Ổn áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác. Trong bài viết này, ch đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 pha), hoặc 220v/380v (3 Pha). Như vậy, tương ứng ta có ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều dùng nguyên lý motor servo, ch có số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là có thể dùng nguyên lý Rơle chuyển nấc.
Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà ch làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp ch có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định, khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực, nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại ổn áp có dải ổn áp khác nhau: (150v – 260v); (90v – 260v); hoặc (50v – 260v).
Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 pha (hoặc 3 pha), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện. Chú ý: Khi điệp áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường. Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị, như: Bảo vệ quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset. Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Ổn áp thực sự là một thiết bị hữu ích.
157 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện được các bước lắp đặt hệ thống chống sét
Hệ thống bảo vệ chống sét cơ bản gồm: Một bộ phận thu đón bắt sét đặt trong
không trung, được nối xuống một dây dẫn đưa xuống, đầu kia của dây dẫn lại nối
đến mạng lưới nằm trong đất còn gọi là hệ thống nối đất. Hệ thống bảo vệ được đặt
ở vị trí nhằm đạt được yêu cầu bảo vệ trước sự tấn công đột ngột, trực tiếp của sét.
Vai trò của bộ phận đón bắt sét nằm trong không trung rất quan trọng và sẽ trở
thành điểm đánh thích ứng nhất của sét. Dây dẫn nối từ bộ phận đón bắt sét hay còn
gọi là đầu thu từ trên đưa xuống có nhiệm vụ đưa dòng sét xuống hệ thống kim lọai
105
nằm trong đất và tỏa nhanh vào lòng đất. Như vậy hệ thống lưới này dùng để
khuếch tán năng lượng của sét vào trong đất.
Một số cách lắp dây chống sét
Dây thu sét. Nối đất cho
Thanh thu sét dây ăng ten
Điểm thu sét.
Máng thóat nước
Khỏang cách
chống phóng
tia lửa điện
Ống thóat nước
mưa
Thiết bị nối đất
Chỗ tách
Dây dẫn sét Thiết bị nối đất
xuống đất
Hình 5-4. Sử dụng thiết bị chống sét.
Dây thu sét
Kích thước 1
mạng
max.10mx20m
Điểm tách
Dây dẫn sét xuống
đất
Hình 5-5. Sử dụng dây thu sét trong mạng.
106
a) b)
Hình 5-6. Thiết bị chống sét (a) và điểm tách (b).
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi:
1.Trình bầy khái niệm về nối đất và chống sét trong hệ thống điện công nghiệp?
2.Trình bầy các bước lắp đặt hệ thống chống sét
3.Tại sao phải thực hiện hệ thống chống sét? Hệ thống chống sét không đúng
tiêu chu n gây hậu quả thế nào?
Bài tập: Chọn kích thước của cọc thép nối đất và dây nối đất cho mô hình sau?
107
PHẦN II. KỸ NĂNG THỰC
HÀNH LẮP ĐẶT ĐIỆN
108
BÀI 1. KẾT NỐI DÂY CÁP ĐIỆN
VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ LẮP ĐẶT ĐIỆN
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Kiến thức:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý của kết nối dây cáp điện, các
nguyên tắc khi kết nối dây cáp điện, nguyên lý của việc nối dây an toàn, cách sử
dụng dụng cụ lắp đặt điện an toàn hiệu quả, nguyên nhân sai hỏng và biện pháp
phòng tránh.
Kỹ năng:
- Kết nối được các loại dây cáp điện theo yêu cầu kĩ thuật, an toàn và th m mĩ,
sử dụng các dụng cụ lắp đặt điện thành thạo và chuyên nghiệp.
Thái độ:
- Tuân thủ các quy tắc an toàn với các thiết bị thực hành.
- Nghiêm túc quan sát thiết bị thực tế nhà ở, nhà xưởng.
THỰC HIỆN BÀI HỌC
1. Lý thuyết liên quan
1.1. Kết nối dây cáp điện
1.1.1. Định nghĩa
- Dây dẫn gồm một hay vài lõi dẫn điện, có thể có hoặc không có lớp vỏ cách
điện. Ta thường gọi là dây bọc hay dây trần.
- Cáp thì gồm các lõi dẫn điện ( vẫn có cáp một lõi , gọi là cáp đơn ), có lớp vỏ
cách điện và thêm các lớp vỏ bảo vệ nữa. Thường thì các lớp vỏ bảo vệ này nhằm
tăng cường bảo vệ cáp chịu được các tác động bên ngoài như lực va chạm, nước ,
tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.
1.1.2. Công dụng
- Dây, cáp điện dùng đề truyền tải điện (hoặc tín hiệu điều khiển – cáp điều
khiển) hay dùng đểđấu nối các thiết bịđiện trong công nghiệp và dân dụng.
Kí hiệu
- Dây điện: trong thi công thường là dây đơn, 1 lớp cách điện. Ký hiệu : CV hoặc CE.
- Cáp: dây nhiều lõi, 1 lớp cách điện cho từng lõi và 1 lớp cho tồng. Kí hiệu
CVV, CEV, CVE (C:đồng, E:XLPE, V: PVC)
1.1.3. Nguyên nhân nối dây, cáp điện
- Tại sao phải nối dây cáp điện?
- Chúng ta có mong muốn điều đó?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến việc phải kết nối dây cáp điện?
- Nối dây cáp điện như thế nào là đúng cách và an toàn?
109
1.1.4. Phương pháp
Hình TH 1. Mối nối thẳng ( nối nối tiếp) Hình TH 2. Mối nối rẽ ( nối phân nhánh)
Hình TH 3. Mối nối phụ kiện
110
Hình TH 4. Nối ép cáp điện
Các bước nối dây dẫn điện:
Bước 1: Bóc vỏ cách điện
Bước 2: Làm sạch lõi
Bước 3: Nối dây
Bước 4: Kiểm tra mối nối
Bước 5: Hàn mối nối
Bước 6: Cách điện mối nối
1.2. Sử dụng dụng cụ lắp đặt điện
1.2.1. Máy khoan, máy đục
111
Hình TH 5. Máy khoan động lực
a. Cấu tạo bên trong máy khoan động lực
Dưới đây là hình mô tả cấu cấu tạo bên trong của máy khoan cầm tay Bosch
dòng máy khoan động lực ta có thể thấy nó bao gồm các phần như sau:
1-Thân máy bao gồm tay cầm
2-Nguồn điện cấp cho máy
3-Bộ khởi động máy bao gồm điều ch nh điện áp và chiều quay của động cơ.
4-Giá đỡ chổi than và chổi than
5-Rô to của động cơ ( phần động cơ quay).
6-Stato của động cơ ( phần động cơ đứng yên)
7-Quạt gió làm mát
8-Bánh răng truyền động.
9-Trục khoan
10-Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan.
11-Vòng bi trục động cơ.
Nguyên lý của máy khoan cầm tay như sau: Nguồn cấp điện (2) cấp điện qua
bộ phận công tắc khởi động và điều ch nh điện áp (3) cho ra dòng điện 1 chiều cấp
điện quan bộ chổi than (4) cấp điện cho động cơ (5) quay. Khi động cơ quay sẽ
truyền chuyển động qua bộ truyền động (8) là cho trục chứa mũi khoan quay tạo ra
động tác khoan và đồng thời cũng làm quay quạt gió (7) làm mát cho động cơ khi
khoan.
112
Hình TH 6. Máy khoan búa( máy đục)
b. Cấu tạo của máy khoan Búa( máy đục)
Dưới đây sẽ là cấu tạo cơ bản bên trong của một máy khoan búa cầm tay:
Máy khoan búa cầm tay cơ bản cũng như máy khoan xoay, chúng cũng có các chức
năng cơ bản như khoan sắt, gạch, bê tông, gỗ nhưng mô men xoắn và lực khoan
lớn hơn nhiều, đồng thời cấu tạo về tác dụng lực của máy khoan loại này cũng có
cấu tạo khác ( các bạn có thể xem bài cấu tạo bên trong của máy khoan).
Các phần cơ bản của máy khoan búa như sau:
1-Nguồn cấp điện 110V hoặc 220V
2-Thân máy khoan
3-Nút bấm khởi động khoan.
4-Núm chuyển chế độ; Khoan, khoan+búa, búa
5-Tay cầm trợ lực.
6-Đầu kẹp mũi khoan.
7-Mũi khoan.
8-Thước đo ( Căn độ sâu lỗ khoan).
Nguyên lý của máy khoan cầm tay như sau: Nguồn cấp điện (1) cấp điện qua bộ
nút bấm khởi động (3) cho ra dòng điện 1 chiều cấp điện quan bộ chổi than cấp
điện cho động cơ quay mũi khoan (7). Chuyển chế độ (4) sang khoan búa, đập.
b. Máy khoan dùng pin
Hình TH 7. Máy khoan dùng pin
113
Nguồn cấp cho động cơ chính là dùng pin, máy có tính năng vượt trội là có
thể mang di chuyển xa, không phụ thuộc và vị trí nguồn điện.
Dưới đây là hình ảnh ch rõ các bộ phận của máy khoan cầm tay mini dùng pin
1- Thân máy chứa động cơ bao gồm cả tay cầm.
2- Pin (lithium Ion) dùng cấp nguồn cho máy khoan.
3- Công tắc bật khoan
4- Nút khóa chạy liên tiếp
5- Đầu kẹp mũi khoan
6- Chuyển chế độ khoan xoay, khoan va đập.
7- Cốc sạc pin.
1.2.2. Máy cắt, máy mài
a. Máy cắt
Hình TH 8. Máy cắt sắt
Thông số kỹ thuật máy cắt sắt
Model của máy là GCO2 với công suất máy là 2000W, đường kính lưỡi cưa tiêu
chu n là 355mm với các khả năng cắt chữ nhật là 85x180mm, hình tròn
114
125mm,hình vuông 110x110mm, thép gocsL 130x130mm, tốc độ chạy không tải là
3.500 vòng / phút,tổng trọng lượng của máy là 14,6kg.
Hình TH 9. Kích thước thường của máy cắt sắt
Tính năng của máy cắt sắt
Đây là chiếc máy cắt sắt dạng để bàn,được thiết kế với kiểu dáng gọn nhẹ để
bạn có thể dễ dàng di chuyển đến tại nơi thi công. Nhìn qua hình dáng bạn sẽ thấy
được Bosch đã cải tiến trong thiết kế cần cắt bằng nhôm đúc hợp kim bền chắc với
hình chữ D lượn cong phần tay cầm (dạng công thái học) để bạn cầm cắt với tư thế
thoải mái nhất khi cắt và không bị mỏi,ngoài ra báng cầm rất êm và bền chắc vì có
những lượn sóng mềm. Có trang bị chức năng khóa trục khi thay đĩa cắt, giúp việc
thay đĩa cắt dễ dàng và nhanh chóng.
Nắp chắn đĩa cắt được che kín tối đa khi cắt để giảm thiểu tia lửa bắn ra gây khó
chịu cho người thao tác, thân mô tơ có nắp chụp dễ dàng bảo dưỡng .Tấm đế cắt
chắc chắn với 4 chân cao su,giúp bạn có thể để dễ dàng cả trên các bề mặt không
bằng phẳng.
Đấy mới ch là phần bên ngoài của máy,bạn sẽ thấy máy cắt sắt được trang bị mô
tơ với công suất 2000W mạnh mẽ giúp tăng hiệu suất cắt tối đa cắt được nhiều hơn
và nhanh hơn thông thường.Mô tơ cũng được thử nghiệm với kết quả cho tuổi thọ
lâu bền nhất so với dòng cùng loại máy. Ngoài ra kết cấu trục mô tơ là không có
mối nối nên đảm bảo độ chắc khỏe nên hiệu suất cắt rất cao.
b. Máy mài
Loại thứ nhất là máy mài vạn năng: gồm máy mài tròn ngoài, mài lỗ mài mặt
phẳng và mài vô tâm.
115
Loại thứ hai là máy mài chuyên dùng gồm: máy mài bánh răng và mài dụng cụ
cắt gọt.
Các công dụng của máy mài có thể gia công được các chi tiết cóđộ chính xác, độ
bóng cao vàít tốn nguyên vật liệu. Mài có thể gia công được thép đã tôi và các vật
liệu tương đối cứng.
Các đặc điểm của máy mài là:
+ Tốc độ quay của máy rất nhanh có thểđạt tới 50 m/s.
+ Khi mài sẽ phát sinh nhiều bụi (chúýđeo kh u trang hoặc dụng cụ bảo hộ lao
động khi làm việc).
+ Đá mài được chế tạo bằng các loại hạt vật liệu cứng, rất nhỏ, được ép dính
lại với nhau bằng các chất kết dính, sức bền nén của đá rất tốt, nhưng sức bền kéo
lại quá yếu nên dễ bị vỡ. Đá mài không chịu được rung động và tải trong va đập.
Độ m và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ bền của đá.
+ Những thiết bị an toàn và vệ sinh trên máy mài gồm: hộp che đá; Bệ tì, kính
chắn bụi, thiết bị hút bụi.
Hình TH 10. Máy mài góc
Một số nguy cơ mất an toàn (các quý khách phải chúý không để xảy ra mất an
toàn khi làm việc)
+ Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: Cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền
động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến.
+ Văng bắn: Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra như dụng cụ cắt,
đá mài, phôi, chi tiết gia công, bavia khi làm sạch chi tiết
+ Điện giật: do hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, từ các dây dẫn, cầu dao
điện, ổ cắm điện
+ Bỏng: Kim loại nóng, vật liệu được làm nóng do ma sát.
+ Nhiễm độc: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá
trình thao tác, tiếp xúc
116
+ Bụi công nghiệp: Gây các tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra
các BNN, gây cháy nổ, hoặc m điện gây ngắn mạch
+ Nguy hiểm nổ: Nổ hóa học và nổ vật lý.
+ Va quệt: Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những mấu lồi gây vướng
làm chấn thương.
1.2.3. Kìm cắt cáp
Như chúng ta đã biết, các loại dây cáp thông thường được bện từ nhiều sợi cáp
nhỏ li ti khác nhau bằng kim loại nên rất bền chặc nếu bạn muốn cắt đứt chúng
không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Để có thể cắt được chúng
cần phải có 1 hoặc 2 lưỡi dao sắc bén cùng 1 lực tác động khá lớn mới có thể cắt
được vì vậy các chuyên gia nước ngoài đã chế tạo ra dụng cụ có tên gọi là kìm cắt
cáp thủy lực chuyên dùng để cắp các dây cáp từ lớn đến nhỏ có thể cắt được mọi
loại dây cáp dù là cứng đầu nhất.
Hình TH 11. Kìm cắt cáp
1.2.4. Kìm bóp, kìm ép đầu cos
Hình TH 11. Kìm ép cos thủy lực
117
Hình TH 12. Kìm bóp đầu cos
1.2.5. Kìm tuốt, kìm cắt, dao và một số dụng cụ khác
Hình TH 13. Kìm, đồng hồ, tovit.
118
1.2.6. Công cụ gia tăng chiều cao
a. Xe nâng
Hình TH 14. Cấu tạo bên ngoài xe nâng
Giá nâng hàng -1
Giá nâng hàng được di chuyển lên xuống nhờ lực kéo của xích, kéo giá trượt
theo ranh của thanh đỡ giá nâng. Do trọng tải nâng lớn nên giá nâng hàng phải
đảm bảo độ cứng vững trong suốt quá trình nâng hạ cũng như khi xe di chuyển.
Xi lanh để điều khiển nâng hạ- 2
Tác dụng tạo ra lực nâng nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích kéo giá nâng
hàng lên, do đó xi lanh này phải được thiết kế để đảm bảo độ cứng vững và đủ áp
suất để thắng được trọng lượng của hàng hoá.
Xi lanh điều khiển góc nghiêng cho giá - 3
Để linh động trong quá trình xe nâng hàng hoạt động, việc bốc xếp hàng được thuận
tiện, người ta bố trí thêm hai xi lanh lực hai bên, một đầu gắn vào thân thanh đỡ giá
nâng hàng và một đầu gắn vào khung xe. Hai xilanh lực này có tác dụng điều khiển độ
nghiêng của giá nâng hàng nên xilanh lực ở đây dùng xilanh lực hai chiều.
Càng nâng để đặt hàng hóa vào- 4
Hình TH 15. Càng nâng hàng của xe nâng
119
Càng nâng hàng có kết cấu hình chữ U vật liệu là thép, càng nâng còn có bộ
phận cố định thanh đỡ với đầu trên của xilanh để khi pitông đi lên kéo theo đầu trên
xilanh đi lên và thanh đỡ trong cũng được nâng lên trượt trên thanh đỡ cố định.
Đối trọng giúp xe nâng hàng cân bằng khi nâng- 5
Xích tải có nhiệm vụ tạo lực kéo để nâng hạ hàng hoá đồng thời cũng là một cơ
cấu an toàn trong quá trình nâng hạ, việc cố định hàng ở một vị trí nào đó trong khi
nâng hạ được điều khiển bằng dòng chất lỏng và có đình bằng cơ cấu cóc hãm. kích
thích xích tải tuỳ thuộc vào trọng tải của cần treo.
Hình TH 16. Xe nâng
b. Thang
Hình TH 17. Thang
120
2.Trình tự thực hiện
2.1. Chuẩn bị
Các loại kích cỡ dây cáp điện, 1 sợi nhiều sợi.
Dụng cụ lắp đặt điện: máy khoan, máy mài, thang, cale, tovit..
Các loại dụng cụ hỗ trợ khác.
2.2. Các bước trình tự thực hiện
BẢNG TRÌNH TỰ THỰC HIỆN 1
(dành cho hướng dẫn nối dây)
Phương
Yêu cầu/tiêu Ghi
TT Tên bước Thao/động tác tiện dạy
chuẩn kỹ thuật chú
học
1 Chu n bị Chu n bị tại các vị Các dụng Nhận thiết bị
thiết bị, dây trí để sinh viên cụ thực c n thận và để
cáp điện. thuân tiện thực hành, tài ngăn lắp
hành nối dây. liệu
2 Bóc vỏ Dùng các dụng cụ Các dụng Thao tác thực
cách điện tách vỏ cách điện. cụ thực hành c n thận,
hành. th m mĩ.
3 Làm sạch Dùng các dụng cụ Các dụng Thao tác thực
lõi thực hành làm sạch cụ thực hành c n thận,
lõi đồng. hành. th m mĩ.
4 Nối dây Dùng các dụng cụ Các dụng Kết nối chu n , Siết
kết nối các bề mặt cụ thực chặt, tránh hồ chặt các
dây dẫn đã được hành. quang. đầu
làm sạch. dây.
5 Hàn mối Thiết bị hàn, hàn Dụng cụ Hàn chặt mối
nối cứng mối nối. hàn nối
6 Cách điện Dùng băng keo, Dụng cụ Quấn chặt, cách
mối nối chất cách điện thực hành điện, th m mĩ.
quấn cách điện.
7 Báo cáo, Dùng lực mạnh Dụng cụ Mối nối không
kiểm tra lại kéo kiểm tra. thực hành bị bật.
mối nối
121
BẢNG TRÌNH TỰ THỰC HIỆN 2
(dành cho hướng dẫn sử dụng dụng cụ)
Phương
Yêu cầu/tiêu Ghi
TT Tên bước Thao/động tác tiện dạy
chuẩn kỹ thuật chú
học
1 Chu n bị Chu n bị tại các vị Các dụng Nhận thiết bị
thiết bị, đồ trí để sinh viên cụ thực c n thận và để
nghề. thuân tiện thực hành, tài ngăn lắp
hành sử dụng. liệu.
2 Hướng dẫn Đưa các thiết bị, Các dụng Sử dụng c n
sử dụng hướng dẫn. cụ thực thận, thành
hành. thạo.
3 Sinh viên Dùng các dụng cụ, Các dụng Thao tác thực
sử dụng thực hiện sử dụng cụ thực hành c n thận.
dụng cụ c n thận, an toàn. hành.
4 Tháo thiết Tháo các thiết bị, Các dụng C n thận tránh
bị, hướng hướng dẫn các bộ cụ thực thiếu sót.
dẫn phận hành.
7 Báo cáo, Báo cáo sử dụng Dụng cụ Sử dụng thành
kiểm tra từng thiết bị thực hành thạo.
2.3.Một số lưu ý
BẢNG MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN 1
(dành cho hướng dẫn nối dây)
TT Sai lầm/sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng tránh Ghi
thường gặp chú
1 Mối nối không Thao tác không Thao tác đúng theo tiêu
chặt c n thận chu n và hướng dẫn của giáo
viên. Vệ sinh lõi c n thận.
2 Cách điện không Quấn cách điện Kiểm tra cách điện và kiểm
an toàn không an toàn, tra thảm mĩ.
thiếu th m mĩ.
122
BẢNG MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN 2
(dành cho hướng dẫn sử dụng dụng cụ)
TT Sai lầm/sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng tránh Ghi
thường gặp chú
1 Không sử dụng Không thể thao Theo dõi, quan sát từng
được dụng cụ tác được trên hướng dẫn của giáo viên qua
dụng cụ. đó thực hiện.
2 Sử dụng thiết bị Sử dụng c u thả Sử dụng c n thận, thao tác
thiếu an toàn không theo quy chu n.
cách
2.4. Làm mẫu
- Làm mẫu lần 1: Giáo viên làm mẫu các bước để sinh viên lắm bắt các bước cơ bản.
- Làm mẫu lần 2: Giáo viên hướng dẫn t m và ch những thao tác cơ bản.
2.5. Gọi một số sinh viên làm thử và nhận xét
- Gọi 1 người lên làm thử các bước : Bố trí 1 người lên làm thử lại sau khi đã
xem giáo viên làm mẫu.
- Đánh giá kết quả làm thử: Giáo viên quan sát sinh viên này khi họ hao tác, ghi
nhận tất cả các thông tin phản ánh: Tư thế, tác phong, kết quả rồi nhận xét.
2.6. Giao nhiệm vụ, phân công vị trí luyện tập
Giao vật tư cho từng sinh viên theo danh sách. Bố trí sinh viên ngồi đúng vị trí
quy định. Giao nhiệm vụ cho các sinh viên.
3. Thực hành
Kết nối dây dẫn điện.
Sử dụng các thiết bị lắp đặt điện: máy khoan, máy mài, kìm ép cos
Giám sát, đôn đốc sự thực hiện của sinh viên, các sinh viên khảo sát lấy số liệu
và trải nghiệm các thiết bị.
Tổ chức cho sinh viên thường xuyên mày mò và nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi
cho giáo viên về tính thực tiễn của thiết bị trong thực tế.
Giúp đỡ sinh viên:
+ Giáo viên giúp đỡ: Quan sát khi sinh viên đang làm, hướng dẫn lại những bước
sinh viên chưa hiểu và giúp sinh viên nhìn nhận đơn giản háo thiết bị.
+ Sinh viên giỏi giúp đỡ: Tại mỗi nhóm giáo viên xác định được một người giỏi
nhất, yêu cầu sinh viên này giúp đỡ sinh viên khác khi họ không làm được.
- Yêu cầu: Trong quá trình tiến hành nối dây, sử dụng thiết bị cần xác định đúng
tính th m mĩ, an toàn. Hoàn thành báo cáo trong quá trình thực hành.
123
BÀI 2. LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Kiến thức:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị sử dụng trong tủ
điện, các nguyên tắc lắp đặt, thiết kế trong tủ điện, nguyên lý của việc nối dây an
toàn, cách sử dụng dụng cụ lắp đặt điện an toàn hiệu quả, nguyên nhân sai hỏng
và biện pháp phòng tránh.
- Sử dụng các dụng cụ và kĩ năng để thiết kế và lắp đặt các thiết bị trên tủ điện
phân phối, đúng kĩ thuật và an toàn, th m mĩ.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn với các thiết bị thực hành.
- Nghiêm túc quan sát thiết bị thực tế nhà ở, nhà xưởng.
THỰC HIỆN BÀI HỌC
1. Lý thuyết liên quan
1.1. Giới thiệu về tủ điện
Hình TH 18. Mặt ngoài tủ điện
124
Hình TH 19. Bên trong tủ điện
Tủ điện là gì?
– Tủ điện là nơi dùng để chứa(đựng) các thiết bị điện như: Công tắc, cầu giao,
biến thế, biến áp ở các công trình, nhà máy. thường có hình chữ nhật hoặc
hình vuông, tùy theo vị trí và mục đích sử dụng.
– Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỹ công trình công nghiệp
hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ tống truyền tải phân
phối đến các hộ tiêu thụ điện và thiết bị điều khiển, và nơi đấu nối, phân phối điện
cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mạng điện với người sử dụng điện
trong quá trình vận hành.
1.1.1.Tủ điện phân phối chính cho công trình(MSB)
– Tủ điện phân phối chính được chế tạo theo tiêu chu n IEC 60439. Vỏ tủ điện
được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần khác như nắp tủ
điện, mặt hông và mặt sau của tủ điện có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho
người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì.
– Bố trí các thiết bị bên trong tủ điện có thể phù hợp với từng nhu cầu của khách
hàng từ dạng tủ điện. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện
cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu modul được đặt cạnh
nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bảo gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn
và ngăn phân phối.
125
1.1.2. Tủ điện điều khiển trung tâm
– Tủ điện điều khiển trung tâm có thể được cung cấp cả hai loại:
+ Loại cố định
+ Loại không cố định(có thể kéo đi kéo lại)
– Các thiết bị được sử dụng bên trong tủ điện như khởi động mềm, bộ biến tần,
bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/ tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp
và các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
– Khung và cá nắp tủ được chế tạo từ thép mạ điện và hoàn thiện bằng sơn
tĩnh điện. Tủ điện điều khiển và bảo vệ động cơ công nghiệp, thủy lợi. Tủ điện
có cơ chế vận hành như sau:
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
1.1.3. Tủ điện chuyển mạch – ATS
Tủ điện được sử dụng ở những nơi có phụ tải đồi hỏi phải cấp điện liên tục, để
cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là
máy phát điện. Trong trường hợp tủ ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn
cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
– Điện áp định mức: 380V/415V
– Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
– Thời gian chuyển mạch: 5~10s
1.1.4. Tủ điện phân phối(tủ DB)
– Tủ diện được thiết kế sử dụng trong các phân xưởng, nhà máy hay phân phối
điện cho một tầng trong tòa nhà. Vì vậy tủ điện phân phối được thiết kế gọn nhẹ,
tính th m mỹ cao, an toàn và thuận tiện vận hành.
– Tủ điện DBđược thiết kế chu n tạo điều kiện thuận lơi cho việc lựa chọn để sử
dụng vào công trình. Tủ này là có phân chia theo màu xanh, đỏ, vàng điều này sẽ giúp
cho việc lắp đặt dễ dàng, thuận tiện cũng như công tác bảo trì sửa chữa sau này.
1.1.5. Tủ bơm chữa cháy
– Điện áp cung cấp 3P-380V
– Đ n báo pha
– Đo dòng điện, điện áp
– Báo mất pha
– Tiêu chu n IP20 – IP54
– Tủ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện
126
1.1.6. Tủ điện điều khiển chiếu sáng
– Kích thước tùy vào sơ đồ nguyên lý sẽ có thiết kế phù hợp.
– Tiêu chu n IP20 – IP54
– Tủ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện
– Kết hợp với relay thời gian được cái đặt chế độ bật, tắt thiết bị chiếu sáng
trong 1 khoản thời gian được định trước.
1.1.7. Tủ tụ bù
– Tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng các dây chuyền sản
xuất, các phụ tại thương mại lớn, công suất bù đến 600kVAR. Phương thức điều
chinhrdung lượng bù và bảo vệ tụ đáp ứng các yêu cấu của khách hàng.
1.2. Các thiết bị lắp đặt tủ điện
1.2.1. Đồng hồ volt, ampe
Hình TH 20. Đồng hồ volt, ampe
1.2.2. Chuyển mạch vol, ampe
127
Hình TH 21. Chuyển mạch volt, ampe
1.2.3. Đèn báo pha
Hình TH 22. Đèn báo pha
1.2.4. Nút nhấn
Hình TH 22. Các loại nút nhấn
1.2.5. Aptomat
Áptômát(CB:Circuit breaker) haycòngọi làmáycắt làKCĐ tự độngcắt mạch
điệnkhi có sự cố: quá tải, ngắn mạch, điện áp thấp,côngsuất ngượcTrongmạch
điện hạ ápcóđiện áp định mứcđến 660V xoaychiều và330Vmột chiều,có
dòngđiệnđịnh mứctới6000A. Nhữngmáycắt hạ áp hiện đạicó thể cắt đượcdòngđiện
128
tới 300kA.Đôi khi CBcũngđượcdùng đểđóngcắt khôngthươngxuyêncácmạch điện
ở chế độ bìnhthường.
Hình TH 23.Áptômát(CB:Circuit breaker)
1.2.6. Contactor
Côngtắctơ là khí cụ điện dùngđể đóng,cắt thườngxuyêncác mạch
điệnđộnglực, từxa, bằngtay(quahệthốngnút bấm)hoặctự động.Việc đóngcắt
côngtắctơcótiếp điểm cóthể được thựchiện bằng namchâmđiện,thủylựchaykhí
nén. Thôngthườngtagặp loại đóngcắt bằngnamchâmđiện.
Nhữngnămgầnđâyngười ta đãchế tạo loạicông tắctơ khôngtiếp điểm,
việcđóngcắt côngtắctơ loại nàyđượcthựchiện bằngcácxungđiện
đểkhóahoặcmởcác van bán dẫn(Thyristor,triac). Côngtắctơ có tần số đóngcắt lớn,
có thể tới 1800 lần/giờ.
Hình TH 24. Contactor
129
1.2.7. Relay nhiệt
Hình TH 25.Relay nhiệt
Relay nhiệt là thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá
tải, thường được dùng k m vớikhởi động từ, contactor. Dùng điện áp xoay chiều
đến 500V, tần số 50Hz, loại mới lên đến 150A, điện áp một chiều lên đến 440v.
Relay nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì nó quán tính nhiệt lớn
nên cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc từ khoảng vài giây đến vài
phút nên không dùng để bảo vệ ngắt mạch được, muốn bảo vệ ngắn mạch thường
dùng k m cầu chì cháy.
Nguyên lý hoạt động:
Khi có dòng điện chạy qua relay, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và
tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn b y bên trong làm
đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của relay. Số
tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là một hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
1.2.8. Biến dòng, biến áp
a. Biến dòng (kí hiệu CT hay TI), là một loại “công cụđo lường dòng điện”được
thiết kế nhằm mục đích tạo ra một dòng điện xoay chiều có cường độ tỷ lệ với
cường độ dòng điện ban đầu.
Biến dòngcó chức năng làm giảm tải một dòng điện ở cường độ cao xuống
cường độ thấp tiêu chu n hơn, đồng thời tạo ra chiều đối lưu an toàn nhằm kiểm
soát cường độ dòng điện thực tế chạy trong đường dây dẫn, thông qua vai trò của
một ampe kế tiêu chu n. Càng ngày máy biến dòng càng được cải tiến hơn, tuy
nhiên nhìn chung thì chức năng cơ bản của chúng vẫn không lệch đi là mấy so với
các thế hệ máy biến dòng truyền thống.
130
Hình TH 26. Biến dòng điện
b.Biến áp
Máy biến áp hay máy biến thế, gọi gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện
truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua
cảm ứng điện từ.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp
liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ
cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra
dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì
bố trímạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
Hình TH 27. Biến áp
131
1.2.9. Biến tần
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong
động cơ và thông qua đó biến tần có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô
cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. biến tần thường sử dụng các linh kiện
bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường
xoay ...
Hình TH 28. Biến tần
1.2.10. Timer( relay thời gian)
Hình TH 29. Timer
1.2.11. Relay trung gian
Từ rơ-le là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Pháp) nên trong từ
đó không bao hàm ý nghĩa gì nhiều. Vì vậy, ta sẽ không phân tích rơ-le là gì thông
qua tên gọi của nó. Vì vậy, tớ sẽ sử dụng những linh kiện điện tử khác mà chắc
chắn bạn đã biết rồi để diễn giải!
Rơ-le là một công tắc (khóa K). Nhưng khác với công tắc ở một chỗ cơ bản, rơ-
le được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ đó, rơ-le được dùng
132
làm công tắc điện tử! Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2 trạng thái: đóng và mở.
"Khi nào nó đóng? Khi nào nó mở? và làm sao thay đổi được trạng thái của
nó?,..." đó chính là những câu hỏi mà chúng ta cần tìm kiếm câu trả lời trong bài
viết này.
Hình TH 30.Relay trung gian
1.2.12. Các thiết bị lập trình
Hình TH 31. Bo mạch sử lí tốc độ
133
Hình TH 32. Các loại PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập
trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic
thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một
loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích
(ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì
hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực
tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi
có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có
thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như :
Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General, Electric, Omron,
Honeywell...
134
2.Trình tự thực hiện
2.1. Chuẩn bị
Các thiết bị, dụng cụ bảo hộ, phong thái làm việc.
Tủ điện, aptomat, contactor, thanh gá, đồng hồ volt, ampe.
Dụng cụ lắp đặt điện: máy khoan, máy mài, cale, tovit..
Các loại dụng cụ hỗ trợ khác.
2.2. Các bước trình tự thực hiện
BẢNG TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Phương
Yêu cầu/tiêu Ghi
TT Tên bước Thao/động tác
tiện dạy
chuẩn kỹ thuật chú
học
1 Chu n bị Chu n bị tại các Các dụng Nhận thiết bị
thiết bị, vị trí để sinh viên cụ thực c n thận và để
dụng cụ. thuân tiện thực hành, tài ngăn lắp
hành nối dây. liệu
2 Lắp đặt các Dùng các thiết bị Các dụng Thao tác thực
thiết bị bên lắp bên ngoài tủ cụ, thiết bị hành đúng kĩ
ngoài vỏ tủ thực hành. thuật, c n thận,
th m mĩ.
3 Lắp đặt các Dùng các dụng Các dụng Thao tác thực
thiết bị bên cụ, thiết bị thực cụ, thiết hành đúng kĩ
trong tủ hành triển khai thực hành. thuật, c n thận,
điện lắp đặt. th m mĩ.
4 Đi dây kết Sử dụng dây dẫn Dây dẫn Kết nối chu n ,
nối thiết bị kết nối các thiết và các chặt, tránh hồ
bị lắp đặt. dụng cụ quang.
5 Kiểm tra Dùng đồng hồ đo Dụng cụ Kiểm tra c n
thông mạch điện kiểm tra, cho thiết bị thận kĩ lưỡng
và vận hành chạy thử. thực hành
6 Báo cáo, Báo cáo kết quả Tủ điện Tính kĩ thuật,
kiểm tra đạt được và trình hoàn thành th m mĩ
bày kết quả thực và bản báo
hành. cáo
135
2.3.Một số lưu ý
BẢNG MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN
TT Sai lầm/sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng tránh Ghi
thường gặp chú
1 Lắp chưa đúng Thao tác không Thao tác đúng theo tiêu
sơ đồ đi dây c n thận, chưa chu n và hướng dẫn của giáo
đúng kĩ thuật viên và sơ đồ theo bản vẽ
2 Lắp chưa đúng Chưa hiểu dõ về Kiểm tra lại các thiết bị và
các thiết bị trên công dụng của công dụng thực tế.
tủ điện thiết bị
2.4. Làm mẫu
- Làm mẫu lần 1: Giáo viên làm mẫu các bước để sinh viên lắm bắt các bước cơ bản.
- Làm mẫu lần 2: Giáo viên hướng dẫn t m và ch những thao tác cơ bản.
2.5.Gọi một số sinh viên làm thử và nhận xét
- Gọi 1 người lên làm thử các bước : Bố trí 1 người lên làm thử lại sau khi đã
xem giáo viên làm mẫu.
- Đánh giá kết quả làm thử: Giáo viên quan sát sinh viên này khi họ hao tác, ghi
nhận tất cả các thông tin phản ánh: Tư thế, tác phong, kết quả rồi nhận xét.
2.6. Giao nhiệm vụ, phân công vị trí luyện tập
Giao vật tư cho từng sinh viên theo danh sách. Bố trí sinh viên ngồi đúng vị trí
quy định. Giao nhiệm vụ cho các sinh viên.
3. Thực hành
Sử dụng các thiết bị lắp đặt điện: máy khoan, máy mài, kìm ép cos
Giám sát, đôn đốc sự thực hiện của sinh viên, các sinh viên khảo sát lấy số liệu
và trải nghiệm các thiết bị.
Tổ chức cho sinh viên thường xuyên mày mò và nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi
cho giáo viên về tính thực tiễn của thiết bị trong thực tế.
Giúp đỡ sinh viên:
+ Giáo viên giúp đỡ: Quan sát khi sinh viên đang làm, hướng dẫn lại những bước
sinh viên chưa hiểu và giúp sinh viên nhìn nhận đơn giản háo thiết bị.
+ Sinh viên giỏi giúp đỡ: Tại mỗi nhóm giáo viên xác định được một người giỏi
nhất, yêu cầu sinh viên này giúp đỡ sinh viên khác khi họ không làm được.
136
Lắp đặt theo hình sau: 70mm
50mm
60mm
V A A A
50mm
600mm
CMV
53mm
540mm
100mm
53mm
350mm 100mm
400mm
180mm
600mm
137
GÁ
CĐ
- Yêu cầu: Trong quá trình lắp đặt tủ điện, tiến hành nối dây, sử dụng thiết bị cần
xác định đúng tính th m mĩ, an toàn. Hoàn thành báo cáo trong quá trình thực hành.
138
Lắp các mạch sau vào tủ điện:
139
140
BÀI 3. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐI ĐIỆN DÂN DỤNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Kiến thức:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị sử dụng trong dân
dụng, các nguyên tắc lắp đặt, thiết kế trong ngôi nhà dân dụng, các công trình
phục vụ đời sống, nguyên lý của việc nối dây an toàn, cách sử dụng dụng cụ lắp
đặt điện an toàn hiệu quả, nguyên nhân sai hỏng và biện pháp phòng tránh.
- Sử dụng các dụng cụ và kĩ năng để thiết kế và lắp đặt các thiết bị trong nhà,
đúng kĩ thuật và an toàn, th m mĩ.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn với các thiết bị thực hành.
- Nghiêm túc quan sát thiết bị thực tế nhà ở, nhà xưởng.
THỰC HIỆN BÀI HỌC
1. Lý thuyết liên quan
1.1. Giới thiệu về sơ đồ đi điện dân dụng
Hình TH 33. Sơ đồ mô phỏng đi dây trong căn hộ
141
Hình TH 33. Sơ đồ thiết kế hệ thống điện dân dụng
1.2. Các thiết bị điện sử dụng trong hệ thống điện nhà
1.1.1. Aptomat, cầu dao tổng, cầu chì bảo vệ
Đối với bất kì hệ thống điện nào việc lựa chọn thiết bị, khí cụ bảo vệ là rất quan
trọng. Riêng với hệ thống điện gia đình cũng vậy việc tuân thủ an toàn là nguyên lí
cốt lõi. Nguyên tắc lựa chọn các thiết bị khí cụ này cần đảm bảo kĩ thuật, tính khoa
học và các nguyên lí bảo vệ.
Hình TH 34. Aptomat, cầu dao và cầu chì bảo
vệ 1.1.2. Dây điện và ống gen( ống ruột gà) cách điện
a. Dây điện
Dây và cáp điện là sản ph m phục vụ rộng rãi cho các ngành kinh tên quốc dân,
tiêu dùng của xã hội. Đồng hành cùng ngành điện lực, góp phần xây dựng các công
142
trình, dự án điện .. Có thể nói dây, cáp điện là những sản ph m không thể thiếu
trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm về dây, cáp điện.
Khái niệm
- Dây dẫn gồm một hay vài lõi dẫn điện , có thể có hoặc không có lớp vỏ cách
điện. Ta thường gọi là dây bọc hay dây trần.
- Cáp thì gồm các lõi dẫn điện ( vẫn có cáp một lõi , gọi là cáp đơn ), có lớp vỏ
cách điện và thêm các lớp vỏ bảo vệ nữa. Thường thì các lớp vỏ bảo vệ này nhằm
tăng cường bảo vệ cáp chịu được các tác động bên ngoài như lực va chạm, nước ,
tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.
Công dụng
Dây, cáp điện dùng đề truyền tải điện (hoặc tín hiệu điều khiển – cáp điều
khiển) hay dùng để đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.
Kí hiệu
Dây điện: trong thi công thường là dây đơn, 1 lớp cách điện. Ký hiệu : CV hoặc CE
Cáp: dây nhiều lõi, 1 lớp cách điện cho từng lõi và 1 lớp cho tồng. Kí hiệu CVV,
CEV, CVE (C:đồng, E:XLPE, V: PVC)
Kết cấu
- Ruột dẫn điện: Đồng (copper: Cu) hoặc nhôm (aluminum: Al)
- Lớp cách điện: PVC hoặc XLPE
- Chất độn: sợi PP (Polypropylen)
- Băng quấn: băng không dệt
- Lớp vỏ bọc trong: PVC hoặc PE
- Giáp kim loại bảo vệ: DATA, DSTA, SWA
- Lớp vỏ bọc ngoài: PCV, PE hoặc HPPE
+ Phân loại theo kết cấu ruột dẫn:
- Dây điện dân dụng ruột dẫn cứng (một sợi cứng hoặc 7 sợi bện lại)
- Dây điện dân dụng ruột dẫn mềm (nhiều sợi mềm bện lại với nhau)
Hình TH 35. Dây cáp điện
143
+ Phân loại theo số ruột dẫn điện:
- Dây đơn: Cu/PVC 1x.mm2
- Dây đôi: Cu/PVC/PVC 2x.mm2
- Dây ba ruột dẫn: Cu/PVC/PVC 3x.mm.
+ Phân loại theo hình dạng vỏ bọc:
- Dây dân dụng bọc tròn
- Dây dân dụng dạng oval
- Dây dân dụng bọc dính cách (dây sup)
b. Ống gen (ống ruột gà)
Tác dụng của Ống luồn dây điện( ống gen)
Trong công trình dân dụng cũng như công nghiệp, dây điện cần phải được bảo về
trong điều kiện tốt nhất có thể. Do đó việc cho ra đời ống luồn dây điện là một giải
pháp mới trong việc thi công và lắp đặt hệ thống.
Trên thị trường hiện nay có các loại ống phổ biến như sau: ống luồn tròn, ống
luồn dẹt, ống luồn đàn hồi (ruột già). Tùy theo cách lắp đặt mà chúng ta chọn một
trong ba loại ống trên. Để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên chú ý
một số điểm sau:
Những điều nên làm khi sử dụng ống luồn dây điện
- Ống luồn tròn thường sử dụng để luồn dây điện âm tường, luồn trong sàn bê
tông, nơi đòi hỏi chịu áp lực cao. Do đó, bạn nên bố trí ống luồn sao cho không ảnh
hưởng đến kết cấu bê tông của công trình.
- Nên sử dụng ống luồn đúng mục đích sử dụng như ống luồn dây điện ch sử
dụng cho ngành điện, không nên sử dụng cho dẫn nước, dẫn gas
- Nên sử dụng ống luồn đúng tiêu chu n, hiện nay có các nhãn hiệu ống luồn có
uy tín và đúng chất lượng là AC, Comet, Clipsal các sản ph m ống luồn này được
kiểm tra rất khắt khe về độ chịu va đập độ chịu nén và khả năng chống cháy cao.
- Trước khi lắp đặt ống luồn, chúng ta cần tính toán chọn dây dẫn điện sao cho
kích cỡ ống luồn phù hợp với số lượng dây dẫn luồn trong đó.
- Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cắt ống, uốn cong hay luồn dây điện
vào ống.
- Đối với dây điện lắp nổi thì nên dùng ống luồn dẹt. Ống luồn dẹt được thiết kế rất
thuận tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa cũng như đảm bảo mỹ quan của kiến trúc.
- Lắp đặt ống luồn ở những nơi có nhiệt độ cho phép, phù hợp với tiêu chu n của
ống luồn.
Với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt ở những nơi như trần la-phông, trần thạch cao,
tường gạch ống bạn nên sử dụng ống luồn đàn hồi vì loại này có trọng lượng nhẹ và
niềm dẻo dễ uốn mọi hình dáng. Mặt khác ống đàn hồi thường có giá rẻ hơn các loại
144
ống luồn.
Sử dụng ống luồn để bảo vệ dây điện.
Những điều cần tránh khi sử dụng ống luồn dây điện
- Không nên luồn dây điện quá chặt vào ống luồn. Vì như vậy bạn không thể
luồn dây điện thêm vào khi có nhu cầu cải tạo hay nâng cấp hệ thống điện.
- Khi sửa chữa nhà, bạn tránh để máy khoan, hay thiết bị đục bêtông làm bể ống luồn.
- Đối với ống luồn lắp nối, không móc hoặc treo bất cứ vật gì nặng lên trên ống.
- Ống luồn lắp nổi phải lắp kín, vì các khoảng hở sẽ là nơi trú n của côn trùng.
- Không sử dụng ống luồn kém lượng, dễ gây ra hư hỏng như gẫy, móng ống, độ
chịu lực kém
Việc sử dụng ống tuồn dây diện âm tường hay lắp nổi, không những đảm bảo an toàn
cho dây điện luồn bên trong đó mà còn tăng độ th m mỹ cho công trình và cho nhà bạn.
Hình TH 36. Ống gen (ống ruột gà)
1.1.3. Ổ cắm, công tắc
a. Ổ cắm
Hình TH 37.Ổ cắm
145
b. Công tắc
Công tắc là tên của một thiết bị (xét trong mạch điện), hoặc một linh kiện (xét
trong một thiết bị điện, sử dụng với mục đích để đóng/bật - ngắt/mở/tắt dòng
điệnhoặc chuyển hướng trạng thái đóng-ngắt trong tổ hợp mạch điện có sử dụng
chung một công tắc. Hay rõ hơn, trong mạng điện, một công tắc có thể cùng lúc
chuyển trạng thái đóng-ngắt cho 1 hoặc nhiều mạch điện thành phần. Cầu dao, khóa
điện, Rơ le,... là những dạng công-tắc đặc biệt, được người Việt đặt tên riêng để
phân biệt do cách chế tạo, công năng sử dụng.
Hình TH 38. Công tắc
1.1.4. Ổn áp
Hình TH 39. Ổn áp
146
Ổn áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho các
thiết bị dùng điện khác. Trong bài viết này, ch đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử
dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện
220v (1 pha), hoặc 220v/380v (3 Pha). Như vậy, tương ứng ta có ổn áp 1 pha và
ổn áp 3 pha.
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều dùng nguyên lý motor servo, ch có
số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là có thể dùng
nguyên lý Rơle chuyển nấc.
Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà ch làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện
điện áp nguồn. Ổn áp ch có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định, khi điện áp vào
thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi
điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực, nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại
ổn áp có dải ổn áp khác nhau: (150v – 260v); (90v – 260v); hoặc (50v – 260v).
Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 pha (hoặc 3 pha), dải ổn
áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện. Chú ý: Khi điệp áp nguồn điện
vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện
áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường.
Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có
thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị,
như: Bảo vệ quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset. Khi sử dụng ổn
áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn
và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Ổn áp thực sự là một thiết bị hữu ích.
Ổn áp dải rộng: Các loại ổn áp thông dụng có dải ổn áp trong khoảng từ 150V –
260V. Ở các khu vực có thời điểm điện áp quá yếu (dưới 140V), cần phải dùng ổn
áp dải rộng có dải ổn áp từ 90V – 260V. Đặc biệt, một số nơi cần dùng đến loại ổn
áp dải siêu rộng từ 50V – 260V.
Ổn áp là thiết bị giúp cải thiện điện áp, cung cấp điện cho thiết bị dùng điện khác.
Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng. Công suất ra của ổn áp, luôn giảm t lệ
với mức suy giảm điện áp của nguồn điện vào. Khi nguồn điện vào quá yếu, công
suất ra của ổn áp càng giảm nhiều. Do vậy, khi dùng máy ổn áp dải rộng, cần
thiết phải chọn công suất của ổn áp lớn hơn mức bình thường.
Vào thời điểm nguồn điện đang rất yếu , dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, cũng
ch nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng máy bơm nước,
máy lạnhvà các tải có công suất lớn. Các tải có động cơ như: Máy bơm, máy
lạnh luôn có dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ làm
điện áp của nguồn điện vào tụt sâu đột ngột, và dòng điện đầu vào tăng cao, vượt
quá khả năng đáp ứng của ổn áp. Ổn áp sẽ bị quá tải và không còn giữ được điện
áp ra ổn định.
Ở những hộ tiêu thụ xa trạm điện hạ thế, đường dây tải điện có tiết diện nhỏ, luôn
gặp phải trường hợp điện yếu và tụt áp đột ngột nói trên. Nếu tuyến đường dây đó, có
máy hàn điện, hay động cơ điện đang hoạt động, thì tình trạng điện càng mất ổn
147
định. Lúc này việc dùng ổn áp, sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp điện, đảm
bảo an toàn và giữ được tuổi thọ cho thiết bị dùng điện.
Để khắc phục về lâu dài, cần nâng tiết diện dây dẫn cho đủ lớn để tránh sụt áp;
đồng thời lắp đặt bổ sung trạm biến thế, sao cho khoảng cách từ trạm đến hộ tiêu
thụ điện không quá xa. Đây là cách khắc phục căn bản nhất, cần có sự đầu tư
thỏa đáng của ngành Điện và chính quyền địa phương.
* Lưu ý khi sử dụng:
- Lắp đặt máy cần chọn dây dẫn điện vào và điện ra đủ lớn, đảm bảo cho máy làm
việc đủ công suất, không bị nóng dây, không gây sụt áp trên dây. (thường chọn
tiết diện dây dẫn khoảng 1mm2 cho 1KVA là đủ).
Ví dụ: Chọn dây tối thiểu cho máy 5KVA có tiết diện 2 x 4mm2, máy 7.5KVA
chọn dây có tiết diện 2 x 6mm2, máy 10KVA chọn dây có tiết diện 2 x 10mm2.
- Bắt chặt các đầu dây vào cọc đấu dây, đảm bảo tiếp xúc tốt, tránh hiện tượng
move, sinh nhiệt do tiếp xúc có thể dẫn đến hỏng hoặc cháy máy, cháy dây, gây
hỏa hoạn...
- Đặt máy nơi khô ráo, thoáng mát, dễ quan sát, đảm bảo điều kiện toả nhiệt,
tiện lợi cho thao tác sử dụng và an toàn cho trẻ nhỏ.
- Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nên đấu dây tiếp địa cho máy, không di chuyển
máy khi đang có điện, tránh để nước hoặc chất lỏng khác rớt vào máy.
- Máy ổn áp ch cải thiện điện áp chứ bản thân không sinh ra năng lượng vì vậy khi
điện áp lưới càng giảm xuống thấp thì công suất máy ổn áp cũng giảm theo. Khi đó
cần giảm tải để tránh quá tải cho máy.
1.1.5. Các thiết bị tiêu thụ điện
a. Tivi
Hình TH 40. Tivi
b. Máy giặt
Máy giặt là một thiết bị gia dụng trợ giúp rất nhiều trong công việc nội trợ. Hiện
nay hầu hết các máy giặt đều có chức năng điều khiển tự động, tuy nhiên để sử
148
dụng máy giặt một cách có hiệu quả và giúp bảo quản tốt máy giặt thì bạn cũng cần
phải lưu ý sử dụng máy giặt theo đúng cách.
Hình TH 41. Máy giặt
c. Bóng điện chiếu sáng
Hình TH 42. Bóng chiếu sáng
149
d. Quạt
Khi mua hàng, điều quan trọng là phải suy nghĩ c n thận về công dụng của món
hàng mà bạn muốn nó làm, và nơi mà bạn cóáy định đểđặt nó. Dưới đây là 6 công
dụng tốt nhất để sử dụng quạt điện trong nhà của bạn.
1. Làm mát phòng của bạn (và chính bạn)
Thích hợp sử dụng cho các vùng khí hậu nóng ấm, quạt điện là một cách rất rẻ
tiền để làm mát gần như bất cứ phòng nào trong nhà của bạn. Quạt điện làm tươi
mới không khí khi nó làm lưu thông không khí mát mẻ khắp phòng.
Hãy chú ý đến kích thước của căn phòng bạn muốn để làm mát, như một số loại
quạt làm việc tốt hơn trong phòng có kiwsch thước lớn.
2. Đối phó với người hút thuốc lá
Cho dù bạn gặp rắc rối khi đang nấu ăn trong nhà bếp nhỏ hoặc khó chịu từ việc
hút thuốc của ai đó, quạt điện có thể là một vị cứu tinh. Sử dụng quạt đứng hoặc
quạt bàn để hút không khíám khói và thổi nó ra một cửa sổ hoặc cửa ra vào. Ch cần
đặt quạt đúng hướng, nó có thể hoạt động như một ống xả. Một khi căn phòng
đãđược lưu thông không khí nó sẽ trở nên trong lành trở lại.
3. Giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn
Có thể bạn sẽ bị khó ngủ vào một đêm mùa hè nóng nực. Thông thường, bạn
phải lựa chọn giữa máy điều hòa không khí có thể gây ra tiếng ồn hoặc chịu nóng
không thoải mái. Quạt điện cho phòng ngủ có thể là một thay thế tuyệt vời, vì nó
hoạt động êm hơn so với một máy điều hòa không khí và nó làm giảm đáng kể
nhiệt độ phòng.
Ngoài ra, những làn gió mát có thểđưa bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Quạt
đứng thường là loại tốt nhất cho phòng ngủ và loại quạt có kèm điều khiển từ xa là
một một sự lựa chọn tuyệt vời. Quạt trần là hoàn hảo để làm mát phòng ngủ cóđộ
rộng vừa phải khá hiệu quả.
Hình TH 43. Quạt trần
150
6. Trang trí căn phòng
Quạt điện có thể được dùng để trang trí thêm nét duyên dáng trong ngôi nhà của
bạn. Quạt điện có nhiều kiểu dáng và kích cỡ có thể phù hợp với bất cứ phòng nào
trong nhà bạn. Sự đa dạng màu sắc sẽ cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn.
e. Bình nóng lạnh
Hình TH 44. Bình nóng lạnh
e. Máy điều hòa
Điều hòa không khí hay điều hòa nhiệt độ là duy trì không khí trong phòng ổn
định về nhiệt độ, độ m, độ sạch, và thay đổi thành phần không khí và áp suất
không khí.
Điều hòa không khí cưỡng bức thông qua thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng, quạt
gió, phun m, hút m làm khô, tạo khí ôxi, ion âm,...
Thường thiết bị điều hòa không khí chủ yếu phục vụ cho con người là chính,
nhưng ngày nay thiết bị được sử dụng rộng rãi hơn như cho động vật, thực vật,
máy móc, trang thiết bị y tế, thuốc men dược ph m,...
Hình TH 45. Điều hòa không khí
151
f. Một số thiết bị khác
Hình TH 46. Nồi cơm điện, bếp từ.
2.Trình tự thực hiện
2.2. Chuẩn bị
Bộ khung gỗ mô hình lắp đặt điện trong gia đình.
Bản vẽ sơ đồ lắp đặt, các bản vẽ kí thuật hỗ trợ về ghi chú thiết bị.
Các loại kích cỡ dây cáp điện, 1 sợi nhiều sợi.
Các loại ống gen, PVC, thép các kích cỡ..
Dụng cụ lắp đặt điện: máy khoan, máy mài, thang, cale, tovit..
Các loại dụng cụ hỗ trợ khác.
2.2. Các bước trình tự thực hiện
BẢNG TRÌNH TỰ THỰC HIỆN 1
(dành cho hướng dẫn nối dây)
Phương Yêu cầu/tiêu
Ghi
TT Tên bước Thao/động tác
tiện dạy chuẩn kỹ
chú
học thuật
1 Chu n bị Chu n bị tại các vị Các dụng Nhận mô
bản vẽ, dây trí để sinh viên cụ thực hình, thiết bị
cáp điện, thuân tiện thực hành hành, bản c n thận và để
thiết bị... lắp đặt trên mô hình. vẽ. ngăn lắp
2 Đọc phân Dùng bản vẽ phân Bản vẽ và Chu n bị kiến
tích bản vẽ tích sơ đồ lắp đặt, các hồ sơ thức kĩ năng
lắp đặt. thi công. hỗ trợ. đọc bản vẽ.
152
3 Đo đạc, xác Dùng thước và các Thước và Thao tác thực
định vị trí thiết bị xác định vị các thiết bị hành c n thận,
thiết bị. trí, kích thước lắp đặt. th m mĩ.
4 Gắn các Dùng các dụng cụ Thiết bị và Thao tác c n Gắn
thiết bị trên khoan cắt gắn thiết dụng cụ thận chu n và vào mô
bảng mô bị đúng vị trí xác thực hành th m mĩ. hình
hình. định đã vẽ. chu n bị. chu n..
5 Uốn và gắn Uốn và gắn các ống Các ống Gắn chặt các
các loại ống sắt, PVC, ống gen gen, PVC, ống gen, các
gen theo theo đường vẽ xác thép và đồ ống sắt theo
đường xác định sẵn trên mô gắn vào mô đúng bản vẽ.
định. hình lắp đặt. hình.
6 Luồn dây Đi dây theo ống Dây điện Đi dây từ từ
theo bản vẽ gen, ống thép theo và các dụng c n thận theo
và hoàn đúng bản vẽ. cụ. bản vẽ.
thiện
7 Báo cáo, Dùng thiết bị đo đạc Bộ cấp điện Mô hình theo
kiểm tra lại kiểm tra và cấp và dụng cụ. bản vẽ chu n
mối nối điện. đẹp.
2.3.Một số lưu ý
BẢNG MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN
TT Sai lầm/sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng tránh Ghi
thường gặp chú
1 Lắp chưa đúng Thao tác không Thao tác đúng theo tiêu
sơ đồ bản vẽ. c n thận, chưa chu n và hướng dẫn của giáo
đúng kĩ thuật. viên và sơ đồ theo bản vẽ
2 Xác định chưa Chưa hiểu dõ về Kiểm tra và xác định lại các
đúng các thiết bị mô tả kĩ thuật kí hiệu của bản vẽ.
trên bản vẽ. của bản vẽ.
2.4. Làm mẫu
- Làm mẫu lần 1: Giáo viên làm mẫu các bước để sinh viên lắm bắt các bước cơ bản.
- Làm mẫu lần 2: Giáo viên hướng dẫn t m và ch những thao tác cơ bản.
153
2.5.Gọi một số sinh viên làm thử và nhận xét
- Gọi 1 nhóm lên làm thử các bước : Bố trí 1 nhóm lên làm thử lại sau khi đã
xem giáo viên làm mẫu.
- Đánh giá kết quả làm thử: Giáo viên quan sát sinh viên này khi họ thao tác, ghi
nhận tất cả các thông tin phản ánh: Tư thế, tác phong, kết quả rồi nhận xét.
2.6. Giao nhiệm vụ, phân công vị trí luyện tập
Giao vật tư cho từng sinh viên theo danh sách. Bố trí sinh viên ngồi đúng vị trí
quy định. Giao nhiệm vụ cho các sinh viên.
3. Thực hành
Sử dụng các thiết bị lắp đặt điện: máy khoan, máy mài, kìm ép
cos Sử dụng bản vẽ, mô hình lắp đặt điện để thực hành.
Giám sát, đôn đốc sự thực hiện của sinh viên, các sinh viên khảo sát lấy số liệu
và trải nghiệm các thiết bị.
Tổ chức cho sinh viên thường xuyên mày mò và nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi
cho giáo viên về tính thực tiễn của thiết bị trong thực tế.
Giúp đỡ sinh viên:
+ Giáo viên giúp đỡ: Quan sát khi sinh viên đang làm, hướng dẫn lại những bước
sinh viên chưa hiểu và giúp sinh viên nhìn nhận đơn giản háo thiết bị.
+ Sinh viên giỏi giúp đỡ: Tại mỗi nhóm giáo viên xác định được một người giỏi
nhất, yêu cầu sinh viên này giúp đỡ sinh viên khác khi họ không làm được.
Lắp đặt theo sơ đồ các bản vẽ sau:
Sơđồ1 E1 E2 E3 E4
N
PE
L1
X1 X2
Q1
154
Sơđồ2 L1/N/PE
6 5 3
X1 X2 X3
3 3 3
Q1 E1 Q2
Sơđồ3
3
X3
Q1 E2 X4
Q2
X2
E1 3+5
E3
X1 X5
Sơđồ4
S3 E3 S4
X2
3
X1
S1
S2
E2 E1
155
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đạm –Thiết kế các mạng và hệ thống điện - Nhà xuất bản Khoa
học và kĩ thuật -2008.
2. PGS.TS. Phạm Văn Bình – ThS. Phạm Hồng Thái –Bài giảng kĩ thuật
nghềđiện dân dụng- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2012.
3. Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát –Hướng dẫn sử dụng phòng thực hành lắp
đặt điện.
4. Trung Tâm Việt - Đức - Tài liệu giảng dạy Kỹ thuật lắp đặt điện- Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.
5. Phan Đăng Khả - Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện - NXB Giáo dục 2002.
6. Ninh Văn Nam - Nguyễn Quang Thuấn - Hà Văn Chiến- Giáo trình cung cấp
điện– NXB Giáo dục Việt Nam -2014.
7. Nguyễn Quang Thuấn – Lê Văn Doanh – Ninh Văn Nam – Trịnh Trọng Chưởng
–Giáo trình kĩ thuật chiếu sáng- Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật -2015.
8. Nguyễn Văn Đạm –Thiết kế các mạng và hệ thống điện - Nhà xuất bản Khoa
học kĩ thuật Hà Nội- 2008.
9. Phạm Văn Bình – Lê Văn Doanh – Tôn Long Hà–Máy biến áp – lý thuyết – vận
hành- bảo dưỡng – thử nghiệm - Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật – 2011.
156
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ky_thuat_lap_dat_dien_trinh_do_cao_dang_truong_ca.pdf