- Sau khi tiến hành quy trình kiểm tra máy, chúng ta đã phần nào xác định được khối chức năng nào đó bị hư, để tiến hành sửa chữa và xác định đúng linh kiện của khối chức năng bị hư thì có rất nhiều cách như: Bằng phương pháp so sánh, bằng phương pháp loại trừ.
- Ví dụ: Giả sử ta định được pan đó là do hỏng nguồn(mở máy, công tắc ở vị trí ON, nhưng đèn báo không sáng, máy không hoạt động). Nguyên nhân: Công tắc nguồn, dây nguồn, biến áp nguồn, các linh kiện thuộc mạch nguồn, máy đặt sai mức nguồn, máy sử dụng quá lâu với nguồn sai điện áp cung cấp ) nhưng lại chưa biết bộ phận nào bị hư ta làm như sau:
+ Quan sát và vẽ được sơ đồ nguyên lý của khối mạch nguồn. phân tích được nhiệm vụ linh kiện của khối và nguyên lý hoạt động của mạch.
+ Tiến hành kiểm tra và đo thử mạch điện như sau: - Để đồng hồ ở thanh x1Ω, đo vào hai đầu cuộn sơ cấp biến áp 220VAC, nếu kim đồng hồ lên một chút là biến áp vẫn bình thường, nếu kim không lên là đứt cầu
chì(ngay sau lớp vỏ nhựa- trong biến áp- trông như con tụ gốm) hoặc biến áp bị cháy, trường hợp biến áp bị cháy thì phải thay biến áp mới hoặc quấn lại nhưng lưu ý khi thay biến áp mới thì biến áp mới phải cùng công suất, và nguồn cung cấp phải đúng yêu cầu của mạch
- Nếu biến áp tốt, học sinh cấp nguồn và đo điện áp xoay chiều (thang AC 50V) trên hai đầu dây thứ cấp.
- Chuyển sang thang đo DC và đo trên hai đầu tụ lọc, nếu điên áp thấp hoặc chưa có, lúc đó cần kiểm tra cầu diode, nếu đã co điên áp ra đủ=> bộ nguồn đã hoạt động tốt.
- Lưu ý: Khi sửa chữa bộ nguồn chúng ta phải cô lập tải tránh chạm chập phần tải gây hỏng nguồn hoặc chạm chập nguồn gây hỏng các tải tầng sau.
64 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Máy CASSETTE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu từ ghi phát có hai khe từ, mỗi lượt ghi thành
2 đường xen kẽ nhau, trong băng từ có tất cả 4 tín hiệu. Ở máy cassette môn, đầu từ
sẽ ghi lên băng mỗi phía một đường tín hiệu. Như vậy, nếu đem băng ghi stereo đặt
vào hộc băng môn đầu từ này ở máy chỉ làm việc với đường tín hiệu 1 hoặc 4 nên
âm thanh chỉ có một kênh trái hoặc phải.
Đầu từ ghi – phát và các đường tín hiệu trên băng từ
c. Nguyên lý hoạt động.
- Khi ghi: Tín hiệu âm thanh sau khi khuếch đại được tạo ra suất điện động ở cuộn
dây của đầu từ ghi và để lại trên băng từ dưới dạng từ trường dư.
17
- Khi phát: Từ trường dư trên băng từ được chuyển thành suất điện động cảm ứng
khi băng từ đi qua đầu từ phát. Suất điện động này được mạch khuếch đại đọc rồi
mạch khuếch đại công suất khuếch đại lên đủ lớn đưa ra loa tái tạo âm thanh.
- Khi xóa: Băng từ được đưa vào tù trưng của một nam châm vĩnh cửu hay một
dòng điện xoay chiều. Từ trường này sẽ triệt tiêu từ dư trên băng từ đã ghi.
2.2 Nguyên lý ghi băng Cassette:
Bộ cơ và băng từ
Hệ cơ kéo băng trong hộp cassette di chuyển với tốc độ đều ngang qua hai đầu
từ, hai đầu từ ép sát vào băng từ, băng từ di chuyển qua đầu xoá trước rồi mới qua
đầu ghi.
Có hai loại đầu từ xoá là đầu xoá bằng nam châm vĩnh cửu và đầu xoá sử dụng
dòng cao tần để xoá, sau khi xoá băng xong đầu ghi mới phóng từ thông lên mặt
băng để từ hoá lớp oxyt sắt và ghi băng dưới dạng từ dư, đầu ghi trong quá trình
ghi còn nhận thêm dòng cao tần để phân cực băng, mục đích làm cho tín hiệu ghi
không bị méo dạng sinh ra sai giọng.
18
Mạch khuếch đại đầu từ ở chế độ ghi âm từ Micro, tín hiệu từ Micro đi qua chuyển
mạch ghi và được khuếch đại qua tầng Head Amply sau đó đi qua chuyển
mạch(Function) để tiếp nhận thêm tín hiệu từ Radio, sau đó vòng trở lại qua chuyển
mạch ghi đưa về đầu từ ghi/đọc để ghi lên băng từ.
Minh hoạ quá trình ghi băng từ Micro
2.3 Nguyên tắc phát băng:
19
Băng đã ghi, trên mặt băng bị từ hoá sẽ gồm những nam châm nhỏ li ti xếp nằm nối
tiếp nhau, khi phát băng những nam châm phóng từ thông vào khe sắt của đầu đọc,
từ thông tập trung vào lõi sắt non của đầu từ tạo ra trên cuộn dây sức điện động
cảm ứng tức là tín hiệu âm tần, tín hiệu này đi qua chuyển mạch ghi vào tầng
khuếch đại đầu từ và qua các tầng Equalizer, khuếch đại công suất rồi đưa ra loa.
2.4 Nguyên tắc xoá băng:
Có thể xoá băng ( làm mất các vệt từ hoá trên mặt băng) theo ba cách:
Dùng một nam châm vĩnh cửu làm đầu xoá .
Dùng điện một chiều đưa vào cuộn dây của đầu xoá.
Dùng dòng cao tần từ 30KHz đến 160KHz đưa vào đầu xoá.
2.5 Băng từ:
2.5.1 Cấu tạo
Mặc dù băng từ được nhiều nhà sản xuất chế tạo thành nhiều loại băng từ có tính
chất và công dụng theo các tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên các loại băng từ đó
điều chung một kết cấu, đó là một lớp bột từ tính được trộn với keo kết dính phủ
lên trên màng chất dẻo gọi là đế.
20
Cấu tạo băng từ
Chúng ta đã biết khi có dòng điện (cường độ I) chạy qua một cuộn dây (n vòng dây
quấn) thì trong cuộn dây đó xuất hiện một từ trường cường độ từ trường (H) được
xác định bằng biểu thức:
Nếu tăng cường độ dòng điện I thì từ cảm B và cường độ từ trường H cũng tăng
theo.
Biểu diễn quan hệ giữa cảm ứng từ B với cường độ từ trường H và đường biểu
B = F(H) được gọi là đường từ trường trễ (OA).
21
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa cảm ứng từ B và cường độ từ trường H
Sau khi đạt đến giai đoạn bão hòa, nếu lúc này cường độ từ trường H giảm thì cảm
ứng từ B cũng giảm dần, nhưng không theo đường cũ mà theo một đường khác.
Khi cường độ từ trường H giảm về 0 thì cảm ứng từ B còn có trị số Br, Br được gọi
là cảm ứng từ trường dư, hay độ từ hóa hoặc từ dư.
Để tiếp tục giảm cảm ứng từ B, thì phải tăng cường độ từ trường H( theo chiều
ngược lại) cho đến khi trị số HC THÌ B = 0. HC gọi là cường độ khử từ. Tiếp tục
hiện tượng trên ta có đường chu trình từ hóa và được gọi là đường chu trình từ trễ.
Lớp từ tính trên băng từ, thực chất là các nam châm nhỏ li ti, ban đầu các nam
châm này sắp xếp không theo một trật tự nên chúng khử từ lẫn nhau. Nhưng khi
băng từ xóa, dưới tác dụng của từ trường các nam châm trên sẽ sắp xếp theo một
hướng nhất định. Về mặt năng lượng khi cường độ từ trường còn yếu, tất cả các
nam châm chưa hoàn toàn có cùng hướng nên mức cảm ứng từ B không tăng tuyến
tính theo độ tăng của từ trường H. Dó đó đường từ hóa lúc này có dạng cong.
Nếu cường độ từ trường H tăng đến mức độ nào đó, các nam châm cũng quay một
hướng và lúc này cảm ứng từ B cũng tăng tỉ lệ thuận với cường độ H, t có đường
cong lúc này là đoạn thẳng.
Và nếu tiếp tục tăng độ từ trường H, cảm ứng từ B tăng chậm và đạt đến trị số bão
hòa. Các nam châm đã được từ hóa hoàn toàn, ở giai đoạn này khi không có tác
động bởi từ trường H chúng vẫn còn giữ được từ dư.
22
Mặc dù băng mỏng nhưng tính chất cơ học của băng tương đối tốt, nhờ lực liên kết
giữa các hạt từ có được bằng kỹ thuật bốc hơi cao so với kỹ thuật dùng keo kết
dính. Mức từ dư này có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi âm trên băng từ. Không
có từ dư thì không có kỹ thuật ghi âm từ.
Người ta từ hóa băng từ bởi dòng điện một chiều hoặc dòng điện cao tần (dòng siêu
âm).
- Tín hiệu ghi lại trên băng từ dưới dạng từ dư. Do đó nếu có từ trường đủ mạnh tác
động lên băng từ đã ghi thì sẽ làm giảm chất lượng tín hiệu đã được ghi.
- Băng từ có thể bị đứt, dãn trong quá trình làm việc do lực căng bất thường xảy ra
lúc khởi động hoặc lúc dừng băng. Băng càng dày thì càng khó đứt.
- Vì băng từ vật liệu thuộc nhóm Plastic khi cọ xát với đầu từ và các bộ phận của cơ
cấu chuyển băng nên nó sẽ tích điện (tĩnh điện) do đó sẽ gây tác hại xấu đến tín
hiệu đã ghi.
- Khi chạy, băng áp vào đầu từ và có thể tạo ra tiếng rít. Tiếng rít này thường gặp
khi băng đã quá lâu, cũ hoặc do tác đông của môi trường ngoài như nhiệt độ, độ ẩm
của môi trường cao.
Tóm lại:
+ Băng từ không để gần các nguồn gây từ trường như: Động cơ điện, máy biến áp,
máy phát điện
+ Nên chọn băng từ có lớp đế thuộc loại vật liệu Polyester để có sức bền cơ học tốt.
+ Lưu trữ băng từ ở nơi thoáng mát và độ ẩm khoăng dưới 60%.
+ Lưu trữ băng lâu ngày, thỉnh thoảng nên cho phát lại băng từ.
23
2.5.2 Phân loại:
Tùy thuộc chất liệu được sử dụng để làm lớp từ tính, người ta chia băng từ thành 6
loại như sau:
- Băng oxit sắt (Fe2O3): Băng Oxit sắt thường được gọi là băng thông dụng
(normal). Lớp bột từ tính được phủ lên lớp đế là hạt Oxit sắt màu nâu. Có dạng
hình kim dài 0,6÷1µm, rộng 0,1µm. Loại băng này có đặc điểm là:
+ Công nghệ chế tạo giá thành rẻ.
+ Chất lượng tương đối ổn định.
+ Dòng điện ghi nhỏ và có thể ghi tới dòng điện có tần số hơn 10 KHz.
+ Có thể lưu trữ lâu dài.
- Băng đioxit –crom (Cr02):
Đioxit –crom được được chọn làm lớp bột từ tính ưu điểm của nó là dòng điện ghi
được có tần số khá cao (hơn 15kHz).Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lớp từ tính
cứng nêu đầu từ mau mòn hơn so với khi dùng băng thông dụng (normal).
- Băng Oxit sắt và cooban (Fe2O3 +CO):
Loại này được sử dụng phổ biến hơn loại băng điôxit –crom; Đặc điểm của nó là
giá thành rẻ hơn và độ nhạy trong khoảng tần số trung bình và cao hơn băng CrO2
khoảng 15dB.
- Băng hai lớp Fe2O3 và CrO2:
Lớp từ tính gồm hai lớp vật liệu từ : Lớp Fe2O3 và lớp CrO2 được phủ chồng lên
nhau. Băng hai lớp có đặc điểm tổng hợp chung của hai loại băng thông dụng và
băng đioxit –crom.
- Băng metan:
Loại băng này mới được sản xuất và ngày càng trở nên thông dụng .Vật liệu để
dùng làm lớp từ tính ở băng metan chủ yếu là các ion sắt thuần. So với các loại
băng nói trên ; Băng metan có ưu điểm là :
+ Làm việc tốt với dòng điện ghi ở dải tần số rất rộng, nhất là ghi được với dòng
điện có tần số cao, do đó công suất ra lớn ở mọi tần số, đồng thời chất lượng âm
thanh ở tần số cao được hoàng chỉnh.
+ Tạp âm nền nhỏ, giảm 1÷3 dB (tùy thuộc tần số ) và công suất ra được nâng lên
7÷8 dB nên âm thanh trong trẻo .
24
+ Tuy nhiên, băng metan chỉ nên dùng ở máy cassette có đầu từ ghi với mật độ từ
thông lớn .Với đầu từ thông thường thì mức ghi chưa đạt được mà đầu từ đã bảo
hòa. Mặt khác vì mật độ từ ghi trên băng rất cao nên đầu xóa thông thường sẽ khó
xóa hết.
- Băng Angrom:
Bằng kỹ thuật bốc hơi trong môi trường chân không, người ta phủ trực tiếp một lớp
kim loại coban(C0) lên lớp đế, không dùng vật liệu keo kết dính. Vì lớp coban rất
mỏng(khoảng 0,3µm so với các phủ nhờ keo kết dính 3µm) nên băng trở nên rất
mỏng(tăng được thời gian ghi), hơn nữa, do vật liệu từ được phủ lên lớp đế nhờ kỹ
thuật bốc hơi nên có độ thuần nhất cao (tăng mật độ ghi). Do vậy đặc điểm của
băng Angrom là:
+ Chiều dài cuộn băng dài thêm 50% (từ 44m đến 66m). Tổng cộng hai mặt ghi
được ở băng đến 3 giờ.
+ Mặc dù băng mỏng nhưng tính chất cơ học của băng khá tốt, nhờ lực liên kết giữa
các hạt từ có được bằng kỹ thuật bốc hơi cao hơn so với kỷ thuật dùng keo kết dính.
Các loại băng từ nói trên có thể sản xuất với các hình thức khác: Băng đĩa trần,
băng hộp lớn (cartridge), băng cassette băng mini cassette.
Nhờ hình thức gọn gàng, sử dụng tiện lợi nên băng cassette ngày càng trở nên
thông dụng.
Cỡ băng
Bề rộng
mm
Bề dày mm
Chiều dài m
Thời gian ghi
băng (phút) Tổng cộng Lớp từ
C30 81 18 6 45 30
C60 81 18 6 90 60
C90 81 12 4 135 90
C120 81 9 3 180 120
Kích thước các loại băng từ cảu máy cassette
2.6 Phương pháp kiểm tra, cân chỉnh và thay thế đầu từ:
2.6.1 Đầu từ mòn:
Sau một thời gian sử dụng khoảng 1000 giờ phát băng thì đầu từ hết tuổi tho do bị
mài mòn bởi băng từ trong quá trình phát băng, biểu hiện ta thấy trên bề mặt từ
25
mòn thành một rãnh rộng bằng sợi băng, khi phát băng âm thanh nhỏ và trầm, khi
đó ta cần thay một đầu từ mới.
Quá trình bị mài mòn của đầu từ
2.6.2 Thay thế đầu từ:
Hiện nay có rất nhiều loại đầu từ khác nhau, tốt nhất khi mua đầu từ bạn nên
mang theo đầu từ cũ để so sánh, hoặc bạn nhớ chủng loại máy.
Khi thay đầu từ, bạn cần chỉnh lại ốc chỉnh phương vị, là ốc bắt đầu từ có đệm lò
xo, sau khi thay bạn mở cho băng chạy và chỉnh lại ốc phương vị để thu được
tiếng nghe thanh nhất.
2.6.3 Cân chỉnh đầu từ:
Khi cần chỉnh lại ốc chỉnh phương vị, là ốc bắt đầu từ có đệm lò so, sau khi thay
bạn mở cho băng chạy và chỉnh lại ốc phương vị để thu được tiếng nghe thanh
nhất và tiếng hay nhất.
Thực hành: Dựa vào các hiện tượng hư hỏng thường gặp giáo viên đánh Pal trên
thiết bị để học sinh thực hiện.
Hiện tượng 1. Motor quay băng vẫn quay. Không có tiếng ra loa.
Hiện tượng 2. Tiếng ra loa rất nhỏ.
Hiện tượng 3. Tiếng ra loa nhanh hơn bình thường.
Hiện tượng 4. Tiếng ra loa chậm hơn bình thường.
Hiện tượng 3. Tiếng ra loa bị nghẹt.
26
BÀI 3: CÁC MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẦU TỪ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của các mạch khuếch đại đầu từ trong
Máy CASSETTE dân dụng.
Nhận dạng đúng vị trí mạch điện khuếch đại đầu từ trên Máy CASSETTE
dân dụng thực tế.
Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong các
mạch khuếch đại đầu từ.
Sửa chữa mạch khuếch đại đầu từ trong Máy CASSETTE dân dụng.
Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
3.1 Mạch khuếch đại đọc:
a. Sơ đồ mạch.
b. Tác dụng của các linh kiện trong mạch:
+ C1, C3, C5: Tụ liên lạc đầu vào và đầu ra ngăn thành phần 1 chiều.
27
+ R1, R5: Phân cực cho cực C của Q1, Q2, đồng thời là điện trở tải.
+ R2 : Hồi tiếp song song điện áp, phân cực cho cực B(Q1) và chống dao động tự
kích.
+ R3: Phân cực cho cực E(Q1).
+ C2: Phát cao tần và hồi tiếp âm điện áp.
+ R4: Phân áp cho cực B(Q2).
+ R6: Hồi tiếp âm nối tiếp dòng điện 1 chiều ổn định nhiệt bảo vệ Q2.
+ Q1 làm nhiệm vụ tiền khuếch đại.
+ Q2 khuếch đại ngõ ra.
+ C3 ghép tín hiệu giữu hai tầng khuếch đại.
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
Khi băng từ chạy qua đầu từ thì vệt từ dư trên băng từ tác động lên đầu từ. Thông
qua cuộn dây của đầu từ tín hiệu được đưa đến mạch khuếch đại.
Giả sử tín hiệu vào là tín hiệu hình sin. Ta xét 2 nửa chu kỳ.
+ Trường hợp 1: Xét nửa chu kỳ đầu là nửa chu kỳ dương(+):
Tín hiệu được đưa tới cực B(Q1) thông qua tụ C1 là dương nên Q1 được phân cực
thuận. Q1 dẫn ZCE(Q1) giảm, VC(Q1) giảm tại cực C(Q1)thu được xung âm. Xung
này được đưa tới cực B của Q2. Q2 bị phân cực nghịch. Q2 không dẫn. ZCE(Q2) tăng
làm VC(Q2) tăng. Tụ C5 được nạp điện thông qua VCC, R5, C5, VR, Mass. Tín hiệu
tại đầu ra ta thu được là nửa chu kỳ dương.
+ Trường hợp 2: Xét nửa chu kỳ sau là nửa chu kỳ âm(-):
Tín hiệu đưa vào cực B(Q1) thông qua tụ C1 là âm. Q1 bị phân cực nghịch nên Q1
không dẫn ZCE(Q1) tăng, VC(Q1) tăng tụ C3 được nạp từ VCC, R7, R1, C3, mass. Tín
hiệu tại đầu ra tầng 1 là dương. Tín hiệu này đưa vào cực B(Q2). Q2 được phân cực
thuận nên dẫn. ZCE(Q2) giảm, VC(Q2) giảm, tụ C4 trước đó nạp đầy rồi xả theo
đường +C4, CE(Q2), R7(Mass), VR, - C4. Tín hiệu tại đầu ra là nửa chu kỳ âm.
28
3.2 Mạch khuếch đại ghi:
a. Sơ đồ mạch :
b. Tác dụng của các linh kiện :
IC M5152 khuếch đại ghi.
M5154 khuếch đại làm phẳng đường cong biên tần.
TA 7238 khuếch đại công suất.
Mạch tạo dao động cao tần tạo tín hiệu xóa băng từ.
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
Các khóa được chuyển sang chế độ G. Mạch tạo dao động cao tần tạo ra tín hiệu
xóa từ dư đã ghi trước đó.
Tín hiệu cần ghi được khuếch đại sau đó đưa vào mạch làm phẳng đường cong biên
tần rồi đưa vào IC M5152 khuếch đại ghi sau đó đưa tới đầu từ ghi ghi lên băng từ.
29
3.3 Mạch khuếch đại cân bằng ghi và phát:
a. Sơ đồ mạch.
b. Tác dụng của các linh kiện :
+ C2, R4: Mạch lọc tần thấp.
+ Dz: Ổn áp.
+ R2, R6: Phân cực cho cực C(Q1, Q2) đồng thời là điện trở tỏa nhiệt.
+ R1: Hồi tiếp song song dòng điện, phân cực cho cực B của Q1 ổn định chế độ làm
việc của mạch.
+ R3: Hồi tiếp âm nối tiếp dòng điện nhằm ổn định bảo vệ Q1.
+ R7: Phân cực cho cực E của Q2.
+ C3: Thoát tín hiệu cao tần.
+ R8: Hồi tiếp âm nối tiếp dòng DC nhằm ổn định nhiệt bảo vệ Q3 đồng thời tỏa
nhiệt.
+ C1,R1 và C4, R9: Mạch lọc biên.
+ C5, C6, C7, R10, R11: Hồi tiếp âm nối tiếp điện áp: Tự động điều chỉnh hệ số
khuếch đại khi ghi.
30
+ Q1: Tiền khuếch đại.
+ Q2: Khuếch đại đệm.
+ Q3: Khuếch đại công suất
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
Giả sử tín hiệu vào là tín hình sin. Ta xét hoạt động của mạch qua 3 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Xét nửa chu kỳ đầu là nửa chu kỳ dương(+).
Tín hiệu đưa vào cực B của Q1 thông qua tụ C1. Q1 phân cực thuận nên dẫn làm
ZCE(Q1) giảm, VC(Q1) giảm tại cực C(Q1)thu được xung âm. Xung này được đưa
tới cực B của Q2. Q2 bị phân cực nghịch. Q2 không dẫn. ZCE(Q2) tăng làm VC(Q2)
tăng. Tại cực C(Q2) dương tín hiệu tiếp tục đưa vào cực B(Q3). Q3 phân cực thuận
nên dẫn. ZCE(Q3) giảm, VE(Q3) tăng đến VCC và tại cực ra E(Q3) ta thu được xung
dương(+).
+ Trường hợp 2: Xét nửa chu kỳ âm tương tự và ngược lại.
+ Trường hợp 3: Mạch hoạt động ở chế độ cân bằng.
Tín hiệu đưa vào lớn làm Q1, Q2, Q3 dẫn mạnh, Vra tăng, tại đầu ra 1 phần tín hiệu
được hồi tiếp về thông qua mạch cân bằng: C5, C6, C7, R10, R11 làm VE(Q1) tăng,
VBE(Q1) giảm nên Q1 dẫn yếu lại. Tín hiệu tới sẽ được đưa về trạng thái phát ổn
định.
3.4 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch
khuếch đại đầu từ:
3.4.1 Mạch khuếch đại đọc:
Hiện tượng: Máy không đọc được tín hiệu từ băng.
- Trình tự kiểm tra:
+ Kiểm tra đầu từ.
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch khuếch đại đọc.
+ Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor.
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan.
3.4.2 Mạch khuếch đại ghi:
Hiện tượng: Máy không ghi được tín hiệu lên băng từ.
Trình tự kiểm tra.
+ Kiểm tra đầu từ
31
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch khuếch đại ghi.
+ Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan.
3.4.3 Mạch khuếch đại cân bằng ghi và phát:
Hiện tượng: Máy ghi – đọc không cân bằng được tín hiệu 2 kênh.
Sơ đồ mạch khuếch đại đầu từ
Trình tự kiểm tra.
+ Kiểm tra đầu từ
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch khuếch đại cân bằng.
+ Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan.
32
BÀI 4: MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH MỨC GHI (ALC).
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Phân tích đúng nguyên lý làm việc của mạch ALC trong Máy CASSETTE dân
dụng theo đúng nội dung đã học.
- Nhận dạng vị trí mạch ALC trên Máy CASSETTE dân dụng thực tế.
- Trình bày phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong
mạch ALC.
- Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa mạch ALC trong Máy CASSETTE dân dụng
đúng chế độ.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
4.1 Khái niệm về mạch ALC:
Để biên độ tín hiệu điện áp ghi luôn ổn định không tăng quá mức cho phép, tránh
méo dạng tín hiệu, chất lượng âm thanh giảm: Ngoài biện pháp điều chỉnh điện áp
tín hiệu bằng biến trở người ta sử dụng mạch tự động điều chỉnh mức ghi ALC.
Mạch ALC dựa trên nguyên lý phản hồi tín hiệu để hạn chế điện áp ngõ ra. Thông
thường mạch ALC có hai dạng.
+ Tín hiệu phản hồi được chỉnh lưu cho ra thành phần một chiều rồi đưa về thay đổi
hệ số khuếch đại của mạch.
+ Tín hiệu phản hồi được chỉnh lưu cho ra thành phần một chiều rồi điều chỉnh trở
kháng của mạch làm thay đổi mức tín hiệu vào.
4.2. Mạch ALC sử dụng linh kiện rời:
- Loại mạch ALC tác động vào độ lợi của tầng đầu.
a. Sơ đồ mạch điện:
33
b. Chức năng của các linh kiện trong mạch:
+ R1(5K6): Điện trở hạn biên.
+ C1(5MF), C3(5MF), C6(1MF): Tụ liên lạc đầu vào và đầu ra đồng thời ngăn dòng
điện 1 chiều kết hợp trở kháng giữa các cực.
+ R(10K): Phân cực cho cực C(Q1) còn gọi là điện trở tải.
+ R(2K), C(100MF): Mạch lọc cao tần thoát tần cao xuống Mass.
+ R(30): Điện trở hồi tiếp âm dòng điện một chiều nhằm ổn định bảo vệ Q1.
+ R23(47K): Hồi tiếp tín hiệu từ đầu ra đưa về phân cực cho cực B(Q1).
+ R(8K), R(15K), R(60K): Hồi tiếp tín hiệu từ đầu ra đưa về phân cực cho cực
B(Q2).
+ R(58K), C(100MF): Mạch lọc tần thấp.
+ T1 tiền khuếch đại ghi- phát
+ T2 khuếch đại thứ cấp.
+ R30 + D +C17 + R31 + C18 + R32 + R4 + R5 tạo thành mạch tự động điều chỉnh mức
ghi.
+ VR điều chỉnh mức tín hiệu ban đầu.
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
+ Nếu tín hiệu vào lớn hơn mức bình thường làm tín hiệu ra cũng lớn theo.Tín hiệu
đưa về hồi tiếp tăng lên, điện áp DC đặt trên R4 + R5 cũng tăng theo điều này làm
cho T1 dẫn yếu đi, T2 dẫn yếu làm tín hiệu ra giảm về mức cho phép.
+ Nếu tín hiệu vào nhỏ hơn mức bình thường làm tín hiệu ra cũng giảm theo. Tín
hiệu đưa về hồi tiếp giảm đi, điện áp DC đặt trên R4 + R5 cũng giảm theo điều này
làm cho T1 dẫn mạnh lên , T2 dẫn mạnh làm tín hiệu ra tăng lên mức cho phép.
d. Những ưu điểm và nhược điểm của mạch:
+ Đơn giản, dễ thực hiện
+ Độ nhạy không cao, dễ gây méo dạng và suy giảm tín hiệu.
4.3 Loại mạch ALC tác động vào mạch phân dòng tín hiệu:
a. Sơ đồ mach điện:
34
b. Tác dụng của các linh kiện trong mạch:
+ T1 tiền khuếch đại ghi- phát.
+ T2 khuếch đại thứ cấp.
+ T3 thay đổi trở kháng ngõ vào của tầng khuếch đại thứ 2.
+ R24 + D +C21 + R19 + C10 tạo thành mạch tự động điều chỉnh mức ghi.
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
+ Nếu tín hiệu vào lớn hơn mức bình thường làm tín hiệu ra cũng lớn theo. Tín hiệu
đưa về hồi tiếp tăng lên, điện áp DC đặt trên R24 cũng tăng theo điều này làm cho
Q3 dẫn yếu đi, nội trở C- E(Q3) tăng làm cho tín hiệu ngõ vào cực B(Q2) giảm T2
dẫn yếu làm tín hiệu ra giảm về mức cho phép.
+ Nếu tín hiệu vào nhỏ hơn mức bình thường làm tín hiệu ra cũng giảm theo.Tín
hiệu đưa về hồi tiếp giảm đi, điện áp DC đặt trên R24 cũng giảm theo điều này làm
cho T3 dẫn mạnh lên, nội trở C- E(Q3) giảm làm cho tín hiệu ngõ vào cực B(Q2)
tăng T2 mạnh lên làm tín hiệu ra tăng lên mức cho phép.
d. Những ưu điểm và nhược điểm của mạch:
+ Hiệu quả cao nhưng khó tính toán phân cực
+ Độ nhạy cao, không gây méo dạng và suy giảm tín hiệu.
4.4 Mạch ALC sử dụng IC:
a. Sơ đồ mach điện:
35
b. Tác dụng của các linh kiện trong mạch:
+ IC M5154 2L: Thực hiện chức năng khuếch đại đầu từ, ngoài ra IC này sử dụng
chân số 8 để thực hiện chức năng lấy tín hiệu hồi tiếp từ đầu ra đưa về điều chỉnh
mức ghi (ALC).
+ IC LB1416: Thực hiện chức năng báo mức và điều chỉnh mức điện áp hồi tiếp
cho mạch ALC thông qua chân số 14 của IC này.
+ R1(3K9), R2(3K3), R3(8K2), R4(1K), C1(0.02pF),C2(2.2MF) tạo thành mạch hồi
tiếp tín hiệu ra.
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
Tín hiệu cần ghi được đưa vào Mic rồi qua mạch tiền khuếch đại dùng BJT nhằm
tăng biên độ tín hiệu sau đó tín hiệu tiếp tục được đưa vào chân số 11 và chân
số 5 của IC M5154 2L thực hiện khuếch đại và sửa sai thông qua 2 vi mạch
thuật toán. Tín hiệu này được đưa ra chân 10 và 6 của IC M5154 2L và được
chia thành 2 đường:
+ Đường thứ nhất: Đưa đến đầu từ ghi để thực hiện chức năng ghi.
+ Đường thứ hai: Tín hiệu được đưa đến chân 2,3 của IC LB1416 thực hiện báo
mức tín hiệu và lấy tín hiệu hồi tiếp đưa ra chân sô 14 thông qua cầu phân áp( là
các điện trở và tụ: R1(3K9), R2(3K3), R3(8K2), R4(1K), C1(0.2MF),C2(2.2MF)) rồi
đưa về chân số 8 của IC M5154 2L thực hiện báo mức thông qua 2 điện trở đưa vào
chân số 11 và 5 của IC M5154 2L thực hiện chức năng điều chỉnh mức ghi.
d. Những ưu điểm và nhược điểm của mạch:
+ Đơn giản, dễ thực hiện
36
+ Độ nhạy cao, không gây méo dạng và suy giảm tín hiệu.
4.5. Phương pháp chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa mạch ALC:
4.5.1 Chẩn đoán, kiểm tra ALC:
Hiện tượng:
Tín hiệu ghi trên băng từ lúc to lúc nhỏ.
Phương pháp kiểm tra.
+ Phương pháp kiểm tra loại trừ
+ Phương pháp kiểm tra phân tích.
+ Phương pháp kiểm tra loại trừ kết hợp với phân tích.
Trình tự kiểm tra.
+ Kiểm tra đầu từ
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch KĐ .
+ Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor hoặc IC(BA 328):
Khảo sát các chân của IC BA328 trên board mạch:
IC BA 328 Số chân IC
1 2 3 4 5 6 7 8
Vcc các chân
Vcc
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan.
4.5.2 Sửa chữa mạch ALC:
+ Thay thế linh kiện hư.
+ Thay bằng Board mạch bán sẵn trên thị trường.
37
BÀI 5: MÔ – TƠ VÀ MẠCH ỔN TỐC
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và phân loại Mô-tơ và mạch ổn tốc theo đúng nội dung đã
học.
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch ổn tốc theo đúng nội dung đã học.
- Trình bày đúng phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế mô-tơ và
mạch ổn tốc.
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế Mô-tơ và mạch ổn tốc theo đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
5.1 Môtơ:
5.1.1.Cấu tạo:
Motor DC gồm;
+ Phầm cảm: Thường được chế tạo từ vật liệu sắt từ hay ferit có từ tính. Nam
châm này thường được từ hóa mạnh và trở thành các nam châm vĩnh cửu. Từ
trường của phần cảm sẽ tạo ra lực từ trong các cạnh cuộn dây.
+ Phần ứng: Làm bằng vật liệu sắt từ, trên đó có các rãnh để đặt các khung dây,
các khung dây được quấn trên các rãnh và tạo ra các cạnh ứng nằm trong từ
trường của phần cảm.
+ Chổi than: Có kết cấu là 2 lá đồng ép vào cổ để lấy điện.
+ Vỏ chống ồn: Được đặt trong vỏ kim loại
+ Vít ly tâm: Có mặt ở các mô tơ đời cũ.
38
5.1.2 Phân loại:
Motor thường chia làm 2 loai là mootor DC và AC
5.1.3 Nguyên lý hoạt động:
Dòng điện một chiều được cấp vào hai cực của Mô-tơ. Thông qua chổi than dòng
điện được đưa vào cuộn dây phần ứng. Tạo ra từ trường. Từ trường này lệch với từ
trường do nam châm phần cảm tạo ra. Kết quả làm cho phần ứng (rotor) lệch khỏi
vị trí ban đầu tạo ra chuyển động quay.
5.1.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng và cực tính Mô-tơ:
Dùng V.O.M nấc x 10 omh kẹp 2 que đo vào 2 cực của Mô-tơ. Động cơ quay
sau đó ta đổi chiều que đo động cơ quay theo chiều ngược lại là tốt.
Trong trường hợp động cơ quay cùng chiều kim đồng hồ. Cực nào nối với que đen
của đồng hồ là cực(+) còn cực nào nối với que đỏ là cực(-).
39
5.2. Hệ thống ổn tốc:
5.2.1 Khái niệm về ổn tốc:
Mạch ổn tốc có nhiệm vụ giữ cho tốc độ quay băng không đổi trong quá trình Play,
mạch ổn tốc được gắn ở sau mô tơ, tốc độ Mô tơ phụ thuộc vào điện áp cung cấp
cho Môtơ, vì vậy mạch ổn tốc chính là mạch ổn áp tuyến tính.
Mạch ổn tốc cho mô tơ.
5.2.2 Phân loại:
a. Mạch ổn tốc sử dụng linh kiện rời.
Sơ đồ ổn tốc động cơ DC
Transistor Q2 coi như điện trở động (Rđ). Khi dẫn yếu Rđ lớn, khi dẫn mạch Rđ
giảm (Rđ là điện trở tiếp tiếp giáp C-E của transistor).
Q1 điều khiển Q2 làm Rđ của nó thay đổi. Mạch cầu có 4 cạnh ACDE bao gồm
các linh kiện thụ động và tích cực. Nó sẽ mất cân bằng khi dòng Im thay đổi, sẽ
làm thay đổi điện áp điểm C thay đổi khích Q1 dẫn mạnh hay yếu để điều khiển
Q2.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
40
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE hiệu Philip.
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE hiệu Sanyo.
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE GE – 575.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
41
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE UHER-4000
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE AKAI của nhật
b. Mạch ổn tốc sử dụng IC.
- Tác dụng của các linh kiện trong mạch.
+ Q2 là transistor sửa sai.
+ R1 và Dz tạo ra áp chuẩn đưa vào chân E.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
42
+ R2 và VR1 tạo ra điện áp lấy mẫu.
+ VR1 là biến trở chỉnh tốc độ.
5.2.3 Hỏng Môtơ: Chủ yếu là do hỏng mạch ổn tốc, biểu hiện là băng quay nhanh như
tua và chỉnh tốc độ không tác dụng hoặc băng không quay mặc dù nguồn cung cấp đã
có.
5.3. Phương pháp điều chỉnh tốc độ quay Mô-tơ:
- Mô tơ là động cơ kéo băng trong quá trình Play và tua đi tua lại.
- Hiện nay có nhiều loại 6V, 9V , 12V , Mô tơ quay ngược ký hiệu trên thân chữ L,
mô tơ quay thuận ký hiệu chữ R.
- Khi thay mô tơ bạn cần thay đúng điện áp và đúng chiều quay.
- Chỉnh lại ốc chỉnh tốc độ phía sau Mô tơ nếu tốc độ quay chưa đúng.
5.4. Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế mô-tơ và mạch ổn
tốc:
Hiện tượng 1: Máy có tín hiệu ra loa nhưng tín hiệu bị méo.
Hiện tượng 2: Ấn phím ‘Play’ băng không quay.
- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
+ Phương pháp loại trừ hư hỏng.
+ Phương pháp phân tích hiện tượng hư hỏng.
- Quy trình sửa chữa:
Bước 1: Xác định hiện tượng hư hỏng.
+ Chẩn đoán được các hư hỏng dựa vào hiện tượng.
+ Căn cứ vào sơ đồ khối để chẩn đoán khối hỏng.
+ Căn cứ vào sơ đồ nguyên lý để chẩn đoán linh kiện hỏng.
+ Đưa ra các nhận xét ban đầu.
Bước 2: Kiểm tra linh kiện hỏng và đưa ra kết luận.
Bước 3: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 4: Kiểm tra tổng thể, cấp nguồn chạy thử. Đưa ra kết luận.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
43
BÀI 6: HỆ THỐNG CƠ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Học xong bài này học viên sẽ thực hiện:
- Phân tích đúng cấu tạo, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống cơ theo đúng nội dung
đã học.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của hệ thống cơ theo đúng nội dung đã học.
- Sửa chữa hệ thống cơ theo đúng yêu cầu thiết kế của máy.
- Thay thế hệ thống cơ trong Máy CASSETTE dân dụng đúng chỉ tiêu kỹ thuật.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
6.1 Hệ cơ thường:
- Sơ đồ các thành phần chính trong hệ cơ.
Phía trước bộ cơ
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
44
Phía sau bộ cơ .
- Chức năng và nhiệm vụ của các thành phần.
- Nguyên tắc hoạt động của hệ cơ.
6.2 Hệ cơ có chức năng điều khiển:
- Sơ đồ bố trí các thành phần của hệ cơ.
- Chức năng và nhiệm vụ của các thành phần trong hệ cơ.
- Nguyên tắc hoạt động của các thành phần.
- Nguyên tắc hoạt động của hệ cơ có chức năng autostop.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
45
6.3 Điều khiển Auto stop bằng cơ khí:
6.4 Điều khiển Auto stop bằng mạch điện điều khiển:
6.5 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế hệ cơ:
Hiện tượng 1: Máy có điện vào, casette vẫn hoạt động, mở băng không quay
- Nguyên nhân :
+ Hỏng Mô tơ
+ Đứt dây curoa
+ Công tắc trên bộ cơ không tiếp xúc
- Khắc phục :
+ Kiểm tra và thay dây curoa nếu bị nhùng
+ Đo điện áp cấp cho Mô tơ, nếu có điện mà mô tơ không quay thì thay mô tơ.
+ Kiểm tra và làm vệ sinh công tắc trên bộ cơ nếu không có nguồn cấp vào Môtơ
Hiện tượng 2: Băng thường xuyên bị rối, hoặc trục thu băng không quay
- Nguyên nhân :
+ Đứt hoặc bị trùng dây curoa phụ kéo bánh trung gian
+ Bánh răng trong gian bị mòn, bị sứt một số răng hoặc bị dơ
- Khắc phục :
+ Kiểm tra và thay dây culoa phụ kéo trục quấn băng
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
46
+ Kiểm tra và thay các bánh răng trung gian
Hiện tượng 3: Tiếng bị méo nghe không rõ lúc nhanh lúc chậm
- Nguyên nhân:
+ Môtơ bị hỏng mạch ổn tốc
+ Dây culoa bị nhùng
+ Bánh tỳ ép băng bị kẹt
- Khắc phục :
+ Kiểm tra và thay các dây curoa
+ Kiểm tra và thay bánh tỳ cao su
+ Thay Mô tơ nếu đã hỏng.
Hiện tượng 4: Băng bị quấn quăn mép dây băng.
- Nguyên nhân :
+ Bánh tỳ cao su bị hỏng không còn sự đàn hồi
- Khắc phục :
+ Lau sạch bề mặt bánh tỳ cao su bằng cồn
+ Thay bánh tỳ cao su mới
Hiện tượng 5: Âm thanh nghe trầm và nhỏ
- Nguyên nhân :
+ Đầu từ đọc bị bẩn , hoặc đầu từ đọc bị mòn.
+ Đầu từ chỉnh sai ốc phương vị.
- Khắc phục :
+ Lau sạch đầu từ bằng cồn nếu bẩn
+ Chỉnh lại ốc phương vị (ốc bắt đầu từ có lò xo)
+ Thay đầu từ mới.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
47
BÀI 7: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Trình bày đúng chức năng nhiệm vụ của các mạch điều khiển theo đúng nội dung
đã học.
- Trình bày nguyên lý làm việc của các mạch điều khiển trong Máy CASSETTE
dân dụng theo đúng nội dung đã học.
- Xác định được vị trí các mạch điều khiển trong Máy CASSETTE đúng với nội
dung đã học.
- Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch điều
khiển theo đúng nội dung đã học.
- Kiểm tra, sủa chữa các mạch điều khiển trong Máy CASSETTE dân dụng đúng
chế độ.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
7.1 Mạch tự động tắt máy khi hết băng (Auto stop):
a. Chức năng, nhiệm vụ của mạch.
b. Các kiểu mạch:
* Bộ phát xung dùng đĩa cam điện.
- Nhiệm vụ linh kiện:
+ T1, T2 mắc theo kiểu tích hợp nhằm tăng độ ổn định về dòng điện có nhiệm vụ điều
khiển ngắt mạch cấp nguồn cho động cơ.
+ R1, R2, R3 làm nhiệm vụ phân cực cho cực B của Transistor
+ R4 phân cực cho cực C của Transistor của T1 đồng thời là điện trở tải của T1.
+ C1-D2, C2- D1: Mạch D-A converter, biến đổi dạng xung ra dạng điện áp liên tục,
điều khiển ngắt T1,T2 khi chạy băng và mở T1, T2 khi băng dừng hẳn.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
48
- Nguyên lý hoạt động:
+ Khi băng đang chạy: Khi băng từ di chuyển bình thường, điện áp nguồn cung cấp
cho mạch. Dòng nạp cho tụ C2, là dòng một chiều qua điện trở R3. Vì băng từ đang di
chuyển bình thường nên trục quấn băng đang quay và đĩa cam điện cũng đang quay,
lúc đó tụ C1 lúc thì được nạp điện thông qua R1, R2 và điôt D2, lúc thì phóng điện qua
R2 và là nhíp của đĩa cam điện. Dòng nạp cho tụ C1 là thành phần xung điện. Do mạch
điôt D1,D2 được mắc vào cực gốc của T1 (2SC372) nên tụ C2 không nạp đầy được nên
làm cho T1 ngưng dẫn và dẫn đến T2 ngưng dẫn(không dẫn điện).
+ Khi băng dừng: Lúc này trục quấn băng ngừng quay và do đó, đĩa cam điện không
quay. Tụ C2 được nạp đầy đến cực đại, T1 dẫn kéo theo T2 dẫn điện. Dòng cực góp
của T2 qua cuộn dây nam châm điện lõi của nam châm bị hút, mở móc gài, ngắt mạch
cấp nguồn cho động cơ điện và nút play nhảy lên.
+ Đĩa cam điện có bề mặt gồm hai phần, phần lá đồng dẫn điện và phần trống không
dẫn điện. Đĩa cam được gắn với trục quấn băng. Lá nhíp làm bằng đồng thau có độ
đàn hồi tốt được đặt tì lên mặt đĩa cam điện.
* Bộ phát xung dùng kỹ thuật cảm biến quang.
7.2 Hệ tự động đổi chiều bài hát (Auto Reverse):
a. Chức năng và nhiệm vụ của mạch.
b. Các kiểu mạch:
c. Mạch đổi đầu từ.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
49
d. Mạch đổi chiều quay của băng.
7.3 Mạch điều khiển từ xa:
- Chức năng, nhiệm vụ của mạch.
- Sơ đồ mạch điện.
- Chức năng của các linh kiện trong mạch.
- Nguyên lý hoạt động của mạch.
7.4 Mạch nhận tín hiệu điều khiển từ xa:
- Chức năng, nhiệm vụ của mạch.
- Sơ đồ mạch điện.
- Chức năng của các linh kiện trong mạch.
- Nguyên lý hoạt động của mạch.
7.5 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch
điều khiển:
- Sửa chữa mạch điều khiển tự động tắt máy khi hết băng.
- Sửa chữa mạch điều khiển tự động đổi chiều bài hát.
- Sửa chữa mạch điều khiển từ xa.
- Sửa chữa mạch nhận tín hiệu điều khiển từ xa.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
50
BÀI 8 : HỆ THỐNG HIỆN THỊ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống hiển thị theo đúng nội dung đã
học.
- Xác định được vị trí của hệ thống hiển thị trong Máy CASSETTE theo đúng nội
dung đã học.
- Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong hệ thống hiển thị
theo đúng nội dung đã học.
- Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế hệ thống hiển thị đúng chỉ tiêu kỹ thuật.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
8.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống hiển thị:
a. Hiện nay trong máy Cassette có các kiểu hiển thị sau:
+ Hiện thị bằng LED: Kiểu LED bình thường để chỉ báo nguồn, tạo độ sáng cho bàn
phím, cho khay đĩa
+ Hiển thị bằng Led 6,7,15 đoạn: Được dùng để chỉ báo các chức năng của máy như:
Play, FF, REV, chỉ số bài hát
b. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối trong các mạch hiển thị của máy
Cassette:
+ Sơ đồ:
+ Nhiệm vụ các khối:
- Khối điều khiển hệ thống(CPU): Cấp dữ liệu giải mã cho khối giải mã hiển thị khi
máy đang thực hiện một chức năng nào đó như: Báo số, thời gian của bài hát
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
51
- Khối giải mã hiển thị: Thực hiện giải mã dữ liệu từ khối điều khiển đưa tới các mạch
Led 6,7,15 đoạn tương ứng.
- Khối Led 6 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các lệnh Play, FF, REV, Pause cho người
dùng biết các thông tin cần thiết khi máy đang thực hiện.
- Khối Led 7 đoạn: Phát sáng để chỉ báo số từ 0 đến 9 cho người dùng biết các thông
tin cần thiết khi máy đang thực hiện.
- Khối Led 15 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các chữ cái từ A đến Z cho người dùng biết
các thông tin cần thiết khi máy đang thực hiện.
+ Khi thực hiện một chức năng nào đó, lúc này CPU sẽ cấp các bits dữ liệu cho khối
giải mã hiển thị. Tùy theo cách phân bố các đoạn hiển thị mà khối giải mã sẽ thực hiện
phương án giải mã khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ các quy tắc sau:
- Cách đấu các đoạn Led: Cách đấu theo Anot chung(P com : Các ngõ ra của khối giải
mã hiển thị có mức cao Led sáng) hoặc Katot chung(N com: Các ngõ ra của khối giải
mã hiển thị có mức thấp Led sáng).
- Khối giải mã hiển thị phải tuân theo các bảng sau ứng với các loại Led:
* Led 6 đoạn:
* Led 7 đoạn:
* Led 15 đoạn:
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
52
- Cách phân bố các đoạn Led hiển thị:
Khi số Led ít thì khối giải mã hiển thị sẽ giải mã trực tiếp từ mã nhị phân sang mã các
đoạn tương ứng với bảng trạng thái của các Led trên. Nhưng khi số lượng hiển thị tăng
lên thì ngõ ra của khối giải mã sẽ tăng lên rất nhiều do đó mạch điện sẽ rất phức tạp.
Do đó khi thiết kế thường phân bố các đoạn Led theo kiểu ma trận sẽ giảm ngõ ra của
khối giải mã đi rất nhiều. Với cách phân bố các đoạn Led theo ma trận khối giải mã sẽ
thực hiện giải mã các bits nhị phân từ khối CPU đưa tới thành mã quét theo hàng x cột.
Ví dụ: Mô tả xung quét tạo hiển thị:
c. Hệ thống hiển thị sử dụng IC làm chức năng chỉ thị LED:
+ Sơ đồ mạch điện.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
53
+ Chức năng các linh kiện trong mạch:
- IC BA 5137: Thực hiện chức năng giải mã nhị phân sang mã các đoạn Led tương
ứng.
+ Nguyên lý hoạt động của mạch:
Khi thực hiện một chức năng nào đó, lúc này CPU sẽ cấp các bits dữ liệu cho IC
giải mã hiển thị(IC BA 5137). Tùy theo cách phân bố các đoạn hiển thị mà khối
giải mã sẽ thực hiện phương án giải mã khác nhau để thực hiện các chức năng hiển
thị cho từng lệnh.
Hệ thống hiển thị có tính chỉ thị phổ tần.
+ Sơ đồ mạch điện.
+ Chức năng các linh kiện trong mạch:
IC LE 1416: Thực hiện chức năng giải mã nhị phân sang mã các đoạn Led tương
ứng.
+ Nguyên lý hoạt động của mạch:
Khi thực hiện một chức năng nào đó, lúc này CPU sẽ cấp các bits dữ liệu cho IC
giải mã hiển thị(IC LE 1416). Tùy theo cách phân bố các đoạn hiển thị mà khối giải
mã sẽ thực hiện phương án giải mã khác nhau để thực hiện các chức năng hiển thị
cho từng lệnh.
8.2 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong hệ thống
hiển thị:
a. Sửa chữa mạch hiển thị sử dụng IC làm chức năng chỉ thị LED.
- Chuẩn bị vật tư thực tập.
- Tiến hành kiểm tra khảo sát hoạt động của mạch gải mã hiển thị sử dụng IC làm
chức năng chỉ thị LED.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
54
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng cảu mạch hiển thi sử dụng sử dụng
IC làm chức năng chỉ thị LED(nếu có).
- Đưa ra các kết luận ban đầu.
b. Sửa chữa mạch hiển thị có tính chỉ thị phổ tần.
- Chuẩn bị vật tư thực tập.
- Tiến hành kiểm tra khảo sát hoạt động của mạch gải mã hiển thị có tính chỉ thị
phổ tần.
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng cảu mạch hiển thị có tính chỉ thị
phổ tần (nếu có).
- Đưa ra các kết luận ban đầu.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
55
BÀI 9: HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN
ĐOÁN HƯ HỎNG CỦA MÁY CASSETTE.
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Mô tả, phân tích hiện tượng và nguyên nhân sự cố một cách đầy đủ và chính xác.
- Trình bày và lập được qui trình kiểm tra Máy CASSETTE bị sự cố.
- Chẩn đoán khối vùng mạch có sự cố chính xác và nhanh chóng.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
9.1 Hiện tượng và các nguyên nhân hư hỏng của Máy CASSETTE :
a. Yêu cầu khi sữa chữa một thiết bị hỏng:
- Thu thập thông tin: Đó là sự hiểu biết đầy đủ về công việc mình đang làm. Biết cách
vận hành máy, biết nguyên lý làm việc của các kiểu mạch điện.
- Phải có trang bị đầy đủ, hay thật đủ các thiết bị dùng cho công tác dò Pan và sửa
máy, như: Các máy đo, các loại máy dò tìm tín hiệu, cây hàn, các loại vít tháo máy
và đặc biệt là phải thật chịu khó và kiên trì.
- Phải biết tích luỹ và khai thác kinh nghiệm các lần sửa trước, phải biết nơi có thể
bán linh kiện thay thế
b. Cách thử sơ bộ một thiết bị cassette có hỏng hay không.
- Thử phần tăng âm.
Bước 1: Thử hiệu ứng Graphic Equalizer Amplifier.
- Các nút chỉnh chọn tầng ở chính giữa
- Mở máy không có băng và mở hết volume để nghe tiếng “xì” phát ra ở loa.
- Tiến hành chỉnh thử các nút chọn tần, nếu ứng với mỗi nút chỉnh, cường độ tiếng xì
có thay đổi rõ rệt là hệ thống chỉnh còn tốt.
Bước 2: Chỉnh sự cân bằng của hai kênh (Balance).
- Mở hết volume và cho máy chạy không băng.
- Xoay hết nút Balance sang phải và áp tai vào nghe loa phải.
- Tiến hành ngược lại đối với loa trái.
Kết luận: Nếu cường độ và dạng tiếng xì thì chất lượng của mạch khuếch đại tốt ngang
nhau. Ngược lại thì mạch tăng âm không cân, trong mạch có thể đã có linh kiện thay
đổi trị số.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
56
c. Thử hệ cơ của phần cassette:
Bước 1: Thử vấn đề quấn băng nhanh
- Đóng hết Volume, mở máy ấn núm Fast Forwod(FF), trục quấn băng sẽ quay nhanh,
đồng thời lấy ngón tay đè nhẹ lên trục để kiểm tra lực quay.
-Làm tương tự đối với phím Rewind (RWD).
Kết luận: Nếu lực quay mạnh thì hệ truyền động tốt. Nếu lực quay yếu thì hệ truyền
động bị hư hoặc bị dính nhớt.
Bước 2: Thử phím Play và Pause.
- Ấn phím Play, khi đó trục quấn băng sẽ quay. Bánh ép sẽ đè lên trục bánh trên và
quay, đầu từ sẽ hạ xuống.
- Lấy ngón tay đè nhẹ lên trục quấn băng để đo lực quay.
- Khi ấn phím Pause thì bánh ép phải rời xa trục bánh trên và trục quấn băng phải
ngừng quay.
d. Thử phát (Play) và thử ghi (Record):
Bước 1: Thử phát:
- Đặt băng có chất lượng tốt vào và cho phát. Khi nghe ta tiến hành nghe ở mức
Volume nhỏ và ở mức Volume lớn
- Khi nghe chú ý đến các sự thay đổi của thành phần âm sắc ở các mức âm lượng khác
nhau. Nếu các mức âm lượng khác nhau mà âm sắc thay đổi quá lớn là chất lượng của
loa kém.
- Chú ý: Khi nghe ở mức âm lượng lớn mà đèn báo nguồn chớp chớp thì đó là hiện
tượng của nguồn kém.
Bước 2: Thử ghi: Đặt băng trắng vào để ghi.
- Ghi radio: Cho máy thu đài và ấn nút ghi ( nút Play và Record). Sau đó cho máy phát
lại nghe thử, nếu nghe tiếng rõ và đủ lớn là tốt.
- Ghi từ Micro trong máy: Nói vào míc các âm cao và âm thấp và các âm kéo dài. Sau
đó cho máy phát lại nghe thử, nếu tiếng nghe rõ và trung thực là máy tốt.
- Ghi từ xa để thử độ nhạy của máy: Tiến hành tương tự nhưng đưa máy ra xa.
9.2 Quy trình kiểm tra Máy CASSETTE:
a. Hiện tượng nguyên nhân và hư hỏng các bộ phận của máy cassette:
Thực tế cho thấy hư hỏng ở máy cassette phần lớn là hư hỏng ở phần cơ cấu truyền
động băng, còn phần mạch điện tử thường làm việc ổn định và chúng được lắp ráp trên
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
57
những bo mạch (board) riêng cho mỗi khối chức năng. Các bo mạch này được kết nối
với nhau tạo thành mạch máy nhờ những đầu nối có thể cắm vào, rút ra dễ dàng. Tuy
nhiên việc hư hỏng không những đối với phần cơ mà phần điện đôi khi cũng có thể
xảy ra đối với người sử dụng, sau đây sẽ liệt kê một số pan bệnh thường gặp và
nguyên nhân của chúng:
b. Băng từ:
- Băng di chuyển sai vận tốc quy định hoặc rối băng.
Nguyên nhân: Dây curoa bị giản quá rộng, trục xoay bị kẹt, ròng rọc trên trục động cơ
bị tuột.
- Băng chạy theo trục dẫn động, băng bị ghấp nếp, rối băng.
Nguyên nhân: Bánh ép băng từ không tiếp xúc với trục dẫn động( bánh ép bị mòn,
méo, lệch), đường dẫn băng bị lệch.
- Băng di chuyển có vận tốc không ổn định.
Nguyên nhân: Băng từ và đầu từ không tiếp xúc tốt, vị trí bánh đà không đúng, dây
curoa bị mòn khuyết.
c. Hỏng nguồn: Mở máy, công tắc ở vị trí ON, nhưng đèn báo không sáng, máy không
hoạt động.
Nguyên nhân: Công tắc nguồn, dây nguồn, biến áp nguồn, các linh kiện thuộc mạch
nguồn, máy đặt sai mức nguồn, máy sử dụng quá lâu với nguồn sai điện áp cung cấp
d. Hỏng loa: Mất âm thanh hoặc âm thanh bị rè.
e. Hỏng tầng công suất: Không có âm thanh, hoặc âm thanh nói nhỏ và nghe nghẹt:
Cắm sai nguồn, linh kiện sai trị số, volume hỏng,
f. Hỏng Equalizer: Không có âm thanh hoặc âm thanh nói nhỏ: Linh kiện sai trị số,
nguồn cấp yếu..
g. Hỏng đầu từ: Radio nói bình thường, cassette băng quay nhưng không có tiếng ở
loa: đầu từ mòn, đầu từ bị bẩn bụi, đầu từ bị dính từ dư
h. Hỏng motor:
Nguyên nhân. Mòn than ở cổ lấy điện do máy hát quá nhiều, chết IC của mạch ổn tốc.
j. Hỏng phần cơ: Hiện tượng máy hát nhựa, radio hát bình thường, nguyên do giãn dây
kéo(cu - roa), mòn lớp nhựa của bánh ép băng,
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
58
9.3 Quy trình kiểm tra sửa chữa và định pan như sau:
a. Quan sát hiện tượng, thu thập các thông tin liên quan về máy đang bị hư và có các
kết luận ban đầu:
Phỏng vấn người sử dụng máy, hay người chủ máy. Khéo léo đặt câu hỏi hay đưa ra
các câu gợi ý để người sử dụng máy nói rõ về các hiện tượng họ đã ghi nhận được lúc
máy bị hư, hãy hỏi về tình trạng của máy lúc bình thường, có gắng lắng nghe tích luỹ
những thông tin có ích loại trừ những thông tin giả.
+ Sau khi tiến hành thu thập thông tin, tiếp đó ta hãy kiểm tra sơ khởi ban đầu như
xem lại tình trạng của máy, kiểm tra lại các thông tin do chủ máy cung cấp, kiểm tra
lại các phỏng đoán sơ khởi ban đầu.
+ Quan sát thật kỹ tình trạng của may hư, đại thể như, máy model mới hay cũ, máy
còn mới hay đã nátLúc này, hãy tự đặt câu hỏi như mình có quen với loại máy này
không? Mình có sơ đồ của loại máy này không?...
b. Tìm cách mở máy, đo kiểm để đánh giá các phỏng đoán ban đầu:
Giai đoạn này nặng nề phần thực hành nhiều hơn, nó cần nhười thợ phải khéo tay, khi
đo không để cây đo chạm qua các phần khác, biết cách tạo ra các cách thử nhanh, sử
dụng cây hàn đúng cách, thao tác phân minh dứt khoát, không lúng túng, biết các sử
dụng các thiết bị dò tìm hiện đại
c. Giai đoạn cữa chữa và thử lại máy:
Một số lưu ý của giai đoạn này:
+ Khi thay thế linh kiện hư không phải lúc nào linh kiện đó cũng có bán sẵn trên thị
trường, chính vì vậy giai đoạn này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về vật liệu linh kiện
nhằm khi gặp linh kiện không có bán trên thị trường thì chúng ta phải tìm linh kiện
tương đương để thay thế.
+ Khi thay xong linh kiện, bạn phải thử lại máy. Đo kiểm lại một số điểm để xác lập
các tham số của mạch lúc máy đã ở trạng thái tốt, công việc này có ích cho các lần
nhận máy sau.
+ Cuối cùng là công việc giao trả máy cho khách hàng, giai đoạn này nằm ở quan hệ
giữa người và người. Lúc này phải biết cách giao máy, làm an tâm người chủ máy,
như: Giải thích ngắn gọn chỗ hư, hoàn trả cho chủ máy các linh kiện hư, thu chi phí
vừa phải và nhất là để chủ máy tự vận hành máy cho đến lúc họ thấy vừa ý.
d. Kiểm tra phán đoán khối chức năng có sự cố:
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
59
- Sau khi tiến hành quy trình kiểm tra máy, chúng ta đã phần nào xác định được khối
chức năng nào đó bị hư, để tiến hành sửa chữa và xác định đúng linh kiện của khối
chức năng bị hư thì có rất nhiều cách như: Bằng phương pháp so sánh, bằng phương
pháp loại trừ.
- Ví dụ: Giả sử ta định được pan đó là do hỏng nguồn(mở máy, công tắc ở vị trí ON,
nhưng đèn báo không sáng, máy không hoạt động).
Nguyên nhân: Công tắc nguồn, dây nguồn, biến áp nguồn, các linh kiện thuộc mạch
nguồn, máy đặt sai mức nguồn, máy sử dụng quá lâu với nguồn sai điện áp cung
cấp) nhưng lại chưa biết bộ phận nào bị hư ta làm như sau:
+ Quan sát và vẽ được sơ đồ nguyên lý của khối mạch nguồn.
phân tích được nhiệm vụ linh kiện của khối và nguyên lý hoạt động của mạch.
+ Tiến hành kiểm tra và đo thử mạch điện như sau:
- Để đồng hồ ở thanh x1Ω, đo vào hai đầu cuộn sơ cấp biến áp 220VAC, nếu kim
đồng hồ lên một chút là biến áp vẫn bình thường, nếu kim không lên là đứt cầu
chì(ngay sau lớp vỏ nhựa- trong biến áp- trông như con tụ gốm) hoặc biến áp bị
cháy, trường hợp biến áp bị cháy thì phải thay biến áp mới hoặc quấn lại nhưng lưu
ý khi thay biến áp mới thì biến áp mới phải cùng công suất, và nguồn cung cấp phải
đúng yêu cầu của mạch
- Nếu biến áp tốt, học sinh cấp nguồn và đo điện áp xoay chiều (thang AC 50V)
trên hai đầu dây thứ cấp.
- Chuyển sang thang đo DC và đo trên hai đầu tụ lọc, nếu điên áp thấp hoặc chưa
có, lúc đó cần kiểm tra cầu diode, nếu đã co điên áp ra đủ=> bộ nguồn đã hoạt động
tốt.
- Lưu ý: Khi sửa chữa bộ nguồn chúng ta phải cô lập tải tránh chạm chập phần tải
gây hỏng nguồn hoặc chạm chập nguồn gây hỏng các tải tầng sau.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
60
9.4 Xây dựng lưu đồ phân tích phán đoán khối mạch chức năng có khả năng bị sự
cố từ các hiện tượng:
Đây là giai đoạn giúp người thợ vào nghề hình thành một thói quen và kỹ năng thật
chính xác nhằm giúp cho việc sữa chữa được nhanh hơn. Ta cũng lấy ví dụ về mạch
nguồn trên để xây dựng lưu đồ.
Thiết kế lắp một máy cassette đơn giản theo các thông số cho sau: Học sinh hãy tự lắp
một chiếc Cassette theo sơ đồ mạch dưới đây, sau khi lắp thành công học sinh sẽ tự rút
ra cho mình được nhiều kinh nghiệm bổ ích.
Sơ đồ mạch dưới đây đã lắp và chạy thử nghe rất hay, nếu học sinh lắp mà âm thanh
nhỏ hoặc bị rè thì cần đối chiếu lại với sơ đồ cho chính xác giá trị các linh kiện, tổng
giá thành của mạch hết khoảng 50.000VNĐ (chưa kể loa và băng để thử)
Sau khi lắp xong , nếu học sinh thay đầu từ bằng một chiếc Micro thì sẽ có một chiếc
tăng âm nho nhỏ, và học sinh cũng hiểu rằng Amply công suất lớn cũng có nguyên lý
tương tự, chỉ khác là nguồn cung cấp cao hơn, tầng công suất lắp các transistor có
công xuất lớn hơn mà thôi.
Bắt đầu
Kiểm tra dây nguồn
Tốt
Hỏng
Kiểm tra cuộn sơ cấp BA
nguồn
Hỏng
Tốt
Kiểm tra cuộn thứ
cấp BA nguồn
Kiểm tra cuộn thứ cấp BA
nguồn
Hỏng
Tốt
Đo đ/a đầu ra cuộn thứ cấp
không
có
Đo đ/a đầu ra sau cầu tại
hai cực của tụ
có
không
Sửa chữa thay thế
nếu hỏng
Sửa chữa thay thế
nếu hỏng
Sửa chữa thay thế
nếu hỏng
Sửa chữa thay thế
nếu hỏng
Sửa chữa thay thế
nếu hỏng
Bộ nguồn tốt hư hỏng thuộc phần
sau
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
61
Sơ đồ Cassette đơn giản - Nguồn 12V DC
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
62
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
63
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Anh Ba Mạch điện trong máy ghi âm, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội,
2003.
2. KS. Trần Lưu Hân Tìm hiểu về máy ghi âm, NXB nghe nhìn Hà Nội, 2000.
3. Mai Thanh Thụ Kỹ thuật truyền thanh. Tập III NXB Bưu điện, Hà Nội, 1989.
4. Nguyễn văn Khang, Nguyễn văn Ninh Thiết bị truyền thanh - NXB Công nhân
kỹ thuật 1984.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_may_cassette.pdf