Bô bin được làm sạch đúng yêu cầu
kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự.
Động cơ hoạt động bình thường, êm
dịu.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch bôbin
200 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình modun: Bảo dưỡng động cơ đốt trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
469 – 88.479 mm 0.021 – 0.044 mm
4.2.6 Chốt piston. Ta có thể kiểm tra như sau:
- Dùng dưỡng so đường kính lỗ bệ chốt để xác định đường kính trong của lỗ.
(Hình 2.22-a).
- Đo đường kính chốt Piston bằng panme. Từ đó xác định được khe hở dầu giữa
chốt Piston và lỗ bệ chốt.
- Dùng mắt quan sát các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt.
- Dùng dưỡng so đo đường kính lô đầu nhỏ thanh truyền
- Đường kính tiêu chuẩn của chốt Piston; Đường kính tiêu chuẩn của lỗ đầu nhỏ
thanh truyền; Khe hở dầu của chốt Piston và lỗ đầu nhỏ thanh truyền là:
Động cơ 4A – GE 2AZ – FE
Đường kính chốt Piston 20.006 – 20.012 mm 21.997 – 22.006 mm
Khe hở dầu tiêu chuẩn 0.004 – 0.008 mm 0.005 – 0.011 mm
Đường kính lỗ đầu nhỏ 20.012 – 20.022 mm 22.005 – 22.014 mm
Động cơ 2AZ – FE
Đường kính lỗ chốt Piston 22.001 – 22.010 mm
134
Đường kính chốt Piston 21.997 – 22.006 mm
Khe hở dầu tiêu chuẩn 0.001 – 0.007 mm
- Kiểm tra độ khít giữa Piston và chốt bằng cách giữ nguyên Piston và lắc thanh
truyền qua, lắc lại.
- Kiểm tra độ lắp khít của chốt khi Piston được làm nóng. Dùng tay đẩy nhẹ chốt
vào lỗ bệ chốt. Nếu lắp được ở nhiệt độ thấp phải thay chốt và Piston mới.
a)
c)
b)
135
4.2.7 Vòng găng.
a. Kiểm tra khe hở miệng
- Dùng căn lá, đặt xéc măng vào mẫu hoặc xilanh mới.
- Đặt xéc măng ở đáy xilanh gần điểm thấp nhất của hành trình xéc măng.
- Kiểm tra ở một số điểm cần thiết.
- Giá trị khe hở miệng:
Động cơ Loại xéc măng Khe hở tiêu chuẩn Khe hở lớn nhất
4A – F
Xéc măng khí số 1
Xéc măng khí số 2
Xéc măng dầu
0.25 – 0.35 mm
0.15 – 0.30 mm
0.10 – 0.60 mm
1.07 mm
1.02 mm
1.62 mm
4A – GE Xéc măng khí số 1
Xéc măng khí số 2
Xéc măng dầu
0.25 – 0.47 mm
0.20 – 0.42 mm
0.15 – 0.52 mm
1.07 mm
1.02 mm
1.12 mm
h
136
b. Kiểm tra khe hở cạnh(chiều cao)
- Dùng căn lá để kiểm tra.
- Giá trị khe hở cạnh là:
Xéc măng Khe hở cạnh tiêu chuẩn
Xéc măng khí số 1 0.04 – 0.08 mm
Xéc măng khí số 2 0.03 – 0.07 mm
c. Kiểm tra khe hở lƣng:
- Đặt xéc măng vào xilanh mới có kích thước phù hợp.
- Sử dụng chụp có đường kính nhỏ hơn xilanh 1 – 2 mm đậy lên.
- Cho luồng sáng phía dưới đáy xilanh.
- Nếu ta nhìn thấy ánh sáng chứng tỏ lưng xéc măng bị hở.
- Kiểm tra độ đàn hồi.
- Dùng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra của mỗi loại xéc măng.
- Độ đàn hồi của xéc măng.
Loại xéc măng Độ đàn hồi
Xéc măng khí 60 – 80 N
Xéc măng dầu 10 – 80 N
- Kiểm tra khe hở lưng xéc măng
137
4.2.8 Thanh truyền.
a. Kiểm tra thanh truyền:
* Dùng mắt quan sát:
- Bề mặt ren có bị tróc rỗ, mòn không.
- Bề mặt tiếp xúc của bulông, đai ốc có phẳng không.
- Thân bulông có bị cong không.
- Hỏng thay bulông mới.
* Dùng thước kẹp kiểm tra:
- Đường kính bulông.
- Chiều dài bulông.
Kết quả không đạt thay bulông mới.
b. Kiểm tra lỗ dầu:
- Dùng mắt quan sát.
- Dùng khí nén thổi vào lỗ dầu.
c. Kiểm tra lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền:
- Lắp đầu to thanh truyền (không có bạc) và xiết đúng mômen quy định.
- Dùng đồng hồ so kết hợp panme đo trong để kiểm tra:
+ Đường kính lỗ.
+ Độ côn, độ ôvan.
+ Độ côn và độ ôvan cho phép: 0.008 – 0.015 mm.
138
d. Kiểm tra độ cong, độ xoắn:
- Lắp trục gá thanh truyền lên dụng cụ chuyên dùng.
- Tháo bạc đầu to thanh truyền.
- Chọn bạc côn phù hợp với lỗ đầu to.
- Lắp chốt Piston tiêu chuẩn vào lỗ đầu nhỏ.
- Lắp thanh truyền lên dụng cụ chuyên dùng.
- Dùng thước kiểm 3 chân để kiểm tra.
* Kiểm tra độ cong.
Đẩy cả 2 chốt ( 2 chốt phơng thẳng đứng) trên thước tiếp xúc với mặt phẳng
chuẩn của dụng cụ. Cả 2 chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng thanh truyền không
bị cong. Một trong 2 chốt không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không đều thanh
truyền cong.
Độ cong cho phép:
Động cơ Độ cong cho phép
4A – F 0.05 / 100 mm
4A – GE 0.03 / 100 mm
2AZ -FE 0.05 / 100 mm
* Kiểm tra độ xoắn.
139
Đẩy cả 2 chốt ( 2 chốt phương ngang) trên thước tiếp xúc với mặt phẳng
chuẩn của dụng cụ. Cả 2 chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng thanh truyền không
bị xoắn. Một trong 2 chốt không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không đều thanh
truyền xoắn. Độ xoắn cho phép:
Động cơ Độ xoắn cho phép
4A – F 0.05 / 100 mm
4A – GE 0.05 / 100 mm
2AZ -FE 0.15 / 100 mm
* Kiểm tra, sửa chữa độ cong, độ xoắn khi không có dụng cụ chuyên dùng:
Tại 3 vị trí ( ĐCT, vị trí chính giữa, ĐCD ) ta đo khe trị số khe hở giữa 2 bên
nếu không bằng nhau thanh truyền bị cong..
4.2.9 Trục khuỷu.
* Chuẩn bi trước khi kiểm tra:
- Lau chùi sạch sẽ cẩn thận từng bộ phận.
- Các bộ phận lắp ráp xếp gọn gàng không được nhầm lẫn.
* Kiểm tra đường dầu có tắc, bẩn hay không.
- Dùng khí nén thổi vào đường dầu xem có bị tắc không.
- Đường dầu bị tắc bẩn phải thông rửa bằng dầu sau đó thổi lại bằng khí nén.
140
* Kiểm tra, sửa chữa sơ bộ.
- Dùng mắt quan sát các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt.
* Kiểm tra, sửa chữa khe hở dầu.
- Dùng dải nhựa Platige đặt vị trí các cổ trục cần kiểm tra.
- Lắp các nắp cổ vào và xiết đủ cân lực.
- Nhấc nắp cổ trục ra, so sánh dải nhựa với bề rộng bản mẫu.
Chú ý: Không được quay trục khuỷu.
* Kiểm tra khe hở dầu.
- Khe hở dầu của cổ biên.
Động cơ Khe hở tiêu chuẩn Khe hở lớn nhất
4A-F 0.020 – 0.051 mm 0.080 mm
2AZ-FE 0.032 – 0.063 mm 0.063 mm
- Khe hở dầu của cổ chính.
Động cơ Khe hở tiêu chuẩn Khe hở lớn nhất
4A-F 0.015 – 0.033 mm 0.100 mm
2AZ-FE 0.017 – 0.040 mm 0.060 mm
* Kiểm tra khe hở ngang tay biên
Dải nhựa
Dải nhựa
141
- Lắp đầu to thanh truyền và thanh truyền vào trục khuỷu.
- Dùng đồng hồ so để đo khe hở khi ta di chuyển tay biên tới hoặc lùi.
Giá trị khe hở:
Động cơ Khe hở tiêu chuẩn Khe hở lớn nhất
4A – F 0.150 – 0.250 mm 0.300 mm
2AZ – FE 0.160 – 0.362 mm 0.362 mm
* Kiểm tra, độ côn, độ ôvan của cổ trục và cổ biên.
- Dùng Panme hoặc đồng hồ so để kiểm tra độ côn, độ ôvan.
- Mỗi cổ đo ở 3 vị trí cách má khuỷu 3 – 8 mm.
- Độ côn = hiệu 2 đường kính vuông góc đo trong cùng 1 mặt phẳng.
- Độ ôvan = hiệu 2 đường kính đo ở 2 vị trí trong cùng mặt phẳng dọc trục.
Độ côn và độ ôvan cho phép là:
Động cơ Độ côn, ôvan
4A – F 0.06 mm
2AZ – FE 0.03 mm
* Kiểm tra độ cong, độ xoắn của trục khuỷu.
Độ ôvan
Độ côn
142
- Đặt trục lên hai khối chữ V hoặc mũi chống tâm.
- Dùng đồng hồ so để kiểm tra.
+ Độ cong: Đo tại vị trí cổ chính giữa của trục. Độ cong = giá trị Max – giá trị
Min đo được. (Hình 2.32)
- Độ xoắn: Đo tại hai cổ biên cùng phương. Độ xoắn = giá trị Max – giá trị Min
đo được.(Hình 2.33)
- Độ cong, xoắn cho phép < 0.01 mm / 100 mm chiều dài trục khuỷu.
* Kiểm tra độ rơ dọc trục của trục khuỷu.(Hình 2.34)
- Dùng đồng hồ so để kiểm tra và dụng cụ đẩy trục khuỷu qua, đẩy lại.
- Hiệu giá trị Max, Min đo được cho ta giá trị khe hở.
Động cơ Khe hở tiêu chuẩn Khe hở lớn nhất
4A – F 0.02 – 0.22 mm 0.30 mm
2AZ – FE 0.04 – 0.24 mm 0.30 mm
143
4.2.9. Chọn lắp cụm biên Piston.
a. Chọn lắp Piston và xi lanh:
- Khối lượng của piston trong một ĐC chênh lệch không quá trị số quy định.
VD: Din -130= 8g; CMD - 14= 7g.
- Đường kính chốt và lỗ chốt phải cùng nhóm, kích thước.
b. Chọn lắp thanh truyền:
Khối lượng chênh lệch giữa các thanh truyền không được vượt quá giới hạn.
VD: Din- 130 không được lớn hơn 15 g.
c. Lắp Piston vào tay biên:
- Luộc piston trong dầu nhớt từ 20 – 30 phút để chúng giãn nở đều.
- Lắp chốt piston liên kết giữa pittông và thanh truyền, cần chú ý dấu trên tay biên
và dấu trên đỉnh piston.
d. YCKT khi lắp vòng găng:
+ Vòng găng mạ crôm lắp trên cùng.
+ Vòng găng có tiết diện hình thang thì đáy nhỏ hướng lên trên.
+ Vòng găng vát ngoài hướng xuống dới.
+ vòng găng vát trong hướng lên trên.
+ Vòng găng dầu úp thìa hướng xuống dưới.
+ Khi chia miệng vòng găng tránh vị trí trùng với lỗ chốt, vuông góc với lỗ
chốt, các miệng không được trùng nhau và phải cách nhau 900, 1200,1800.
+ Sau khi lắp vào rãnh phải xoay nhẹ nhàng.
e. Một số chú ý khi chọn lắp vòng găng:
- Đảm bảo đàn tính.
- Đảm bảo độ ngót.
- Đảm bảo khe hở lưng.
- Đảm bảo khe hở miệng.
144
- Đảm bảo khe hở chiều cao.
- Đảm bảo đường kính (kích thước).
g. Lắp cụm biên pittông vào Blốc:
- Vệ sinh sạch trước khi lắp.
- Chọn đúng cụm biên piston của xi lanh cần lắp.
- Cho dầu vào rãnh vòng găng, xi lanh, lỗ chốt, cổ biên, bạc biên, chia miệng vòng
găng.
- Quay trục khuỷu cho máy cần lắp xuống ĐCD.
- Dùng thiết bị chuyên dùng bóp miệng vòng găng, dùng gỗ gõ nhị vòng quanh,
đóng pistonxuống.
- Lắp nắp dưới tay biên, chú ý mấu định vị bạc phải cùng một phía.
- Xiết đủ lực, kiểm tra độ dich dọc của tay biên quay một vài vòng.
* Khi lắp tay biên vào trục cơ cần chú ý:
- Động cơ xăng: loại xupáp đặt bên lỗ phụ dầu trên tay biên hướng về phía trục
cam, rãnh cát giãn nở vì nhiệt hướng về bộ chia điện.
- Động cơ Diesel buồng đốt hướng về phía vòi phun.
- Tay biên cắt nghiêng 450 lắp rãnh cắt hướng theo chiều quay.
- Một số tay biên có lỗ phun dầu bôi trơn cho mặt gương xilanh như ĐC Din 130
thì các máy 5, 6,7,8 dấu trên đỉnh piston lắp cùng phía với dấu trên tay biên còn 1,
2, 3, 4 thì dấu lắp ngược lại.
* Yêu cầu kỹ thuật khi lắp bạc.
- Đảm bảo vệ sinh sạch.
- Khe hở giữa trục và bạc 0,05 mm.
- Đảm bảo độ dịch dọc của tay biên là 0,2 - 0,5mm.
4.2.6 Chú ý khi sử dụng và khi lắp nhóm trục khuỷu thanh truyền.
a. Khi sử dụng:
- Chạy rà động cơ đúng quy trình trước khi đưa động cơ vào sử dụng.
- Dầu bôi trơn phải đủ đúng loại quy định.
- Nhiệt độ động cơ (750 950C ).
145
- Không để động cơ quá tải.
- Không để động cơ chạy không trong thời gian dài.
- Lọc sạch không khí trước khi đưa vào động cơ.
- Thường xuyên theo dõi đồng hồ báo áp suất dầu đồng hồ nhiệt độ nước, nếu
thấy áp suất dầu giảm hoặc nhiệt độ nước tăng quá quy định thì phải dùng máy
để kiểm tra.
- Nghe động cơ làm việc nếu thấy tiếng gõ khác thường thì phải tìm nguyên
nhân và khắc phục.
b. Khi lắp:
- Lắp nhóm piston - xi lanh.
Xi lanh: ép vào thân động cơ phải có độ nhô cao hơn mặt phẳng tiếp xúc với
nắp xi lanh của thân động cơ.
Khe hở giữa piston- xi lanh phải đúng quy định. Trọng lượng các piston
không được chênh lệch qúa giới hạn.
Chú ý: chiều của pít tông và thanh truyền ( Lắp theo ký hiệu hoặc chú ý đến
các đặc điểm như buồng đốt trên đỉnh pít tông, rãnh nhiệt, chiều lệch của lỗ chốt,
có lỗ phun dầu của thanh truyền.
Lắp chốt: (Kiểm lắp hơi) chú ý luộc pit tông trong dầu.
Lắp xéc măng phải đúng chiều, đảm bảo khe hở miệng, khe hở lưng và khe hở
chiều cao. Miệng các vòng găng phải phân bố đều theo chu vi và tránh vị trí mặt
phẳng qua chốt piston và mặt phẳng với mặt phẳng qua chốt.
- Lắp nhóm trục khuỷu.
Lắp đúng vị trí và chiều của các nắp gối đỡ chính và nắp gối đỡ biên (tránh
nhầm lẫn).
Bạc lót phải đúng loại và đúng vị trí (Chú ý các lỗ dẫn dầu bôi trơn, mấu định
vị) cổ trục phải tiếp xúc đều với bạc lót. Khe hở giữa bạc lót và cổ trục phải đúng
qui định.
146
Xiết bu lông gối đỡ chính và bu lông biên phải xiết đều và đảm bảo lực xiết
đúng qui định.
Trục phải quay được nhẹ nhàng.
- Xiết êcu mặt máy phải xiết từ trong ra, xiết đối xứng, xiết từ từ và xiết đúng lực
qui định.
4.3 Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
4.3.1 Mặt máy.
* Sửa chữa vết nứt:
- Với những vết nứt nhỏ ngoài buồng đốt hàn đắp bằngkim loại cùng loại.
- Với những vết nứt lớn hoặc các vết nứt trong khu vực buồng đốt phải thay thế nắp
máy mới.
* Sửa chữa các mối ghép ren hỏng:
- Trong giới hạn cho phép thì tarôren lại.
- Nếu không phải khoan rộng ép bạc và tarôren mới.
* Sửa chữa độ vênh nắp máy:
- Tiến hành cạo rà lại nắp máy
- Sau khi SC yêu cầu thể tích buồng đốt phải lớn hơn 95% thể tích ban đầu.
4.3.2 Thân máy.
- Mặt phẳng lắp ghép bị cong vênh thì mài rà lại như nắp máy.
- Hàn đắp các vết nứt, vỡ bên ngoài rồi gia công lại.
- Các lỗ ren bị hỏng thì ren lại hoặc khoan rộng ép bạc vào ren lỗ mới.
- Các đường dẫn dầu bị tắc bẩn thì phải thông rửa rồi dùng khí nén thổi lại.
4.3.3. Đáy máy
- Sau khi tháo các te phải được rửa và lau sạch sẽ.
- Quan sát để phát hiện các hư hỏng của các te.
- Các te bị móp bẹp thì dùng búa nhựa nắn lại.
- Các te bị rạn, nứt có thể hàn đắp rồi gia công lại.
- Mặt lắp ghép của các te bị vênh thì phải nắn lại cho phẳng.
- Nút sả dầu bị trờn ren thì hàn đắp rồi làm lại ren mới.
147
- Các gioăng đệm bị hỏng rách hoặc đã sử dụng lâu ngày thì phải thay mới.
4.3.4 Xilanh
- Xilanh bị cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám mịn đánh bóng đi dùng tiếp.
- Xilanh bị mòn côn, ôvan thì doa lại theo cốt sửa chữa.
- Xilanh đã hết cốt sửa chữa thì phải thay mới.
- Xilanh còn dùng lại phải cạo gờ trên miệng xilanh.
4.3.5 Piston-Chốt piston
a. Piston: Thay mới
b. Chốt piston:
- Khe hở dầu giữa chốt và lỗ bệ chốt quá mức tiêu chuẩn ta phải thay chốt Piston
mới cho phù hợp. Có trường hợp thay cả Piston.
- Khe hở dầu giữa chốt và lỗ đầu nhỏ thanh truyền vợt quá giới hạn phải thay
chốt mới hoặc thay cảc thanh truyền nếu cần thiết.
- Phục hồi chốt bằng cách nung nóng hoặc mạ Crôm rồi mài lại.
4.3.7 Vòng găng
- Với máy kéo: Thời gian thay vòng găng phải đạt 2000 giờ.
- Với ôtô: Sau khoảng 25.000 - 30.000 Km hoặc động cơ nổ có khói đen hoặc
khói xanh, tiêu hao dầu bôi trơn quá 4%.
4.3.8 Thanh truyền - Cong xoắn nắn lại.
- Bạc bị mòn thay mới.
4.3.9 Bạc lót thanh truyền
- Bạc bị dính bóc: do thiếu dầu bôi trơn nếu áp suất dầu giảm 1KG thì tương ứng là
khe hở giữa bạc và trục mòn 0,1 mm.
4.3.10 Bu lông thanh truyền
Hỏng thay bulông mới.
4.3.11 Ắc và bạc ắc
a. Sửa chữa ắc
148
- Trong quá trình làm việc thường mòn 3 vị trí : Vị trí tiếp xúc với lỗ chốt piston và
bạc ắc, nếu mòn thì thay mới.
b. Sửa chữa bạc ắc
- Bạc ắc được lắp găng với đầu nhỏ thanh truyền và được lắp lỏng với ắc piston,
trong quá trình làm việc bị mòn thì thay mới.
4.3.12 Trục khuỷu
- Các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt nhỏ dùng giấy nhám mịn đánh lại.
- Các vết mà lớn phải cạo rà lại các cổ trục, cổ biên hoặc phải hạ cốt trục khuỷu.
* Yêu cầu kỹ thuật sau khi hạ cốt:
+ Độ bóng, cứng bề mặt.
+ Khả năng chịu lực, ứng suất.
- Nếu khe hở vượt quá giới hạn cho phép ta phải thay cụm tay biên mới. Trong tr-
ường hợp đặc biệt phải thay trục khuỷu.
- Độ côn, ôvan của cổ trục và cổ biên nhỏ hơn giá trị giới hạn cho phép dùng lại sau
khi làm sạch các vết cào xước, cháy rỗ, rạn nứt.
- Độ côn, ôvan của cổ trục và cổ biên lớn hơn giá trị giới hạn ta phải mài lại hoặc
hạ cốt các vị trí cổ trục, cổ biên đó.
* Chú ý:
Sau khi mài hay hạ cốt phải sử lý độ cứng, độ bóng bề mặt theo yêu cầu.
- Trục bị cong, xoắn phải nắn lại bằng máy ép thủy lực hoặc thay mới.
- Độ rơ dọc trục của trục khuỷu lớn hơn giá trị giới hạn phải thay căn đệm vào các
vị trí cổ trục, cổ biên để độ rơ trong giới hạn cho phép.
* Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa.
- Độ côn và độ ôvan cho phép < 0.02 mm.
- Độ cong và độ xoắn cho phép < 0.01 mm / 100 mm chiều dài.
* Chú ý: Đối với động cơ TOYOTA < 0.08 mm / 100 mm chiều dài.
- Trục đem mài hoặc hạ cốt phải đảm bảo:
+ Độ cứng: 50 – 62 HRC.
+ Lớp thấm tôi: 2.5 – 5.5 mm.
+ Độ bóng bề mặt.
149
+ Kích thước sai lệch giữa các cổ < 0.05 mm.
150
BÀI 6. BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐIÊZEN
Mã bài: MĐ01-6
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu
điêzen
- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu điêzen đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Rèn luyện tính cẩn thận, sạch sẽ và tư duy kỹ thuật
A. Nội dung
6.1. Khái quát chung
6.1.1 Nhiệm vụ hệ thống nhiên liệu điêzen
Hệ thống cung cấp nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp dầu điêzen đã được lọc
sạch vào xi lanh của động cơ với một lượng nhất định, dưới áp suất cao cần
thiết, vào thời điểm nhất định phù hợp với trật tự làm việc của động cơ.
6.1.2 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen
1. Ống dầu hồi
2. Vòi phun
3. Ống dầu cao áp
4. Bơm cao áp
5. Ống dẫn dầu đến bơm cao áp
6. Bình lọc dầu tinh
7. Khoá
8. Ống dẫn dầu vào bình lọc
9. Lưới lọc sơ
10. Bình chứa dầu
6.1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu điêzen
Dầu điêzen từ bình chứa chảy qua lưới lọc sơ theo ống dẫn dầu vào bình
lọc tinh, lọc sạch rồi chảy vào khoang nạp của bơm cao áp do nguyên tắc bình
thông nhau. Khi động cơ làm việc bơm cao áp tạo áp suất dầu đẩy qua ống cao
áp đến vòi phun, phun dầu vào buồng đốt dưới dạng sương mù hoà trộn với
không khí tạo thành hỗn hợp đốt, dầu thừa từ vòi phun qua ống dầu hồi trở về
bình chứa dầu.
151
6.1.4 Những hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu điêzen
- Động cơ khởi động nhưng không nổ được do hết dầu ở bình chứa nhiên liệu,
do tắc bình lọc dầu, có không khí trong hệ thống, do hư hỏng bơm cao áp hoặc
vòi phun.
- Động cơ khó khởi động do áp suất phun không đúng quy định.
- Động cơ nổ có nhiều khói đen do vòi phun phun không tơi hoặc thời điểm
phun muộn.
- Động cơ nổ có khói trắng kèm theo tiếng gõ dội do áp suất phun không đúng
hoặc thời điểm phun sớm.
6.2 Làm sạch bình chứa nhiên liệu
6.2.1 Tháo bình chứa nhiên liệu
Tháo đường ống dẫn dầu: dùng clê
tháo bu lông bắt ống dẫn dầu rời khỏi
bình lọc
Hình 6.2.1a
Tháo bu lông bắt bình chứa dầu với
két nước
Hình 6.2.1b
152
Tháo bu lông bắt bình chứa dầu với
thân động cơ
Hình 6.2.1c
Nhấc bình chứa dầu ra ngoài
Hình 6.2.1d
6.2.2 Làm sạch
Dùng dầu điêzen rửa sạch bình chứa
dầu rồi xả hết dầu ra ngoài sau đó dùng
khí nén thổi sạch các cặn bẩn ra ngoài
Hình 6.2.2
153
6.2.3 Lắp bình chứa nhiên liệu
Đặt bình chứa dầu vào đúng vị trí bắt
bu lông
Chú ý luồn ống dẫn dầu vào đúng vị
trí
Hình 6.2.3a
Siết chặt các bu lông bắt bình chứa
dầu với két nước
Hình 6.2.3b
Siết chặt các bu lông bắt bình chứa
dầu với thân động cơ
Hình 6.2.3c
154
Lắp lại đường ống dẫn dầu vào bình
lọc
Chú ý ở bu lông và đầu ống có hai
đệm đồng làm kín
Hình 6.2.3d
6.3 Thay lọc dầu
6.3.1 Tháo lọc dầu
Dùng clê tháo bu lông bắt cốc lọc dầu
Hình 6.3.1a
Lấy cốc lọc và lõi lọc dầu ra rồi rửa
sạch cốc lọc sau đó thay lõi lọc mới
Hình 6.3.1b
155
6.3.2 Lắp lọc dầu
Dùng clê siết chặt bu lông bắt cốc lọc
dầu vào bình lọc
Chú ý doăng cao su làm kín phải đúng
vị trí
Hình 6.3.2
6.4 Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu
6.4.1 Xả không khí
Nới bu lông bắt đường ống dẫn dầu
vào bơm cao áp để cho dầu và không
khí thoát ra ngoài cho đến khi hết bọt
khí thì siết bu lông lại sau đó vừa khởi
động động cơ vừa xả khí ở ống cao áp
Chú ý giữ vệ sinh công nghiệp
Hình 6.4.1
6.4.2 Làm sạch
Dùng giẻ khô lau sạch dầu chảy ra bên
ngoài động cơ
Hình 6.4.2
156
6.5 Điều chỉnh áp suất vòi phun
6.5.1 Làm sạch vòi phun
Rửa sạch vòi phun trong dầu điêzen
rồi thổi khô bằng khí nén
Hình 6.5.1
6.5.2 Điều chỉnh
Lắp vòi phun vào ống cao áp của thiết
bị kiểm tra áp suất phun, bơm tạo áp
suất bằng cần bơm, quan sát áp suất
trên đồng hồ đo, nếu áp suất không
đúng vặn vít điều chỉnh ở vòi phun,
cần tăng áp suất vặn vít vào, gảm áp
suất nới vít ra
Hình 6.5.2
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Tháo, lắp và làm sạch bình chứa nhiên liệu.
Bài tập 2: Tháo, lắp và thay lõi lọc dầu.
Bài tập 3: Điều chỉnh vòi phun.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:
- Áp suất của vòi phun.
- Phương pháp xả không khí trong hệ thống nhiên liệu.
157
BÀI 7. BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG
Mã bài: MĐ01-7
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu
xăng
- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu xăng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Rèn luyện tính cẩn thận, sạch sẽ và tư duy kỹ thuật
A. Nội dung
7.1. Khái quát chung
7.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng
Hoà trộn xăng và không khí tạo thành hỗn hợp theo yêu cầu làm việc của
động cơ.
7.1.2 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng
1. Thùng xăng 7. Phao 13. Vòi phun
2. Ống dẫn xăng 8. Buồng phao 14. Bướm ga
3. Bầu lọc 9. Ống thông hơi 15. Ống hút
4. Bơm xăng 10. Bầu lọc khí 16. Ống xả
5. Gíclơ chính 11. Bướm gió 17. Ống giảm âm
6. Van kim ba cạnh 12. Họng khuếch tán
Hình 7.1: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng.
1
2
4
16 7
3
14
13
15
12
11
6 9
8 5
10
17
158
7.1.2.1 Thùng xăng
Thùng nhiên liệu thường được
dập từ thép tấm và có bộ phận đo mức
nhiên liệu ở trong thùng. ở phần trên
của có cổ để rót nhiên liệu vào thùng
và có nắp đậy thùng. Trong các thùng
xăng của ôtô còn có lắp bộ phận cảm
biến báo mức nhiên liệu. Trong thùng
thường có bố trí các tấm ngăn để tránh
Hình 7.1 Thùng xăng
xăng bị lắc, sóng sánh mạnh khi đi qua đường xóc.
7.1.2.2 Lọc xăng
Lọc xăng của động cơ được bố trí
giữa thùng xăng và bộ chế hoà khí,
nó có nhiệm vụ lọc xăng khỏi các
cặn bẩn và tách nước lẫn trong
xăng (nếu có). Trong bình lọc có
lưới lọc bằng giấy có độ thẩm thấu
nhất định, xăng phải đi qua lưới
này, để loại các cặn bẩn rồi cung
Hình 7.2 Lọc xăng
cấp cho chế hòa khí. Nước nặng hơn xăng nên lắng xuống phía đáy.
7.1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng
Xăng từ thùng chảy qua bình lọc vào buồng phao của bộ chế hoà khí. Ở
kỳ hút trong họng khuếch tán (12) của bộ chế hoà khí có độ chân không lớn,
không khí được hút vào qua bầu lọc không khí (10), qua họng khuếch tán, tốc độ
của dòng khí tăng khi đi qua chỗ thắt hẹp của họng khuếch tán, tạo ra ở miệng
vòi phun (13) một sức hút lớn, hút xăng từ buồng phao qua giclơ (5) phun ra ở
159
miệng vòi phun hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp qua cửa nạp vào
xilanh động cơ.
7.1.4 Những hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng
- Động cơ khởi động nhưng không nổ do hết xăng trong bình chứa xăng, tắc lọc
xăng, kẹt kim ba cạnh không có xăng trong buồng phao.
- Động cơ khó khởi động do mức xăng trong buồng phao quá thấp hoặc tắc gíc
lơ chính.
- Động cơ nổ có nhiều khói đen tiêu hao nhiều xăng do mức xăng trong buồng
phao lớn hoặc gíc lơ chính mòn rộng.
- Động cơ nổ không ổn định ở chế độ chạy không do điều chỉnh chế độ không
không đúng.
7.2 Làm sạch bình chứa nhiên liệu
7.2.1 Tháo bình chứa nhiên liệu
Dùng tuýp khẩu tháo bu lông bắt bình
chứa nhiên liệu với thân động cơ
7.2.1a
Tháo ống dẫn xăng xuống bộ chế hoà
khí
7.2.1b
160
7.2.2 Làm sạch
Tháo lưới lọc ở đáy bình lọc dùng khí
nén thổi sạch cặn bẩn trong bình và
lưới lọc
Hình 7.2.2
7.2.3 Lắp bình chứa nhiên liệu
Lắp ống dẫn xăng xuống bộ chế hoà
khí
Hình 7.2.3a
Siết bu lông bắt bình chứa nhiên liệu
với thân động cơ
Hình 7.2.3b
161
7.3 Thay lọc xăng
7.3.1 Tháo lọc xăng
Tháo bu lông ở đáy bình chứa nhiên
liệu, tháo lõi lọc trên thân bulông, làm
sạch lõi lọc hoặc thay mới
Hình 7.3.1
7.3.2 Lắp lọc xăng
Lắp lại lõi lọc vào bu lông rồi lắp bu
lông vào bình chứa nhiên liệu
Hình 7.3.2
7.4 Làm sạch bộ chế hoà khí
7.4.1 Tháo rời bộ chế hoà khí
Tháo đai ốc bắt lọc gió và bộ chế
hoà khí
Hình 7.4.1a
162
Rút bộ chế hoà khí ra khỏi ống nạp
Hình 7.4.1b
Tháo bu lông bắt buồng phao của
bộ chế hoà khí
Hình 7.4.1c
Tháo buồng phao của bộ chế hoà
khí
Hình 7.4.1d
163
Rút chốt tháo phao xăng của bộ chế
hoà khí
Hình 7.4.1e
Dùng tuốcnơvít tháo gíclơ chính
của bộ chế hoà khí
Hình 7.4.1f
7.4.2 Làm sạch
Dùng chất tẩy rửa xịt vào các đường
ống dẫn bên trong bộ chế hoà khí
Hình 7.4.1g
164
Dùng khí nén thổi thông các đường
ống dẫn bên trong bộ chế hoà khí
Hình 7.4.1h
7.4.3 Lắp bộ chế hoà khí
Lắp gíclơ chính
Hình 7.4.1i
Lắp phao xăng
Hình 7.4.1k
165
Lắp buồng phao
Hình 7.4.1l
Siết bu lông bắt buồng phao
Hình 7.4.1m
Lắp bộ chế hoà khí vào ống nạp
Hình 7.4.1n
166
Siết chặt bu lông bắt bộ chế hoà khí
và lọc xăng
Hình 7.4.1o
7.5 Điều chỉnh chế độ chạy không
7.5.1 Điều chỉnh sơ bộ
Vặn vít điều chỉnh chạy không vào
chớm chặt rồi nới ra 1,5 vòng
Hình 7.5.1
7.5.2 Điều chỉnh động cơ hoạt động
Cho động cơ nổ đến nhiệt độ làm việc
vặn vít điều chỉnh bướm ga ra từ từ
đến khi động cơ nổ rung giật vặn vít
điều chỉnh vào từ từ để động cơ nổ ổn
định ở số vòng quay nhỏ nhất
Hình 7.5.2
167
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Tháo, lắp, bảo dưỡng bình chứa nhiên liệu.
Bài tập 2: Tháo, lắp, bảo dưỡng bộ chế hoà khí.
Bài tập 3: Điều chỉnh chế độ chạy không.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:
- Lắp đúng các doăng làm kín bộ chế hoà khí.
- Điều chỉnh đúng các vít chỉnh ở bộ chế hoà khí.
168
BÀI 8. BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
Mã bài: MĐ01-8
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
- Bảo dưỡng được hệ thống đánh lửa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Rèn luyện tính cẩn thận, sạch sẽ và tư duy kỹ thuật
A. Nội dung
8.1. Khái quát chung
8.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa
Tạo ra tia lửa điện ở điện cực bugi đúng thời điểm và đúng trật tự làm
việc của động cơ.
8.1.2 Sơ đồ của hệ thống đánh lửa
Hình 8.1
1. Bộ nguồn điện
2. Cuộn điều khiển
3. Bộ CDI
4. Bô bin
5. Chân sơ cấp
6. Chân công tắc
7. Chân Nguồn
8. Chân điều khiển
9. Chân mát
Các CDI (Bộ điều khiển đánh lửa) bốn chân và năm chân có cấu tạo và tính
năng tương tự, gồm bốn chân chủ yếu là: chân nguồn, chân điều khiển, chân sơ
cấp và chân mát.
1. Chân điều
khiển
2. Chân mát
3. Chân công tắc
4. Chân nguồn
5. Chân sơ cấp
Hình 8.2
169
8.1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
Dòng điện xoay chiều vào chân nguồn qua D1 thành một chiều, tích điện cho
C1. Đồng thời SCR được phân cực thuận, chờ mở thông.
Khi cuộn kích thích có điện, dòng xoay chiều vào chân điều khiển qua D5
thành một chiều, qua các mạch phân áp R1 và R2 tác động vào cực điều khiển
của SCR. SCR chuyển sang trạng thái dẫn điện theo phân cực thuận.
Cl tức thời phóng điện. Dòng điện từ cực dương của tụ điện, qua SCR đến
chân mát, vào cuộn sơ cấp của bô bin rồi trở về má âm của tụ điện Cl. Dòng điện
phóng tức thời sẽ làm biến đổi đột ngột từ thông trong lõi thép của bô bin. Trong
cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện sức điện động tức thời rất lớn, phóng điện giữa hai cực
bugi.
Khi Cl Phóng hết điện SCR ngừng dẫn. Dòng điện một chiều từ Dl lại tích
điện cho Cl và bắt đầu thực hiện chu kì mới.
Nếu chân công tắc nối mát thì không còn dòng tích điện cho Cl.
8.1.4 Những hư hỏng của của hệ thống đánh lửa
- Không có tia lửa điện ở bugi
- Tia lửa điện ở bugi yếu
8.2 Bảo dƣỡng bôbin
8.2.1 Tháo bôbin
Tháo nắp chắn bảo vệ bộ phận khởi
động
Hình 8.2.1a
170
Nhấc hộp bảo vệ ra ngoài
Hình 8.2.1b
Dùng tuýp khẩu tháo bu lông bắt
bôbin
Hình 8.2.1c
Tháo bôbin ra ngoài
Hình 8.2.1d
171
8.2.2 Làm sạch bôbin
Dùng giẻ làm sạch bên ngoài bô bin
Hình 8.2.2
8.2.3 Lắp bôbin
Dùng tuýp khẩu siết chặt các bu lông
bắt bôbin với thân động cơ
Hình 8.2.3a
Siết đều hai bu lông bắt bôbin
Hình 8.2.3b
172
Lắp hộp bảo vệ bộ phận khởi động
Hình 8.2.3c
Siết bu lông nắp hộp bảo vệ
Hình 8.2.3d
8.3 Bảo dƣỡng bộ điều khiển đánh lửa IC
8.3.1 Tháo bộ điều khiển đánh lửa
Tháo giắc nối bộ điều khiển đánh
lửa
Hình 8.3.1a
173
Tháo bu lông bắt vô lăng điện
Hình 8.3.1b
Dùng vam tháo vô lăng điện
Hình 8.3.1c
Tháo giá đỡ bộ điều khiển
Hình 8.3.1d
174
8.3.2 Làm sạch bộ điều khiển đánh lửa
Dùng giẻ làm sạch bên ngoài bộ điều
khiển
Hình 8.3.2
8.3.3 Lắp bộ điều khiển đánh lửa
Lắp giá đỡ bộ điều khiển
Hình 8.3.3a
Lắp vô lăng điện
Hình 8.3.3b
175
Dùng khẩu tuýp siết chặt bu lông bắt
vô lăng điện
Hình 8.3.3c
8.3.4 Điều chỉnh khe hở giữa bộ phát xung và vấu từ
Dùng thước lá kiểm tra khe hở bộ
phận phát xung và vấu từ nếu không
đúng nới lỏng bu lông hãm điều chỉnh
khe hở rồi siết chặt bu lông hãm lại
Hình 8.3.4
8.4 Bảo dƣỡng bugi
8.4.1 Tháo bugi
Dùng tuýp khẩu chuyên dùng tháo
bugi
Chú ý giữ thẳng tuýp tránh bẻ gãy
bugi
Hình 8.4.1
176
8.4.2 Làm sạch bugi
Dùng chổi đánh sạch muội than ở
phần điện cực rồi rửa sạch bằng xăng
sau đó thổi khô bằng khí nén
Hình 8.4.2
8.4.3 Điều chỉnh khe hở điện cực bugi
Dùng thước lá kiểm tra khe hở điện
cực nếu không đúng điều chỉnh lại khe
bằng cách di chuyển điện cực âm
Hình 8.4.3
8.4.4 Lắp bugi
Dùng tay vặn bugi vào lỗ ren trên nắp
máy nhẹ nhàng
Hình 8.4.4a
177
Dùng tuýp khẩu siết bugi đủ lực quy
định
Hình 8.4.4b
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Tháo, lắp, bảo dưỡng bôbin.
Bài tập 2: Tháo, lắp, bảo dưỡng bộ điều khiển đánh lửa.
Bài tập 3: Tháo, lắp, bảo dưỡng bugi.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:
- Khe hở bộ phát xung đúng quy định.
- Khe hở bugi đúng quy định.
178
BÀI 9. BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN
Mã bài: MĐ01-9
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
- Bảo dưỡng được hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Rèn luyện tính cẩn thận, sạch sẽ và tư duy kỹ thuật
A. Nội dung
9.1. Khái quát chung
9.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống điện
Cung cấp năng lượng điện cho bóng đèn pha để chiếu sáng phía trước
máy khi hoạt động vào trời tối .
9.1.2 Sơ đồ của hệ thống điện
Hình 9.1 Sơ đồ của hệ thống điện
1. Bộ phát điện; 2 Công tắc đèn; Đèn pha
3
2
1
179
9.1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
Khi động cơ làm việc truyền động qua dây đai làm puly bộ phát điện quay
truyền động cho trục bộ phát điện làm nam châm điện quay, từ trường tạo ra liên
tục xung quang cuộn dây phát điện ở cuộn dây phát ra dòng điện đến bóng đèn
pha làm đèn sáng.
9.1.4 Những hư hỏng của của hệ thống điện
- Bộ phát điện bị hỏng không phát ra điện do hỏng cuộn dây.
- Bộ phát điện cung cấp điện áp thấp hơn quy định do cuộn dây bị ngắn mạch
hoặc bên trong bộ phát điện bẩn.
9.2 Bảo dƣỡng bộ phát điện
9.2.1 Tháo bộ phát điện
Dùng tuýp khẩu tháo tấm bảo vệ
quạt gió
Hình 9.2.1a
Tháo dây đai truyền động quạt gió
Hình 9.2.1b
180
Tháo các bu lông bắt bộ quạt gió và
bộ phát điện
Hình 9.2.1c
Nhấc quạt gió và bộ phát điện ra
ngoài
Hình 9.2.1d
Rút giắc nối điện và nhấc bộ phát
điện ra
Hình 9.2.1e
Tháo đai ốc bắt puly truyền động
Hình 9.2.1f
181
Tháo rời puly
Hình 9.2.1g
Tháo trục bộ phát điện
Hình 9.2.1h
Tháo bộ nam châm điện
Hình 9.2.1i
182
9.2.2 Làm sạch bộ phát điện
Làm sạch nam châm điện bằng giẻ lau
Hình 9.2.2a
Làm sạch cuộn dây phát điện bằng giẻ
lau
Hình 9.2.2b
Làm sạch nam châm điện bằng khí
nén
Hình 9.2.2c
183
Làm sạch cuộn dây bằng khí nén
Hình 9.2.2d
9.2.3 Lắp bộ phát điện
Lắp nam châm điện vào với cuộn
dây
Hình 9.2.3a
Lắp trục bộ phát điện
Hình 9.2.3b
184
Lắp puly truyền động
Hình 9.2.3b
Siết chặt đai ốc hãm puly
Hình 9.2.3c
Lắp quạt gió và bộ phát điện vào
két nước
Hình 9.2.3d
Siết chặt bu lông bắt bộ phát điện
Hình 9.2.3e
185
Lắp dây đai truyền động
Hình 9.2.3f
Lắp tấm bảo vệ quạt gió
Hình 9.2.3g
Điều chỉnh dây đai quạt gió
Hình 9.2.3h
186
Siết bu lông hãm puly căng đai
Hình 9.2.3i
9.3 Kiểm tra và thay bóng đèn
9.3.1 Tháo bóng đèn
Tháo bu lông bắt vỏ hộp đèn
Hình 9.3.1a
Nhấc vỏ hộp đèn ra ngoài
Hình 9.3.1b
187
Tháo bu lông bắt đèn pha với giá đỡ
Hình 9.3.1c
Tháo bóng đèn bằng cách xoay đui
đèn 450 rồi rút bóng đèn ra
Hình 9.3.1d
9.3.2 Làm sạch pha đèn
Rửa pha đèn bằng nước sạch rồi lau
bằng giẻ
Hình 9.3.1e
188
Dùng khí nén thổi sạch pha đèn
Hình 9.3.1f
9.3.3 Kiểm tra bóng đèn
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra lần
lượt từng chân của bóng đèn
Điện trở < 1Ω
Hình 9.3.3
9.3.4 Lắp bóng đèn
Lắp bóng đèn vào pha rồi xoay đui 450
để cài chặt đui vào pha đèn
Hình 9.3.4a
189
Siết bu lông bắt pha đèn với giá đỡ
Hình 9.3.4b
Lắp vỏ hộp đèn
Hình 9.3.4c
Siết chặt bu lông bắt vỏ hộp đèn
Hình 9.3.4d
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Tháo, lắp và làm sạch bộ phát điện.
Bài tập 2: Tháo, lắp và thay bóng đèn
C. Ghi nhớ
Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:
190
- Tránh chầy xước cách điện của cuộn dây phát điện.
- Vị trí của đui đèn pha khi xoay cài vào pha đèn.
191
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun bảo dưỡng động cơ đốt trong là một mô đun chuyên môn
nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề sửa chữa máy nông
nghiệp; mô đun này là mô đun thứ nhất được giảng dạy trong chương trình.
- Tính chất: Mô đun bảo dưỡng động cơ đốt trong là mô đun tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành bảo dưỡng động cơ; được giảng dạy tại cơ sở
đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.
II. Mục tiêu
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong.
- Mô tả được các bước thực hiện bảo dưỡng động cơ đốt trong.
- Thực hiện bố trí vị trí làm việc hợp lý, lựa chọn và sắp xếp các thiết bị
dụng cụ khoa học.
- Thực hiện bảo dưỡng động cơ đốt trong đúng trình tự và đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy kỹ thuật.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ01-1 Bài 1. Bảo dưỡng
thường xuyên
động cơ
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 3 13
MĐ01-2 Bài 2. Bảo dưỡng
hệ thống làm mát
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 2 14
MĐ01-3 Bài 3. Bảo dưỡng
hệ thống bôi trơn
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 2 13 1
MĐ01-4 Bài 4. Bảo dưỡng
cơ cấu phân phối
khí
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
20 3 16 1
MĐ01-5 Bài 5. Bảo dưỡng
cơ cấu trục khuỷu
thanh truyền
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
24 4 20
MĐ01-6 Bài 6. Bảo dưỡng
hệ thống nhiên
liệu điêzen
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 3 12 1
192
MĐ01-7 Bài 7. Bảo dưỡng
hệ thống nhiên
liệu xăng
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 2 13 1
MĐ01-8 Bài 8. Bảo dưỡng
hệ thống đánh lửa
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 3 12 1
MĐ01-9 Bài 9. Bảo dưỡng
hệ thống điện
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 2 13 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 160 24 126 10
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài 1. Bảo dƣỡng thƣờng xuyên động cơ
Bài tập 1
- Nguồn lực: hình ảnh, động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, bảng trắc
nghiệm.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận dạng động cơ theo hình
ảnh hoặc động cơ và điền vào bảng trắc nghiệm.
- Kết quả cần đạt được: kể tên đúng các bộ phận chi tiết trên động cơ đốt trong,
thông qua hình ảnh hoặc động cơ thật.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: mỗi học viên đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Động cơ đã được kiểm tra dầu, nước đầy đủ.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: mỗi học viên đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Động cơ đã được siết chặt ở các vị trí theo yêu
cầu của bài tập.
4.2. Bài 2. Bảo dƣỡng hệ thống làm mát
193
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: mỗi học viên đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Động cơ đã được đổ đủ nước ở vị trí theo yêu
cầu của bài tập.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Két làm mát được làm sạch, tháo và lắp đúng
trình tự
4.3. Bài 3. Bảo dƣỡng hệ thống bôi trơn
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Lọc dầu được làm sạch, tháo và lắp đúng trình
tự.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bơm dầu bôi trơn được làm sạch, tháo và lắp
đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Các te dầu bôi trơn được làm sạch, tháo và lắp
đúng trình tự. Sau khi động cơ đã hoạt động không có dầu chảy ra ngoài.
4.4. Bài 4. Bảo dƣỡng cơ cấu phân phối khí
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
194
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bình lọc không khí được làm sạch, tháo và lắp
đúng trình tự.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Khe hở nhiệt xupáp được điều chỉnh đúng yêu
cầu kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu.
4.5. Bài 5. Bảo dƣỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 120 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Vòng găng được tháo lắp đúng yêu cầu kỹ
thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, không hao dầu
bôi trơn.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 120 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bạc biên được tháo lắp đúng yêu cầu kỹ thuật,
tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu.
4.6. Bài 6. Bảo dƣỡng hệ thống nhiên liệu điêzen
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bình chứa nhiên liệu được làm sạch, tháo và
lắp đúng trình tự.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
195
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Lọc dầu được tháo lắp đúng yêu cầu kỹ thuật,
tháo và lắp đúng trình tự.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Vòi phun được điều chỉnh đúng yêu cầu kỹ
thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu, không
có khói đen.
4.7. Bài 7. Bảo dƣỡng hệ thống nhiên liệu xăng
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bình chứa nhiên liệu được làm sạch đúng yêu
cầu kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bộ chế hoà khí được tháo lắp đúng yêu cầu kỹ
thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu, không
có khói đen.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chế độ chạy không được điều chỉnh đúng yêu
cầu kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu.
4.8. Bài 8. Bảo dƣỡng hệ thống đánh lửa
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
196
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bô bin được làm sạch đúng yêu cầu kỹ thuật,
tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bộ điều khiển đánh lửa được tháo lắp đúng
yêu cầu kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm
dịu.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bugi được bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật,
tháo và lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động bình thường, êm dịu.
4.9. Bài 9. Bảo dƣỡng hệ thống điện
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bộ phát điện được làm sạch đúng yêu cầu kỹ
thuật, tháo và lắp đúng trình tự.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ đốt trong công suất < 24 mã lực, dụng cụ, giẻ lau.
- Cách thức: chia 5 nhóm mỗi nhóm đều phải thực hiện thao tác trên động cơ.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát sự thực hiện, thực hiện đúng quy trình
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đèn pha được bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ
thuật, tháo và lắp đúng trình tự. Đèn chiếu sáng khi bật.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Kể đúng tên và xác định đúng vị trí
các bộ phận chi tiết trên động cơ
Đối chiếu với hình ảnh, động cơ.
Các bộ phận chi tiết bên ngoài động Quan sát, so sánh.
197
cơ được làm sạch
Các vị trí mối ghép chặt được siết đủ
lực
Siết thử, đối chiếu với bảng lực siết.
5.2. Bài 2
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Nước làm mát được đổ đúng mức
quy định.
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu
với phao báo nước trên két nước.
Két nước làm mát được làm sạch. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu
với phiếu đánh giá kỹ làm sạch.
5.3. Bài 3
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Lọc dầu được làm sạch Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch lọc dầu.
Bơm dầu tạo áp suất đến phao báo
dầu
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tình trạng hoạt động của động cơ
Các te được làm sạch Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tình trạng hoạt động của động cơ
5.4. Bài 4
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Bình lọc không khí được làm sạch Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch lọc khí.
Động cơ nổ êm không có tiếng kêu
gõ xupáp
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tình trạng hoạt động của động cơ
5.5. Bài 5
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Vòng găng được tháo lắp đúng yêu
cầu kỹ thuật, chọn lắp vòng găng
đúng chủng loại, kích thước .
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tình trạng hoạt động của động
cơ
Bạc biên được tháo lắp đúng yêu cầu
kỹ thuật, chọn lắp bạc đúng chủng
loại, kích thước.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tình trạng hoạt động của động cơ
5.6. Bài 6
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
198
Bình chứa nhiên liệu được làm sạch
bên trong và bên ngoài
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch bình chứa nhiên liệu.
Lọc nhiên liệu được tháo lắp đúng
yêu cầu kỹ thuật
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng tháo lắp, làm sạch lọc nhiên liệu.
Vòi phun được điều chỉnh đúng áp
suất quy định
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng điều chỉnh vòi phun.
Động cơ nổ êm, không khói đen.
5.7. Bài 7
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Bình chứa nhiên liệu được làm sạch
bên trong và bên ngoài
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch bình chứa nhiên liệu.
Bộ chế hoà khí được tháo, lắp, bảo
dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng tháo, lắp, làm sạch bộ chế hoà khí.
Điều chỉnh số vòng quay chạy không
đúng quy trình, động cơ nổ êm ở số
vòng quay nhỏ nhất
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng điều chỉnh chế độ chạy không.
Động cơ nổ êm, không khói đen.
5.8. Bài 8
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Bô bin được làm sạch đúng yêu cầu
kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự.
Động cơ hoạt động bình thường, êm
dịu.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch bôbin.
Bộ điều khiển đánh lửa được tháo
lắp đúng yêu cầu kỹ thuật, tháo và
lắp đúng trình tự. Động cơ hoạt động
bình thường, êm dịu.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng tháo, lắp, làm sạch bộ điều khiển
đánh lửa.
Bugi được bảo dưỡng đúng yêu cầu
kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình tự.
Động cơ hoạt động bình thường, êm
dịu.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng điều chỉnh chế độ chạy không.
Động cơ nổ êm, không khói đen.
5.9. Bài 9
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
199
Bộ phát điện được làm sạch đúng
yêu cầu kỹ thuật, tháo và lắp đúng
trình tự.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng làm sạch bộ phát điện.
Đèn pha được bảo dưỡng đúng yêu
cầu kỹ thuật, tháo và lắp đúng trình
tự. Đèn chiếu sáng khi bật.
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng tháo, lắp, làm sạch đèn pha.
200
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn An - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ
khí Nông nghiệp
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Úc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí
Nông nghiệp
4. Các ủy viên:
- Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí
Nông nghiệp
- Ông Vũ Quang Huy, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông
nghiệp
- Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Đình Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông
nghiệp Hải Dương./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Văn Điền, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Quang Hoè, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện
Tây Bắc
- Ông Vương Văn Hồng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông
nghiệp Hải Dương./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_modun_01_sua_chua_dong_co_dot_trong_246.pdf