Giáo trình Lắp đặt hệ thống chiếu sáng

Hướng các bước thi công thang máng cáp điện – Bước 1: Lựa chọn những loại thang máng cáp đủ tiêu chuẩn chất lượng. Nên chọn các loại thang máng cáp đươc làm bằng những chất liệu bền chắc. Có như vậy hệ thống điện của những công trình mới đảm bảo an toàn và cho thời gian sử dụng lâu nhất. Lưu ý: Kiểm tra chất lượng thang máng cáp khi mới mua, tránh tình trạng, mua phải loại thang máng cáp kém chất lượng. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những nhà cung cấp thang máng cáp uy tín, có kinh nghiệm. – Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ những nguyên vật liệu, phụ kiện cho quá trình thi công lắp đặt thang máng cáp. Công đoạn này rất cần thiết bởi nó sẽ rút ngắn được thời gian thi công cũng như tránh được các rắc rối không cần thiết khi bắt tay vào lắp đặt. – Bước 3: Tinh chỉnh các bộ phận, xử lý những nguyên liệu để phù hợp hơn với kích thước công trình. Ví dụ: Thang cáp có thể dài hơn so với hệ thống cần lắp đặt, bạn có thể xử lý bằng cách cưa ngắn chân thang để vừa vặn hơn. – Bước 4: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta bắt tay vào lắp đặt. Một trong các bước quan trọng nhất khi lắp đặt thang máng cáp là bạn phải cố định chặt được thang máng cáp vào tường để nâng đỡ và cố định hệ thống dây điện cho tòa nhà, công trình. Cần phải đảm bảo rằng cố định chắc chắc để thang máng cáp đạt tiêu chuẩn an toàn. – Bước 5: Gắn những chân đỡ thang máng cáp vào. Cần thực hiện hết sức cẩn thận bước này, vì nếu chẳng may gặp phải loại thang máng cáp kém chất lượng, nó sẽ dẫn đến nhiều rủi ro và có nguy cơ mất an toàn cho cả hệ thống điện của tòa nhà. – Bước 6: Nối đất thang máng cáp. Để tránh nhiều vấn đề liên quan đến điện giật hoặc gặp phải các sự cố mất an toàn, cần thực hiện biện pháp này. Đây là yêu cầu bắt buộc trong kỹ thuật xây dựng. Không nên bỏ để đảm bảo ngăn chặn nguy hiểm trong tương lai khi sử dụng hệ thống. – Bước 7: Kiểm tra hệ thống sau lắp đặt để chắc chắn rằng không mắc bất kỳ sai sót nào trong toàn bộ quá trình. Nếu bất ngờ có sự cố, bạn cũng có thể kịp thời khắc phục ngay tránh trường hợp khi đi vào sử dụng mới phát hiện sẽ có thể ảnh hưởng đến hệ thống và an toàn.

pdf36 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 23/02/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................... Error! Bookmark not defined. 4. Các dạng chao đèn thường dùng cho đèn cao áp thuỷ ngân Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp lắp đặt ............................................................. Error! Bookmark not defined. 6. Những lưu ý khi lắp đặt ........................................................ Error! Bookmark not defined. 7. Lắp đặt mạch đèn cao áp thuỷ ngân ..................................... Error! Bookmark not defined. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 5 8. Sửa chữa mạch đèn cao áp thuỷ ngân .............................................................................. 9 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................... 10 BÀI 7. LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG ................................................................. 11 1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn ....................................................................................... 12 2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt ..................................................................................................... 12 3. Phương pháp lắp đặt ....................................................................................................... 13 4. Lắp đặt mạch đèn ............................................................................................................ 13 5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn .................................................................................... 14 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................... 15 BÀI 8. LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN TẦNG HẦM ................................................................... 17 1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện ............................................................................................. 17 2. Sơ đồ lắp đặt .................................................................................................................... 17 3. Bảng dự trù vật tư, dụng cụ thiết bị ............................................................................... 18 4. Lắp đặt mạch đèn ............................................................................................................ 19 5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn .................................................................................... 19 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................... 21 BÀI 9. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THANG – MÁNG CÁP ................................................... 22 1. Tổng quan về thang – máng cáp điện. ............................................................................ 22 2. Các loại thang - máng cáp điện và phụ kiện đi kèm ...................................................... 25 3. Hướng dẫn chế tạo các chi tiết phụ kiện thang – máng cáp .......................................... 26 4. Hướng các bước thi công thang máng cáp điện ............................................................. 27 5. Quy trình thực hiện ......................................................................................................... 28 6. Thực hành lắp đặt thang máng cáp ................................................................................ 29 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 36 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 6 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Mô đun lắp đặt hệ thống chiếu sáng được học sau khi người học đã học xong các môn học, mô đun cơ sở. - Tính chất: Là mô đun trong phần mô đun chuyên môn nghề - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng là một trong những mô đun chuyên môn nghề thuộc nhóm nghề Điện công nghiệp. Mô đun này có ý nghĩa bổ trợ cần thiết cho các mô đun/ môn học chuyên môn khác như: Kỹ thuật lắp đặt điện, Trang bị điện1 ... Sau khi học tập mô đun này, giúp sinh viên hình thành được những kỹ năng cơ bản về đấu lắp và sửa chữa các mạch điện chiếu sáng từ dân dụng đến công nghiệp Mục tiêu môn học: - Về Kiến thức: Trình bày được quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật; - Về kỹ năng: Thi công được hệ thống điện chiếu sáng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân trách nhiệm đối với nhóm; + Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Nội dung môn học: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Kiểm tra 1 Bài 1: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng nổi 16 5 11 1. Đọc bản vẽ 2. Khảo sát thực địa hiện trường 3. Biện pháp thi công 2 Bài 2: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng âm sàn 12 4 7 1 1. Đọc bản vẽ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 7 2. Khảo sát thực địa hiện trường 3. Biện pháp thi công 3 Bài 3: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng âm tường 16 6 10 1. Đọc bản vẽ 2. Khảo sát thực địa hiện trường 3. Biện pháp thi công 4 Bài 4: Lắp đặt hệ thống thang - máng cáp 16 5 10 1 1. Đọc bản vẽ 2. Khảo sát thực địa hiện trường 3. Biện pháp thi công 4 Cộng 60 20 38 2 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 8 Để lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân ta thực hiện theo các bước sau:  Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và đèn cao áp thủy ngân  Bước 2: Đấu dây - Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị 7.2 Thực hành lắp ráp mạch 7.2.1 Công tác chuẩn bị: a) Dụng cụ STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Kìm tuốt dây 01 2 Kìm điện 01 3 Kìm cắt dây 01 4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 6 Máy bắn vít dùng Pin 01 ơ b) Thiết bị vật tư STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m Hai màu 2 Bảng điện 01 3 Ống PVC 10m 4 Khới nối 5 cái 5 Chao và đèn cao áp thủy ngân 01 6 Ốc, vít 20 cái 7.2.2 Thao tác mẫu Mạch điện đèn cao áp thủy ngân có sơ đồ nguyên lý tương tự như mạch đèn sợi đốt và mạch đèn huỳnh quang. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu một lần kỹ năng lắp đặt đèn cao áp thủy ngân trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã học để sinh viên nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. 7.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 9 7.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau: - Mạch hoạt động tốt - Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 8. Sửa chữa mạch đèn cao áp thuỷ ngân 8.1 Nhưng hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa STT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục 1 - Đóng công tắc, chầu chì tác động - Do ngắn mạch - Kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng để xác định vị trí ngắn mạch - Đấu lại 2 - Đóng công tắc, sau khoảng thời gian mồi đèn, đèn không sáng. - Do mạch chưa được cấp nguồn - Do lỏng dây nối vào công tắc hoặc đui đèn - Do bóng đèn bị cháy - Kiểm tra nguồn bằng bút thử điện hoặc bằng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện áp. - Kiểm tra và siết chặt dây nối. - Thay bóng đèn mới sau khi đã kiểm tra tình trạng của chấn lưu. 3 -Đèn sáng nhưng không ổn định - Do điện áp không ổn định - Do chấn lưu hỏng - Kiểm tra điện áp nguồn bằng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện áp. - Thay chấn lưu mới 8.2 Thực hành sửa chữa mạch 8.2.1 Công tác chuẩn bị Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số dụng cụ và thiết bị sau: a) Dụng cụ STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 3 Đồng hồ vạn năng 01 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 10 4 Bút điện 01 b) Thiết bị vật tư STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Chấn lưu điện từ 01 2 Bóng cao áp thủy ngân 01 3 Cầu chì 01 4 Công tắc 01 8.2.2 Thao tác mẫu Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: - Kỹ năng kiểm tra các bộ phận trong mạch (chỉ thao tác mẫu một bộ phận) - Kỹ năng kiểm tra mạch khi vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) - Kỹ năng sửa chữa và thay thế các bộ phận trong mạch điện. Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 8.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 8.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau: - Thao tác kiểm tra thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt - Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân 2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp ráp mạch đèn cao áp thủy ngân 3. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn cao áp thủy ngân. Gợi ý trả lời: Dựa vào phần kiến thức đã được học trong bài, người học tổng hợp lại và nắm vững các kiến thức trọng tâm bao gồm: Nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân Các quy trình kỹ thuật các bước thực hiện lắp ráp và sửa chữa mạch đèn cao áp thủy ngân. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 11 BÀI 7. LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG Giới thiệu: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 12 Mạch điện đèn cầu thang được sử dụng rất nhiều trong điện chiếu sáng dân dụng. Bài học này sẽ giới thiệu sơ đồ mạch, nguyên lý làm việc và các kỹ năng lắp ráp mạch điện đèn cầu thang. Mục tiêu: - Trình bày được nguyên lý làm việc mạch điện đóng cắt đèn ở hai vị trí khác nhau. - Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng theo yêu cầu. - Lắp đặt, sửa chữa mạch đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện - Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm. Nội dung chính: 1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn 1.1 Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang Hình 7.1: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang Trên sơ đồ bao gồm các phần tử như cầu chì, công tắc ba cực và đèn. 1.2 Nguyên lý hoạt động Mạch điện đèn cầu thang là mạch điện điều khiển một hay nhiều bóng đèn tại hai vị trí khác nhau bằng hai công tắc ba cực. Thông thường hai vị trí này đặt ở chân và đỉnh cầu thang để điều khiển bóng đèn chiếu sáng cho cầu thang. Nguyên lý làm việc của mạch như sau: Trên hình vẽ 7.1 mạch điện đang ở trạng thái đóng, bóng đèn sáng. Ở vị trí 1 ta tác động vào công tắc, chuyển mạch làm mạch hở, đèn tắt. Khi tác động vào công tắc ở vị trí 2, chuyển mạch làm mạch kín, đèn sáng trở lại. Như vậy ở cả 2 vị trí đều có thể điều khiển được bóng đèn. 2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong mạch. Đây là mạch điện điều khiển đèn ở hai vị trí nên cần các thiết bị sau: 02 bảng điện đặt ở hai vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 02 công tắc ba cực đặt trên hai bảng điện; 01 bóng đèn; ống PVC và khớp nối. Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang cho trong hình vẽ 7.2 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 13 Hình 7.2: Sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang 3. Phương pháp lắp đặt  Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng đèn.  Bước 2: Đấu dây - Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị 4. Lắp đặt mạch đèn 4.1 Quy trình thực hiện  Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng đèn  Bước 2: Đấu dây - Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị 4.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây 4.2.1 Công tác chuẩn bị: a) Dụng cụ STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Kìm tuốt dây 01 2 Kìm điện 01 3 Kìm cắt dây 01 4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 b) Thiết bị vật tư STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 14 2 Bảng điện 02 3 Ống PVC 10m 4 Khới nối 5 cái 5 Đui và bóng đèn 01 6 Ốc, vít 20 cái 4.2.2 Thao tác mẫu Kỹ năng lắp ráp mạch sinh viên đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước, điểm khác biệt nhất của bài này là sử dụng hai bảng điện ở hai vị trí khác nhau. Khi thực hành, các bảng điện nên đặt ở hai vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất 1 mét trên panel thực hành để sinh viên dễ liên hệ trong quá trình thi công thực tế. Đối với kỹ năng này giáo viên không cần thao tác mẫu mà chỉ nhắc nhở những lưu ý khi thực hiện lắp ráp. 4.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 4.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn sợi đốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau: - Mạch hoạt động tốt - Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn 5.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: STT Hư hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Bật công tắc đèn không sáng -Chưa đóng nguồn cung cấp -Công tắc tiếp xúc không tốt -Dây nối bị đứt -Chân đèn chưa vặn sát với đuôi đèn -Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và cấp lại nguồn cho mạch - Dùng ĐHVN kiểm tra thông mạch công tắc - Kiểm tra thông mạch cả mạch - Kiểm tra và vặn chặt đuôi đèn - Kiểm tra và thay bóng đèn TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 15 2 Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào đèn không đủ (Ul < Uđm) -Hoặc do bóng đèn bị già hoá -Bụi bẩn bám vào thành bóng đèn - Kiểm tra điện áp nguồn bằng ĐHVN ở thang đo điện áp - Thay thế bóng mới - Lau sạch bóng đèn 5.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện 5.2.1 Công tác chuẩn bị Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn năng và bút thử điện 5.2.2 Thao tác mẫu Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: - Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra nguội) - Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) - Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện. Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 5.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 5.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau: - Thao tác kiểm tra thành thạo - Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt - Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện đèn cầu thang 2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn cầu thang. 3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện đèn cầu thang. Gợi ý trả lời: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 16 Để lắp đặt mạch điện đèn cầu thang hoạt động tốt người thực hiện cần phải nắm chắc phần kiến thức của bài học, cụ thể là: quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt, các bước kiểm tra và sửa chữa và các yêu cầu kỹ thuật của mạch. Để trả lời các câu hỏi trên sinh viên cần tổng hợp lại các kiến thức đã được học ở phần lý thuyết, nhắc lại và nhấn mạnh những lưu ý khi thực hiện. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 17 BÀI 8. LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN TẦNG HẦM Giới thiệu: Mạch điện đèn tầng hầm còn được biết như là mạch đèn điều khiển theo trình tự. Mạch sử dụng nhiều đèn tương ứng với các tầng hầm và các công tắc ba cực. Bài học này giới thiệu nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và sửa chữa mạch đèn tầng hầm. Mục tiêu: - Trình bày được nguyên lý làm việc mạch điện đóng đèn theo trình tự tiến, tắt đèn theo trình tự lùi ( mạch đèn tầng hầm ) - Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng theo yêu cầu. - Lắp đặt, sửa chữa mạch đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật - Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện - Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm. Nội dung chính: 1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện 1.1 Sơ đồ nguyên lý Hình 8.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng tầng hầm 1.2 Nguyên lý làm việc Sơ đồ trên là mạch điện chiếu sáng đường hầm gồm ba tầng, mỗi tầng là một bóng đèn và một công tắc với nguyên lý làm việc như sau: Các công tắc đặt ở cửa mỗi tầng, các bóng đèn sẽ chiếu sáng cho từng tầng. Trên hình vẽ, công tắc 1 đóng, bóng đèn 1 sáng. Khi xuống tầng hầm thứ 2, tác động vào công tắc 2, đèn tầng 1 bị cắt điện nên tắt, còn đèn tầng 2 được cấp điện nên sáng. Khi xuống đến tầng 3, tác động vào công tắc 3 đặt ở cửa tầng, đèn tầng 2 bị cắt điện nên tắt, đèn tầng 3 được cấp điện nên sáng. Với mạch như trên có thể thiết kế chiếu sáng đến nhiều tầng hầm. Tuy nhiên nhược điểm của mạch trên là các công tắc sau khi tác động phải giữ nguyên trạng thái, nếu có ai đó đi sau tác động vào công tắc 1 thì mạch điện sẽ mất nguồn và tất cả các đèn đều tắt. 2. Sơ đồ lắp đặt TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 18 Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong mạch. Đây là mạch điện chiếu sáng tầng hầm cần các thiết bị sau: 03 bảng điện đặt ở ba vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 03 công tắc ba cực đặt trên hai bảng điện; 03 bóng đèn; ống PVC và khớp nối. Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm cho trong hình vẽ 8.2 Hình 8.2: Sơ đồ lắp ráp mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm 3. Bảng dự trù vật tư, dụng cụ thiết bị 3.1 Dụng cụ STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Máy vặn vít dùng pin 2 Kìm tuốt dây 01 3 Kìm điện 01 4 Kìm cắt dây 01 5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 7 Bút điện 01 3.2 Thiết bị vật tư STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 15m 2 Bảng điện 03 3 Cầu chì 01 4 Công tắc 3 cực 03 5 Ống PVC 15m 6 Khới nối 05 7 Đui và bóng đèn 03 8 Ốc, vít 20 cái TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 19 4. Lắp đặt mạch đèn 4.1 Quy trình thực hiện  Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và các bóng đèn tầng hầm  Bước 2: Đấu dây - Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị 4.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây 4.2.1 Thao tác mẫu Kỹ năng lắp ráp mạch sinh viên đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước, điểm khác biệt nhất của bài này là sử dụng hai bảng điện ở hai vị trí khác nhau. Khi thực hành, các bảng điện và các bóng đèn nên đặt ở hai vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất 1 mét trên panel thực hành để sinh viên dễ liên hệ trong quá trình thi công thực tế. Đối với kỹ năng này giáo viên không cần thao tác mẫu mà chỉ nhắc nhở những lưu ý khi thực hiện lắp ráp. 4.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 4.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn tầng hầm, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau: - Mạch hoạt động tốt - Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn 5.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: STT Hư hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Bật công tắc đèn không sáng -Chưa đóng nguồn cung cấp -Công tắc tiếp xúc không tốt - Kiểm tra và cấp lại nguồn cho mạch - Dùng ĐHVN kiểm tra thông mạch công tắc TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 20 -Dây nối bị đứt -Chân đèn chưa vặn sát với đuôi đèn -Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra thông mạch cả mạch - Kiểm tra và vặn chặt đuôi đèn - Kiểm tra và thay bóng đèn 2 Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào đèn không đủ (Ul < Uđm) -Hoặc do bóng đèn bị già hoá -Bụi bẩn bám vào thành bóng đèn - Kiểm tra điện áp nguồn bằng ĐHVN ở thang đo điện áp - Thay thế bóng mới - Lau sạch bóng đèn 5.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện 5.2.1 Công tác chuẩn bị Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn năng và bút thử điện 5.2.2 Thao tác mẫu Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: - Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra nguội) - Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) - Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện. Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 5.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 5.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau: - Thao tác kiểm tra thành thạo - Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt - Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 21 Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện đèn tầng hầm 2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn tầng hầm 3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện đèn tầng hầm Gợi ý trả lời: So với mạch điện đèn cầu thang thì mạch điện chiếu sáng tầng hầm phức tạp hơn về cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch. Chính vì điều này để lắp ráp và sửa chữa mạch yêu cầu người học có phải nắm vững các kiến thức về kỹ năng lắp ráp mạch, kỹ năng kiểm tra và sửa chữa. Mục tiêu của câu hỏi ôn tập là giúp sinh viên tổng hợp và nhấn mạnh những kiến thức cần lưu ý. Sinh viên cần xem lại phần kiến thức đã được học ở phần lý thuyết và ghi nhớ những phần trọng tâm của bài học. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 22 BÀI 9. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THANG – MÁNG CÁP Giới thiệu: Thang máng cáp điện là thiết bị được lắp đặt và sử dụng phổ biến ở các công trình. Thang máng cáp được sử dụng để hỗ trợ và phân phối các loại cáp điện với một số lượng lớn một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn. Máng cáp được sử dụng để thay thế cho hệ thống dây dẫn ngoài và hệ thống ống dẫn để bảo vệ cáp điện bền và dễ dàng hơn rất nhiều. Mục tiêu: - Trình bày được quy trình lắp đặt thang - máng cáp; - Lắp đặt được hệ thống thang- máng cáp nhà xưởng và tòa nhà cao tầng đúng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. Nội dung bài: 1. Tổng quan về thang – máng cáp điện. Khi thi công các hệ thống điện sẽ có rất nhiều những vật liệu phụ trợ cần đến. Thang máng cáp là thành phần không thể thiếu để ta có một hệ thống điện tối ưu. Vậy thang máng cáp là gì và tác dụng của chúng như thế nào? Hình 9.1: Các loại thang-máng cáp điện Máng cáp hay là máng điện, còn gọi theo tên tiếng Anh là cable trays, trunkings là những đường máng làm bằng tôn, dùng cho việc đưa dẫn các đường dây cáp điện, cáp mạng trong các tòa nhà và khu công nghiệp Có những loại thang máng cáp nào? Có nhiều tiêu chí để phân loại thang máng cáp: Phân loại theo chất liệu: thông thường, vật liệu làm thang máng cáp là tôn cán, nhôm hoặc thép không gỉ, có độ dày thích hợp để tạo độ cứng. Vật liệu sẽ theo yêu cầu cách điện hay không mà được sơn tĩnh điện hoặc chỉ cần mạ kẽm là có thể phù hợp với công trình. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 23 Phân loại theo kích thước: hệ thống thang máng cáp có nhiều kích thước khác nhau, được phân loại thành máng tổng hay máng nhánh. Thông thường, các loại thang máng cáp có kích thước tiêu chuẩn, máng tổng lớn nhất có lòng máng khoảng 400mm, các loại máng còn lại có lòng máng nhỏ hơn. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế công trình, máng cáp, thang cáp có thể được đặt hàng theo từng kích thước riêng biệt. Phân loại theo đơn vị sản xuất: máng cáp trên thị trường hiện nay có 3 xuất xứ: nhập khẩu, sản xuất bởi các doanh nghiệp uy tín trong nước hoặc được gia công tại các xưởng cơ khí. Mỗi loại thang máng cáp có xuất xứ khác nhau đều có một số ưu nhược điểm khác nhau. Bên cạnh những tiêu chí phân loại này, cũng có thể còn một số tiêu chí khác như: màu sắc, chức năng (dùng trong nhà hay ngoài trời)... Thông số kỹ thuật thang máng cáp - Vật liệu được sử dụng làm thang máng cáp chủ yếu là: Nhôm, tôn mạ kẽm, tôn đen sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm nhúng nóng, inox 201, 304. - Thang cáp, máng cáp: 500×100, 400×100, 300×100, 200×100, 150×100, 100×50, - Độ dày: 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, - Màu sắc: Ghi, trắng, vàng kem, cam. - Có nắp và không nắp. - Phụ kiện thang máng cáp điện Ưu điểm của thang máng cáp Hệ thống thang cáp, máng cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện của công trình nhằm tối ưu hóa chất lượng hệ thống. Đồng thời, mang lại sự an toàn cho dây cáp, loại trừ được những rủi ro xước, rách vỏ cáp cũng như không gây tổn thương cho người thi công, lắp đặt và sử dụng. Giúp tiết kiệm không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí: tiết kế, nguyên vật liệu, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, Rút ngắn thời gian thi công và lắp đặt bởi công cụ để thi công đơn giản (tua vít, kìm cắt thép và chìa vặn đai ốc), phụ kiện đa dạng, thao tác chỉ cần bằng tay, dễ dàng tháo lắp, So với những kiểu đi dây truyền thống bằng ống ghen, bắt trực tiếp hoặc đi dây âm tường, thang máng cáp khi áp dụng tại các công trình lớn cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội Tính thẩm mỹ cao: hệ thống thang máng cáp có một ưu điểm là gọn gàng nên tạo tính thẩm mỹ cao trong các công trình, bên cạnh đó, còn có thể tiết kiệm chi phí làm trần giả trong một số trường hợp. Trong nhiều công trình, thang máng cáp còn được kết hợp cùng với một số vật liệu khác để phối cảnh, trở thành một vật liệu cho công trình đó. Tiết kiệm chi phí thiết kế Sử dụng thang máng cáp cho hệ thống dây dẫn giúp đơn giản hoá việc thiết kế hệ thống dây dẫn tổng. Thiết kế hệ thống ống dẫn cáp có thể sẽ tương đối phức tạp do những hộp nối cáp hộp, kéo cáp và những giá đỡ cho hệ thống ống dẫn cáp Tiết kiệm chi phí mua sắm vật liệu TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 24 Chi phí những thành phần cần thiết để lắp đặt hệ thống thang máng cáp thấp hơn rất nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp. Ít các thành phần khác nhau hơn sẽ giúp làm tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong việc xác định, đặt hàng, tiếp nhận, lưu trữ cũng như phân phối những thiết bị này trong suốt quá trình thiết kế, mua nguyên vật liệu và lắp đặt. Tiết kiệm chi phí lắp đặt Việc lắp đặt hệ thống thang máng cáp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp tương đương. Đồng thời, yêu cầu về kinh nghiệm của thợ điện lắp đặt máng cáp cũng không đòi hỏi quá cao như với hệ thống ống dẫn thông thường. Tiết kiệm chi phí trong việc bảo trì Sự hư hỏng của lớp vỏ cách điện của dây dẫn bên trong hệ thống dây điện máng cáp rất ít khi xảy ra. Trong khi đó dây dẫn trong hệ thống ống dẫn cáp có thể bị hư hỏng trong quá trình kéo vào đường ống dẫn. Nguyên nhân của việc này hầy hết là do lực kéo quá mạnh hay kích cỡ của ống dẫn chưa đủ đáp ứng, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn dây dẫn. Điều này sẽ dẫn đến hư hỏng lớp vỏ cách điện của cáp. Ứng dụng của thang máng cáp - Hệ thống thang máng cáp thường được dùng trong hệ thống dây, hệ thống cáp điện trong các xưởng sản xuất, tòa nhà, chung cư - Hệ thống thang máng cáp thường dùng để lắp đặt và bảo vệ các loại dây cáp chuyên phân phối điện hoặc dây cáp tín hiệu truyền thông. - Thang máng cáp áp dụng cho việc quản lý dây cáp trong xây dựng thương mại và công nghiệp. Chúng đặc biệt hữu ích khi thay đổi cả một hệ thống dây điện, vì chúng được đặt trong thang cáp. Hình 9.2: Sơ đồ thang-máng cáp điện tại các nhà cao tầng TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 25 2. Các loại thang - máng cáp điện và phụ kiện đi kèm Hình 9.3: Hình ảnh máng cáp và tên gọi các phụ kiện TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 26 Hình 9.4: Hình ảnh thang cáp và tên gọi các phụ kiện 3. Hướng dẫn chế tạo các chi tiết phụ kiện thang – máng cáp TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 27 4. Hướng các bước thi công thang máng cáp điện – Bước 1: Lựa chọn những loại thang máng cáp đủ tiêu chuẩn chất lượng. Nên chọn các loại thang máng cáp đươc làm bằng những chất liệu bền chắc. Có như vậy hệ thống điện của những công trình mới đảm bảo an toàn và cho thời gian sử dụng lâu nhất. Lưu ý: Kiểm tra chất lượng thang máng cáp khi mới mua, tránh tình trạng, mua phải loại thang máng cáp kém chất lượng. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những nhà cung cấp thang máng cáp uy tín, có kinh nghiệm. – Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ những nguyên vật liệu, phụ kiện cho quá trình thi công lắp đặt thang máng cáp. Công đoạn này rất cần thiết bởi nó sẽ rút ngắn được thời gian thi công cũng như tránh được các rắc rối không cần thiết khi bắt tay vào lắp đặt. – Bước 3: Tinh chỉnh các bộ phận, xử lý những nguyên liệu để phù hợp hơn với kích thước công trình. Ví dụ: Thang cáp có thể dài hơn so với hệ thống cần lắp đặt, bạn có thể xử lý bằng cách cưa ngắn chân thang để vừa vặn hơn. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 28 – Bước 4: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta bắt tay vào lắp đặt. Một trong các bước quan trọng nhất khi lắp đặt thang máng cáp là bạn phải cố định chặt được thang máng cáp vào tường để nâng đỡ và cố định hệ thống dây điện cho tòa nhà, công trình. Cần phải đảm bảo rằng cố định chắc chắc để thang máng cáp đạt tiêu chuẩn an toàn. – Bước 5: Gắn những chân đỡ thang máng cáp vào. Cần thực hiện hết sức cẩn thận bước này, vì nếu chẳng may gặp phải loại thang máng cáp kém chất lượng, nó sẽ dẫn đến nhiều rủi ro và có nguy cơ mất an toàn cho cả hệ thống điện của tòa nhà. – Bước 6: Nối đất thang máng cáp. Để tránh nhiều vấn đề liên quan đến điện giật hoặc gặp phải các sự cố mất an toàn, cần thực hiện biện pháp này. Đây là yêu cầu bắt buộc trong kỹ thuật xây dựng. Không nên bỏ để đảm bảo ngăn chặn nguy hiểm trong tương lai khi sử dụng hệ thống. – Bước 7: Kiểm tra hệ thống sau lắp đặt để chắc chắn rằng không mắc bất kỳ sai sót nào trong toàn bộ quá trình. Nếu bất ngờ có sự cố, bạn cũng có thể kịp thời khắc phục ngay tránh trường hợp khi đi vào sử dụng mới phát hiện sẽ có thể ảnh hưởng đến hệ thống và an toàn. Hình 9.5: Hình ảnh thang cáp lắp đặt hoàn thiện 5. Quy trình thực hiện Bước 1.Vạch dấu Bước 2. Khoan, lắp giá đỡ máng TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 29 Bước 3. Lắp máng Bước 3.1. Lắp máng thẳng Bước 3.2. Lắp co máng,T máng, Z (zích zắc) máng Bước 4. Liên kết và hiệu chỉnh Bước 5. Liên kết máng với ống đến thiết bị Bước 6. Kéo dây trên máng Bước 7. Đấu nối thiết bị Bước 8. Kiểm tra tổng thể. 6. Thực hành lắp đặt thang máng cáp 6.1. Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 6.2. Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp đăth thang máng cáp, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau: - Thang – máng cáp phải được lắp đặt chắc chắn. - Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Thang – máng cáp đảm bảo các điều kiện về an toàn. Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 30 Câu hỏi ôn tập Câu 1: Để gia công lắp đặt kẹp ống ta sử dụng dụng cụ nào sau đây để gia công lỗ lên trần hoặc tường? A. Máy laze; B. Máy khoan sắt; C. Máy khoan - đục bê tông; D. Máy cắt cầm tay; Câu 2: Để tạo rãnh lên trần hoặc tường ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Máy cắt cầm tay; B. Máy laze; C. Máy khoan - đục bê tông; D. Máy khoan sắt; Câu 3: Để gia công rãnh đã cắt lên trần hoặc tường ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Máy laze; B. Máy khoan - đục bê tông; C. Máy khoan sắt; D. Máy cắt cầm tay; Câu 4: Trong kỹ thuật lắp đặt mạch đèn cầu thang có bao nhiêu kiểu lắp đặt? A. 4; B. 1; C. 2; D. 3; Câu 5: Nối đất vỏ thiết bị nhằm mục đích: A. Làm tăng điện trở cách điện của thiết bị. B. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm đất; C. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm vỏ; D. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện qua người khi người chạm vào thiết bị chạm vỏ; Câu 6: Trong mạch chuông điện sử dụng khí cụ điện nào điều khiển chuông? A. Nút ấn đơn thường mở; B. Nút ấn đơn thường đóng; C. Công tắc 2 cực; D. Nút ấn kép; Câu 7: Nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt các mạch đèn như thế nào? A. Dây pha trực tiếp vào đèn, dây trung tính qua công tắc để điều khiển; B. Lắp đặt dây pha hoặc dây trung tính qua công tắc điều khiển đều được; C. Dây trung tính trực tiếp vào đèn, dây pha qua công tắc để điều khiển; D. Lắp đặt dây pha hoặc dây trung tính trực tiếp vào một đầu của đèn đều được; Câu 8: Trong mạch đèn cầu thang (điều khiển từ 2 vị trí) sử dụng loại công tắc nào? A. Sử dụng 2 công tắc 2 cực; B. Sử dụng 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực; C. Sử dụng 1 công tắc 4 cực, 1 công tắc 2 cực; D. Sử dụng 2 công tắc 3 cực; Câu 9: Khi sử dụng khoan điện thao tác như thế nào là đúng quy trình kỹ thuật? A. Đặt hướng mũi khoan nghiêng 30 độ với mặt phẳng điểm cần khoan; B. Đặt hướng mũi khoan nghiêng 60 độ với mặt phẳng điểm cần khoan; C. Đặt hướng mũi khoan nghiêng 120 độ với mặt phẳng điểm cần khoan; D. Đặt hướng mũi khoan vuông góc ( 90 độ ) với mặt phẳng điểm cần khoan; TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 31 Câu 10: Công tắc 3 cực thường được sử dụng ở các mạch điện sau: A. Mạch đèn thay đổi ánh sáng. B. Mạch đèn nhà kho. C. Mạch điện cầu thang. D. Các câu trên đều đúng. Câu 11: Mạch đèn cầu thang được lắp đặt trong những trường hợp sau: A. Vừa làm đèn ngủ, vừa làm đèn chiếu sáng. B. Lắp đặt ở những nơi điện áp không ổn định. C. Lắp đặt ở những vị trí cần điều khiển tắt mở ở 2 nơi. D. Các câu trên điều sai. Câu 12: Khi đóng mạch điện đèn huỳnh quang phát sáng hẳn nhưng lại chớp tắt liên tục, hiện tượng này do nguyên nhân sau: A. Tắc te bị chập cực . B. Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. C. Dây tóc đèn bị đứt 1 sợi. D. Hai câu A và B đều đúng. Câu 13: Khi tắc te bị chập cực thì trong bóng đèn huỳnh quang xảy ra hiện tượng: A. Hai đầu đèn huỳnh quang bị đen. B. Hai đầu đèn huỳnh quang cháy đỏ nhưng không phát sáng. C. Đèn huỳnh quang chỉ phát ra ánh sáng mờ. D. Đèn huỳnh quanh bị nổ. Câu 14: Ưu điểm của đèn huỳnh quang: A. Hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ dài. B. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng. C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. D. Các câu trên đều đúng. Câu 15: Khi lắp đặt ống điện đến các điểm có góc vuông ta xử lý như thế nào? A. Sử dụng T ống; B. Sử dụng hộp nối dây; C. Sử dụng co ống hoặc uốn ống; D. Sử dụng nối thẳng ống; Câu 16: Khi thi công lắp đặt ống nổi trên trần gặp tại các điểm có dầm ngang hoặc dọc ta xử lý đường ống như thế nào? A. Cắt, đục dầm để đi ống; B. Khoan xuyên dầm để đi ống; C. Sử dụng co ống hoặc uốn ống tạo zic zắc qua dầm; D. Sử dụng nối thẳng ống; Câu 17: Vạch dấu thi công chiếu sáng nổi ta dùng những dụng cụ nào sau đây? A. Máy laze; B. Ống cân mực nước; C. Bật mực; D. Tất cả đáp án trên đều đúng; Câu 18: Đối với lắp đặt mạng điện kiểu ngầm thì dây dẫn được đặt ở: A. Trên trần nhà; B. Cột nhà; TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 32 C. Trong các rãnh của tường; D. Dầm xà; Câu 19: Đặc điểm của lắp đặt kiểu ngầm là: A. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà. B. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện. C. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông. D. Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống, Câu 20:Trong các ưu điểm sau, ưu điểm nào không thuộc lắp đặt kiểu ngầm. A. Dễ sữa chữa. B. Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật C. Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn. D. Các ý trên đều sai. Câu 21: Các phụ kiện kèm theo với ống PVC gồm có A. Ống nối T, kẹp đỡ ống. B. Ống nối T, ống nối chữ L, C. Ống nối T, ống nối chữ L, kẹp đỡ ống. D. Ống nối T, ống nối chữ L, ống nối nối tiếp, kẹp đỡ ống Câu 22: Để an toàn điện ta phải lắp đặt dây dẫn như sau: A. Lắp đặt dây kiểu ngầm. B. Lắp đặt dây kiểu nổi trong ống. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai Câu 23: Nhược điểm của đèn huỳnh quang là: A. Giá thành bộ đèn huỳnh quang cao, sử dụng và sửa chữa phức tạp. B. Đèn khó làm việc ổn định khi nhiệt độ môi trường và điện áp khu vực thay đổi. C. Chấn lưu trong đèn làm giảm công suất của mạng điện. D. Các câu trên đều đúng. Câu 24: Khi đóng mạch điện mà đèn huỳnh quang phát sáng nhưng cường độ ánh sáng quá yếu, điều này do nguyên nhân sau: A. Tắc te bị chập cực. B. Chấn lưu hỏng. C. Điện áp khu vực thấp hơn định mức của đèn hoặc quá cũ. D. Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. Câu 25: Mạng điện sinh hoạt có điện áp 1 pha220VAC. Có thể mắc nối tiếp các cặp bóng đèn sợi đốt nào vào mạng điện này để đèn sáng bình thường? A. Bóng 1:110VAC - 60W ; bóng 2: 110VAC - 75W.  B. Bóng 1: 110VAC - 75W ; bóng 2: 110W - 75W. C. Bóng 1: 220VAC - 60W ; bóng 2: 220VAC - 60W. D. Bóng 1: 220VAC - 60W ; bóng 2: 220VAC - 75W. Câu 26: Sau khi nối dây dẫn dẫn điện, tại sao phải tiến hành hàn mối nối? A. Để mối nối tăng độ bền cơ học, dẫn điện tốt. B. Để mối nối đạt yêu cầu về mỹ thuật. C. Để mối nối đảm bảo về mặt an toàn điện. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 33 D. Hai câu A và B đều đúng. Câu 27: Ưu điểm của đèn sợi đốt là: A. Hiệu suất phát sáng cao. B. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản dễ sử dụng. C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. D. Hai câu B và C đều đúng. Câu 28: Nhược điểm của đèn sợi đốt là: A. Hiệu suất phát sáng thấp, tuổi thọ ngắn. B. Cấu tạo phức tạp khó sử dụng C. Ánh sáng của đèn gần với ánh sáng của ngọn lửa. D. Ánh sáng của đèn nháp nháy, không liên tục. Câu 29: Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là: A. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện. B. Cách điện tốt với đất. C. Mang đồ bảo hộ lao động. D. Tất cả đều đúng. Câu 30: Nhiệm vụ chấn lưu đèn huỳnh quang là: A. Ổn định điện áp. B. Tăng điện áp nguồn. C. Duy trì dòng điện D. Câu A và B đều đúng. Câu 31: Cấu tạo đèn huỳnh quang gồm có 3 phần: A. Bóng đèn, đuôi đèn, máng đèn. B. Bóng đèn, đuôi đèn, chấn lưu. C. Bóng đèn, chấn lưu, tắc te. D. Bóng đèn, đuôi đen, tắc te. Câu 32: Công tắc dùng để điều khiển: A Đóng cắt mạch điện. B. Đóng cắt các thiết bị chiếu sáng C. Đóng cắt dòng điện. D. Câu A, B, C đều sai. Câu 33: Cầu dao 3 ngã có công dụng gì trong mạch điện chiếu sáng dân dụng: A. Đóng mạch điện. B. Cắt mạch điện. C. Chuyển nguồn điện. D. Tự động đóng ngắt mạch điện. Câu 34: Áp tô mát thông thường có công dụng để đóng cắt mạch điện và có chức năng: A. Bảo vệ quá tải. B. Bảo vệ sụt áp. C. Bảo vệ ngắn mạch. D. Tất cả đều đúng. Câu 35: Áp tô mát chống giật có công dụng để : A. Đóng cắt mạch điện. B. Cắt mạch khi có dòng điện rò. C. Bảo vệ quá tải, ngắn mạch. D. Tất cả đều đúng Câu 36: Vật liệu nào được dùng nhiều nhất để làm dây dẫn điện? A. Bạc. B. Đồng. C. Nhôm. D. Câu B và C đều đúng. Câu 37: Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện? A. Nhựa PE. B. Nhựa PVC. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 34 C. Cao su. D. Câu B và C đều đúng. Câu 38: Áp tô mát 1 pha là khí cụ điện dùng để: A. Đóng cắt trực tiếp mạch điện. B. Đóng cắt trực tiếp mạch điện, để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. C. Đóng cắt gián tiếp mạch điện. D. Đóng cắt gián tiếp mạch điện, để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Câu 39: Ống nào dưới đây được sử dụng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng hộp nối dây A. Ống nối T; B. Ống nối L; C. Ống nối thẳng; D. Kẹp đỡ ống; Câu 40: Ống nối L được dùng để? A. Nối thẳng hai ống luồn dây với nhau; B. Nối 2 ống vuông góc với nhau; C. Phân nhánh dây dẫn nhưng không dùng để nối rẽ; D. Cố định ống luồ dây trên tường Câu 41: Thang cáp, máng cáp là gì? A. Là hệ thống đỡ, lắp đặt các loại dây. B. Là hệ thống đỡ, lắp đặt các loại dây, cáp điện (không bọc cách điện). C. Là hệ thống đỡ, lắp đặt các loại dây, cáp điện (có bọc cách điện) D. Là hệ thống treo cáp. Câu 42. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống thang cáp theo hướng vuông góc trên cùng một mặt phẳng gọi là? A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 43. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chia hệ thống thang cáp thành ba hướng trên cùng một mặt phẳng gọi là? A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 44. Phụ kiện thang máng cáp dùng để liên kết hai thang máng thẳng hoặc máng thẳng với các phụ kiện khác gọi là? A. Kẹp máng B. Nối máng C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 45. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chia hệ thống máng cáp thành bốn hướng trên cùng một mặt phẳng gọi là? A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 35 C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 46. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống máng cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu theo hướng xuống dưới gọi là? A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Co xuống máng cáp (hay còn gọi là co lưng, co ngoài) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 47. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống máng cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu theo hướng lên trên gọi là? A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Co xuống máng cáp (hay còn gọi là co lưng, co ngoài) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 48. Phụ kiện thang máng cáp dùng cho việc giảm chiều rộng hoặc vừa giảm chiều rộng vừa giảm chiều cao của hệ thống máng cáp gọi là? A. Giảm máng cáp B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 49. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống thang cáp theo hướng lệch 30 độ, 45 độ, 60 độ (hoặc các góc khác theo yêu cầu) trên cùng một mặt phẳng gọi là? A. Giảm máng cáp B. Co lơi thang cáp C. Co xuống máng cáp (hay còn gọi là co lưng, co ngoài) D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong) Câu 50: Quy trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau: A. Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, lắp đặt thiết bị, nối dây và kiểm tra. B. Khoan lỗ bảng điện, vạch dấu, lắp đặt thiết bị, nối dây và kiểm tra. C. Khoan lỗ bảng điện, vạch dấu, lắp đặt thiết bị, nối dây và kiểm tra. D. Vạch dấu, lắp đặt thiết bị, khoan lỗ bảng điện, nối dây và kiểm tra. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, 2004 [2]. Vũ Văn Tẩm, Điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007 [3]. KS. Bùi Văn Yên - KS. Trần Nhật Tân, Sửa chữa điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lap_dat_he_thong_chieu_sang.pdf
Tài liệu liên quan