B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Phân loại đất.
- Tính chất của đất.
- Tạo một mái kênh theo đúng hệ số mái đã cho bằng dây và cọc.
- Đắp lại bờ kênh bị vỡ cho đúng kĩ thuật.
C. Ghi chú:
- Cách tạo mái kênh theo độ dốc cho trước.
- Cách đổ đất, đào đất và đầm nện.
27 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun: Kỹ thuật thi công tu bổ công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT THI
CÔNG TU BỔ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ: QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ cho nên các nguồn thông tin
có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo
và tham khảo.
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
2
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề quản lí công trình thủy nông nhằm trang bị cho học viên học nghề
tại các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về quản lí
nước, vật liệu xây dựng, một số kiến thức về điện...với các kiến thức này học
viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như công việc tại các
trạm thủy nông.
Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở: Cty
TNHH nhà nước một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi Bắc
đuống, Cty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Sông
Đáy, sông Tích, sông Nhuệ.... và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực
quản lí thủy nông kết hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô
đun gồm 3 bài:
Bài 1 Một số vật liệu xây dựng cơ bản
Bài 2 Kỹ thuật xây lát
Bài 3 Kỹ thuật thi công đất
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn giáo trình, tuy nhiên
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của người sử
dụng và các đồng nghiệp.
Tham gia biên soạn
Ban chủ nhiệm
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN............................................................................... 1
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 2
MÔ ĐUN: KĨ THUẬT THI CÔNG VÀ TU BỔ CÔNG TRÌNH ................... 5
Giới thiệu mô đun .............................................................................................. 5
Bài 1: Một số vật liệu xây dựng cơ bản ........................................................... 5
Mục tiêu: ............................................................................................................ 5
A.Nội dung: ....................................................................................................... 5
1. Gạch đất nung............................................................................................. 5
2. Đá hộc ........................................................................................................ 6
3. Đá dăm ....................................................................................................... 6
4. Sỏi .............................................................................................................. 7
5. Cát .............................................................................................................. 7
6. Vôi ............................................................................................................. 7
7.Xi măng ....................................................................................................... 7
B. câu hỏi và bài tập thực hành. .......................................................................... 8
C. Ghi nhớ:......................................................................................................... 8
Bài 2: Kỹ thuật xây lát ..................................................................................... 9
Mục tiêu: ........................................................................................................... 9
A.Nội dung: ....................................................................................................... 9
1. Vữa xây lát ................................................................................................. 9
2. Cấp phối vữa ............................................................................................ 10
3. Kỹ thuật bê tông ....................................................................................... 12
4. Quy tắc kĩ thuật xây lát ............................................................................. 15
B. câu hỏi và bài tập thực hành:........................................................................ 17
C. Ghi nhớ:....................................................................................................... 17
Bài 3: Kỹ thuật thi công đất ........................................................................... 18
Mục tiêu: ......................................................................................................... 18
A. Nội dung:..................................................................................................... 18
1. Phân loại đất ............................................................................................. 18
4
2. Tính chất của đất ...................................................................................... 18
3. Hệ số mái và độ dốc ................................................................................. 20
4. Công tác đào và đắp đất ............................................................................ 20
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 22
C. Ghi chú: ....................................................................................................... 22
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC.................................... 23
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: ....................................................... 23
II. Mục tiêu:.................................................................................................. 23
III. Nội dung chính của mô đun: ................................................................... 23
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................ 24
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................ 24
VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................. 24
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU VIỆC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG CHƢƠNG
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: “ QUẢN LÝ CÔNG
TRÌNH THỦY NÔNG” ................................................................................... 25
5
MÔ ĐUN: KĨ THUẬT THI CÔNG VÀ TU BỔ CÔNG TRÌNH
Mã mô đun: MĐ05
Giới thiệu mô đun
Kĩ thuật thi công tu bổ công trình có thời gian đào tạo là 88 giờ trong đó
có 24 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 06 tiết kiểm tra với mục đích, tính chọn
được các vật liệu xây dựng cần thiết phục vụ cho công việc, thực hiện được các
công tác xây lát, công tác đất trong quá trình sửa chữa các công trình, tạo được
mái dốc, tạo được độ nghiêng đúng tiêu chuẩn.
Vật liệu xây dựng là một mô đun quan trọng trong nghề quản lí công trình
thủy nông. Mô đun này được học sau các mô đun MĐ 01 – MĐ 04.
Việc lựa chọn và nhận biết được các loại vật liệu xây dựng cơ bản giúp
người công nhân quản lí công trình thủy lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
.
Bài 1: Một số vật liệu xây dựng cơ bản
Mục tiêu:
- Trình bày đặc tính kĩ thuật, tính chất và phạm vi áp dụng của một số vật
liệu xây dựng cơ bản.
- Nhận biết được các loại vật liệu xây dựng cơ bản.
- Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác
A. Nội dung:
Vật liệu xây dựng có nhiều loại sản phẩm. Trong lĩnh vực quản lí khai
thác hệ thống thủy nông thường dung một số vật liệu xây dựng cơ bản sau đây.
1. Gạch đất nung
1.1. Giới thiệu chung
Hai loại gạch thông dụng nhất là gạch vuông và gạch chỉ.
Gạch vuông có hai loại kích thước:
22 x22 x 6 cm.
20 x 20 x 2,5 cm.
Gạch chỉ có hai loại là gạch đặc và gạch thông tâm.
Kích thước tiêu chuẩn của gạch chỉ là:
22 x 10,5 x 6,5 cm.
1.2. Yêu cầu kĩ thuật của gạch đất nung
- Thớ không tách thành lớp.
- Cạnh thẳng, sắc, màu đều, mặt ngoài phẳng nhẵn.
6
- Đủ uốn, cường độ chịu ép, lượng ngậm nước như bảng 1.1
Bảng 1.1 Chỉ tiêu kĩ thuật của gạch đất nung
Số hiệu
gạch
Cường độ chịu lực(KG/ cm2)
Ngậm nước
không quá
Chịu ép Chịu uốn
Trung bình Nhỏ nhất Trung bình Nhỏ nhất
200 200 150 34 17 5%
150 150 100 28 14 15%
100 100 75 22 14 20%
75 75 50 18 9 25%
50 50 35 16 8 25%
2. Đá hộc
2.1Giới thiệu chung
Kích thước trung bình của viên đá ≥ 20 cm được gọi là đá hộc. Đá hộc tốt
nhất là đá vôi hay còn gọi là đá xanh.
2.2.Yêu cầu kĩ thuật với đá hộc
- Đủ độ cứng, không rạn nứt, hà rỗ.
- Dùng búa gõ tiếng kêu trong.
- Cường độ chịu nén lớn hơn 850 KG/ cm2.
- Trọng lượng riêng 2400 KG/ m3.
- Đá xây tường viên đá dày hơn 10 cm, dài 25 cm, rộng hơn 20 cm
3. Đá dăm
3.1. Giới thiệu chung
Kích thước trung bình của viên đá lớn hơn 2 cm và nhỏ hơn 20 cm được
gọi là đá dăm.
Người ta phân đá dăm thành đá dăm 2, đá dăm 3, đá dăm 4 là phân theo
kích thước trung bình của viên đá.
Ít khi người ta dung đá dăm 8 đến đá dăm 10 vào xây dựng. Thường phối
các loại đá dăm cho khối xây vững chắc.
3.2. Yêu cầu kĩ thuật với đá hộc
Yêu cầu kĩ thuật đối với đá dăm là sạch và đúng kích thước
4. Sỏi
4.1. Giới thiệu chung
Sỏi hình thành do đá to bị phong hóa vỡ vụn rồi bị dòng nước cuốn trôi
mài tròn cạnh
4.2. Yêu cầu kĩ thuật
7
Yêu cầu kĩ thuật cơ bản đối với sỏi là số lượng sỏi dài và dẹt không quá
15% trọng lượng và sỏi phải sạch.
5. Cát
5.1. Giới thiệu chung
Cát là những mảnh vụn của nham thạch bị phong hóa và bị dòng nước
cuốn trôi sang lọc một cách tự nhiên thành các loại cát vàng và cát đen. Phần lớn
cát có nguồn gốc từ thạch anh có lẫn ít mica, phen pát.
Đường kính hạt cát từ 0,05 – 5 mm.
Trọng lượng riêng của hạt cát 2,6 – 2,7 tấn /m3.
Trọng lượng riêng của khối cát 1,35 – 1,65 tấn /m3.
5.2. Yêu cầu kĩ thuật
Lượng tạp chất không quá quy định: bùn đất, mica nhỏ hơn 5%, chất kiềm
nhỏ hơn 0.6 % theo trọng lượng.
6. Vôi
6.1. Giới thiệu chung
Vôi được chế tạo bằng cách nung đá vôi trong lò ở nhiệt độ 500 – 1000oC.
Quá trình phản ứng hóa học sảy ra trong lò như sau:
CaCO3 + t
o
= CaO + CO2
Vôi lấy từ lò ra gọi là vôi sống, bỏ vào nước thành vôi tôi. Quá trình tôi
vôi là phản ứng tóa nhiệt giữa CaO và H2O.
CaO + H2O = Ca(OH)2 + 15,5 Kalo
Qúa trình kết cứng của vôi là quá trình Ca(OH)2 mất dần nước và hút dần
CO2 để thành CaCO3.
6.2. Yêu cầu kĩ thuật
Vôi tôi phải chin, không lẫn đá hoặc non hay chín quá.
Tạp chất không quá 10%.
Vôi bột không quá 20%.
Vôi tôi phải nhuyễn, muốn vậy khi tôi phải đủ nước. Sau 30 ngày mới
được dùng. Trong thời gian tôi, luôn giữ lớp nước khoảng 10 cm trên
mặt.
7. Xi măng
Xi măng là loại kết dính nhân tạo, hiện có hai loại thông dụng nhất là: xi
măng silicat và xi măng Puzolen.
Xi măng silicat được chế tạo như sau:
Đá vôi nghiền nhỏ trộn với đất sét theo tỷ lệ 75 -78 % đá vôi, 25 – 22%
đất sét thêm ít quặng sắt rồi nung trong lò 1000oC – 1500oC thành klanhke.
Klanhke để nguội thêm ít thạch cao nghiền nhỏ thành bột đóng bao.
Nếu là xi măng Puzolen thì khi thành klanhke, trộn 68% klanhke 30% đất
puzolen vào lò nung 600
o
C – 800oC, để nguội rồi thêm 2% thạch cao nghiền nhỏ
đóng bao.
Trọng lượng riêng của xi măng ở trạng thái đặc hoàn toàn là 3,05 – 3,2
tấn/m3, ở trạng thái tự nhiên là 1 tấn /m3, ở trạng thái chặt từ 1,3 – 1,7 tấn/m3.
Khi tính trọng lượng xi măng trên vừa thường dùng 1,3 tấn/m3.
8
Đặc điểm của xi măng là khi gặp nước thì xảy ra phản ứng hóa học rồi
kết cứng. Thời gian kết cứng ban đầu từ 1,5 – 2,5 giờ. Trong thời gian kết cứng,
xi măng tiết nước thừa và tỏa nhiệt đồng thời có sự nở thể tích khi mới trộn và
co thể tích khi kết cứng.
Cường độ xi măng là khả năng chịu lực của xi măng sau thời gian kết
cứng nhất định. Khả năng chịu lực của xi măng sau 28 ngày kết cứng gọi là mác
xi măng hay số hiệu xi măng, kí hiệu là P như bảng 1.2.
Bảng 1.2 bảng mác xi măng
Số hiệu xi
măng
Cường độ chịu nén(KG/ cm2) Cường độ chịu kéo (KG/ cm2)
3 ngày 7 ngày 28 ngày 3 ngày 7 ngày 28 ngày
P400 280 350 450 22 24 28
P500 300 400 520 26 28 32
Xi măng để lâu cường độ càng giảm. Trong điều kiện bảo quản cẩn thận ở
kho, nếu để đến 3 tháng cường độ xi măng giảm 10 – 20%, để 6 tháng giảm 15 –
30%, do đó dùng càng sớm càng tốt.
Ở trong kho, các bao xi măng cần xếp thành hàng trên giá cách mặt đất ít
nhất 0,5 m (nền đất), 0,3 m (nền gạch), hàng nọ cách hàng kia và vách 0,7 m.
Khi sử dụng chú ý không kéo dài thời gian thi công, một cối trộn quá thời
gian kết cứng ban đầu của xi măng là 2,5 giờ, không dùng xi măng vón cục vì để
hả quá lâu.
B. câu hỏi và bài tập thực hành.
Trả lời nhanh các câu hỏi sau đây:
- Các loại gạch đất nung, kích thước, tính chất?
- Các loại đá dăm, đá hộc, sỏi, kích thước, tính chất?
- Các loại vôi, cát, xi măng kích thước, tính chất?
C. Ghi nhớ:
Kích thước và tiêu chuẩn kĩ thuật cơ bản của một số vật liệu xây dựng cơ
bản. Tính chất và cách bảo quản vật liệu xây dựng.
9
Bài 2: Kỹ thuật xây lát
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc tính kĩ thuật của vữa xây lát, vữa bê tông.
- Trình bày được các quy tắc và kĩ thuật xây lát.
- Trộn được cối vữa xây lát, vữa bê tông đúng kĩ thuật.
- Thực hiện được công việc xây lát.
- An toàn, chính xác trong quá trình trộn vữa và xây lát.
A.Nội dung:
1. Vữa xây lát
Vữa có tác dụng gắn kết khối xây hoặc mặt trát, mặt lát. Vữa được chia
thành ba loại:
Vữa xi măng, cát gọi tắt là vữa xi măng.
Vữa vôi, cát gọi tắt là vữa vôi.
Vữa tam hợp: xi măng, vôi, cát hoặc xi măng, đất sét, cát.
Hai chỉ tiêu kĩ thuật của vữa là độ dẻo và độ giữ nước.
1.1. Độ dẻo của vữa
Độ dẻo của vữa là độ sâu cắm trùy tiêu chuẩn vào mẫu vữa.
Trùy tiêu chuẩn có dạng hình nón làm bằng tôn, cao 14,5 cm, đường kính
đáy 7,5 cm. Đáy có chừa một lỗ tròn để bỏ cát vào trùy sao cho quả nặng 300 g.
Mặt ngoài quả trùy có khắc vạch cm theo chiều đứng và buộc vào đáy một sợi
dây dài 10 cm.
Kiểm tra độ dẻo của vữa bằng cách lấy vữa vào xô, xoa nhẹ cho phẳng
(chú ý không lắc mạnh làm cho vữa chặt), cầm đầu dây treo quả trùy thả nhẹ
xuống mặt vữa. Độ cắm sâu đọc trên thang vạch quả trùy là độ dẻo của vữa, và
được quy định như bảng 2.1
Bảng 2.1 Độ dẻo quy định của vữa
Điều kiện thi công
Độ dẻo thích hợp (cm)
Trời nắng ráo Trời lạnh
Xây lát thông thường 6 – 7 4 – 5
Xây lát dùng phương pháp chấn động làm cho
vữa chặt
2 – 3 1 – 2
Xây lát đổ đá kiểu không dùng chấn động 10 – 12 7 - 9
1.2. Độ giữ nước của vữa
Độ giữ nước của vữa còn gọi là độ phân li biểu thị bằng số hiệu độ dẻo
của vữa đo cách nhau 30 phút ( trước khi đo lần 2 phải trộn lại vữa).
10
Ví du: cối vữa trộn xong đo được độ dẻo bằng trùy là 6 cm. Sau 30
phút đo được độ dẻo là 5cm. Độ phân li là 1.
Độ phân li thích hợp đối với mọi loại vữa là nhỏ hơn hoặc bằng 2.
1.3. Số hiệu vữa
Khả năng chịu lực của vữa khi kết cứng được biểu thị bằng cường độ vữa
(lực nén tĩnh lên mẫu vữa kích thước lập phương 7,07 x7,07 x7,07) sau 28 ngày
dưỡng hộ. Giá trị cường độ nói trên là số hiệu vữa. Thường có các loại mác vữa
10; 25; 50; 75; 80; 100; 110. Vữa xây dựng các công trình thủy lợi nói chung
phải từ mác 50 trở lên.
2. Cấp phối vữa
Cấp phối vữa là tỷ lệ các loại vật liệu tạo thành vữa. Để biểu thị cấp phối
vữa người ta lấy xi măng làm chuẩn so sánh và viết như sau:
X : V : C (Xi: Vôi: Cát)
Ví dụ: Vữa xây đá mác 100 có cấp phối 1: 0,2 : 3,5 nghĩa là:
1X ; 2,0V ; 5,3C
Nếu tính theo đơn vị thể tích thì 1 lít xi măng trộn với 0,2 lít vôi, 3,5 lí
cát.
Một số cấp phối vữa thông dụng trong xây lát công trình thủy lợi trong
bảng 2.2
Bảng 2.2 Một số cấp phối vữa thông dụng dung trong thủy lợi
Mác xi măng
Cấp phối vữa tính theo thể tích
Mác 100 Mác 75 Mác 50
Vữa xi: vôi : cát (xây công trình luôn ẩm)
400
300
250
200
1: 0,2: 3(3,5) 1: 0,2: 5(4,5)
1: 0,2: 3(3,5)
1: 0,7: 6(6,5)
1: 0,4: 4,5(5)
1: 0,2: 3(3,5)
1: 0,1: 2,5(3)
Vữa xi măng, cát (xây công trình ngâm nước)
400
300
250
200
1: 3(3,5) 1: 4(4,5)
1: 3 (3,5)
1: 6(6,5)
1: 4,5(5)
1: 2,8 (3,2)
1: 2,2 (2,6)
Chú ý khi sử dụng bảng
Tỷ lệ nước trộn vữa được xác định ở hiện trường bằng cách kiểm tra
đô dẻo thích hợp.
Những cấp phối trong bảng tính với các điều kiện sau:
- Trọng lượng riêng của xi măng:
11
Mác 300 – 400 là γx = 1100 KG/m
3
Mác 200 – 250 là γx = 900 KG/m
3
Nếu trọng lượng riêng khác đi 10% trở lên phải tính lại.
- Thể tích vôi tính theo vôi nhuyễn độ dẻo 12 cm với vôi loại 2 trọng
lượng riêng 1400 KG/m3. Nếu dùng vôi loại 1 thì giảm 10%, loại 3 tăng 15 %.
- Nếu dung đất sét, phải nhào đất sét với nước cho nhuyễn có độ dẻo 13 –
14 cm.
- Thể tích cát tính ở trạng thái đổ tự nhiên (không đầm nén) vào thùng
đong độ ẩm 1 – 3%. Nếu cát khô quá (độ ẩm dưới 1%) thì phải giảm 10%, nếu
ẩm quá (độ ẩm lớn hơn 3%) thì phải tăng 10%.
- Trong bảng có hai giá trị của cát, trị số trong ngoặc đơn dùng cho cát
vàng cấp phối tốt, trị số ngoài dùng cho cát hạt nhỏ.
Thường khi trộn vữa người ta thường tính vật liệu với cối trộn là một bao
xi măng 50 kg.
Ví dụ: dung xi măng mác 400 trộn vữa mác 100 có tỷ lệ cấp phối 1: 0,2:
3(3,5). Vì dùng cát vàng nên chọn cấp phối là 1: 0,2:3,5.
Tính chọn vật liệu cho cối trộn 1 bao xi măng như sau:
- Thể tích xi măng: 50 : 1100 = 45,5 lít
- Thể tích vôi: 45,5 x 0,2 = 9,1 lít
- Thể tích cát: 454,5 x 3,5 = 159,3 lít
Khi thi công trộn vữa phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Mỗi loại vật liệu phải đảm bảo quy cách và phẩm chất tương ứng với mác
vữa.
- Nước trộn phải sạch, không lẫn phù sa, muối, axit.
- Đúng tỷ lệ cấp phối.
- Mỗi cối trộn phải cân đong đúng vật liệu, sai số không quá 2%.
2.1. Kĩ thuật trộn vữa
- Trước khi trộn phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật liệu, dụng cụ, sân trộn.
- Sân trộn (bằng thủ công) phải bằng phẳng hoặc hơi lòng chảo, đủ rộng,
không thấm nước, có mái che mưa, nắng.
- Vữa phải trộn đều, đúng quy định.
2.2. Một số phương pháp trộn vữa
- Trộn vữa vôi, cát: Cát be thành bờ xung quanh, đổ vôi nhuyễn vào giữa.
Trộn vôi cát đồng thời đổ nước vào cho đến khi đạt độ dẻo.
- Trộn vữa tam hợp: Hòa vôi nhuyễn (hoặc đất sét) với nước thành vôi.
Trộn đều xi măng với cát. Cuối cùng đổ dần nước vôi vào trộn cho đến khi đạt
độ dẻo thích hợp.
2.3. Vận chuyển và sử dụng vữa
Khi vận chuyến phải đảm bảo vữa không bị mất nước và phân li (cát
không bị lắng xuống dưới), Nếu vữa bị phân li, phải trộn lại mới được dùng.
Phải dùng vữa xây trước khi vữa bắt đầu kết cứng. Thời gian kết cứng ban
đầu cho trong bảng 2.3
12
Bảng 2.3 Thời gian kết cứng của một số loại vữa
Loại vữa Nhiệt độ (
o
C)
Thời gian bắt đầu
kết cứng
Vữa xi măng pooc lăng 20 – 30
10 - 20
5 - 10
1,20
2,45
3,45
Vữa xi măng puzolen 20 – 30
10 - 20
5 - 10
2,00
3,00
3,00
Vữa vôi thường không có xi mămg 20 – 25 6,00
Vữa vôi thủy 20 – 25
10 – 12
6,00
7,00
Vữa để quá thời gian kết cứng ban đầu không được dùng và nhất thiết
không được trộn lại để dùng.
3. Kỹ thuật bê tông
3.1. Đặc điểm, yêu cầu và tính chất của bê tông
Bê tông là loại đá nhân tạo gồm:
- Chất kết dính là xi măng.
- Cốt liệu là đá và sỏi.
- Nước là chất xúc tác.
Ba chất trên trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành vữa bê
tông. Vữa bê tông đổ thành khối, đầm nén chặt, sau thời gian kết cứng gắn cốt
liệu với nhau thành bê tông rắn chắc.
Mỗi vật liệu trong bê tông có tác dung rõ ràng:
- Xi măng có tác dụng dính kết.
- Nước xúc tác xi măng phản ứng hóa và làm vữa nhuyễn nhão.
- Đá hoặc sỏi như xương của bê tông.
- Cát có tác dụng lấp đầy các lỗ trống giữa các viên đá, sỏi và chịu lực một
phần.
Đặc điểm của bê tông là có thể chế tạo thành hình dạng, kích thước tùy ý,
chịu nén, chịu nước, chịu nhiệt, rất ít thấm nước và khá nặng.
Bê tông có năm đặc trưng sau:
- Trọng lượng riêng
Bê tông dùng trong công trình thủy lợi thuộc loại bê tông nặng có trọng
lượng riêng = 2100 – 2600 KG/m3.
- Độ nhão
S
13
Độ nhão của vữa bê tông biểu thị khả năng chuyển dịch của khối vữa bê
tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân.
Độ nhão đo bằng hình nón cụt rỗng, cao 30 cm, đáy lớn đường kính 20
cm, đáy nhỏ đường kính 10 cm. Khi đo phải đặt nón cụt trên tấm thép bằng
phẳng, đổ vữa bê tông vào làm ba lớp, mỗi lớp 10 cm, được đầm 25 lần bằng
que sắt 16 dài 16 cm đều trên mặt bê tông. Đầm xong lớp cuối, lấy tay xoa nhẹ
cho mặt bê tông phẳng bằng miệng nón cụt, rồi nhấc nhẹ nón cụt ra. Khối vữa bê
tông sụt xuống một đoạn S(cm). Độ sụt S phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng
thường dao động trong khoảng từ 2 – 8 cm.
- Tính co nở:
Khi mới trộn, vữa bê tông tăng nhiệt độ và nở thể tích, sau đó trong quá
trình kết cứng bê tông nguội dần và co lại.
- Khả năng chịu lực:
Bê tông chịu nén cao, chịu kéo, uốn kém. Để tăng khả năng chịu kéo, uốn
người ta đặt thêm cốt thép vào bê tông và gọi là bê tông cốt thép.
Khả năng chịu lực ép của mẫu bê tông sau 28 ngày dưỡng hộ gọi là mác
hay số hiệu bê tông.
Ví dụ bê tông mác 100 nghĩa là khả năng chịu nén của bê tông là 100
KG/cm
2
.
- Tính thấm:
Bê tông thấm nước rất ít.
3.2. Cấp phối bê tông
a. Vật liệu chế tạo bê tông:
- Xi măng:
Xi măng dùng để xây công trình thủy lợi thường có mác từ 200 trở lên.
Mác xi măng dùng để chế tạo bê tông phải cao hơn mác bê tông. Nếu Rx là mác
xi măng, Rb là mác bê tông thì:
Rx = (2 – 2,5 )Rb
Ví dụ, muốn chế tạo bê tông mác Rb = 200 thì phải dùng xi măng mác Rx
= 400 – 500.
-Đá:
14
Đá để chế tạo bê tông thường là sỏi hoặc đá dăm. Nếu bê tông khối lớn
có thể dùng thêm đá hộc.
- Cát:
Cát chế tạo bê tông phải là cát vàng, đúng quy định cấp phối và sạch sẽ.
- Nước:
Nước phải sạch, ít kiềm, muối.
b. Cấp phối bê tông
Cấp phối bê tông là tỷ lệ các loại vật liệu chế tạo bê tông đối với xi măng,
được biểu thị như sau:
X
Đ
X
C
X
X
X
X
N
:
Trong đó:
N/X: Tỷ lê nước – xi măng.
X/X Tỷ lê xi măng – xi măng.
C/X Tỷ lê cát – xi măng.
Đ/X Tỷ lê đá – xi măng.
Theo quy phạm kĩ thuật thi công bê tông (QPTL – D6 - 78) của Bộ Thủy
lợi (cũ) thì xi măng, cát, đá dăm (hoặc sỏi) và các chất phụ gia (nếu có) phải cân
đong theo khối lượng, nước đong theo thể tích. Đối với trạm trộn bê tông có
năng suất nhỏ thì thành phần cát, đá được phép dựa vào khối lượng quy ra thể
tích để định lượng.
Ví dụ: Bê tông đá cuội mác 110, độ nhão 1- 3 cm tỷ lệ nước N/X = 0,45;
N/X = 0,45;
2,37,11
330
Nghĩa là 1 m3 bê tông cần 330 kg xi măng và:
- Nước : N = 0,45 . 330 = 148,5 kg.
- Cát : C = 1,7 . 330 = 561 kg.
- Đá : Đ = 3,2 . 330 = 1056 kg.
Để tính toán được nhanh trong quy phạm kĩ thuật bê tông đã lập bảng tính
sẵn cấp phối bê tông.
Trong trường hợp thi công bằng thủ công, người ta thường tính cối trộn
ứng với một bao xi măng 50 kg, cách tính tương tự như trên.
Ví dụ với cấp phối bê tông như ví dụ trên, tính vật liệu cho cối trộn ứng
với một bao xi măng 50 kg như sau:
- 45,0
X
N
nên có N = 0,45. 50 = 22,5 kg.
- 7,1
X
C
nên có C = 1,7 . 50 = 85 kg.
- 2,3
X
Đ
nên có Đ = 3,2 . 50 = 160 kg.
Lượng vật liệu tính theo cấp phối chưa kể đến hao hụt trong quá trình thi
công nên sau khi tính theo cấp phối, cần nhân thêm phần trăm hao hụt. Thường
với xi măng là 1%, cát 10%, đá 2%.
4. Quy tắc kĩ thuật xây lát
15
4.1. Kĩ thuật xây gạch
- Khối xây phải ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng vuông góc.
- Mạch đứng không trùng nhau, phải so le ít nhất 5 cm (đối với 2 lớp liền
nhau), mạch phải đầy vữa, không dày quá, thường từ 7 – 15 mm. Sau khi xây
được một, hai lớp phải dùng bay miết lại cho chặt vữa.
- Khi xây phải đảm bảo khối xây lên đều, tránh lún, lệch. Nếu phải chia
công trình thành từng đoạn thì chỗ ngắt mạch phải xây giật cấp. Trong cùng một
công trình, độ chênh lệch khi xây giữa các khối không quá 1,2 m.
- Tốc độ xây lên cao phải thỏa mãn điều kiện khối xây đủ sức chịu trọng
lượng bản thân và không gây lún lệch.
- Nếu khối xây ở trên khối bê tông hoặc đá thì phải tạo ra mặt phẳng ngang
tiếp xúc để tránh hiện tượng trượt khối xây.
- Nếu là tường chắn hoặc tường cánh bằng gạch xây thì phải đợi cho đến
khi khô mạch mới được lấp đất. Nếu là vòm xây gạch phải đợi cho mạch khô
cứng mới lấp đất. Khi lấp phải rải thật đều đối xứng qua trục vòm.
4.2. Kĩ thuật xây đá
Hình 1.2 Cứng hóa kênh mương bằng gạch xây
16
- Khi xây đá trực tiếp lên nền đất thì lớp đầu tiên phải dùng những hòn đá
lớn, hai tay nâng hòn đá lên dỗ mạnh vài lần cho hòn đá lún một phần xuống
đất.
- Trên cả chiều dài công trình phải phân bố đều mọi cỡ đá, không được xây
tập trung toàn đá to hoặc nhỏ một chỗ. Nếu tường dày thì đá to xây phần dưới và
mặt ngoài, ở góc, đá nhỡ xây phần ruột và lên cao.
- Khi xây phải đảm bảo khối xây lên đều, chỗ ngắt đoạn phải giật cấp.
- Nếu tường dày 0,6 – 0,7 m mỗi đợt xây chỉ được lên cao 1 -1,2 m, sau đó
dừng 24 giờ mới xây tiếp. Tường dày hơn 0,7 m thì mỗi đợt xây thấp hơn.
- Chênh lệch giữa hai đoạn xây trên cùng một tường không quá 1,2 m
- Giữa những viên đá cùng lớp phải có chiều dày tương đương nhau.
- Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mặt to xuống dưới, phải ướm trước hòn đá
nếu cần thì phải lấy búa sửa lại để hòn đá nằm khít đúng vị trí mạch vữa không
dày quá 3 cm. Hai hòn đá không đè trực tiếp lên nhau. Không được đặt đá trước
để vữa sau. Không được dùng đá dăm để kê đá hộc ở bên ngoài.
- Các mạch trong khối xây không được trùng nhau.
- Muốn cho viên đá ở mặt ngoài tường câu chắc với nhau thì phải đặt theo
thứ tự một hòn đá dọc một hòn đá ngang.
- Tường dày hơn 40 cm trong mỗi mét vuông theo mặt đứng ít nhất phải có
một viên đá câu có đuôi dài 40 cm, tường dày dưới 40 cm ít nhất phải có 3 viên
đá câu được cả hai mặt tường.
- Khi tạm dừng xây phải đổ vữa và chèn đá dăm vào mạch đứng trên cùng,
trên mặt đá này không được rải vữa nữa. Nếu ngừng lâu thì mặt lớp xây phải
được che kín và tưới nước. Trước khi xây phải dọn vệ sinh sạch sẽ mặt xây và
tưới nước đủ ẩm.
- Không để khối xây chịu lực khi vữa chưa kết cứng, kể cả người đi lại.
4.3. Đá lát khan
- Đá lát khan là xếp không có mạch vữa tạo thành mặt phẳng hoặc mặt
nghiêng.
- Đá phải lát đứng (chiều dày viên đá là chiều dày lớp lát) và thẳng góc với
mặt nền. Cấm dùng hai viên đá dẹt chồng lên nhau.
- Nếu lát đá mái nghiêng thì những viên đá hàng trên cùng của mái
nghiêng phải đặt sao cho một mặt phẳng theo mái, một mặt theo mặt nằm ngang.
Hình 1.3 Đá lát khan
17
Khi lát mặt nghiêng phải lát từ dưới trở lên, chọn viên đá to lát một hàng
dưới cùng và hàng bao xung quanh khu lát.
B. câu hỏi và bài tập thực hành:
- Vữa xây lát là gì? Cấp phối vữa là gì?
- Trộn một cối vữa xây lát theo đúng cấp phối quy định, đạt độ dẻo yêu
cầu.
- Xây lại một đoạn tường cánh của cống bị vỡ cho đúng kĩ thuật.
- Lát khan một mái ngoài của bờ kênh.
C. Ghi nhớ:
- Kĩ thuật xây gạch, đá.
- Kĩ thuật lát khan.
- Cách trộn vữa xây, vữa bê tông.
18
Bài 3: Kỹ thuật thi công đất
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc tính kĩ thuật của các loại đất.
- Trình bày được các quy tắc và kĩ thuật tạo mái và độ dốc.
- Thực hiện được công đào, đắp đất đơn giản.
- An toàn cà chính xác trong thi công đất.
A. Nội dung:
1. Phân loại đất
Đất là tập hợp của các loại đất to nhỏ khác nhau. Căn cứ vào độ to nhỏ
khác nhau của các hạt đất, đất được phân loại thành các loại khác nhau như sau:
Kích thước hạt mịn (mm) Loại đất
5 – 0.05 Cát
0.05 – 0.005 Đất bột, đất bụi
<0.005 Đất sét
Trong tự nhiên, đất thường lẫn lộn những loại trên nên người ta thường
gọi:
- Đất cát pha sét (Cát lẫn sét).
- Đất sét pha cát (Sét lẫn cát).
- Đất thịt (Sét lẫn bột và cát).
- Đất thực vật (Đất thịt lẫn cỏ cây đã canh tác).
Căn cứ vào mức độ khó, dễ đào đất trong thi công người ta phân đất thành
các cấp khác nhau như đất cấp I, II. III… Cấp đất càng cao, càng khó đào.
2. Tính chất của đất.
2.1. Trọng lượng riêng.
Là trọng lượng của đơn vị thể tích đất
Khi đất ở trạng thái tự nhiên thì có trọng lượng riêng tự nhiên, kí hiệu là
tn. Nếu đem sấy khô đất có trọng lương riêng khô k.
Độ ẩm của đất.
Kí hiệu là , là tỷ số giữa lượng nước trong đất và trọng lượng đất khô. Độ
ẩm thường được biểu thị bằng % và được tính như sau:
Trong đó k, tn là trong k lượng khô, trọng lượng tự nhiên, 100 là quy đổi
ra %.
Mỗi loại đất có độ ẩm thích hợp để đầm nén ít mà đất vẫn chặt và đạt trọng
lượng riêng cao. Bảng 3.1 dưới đây là độ ẩm thích hợp với một số loại đất.
19
Bảng 3.1 Bảng độ ẩm thích hợp của một số loại đất
Loại đất Độ ẩm thích hợp (%)
Trọng lƣợng riêng khô lớn nhất
(Tấn / m
3
)
Đất cát 7 – 18 1,77 – 1,92
Cát pha (1% sét) 8 – 16 1,81 – 2,13
Sét pha cát 10 – 18 1,75 – 1,96
Đất sét 17 – 27 1,5 – 1,8
2.3. Góc ma sát trong và lực dính
Khả năng chống trượt của đất được biểu thị bằng góc ma sát trong và lực
dính của đất. Góc ma sát trong thường kí hiệu là .
Ứng với mỗi độ ẩm, mỗi loại đất có giá trị góc ma sát trong và lực dính
khác nhau. Khi đắp đập hoặc bờ kênh độ xoải mái phải nhỏ hơn góc ma sát
trong thì mới đảm bảo không trượt, sạt. Bảng 3.2 là góc nghiêng của mái trên cơ
sở góc ma sát trong.
Bảng 3.2 Góc nghiêng của mái trên cơ sở góc ma sát trong của đất
Loại đất
Góc nghiêng (độ)
Khô Ẩm Ướt
Đất sét 40 31 13
Đất sét pha trung bình 45 36 27
Đất sét pha nhẹ 40 27 18
Cát hạt nhỏ 22 27 18
Cát hạt trung bình 31 31 22
Cát hạt to 36 36 31
2.4. Tính thấm nước.
Tính thấm nước của đất được biểu thị bằng hệ số thấm K. Mỗi loại đất có
hệ số thấm khác nhau và được biểu thị trong bảng sau.
Bảng 3.3 Hệ số thấm của một số loại đất K (mm / ngày đêm)
Loại đất Hệ số K Loại đất Hệ số K
Đất sét 0.01 Cát hạt nhỏ 1- 10
Đất thịt 0.01 – 0.1 Cát hạt to 10 – 100
20
Đất cát pha sét 0.1 – 1.0 Sỏi cuội Trên 100
2.5. Tính tơi xốp.
Từ trạng thái tự nhiên nếu đào xới lên, thể tích đất sẽ tăng – đó là tính tơi
xốp của đất, được biểu thị bằng độ tơi xốp Kx
Nếu khối đào để sau thời gian sẽ nán chặt lại là thể tích V1
’, độ tơi xốp lúc
này là:
Kx
’
là độ tơi xốp dư (tính với thời gian để từ 1 năm trở lên)
3. Hệ số mái và độ dốc
Xét một mái dốc AB, đoạn thẳng đứng AC và đoạn nằm ngang CB là hình
chiếu đứng và hình chiếu bằng của mái AB.
Hệ số mái kí hiệu là m, độ dốc kí hiệu là i.
4. Công tác đào và đắp đất
4.1. Phương pháp đào đất bằng thủ công
a. Trường hợp đào nông (Hđào < 2 m), đất vận chuyển sang hai bên
- Trước hết, đào một mương tiêu ở giữa hố đào, đáy sâu hơn mặt bằng đào
khoảng 0.3 m.
- Sau đó chia đào thành từng khối, từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài,
từ trên xuống dưới.
b. Trường hợp đào nông, vận chuyển sang một bên
Cách đào như trường hợp trên chỉ khác mương tiêu đào sang một bên
không đổ đất.
c. Trường hợp đào sâu hơn 2 m
Hố đào sâu coi như nhiều hố đào nông kế tiếp nhau nên phương pháp đào
giống như trường hợp đào nông.
d. Đào theo lớp nghiêng
A
B C
Hình 1.4 Cách biểu thị mái kênh
Hình 5.5 Cách thi công đất
21
Trường hợp đào sâu và diện rộng, trong điều kiện khô ráo thì bố trí đào
theo lớp nghiêng. Độ dốc i của lớp nghiêng thường bằng 1 – 5% để xe cải tiến
có thể đi lại được.
e. Tạo mái
Công trình cần có mái với hệ số mái là m thì trong quá trình đào phải tạo
mái bằng cách giật cấp sau đó bạt thành mái. Chiều rộng mỗi cấp không quá 30
cm và chiều cao không quá 40 cm.
4.2. Phương pháp đắp đất.
a. Đắp đất đổ tự nhiên.
Đổ đất tự nhiên thường dùng cho công trình tạm. Đây là phương pháp đắp
đất không đầm nén, khối đất chặt do trọng lượng bản thân và người qua lại. Có
hai trường hợp:
- Đổ tự nhiên trên khô: Đổ thành từng lớp 15 – 20 cm, san phẳng và vằm
nhỏ, xong mới đổ lớp khác.
- Đổ xuống nước: Có ba cách đổ là đổ lấn, đổ rải và đổ kết hợp.
- Đổ lấn là đổ từ bờ lấn ra ngoài. Đổ đến đâu được đến đấy.
- Đổ rải là đổ từ đáy đổ lên, đồng đều toàn tuyến.
- Đổ kết hợp là kết hợp cả hai cách trên.
b.Đắp đất có đầm nén
Khi thi công mặt bằng thường được chia làm ba đoạn ứng với ba công
đoạn: Đổ, san, đầm.
Đổ San Đầm
Đất vận chuyển đến phải đổ rải, trước khi đổ phải đánh sờm, tưới ẩm lớp
trước để hai lớp có liên kết tốt.
San đất phải đều thành lớp, mỗi lớp dày từ 15 – 20 cm và phải vằm đất,
loại bỏ cây cỏ tạp chất. Kích thước trung bình viên đất sau san vằm không quá 3
cm, đồng thời đất sau san vằm phải đạt độ ẩm thích hợp.
Hình 1.6 Các phương pháp đổ đất
Đổ lấn
Đổ rải
22
Khi đầm phải đầm thành từng hàng, từng lượt sao cho vết đầm nọ chồng
1/3 lên vết đầm kia, toàn bộ mặt bằng phải phủ kín vết đầm.
Yêu cầu của đất sau khi đầm phải đạt trọng lượng riêng thiết kế.
Chú ý trước khi đắp đất phải dọn sạch mặt bằng, đào bỏ lớp đất lẫn cỏ cây
trên mặt từ 10 cm trở lên và tưới ẩm thích hợp.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Phân loại đất.
- Tính chất của đất.
- Tạo một mái kênh theo đúng hệ số mái đã cho bằng dây và cọc.
- Đắp lại bờ kênh bị vỡ cho đúng kĩ thuật.
C. Ghi chú:
- Cách tạo mái kênh theo độ dốc cho trước.
- Cách đổ đất, đào đất và đầm nện.
23
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học:
Mô đun này học sau các mô đun MĐ 01 – MĐ 04. Là mô đun chuyên môn
bắt buộc.
II. Mục tiêu:
+ Về kiến thức
- Nhận biết các loại vật liệu xây dựng cơ bản.
- Có kiến thức về kĩ thuật xây lát.
- Có kiến thức về kĩ thuật thi công đất.
+ Về kĩ năng
- Tính, chọn được các vật liệu xây dựng cần thiết phục vụ cho công việc.
- Thực hiện được các công tác xây lát, công tác đất trong quá trình sửa
chữa các công trình.
- Tạo được mái dốc, tạo được độ nghiêng đúng tiêu chuẩn.
+ Về thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. An toàn trong lao động và vệ sinh
môi trường.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 05 - 01
Bài 1: Một
số vật liệu
xây dựng cơ
bản
Tích
hợp
Phòng LT -
TH
6 2 4
MĐ 05 - 02
Bài 2: Kĩ
thuật xây lát
Tích
hợp
Phòng LT –
Kênh mương
nội đồng
40 11 28 1
MĐ 05 - 03
Bài 3: Kĩ
thuật thi
công đất
Tích
hợp
Kênh mương
nội đồng
36 11 24 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
24
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
Cộng 86 24 56 6
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị học tập.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nhận biết và chọn được vật
liệu xây dựng thích hợp với
từng công việc.
- Bảo quản được vật liệu xây
dựng đúng cách.
- Bài kiểm tra phải đạt từ 50%
trở lên.
Kiểm tra thực hành hoặc tích hợp.
5.2. Bài 2:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Biết quy trình xây gạch, đá,
lát khan.
- Thực hiện được các công tác
xây lát.
- Bài kiểm tra phải đạt từ 50%
trở lên.
Kiểm tra thực hành hoặc tích hợp.
5.3. Bài 3:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Biết tạo một mái kênh đất
dúng hệ số mái đã cho.
- Biết đào đất, đắp đất và đầm
đất.
- Bài kiểm tra phải đạt từ 50%
trở lên.
Kiểm tra thực hành hoặc tích hợp.
25
VI. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Vật liệu xây dựng- Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
26
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Đông - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Cơ điện Hà Nội
2. Thƣ ký: Ông Đồng Văn Ngọc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện
Hà Nội
3. Các ủy viên:
- Bà Nguyễn Liên Hương, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà
Nội
- Ông Hoàng Văn Ngân, Trưởng phòng Cơ điện Công ty TNHH một
thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy
- Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Hưng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Cơ điện và Thủy lợi
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Vương Văn Hưng - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và
Thủy lợi
- Ông Nguyễn Văn Cổn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Đỗ Văn Thích - Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Văn
Lâm, Hưng Yên./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_mo_dun_05_thi_cong_tu_bo_cong_trinh_136.pdf