Giáo trình Hệ thống trang bị điện ô tô (Trình độ: Trung cấp)

- Kiểm tra độ sạch của bình chứa nước rửa kính Khi quan sát thấy dưới đáy bình chứa có hiện tượng bụi bẩn tích tụ, bạn cần tháo bình ra và tiến hành làm vệ sinh. Việc làm sạch chất bẩn ở đáy sẽ giúp cho lượng nước được truyền lên đảm bảo sự lưu thông. Đồng thời, bạn cũng cần cẩn trọng trong quá trình cắm lại các giắc điện cũng như đường ống khi lắp bình chứa vào vị trí cũ. - Kiểm tra các đường ống nước nối với bình chứa Đây cũng là điều mà bạn không nên bỏ qua khi hệ thống rửa kính ô tô xảy ra vấn đề. Trường hợp các đường ống nối này xảy ra hiện tượng nứt, gãy hay rò rỉ nước thì tất nhiên hệ thống rửa kính cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đấy. - Kiểm tra xem có cần thêm nước rửa kính vào bình chứa Việc bổ sung nước rửa kính vào bình chứa cũng cần đảm bảo được các yêu cầu sau: + Tiến hành pha nước theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và đổ nước đã pha vào bình đến mức phù hợp. + Khuyến khích bạn sử dụng những loại nước rửa kính chống đông hiệu quả để đề phòng trường hợp nhiệt độ xuống thấp.

pdf59 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hệ thống trang bị điện ô tô (Trình độ: Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BÌNH & XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 16: HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số 248b /QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) 2 Hà Nội, năm 2019 3 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4 LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, ô tô ngày càng được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao thông thông dụng. Nền công nghiệp ô tô phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, đặc biệt là việc áp dụng các tiến bộ khoa học như công nghệ chế tạo vật liệu, công nghệ điện tử vào sản xuất ô tô. Các trang bị điện là thành phần không thể thiếu được tạo nên chiếc xe ô tô. Để góp phần vào mục tiêu đào tạo những người thợ sửa chữa ô tô lành nghề, tập thể giáo viên khoa cơ khí động lực Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ xây dựng nên cuốn giáo trình “ Trang bị điện trên ô tô”. “Trang bị điện ô tô” là giáo trình giới thiệu những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc, tính năng kỹ thuật, cách vận hành, phân tích nguyên nhân và cách khắc phục một số hư hỏng thường gặp, hướng dẫn chăm sóc kỹ thuật các trang bị điện trên ô tô từ đơn giản đến phức tạp. Nội dung trình bày trong cuốn giáo trình có thể làm tài liệu giảng dạy cho cán bộ giảng dạy ngành ô tô, tài liệu tham khảo cho các lĩnh vực lắp ráp, kinh doanh về ô tô. Mặc dù đã dành thời gian thích đáng công phu nhưng trong cuốn giáo trình này không tránh khỏi những thiếu xót mong các bạn đồng nghiệp và độc giả góp ý để tài cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2019 Nhóm biên soạn 5 MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 BÀI 1: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG THÔNG TIN 4 A. Nhận dạng hệ thống thông tin 4 B. Bảo dưỡng hệ thống thông tin 7 Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sang 10 A. Bảo dưỡng mạch điện đèn hậu B. Bảo dưỡng mạch điện pha, cốt, nháy pha 13 C. Bảo dưỡng mạch điện pha, cốt, nháy pha 19 Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống tín hiệu 21 A. Bảo dưỡng mạch điện xi nhan 22 B. Bảo dưỡng mạch điện cảnh báo 26 C. Bảo dưỡng mạch điện còi xe 28 Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống gạt nước mưa và phun rửa kính 30 A. Nhận dạng hệ thống gạt mưa và phun nước rửa kính 30 B. Tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa 33 C. Tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống rửa kính 41 Bài 5 Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nâng hạ kính 51 A. Nhận dạng hệ thống nâng hạ kính 52 B. Tháo, lắp, kiểm tra hệ thống nâng hạ kính 58 Bài 6: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đóng mở cửa 62 1. Khái quát chung hệ thống khóa cửa 65 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đóng mở cửa 67 3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống 69 Bài 7: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển ghế 76 1. Nhiệm vụ 76 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển ghế 76 3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống 78 Bài 8: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống sấy kính 82 1. Nhiệm vụ 82 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy kính 83 3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống sấy kính 84 6 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ Mã mô đun: MĐ OTO 21 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các mô đun sau: MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MĐ OTO 15, MH OTO13, MH OTO14, MĐ OTO 16, MĐ OTO 17, MĐ OTO 18, MĐ OTO 19 - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun có vai trò quan trọng trong đào tạo người học kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa động cơ ô tô. II. Mục tiêu của mô đun: * Kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu, nhiệm vụ chung của trang bị điện trên ô tô. + Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của trang bị điện trên ô tô. + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận của thiết bị điện trên ô tô. + Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong trang bị điện trên ô tô. + Trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc trang bị điện trên ôtô. * Kỹ năng: + Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. * Năng lực tự chịu trách nhiệm: + Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện. + Bố trí, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, khoa học và hợp lý. + Cẩn thận, chu đáo trong công việc, luôn quan tâm đúng, đủ, không để xảy ra sai sót đảm bảo chính xác, tiết kiệm, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 7 + Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và thời gian. III. Nội dung của mô đun: 8 BÀI 1: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG THÔNG TIN Giới thiệu: Hệ thống này sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho người lái như tình trạng hoạt động của động cơ và các hệ thống điều khiển ô tô thông qua các đèn báo, đồng hồ hiển thị tốc độ xe hoặc vòng tua, các chế độ đèn hay chế độ vận hành xe, Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nạp điện - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của ắc quy trên ô tô. - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ắc quy, đặc tính phóng, nạp và các phương pháp nạp điện cho ắc quy. - Tháo, lắp, nhận dạng, kiểm tra và bảo dưỡng được ắc quy trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều. - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều. - Tháo, lắp, nhận dạng, kiểm tra, bảo dưỡng và chẩn đoán được máy phát điện xoay chiều trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: A. Nhận dạng hệ thống thông tin 1. Cấu trúc tổng quát và phân loại hệ thống thông tin trên ô tô Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe. Thông tin có thể truyền đến tài xế qua 2 dạng : tương tự (tableau kim) và số (tableau hiện số). 9 2. Ý nghĩa, vị trí các đồng hồ và đèn cảnh báo trên bảng táp lô - Ý nghĩa, vị trí các loại đồng hồ: + Đồng hồ tốc độ động cơ: Chỉ thị tốc độ động cơ theo v/p (vòng/phút) hay tốc độ trục khuỷu động cơ. + Vôn kế. Chỉ thị điện áp Accu hay điện áp ra của máy phát. + Đồng hồ áp lực nhớt- áp suất dầu bôi trơn: Chỉ thị áp lực nhớt của động cơ. Đèn báo hiệu và đèn cảnh báo Đồng hồ tốc độ động cơ Đèn báo rẽ Đồng hồ tốc độ xe Các đèn báo hiệu và đèn cảnh báo Vôn kế Đồng hồ áp suất dầu Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát Đèn báo chế độ pha Đồng hồ nhiên liệu 10 + Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát: Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát động cơ. + Đồng hồ báo nhiên liệu: Chỉ thị mức nhiên liệu có trong bình. Ngoài các đồng hồ trên, trên táplô còn có các đèn cảnh báo các thông số quá mức, các chức năng của thiết bị điện và sự hoạt động không bình thường của các hệ thống. - Ý nghĩa, vị trí các đèn cảnh báo + Đèn báo áp suất dầu thấp: Chỉ thị rằng áp suất dầu thấp dưới mức bình thường + Đèn báo Accu phóng điện: Chỉ thị rằng hệ thống nạp hoạt động không bình thường. + Đèn báo pha, cốt: Chỉ thị rằng đèn đang ở chế độ bật pha, cốt. + Đèn báo xi nhan: Chỉ thị đèn báo rẽ phải hay trái. + Đèn báo nguy hoặc ưu tiên: Chỉ thị rằng cả đèn báo xi nhan phải và trái đang chớp. + Đèn báo mức nhiên liệu thấp: Chỉ thị rằng nhiên liệu trong thùng nhiên liệu sắp hết. + Đèn báo hệ thống phanh: Chỉ thị rằng đang kêo phanh tay, dầu phanh không đủ hay bố thắng quá mòn. + Đèn báo cửa mở. Chỉ thị rằng có cửa chưa được đóng chặt. Đèn báo phanh T-BELT Đèn báo thắt dây an toàn chưa đúng vị trí. Đèn báo nhắc thắt dây an toàn. Đèn báo lọc nhiên liệu bị bẩn, nghẹt. Đèn báo sạc. Đèn báo mực nước làm mát thấp. Đèn báo áp lực dầu thấp. Đèn báo rẽ. Đèn báo mực nhớt động cơ. Đèn báo nguy. Đèn báo động cơ hoạt động không bình thường. Đèn báo xông. Đèn báo cánh cửa chưa đóng. Đèn báo pha. 11 B. Bảo dưỡng hệ thống thông tin 1. Tổng quan về các nhóm thông tin Tùy vào mỗi hãng xe, mỗi chủng loại xe, chiếc xế yêu của bạn có thể phát hàng trăm các thông điệp khác nhau, thông thường các thông tin này được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thông điệp của từng nhóm, và phương pháp giải quyết khi chúng ta nhận được những thông điệp của từng nhóm này 12 1.1 Nhóm thông tin liên quan đến các hệ thống an toàn Nhóm này bao gồm những dạng thông tin tín hiệu để nhắc nhở người dùng rằng phải bật khóa điện rồi mới có thể nhả phanh tay điện tử, nhắc nhở cài dây an toàn, nhắc đóng kín cửa Tuy vậy, cũng có rất nhiều các thông tin gửi đến tài xế để thông báo lỗi (Malfunction), thông báo về tình hình hoạt động của một hệ thống nào đó không khả dụng (unavailable) hoặc không hoạt động (Inoperative), hay một số hệ thống hay tính năng nào đó trên xe bị hạn chế (Limited) 1.2. Nhóm thông tin liên quan đến tình trạng kỹ thuật của động cơ Các thông tin này bao gồm các thông tin về tình trạng kỹ thuật của động cơ, các thông số hoạt động tức thời như tình trạng làm việc của hệ thống sạc, tình trạng làm việc của hệ thống bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát. Đôi lúc, thông tin có thể cảnh báo về mức nước làm mát, mực dầu bôi trơn động cơ, yêu cầu bổ sung dầu bôi trơn, tình trạng của nguồn dự trữ và các cảnh báo để không bị hết nguồn dự trữ (accu) vì bật đèn nội thất hoặc quạt gió bật quá lâu khi đang tắt máy. 13 Phương pháp xử lý lỗi khi nhận được thông tin cảnh báo này: nếu nhận được thông tin về tình trạng kỹ thuật của động cơ liên quan tới các hệ thống bôi trơn làm mát như động cơ quá nhiệt, không có áp suất dầu bôi trơn thì phải dừng xe an toàn và tắt động cơ ngay, cần bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật ô tô bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tránh trường hợp bị hư hỏng lớn có thể xảy ra. Nếu gặp các cảnh báo về mực dầu bôi trơn hay mực nước làm mát (Top up coolant) thì chúng ta cần bổ sung cho đủ về số lượng. 1.3. Nhóm thông tin liên quan tới áp suất hơi lốp hệ thống di chuyển: Thông thường áp suất hơi lốp được giám sát bởi một cảm biến và được truyền tín hiệu dạng sóng vô tuyến về cho hệ thống điều khiển trung tâm để so sánh, đối chiếu rồi phát ra thông điệp để cảnh báo. Trong một số trường hợp người lái xe có thể nhận được thông điệp cảnh báo do bị tác động bởi cá yếu tố ngoại cảnh như nhiễu sóng điện từ, nhiễu tần số hệ thống bọ vô hiệu hóa tạm thời và có thông báo (Tyre press. Monitor currently unavailable). Với trường hợp này thì hệ thống sẽ hoạt động lại bình thường khi các yếu tố ngoại cảnh được loại bỏ, xe đi qua khu vực nhiễu sóng điện từ. Với trường hợp áp suất co thay đổi, cần phải điều chỉnh lại thì thông tin cảnh báo sẽ được xóa khi chúng ta khởi động lại hệ thống. 14 1.4. Nhóm thông tin nhắc nhở: Đây không phải là các cảnh báo lỗi mà là một tính năng được trang bị trên xe, để nhắc nhở người dùng ngày đến hạn của các đợt bảo dưỡng định kỳ. Tùy theo quãng đường xe chạy và thời gian sử dụng xe, hệ thống sẽ gửi các thông điệp để nhắc nhở người dùng đưa xe đi bảo dưỡng CÂU HỎI ÔN TẬP 15 Câu 1: Trình bày ý nghĩa các loại đồng hồ và đèn cảnh báo trên bảng tap lô? Câu 2: Vẽ hình cấu trúc tổng quát bảng táp lô? Câu 3: Trình bày cách kiểm tra hệ thống thông tin? 16 Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng Giới thiệu Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên ôtô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch chuyển để mọi người xung quanh nhận biết. Ngoài chức năng trên, hệ thống chiếu sáng còn hiển thị các thông số hoạt động của các hệ thống trên ôtô đến tài xế thông qua bảng tableau và soi sáng không gian trong xe. Mục tiêu - Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng - Hiểu được sơ đồ và nguyên lý mạch của hệ thống chiếu sáng, mạch pha cốt, mạch kích thước, mạch đèn phanh - Bảo dưỡng, đấu nối, kiểm tra, sửa chữa được hệ thống chiếu sáng theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, tích cực trong luyện tập. Nội dung chính: A. Bảo dưỡng mạch điện đèn hậu 1. Nhiệm vụ Để soi sáng cho mọi người thấy được phần cạnh sau của xe, giúp người khác có thể ước tính kích thước và hình dáng của xe. Đặc biệt, xe chạy phía sau có thể biết được xe của mình đang ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào Khi người lái bật đèn pha sáng thì đèn hậu sẽ sáng theo rơ-le chuyển tiếp. Hai loại đèn này được nối với nhau cùng một công tắc nên sẽ cùng hoạt động dễ dàng. Do đó, tài xế sẽ không phải bật đèn chiếu hậu nữa. Đối với trường hợp xe có đèn pha tự động thì đèn chiếu hậu sẽ tự động sáng khi xe chạy. Ngược lại, đèn chiếu hậu sẽ sáng khi bật đèn pha nếu xe có công tắc bật đèn. Bên cạnh đó, đèn hậu cũng được nối thẳng với nguồn pin. 17 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.1. Cấu tạo - Công tắc điều khiển đèn: đèn kích thước sẽ hoạt động ở cả 2 vị trí của công tắc là vị trí Head và vị trí Tail - Đèn hậu xe ô tô được đặt ở vị trí 2 bên dìa của đuôi xe, thuộc hệ thống vỏ xe và thường có hai màu đỏ - trắng lắp đối xứng nhau. Thông thường, chất liệu để làm đèn hậu thường là nhựa cao cấp có độ bền cao để chịu đựng tốt trong những lần va chạm mạnh với vật thể khác. - Nếu đèn hậu gắn cùng đèn sương mù thì nhà sản xuất thường thiết kế đèn màu đỏ, còn gắn với đèn lùi thì sẽ có màu trắng. Ngoài ra, các hãng sản xuất còn đặt đèn hậu lệch đi để phù hợp với địa hình, điều kiện di chuyển của từng vùng hoặc làm điểm nhận diện của xe. - Cũng có trường hợp đèn sương mù và đèn hậu đều có màu đỏ khiến người nhìn hay bị nhầm là đèn phanh. Để tránh tình trạng này, các hãng xe đã tách hẳn hai loại đèn ở vị trí khác nhau. Đèn sương mù thường sẽ ở bên ghế lái, đèn lùi đặt đối diện để tạo độ cân xứng giữa hai loại đèn. 18 - Khi người lái bật đèn pha chiếu sáng thì đèn hậu sẽ sáng theo rơ-le chuyển tiếp. Hai đèn này được nối với nhau cùng công tắc nên hoạt động dễ dàng cùng nhau. Khi đèn pha được bật thì đèn hậu sẽ bật theo. Trong trường hợp xe có đèn pha tự động thì đèn hậu sẽ tự chiếu sáng khi xe chạy. 2.2. Nguyên lý mạch điện đèn hậu Khi bật công tắc điều khiển đèn ở vị trí head và tail, các bóng đèn kích thước sẽ sang. Có 2 loại hệ thống đèn hậu: Loại đèn hậu được nối trực tiếp vào công tắc điều khiển đèn và loại có rơle đèn hậu. + Loại nối trực tiếp: Khi công tắc điều khiển đèn được vặn về vị trí TALL các đèn hậu bật sáng. + Loại có rơle đèn hậu: Khi công tắc điều khiển đèn vặn về vị trí TALL dòng 19 điện đi vào phía cuộn dây của rơle đèn hậu. Rơle đèn hậu được bật lên và đèn sáng. 3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện đèn hậu - Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đèn hậu ô tô không sáng, hoặc chỉ sáng một bên. Nếu đèn hậu xe ô tô của bạn không sáng thì cần phải kiểm tra ngay và thực hiện kiểm tra các bộ phận liên quan đến đèn hậu như: Nguồn điện cung cấp cho đèn hậu, công tắc đèn hay các chi tiết nhỏ của đèn. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp: + Do bóng đèn đã bị cháy nên không thể hoạt động được. + Có thể do ắc quy hết điện, hoặc các mối nối bị đứt, công tắc bị hỏng. + Nếu miếng dán đệm ở đèn hậu hoặc đèn phanh bị hỏng hay rơi ra ngoài cũng là nguyên nhân khiến cho đèn hậu không sáng. - Cách khắc phục đèn hậu bị hỏng + Kiểm tra thấy bóng đèn bị cháy thì nên thay thế bóng đèn hậu ô tô mới để đảm bảo đèn hoạt động bình thường. + Mối nối, công tắc đèn bị hỏng thì sửa lại. Nếu ắc quy hết điện hoặc hư hỏng thì cần phải bảo dưỡng hoặc thay thế ắc quy. + Miếng dán đệm bị rơi ra ngoài thì cần phải thay thế ngay, có thể thay thế miếng dán đệm hoặc thay thế cả các chi tiết xung quanh để đảm bảo đèn hậu hoạt động tốt. B. Bảo dưỡng mạch điện pha, cốt, nháy pha 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại đèn hậu 1.1. Nhiệm vụ Dùng để chiếu sáng khoảng đường khi xe tham gia giao thông vào ban đêm (với đèn pha - đèn cốt), thông báo kích thước của xe (đèn kích thước), báo dừng (đèn phanh), để cho người và các phương tiện tham gia giao thông được biết sự có mặt của ô tô đang chạy. 1.2. Yêu cầu - Hoạt động tốt trong mọi điều kiện - Kết cấu đơn giản, hiệu suất cao, độ bền cao, sửa chữa đơn giản và giá thành thấp. - Cường độ ánh sáng phải đủ lớn. 20 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.1 Các loại đèn pha: Để chiếu các tia sáng của nó về phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe khi lái xe vào ban đêm. Chúng có thể chiếu xa (chế độ pha – hướng lên trên) và chiếu gần (chế độ cốt – hướng xuống dưới). Ngoài ra, đèn pha cũng thông báo cho các xe khác hay người đi bộ về sự hiện diện của xe đang chạy trên đường. Một số kiểu xe được trang bị với đèn chiếu sáng ban ngày, đèn này luôn bật để báo cho xe khác về sự hiện diện của xe. Một bộ phận rửa đèn pha sẽ làm sạch kính đèn pha cũng có thể trang bị trên một số kiểu xe. + Đèn pha gồm các loại sau: - Loại đèn kín (bóng đèn gắn liền) bóng đèn, gương phản chiếu và kính đèn được làm liền với nhau Hình :Đèn pha loại kín - Loại đèn hở (bóng đèn tháo rời và thay thế độc lập) là loại bóng đèn có thể thay thế được và có hai loại: Loại bóng thường (1) và Loại bóng halogen (2) 21 Hình :Đèn pha loại hở - Đèn pha loại phóng điện (đèn pha cao áp HID) Đèn pha cao áp có sử dụng ống phóng điện tử (ống huỳnh quang) làm nguồn sáng. Ống huỳnh quang có chứa khí xenon, thuỷ ngân và các muối kim loại halogen. Khi đặt một điện áp cao giữa các điện cực làm bằng các electron và các nguyên tử kim loại va đập vào nhau làm phóng điện, giải phóng năng lượng tạo ra ánh sáng làm sáng đèn. So với loại bóng đèn halogel thông thường, nó phát ra sáng trắng hơn 2 đến 3 lần, đồng thời tiêu thụ ít năng lượng. Nó sử dụng điện cao áp cao khoảng 20000V để phát ra ánh sáng. Phải thao tác với bóng đèn cẩn thận khi thay thế, do phần kính có thể rất nóng và phần điện cực có điện áp cao. Hình : Đèn pha loại phóng điện - Đèn pha phản xạ đa hướng Nó có đặc điểm là kính đèn trong suốt và có gương phản chiếu với hình dạng phức tạp (dạng kết hợp nhiều mặt parabol) 1 2 22 Hình : Đèn pha phản xạ đa hướng - Đèn pha thấu kính Đèn pha này sử dụng hiệu quả nguồn sáng bằng cách chuyển đổi ánh sáng thành một cụm nhỏ. Nó phát ra ánh sáng tốt cho dù có kích thước nhỏ. Nó bao gồm một gương phản xạ ô van và một thấu kính lồi. Thấu kính lồi khúc xạ ánh sáng phản xạn bởi gương phản xạ, nhằm phát ra ánh sáng về phía trước. Hình : Đèn pha thấu kính 2.2. Nguyên lý hoạt động 23 Loại không có rơle điều khiển - Khi xoay công tắc điều khiển đèn về vị trí HEAD và LOW đèn cốt sáng - Khi xoay công tắc điều khiển đèn về vị trí HEAD và HIGH đèn pha sáng và đèn chỉ báo đèn pha chiếu xa trên bảng táplô cũng bật sáng. - Khi xoay công tắc điều khiển đèn về vị trí FLASH đèn pha chiếu xa nháy sáng liên tục Loại có rơ le điều khiển 24 Loại có cả rơle đèn pha và rơle điều chỉnh độ sáng 3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện 3.1 Những hư hỏng thường gặp Khi xuất hiện ánh đèn pha nhấp nháy: Khi đó khả năng nhiều trường hợp đèn pha hay bị nhấp nháy do tiếp xúc đui và cổ công tắc đèn bị lỏng. Như vậy, khả năng chập cả bên trong mạch pha, cốt hay chỗ nối dây đến ắc quy. - Ánh sáng đèn bị mờ: Khả năng khuếch tán bị chói phản chiếu hoặc bóng đèn bị bám bẩn trong trường hợp này cần phải vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo cho chiếu sáng tốt nhất. - Đèn không sáng : Đèn không sáng rất có khả năng máy phát tăng nhanh quá cao hoặc hoạt động quá lâu. Hay có thể nguyên nhân bộ điều chỉnh điện áp ắc quy hết điện, hư hỏng.\ - Xuất hiện một đèn không sáng: Trong trường hợp, đèn không sáng thì khả năng một đèn pha đã bị cháy và cần phải thay thế. 3.2 Nguyên nhân đèn pha ô tô không sáng - Theo kinh nghiệm ô tô, nếu cả hai đèn pha hỏng, rất có thể xe có vấn đề về điện. Tuy nhiên, nếu chỉ có một đèn pha tắt, rất có thể là một bóng đèn bị hư. Hầu hết các mẫu xe hiện đại sử dụng bóng đèn halogen có dây tóc vonfram mỏng. Dây 25 này dần dần sẽ cháy hết và cần thay thế. Trung bình bóng đèn có tuổi thọ khoảng từ 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm. Điều này có nghĩa là tay lái có thể phải thay bóng đèn cứ sau 5 năm sử dụng ô tô. Nếu thường xuyên lái xe vào ban đêm hoặc đi trên những con đường đặc biệt gập ghềnh, bóng đèn có thể bị hao mòn nhanh hơn. - Cháy cầu chì - Công tắc đèn pha bị hỏng - Dây điện, rơ le bị lỗi hoặc bị hỏng - Máy phát điện không hoạt động C. Bảo dưỡng mạch điện sương mù 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại đèn sương mù 1.1. Nhiệm vụ Chiếu sáng ở những cung đường có điều kiện khí hậu xấu như mưa to, sương mù dày đặc hoặc đường đèo núi - Những loại đèn sương mù với ánh sáng màu vàng có khả năng hỗ trợ chiếu sáng tốt, xuyên thấu các lớp sương mù và mưa to giúp các tài xế dễ dàng quan sát hơn. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động - Vị trí của đèn trên xe Đèn sương mù được trang bị ở hai bên góc ngoài cùng, gần gầm của trước hoặc cả sau của xe ô tô. Ở vị trí này, khi mở đèn sương mù dưới điều kiện thời tiết xấu thì tài xế có thể dễ dàng quan sát mặt đường và vạch kẻ đường gần nhất. - Ký hiệu của đèn sương mù là hình tượng đèn với 3 tia sáng song song, kèm theo đó là một đường thẳng sổ dọc trên 3 đường tia sáng 26 Đèn sương mù phía trước, phía sau hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TALL hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía trước được bật ON thì rơle đèn sương mù phía trước, phía sau hoạt động và các đèn sương mù phía trước bật sáng. Chú ý: Đèn sương mù phía sau có cấu tạo để giúp cho người lái không quên tắt khi công tắc điều khiển đèn dịch chuyển về vị trí OFF trong khi đèn sương mù phía sau sáng (vị trí ON) thì đèn sương mù phía sau tự động tắt. Khi điều này xảy ra đèn sương mù phía sau vẫn giữ ở trạng thái tắt ngay cả khi công tắc đèn này lại được xoay về vị trí HEAD. Chức năng này được điều khiển bằng cơ khí hoặc tùy theo loại xe mà mạch điện bên trái được điều khiển bằng cơ khí. 3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện đèn sương mù 3.1 Những hư hỏng thường gặp - Đèn gầm ô tô nhấp nháy : Việc sử trong một khoảng thời gian dài khiến cho thiết bị xuống cấp cũng là nguyên nhân khiến đèn gầm ô tô nhấp nháy. Đây là hỏng hóc thường xuyên gặp phải bởi sự tiếp xúc của đui và công tắc đèn lỏng dẫn tới. - Đèn gầm ô tô sáng yếu: Đèn gầm ô tô sáng yếu chủ yếu do nguyên nhân khuếch tán của đèn bị bám bẩn. 27 - Đèn gầm ô tô không sáng: Nếu như điện áp của máy phát quá cao cũng như đèn gầm ô tô phải hoạt động và vận hành trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho đèn gầm không sáng. Ngoài ra, nguyên nhân còn do cháy tóc cũng như đui bị ăn mòn hoặc chập mạch. 3.2 Trình tự kiểm tra hưu hỏng mạch đèn sương mù - Tháo nắp chụp đèn và tháo đèn. Kiểm tra điện áp qua cực dương (+) ở giữa giắc nối bóng đèn và thân giắc nối. Nếu đồng hồ đo báo điện áp bình điện khi bật công tắc, thì mạch điện giữa đèn và nguồn điện là bình thường. Mạch điện đèn sương mù có điện khi bật công tắc đèn pha. Ở các chế độ cụm đèn sương mù / đèn kích thước, có thể dùng đèn có 2 tóc (chẳng hạn 4W/10W), thì không được nhầm lẫn giữa cực dương (+) với các cực khác. Kiểm tra xem bóng đèn có thông mạch không. - Tháo nắp hộp cầu chì và kiểm tra điện áp qua phần kim loại của từng bên giá đỡ cầu chì và mát. Nếu đồng hồ báo điện áp bình điện thì mạch điện là bình thường. Cầu chì mạch điện đèn sương mù nối chung mạch đèn pha. Lưu ý rằng mạch đèn sương mù và mạch đèn kích thước có cầu chì riệng. - Tháo bóng đèn và đo thông mạch phần giắc nối đèn và khung xe. Khi đồng hồ báo thông mạch thì mạch điện là bình thường. - Tháo dây công tắc đèn sương mù hoặc dây công tắc đèn kích thước ở giắc nối, đo thông mạch giắc nối phía công tắc. Nếu mạch điện đèn sương mù trục trặc, kiểm tra đồng thời công tắc đèn và cầu chì ở mạch điện đèn phụ. Khi bật công tắc đèn sương mù. Khi bất công tắc đèn kích thước. - Kiểm tra cách điện, giắc nối, cầu chì của đèn pha có tốt không. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Vẽ hình và trình bày nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn hậu, đèn pha, đèn sương mù? Câu 2: Trình bày cấu tạo các loại đèn pha? Câu 3: Trình bày trình tự kiểm tra, bảo dưỡng mạch đèn hậu, đèn pha cốt, sương mù? 28 Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống tín hiệu Giới thiệu Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống tín hiệu là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của hệ thống tín hiệu ô tô. Những kiến thức này sẽ làm cơ sở lý thuyết cho việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành nghề sửa chữa hệ thống điện thân xe nói riêng và hệ thống điện ô tô nói chung. Mục tiêu - Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống tín hiệu (Còi, xin nhan, cảnh báo) - Giải thích được sơ đồ và nguyên lý mạch hệ thống tín hiệu (còi, xin nhan, cảnh báo) - Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống tín hiệu theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh trong công nghiệp, tích cực trong luyện tập Nội dung bài học A. Bảo dưỡng mạch điện xi nhan 1. Nhiệm vụ, yêu cầu 1.1. Nhiệm vụ Khi tham gia giao thông các phương tiện phải có đầy đủ các thiết bị tín hiệu như còi, đèn báo rẽ. Để khi cần thiết phát tín hiệu để các phương tiện giao thông khác biết được xe cần vượt hoặc cần rẽ hoặc dừng hay đi thẳng. 1.2 Yêu cầu - Hoạt động rõ ràng, chính xác, mang tính ổn định cao trong mọi điều kiện làm việc. - Lắp đặt, sửa chữa đơn giản, giá thành hạ. - Cường độ ánh sáng phải đủ lớn 29 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.1. Bộ tạo nháy 2.1.1. Loại rơ le nháy 3 chân; Rơ le có 3 chân ký hiệu là : B, L, E + Chân B là chân vào nối với nguồn điện + Chân L là chân ra nối với tải + Chân E là chân tiếp mát 2.1.2. Loại rơ le 8 chân 30 Rơ le có 8 chân Chức năng các chân như sau - Chân 1 (IG) nối với khóa điện , khi khóa điện bật ON điện áp chân này 11 đến 14V - Chân 4 (B+) chân nối với + ắc qui điện áp ( 11 đến 14V) - Chân 5(EL) nối với công tắc xi nhan rẽ trái, khi công tắc rẽ trái chưa đóng điện áp chân này 11 đến 14V khi công tắc bật điện áp chân này chuyển từ 11 đến 14V xuống 0V - Chân 6 (ER) nối với công tắc xi nhan rẽ phải, khi công tắc rẽ phải chưa đóng điện áp chân này 11 đến 14V khi công tắc bật điện áp chân này chuyển từ 11 đến 14V xuống 0V - Chân 7 (GND) nối với mass thân xe ( - ắc qui) - Chân 8 (EHW) nối với công tắc cảnh báo nguy hiểm, khi công tắc này chưa bật điện áp chân này 11 đến 14V, khi công tắc bật điện áp chân này chuyển từ 11 đến 14V xuống 0V - Chân 2 (LR) chân đầu ra các đèn xi nhan bên phải, đèn cảnh báo bên phải của xe, khi công tắc xi nhan, công tắc cảnh báo OFF sang ON chân này dao động từ 0V đến (11 đến 14V) với tần số 60 đến 120 lần /phút - Chân 3 (Ll) chân đầu ra các đèn xi nhan bên trái, đèn cảnh báo bên trái của xe, khi công tắc xi nhan, công tắc cảnh báo OFF sang ON chân này dao động từ 0V đến (11 đến 14V) với tần số 60 đến 120 lần /phút 31 2.2 Công tắc xi nhan 2.3 Nguyên lý hoạt động mạch điện xi nhan Loại rơ le nháy 8 chân 32 Loại rơ le nháy 3 chân - Khi công tắc đèn xinhan hoạt động, các công tắc đèn bộ nháy đèn xinhan bật đèn xinhan bên trái và bên phải làm cho đèn xinhan ở phía đó nhấp nháy. Để báo cho người lái biết hệ thống đèn xinhan đang hoạt động một âm thanh được phát ra bởi hệ thống này. - Khi công tắc đèn xinhan được dịch chuyển về bên trái, thì cực EL của bộ nháy đèn xinhan và đất được nối thông. Dòng điện đi tới cực LL và đèn xinhan bên trái nhấp nháy. - Khi công tắc đèn xinhan được dịch chuyển về bên phải, thì cực ER của bộ nháy đèn xinhan và đất được nối thông. Dòng điện đi tới cực LR và đèn xinhan bên phải nhấp nháy. 3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện xi nhan - Đèn xi-nhan chớp quá nhanh hoặc quá chậm. Lỗi này thường xảy ra do: + Thay thế sai cục chớp xi-nhan hoặc thay sai loại bóng đèn xi-nhan. + Một trong những bóng đèn xi-nhan bị cháy. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể khiến tần số nháy của đèn xi-nhan bị sai: + Thiếu mass hoặc nguồn cấp cho bóng đèn. + Công tắc đèn xi-nhan bị lỏng. + Nếu đèn nháy nhanh hơn bình thường thì có thể là do máy phát đang sạc cho ắc quy quá nhiều. 33 + Nếu đèn nháy chậm hơn bình thường, có thể máy phát không sạc đủ cho bình ắc-quy. - Không có đèn xi-nhan nào hoạt động. do công tắc hoặc cục chớp xi-nhan bị hư, hay là do cầu chì bị cháy - Đèn xi-nhan sáng nhưng không nháy + kiểm tra lại bóng đèn + Kiểm tra cầu chì xem có bị cháy không. + Kiểm tra các giắc cắm xem có bị lỏng hay không. + Kiểm tra kết nối giữa công tắc xi-nhan và cục chớp và giữa công tắc khởi động với cục chớp. + Kiểm tra mạch đèn xi-nhan xem có bị hở hay đoản mạch không. B. Bảo dưỡng mạch điện cảnh báo 1. Nhiệm vụ - Đèn cảnh báo nguy hiểm thường được bố trí tại nơi dễ quan sát, kích thước lớn trên bảng táp-lô để tài xế dễ dàng sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng được các nhà sản xuất khuyến cáo. + Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường: Khi đi trên đường cao tốc hay quốc lộ, nếu xe gặp phải sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định và bắt buộc phải đỗ lại bên đường thì tài xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chủ động tránh. Và đây cũng là cách để kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường. + Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm: Nếu rơi vào tình huống không thể tấp vào lề dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện lưu thông khác biết rằng xe đang gặp trục trặc để mà biết cách xử lý tình huống. + Thời tiết xấu: Trong trường hợp trời mưa, sương mù bình thường thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là được. Không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của bạn là gì, khi nào thì rẽ, chuyển làn Chưa kể đến việc đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh. + Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết xấu, trời mưa to, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế chỉ còn vài mét thì lúc này nên bật đèn khẩn cấp để thu hút sự chú ý của các phương tiện phía sau để nhắc nhở họ giữ khoảng cách an toàn. 34 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực EHW của đèn xinhan được tiếp mát. Dòng điện đi tới cả hai cực LL và LR và tất cả các đèn xinhan đều nhấp nháy. 3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện cảnh báo - Đèn hazard bị hư nhưng đèn xi-nhan vẫn hoạt động. Đèn hazard hay đèn báo nguy thường được mắc chung một mạch điện với đèn xi-nhan. Nếu đèn xi-nhan hoạt động bình thường mà đèn báo nguy không nháy thì có thể là do cục chớp đã bị hư hỏng. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra cả cầu chì. + Kiểm tra kết nối giữa công tắc đèn xi-nhan với cục chớp. Có thể mạch điện bị hở hoặc dây dẫn bị đứt. C. Bảo dưỡng mạch điện còi xe 35 1. Nhiệm vụ Tín hiệu này phát sáng để thông báo cho xe phía sau rằng bạn đang đạp phanh. Thông thường, đèn phanh sử dụng chung vỏ với đèn hậu và phát ra ánh sáng mạnh hơn. Thường sử dụng loại bóng đèn một đầu sợi đốt kêp và bóng đèn đui hình chêm sợi đốt kêp. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động - Mạch còi điện gồm có rơ le còi, còi điện, ắc quy, khóa điện và nút bấm còi 36 Khi bật khóa điện và ấn nút bấm còi, rơ le còi sẽ đóng tiếp điểm A của rơ le đưa điện vào còi để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơ le mở mắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu. - Đối với còi hơi: Khi ta ấn núm còi, điện áp của ắc quy được cấp cho cuộn dây của rơle còi tạo thành nam châm điện hút lõi thêp mở van hơi cấp cho bêp còi. Áp suất hơi thổi vào bêp còi làm phát ra âm thanh đó là âm thanh còi. 3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch còi điện - Âm thanh của còi xe sẽ phụ thuộc vào biên độ và tần số dao động của màng còi. Vì vậy khi khoảng cách khe hở giữa 2 tiếp điểm thay đổi. Cũng đồng nghĩa với việc làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng. Thêm vào đó, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép, khung thép cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của tiếp điểm. Vì vậy, khi bạn muốn điều chỉnh âm thanh còi điện to hay nhỏ thì bạn có thể điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh. Sự điều chỉnh này giúp thay đổi tần số dao động của còi. Hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hở dưới khung thép, lõi thép. - Khi chiếc còi xe ô tô gặp vấn đề không kêu được thì có thể xử lý nó như sau: - Nối thêm một đoạn dây mát, nên cạo sạch nơi gắn còi để tiếp mát tốt - Dùng đèn thử một đầu nối mát đầu kia chạm vào đầu nối BAT nếu không xẹt lửa thì bị hở mạch tử ắc quy đến. Còn nếu xẹt lửa thì chạm đầu dây này vào đầu H, nếu còi kêu thì rơ le còi bị hỏng. - Nếu còi vẫn không kêu, thì chạm dây này vào cọc bắt dây của còi, nếu còi kêu là hở mạch từ rơ le đến còi, nếu vẫn không kêu là còi xe bị hỏng. - Trong trường hợp còi xe hơi kêu liên tục mà không tắt nguyên nhân là do chạm mát đoạn dây từ rơ le đến nút bấm còi. Cách sửa chữa còi điện khi tháo rời: Nếu cháy, đứt hở mạch cuộn dây điện tử, cần cuốn lại cuộn dây hoặc thay cuộn dây mới. Nếu tiếp điểm bị cháy rỗ, tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm. Cần thay mới khi các lò xo yếu, gẫy, giảm tính đàn hồi. Khi còi điện đã tháo rời, bạn có thể sửa chữa bằng những cách sau: + Nếu còi bị cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện từ thì bạn cần cuốn lại dây hoặc thay luôn một cuộn dây mới. + Nếu tiếp điểm bị cháy rỗ và tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm. 37 + Còi cũng cần được thay mới khi các lò xo bị yếu, giảm tính đàn hồi, gãy. Có thể nói, còi xe ô tô là một bộ phận không thể thiếu trên xe. Nó là thiết bị giúp những người điều khiển giao thông khác nhận ra sự có mặt của mình trên tuyến đường. Đồng thời còi xe ô tô còn hỗ trợ xe xin đường dễ dàng hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày cấu tạo của bộ tạo nháy? Câu 2: Vẽ hình và trình bày nguyên lý hoạt động mạch điện xi nhan, cảnh báo và còi xe? Câu 3: Trình bày trình tự kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện xi nhân, cảnh báo và còi xe? 38 Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống gạt nước mưa và phun rửa kính Giới thiệu: Hệ thống gạt mưa – rửa kính của ô tô là một bộ phận không thể thiếu khi xe vận hành trên đường, nhằm đảm bảo tính an toàn cho người và phương tiện. Mục tiêu - Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống gạt nước và phun rửa kính - Giải thích được sơ đồ và nguyên lý mạch gạt nước mưa và phun rửa kính - Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống gạt nước mưa và phun rửa kính theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài học A. Nhận dạng hệ thống gạt mưa và phun nước rửa kính 1. Khái quát chung về hệ thống gạt mưa và phun nước rửa kính 1.1. Nhiệm vụ: Hệ thống gạt nước mưa, rửa kính ô tô sẽ đảm nhiệm chức năng gạt mưa hay phun nước để rửa sạch bụi bẩn bám trên kính chắn gió nhằm đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái, đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông. 1.2 Yêu cầu: - Hệ thống phải làm việc ở các chế độ khác nhau theo điều kiện thời tiết và môi trường: Như tốc độ gạt sương, tốc độ khi trời mưa nhỏ, tốc độ khi trời mưa to.. - Không gây xước kính khi làm việc - Hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao khả năng chịu đựng với điều kiện khắc nhiệt tốt 2. Cấu tạo chung hệ thống gạt mưa, rửa kính Hệ thống gạt mưa ô tô gồm những bộ phận cơ bản sau: Cụm công tắc điều khiển gạt mưa, rửa kính, bơm nước, cụm motor gạt nước, bơm nước, lưỡi gạt nước, bình nước rửa kính, vòi phun nước. 39 40 3. Chức năng của hệ thống gạt mưa, rửa kính - Chức năng tốc độ - Chuyển tốc độ gạt nước giữa HI và LO. - Chức năng gạt ngắt quãng - Vận hành gạt nướcc ngắt quãng với tốc độ LO. Cũng có loại mà chu kỳ gạt có thể điều chỉnh theo vài mức. 41 - Chức năng gạt sương - Vận hành gạt nước một lần khi bật công tắc - Chức năng trở về tự động - Cho dù gạt nước đang ở vị trí nào khi hoạt động, tắt công tắc gạt nước OFF sẽ trả nó về vị trí không hoạt động. - Chức năng kết hợp với rửa kính - Tự động hoạt động gạt nước khi công tắc rửa kính được bật ON trong vài giây. B. Tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa 1. Cấu tạo - Hệ thống gạt nước bao gồm: công tắc gạt nước, môtơ gạt nước, thanh nối gạt nước, tay gạt nước và lưỡi gạt nước - Công tắc gạt nước Bật gạt nước ON và OFF và thay đổi tốc độ của nó. Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần. 42 Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc độ thấp) và HI (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một số xe có vị trí MIST (gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST (sương mù), vị trí INT (gạt nước hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước. Trong nhiều trường hợp công tắc gạt nước và rửa kính được kết hợp với công tắc điều khiển đèn. Vì vậy, đôi khi người ta gọi là công tắc tổ hợp. ở những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thì công tắc gạt nước sau cũng nằm ở công tắc gạt nước và được bật về giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí INT cho gạt nước kính sau. ở những kiểu xe gần đây, ECU được đặt trong công tắc tổ hợp cho MPX (hệ thống thông tin đa chiều). (2) Rơle điều khiển gạt nước gián đoạn Rơ le này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có rơle này được sử dụng rộng rãi. Một rơle nhỏ và mạch tranzisto gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành rơle điều khiển gạt nước gián đoạn. 43 Dòng điện tới mô tơ gạt nước được điều khiển bằng rơ le này theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước chạy gián đoạn. - Môtơ gạt nước Một tơ mày cung cấp lực để vận hành gạt nước - Thanh nối gạt nước Thay đổi chuyển động quay của môtơ gạt nước thành chuyển động tịnh tiến và vận hành cả tay gạt nước bên trái và phải cùng nhau - Tay gạt nước Tạo lực êp không đổi để lưới gạt êp vào bề mặt kính, ngòai việc truyền chuyển động đến lưới gạt nước - Lưỡi gạt nước Đây là bộ phận dùng để gạt kính chắn gió. Cao su trong lưỡi gạt nước phải được thay thế định kỳ 2. Trình tự tháo, lắp hệ thống gạt mưa 1. THÁO NẮP CHE ĐẦU TAY GẠT NƯỚC PHÍA TRƯỚC Dùng một tô vít với đầu của nó được bọc băng dính, nhả khớp vấu ra và tháo 2 nắp đầu cần gạt mưa trước. 2. THÁO CỤM TAY GẠT VÀ LƯỠI GẠT NƯỚC PHÍA TRƯỚC BÊN TRÁI Vận hành gạt nước và dừng môtơ gạt nước kính chắn gió tại vị trí ngừng tự động. 44 Tháo đai ốc và cần gạt nước trước 2. THÁO CỤM THÔNG GIÓ DƯỚI BẢNG TÁPLÔ BÊN TRÁI Dùng một tô vít với đầu của nó được bọc băng dính, nhả khớp 3 vấu ra và tháo tấm thông gió bên trái phía trên vách ngăn. THÁO TẤM THÔNG HƠI TRÊN VÁCH NGĂN Nhả khớp 3 kẹp, 4 khóa cài và 8 móc. Tháo tấm thông hơi trên vách ngăn Tháo ống dẫn nước. Nhả khớp 5 móc. 45 THÁO CỤM THANH DẪN ĐỘNG GẠT NƯỚC KÍNH CHẮN GIÓ Tháo 2 bu lông. Trượt thanh nối gạt nước. Nhả khóa chốt cao su, và sau đó tháo giắc nối và tháo cụm thanh nối gạt nước kính chắn gió. THÁO MÔTƠ GẠT NƯỚC PHÍA TRƯỚC Dùng một tô vít với đầu của nó được bọc băng dính, nhả khóa hãm của thanh ở chốt khuỷu tay gạt của cụm môtơ gạt nước kính chắn gió. Tháo 3 bulông ra khỏi cụm môtơ gạt nước trước. 46 1. LẮP MÔTƠ GẠT NƯỚC PHÍA TRƯỚC Lắp môtơ gạt nước trước bằng 3 bu lông. Mômen: 5.5 N*m{ 56 kgf*cm , 49 in.*lbf } Bôi mỡ DENSO No.50 vào chốt khuỷu tay gạt của cụm môtơ gạt nước kính chắn gió. Lắp thanh vào chốt quay cần gạt nước của môtơ gạt nước. 2. LẮP CỤM THANH DẪN ĐỘNG GẠT NƯỚC KÍNH CHẮN GIÓ Lắp giắc nối. Trượt thanh nối gạt nước như trong hình vẽ và ăn khớp chốt cao su với thân xe. Lắp cụm môtơ gạt nước kính chắn gió bằng 2 bulông. Mômen: 5.5 N*m{ 56 kgf*cm , 49 in.*lbf } 47 3. LẮP TẤM THÔNG HƠI TRÊN VÁCH NGĂN Nối ống rửa kính. Cài khớp 5 móc. Cài 8 móc và 4 khóa cài. Lắp cụm tấm thông gió bên trên vách ngăn bằng 3 kẹp. 4. LẮP CỤM THÔNG GIÓ DƯỚI BẢNG TÁPLÔ BÊN TRÁI Cài 3 khóa cài và lắp máng thông hơi phía trên vách ngăn. 48 LẮP CỤM TAY GẠT VÀ LƯỠI GẠT NƯỚC TRƯỚC TRÁI Gạt bỏ bất kỳ hạt kim loại khỏi phần có răng của tay gạt nước bằng bàn chải hay dụng cụ tương đương (khi lắp lại). Lau rãnh khía của chốt quay tay gạt nước bằng bàn chải sắt. Vận hành gạt nước và dừng môtơ gạt nước kính chắn gió tại vị trí ngừng tự động. Gióng thẳng các đầu lưỡi gạt với dấu trên kính chắn gió, như trong hình vẽ. Xiết chặt đai ốc của lưỡi gạt nước phía trước. Mômen: 26 N*m{ 265 kgf*cm , 19 ft.*lbf} 49 LẮP NẮP CHE ĐẦU TAY GẠT NƯỚC PHÍA TRƯỚC Cài 2 khóa cào và lắp 2 nắp đầu cần gạt mưa trước. C. Tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống rửa kính 1. Cấu tạo hệ thống rửa kính - Hệ thống rửa kính bao gồm: bình chứa nước rửa kính, môtơ rửa kính, ống dẫn, vòi phun và nước rửa kính. - Bình chứa nước rửa kính: Chứa nước rửa kính - Môtơ rửa kính Một môtơ loại gọn dùng để bơm nước rủa kính và phun nó qua vòi phun. Thông thường, nó được lắp bên dưới bình chứa nước rửa kính Bơm nước trong hệ thống gạt nước mưa ô tô là một bơm ly tâm do động cơ điện một chiều lai, đảm nhiệm vụ hút nước từ bình chứa phun tới kính chắn gió thông qua hệ thống ống dẫn nước và vòi phun. - Ống dẫn: Dẫn nước rửa kính từ bình chứa đến vòi phun - Vòi phun: Một vòi dùng để phun nước rửa kính. Nó bao gồm van một chiều mà ngăn không cho nước rửa kính khỏi chạy ngược trở lại bình chứa. Góc phun của vòi có thể thay đổi - Nước rửa kính: Một loại dung dịch để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió. Khi bề mặt kính khô, dung dịch này giúp bảo vệ lưỡi gạt bằng cao su và bề mặt kính khỏi bị hỏng. Trong mùa động hãy sử dụng dung dịch với điểm hóa rắn thấp để tránh đóng bang. Ngoài ra, trên xe còn có hệ thống gạt nước và rửa kính phía sau 50 D. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện gạt mưa, rửa kính 1. Nguyên lý hoạt động mạch điện gạt mưa, rửa kính 1.1 Nguyên lý hoạt động mạch điện gạt mưa 1.2 1. Nguyên lý hoạt động mạch điện gạt mưa thông thường - Hình vẽ này chỉ có chức năng gạt nước và rửa kính thông thường: Hệ thống chỉ có chức năng gạt mưa ở tốc độ thấp và tốc độ cao, không có chế độ gạt sương và chế độ kết hợp rửa kính kết hợp với gạt nước. 51 - Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO: Dòng điện đi từ dương ắc quy → Cầu chì 15A →Công tắc tổ hợp → đến nấc LO của công tắc tổ hợp → đến chổi than LO của môtơ gạt mưa → chổi than âm → mát. Vì dòng điện chạy qua chổi than tốc độ thấp nên môtơ gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. - Khi công tắc gạt nước ở vị trí HI: Dòng điện đi từ dương ắc quy → Cầu chì 15A →Công tắc tổ hợp → đến nấc HI của công tắc tổ hợp → đến chổi than HI của môtơ gạt mưa → chổi than âm → mát. Vì dòng điện chạy qua chổi than tốc độ cao nên môtơ gạt nước hoạt động ở tốc độ cao. - Khi công tắc gạt nước ở vị trí OFF: + Nếu môtơ gạt nước tắt đúng vị trí thì công tắc dừng ở vị trí tiếp mát với cực E, môtơ không quay. + Nếu môtơ gạt nước chưa dừng ở vị trí môtơ gạt nươc vẫn đang làm việc thì cực S của công tắc dừng tiếp xúc với cực B, khi đó có dòng điện từ dương ắc quy → Cầu chì 15A → chân B của công tắc dừng → chân S của công tắc dừng → Công tắc tổ hợp → đến nấc LO của công tắc tổ hợp → đến chổi than LO của môtơ gạt mưa 15 A M M C« ng t¾c L O M ¸t O FF H I CÇu HOT AT ON S B E L O Môt ơ bơm nướ Công tắc tổ S công tắc bơm Môtơ bơm nước H I 52 → chổi than âm → mát. Vì dòng điện chạy qua chổi than tốc độ thấp nên môtơ gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp, cho đến khi môtơ rửa kính chuyển đến vị trí dừng.. 1.2.2. Nguyên lý hoạt động mạch điện gạt mưa loại có IC - Loại có IC điều khiển kgi ở vị trí Low/Mist Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ thấp của mô tơ gạt nước (từ nay về sau gọi tắt là “LO”) như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. - Loại có IC điều khiển kgi ở vị trí HIGH Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi tiếp điện cao của mô tơ gạt nước HI như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ cao. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu gạt nước 53 - Loại có IC điều khiển kgi ở vị trí OFF Nếu tắt công tắc gạt nước được về vị trí OFF trong khi mô tơ gạt nước đang hoạt động, thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt nước như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Khi gạt nước tới vị trí dừng, tiếp điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và mô tơ dừng lại 54 1.2 Nguyên lý hoạt động mạch điện rửa kính 55 Khi bật công tắc rửa kính dòng điện đi vào mô tơ rửa kính. ở cơ cấu gạt nước có sự kết hợp với rửa kính, tranzisto Tr1 bật theo chu kỳ đã định khi mô tơ gạt nước hoạt động làm cho gạt nước hoạt động một hoặc hai lần ở cấp tốc độ thấp. Thời gian tr1 bật là thời gian để tụ điện trong mạch tranzisto nạp điện trở lại. Thời gian nạp điện của tụ điện phụ thuộc vào thời gian đóng công tắc rửa kính. 2. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính 2.1 Những hư hỏng thường gặp hệ thống gạt mưa - Chổi gạt, gạt không sạch bề mặt kính Chi tiết này làm bằng cao su nên theo thời gian sử dụng, dưới tác động từ các yếu tố môi trường thường bị mòn Thông thường sau 30.000 km thì nên thay lưỡi gạt mưa - Gạt nước theo cả 2 hướng, nước chỉ được gạt sạch theo 1 hướng, không lau sạch hạt nước, yiếng động, ồn từ cần gạt nước do mòn bạc, mòn cốt ở trong hệ thống gạt mưa. - Nước rửa kính không phun hoặc phun không đủ: 56 kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun, bơm nước hỏng, bình nước rửa kính cạn 3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính 3.2.1 Kiểm tra mô to gạt mưa Làm việc ở tốc độ thấp: - Nối cực dương (+) của Ắc quy với cực 3 - Nối xực âm (-) của Ắc quy với cực 1 - Kiểm tra hoạt động của động cơ - Nếu làm việc không tốt thay động cơ mới Làm việc ở tốc độ cao: - Nối cực dương (+) của ẮC quy với cực 2 - Nối cực âm (-) của Ắc quy với cực 1 - Kiểm tra sự làm việc của động cơ - Nếu không tốt thì thay động cơ mới 57 Ngắt cực dương khi động cơ đang làm việc - Khi động cơ đang làm việc ở tốc độ chậm, ngắt cực dương (+) của Ắc quy ra khỏi cực 3 - Nối cực 3 với cực 5 - Nối cực dương (+) của Ắc quy với với cực 6 và cực âm (-) của Ắc quy với cực 1 lúc đó động cơ phải không làm việc, sau đó ngắt cực dương động cơ phải làm việc trở lại - Nếu động cơ làm việc không đúng như vậy phải thay động cơ 3.2.1 Kiểm tra mô to bơm nước 58 Kiểm tra sự hoạt động của môtơ phun nước rửa kính và phía trước bơm. Điền nước rửa kính vào bình nước rửa kính. GỢI Ý: Việc kiểm tra này phải được thực hiện với môtơ phun nước kính chắn gió và bơm đã được lắp vào bình nước rửa kính. Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 của môtơ gạt nước và bơm, và cực âm (-) ắc quy vào cực 2. Kiểm tra rằng nước rửa kính chảy ra từ bình chứa nước. Nước rửa kính chảy từ bình rửa kính. Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm môtơ và bơm rửa kính chắn gió. 3.2.2. Kiểm tra bình chứa nước rửa kính - Kiểm tra độ sạch của bình chứa nước rửa kính Khi quan sát thấy dưới đáy bình chứa có hiện tượng bụi bẩn tích tụ, bạn cần tháo bình ra và tiến hành làm vệ sinh. Việc làm sạch chất bẩn ở đáy sẽ giúp cho lượng nước được truyền lên đảm bảo sự lưu thông. Đồng thời, bạn cũng cần cẩn trọng trong quá trình cắm lại các giắc điện cũng như đường ống khi lắp bình chứa vào vị trí cũ. 59 - Kiểm tra các đường ống nước nối với bình chứa Đây cũng là điều mà bạn không nên bỏ qua khi hệ thống rửa kính ô tô xảy ra vấn đề. Trường hợp các đường ống nối này xảy ra hiện tượng nứt, gãy hay rò rỉ nước thì tất nhiên hệ thống rửa kính cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đấy. - Kiểm tra xem có cần thêm nước rửa kính vào bình chứa Việc bổ sung nước rửa kính vào bình chứa cũng cần đảm bảo được các yêu cầu sau: + Tiến hành pha nước theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và đổ nước đã pha vào bình đến mức phù hợp. + Khuyến khích bạn sử dụng những loại nước rửa kính chống đông hiệu quả để đề phòng trường hợp nhiệt độ xuống thấp. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày cấu tạo chung và các chức năng của hệ thống gạt mưa rửa kính? Câu 2: Trình bày kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính? Câu 3: Vẽ hình và trình bày nguyên lý hoạt động hệ thống gạt mưa, rửa kính?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_trang_bi_dien_o_to_trinh_do_trung_cap.pdf
  • pdftc_gt_ht_trang_bi_dien_o_top2_8558 (1)_2494169.pdf