+ Kiểm tra độ cách điện giữa bộ dây quấn với phần kim loại của roto: Dùng
MΩ,
+ Kiểm tra sự chắc chắn các nêm ở miệng rãnh.
+ Kiểm tra các mối hàn trên phiến góp
- Lắp ráp động cơ:
+ Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra phần cơ, kiểm tra cách điện bộ dây
với vỏ động cơ ( dùng MΩ), kiểm tra thông mạch (dùng VOM), kiểm tra điện áp
nguồn.
- Đóng điện cho động cơ chạy và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật.
+ Roto phải quay đúng chiều
+ Lực quay phải mạnh.
+ Tia lửa điện trên phiến góp phải nhỏ.
75 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 27/02/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Máy điện 2 (Ngành/Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt
Hình 2-41. Cấp nguồn cho động cơ làm việc thử
42
+ Phương pháp sấy bằng dòng điện: là cho dòng điện vào bộ dây quấn và
dùng dây quấn tỏa nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đẫ tẩm vào bộ dây. Như thế
nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. Chú ý
khi sấy bộ dây động cơ thì điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng (15÷20)% điện áp
định mức của bộ dây quấn, các cuộn cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau tạo
thành tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức,
cần trang bị một rơ le bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá dòng điện định mức
và thời gian sấy ít nhất 10 giờ.
Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng Mê gôm kế (500v), ở
nhiệt độ còn nóng (95÷100)0C điện trở cách điện của Stato ít nhất phải > 1MΩ.
Lắp ráp lại động cơ (ở phần trước) và bàn giao sản phẩm (xuất xưởng).
2.5. HIỆN TƢỢNG HƢ HỎNG THƢỜNG GẶP Ở ĐỘNG CƠ 3 PHA,
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
tt Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 - Dòng điện không tải
quá cao (Io >50%Iđm).
- Mạch từ kém chất
lượng.
- Dây quấn bị chập
nhiều vòng.
- Tăng cường tẩm sấy
nếu có chuyển biến thì
dùng được còn nếu
không phải sửa chữa
lại.
2 - Khi đóng điện động
cơ không khởi động
được(quay rất chậm
hoặc không quay
được) có tiếng rầm
rú, phát nóng nhanh.
- Nguồn cung cấp bị
mất 1 pha.
- Đứt 1 pha (stato) ở
trong động cơ.
- Ổ bi bị mài mòn quá
mòn nên roto bị hút
chặt.
- Kiểm tra và khắc
phục trên đường dây
cấp nguồn, cầu chì,
cầu dao hoặc các thiết
bị đóng cắt chính.
- Đo kiểm tra thông
mạch từng pha và khắc
phục tại chỗ đứt mạch.
- Kiểm tra độ rơ của ổ
bi, xử lý hoặc thay thế
ổ bi mới.
3 - Đóng điện vào động
cơ các thiết bị tác
động ngay (cầu chì bị
đứt, Áp tô mát tác
động).
- Cuộn dây Stato bị
ngắn mạch nặng.
- Đấu sai cực tính.
- Sai cách đấu dây từ Y
sang ∆.
- Kiểm tra và sử lý pha
bị ngắn mạch.
- Kiểm tra và xác định
lại cực tính các pha.
- Đọc lại nhãn máy,
kiểm tra nguồn điện và
đấu dây thích hợp.
4 - Động cơ chạy
không đạt tốc độ,
rung lắc mạnh, nóng
- Đấu sai cực từ.
- Có một vài bối dây bị
ngược chiều dòng điện.
- Kiểm tra cách đấu
dây và đấu lại.
- Kiểm tra lại cách
43
nhanh. - Sai cực tính. lồng dây, quay thuận
chiều lại các bối dây bị
lật ngược (sai).
- Kiểm tra xác định lại
cực tính các pha.
5 - Có tiếng kêu cơ khí,
dòng điện tăng hơn
bình thường.
- Nắp máy (mặt bích)
không được cố định tốt
với thân máy.
- Bi rơ, cốt mòn, cong.
- Nêm tre (phíp) chạm
roto.
- Chỉnh sửa phần cơ
khí.
- Chỉnh sửa lại nêm tre
(phíp).
6 - Máy chạy đủ tốc độ
nhưng dòng điện 3
pha không cân bằng
( si lệch quá 10% mỗi
pha)
- Điện áp nguồn không
cân bằng.
- Chấp vòng tương đối
nhiều ở một pha.
- Kiểm tra điện áp
nguồn.
- Kiểm tra xử lý chỗ
chạm chập.
7 - Máy không quay
được, có hiện tượng
hút cốt, phát nóng tức
thời.
- Nhiều bối dây bị
ngược chiều dòng điện.
- Kiểm tra cách đấu
dây, quay thuận chiều
các bối dây bị lật
ngược.
8 - Khi mang tải động
cơ không khởi động
được.
- Quá tải lớn.
- Điện áp nguồn suy
giảm nhiều.
- Sai cách đấu dây từ ∆
sang Y.
- Giảm tải.
- Kiểm tra lại nguồn
điện.
- Đọc lại nhãn máy,
kiểm tra nguồn điện và
đấu dây thích hợp.
9 - Động cơ vận hành
bị nóng cốt và nóng
nhiều ở roto (roto
lồng sóc).
- Cốt máy bị cong.
- Bi bị mòn.
- Đứt, nứt một số thanh
lồng sóc.
- Kiểm tra và nắn
thẳng trục bằng dụng
cụ chuyên dùng.
- Đóng sơ mi hoặc
thay bi mới.
- Tiếp tục vận hành
nhưng phải giảm tải.
10 - Động cơ nóng nhiều
khi vận hành
- Quá tải thường xuyên.
- Điện áp nguồn quá cao
hoặc quá thấp.
- Bị chập một số vòng
dây.
- Kiểm tra dòng điện
và giảm bớt tải.
- Kiểm tra nguồn và có
biện pháp phù hợp.
- Kiểm tra sử lý các
vòng dây bị chập.
44
BÀI TẬP:
1. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng tâm bước đủ với
Z = 24; 2p = 2 ; m = 3.
2. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng tâm bước đủ với
Z = 36; 2p = 2 ; m = 3.
3. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng tâm bước đủ với
Z = 36; 2p = 4 ; m = 3.
4. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 1 lớp bước
đủ với Z = 24; 2p = 2 ; m =3.
5. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 1 lớp bước
đủ với Z = 36; 2p = 4 ; m =3.
6. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 1 lớp bước
đủ với Z = 36; 2p = 2 ; m =3.
6.Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 2 lớp bước
đủ với Z = 24; 2p =2 ; m =3.
8.Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 2 lớp bước
đủ với Z = 36; 2p =4 ; m =3.
9.Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 2 lớp bước
đủ với Z = 36; 2p =2 ; m =3.
45
BÀI 3
SỬA CHỮA DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA
1. Mục tiêu của bài:
- Mô tả được cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ không
đồng bộ 1pha.
- Tính toán được các thông số cơ bản của động cơ không đồng bộ 1pha.
- Xây dựng được biểu thức môme quay, nhận xét được ý nghĩa các đại lượng
trong biểu thức .
- Vận dụng được các phương pháp mở máy, phương pháp điều chỉnh tốc độ
động cơ không đồng bộ 1pha.
- Tính toán, vẽ được sơ đồ trãi dây quấn stato động cơ không đồng bộ 1 pha.
- Bảo dưỡng và sửa chữa được những hư hỏng thông thường, quấn lại được
bộ dây quấn stato theo số liệu cũ đảm bảo động cơ hoạt động tốt, đúng kỹ thuật và
an toàn.
- Rèn luyện tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác, tư duy sáng tạo khoa học trong
học tập.
2. Nội dung:
2.1. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 1 PHA TỤ ĐIỆN
2.1.1. Cấu tạo
- Giống như động cơ không đồng bộ 3 pha là gồm có: roto, stato, dây quấn,
thân máy, mặt bích, ổ bi, cánh quạt, lồng bảo vệ cánh quạt, hộp cực. Nhưng chỉ
khác phần dây quấn động cơ 3 pha là gồm 3 cuộn dây có điện trở bàng nhau (vì
cùng tiết diện dây, cùng số vòng dây, cùng vật liệu làm dây), còn động cơ 1 pha lại
gồm 2 cuộn dây có điện trở khác (ví dụ: động cơ máy bơm nước) nhau hoặc bằng
nhau (động cơ máy giặt).
- Roto (phần động): Mạch từ gồm các lá thép kỹ thuật điện được sơn cách
điện, ghép chặt lại với nhau và được xẻ rãnh đặt thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm
đúc, hai đầu các thanh dẫn này được nối ngắn mạch hình thành một mạch kín
giống như dạng lồng sóc.
- Stato (phần tĩnh): cấu tạo bởi các lá thép mỏng được ghép lại thành khối trụ
ống và bề mặt phía trong được xẻ rãnh và đặt dây quấn.
2.1.2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 1 pha
- Khi cấp nguồn cho động cơ, ngoài từ trường cuộn dây chính còn một phần
xuyên qua vòng ngắn mạch do dòng điện cảm ứng trong vòng dây ngắn mạch làm
sinh ra từ thông thứ cấp, từ thông này tổng hợp từ thông chính làm cho từ thông
tổng xuyên qua vòng ngắn mạch lệch pha so với từ thông chính một góc gần bằng
90
0
về không gian và thời gian. Vì vậy từ trường tổng chính là thành phần tạo ra từ
trường quay, do vậy xét về bản chất mô men khởi động của động cơ không đồng
bộ 1 pha cũng giống như mô men khở động của động cơ không đồng bộ 3 pha.
- Đối với động cơ 1 pha chỉ có tụ ngâm(tụ làm việc) thì 2 cuộn dây làm việc
và khởi động đặt lệch với nhau trong không gian một góc 900. Để tạo từ trường
quay, để tạo ra mô men quay và làm cho roto quay cần tạo sự lệch pha giữa 2 dòng
46
điện cấp cho 2 cuộn dây trên bằng cách dùng thêm tụ mắc nối tiếp với cuộn khởi
động.
- Đối với động cơ 1 pha có 2 tụ (tụ ngâm và tụ làm việc). Khi mở máy, cuộn
khởi động mắc nối tiếp với 2 tụ điện được đưa vào mạch để tạo từ trường quay (hai
tụ này được mắc song song với nhau và tụ khởi động được mắc nối tiếp với công
tắc li tâm), khi động cơ đạt tới tốc độ định mức thì công tác li tâm tác động cắt tụ
khởi động ra khỏi mạch, khi kết thúc quá trình khởi động động cơ thì chỉ còn tụ
ngâm tham gia quá trình làm việc.
2.2. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC ĐẠI LƢỢNG ĐẶC TRƢƠNG CỦA
DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ 1 PHA TỤ ĐIỆN
2.2.1. Các đại lƣợng đặc trƣng:
Bước cực T:
Bước cực là khoảng cách giữa hai cực từ liên tiếp nhau.
2p
Z
T (rãnh)
Trong đó, Z là số rãnh, 2p số cực từ.
Số rãnh của một pha dưới một cực q:
2p.m
Z
q ( rãnh)
Un Wlv
Wkđ
Clv
ROTO
Un Wlv
Wkđ
Clv
ROTO
Ckđ
k
a. Động cơ không có công tắc li tâm b. Động cơ có công tắc li tâm
Hình 3-1. Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha tụ điện
a. Động cơ không có công tắc li tâm b. Động cơ có công tắc li tâm
Hình 3-2. Hình ảnh động cơ 1 pha tụ điện
47
Trong đó, m là số pha; còn q có thể là số nguyên, cũng có thể là phân số.
Bước dây quấn Y :
Bước dây quấn Y là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của một phần tử.
Vậy y phải là số nguyên. Có các trường hợp:
= 0 Y = T dây quấn bước đủ.
> 0 Y > T dây quấn bước dài.
< 0 Y < T (hay Y = 0,8 T) dây quấn bước ngắn.
Muốn có sđđ cảm ứng trong phần tử dây quấn lớn nhất thì Y = T
Rãnh đấu dây của các nhóm bối của cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động Zđ:
Khoảng cách các đầu dây cuộn làm việc, cuộn khởi động Đv:
2.2.2. Các bài tập ứng dụng:
Bài tập 1: Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt bàn)- kiểu quấn
đồng tâm bước đủ với: Z = 16; 2p =4; m =1?
Giải:
- Tính toán:
+ Bước cực:
T =
p2
Z
=
4
16
= 4 (rãnh)
+ Số rãnh của cuộn làm việc, cuộn khởi động:
ZLV = ZKĐ =
2
1
Z =
2
1
.16 = 8 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực là:
q =
m.P2
Z
=
1.4
16
= 4 (rãnh)
qLV = qKĐ =
2
1
. q =
2
1
. 4 = 2 (rãnh)
+ Bước quấn dây của cuộn làm việc, cuộn khởi động {Nếu quấn cuộn dây số
(cuộn điều tốc) thì quấn cùng rãnh với cuộn khởi động}:
Y = T = 4 (rãnh); (quấn bước đủ).
+ Rãnh đấu dây của các nhóm bối của cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động Zđ:
Zđ = q + 1 = 4 + 1 = 5 (rãnh)
+ Rãnh đấu dây của các nhóm bối của cuộn dây số Zđ:
Zđ = q + 2 = 4 + 2 = 6 (rãnh)
+ Góc độ điện: αo =
Z
.360P 0
=
16
360.2 0
= 45
0
=> khoảng cách các đầu dây cuộn làm việc, cuộn khởi động Đv:
Đv = 0
0
45
90
= 2 (Khoảng cách) = 3 (rãnh)
- Sơ đồ trãi:
48
- Sơ đồ đấu dây:
Bài tập 2: Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt bàn)- kiểu quấn
đồng khuôn 2lớp bước dài với: Z = 36; 2p =18; m =1?
Giải:
- Tính toán:
+ Bước cực:
T =
p2
Z
=
18
36
= 2 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực là:
q =
m.P2
Z
=
1.18
36
= 2 (rãnh)
Hình 3-3. Sơ đồ trãi động cơ 1 pha (quạt bàn): Z =16; 2p =4;
m=1
16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 1 2
2
CĐT
CKĐ CLV
ĐĐT
ĐLV ĐKĐ
S N S N
T T T T
2
WKĐ
WLV
WĐT
M2
M3
M1
C
CKĐ ĐKĐ
CĐT
ĐĐT
ĐLV CLV
220
V
Hình 3-4. Sơ đồ đấu dây quạt bàn
49
qLV = qKĐ =
2
1
. q =
2
1
. 2 = 1 (rãnh)
+ Bước quấn dây của cuộn làm việc, cuộn khởi động là:
Y = T + ԑ = 2 +1 = 3 (rãnh); (quấn bước dài với ԑ = 1).
+ Rãnh đấu dây của các nhóm bối của cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động Zđ:
Zđ = q + 1 = 2 + 1 = 3 (rãnh)
+ Góc độ điện: αo =
Z
.360P 0
=
36
360.2 0
= 90
0
=> khoảng cách các đầu dây cuộn làm việc, cuộn khởi động Đv:
Đv = 0
0
90
90
= 1 (Khoảng cách) = 2 (rãnh)
- Sơ đồ trãi:
- Sơ đồ đấu dây:
ĐLV
WLV
WKĐ
CLV
CKĐ ĐKĐ
CLV
Un = 220V
Hình 3-6. Sơ đồ đấu dây quạt trần
ĐLV CLV
ĐKĐ CKĐ
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
S N S N S N S N S N S N S N S N S N
Hình 3-5. Sơ đồ trãi động cơ 1 pha (quạt trần): Z =36; 2p =18; m=1
50
Bài tập 3: Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha - kiểu quấn đồng tâm
bước đủ với: Z = 24; 2p =2 ; m =1?
Giải:
- Tính toán:
+ Bước cực:
T =
p2
Z
=
2
24
= 12 (rãnh)
+ Số rãnh của cuộn làm việc:
ZLV =
3
2
Z =
3
2
.24 = 16 (rãnh)
+ Số rãnh của cuộn khởi động:
ZKĐ =
3
1
Z =
3
1
.24 = 8 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực là:
q =
m.P2
Z
=
1.4
24
= 12 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực của cuộn dây làm việc là:
qLV =
3
2
q =
3
2
. 12 = 8 (rãnh)
+ Bước quấn dây của cuộn làm việc:
Y1LV = T = 12 (rãnh)
Y2LV = Y1LV – 2 = 12 – 2 = 10 (rãnh)
Y3LV = Y2LV – 2 = 10 – 2 = 8 (rãnh)
Y4LV = Y3LV – 2 = 8 – 2 = 6 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực của cuộn dây khởi động là:
qKĐ =
3
1
q =
3
1
. 12 = 4 (rãnh)
+ Bước quấn dây của cuộn dây khởi động:
Y1KĐ = T = 12 (rãnh)
Y2KĐ = Y1KĐ – 2 = 12 – 2 = 10 (rãnh)
+ Rãnh đấu dây của các nhóm bối của cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động Zđ:
Zđ = q + 1 = 12 + 1 = 13 (rãnh)
+ Góc độ điện: αo =
Z
.360P 0
=
24
360.2 0
= 15
0
=> khoảng cách các đầu dây cuộn làm việc, cuộn khởi động Đv:
Đv = 0
0
15
90
= 6 (Khoảng cách) = 7 (rãnh)
- Sơ đồ trãi:
51
- Sơ đồ đấu dây:
Ví dụ 3: Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha - kiểu quấn đồng tâm
với: Z = 36; 2p =4 ; m =1?
Giải:
- Tính toán:
+ Bước cực:
T =
p2
Z
=
4
36
= 9 (rãnh)
+ Số rãnh của cuộn làm việc:
ZLV =
3
2
Z =
3
2
.36 = 24 (rãnh)
+ Số rãnh của cuộn khởi động:
ZKĐ =
3
1
Z =
3
1
.36 = 12 (rãnh)
S
CKĐ ĐKĐ CLV ĐLV
N
T T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Hình 3-7. Sơ đồ trãi động cơ 1 pha: Z =24; 2p =2; m=1
ĐLV
WLV
WKĐ
CLV
CKĐ ĐKĐ
CLV
Un = 220V
Hình 3-8. Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha
52
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực là:
q =
m.P2
Z
=
1.4
36
= 9 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực của cuộn dây làm việc là:
qLV =
3
2
q =
3
2
. 9 = 6 (rãnh)
+ Bước quấn dây của cuộn làm việc:
Y1LV = T = 9 (rãnh)
Y2LV = Y1LV – 2 = 9 – 2 = 7 (rãnh)
Y3LV = Y2LV – 2 = 7 – 2 = 5 (rãnh)
+ Số rãnh 1 pha dưới 1 cực của cuộn dây khởi động là:
qKĐ =
3
1
q =
3
1
. 12 = 4 (rãnh)
+ Bước quấn dây của cuộn dây khởi động:
Y1KĐ = 0,8.T = 0,8. 9 = 7,2 (rãnh)
Ta chọn Y1KĐ = 8 (rãnh)
Y2KĐ = Y1KĐ + 2 = 8 + 2 = 10 (rãnh)
Y3KĐ = Y2KĐ + 2 = 10 + 2 = 12 (rãnh)
+ Rãnh đấu dây của các nhóm bối của cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động Zđ:
Zđ = q + 1 = 9 + 1 = 10 (rãnh)
+ Góc độ điện: αo =
Z
.360P 0
=
36
360.2 0
= 20
0
=> khoảng cách các đầu dây cuộn làm việc, cuộn khởi động Đv:
Đv = 0
0
20
90
= 4, 5 (khoảng cách)
Chọn ĐV = 5 (khoảng cách) = 6 (rãnh)
- Sơ đồ trãi:
53
- Sơ đồ đấu dây:
2.3. KỸ THUẬT QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ 1 PHA TỤ ĐIỆN
2.3.1. Khảo sát tháo các chi tiết của động cơ (tương tự động cơ KĐB 3
pha).
2.3.2. Tháo dây quấn (dây cũ) ra khỏi Stato và lấy số liệu dây quấn(tương
tự động cơ KĐB 3 pha).
2.3.3. Làm vệ sinh Stato(tương tự động cơ KĐB 3 pha).
2.3.4. Đo, cắt giấy cách điện và lót rãnh Stato(tương tự động cơ KĐB 3
pha)
2.3.5. Quấn (hay đánh) các bối dây cho từng pha dây quấn(tương tự động
cơ KĐB 3 pha).
2.3.6. Lồng dây xuống rãnh Stato(tương tự động cơ KĐB 3 pha).
CKĐ
ĐKĐ CLV
ĐLV
S N S N
T T T T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
Hình 3-9. Sơ đồ trãi động cơ 1 pha: Z=36; 2p = 4
ĐLV
WLV
WKĐ
CLV
CKĐ ĐKĐ
CLV
Un = 220V
Hình 3 - 10. Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha
54
2.3.7. Đấu dây giữa các nhóm bối trong 1pha và các đầu dây của các
pha(tương tự động cơ KĐB 3 pha).
2.3.8. Lót cách điện đầu các nhóm bối dây giữa các pha với nhau và băng
đai(tương tự động cơ KĐB 3 pha).
2.3.9. Lắp ráp, kiểm tra và cấp nguồn cho động cơ hoạt động thử(tương tự
động cơ KĐB 3 pha).
2.4. TẨM, SẤY CÁCH ĐIỆN CHO ĐỘNG CƠ (tương tự động cơ KĐB 3 pha).
2.5. HIỆN TƢỢNG HƢ HỎNG THƢỜNG GẶP Ở ĐỘNG CƠ 3PHA,
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
tt Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 - Động cơ quá nóng,
dòng điện khi động
cơ làm việc vượt quá
giá trị định mức.
- Mạch từ kém chất
lượng.
- Dây quấn bị chập
nhiều vòng.
- Tăng cường tẩm sấy
nếu có chuyển biến thì
dùng được còn nếu
không phải sửa chữa
lại.
2 - Khi đóng điện động
cơ không khởi động
được(quay rất chậm
hoặc không quay
được) có tiếng rầm
rú, phát nóng nhanh.
- Tụ điện kém.
- Ổ bi bị mài mòn quá
mòn nên roto bị hút
chặt.
- Thay tụ mới
- Kiểm tra độ rơ của ổ
bi, xử lý hoặc thay thế
ổ bi mới.
3 - Ổ bi bị phát nóng,
có tiếng kêu ồn.
- Khô mở bôi trơn.
- Dây đai quá nặng.
- Vòng bi mòn
- Tra mở cho ổ bi.
- Điều chỉ dây dai cho
phù hợp.
- Thay ổ bi mới.
4 - Động cơ không mở
máy được khi có tải.
- Không đủ điện áp.
- Đứt thanh dẫn roto.
- Quá tải.
- Điều chỉnh điện áp
đạt điện áp định của
động cơ.
- Giảm tải.
5 - Có tiếng kêu cơ khí,
dòng điện tăng hơn
bình thường.
- Nắp máy (mặt bích)
không được cố định tốt
với thân máy.
- Bi rơ, cốt mòn, cong.
- Nêm tre (phíp) chạm
roto.
- Chỉnh sửa phần cơ
khí.
- Chỉnh sửa lại nêm tre
(phíp).
6 - Có hiện tượng điện
vào nhưng động cơ
không tự khởi động
được, có tiếng kêu u
- Hở mạch cuộn dây
khởi động (dây đứt,
hoặc mối nối không tiếp
xung).
- Kiểm tra nối mạch
cuộn dây khởi động
hoặc thay thế tụ điện
phù hợp.
55
u, dòng điện tăng cao. - Đấu sai các nhóm bối
dây trong cuộn dây làm
việc.
- Kiểm tra đấu dây lại
cuộn dây làm việc.
7 - Máy không quay
được, có hiện tượng
hút cốt, phát nóng tức
thời.
- Nhiều bối dây bị
ngược chiều dòng điện.
- Kiểm tra cách đấu
dây, quay thuận chiều
các bối dây bị lật
ngược.
8 - Động cơ khởi động
nhưng không đủ tốc
độ và phát nóng
nhanh sau đó.
- Do công tắc li tâm
không cắt được tụ khởi
động khi động cơ đã
khởi động xong.
- Kiểm tra thay công
tắc li tâm mới.
9 - Động cơ vận hành
bị nóng cốt và nóng
nhiều ở roto (roto
lồng sóc).
- Cốt máy bị cong.
- Bi bị mòn.
- Đứt, nứt một số thanh
lồng sóc.
- Kiểm tra và nắn
thẳng trục bằng dụng
cụ chuyên dùng.
- Đóng sơ mi hoặc
thay bi mới.
- Tiếp tục vận hành
nhưng phải giảm tải.
10 - Động cơ nóng nhiều
khi vận hành
- Quá tải thường xuyên.
- Điện áp nguồn quá cao
hoặc quá thấp.
- Bị chập một số vòng
dây.
- Kiểm tra dòng điện
và giảm bớt tải.
- Kiểm tra nguồn và có
biện pháp phù hợp.
- Kiểm tra sử lý các
vòng dây bị chập.
11 - Động cơ mở máy
yếu.
- Tụ khởi động nhỏ hơn
yêu cầu.
- Nứt, hở vòng ngắn
mạch.
- Thay tụ mới có giá trị
phù hợp.
- Thay vòng ngắn
mạch mới đúng kích
thước.
12 - Tụ làm việc bị đánh
thủng thường xuyên
sau khi quấn lại bộ
dây stato.
- Sai số vòng dây của
cuộn khởi động(số vòng
giảm) làm cho điện áp
đặt lên tụ lớn hơn điện
áp của tụ.
- Thay tụ có điện dung
lớn hơn nên điện áp đặt
lên tụ lớn hơn điện áp
định mức của tụ.
- Thay tụ thích hợp.
56
BÀI TẬP:
1. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha - kiểu quấn đồng tâm, quấn bước đủ
với: Z = 18; 2p =4; m =1.
2. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt trần)- kiểu quấn đồng khuôn,
quấn bước dài với: Z = 32; 2p =16; m =1.
3. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt trần)- kiểu quấn đồng khuôn,
quấn bước dài với: Z = 36; 2p =12; m =1.
4. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt trần)- kiểu quấn đồng khuôn,
quấn bước dài với: Z = 48; 2p =12; m =1.
5. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt trần)- kiểu quấn đồng khuôn,
quấn bước dài với: Z = 48; 2p =16; m =1.
6. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha (quạt trần)- kiểu quấn đồng khuôn,
quấn bước dài với: Z = 48; 2p =18; m =1.
7. Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 1 pha - kiểu quấn đồng tâm bước đủ với:
Z = 24; 2p =4 ; m =1.
57
BÀI 4: QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN NÂNG CAO
MÃ BÀI: MĐ 04
1. Mục tiêu của bài:
- Mô tả được cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc của máy điện một
chiều.
- Dây quấn phần ứng của máy điện một chiều.
- Tính toán, vẽ được sơ đồ trãi dây quấn phần ứng của động cơ điện một
chiều.
- Bảo dưỡng và sửa chữa được những hư hỏng thông thường, quấn lại được
bộ dây quấn phần ứng theo số liệu cũ đảm bảo động cơ hoạt động tốt, đúng kỹ
thuật và an toàn.
2. Nội dung:
2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐIỆN MỘT
CHIỀU
2.1.1. Cấu tạo
Máy điện một chiều có ba bộ phận cấu tạo chính đó là phần cảm, phần ứng và
bộ phận cổ góp – chổi than.
Hình 4.1 Cấu tạo của máy điện một chiều
a. Phần cảm: là bộ phận tạo từ trường, đặt ở stato thông thường phần cảm là nam
châm điện gồm có cực từ và dây quấn kích từ. ở các máy nhỏ cực từ làm bằng thép
từ mềm, còn ở các máy lớn từ trường làm băng thép lá ghép lại. Phần đầu cực làm
loe ra để từ cảm phân bổ dọc khe không khí cso dạng hình thang. Đối với các máy
công suất nhỏ phần cảm là một nam châm vĩnh cửu
b. Phần ứng: là lõi thép đặt ở rôto, trên mặt có phay rãnh để đặt dây quấn phần
ứng. Lõi thép rôto cũng làm bằng thép lá ghép lại tương tự như máy điện xoay
chiều. Mỗi bối dây của dây quấn phần ứng được nối tới hai lá góp của cổ góp điện.
Phần ứng làm nhiệm vụ tạo ra sức điện động cảm ứng ở chế độ máy phát hoặc dẫn
dòng điện một chiều ở chế độ động cơ.
c. Cổ góp – chổi than: thực hiện chức năng nắn điện tức là biến sức điện động xoay
chiều trong các bối dây thành sức điện động một chiều lấy ra ở chổi than (ở máy
phát điện) hoặc ngược lại, đổi dòng điện một chiều ở mạch ngoài thành dòng điện
xoay chiều trong các bối dây (ở động cơ điện). Cổ góp gồm các lá góp làm bằng
đồng ghép lại với nhau giữa chúng là mica cách điện. Cổ góp được lắp ở một đầu
58
rôto, chổi than là những thỏi than kỹ thuật điện lắp ở giá chổi than và áp sát vào cổ
góp nhờ lực ép của lò xo. Chổi than dẫn điện từ phần ứng ra ngoài hay ngược lại.
2.1.2. Nguyên lý làm việc
Cũng như các máy điện khác, máy điện một chiều có thể làm việc ở chế độ
máy phát hay động cơ
a. Chế độ máy phát điện:
Muốn cho máy làm việc ở chế độ máy phát điện, ta đấu cuộn kích từ vào
nguồn kích từ để tạo ra từ trường trong máy rồi dùng động cơ sơ cấp (như máy nổi,
máy điezen, hoặc động cơ xoay chiều ...) quay rôto với vận tốc n. Lúc đó các bối
dây phần ứng sẽ quét qua từ trường phần cảm sinh ra sức điện động cảm ứng,
chiều sức điện động xác định bằng quy tắc bàn tay phải và do đó nó sẽ đổi chiều
mỗi khi bối dây quay hết một cực từ. Như vậy sức điện động trong bối dây là sức
điện động xoay chiều.
Nhờ cách đấu các nhóm bối
dây với cổ góp và chia các bối thành
hai nhóm tạo thành hai mạch rẽ, một
nhóm nằm dưới cực bắc N và nhóm
kia nằm dưới cực nam S. Hai nhánh
này nối song song với nhau và cho
sức điện động chung ở chổi than (+)
và (-).
Khi rôto quay các bối dây lần
lượt đổi chỗ chuyển từ cực này qua
trung tính sang cực kia. Sức điện
động trong các bối đổi chiều, nhưng
Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý của máy phát điện
1 chiều
sức điện động của mỗi nhánh vẫn có chiều không đổi, do đó sức điện động lấy ra
trên chổi than là sức điện động một chiều.
Nếu ta đấu chổi than với một tải (hình 4-2) sẽ có dòng điện qua mạch.
Dòng điện qua các bối dây cùng chiều với sức điện động. Các dòng điện này
tác dụng với từ trường phần cảm tạo ra lực từ F, chiều xác định bằng quy tắc bàn
tay trái. Ta thấy lực F sinh ra mômen gọi là mômen điện từ có tác dụng chống lại
chiều quay của rôto. Muốn rôto tiếp tục quay thì mômen sơ cấp M1của động cơ sơ
cấp phải thắng được mômen cản không tải M0 và mômen điện từ M
M1 = M0 + M
Như vậy công suất cơ máy nhận được từ động cơ sơ cấp là:
P = M1
đã biến thành công suất điện từ:
Pđt = M = Iư Eư
ở đây là tốc độ rôto, Eư và Iư là sức điện động và dòng điện phần ứng
Gọi điện trở phần ứng là rư , điện áp trên cực máy là U ta có phương trình cân
bằng sức điện động
59
Eư = U + Iư Eư hay U = Eư – Iư rư
Từ biểu thức trên ta thấy khi làm việc ở chế độ máy phát sức điện động luôn
luôn lớn hơn điện áp trên cực máy, trừ khi không tải Iư = 0 thì U0 = E0
b. Chế độ động cơ điện:
Khi làm việc ở chế độ động cơ, rôto nối với máy công tác có mômen cản hữu
ích M2 còn dây quấn phần ứng nối vào mạng điện một chiều (hình4-3). Cuộn kích
từ đấu vào nguồn kích từ.
Dòng điện qua dây quấn phần ứng sẽ tạo ra mômen điện từ. Mômen này sẽ
làm quay rôto. Muốn giữ chiều quay như cũ thì mômen điện từ phải cùng chiều
quay (tức ngược chiều với chế độ máy phát) do đó dòng điện đi vào bối dây cũng
phải ngược lại so với chế độ máy phát. Muốn rôto quay đều với tốc độ thf
mômen điện từ phải thắng được mômen cản không tải M9 và mômen cản hữu ích
M2 M = M0 + M2
Khi rôto quay dây quấn phần
ứng quét qua từ trường phần cảm
sính ra sức điện động phần ứng Eư.
Công suất điện từ động cơ
nhận từ mạng:
Pđt = M = Eư Iư
biến thành công suất cơ kéo
máy công tác:
P2 = M2
Hình 4.3 Sơ đồ nguyên lý làm việc động cơ
một chiều
gọi điện trở phần ứng là rư thì phương trình cân bằng sức điện động là:
U = Eư + Iư rư hay Eư = U – Iư rư
Từ biểu thức trên ta thấy ở chế độ động cơ điện áp luôn luôn lớn hơn sức điện
động phần ứng.
2.2. DÂY QUẤN PHẦN ỨNG CỦA MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU
2.2.1 Khái quát chung
- Dây quấn phần ứng là bộ phận quan trọng nhất của máy điện vì nó tham gia
trực tiếp vào quá trình biến đổi năng lượng từ điện năng thành cơ năng hay ngược
lại.
- Yêu cầu đối với dây quấn phần ứng:
+ Phải sinh ra được một s. đ. đ cần thiết và có thể cho một dòng điện nhất định
đi qua để sinh ra được một mômen cần thiết mà không bị nóng quá cho phép.
+ Triệt để tiết kiệm kim loại màu, kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn và an
toàn.
2.2.2 Cấu tạo của dây quấn phần ứng
Dây quấn phần ứng gồm nhiều “phần tử dây quấn” nối với nhau theo một quy luật
nhất định.
60
Phần tử dây quấn còn gọi là “bối dây”. Bối dây gồm một hay nhiều vòng
dây, hai đầu của bối dây nối vào hai phiến góp. Các phần tử nối với nhau thông
qua các phiến góp tạo thành mạch vòng kín.
Mỗi phần tử có hai cạnh tác dụng (phần đặt vào rãnh của lõi thép) và phần
đầu nối (phần nối hai cạnh tác dụng nằm ngoài lõi sắt).
Để dễ chế tạo, mỗi một phần tử có một cạnh tác dụng đặt ở lớp trên của
rãnh này, còn cạnh tác dụng kia đặt ở lớp dưới của rãnh khác.
Mỗi rãnh của phần ứng gọi là một rãnh thực. Nếu trong một rãnh thực chỉ
đặt hai cạnh tác dụng, một ở lớp trên và một ở lớp dưới thì rãnh đó được gọi là
rãnh nguyên tố (hình4-4a)..
Nếu trong một rãnh thực chỉ đặt hai cạnh tác dụng, một ở lớp trên và một ở lớp
dưới thì rãnh đó được gọi là rãnh nguyên tố (hình 4-4a)..
Nếu trong một rãnh thực đó có đặt 2u cạnh tác dụng (u = 1, 2, 3, ) thì có
thể chia rãnh thực đó thành u rãnh nguyên tố (hình 4-4b, c).
Như vậy: Znt = u.Z trong đó Z là số rãnh thực.
Hình 4.4 Các nguyên tố trong rãnh
- Quan hệ giữa số phần tử dây quấn S, số rãnh nguyên tố Znt và số phiến góp
G như sau: Znt = S = G
- Theo kích thước của các phần tử, dây quấn phần ứng chia thành hai loại:
Hình 4.5 Các phần tử của dây quấn phần ứng
+ Dây quấn có phần tử đồng đều: kích thước của các phần tử hoàn toàn giống
nhau (hình 4-5a).
+ Dây quấn theo cấp: kích thước của các phần tử không giống nhau (hình 4-
5b, c).
- Quy luật nối các phần tử dây quấn có thể được xác định theo các bước dây
quấn (hình 4-6)
61
Hình 4.6 Các bƣớc quấn dây. a)dây quấn xếp, b) dây quấn sóng
- Bước dây quấn thứ nhất y1: là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của cùng
một bối dây, được đo bằng số rãnh nguyên tố.
- Bước dây quấn thứ hai y2: là khoảng cách giữa cạnh tác dụng thứ hai của
phần tử thứ nhất với cạnh tác dụng thứ nhất của phần tử thứ hai nối tiếp ngay sau
đó, được đo bằng số rãnh nguyên tố.
- Bước dây quấn tổng hợp y: là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng tương
ứng của hai phần tử liên tiếp nhau, đo bằng số rãnh nguyên tố.
- Bước vành góp yG: là khoảng cách giữa hai phiến góp nối vào hai cạnh tác
dụng của cùng một phần tử, được đo bằng số phiến góp.
- Bước cực τ: là khoảng cách giữa hai cực từ tính theo chu vi phần ứng
τ = Znt/2p
Trong đó: p - số đôi cực
2.3. TÍNH TOÁN, VẼ SƠ ĐỒ TRÃI DÂY QUẤN PHẦN ỨNG CỦA ĐỘNG
CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
2.3.1. Tính toán
- Dây quấn xếp
m =1, ta có dây quấn xếp đơn, dùng dấu (+) quấn tiến (quấn phải)
m ≥2, ta có dây quấn xếp phức, dùng dấu (-) quấn lùi (quấn trái)
- Dây quấn sóng
m =1, ta có dây quấn sóng đơn, dùng dấu (+) quấn tiến (quấn phải)
m ≥2, ta có dây quấn sóng phức, dùng dấu (-) quấn lùi (quấn trái)
2.3.2. Vẽ sơ đồ trãi dây quấn phần ứng của động cơ một chiều
Gọi số thứ tự rãnh nguyên tố chứa cạnh tác dụng trên là lớp trên – cũng là số
thứ tự phiến góp nối với đầu dây vào lớp trên
Gọi số thứ tự rãnh chứa cạnh tác dụng dưới là lớp dưới.
Tổng quát ta có:
Dây quấn xếp:
62
( ) ( ) 1
Lớp trên: +y1 -y2 +y1 -y2 +y1..... -y2 khép kín
Lớp dưới: (1 +y1) ( ) ( )
Nếu m = 2 (dây quấn xếp phức) thì ta có 2 mạch kín
Dây quấn sóng:
( ) ( ) 1
Lớp trên: +y1 -y2 +y1 -y2 +y1..... -y2 khép kín
Lớp dưới: (1 +y1) ( ) ( )
Nếu m = 2 (dây quấn sóng phức) thì ta có 2 mạch kín
Chú ý:
- Nếu số thứ tự rãnh tìm được là số 0, số âm hay số dương có giá trị lớn hơn
G (rãnh nguyên tố) thì ta quy đổi:
+ Nếu số thứ tự có giá trị là 0 hay số âm thì: số quy đổi bằng số hện có +G
+ Nếu có thứ tự có giá trị dương lớn hơn G thì: số quy đổi bằng số hiện có –G
Cách xác định vị trí đầu dây của bối dây nối lên phiến góp:
- Động cơ một chiều:
+ Dây quấn xếp:
Chọn một cuộn dây bất kỳ làm chuẩn rồi tìm trục của nó.
Chọn phiến góp sát bên trái trục nối với đầu bối dây.
Chọn phiến góp sát bên phải trục nối với đầu cuối bối dây( nếu xếp tiến).
Các bối dây còn lại đấu tương tự như cuộn chuẩn
Lƣu ý: Nếu dây quấn xếp đôi thì đầu cuối cách đầu đầu 1 phiến góp( ví dụ: đầu
nối với phiến góp số 1 thì cuối nối phiến góp số 3).
Bƣớc dây quấn thứ nhất y1
Bước dây quấn thứ nhất phải chọn sao cho s. đ. đ cảm ứng trong phần tử là
lớn nhất. Muốn vậy, hai cạnh của phần tử phải cách nhau một bước cực, khi đó trị
số tức thời của s. đ. đ của hai cạnh bằng nhau về trị số và ngược chiều nhau, s. đ. đ
tổng của phần tử bằng tổng số học hai s. đ. đ của hai cạnh tác dụng.
Vì số rãnh nguyên tố dưới một bước cực là Znt/2p nên tốt nhất là y1 = Znt/2p.
+ Khi y1 = Znt/2p = τ, ta có dây quấn bước đủ;
+ Khi y1 = Znt/2p +ε, ta có dây quấn bước dài,
+ Khi y1 = Znt/2p – ε, ta có dây quấn bước ngắn.
- Thường dây quấn thực hiện bước ngắn để tiết kiệm kim loại màu (dây
đồng).
- Cả bước dài và bước ngắn s.đ.đ của phần tử đều nhỏ hơn so với bước đủ
(hình 4-7), nhưng sự nhỏ hơn đó là không đáng kể.
63
Hình 4.7 Sức điện động của phần tử. a) Bƣớc đủ, b) Bƣớc ngắn, c) Bƣớc dài
- Bước dây quấn tổng hợp y và bước vành góp yG
+ Đặc điểm của dây quấn xếp đơn là hai đầu dây của một phần tử nối vào
hai phiến góp kề nhau nên yG = 1, cũng từ đấy thấy rằng y = 1và y = yG = 1
- Bước dây quấn thứ hai y2
+ Theo định nghĩa và hình 4-5, ta có: y2 = y1 – y
+ Khi đó giản đồ khai triển là hình vẽ khai triển của dây quấn khi cắt bề mặt
phần ứng theo chiều trục rồi trải ra thành mặt phẳng.
+ Để hiểu rõ cách phân tích cách đấu dây của các phần tử, ta xét ví dụ sau:
Ví dụ: Một dây quấn xếp đơn có : Znt = S = G = 16; 2p = 4
Bài giải:
a) Các bước dây quấn: y1 = Znt/2p ± ε = 16/4 = 4
y = yG = 1
y2 = y1 - y = 4 - 1 = 3
b) Thứ tự nối các bối dây:
- Đánh số các rãnh từ 1 đến 16.
+ Phần tử thứ nhất có cạnh tác dụng thứ nhất nếu coi như đặt nằm ở trên
của rãnh nguyên tố thứ nhất thì cạnh tác dụng thứ hai của nó phải đặt vào phía
dưới của rãnh thứ 5 (vì y1 = 5 - 1 = 4).
+ Hai đầu của phần tử thứ nhất nối vào hai phiến góp 1 và 2.
Cạnh thứ nhất của phần tử thứ hai đặt ở lớp trên của rãnh nguyên tố thứ
hai (vì y2 = 5 - 2 = 3), cạnh thứ hai của nó đặt ở lớp dưới của rãnh thứ 6, cứ tiếp tục
như vậy cho đến khi mạch khép kín.
Thứ tự nối các phần tử có thể diễn tả bằng sơ đồ sau:
Hình 4.8 Thứ tự các phần tử
c) Sơ đồ trãi dây quấn
64
Hình 4.9 sơ đồ trãi dây quấn xếp lớp đơn giản
Bài Tập
Bài tập 1: Hãy tính, vẽ sơ đồ trãi dây và quấn lại cuộn dây trên roto dây quấn biết
z = 12, G = 12, 2p =2, kiểu quấn xếp lớp đơn giản.
Bài giải:
Xây dựng sơ đồ trãi dây
Z =12, G = 12 => Znt = Z = 12
yG = y = ± 1 ( quấn phải)
(Nếu quấn xếp đơn yG = ± 1, nếu quấn xếp phức yG = ± 2)
Nối các phần tử:
Các cạnh phần tử nằm trên: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các cạnh phần tử nằm dưới 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5
65
*. Sơ đồ trãi dây
Hình 4.10 Sơ đồ dây quấn xếp lớp đơn giản động cơ điện 1 chiều
KỸ THUẬT QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ 1 CHIỀU, XẾP LỚP ĐƠN GIẢN
Bƣớc 1: Đo, cắt giấy lót cách điện rãnh roto
- Đo, cắt lót cách điện
D = L + 0,6mm x 2
H = ab + bc + cd + ( 1÷2 mm)
- Gấp mí tạo gờ: gấp mỗi bên 3mm, để tạo gờ nhằm cho miếng giấy khi đã lót
vào rãnh không chạy ra ngoài khi bị đẩy tới đẩy lui
- Nhét giấy vào rãnh: Giấy lót đạt yêu cầu khi dùng tay đẩy tới đẩy lui theo
chiều dọc rãnh và đẫy từ đáy rãnh lên miệng rãnh không bị tuột ra ngoài.
Bƣớc 2: Quấn các bối dây lên rãnh.
- Dựa vào sơ đồ trãi dây, lần lượt quấn 12 bối dây lên 12 rãnh:
+ Bối dây 1: đầu vào số 1, đầu ra số 1’ quấn lên rãnh 1 – 6
+ Bối dây 2: đầu vào số 2, đầu ra số 2’ quấn lên rãnh 2 – 7
+ Các bối dây còn lại quấn tuần tự lên các rãnh 3 - 8, 4 - 9, 5 - 10, 6 - 11, 7 -
12,
8 - 1, 9 - 2, 10 - 3, 11 - 4, 12 - 5.
Lƣu ý: các cạnh tác dụng của các bối dây khác nhau nằm chung trong cùng 1 rãnh
phải được lót điện nhau.
dùng nêm tre nêm chặt miệng rãnh lại
Ghi chú: Dấu + : kí hiệu đầu dây vào.
Dấu - : kí hiệu đầu dây ra.
Bƣớc 3: Nối các đầu dây lên phiến góp .
- Phiến góp số 1 nằm trùng đường trung trực của dây cung nối rãnh 1 với rãnh
6 (trùng đường kéo dài với rãnh số 3)
- Nối các đầu dây ra trên phiến góp:
+ Đầu 1’ nối với phiến góp số 2 .
66
+ Đầu 2’ nối với phiến góp số 3 .
+ Các đầu còn lại nối theo quy luật như trên.
- Lót cách điện lớp đầu dây ra với lớp đầu dây vào.
- Nối các đầu dây vào lên phiến góp
+ Đầu dây 1 nối lên phiến góp số1
+ Đầu dây2 nối lên phiến góp số 2
+ ...................
+ Đầu dây 12 nối lên phiến góp số12
* Hàn chì các mối nối lên các phiến góp (lưu ý: tất cả các đầu dây nối lên phiến
góp đều phải được luồn trong ống cách điện.
Bƣớc 4: lắp ráp động cơ, đấu dây vận hành thử.
- Kiểm tra tổng thể trên roto:
+ Kiểm tra độ cách điện giữa bộ dây quấn với phần kim loại của roto: Dùng
MΩ,
+ Kiểm tra sự chắc chắn các nêm ở miệng rãnh.
+ Kiểm tra các mối hàn trên phiến góp
- Lắp ráp động cơ:
+ Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra phần cơ, kiểm tra cách điện bộ dây
với vỏ động cơ ( dùng MΩ), kiểm tra thông mạch (dùng VOM), kiểm tra điện áp
nguồn.
- Đóng điện cho động cơ chạy và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật.
+ Roto phải quay đúng chiều
+ Lực quay phải mạnh.
+ Tia lửa điện trên phiến góp phải nhỏ.
Bƣớc 5:Tẩm sấy bộ dây bằng vecni.
- Làm nóng bộ dây quấn 40 – 50 0C
- Tẩm sơn cách điện bộ dây quấn trên roto khi còn nóng.
- Thời gian sấy khoảng từ 10 – 12 giờ.
THIẾT BỊ, VẬT TƢ DỤNG CỤ THỰC HIỆN HỌC TẬP
Sst Vật tư Dụng cụ, thiết bị
1 Dây quấn điện từ Φ 0,50 Động cơ z = 12, G = 12, 2p = 2
2 Giấy cách điện dày 0,25 ÷ 0,10 Nguồn AC và DC
3 Tre khô làm nêm và dao tỉa Kéo, búa (Nhựa và sắt)
4 Dây dẫn bọc cách điện 2 x 32 Đồng hồ VOM, MΩ
5 Chì hàn ( ruột có nhựa thông) Cờ lê, kìm, tuốc nơ vít
6 Sơn cách điện (vecni) Tủ sấy
Bài tập 2: Hãy tính, vẽ sơ đồ trãi dây và quấn lại cuộn dây trên roto dây quấn biết
z = 12, G = 12, 2p =2, quấn xếp lớp phức tạp.
Bài giải:
Xây dựng sơ đồ trãi dây
Z =12, G = 12 => Znt = Z = 12
yG = y = + 2 ( quấn tiến)
67
(Chú ý: dây quấn phức tạp có bề rộng chổi than phủ hết 2 phiến góp để cùng lúc
tiếp điện cho cả 2 mạch kín.
Nối các phần tử: gồm 2 mạch kín
1 3 5 7 9 11 1 2 4 6 8 10 12 2
6 8 10 12 2 4 7 9 11 1 3 5
Khép kín
*. Sơ đồ trãi dây
Hình 4.11 Sơ đồ dây quấn xếp lớp phức tạp động cơ điện 1 chiều
KỸ THUẬT QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ 1 CHIỀU, XẾP LỚP PHỨC TẠP
Bƣớc 1: Đo, cắt giấy lót cách điện rãnh roto
- Đo, cắt lót cách điện
D = L + 0,6mm x 2
H = ab + bc + cd + ( 1÷2 mm)
- Gấp mí tạo gờ: gấp mỗi bên 3mm, để tạo gờ nhằm cho miếng giấy khi đã
lót vào rãnh không chạy ra ngoài khi bị đẩy tới đẩy lui
- Nhét giấy vào rãnh: Giấy lót đạt yêu cầu khi dùng tay đẩy tới đẩy lui theo
chiều dọc rãnh và đẫy từ đáy rãnh lên miệng rãnh không bị tuột ra ngoài.
Bƣớc 2: Quấn các bối dây lên rãnh.
- Dựa vào sơ đồ trãi dây, lần lượt quấn 12 bối dây lên 12 rãnh:
+ Bối dây 1: có đầu vào ghi số 1, đầu ra ghi số 1’ quấn lên rãnh 1 – 6
+ Bối dây 2: có đầu vào ghi số 2, đầu ra ghi số 2’ quấn lên rãnh 2 – 7
+ Các bối dây còn lại quấn tuần tự lên các rãnh 3 - 8, 4 - 9, 5 - 10, 6 - 11, 7 -
12,
8 - 1, 9 - 2, 10 - 3, 11 - 4, 12 - 5.
Lƣu ý: các cạnh tác dụng của các bối dây khác nhau nằm chung trong cùng 1 rãnh
phải được lót điện nhau.
68
dùng nêm tre nêm chặt miệng rãnh lại
Ghi chú: Dấu + : kí hiệu đầu dây vào.
Dấu - : kí hiệu đầu dây ra.
Bƣớc 3: Nối các đầu dây lên phiến góp.
- Phiến góp số 1 nằm trùng đường trung trực của dây cung nối rãnh 1 với rãnh
6
(trùng đường kéo dài với rãnh số 3)
- Nối các đầu dây ra trên phiến góp:
+ Đầu 1’ nối với phiến góp số 3 .
+ Đầu 2’ nối với phiến góp số 4 .
+ Đầu 12’nối với phiến góp số 2.
- Cách điện lớp đầu dây ra với đầu dây vào.
- Nối các đầu dây vào lên phiến góp;
+ Đầu dây 1 nối lên phiến góp số1
+ Đầu dây2 nối lên phiến góp số 2
- ...................
- Đầu dây 12 nối lên phiến góp số12
* Hàn chì các mối nối lên các phiến góp ( lưu ý: tất cả các đầu dây nối lên phiến
góp đều phải được luồn trong ống cách điện).
Bƣớc 4: lắp ráp động cơ, đấu dây vận hành thử.
- Kiểm tra tổng thể trên roto:
+ Kiểm tra độ cách điện giữa bộ dây quấn với phần kim loại của roto: Dùng
MΩ,
+ Kiểm tra sự chắc chắn các nêm ở miệng rãnh.
+ Kiểm tra các mối hàn trên phiến góp
- Lắp ráp động cơ:
+ Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra phần cơ, kiểm tra cách điện bộ dây
với vỏ động cơ ( dùng MΩ), kiểm tra thông mạch (dùng VOM), kiểm tra điện áp
nguồn.
- Đóng điện cho động cơ chạy và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật.
+ Roto phải quay đúng chiều
+ Lực quay phải mạnh.
+ Tia lửa điện trên phiến góp phải nhỏ.
Bƣớc 5:Tẩm sấy bộ dây bằng vecni.
- Làm nóng bộ dây quấn 40 – 50 0C
- Tẩm sơn cách điện bộ dây quấn trên roto khi còn nóng.
- Thời gian sấy khoảng từ 10 – 12 giờ.
THIẾT BỊ, VẬT TƢ DỤNG CỤ THỰC HIỆN HỌC TẬP
Sst Vật tư Dụng cụ, thiết bị
1 Dây quấn điện từ Φ 0,50 Động cơ z = 12, G = 12, 2p = 2
2 Giấy cách điện dày 0,25 ÷ 0,10 Nguồn AC và DC
3 Tre khô làm nêm và dao tỉa Kéo, búa (Nhựa và sắt)
4 Dây dẫn bọc cách điện 2 x 32 Đồng hồ VOM, MΩ
5 Chì hàn ( ruột có nhựa thông) Cờ lê, kìm, tuốc nơ vít
6 Sơn cách điện (vecni) Tủ sấy
69
Bài tập 3: Hãy tính, vẽ sơ đồ trãi dây và quấn lại cuộn dây trên roto dâu quấn biết
z = 12, G = 12, 2p =2, quấn lớp sóng đơn giản.
Bài giải:
Xây dựng sơ đồ trãi dây
Z =12, G = 12 => Znt = Z = 12
Nối các phần tử:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1
6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5
* Sơ đồ trãi dây
Hình 4.12 Sơ đồ dây quấn lớp sóng đơn giản động cơ điện 1 chiều Z =12, G = 12
KỸ THUẬT QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ 1 CHIỀU, QUẤN LỚP SÓNG ĐƠN
GIẢN Z =12, G = 12
Bƣớc 1: Đo, cắt giấy lót cách điện rãnh roto
- Đo, cắt lót cách điện
D = L + 0,6mm x 2
H = ab + bc + cd + ( 1÷2 mm)
- Gấp mí tạo gờ: gấp mỗi bên 3mm, để tạo gờ nhằm cho miếng giấy khi đã lót
vào rãnh không chạy ra ngoài khi bị đẩy tới đẩy lui
- Nhét giấy vào rãnh: Giấy lót đạt yêu cầu khi dùng tay đẩy tới đẩy lui theo
chiều dọc rãnh và đẫy từ đáy rãnh lên miệng rãnh không bị tuột ra ngoài.
Bƣớc 2: Quấn các bối dây lên rãnh.
70
- Dựa vào sơ đồ trãi dây, lần lượt quấn 12 bối dây lên 12 rãnh:
- Bối dây 1: đầu vào số 1, đầu ra số 1’ quấn lên rãnh 1 – 6
- Bối dây 2: đầu vào số 2, đầu ra số 2’ quấn lên rãnh 2 – 7
- Các bối dây còn lại quấn tuần tự lên các rãnh 3 - 8, 4 - 9, 5 - 10, 6 - 11, 7 -
12, 8 - 1, 9 - 2, 10 - 3, 11 - 4, 12 - 5.
Lƣu ý: các cạnh tác dụng của các bối dây khác nhau nằm chung trong cùng 1 rãnh
phải được lót điện nhau.
dùng nêm tre nêm chặt miệng rãnh lại
Ghi chú: Dấu + : kí hiệu đầu dây vào.
Dấu - : kí hiệu đầu dây ra.
Bƣớc 3: Nối các đầu dây lên phiến góp .
- Phiến góp số 1 nằm trên đường kéo dài rãnh số 9
- Nối các đầu dây ra trên phiến góp:
+ Đầu 1’ nối với phiến góp số 2 .
+ Đầu 2’ nối với phiến góp số 3 .
+ Các đầu còn lại nối theo quy luật như trên.
- Lót cách điện lớp đầu dây ra với lớp đầu dây vào.
- Nối các đầu dây vào lên phiến góp
+ Đầu dây 1 nối lên phiến góp số1
+ Đầu dây2 nối lên phiến góp số 2
- ...................
- Đầu dây 12 nối lên phiến góp số12
* Hàn chì các mối nối lên các phiến góp ( lưu ý: tất cả các đầu dây nối lên phiến
góp đều phải được luồn trong ống cách điện.
Bƣớc 4: lắp ráp động cơ, đấu dây vận hành thử.
- Kiểm tra tổng thể trên roto:
+ Kiểm tra độ cách điện giữa bộ dây quấn với phần kim loại của roto: Dùng
MΩ,
+ Kiểm tra sự chắc chắn các nêm ở miệng rãnh.
+ Kiểm tra các mối hàn trên phiến góp
- Lắp ráp động cơ:
+ Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra phần cơ, kiểm tra cách điện bộ dây
với vỏ động cơ ( dùng MΩ), kiểm tra thông mạch (dùng VOM), kiểm tra điện áp
nguồn.
- Đóng điện cho động cơ chạy và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật.
+ Roto phải quay đúng chiều
+ Lực quay phải mạnh.
+ Tia lửa điện trên phiến góp phải nhỏ.
Bƣớc 5:Tẩm sấy bộ dây bằng vecni.
- Làm nóng bộ dây quấn 40 – 50 0C
- Tẩm sơn cách điện bộ dây quấn trên roto khi còn nóng.
- Thời gian sấy khoảng từ 10 – 12 giờ.
THIẾT BỊ, VẬT TƢ DỤNG CỤ THỰC HIỆN HỌC TẬP
71
Sst Vật tư Dụng cụ, thiết bị
1 Dây quấn điện từ Φ 0,50 Động cơ z = 12, G = 12, 2p = 2
2 Giấy cách điện dày 0,25 ÷ 0,10 Nguồn AC và DC
3 Tre khô làm nêm và dao tỉa Kéo, búa (Nhựa và sắt)
4 Dây dẫn bọc cách điện 2 x 32 Đồng hồ VOM, MΩ
5 Chì hàn ( ruột có nhựa thông) Cờ lê, kìm, tuốc nơ vít
6 Sơn cách điện (vecni) Tủ sấy
Bài tập 4: Hãy tính, vẽ sơ đồ trãi dây và quấn lại cuộn dây trên roto dây quấn biết
z = 12, G = 12, 2p =2, quấn lớp sóng phức tạp.
Bài giải:
Xây dựng sơ đồ trãi dây
Z =12, G = 12 => Znt = Z = 12
Nối các phần tử: gồm 2 mạch kín
1 11 9 7 5 3 1 2 12 10 8 6 4 2
6 4 2 12 10 8 7 5 3 1 11 9
*. Sơ đồ trãi dây
Hình 4.13 Sơ đồ dây quấn lớp sóng phức tạp động cơ điện 1 chiều
KỸ THUẬT QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ 1 CHIỀU, QUẤN SÓNG PHỨC TẠP
Bƣớc 1: Đo, cắt giấy lót cách điện rãnh roto
- Đo, cắt lót cách điện
D = L + 0,6mm x 2
72
H = ab + bc + cd + ( 1÷2 mm)
- Gấp mí tạo gờ: gấp mỗi bên 3mm, để tạo gờ nhằm cho miếng giấy khi đã lót
vào rãnh không chạy ra ngoài khi bị đẩy tới đẩy lui
- Nhét giấy vào rãnh: Giấy lót đạt yêu cầu khi dùng tay đẩy tới đẩy lui theo
chiều dọc rãnh và đẫy từ đáy rãnh lên miệng rãnh không bị tuột ra ngoài.
Bƣớc 2: Quấn các bối dây lên rãnh.
- Dựa vào sơ đồ trãi dây, quấn tuần tự các bối dây:
+ Bối dây 1: Quấn rãnh 1 – 6, đầu 1 1’
+ Bối dây 2: Quấn rãnh 6 – 11, đầu 2 2’
+ Bối dây 3: Quấn rãnh 11 – 4, đầu 3 3’
+ Bối dây 4: Quấn rãnh 4 – 9, đầu 4 4’
+ Bối dây 5: Quấn rãnh 9 – 2, đầu 5 5’
+ Bối dây 6: Quấn rãnh 2 – 7, đầu 6 6’
+ Bối dây 7: Quấn rãnh 7 – 12, đầu 7 7’
+ Bối dây 8: Quấn rãnh 12 – 5, đầu 8 8’
+ Bối dây 9: Quấn rãnh 5 – 10, đầu 9 9’
+ Bối dây 10: Quấn rãnh 10 – 3, đầu 10 10’
+ Bối dây 11: Quấn rãnh 3 – 8, đầu 11 11’
+ Bối dây 12: Quấn rãnh 8 – 1, đầu 12 12’
* Lƣu ý: các cạnh tác dụng của các bối dây khác nhau nằm chung trong cùng 1
rãnh phải được lót điện nhau.
dùng nêm tre nêm chặt miệng rãnh lại
Ghi chú: Dấu + : kí hiệu đầu dây vào.
Dấu - : kí hiệu đầu dây ra.
Bƣớc 3: Nối các đầu dây lên phiến góp.
- Phiến góp số 1 nằm trùng đường kéo dài của rãnh số 11
- Nối các đầu dây ra trên phiến góp:
+ Đầu 1’ nối với phiến góp số 11 .
+ Đầu 6’ nối với phiến góp số 12 .
.............
+ Đầu 8’nối với phiến góp số 10.
- Cách điện lớp đầu dây ra với đầu dây vào.
- Nối các đầu dây vào lên phiến góp;
+ Đầu dây 1 nối lên phiến góp số1
+ Đầu dây 6 nối lên phiến góp số 2
+ ...................
+ Đầu dây 8 nối lên phiến góp số12
* Hàn chì các mối nối lên các phiến góp ( lưu ý: tất cả các đầu dây nối lên phiến
góp đều phải được luồn trong ống cách điện).
Bƣớc 4: lắp ráp động cơ, đấu dây vận hành thử.
- Kiểm tra tổng thể trên roto:
+ Kiểm tra độ cách điện giữa bộ dây quấn với phần kim loại của roto: Dùng
MΩ,
+ Kiểm tra sự chắc chắn các nêm ở miệng rãnh.
+ Kiểm tra các mối hàn trên phiến góp
73
- Lắp ráp động cơ:
+ Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra phần cơ, kiểm tra cách điện bộ dây
với vỏ động cơ ( dùng MΩ), kiểm tra thông mạch (dùng VOM), kiểm tra điện áp
nguồn.
- Đóng điện cho động cơ chạy và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật.
+ Roto phải quay đúng chiều
+ Lực quay phải mạnh.
+ Tia lửa điện trên phiến góp phải nhỏ.
Bƣớc 5:Tẩm sấy bộ dây bằng vecni.
- Làm nóng bộ dây quấn 40 – 50 0C
- Tẩm sơn cách điện bộ dây quấn trên roto khi còn nóng.
- Thời gian sấy khoảng từ 10 – 12 giờ.
THIẾT BỊ, VẬT TƢ DỤNG CỤ THỰC HIỆN HỌC TẬP
Sst Vật tư Dụng cụ, thiết bị
1 Dây quấn điện từ Φ 0,50 Động cơ z = 12, G = 12, 2p = 2
2 Giấy cách điện dày 0,25 ÷ 0,10 Nguồn AC và DC
3 Tre khô làm nêm và dao tỉa Kéo, búa (Nhựa và sắt)
4 Dây dẫn bọc cách điện 2 x 32 Đồng hồ VOM, MΩ
5 Chì hàn ( ruột có nhựa thông) Cờ lê, kìm, tuốc nơ vít
6 Sơn cách điện (vecni) Tủ sấy
Bài tập 5: Hãy tính, vẽ sơ đồ trãi dây và quấn lại cuộn dây trên roto dây quấn biết
z = 12, G = 24, 2p =2, quấn lớp sóng đơn giản.
Bài giải:
Xây dựng sơ đồ trãi dây
Nối các phần tử:
1 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 24 23 22 2120 19 18 17 16 15 14 13 12
74
Hình 4.14 Sơ đồ dây quấn lớp sóng đơn giản động cơ điện 1 chiều Z =12, G = 24
KỸ THUẬT QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ 1 CHIỀU, QUẤN LỚP SÓNG ĐƠN
GIẢN Z =12, G = 24
Bƣớc 1: Đo, cắt giấy lót cách điện rãnh roto
*) Đo, cắt lót cách điện
D = L + 0,6mm x 2
H = ab + bc + cd + ( 1÷2 mm)
- Gấp mí tạo gờ: gấp mỗi bên 3mm, để tạo gờ nhằm cho miếng giấy khi đã lót vào
rãnh không chạy ra ngoài khi bị đẩy tới đẩy lui
- Nhét giấy vào rãnh: Giấy lót đạt yêu cầu khi dùng tay đẩy tới đẩy lui theo chiều
dọc rãnh và đẫy từ đáy rãnh lên miệng rãnh không bị tuột ra ngoài.
Bƣớc 2: Quấn các bối dây lên rãnh.
- Dựa vào sơ đồ trãi dây, quấn lớp dưới :
Đầu 1 – 1’
Rãnh 1 - 6
Đầu 2 – 2’
Cặp // số 1 Đầu 3 – 3’
Rãnh 7 - 12
Đầu 4 – 4’
Đầu 5 – 5’
Rãnh 3 - 8
Đầu 6 – 6’
Cặp // số 2 Đầu 7 – 7’
Rãnh 9 - 2
Đầu 8 – 8’
Đầu 9 – 9’
Rãnh 1 - 6
Đầu 10 – 10’
Cặp // số 3 Đầu 11 – 11’
75
Rãnh 7 - 12
Đầu 12 – 12’
* Dựa vào sơ đồ trãi dây, quấn lớp trên :
Đầu 13 – 13’
Rãnh 6 - 11
Đầu 14 – 14’
Cặp // số 4 Đầu 15 – 15’
Rãnh 12 - 5
Đầu 16 – 16’
Đầu 17 – 17’
Rãnh 8 - 1
Đầu 18 – 18’
Cặp // số 5 Đầu 19 – 19’
Rãnh 2 - 7
Đầu 20 – 20’
Đầu 21 – 21’
Rãnh 10 - 3
Đầu 22 – 22’
Cặp // số 6 Đầu 23 – 23’
Rãnh 4 - 9
Đầu 24 – 24’
Lƣu ý: các cạnh tác dụng của các bối dây khác nhau nằm chung trong cùng 1 rãnh
phải được lót điện nhau.
dùng nêm tre nêm chặt miệng rãnh lại
Ghi chú: Dấu + : kí hiệu đầu dây vào.
Dấu - : kí hiệu đầu dây ra.
Bƣớc 3: Nối các đầu dây lên phiến góp .
- Phiến góp số 1 nằm trên đường kéo dài rãnh số 10
- Nối các đầu dây ra trên phiến góp:
+ Đầu 1’ nối với phiến góp số 24 .
+ Đầu 2’ nối với phiến góp số 1 .
+ Đầu 19’ nối với phiến góp số 2 .
+ Đầu 20’ nối với phiến góp số 3 .
+ Các đầu còn lại nối theo quy luật như trên.
+ Đầu 16’ nối với phiến góp số 23 .
- Lót cách điện lớp đầu dây ra với lớp đầu dây vào.
- Nối các đầu dây vào lên phiến góp
+ Đầu dây 1 nối lên phiến góp số1
+ Đầu dây 2 nối lên phiến góp số 2
+ Đầu dây 19 nối lên phiến góp số 3
+ Đầu dây 20 nối lên phiến góp số 4
* Hàn chì các mối nối lên các phiến góp ( lưu ý: tất cả các đầu dây nối lên phiến
góp đều phải được luồn trong ống cách điện.
Bƣớc 4: lắp ráp động cơ, đấu dây vận hành thử.
- Kiểm tra tổng thể trên roto:
76
+ Kiểm tra độ cách điện giữa bộ dây quấn với phần kim loại của roto: Dùng
MΩ,
+ Kiểm tra sự chắc chắn các nêm ở miệng rãnh.
+ Kiểm tra các mối hàn trên phiến góp
- Lắp ráp động cơ:
+ Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra phần cơ, kiểm tra cách điện bộ dây
với vỏ động cơ ( dùng MΩ), kiểm tra thông mạch (dùng VOM), kiểm tra điện áp
nguồn.
- Đóng điện cho động cơ chạy và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật.
+ Roto phải quay đúng chiều
+ Lực quay phải mạnh.
+ Tia lửa điện trên phiến góp phải nhỏ.
Bƣớc 5: Tẩm sấy bộ dây bằng vecni.
- Làm nóng bộ dây quấn 40 – 50 0C
- Tẩm sơn cách điện bộ dây quấn trên roto khi còn nóng.
- Thời gian sấy khoảng từ 10 – 12 giờ.
THIẾT BỊ, VẬT TƢ DỤNG CỤ THỰC HIỆN HỌC TẬP
Sst Vật tư Dụng cụ, thiết bị
1 Dây quấn điện từ Φ 0,50 Động cơ z = 12, G = 12, 2p = 2
2 Giấy cách điện dày 0,25 ÷ 0,10 Nguồn AC và DC
3 Tre khô làm nêm và dao tỉa Kéo, búa (Nhựa và sắt)
4 Dây dẫn bọc cách điện 2 x 32 Đồng hồ VOM, MΩ
5 Chì hàn ( ruột có nhựa thông) Cờ lê, kìm, tuốc nơ vít
6 Sơn cách điện (vecni) Tủ sấy
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Sỹ (1995), Công nghệ chế tạo Máy điện và Máy biến áp,
NXB Giáo dục Hà Nội.
2. Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Phụ - Nguyễn Văn Sáu (2001),
Máy điện tập 1 và tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
3. Nguyễn Trọng Thắng - Nguyễn thế Kiệt (1993), Tính toán sửa chữa các
loại máy điện quay và Máy biến áp - Tập 1,2,3, NXB Giáo dục Hà Nội.
4. Minh Trí (2000), Kỹ thuật quấn dây, NXB Đà Nẳng.
5. Nguyễn Xuân Phú - Tô Đằng (1989), Quấn dây sử dụng và sửa chữa
Động cơ điện xoay chiều thông dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
6. Hoàng Sước - Lưu Văn Tích (1989), Tính toán và chế tạo biến áp công
suất nhỏ, NXB Khoa học Kỹ thuật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_may_dien_2_nganhnghe_dien_cong_nghiep_trinh_do_ca.pdf