1. Thực hiện nối đất cho động cơ nhằm mục đích nào sau đây:
a. Bảo vệ động cơ
b. Bảo vệ nguồn điện
c. Bảo vệ cho con người
2. Khi đi vào vùng điện rò có dòng điện đi tản trong đất để khắc phục tai
nạn điện giật, tránh bị điện giật do điện áp bước ta phải làm theo cách nào sau
đây:
a. Đứng lại
b. Chạy thật nhanh
c. Đi chậm
d. Nhảy lò cò
+ Câu hỏi điền khuyết
59 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun: Thực hành điện cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau.
Kiểm tra khí quản có thông suốt không , nếu không thông suốt thì lấy các vật còn
nằm trong khí quản ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằnh cách để tay và
phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường
thẳng đảm bảo cho không khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề
phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân.
Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào
miệng nạn nhân (đặt khẩu trang
hoặc khăn sạch lên miệng nạn
nhân). Nếu không thể thổi vào miệng
được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân
và thổi vào mũi.
- Lặp lại các thao tác trên
nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp
nhàng và liên tục 10 -12 lần trong 1
phút với người lớn, 20 lần trong 1
phút với trẻ em.
Hình 1.5: Phương pháp hà hơi thổi
ngạt
+ Làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp.
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay duỗi thẳng. Moi dớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra (nếu lưỡi
bị thụt vào). Người làm hô hấp ngồi lên lưng nạn nhân, hai đầu gối quỳ xuống
kẹp vào hai bên hông, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát
sống lưng, ấn tay xuống, dướn cả trọng lượng người về phía trước, đếm nhẩm 1,
2, 3 rồi lại từ từ thẳng người lên, tay vẫn để ở lưng, đếm nhẩm 4, 5, 6. Cứ như
vậy 12 lần trong 1 phút đều đều theo nhịp thở của mình. Hô hấp nhân tạo theo
cách này đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
Phương pháp này chỉ cần 1 người làm.
+ Ấn tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp
tim. Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương
ức của nạn nhân, ấn khoảng 4- 6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi
không khí vào phổi nạn nhân. Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4 - 6cm,
sau đó giữ tay lại khoảng 1/3s rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.
Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn
nhân như trên từ 4 - 6 lần.
- 16 -
Hình 1.6: Cấp cứu theo phương pháp ấn tim vào lồng ngực
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu
hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhip tim
nên ngừng xoa bóp khoảng 2-3s. Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào, đồng
tử co dăn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ... cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10
phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân đến
bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp
cứu liên tục.
+ Hà hơi thổi ngạt
Hà hơi thổi ngạt là phương pháp có hiệu quả cao nhất trong các phương
pháp hô hấp nhân tạo. Sau khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện mà nạn nhân
không thở hoặc thở rất yếu, tim còn đập thì phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay.
Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cứu đứng phía bên nạn nhân (bên phải hay
bên trái nạn nhân tùy thuộc vào hướng thuận tay người thực hiện) luồn một tay
xuống gáy nạn nhân, còn tay kia ấn nhẹ lên trán nạn nhân cho đầu nạn nhân
ngửa về phía sau. Mở mồm nạn nhân và moi hết dớt dãi và lau sạch bằng khăn
tay hoặc miếng vải sạch. Để giữ được vị trí và tư thế như trên thì người cứu lấy
quần áo cuộn lại và kê xuống dưới xương bả vai của nạn nhân. Người cứu hít
vào 2-3 lần thật sâu rồi thổi qua mồm nạn nhân đã được phủ gạc sạch, khi thổi
qua mồm phải bịt mũi nạn nhân. Cần áp chặt miệng để không phí vào mũi nạn
nhân. Sau lần thổi lại nghỉ lấy sức và tiếp tục lấy hơi chuẩn bị cho lần sau, mỗi
phút làm khoảng 10 lần. Nếu có dụng cụ là ống thổi có thể thực hiện thổi hơi
qua ống vào phổi nạn nhân trường hợp tim nạn nhân không đập thì đồng thời hà
hơi thổi ngạt còn tiến hành xoa bóp tim của nạn nhân.
THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO
CHO NGƢỜI BỊ NẠN
1. Mục tiêu:
Hình thành được kỹ năng các kiểu hô hấp nhân tạo: đặt nạn nhân nằm sấp,
đặt nạn nhân nằm ngửa, hà hơi thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.
- Yêu cầu:
+ Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật, đúng thời gian
- 17 -
+ Nghiêm túc trong quá trình thực hiện.
+ Ghi chép đầy đủ quá trình thực hiện của từng người trong nhóm.
- Dụng cụ, vật tư
Tấm nilong, khăn tay, thìa, gối
- Hình thức tổ chức
+ Cả lớp quan sát giáo viên làm mẫu
+ Địa điểm thực hiện: trên sân trường
+ Đối tượng thực hiện: đối tượng giả định (các học viên thay nhau làm
người bị nạn)
+ Thực tập theo nhóm, mỗi nhóm từ 10 đến 15 người, mỗi học viên phải
thực hiện ít nhất 1 lần.
2. Nội dung thực hiện
2.1 Thực hành theo phƣơng pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện
1. Chọn vị trí đặt nạn nhân Bằng phẳng
2. Đặt nạn nhân nằm ngửa Nằm ngửa đúng tư thế
3. Moi dớt dãi và kéo lưỡi ra Sạch dớt dãi, lưỡi không bị thụt vào
4. Ngồi lên lưng nạn nhân Đúng vị trí, đúng tư thế
5. Thực hiện động tác hô hấp Đúng động tác, đúng thời gian, nạn
nhân thở được
6. Nhận xét kết quả trong nhóm Đầy đủ , đúng các ưu, khuyết điểm
các thành viên trong nhóm
2.2. Thực hành theo phƣơng pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện
1. Chọn vị trí đặt nạn nhân Bằng phẳng
2. Đặt nạn nhân nằm ngửa Nằm sấp đúng tư thế
3. Kéo lưỡi nạn nhân Lưỡi kéo ra khỏi hàm răng, ngồi giữ
lưỡi đúng vị trí và tư thế (do người thứ
nhất thực hiện)
4. Chọn vị trí ngồi (người cứu thứ hai) Đúng vị trí, đúng tư thế
5. Thực hiện động tác hô hấp Đúng động tác, đúng nhịp điệu, đúng
thời gian, nạn nhân thở được
- 18 -
6. Nhận xét kết quả trong nhóm Đầy đủ , đúng các ưu, khuyết điểm các
thành viên trong nhóm
2.3. Thực hành hà hơi thổi ngạt
Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện
1. Chọn vị trí đặt nạn nhân Bằng phẳng
2. Đặt nạn nhân nằm Nằm ngửa đúng tư thế
3. Vệ sinh miệng nạn nhân Lưỡi kéo ra khỏi hàm răng, ngồi giữ
lưỡi đúng vị trí và tư thế (do người thứ
nhất thực hiện)
4. Phủ gạc lên mồm nạn nhân Đúng vị trí, đúng tư thế
5.Thực hiện các động tác hô hấp:
- Bịt mũi nạn nhân
- Thổi qua mồm nạn nhân
Đúng động tác, đúng nhịp điệu, đúng
thời gian, nạn nhân thở được
6. Nhận xét kết quả trong nhóm Đầy đủ , đúng các ưu, khuyết điểm các
thành viên trong nhóm
2.4. Thực hành theo phƣơng pháp ấn tim
Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện
1. Chọn vị trí đặt nạn nhân Bằng phẳng
2. Đặt nạn nhân nằm Nằm ngửa đúng tư thế
3. Xác định vị trí đứng cứu Đúng vị trí (bên sườn nạn nhân)
4. Thực hiện động tác hô hấp Đúng động tác, đúng nhịp điệu, đúng
thời gian, nạn nhân thở được
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
* Ảnh hƣởng của dòng điện đến cơ thể con ngƣời
+ Câu hỏi điền khuyết
1. Điện trở của lớp da người khi khô ráo và sạch sẽ là ......
2. Tần số càng tăng mức độ nguy hiểm càng ......, dòng điện có tần số cao
...........
3. Trong kỹ thuật an toàn điện, qui định dòng điện từ ........trở lên ở tần số
....... Hz là dòng điện nguy hiểm
- 19 -
4. Dòng điện càng ....., thời gian càng .......thì nguy hiểm càng tăng
2.5. Điện áp dưới ....... là điện áp an toàn ở những nơi rất nguy hiểm
6. Dòng điện đi từ ........ qua...... là nguy hiểm nhất
Câu hỏi đúng sai
7. Độ ẩm càng cao thì điện trở của người càng nhỏ
a. Đúng
b. Sai
8. Điện trở người phụ thuộc vào điện áp tiếp xúc, sẽ tăng khi điện áp giảm
a. Đúng
b. Sai
9. Tần số dòng điện càng tăng thì càng nguy hiểm
a. Đúng
b. Sai
* Câu hỏi tự luận và tƣ duy
10. Dòng điện có hại như thế nào đối với cơ thể con người?
11. Khi nào thì con người bị điện giật?
12. Khi đứng trên một vật cách điện, nếu tay người chạm vào dây dẫn
điện 220V (hình vẽ 1-1) thì có bị điện giật không? Hãy giải thích.
13. Khi người đứng trong một ca bin có điện rò ra vỏ (hình 1-2) thì có bị
điện giật không? Hãy giải thích.
14. Có một máy phát điện có điện áp 220/380V (chưa nối tải) được đặt
trên một tấm cao su cách điện và trung tính không nối đất (hình 1-3), nếu tay
người chạm vào một dây pha có bị điện giật không? Hãy giải thích?
15. Khi chim đậu trên dây pha (dây trần) có bị điện giật không? Hãy giải
thích?
hình 1-1 hình 1-2 hình 1-3
- 20 -
* Các biện pháp an toàn điện
+ Câu hỏi trắc nghiệm
1. Thực hiện nối đất cho động cơ nhằm mục đích nào sau đây ?
a. Bảo vệ động cơ
c. Bảo vệ nguồn điện
2. Khi đi vào vùng điện rò có dòng điện đi tản trong đất để khắc phục tai
nạn điện giật, tránh bị điện giật do điện áp bước ta phải làm theo cách nào sau
đây:
a. Đứng lại
b. Chạy thật nhanh
c. Đi chậm
d. Nhảy lò cò
+ Câu hỏi điền khuyết
1. Khi hai vị trí trên cơ thể người tồn tại……..thì sẽ có……..qua người và
khi đó người sẽ bị tai nạn điện giật.
2. Khi người chạm vào vật mang điện, ví dụ tay người chạm vào vỏ động
cơ thì điện áp giữa tay và chân được gọi là điện áp……Dòng điện qua người
trong trường hợp này tính theo công thức:……
3. Theo số liệu tính toán và thực nghiệm thì…… % điện áp rơi trong
phạm vi 1m ; ……% điện áp rơi trong phạm vi cách vị trí chạm đất từ 1 đến
10m.
4. Điện áp rơi cách vị trí chạm đất 20m được coi bằng……
5. Nếu người đi vào vùng đất có dòng điện chạy qua thì giữa hai chân
người có một điện áp gọi là…….
+ Câu hỏi chọn đúng sai
1. Đứng càng gần chỗ nối đất thì càng nguy hiểm do điện áp tiếp xúc lớn
a. Đúng
b. Sai
2. Càng xa chỗ nối đất thì điện áp bước càng lớn
a. Đúng
b. Sai
3. Khi nguồn khồn nối đất, thiết bị không nối đất sẽ ít nguy hiểm hơn khi
nguồn có nối đất, thiết bị không nối đât.
a. Đúng
b. Sai
4. Điện áp bước là do dòng điện đi tản trong đất gây nên
- 21 -
c. Đúng
d. Sai
- 22 -
Bài 2: Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay
Mục tiêu:
- Nhận dạng chính xác các loại dụng cụ;
- Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay đúng kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
A. Nội dung:
1. Sử dụng, bảo quản dụng cụ nghề điện
1.1. Các loại kìm
Trong quá trình lắp ráp , sửa chữa , tối thiểu chúng ta cần đến hai dạng
kìm: kìm cắt và kìm mỏ nhọn (đầu nhọn).
Công dụng của kìm cắt:
Là dùng để cắt sát các chân linh
kiện trong quá trình hàn lắp ráp, cắt
các đoạn dây dẫn khi hàn nối. Điều
cần lưu ý khi sử dụng kìm cắt là:
tương ứng với mỗi loại kìm cắt ta chỉ
có khả năng cắt được dây dẫn có
đường kính tối đa thích hợp. Nếu
dùng kìm cắt loại nhỏ để cắt dây dẫn
có đường kính quá lớn hoặc quá cứng,
có thể làm mẻ miệng kìm, thậm chí có
thể gãy kìm.
Hình 2.1 : Các loại kìm
- 23 -
Đối với kìm mỏ nhọn, ta dùng
giữ các đoạn dây đồng (khi xi chì trên
diện tích bề mặt chung quanh của dây
dẫn), giữ chân linh kiện khi cần gập
vuông góc hoặc kìm giữ các đoạn dây
trong quá trình hàn nối,.... Tuyệt đối
không dùng kìm mỏ nhọn để bẻ các vật
cứng hoặc cắt các dây đồng có đường
kính quá lớn và quá cứng (vì thực hiện
như vậy có thể làm cong mỏ kìm). Khi
cần bẻ hay uốn các vật cứng ta dùng
loại kìm kẹp mỏ bằng.
Điều cấm kỵ nhất khi sử dụng các loại kìm là dùng kìm đóng thay thế cho
búa. Tác động này đưa đến sự kiện làm kìm bị kẹt cứng khi đóng mở mỏ kìm.
Tóm lại khi sử dụng đồ nghề cần phải để ý đến việc khai thác hết chức năng và
sức chịu đựng vật liệu của đồ nghề.
1.2. Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là duṇg cu ̣đo nghề điêṇ cầm tay. Có khả
năng dùng để đo : đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Hình 2.2: Đồng hồ vạn năng
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện,
thấy được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ
chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/V do vậy khi đo vào các mạch cho
dòng thấp chúng bị sụt áp.
Máy đo VOM đo được các đại lượng:
- Điện trở đến hàng K .
- Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000 V.
- Dòng điện một chiều đến vài trăm mA.
- 24 -
1.3. Tuốc nơ vít
Hình 2.3 Tuốc nơ vít
- Cấu tạo: Gồm phần đầu và phần cán, phần đầu có dạng dẹp hoặc chữ
thập
- Công dụng: Dùng để tháo lắp các loại vít. bộ tuốc nơ vít với đầy đủ các
hình dạng và kích cỡ hoặc 1 tuốc nơ vít đa năng với nhiều đầu vit cũng là sự lựa
chọn tốt để thao tác với các loại đinh ốc khác nhau.
Hình 2.4. Tuốc nơ vít
1.4. Mỏ hàn
Là dụng cụ dùng để hàn , nối các mối nối , mối hàn hoăc̣ dùng để nung
chảy vật liệu hàn (chì, thiếc...) tạo thành mối hàn hoặc loại bỏ mối hàn với sự
giúp đỡ của hút chì. Có nhiều loại với công suất khác nhau. Tuy nhiên do là thiết
bị dùng nhiệt nên nếu không cẩn thận thì mỏ hàng chính là tác nhân phá hủy linh
kiện.
Hình 2.5 Mỏ hàn
- 25 -
2. Sử dụng, quản dụng cụ cơ khí nhỏ cầm tay.
2.1. Thƣớc dẹt
* Cấu tạo:
Hình 2.6. Thước dẹt:
Thước dẹt thường được làm bằng lá thép các bon, dụng cụ Y7, Y8 có các
cỡ chiều dài 150mm, 300mm, 500mm, 1000mm và rộng từ 11 - 25mm, bề dày
từ 1 - 12mm.
Trên thước dẹt có vạch dấu chia độ thường độ chia nhỏ nhất là mm, cứ
10mm được vạch một dấu dài và ghi chỉ số theo đơn vị cm. Vạch đầu tiên được
đánh dấu là vạch số 0, và cứ tăng dần lên theo mép của thước dẹt. Thước dẹt có
hình chữ nhật một đầu được vanh tròn có đục lỗ để móc vào các điểm cố định.
* Công dụng:
Thước dẹt dùng để đo và kiểm tra kích thước thẳng của các đồ vật, dùng
để kiểm tra khoảng đo của compa...
* Phương pháp đo:
Tay phải cầm thước, đặt nằm trên mặt của vật cần đo, điều chỉnh sao cho
vạch số 0 ở đầu thước phải thật trùng với cạch của vật cần đo. Ở động tác này,
có thể làm bằng nhiều cách, như : Dùng ngón tay cái làm điểm tựa (như hình
H2.7a ), dùng mặt phẳng làm điểm tựa (như hình H2.7b), muốn đo đường kính
lỗ ta cũng có thể lấy thành miệng lỗ làm điểm tựa (như hình H2.7c).
a b c
Hình 2.7. Phương pháp sử duṇg thước deṭ
- 26 -
Chú ý khi đo chi tiết có hình dạng đơn giản như tấm, thanh ...nên tựa chi
tiết đó vào một vật khác, áp thước sát vào mặt của chi tiết cần đo, tựa đầu thước
vào bậc của chi tiết hoặc vào vật mà chi tiết tỳ vào. Vạch 0 của thước phải trùng
đúng vào chỗ đầu phần cần đo của chi tiết.
- Đọc kích thước trên thước: Khi xác định kích thước, mắt nên nhìn thẳng.
2.2. Panme
a. Cấu tạo: gồm hai phần là phần cố định và phần di động.
- Phần cố định: (phần thân
thước chính): gồm mỏ cố định và
phần thân thước. Trên đó có hai dãy
vạch chia xen kẽ nhau tạo thành thân
thước thẳng chỉ phần nguyên hoặc
1/2 của mm khi đo.
- Phần động: gồm mỏ động và
phần thân thước vòng (du ttiêu
vòng). Trên du tiêu vòng có 50 vạch
chia chỉ phần lẻ của kích thước đo
được. Khi du tiêu quay được 1 vòng
thì tịnh tiến được 0,5mm.
b. Phƣơng pháp đo:
- Tay trái cầm vào thân thước
cong để đỡ lấy thước, tay phải điều
chỉnh mỏ động bằng vít điều chỉnh.
- Khi quay vít điều chỉnh theo
ngược chiều kim đồng hồ thì mỏ
động di chuyển xa dần mỏ tĩnh
- Đưa chi tiết vào giữa 2 mỏ đo của thước, xoay núm vặn theo cùng
chiều kim đồng hồ cho tới khi mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Khi nghe có
tiếng kêu phát ra từ cơ cấu cóc thì dừng lại và lấy thước ra để đọc trị số.
c. Cách đọc trị số:
- Phần nguyên của kích thước đo được
đọc trên thân thước thẳng của thước. Giá trị
đọc được là mm và 1/2 của mm.
- Số % của mm được đọc trên thân
thước vòng (du tiêu vòng) và được tính như
sau: Xét vạch nào trên du tiêu vòng trùng
vạch trên thân thước thẳng thì giá trị đọc được
chính là phần lẻ của kích thước đo.
- 27 -
- Cộng kết quả sau 2 lần đọc lại ta được kích thước thực của chi tiết cần
đo.
Hình 2.8. Thao tác sử duṇg panme
* Đọc trị số của panme: Số nguyên mi li mét (mm) và nửa mi li mét (mm)
đọc trên thang số thẳng ở thân panme. Số phần trăm của mi li mét (mm) xác
định theo vạch chia trên phần côn của mặt số vòng trùng với đường vạch dọc
trên thân panme
Ví dụ: Kết quả như hình ve ̃là 0,24mm
2.3. Mũi vạch
Làm bằng thép các bon dụng cụ Y10, Y12 có dạng tròn, đường kính 3 -5
mm dài 150 300 mm, đầu mũi vạch dài 20 30 mm được tôi cứng và mài
nhọn như mũi kim, thân có khía nhám tránh trơn tuột khi sử dụng.
Hình 2.9. Mũi vạch
* Cách sử dụng: Cầm mũi vạch như cầm bút chì, nghiêng mũi vạch đi 150
so với mũi vạch. Tỳ sát mũi nhọn vào cạnh thước thẳng để vạch hình dạng và
kích thước của chi tiết.
- 28 -
2.4. Mỏ lết
Hình 2.10. Mỏ lết
+ Cấu tạo: Gồm phần mỏ và phần cán, phần mỏ của mỏ lết có thể điều chỉnh
+ Công dụng: Dùng để tháo lắp các loại bu lông, đai ốc
2.5. Cờ lê
Hình 2.11. Cờ lê
+ Cấu tạo: Gồm phần mỏ và cán cầm
+ Công dụng: Dùng để tháo lắp các loại bu lông, đai ốc
- 29 -
Bài 3: Đo lƣờng điện
Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo thiết bị đo;
- Đọc đƣợc chính xác các giá trị khi đo;
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện đo.
A. Nội dung
1. Đo điêṇ áp xoay chiều.
1.1. Giới thiêụ vôn mét .
1. Giới haṇ thang đo
2. Kim chỉ thi ̣
3. Núm điều chỉnh kim chỉ thị
(điều chỉnh khi kim nằm lêc̣h vi ̣
trí 0)
4. Vỏ
5. Thang đo
Hình 3.1. Cấu taọ của vôn mét
b. Ký hiệu:
1.2. Cách sử dụng vôn mét:
Chọn vôn mét phù hợp với giá trị cần đo .
+ Phương pháp đo:
Khi đo Vôn mét được mắc song song với đoạn mạch cần đo.
Phụ tải
- 30 -
Hình 3.2: Sơ đồ mắc vôn mét
Hình 3.3: Đo điện áp xoay chiều
Bước 1: Xác điṇh đối tươṇg cần đo.
Bước 2: Ước lượng giá trị cần đo và chọn thang đo phù hợp.
Bước 3: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 điểm cần đo.
Bước 4: Đọc trị số: Số đo sẽ được đọc ở các vạch còn lại trên mặt số
theo biểu thức như sau:
GIÁ TRỊ CẦN ĐO = GIÁ TRỊ CỦA KIM HIỂN THỊ TRÊN THANG ĐO
- Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng
70% giá trị thang đo.
- Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật
* Thưc̣ hành đo điêṇ áp xoay chiều .
Hình 3.4 Sơ đồ mac̣h đo
Sơ đồ nối mac̣h điêṇ các đèn như hình 3.4
Các đèn sợi đốt Đ1 220V – 40W; Đ2 220V - 75W; Đ3 220V – 100W:
Yêu cầu: Đo các giá tri ̣ điêṇ áp trên đèn Đ 2; Đ3.
Dụng cụ: Đồng hồ Vôn kế xoay chiều có các thang đo điện áp 220; 1000
dòng điện cực đại của vô kế là 5A.
- 31 -
KIẾN THƢ́C MỞ RỘNG
Vôn mét điện từ:
Là dụng cụ đo điện áp xoay chiều tần số công nghiệp. Cuộn dây phần tĩnh
có số vòng lớn từ 1000 6000 vòng. Để mở rộng thang đo người ta mắc nối tiếp
với cuộn dây các điện trở phụ như hình dưới đây (hình 3.14). Tụ điện C dùng để
bù tần số khi đo ở tần số cao hơn tần số công nghiệp.
Hình 3.5: Vôn mét điện từ.
Vôn mét điện động:
Cấu tạo của Vôn mét điện động giống Am pe mét điện động nhưng số vòng
cuộn dây tĩnh lớn hơn, tiết diện dây nhỏ hơn.
Trong Vôn mét điện động cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được mắc nối
tiếp nhau. Cuộn dây tĩnh được chia thành 2 phần A1 và A2 hình vẽ trên (Hình
3.7).
Khi đo điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 150V, hai đoạn A1 và A2 được mắc
song song với nhau. Nếu điện áp U 150V các đoạn A1 và A2 được mắc nối
tiếp nhau.
* Ngoài ra để mở rộng phạm vi đo lớn hơn (Trên 600V), người ta dùng
máy biến điện áp đo lường (BU).(Hình 3.6).
Hình 3.6: Máy biến điện áp
Tương tự như BI, BU dùng trong mạch điện xoay chiều điện áp cao. Cấu
tạo tương tự như máy biến áp thông thường, ta có tỷ số biến áp:
Điên áp định mức thứ cấp U2 luôn luôn được tính toán là 100V (trừ một
số trường hợp đặc biệt).
Chẳng hạn:
- 32 -
Đối với điện áp 10kV: người ta thường dùng BU có điện áp định
mức là 10000/100V
Đối với điện áp 35kV: người ta thường dùng BU có điện áp định
mức là 35000/100V
2. Đo đòng điêṇ xoay chiều.
2.1. Giới thiêụ am pe mét.
1. Giới haṇ thang đo
2. Vỏ
3. Núm chỉnh kim chỉ thị (chỉnh
kim khi kim không chỉ ở số 0)
4. Kim chỉ thi ̣
Hình 3.7. Cấu taọ măṭ ngoại của
am pe mét
2.2. Cách sử dụng am pe mét
Bước 1: Xác điṇh đối tươṇg cần đo.
Bước 2: Ước lượng giá trị cần đo và chọn thang đo phù hợp
Bước 3: Tiến hành đo: Cắt mạch, nối tiếp que đo vào 2 điểm cần đo.
Bước 4: Đọc trị số, tương tự như phần b, đơn vị tính là mA, A, A,
kA.
GIÁ TRỊ CẦN ĐO = GIÁ TRỊ CỦA KIM HIỂN THỊ TRÊN THANG ĐO
- Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng
70% giá trị thang đo.
- Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật
* Thưc̣ hành đo các giá t rị dòng điện (A1; A2) theo sơ đồ hình 3.8.
- 33 -
Hình 3.8. Sơ đồ mac̣h đo dòng điêṇ môṭ chiều .
- Các đèn Đ1: 50V – 20W; Đ2: 30V – 30W; Đ3: 30V – 20W
- Dụng cụ: Am pe điêṇ môṭ chiều có các thang đo đo đươc̣ dòng điêṇ là :
100mA, 1A, 2A, 5A.
- Đo các giá tri ̣ dòng điêṇ qua đèn Đ 1, Đ3 và Đ2, ở các thang đo 2A; 5A.
3. Đo điêṇ trở cách điêṇ .
3.1. Giới thiêụ mê gôm mét .
* Đo bằng Mê gôm mét:
Mê gôm mét là dụng cụ đo điện trở lớn mà ômmét không đo được
Mê gôm mét thường dùng đo điện trở cách điện của máy điện, khí cụ điện,
cuộn dây máy điện.
+ Ký hiệu:
+ Cấu tạo: (Hình 3.9)
1. Núm chọn thang đo
2. Giá trị đo
Hình 3.9: Mê gôm mét
M
- 34 -
3.2. Cách sử dụng mê gôm mét:
Một que kẹp vào phần dẫn điện, que còn lại kẹp vào phần cách điện (võ
máy). Đoc̣ giá tri ̣ hiển thi .̣
Chú ý:
- Khi chƣa sử dụng kim của Mê gôm mét nằm ở vị trí bất kỳ trên mằt số.
- Sử dụng đúng cấp điện áp của Mê gôm mét khi kiểm tra cách điện của
thiết bị (500V, 1000V, 2000V)
4. Đo điêṇ trở cuâṇ dây .
4.1. Giới thiêụ về ôm kế.
1. Công tắc chuyển mac̣h thang đo
2. Giá trị thang đo
3. Kim hiển thi ̣
4. Giới haṇ thang đo
Hình 3.10. Ôm kế
4.2. Cách sử dụng ôm kế
Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bƣớc sau :
- Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để
thang x1 Ω hoặc x10 Ω, nếu điện trở lớn thì để thang x1kΩ hoặc 10kΩ. => sau
đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 Ω.
- Bước 2: Tiến hành đo : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên
thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 Ω và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 =
2700 Ω = 2,7 kΩ.
Ghi chú :
- Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, nhƣ vậy đọc trị số
sẽ không chính xác.
- Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng
không chính xác.
- 35 -
* Thưc̣ hành đo giá tri ̣ điêṇ trở của các điêṇ trở có trong sơ đồ mac̣h sau
và giá trị điện trở tổng của mạch .
5. Đồng hồ vạn năng
5.1. Cấu taọ bên ngoài của đồng hồ vaṇ năng
1. Công tắc chuyển mac̣h .
2. Vị trí góc đo điện trở .
3. Các giới hạn thang đo .
4. Vít chỉnh kim.
5. Nút chỉnh 0(Adj).
6. Kim đo.
7. Lổ cắm que đo.
8. Gương phản chiếu.
Hình 3.11: Hình ảnh đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) có 4 chức năng chính là đo điện trở, đo điện
áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện AC, DC.
Máy đo VOM đo được các đại lượng:
Điện trở đến hàng kΩ.
Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000V.
Dòng điện đến vài trăm mA.
5.2. Sƣ̉ duṇg đồng hồ vaṇ năng đo điêṇ trở .
* Đo điện trở:
- 36 -
Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều
thứ.
1. Đo kiểm tra giá trị của điện trở.
2. Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn.
3. Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in.
4. Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không.
5. Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện.
6. Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
7. Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện.
8. Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
Bước 1: Xác điṇh đối tươṇg cần đo.
Bước 2: Chuyển công tắc chuyển mac̣h về thang đo X1.
Bước 3: Chập 2 que đo và điều chỉnh núm (Adj) cho kim chỉ đúng số 0
trên vạch ().
Bước 4: Tiến hành đo: chấm 2 que đo vào 2 đầu điện trở cần đo.
Hình 3.12: Đo điện trở
Bước 5: Đọc trị số: trị số đo điện trở sẽ được đọc trên vạch (trên mặt số)
theo biểu thức sau:
GIÁ TRỊ CẦN ĐO = GIÁ TRỊ KIM HIỂN THỊ x GIÁ TRỊ THANG ĐO
* Chú ý:
Mạch đo phải ở trạng thái không có điện.
Không đƣợc chạm tay vào que đo.
Đặt ở thang đo nhỏ, thấy kim đồng hồ không lên thì chƣa vội kết luận
điện trở bị hỏng mà phải chuyển sang thang đo lớn hơn để kiểm tra.
- 37 -
Tƣơng tự khi đặt ở thang đo lớn, thấy kim đồng hồ chỉ 0 thì phải
chuyển sang thang lớn hơn.
Ví dụ
* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pin tiểu
1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1kΩ hoặc 10kΩ ta phải lắp Pin 9V.
Vi du ̣1: Đo điện trở :
Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Để đo trị số điện trở ta thực hiện theo các bƣớc sau :
- Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để
thang x1 Ω hoặc x10 Ω, nếu điện trở lớn thì để thang x1 kΩ hoặc 10kΩ. => sau
đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 Ω.
- Bước 2 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo, giá trị
đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 Ω và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700
Ω = 2,7 kΩ.
- Bước 3 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy
đọc trị số sẽ không chính xác.
- Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều, và đọc trị số
cũng không chính xác.
* Các chức năng khác của thang đo điện trở
+ Đo thông mạch, hở mạch.
- 38 -
+ Kiểm tra chạm vỏ.
* Thưc̣ hành đo các giá tri ̣ điêṇ trở của các điêṇ trở có trong sơ đồ mac̣h
sau và giá tri ̣ điêṇ trở tổng của mac̣h .
* Phương pháp thưc̣ hiêṇ : Sử duṇg các điêṇ trở (chuẩn bi ̣ 7 điêṇ trở) sau
đó đấu nối tiếp vớ i nhau và thưc̣ hiêṇ phép đo .
5.3. Sƣ̉ duṇg đồng hồ vaṇ năng đo điêṇ áp xoay chiều .
- Bước 1: Xác điṇh đối tươṇ g cần đo sau đó c huyển công tắc chuyển
mạch về thang đo phù hợp (một trong các thang ở khu vực ACV; màu đỏ).
- Bước 2: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 điểm cần đo.
- Bước 3: Đọc trị số: Số đo sẽ được đọc ở các vạch còn lại trên mặt số
(trừ vạch ) theo biểu thức như sau:
GIÁ TRỊ CẦN ĐO =
Không đứt (thông mạch)
X1
Mạch bị đứt (hở mạch)
X1
Hình 3.13: Kiểm tra thông mạch
Chạm vỏ nặng
X10K
Hình 3.14: Kiểm tra chạm vỏ.
Tốt (không chạm)
X10K
Vỏ Vỏ
- 39 -
Chú ý:
- Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng
70% giá trị thang đo.
- Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật
* Thưc̣ hành đo điêṇ áp với đồng hồ vaṇ năng .
Sử duṇg sơ đồ mac̣h hình 3.4 và sơ đồ hình 3.8 để đo các giá trị cần đo.
5.4. Sƣ̉ duṇg đồng hồ vaṇ năng đo điêṇ dòng điêṇ xoay chiều
Đo dòng điện xoay chiều:
Bước 1: Xác điṇh đối tươṇg cần đo sau đó huyển công tắc chuyển
mạchvề khu vực đo dòng điêṇ AC.
Bước 2: Tiến hành đo: Cắt mạch, nối tiếp que đo vào 2 điểm cần
đo.
Bước 3: Đọc trị số, tương tự như phần b, đơn vị tính là mA hoặc
A nếu để ở thang 50 A.
Hình 3.15: Đo dòng điện xoay chiều
* Thưc̣ hành đo dòng điêṇ bằng đồng hồ vaṇ năng để đo dòng điêṇ .
- Đo dòng điêṇ với sơ đồ hình 3.8 với nguồn VAC .
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi trắc nghiệm:
+ Đọc kỹ các câu hỏi chọn và tô đen ý trả lời đúng nhất vào ô thích hợp ở
cột tương ứng (Mỗi câu chỉ có một ý đúng).
TT Nội dungcâu hỏi a b c d
3.1. Dòng điện xoay chiều thường được đo bằng:
a. Am pe Kìm;
b. VOM;
□ □ □ □
- 40 -
c. Oát mét và Vôn mét;
d. Am pe mét và Vôn mét.
3.2. Khi đo dòng điện hoặc điện áp; Góc quay của kim càng
lớn thì kết luận:
a. Trị số càng nhỏ;
b. Trị số rất nhỏ;
c. Trị số càng lớn;
d. Tuỳ loại.
□ □ □ □
3.3 Khi đo dòng điện hoặc điện áp bằng máy đo chỉ thị kim.
Trị số phải được đọc trị từ:
a. Phải qua trái;
b. Trái qua phải;
c. Giữa ra 2 biên;
d. Tại vị trí kim dừng lại.
□ □ □ □
3.4 Khi đo điện áp: Để phép đo được chính xác, điện trở cơ
cấu đo so với điện trở tải phải:
a. Rất nhỏ;
b. Bằng nhau;
c. Rất lớn;
d. Lớn hơn
□ □ □ □
3.5 Công suất mạng 3 pha 4 dây được đo trực tiếp bằng:
a. Oát mét 1 pha;
b. Oát mét 3 pha 3 phần tử;
c. Vôn mét;
d. Oát mét 3 pha 2 phần tử.
□ □ □ □
3.6 Công suất mạng 3 pha 3 dây được đo trực tiếp bằng: □ □ □ □
- 41 -
a. Oát mét 1 pha;
b. Oát mét 3 pha 2 phần tử;
c. Oát mét 3 pha 3 phần tử;
d. Am pe mét.
3.7 Công suất mạch điện 3 pha 4 dây được đo gián tiếp bằng:
a. Oát mét 3 pha;
b. 3 Oát mét 1 pha;
c. 2 Oát mét 1 pha;
d. Am pe mét
□ □ □ □
3.8 Công suất mạch điện 3 pha 3 dây được đo gián tiếp bằng:
a. Oát mét 3 pha;
b. 3 Oát mét 1 pha;
c. 2 Oát mét 1 pha;
d. Am pe mét.
□ □ □ □
3.9 Dùng 3 Oát mét 1 pha để đo công suất mạng 3 pha khi:
a. Mạng 3 pha không có dây trung tính;
b. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải không đối
xứng;
c. Mạng 3 pha có phụ tải không đối xứng;
d. Mạng 3 pha trung thế trở lên.
□ □ □ □
3.10
.
Dùng 2 Oát mét 1 pha để đo công suất mạng 3 pha khi:
a. Mạng 3 pha không có dây trung tính;
b. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải không đối
xứng;
c. Mạng 3 pha có phụ tải không đối xứng;
d. Mạng 3 pha trung thế trở lên.
□ □ □ □
- 42 -
3.11 Dùng 1 Oát mét 1 pha để đo công suất 3 pha khi:
a. Mạng 3 pha không có dây trung tính;
b. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải không đối
xứng;
c. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải đối xứng;
d. Mạng 3 pha trung thế trở lên.
□ □ □ □
3.12 Công suất mạng điện một chiều được đo gián tiếp bằng:
a. Oát mét DC.
b. Vôn mét và Am pe mét DC;
c. Oát mét 1 pha;
d. Công tơ điện.
□ □ □ □
3.13 Công suất mạng điện một chiều được đo trực tiếp bằng:
a. Oát mét DC.
b. Vôn mét và Am pe mét DC;
c. Oát mét 1 pha;
d. DC Công tơ điện.
□ □ □ □
3.22 Cho biết chỉ số Am pe mét và Vôn mét trong mạch điện
như hình vẽ:
A
A
B
C
V
a. Dòng điện dây, điện áp dây;
b. Dòng điện dây, điện áp pha;
c. Dòng điện pha, điện áp dây;
d. Dòng điện pha, điện áp pha.
□ □ □ □
- 43 -
3.23 Muốn đo dòng điện chính xác thì điện trở nội của Am pe
mét kế so với điện trở phụ tải phải:
a. Nhỏ hơn nhiều lần;
b. Lớn hơn nhiều lần;
c. Bằng nhau;
d. Không so sánh được.
□ □ □ □
3.24 Máy biến dòng điện (BI) có công dụng:
a. Biến dòng điện nhỏ thành dòng điện lớn phù hợp với
công suất tải;
b. Biến dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ phù hợp với
dụng cụ đo tiêu chuẩn;
c. Biến điện áp nhỏ thành điện áp lớn phù hợp với điện
áp của thiết bị;
d. Biến điện áp lớn thành điện áp nhỏ phù hợp với
dụng cụ đo tiêu chuẩn.
□ □ □ □
3.25 Máy biến dòng điện sử dụng trong công nghiệp là loại:
a. Biến đổi dòng điện nhỏ thành dòng điện lớn;
b. Biến đổi dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ;
c. Cách ly dòng điện cần đo với cơ cấu đo;
d. Biến đổi công suất phản kháng.
□ □ □ □
3.26 Khi đo điện trở phụ tải bằng Ω kế, ta phải đo lúc:
a. Mạch đang mang điện;
b. Mạch đã được cắt nguồn;
c. Mạch đang làm việc;
d. Mạch đã được cắt 1 pha.
□ □ □ □
3.27 Khi đo điện trở, góc quay của kim càng lớn thì kết luận:
a. Điện trở rất lớn;
□ □ □ □
- 44 -
b. Điện trở càng lớn;
c. Điện trở càng nhỏ;
d. Tuỳ loại máy đo
3.28 Khi đo điện trở bằng máy đo chỉ thị kim, trị số phải được
đọc từ:
a. Phải qua trái;
b. Trái qua phải;
c. Giữa ra 2 biên;
d. Tại vị trí kim dừng lại.
□ □ □ □
3.29 Muốn kiểm tra chạm mát (chạm vỏ) các thiết bị điện,
dùng đồng hồ đo điện trở, đặt ở thang đo:
a. X1 hoặc X1K;
b. X1 hoặc X10;
c. X10 hoặc X10K;
d. X1K hoặc 10K.
□ □ □ □
3.30 Khi điện trở cần đo có giá trị lớn, đồng hồ VOM để ở
thang đo quá nhỏ thì kim sẽ chỉ:
a. Quay nhiều vượt khỏi thang đo;
b. Kim dao động quanh vị trí 0;
c. Kim quay rất ít gần như chỉ ở vô cùng;
d. Đọc bình thường, rất chính xác.
□ □ □ □
3.31 Đồng hồ vạn năng dùng để đo:
a. Điện trở; Điện áp một chiều, xoay chiều; Dòng điện
một chiều, xoay chiều.
b. Điện trở; Điện áp xoay chiều và dòng điện một
chiều.
c. Điện trở; Điện áp một chiều, xoay chiều và dòng
điện xoay chiều.
□ □ □ □
- 45 -
d. Điện trở; Điện áp một chiều, xoay chiều và dòng
điện một chiều.
3.32 Nguồn pin bên trong máy đo vạn năng VOM sử dụng
mạch đo:
a. Điện áp xoay chiều;
b. Dòng điện DC;
c. Điện trở;
d. Tất cả các chức năng
□ □ □ □
3.33 Trong máy đo vạn năng VOM có sử dụng biến trở điều
chỉnh 0 là nhằm mục đích:
a. Hiệu chỉnh lại phần cơ khí của cơ cấu đo;
b. Hiệu chỉnh nguồn cung cấp cho mỗi mạch đo;
c. Tăng điện trở nội của máy đo;
d. Giảm sai số cá nhân.
□ □ □ □
3.34 Dùng máy đo VOM để đo điện điện trở, đặt ở thang đo
thấp, điều chỉnh kim chỉ 0; khi chuyển sang thang đo
lớn hơn kim không còn ở vị trí cũ, là do:
a. Nguồn pin bị yếu nhiều;
b. Biến trở điều chỉnh bị hỏng;
c. Nội trở của mỗi thang đo khác nhau;
d. Điện trở que đo có giá trị âm.
□ □ □ □
3.35 Khi chọn Mêgômmet để đo điện trở cách điện căn cứ vào:
a. Tốc độ quay của Manhêtô;
b. Điện áp định mức của thiết bị;
c. Chất lượng của vỏ thiết bị;
d. Giới hạn đo của máy.
□ □ □ □
3.36 Số chỉ của Mê gôm mét chỉ chính xác khi:
a. Quay manheto thật đều tay;
□ □ □ □
- 46 -
b. Quay manheto đến đủ điện áp;
c. Kim ổn định, không còn dao động;
d. Đèn báo sáng lên.
3.37 Khi chưa quay manheto kim của Mê gô met nằm ở vị trí:
a. Lệch về bên phải 15%;
b. Nằm hẳn về bên phải mặt số;
c. Nằm bên trái mặt số;
d. Lưng chừng bất kỳ trên mặt số.
□ □ □ □
HOẠT ĐỘNG: TỰ HỌC VÀ THẢO LUẬN NHÓM
- Đọc các tài liệu tham khảo:
1. ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 1: An toàn điện
Điện trở của lớp da người khi khô ráo và sạch sẽ là 10.000 - 100.000 (Ω)
Tần số càng tăng mức độ nguy hiểm càng giảm, dòng điện có tần số cao
thì ít nguy hiểm
Trong kỹ thuật an toàn điện, qui định dòng điện từ 20mA trở lên ở tần số
50 - 60 Hz là dòng điện nguy hiểm.
Dòng điện càng lớn, thời gian càng dài, thì nguy hiểm càng tăng
Điện áp dưới 12V là điện áp an toàn ở những nơi rất nguy hiểm
Dòng điện đi từ Tay phải qua Chân là nguy hiểm nhất
Câu hỏi đúng sai
Độ ẩm càng cao thì điện trở của người càng nhỏ
a. Đúng
b. Sai
Điện trở người phụ thuộc vào điện áp tiếp xúc, sẽ tăng khi điện áp giảm
c. Đúng
d. Sai
Tần số dòng điện càng tăng thì càng nguy hiểm
a. Đúng
b. Sai
- 47 -
Câu hỏi tự luận và tƣ duy
Dòng điện có hại như thế nào đối với cơ thể con người
Khi người tiếp xúc với các phần tử có điện áp sẽ có dòng điện chạy qua
cơ thể, các bộ phận của cơ thể phải chịu tác dụng nhiệt, điện phân và tác dụng
sinh học của dòng điện làm rối loạn, phá hủy các bộ phận này, có thể dẫn đến tử
vong.
Tác dụng nhiệt của dòng điện đối với cơ thể người thể hiện qua hiện
tượng gây bỏng, đốt nóng dẫn đến hiện tượng các mạch máu, dây thần kinh, tim,
não và các bộ phận khác trên cơ thể bị phá hủy hoặc làm rối loạn hoạt động của
chúng khi có dòng điện đi qua.
Tác dụng điện phân của dòng điện thể hiện ở sự phân hủy các chất lỏng
trong cơ thể, đặc biệt là máu, dẫn đến phá vỡ các thành phần của máu và các mô
trong cơ thể.
Tác dụng sinh học của dòng điện biểu hiện chủ yếu qua sự phá vỡ cân
bằng sinh học, dẫn đến phá hủy chức năng sống. Do tác động của dòng điện, cơ
tim bị kích thích làm việc khác thường có thể dẫn đến tim ngừng đập và tử vong.
Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người tùy thuộc vào trị
số của dòng điện, loại dòng điện và thời gian duy trì dòng điện chạy qua cơ thể.
Khi nào thì người bị điện giật?
- Khi có dòng điện chạy qua người thì người sẽ bị điện giật
Trong các tai nạn về điện thì tai nạn gây ra do "điện giật" là nguy hiểm nhất,
mặc dù không gây thương tích bên ngoài cho bệnh nhân, nhưng ảnh hưởng ngay
tới trung ương thần kinh làm tê liệt hệ thần kinh, tác dụng mạnh tới hệ thống tuần
hoàn và hệ hô hấp, nếu không có biện pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện và cấp
cứu ngay thì dễ nguy hại tới tính mạng. Đối với điện cao thế thì nguy hiểm hơn,
trong thời gian rất ngắn nạn nhân bị đốt cháy do hồ quang và dẫn tới tử vong do
bỏng nặng.
Khi đứng trên một vật cách điện, nếu tay người chạm vào dây dẫn điện
220V (hình vẽ) thì có bị điện giật không? Hãy giải thích.
- 48 -
- Trong trƣờng hợp này ngƣời không bị giật vì chân ngƣời đã đƣợc cách
điện đối với đất, trên cơ thể ngƣời không có sự chênh lệch điện thế nên không có
dòng điện qua ngƣời.
2. Khi người đứng trong một ca-bin có điện rò ra vỏ (hình vẽ) thì có bị
điện giật không? Hãy giải thích.
- Khi ngƣời đứng trong một ca bin thì các vị trí trên ngƣời có cùng một
điện thế vì vậy không có dòng điện qua ngƣời, nên ngƣời không bị điện giật
Có một máy phát điện có điện áp 220/380V (chƣa nối tải) đƣợc đặt trên
một tấm cao su cách điện và trung tính không nối đất (hình vẽ), nếu tay ngƣời
chạm vào một dây pha thì có bị điện giật không?Hãy giải thích?
- Do máy phát đƣợc cách điện đối với đất và đang cách ly với tải nên giữa
máy phát và đất không có sự chênh lệch điện áp vì vậy không có dòng điện qua
ngƣời, trong trƣờng hợp này ngƣời không bị điện giật.
3. Tại sao chim đậu trên dây pha (dây trần) mà không bị điện giật? Hãy
giải thích.
- Vì bƣớc của chim nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 dây điện rất nhiều, nên
chim chỉ có thể đậu trên một dây điện. Khi đậu trên một dây thì trên cơ thể chim
không có chênh lệch điện áp vì vậy không có dòng điện qua cơ thể chim, do đó
chim không bị điện giật.
4. Điện áp an toàn đối với người là bao nhiêu?
Theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 4756 - 1989) điện áp tiếp xúc tối đa cho
phép là 42V.
- 49 -
Thực nghiệm đã chứng minh rằng điện áp dƣới 40V là an toàn ở những
nơi có độ ẩm bình thƣờng. Điện áp dƣới 36V an toàn ở những nơi rất nguy hiểm
(dễ nổ, độ ẩm quá cao). Ở những nơi đặc biệt nguy hiểm điện áp thấp hơn 12V
là an toàn.
Mục 1.3
+ Câu hỏi trắc nghiệm
1. Thực hiện nối đất cho động cơ nhằm mục đích nào sau đây:
a. Bảo vệ động cơ
b. Bảo vệ nguồn điện
c. Bảo vệ cho con người
2. Khi đi vào vùng điện rò có dòng điện đi tản trong đất để khắc phục tai
nạn điện giật, tránh bị điện giật do điện áp bước ta phải làm theo cách nào sau
đây:
a. Đứng lại
b. Chạy thật nhanh
c. Đi chậm
d. Nhảy lò cò
+ Câu hỏi điền khuyết
3. Khi hai vị trí trên cơ thể người tồn tại 1 điện áp thì sẽ có dòng điện đi
qua người và khi đó người sẽ bị tai nạn điện giật.
4. Khi người chạm vào vật mang điện, ví dụ tay người chạm vào vỏ động
cơ thì điện áp giữa tay và chân được gọi là điện áp tiếp xúc. Dòng điện qua
người trong trường hợp này tính theo công thức: Ing = Utx/Rng
5. Theo số liệu tính toán và thực nghiệm thì 68 % điện áp rơi trong phạm
vi 1m ; 24% điện áp rơi trong phạm vi cách vị trí chạm đất từ 1 đến 10m.
6. Điện áp rơi cách vị trí chạm đất 20m được coi bằng……
7. Nếu người đi vào vùng đất có dòng điện chạy qua thì giữa hai chân
người có một điện áp gọi là 0V
+ Câu hỏi chọn đúng sai
2. Đứng càng gần chỗ nối đất thì càng nguy hiểm do điện áp tiếp xúc lớn
a. Đúng
b. Sai
3. Càng xa chỗ nối đất thì điện áp bước càng lớn
a. Đúng
b. Sai
- 50 -
4. Khi nguồn khồn nối đất, thiết bị không nối đất sẽ ít nguy hiểm hơn khi
nguồn có nối đất, thiết bị không nối đât.
a. Đúng
b. Sai
5. Điện áp bước là do dòng điện đi tản trong đất gây nên
a. Đúng
b. Sai
Đo lƣờng điêṇ
Câu hỏi trắc nghiệm:
+ Đọc kỹ các câu hỏi chọn và tô đen ý trả lời đúng nhất vào ô thích hợp ở
cột tương ứng (Mỗi câu chỉ có một ý đúng).
TT Nội dungcâu hỏi a b c d
3.1. Dòng điện xoay chiều thường được đo bằng:
a. Ampe Kìm
b. VOM
c. Oát mét và Vôn mét
d. Am pe mét và Vôn mét
■ □ □ □
3.2. Khi đo dòng điện hoặc điện áp; Góc quay của kim càng
lớn thì kết luận:
a. Trị số càng nhỏ
b. Trị số rất nhỏ
c. Trị số càng lớn
d. Tuỳ loại
□ □ ■ □
3.3 Khi đo dòng điện hoặc điện áp bằng máy đo chỉ thị kim.
Trị số phải được đọc trị từ:
a. Phải qua trái
b. Trái qua phải
c. Giữa ra 2 biên
d. Tại vị trí kim dừng lại
□ □ □ ■
3.4 Khi đo điện áp: Để phép đo được chính xác, điện trở cơ
cấu đo so với điện trở tải phải:
a. Rất nhỏ
b. Bằng nhau
□ □ ■ □
- 51 -
c. Rất lớn
d. Lớn hơn
3.5 Công suất mạng 3 pha 4 dây được đo trực tiếp bằng:
a. Oát mét 1 pha
b. Oát mét 3 pha 3 phần tử
c. Vôn mét
d. Oát mét 3 pha 2 phần tử
□ ■ □ □
3.6 Công suất mạng 3 pha 3 dây được đo trực tiếp bằng:
a. Oát mét 1 pha
b. Oát mét 3 pha 2 phần tử
c. Oát mét 3 pha 3 phần tử
d. Am pe mét
□ ■ □ □
3.7 Công suất mạch điện 3 pha 4 dây được đo gián tiếp bằng:
a. Oát mét 3 pha
b. 3 Oát mét 1 pha
c. 2 Oát mét 1 pha
d. Am pe mét
□ ■ □ □
3.8 Công suất mạch điện 3 pha 3 dây được đo gián tiếp bằng:
a. Oát mét 3 pha
b. 3 oát mét 1 pha
c. 2 oát mét 1 pha
d. Am pe mét
□ □ ■ □
3.9 Dùng 3 oát mét 1 pha để đo công suất mạng 3 pha khi:
a. Mạng 3 pha không có dây trung tính
b. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải không đối
xứng
c. Mạng 3 pha có phụ tải không đối xứng
d. Mạng 3 pha trung thế trở lên
□ ■ □ □
3.10
.
Dùng 2 oát mét 1 pha để đo công suất mạng 3 pha khi:
a. Mạng 3 pha không có dây trung tính
b. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải không đối
xứng
■ □ □ □
- 52 -
c. Mạng 3 pha có phụ tải không đối xứng
d. Mạng 3 pha trung thế trở lên
3.11 Dùng 1 Oát mét 1 pha để đo công suất 3 pha khi:
a. Mạng 3 pha không có dây trung tính
b. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải không đối
xứng
c. Mạng 3 pha có dây trung tính và phụ tải đối xứng
d. Mạng 3 pha trung thế trở lên
□ □ ■ □
3.12 Công suất mạng điện một chiều được đo gián tiếp bằng:
a. Oát mét DC
b. Vôn mét và am pe mét DC
c. Oát mét 1 pha
d. Công tơ điện
□ ■ □ □
3.13 Công suất mạng điện một chiều được đo trực tiếp bằng:
e. Oát mét DC.
f. Vôn mét và am pe mét DC;
g. Oát mét 1 pha;
h. DC Công tơ điện.
■ □ □ □
3.14 Cho biết chỉ số am pe mét và Vôn mét trong mạch điện
như hình vẽ:
A
A
B
C
V
a. Dòng điện dây, điện áp dây
b. Dòng điện dây, điện áp pha
c. Dòng điện pha, điện áp dây
d. Dòng điện pha, điện áp pha
□ □ ■ □
3.15 Muốn đo dòng điện chính xác thì điện trở nội của am pe
mét kế so với điện trở phụ tải phải:
a. Nhỏ hơn nhiều lần
■ □ □ □
- 53 -
b. Lớn hơn nhiều lần
c. Bằng nhau
d. Không so sánh được
3.16 Máy biến dòng điện (BI) có công dụng:
a. Biến dòng điện nhỏ thành dòng điện lớn phù hợp
với công suất tải
b. Biến dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ phù hợp
với dụng cụ đo tiêu chuẩn
c. Biến điện áp nhỏ thành điện áp lớn phù hợp với
điện áp của thiết bị
d. Biến điện áp lớn thành điện áp nhỏ phù hợp với
dụng cụ đo tiêu chuẩn
□ ■ □ □
3.17 Máy biến dòng điện sử dụng trong công nghiệp là loại:
a. Biến đổi dòng điện nhỏ thành dòng điện lớn
b. Biến đổi dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ
c. Cách ly dòng điện cần đo với cơ cấu đo
d. Biến đổi công suất phản kháng
□ ■ □ □
3.18 Khi đo điện trở phụ tải bằng ôm kế, ta phải đo lúc:
a. Mạch đang mang điện
b. Mạch đã được cắt nguồn
c. Mạch đang làm việc
d. Mạch đã được cắt 1 pha
□ ■ □ □
3.19 Khi đo điện trở, góc quay của kim càng lớn thì kết luận:
a. Điện trở rất lớn
b. Điện trở càng lớn
c. Điện trở càng nhỏ
d. Tuỳ loại máy đo
□ □ ■ □
3.20 Khi đo điện trở bằng máy đo chỉ thị kim, trị số phải được
đọc từ:
a. Phải qua trái
b. Trái qua phải
c. Giữa ra 2 biên
d. Tại vị trí kim dừng lại
□ □ □ ■
- 54 -
3.21 Muốn kiểm tra chạm mát (chạm vỏ) các thiết bị điện,
dùng đồng hồ đo điện trở, đặt ở thang đo:
a. X1 hoặc X1K
b. X1 hoặc X10
c. X10 hoặc X10K
d. X1K hoặc 10K
□ ■ □ □
3.22 Khi điện trở cần đo có giá trị lớn, đồng hồ VOM để ở
thang đo quá nhỏ thì kim sẽ chỉ:
a. Quay nhiều vượt khỏi thang đo
b. Kim dao động quanh vị trí 0 ()
c. Kim quay rất ít gần như chỉ ở vô cùng
d. Đọc bình thường, rất chính xác
□ □ ■ □
3.23 Đồng hồ vạn năng dùng để đo:
a. Điện trở; điện áp một chiều, xoay chiều; dòng điện
một chiều, xoay chiều.
b. Điện trở; điện áp xoay chiều và dòng điện một
chiều.
c. Điện trở; đện áp một chiều, xoay chiều và dòng điện
xoay chiều.
d. Điện trở; điện áp một chiều, xoay chiều và dòng
điện một chiều.
■ □ □ □
3.24 Nguồn pin bên trong máy đo vạn năng VOM sử dụng
mạch đo:
a. Điện áp xoay chiều
b. Dòng điện DC
c. Điện trở
d. Tất cả các chức năng
□ □ ■ □
3.25 Trong máy đo vạn năng VOM có sử dụng biến trở điều
chỉnh 0 () là nhằm mục đích:
a. Hiệu chỉnh lại phần cơ khí của cơ cấu đo
b. Hiệu chỉnh nguồn cung cấp cho mỗi mạch đo
c. Tăng điện trở nội của máy đo
d. Giảm sai số cá nhân
□ ■ □ □
3.26 Dùng máy đo VOM để đo điện điện trở, đặt ở thang đo □ □ ■ □
- 55 -
thấp, điều chỉnh kim chỉ 0(); khi chuyển sang thang đo
lớn hơn kim không còn ở vị trí cũ, là do:
a. Nguồn pin bị yếu nhiều
b. Biến trở điều chỉnh bị hỏng
c. Nội trở của mỗi thang đo khác nhau
d. Điện trở que đo có giá trị âm
3.27 Khi chọn Mêgômmet để đo điện trở cách điện căn cứ vào:
a. Tốc độ quay của manhêtô
b. Điện áp định mức của thiết bị
c. Chất lượng của vỏ thiết bị
d. Giới hạn đo của máy
□ ■ □ □
3.28 Số chỉ của Mêgômmét chỉ chính xác khi:
a. Quay manheto thật đều tay
b. Quay manheto đến đủ điện áp
c. Kim ổn định, không còn dao động
d. Đèn báo sáng lên
□ □ ■ □
3.29 Khi chưa quay manheto kim của mê gôm met nằm ở vị
trí:
a. Lệch về bên phải 15%
b. Nằm hẳn về bên phải mặt số
c. Nằm bên trái mặt số
d. Lưng chừng bất kỳ trên mặt số
□ □ □ ■
- 56 -
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học:
- Vị trí: Là mô đun được giảng dạy đầu tiên cho người học.
- Tính chất: Là môn học bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học
sinh về lĩnh vực an toàn lao động, an toàn điện, sử dụng cụ, đồ nghề điện và cơ
khí cầm tay. Đây là mảng kiến thức cần thiết cho người lao động nói chung và
thợ điện nói riêng công tác trong môi trường công nghiệp.
II. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp kỹ thuật
an toàn điện.
+ Trình bày cấu tạo và công dụng của các lại thiết bị đo .
- Kỹ năng:
+ Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện.
+ Sử dụng thành thaọ các loại dụng cụ đo để kiểm tra , phát hiện hư hỏng
của thiết bị, mạch điện.
+ Sử dụng và bảo quản trang thiết bị dụng cụ đúng kỹ thuật.
- Thái độ:
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp .
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ01 - 01
Bài 1. An
toàn điện.
Tích hợp
Xưởng
thưc̣
hành
14 3 10 1
MĐ01 - 02
Bài 2: Sử
dụng dụng
cụ nghề
điện và cơ
khí nhỏ
cầm tay.
Tích hợp
Xưởng
thưc̣
hành
24 6 17 1
MĐ01 - 02
Bài 3: Đo
lường điện
Tích hợp
Xưởng
thưc̣
hành
48 10 33 5
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Chuẩn bi ̣ đầy đủ duṇg cu ̣và thiết bi ̣ vâṭ tư càn thiết theo từng bài .
- Hướng dâñ hoc̣ sinh thưc̣ tâp̣ và quan sát trong quá trình hoc̣ sinh thưc̣
tâp̣ để có biêṇ pháp uốn nắn khi có sư ̣nhầm lâñ .
- 57 -
- Thời gian giảng daỵ theo sư ̣phân bổ của chương trình .
- Sản phẩm của học sinh sau khi thực hành xong phải đạt được mục tiêu
của bài.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: An toàn điêṇ
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Tác dụng của dòng điện
- Các biện pháp an toàn điện
- Các phương s ơ cứu naṇ nhân khi bi ̣
điêṇ giâṭ
- Thưc̣ hiêṇ sơ cứu naṇ nhân khi bi ̣
điêṇ giâṭ
- Kết quả nhâṇ thức của hoc̣ sinh
- Kết quả thưc̣ hành sơ cứu naṇ nhân bi ̣
điêṇ giâṭ
5.2. Bài 2: Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nhâṇ biết các dụng cụ cơ khí nhỏ
cầm tay, công duṇg của từ ng duṇg cu .̣
- Sử duṇg các duṇg cu ̣cơ khí
nhỏcầm tay .
- Kết quả nhâṇ thức của hoc̣ sinh về
dụng cụ cơ hí nhỏ cầm tay
- Kết quả thưc̣ hành sử duṇg các duṇg
cụ.
5.3. Bài 3: Đo lƣờng điện
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nhâṇ biết các duṇg cu ̣đo lường
điêṇ
- Thao tác và cách thức sử duṇg các
dụng cụ đo lường .
- Kết quả nhâṇ thức của hoc̣ sinh về duṇg
cụ đo lường
- Kết quả đo.
VI. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình An toàn điện - Nguyễn Đình Thắng - Vụ Trung học chuyên
nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục, 2002.
- Giáo trình Đo lường các đại lượng điện và không điện - Nguyễn Văn
Hoà Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục, 2002.
- www.ebook.edu.vn
- 58 -
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
“ SƢ̉A CHƢ̃A BƠM ĐIÊṆ”
(Kèm theo Quyết định số 2949 /QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ Nông nghiệp và PTNT )
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Đông – Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề
Cơ điện Hà Nội;
2. Thƣ ký: Ông Đồng Văn Ngọc – Trưởng khoa Điện, Trường cao đẳng nghề
Cơ điện Hà Nội;
3. Ủy viên:
- Ông: Nguyễn Xuân Nguyên – Phó trưởng Khoa Điện , Trường Cao đẳng
nghề
Cơ điện Hà Nội;
- Ông: Hoàng Văn Ngân - P.Trưởng phòng Cơ điện Công ty TNHH một
thành viên Thủy lợi Sông Tích
- 59 -
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU VIỆC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG CHƢƠNG
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
“ SƢ̉A CHƢ̃A BƠM ĐIÊṆ”
(Kèm theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
cục Bộ Nông nghiệp và PTNT )
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Hưng – Phó hiệu trưởng Trường CĐN
CĐ và Thủy lợi
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên Vụ TCCB Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
3. Thành viên:
- Ông: Nguyễn Văn Lình – Phó trưởng khoa Trường CĐNCĐ và Thủy
lợi.
- Ông: Hồ Văn Chương – Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện
và Nôngnghiệp Nam Bộ.
- Ông : Trần Văn Dơn – Phó hiệu trưởng Trường CĐNCơ giới và Thủy
lợi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_mo_dun_01_thuc_hanh_dien_co_ban_7662.pdf