Giới thiệu:
Bài học trình bày các sơ đồ nhất thứ, nhị thứ tủ điện phụ tải như tủ chiếu sáng, tủ điều khiển động cơ, cách thức lắp các thiết bị nhất thứ, nhị thứ trong tủ.
Mục tiêu:
- Đọc được bản vẽ lắp đặt tủ điện phụ tải.
- Lắp đặt tủ điện phụ tải đảm bảo an toàn và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng;
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác 5S.
Nội dung:
27 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lắp đặt tủ bảng điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay điện năng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp,
giao thông vận tải, nông lâm nghiệp, thông tin liên lạc và dịch vụ..Điện năng
rất quan trọng cho cơ khí hóa và tự động hóa để tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của ngành điện đòi hỏi cần phải chuẩn bị số lượng lớn các
công nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư để tham gia vào công việc lắp đặt, vận hành
trạm biến áp, đường dây truyền tải điện, phân phối điện.
Từ nhu cầu thực tế sản xuất và nhu cầu học tập trong nhà trường, chúng tôi
biên soạn cuốn Giáo trình Lắp đặt tủ bảng điện.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng tham khảo, cập nhật những
kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng
như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp
trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao.Vì vậy nội dung của
giáo trình đã đáp ứng phần nào tính cấp thiết hiện tại.
Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong quá trình
biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được
sự góp ý của bạn đọc để lần tái bản sau giáo trình sẽ hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến
đóng góp xin gửi về: Khoa Điện - Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc.
Tập thể giảng viên
KHOA ĐIỆN
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
BÀI 1: LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN HẠ THẾ TỔNG ..................................................... 5
1. Đọc bản vẽ lắp đặt ......................................................................................... 5
2. Yêu cầu kỹ thuật. ........................................................................................... 6
3. Lắp đặt tủ điện hạ thế tổng ............................................................................ 7
BÀI 2: LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN PHỤ TẢI .............................................................. 17
1. Lắp đặt tủ phụ tải chiếu sáng....................................................................... 17
2. Lắp đặt tủ phụ tải động lực ......................................................................... 20
Tài liệu cần tham khảo: ................................................................................... 27
3
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Lắp đặt tủ bảng điện
Mã số mô đun: MĐ27
Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành: 80
giờ; Kiểm tra: 04 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun được bố trí trong học kỳ 2, năm thứ hai của chương trình
đào tạo.
- Tính chất: Mô đun Lắp đặt tủ bảng điện là mô đun đào tạo chuyên ngành.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:
* Về kiến thức:
- Đọc và hiểu được các bản vẽ lắp đặt tủ bảng điện;
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, trình tự thực hiện lắp đặt các thiết bị trong
tủ bảng điện.
* Về kỹ năng:
- Lắp đặt được các thiết bị nhất thứ trong tủ bảng điện.
- Lắp đặt được các thiết bị nhị thứ trong tủ bảng điện.
- Lắp đặt được đây dẫn, thanh cái trong tủ bảng điện.
- Kiểm tra, đóng điện vận hành thử đạt tiêu chuẩn.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản thiết bị;
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng;
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác 5S.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
4
STT Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
(*)
1 Lắp đặt tủ điện hạ thế tổng 60 20 38 2
2 Lắp đặt tủ điện phụ tải 60 20 38 2
Cộng 120 40 76 4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:
5
BÀI 1: LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN HẠ THẾ TỔNG
Giới thiệu:
Bài học trình bày các sơ đồ nhất thứ, nhị thứ tủ điện hạ thế tổng, cách thức
lắp các thiết bị nhất thứ, nhị thứ trong tủ hạ thế tổng
Mục tiêu:
- Đọc được bản vẽ lắp đặt tủ điện hạ thế tổng.
- Lắp đặt tủ điện hạ thế tổng đảm bảo an toàn và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng;
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác 5S.
Nội dung: Thời gian: 60h (LT: 20h; TH: 38h, KT
2h)
1. Đọc bản vẽ lắp đặt
1.1. Đọc sơ đồ nối dây mạch nhất thứ tủ điện.
Hình 1-1: Sơ đồ nối dây mạch nhất thứ tủ điện
Phụ tải 1 Phụ tải
2
180kVA-10/0,4kV
10kV
GZ-500
ATM
ATM ATM
DCL
CC
BI
6
1.2. Sơ đồ nối dây mạch nhị thứ.
Hình 1-2: Sơ đồ nối dây mạch nhị thứ tủ điện hạ thế.
2. Yêu cầu kỹ thuật.
2.1 Yêu cầu kỹ thuật lắp mạch nhất thứ tủ điện hạ thế.
- Aptomat tổng được đặt sao cho thuận tiện cho việc luồn cáp tổng trong tủ
hạ áp từ máy biến áp đến Aptomat tổng
- Thanh cái được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo khoảng cách an toàn.
- Bộ chống sét van (GZ-500) phải có quy cách đúng theo yêu cầu của thiết
kế
- Các chi tiết, bộ phận của (GZ-500) phải đầy đủ và nguyên vẹn, chất lượng
còn tốt
- Bộ (GZ-500) phải được lắp đặt chắc chắn trên giá đỡ.
ATM
BI
K
L
kWh kVARh
CC
l
k
KV
A B C O
0
Phụ tải
A A A
V
R
A
TT
N
V1
V2
7
- Bộ (GZ-500) phải được lắp đặt hoặc thay thế theo đúng với yêu cầu của
bản vẽ chi tiết do thiết kế vẽ, yêu cầu
- Vị trí tiếp xúc các cực phía trên của (GZ-500) với thanh cái và các phía
dưới của (GZ-500) với hệ thống nối đất phải tiếp xúc tốt, chắc chắn.
- Lắp thanh dẫn (GZ-500) vào thanh cái của trạm biến áp bằng dây dẫn mềm.
- Các thanh dẫn của (GZ-500) phải cùng nằm trên một mặt phẳng, song song
với nhau
- Lắp cực nối đất của (GZ-500) vào hệ thống nối đất bằng cáp đồng mềm
nhiều sợi;
- Các vị trí đấu nối của dây nối đất phải ép đầu cốt;
- Cách lắp cực nối đất của (GZ-500) phải theo yêu cầu thiết kế
- Dây cáp đấu với (GZ-500) phải chắc chắn, tiếp xúc tốt, không để dây chạm
vào các phần tử khác trong máy biến áp.
2.2 Yêu cầu kỹ thuật lắp mạch nhị thứ tủ điện hạ thế.
- Phải đấu đúng cực tính của máy biến dòng điện theo sơ đồ.
- Tất cả các điểm đấu nối phải chắc chắn cả về điện lẫn cơ khí.
- Lắp đặt xong phải nối tắt ngay cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện
bằng dây đấu có tiết diện tối thiểu là 4mm2
- Mỗi cuộn dây thứ cấp đều được nối đất tại một điểm. Cỡ dây tiếp địa phải
chịu được điều kiện làm việc bình thường như là ngắn mạch trên đường dây với
đất mà không bị hư hỏng.
- Phải kiểm tra máy biến dòng điện có bị sứt mẻ không, không có bụi bẩn
trước khi lắp đặt.
3. Lắp đặt tủ điện hạ thế tổng
3.1 Lắp đặt mạch nhất thứ tủ điện hạ thế tổng.
3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết bị:
STT Tên DC VT TB Đơn vị Số lượng Quy cách
1 Kìm vạn năng 500V
2 Clê Bộ 1 500V
3 Thước mét Cái 1 3m
8
4 Vạch dấu Cái 1
5 Khoan điện Cái 1 220V- 650W
6 Máy mài cầm tay Cái 1 220V- 650W
7 Thanh đỡ Aptomat Thanh 4 40x4 L = 1000
8 Bu lông Cái 12 M8x20
9 Aptomat tổng Bộ 1 LG 500V-300A
10 Aptomat phụ tải Bộ 2 LG 500V-150A
3.1.2. Quy trình lắp đặt Aptomát.
- Lắp đặt các thanh đỡ Aptomat vào khung tủ bằng bu lông. (khoảng cách
các thanh đỡ bằng chiều dài của Aptomat)
- Đặt Aptomat lên thanh đỡ, đánh dấu vị trí cố định Aptomat vào thanh đỡ
để khoan lỗ bắt bu lông
- Dùng khoan điện khoan các lỗ bắt bu lông để cố định Aptomat vào thanh
đỡ.
- Khoảng cách giữa các Aptomat phải đảm bảo tính mỹ thuật, kỹ thuật và an
toàn về điện. Tuỳ theo yêu cầu thực tế ta có thể đặt 2 hoặc 3 Aptomat phụ tải.
Hình 1-3: Lắp đặt khí cụ đóng cắt điện
ATM tổng
ATM phụ tải
9
3.1.2. Quy trình lắp đặt thanh cái.
- Đo.
- Cắt.
- Định hình.
- Khoan lỗ.
- Cố định thanh cái.
- Sơn màu theo quy định.
Hình 1-4: Lắp đặt thanh cái
Áp tô mát
tổng
Áp tô mát phụ
tải
10
3.1.3. Quy trình lắp đặt cầu chì hạ thế:
- Vị trí lắp đặt:
Hình 1-5: Vị trí lắp đặt cầu chì
- Vạch dấu lắp giá đỡ cầu chì:
Bảng 4: Số lượng 1 cái
Bảng 4
11
Hình 1-6: Vạch dấu lắp giá đỡ cầu chì
3.1.4. Quy trình lắp đặt chống sét hạ thế.
- Chống sét van GZ-500 được bắt vào thanh cái trong tủ điện. Các đầu còn
lại được nối chung với nhau và nối với hệ thống nối đất của tủ bằng dây dẫn mềm.
22,5
120
9 7
30
20 30 30
30
Tôn 2 li
22,5
8
70 160
40
50
10
40
8
12
Hình 1-7: Vị trí chống sét GZ - 500
3.2 Lắp đặt mạch nhị thứ tủ điện hạ thế tổng.
3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết bị:
STT Tên dụng cụ, vật tư thiết bị Đơn vị
Số
lượng
Quy cách
I Thiết bị:
1 Ampe mét Cái 03 300/5A
2 Vôn mét Cái 01 450V
3 Máy biến dòng điện Cái 03 300/5A-500V
4 Khoá chuyển mạch KV Cái 01 600V - 16A
5
Công tơ tác dụng 3 pha
3 phần tử
Cái 01
3x5A -
3x380/220V
6
Công tơ phản kháng 3 pha
3 phần tử
Cái 01 3x5A - 3x380V
7 Cầu chì Cái 03 220V-5A
8 Đèn báo Cái 03 220V
II Dụng cụ:
1 Kìm vạn năng Cái 01 500V
2 Kìm tuốt dây Cái 01 500V
3 Kìm cắt Cái 01 500V
4 Kìm ép đầu cốt Cái 01 500V
Chống sét GZ- 500
13
5 Tuốc nơ vít vạn năng Cái 02 L 200
6 Đồng hồ vạn năng Cái 01 1109
III Vật tư:
1 Dây dẫn PVC m 25 1x1.5 mm2
3 Dây thít nhựa Cái 20 L 20
4 Đầu cốt Cái 30 M1.5
3.2.2 Lắp đặt các thiết bị đo lường (vôn mét, ampe mét, công tơ điện, khoá
chuyển mạch...):
- Lắp đặt Ampe met
- Lắp đặt Von met
- Lắp đặt kWh
- Lắp đặt kVARh
- Lắp đặt khoá chuyển mạch Vôn met
Các vị trí lắp thiết bị đo lường
Hình 1-8: Các vị trí lắp thiết bị đo lường
A
2
kWh kVAR
KV A
1
A
3
V
14
3.2.3. Lắp đặt máy biến dòng điện:
Máy biến dòng điện được lắp đặt sao cho thuận tiện việc luồn cáp tổng từ
cực nối dây của MBA đến ATM tổng.
Các vị trí lắp máy biến dòng điện
Hình 1-9: Các vị trí lắp máy biến dòng điện
3.2.4. Trình tự đấu dây mạch nhị thứ:
Mạch nhị thứ pha A:
a. Mạch dòng điện:
- Từ đầu cuộn thứ cấp k1 của BI1 pha A được đấu vào chân 1 công tơ tác
dụng
- Từ chân 3 công tơ tác dụng nối vào chân 1 công tơ phản kháng. Từ chân 3
công tơ phản kháng nối vào đầu vào ampe mét 1.
BI BI BI
15
- Từ đầu ra ampe mét 1 đến đầu thứ cấp l1 của BI1
b. Mạch điện áp:
- Từ pha A được đấu vào chân 2 công tơ tác dụng, chân 2 công tơ phản kháng
- Dây trung tính đấu vào chân 10 công tơ tác dụng
Mạch nhị thứ pha B:
a. Mạch dòng điện:
- Từ đầu cuộn thứ cấp k2 của BI2 pha B được đấu vào chân 4 công tơ tác
dụng.
- Từ chân 6 công tơ tác dụng nối vào chân 4 công tơ phản kháng. Từ chân 6
công tơ phản kháng nối vào đầu vào ampe mét 2.
- Từ đầu ra ampe mét 2 đến đầu thứ cấp l2 của BI2
b. Mạch điện áp:
- Từ pha B được đấu vào chân 5 công tơ tác dụng, chân 5 công tơ phản kháng
Mạch nhị thứ pha C:
a. Mạch dòng điện:
- Từ đầu cuộn thứ cấp k3 của BI3 pha A được đấu vào chân 7 công tơ tác
dụng.
- Từ chân 9 công tơ tác dụng nối vào chân 7 công tơ phản kháng. Từ chân 9
công tơ phản kháng nối vào đầu vào ampe mét 3.
- Từ đầu ra ampe mét 3 đến đầu thứ cấp l3 của BI3
b. Mạch điện áp:
- Từ pha A được đấu vào chân 2 công tơ tác dụng, chân 2 công tơ phản kháng
* Nối dây cho khóa chuyển mạch điện áp:
- Từ pha A được đấu vào đầu vào của cầu chì 1, từ đầu ra của cầu chì 1 được
đấu vào vị trí R của khóa chuyển mạch. (dây mầu vàng)
- Từ pha B được đấu vào đầu vào của cầu chì 1, từ đầu ra của cầu chì 1 được
đấu vào vị trí S của khóa chuyển mạch. (dây mầu vàng)
- Từ pha C được đấu vào đầu vào của cầu chì 1, từ đầu ra của cầu chì 1 được
đấu vào vị trí T của khóa chuyển mạch. (dây mầu vàng)
16
- Từ vị trí trung tính được đấu vào vị trí N của khóa chuyển mạch. (dây mầu
đen)
* Nối dây cho đèn báo mất pha:
- Đèn màu vàng đ pha A
- Đèn màu xanh đ pha B
- Đèn màu đỏ đ pha C
- Dây trung tính nối chung với các đèn.
3.2.5. Trình tự kiểm tra mạch đo lường:
+ Kiểm tra tiếp xúc:
- Mạch dòng điện
- Mạch điện áp
3.2.6. Bó dây:
- Dùng dây thít nhựa để bó dây
- Dây đi theo tuyến gọn gàng
3.2.7. Đọc giá trị dòng điện, điện áp phụ tải ba pha, trên ampemét và vôn mét:
+ Dòng điện:
- Đọc giá trị dòng điện trên các đồng hồ A1, A2, A3, V
- Nhận xét giá trị dòng điện phụ tải ba pha.
+ Điện áp:
- Dùng khóa chuyển mạch điện áp để đo ba điện áp dây và ba điện áp pha
- Nhận xét giá trị điện áp ba pha.
17
BÀI 2: LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN PHỤ TẢI
Giới thiệu:
Bài học trình bày các sơ đồ nhất thứ, nhị thứ tủ điện phụ tải như tủ chiếu
sáng, tủ điều khiển động cơ, cách thức lắp các thiết bị nhất thứ, nhị thứ trong tủ.
Mục tiêu:
- Đọc được bản vẽ lắp đặt tủ điện phụ tải.
- Lắp đặt tủ điện phụ tải đảm bảo an toàn và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng;
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác 5S.
Nội dung: Thời gian: 60h (LT: 20h; TH: 38h; KT 2h)
1. Lắp đặt tủ phụ tải chiếu sáng
1.1. Đọc bản vẽ lắp đặt
- Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng 3 pha hai lộ.
Hình 2-1: Sơ đồ nguyên lý
18
Nguyên lý hoạt động của tủ điện điều khiển chiếu sáng:
- Hệ thống thiết bị chiếu sáng hoạt động sẽ được điều khiển đóng cắt tự động
bằng Rơ le thời gian lắp đặt bên trong.
- Để tiết kiệm điện năng và tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng ta dùng rơ le thời
gian điều khiển việc đóng cắt điện.
- Chế độ làm việc buổi tối (18h – 22h) 100% các bóng đèn đều bật.
- Chế độ làm việc đêm khuya (22h – 6h) bật 1/3 bóng đèn cao áp tiết kệm
điện được 40%.
- Chế độ ban ngày (6h-17h): Tắt toàn bộ đèn.
1.2. Yêu cầu kỹ thuật.
- Phải đấu đúng cực tính của rơ le thời gian theo sơ đồ.
- Tất cả các điểm đấu nối phải chắc chắn cả về điện lẫn cơ khí.
- Lắp đặt xong phải đi dây gọn gàng.
1.3. Lắp đặt tủ điện phụ tải chiếu sáng
a. Sơ đồ đấu dây mạch điện chiếu sáng 3 pha hai lộ.
19
Hình 2-2: Sơ đồ đấu dây
b. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị:
TT Dụng cụ, vật tư, thiết bị Đơn vị Số lượng Quy cách
I
1
2
Dụng cụ:
Tuốc nơ vít 4 cạnh
Kìm vạn năng
Cái
Cái
01
01
500V
500V
20
3 Mũ công tác Cái 02
II
1
2
3
4
5
6
Vật tư:
Dây dẫn điện
Dây dẫn điện
Máng đi dây
Hàng kẹp 4
Bóng đèn
Tủ điện
M
M
M
Cái
Cái
Cái
8
2
1,5
5
1
1
1x1,5mm2
1x2,5mm2
25x25mm
20A - 500V
25W-220V
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Thiết bị:
Công tác tơ
Áp tô mát 3 pha 3 cực
Cầu chì ống
Câu chì hộp
Ổn áp
Đồng hồ vạn năng
Bút thử điện hạ áp
Khóa chuyển mạch
Rơ le thời gian
Bộ
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Bộ
Cái
02
01
06
01
01
01
01
01
02
100A - 500V
250A - 500V
100A - 250V
5A-220V
500VA-110/
220V
Model 1109
500V
5A - 500V
0-24h-220V
c. Trình tự đấu mạch.
- Lắp mạch động lực.
- Lắp mạch nhị thứ.
- Lắp mạch tín hiệu.
- Kiểm tra mạch.
- Đóng điện và vận hành tủ điện.
2. Lắp đặt tủ phụ tải động lực
2.1. Đọc bản vẽ lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển đổi nối Y - ∆ dùng rơ le thời gian.
21
Hình 2-3: Sơ đồ nguyên lý
Giới thiệu sơ đồ:
+ Mạch động lực: Gồm áp tô mát (ATM), thanh nhiệt của rơ le nhiệt (RN),
các tiếp điểm của công tắc tơ K, KY, K∆, động cơ (ĐC).
+ Mạch điều khiển: Gồm cuộn dây, tiếp điểm của công tắc tơ K, KY, K∆, nút
ấn D, M, cuộn dây, tiếp điểm của rơ le thời gian (Rth) tiếp điểm rơ le nhiệt (RN).
b. Nguyên lý hoạt động.
- Đóng ATM cấp nguồn cho mạch điều khiển và mạch động lực.
- Ấn nút mở máy M cấp điện cho cuộn dây KY → đóng tiếp điểm KY(7-11)
cấp điện cho cuộn dây K và đóng tiếp điểm duy trì K(1-11). Rơle thời gian Rth
được cấp điện. Hệ thống tiếp điểm chính K(2-8), (4-10), (6-12) và KY(20-26),
(22-26), (24-26) ở mạch động lực nối cấp nguồn cho động cơ khởi động chạy Y.
Đồng thời cuộn dây KY tác động mở tiếp điểm KY(11-13).
- Sau khoảng thời gian đặt trước trên Rth, Rth tác động mở tiếp điểm thường
đóng mở chậm Rth(7-9) cắt điện cuộn dây KY → tiếp điểm thường mở KY(7-11)
mở ra và đóng tiếp điểm KY(11-13) cấp điện cho cuộn dây K∆. Hệ thống tiếp
điểm chính của KY(20-26), (22-26), (24-26) trong mạch động lực mở ra và hệ
22
thống tiếp điểm chính của K∆(14-20), (16-22), (18-24) đóng lại đổi nối cho động
cơ chạy ∆.
- Muốn dừng máy ta ấn nút dừng D ngắt điện cuộn dây K, K∆ hệ thống tiếp
điểm chính của K(2-8), (4-10), (6-12), K∆(14-20), (16-22), (18-24) mở ra ngắt
động cơ ra khỏi nguồn, đồng thời ngắt điện mạch điều khiển.
- Bảo vệ:
+ ATM và các cầu chì CC1, CC2 bảo vệ ngắn mạch động lực và mạch điều
khiển
+ Rơ le nhiệt RN bảo vệ quá tải cho động cơ.
2.2. Yêu cầu kỹ thuật.
- Phải đấu đúng cực tính theo sơ đồ.
- Tất cả các điểm đấu nối phải chắc chắn cả về điện lẫn cơ khí.
- Lắp đặt xong phải đi dây gọn gàng.
2.3. Lắp đặt tủ điện phụ tải động lực
a. Sơ đồ đấu dây.
Hình 2-4: Sơ đồ đấu dây mạch động lực
23
Hình 2-5: Sơ đồ đấu dây mạch điều khiển
Các đầu đấu dây của các thiết bị được đấu nối tới các cực đấu dây của
các hàng kẹp. Cực đấu dây của các hàng kẹp được ký hiệu theo đầu dây của các
thiết bị cần đấu nối theo sơ đồ nguyên lý:
- Mạch động lực:
+ Đầu vào của ATM: A, B, C
+ Đầu ra của ATM: A1, B1, C1
+ Đầu vào các tiếp điểm chính công tắc tơ K: (2, 4, 6).
+ Đầu ra các tiếp điểm chính của rơ le nhiệt RN: (14, 16, 18).
+ Đầu vào các tiếp điểm chính của công tắc tơ K∆: (14, 16, 18).
+ Đầu ra các tiếp điểm chính của công tắc tơ K∆: (20, 22, 24).
+ Đầu vào các tiếp điểm chính của công tắc tơ KY:( 20, 22, 24).
+ Đầu ra các tiếp điểm chính của công tắc tơ KY: (26, 26, 26).
- Mạch điều khiển:
+ Đầu vào CC1:(C1), đầu ra CC1: (1)
+ Đầu vào CC2:(17), đầu ra CC1: (O)
+ Đầu vào nút dừng D: 1, đầu ra D: (3)
24
+ Đầu vào nút mở M: 3, đầu ra M: (5)
+ Đầu vào cuộn hút Rth: (7), đầu ra cuộn hút Rth (15).
+ Đầu vào tiếp điểm thường đóng mở chậm Rth: 7, đầu ra tiếp điểm thường
đóng mở chậm Rth:(9).
+ Đầu vào cuộn hút K: (11), đầu ra cuộn hút K: (15).
+ Đầu vào tiếp điểm thường mở K: (3), đầu ra tiếp điểm thường mở K: (11)
+ Đầu vào cuộn hút KY:(9), đầu ra cuộn hút KY: (15)
+ Đầu vào tiếp điểm thường mở KY: (7), đầu ra tiếp điểm thường mở KY:
(11)
+ Đầu vào tiếp điểm thường đóng KY: (11), đầu ra tiếp điểm thường đóng
KY: (13)
+ Đầu vào cuộn hút K∆: (13), đầu ra cuộn hút K∆: (15)
+ Đầu vào tiếp điểm thường đóng K∆: (5), đầu ra tiếp điểm thường đóng
K∆: (7)
Thực hiện đấu nối mạch động lực, mạch điều khiển theo trình tự các bước
trong bảng trình tự thực hiện.
b. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư và nhân lực.
TT Tên thiết bị, dụng cụ, vật tư Đơn vị Số lượng Quy cách
I Thiết bị
1 Áptômát Cái 1 15A- 500V
2 Cầu chì Cái 2 10A-220V
3 Công tắc tơ Cái 3 15A- 220V
4 Rơ le thời gian Cái 1 10A- 220V
5 Rơ le nhiệt Cái 1
6 Động cơ KĐB 3 pha rôto lồng
sóc
Cái 1 ∆/Y-220/380V-
1,7kW
6 Nút bấm putông Cái 1
II Dụng cụ
1 Tuốc nơ vít Cái 2 L-200
2 Đồng hồ vạn năng Cái 1 1109
3 Mũ bảo hộ Cái 3
III Vật tư, nhân lực
1 Bàn thực tập điện cơ bản Bộ 1
2 Dây dẫn đấu nối Bộ 1
4 Máng đi dây m 4 20x20
25
5 Hàng kẹp 4 cực Cái 4
6 Hàng kẹp 6 cực Cái 11
7 Nhân lực Người 2
c. Trình tự đấu mạch điện:
TT Các bước thực
hiện
Dụng
cụ
Nội dung thực hiện Yêu cầu kỹ
thuật
Ghi chú
1 Đấu dây mạch
động lực.
Tuốc nơ
vít vạn
năng
- Từ A1, B1, C1 → K
(2,4,6)
- Từ RN (14,16,18) → 3
đầu dây A, B, C trên động
cơ và K∆ (14,16,18)
- Từ K∆ (20,22,24) → KY
(20,22,24) và 3 đầu dây Z,
X, Y trên động cơ.
- K (26,26,26) đấu chung
với nhau.
- Chọn
đúng màu
dây qui
định cho 3
pha.
- Chắc
chắn, an
toàn và
thẩm mỹ.
- Tránh
không
được để
rơi thiết
bị.
- Chú ý
mạch đổi
nối Y-∆
2 Đấu dây mạch
điều khiển.
Tuốc nơ
vít vạn
năng
- Đấu theo sơ đồ đi dây
mạch điều khiển đã xây
dựng.
-Trình tự đấu tuần tự từ vị
trí được đánh sỗ nhỏ nhất
đến vị trí được đánh số lớn
nhất. Các vị trí được đánh
số giống nhau sẽ được đấu
với nhau.
- Dây đi
theo tuyến.
- Chắc
chắn, an
toàn và
thẩm mỹ.
- Tiến
hành
đấu theo
đúng
qui trình
đã xây
dựng.
- Tránh
không
được để
rơi thiết
bị.
3 Kiểm tra nguội
mạch động lực
và mạch điều
khiển
- Mạch động
lực.
- Mạch điều
khiển
Đồng
hồ vạn
năng
1109
- Để đồng hồ vặn năng ở
thang đo điện trở
.
-Đặt 1 đầu que đo ở vị trí
KY26, đầu còn lại ở cực
của ATM rồi tác động bằng
tay và giữ công tắc tơ K,
KY.
- Đặt 2 đầu que đo vào 2
trong 3pha trên ATM rồi
tác động bằng tay công tắc
tơ K, K∆.
- Kim đồng
hồ chỉ về 0
- Kim đồng
hồ chỉ về 0.
- Mạch
đấu Y
- Mạch
đấu ∆
- Khởi
động
26
- Đặt 1 đầu que đo ở C1,
đầu còn lại đặt ở O, ấn và
giữ nút M.
- Ấn và giữ nút M, ấn nút D
- Kim đồng
hồ chỉ về ∞.
động
cơ.
- Dừng
động
cơ.
4 Vận hành, hoàn
thiện mạch
điện.
- Cấp nguồn cho mạch
điện, vận hành mạch điện.
- Đậy nắp máng, hoàn thiện
mạch.
- Mạch điều
khiển cấp
nguồn
220v, mạch
động lực
cấp nguồn
380v.
- An toàn.
- Mạch họat
động.
- Sau
khi
dừng
máy
phải cắt
ATM
nguồn
điện.
27
Tài liệu cần tham khảo:
[1]. Phạm Văn Chới - Giáo trình khí cụ điện - Nhà xuất bản: Khoa học và kỹ
thuật năm 2006
[2]. Ngô Trần Ái - Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện - Nhà xuất bản: Giáo dục năm
2007
[3]. Trần Xuân Sơn - Giáo trình kỹ thuật cơ khí - Nhà xuất bản: khoa học và kỹ
thuật 2010
[4]. Phan Đăng Khải - Giáo trình kỹ thuật lắp đặt và vận hành trạm biến áp - Nhà
xuất bản giáo dục 2007
[5]. Lê Văn Doanh, Phạm Văn Chới, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đình Thiên -
Bảo dưỡng và thí nghiệm thiết bị trong hệ thống điện, NXB Khoa học và kỹ thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lap_dat_tu_bang_dien.pdf