Thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngoài lồng ngực
Đây là phương pháp cứu chữa hiêuh quả và phổ biến nhất hiện nay. Cách thực hiện như sau:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi nghiêng về phía sau, nới rộng quần áo, thắt lưng và moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, nếu mồm nạn nhân vẫn mím chặt thì phải dùng cán thìa hay que cứng cây miệng nạn nhân ra. người cấp cứu dùng một tay nâng
gáy, một tay vuốt trán ấn xuống để đầu nạn nhân ngửa hẳn về phía trướcđể cuỗng lưới không vít kín đường hô hấp, đảm bảo cho không khí vào phổi được dễ dàng. dặt một miếng vải mỏng che kín miệng nạn nhân, người cấp cứu hít một hới thật dài, mở mịng nạn nhân và bịt kín mũi nạn nhân, áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh (với trẻ em thổi nhẹ hơn). ngực nạn nhân phồng lên. người cấp cứu ngẩng đầu lên hít một hơi thứ hai, khi đó nạn nhân sẽ tự thở ra do sức đàn hồi của lồng ngực. tiếp tục làm như thế với nhịp độ 14 đến 16 lần một phút, liên tục như thế cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh, hơi thở trở lại, môi hồng hào hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu chết hẳn. (biểu hiện bằng hiện tượng đồng tử giãn to).
Song song với hà hơi thổi ngạt phải có một người khác để làm nhiệm vị ấn tim ngoài lồng ngực. người làm nhiệm vụ ấn tim quỳ bên cạnh người nạn nhân, ngang lồng ngực, hai tay chồng lên nhau, đặt lên khu vực quả tim nạn nhân khoảng 2/3 dưới
xương ức rồi dùng tất cả sức mạnh thân mình ấn nhanh và mạnh , mạnh làm cho lồng ngực nạn nhân bị nén xuống 3-4 cm. sau mỗi lần ấn thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. nhịp độ ấn lah khoảng 50 đến 60 lần trên một phút. điều quan trong là phải kết hợp nhịp nhàng hai động tác với nhau, nếu không động tác này sẽ phản lại động tác kia. cách phối hợp là, cứ mỗi lần thổi ngạt thì ấn tim bốn nhịp. Việc cấp cứu nạn nhân bị điện giật phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi nạn
nhân xuất hiện sự sống trở lại: tim bắt đầu đập, hô hấp bắt đầu trở lại bình thường, đồng tử co giãn. nếu thấy nạn nhân tim phổi vẫn còn hoạt động yếu thì phải tiếp tục cấp cứu thêm 10-15 phút nữa để giúp tim phổi nạn nhân hoàn toàn bình phục, sắc mặt hồng hào.
Nên nhớ rằng, việc cấp cứu người tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh càng tốt. tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà chủ động phường pháp cấp cứu cho thích hợp. phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cấp cứu chi đến khi có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.
95 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sửa chữa điện lạnh dân dụng (Trình độ: Sơ cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy điều hòa hai khối.
Nếu đèn báo nguồn sáng, ta ấn phím thấy còi chíp kêu thì ta kiểm tra nguồn
cấp cho máy. Nếu có nguồn cấp cho máy ta kiểm tra cầu chì, biến áp, cầu nắn, tụ lọc,
IC ổn áp nguồn cấp cho mạch điều khiển.
Nếu đèn báo nguồn sáng nhưng ấn phím không có tín hiệu ta kiểm tra bàn
phím điều khiển và mắt nhận. Nếu đèn báo sáng, ấn phím có tín hiệu ta bật công tắc
chạy thử sang chế độ chạy cưỡng bức, nếu phụ tải không hoạt động ta kiểm tra nguồn
cấp và kiểm tra phụ tải. Nếu ở chế độ cưỡng bức máy làm việc bình thường thì ta
kiểm tra bộ phận điều khiển.
4.2. Cấp nguồn, khối trong phòng hoạt động bình thƣờng, khối ngoài phòng
không hoạt động
a. Nguyên nhân
- Đặt sai chế độ
- Hỏng đường truyền từ khối trong phòng ra khối ngoài phòng.
- Hỏng phần điện khối ngoài phòng
b. Cách kiểm tra khắc phục
Kiểm tra bảng điều khiển xem đã đặt đúng chế độ chưa, nếu mùa hè thì bảng
điều khiển đặt ở chế độ Cool hoặc Auto, nếu mùa đông thì đặt ở chế độ Heat.
Nếu điều khiển đặt đúng chế độ thì kiểm tra đường truyền, trước tiên đo nguồn
điện ở đầu khối ngoài phòng. Nếu không có điện bình thường thì kiểm tra dây dẫn
điện từ khối trong phòng ra khối ngoài phòng, kiểm tra nguồn cấp từ vỉ điều khiển.
Nếu có điện bình thường thì ta kiểm tra mạch điện khối ngoài phòng, kiểm tra tụ khởi
động, quạt gió, Block.
4.3. Block hoạt động liên tục không ngừng
a. Nguyên nhân
- Do nhiệt độ đặt chênh lệch so với nhiệt độ ban đầu quá nhiều
- Có thể do bộ phận khống chế nhiệt độ hỏng
- Do máy làm việc kém hiệu quả
b. Cách kiểm tra
- Kiểm tra nhiệt độ đặt (thông thường so với nhiệt độ ban đầu từ 4 ÷ 8oC.
70
- Kiểm tra hiệu quả làm việc của máy, nếu máy hoạt động bình thường ta kiểm
tra bộ phận khống chế nhiệt độ. Đối với máy điều khiển trực tiếp ta xoay núm chon
nhiệt độ về số nhỏ nhất hoặc đặt đầu cảm biến sát dàn. Nếu rơ le không ngắt mạch ta
phải thay thế. Đối với máy điều khiển gián tiếp ta đặt nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt
độ ban đầu 1 ÷ 2 độ, nếu vẫn không ngắt mạch ta kiểm tra điện trở của đầu cảm nhiệt
theo bảng trị số. nếu hỏng ta phải thay thế.
Bảng trị số điện trở các loại cảm biến một số hãng hãng máy lạnh
Hiệu máy lạnh
Cảm biến nhiệt độ dàn
(dầu đồng)
Cảm biến nhiệt độ
phòng (đầu nhựa)
Panasonic 27-34K 15K
Toshiba 8K 8K
Mitsubishi 4,7K 4,7K
Daikin 7K 7K
Samsung 8.5K 8.5K
Sumikura 154K 15K
Funiki 4,7K 4,7K
Nagakawa (A126 & A188) 9K 9K
Nagakawa (NS-C132) 4,7K 4,7K
TCL 4,7K 4,7K
4.4. Block hoạt động và dừng luôn tục
a. Nguyên nhân
- Do nhiệt độ đặt chênh lệch so với nhiệt độ ban đầu quá ít
- Có thể do chọn sai chế độ làm việc (chế độ ngủ, chế độ hút ẩm)
- Do block quá tải (Dòng lớn hoặc nhiệt độ vỏ block cao)
- Có thể do lưới lọc bẩn
b. Cách kiểm tra
- Trước hết ta kiểm tra dòng làm việc, nếu dòng ổn định, thấp hơn dòng định
mức ta kiểm tra nhiệt độ, chế độ đặt đồng thời kiểm tra lưới lọc. Trường hợp dòng
làm việc không ổn định ta kiểm tra nguồn điện, kiểm tra quạt, kiểm tra tụ, block.
- Đối với máy điều hòa 2 khối, nếu Block ngừng hoạt động nhưng quạt khối
ngoài phòng hoạt động bình thường là do rơ le bảo vệ ngắt mạch.
Lưu ý: Đối với một số máy sau khi bảo dưỡng đầu cảm nhiệt nhiệt đặt sát dàn
trong phòng nên ta phải kiểm tra và điều chỉnh hợp lý.
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày cách sử dụng điều khiển trên máy điều hòa SAMSUNG,
TOSHIBA?
Câu 2:Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển máy điều hòa một
khối, 2 khối? cho biết chức năng các thiết bị trên mạch điều khiển
71
BÀI 3: QUẠT GIÓ
Quạt gió trong máy điều hoà có nhiệm vụ làm đối lưu không khí qua dàn trao
đổi nhiệt để tăng hiệu quả làm việc của máy. Động cơ quạt có thể sử dụng nguồn điện
một chiều hoặc xoay chiều. Quay với 1,2,3 hoặc 4 tốc độ. Tốc độ quay thay đổi bằng
cuộn dây hoặc thay đổi theo điện áp nguồn.
1. Động cơ quạt thay đổi tốc độ bằng cuộn dây
Loại động cơ này thường được sử dụng nguồn điện một pha khởi động bằng tụ ngâm.
1.1. Động cơ hai tốc độ
Thông thường có ba cuộn dây đó là cuộn dây làm việc, cuộn dây khởi động và
cuộn dây tốc độ. Nếu bên trong động cơ có cầu chì hoặc rơ le bảo vệ thì có 5 đầu nối
dây, nếu không chỉ có 4 đầu. Cách đấu dây bên trong động cơ có thể là đấu Y hoặc
đấu nối tiếp.
a. Đấu Y
Hình 2.3.7. Sơ đồ dây quấn động cơ 2 cấp tốc độ đấu Y
Cách xác định đầu dây
Dùng đồng hồ để thang X10 hoặc X100, ta đo 4 đầu dây lần lượt với nhau,
trong 6 lần đo lần nào có điện trở lớn nhất đó là S và R còn lại là C1 và C2. Từ C1
hoặc C2 ta đo lần lượt với S và R lần đo nào có điện trở lớn nhất là S còn lại là R. Từ
S hoặc R ta đo lần lượt với C1 và C2 lần đo nào có điện trở nhỏ là C2 còn lại là C1
b. Đấu nối tiếp
Hình 2.3.8. Sơ đồ dây quấn động cơ 2 cấp tốc độ đấu nối tiếp
CR
LV
KĐ ĐT
C1 C2
R
S
CR
L
V
KĐ
ĐT
C1 C2
S R
72
Tương tự dùng đồng hồ để thang X1 hoặc X10 ta lần lượt đo các đầu dây với
nhau. Lần đo nào có điện trở lớn nhất là R và S, còn lại là C1 và C2.
Ta chụm hai đầu dây tốc độ rồi lần lượt đo với S và R, lần đo nào điện trở lớn
là S còn lại là R. Từ R ta lần lượt đo với hai đầu dây tốc độ lần đo nào điện trở nhỏ là
C1 còn lại là C2.
1.2. Động cơ 3 tốc độ
Thường có 4 cuộn dây đó là 1 cuộn dây làm việc, 1 cuộn dây khởi động, hai
cuộn tốc độ (hai cuộn tốc độ có thể là một có thể trích làm 3 đầu dây).
Thông thường động cơ có 5 đầu nối nhưng nếu có thiết bị bảo vệ bên trong thì
có 6 đầu nối dây. Tương tự như động cơ hai tốc độ laọi này có hai phương pháp đấu
dây.
a. Đấu Y
Hình 2.3.9. Sơ đồ dây quấn động cơ 3 cấp tốc độ đấu Y
Đối với sơ đồ này điện trở cuộn dây làm việc lớn hơn điện trở hai cuộn dây tốc
độ, điện trở hai cuộn dây tốc độ lớn hơn điện trở khởi động.
Cách xá định: Tương tự dùng đồng hồ đo ôm ta đo lần lượt các đầu dây với
nhau, lần đo nào có điện trở nhỏ (tương đương với 0 ) đó là R và L. Từ R hoặc L
bất kỳ đó ta lần lượt đo với các đầu dây còn lại, lần nào có điện trở lớn nhất đó là C1,
từ C1 ta lần lượt đo với 3 đầu dây còn lại, lần nào điện trở nhỏ nhất là C2, trung bình
là C3 , lớn nhất là S. Từ C3 ta đo lần lượt với R và L, lần nào có điện trở lớn nhất là
L(vì cầu chì có điện trở rất nhỏ nên ta phải sử dụng dụng đồng hồ số mới xác định
đúng)
b. Đấu nối tiếp
Hình 2.3.10. Sơ đồ dây quấn động cơ 3 cấp tốc độ đấu nối tiếp
LV
CR
KĐ
ĐT2
C1 C2 S R
C3
ĐT1
CC
R
CR
LV
KĐ ĐT1
C1 C2
S
C3
ĐT2
73
Cách xác định đầu dây tương tự như động cơ quạt hai tốc độ đấu nối tiếp.
*Lƣu ý:
Một số động cơ quạt điện trởcuộn dây làm việc nhỏ hơn điện trở cuộn dây khởi
động do đó sau khi xác định ta cho động cơ làm việc để kiểm tra chiều quay, tốc độ
và dòng làm việc. Nếu quay ngược chiều ta đảo hai đầu dây chạy và đề cho nhau.
Nhưng nếu quay đúng chiều mà tốc độ chậm, dòng cao ta đảo đầu dây tốc độ và đầu
dây đề cho nhau do đó nếu quay đúng tốc độ nhanh và dòng nhỏ.
2. Động cơ quạt thay đổi tốc độ phụ thuộc vào điện áp
Được sử dụng ở một số máy điều hoà điều khiển bằng mạch điện tử. Động cơ
loại này có hai cuộn dây đó là cuộn làm việc và cuộn hởi động. Nhưng nhờ tín hiệu
điều khiển mà mạch điều khiển cho ra các mức điện áp khác nhau để động cơ quay
với tốc độ khác nhau.
Phụ thuộc vào tín hiệu điều khiển khi lựa chọn tốc độ quạt mà mạch điều khiển
cho ra các mức điện áp khác nhau do đó dòng chảy trong rơ le thay đổi làm thay đổi
điện áp nguồn cấp cho quạt. IC HALL cảm nhận tốc độ quay của quạt báo về cho
mạch điều khiển, mạch điều khiển cho ra mức điện áp phù hợp để ổn định tốc độ
quay của quạt.
Ví dụ:
Uvào Uđk Ur Tốc độ
220V 5V 175V Nhanh
220V 4V 160V Trung bình
220V 3V 145V Chậm
Hình 2.3.11. Sơ đồ mạch điều khiển tốc độ động cơ bằng điều chỉnh điện áp
IC HALL
ĐC Quạt
Mạch
điều
khiển
Rơ le điệntử
~
~
+
-
C
74
Trường hợp điện áp nguồn thấp quạt quay với tốc độ chậm do đó mạch điều
khiển cho ra mức điện áp cao hơn để quạt quay với tốc độ định mức.
* Lưu ý: Ở một số máy điều hoà quạt gió sử dụng nguồn điện một chiều và
thay đổi tốc độ bằng điện áp từ mạch điều khiển.
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày cách kiểm đo xác định chân của quạt gió nhiều cấp tốc độ ?
Câu 2: Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch thay đổi tóc độ của quạt gió
thay đổi tốc độ bằng thay đổi điện áp?
75
BÀI 4: HỆ THỐNG LẠNH
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hệ thống làm lạnh máy điều hòa gồm có Block, dàn ngưng tụ, dàn bay hơi,
phin lọc, ống mao, bầu tách lỏng. Ngoài ra ở một số máy còn có van chặn, van một
chiều, van đảo chiều...
1.1. Block
Máy điều hòa sử dụng 2 loại Block là Block Piston và Block rô to.
- Block Piston thường sử dụng ở máy điều hòa có công suất lớn. Loại này có
cấu tạo và nguyên lý nén tương tự như Block tủ lạnh nhưng có công suất lớn hơn.
- Block rô to có hình dáng nhỏ, kết cấu gọn nên được sử dụng nhiều ở máy
điều hòa công suất nhỏ.
a. Cấu tạo và nguyên lý nén của Block rô to
- Block rôto được cấu tạo bởi hai phần là phần điện và phần cơ. Thông thường
phần điện gồm có stato và rô to, là động cơ điện khởi động bằng tụ nên có hai cuộn
dây (tương tự như block tủ lạnh).
- Còn phần cơ gồm có trục lệch tâm piston, xilanh,lá van đẩy, tấm chắn, lò
xo.Khi động cơ quay trục lệch tâm quay kéo piston luôn tì sát lên bề mặt xilanh. Tấm
chắn chia không gian bên trong thành hai phần là khoang hút và khoang đẩy. Quá
trình hút liên tục còn quá trình nén gián đoạn.
1- Cửa hút
2- Cửa đẩy
3- Lá van đẩy
4- Thành xi lanh
5- Khoang xi lanh
6- Piston
7- Trục đồng tâm
8- Trục lệch tâm
9- Tấm chắn
10- Lò xo
Hình 2.3.4. Cấu tạo block rô to
5
1
2
4
7
6
9
8
10
3
76
b. Kiểm tra block
Các bước kiểm tra đánh giá chất lượng block, tương tự như kiểm tra block tủ
lạnh nhưng có công suất lớn hơn, nên điện trở cuộn dây nhỏ hơn, dòng làm việc cao,
áp suất đẩy cao.
c. Thay thế block
Khi lựa chọn block để thay thế ta phải dựa công suất của block cũ hoặc công
suất làm lạnh của máy.
d. Thay thế dầu
* Xả dầu:
Vì block rôto hút trực tiếp còn nén gián tiếp, do đó ta xả dầu ra qua ống đẩy
(có thể cho block hoạt động).
* Nạp dầu:
Ta nạp dầu vào qua ống đẩy bằng cách bơm hoặc đổ nhưng block không hoạt
động. Lượng dầu nạp vào thông thường phụt thuộc vào công suất của block (từ 1/3
1/2 lít).
1.2. Dàn trao đổi nhiệt
Máy điều hoà có hai dàn trao đổi nhiệt là dàn ngưng tụ và dàn bay hơi, hai dàn
này có cấu tạo tương tự nhau, đều là ống đồng có cánh tản nhiệt bằng nhôm nhưng
chiều dài dàn ngoài phòng lớn hơn so với dàn trong phòng.
1.3. Ống mao, phin lọc.
a. Ống mao
Đối với máy một chiều chỉ có một ống mao, nhưng máy hai chiều có thể bổ
xung thêm ống mao chế độ nóng van một chiều (vì nhiệt độ yêu cầu cao nên ống mao
có đường kính lớn hơn, độ dài ngắn hơn so với tủ lạnh).
b. Phin lọc
Có cấu tạo và chức năng tương tự như phin lọc tủ lạnh nhưng có một số máy
phin lọc không có hạt hút ẩm hoặc không có phin lọc.
1.4. Van đảo chiều điện từ
Được sử dụng ở hệ thống máy điều hoà hai chiều nó có nhiệm vụ thay đổi
chều đi của gas trong hệ thống để thay đổi chức năng làm việc của máy từ làm lạnh
sang làm nóng hoặc ngược lại. van đảo chiều gồm có một van một chiều điều khiển
và một van đảo chiều.
2. Nạp gas – Thu hồi gas
2.1. Tạo chân không
Ta nên áp dụng phương pháp tạo chân không bằng máyhút chân không vì hệ
thống điều hoà lớn hơn hệ thống tủ lạnh nên thời gian tạo chân không lâu hơn.
* Lưu ý: Đối với máy điều hoà một khối, khi chế tạo người ta nạp gas vào máy
ở thể lỏng và nạp vào phía áp suất cao (nạp nguội), do không có đầu nạp nên muốn
nạp gas ta phải hàn cấy vào ống hút một đoạn ống đồng có đường kính nhỏ khoảng
3mm sau đó nối thêm một zắc co 6 để làm đầu nạp.
2.2. Nạp gas máy điều hoà
Máy điều hoà thường sử dụng gas R22, ngoài ra có một số máy sử dụng gas
R410a, R134a.
77
Sau khi tạo chân không xong ta cho máy hoạt động ở chế độ làm lạnh, quạt
trong phòng quay với tốc độ nhanh. Mở van chai gas cho gas vào hệ thống. Khống
chế kim đồng hồ khoảng 80 Psi, thỉnh thoảng đóng chặt van chai gas để kiểm tra, đến
khi nào đóng chặt van chai gas mà kim đồng hồ chỉ vào khoảng (60 75)Psi là được
(áp suất này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường không phụ thuộc vào công suất của
máy).
Ví dụ:
Nhiệt độ môi trường áp suất hút
20
0
C 60 Psi
25
0
C 65 Psi
30
0
C 70 Psi
35
0
C 75 Psi
Ngoài ra ta phải kiểm tra dàn lạnh trên bề mặt dàn phải đổ mồ hôi, dàn làm
việc phải ổn định và thấp hơn dàn định mức. Đối với máy điều hoà lượng gas nhiều
hơn so với tủ lạnh nên ta có thể cân chai gas trước và sau khi nạp rồi so sánh với giá
trị ghi trên máy.
Sau khi nạp ga máy hoạt động bình thường, lượng ga vừa đủ. Đối với máy một
khối ta kẹp và hàn kín đầu ống nạp gas.
2.3. Một số hiện tƣợng sai hỏng thƣờng gặp khi nạp gas
- Dàn nóng không nóng lắm, dàn lạnh có tuyết bám, áp suất hút thấp, dòng làm
việc thấp đó là hiệ tượng thiếu gas, ta phải nạp bổ xung.
- Dàn nóng rất nóng, ống hút đổ mồ hôi áp suất cao, dòng làm việc cao đó là
hiện tượng thừa gas.
2.4. Thu hồi gas
a. Thu hồi gas về chai gas
Được áp dụng khi sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của hệ thống lạnh (
trường hợp block cháy ta không nên thu hồi gas).
Hình 2.3.22: Sơ đồ thu gas về chai gas
Ống
đẩy
HI LO
Đóng Block
hút
Ống hút
Rơ le KĐ
78
Nối sơ đồ hệ thống như hình vẽ, van chai gas, van LO, van HI đóng, cho máy
hút chân không hoạt động, mở zắc co nối với chai gas để không khí được đẩy ra
ngoài, một lúc sau vặn chặt đồng thời mở van LO, khống chế khoảng 30 Psi, đến khi
nào kim đồng hồ chỉ về vạch chân không ta đóng van chai gas, cho máy hút chân
không ngừng hoạt động.
b. Thu hồi gas về khối ngoài phòng
Được áp dụng đối với máy điều hoà hai khối có van chặn khi bảo dưỡng,
chuyển rời vị trí. cho máy hoạt động ở chế độ làm lạnh. Đóng chặt van ống nhỏ,
khoảng 12 phút sau đó chặt van ống to rồi tắt máy.
3. Một số hƣ hỏng thƣờng gặp, cách kiểm tra khắc phục
3.1. Block hoạt động nhƣng máy không làm lạnh, không làm nóng
a. Nguyên nhân
- Hết gas
- Block luồn hơi
- Có thể do tắc hoàn toàn
- Quạt gió khống làm việc
b. Cách kiểm tra
* Đối với máy một khối
Trước hết ta kiểm tra quạt gió, nếu quạt không chạy ta kiểm tra nguồn cấp cho
quạt, kiểm tra tụ, động cơ, cánh quạt. Nếu quạt làm việc ta kiểm tra hệ thống lạnh
bằng cách cắt ống hút rồi cắt ống đẩy.
- Nếu cắt ống hút và cắt ống đẩy đều không có gas xì ra thì hệ thống bị hết gas.
- Nếu cắt ống hút và cắt ống đẩy đều có gas xì ra thì ta kiểm tra áp suất đẩy của Block.
- Nếu cắt ống hút không có gas xì ra nhưng cắt ống đẩy có gas xì ra mạnh thì
hệ thống bị tắc gas.
* Đối với máy điều hòa hai khối
Trước hết ta kiểm tra quạt, nếu quạt làm việc ta dùng đồng hồ đo áp suất nối
với đầu nạp. Nếu kim đồng hồ chỉ giá trị lớn (trên 120 PSI) thì có thể Block bị luồn
hơi. Ta kiểm tra áp suất đẩy của Block. Nếu kim đồng hồ chỉ giá trị rất nhỏ có thể do
hết gas hặc tắc hoàn toàn. Thông thường là tắc bẩn nên ta cắt ống đẩy hoặc ống công
nghệ. Nếu không có gas xì ra là hết gas còn nếu gas xì ra mạnh là hệ thống bị tắc.
3.2. Block hoạt động nhƣng máy làm lạnh, làm nóng kém
a. Nguyên nhân
- Thiếu gas
- Quạt chạy chậm
- Lưới lọc bẩn, dàn trao đổi nhiệt bẩn
- Block yếu hơi
- Ngoài ra có thể do cách nhiệt kém, đặt nhiệt không phù hợp.
b. Cách kiểm tra
Trước hết ta kiểm tra nguồn điện, sau đó kiểm tra lưới lọc, kiểm tra dàn trao
đổi nhiệt. Trường hợp quá bẩn ta tiển hành vệ sinh bảo dưỡng.
79
Sau đó kiểm tra tốc độ quạt, nếu quạt quay chậm có thể đặt tốc độ chậm hoặc
do tụ khô hoặc quạt hỏng.
Đối với máy một khối ta kiểm tra bề mặt dàn lạnh nếu chỉ đổ mồ hôi một phần
hoặc có tuyết bám tức là hiện tượng thiếu gas ta phải kiểm tra và khức phục chỗ hở.
Nếu dàn lạnh có đổ mồ hôi nhưng không lạnh như bình thường là do block yếu hơi.
Đối với máy hai khối ta dùng đồng hồ đo áp suất nối với đầu nạp, nếu kim
đồng hồ chỉ giá trị lớn hơn bình thường có thể do thiếu gas hoặc tắc bẩn. Máy điều
hòa chỉ gặp trường hợp tắc bẩn nên chỗ tắc có tuyết bám hoặc đổ mồ hôi. Nếu không
ta kiểm tra và xiết chặt zắc co nối ống rồi nạp bổ xung gas.
3.3. Máy điều hòa hai chiều nhƣng ở chế độ nóng không thực hiện
a. Nguyên nhân
- Có thể do nhiệt độ môi trường cao hoặc nhiệt độ đặt không phù hợp.
- Do mất nguồn cấp cho van điện từ, van đảo chiều gas
- Có thể do tắc ống mao ở chế độ nóng
b. Cách kiểm tra
Trước hết ta kiểm tra nhiệt độ đặt, sau đó kiểm tra van điện từ. Trường hợp
van điện từ không làm việc ta kiểm tra dây dẫn, thiết bị cung cấp nguồn cho van,
kiểm tra cuộn dây của van điện từ. Nếu van điện từ làm việc, Block và quạt hoạt động
bình thường nhưng vẫn không làm nóng thì có thể do tắc ống mao phụ làm nóng.
3.4. Máy điều hòa hai khối, các bộ phận khối ngoài phòng không hoạt động.
a. Nguyên nhân
- Do máy đang ở thời gian trễ
- Do mất nguồn cấp ở khối ngoài phòng
- Có thể do hỏng thiết bị điện, phụ tải điện khối ngoài phòng
b. Cách kiểm tra
Đợi sau 5 phút nếu máy không hoạt động ta kiểm tra nguồn cấp cho khối ngoài
phòng sau bộ phận điều khiển khối trong phòng. Trường hợp không có nguồn ta kiểm
tra bộ phận điều khiển và các rơ le điện từ, triac đóng cắt nguồn cho khối ngoài
phòng, kiểm tra dây dẫn, zắc cắm điện, vít đấu dây...nối đến khối ngoài phòng.
Trường hợp đã có nguồn cấp cho khối ngoài phòng ta kiểm tra các thiết bị điện, phụ
tải điện khối ngoài phòng.
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày cách nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh điều hòa? Cho
biết chức năng các thiết bị trên sơ đồ hệ thống?
Câu 2:Trình bày các phương pháp thu hồi gas, hút chân không và nạp gas cho
điều hòa nhiệt độ?
Câu 3: Phân tích một số hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra khắc phục?
- Block hoạt động nhưng máy không làm lạnh, không làm nóng
- Block hoạt động nhưng máy làm lạnh, làm nóng kém
- Máy điều hòa hai chiều nhưng ở chế độ nóng không thực hiện
- Máy điều hòa hai khối, các bộ phận khối ngoài phòng không hoạt động
80
BÀI 5 : LẮP ĐẶT, BẢO DƢỠNG MÁY ĐIỀU HÕA
1. Lắp đặt máy điều hòa
1.1. Chọn công suất máy
Để lựa chọn công suất máy cho phù hợp ta phải dựa vào diện tích mặt sàn,
chiều cao, kết cấu và mục đích sử dụng của phòng.
Bảng lựa chọn công suất máy dựa vào diện tích mặt sàn
Các loại phòng
Công suất máy - Diện tích mặt sàn
9000BTU 12000 BTU 18000BTU
- Phòng sinh hoạt bình thường 18 22 m2 26 30 m2 34 38 m2
- Phòng ăn – phòng khách 14 18 m2 20 24 m2 26 30 m2
- Phòng cắt tóc 8 10 m2 12 16 m2 18 24 m2
- Cửa hàng X 14 20 m2 22 26 m2
- Hội trường cỡ lớn X 16 20 m2 24 28 m2
X: công suất của máy không phù hợp.
Đây là kết quả tính toán sơ bộ để chúng ta tham khảo, nếu phòng có cùng diện
tích nhưng chiều cao trên 3,5 m, lắp nhiều cửa kính thì ta phải chọn công suất máy
lớn hơn.
1.2. Chọn thiết bị điện – dây dẫn điện
Năng suất lạnh 9000BTU/ h 12000 BTU/ h 18000 BTU/h
- Dòng định mức 4,5A 6A 10 A
- Điện năng tiêu thụ 860 W 1150 W 2000W
- Đường kính dây dẫn 1,5 mm 2mm 2,5 mm
- APTOMAT 15A 20A 30 A
- Nguồn ổn áp 2000W 3000W 5000W
1.3. Lắp đặt máy điều hoà một khối
a. Kiểm tra máy
Trước khi lắp đặt phải kiểm tra tình trạng hoạt động của máy bằng cách tháo
vỏ máy, kiểm tra sơ bộ mạch điện, hệ thống lạnh, quạt gió và sau đó cấp nguồn điều
khiển cho máy hoạt động ở các chế độ, nếu máy hoạt động bình thường ta tiến hành
chọn vị trí lắp đặt.
b. Chọn vị trí lắp đặt
Khi chọn vị trí ta phải dựa vào các yếu tố trong phòng và điều kiện ngoài
phòng. Phía trong phòng không khí tuần hoàn tốt, nên lắp ở phía tường không đối
diện với cửa ra vào, chiều cao so với mặt sàn từ (0,8 1,6)m. Còn phía ngoài phòng
phải có khoang hở để không khí đối lưu dễ dàng.
c. Lắp đặt
81
Hình 2.5.1: Sơ đồ lắp đặt máy điều hòa 1 khối
Máy một khối thường lắp trên lỗ xuyên tường, do đó ta phải đo kích thước của
máy rồi lấy dấu đục lỗ mỗi chiều rộng hơn khoảng 2 cm. Sau đó lắp giá đặt máy
(thường sử dụng giá kiểu lồng). Đối với máy khi lắp không phải tháo vỏ (VD như
mày BK) thì ta chỉ việc đẩy cả máy vào, phần nhô ra phía bên trong khoảng 3 cm,
nhưng đối với máy khi lắp phải tháo vỏ (ví dụ như máy SANYO) thì ta phải cố định
vỏ ngoài vào giá đỡ sau đó mới đẩy bệ máy vào. Sau khi lắp đặt máy vào giá đỡ ta
chèn kín khe hở, nối ống thoát nước.
d. Lắp nguồn điện
Phải sử dụng dây nguồn riêng kèm theo thiết bị bảo vệ.
* Lưu ý: Máy điều hoà một khối thường là điều khiển trực tiếp, do đó ta nên sử
dụng thiết bị bảo vệ (thường gọi là bộ bảo vệ máy điều hoà nhiệt độ hoặc bộ trễ).
1.4. Lắp đặt máy điều hoà hai khối.
a. Chọn vị trí, lắp đặt khối trong phòng
Vị trí lắp đặt tương tự như máy một khối nhưng phải cao hơn (chiều cao của
máy phụ thuộc vào chiều cao của phòng). Khối trong phòng thường là kiểu treo
tường, vì được mắc lên một vỉ sắt nên ta phải cố định vỉ sắt lên tường bằng cách lấy
thăng bằng rồi định vị bằng vít nở 4.
Nếu ống nối phải xuyên tường thì ta đo kích thước, chọn vị trí rồi khoan một lỗ
tường có đường kính khoảng 60mm dốc ra bên ngoài, nối dây dẫn điện, bọc bảo ôn
đoạn ống khối trong phòng rồi luồn ống qua lỗ tường mắc khối trong phòng lên vỉ sắt
bằng móc cài (ở một số máy có bổ xung nam châm).
b. Chọn vị trí lắp đặt khối ngoài phòng
Khối ngoài phòng phải là nơi chắc chắn, có thể tránh được ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra khoảng cách so với khối trong phòng không quá 7m. Thông thường khối
ngoài phòng được đặt trên ban cồng, ôvăng cửa, trên lóc nhà hoặc giá đỡ lên tường.
82
Trường hợp được đặt trên giá đỡ thì ta phải cố định giá đỡ lên tường bằng vít
nở sắt, khoảng cách từ dàn tới tường khoảng 10 cm trở lên.
* Lưu ý:
Khi chọn vị trí lắp đặt cả hai khối ta phải kết hợp yếu tố kỹ thuật và yếu tố
thẩm mỹ.
c. Nối hệ thống lạnh giữa hai khối
Thông thường sử dụng hai ống đồng có đường kính khác nhau (ống nhỏ
thường là 6, còn ống to phụ thuộc vào công suất máy có thể là 10, 12, 14,...).
Trước khi loe ống để nối ống bằng zắc co ta phải luồn ống đồng vào ống bảo ôn (đối
với máy một chiều có thể luồn hai ống một chiều vào một bảo ôn).Nhưng với máy hai
chiều thì hai ống nối phải luồn vào hai ống bảo ôn riêng biệt được. Sau khi loe ống ta
dùng hai mỏ lết để xiết chặt mối nối zắc co.
d. Thử kín tạo chân không
* Dùng máy hút chân không
Ta bơm áp suất vào qua đầu nạp khoảng 200Psi rồi dùng bọt xà phòng thử kín
các mối nối. Nếu đạt yêu cầu ta dùng máy hút chân không để tạo chân không. Khi độ
chân không đạt yêu cầu ta đóng van LO mở thông hai van chặn.
* Dùng gas ở khối ngoài phòng
Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả không cao. Ta mở van ống nhỏ, sau
đó mở thông đầu nạp để cho gas đuổi không khí ra ngoài. Đóng chặt van đầu nạp, mở
thông hai van chặn dùng bọt xà phòng thử kín các mối nối.
e. Lắp nguồn điện
* Nguồn điện giữa hai khối
Đối với máy một chiều thông thường có hai dây nguồn và một dây tiếp mass.
Nhưng đối với máy hai chiều có bốn dây nguồn và một dây tiếp mass. Trường hợp
khối ngoài phòng có bộ phận điều khiển như công tắc tơ,mạch điều khiển thì bổ xung
một trong hai dây. Nguồn điện giữa hai khối thường được nối bằng zắc cắm hoặc vít
đấu dây, ở cả hai khối đều có ký hiệu tương tự giống nhau1,2,3,4; a,b,c,d hoặc các
màu dây. Do đó đấu dây này nối với 1 ở khối trong phòng thì đầu kia cũng phải nối
với 1 ở khối ngoài phòng, và tương tự với các dây khác,...
* Nguồn điện cấp cho máy
Thông thường được cấp vào khối trong phòng dòng dây từ dưới lên qua thiết
bị bảo vệ.
f. Nối ống thoát nước, bọc băng cách nhiệt
-Ống thoát nước có hai loại là ống mềm và ống cứng. Nếu ống thoát nước đi
chung với ống nối ta sử dụng ống mềm nhưng nếu đi riêng ta sử dụng ống cứng (phải
tạo độ nghiêng để nước thoát dễ dàng)
- Dùng băng nilông tổng hợp bọc kín ống nối, dây dẫn điện, ống thoát nước
sao cho gọn, chặt và đẹp.
g. Kiểm tra, chạy thử
Sau khi lắp đặt ta kiểm tra sơ bộ rồi cấp nguồn điều khiển cho máy hoạt động
ở các chế độ. Dùng đồng hồ ampe kìm để kiểm tra dòng làm việc, dùng đồng hồ đo
áp suất để kiểm tra gas.
83
2. Bảo dƣỡng máy điều hòa
2.1. Đối với máy điều hòa 1 khối
- Ngắt nguồn điện cấp cho máy
- Tháo máy ra khỏi vị trí lắp đặt
- Tháo vỏ máy, bọc kín phần điện
- Dùng máy bơm cao áp vệ sinh bụi bẩn ở dàn trao đổi nhiệt, quạt, block, vỏ máy...
- Lắp lại như ban đầu.
2.2. Đối với máy điều hòa hai khối
Có hai phương pháp
a. Phương pháp 1:
Được áp dụng nếu điều kiện thuận lợi, không ảnh hưởng đến thiết bị xung quanh.
- Ngắt nguồn điện cấp cho máy.
- Tháo vỏ máy ở hai khối.
- Bọc kín phần điện.
- Kiểm tra khối trong phòng, nếu chỉ có lưới lọc bẩn ta vệ sinh lưới lọc. Nhưng
nếu dàn, quạt bẩn thì ta phải dùng máng tôn hứng phía dưới rồi vệ sinh bụi bẩn bằng
máy bơm cao áp.
- Vệ sinh các bộ phận ở dàn ngoài phòng.
- Lắp lại như ban đầu.
b. Phương pháp 2:
Nếu điều kiện không thuận lợi ta thao tác theo các bước sau:
- Thu hồi gas về khối ngoài phòng
- Ngắt nguồn điện cấp cho máy
- Tháo 2 khối ra khỏi vị trí lắp đặt
- Tháo vỏ máy, bọc kín phần điện ở 2 khối
- Dùng máy bơm cao áp vệ sinh bụi bẩn các bộ phận
- Lắp lại như ban đầu ( Lắp 2 khối về vị trí cũ, nối hệ thống lạnh, dây dẫn điện,
thử kín, tạo chân không, bọc cách nhiệt).
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày các bước lắp đặt máy điều hòa 1 khối?
Câu 2:Trình bày các bước lắp đặt máy điều hòa 2 khối?
Câu 3:Trình bày các bước bảo dưỡng máy điều hòa?
84
PHẦN 3: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun:Thực tập sản xuất
Mã mô đun:MĐ 03
Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Trước khi học mô đun này người học phải hoàn thành tất cả các mô
đun trong chương trình đào tạo sơ cấp Điện công nghiệp.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo sơ cấp Điện
công nghiệp.
Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức:
Tìm hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các khí cụ điện, thiết bị điện
được gặp trong thực tế sản xuất.
- Về kỹ năng:
+ Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc theo
hướng dẫn.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến
thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác
phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Nội dung của mô đun
85
BÀI MỞ ĐẦU
1. Phổ biến nội quy, quy định của nhà trƣờng đối với học viên đi thực tập tại
doanh nghiệp
1.1. Nội quy thực tập của nhà trƣờng đối với sinh viên đi thực tập.
a. Sinh viên phải có mặt trước thời gian thực tập 15 phút, nếu có mặt trễ sau 5
phút theo thời gian uy đinh sẽ không được thực tập.
b. Chấp hành nội quy an toàn – PCCC của xưởng, phòng chuyên môn và điều
kiện an toàn của nơi thực tập. Phải mặc đồng phục, mang giày và trang bị đầy đủ các
phương tiện bảo hộ lao động theo quy định của nơi thực tập.
c. Không được tự ý mang dụng cụ, vật tư từ bên ngoài vào nơi thực tập hoặc từ
phòng chuyên môn ra bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của cán bộ quản lý.
d. Phải ở đúng vị trí thực tập đã được phân công, không được tự tiện đi lại những
vị trí khác. Không được hút thuốc lá và sử dụng điện thoại khi thực tập.
e.Không được tiếp xúc, vận hành thiết bị, máy móc khi chưa được hướng dẫn
hoặc cho phép của cán bộ phụ trách.
f. Không được đùa giỡn, làm mất trật tự hoặc làm việc riêng trong giờ thực tập.
g. Sau khi thực tập xong phải thu dọn sắp xếp dụng cụ, thiết bị và trả dụng cụ
thực tập vào đúng nơi quy định. Vệ sinh sạch sẽmáy móc, thiết bị và vị trí thực tập.
h. Ngắt tất cả các thiết bị điện trước khi ra khỏi nơi thực tập.
1.2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thực tập tại doanh nghiệp
2. Triển khai nội dung hợp đồng lao động giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp
86
A
B
C
O
Ung=UP
Ing
BÀI 1: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện
Hiện nay ở nước ta điện đã được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, công
trường, nông trường, từ thành thị đến nông thôn, số người tiếp xúc với điện ngày càng
nhiều. Vì vậy vấn đề an toàn điện đang trở thành một trong những vấn đề quan trong
của công tác bảo hộ lao động.
Thiếu các hiểu biết về an toàn điện, không tuân theo các quy tắc về kỹ thuật an
toàn điện có thể gây ra tai nạn. Khác với các loại máy cơ khí, nguy hiểm về điện
nhiều khi khó phát hiện được bằng giác quan như nghe, nhìn, mà chỉ có thể biết được
khi tiếp xúc với các phần tử mang điện, xong lúc đó có thể bị chấn thương trầm trọng,
thậm chí chết người. Chính vì thế cần hiểu những khái niệm cơ bản về an toàn điện.
1.1. Nguyên nhân gây ra tai nạn về điện, tác dụng của dòng điện đối với cơ thể
con ngƣời
Phân tích các tai nạn điện thấy rằng, các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện là do:
a. Người tiếp xúc với một dây pha và dây trung tính ở vị trí lớp cách điện bị
hỏng. Trường hợp này điện áp đặt vào người là điện áp pha. Ung = UP
b. Người tiếp xúc với hai dây pha khác nhau ở vị trí lớp cách điện bị hỏng. Lúc
này điện áp dặt vào người bằng điện áp dây. Ung = UD = 3 UP (Hv)
c. Người đứng trên đất (không cách điện) chạm vào một dây pha của mạng
điện ba pha trung tính nối đất (Ha) hoặc cách điện với đất (Hb). Ở trường hợp (Ha),
dòng điện đi qua người từ dây pha xuống đất và về nguồn qua điện trở nối đất của dây
trung tính. Trong (Hb) dòng điện đi qua người xuống đất về nguồn qua các điện trở
cách điện (Rcđ) của dây dẫn đối với đất.
A
B
C
O
Ung=UP
Ing
87
A
B
C
Ung=UP
Ing
ro
A
B
C
Ing
Rcđ
1.2. Điện giật do điện áp bƣớc Ub
Khi một dây dẫn bị đứt và chạm đất hoặc vỏ thiết bị có nối đất bị chạm một
pha) thì dòng điện sẽ đi vào trong lòng đất. Vì đất có điện trở nên có sự phân bố điện
áp. Điện thế tại mỗi điểm trên mặt đất giảm dần khi càng xa điểm chạm đất. ở ngoài
phạm vi 20m thì điện thế đó có thể xem như bằng không. Đường phân bố điện thế có
dạng hình Hypebol như hình vẽ. Nếu người đi vào vùng đất trong đó có dòng điện
chạy qua thì giữa hai chân người có một điện áp, gọi là điện áp bước (Ub). Dưới tác
dụng của điện áp bước, dòng điện đi từ chân nọ qua người sang chân kia gây tai nạn
điện giật. Điện áp bước có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của bước chân người, khoảng
cách x từ điểm chạm đất tới người và phụ thuộc vào điện áp của mạng điện. Càng xa
chỗ chạm đất (x càng lớn) thì Ub càng nhỏ. Điện áp mạng càng lớn thì Ub càng lớn
1.3 Phóng điện do điện áp cao
Đối với đường dây cao áp hay điện áp cao, khi người đến gần, mặc dù chưa
tiếp xúc trực tiếp, nhưng ở khoảng cách đủ nhỏ thì sẽ có hiện tường do cao áp. Dòng
điện đi qua cơ thể rất lớn và gây tai nạn trầm trọng.
1.4. Tai nạn do hồ quang điện
Khi đóng cắt các máy cắt điện, các cầu dao có phụ tải lớn, hay khi ngắn
mạch, thì hồ quang phát sinh. Nhiệt độ của tia hồ quang rất lớn (3000 6000oC) và
nếu người ở trong tầm hoạt động của hồ quang thì sẽ bị tai nạn do hồ quang sinh ra.
Một phần hay toàn bộ cơ thể bị huỷ hoại vì bỏng nặng, vết thương do hồ quang gây ra
thường sâu và khó chữa trị.
1.5. Tai nạn cũng có thể xảy ra khi ngƣời tiếp xúc với các phần tử đã đƣợc cắt ra
khỏi nguồn điện nhƣng vẫn còn điện tích (do điện dung)
Trường hợp này thường xảy ra đối với đường dây cao áp trên không, cáp ngầm
cao áp hoặc hạ áp, tuy đã cắt điện nhưng vẫn còn điện áp do điện dung của đường dây
Umạng
20m
x
88
gây nên. Để tránh tai nạn, người ta dùng tiếp đất di động để nối đất đường dây sau khi
đã cắt điện, sau đó mới tiếp xúc.
Như vậy, phần lớn các trường hợp tai nạn về điện xảy ra là do chạm phải vật
dẫn điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra đối với người không
có chuyên môn hoặc không tuân theo các nguyên tắc về kỹ thuật an toàn điện. Có thể
nói, nguyên nhân chính của tai nạn điện là do trình độ tổ chức quản lý chưa tốt, do vi
phạm quy định về kỹ thuật an toàn, kết quả là thao tác, vận hành thiết bị không đúng
quy trình, đóng điện lúc có người đang sửa chữa,
2. Tác dụng của dòng điện với cơ thể con ngƣời
Khi tiếp xúc với mạng điện sẽ có dòng điện cháy qua cơ thể con người và
người sẽ chịu tác dụng của dòng điện. Có thể chia tác dụng của dòng điện đối với cới
cơ thể con người ra làm hai loại:
2.1. Tác dụng kích thích
Phần lớn các trường hợp chết người vì điện giật là do tác dụng kích thích gây
nên. Đặc điểm của nó là dòng điện qua người bé (25 100mA), điện áp đặt vào người
không lớn lắm, thời gian dòng điện đi qua người tương đối ngắn (vài giây). Khi người
mới chạm vào điện, vì điện trở của người lớn, dòng điện qua người bé, tác dụng của
nó chỉ làm bắp thịt tay, ngón tay co quắp lại. Nừu nạn nhân không rời khỏi vât mang
điện thì điện trở của người giảm dần và dòng điện đi qua người tăng lên, hiện tượng
co quắp tăng lên. Thời gian tiếp xúc với điện càng lâu càng nguy hiểm vì người
không còn khả năng tự tách ra khỏi vật mang điện dẫn đến tê liệt tuần hoàn máu qua
tim và hô hấp. Một đặc điểm của tác dụng kích thích là không thấy rõ chỗ dòng điện
vào người và người bị nạn không có thương tích.
2.2. Tác dung chấn thƣơng
Tác dụng chấn thương thường xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp cao. Khi
người đến gần vật mang điện (6KV trở lên), tuy chưa chạm phải nhưng vì điện áp cao
sinh ra hồ quang điện. Dòng điện hồ quang chảy qua người tương đối lớn. Do phản xạ
tự nhiên của người rất nhanh, ngay lúc ấy người có khuynh hướng tranh xa vật mang
điện, kết quả là hồ quang chuyển qua vật nối đất gần đấy, vì vậy dòng điện qua người
trong thời gian rất ngắn, tác dụng kích thích không gây tê liệt tuần hoàn máu và hô
hấp, nhưng người bị nạn có thể bị chấn thương hay chết do bị đốt cháy da thịt.
Hồ quang điện sinh ra do thao tác các máy cắt, các cầu dao có phụ tải lớn, hay
khi ngắn mạchNhiệt độ tia hồ quang rất lớn (3000 6000oC), nếu người đứng gần
vùng tác dụng của hồ quang sẽ bị tai nạn do hồ quang điện gây ra. Một phần cơ thể bị
huỷ hoại, vết thương do hồ quang gây ra thường sâu và khó chữa.
Cũng có trường hợp điện giật, tuy dòng điện chưa trực tiếp làm tổn thương hay
chết người nhưng do co giật hay hoảng hốt mà nạn nhân rơi từ trên cao xuống đất nên
bị chấn thương hay chết.
3. Những yếu tố chính xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật
Dòng điện chạy qua cơ thể con người sẽ làm co giật các bắp thịt, phá hoại các
quá trình sinh lý bên trong cơ thể dẫn đến tê liệt thần kinh, tê liệt tuần hoàn máu, hô
hấp. Tính chất tác hại của dòng điện và hâu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Trị số của dòng điện giật, điện trở của cơ thể con người, đường đi của dòng điện qua
cơ thể con người, thời gian tác dụng của dòng điện, môi trường xung quanh và tình
trạng sức khoẻ co người.
89
3.1. Điện trở của ngƣời
Cơ thể con người có thể coi như một điện trở. Lớp sừng trên da (dày 0,05
0.08 mm) có điện trở lớn nhất, xương cũng có điện trở tương đối lớn, còn thịt và máu
có điện trở bé. Khi người tiếp xúc vào vật mang điện, nếu da khô ráo, không có
thương tích gì thì điện trở của người có thể đến 10.000 đến 100.000 ôm. Nếu mất lớp
sừng trên da thì điên trở của người còn khoảng 800 1000 ôm. Điện trở của người
không phải là trị số cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là tình
trạng của da (da sạch hay bẩn, khô hay ẩm), chiều dày lớp sừng, diện tích và áp suất
tiếp xúc, điện áp và tần số dòng điện, trạng thái thần kinh của người. Thời gian tác
dụng của dòng điện càng lâu, điện trở của người giảm xuống vì da càng bị nóng, mồ
hôi ra càng nhiều.
3.2. Trị số dòng điện qua ngƣời
Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng, nguy hiểm đối với người là do dòng điện
chạy qua người. qua kết quả phân tích các tai nạn về điện xảy ra trên thực tế đã rút ra
được tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người như sau:
Dòng điện
(mA)
Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể cọn ngƣời
Dòng điện xoay chiều tần số 50 60
Hz
Dòng điện một chiều
0,5 1,5 Bắt đầu thấy tê ngón tay Không có cảm giác
2 3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác
5 7 Bắp thịt tay co lại và rung Đau như kim đâm và thấy nóng
8 10
Tay khó rời vật mang điện nhưng có
thể rời được, ngón tay, khớp tay, bàn
tay cảm thấy đau
Nóng tăng lên rất mạnh
20 25
Tay không thể rời vật mang điện, đau
tăng lên, khó thở.
Nóng tăng lên và có hiện tượng
co quắp.
50 80 Hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh
Rất nóng, các bắp thịt co quắp,
khó thở
90 100
Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây thì
tim bị tê liệt và ngừng đập
Hô hấp bị tê liệt
Từ bảng trên ta thấy rằng, với một trị số dòng điện nhất định , sự tác dụng của
nó vào cơ thể con người hầu như không thay đổi. ở tần số 50 Hz dòng điện xoay
chiều an toàn đối với người phải bé hơn 10 mA, còn dòng điện một chiều phải bé hơn
50 mA.
3.3. Thời gian điện giật
Khi thời gian dòng điện chạy qua người tăng lên, do ảnh hưởng phát nóng, lớp
sừng trên da có thể bị chọc thủng làm cho điện trở của người giảm xuống do đó dòng
điện qua người tăng lên và càng nguy hiểm.
Khi dòng điện qua người trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ
thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ co giãn của tim khoảng một giây, trong thời
gian đó khoảng 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co giãn). ở thời điểm này
90
tim rất nhạy cảm với dòng điện qua nó. Nếu thời gian dòng điện lớn hơn 1 giây thì thế
nào cũng trùng vói thời điểm tim nghỉ nói trên. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng
điện lớn (gần 10 A) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim thì cũng
không nguy hiểm gì.
Căn cứ vào những lý luận trên chúng ta có thể giải thích tai sao ở các mạng
điện cao áp như 110 KV, 35 KV, 60 KV, 6 KVtai nạn do điện gây ra rất ít dẫn đến
trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Với điện áp cao, dòng điện xuất hiện
trước khi người chạm vào vật mang điện, nạn nhân chưa kịp chạm vào vật mang điện
thì hồ quang đã phát sinh và dòng điện qua rất lớn (có thể đến vài A). Dòng điện này
tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xa phòng thủ rất
mãnh liệt và tránh xa vật mang điện, kết quả là hồ quang bị dập tắt ngay hoặc chuyển
sang vật dẫn điện gần đấy, dòng điện qua người chỉ tồn tại trong khoảng vài phần của
giây. Với thời gian ngắn như vậy rất ít khi làm cho tim ngừng đập hay ngừng hô hấp.
Ở vùng da bị đốt cháy sẽ tạo ra lớp cách điện của thân người, lớp cách điện này ngăn
cach dòng điện qua người rất hiệu quả. Tuy nhiên không thể kết luận điện áp cao
không gây nguy hiểm cho người vì dòng điện qua người trong thời gian ngắn nhưng
hồ quang điện có thể đốt cháy nghiêm trọng hoặc làm chết người.
3.4. Đƣờng đi của dòng điện qua ngƣời
Phề phương diên tác đông sinh lý thì tỷ lệ dòng điện qua tim là rất quan trọng.
Tim nằm lệch về phía bên trái của lồng ngực, nên tỷ lệ dòng điện qua tim là rất khác
nhau và phụ thuộc vào đường dẫn của dòng điện qua cơ thể.
Đường dẫn của dòng điện nguy hiểm nhất là từ tay trái sang chân phải, từ tay
sang tay, từ tay trái sang chân trái.
Đường đi của dòng điện từ chân qua chân là ít nguy hiểm nhất. Song nếu vì
hốt hoảng, người ngã ra, mạch điện thay đổi chuyển thành các trường hợp sau nguy
hiểm hơn.
91
3.5. Tần số dòng điện
Tần số dòng điện xoay chiều cũng có ảnh hưởng nhiều đến tai nạn về điện.
Qua nghiên cứu thấy rằng, với tần số 50 60 Hz là nguy hiểm hơn cả. Tần số càng
cao càng ít nguy hiểm. Tần số trên 500.000 Hz không giật nhưng có thể gây bỏng.
3.6. Môi trƣờng xung quanh
Nhiệt độ và đặc biệt là độ ẩm cũng có ảnh hưởng đến điện trở của người và các
vật cách điện, do đó cũng làm thay đổi dòng điện qua người.
4. Hiện tƣợng dòng điện tản trong đất, điện áp bƣớc
4.1. Hiện tƣợng dòng điện tản trong đất
Trong tất cả các thiết bị điện, giữa phần có điện và các bộ phận nối đất, các bộ
phận người có thể chạm vào đều được ngăn cách với nhau bằng chất cách điện. Khi
lớp cách điện bị trọc thủng, phần mạng điện tiếp xúc với phần nối đất và có dòng điện
đi từ mạng điện xuống đất qua chỗ nối đất.
Với giả thiết điện trở của là đồng nhất tại mọi vị trí thì dòng điện chạy trong
đất sẽ phân bố đều và cường độ giảm dần khi xa vị trí chạm đất, vì thế điện áp cũng
giảm khi càng xa vật nối đất. Thức tế cho thấy 68% điện áp rơi trong phạm vi 1m,
24% từ 1m đến 10m, cách xa vật nối đất 20m trên thực tế bằng không.
Trong khi đi vào đất, dòng điện bị điện trở của đất cản trở, điện trở này gọi là
điện trở tản hay điện trở nối đất. Điện trở nối đất chính là điện trở của khối đất có thể
tích bằng 1/2 hình cầu có tâm là chỗ nối đất, bán kính bằng 20m. Điện trở nối đất phụ
thuộc vào chất đất và độ ẩm của đất
4.2. Điện áp bƣớc
Trong đó Ub - Điện áp bước
1, 2 - Điện thế tại chân 1 và chân 2
Từ hình vẽ ta thấy rằng người càng đi vào gần vật nối đất thì điện áp bước
càng lớn
Dưới tác dụng của điện áp bước, dòng điện đi qua người là:
Trong đó Rch là điện trở chân người.
Khi điện áp bước khoảng 10 đến 250 V, các cơ bắp của người bị co quắp,
người có thể bị ngã và sơ đồ mạch điện thay đổi và gây nguy hiểm cho người. Để
đảm bảo an toàn tuyệt, khi xảy ra chạm đất cấm người đến gần chỗ chạm đất 4 5m
(đối với thiết bị trong nhà) và 8 10 m (đối với thiết bị ngoài trời)
5. Cấp cứu ngƣời bị điện giật
trong khi làm việc hoặc trong cuộc sống hàng ngày, nếu thấy có người bị điện
giật phải lập tức cứu chữa ngay. theo thông kê, nếu kịp thời cứu chữa thì khả năng
sống là rất cai. nừu từ lúc bị điện giật nếu 1 phút sau cứu chữa ngay thì khả năng sống
1
Ub
Ud
2
20m 20m
Nếu người đi vào vùng đất đó có dòng
điện chảy qua thì giữa hai chân người có một
điện áp , gọi là điện áp bước
Ub = 1 - 2
chng
ng
ng
RR
U
I
92
được là 90%, nếu để sau 6 phút mới cứu thì chỉ có thể cứu sống được 10%, nếu để
sau 10 phút mới cứu thì khả năng cứu sống được là rất ít.
5.1. phƣơng pháp tách nạn nhân ra khỏi lƣới điện.
Khi có người bị điện giật ta phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi lưới điện.
a.Trường hợp cắt được mạch điện
Tốt nhất là cts điện từ những thiết bị đóng cắt gần nhất như công tắc điện, cầu
dao, cầu chì, máy cắt hoặc rút phích cắm. khi cắt điện cần lưu ý chuấn bị nguồn ánh
sáng thay thế nếu trời tối, nếu nạn nhân ở trên cao thì phải chuẩn bị hứng đỡ khi nạn
nhân rơi xuống.
b. Trường hợp không cắt được mạch điện.
Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang chạm vào điện hạ áp
hay cao áp.
Nếu là mạch điện hạ thế, người cứu phải đứng trên bàn, gế gỗ, hoặc tấm gỗ
khô, đi dép hoặc đi ủng cao su dể dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mangh điện. nếu
không có các phương tiện trên, có thể dùng tay nắm áo quần khô để kéo nạn nhân ra,
hoặc có thể dùng gậy gỗ, tre khô để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân hoặc đẩy nạn
nhân ra khỏi mạng điện. cũng có thể dùng rìu, kìm có cán cách điện để cắt đứt dây
điện. tuyệt đối không trực tiếp chạm vào người nạn nhân vì nếu chạm vào người nạn
nhân thì người cứu cũng sẽ bị điện giật.
Nếu mạch điện điện áp cao thì tốt nhất người cứu phải có ủng và găng tay cách
điện. dùng sào cách điện để gạt nạn nhân ra khỏi mangh điện. có thể dùng sợi dây kim loại
một đầu nối đất, ném đầu kia vào cả ba pha của mạnh điện để đường dây bị cắt điện.
5.2.Phƣơng pháp cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi lƣới điện.
Sau khi nạn nhân được tách ra khỏi lưới điện, căn cứ vào thể trạng của nạn
nhân để sử trí cho thích hợp.
a.Trường hợp nạn nhân chă mất tri giác.
khi gười bị nạn chưa mất tri giác, chỉ bị hôn me trong dây lát, tim còn đập, thở
yếu thì phải để nạn nhân ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh rồi chăm sóc nạn cho nhân hồi
tỉnh. sau đó mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất để
theo dõi chăm sóc.
b.Nạn nhân mất tri giác
Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì vẫn đặt
nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh ( nếu trời rét thì đặt nơi kín gió), nới lỏng quần áo,
thắt lương, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, cho nạn nhân ngửi amôniác, nước tiểu,
ma sát toàn thân cho nóng lên và đi mời y bác sỹ đến chăm sóc.
c.Nạn nhân đã tắc thở
Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng đập, tàon thân co giật giông như
chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần ao, thắt lưng, moi rớt dãi
ra khỏi miệng nạn nhân ra. nếu lưỡi nạn nhân thụt vào thì phải kéo ra. tiến hành hô
hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt ngay. phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến
quết định của y, bác sỹ mới thôi.
5.3.Các phƣơng pháp hô hấp nhân tạo
a.Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
93
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay đặt dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về
phía tay duỗi thẳng, moi rớt rãi trong miệng nạn nhân ra và kéo lưỡi nếu lưỡi thụt vào.
Người cứu chữa ngồi trên lưng nạn nhân, hai đầu gối quỳ xuống kẹp vào hai
bên hông nạn nhân, hai bàn tay đặt vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát
sống lưng rồi ấn mạnh cả hai bàn tay xuống bằng cả khối lượng của mình và đếm 1-2-
3 ( nạn nhân thở ra) rồi từ từ thả tay, thẳng người lên rồi đếm 4-5-6 ( nạn nhân hít
vào). cứ làm như vậy khoảng 12 lần trong một phút và làm cho đến khi nạn nhân thở
được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi. phương pháp này chỉ áp dụng khi có một
người cứu chữa.
Ưu điểm của phương pháp này là khi đặt nạn nhân ở tư thế trên, các chất dịch
và nước míng không theo đường khí quản vào cản trở hô hấp.
b. Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Phương pháp này phải có hai người. Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng đặt gối
mềm hoặc quần áo vo tròn lại để dầu hơi ngửa ra, kéo mồm há ra, lấy rớpt rãi trong
mồm và kéo lưới ra. nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng cậy ra. một người ngồi bên
cạnh giữ lưỡi, người cấp cứu quỳ ở phoá đầu nạn nhân và cầm lấy hai cổ tay nạn
nhân, đặt hay tay nạn nhân lên lồng ngực và lấy sức ép xuống để nạn nhân thở ra. sau
đó từ từ kéo hai tay nạn nhân lê quá đầu cho tới khi chấm đất để nạn nhân hót vào.
làm điều hoà như thế và đếm 1-2-3 cho nạn nhân lúc hít vào và 4-5-6 cho nạn nhân
lúc thở ra. cố gắng từ 16 đến 18 lần trong một phút và làm cho đến khi nạn nhân thở
được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
c. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngoài lồng ngực
Đây là phương pháp cứu chữa hiêuh quả và phổ biến nhất hiện nay. cách thực
hiện như sau:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi nghiêng về phía sau, nới rộng quần áo, thắt
lưng và moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, nếu mồm nạn nhân vẫn mím chặt thì phải
dùng cán thìa hay que cứng cây miệng nạn nhân ra. người cấp cứu dùng một tay nâng
gáy, một tay vuốt trán ấn xuống để đầu nạn nhân ngửa hẳn về phía trướcđể cuỗng lưới
không vít kín đường hô hấp, đảm bảo cho không khí vào phổi được dễ dàng. dặt một
miếng vải mỏng che kín miệng nạn nhân, người cấp cứu hít một hới thật dài, mở
mịng nạn nhân và bịt kín mũi nạn nhân, áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi
mạnh (với trẻ em thổi nhẹ hơn). ngực nạn nhân phồng lên. người cấp cứu ngẩng đầu
lên hít một hơi thứ hai, khi đó nạn nhân sẽ tự thở ra do sức đàn hồi của lồng ngực.
tiếp tục làm như thế với nhịp độ 14 đến 16 lần một phút, liên tục như thế cho đến khi
nạn nhân hồi tỉnh, hơi thở trở lại, môi hồng hào hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu
hiệu chết hẳn. (biểu hiện bằng hiện tượng đồng tử giãn to).
Song song với hà hơi thổi ngạt phải có một người khác để làm nhiệm vị ấn tim
ngoài lồng ngực. người làm nhiệm vụ ấn tim quỳ bên cạnh người nạn nhân, ngang
lồng ngực, hai tay chồng lên nhau, đặt lên khu vực quả tim nạn nhân khoảng 2/3 dưới
xương ức rồi dùng tất cả sức mạnh thân mình ấn nhanh và mạnh , mạnh làm cho lồng
ngực nạn nhân bị nén xuống 3-4 cm. sau mỗi lần ấn thì buông tay ra để lồng ngực nạn
nhân trở lại bình thường. nhịp độ ấn lah khoảng 50 đến 60 lần trên một phút. điều
quan trong là phải kết hợp nhịp nhàng hai động tác với nhau, nếu không động tác này
sẽ phản lại động tác kia. cách phối hợp là, cứ mỗi lần thổi ngạt thì ấn tim bốn nhịp.
Việc cấp cứu nạn nhân bị điện giật phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi nạn
nhân xuất hiện sự sống trở lại: tim bắt đầu đập, hô hấp bắt đầu trở lại bình thường,
94
đồng tử co giãn. nếu thấy nạn nhân tim phổi vẫn còn hoạt động yếu thì phải tiếp tục
cấp cứu thêm 10-15 phút nữa để giúp tim phổi nạn nhân hoàn toàn bình phục, sắc
mặt hồng hào.
Nên nhớ rằng, việc cấp cứu người tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp,
càng nhanh càng tốt. tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà chủ động phường pháp cấp cứu
cho thích hợp. phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cấp cứu chi đến khi có ý kiến
quyết định của y, bác sỹ mới thôi.
BÀI 2: THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá
trình sản xuất tại doanh nghiệp.
2. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
3. Tham gia giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc chuyên môn ngành Điện công
nghiệp
BÀI 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
1. Báo cáo tuần và tháng
2. Báo cáo kết thúc
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sử dụng và sửa chữa đồ điện dân dụng – KS. Bùi Văn Yên – NXB Giao
thông vận tải.
2. Lắp đặt và vận hành máy lạnh – ThS Trần Văn Lịch – NXB Hà Nội
3. Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh dân dụng – ThS Đỗ Xuân Sinh –
Trường Cao đẳng Lào Cai.
4. Dạy nghề sửa chữa tủ lạnh và điều hòa dân dụng - P.GS, TS. Nguyễn Đức
Lợi – NXB Giáo dục.
5. Giáo trình kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh – P.GS. Tiến sĩ Nguyễn Đức Lợi–
NXB Giáo dục.
6. Giáo trình Ga, dầu và chất tải lạnh – P.GS. Tiến sĩ Nguyễn Đức Lợi– NXB
Giáo dục.
7. Giáo trình Hướng dẫn thiết kế điều hòa không khí – P.GS. Tiến sĩ Nguyễn
Đức Lợi– NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_sua_chua_dien_lanh_dan_dung_trinh_do_so_cap.pdf