Nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo dùng IC – CXA 1082 & CXA 1081: Ta thấy chức năng Slide - servo quan hệ trực tiếp với mạch Tracking Servo và mạch điện thuộc mạch Slide - servo bắt đầu từ nhánh rẽ tại ngõ ra của mạch khuếch đại thúc cho cuộn Tracking. Cấu chung của mạch sử IC CXA 1082 như hình 13.3. Các chân có chức năng liên quan đến mạch Slide - servo :Với CXA 1082: - Chân 11 (TAO): là chân đưa tín hiệu khuếch đại sai lệch track cấp cho mạch SLED MDA để cấp cho cuộn SLED thực hiện dịch vật kính theo chiều ngang - Chân 12 (TA-): chân nhận tín hiệu hồi tiếp về ngõ vào đảo của mạch tracking Amplifier. - Chân 13 (SL+): là chân nhận tín hiệu cấp cho mạch so sánh để thực hiện dịch chuyển đầu đọc khi phạm vi kiểm soát vượt tầm khống chế của mạch tracking - servo. Thông qua mạch lọc tích phân gồm các phần tử (82k, 22uF-15K, 3.3uF) tín hiệu tracking được lọc thành điện áp răng cưa. Khi điện áp này vượt quá áp tham chiếu tại chân 15 (SL-) của mạch so sánh thì ngõ ra của mạch so sánh sẽ đổi mức -> thực hiện dịch chuyển đầu đọc vào trong hoặc ra ngoài mét đĩa. - Chân 13 (SL-): chân vào đảo của mạch so sánh (hay SLED Amplifier). Đây là chân nhận áp tham chiếu quyết định thời điểm dịch chuyển đầu đọc. - Chân 14 (SLO): Là ngõ ra của mạch so sánh (SLED Amplifier) cấp tín hiệu cho mạch khuếch đại thúc mô tơ dịch chuyển đầu đọc (SLED MDA). Khi truy xuất một bản nhạc bằng các phím chức năng như : bài kế tiếp sau hoặc trước (Next – Previous), hoặc các phím chọn trực tiếp 0,1,2 hoăc bằng cách lập trình trước cho máy thì lúc này đầu đọc sẽ dịch chuyển khi các chuyển mạch TM2 đóng đồng thời với TM5 hoặc TM6 tuỳ thuộc chiều tới hay lùi. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng Slide - servo là : - Chân16 (SStop): là chân nhận tín hiệu cảm biến từ chuyển mạch giới hạn dịch chuyển của đầu đọc (Limit SW) khi đầu đọc dịch chuyển vào sát tâm đĩa. Lúc này mạch SLED MDA sẽ ngắt không cấp dòng cho mô tơ tránh quá tải làm hỏng mô tơ.
93 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Máy CD/VCD - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n: Giúp cho học viên có khả năng
- Trình bày đúng chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa
và mô tơ đổi đĩa.
- Trình bày đúng sơ đồ mạch nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển
mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa.
- Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trên máy
CD/VCD thực tế.
- Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển mô tơ
đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa.
Nội dung chính:
9. 1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở
khay đĩa và mô tơ đổi đĩa (Loading and Tray Motor )
9.1.1 Mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa (Loading Motor) :
a. Sơ đồ khối chức năng : (Hình 9.1)
Hình 9.1 – Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa
Hình 9.2 :Vị trí và cơ cấu truyền động của khay đĩa và
mô tơ đóng mở khay đĩa
b.Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa:
- Chuyển mạch đóng mở khay đĩa: Phát tín hiệu báo cho vi xử lý biết để thực hiện lệnh
đóng mở khay đĩa.
- Vi xử lý Đây là khối điều khiển hệ thống nhận phát tín hiệu đóng mở khay đĩa cho
mạch MDA Loading Motor.
- MDA Loading Motor : Nhận tín hiệu từ mạch vi xử lý và thực hiện cấp dòng cho mô
tơ để đóng/ mở khay đĩa.
- Loading Motor: Thưc hiện truyền động để đóng/ mở khay đĩa.
-65- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
c. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa:
* Mạch khuếch đại thúc mô tơ (MDA) dùng transistor:
Sơ đồ mạch điện: (Hình 9.3)
Hình 9.3: Sơ đồ mạch nguyên lý mạch điều khiển
mô tơ đóng mở khay đĩa
Nguyên lý hoạt động của mạch:
- Loading Motor: Mô tơ đóng mở khay đĩa.
- OPEN(+) và CLOSE(+) là 2 ngõ ra tín hiệu điều khiển từ mạch vi xử lý:
+ Khi điện áp OPEN(+)= CLOSE(-) thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP = 0 ->
transistor công suất T1 và T2 đồng thời không dẫn -> Môtơ không quay-> Khay đĩa
không dịch chuyển.
+ Khi điện áp OPEN(-)> CLOSE(+) thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP > 0->
transistor công suất T1 dẫn và T2 không dẫn -> Môtơ quay theo chiều thuận -> Khay
đĩa được đưa ra.
Tương tự giải thích cho các trường hợp mô tơ quay theo chiều ngược lại, khay đĩa
được nạp vào.
* Mạch khuếch đại thúc mô tơ (MDA) dùng IC:(Hình 9.4)
Hình 9.4- Mạch MDA đóng mở khay đĩa dùng vi mạch
Nguyên lý hoạt động của mạch:
+ Rin và Fin – là 2 tín hiệu logic từ mạch vi xử lý đưa tới.
Ta có bảng trạng thái như sau:
-66- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
+ Out1 và Out2 là 2 ngõ ra nối với mô tơ đóng mở khay đĩa.
+ Cả 2 trường hợp Out1 và 2 đều cùng mức logic (L hoặc H) thì mô tơ không quay.
+ Còn trường hợp Out1=’H’ và Out2=’L’ -> Mô tơ quay thuận (mở khay đĩa-Open)
vàtrường hợp ngược lại thì Mô tơ quay ngược (Đóng khay đĩa – Close).
9.1.2 Mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa (Tray Mo tor) : trong trường hợp máy CD/VCD
được thiết kế nhiều
khay đĩa để có thể cùng một lúc đưa sẳn nhiều đĩa vào trong má. Lúc này máy cần phải
có mạch
điều khiển mô tơ đổi đĩa khi người dùng chọn khay1 hoặc 2 ...
a, Sơ đồ khối chức năng : (Hình 9.5)
Hình 9.5 – Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển
mô tơ đổi đĩa
b. Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa:
- Giám sát vị trí (Position sensor): Giám sát vị trí của khay đĩa để báo về vi xử lý.
- Phím lệnh(Key In): Các phím trước mặt máy hoặc trên Remote dùng để cấp tín hiệu
cho vi xử lý khi người sử dụng cần dùng khay đĩa nào.
- Vi xử lý : Phát tín hiệu cấp cho mạch MDA đổi đĩa.
- Mạch MDA đổi đĩa: Cấp dòng cho mô tơ.
- Tray mô tơ: Thực hiện truyền động để đổi khay đĩa.
c. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa:
Hệ thống đổi đĩa thường gặp là :
* Kiểu bàn xoay (Turn table): Các khay đĩa được bố trí trên một bàn xoay, còn cụm
quang học được bố trí cố định. (Hình 9.6).
Hình 9.6 – Cấu trúc khay đĩa kiểu bàn xoay.
* Kiểu dùng hệ thống Gắp: Dùng với số lượng nhiều đĩa . Hiện này người ta thiết kế
khay chứa đĩa quay quanh trục cố định và đĩa được đặt dọc ở các khe. Còn hệ thống
quang học được bố trí cố định (chứ không di động như một số hệ cơ khác) khi cần đọc
đĩa nào thì hệ thống khay đĩa sẽ xoay và cần gắp đĩa sẽ gắp và nạp đĩa cho cụm quang
học đọc data . (Hình 9.7) và (hình 9.8)
-67- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Hình 9.7 – Hệ thống đổi đĩa kiểu Gắp.
Hình 9.8 – Hệ thống gắp đĩa và cụm quang học
d. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa:
Đối với mạch điện MDA mô tơ đổi đĩa về nguyên tắc hoàn toàn giống như
mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa.
9.2. Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa
trên máy CD/VCD thực tế:
9.2.1. Sơ đồ mạch điện máy CD/VCD – CX200: (Hình 9.9 và 9.10)
-68- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Hình 9.9 – Sơ đồ mạch nguyên lý điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi
đĩa trên máy CD/VCD – CX200
Hình 9.10– Sơ đồ liên lạc tóm tắc mạch điện (Schematic) MDA đóng mở khay đĩa và
đổi đĩa của máy CD/VCD hãng SONY –Model – CX200
-69- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
9.2.2. Phân tích mạch điện:
- Mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa sử dụng IC – LA6510, là IC có
2 kênh ra thúc các mô tơ.
- Đối với mạch MDA môtơ đổi đĩa:
+ Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 24 và chân 25 từ IC System controller như (hình
9.9 và 9.10) để điều khiển mô tơ đổi đĩa (Table mô tơ) quay trái hoặc phải đưa vào 6
và 7.
+ Chân 8 và 9 của IC - MDA là chân cấp dòng cho mô tơ đổi đĩa.
+ Để mô tơ đổi đĩa quay đúng ví trí đĩa cần nạp (1 trong 50 đĩa hiện có trong bàn
xoay). Thì có bộ phận cảm biến quang giám sát vị trí và đếm số thứ tự đĩa (các
IC801,802 và 803) tại đúng vị trí của cần gắp đĩa báo về cho IC điều khiển hệ thống.
- Đối với mạch MDA môtơ nạp đĩa:
+ Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 22 và chân 23 từ IC System controller như
(hình 9.9 và 9.10) để điều khiển mô tơ nạp đĩa điều khiển cần gắp đĩa đưa đĩa vào khay
để hệ thống đầu đọc đọc dữ liệu.
+ Chân 1 và 2 của IC - MDA là chân cấp dòng cho mô tơ nạp đĩa.
+ Để mô tơ nạp đĩa ngưng quay thả và gắp đĩa đúng ví trí,thì có một chuyển mạch
giám L.SW báo về cho IC điều khiển hệ thống để dừng mô tơ nạp đĩa.
- IC dùng nguồn đơn +B = 11V .
9.3. Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa
trong máy CD/VCD đang thực hành:
9.3.1 . Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch MDA môtơ đóng mở
khay đĩa và mô tơ đổi đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành.
9.3.2 . Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch
MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực
hành ( như minh hoạ ở mục 2 trong tài liệu này).
9.3.3 Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch
MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa, dạng sóng và áp Vpp của tín hiệu cấp
cho mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu ngay trên sơ đồ mạch nguyên lý.
9.3.4 Tiến hành thực hiện các công việc:
- Dò mạch điện của máy đang thực hành.
- Vận hành máy và đo áp thực tế trên mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ
đổi đĩa của máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.
9.3.5 Đọc và phân tích cấu trúc và sơ đồ tháo ráp của hệ thống cơ khí liên quan:
- Hệ thống đóng mở đĩa.
- Hệ thống đổi đĩa.
- Thảo luận nhóm.
9.3.6 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện
tượng sau:
- Khay đĩa không đóng mở được.
- Không đổi đĩa được.
9.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô
tơ đổi đĩa:
Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô
tơ đổi đĩa là :
9.4.1 Khay đĩa không đóng mở được:
a. Cách kiểm tra theo các bước sau:
- Kiểm tra khay đĩa có lệch, bi kẹt không.
-70- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
- Kiểm tra cơ cấu truyền động khay đĩa.
- Kiểm tra điện áp cấp cho mô tơ đóng/ mở khay đĩa và kiểm tra mô tơ.
- Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA đóng mở khay đĩa có chập, đứt
không.
- Kiểm tra điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ CPU tới.
b. Cách sửa chữa và thay thế :
- Khi khay đĩa có lệch cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem
bài 2 – hệ cơ và nội dung minh hoạ trong phần trên và cấu trúc thực tế của máy tực
hành trong xưởng).
- Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay -> kiểm tra và thay thế mô tơ đúng
loại hoặc tương đương.
- Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập
hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp và sửa chữa thay
thế.
- Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch CPU tới mất -> tiến hành kiểm
tra sửa chữa mạch CPU (xem Bài mạch điều khiển hệ thống CPU).
9.4.2 Không đổi đĩa được:
a. Cách kiểm tra theo các bước sau:
- Kiểm tra khay đổi đĩa có lệch, bi kẹt không.
- Kiểm tra cơ cấu truyền động của hệ thống đổi đĩa (Cần gắp, bàn xoay, dây đãi ..) có
bị kẹt, nứt vỡ, cong vênh. đứt.
- Kiểm tra áp cấp cho mô tơ đổi đĩa và kiểm tra mô tơ.
- Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA đổi đĩa có chập, đứt không.
- Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA đổi đĩa từ CPU tới.
- Kiểm tra tín hiệu từ chuyển mạch giám sát ví trí khay đĩa báo về CPU.
b. Cách sửa chữa và thay thế :
- Khi khay đổi đĩa có lệch, kẹt cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí
(xem bài 2 – hệ cơ và nội dung minh hoạ trong phần trên và cấu trúc thực tế của
máy tực hành trong xưởng).
- Khi cơ cấu truyền động của hệ thống đổi đĩa gồm Cần gắp, bàn xoay, dây đãi có bị
kẹt, nứt vỡ, cong vênh. đứt -> cần tháo ráp đúng với sơ đồ tháo ráp và thay thế các
bộ phận hưng hỏng đúng kích cỡ. Chú ý nhất là với hệ thống nhiều đĩa, cần phải đọc
kỹ cấu trúc và sơ đồ tháo ráp trươc khi thực hiện.
- Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay -> kiểm tra và thay thế mô tơ đúng
loại hoặc tương đương.
- Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA đổi đĩa cần kiểm tra lại mạch MDA có
chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp
nguồn và sửa chữa thay thế.
- Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch CPU tới mất -> tiến hành kiểm
tra sửa chữa mạch CPU (xem Bài mạch điều khiển hệ thống CPU).
- Kiểm tra tín hiệu từ chuyển mạch giám sát ví trí khay đĩa báo về CPU bị mất -> Tiến
hành kiểm tra mạch cảm biến (Tray. sense) đặt gần hệ thống khay đĩa.
9.4.3 Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực
hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau:
- Vận hành máy và quan sát hiện tượng.
- Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy.
- So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này.
-71- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
- Tiến hành kiểm tra hệ thống cơ khí, mạch MDA mô tơ đóng mở khay đĩa và đổi đĩa,
mạch giám sát vị trí khay đĩa theo sơ đồ tháo ráp hệ thống cơ và sơ đồ mạch điện của
máy cụ thể tại xưởng thực hành và theo nội dung minh hoạ trong bài học.
- Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng.
- Tiến hành sửa chữa và thay thế
BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU
1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch MDA môtơ dịch chuyển
đầu đọc.
2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch MDA môtơ đóng mở khay
đĩa và mô tơ đổi đĩa của các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất.
3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý của các máy thông dụng.
4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch MDA
môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 9
* Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý
hoạt động của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa . Chẩn đoán,
kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ
đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa của máy CD/VCD.
+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.
* Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp
+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch điều khiển mô tơ
đóng mở khay đĩa; mô tơ đổi đĩa?
Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch điều khiển mô tơ
đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa?
Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa
chữa hư hỏng mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa, mô tơ đổi đĩa?
-72- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Bài 10: Mạch Focus Servo
Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và
nguyên lý hoạt động của mạch focus servo . Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành
về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong
mạch focus - servo của máy CD/VCD.
Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng
- Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch Focus - Servo.
- Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch Focus - Servo.
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch Focus - Servo.
- Cân chỉnh được mạch Focus - Servo.
Nội dung chính:
10.1. Khái niệm về mạch servo:
Trong hệ thống máy phát lại CD, VCD, Có 4 loại mạch Servo, được trang bị
để đảm bảo đọc các pits và flats đã được ghi lên đĩa một cách chính xác. Đó là Focus -
Servo, Tracking - Servo, Slide - servo, Spindle - Servo.
10.2. Nguyên tắc dò sai lệch hội tụ trong máy CD/VCD:
Nhiệm vụ của mạch focus - servo điều khiển vật kính lên xuống theo chiều
thắng đứng để đảm bảo chùm tia laser hội tụ đúng các pits và flats trên bề mặt đĩa
thông qua cuộn hội tụ (Focus coil) được bố trí trên mắt đọc.
Để nhận biết sự hội tụ người ta sử dụng biện pháp loạn thị bằng cách dùng một
thấu kính hình trụ có đặc tính thay đổi hình dạng chùm tia từ hình elip dọc qua hình
tròn rồi đến hình elip ngang như ở (hình 10.1).
Hình 10.1 – Nguyên tắc dò hội tụ trong máy CD/VCD
Việc dò sai lệch hội tụ được thực hiện thông qua 2 cặp photo diode nhận dạng
A – C và B – D và mạch khuếch đại sai biệt dùng OPAMP. Các tín hiệu thu được từ
các cặp photo diode (A+C) và (B+D) và được so sánh với nhau để có tín hiệu sai lệch
[(A+C) - (B+D)].
- Khi vật kính quá gần : thì chùm sáng phản xạ hội tụ trên 4 photo diode nhận dạng
A, C và B, D có hình dạng Elip đứng và lúc này cặp photo diode (A+C) thu ánh sáng
nhiều hơn cặp photo diode (B+D), tức tín hiệu điện (A+C) > (B+D) -> ngõ ra OPAM
có tín hiệu sai lệch dương (hoặc âm) cấp cho mạch focus servo để đưa tín hiệu điều
chỉnh vật kính ra xa.
-73- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
- Khi vật kính quá xa : Chùm sáng phản xạ hội tụ trên 4 photo diode nhận dạng A, C
và B, D có hình dạng Elip ngang và lúc này cặp photo diode (A+C) thu ánh sáng ít hơn
cặp photo diode (B+D), tức tín hiệu điện (A+C) ngõ ra OPAM có tín hiệu
sai lệch âm (hoặc dương) cấp cho mạch focus - servo để đưa tín hiệu điều chỉnh vật
kính lại gần hơn.
- Khi vật kính ở vị trí hội tụ đúng: Chùm sáng phản xạ hội tụ trên 4 photo diode
nhận dạng A, C và B, D có hình dạng hình tròn và lúc này cặp photo diode (A+C) thu
ánh sáng bằng cặp photo diode (B+D), tức tín hiệu điện (A+C) = (B+D) -> ngõ ra
OPAM có tín hiệu sai lệch là 0, cấp cho mạch focus - servo. Lúc này mạch focus -
servo sẽ không hiệu chỉnh vật kính.
10.3. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch focus servo:
10.3.1. Sơ đồ khối chức năng : (Hình 10.2)
310.2. Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng:
- Focus Search: Có chức năng dò điểm hội tụ ban đầu khi có đĩa.
- I-V-Comvert: Có chức năng đổi dòng điện ngõ vào sang điện áp ở ngõ ra.
- FE (Focus Error): Tín hiệu sửa sai hội tụ có chức năng so sánh hai ngõ vào A + C, B
+ D. Nếu có sự chênh lệch về mức điện áp ngõ vào thì ngõ ra sẽ xuất hiện một mức
điện áp dò hội tụ cho đến khi 2 tín hiệu này bằng nhau, tín hiệu ngõ ra được đưa đến
mạch IC Servo để sửa dạng hội tụ.
- FOK (Focus OK): Có chức năng tạo ra một tín hiệu dùng để xác định đầu laser nằm
trên mặt phản chiếu của đĩa, tín hiệu này có mức cao khi chùm tia laser hội tụ trên đĩa.
- Mạch FZC (Focus Zero cross): Có chức năng theo dõi khi tín hiệu vừa sai hội tụ tiến
tới 0. Mạch này thường phối hợp với mạch FOK xác định thời điểm nào thì điều chỉnh
hội tụ.
Hình 10.2 – Sơ đồ khối chức năng của mạch Focus Servo
-74- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
10.3.3 Nguyên lý hoạt động :
Khi bắt đầu Play thì việc đầu tiên của mạch Focus - Servo là điểm hội tụ ban
đầu cần phải đạt được hay nói khác đi là dịch chuyển thấu kính lên xuống theo trục
thẳng đứng. Do vậy khối hoạt động đầu tiên trong mạch Focus - Servo là khối tìm
kiếm hội tụ (Focus Search). Để thực hiện việc này thì vi xử lý xuất lệnh ra để điều
khiển Swich S1 về vị trí b. Tiếp theo xuất lệnh điều khiển cho khối Focus seach để cho
ra dạng sóng và dịch chuyển thấu kính như ở (Hình 10.3).
Hình 10.3: Khối hoạt động dò tìm focus
Khi đã phát hiện có tín hiệu RF hay ngõ ra của FOK chuyển mức, thì vi xử lý
xuất lệnh chuyển Switch về vị trí a, lúc này là chế độ phát bình thường. Ngược lại nếu
không nhận được tín hiệu FOK chuyển mức thì vi xử lý xuất lệnh cho hệ thống ngừng
hoạt động. Ở chế độ play bình thường, tín hiệu nhận được từ quang Photodiode qua
khối I-VConvert để biến đổi tín hiệu từ dòng điện sang điện áp rồi đưa để mạch FE để
tạo ra tín hiệu cho phép vật kính dịch chuyển từ vị trí giữa đi lên hoặc xuống theo
chiều thẳng đứng sao cho điểm hội tụ tốt nhất.
10.4. Phân tích mạch điện focus servo trên máy CD/VCD thực tế:
10.4. 1 Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXA 1082 BQ (BS)
và một phần của IC RF.AMP mã CXA1081: (Hình 10.4 và 10.5)
Hình 10.4 - Sơ đồ đường tín hiệu mạch Focus – Servo
-75- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
10.4.2. Nguyên lý hoạt động của mạch focus Servo dùng IC – CXA 1082: (Hình
10.5)
Các chân có chức năng liên quan đến mạch Focus Servo :
- Chân 5 (FEO) : là chân cấp tín hiệu hội tụ ra cho mạch khuếch đại công suất hội tụ
(Focus MDA).
- Chân 6 (FE(-)) : là chân nhận tín hiệu hồi tiếp âm từ ngõ ra mạch MDA về mạch
FE.amp hay chân nhận tín hiệu đảo của mạch FE.Amp.
- Chân 48 (FE) : là chân nhận tín hiệu dò sai lệch hội tụ từ mạch dò và khuếch đại sai
lệch hội tụ từ IC RF.Amp (CXA 1081) đưa tới. Tín hiệu này sẽ cấp cho mạch sửa pha
(Phase correction) và mạch so sánh điểm xuyên 0 hội tụ FZC bên trong IC – CXA
1082.
- Chân 18 (Sens): Chính là ngõ ra tín hiệu của mạch FZC cấp cho mạch IC- DSP và
cũng lien lạc với chân Sens của vi xử lý (Microcomputer) cấp cho mạch DSP.
- Chân 41 (FOK): là chân nhận tín hiệu FOK từ mạch nhận diện tín hiệu dò hội tụ từ
ICRF.
Amp (CXA 1081) đưa tới. Chân này có mức cao hoặc thấp.
- Chân 7 (Srch): là chân liên quan đến chức năng dò hội tụ (Search), chân này kết nối
với tụ hoá (4.7u) cùng với R bên trong IC hình thành mạch định thời tạo dạng xung dò
hội tụ. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng hội tụ là :
- Chân 2 (FGD) và 3 (FS3): là 2 chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình
thành mạch lọc thông thấp giảm tần số cao và được điều khiển bởi một chuyển mạch
bên trong IC.
- Chân 4 (LSB): là chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình thành mạch
định thời tăng độ rộng băng thông thấp cho mạch focus servo khi ở chế độ phát (Play).
- Chân 17 (FSET): là chân thiết lập tần số đỉnh cho mạch focus Phase compensation
(Khi R ngoài là 510K thì tần số đỉnh khoảng 1.2Khz).
- Chân 29 (I.Set): là chân nhận dạng xung (đỉnh) dò hội tụ, nhảy Track hay dò nhanh
(Forward) để tự động điều chỉnh các chuyển mạch bên trong IC khi ở các chế độ: mới
đưa đĩa vào, Next, hay Forward
Hình 10.5 - Sơ đồ cấu trúc bên trong của CXA 1082 liên quan đến mạch
FOCUS – SERVO
-76- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
10.5. Khảo sát và phân tích mạch focus Servo trong máy CD/VCD đang thực
hành ở xưởng:
10.5. 1. Cho sơ đồ mạch focus Servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các
đường tín hiệu liên quan đến mạch Focus Servo : (Xem hình 10.6):
10.5.2 Hướng dẫn thực hành:
- Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành.
- Dò mạch điện.
- Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.
10.5.3 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện
sau
- Cụm thấu kính không dịch chuyển lên xuống.
- Cụm thấu kính dịch chuyển không ổn định.
Hình 10.6 – Mạch Servo của máy VCD Hanel
10.6. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Focus Servo:
Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch focus Servo là :
10.6. 1 Cụm thấu kính không dịch chuyển lên xuống:
a. Cách kiểm tra theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch điện từ mạch MDA lên mắt đọc.
- Kiểm tra cuộn focus (dùng thang ohm để đo khoảng 7.5 ohm), hoặc dùng thang
Rx 1 kích vào thì vật kính sẽ dịch lên xuống -> Tốt ( xem Hinh 10.7).
- Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA Focus có chập, đứt không.
-77- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Hình10. 7 - Vị trí mạch focus – Servo trên khối laser - pick-up
- Kiểm tra mạch Focus servo : Kiểm tra các tín hiệu liên quan đến mạch Focus
servo như minh hoạ ở mục 4, cùng các điểm sau :
+ Kiểm tra nguồn cung cấp Vcc.
+ Kiểm tra tín hiệu mở laser diode LD ON.
+ Kiểm tra dạng sóng RFout tại ngõ ra mạch RFAMP.
+ Kiểm tra tín hiệu nhận diện RF (RF.DET). Nếu đúng với mức tích cực
thì có tín hiệu RF ở ngõ ra.
b. Cách sửa chữa và thay thế :
- Khi cuộn focus bị hỏng ta chỉ việc thay khối Laser pick-up -> Xem bài trước.
- Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA Focus cần kiểm tra lại mạch MDA có
chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp
nguồn và sửa chữa thay thế. (xem bài MDA Focus).
- Khi mạch Focus servo có sự cố ta kiểm tra các điểm trên, nếu không có tiến hành
thay IC.
10.6.2 Cụm thấu kính dịch chuyển không ổn định:
Với hiện tượng này có thông thường có thể hỏng do:
- Hỏng cuộn hội tụ, tiến hành kiểm tra như phần trên.
- Hỏng hoặc mạch MDA hoạt động không ổn Đình, tiến hành kiểm tra mạch MDA
và nguồn cấp (xem bài mạch MDA focus).
- Dạng tín hiệu ra từ mạch mạch focus Servo đến mạch MDA sai hoặc do các tín
hiệu liên quan đến mạch Servo sai ta cần kiểm tra các tín hiệu liên quan như
phân tích ở phần 4.
- Hỏng IC -> Thay IC.
10.6.3 Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy
thực hành
đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau:
- Vận hành máy và quan sát hiện tượng.
- Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy.
- So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này.
- Tiến hành kiểm tra mạch focus Servo và sơ đồ mạch điện của máy cụ thể tại
xưởng thực hành và theo nội dung minh hoạ trong bài học.
- Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng.
- Tiến hành sửa chữa và thay thế
-78- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 10
* Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý
hoạt động của mạch focus – servo . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh
kiện hư hỏng trong mạch focus – servo của máy CD/VCD.
+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.
* Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp
+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm mạch servo?
Câu 2: Trình bày nguyên tắc dò sai lệch hội tụ?
Câu 3: Vẽ sơ đồ khối, trình bày chức năng các khối và nguyên lý hoạt động của khối
mạch Focus – Servo?
Câu 4: Từ sơ đồ mạch hình 10.4. Phân tích nguyên lý hoạt động mạch focus – servo?
-79- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Bài 11: Mạch SPINDLE - SERVO
Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và
nguyên lý hoạt động của mạch Spindle servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực
hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng
trong mạch Spindle - servo của máy CD/VCD
Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng
- Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch spindle - servo.
- Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch spindle – servo.
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch spindle - servo.
- Cân chỉnh được mạch spindle - servo.
Nội dung chính:
11.1. Khái niệm về mạch Spindle servo:
Mạch Spindle Servo có nhiệm vụ điều khiển vận tốc quay Motor Disc.
Đĩa CD, VCD, dùng chế độ CLV (Constant Linear Velocity), tức tốc độ ghi lên
đĩa là hoàn toàn giống như nhau từ trong ra ngoài. Nghĩa là kích thước của pit, flat trên
toàn bộ đĩa là như nhau.
Ở phần đầu (trong cùng) đĩa vị trí ghi danh mục (TOC). Đĩa quay với tốc độ
500 vòng/phút những khi cụm quang học đọc dữ liệu ở ngoài rìa đĩa thì tốc độ quay là
200 vòng/phút. Điều đó có nghĩa là động cơ quay đĩa thay đổi liên tục từ 500 xuống
200vòng/phút, khi cụm quang học dịch chuyển từ tâm ra ngoài. Do đó việc điều chỉnh
tốc độ quay của đĩa đoi hỏi một cách chính xác.
Mạch Spindle Servo còn có nhiệm vụ tách tín hiệu đồng bộ khung đã được chèn
trong dòng dữ liệu EFM trong khi ghi để điều chỉnh tốc độ quay của đĩa.
11.2. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch Spindle servo:
11.2.1 Sơ đồ khối chức năng : (Hình 11.1)
Hình 11.1- Sơ đồ khối mạch Spindle Servo
11.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng:
- Frame Sync Protection Detection: Tách tín hiệu đồng bộ khung, bảo vệ khung
- Frequency Comparison: So sánh tần số.
- OSC: tạo dao động.
- Bit Clock Separation: Tách xung nhịp đếm bit.
- Phase Comparison: So sánh pha.
11.2.3. Nguyên lý hoạt động :
Mạch Spindle Servo có chế độ hoạt động: CLV-Speed và CLV-Phase.
- CLV-S (CLV – Speed): là chế độ điều chỉnh thô của mạch Spindle Servo được dùng
trong các trường hợp: Tại thời điểm bắt đầu quay đĩa (Mới nạp đĩa và bắt đầu Play), tại
các thời điểm chuyển tiếp giữa 2 khung dữ liệu kế tiếp và tại các thời điểm dò tìm bản
nhạc hay nhảy track.
-80- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Ở thời điểm Play thì vi xử lý đưa tín hiệu đến khối Spindle servo để điều khiển
motor quay đĩa nhanh đến tốc độ chuẩn. Hoạt động này chỉ diễn ra trong khoảng thời
gian rất ngắn và chỉ kéo dài đủ để hệ thống quang học phát hiện sự phản xạ từ đĩa
(Phát hiện có đĩa trong máy) và một phần nào đó dữ liệu RF được tách ra. Sau đó
mạch sẽ đi vào chế độ CLV-S.
Mạch CLV-S tách tín hiệu đồng bộ khung (FCK = 7,35Khz) ra khỏi tín hiệu
EFM và so sánh tần số này với dao động chuẩn OSC - 7,35Khz để thực hiện điều
chỉnh tốc độ mô tơ quay đĩa một cách thích hợp ở các trường hợp trên.
- CLV-P(CLV-Phase): là chế độ điều chỉnh tinh của mạch Spindle Servo được dùng để
thực hiện đồng bộ về pha nhằm mục đích điều khiển tốc độ mô tơ một cách chính xác
để đọc chính xác dữ liệu ghi trong 1 khung trên đĩa.
Mạch CLV-P tách tín hiệu xung nhịp đếm bit (BCK = 4,3218 MHz) ra khỏi tín
hiệu EFM và so pha với dao động chuẩn OSC - 4,3218 MHz để thực hiện điều chỉnh
tốc độ mô tơ quay đĩa một cách chính xác trong quá trình đọc dữ liệu trong từng
khung.
Trong quá trình đọc dữ liệu một cách liên tục thì 2 chế độ CLV-S và CLV-P
chuyển đổi luân phiên (khi bắt đầu một khung dữ liệu và kết thúc một khung dữ liệu).
11.3. Phân tích mạch điện Spindle servo trên máy CD/VCD thực tế:
11.3.1 Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXD 2500BQ (BS):
(Hình 11.3)
Hình 11.3 – Sơ đồ liên lạc tín hiệu đường Spindle – Servo
-81- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
11.3.2 Nguyên lý hoạt động của mạch Spindle Servo dùng IC – CXD 2500BQ : (Hình
11.4a và hình 11.4b)
a. Sơ đồ cấu trúc mạch Spindle Servo :
Hình 11.4a – Sơ đồ mạch điện mạch Spindle
Hình 11.4b – Sơ đồ chi tiết mạch Spindle – Servo
b. Các chân có chức năng liên quan đến mạch Spindle Servo :
- Chân 5 (FEO) : là chân cấp tín hiệu hội tụ ra cho mạch khuếch đại công suất hội tụ
(Spindle MDA).
- Chân 6 (FE(-)) : là chân nhận tín hiệu hồi tiếp âm từ ngõ ra mạch MDA về mạch
FE.amp hay chân nhận tín hiệu đảo của mạch FE.Amp.
- Chân 48 (FE) : là chân nhận tín hiệu dò sai lệch hội tụ từ mạch dò và khuếch đại sai
lệch hội tụ từ IC RF.Amp (CXA 1081) đưa tới. Tín hiệu này sẽ cấp cho mạch sửa pha
(Phase correction) và mạch so sánh điểm xuyên 0 hội tụ FZC bên trong IC – CXA
1082.
- Chân 18 (Sens): Chính là ngõ ra tín hiệu của mạch FZC cấp cho mạch IC- DSP và
cũng lien lạc với chân Sens của vi xử lý (Microcomputer) cấp cho mạch DSP.
- Chân 41 (FOK): là chân nhận tín hiệu FOK từ mạch nhận diện tín hiệu dò hội tụ từ
ICRF. Amp (CXA 1081) đưa tới. Chân này có mức cao hoặc thấp.
- Chân 7 (Srch): là chân liên quan đến chức năng dò hội tụ (Search), chân này kết nối
với tụ hoá (4.7u) cùng với R bên trong IC hình thành mạch định thời tạo dạng xung dò
hội tụ. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng hội tụ là :
- Chân 2 (FGD) và 3 (FS3): là 2 chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình
thành mạch lọc thông thấp giảm tần số cao và được điều khiển bởi một chuyển mạch
bên trong IC.
- Chân 4 (LSB): là chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình thành mạch
định thời tăng độ rộng băng thông thấp cho mạch Spindle servo khi ở chế độ phát
(Play).
-82- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
- Chân 17 (FSET): là chân thiết lập tần số đỉnh cho mạch Spindle Phase compensation
(Khi R ngoài là 510K thì tần số đỉnh khoảng 1.2Khz).
- Chân 29 (I.Set): là chân nhận dạng xung (đỉnh ) dò hội tụ, nhảy Track hay dò nhanh
(Forward) để tự động điều chỉnh các chuyển mạch bên trong IC khi ở các chế độ: mới
đưa đĩa vào, Next, hay Forward
11.4. Khảo sát và phân tích mạch Spindle Servo trong máy CD/VCD đang thực
hành:
11.4.1. Cho sơ đồ mạch Spindle Servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các
đường tín hiệu liên quan đến mạch Spindle Servo : (Xem hình 11.5):
Hình 11.5 – Mạch Servo của máy VCD Hanel
11.4.2 Hướng dẫn thực hành:
- Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành.
- Dò mạch điện.
- Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.
11.4.3 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm:
Gồm các hiện sau
- Máy không đọc được nội dung của đĩa được(không báo bản) – tự động dừng (Stop).
- Thời gian đọc bản nội dung của đĩa quá lâu .
- Âm thanh bị lắp.
11.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Spindle Servo:
Sau đây là lưu đồ để kiểm tra mạch Slide - servo như sau: Xem hình 11.6
Khi kiểm tra theo lưu đồ trên cần kết hợp với sơ đồ mạch điện của máy đang thực
hành. Nếu không có cần kiểm tra lại mạch điện tương ứng và xem lại các bài học liên
quan đến mạch điện hư hỏng và nội dung của bài này.
-83- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Hình 11.6 – Lưu đồ chẩn đoán hư hỏng khối mạch spindle – servo
Khi kiểm tra theo lưu đồ trên cần kết hợp với sơ đồ mạch điện của máy đang thực
hành. Nếu không có cần kiểm tra lại mạch điện tương ứng và xem lại các bài học liên
quan đến mạch điện hư hỏng và nội dung của bài này.
BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU
1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch Spindle servo.
2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch Spindle servo của các
sơ đồ mạch của các hãng sản xuất.
3. đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý Spindle Servo của các máy thông
dụng.
4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch
Spindle Servo.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 11
* Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý
hoạt động của mạch spindle – servo . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các
linh kiện hư hỏng trong mạch spindle – servo của máy CD/VCD.
+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.
* Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp
+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
-84- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Bài 12: Mạch TRACKING – SERVO.
Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và
nguyên lý hoạt động của mạch Tracking servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực
hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng
trong mạch Tracking - servo của máy CD/VCD.
Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng
- Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch Tracking - servo.
- Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch Tracking - servo
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch Tracking - servo.
- Cân chỉnh được mạch Tracking - servo.
Nội dung chính:
12.1 .Nhiệm vụ của mạch tracking - Servo:
Mạch Tracking Servo có nhiệm vụ dịch chuyển vật kính theo chiều ngang để cho
chùm tia laser dịch chuyển đúng ngay trên Track ghi của đĩa.
12.2. Sơ đồ khối chức năng của mạch Tracking servo:
12.2.1 Sơ đồ khối chức năng : (Hình 12.1)
Hình 12.1 – Sơ đồ khối chức năng của mạch Tracking Servo
12.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng:
Đây là mạch Tracking của hệ thống 3 tia, trong đó tia chính sử dụng để dò hội
tụ và 2 tia phụ phục vụ cho việc dò Track.
Các tia phụ chiếu lên đĩa tại vị trí trước và sau tia chính, các tia phụ có vị trí
lệch so với tia chính một khoảng bằng 1/2 bề rộng Track.
- Các phần tử E,F: là các photo diode có nhiệm vụ thu nhận hai chùm tia phụ phản xạ
trở về để cấp cho mạch chuyển đổi I/V.
- I-V-Converter: Có chức năng đổi dòng điện ngõ vào sang điện áp ở ngõ ra.
- Tracking Error Amp: Khối này có chức năng so sánh 2 tín hiệu thu được từ 2
photodiode phụ E,F và khuếch đại tín hiệu sai lệch cấp cho mạch LPF.
- Mạch LPF: là một mạch lọc thông thấp, có nhiệm vụ lọc tín hiệu sai lệch track thành
điện áp trung bình cấp cho mạch sửa pha. Nếu tia laser đập đúng track thì tại ngõ ra
mạch LPF có giá trị trung bình không thay đổi, còn nếu không đúng thì điện trung bình
này sẽ tăng hoặc giảm.
-85- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
- Mạch sửa pha(Phase Correction): Có nhiệm chuyển đổi điện áp sai lệch từ mạch LPF
để cấp cho mạch MDA thực hiện điều chỉnh cụm thấu kính theo chiều ngang để tia
laser đập đúng track. Hình 12.2 – Minh hoạ sự sai lệch track:
Hình 12.2 – Nguyên lý dò sai lệch
12.2.3 Nguyên lý hoạt động nhảy track:
Trong máy thu băng nhựa, việc thay đổi ở các chế độ dò tới, dò lui được thực
hiện bằng cách thay đổi tốc độ. Trong khi máy CD nhảy Track được thực hiện bằng
cách dịch chuyển tia sáng laser từ trong ra ngoài. Quá trình hoạt động này được điều
khiển bởi vi xử lý.
Đầu tiên xuất lệnh đóng Swich SW1 để cô lập TE, sau đó xuất lệnh đóng S1,S2
để cấp dòng âm hoặc dòng dương đưa vào đầu vào của thuật toán, làm cho ngõ ra thay
đổi dòng điện mà điện áp làm cho thấu kính dịch tới, lui. (Hình 12.3).sẽ minh họa sự
biến đổi tín hiệu trong quá trình nhảy Track đi ra phía ngoài.
Ban đầu tia laser di chuyển ra phía ngoài nhờ một xung nhảy Track đầu tiên.
Tuy nhiên do tia laser dịch chuyển quá nhiều nên cần phải tốn nhiều thời gian dành
cho việc khóa mạch Tracking Servo sau khi thực hiện nhảy Track. Do vậy tín hiệu
hãm được cung cấp để làm ngưng các tia laser tại vị trí đang đọc sau khi nhảy Track.
Trong quá trình hãm điểm Zero của tín hiệu sai lệch Track được nhận diện để tạo ra tín
hiệu hãm âm.
Hình 12.3 – Nguyên lý nhảy track
-86- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Giải thích thuật ngữ:
+ RF Signal: Tín hiệu RF
+ Jump Pulse: Xung nhảy
+ Brake Signal: Tín hiệu hãm
+ Jump Signal: Tín hiệu nhảy
+ Tracking Error: Sai lệch Tracking
+ Zéro Cross: Xuyên điểm O
+ Laser Beam: Tia Laser
12.3. Phân tích mạch điện Tracking servo trên máy CD/VCD thực tế:
12.3.1 Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXA 1082 BQ (BS)
và một phần của IC RF.AMP mã CXA1081: (Hình 12.4 )
- CXA 1081 : Chứa các mạch thuộc mạch tracking là Mạch biến đổi I-V, Mạch cộng
và khuếch đại sai lệch track.
- CXA 1082 : là IC xử lý Servo chứa các mạch thuộc Tracking Servo gồm : mạch bù
pha (Tracking phase compénation) và mạch khuếch đại sửa lỗi (Tracking Error Amp).
Hình 12.4 – Sơ đồ liên lạc tín hiệu Tracking – Servo
12.3.2 Nguyên lý hoạt động của mạch Tracking Servo dùng IC – CXA 1082 &
CXA 1081: (Hình 12.4)
Các chân có chức năng liên quan đến mạch Tracking Servo :Với CXA 1081 :
- Chân 10 (F) : là chân nhận tín hiệu từ bộ photodiode F cấp cho mạch chuyển đổi I-V.
- Chân 11 (E) : là chân nhận tín hiệu từ bộ photodiode E cấp cho mạch chuyển đổi I-V.
Sau đó, áp ngõ ra của 2 mạch (I-V) sẽ cấp cho mạch so sánh và khuếch đại sai lệch
tracking (Tracking Error Amp).
- Chân 20 (TE) : là ngõ ra của mạch Tracking Error Amp, đây là tín hiệu dò sai lệch
track. Tín hiệu này sẽ cấp cho chân 45 và 47 của IC servo CXA 1082.
- Chân 22 (Mirror): là tín hiệu ra của mạch so sánh nhận diện điểm hội tụ (Mirr
compa) đã thực hiện đúng hay chưa. Tín hiệu này sẽ cấp cho chân 42 (Mirr) của IC
CXA 1082 Đây là tín hiệu để sử dụng trong việc đếm track và để thực hiện việc nhảy
track.
Với CXA 1082:
- Chân 42 (Mirror): chân nhận tín hiệu từ chân 22 từ IC- RF.Amp (CXA 1081) đưa tới.
- Chân 45 (TE): là chân nhận tín hiệu dò sai lệch track từ chân 20 của IC CXA 1081
cấp cho mạch bù pha (Phase Compensation), sau đó cấp cho mạch khuếch đại sai lệch
track (Tracking Error Amp). Đây là chân căn bản của mạch tracking Servo.
-87- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
- Chân 11 (TAO): là chân đưa tín hiệu khuếch đại sai lệch track cấp cho mạch
Tracking MDA để cấp cho cuộn Tracking thực hiện dịch vật kính theo chiều ngang.
- Chân 47 (ATSC): Nhận tín hiệu dò sai lệch track (TE) để cấp cho khối Window
Comparation thực hiện việc đếm track và nhảy track.
Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng Tracking Servo là :
- Chân 8 (TGU) và 9 (TG2): là 2 chân kết nối với tụ gốm bên ngoài cùng với R bên
trong IC hình thành mạch lọc thông thấp giảm tần số cao và được điều khiển bởi một
chuyển mạch TG2 bên trong IC.
12.4. Khảo sát và phân tích mạch Tracking Servo trong máy CD/VCD đang thực
hành :
12.4.1. Cho sơ đồ mạch Tracking Servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các
đường tín hiệu liên quan đến mạch Tracking Servo : (Xem hình 12.5):
Hình 12.5 – Mạch Servo của máy VCD Hanel
12.4.2 Hướng dẫn thực hành:
- Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành.
- Dò mạch điện.
- Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.
12.4.3 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm:
Gồm các hiện sau:
- Cụm thấu kính không dịch chuyển qua lại.
- Cụm thấu kính dịch chuyển qua lại không ổn định hoặc bị lệch.
12.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Tracking Servo:
Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch Tracking Servo là :
12.5.1 Cụm thấu kính không dịch chuyển qua lại:
a. Cách kiểm tra theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch điện từ mạch MDA Tracking lên mắt đọc.
- Kiểm tra cuộn Tracking (dùng thang ohm để đo khoảng 6 ohm), hoặc dung thang Rx
1 kích vào thì vật kính sẽ dịch qua lại -> Tốt ( xem Hinh 12.6).
- Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA Tracking có chập, đứt không.
-88- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Hình 12.6 – Vị trí cuộn tracking – servo trên khối laser - pick-up
- Kiểm tra mạch Tracking servo : Kiểm tra các tín hiệu liên quan đến mạch
Tracking servo như minh hoạ ở mục 4, cùng các điểm sau :
+ Kiểm tra nguồn cung cấp Vcc cho IC Servo.
+ Chỉnh các biến trở Tracking Blance, Tracking Gain
+ Kiểm tra tín hiệu Tracking ON từ CPU tới.
+ Kiểm tra tín hiệu Tracking HOLD từ CPU tới.
+ Kiểm tra tín hiệu KICH F/R từ CPU tới dùng để nhảy track tiến hoặc lùi.
b. Cách sửa chữa và thay thế :
- Khi cuộn Tracking bị hỏng ta chỉ việc thay khối Laser pick-up - Xem bài 3.
- Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA Tracking cần kiểm tra lại mạch MDA
có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp
nguồn và sửa chữa thay thế. (xem bài MDA Tracking).
- Khi mạch Tracking servo có sự cố ta kiểm tra các điểm trên, nếu không có
tiến hành thay IC Servo.
12.5.2 Cụm thấu kính dịch chuyển qua lại không ổn định hoặc bị lệch:
Với hiện tượng này có thông thường có thể hỏng do:
- Hỏng cuộn Tracking, tiến hành kiểm tra như phần trên.
- Hỏng hoặc mạch MDA Tracking hoạt động không ổn Đình, tiến hành kiểm tra
mạch MDA và nguồn cấp (xem bài mạch MDA Tracking).
- Dạng tín hiệu ra từ mạch Tracking Servo đến mạch MDA sai hoặc do các tín
hiệu liên quan đến mạch Servo sai ta cần kiểm tra các tín hiệu liên quan như phân tích
minh hoạ ở phần 3.
- Hỏng IC -> Thay IC.
12.5.3 Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy
thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau:
- Vận hành máy và quan sát hiện tượng.
- Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy.
- So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này.
- Tiến hành kiểm tra mạch Tracking Servo và sơ đồ mạch điện của máy cụ thể tại
xưởng thực hành và theo nội dung minh hoạ trong bài học.
- Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng.
- Tiến hành sửa chữa và thay thế.
BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIẾN CỨU
1. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch Tracking servo của
các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất.
2. đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý Tracking Servo của các máy
thông dụng.
-89- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
3. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch
Tracking Servo.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 12
* Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý
hoạt động của mạch tracking servo . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các
linh kiện hư hỏng trong mạch tracking – servo của máy CD/VCD.
+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.
* Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp
+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch tracking – servo?
Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch tracking – servo?
Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa
chữa hư hỏng mạch tracking – servo ?
-90- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
Bài 13: Mạch Slide – Servo
Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và
nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành
về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong
mạch Slide - servo của máy CD/VCD.
Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng
- Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch Slide - servo.
- Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch Slide - servo.
- Cân chỉnh được mạch Slide - servo.
Nội dung chính:
13.1. Nhiệm vụ của mạch Slide - servo:
Mạch Slide - servo có nhiệm vụ điều khiển động cơ dịch chuyển cụm quang
học từ trong ra ngoài đĩa hoặc ngược lại. Khi mạch tracking Servo hoạt động thấu kính
đã tới ngưởng giới hạn. Mạch Tracking Servo có tầm điều khiển khoảng 80 Track (±
40 track) Nếu cụm quang học lệch khỏi 80 Track này thì mạch Slide - servo sẽ kéo
cụm quang học dịch chuyển tới 1 khoảng 80 Track khác.
13.2. Sơ đồ khối chức năng của mạch Slide - servo:
13.2.1 Sơ đồ khối chức năng : (Hình 13.1)
Hình 13.1- Sơ đồ khối chức năng mạch slide – servo
13.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng:
- Mạch tích phân( integral): Có chức năng lọc để loại bỏ thông tin TE cao tần.
- Mạch so sánh (Comparator): Có chức năng so sánh thông tin TE với điện áp chuẩn
để xác định lúc nào cần phải dịch chuyển đầu đọc.
- Slide MDA(SLED Motor Drive Amplifier) Là mạch khuếch đại thúc mô tơ dịch
chuyển đầu đọc.(Hình 13.2)
13.2.3 Nguyên lý hoạt động :
Trong chế độ play bình thường tín hiệu TEO tăng liên tục theo thời gian trong
khoảng 80 Track. TEO làm cho thấu kính dịch chuyển tới ngưỡng không thể dịch
chuyển ra được, lúc này điện áp trung bình TEO lớn nhất. Đồng thời trong thời gian
-91- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
này thông tin TEO cũng được đưa qua mạch lọc và so sánh, làm cho ngõ ra của mạch
so sánh chuyển mức. Lúc này động cơ dịch chuyển đầu đọc sẽ hoạt động dịch chuyển
cụm quang học sang khoảng 80 Track kế tiếp.
Để truy xuất một bản nhạc bất kỳ, SW2 đóng (On) để cô lập mạch Tracking
Servo ra khỏi hệ thống, sau đó mạch Slide MDA được cấp dòng dương hoặc âm làm
quay SLED Motor theo chiều thích hợp để dịch chuyển cụm quang học.
Mức độ dịch chuyển cụm quang học là bao nhiệu được tính toán từ dữ liệu của bảng
nội dung (TOC) của đĩa và đối chiếu sai lệch giữa vị trí hiện hành và vị trí sẽ được truy
xuất. Ta có thể miêu tả hoạt động của mạch này bởi dạng sóng ở (Hình 13.2) như sau:
Hình 13.2 – Dạng sóng tín hiệu slide – servo
12.3. Phân tích mạch điện Slide - servo trên máy CD/VCD thực tế:
13.3.1 Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXA 1082 BQ (BS)
và một phần của IC RF.AMP mã CXA1081: (Hình 13.3 )
- CXA 1081 : Chứa các mạch thuộc mạch Slide - servo là Mạch biến đổi I-V, Mạch
cộng và khuếch đại sai lệch track.
- CXA 1082 : là IC xử lý Servo chứa các mạch thuộc Slide - servo gồm : mạch bù pha
(SLED phase compensation) và mạch khuếch đại sửa lỗi (SLED Error Amp).
Hình 13.3 – Sơ đồ nguyên lý mạch slide – servo
-92- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
13.3.2. Nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo dùng IC – CXA 1082 & CXA
1081:
Ta thấy chức năng Slide - servo quan hệ trực tiếp với mạch Tracking Servo và
mạch điện thuộc mạch Slide - servo bắt đầu từ nhánh rẽ tại ngõ ra của mạch khuếch
đại thúc cho cuộn Tracking. Cấu chung của mạch sử IC CXA 1082 như hình 13.3.
Các chân có chức năng liên quan đến mạch Slide - servo :Với CXA 1082:
- Chân 11 (TAO): là chân đưa tín hiệu khuếch đại sai lệch track cấp cho mạch SLED
MDA để cấp cho cuộn SLED thực hiện dịch vật kính theo chiều ngang
- Chân 12 (TA-): chân nhận tín hiệu hồi tiếp về ngõ vào đảo của mạch tracking
Amplifier.
- Chân 13 (SL+): là chân nhận tín hiệu cấp cho mạch so sánh để thực hiện dịch chuyển
đầu đọc khi phạm vi kiểm soát vượt tầm khống chế của mạch tracking - servo. Thông
qua mạch lọc tích phân gồm các phần tử (82k, 22uF-15K, 3.3uF) tín hiệu tracking
được lọc thành điện áp răng cưa. Khi điện áp này vượt quá áp tham chiếu tại chân 15
(SL-) của mạch so sánh thì ngõ ra của mạch so sánh sẽ đổi mức -> thực hiện dịch
chuyển đầu đọc vào trong hoặc ra ngoài mét đĩa.
- Chân 13 (SL-): chân vào đảo của mạch so sánh (hay SLED Amplifier). Đây là chân
nhận áp tham chiếu quyết định thời điểm dịch chuyển đầu đọc.
- Chân 14 (SLO): Là ngõ ra của mạch so sánh (SLED Amplifier) cấp tín hiệu cho
mạch khuếch đại thúc mô tơ dịch chuyển đầu đọc (SLED MDA). Khi truy xuất một
bản nhạc bằng các phím chức năng như : bài kế tiếp sau hoặc trước (Next – Previous),
hoặc các phím chọn trực tiếp 0,1,2 hoăc bằng cách lập trình trước cho máy thì lúc
này đầu đọc sẽ dịch chuyển khi các chuyển mạch TM2 đóng đồng thời với TM5 hoặc
TM6 tuỳ thuộc chiều tới hay lùi. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng
Slide - servo là :
- Chân16 (SStop): là chân nhận tín hiệu cảm biến từ chuyển mạch giới hạn dịch
chuyển của đầu đọc (Limit SW) khi đầu đọc dịch chuyển vào sát tâm đĩa. Lúc này
mạch SLED MDA sẽ ngắt không cấp dòng cho mô tơ tránh quá tải làm hỏng mô tơ.
13.4. Khảo sát và phân tích mạch Slide - servo trong máy CD/VCD đang thực
hành.
13.4.1. Cho sơ đồ mạch Slide - servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các
đường tín hiệu liên quan đến mạch Slide - servo : (Xem hình 14.4):
Hình 13.4 – Mạch Servo của máy VCD Hanel
-93- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD
13.4.2 Hướng dẫn thực hành:
- Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành.
- Dò mạch điện.
- Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.
- Quan sát đầu đọc khi vận hành máy bằng các phím lệnh Next, previous, phím chọn
số 0, 1,2
13.4.3 Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm:
Gồm các hiện sau:
- Không báo bản tự động stop.
- Máy chỉ đọc được nội dung đầu. Hoặc đọc được một thời gian thì không đọc tiếp
được.
- Tự động nhảy bản.
13.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Slide - servo:
Sau đây là lưu đồ để kiểm tra mạch Slide - servo như sau:
Khi kiểm tra theo lưu đồ trên cần kết hợp với sơ đồ mạch điện của máy đang
thực hành. Nếu không có cần kiểm tra lại mạch điện tương ứng và xem lại các bài học
liên quan đến mạch điện hư hỏng và nội dung của bài này.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 13
* Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên
lý hoạt động của mạch slide – servo . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các
linh kiện hư hỏng trong mạch slide – servo của máy CD/VCD.
+ Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập.
* Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp
+ Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_may_cdvcd_phan_1.pdf