Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 2)

5.5.3 Đặc điểm và yêu cầu kiến trúc của chung cư cao tầng : Nhà ở cao tầng có một số đặc điểm và yêu cầu quy hoạch-thiết kế kiến trúc khác biệt so với nhà ở thấp tầng và nhiều tầng : - Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc : mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tổng số căn hộ, dân số cư trú, diện tích bãi đậu xe, diện tích thương mại dịch vụ - cây xanh- thể dục thể thao, quy mô nhà trẻ phải được tính toán kỹ ngay trong giai đoạn bắt đầu quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế đơn nguyên. - Hình khối lớn: chung cư cao tầng là một tổng thể với số lượng lớn các căn hộ chồng lên nhau theo chiều cao, hình khối công trình lớn nên yêu cầu khi thiết kế phải xử lý hình khối bên ngoài tốt, đường nét kiến trúc, chi tiết trang trí , vật liệu hoàn thiện có cân nhắc chọn lọc , để hình khối mặt ngoài của công trình góp phần cho mỹ quan đô thị. - Thang máy : là phương tiện giao thông thẳng đứng chủ yếu . Vị trí và số lượng thang máy có ảnh hưởng lớn đến bố cục mặt bằng đơn nguyên và tổ hợp không gian kiến trúc, đến hiệu quả và an toàn trong sử dụng, đến giải pháp kết cấu, hệ thống cấp điện, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn.

pdf67 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hao và phòng ở cho người giúp việc , tài xế. Thông thường nhà phụ được bố trí ở hướng xấu của lô đất để ngăn cản các yếu tố có hại như tiếng ồn, nắng gắt, gió xấu. Các nhà phụ thường được đặt theo hai giải pháp + Đặt nhà xe ở phía sau, có thể ghép sát nhà chính. Nếu nhà xe đặt lùi sâu vào bên trong thì nên tổ chức lối vào xe thuận tiện, đường rộng tối thiểu 3m. + Đặt ở phía trước hay lệch một bên để làm nhà xe, giáp với đường phố, ôtô ra vào thuận tiện và nhanh chóng. - Ngôi nhà chính thường cao từ 1-4 tầng dành cho chủ nhân. Trong trường hợp đất chật hẹp thì người ta có thể tổ chức khu phụ nằm ở tầng trệt, tạo thành một tầng bệ nhà cao khoảng 2,4m -2,7m và chủ nhân sẽ ở từ lầu một trở lên. Khi ấy thông thường từ phía cổng và vườn trước có một cầu thang ngoài trời dẫn lên sảnh chính ở lầu một - Gara có thể tổ chức theo cách sau: + Đặt trong nhà phụ ở phía sau tách rời khỏi nhà chính (có hoặc không có hành lang nối với nhà chính) + Đặt trong nhà phụ gắn liền với nhà chính ở phía trước và lệch về một bên nhà chính. Hình 4.36 : Một biệt thự tứ lập với lối vào riêng cho cả 4 căn ở hai trục đường NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 110 + Đặt trong khối kiến trúc chính (tầng hầm, tầng trệt hay tầng bệ nhà) + Đặt ngoài vườn có mái che, hoặc giàn hoa bên trên... - Để có thể lấy ánh sáng và thông gió tốt cho các buồng phòng thì mặt bên của nhà nên cách tường rào tối thiểu 2m. Nếu cách dưới 2m thì nhà chính chỉ có thể mở được cửa sổ phụ (lỗ cửa nhỏ, trên cao). - Phía sau nhà thường là các sân phụ trợ , chỗ giặt phơi và vườn cây bóng mát kết hợp nơi nghỉ ngơi thư giãn của gia đình: bể bơi, sân nướng thịt ( grill terrace ), sân quần vợt , chòi nghỉ... - Phía không gian trước nhà và hai bên hông nhà chính thường bố trí các tiểu cảnh trang trí hoặc các bụi cây thấp, bồn hoa, hồ nước hay những cây cảnh có tán lá thưa nhằm làm không gian thoáng mát. Không che chắn nhiều mặt đứng, hình khối cũng như đường phố. - Khi bố trí các phòng chính - phụ cần phải chú ý đến hướng gió và hướng nắng. Các phòng phụ như gara, cầu thang, bếp, khối vệ sinh, hành lang, lôgia... nên đặt về phía Tây hay Tây Bắc của ngôi nhà nhằm tạo nên một khu vực đệm để tránh ảnh hưởng của nắng chiều , dành hẳn phía Nam và Đông Nam để tổ chức khu vực ở (phòng chính). Đặc biệt là các phòng ngủ cần có khả năng thông gió xuyên phòng trực tiếp và nên tránh được các luồng gió lạnh của mùa đông. - Vị trí sân vườn tốt nhất thường là hướng Nam, Đông Nam hoặc hướng Tây. 4.4.3.2 Giải pháp mặt bằng : Kiến trúc nhà biệt thự nhằm phục vụ sinh hoạt ở là chính và dành cho các gia đình có điều kiện sống cao. Vì vậy số buồng phòng cụ thể trong từng gia đình rất khác nhau và không phụ thuộc vào số nhân khẩu mà chủ yếu theo yêu cầu Hình 4.37 : Phân khu chức năng trên mặt bằng tổng thể nhà biệt thự trệt NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 111 của từng gia đình. Vì vậy ta có thể thấy đầy đủ các loại hình phòng ở trong một biệt thự . Việc tổ chức không gian, diện tích nội thất của biệt thự tuỳ thuộc trước tiên vào ngôi nhà chính được thiết kế một tầng hay nhiều tầng.  Giải pháp kiến trúc đối với nhà một tầng, việc phân khu ngày - đêm được thể hiện rất rõ Khu ngày (có gara, bếp ăn, tiếp khách...) ----> Dễ tiếp cận với đường phố. Sử dụng mang tính tập thể, ồn ào, năng động... Khu đêm (Phòng ngủ, WC, kho, chỗ nghiên cứu, làm việc) ----> Yêu cầu yên tĩnh, riêng tư, gắn với sân vườn, ban công, lôgia  Đối với biệt thự nhiều tầng, thông thường tầng trệt dành cho khu sinh hoạt ngày, đòi hỏi tổ chức không gian gắn bó với sân vườn. Khu vực sinh hoạt đêm cần yên tĩnh, kín đáo, nên thường được bố trí ở các tầng trên với sự kết hợp ban công, lôgia, sân thượng để tạo điều kiện tiếp cận với thiên nhiên . Tổ chức không gian nhà biệt thự có hai giải pháp chính :  Dùng sảnh chính kết hợp cầu thang làm đầu mút giao thông ở vị trí trung tâm bố cục của toàn nhà. Dùng tiền phòng, tiền sảnh làm đầu nút giao thông đặt giữa hai khu vực động-tĩnh. Kiểu này có các ưu khuyết điểm như riêng tư, kín đáo; cách biệt, yên tĩnh; đề cao lối sống tự do cá nhân. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 112 Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nhà ở 2-3 tầng lấy sảnh, thang làm trung tâm  Dùng phòng khách làm nút giao thông trung tâm (có thể có thêm thang phụ phía sau) Dùng phòng khách ( hay phòng sinh hoạt chung) làm đầu nút giao thông . Kiểu này có các ưu điểm như : tạo không gian ấm cúng, đề cao lối sống chan hoà, tạo kiểu bố cục không gian liên tục. Về nhược điểm: phòng khách luôn bị quấy nhiễu bởi người qua lại, lãng phí diện tích giao thông. Tuy có thiếu sự yên tĩnh, kín đáo, riêng tư, các phòng vẫn bị ảnh hưởng lẫn nhau nhưng có thể khắc phục bằng các biện pháp như vách ngăn chia không gian đóng mở linh hoạt, vách trượt hay các biện pháp kỹ thuật hay cấu tạo khác. Hình 4.38 : Ví dụ về giải pháp tổ hợp các không gian quanh sảnh thang NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 113 4.4.3.3 Tổ chức thiết kế sân vườn, hồ bơi, cổng, hàng rào  Sân vườn: - Sân riêng, vườn kết hợp bể cảnh, đài phun nước đóng vai trò quan trọng trong biệt thự . - Những cảnh quan thiên nhiên như vườn, cây cối làm thành một vách ngăn tự nhiên đối với tiếng ồn, bụi, nắng và gió. - Chọn vị trí trồng cây, loại cây sẽ cho cảm giác không gian rộng rãi và không khí tươi mát . - Nên tạo những bể cảnh hoặc hồ nhỏ, non bộ kết hợp với bố cục vườn. - Các yếu tố bố cục vườn biệt thự gồm có :  Mặt nước  Địa hình (cao, thấp)  Cây cối  Cỏ, hoa  Sân Hình 4.39 : Ví dụ về giải pháp dùng phòng khách và sinh hoạt chung (great room) làm nút giao thông chính Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nhà ở 2-3 tầng lấy phòng khách làm trung tâm NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 114  Lối đi  Một số tiểu phẩm như điêu khắc, non bộ, đài phun nước  Hồ bơi: - Một hồ bơi, dù to hay nhỏ, dù được đặt ở đâu cũng tạo ra cho ngôi nhà một nét chấm phá trong kiến trúc cảnh quan. Tốt nhất hãy thiết kế hồ bơi gần nhà chính để tiện cho việc sử dụng và chăm sóc, bảo trì. - Nên trồng cây lớn xung quanh hồ bơi, phía tiếp giáp với nhà hàng xóm để tránh tầm nhìn quá thoáng , trống trải gây cảm giác không tự nhiên, yên tâm khi bơi. - Bố trí hồ bơi gần khu vực tắm và vệ sinh để thuận tiện cho việc thay đồ tắ rửa khi có khách đến chơi.  Sổng và hàng rào - Kiến trúc cổng vào của biệt thự rất đa dạng, thông thường có cổng lớn cho xe con với bề rộng trên 2,5m và cổng nhỏ cho khách bộ hành với bề rộng 1,2-1,4m. Cổng có thể là những trụ gạch kết hợp với đèn bảo vệ, hay cũng có thể kết hợp với những bộ phận có mái che hoặc những giàn cây leo trên trụ. - Hàng rào của nhà không nên cao quá. Phía quay ra đường phố nên thoáng mát và trang trí kiến trúc nhẹ nhàng. Hình 4.40 : Sân vườn biệt thự theo phong cách Pháp ( French style garden) và Địa Trung Hải ( Mediterranean style garden ) Hình 4.41 : Hồ bơi có hình dáng tự do hoặc hình chữ nhật NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 115 - Hàng rào này thường có phía dưới đặc (cao 40-60cm), có thể trang trí bằng đá tự nhiên hay ốp các vật liệu quý; phía trên là những song hoa sắt hay những tường hoa bêtông gạch rỗng , hoặc dùng những rặng cây xén làm tường rào. - Phong cách kiến trúc hàng rào : Hiện đại , Tân cổ điển ( nổi bật là các dinh thự kiểu Pháp), Art Déco ( dùng sắt uốn tạo nhịp điệu, hoa văn) 4.4.3.4 Giải pháp mặt đứng - Biệt thự có hình khối kiến trúc không lớn, nhưng có thể tạo nên vẻ đẹp phong phú của tổng thể một khu dân cư và góp phần vào mỹ quan chung của đô thị , vì mỗi biệt thự đều có phong cách riêng của nó, gắn liền với thị hiếu của từng chủ nhân. - Mặt khác, chủ nhân của các ngôi biệt thự vốn có điều kiện kinh tế dồi dào nên có thể phần nào góp phần xây dựng tạo ra những vẻ đẹp sang trọng cầu kỳ đầy hấp dẫn. - Có thể nói trước tiên kiến trúc biệt thự cần phải hoà nhập nhiều nhất vào thiên nhiên xung quanh. Do đó khi thiết kế biệt thự thì người kiến trúc sư phải không chỉ tạo nên vẻ đẹp kiến trúc ở trong nội thất mà cần chú ý cả hình khối mặt đứng của công trình và các không gian kế cận với nó . Hình 4.42 : Hàng rào có thể kết hợp cây xanh hoặc sắt uốn trên tường thấp. Hình 4.43 : Các biệt thự ở Đà Lạt hòa quyện vào không gian rừng thông và địa hình NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 116 - Hình tượng kiến trúc chịu sự chi phối của hai yếu tố: Lôgic công năng và lôgic kết cấu . Hai yếu tố này có tác động quan trọng, nhưng đồng thời cũng có những quy luật tạo hình riêng của nó để tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật : + Tạo nên sự gắng bó hài hoà giữa ngôi nhà và thiên nhiên (cây xanh, thảm cỏ, hoa lá, mặt nước...) + Tạo giải pháp tổ hợp tốt cho hình khối kiến trúc và mặt đứng biệt thự + Chú ý đến sự phong phú của mái dốc hoặc mái bằng trên hình khối xinh xắn, tỷ lệ hợp lý. + Tạo phong cách nghệ thuật từ các thành phần đặc trưng của một số phong cách biệt thự có nguồn gốc lịch sử và thường chú ý đến vẻ đẹp của bộ mái dốc . + Tạo nên sự đa dạng về chất liệu trên mặt đứng (ốp đá tự nhiên, ốp gỗ, kính, gạch ceramic, gạch trần không trát vữa...), màu sắc của vật liệu hoàn thiện , tạo nên sự gắn kết giữa mặt đứng và môi trường tự nhiên . + Tạo nên sự phong phú về hình thức và chi tiết nhờ sử dụng các hình thức đặc trưng của cửa, ban công, logia (loggia), lan can... và cả ôvăng (auvent). Các bộ phần này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để kết hợp cùng với kiểu dáng chung tạo ra một thể thống nhất hài hoà với khung cảnh. + Các hình thức cửa sổ góc, cửa sổ sinh đôi, bồn hoa bậu cửa, cầu ngoài trời là các thủ pháp hay được khai thác. + Chú ý tạo ra sự độc đáo của mái hiên, của lối đi vào sảnh. Tại đó cần kết hợp với bồn cây xanh, giàn hoa pergola, các bức tượng nhỏ, bể cảnh cùng với đài phun nước. Hình 4.44 : Biệt thự có phong cách kiến trúc địa phương ở Pháp và biệt thự kiểu Pháp tại Đà Lạt NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 117 Hình 4.46 : Các biệt thự ĐàLạt tạo điểm nhấn trên mặt đứng với mái che lối vào chính hoặc cửa sổ, cầu thang ngoài trời. Hình 4.45 : bồn hoa kết hợp với cửa đi và cửa sổ trên mặt đứng biệt thự cổ Đà Lạt NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 118 CHƯƠNG 5 : TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ CHUNG CƯ 5.1 TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ THẤP TẦNG : 5.1.1 Khái niệm : - Theo QCVN 03:2012, nhà chung cư bao gồm các loại sau: chung cư cao tầng, chung cư nhiều tầng, chung cư thấp tầng, chung cư mi ni [ Phụ lục A, trang 19, QCVN 03:2012/BXD ] - Chung cư thấp tầng là loại nhà ở có từ 4 – 7 tầng , dành cho nhiều hộ gia đình cùng sinh sống trong một khối nhà, dùng chung hành lang, cầu thang và có một số không gian phục vụ chung như : nhà xe, sinh hoạt cộng đồng, sân chơi, dịch vụ [4] 5.1.2 Đặc điểm chung : [4] - Nhà chung cư được thiết kế dựa trên thành phần cơ bản của nó là căn hộ. Mỗi căn hộ chứa đựng tất cả các không gian phục vụ đời sống sinh hoạt độc lập khép kín của một gia đình. Các căn hộ này được bố trí trên cùng một tầng hay ở các tầng khác nhau, nhưng ngăn cách với nhau bởi các vách, tường, sàn. - Tiêu chuẩn diện tích ở, các tiện nghi phục vụ được nghiên cứu sao cho đáp ứng được điều kiện kinh tế xã hội, tiêu chuẩn XD hiện hành, và phù hợp các tầng lớp dân cư khác nhau - Trang thiết bị kỹ thuật của nhà chung cư thấp tầng được bố trí trong các không gian ở tầng hầm hay trệt, tầng kỹ thuật trên cùng. Hệ thống ống gen (gain) kỹ thuật điện, nước, PCCC, thông tin, an ninh, thu rác phải được thiết kế đồng bộ với giải pháp kiến trúc. - Hệ thống giao thông theo chiều đứng của nhà chung cư thấp tầng là các thang bộ và thang thoát hiểm. Trong nhiều trường hợp vẫn có thể có thang máy và việc bố trí hệ thống thang máy có ảnh hưởng rất lớn đến bố cục mặt bằng của nhà chung cư . - Giải pháp kết cấu có ảnh hưởng lớn đến giải pháp kiến trúc. Các hệ kết cấu phổ biến của chung cư thấp tầng : kết cấu BTCT, kết cấu thép hình kết hợp với BTCT dự ứng lực, kết cấu hỗn hợp 5.1.3 Phân loại : Gồm các loại : - Chung cư kiểu đơn nguyên (đơn nguyên ghép hoặc đơn nguyên đôc lập ) - Chung cư kiểu hành lang bên - Chung cư kiểu hành lang giữa. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 119 Ngoài ra còn có loại chung cư kiểu hành lang giữa và bên kết hợp. 5.2 QUY HOẠCH TỔNG mặt bằng KHU NHÀ Ở CHUNG CƯ 5.2.1 Cơ cấu không gian Hệ thống không gian khu nhà ở chung cư gồm các loại không gian sau:  Không gian riêng tư: Đây là không gian quan trọng nhất trong khu nhà ở, là không gian của các căn hộ gia đình riêng biệt được tổ hợp với nhau. Trong chung cư hay trong khu ở, các căn hộ cần đảm bảo tính độc lập và mối quan hệ bên trong, nhưng đồng thời vẫn có sự liên hệ với cộng đồng bên ngoài. Đảm bảo sự riêng tư của các căn hộ, nhà nọ không làm phiền nhà kia, các khu sảnh, hành lang giao thông công cộng, lối vào các căn hộ cũng không làm phiền đến sự yên tĩnh, riêng tư của từng gia đình Cơ cấu căn hộ ở được hình thành để giải quyết diện tích ở, mật độ nhân khẩu, thiết lập các nhu cầu tiện nghi tối thiểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan.  Không gian nửa riêng tư, nửa công cộng: Không gian nửa riêng tư, nửa công cộng là không gian chuyển tiếp giữa không gian riêng tư và không gian công cộng. Ví dụ : tiền sảnh trong căn hộ, sảnh tại lối vào chính các đơn nguyên, sảnh tầng, hành lang Hình 5.1 : Sơ đồ mặt bằng các loại nhà chung cư CHUNG CƯ KIỂU GHÉP ĐƠN NGUYÊN CHUNG CƯ KIỂU ĐƠN NGUYÊN ĐỘC LẬP CHUNG CƯ KIỂU HÀNH LANG GIỮA CHUNG CƯ KIỂU HÀNH LANG BÊN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 120 Cấu trúc không gian chuyển tiếp được tạo nên bởi cơ cấu không gian cá thể và được chuyển hóa và hình thành hệ thống tầng bậc trong không gian, được liên kết từ nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp, nâng cao giá trị môi trường ở, tạo điều kiện tiện nghi cho khu ở.  Không gian công cộng: Là các không gian phục vụ chung cho cộng đồng dân cư trong khu ở, gồm các công trình thương mại dịch vụ, nhà trẻ, phòng sinh hoạt cộng đồng, đường đi dạo, công viên ,hồ bơi, sân thể thao Qua hệ thống không gian giao tiếp, không gian công cộng để phục vụ cho không gian riêng tư. Toàn bộ hệ thống ba không gian trên được hình thành theo nguyên tắc tổ hợp liên kết không gian từ thấp đến cao, gắn bó và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đơn vị ở. Trong đó không gian riêng tư mang tính chất công trình, còn không gian nửa riêng tư - nửa công cộng và không gian công cộng mang tính chất xã hội, cảnh quan, môi trường. 5.2.2 Tổ chức không gian tổng mặt bằng : Khi tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở chung cư cần chú ý các vần đề cơ bản sau: Hình 5.1 : Cơ cấu ba loại không gian trong mặt bằng tổng thể khu chung cư Scenic Valley – Phú Mỹ Hưng. [ nguồn : www.phumyhung.com.vn ] Không gian riêng tư Không gian nửa riêng tư- nửa công cộng Không gian công cộng ` NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 121 - Vị trí khu đất , đặc điểm hiện trạng và mạng lưới giao thông khu vực. - Hướng nhà và cảnh quan xung quanh . - Hợp lý về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc : mật độ xây dựng , hệ số xử dụng đất , khỏang lùi công trình, mật độ cây xanh, diện tích bãi đậu xe, dân số..v.v - Tổ chúc hợp lý các hình thức giao thông trong khu ở gồm : + Giao thông khu vực . + Giao thông tiếp cận . + Giao thông nội bộ. Kiến trúc nhà cao tầng và nhiều tầng có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan và tính hiện đại cho khu ở và đô thị, quy hoạch tổng mặt bằng nên kết hợp với các loại nhà ở khác để tạo thành những không gian ở tiện nghi , hợp lý về mặt công năng sử dụng, giao thông thuận tiện, mỹ quan và vệ sinh môi trường. Trong khu đất xây dựng ngoài quỹ đất dành cho nhà ở, còn có các loại đất dành cho giao thông, cây xanh, sân chơi, TDTT và các công trình dịch vụ công cộng. 5.2.2.1 Bố cục khối nhà ở chính - Bố cục và hướng khối nhà ở chính phải đảm bảo các yêu cầu về tầm nhìn từ căn hộ ra ngoài, chiếu sáng, thông gió, phòng cháy chữa cháy, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh, đồng thời phù hợp những yêu cầu dưới đây: a) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời; b) Tận dụng thông gió tự nhiên mát về mùa hè, hạn chế gió lạnh về mùa đông, tránh tạo thành vùng áp lực gió; c) Thuận tiện cho việc thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cung cấp điện, nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc, cấp khí đốt (gaz), giao thông, sân vườn, cổng và tường rào. - Nên lựa chọn giải pháp tổ chức mặt bằng và hình khối nhằm đảm bảo tăng độ cứng công trình. - Tuỳ thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, khoảng lùi tối thiểu của nhà chung cư không được nhỏ hơn 6m. - Khoảng cách giữa các mặt nhà đối diện của hai nhà chung cư độc lập phải đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sáng tự nhiên, không cháy lan khi có sự cố và không được nhỏ hơn 25m. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 122 5.2.2.2 Giao thông, lối vào, bãi xe Khi xây dựng nhà chung cư phải bố trí chỗ để xe. Chỗ để xe có thể đặt trong công trình (hầm hoặc trệt), hoặc ngoài công trình. Diện tích chỗ để xe được tính như sau: - Chỗ để xe ô tô: + Khối căn hộ : tính từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích 25m²/xe [theo TCXDVN 323-2004]; hoặc mỗi 100 m² sàn căn hộ cần có 20 m² đậu xe (kể cả đường nội bộ trong nhà xe). [ theo QĐ 1254/BXD-KHCN v/v Hướng dẫn áp dụng chỉ tiêu kiến trúc cho nhà ở cao tầng ] + Khối thương mại dịch vụ : từ 100 m² đến 200 m² sàn cần có 1 chổ đậu ôtô - Chỗ để xe máy, xe đạp: tính 2 xe máy/hộ với tiêu chuẩn diện tích từ 2,5m²/xe đến 3,0m²/xe ; và 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích: 0,9m²/xe. Đối với căn hộ dành cho người tàn tật cần tham khảo TCXDVN 264: 2002 “ Nhà ở-Hướng dẫn xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”. Hình 5.2 : Habour Isle apartmen-Copenhagen, Denmark -Thiết kế : Lundgaard & Tranberg Arkitekter. [ nguồn : The Architecture of Apartment design in the world ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 123 Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khu nhà chung cư, đường dành cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay xe không nhỏ hơn 15m x 15m. Ngoài ra cần chú ý buồng thu rác phải có lối vào riêng và có cửa mở ra ngoài ở tầng trệt. Cửa buồng thu rác được cách ly với lối vào nhà bằng tường đặc hoặc tường chống cháy. 5.2.2.3 Cây xanh, sân chơi, sân TDTT : Trong khu ở, hệ thống cây xanh vườn hoa công viên nhằm phục vụ cho vấn đề vui chơi, giao lưu, giải trí, TDTT của trẻ em và người lớn. Cây xanh thường được tổ chức gắn liền với hệ thống giao thông nội khu, sân bãi, vườn trẻ có thể đồng thời là hệ thống cây xanh cách ly. Trên nền hình khối không gian và mặt đứng các toà nhà thì cây xanh là yếu tố quan trọng để tạo cảnh quan cho khu vực quanh nhà ở. Cây xanh cần kết hợp hài hòa với mặt nước, quảng trường, sân bãi, để tạo hiệu quả cao về mỹ quan, đảm bảo vệ sinh môi trường ở. Yêu cầu diện tích cây xanh trong khu ở phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị, và phù hợp với điều kiện tự hiên, khí hậu cũng như tính chất của khu ở. Cụ thể, dự kiến thành phố sẽ ban hành quy chế ràng buộc các chủ đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị mới phải đảm bảo diện tích mảng xanh theo đúng quy chuẩn 2 m²/người; diện tích các sân chơi 0,6m²/người. Ngày nay với xu hướng “ kiến trúc xanh “, thì việc tổ chức quy hoạch cây xanh trong khu ở càng được quan tâm, nhằm tạo ra những môi trường sống cân bằng và có bản sắc riêng. Hình 5.3 : Không gian cây xanh, sân chơi và TDTT của dự án The Bridge View – quận 7, Tp.HCM. [nguồn:www.namlong vn.com] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 124 5.2.2.4 Không gian sinh hoạt cộng đồng Tổ chức không gian công cộng trong khu ở không chỉ để đảm bảo các nhu cầu giao tiếp cộng đồng, vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi cư dân, thỏa mãn các nhu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần của sinh hoạt đời sống mà còn có khả năng tạo bản sắc, cái hồn riêng cho khung cảnh sống, nơi chốn ở. Không gian này còn gọi là không gian giao tiếp, gồm các không gian sau: + Sảnh chính vào nhà chung cư phải dễ dàng nhận biết. Sảnh cần được bố trí thêm các chức năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ ngồi đợi cho khách, hòm thư báo của các gia đình v.v... + Trong nhà ở chung cư cần bố trí phòng đa năng ở tầng trệt hay tầng lững, kết hợp với sảnh hoặc có thể bố trí ở trên mái hoặc trong tầng phục vụ công cộng, được dùng vào các mục đích sinh hoạt hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc phục vụ các nhu cầu thể thao văn hoá của cộng đồng sống trong tòa nhà. Tiêu chuẩn được tính từ 0,8m²/chỗ ngồi đến 1,0m²/ chỗ ngồi với diện tích không nhỏ hơn 36m². + Sảnh tầng nên có diện tích tối thiểu là 9m² và được chiếu sáng để phù hợp với các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra trong khu ở còn có thư viện, phòng giữ trẻ, phòng tập Gym, hồ bơi cho trẻ em và người lớn, nhà hàng, quán café, cửa hàng tiện ích 5.2.3 Căn hộ trong chung cư thấp tầng 5.2.3.1 Phân loại theo số phòng ngủ - Căn hộ 1 phòng ngủ (45 – 55 m2) - Căn hộ 2 phòng ngủ (65 – 75 m2) - Căn hộ 3 phòng ngủ (90 – 110 m2) - Căn hộ có 4-6 phòng ngủ (>110 m²) Hình 5.4 : Các hoạt động giao tiếp ngoài nhà của người dân [ nguồn : The Architecture of Apartment design in the world ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 125 Hình 5.5 : Căn hộ 1 phòng ngủ dạng Studio : không ngăn phòng mà kết hợp khách, ngủ , bếp ăn, làm việc trong cùng một không gian Hình 5.7 : Căn hộ 3 phòng ngủ Hình 5.6 : Căn hộ 2 phòng ngủ NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 126 5.2.3.2 Phân loại theo đặc điểm không gian và vị trí (Hình 5.9 ) - Căn hộ tiêu chuẩn: có các phòng cùng cao độ trong một mặt bằng sàn - Căn hộ có gác lửng (Loft) [ hình 5.9:a ] - Căn hộ trệt có lối ra sân vườn phía trước [ hình 5.9:b] - Căn hộ vượt tầng hoặc chồng tầng (duplex): có các phòng trên hai tầng. - Căn hộ cao cấp (Penthouse) thường ở các tầng trên cùng hoặc trên đỉnh tòa nhà, có sân vườn, có tầm nhìn đẹp bao quát. [ hình 5.9:c] Hình 5.8 : Căn hộ 4 phòng ngủ - một tầng và hai tầng Hình 5.9: a) Căn hộ có gác lửng Hình 5.9: b) Chung cư Mỹ Tú 1 - căn hộ trệt có lối ra sân vườn phía trước và phía sau [ nguồn : www.phumyhung.com.vn ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 127 5.2.3.3 Cơ cấu căn hộ : Tỷ lệ phần trăm các loại căn hộ khác nhau là cơ sở quan trọng để tổ hợp mặt bằng kiến trúc chung cư. Thông thường các loại căn hộ được bố trí theo tỷ lệ sau : - Căn hộ 1 phòng ngủ (45 – 55 m²) chiếm 15% - 20% - Căn hộ 2 phòng ngủ (65 – 75 m²) chiếm 50% - 60% - Căn hộ 3 phòng ngủ (90 – 110 m²) chiếm 20% - 30% - Căn hộ Penthouse : 4-6 phòng ngủ(>110 m²) chiếm 5% 5.2.3.4 Thiết kế không gian trong căn hộ Căn hộ trong nhà chung cư cũng được phân thành 2 khu sinh hoạt chung và khu sinh hoạt riêng  Khu sinh hoạt chung : là các không gian tập trung đông người và có tần suất sử dụng cao, ưu tiên thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên gồm phòng khách, sinh hoạt chung, phòng ăn và bếp.  Phòng khách thường có diện tích 14 m² đến 24 m², tùy theo số người sống trong căn hộ. Có thể kết hợp phòng khách với phòng sinh hoạt chung. Hình 5.9: c) Căn hộ cao cấp (Penthouse) Hình 5.10 : Khu sinh hoạt chung cần có tầm nhìn ra bên ngoài, nên gắn liền bancông - lôgia , kết hợp trồng cây xanh NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 128 - Phòng ăn trong căn hộ thường không lớn nhưng vẫn bảo đảm việc ăn uống diễn ra thoải mái, diện tích từ 7m² đến 12 m². Phòng ăn nên kề liền với bếp để tiện tiếp thực. Có thể dùng bàn ăn kiểu bán đảo cho bữa ăn đơn giản. - Bếp: là nơi chế biến, nấu nướng và chuẩn bị thức ăn, rửa sạch nồi, chén dĩathường có 6 cách bố trí mặt bằng bếp: 1 dãy, hai dãy, hình chũ U; hình chũ L; có đảo; bán đảo. Tam giác liên hệ giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa nên có tổng chiều dài cạnh ngắn nhất.  Khu sinh hoạt riêng tư : Không gian này gồm các phòng ngủ, làm việc riêng của các thành viên trong gia đình, với phòng vệ sinh tắm kèm theoKhu này cần bảo đảm tính kín đáo, yên tĩnh.  Phòng ngủ: là không gian riêng tư yên tĩnh, diện tích phòng ngủ có thể từ 12 m² đến 16 m². Phòng ngủ cần được nghiên cứu sao cho có chỗ kê vật dụng và khoảng trống mở cửa. Phòng ngủ chủ hộ (master bedroom) thường có phòng vệ sinh – tủ quần áo riêng ( master bathroom). Ba nhân tố quan trọng tạo sự thoải mái cho phòng ngủ là: + Có đủ chiều dài tường để kê đồ đạc và đủ chiều rộng để bố trí giường ngủ (phòng ngủ 2 người phải có chiều rộng tối thiểu 2,9m). + Lối đi lại trong phòng vừa đơn giản vừa thuận tiện. + Bảo đảm quan hệ hợp lý giữa 3 vị trí: Ngủ - Vệ sinh, tắm – Làm việc riêng. - Phòng vệ sinh - tắm : có thể phục vụ chung cho các không gian chung hoặc riêng cho từng phòng ngủ . Nên phân rõ khu khô và khu ướt để phòng vệ sinh luôn khô thoáng sạch sẽ. Vệ sinh phòng ngủ chính có thể bố trí 2 chậu rửa cho chồng và vợ dùng riêng. Phải cố gắng bố trí khu vệ sinh gần ống Gain kỹ thuật nước. - Kho chứa và tủ tường: căn hộ cần có các loại kho và tủ tường, nên dùng các không gian thừa hoặc vị trí bất lợi để bố trí kho. Tủ quần áo phòng ngủ chính (walkin-closet) có thể đi vào được Hình 5.11 : Mặt bằng 6 kiểu bố trí bếp NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 129  Phối hợp không gian trong căn hộ : Phần lớn các căn hộ có diện tích cho phép hạn hẹp, nên việc bố cục không gian phải chặt chẽ .Các nguyên tắc thường được áp dụng là: - Tạo khoảng không gian trung tâm căn hộ rộng rãi để bố trí các không gian sinh hoạt chung như : Phòng khách, phòng ăn, sinh hoạt chung ( hình 5.12 ) - Đẩy khối ướt ra biên căn hộ, sát hành lang công cộng. Khối ướt gồm: bếp, tắm -vệ sinh, nơi giặt phơicần tiếp cận hệ thống kỹ thuật, nhất là ống gain cấp thoát nước. Ống gain này là trung tâm giữa các bộ phận thuộc khối ướt, nên bố trí sát hành lang công cộng hay sát tường ngoài nhà để dễ tiếp cận sửa chữa, không phải vào trong căn hộ khác. ( hình 5.13) - Ưu tiên cho chiếu sáng và thông thoáng gió tự nhiên. Bố trí sao cho các không gian chính tiếp xúc tốt với bên ngoài nhà, nhất là về phía có hướng gió, nắng tốt. Nên bố trí các thành phần kỹ thuật vào phía trong căn hộ để không cản trở việc mở rộng các cửa sổ tiếp xúc với ngoài trời. Hình 5.12 : Khu SHC rộng rãi trong căn hộ Hình 5.13: Khối ướt bố trí giáp hành lang Hình 5.14: Avalon Appartment - đường Nguyễn Thị Minh Khai,Q.1 : đa số các phòng chính trong căn hộ được chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 130 5.3 HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VÀ TỔ HỢP KHÔNG GIAN 5.3.1 Chung cư thấp tầng kiểu hành lang Là loại nhà ở có các căn hộ đặt dọc theo một bên hoặc hai bên hành lang, các căn hộ sử dụng hành lang làm lối đi chung, chiều rộng hành lang từ 1,6m đến 2m, khoảng cách căn hộ đến thang bộ không quá 25m.  Ưu điểm: - Dễ tổ chức các căn hộ có diện tích nhỏ (khoảng 45 m²–70 m²). - Tiết kiệm cầu thang bộ vì 1 thang bộ có thể phục vụ 1 đoạn nhà đến 25m. - Do đó thường áp dụng cho nhà chung cư phục vụ người có thu nhập thấp.  Khuyết điểm: - Chiều ngang nhà bị mỏng, không có lợi về chịu lực. - Kiến trúc mặt đứng đơn điệu. - Tính kín đáo yên tĩnh của căn hộ kém vì việc đi lại trên hành lang, cầu thang sẽ gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình về tiếng ồn, bị nhòm ngó, vệ sinh hàng lang chung không đảm bảo. - Tốn diện tích giao thông do hành lang công cộng dài. Chung cư thấp tầng kiểu hành lang phổ biến nhất là các loại sau : 5.3.2 Chung cư hành lang bên: ( hình 5.15) Loại chung cư này có hành lang tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, các căn hộ được bố trí về một phía của hành lang. Chung cư hành lang bên đảm bảo thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt, kết cấu đơn giản dễ thi công, nhưng mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các gia đình khá lớn, khả năng cách ly, tiếng ồn kém. Loại nhà này có các dạng sau: - Chung cư hành lang bên có cầu thang ngoài. (hình 5.15-a) - Chung cư hành lang bên có cầu thang giữa. (hình 5.15-b) - Chung cư hành lang bên có hình dáng tự do. .(hình 5.15-c) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 131 5.3.3 Chung cư hành lang giữa: ( hình 5.16) Trong loại nhà này, các căn hộ đặt dọc hai bên hành lang. Nhà có thể có 1, 2 hay nhiều hành lang. * Ưu điểm: giá thành xây dựng tương đối rẻ do bố trí được nhiều căn hộ trong 1 tầng, không cần nhiều thang bộ, thang máy, kết cấu đơn giản và dễ thi công. * Khuyết điểm: Hướng nhà không có lợi đối với một trong hai dãy, khả năng thông gió xuyên phòng kém. Các hộ ảnh hưởng lẫn nhau về mặt cách ly và riêng tư, cách âm chống tiếng ồn. Loại nhà này có các dạng mặt bằng sau:  Hình chữ nhật. (hình 5.16-a)  Các hình chữ nhật xếp lệch nhau. (hình 5.16-b)  Hình dáng tự do. (hình 5.16-c) Hình 5.15: Các dạng mặt bằng của chung cư hành lang bên a) b) c) Hình 5.16: Các dạng mặt bằng chung cư hành lang giữa a) b) c) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 132 5.3.4 Chung cư kiểu chồng tầng Loại nhà ở này là một hình thức phát triển của kiểu chung cư hành lang giữa hoặc chung cư hành lang bên. Ngoài những hành lang và cầu thang chung dành cho toàn khối chung cư, mỗi căn hộ được bố trí 2 tầng có cầu thang nội bộ bên trong để liên hệ giữa tầng dưới và tầng trên. * Ưu điểm: - Tiết kiệm được diện tích giao thông. - Bảo đảm tính linh hoạt trong việc tổ chức các loại căn hộ, có thể phối hợp các căn hộ ít phòng và nhiều phòng dễ dàng. - Bảo đảm sự cách ly và tính riêng tư của từng căn hộ, cách ly tiếng ồn tốt. * Khuyết điểm: - Kết cấu và thi công phức tạp, khó công nghiệp hoá , mặt bằng các tầng khác nhau nên giải quyết đường ống kỹ thuật khó khăn. Hình 5.17 : Chung cư Marseilles - Đơn vị ở (Unité d’Habitation) -– Kts Le Corbusier NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 133 5.3.5 Chung cư kiểu đơn nguyên : Chung cư kiểu đơn nguyên hay kiểu phân đoạn là loại nhà xây dựng rất phổ biến. Đơn nguyên là một tập hợp nhiều căn hộ bô trí quanh một lõi thang, thông thường mỗi đơn vị đơn nguyên có từ 2 đến 6 căn hộ. Thông thường người ta lắp ghép nhiều đơn nguyên (thường từ 3 đến 5 đơn nguyên) theo chiều ngang, chiều dọc hoặc ghép tự do. Khi thiết kế nhà chung cư kiểu đơn nguyên thì việc chủ yếu là chọn giải pháp hợp lý cho đơn nguyên điển hình. Đơn nguyên có thể phân làm 3 loại: đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giưã và đơn nguyên góc. Chung cư dạng đơn nguyên có nhiều ưu điểm hơn so với các loại nhà ở khác: bảo đảm tiện nghi, cách ly tốt, thích hợp với nhiều loại khí hậu, kinh tế khuyết điểm là khó khăn trong việc tổ chức thông gió trực tiếp và thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản.  Phương pháp tổ chức mặt bằng một đơn nguyên - Mối quan hệ giữa các phòng ở : đó là sự sắp xếp tương quan giữa phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, và lối vào. Tổ chức mặt bằng căn hộ có hai cách giải quyết: tiền phòng là trung tâm của căn hộ hay phòng chung (khách-SHC) là không gian liên hệ chính của căn hộ (phải qua phòng chung để vào phòng ngủ và các phòng khác). - Tương quan vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ: vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng, sao cho vấn đề đi lại thuận tiện, sử dụng diện tích tiết kiệm, đảm bảo thông gió, chiếu sáng tốt Hình 5.18 : Các dạng đơn nguyên điển hình NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 134  Các kiểu phân đoạn chính + Đơn nguyên 2 căn hộ: mặt bằng mỗi tầng có 2 căn hộ đối xứng (hoặc không đối xứng) nhau qua cầu thang. Đây là loại nhà ở có tiêu chuẩn khá cao, chất lượng sử dụng tốt vì đảm bảo mức độ yên tĩnh, cách ly cao, thông gió chiếu sáng tốt . Loại này có nhược điểm là giá thành cao. Hình 5.19: Chung cư Mỹ Tú 1- Phú Mỹ Hưng : qui mô 1 hầm + 5 tầng có thang máy. Mỗi căn hộ có hai tầng (kiểu duplex) và đối xứng qua cầu thang. Thang máy chỉ có hai điểm dừng ở tầng 1 và tầng 3. [www.phumyhung.com. vn] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 135 + Đơn nguyên 3 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên có 3 căn hộ thường không đối xứng qua cầu thang. + Đơn nguyên 4 - 6 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên lọai này thường có hình chữ nhật, có thể đối xứng hoặc không đối xứng qua thang. Loại nhà này có chiều dầy lớn, hiệu quả kinh tế cao vì 1 nút giao thông đứng cho số hộ lớn hơn , đảm bảo cách ly, yên tĩnh tốt nên được phát triển rộng rãi. Hình 5.20: Đơn nguyên 2 căn hộ không đối xứng qua cầu thang – Dự án Panorama, Phú Mỹ Hưng [ www.phumyhung.com.vn ] Hình 5.22 : Mặt bằng đơn nguyên 4 và 6 căn hộ đối xứng qua sảnh thang [www.phumyhung.com.vn ] Hình 5.21:. Garden Plaza 2 – MB tầng 4 - đơn nguyên 3 căn hộ [ www.phumyhung.com.vn] Caên hoä C3 Caên hoä C4 b) Mặt bằng điển hình- chung cư Mỹ Khánh 3 a) Mặt bằng điển hình- chung cư Cảnh Viên 1 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 136 5.4 YÊU CẦU CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT : Các yều cầu về kỹ thuật của nhà chung cư nói chung thể hiện trong việc điều hợp giữa giải pháp kiến trúc và các hệ thống kỹ thuật như thông tin liên lạc, an ninh quản lý tòa nhà. Những hệ thống có ảnh hưởng hoặc có thể làm thay đổi giải pháp kiến trúc là: Hệ thống giao thông; hệ thống kết cấu ; hệ thống PCCC - cứu nạn, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu rác. 5.4.1 Yêu cầu về tổ chức giao thông :  Hệ thống giao thông theo phương đứng trong nhà chung cư quyết định đến giải pháp bố trí mặt bằng và chất lượng sử dụng cho nên khi thiết kế cần quan tâm đặc biệt . Nút giao thông đứng gồm những thành phần sau: thang máy, thang bộ, phòng kỹ thuật, hệ thống gen kỹ thuật : + Thang máy : nên bố trí ở lõi cứng (thường ở trung tâm mặt bằng công trình) để thuận lợi cho giải pháp kết cấu, việc vận chuyển khách và thiết kế đường ống kỹ thuật. Để đạt hiệu suất sử dụng tốt, thang máy nên bố trí theo cụm và không quá xa nhau, nên gần thang bộ để việc sử dụng được linh hoạt và kinh tế. Hình 5.23:. Sơ đồ bố trí nhóm thang máy [ Ken Yeang, Service Cores –Detail in Building, Wiley-Academy, Italy, 2000 ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 137 + Thang bộ: có thể phân thành các loại: cầu thang chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín (giữa nhà), cầu thang ngoài trời. Số lượng, kích thước, vị trí thang phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng, số tầng của tòa nhà, số người , giải pháp thoát người. Nhưng chiều rộng (thông thủy) của 1 vế thang công cộng được nhiều nước qui định ít nhất là 1,2m và do đó chiều rộng buồng thang ít nhất là 2,4 m. Chiếu nghỉ và chiếu tới không hẹp hơn 1,2m.  Hệ thống giao thông theo phương ngang gồm: lối vào chính, sảnh tòa nhà nơi bố trí hộp thư của các căn hộ, quầy tiếp tân, bảo vệ Sảnh và hành lang chung ở các tầng. Khoảng cách từ cửa thang máy đến tường đối diện không nên nhỏ hơn 2,1m. Hành lang có chiều rộng theo tính toán thoát người khi có sự cố, không hẹp hơn 1,2m Hình 5.24:. Mặt bằng điển hình của một chung cư cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị .[ Nguồn : kienviet.net ] Hình 5.25:. Mặt bằng trệt tổ chức giao thông thoát hiểm tách biệt cho : Thang bộ từ trên xuống và Thang bộ từ dưới hầm lên NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 138 5.4.2 Yêu cầu về Phòng cháy chữa cháy Tổ chức PCCC trong chung cư cần chú ý các điều cơ bản sau : - Phải đảm bảo khoảng cách an toàn để thoát hiểm từ cửa căn hộ xa nhất đến lối thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 25m. - Thang thoát hiểm: tùy qui mô mặt bằng đơn nguyên, có thể là 1 hoặc 2 thang. Trường hợp mặt bằng có 2 thang, nên thiết kế có 1 thang tiếp giáp với bên ngoài. - Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau: + Đi từ các căn hộ tầng trệt trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài; + Đi từ căn hộ ở bất kỳ tầng nào (trừ tầng trệt) ra hành lang có lối thoát. - Cầu thang , phòng đệm hoặc hành lang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang; + Có đèn chiếu sáng sự cố chạy bằng nguồn điện riêng. 5.4.3 Yêu cầu về hệ thống kết cấu : Với nhà thấp tầng, ngoại trừ một số công trình có yêu cầu đặc biệt, hiện nay phần lớn các dự án chung cư chủ yếu vẫn dùng các giải pháp kết cấu thông dụng như : Hình 5.26:. Mặt bằng điển hình 8 căn hộ với 02 thang thoát hiểm : một thang kín, một thang hở NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 139 5.4.4 Yêu cầu về hệ thống thu rác : Đối với chung cư thấp tầng và nhiều tầng, thường bố trí các ống thu rác dạng gain thẳng đứng : mỗi tầng có các cửa thu rác đổ xuống tầng hầm hay sân nơi có các xe hay bồn nhận rác. Việc bố trí các cửa thu rác phải hết sức cẩn thận để đảm bảo vệ sinh, mỹ quan, tiện dụng và hết sức đề phòng hỏa hoạn vì các loại khí sinh ra từ rác MỞ RA PHÒNG ĐỂ ỐNG THU RÁC MỞ RA a) b) - Vách cứng có ưu điểm là kích thước dẹp hơn cột không ảnh hưởng trang trí nội thất nên vách cứng thường được đặt vào vị trí tường ngăn giữa các căn hộ. - Trong thực tế, các dự án thường áp dụng giải pháp kết hợp giữa 2 hệ kết cấu trên.(hình 5.27b) - Vật liệu kết cấu thông thường là BTCT, BTCT dự ứng lực hoặc thép hình. Hình 5.28:. Mặt bằng bố trí gain thu rác với minh họa cho hệ thống thu rác, cửa đổ rác. Hình 5.27: a) Khung chịu lực + lõi cứng, b) Vách cứng chịu lực + lõi cứng NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 140 5.4.5 Yêu cầu về hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc : Hệ thống cấp điện cho nhà chung cư ngoài nguồn điện chính từ lưới điện thành phố ( nguồn động lực) còn có nguồn điện dự phòng từ máy phát điện. Nguồn điện dự phòng thường sử dụng khi phải ngắt nguồn chính để : - kiểm tra, bảo trì, sửa chữa khắc phục sự cố của nguồn điện động lực - khi có sự cố cháy nổ , nguồn động lực sẽ ngưng hoạt động do bị tự động ngắt điện bởi các thiết bị bảo vệ. Hệ thống sẽ tự động chuyển sang dùng nguồn điện dự phòng cho chiếu sáng thoát hiểm, vận hành thang máy cứu hỏa. Ngoài ra còn có hệ thống viễn thông và thông tin liên lạc bao gồm : mạng điện thoại – tổng đài điện thoại, cáp truyền hình, thiết bị thu phát tín hiệu vệ tinh (chảo parabol) , mạng internet-wifi ; hệ thống âm thanh công cộng (Public Alrm); hệ thống báo cháy trung tâm; hệ thống quản lý và điều khiển tòa nhà (BMS-Building Management System ); hệ thống kiểm soát ra vào ( ACS- Access Control System ) 5.4.6 Yêu cầu về hệ thống cấp và thoát nước : Để đảm bảo nước sinh hoạt và PCCC đủ áp lực lên đến các tầng cao cần bố trí bể chứa nước và máy bơm áp lực cao ở tầng hầm hoặc khu kỹ thuật ở tầng trệt. Trên mái hoặc sân thượng cũng cần có bể chứa nước để phân phối cho các tầng bên dưới theo hệ thống ống trục đứng và ngang của các tầng. Hệ thống thoát nước bao gồm máy bơm nước bẩn từ bể xử lý nước thải và máy bơm thoát nước mưa, nước rửa sàn tầng hầm. Ngoài ra còn có máy bơm chữa cháy. 5.5 TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG : 5.5.1 Khái niệm : Chung cư cao tầng là loại nhà ở được hình thành từ nhiều căn hộ có không gian khép kín riêng biệt, bố trí liền kề nhau trên cùng một tầng của một tòa nhà có nhiều tầng (>=9 tầng ), phương tiện đi lại chủ yếu bằng thang máy, sử dụng chung một số không gian và dịch vụ công cộng, tạo nên một cộng đồng dân cư . NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 141 Theo TCXDVN 323-2004 “ Nhà ở cao tầng –Tiêu chuẩn thiết kế “ , nhà ở cao tầng là loại nhà ở kiểu căn hộ có chiều cao từ 9 tầng đến 40 tầng. Thiết kế căn hộ trong nhà ở cao tầng cần đáp ứng hai yêu cầu chính : Đa dạng về quy mô căn hộ,đáp ứng nhu cầu ở và phù hợp xu thế phát triển xã hội, thuận tiện sử dụng và quản lý công trình. Đảm bảo điều kiện về tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường, đảm bảo tính độc lập khép kín, tiện nghi an toàn sử dụng. Nguyên nhân sự phát triển nhanh chóng nhà ở cao tầng trong đô thị là do sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tập trung dân cư lớn ở các đô thị và nhu cầu nhà ở luôn tăng cao , trong khi quỹ đất xây dựng đô thị ngày càng thu hẹp. Do đó giải pháp phát triển xây dựng nhà ở cao tầng là một sự lựa chọn tất yếu. Có thể nói chung cư cao tầng là sản phẩm của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và loại hình nhà ở này cũng có những ưu nhược điểm riêng: Ưu điểm : + Tiết kiệm đất xây dựng trong đô thị , tăng diện tích sàn nhà ở, giảm chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, cây xanh, chiếu sáng đô thị. + Hệ số sử dụng đất cao, mật độ cư trú cao hơn so với các loại hình nhà ở khác, hiệu quả đầu tư quỹ nhà ở cao. + Giải phóng không gian mặt đất, tạo sự thông thoáng và tầm nhìn cho người đi bộ, tăng diện tích cây xanh mặt nước, sân bãi. + Tăng tiện nghi cho cuộc sống người dân nhờ có khu thương mại dịch vụ tập trung, tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt căng thẳng cho giao thông đô thị, nâng cao hiệu suất sinh hoạt , làm lợi cho việc khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật , cho công tác quản lý đô thị . + Làm hiện đại phong phú thêm bộ mặt đô thị vì bản thân kiến trúc cao tầng sẽ là các điểm nhấn trong thiết kế quy hoạch cảnh quan đô thị. Từ mái nhà cao tầng có thể tổ chức những điểm nhìn toàn cảnh thành phố, kết hợp các loại hình dịch vụ, giải trí, tham quan NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 142 Nhược điểm : + Yêu cầu thiết kế và xây dựng với kỹ thuật công nghệ cao, chi phí đầu tư xây dựng cao, thời gian thi công kéo dài. + Hệ thống thang máy và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ, chi phí quản lý và vận hành cao. + Con người sống xa mặt đất trong điều kiện không khí loãng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của người già và trẻ em không thuận tiện, ít có thời gian giao tiếp với láng giềng. + Đòi hỏi người dân phải làm quen với văn hóa và lối sống trong nhà cao tầng, biết cách sử dụng thang máy, cách ra vào các cổng có kiểm soát và quản lý, khi có sự cố phải biết cách thoát hiểm từ trên cao xuống và từ dưới hầm lên mặt đất 5.5.2 Phân loại : [4] 5.5.2.1 Phân loại theo số tầng hay độ cao: Hiện nay, tùy theo số tầng mà người ta chia nhà ở cao tầng thành các nhóm : - Nhóm nhà có độ cao thấp: từ 9 tầng - 16 tầng (chiều cao dưới 55m) . - Nhóm nhà có độ cao trung bình: từ 17 tầng-25 tầng (chiều cao dưới 85 m). - Nhóm nhà có độ cao lớn 26 tầng - 40 tầng (chiều cao dưới 120m). - Nhà ở siêu cao tầng : trên 40 tầng (chiều cao trên 120 m) 5.5.2.2 Phân loại theo hình dáng bên ngoài : - Nhà dạng tấm ( Barre ) : các khối hình chữ nhật mỏng, kéo dài với những biến thể của nó với một hướng hay nhiều hướng, trực giao hay gãy khúc. - Nhà dạng điểm hay tháp ( Tour ) : các khối nhà có mặt bằng gọn, vươn theo chiều cao cùng hình thức mặt bằng vuông, chữ nhật, tròn, đa giác, chữ thập, chữ Y, mặt bằng tự do. - Nhà dạng tổ hợp giật cấp: các khối vươn cao theo một hướng, hai hướng hay nhiều hướngcó thể tạo giếng trời, sân trong kết hợp không gian phục vụ công cộng ở phía dưới ngôi nhà , hay chen giữa các tầng cao. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 143 5.5.2.3 Phân loại theo hình dạng mặt bằng : - Dạng hành lang - Dạng đơn nguyên độc lập - Dạng ghép đơn nguyên - Dạng kết hợp đơn nguyên và hành lang 5.5.3 Đặc điểm và yêu cầu kiến trúc của chung cư cao tầng : Nhà ở cao tầng có một số đặc điểm và yêu cầu quy hoạch-thiết kế kiến trúc khác biệt so với nhà ở thấp tầng và nhiều tầng : - Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc : mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tổng số căn hộ, dân số cư trú, diện tích bãi đậu xe, diện tích thương mại dịch vụ - cây xanh- thể dục thể thao, quy mô nhà trẻ phải được tính toán kỹ ngay trong giai đoạn bắt đầu quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế đơn nguyên. - Hình khối lớn: chung cư cao tầng là một tổng thể với số lượng lớn các căn hộ chồng lên nhau theo chiều cao, hình khối công trình lớn nên yêu cầu khi thiết kế phải xử lý hình khối bên ngoài tốt, đường nét kiến trúc, chi tiết trang trí , vật liệu hoàn thiện có cân nhắc chọn lọc , để hình khối mặt ngoài của công trình góp phần cho mỹ quan đô thị. - Thang máy : là phương tiện giao thông thẳng đứng chủ yếu . Vị trí và số lượng thang máy có ảnh hưởng lớn đến bố cục mặt bằng đơn nguyên và tổ hợp không gian kiến trúc, đến hiệu quả và an toàn trong sử dụng, đến giải pháp kết cấu, hệ thống cấp điện, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn. - Tầng hầm : chủ yếu là bãi đậu xe cho các căn hộ và bố trí các phòng kỹ thuật như : máy phát điện, bể nước ( sinh hoạt và PCCC) , trạm bơm riêng cho nước sạch và nước bẩn, bể tự hoại, bể xử lý nước thải, điều hòa không khí trung tâm.. - Tầng kỹ thuật : do khối bệ hoặc tầng trệt là không gian thương mại dịch vụ, do các trang thiết bị kỹ thuật có yêu cầu đặc biệt riêng, yêu cầu cấp thoát nước , yêu cầu phòng cháy chữa cháy nên cần thiết phải bố trí tầng kỹ thuật ở tầng dưới cùng khối tháp. Đặc biệt tầng trên cùng ( sân thượng) có phòng thang máy, bể chứa nước, quạt hút điều áp buồng thang bộ, kim chống sét. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 144 - Lựa chọn giải pháp kết cấu : cho hệ cọc-móng, vách tầng hầm, khối bệ, khối tháp cần lưu ý đến chi phí và tiến độ thi công , tính hiệu quả của không gian và hình khối kiến trúc, sự phối hợp đồng bộ với các hệ thống kỹ thuật và các trang thiết bị khác của tòa nhà. - Giải quyết các vấn đề của căn hộ : số lượng căn hộ trên một tầng, diện tích sàn hữu dụng của từng căn và của tầng điển hình, chổ đổ rác, xử lý khử mùi thoát khói cho khu phụ trong căn hộ, tạo thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho căn hộ. - Giải quyết các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng : khu thương mại tập trung, các dịch vụ tiện ích cho cư dân , hồ bơi , sân bãi thể thao, công viên cây xanh, đường đi dạo, sân chơi trẻ em NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chính : 1. Phạm Hùng Cường- Lâm Quang Cường- Đặng Thái Hoàng – Phạm Thúy Loan – Đàm Thu Trang ( 2012 ). Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, NXB Xây Dựng 2. Đặng Thái Hoàng (2000). Kiến trúc Nhà ở, NXB Xây dựng 3. Trần Văn Khải (2014). Thiết kế môi trường ở, Đại học Kiến trúc TP.HCM 4. Nguyễn Đức Thiềm (2006). Nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà ở, NXB Xây Dựng. 5. Joseph de Chiara – Julius Panero-Martin Zelnik (1995).Time-Saver Standards for Housing and Residential Development, NXB Mc-Graw-Hill. 6. Maureen Mitto – Courtney Nystuen (2007). Residential Interior Design-A guide to planning space , John Wiley & Son, Inc. 7. Quentin Pickard (2006). Cẩm nang Kiến Trúc sư (The Architects’Handbook), NXB Xây Dựng. Tài liệu đọc thêm : 8. Các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam : - QCXDVN 01: 2008/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng - QCVN 06 : 2010/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình - TCVN 4451-2012 : Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế - TCVN 9258-2012 : Chống nóng cho nhà ở - hướng dẫn thiết kế - TCVN 9411 - 2012 : Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 266 -2002: Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 9. Các mẫu nhà giới thiệu trong các tạp chí chuyên ngành như :Kiến trúc VN, Kiến trúc - Hội KTS VN, Kiến trúc và Đời sống, Nhà đẹp, Nội thất. 10. Các website : www.archdaily.com, www.contemporist.com, www.freshome.com, www.acrchi.mag.com, www.aasarchitecture.com ; www.homeadore.com NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 146 DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH A/C ( Air Condition) : Điều hòa không khí Ballcony : Ban công Bath : Phòng tắm Circulation zone : Vùng lưu thông Cold / cool : Lạnh / mát Dining : (Phòng) Ăn Driveway : Đường xe chạy Entrance : Lối vào Entree bloc A : Lối đi vào khối A Foyer : Tiền sảnh Frist floor plan : Mặt bằng lầu 1 Front yard : Sân trước Galley kitchen : Nhà bếp dạng hành lang Garage : Nhà để xe Ground floor plan : Mặt bằng tầng trệt Hallway : Hành lang Hot – Arid : Nóng khô Island feature : Nhà bếp ốc đảo Laundry /sewing : (Phòng) giặt ủi / may vá Lawn : Bãi cỏ Living : (Phòng) Sinh hoạt Long facades shade : Mặt tiền dài đổ bóng Maid room : Phòng người giúp việc Master bedroom : Phòng ngủ chính Narrow for shade : Thu hẹp cho bóng râm Optimum : Tối ưu Outdoor foyer : Tiền sảnh ngoài nhà Patio : Hàng hiên Peremial garden : Vườn cây lâu năm Place – setting zone : Khu vực chuẩn bị Plan : Phương án / mặt bằng Porch : Hiên có mái che ( trước lối vào nhà) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 147 Primary wind : Gió chính Promenade : Đường đi dạo Rock garden : Vườn đá Rotate for street shade : Xoay tạo bóng mát đường phố Screen : Tấm chắn / Bình phong Secondary wind : Gió thứ cấp Shared access zone : Vùng dùng chung Single wall kitchen : Nhà bếp tường đơn Sitting zone : Khu vực ngồi Store : Kho Street : Đường phố Street section : Mặt cắt đường phố Table diameter : Đường kính bàn Temperate : Khí hậu ôn hoà Terrace : Sân thượng Tripical – Humid : Nhiệt đới ẩm U-shaped kitchen : Nhà bếp hình chữ U Vegetable garden : Vườn rau Vertical plane : Cây cao Wardrobe : Tủ quần áo Wet /dry Kitchen : Nhà bếp ướt / khô Wide street : Đường phố rộng Winter / Summer wind : Gió mùa đông / mùa hè Winter solar orientation: Hướng mặt trời mùa đông Woodland garden : Vườn trồng cây (cây lớn)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_nha_o_phan_2.pdf