào tụ lọc nguồn có trị số lớn từ (47220)F. b. Kiểm tra mạch tạo dao động xung nhịp dạng sóng hình sin: Nếu dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thì bật chuyển mạch động hồ về thang ACV nhỏ nhất, ta đo được một giá trị điện áp nhỏ trong cả hai lần đảo que. c. Kiểm tra thạch anh dao động: Thạch anh dao động có thể đo nguội ở thang ôm X1K, thấy đồng hồ không lên là tốt. d. Kiểm tra mạch Reset: Mạch reset được lấy nguồn AC hoặc DC thông qua một đèn để đưa về chân IC vi xử lý. Kiểm tra mạch này bằng cách bật chuyển mạch đồng hồ về thang 10V AC hoặc DC đo vào chân Reset, một tay bấm công tắc mở nguồn thấy kim chỉ quay từ 0  5V rồi về 0V hoặc ngược lại là tốt. BH BU BL VT COLOUR BRIGHT CONTRAST POWER ON/OF TO POWER SUPPLY VOLUME MUTE BASS/TREBLE Phím ấn Remote CTL Erro Power AFT AFT IC nhớ Reset Clock 5V AT TO. TUNER PRESET 326 e. Kiểm tra mạch Remot control: Bật chuyển mạch đồng hồ về thang 10V DC đo vào chân ra mắt nhận và bấm phím bất kỳ trên điều khiển từ xa, mỗi lần bấm kim đồng hồ giảm một chút rồi trở lại là tốt. Ta tiến hành dò dần qua các linh kiện R, C đến chân vi xử lý điện áp vẫn phải thay đổi. Ngoài ra chú ý kiểm tra nguồn cấp cho diode nhận +5V. Đối với điều khiển có thể thử bàng cách dùng Radio ở băng AM, đưa điều khiển về gần máy thu và bấm một phím bất kỳ và dò sóng sẽ thu được một khoảng tần số nào đó và radio có tiếng “bụp bụp” sau mỗi lầm bấm. Ngoài ra để kiểm tra điều khiển từ xa ta có thể dùng nguồn Pin nối tiếp với nhau hoặc dùng biến áp có nguồn xấp xỉ 3V. Đo dao động hai chân IC mắc thạch anh tương tự như đo xung nhịp vi xử lý. f. Kiểm tra trạng thái phím bấm: Khi phím bấm ở trạng thái hở thì nội trở phải bằng  . Mỗi lần bấn nội trở giảm xuống xấp xỉ 100. Các phím bấm rất hay bị rò rỉ, nếu là loại bột than thì tuyệt đối không được rửa bằng xăng hoặc Axêtôn mà chỉ dùng dùi tách các mạch in khỏi bị dính sang nhau. Nếu phím bấm bằng đồng có thể dùng xăng để rửa các phím bấm. Nếu nghi ngờ trạng thái phím bấm bị rò rỉ nên hút cả các phím bấm hoặc hút dần để loại trừ. g. Kiểm tra mạch dao động hiển thị. Chỉ tiến hành kiểm tra trong trường hợp mất hoàn toàn hiển thị. Mạch dao động có thể là RC hoặc LC. Kiểm tra các R, L, C trong mạch dao động, ngoài ra kiểm tra tín hiệu xung dòng, mạch từ tầng công suất tới, nếu mất một trong hai xung cũng mất hiểm thị. 6.2. Các mạch đầu ra: a. Power: Có thể là lệnh thuận hoặc ngược 5V/0 hoặc 0/5V. Khi bấm lệnh mở nguồn, điện áp chân này ở mức cao hoặc thấp sẽ điều khiển vào mạch rơle hoặc điều khiển cấp nguồn cho IC dao động dòng. b. Volume, Bright, Contras, Tint, VT, Shapneet. Các lệnh trên điện áp thay đổi từ từ, từ 05V hoặc từ xấp xỉ 5V về 0. Sẽ điều khiển bằng mạch tương ứng. 327 VD: Mạch VT Khi điện áp chân B tăng dần thì điện áp chân C giảm dần, điện áp này đưa vào chân VT hộp kênh. e. Kiểm tra lệnh chuyển dải: - Loại thông dụng ở các máy đời cũ là điện áp ra từ vi xử lý là dạng Alalog. Khi làm việc ở dải nào thì chân tương ứng xấp xỉ 5V. VD: Thu chương trìmh ở kênh VH thì tại chân VH vi xử lý xuất hiện điện áp 4,5V đưa vào chân B đèn. - Sử dụng ở các máy đời mới lệnh ra là chuỗi xung vuông được tác động vào chân B đèn thuận như trong máy SamSung 3312. Khi một trong các đèn bị hỏng ta tháo đèn ra ngoài thì điện áp tại chân xử lý là 0V. VH (CPU) 12V VH kênh 328 d. Mạch AFT: Tín hiệu từ đầu ra mạch tách sóng AFT của IC trung tần là loại điện áp một chiều thuận hoặc ngược có nhiệm vụ. . Khi ở chế độ dò đài tự động, điện áp này luôn thay đổi khi thu được tín hiệu hình đẹp nhất thì điện áp cực đại hoặc cực tiểu tuỳ theo từng loại máy. Điện áp này được đưa về chân AFT vi xử lý tác động vào vi xử lý để tự động dừng dò hoặc tự động nhớ. VD: Trong máy Samsung 3312, khi để máy ở chế độ dò đài tự động thì máy tiến hành dò từ kênh 1, sau khi thu được một đài bất kỳ thì tự động nhớ và tự động nhảy sang kênh 2 để dò đài ở tần số cao hơn. Khi thu được kênh 2 máy tự động nhớ và nhảy sang kênh 3 để dò kênh tiếp theo. . Ở chế độ thu chương trình một kênh bất kỳ, AFT cấp cho Ic vi xử lý để máy làm việc bình thường. Nếu mất AFT trong trường hợp này thì máy tự động tắt sau 15 phút. Ngoài ra điện áp AFT còn được đưa về hộp kênh (dao động ngoại sai) để tự động tinh chỉnh tần số khi tín hiệu vào thay đổi. . Ở chế độ AV, điện áp đưa vào chân AFT vi xử lý là điện áp một chiều được tạo ra thông qua một đèn hoặc một mạch bất kỳ chứ không phải AFT ở ti vi. VH (CPU) 12V VH kênh 329 7. KHỐI MÀU * Các hiện tượng khi khối màu bị hỏng: - Khi hỏng khối màu sẽ sinh ra mất màu trên tất cả các hệ. - Có thể gây ra các hiện tượng màu bị chập chờn lúc có lúc mất. - Khi chạy ở một trong các hệ bị mất màu. * Phương pháp sửa chữa: - Hiện tượng 1: Khi mất màu trong tất cả các hệ ta phải kiểm tra chế độ của IC xử lý màu và các tín hiệu đầu vào gồm: . Tín hiệu video. . Xung Hss Để kiểm tra tín hiệu đầu vào của IC xử lý màu ta có thể kiểm tra các đường liên lạc tín hiệu. - Hiện tượng 2: Màu bị chập chờn. Nếu màu bị chập chờn trong tất cả các hệ ta phải kiểm tra lại: . Nếu xung Hss đưa về mạch xử lý màu bị yếu cũng sẽ gây ra hiện tượng trên. . Tín hiệu video đưa đến mạch xử lý tín hiệu màu bị yếu cũng gây lên màu bị chập chờn. R - Y G - Y B - Y Y out Hss IC màu Secam IC xử lý màu IC Trung tần Auto Synsep 3,58 4,43 4,43 Video Hss Wss SW System Hss 330 . Biến trở ABC hoặc AFC chỉnh sai cũng xảy ra hiện tượng trên. . Máy chỉ mất màu ở hệ Pal, hệ NTSC bình thường. Kiểm tra SW Synsep. Kiểm tra thạch anh 4,43. Mạch nhân dạng ở Secam IC xử lý tín hiệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_dien_tu_dan_dung_trinh_do_cao_dang_truon.pdf