Mục tiêu của mô đun: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý các loại đèn, các mạch đèn chiếu sáng cơ bản; - Thiết kế và lắp đặt được mạng cung cấp điện các công trình sử dụng điện một pha cỡ nhỏ; - Lắp đặt các thiết bị điện đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thi công lắp đặt đường dây, thiết bị đóng cắt, phụ tải điện theo bản vẽ; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi.
99 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên nắp chuông. Cứ thế cần gõ liên tiếp lên
nắp chuông liên tục theo tần số dòng điện
Đặc điểm của chuông:
- Cấu tạo đơn giản hơn, không gây nhiễu vì không có tiếp điểm ngắt điện
- Chỉ dùng nguồn điện xoay chiều.
Chuông phân cực (Hình 1-38)
Cấu tạo gồm 1 thanh nam châm vĩnh cửu có mang hai cần gó ở hai đầu cực
dùng gõ vào chuông. Đặt cố định dưới hai đầu từ cực là hai nam châm điện được
quấn dây cùng chiều để tạo ra từ cực cùng dấu khi có dòng điện đi qua. Khi có
dòng điện xoay chiều qua nam châm điện, hai cực của nam châm sẽ đổi dấu theo
tần số dòng điện. Nam châm vĩnh cửu sẽ lần lượt bị hai từ cực hút và đẩy cùng
lúc. Kết quả cần gõ, gõ lần lượt các nắp chuông hai bên. Với dòng điện có tần số
50Hz thì trong 1giây cần gõ sẽ gõ được 100 cái.
Đặc điểm :
- Loại chuông này chỉ dùng với điên xoay chiều.
- Cấu tạo không tiếp điểm nên không phát nhiễu gây tác động đến máy thu
thanh.
7.3. Thiết lập sơ đồ lắp đặt
Mục tiêu:
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Khi thiết kế lắp đặt mạch chuông, tuỳ theo yêu cầu mà lắp đặt mạch
chuông sử dụng nguồn điện độc lập pin, acquy hoặc nguồn điện trong mạng điện
thắp sáng. Việc đi đường dây mạch chuông trong nhà, phải đi riêng đường dây
và giữ khoảng cách cần thiết với các đường dây thắp sáng, thiết bị toả nhiệt,
Hình 1-38: Cấu tạo chuông phân cực
67
máy móc Cấm dùng biến áp tự ngẫu giảm áp hoặc điện trở mắc nối tiếp với
chuông nhằm giảm áp cung cấp điện cho chuông, mà chỉ được phép dùng biến
áp giảm áp có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp riêng biệt.
Trong trường hợp sử dụng trực tiếp nguồn điện mạng điện 110V/220V rất
dễ nguy hiểm điện giật xảy ra tại nút ấn chuông, nhất là nút chuông đặt ở ngoài
nhà, cổng rào trong mùa mưa. Để ngừa trường hợp này, phải trang bị loại nút
chuông an toàn sử dụng ngoài trời. Các dây dẫn được cách điện và lắp đặt đường
dây giống như mạch thắp sáng cần trang bị cầu chì bảo vệ.
Mạch chuông cửa này được lắp với biến áp nhỏ nối với nguồn AC.Máy
biến áp này tương đối đơn giản. Phần sơ cấp được nối với nguồn AC, phần thứ
cấp đi đến chuông cửa. Mạch gồm 1 nút ấn báo hiệu và 1 công tắc đơn để ngắt
mạch tránh tình trạng phá rối trong những trường hợp người sử dụng không
muốn dùng chuông. Khi nhấn nút, dòng điện qua cuộn thứ cấp cửa máy biến áp
đến chuông cửa làm chuông reo.
7.4. Phương pháp lắp đặt
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn cầu thang
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Vì mạch chuông báo gọi cửa nên nút ấn chuông sẽ được đặt ở cửa nhà. Dây
đi trong ống nhựa luồn dây. Sử dụng mắc chuông trực tiếp với nguồn điện xoay
chiều110/220V phải dùng chuông đồng bộ hoặc chuông rung có điện trở cuộn
dây lớn.
Trong cách mắc này, nên chú ý trang bị chuông có cách điện tốt. Khi đặt ở
ngoài nhà, các phụ kiện đi đường dây và cách điện dây dẫn trang bị như lắp đặt
mạng điện chiếu sáng, có cầu chì bảo vệ. Khi đường dây đi ngoài trời, có thể
Máy biến
áp chuông
cửa
L1
N
~220
V
Nút ấn
chuông
Hình 1-39: Sơ đồ lắp đặt mạch
điện chuông cửa
68
dùng loại cáp dẫn điện bọc trong ống chì, vì cần chống ẩm ướt, trong trường hợp
đặt ngầm đường dây dưới đất để đạt yêu cầu mĩ thuật hơn.
Các đầu dây đi đến chuông cần xoắn khoảng từ 5 dến 10 vòng để giảm sự
rung làm tác động đến đường dây, các khoen nối nên đặt theo chiều siết ốc và
vòng tròn khoen nên dặt ngay trên trục của các vòng xoắn. Còn mối nối ở nút
chuông, dây dẫn không cần xoắn vài vòng nhưng không được kéo quá căng tác
động lên nút chuông
7.5. Lắp đặt mạch chuông điện
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch điện chuông
cửa
- Lắp ráp thành thạo mạch điện chuông cửa đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
7.5.1 Quy trình thực hiện
Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với
sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và
chuông cửa
Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
7.5.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây
Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Máy bắn vít dùng pin 01
2 Kìm tuốt dây 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm cắt dây 01
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Chuông điện 01
6 Ốc, vít 20 cái
* Thao tác mẫu
Kỹ năng lắp ráp mạch sinh viên đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước,
điểm khác biệt của bài này là việc lắp đặt chuông cửa trên panel thực hành. Giáo
69
viên chỉ cần thao tác mẫu kỹ năng này cho sinh viên quan sát. Các kỹ năng khác
chỉ cần nhắc nhở và nhấn mạnh những lưu ý khi lắp đặt.
* Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan
sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện
kỹ năng cho các em.
* Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch chuông
điện, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
7.6. Sửa chữa các hư hỏng của mạch điện
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
chuông cửa
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
7.6.1 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục
- Hệ thống không hoạt động
Nguyên nhân phổ biến nhất về việc mất âm thanh là do nút nhấn cửa. Để
kiểm tra, bạn hãy kéo nút nhấn ra, nhưng không tháo các dây nối, nối tắt các đầu
nối với nhau. Biến áp cũng có thể bị hư hỏng, mặc dù điều này ít khi xảy ra. Hãy
chắc chắn cuộn dây sơ cấp của máy biến áp được nối với nguồn và đang có điện
áp đường dây. Kiểm tra bằng dụng cụ thí nghiệm với đèn neon.
Nếu cuộn dây sơ cấp đang có điện áp, hãy kiểm tra cuộn thư cấp bằng đồng
hồ vạn năng (VOM) để biết điện áp AC phía thấp. Các chuông và bộ tạo âm cần
điện áp 6-12V, các bộ âm thanh hai cấp có định mức 15-20V. Nếu không có
điện áp qua cuộn thứ cấp, hoặc điện áp rất thấp, biến áp bị hỏng. Nếu điện áp
của cuộn thứ cấp đủ, có lẽ có sự hở mạch trong hệ thống dây dẫn đến các nút ấn.
Trong một số trường hợp, sự cố có thể do chuông, bộ tạo âm thanh hoặc bộ âm
thanh hai cấp. Đối với chuông hoặc bộ tạo âm thanh, hãy thử thay chuông mới.
Các bộ âm thanh 2 cấp có thể được vận hành bằng từ trường.
- Cách kiểm tra biến áp
Có nhiều cách kiểm tra biến áp, nhưng tốt nhất là cách không cần tách thiết
bị này ra khỏi nguồn điện. Điều này cần có sự trợ giúp của đồng hồ vạn năng
(VOM). Cài đặt bộ phận điều khiển chức năng của VOM để ghi điện áp AC và
điều chỉnh bộ chọn khoảng đo để có giá trị đo trung bình khoảng 120V. Đặt các
dây thử nghiệm qua các dây của cuộn sơ cấp. Giá trị đo xấp xỉ 120V cho thấp
70
biến áp đang có đầu vào cần thiết, nghĩa là đường dây công suất nhánh được nối
với cuộn sơ cấp của máy biến áp đang làm việc chính xác và cầu chì (hoặc bộ
ngắt mạch) ở tình trạng tốt. Hãy duy trì bộ chọn chức năng của VOM ở vị trí đo
điện áp AC, nhưng hạ thấp khoảng đo để có giá trị đo cực đại khoảng 50V. Nối
các dây thử nghiệm của VOM với các đầu nối của cuộn thứ cấp. Giá trị điện áp
trong khoảng 6-20V cho biết cuộn thứ cấp của máy biến áp đang cung cấp cho
chuông, bộ tạo âm thanh hoặc bộ âm thanh 2 cấp và biến áp đó đang hoạt động.
7.6.2 Thực hành sửa chữa mạch điện chuông cửa
Công tác chuẩn bị
Trước khi cho sinh viên thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng và bút thử điện
Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan
sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện
kỹ năng cho các em.
Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa
mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
8. Mạch điều khiển quạt trần
8.1. Sơ đồ mạch điều khiển quạt trần
71
Hình 1- 40. Sơ đồ mạch điều khiển quạt trần.
8.2 Cách xác định các đầu dây quạt trần
Nếu dây quạt trần đưa ra 3 đầu dây và không đánh dấu (hoặc đã mất dấu).
Hình 1- 41. Đầu ra 3 dây quạt trần
Vấn đề đặt ra là ta phải xác định được đầu dây của cuộn đề, cuộn chạy,chân
chung để đấu đúng theo sơ đồ vận hành.
Cách sử dụng VOM để xác định các đầu dây ra:
Ta có , điện trở cuộn đề lớn hơn so với cuộn chạy. Do đó có thể sử dụng
VOM để xác định đầu dây ra theo các bước:
Bước 1: Đo điện trở giữa các đầu dây ra, ta có 3 giá trị Ra= R23 >
Rb=R13 > Rc=R12.
Bước 2: Xác định hai đầu có điện trở lớn nhất ( đầu 2 và đầu 3), khi đó
đầu còn lại là đầu chung 1.
Bước 3: Đo điện trở giữa đầu chung và hai đầu dây còn lại, đầu nào có
giá trị điện trở nhỏ là đầu dây chạy, đầu có giá trị điện trở lớn là đầu dây đề.
Lưu ý trong quá trình xác định các dây khi ta lắp thử bầu quầu quạt để
chạy thử thì chiều quay của quạt nhìn từ dưới lên ngược với chiều quay kim
đồng hồ.
72
8.3. Hộp số điều khiển quạt trần
Hộ số điều khiển quạt trần dùng để thay đổi tốc độ của quạt dựa vào các vị
trí của bộ điều khiển.
Hình 1- 42. Hộp số điều khiển quạt trần
Điện trở giữa hai đầu AB sẽ giảm dần khi chúng ta tăng dần số thứ tự từ 0 đến 5
của bộ điều khiển quạt, tương ứng tốc độ của quạt sẽ tăng dần. Ứng với vị trí số
0, giữa 2 đầu AB sẽ hở mạch, tương ứng với khi chúng ta tắt quạt.
9. Lắp mạch điện chiếu sáng tổng hợp
Sau khi hoàn thiên lắp đặt tất cả các bài đơn lẻ khác nhau, chúng ta sẽ tiến
hành lắp đặt các bài tổng hợp đòi hỏi người thợ phải có cái nhìn tổng quát. Tính
toán được số lượng dây dẫn trong mạch cũng như có phương thức đi dây hợp lý.
9.1. Các phương thức đi dây
Mục tiêu:
- Trình bầy và thực hiện được các phương pháp đi dây
Có hai phương pháp đi dây căn bản:
+ Phương thức đi dây phân tải bằng cách rẽ nhánh từ đường dây chính.
+ Phương pháp đi dây phân tải tập trung tại tủ phân phối.
9.1.1. Phương pháp phân tải từ đường dây chính
Khi thiết kế theo phương thức này, từ nguồn điện sau điện năng kế
(kWH), đi suốt đường dây chính qua các khu vực cần cung cấp điện đến khu vực
nào thì rẽ nhánh cấp điện cho khu vực đó và lần lượt cho đến cuối nguồn. Nếu
có các tải quan trọng như máy lạnh, máy bơm nước có thể đi riêng thêm một
đường dây lấy từ nguồn chính (hình 1-43). Ở mỗi phòng, mỗi khu vực có một tủ
điện gồm các ELCB, CB và các công tắc để bảo vệ và điều khiển thiết bị, đèn
trong phòng đó, khu vực đó.
73
Hình 1-43. Mạch phân phối tải từ đường dây chính.
Ưu điểm:
- Đi dây theo phương thức này mạch đơn giản, dễ thi công, ít tốn dây và
thiết bị bảo vệ nên khá thông dụng trang bị điện cho nhà ở Việt Nam.
- Chỉ sử dụng chung đường dây trung tính nên ít tốn kém dây.
- Việc điều khiển, kiểm soát đèn trong nhà nếu thiết kế đúng dễ điều
khiển.
Nhược điểm:
- Không có sự bảo vệ đọan đường dây từ hộp nối rẽ dây đến bảng điện ở
khu vực. Nếu có sự cố chập mạch sẽ có sự cố toàn bộ hệ thống.
- Việc sửa chữa không thuận tiện.
- Nếu mạch ba pha khó phân tải đều các pha.
- Do phân tán bảng điện đến từng khu vực, nên ảnh đến trang trí mỹ thuật.
9.1.2. Phương pháp phân tải từ tủ điện chính (tập trung)
Khi thiết kế theo phương pháp này, nguồn điện chính sau điện năng kế
(Kwh) được đưa đến tủ điện. Từ đây được phân ra nhiều nhánh, sau khi đi qua
CB bảo vệ chính đi trực tiếp đến từng khu vực (tầng lầu, phòng). Ở từng lầu
lại có tủ phân phối, từ đó phân đến từng phòng theo nhiều nhánh (nhánh ổ cắm,
nhánh đèn chiếu sáng, nhánh máy nước nóng, nhánh máy lạnh). Tại nơi sử
dụng chỉ bố chí công tắc đèn, ổ cắm, rất tiện sử dụng. Khi có sự cố ở nhánh
đèn hoặc các nhánh khác thì chỉ nhánh đó không có điện do CB bảo vệ nhánh đó
đó cắt điện bảo vệ. (hình 1-44)
Đến phòng khách
Cung cấp điện cho nhà bếp Máy lạnh
74
Hình 1-44. Sơ đồ tổng quát một tủ phân phối điện ở 1 căn hộ.
Ưu điểm:
- Bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, tránh hỏa hoạn.
- Không làm ảnh hưởng đến mạch khác khi đang sửa chữa.
- Dễ phân tải đều các pha.
- Dễ điều khiển, kiểm tra và an toàn điện
- Có tính kỹ thuật, mỹ thuật.
Nhược điểm
- Đi dây tốn kém, sử dụng nhiều thiết bị bảo vệ.
- Thời gian thi công lâu, phức tạp
75
9.2. Các kích thước trong lắp đặt điện
Các kích thước hợp lý trong lắp đặt điện
Hình 1-45. Kích thước lắp đặt điện trong các phòng.
Hình 1-45. Sơ đồ thiết bị và kích thước lắp đặt ở trong bếp.
9.3. Một số mạch điện tổng hợp
Đề 1: Sơ đồ gồm đèn tròn, đèn huỳnh quang, ổ cắm, chuông điện, quạt trần
76
a). Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu.
* Thiết bị:
+ 1 ÔC
+ 1 CC
+ 2 CT
+ 1 BĐ sợi đốt.
+ 1 Bóng đèn huỳnh quanh.
+ 1 quạt trần, 1 hộp số điều khiển quạt
* Kiểm tra các thiết bị.
* Dụng cụ:
- Kìm, kéo, dao, đồng hồ vạn năng, bút thử điện, tô vít (4 cạnh, 2 cạnh).
* Nguyên vật liệu.
Dây dẫn, ống gen vuông
b). Trình tự lắp đặt.
Bước 1: Khảo sát.
Bước 2: Thi công.
Bước 3: Kiểm tra.
Bước 4: Vận hành bàn giao.
Đề 2: Lắp đặt điện cho một căn hộ, tương ứng với mỗi mặt phẳng đứng của ca
bin là một phòng, mặt phẳng trần thể hiện trần hành lang;
Hệ thống điện của căn hộ được vận hành như sau:
- Mỗi phòng được cấp điện bằng một Áp tô mát. Toàn bộ căn hộ được cấp
điện bằng một Áp tô mát tổng;
- Mỗi phòng có một đèn báo nguồn;
77
- Phòng 1: Gồm một công tơ điện 1 pha; một tủ điện tổng, một công tắc
điều khiển đèn ốp trần ở hành lang, một chuông điện có công tắc bảo vệ, một ổ
cắm;
- Phòng 2: Gồm một công tắc điều khiển đèn huỳnh quang, một ổ cắm;
- phòng 3: Gồm một đèn ngủ bật tắt ở 3 vị trí, một ổ cắm;
Yêu cầu kỹ thuật
- Các thiết bị lắp trong ca bin (Kích thước 1280 x 1080 x 2044 mm);
- Các vị trí đặt hạt công tắc, đèn báo, nút ấn chuông đặt cách nền
1200mm; ô cắm cách nền 50mm;
- Khi cắt ATM tổng thì toàn bộ căn hộ mất điện. Bật ATM phòng nào thì
đèn báo nguồn phòng đó sáng;
- Dây dẫn phải luồn trong ống gen, đường đi của ống gen phải đảm bảo
yêu cầu về mỹ thuật;
- Thiết bị phải được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và mỹ
thuật;
- Dây dẫn được sử dụng đúng mầu dây, tiết diện dây chọn theo công suất
phụ tải.
Đề 3: Lắp đặt điện trong ca bin, mạch điện gồm:
- Ca bin được cấp điện bằng một tủ điện có áp tô mát (ATM) và đèn báo
nguồn;
- Một công tơ điện 1 pha;
- Một bộ công tắc cơ dùng để đóng, cắt toàn bộ mạch điện trong ca bin;
- Một ổ cắm đôi;
- Một đèn ốp trần bật tắt 1 vị trí;
- Một đèn huỳnh quang bật tắt 2 vị trí;
- Một đèn ngủ bật tắt 1 vị trí;
- Một chuông điện có công tắc bật tắt.
Yêu cầu kỹ thuật
- Các thiết bị lắp trong ca bin (Kích thước 1280 x 1080 x 2044 mm);
- Các vị trí đặt hạt công tắc, đèn báo, nút ấn chuông đặt cách nền
1200mm; ô cắm cách nền 50mm;
- Khi cắt ATM thì toàn bộ ca bin mất điện;
- Dây dẫn phải luồn trong ống gen, đường đi của ống gen phải đảm bảo
yêu cầu về mỹ thuật;
- Thiết bị phải được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và mỹ
thuật;
- Dây dẫn được sử dụng đúng mầu dây, tiết diện dây chọn theo công suất
phụ tải.
78
Bài 2. Lắp mạng điện nổi dùng ống ghen vuông
Mục tiêu:
- Lắp đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị lên bảng điện nổi dùng
ống ghen vuông
- Gắn bảng điện đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng quy cách vào công
trình kiến trúc
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn cho người và thiết bị
Nội dung:
2.1. Đọc bản vẽ
Yêu cầu bắt buộc đối với người thợ điện, khi tiến hành lắp đặt đó là phải
đọc và hiểu được yêu cầu của bản vẽ, để có thể thực hiện đúng theo yêu cầu
thiết kế đặt ra.
Bước 1: Đảm bảo có đầy đủ các bản vẽ cần thiết như:
+ Bản vẽ thể hiện bố trí các thiết bị chiếu sáng trong, ngoài nhà.
+ Bản vẽ thể hiện bố trí Ổ cắm, tủ điện điều khiển.
+ Bản vẽ thể hiện cách đi dây nguồn chính (đoạn từ đồng hồ điện đến các tủ
điện tầng)
+ Bản vẽ bố trí các nguồn đặc biệt khác (như cửa cuốn, cổng, máy bơm nước,
máy lạnh, quạt hút,.)
+ Bản vẽ sơ đồ nguyên lý ....
Bước 2: Đọc bảng ghi chú kí hiệu
Đây là bảng quy định về cách ký hiệu các thiết bị như đèn, ổ cắm, máy lạnh,..
của bên thiết kế. Tùy từng bản vẽ, tùy người thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu
riêng.
Bước 3: Đọc cách bố trí các thiết bị
Các yếu tố cho từng thiết bị là :
- Vị trí lắp đặt.
- Cách lắp đặt (trên trần, tường, sàn) và cao độ (nếu có)
- Kích thước, hình dạng thực tế
- Các thông số kèm theo.
Bước 4: Đọc cách đi dây
- Phần chiếu sáng:
+ Đèn được điều khiển bởi công tắc nào, thuộc cụm công tắc nào, vị trí ở đâu.
79
+ Nguồn cấp cho cụm công tắc đó ký hiệu là gì
- Phần ổ cắm:
+ Vị trí của các ổ cắm
+ Các ổ cắm nào chung nguồn cấp vào
+ Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm đó.
- Phần điều hòa không khí:
+ Vị trí lắp đặt thiết bị (máy lạnh, quạt hút,..)
+ Ký hiệu của nguồn cung cấp cho thiết bị
Bước 5: Đọc sơ đồ nguyên lý
Ở bước này cần hiểu được các:
+ Thông số của các thiết bị đóng cắt, điều khiển.
+ Thông số của cáp nguồn, dây tải điện.
+ Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào.
+ Vị trí của tủ điện trong sơ đồ nguyên lý và cách đi dây của từng loại tải (chiếu
sáng, ổ cắm, điều hòa không khí) đến tủ.
Lưu ý : Khi phân tích bản vẽ cần chú ý thực hiện đó là
- Phân tích bản vẽ vị trí đặt thiết bị chiếu sáng, bảng điều khiển: ở bước
này cần nhận biết đúng các ký hiệu trong bản vẽ, xác định đúng vị trí lắp đặt
của thiết bị chiếu sáng, bảng điều khiển.
- Phân tích sơ đồ mạng điện chiếu sáng:ở bước này cần giải thích được
hoạt động của mạng điện chiếu sáng. Xác định chính xác số lượng, thiết bị và
khí cụ điện cần thiết phải lắp đặt
- Phân tích sơ đồ bố trí khí cụ điện: Xác định đúng vị trí, số lượng lắp đặt
khí cụ điện trên bảng điều khiển
- Phân tích bản vẽ sơ đồ nối dây tổng hợp: Xác định chính xác phương án
đi dây, đề ra phương án thi công hợp lý nhất.
- Phân tích bảng vẽ các đầu nối: Xác định được các đầu nối liên quan giữa bảng
điều khiển, dây dẫn và thiết chiếu sáng.
2.2. Dự trù, kiểm tra thiết bị vật tư
Ở công đoạn này ta cần thực hiên theo các bước sau:
Bước 1: Lập bảng kê thiết bị vật tư
Bảng kê phải ghi đủ số lượng và đúng chủng loại vật tư, thiết bị theo yêu
cầu kỹ thuật (theo bản vẽ thiết kế)
Bước 2: Nhận các thiết bị, vật tư
Nhận đúng chủng loại, nhận đủ số lượng vật tư, An toàn tránh hư hỏng(
theo bảng kê thiết bị, vật tư)
Bước 3: Kiểm tra các thiết bị, vật tư
80
Các thiết bị, khí cụ điện hoạt động tốt. Các khí cụ điện phải có điện trở
cách điện đạt yêu cầu Rcđ > 4M, An toàn (Kiểm tra trước lúc ký nhận vật tư,
nếu thấy hư hỏng, không đạt yêu cầu thì đổi lại cái khác).
2.3. Gia công và lắp ống ghen vuông
2.3.1. Kh¶o s¸t hiÖn trêng
Để có thể gia công ống được chính xác thì ta phải dựa vào mặt bằng thực
tế:
Bước 1 Xem xét tổng thể mặt bằng: Xác định đúng mặt bằng cần lắp đặt.
Bước 2 Xem xét hệ thống điện chính: Hệ thống điện chính gần mặt bằng cần
lắp đặt
Bước 3: Kiểm tra vị trí lắp thiết bị chiếu sáng, và bảng điều khiển. Xác định
đúng vị trí thiết bị, bảng điều khiển và dây dẫn trong bản thiết kế phù hợp với
mặt bằng thực tế. Nếu vị trí thiết bị, bảng điều khiển và dây dẫn trong bản thiết
kế không phù hợp với mặt bằng thực tế thì
+ Hoặc báo cho người thiết kế.
+ Hoặc xin ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp.
2.3.2. Gia công ống ghen vuông
Bước 1: Xác định vị trí đặt nẹp: Thực hiện theo trình tự sau
- Xác định chính xác vị trí các thiết bị như công tắc, ổ cắm, đèn..
- Xác định đường đi của dây dẫn
- Chọn kích thước nẹp cần đi
Hình 2-1. Hình dạng nẹp vuông
- Tháo nẹp và đặt thân nẹp vào vị trí đánh dấu
Hình 2-2. Tháo rời nẹp và thân nẹp
81
- Dùng đinh thép hoặc khoan vít nở để giữ cố định nẹp trên tường hoặc trên ghỗ
tùy theo mặt bằng thực tế.
- Khi rẽ nhánh T cần dùng dao cắt một bên cạnh của thân nẹp
- Khi rẽ nhánh L cần dùng dao cắt hai đầu nẹp thẳng đướng và nằm ngang
Hình 2-3. Gia công rẽ nhánh L
- Khi đi nẹp ở hai mặt phẳng khác nhau, cần dùng dao cắt hai đầu nẹp ở mặt
phẳng thứ nhất và thứ hai.
Hình 2-4. Gia công nẹp ở 2 mặt phẳng khác nhau
82
Hình 2-5. Hình ảnh gia công và ghép ống ghen vuông
2.4. Đi dây và lắp thiết bị mạch điện
2.4.1. Đặt dây dẫn vào nẹp
- Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong nẹp.
- Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào nẹp cùng một lúc.
Lưu ý ở bước này ta phải tính toán được chính xác số lượng dây đi trong ống
ghen vuông để có thể thực hiện mạch theo yêu cầu, cũng như đo đạc khoảng
cách để cắt dây tránh lãng phí.
2.4.2. Lắp thiết bị mạch điện
2.4.2.1. Lắp bảng hoặc tủ điều khiển nổi
Các khí cụ điện đóng cắt, điều khiển và bảo vệ thường được gắn trên các
bảng điện, ở những vị trí thích hợp trong nhà để dễ dàng cho quá trình thao tác
điều khiển. Bài học này giới thiệu các bước để lắp đặt một bảng điện nổi.
Mục tiêu:
- Lắp đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị lên bảng điện nổi
- Gắn bảng điện đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng qui cách vào
công trình kiến trúc.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
83
a. Phương pháp lắp bảng điện nổi
Bảng điện là bảng để gá lắp các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo về bao
gồm: Cầu dao và cầu chì hoặc áp tô mát, công tắc, ổ cắm và đèn báo nguồn. Khi
thực hiện gá lắp và đấu nối dây dẫn giữa các thiết bị trên bảng điện cần làm theo
đúng quy trình kỹ thuật, như sau:
Bước 1: Xác định vị trí và gá lắp các thiết bị trên
bảng điện
Các thiết bị lắp trên bảng điện phải theo một
trật tự nhất định để quá trình thao tác dễ dàng nhất.
Thông thường, thiết bị đóng cắt nguồn (Cầu dao,
cầu chì hoặc áp tô mát) và đèn báo phải lắp trên
cùng. Xuống thấp hơn là công tắc và cuối cùng là
ổ cắm. Tùy vào số lượng thiết bị mà chọn kích
thước bảng điện và bố trí các thiết bị cho phù hợp.
Trên hình vẽ 2-6 là vị trí các thiết bị trên bảng
điện, trong đó: AT là áp tô mát, DB là đèn báo
nguồn, CT là công tắc và OC là ổ cắm.
Bước 2: Khoan lỗ luồn dây trên bảng điện
Các thiết bị trên bảng điện thực hiện đấu nối
phía sau bảng điện, chính vì vậy ta phải khoan lỗ luồn dây từ các thiết bị qua
bảng điện để thực hiện đấu nối. Lưu ý, khoan lỗ có kích thước vừa với dây dẫn,
không khoan ra ngoài vị trí của thiết bị.
Bước 3: Đấu dây thiết bị trên bảng điện
Các thiết bị trên bảng điện được đấu nối
theo quy trình kỹ thuật riêng. Phân biệt hai
màu dây, dây dương (L) và dây âm (N),
thông thường sử dụng màu đỏ và màu đen.
Đèn báo và ổ cắm đấu song song với nguồn,
còn công tắc thì đấu nối tiếp với dây dương
nguồn. Sơ đồ nối dây như trên hình vẽ 2-7
* Các bước thực hiện gắn bảng điện trên
tường
Khi gắn bảng điện lên tường cần làm
theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định và lấy dấu vị trí gắn
bảng điện
Trước khi gắn bảng điện lên tường ta
cần chọn vị trí cho thích hợp. Cần lưu ý, bảng điện phải đặt ở vị trí dễ thao tác
nhất, vị trí vừa tầm với người sử dụng trong gia đình, thông thường bảng điện
lắp ở độ cao khoảng 1,5 - 1,6m.
Đặt bảng điện lên vị trí cần gá lắp, chỉnh bảng điện sao cho cân bằng (dùng
thước thủy Li-vô) và đánh dấu vị trí khoan bắt tắc-kê.
Bước 2: Khoan và gắn tắc-kê
AT
CT
OC
DB
Hình 2-6: Vị trí các thiết
bị trên bảng điện
AT
CT
OC
DB
L N
L N
Hình 2-7: Sơ đồ nối dây
thiết bị trên bảng điện
84
Khoan 4 lỗ vào vị trí đã lấy dấu bằng mũi khoan thích hợp (thông thường
sử dụng mũi khoan Ф6). Lưu ý, khi khoan phải giữ mũi khoan thẳng, vuông góc
với mặt tường để mũi khoan không bị chạy khỏi vị trí đánh dấu.
Bước 3: Gá lắp bảng điện lên tường
Đặt bảng điện vào vị trí đã xác định, sau đó dùng vít bắt bảng điện và chỉnh
lại cho cân bằng.
b. Lấy dấu vị trí gắn bảng điện
Để thực hành kỹ năng lấy dấu vị trí gắn bảng cần một số dụng cụ và thiết bị
sau: Thước dây; thước thủy Li-vô; bút lấy dấu; bảng điện nổi.
Đây là một kỹ năng đơn giản của bài, đòi hỏi mỗi sinh viên phải làm việc
độc lập. Vì vậy mỗi sinh viên sẽ thao tác lấy dấu một lần. Để lấy dấu chính xác
thì trong quá trình lấy dấu phải giữ chặt bảng điện không để xê dịch, bút lấy dấu
phải đặt thẳng và vuông góc với mặt tường.
c. Thực hiện khoan gắn tắc-kê
Cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật tư sau: Máy khoan bê tông; mũi khoan
bê tông Ф6; búa và tắc-kê.
Đây cũng là một kỹ năng đơn giản, mỗi sinh viên sẽ thực hiện khoan 4 mũi
trên vị trí mình đã lấy dấu. Ở kỹ năng này cần lưu ý, mũi khoan luôn để thẳng và
vuông góc với mặt tường. Khi bắt đầu khoan, phải khoan nháy để tránh mũi
khoan chệch khỏi vị trí lấy dấu.
Lỗ khoan đạt phải vuông góc với mặt tường, không xê dịch khỏi vị trí lấy
dấu và không bị vỡ mặt tường xung quanh lỗ khoan. Tắc-kê đóng sát mặt tường,
không thừa và cũng không lỏng lẻo.
d. Lắp ráp thiết bị vào bảng điện
Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong bài, để buổi học đạt kết quả cao cần
chuẩn bị những dụng cụ và thiết bị sau:
* Dụng cụ:
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm cắt dây 01
3 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Thước đo 01
* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Áp tô mát 2 cực 16A 01
2 Công tắc đơn 02
3 Ổ cắm đơn 01
4 Đèn báo nguồn 220V 01
5 Dây dẫn đơn 1,5 mm2 3m Màu đỏ + đen
Sau khi đã xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện, ta tiến hành lắp ráp
các thiết bị lên bảng điện
* Lắp ráp áp tô mát:
85
Áp tô mát là thiết bị đóng cắt nguồn và là thiết bị bảo vệ mạch điện, nên nó
phải được lắp ráp phía trên cùng của bảng điện.
Trình tự lắp ráp:
- Đặt áp tô mát vào vị trí đã xác định
- Khoan lỗ luồn dây qua bảng điện.
- Chỉnh áp tô mát cho cân bằng thước đo và thước thủy Li-vô
- Dùng vít bắt chặt áp tô mát vào bảng điện
Yêu cầu:
- Áp tô mát được gá lắp chặt chẽ, cân bằng và nằm đúng vị trí đã xác định
trước
- Lỗ khoan luồn dây không được chệch khỏi vị trí của áp tô mát
* Lắp ráp đèn báo:
Đèn báo nguồn là thiết bị tín hiệu, nên nó cũng phải đặt phía trên cùng bảng
điện để dễ dàng quan sát trạng thái của mạch điện. Thông thường đèn báo nguồn
đặt ngang hàng với áp tô mát hoặc cầu dao. Khác với các thiết bị khác, đèn báo
sẽ đặt âm vào bảng điện, nên trước khi lắp ráp ta phải khoét lỗ. Mũi khoét sẽ phụ
thuộc vào từng loại đèn, Ф10, Ф16 hoặc Ф22
Trình tự lắp ráp:
- Đặt đèn báo vào lỗ đã khoan sẵn
- Bắt chặt đèn báo vào bảng điện bằng ê-cu nhựa đi kèm
Yêu cầu:
- Đèn báo được gá lắp chặt chẽ, nằm đúng vị trí đã xác định trước
* Lắp ráp công tắc
Quy trình lắp ráp công tắc tương tự như lắp ráp áp tô mát
Trình tự lắp ráp:
- Đặt các công tắc vào vị trí đã xác định
- Khoan lỗ luồn dây qua bảng điện.
- Chỉnh công tắc cho cân bằng thước đo và thước thủy Li-vô
- Dùng vít bắt chặt công tắc vào bảng điện
Yêu cầu:
- Công tắc được gá lắp chặt chẽ, cân bằng và nằm đúng vị trí đã xác định
trước
- Lỗ khoan luồn dây không được chệch khỏi vị trí của áp tô mát
* Lắp ráp ổ cắm
Ổ cắm là thiết bị kết nối phụ tải ngoài như tivi, tủ lạnh, quạt,... Để cho dây
dẫn gọn gàng nhất thì ổ cắm phải đặt ở dưới cùng của bảng điện.
Trình tự lắp ráp:
- Đặt các ổ cắm vào vị trí đã xác định
- Khoan lỗ luồn dây qua bảng điện.
- Chỉnh ổ cắm cho cân bằng thước đo và thước thủy Li-vô
- Dùng vít bắt chặt ổ cắm vào bảng điện
Yêu cầu:
- Ổ cắm được gá lắp chặt chẽ, cân bằng và nằm đúng vị trí đã xác định
trước
- Lỗ khoan luồn dây không được chệch khỏi vị trí của áp tô mát
86
* Đấu dây các thiết bị trong bảng điện
Khi các thiết bị đã được gá lăp chặt chẽ trên bảng điện, dây dẫn từ các thiết
bị đã được luồn qua bảng điện. Công việc tiếp theo sẽ là đấu nối dây dẫn giữa
các thiết bị trên bảng điện.
Trình tự đấu nối:
- Đấu dây đèn báo: Đèn báo sẽ lấy nguồn trực tiếp từ áp tô mát
- Đấu dây công tắc: Các công tắc đấu nối tiếp với dây dương (L) của nguồn,
rồi từ công tắc đấu đến dây bóng đèn
- Đấu ổ cắm: Các ổ cắm đấu song song với nhau và song song với nguồn từ
sau áp tô mát.
Yêu cầu:
- Đấu đúng sơ đồ
- Các dây dẫn đấu nối không căng quá, cũng không trùng quá.
- Phân biệt rõ ràng dây dương (L) và dây âm (N) bằng 2 màu đỏ và đen
e. Lắp đặt bảng điện vào vị trí
Để thực hành tốt kỹ năng lắp đặt bảng điện, cần chuẩn bị một số dụng cụ và
thiết bị sau: Thước thủy li-vô; tuốc nơ vít 4 cạnh; bảng điện; vít.
Trình tự lắp đặt:
- Đặt bảng điện vào vị trí đã khoan và gắn tắc-kê
- Bắt 4 vít vào 4 lỗ trên bảng điện sau đó vặn lỏng 4 vít để giữ bảng điện
không bị rơi xuống
- Chỉnh bảng điện cho cân, bằng thước thủy li-vô rồi vít chặt 4 vít.
Yêu cầu:
- Bảng điện được lắp chặt chẽ và sát mặt tường
- Bảng điện đặt cân bằng, kiểm tra bằng thước thủy li-vô.
2.4.2.2. Lắp các thiết bị điện
Khi tiến hành lắp các thiết bị điện cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhận và kiểm tra tổng quát các thiết bị (Đủ số lượng, đúng chủng
loại) Nếu không đúng chủng loại phải thay thế cho đúng. Thông số kỹ thuật
không đạt yêu cầu phải điều chỉnh lại hoặc thay thế.
Bước 2: Lắp ráp các bộ phận của thiết bị chiếu sáng. Đúng nguyên lý của
từng loại thiết bị, điện trở tiếp xúc và điện trở cách điện của các phần tử đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật.
Bước 3:Vận hành thử sau lắp ráp. Yêu cầu các thiết bị lắp ráp hoạt động
đúng nguyên lý, các thông số kỹ thuật trong phạm vi cho phép.
Bước 4: Lấy dấu vị trí lắp đặt các thiết bị (đúng vị trí theo thiêt kế)
Ơ bước này cần sử dụng bản vẽ thiết kế, mũi vạch dấu, búa, ni vô
Bước 5: Khoan lỗ để ghá lắp các phụ kiện tại vị trí cần lắp đặt
Yêu cầu:
- Đúng kích thức
- Chính xác tại vị trí đã vạch dấu
Bước 6: Lắp đặt các thiết bị đúng vị trí
Yêu cầu:
87
- Đúng vị trí
- Chắc chắn, đảm bảo độ bền cơ học
- Thiết bị được cách điện với nền, trần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 7: Định vị các hộp nối dây
Yêu cầu:
- Đúng vị trí theo thiết kế
- Chắc chắn, không rung lắc, dao động.
- Đúng theo yêu cầu của sơ đồ đi dây.
Bước 8: Kết nối các thiết bị theo sơ đồ
Yêu cầu:
- Đúng sơ đồ nối dây theo thiết kế.
- Các đầu nối không liên hệ nhau về điện có độ cách điện đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật.
- Dây dẫn và các thiết bị tiếp xúc tốt (RTX không đáng kể).
Bước 9: Kết nối mạch đến bảng điện (hoặc tủ điều khiển).
Yêu cầu:
- Đúng sơ đồ nối dây theo thiết kế.
- Các đầu nối không liên hệ nhau về điện có độ cách điện đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật.
2.5. Kiểm tra và vận hành thử
2.5.1. Kiểm tra và hiệu chỉnh
Khi tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh ta tiến hành các bước sau:
Bước 1:Kiểm tra độ bền cơ khí của tủ điện.
Yêu cầu:
- Chắc chắn, không rung lắc dao động.
- Đúng vị trí theo thiết kế.
Bước 2: Kiểm tra độ chắn chắn, an toàn của thiết bị và đường dây sau khi đã gá
lắp.
Yêu cầu:
- Chắc chắn, không rung lắc dao động.
- Đúng vị trí theo thiết kế. Không cản trở giao thông
Bước 3: Kiểm tra tiếp xúc điện
Yêu cầu:
Tiếp xúc điện ở các phần tử đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 4: Kiểm tra cách điện.
Yêu cầu:
Điện trở cách điện phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 5:Kiểm tra hoàn chỉnh
Yêu cầu:
Xem xét tổng quát đường dây, thiết bị và tủ điều khiển.
2.5.2. Vận hành mạng điện
Khi vận hành ta tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Cắt phụ tải chiếu sáng
Yêu cầu:
88
Không có điện áp trên tải.( Nếu có thiết bị nào còn điện áp thì phải xem lại các
khí cụ đóng cắt).
Bước 2: Cấp nguồn cho tủ điều khiển.
Yêu Cầu:
Điện áp đúng định mức.
Bước 3: Vận hành từng phần mạng chiếu sáng.
Yêu Cầu:
- Hoạt động đúng thiết kế.
- Đúng các thông số kỹ thuật.
Bước 4: Vận hành toàn hệ thống
Yêu Cầu:
- Hoạt động đúng thiết kế.
- Đúng các thông số kỹ thuật.
89
LắpBÀI 5
LẮP ĐẶT BẢNG ĐIỆN NGẦM
Mã bài: MĐ 10 - 05
Giới thiệu:
Bảng điện ngầm hay còn gọi là bảng điện chìm là loại bảng điện đặt âm
phía trong tường ở các công trình xây dựng. Với loại bảng điện này, khi thiết kế
và thi công, dây dẫn, hộp nối và các thiết bị điều khiển đều nằm âm tường. Hiện
nay, các công trình lớn nhỏ đều sử dụng loại bảng điện này vì có ưu điểm là gọn,
đẹp. Bài này sẽ giới thiệu các kỹ năng lắp ráp bảng điện ngầm.
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp lắp đặt bảng điện ngầm
- Lắp đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị vào bảng điện ngầm.
- Gắn bảng điện đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng qui cách vào
công trình kiến trúc.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp bảng điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm.
Nội dung chính:
1. Phương pháp lắp bảng điện chìm
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp
và đấu dây thiết bị trong bảng điện chìm
- Trình bày được các bước thực hiện gá lắp
bảng điện vào tường
- Nghiêm túc, hăng hái và sáng tạo
1.1 Quy trình kỹ thuật lắp ráp và đấu dây thiết bị
trên bảng điện chìm
Khi lắp ráp và đấu dây bảng điện chìm phải
tuân theo sơ đồ thiết kế hệ thống điện, bao gồm:
sơ đồ mạch điện, số lượng thiết bị, chiều cao và
kích thước các bảng điện. Không giống như bảng
điện nổi, mỗi bảng điện chìm có kích thước,
chiều cao và chức năng riêng. Thông thường
được chia thành các loại sau:
- Bảng điện tổng chứa các thiết bị đóng cắt
và bảo vệ như các loại áp tô mát 3 pha, 2 pha
hoặc 1 pha. Bảng điện tổng đặt ở vị trí cao nhất,
dễ sử dụng nhất khi sự cố xảy ra, chiều cao của
bảng điện tổng khoảng 1,4 – 1,5m so với mặt
sàn.
- Bảng điện công tắc chứa các loại công tắc
điều khiển cho đèn, quạt,... Các bảng điện công tắc thường đặt cao khoảng 1,2 -
1,3m so với mặt sàn.
- Bảng điện ổ cắm chứa các ổ cắm để thực hiện cấp nguồn cho các phụ tải
phát sinh bên ngoài như tivi, tủ lạnh, quạt bàn,... Các bảng điện ổ cắm thường
a)
b)
c)
Hình 5.1: Chiều cao các
bảng điện chìm
a) Bảng điện tổng
b) Bảng điện công tắc
c)Bảng điện ổ cắm
90
đặt ở dưới thấp để tránh vướng dây khi cắm các phụ tải phát sinh vào, nhưng
cũng không đặt sát sàn nhà để tránh ẩm ướt do môi trường độ ẩm cao. Thông
thường độ cao của bảng điên ổ cắm là 0,3m so với mặt sàn.
Khi lắp đặt và đấu dây các thiết bị vào bảng điện ngầm cần tuân theo quy
trình sau:
Bước 1: Gá lắp các thiết bị trên bảng điện
Ở bước này cần tuân thủ thiết kê ban đầu của công trình hoặc khu vực công
trình.
- Đối với bảng điện tổng các áp tô mát được gá lắp trên các thanh cài và sẽ
xếp theo hàng ngang, từ áp tô mát tổng đến các áp tô mát nhánh sẽ xếp từ trái
qua phải, xếp sát nhau. Các áp tô mát phải đặt đúng chiều, đầu vào phía trên,
đầu ra phía dưới. Hình vẽ 5.2a
- Đối với bảng điện công tắc, tùy vào số lượng hạt công tắc mà lựa chọn
hộp âm và mặt công tắc cho phù hợp. Các công tắc cho quạt xếp thành một hàng
và các công tắc cho đèn chiếu sáng xếp thành một hàng phía dưới để người sử
dụng dễ nhớ và không bị lẫn khi thao tác. Hình 5.2b
- Đối với bảng điện ổ cắm, các ổ cắm cũng xếp theo hàng ngang để dây
cắm gọn nhất. Hình 5.2c
Bước 2: Đấu nối các thiết bị trên bảng điện
- Đấu nối bảng điện tổng: Việc đấu nối phải tuân theo sơ đồ nguyên lý của
bản thiết kế. Lưu ý, các áp tô mát với quy định đầu vào phía trên, đầu ra phía
dưới theo đúng chiều của áp tô mát. Tức là khi nhìn thẳng vào áp tô mát, cần tác
động phía trên là đóng, phía dưới là mở.
- Đấu nối bảng điện công tắc: Các công tắc trong bảng điện sẽ đấu chung
một cực với nhau và đấu vào dây dương (L) của nguồn. Các cực còn lại sẽ đấu
đến các thiết bị phụ tải.
- Đấu nối bảng điện ổ cắm: Các ổ cắm sẽ đấu song song với nhau và đấu
vào nguồn điện.
1.2 Các bước thực hiện gá lắp bảng điện vào tường
Khi bảng điện đã được đấu nối xong, các dây dẫn nguồn hoặc dây đến các
thiết bị đã được chờ sẵn ở đế âm tường. Lúc này ta thực hiện lắp bảng điện vào
tường. Trước khi lắp bảng điện vào tường phải nối các dây dẫn nguồn, dây dẫn
tải vào các thiết bị trên bảng điện. Quá trình gá lắp bảng điện vào tường thực
hiện theo trình tự như sau:
a) b) c)
Hình 5.2: Bố trí các thiết bị trên bảng điện ngầm
a) Bảng điện tổng, b) Bảng điện công tắc, c) Bảng điện ổ cắm
91
- Xếp dây gọn gàng trong đế âm và đặt bảng điện vào
- Sử dụng ốc vít đi kèm lắp vào các lỗ bắt ốc và vặn vừa lỏng để căn chỉnh
cân bằng. Trong quá trình bắt ốc vít phải cẩn thận để ý dây phía trong đế, tránh
vít vào dây.
- Chỉnh cân bằng các bảng điện bằng thước thủy li-vô sau đó vặn chặt các
ốc vít để các thiết bị nằm hết vào trong đế âm, mặt bảng điện nằm dương trên bề
mặt tường.
- Lắp mặt các bảng điện vào.
2. Lấy dấu vị trí gắn bảng điện
Mục tiêu:
- Lấy dấu chính xác vị trí gắn bảng điện trên tường đúng theo kích thước
của bản thiết kế.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn, thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích
cực và tác phong công nghiệp.
Một số dụng cụ và thiết bị cần thiết trong giờ thực hành: Thước dây; bút lấy
dấu; đế âm bảng điện tổng; đế âm bảng điện công tắc và đế âm bảng điện ổ cắm.
Trình tự thực hiện:
- Sử dụng thước dây đo xác định vị trí đặt các đế âm
- Đặt đế âm vào vị trí đã xác định và lấy dấu. Lưu ý, cần lấy hai dấu, một
dấu chính xác đế âm và một dấu bên ngoài cách dấu thứ nhất 1 - 2cm để khi đục
hố chứa đế âm không bị mất dấu.
Yêu cầu:
- Dấu lấy chính xác, rõ ràng và đúng kích thước theo yêu cầu của bản vẽ
- Mỗi bảng điện phải lấy đủ hai dấu như đã nói ở trình tự thực hiện.
3. Chôn hộp, gá lắp bảng điện vào tường
Mục tiêu:
- Đục và chôn đế âm vào tường đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thể hiện được tác phong công việc, nhanh nhẹn và thực hiện được các
quy tắc an toàn trong công việc.
Để thực hành kỹ năng chôn đế âm đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị một số
dụng cụ và vật tư thiết bị sau: Máy đục bê tông; hoặc búa và đục; thước đo; đế
âm bảng điện; vữa xây và bộ dụng cụ xây.
Trình tự thực hiện:
- Đục hố âm theo vị trí đã lấy dấu.
- Đặt đế âm bảng điện vào tường
- Căn chỉnh cân bằng, độ nông sâu và cố định bằng đế âm bằng vữa xây.
Yêu cầu:
- Hố đục vừa với đế âm đã lấy dấu, không to quá hoặc nhỏ quá, không sâu
quá hoặc nông quá.
- Đế âm đặt phải đảm bảo cân bằng, chắc chắn và mặt đế âm bằng với mặt
vữa của tường.
4. Lắp ráp thiết bị vào bảng điện
Mục tiêu:
- Lắp ráp thành thạo các thiết bị vào bảng điện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
92
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, nhanh nhẹn và thực hiện tốt các
nguyên tắc an toàn trong công việc.
Công tác chuẩn bị:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm cắt dây 01
3 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
4 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
5 Dao cắt vỏ cách điện 01
* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Áp tô mát 2 cực 02
2 Áp tô mát 1 cực 02
3 Bảng điện tổng 01
4 Thanh cài 1m
5 Bảng điện công tắc 01
6 Hạt công tắc 1 cực 03
7 Bảng điện ổ cắm 01
8 Hạt công tắc 03
9 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,5 mm2 2m
4.1 Lắp ráp áp tô mát
Khi lắp ráp áp tô mát cần tuân theo quy trình thực hiện và các lưu ý đã nói
ở phần trên
Yêu cầu:
- Các áp tô mát đặt theo hàng ngang trên thanh cài và đặt ở khoảng chính
giữa tính từ mép trên xuống mép dưới của đế bảng điện tổng
- Áp tô mát đặt đúng chiều và đặt sát nhau
- Thứ tự từ áp tô mát tổng đến các áp tô mát nhánh đặt từ trái sang phải và
đặt ở khoảng chính giữa tính từ mép trái sang mép phải của bảng điện tổng.
4.2 Lắp ráp công tắc
Công tắc được lắp vào mặt bằng các khớp, quá trình lắp ráp hạt công tắc
tuy đơn giản nhưng phải đạt được những yêu cầu đặt ra.
Yêu cầu:
- Hạt công tắc phải lắp đặt chắc chắn trên bảng điện
- Các hạt công tắc phải lắp cùng chiều, phía trên là đóng và phía dưới là cắt
- Các hạt đóng cắt cho quạt thì lắp cùng một hàng phía trên, các hạt đóng
cắt cho đèn thì lắp xuống hàng dưới.
4.3 Lắp ráp ổ cắm
Ổ cắm được lắp ráp tương tự như công tắc, ta phải thực hiện lắp các hạt ổ
cắm vào mặt ổ cắm.
Yêu cầu:
- Hạt ổ cắm phải lắp đặt chắc chắn trên bảng điện
- Các hạt ổ cắm lắp theo hàng ngang
93
4.4 Đấu dây các thiết bị trong bảng điện
Yêu cầu:
- Đấu đúng sơ đồ
- Các dây dẫn đấu nối không căng quá, cũng không trùng quá.
- Phân biệt rõ ràng dây dương (L) và dây âm (N) bằng 2 màu dây đỏ và đen
5. Lắp đặt bảng điện vào vị trí
Mục tiêu:
- Lắp đặt thành thạo bảng điện vào vị trí đã định sẵn
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, cẩn thận, tỷ mỷ và thực hiện được
các quy tắc an toàn trong công việc
Để thực hành tốt kỹ năng lắp đặt bảng điện, cần chuẩn bị một số dụng cụ và
thiết bị sau: Thước thủy li-vô; tuốc nơ vít 4 cạnh; bảng điện; vít.
Trình tự lắp đặt:
- Đặt bảng điện vào đế âm đã đặt sẵn
- Bắt 4 vít vào 4 lỗ trên bảng điện sau đó vặn lỏng 4 vít để giữ bảng điện
không bị rơi xuống
- Chỉnh bảng điện cho cân, bằng thước thủy li-vô rồi vít chặt 4 vít.
Yêu cầu:
- Bảng điện được lắp chắc chắn và sát mặt tường
- Bảng điện đặt cân bằng, kiểm tra bằng thước thủy li-vô.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt bảng điện ngầm
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt bảng điện ngầm.
Gợi ý trả lời:
Tương tự như kỹ năng lắp đặt bảng điện nổi, ở phần này sau khi học xong
bài sinh viên cũng phải nắm vững các kiến thức liên quan đến bài học.
Yêu cầu:
Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt bảng điện ngầm và các
yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt bảng điện ngầm
Trình bày được những lưu ý khi thực hiện lắp đặt bảng điện ngầm
Trình bày được những ưu nhược điểm của việc lắp đặt bảng điện ngầm và
chỉ ra điểm ưu việt so với bảng điện nổi
3. Biện pháp bảo vệ an toàn.
94
+ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, hợp lý đúng quy trình cụ thể khi sửa
chữa điện càn ngắt nguồn cầu chì, sửa điện áp cao cần mang nhũng công cụ
như là:
- Sào và bút để thử điện.
- Sào cách điện để đóng mở cầu dao cao áp.
- Kìm để tháo lắp cầu chì, kim đo điện.
- Găng cao su cách điện.
- Ủng cách điện.
- Thảm cách điện.
- Ghế cách điện.
- Thiết bị nối đất tạm thời.
- Tuỳ thuộc vào loại công việc mà thợ điện còn trang bị các phương
tiện bảo vệ khác như: kính, bao tay mặt nạ phòng độc, dây an toàn để bảo
vệ người làm việc khỏi tác động hồ quang điện, cháy hơi khí độc, phòng ngã
cao.
(Chú ý: các thiết bị trên phải được kiểm tra theo định kỳ, nếu có hỏng
phải thay ngay).
5. Những dụng cụ chuyên dùng.
(Những dụng cụ tối thiểu để lắp đặt thi công mạch điện chiếu sáng.)
- Dao: cắt, gọt lớp cách điện, làm sạch cách điện.
- Búa nguội: đóng đinh, đục (dùng loại 0.3÷0.5 kg) có cán bằng gỗ chắc
chắn.
- Tôvít: siết chặt các ốc vít: vít 4c, 2c – to, nhỏ.Cách vặn từ từ thẳng góc
ốc vít, tránh làm hỏng rãnh vít, mẻ đầu tovít.
- Kìm: có 3 loại.
Kìm vạn năng: sử dụng nhiều việc.
Kìm mỏ tròn: để uốn khuyết.
Kìm cắt: cắt dây.
- Cưa: Cưa gỗ.
Cưa sắt.
- Khoan: Khoan tay: thường khoan lỗ bắt vít.
95
Khoan điện: dùng khoan thủng tấm kim loại, bảng gỗ,
ường gạch, bê tông.
- Đục: đục tường bắt các thiết bị.
- Thang: để thi công làm việc trên cao được dễ dàng.
Chú ý: Trước khi dùng thang phải kiểm tra độ chắc chắn, thang chữ
A đặt có độ choãi nhất định. Thang đứng dựa tường thì khoảng cách từ chân
hang đến tường bằng 1/4 chiều cao.
- Dây an toàn: giúp người làm việc trên cao được an toàn.
- Các loại dụng cụ khác: găng cách điện, kìm cách điện, ủng cách điện,
bút thử điện và sào cách điện.
6. Các thiết bị điện.
- Bảng điện: Dùng lắp đặt gắn lắp các thiết bị điện đồng thời điều khiển
óng ngắt bảo vệ các thiết bị điện.
- Cầu dao: Dùng đóng ngắt các mạch điện đơn giản.
- Công tắc: Dùng đóng mở các thiết bị điện có công suất nhỏ, I <15A
công tắc xoay chiều, công tắc bật, công tác bấm loại 2 cực, loại 3 cực, 4
ực, có cấu tạo bằng nhựa , sứ.
- Cầu chì: Là thiết bị bảo vệ ngắn mạch, đơn giản thường dùng mạch
hiếu sáng. I ghi trên cầu chì là Iđm của bộ phận mạng điện và bộ phận tiếp
úc mà cách điện có thể chịu đựng được. Iđm dây chảy là I lâu dài qua CC.
- Ổ cắm, phích cắm: dùng lấy điện ra cho các thiết bị
- Đui và bóng đèn:
+ Đui là thiết bị giữ và nối liền bóng đèn với mạch điện, có 2 loại đui
xoáy và đui gài.
+ Bóng có nhiều loại: Hình dáng, công suất, màu sắc.
6.Quá trình kiểm tra vật tƣ thiết bị
+ Trước khi nhạn bàn giao vật tư thiết bị chung ta phai kiểm tra xem thiềt
,vật tư đó có đúng thư mà chúng ta cần không
+ Thiết bị đó co tốt hay không hay đã bị hư hỏng
96
a. Hệ thống mạch điện cơ bản
-Hệ thống ngoại tuyến và nội tuyến
-Hệ thống ngoại tuyến là các đường dây được căng ngoài trời thì
dược gọi là ngoại tuyến
-Hệ thống nội tuyến là hệ thống mà các đường dây được đi trong
nhà thì được gọi là nội tuyến
* Hệ thống ngoại tuyến:Là tất cả các loại dây dẫn điện các sứ đỡ sứ
căng đường dây và các phụ kiện dùng để lắp điện ở phía ngoài , trước khi
vào nhà
* Hệ thống nội tuyến: Bao gồm các mạch điện đi ở trong nha đến
từng các phụ tải tiêu thụ điện
b.Phương pháp đặt dây và đi dây
+ Ý nghĩa :Khi thiết kế lắp đặt dây và đi dây trong nhà về hệ
thống mạch điện chiếu sáng phải đảm bảo các yếu tố kinh tế ,kỹ thuật mỹ
thuật an toàn cho người và thiết bị đó là những yếu tố chủ yếu phải xét đến
khi tiến hành thiết kế ,thi công mạch điện nội tuyến
- Các thiết bị trong nhà dùng để thi công lắp đặtcho mạch điện chiếu
sáng dây dẫn súp, cáp
- Các thiết bị đóng cắt ,bảo vệ cầu dao aptômat cầu chì , công tắc. . .
b. Chế độ dặt dây nổi trên puli sứ và kẹp sứ
- Dây dẫn được đặt nổi trên mặt tường và tràn nhà được các puli
sứ huặc kẹp sứ kẹp chặt
Ưu điểm . khi hỏng dễ sửa chữa
Nhược điểm . thi công phức tạp , không đẹp , kinh tế tốn kém hơn
* Đi dây trong ống Đi nổi
Đi chìm
Ưu điểm. Dễ thi công, kinh tế tốn kém ,mỹ thật đẹp
c. phương pháp đặt dây trên puli sứ ( quy định)
-Dùng dây dẫn có vỏ bọc cách điện ,thi công dây dẫn không
được sát mặt tường
- Khoảng cách đặt dây khoảng cách giưa hai đường dây //từ
20- 30(cm), khoảng cách giửa hai đường dây dẫn đi từ đường chính
97
xuống mạch rẽ ≥1,5cm
- Khi chui dây qua tường thì dây dẫn phải đi qua 1ống sứ cách điện
huặc ống nhưa PVC và phải được vít chặt ,bằng phẳng dây dẫn phải
căng thẳng //và được cố định trên các puli sứ huặc trên xê phin sứ
Thực tế bảng điện đặt ngay ở cửa ra vào, cách mặt đất từ (1,2 ÷ 1,5 )m
cách từ mép cửa (20 ÷ 30)cm để thuận tiện khi thao tác tránh tầm tay của trẻ
em. Đối với bóng thì tuỳ độ cao của mái nhà, trần nhà mà đặt cách mặt đất là
bao nhiêu, thường (2 ÷ 5)m và tuỳ yêu cầu sử dụng đặt xuôi ngược hay ốp
át tường.
- Tuyến đường đi dây bên trên thiết bị nằm trong ống gen hoặc tròn sâu
rong tường.
Bước 2: Thi công
- Bảng điện: Thực hiện giá bắt chặt và đấu dây vào thiết bị theo đúng sơ
đồ.
- Đi gen: Do đoạn dây đi từ bảng điện đến bóng cắt và đi gen trên bảng
hực tập phải thẳng thắn chắc chắn.
- Cắt dây và đi dây: Đoạn dây cắt bằng số đo đoạn gen đi + (10 ÷ 15)cm.
- Đấu dây: Đấu hoàn chỉnh mạch theo sơ đồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trung Tâm Việt - Đức, Tài liệu giảng dạy Kỹ thuật lắp đặt điện, Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.
[2] Phan Đăng Khải, Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục 2002.
[3] Technical Drawing for Electrical Engineering 1 Basic Course .
[4] Technical Drawing for Electrical Engineering 1 Basic Course (workbook
[5] Ngọc Thạch,hướng dẫn thực hành lắp đặt điện, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh,1998
98
[6] TS. Phan Đăng Khải ,Giáo trình lắp đặt điện, Nhà xuất bản Giáo dục,1999
[7] Schneider Electric,hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện, NXB khoa học và kỹ
thuật,2001
[8] Nguyễn Xuân Phú ,Vật liệu điện, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1998.
[9] Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục, 1999.
[10] Đặng Văn Đà,Cung cấp điện , NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1998.
[11] K.B. Raina, s.k.bhattcharya (Phạm Văn Niên dịch),Thiết kế điện và dự toán
giá thành , NXB Khoa và Học Kỹ Thuật, 1996.
[12] Đỗ Xuân Khôi ,Tính toán phân tích hệ thống điện, NXB Khoa học và Kỹ
thuật , 2001.
6.Quá trình kiểm tra vật tư thiết bị
+ Trước khi nhạn bàn giao vật tư thiết bị chung ta phai kiểm tra xem thiết bị
,vật tư đó có đúng thư mà chúng ta cần không;
+ Thiết bị đó co tốt hay không hay đã bị hư hỏng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ky_thuat_lap_dat_dien.pdf