Công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt:
+ Kỹ sư giám sát và công nhân phải chẩn bị đầy đủ các công việc được thực
hiện theo đúng phương pháp, tiêu chuẩn và bản vẽ thi công.
+ Ống được đo lường và gia công theo đúng chiều dài yêu cầu.
+ Lấy dấu vị trí các ống, phụ kiện như được thể hiên trên bản vẽ thi công.
+ Trước khi công việc lắp đặt được tiến hành, phải đảm bảo các ống phụ
kiện được vệ sinh sạch sẽ, ống không bị tắc nghẽn hay hư hại, móp méo.
+Ống sau khi lắp đặt hoàn thành sẽ được súc rửa bằng nước sạch trước khi
tiến hành công tác thử áp lực.
Trình tự thi công lắp đặt ống dẫn nước:
+ Xác thực vị trí ống được lắp theo đúng kích cở, vị trí và kích thước thể
hiện trên bảng vẽ thi công.
+ Đo lường, lấy dấu và cắt ống theo đúng chiều dài lắp đặt.
+ Lắp đặt các giá treo, đỡ ống với cách thức, phương pháp được chấp thuận
bởi quản lý dự án.
+ Kết nối ống và phụ kiện bằng các mối nối được phê duyệt bởi quản lý dự
án và tiêu chí kỹ thuật công trình.
+ Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi cho ống và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
+ Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
94 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 27/02/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p có các loại bơm sau:
+ Bơm dịch (môi chất)
+ Bơm nước tháp giải nhiệt giải nhiệt dàn ngưng và máy nén
+ Bơm nước lạnh
+ Bơm hóa chất
+ Bơm nước thải
Mỗi loại bơm đều có cấu tạo khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, môi trường
sử dụng khác nhau, điện thế sử dụng khác nhau, dòng điện định mức khác nhau.
1.5. Sử dụng các đồng hồ đo kiểm: nhiệt độ, áp suất, điện.
Sử dụng thành thạo các đồng hồ đo áp suất ,điện, nhiệt độ.
2. Kiểm tra hệ thống lạnh
2.1. Kiểm tra lượng gas trong máy
Lượng gas trong hệ thống lạnh công nghiệp cần phải ổn định luôn luôn đủ
cho hệ thống hoạt động, không thừa cũng không thiếu. Nếu thừa thì hệ thống sẽ
xảy ra hiện tượng ngập lỏng nguy hiểm cho máy nén, nếu thiếu hệ thống sẽ lạnh
kém, dẫn đến sản phẩm không đạt nhiệt độ yêu cầu. Do đó cần kiểm tra lượng gas
trong hệ thống máy lạnh. Người công nhân vận hành có kinh nghiệm khi nhìn vào
kính xem gas của bình chứa cao áp hoặc kính xem gas đặt trên đường ống cấp dịch
có thể phán đoán được tình trạng lượng gas trong hệ thống.
Bìn c ứa ca áp
K
ín
h
x
em
g
a
s
Hình 44: kính xem gas
2.2. Kiểm tra hệ thống truyền động đai
Hệ thống truyền động đai trong hệ thống máy lạnh công nghiệp rất quan
trọng, nếu ta căn chỉnh quá căng, thẳng thì khi hệ thống hoạt động có thể gây quá
dòng động cơ máy nén, nếu ta căng chỉnh quá chùn thì khi hệ thống hoạt động do
tải nặng có thể dây đai bị sút nên mau đứt dẫn đến sự bền bỉ của các sợi dây đai
62
không được lâu dài. Do đó hệ thống chuyển động đai cần phải có độ chùn hợp lý,
sự thẳng hàng giữa các bánh đai của máy nén và động cơ kéo phải tuyệt đối chính
xác
Hình 45a: dây đai đã được lắp vào hệ thống Hình 45b: dây đai
2.3. Kiểm tra lượng dầu trong máy
Dầu để bôi trơn cho máy nén khi hoạt động, nếu thiếu dầu hoặc thừa dầu dều
không tốt cho máy nén. Nếu máy nén bị thiếu dầu, dầu sẽ không bôi trơn được các
chi tiết trong máy nén dẫn đến các chi tiết đó có thể bị mài mòn và hư hỏng. Nếu
máy nén bị dư dầu, máy sẽ hoạt động nặng nề, một điều nửa dầu sẽ bị cuốn theo
đường nén đi vào thiết bị ngưng tụ làm giảm diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị
này. Lượng dầu trong máy nén tốt nhất nằm trong khoảng 2/3 mắt kính xem dầu là
được.
K n em dầu
K n em dầu
Hình 46a: kính xem dầu máy nén nửa kín; Hình 46b: kính xem dầu máy nén hở
2.4. Kiểm tra lượng chất tải lạnh
Lượng chất tải lạnh là môi chất thứ cấp dùng để làm lạnh sản phẩm. Ví dụ
như nước muối trong hệ thống nước đá cây là chất tải lạnh dùng để làm đông các
cây đá. Lượng chất tải lạnh này cũng cần phải được kiểm tra, nếu thiếu hay độ mặn
không đủ thì phải bổ sung cho hợp lý.
2.5. Kiểm tra thiết bị bảo vệ
Các thiết bị bảo vệ trong hệ thống lạnh gờm: các van an toàn, các rơ le áp
suất, rơ le nhiệt, bộ bảo vệ mất pha các bình tách dầu, tách lỏng, các van phao bảo
vệ mức lỏng của các bình... trước khi vận hành người công nhân phải iểm tra các
63
thiết bị này lại 1 lần nửa để đảm bảo rằng các thiết bị vẫn còn hoạt động tốt thì mới
tiến hành vận hành hệ thống lạnh.
64
BÀI 14: LÀM SẠCH HỆ THỐNG LẠNH
1. Làm sạch bình ngưng tụ - bình bay hơi
1.1. Làm sạch bình ngưng tụ - bình bay hơi
Trong hệ thống lạnh công nghiệp thiết bị ngưng tụ có nhiều dạng khác nhau,
hình dáng khác nhau, cấu tạo khác nhau, nhưng mục đích sử dụng thì hoàn toàn
giống nhau.
Giới thiệu 1 số dạng thiết bị ngưng tụ
Hình 47a: bình ngưng ống chùm nằm ngang NH3; Hình 47b: bình ngưng frêon
Hình 48b: thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản
Hình 48a: bình ngưng ống vỏ thẳng đứng NH3
Hình 49a: dàn ngưng không khí Hình 49b: dàn ngưng không khí đối lưu cưỡng bức
đối lưu tự nhiên
65
Hình 50a: thiết bị ngưng tụ bay hơi Hình 50b: dàn ngưng kiểu tưới
Trong khuôn khổ bài học này chúng ta chỉ nghiên cứu phương pháp làm sạch
bình ngưng tụ kiểu ống chùm và 1 số kiểu dàn ngưng dạng khác. Trong quá trình
hoạt động của hệ thống, nước giải nhiệt đi vào các chùm ống trong thiết bị ngưng
tụ do ở nhiệt độ cao nên sẽ đọng các chất vôi và 1 số tạp chất khác ở trong lòng
ống làm giảm diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị, làm cho nhiệt độ đầu nén tăng
dẫn đến áp suất nén tăng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc của hệ thống
và tuổi thọ của thiết bị. Đo đó cần phải làm sạch thiết bị này theo định kỳ.
Quy trình làm sạch như sau:
1. Dừng máy
2. Khóa các van của bình xả hết gas trong bình ngưng tụ
3. Tháo các bulong vặn 2 nắp bình ở 2 đầu bình
4. Lấy 2 nắp bình ra khỏi bình (như hình 51)
Nắp bình Đầu bình Nắp bình
Hình 51: 2 nắp bình và đầu bình
5. Dùng hóa chất tẩy rửa hoặc có thể dùng khoan để làm thông các ống trao đổi
nhiệt
Hình 51: xử lý các ống trao đổi nhiệt
66
6. Vệ sinh sau khi tẩy rửa xong
Hình 52: Thiết bị sau khi được vệ sinh xong và chuẩn bị lắp lại
7. Lắp lại 2 nắp bình vào và xiết chặt bu lông
8. Thử kín các nắp đã lắp
9. Mở các van của bình
10. Thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ
Đối với bình bay hơi quy trình làm sạch cũng tương tự như làm sạch bình ngưng tụ
1.2. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đúng quy trình
1.3. Thao tác an toàn.
2. Làm sạch tháp giải nhiệt.
2.1. Làm sạch tháp giải nhiệt: sach đáy tháp, lưới lọc, đường hút bơm.
Tháp giải nhiệt dùng để cung cấp và tuần hoàn lượng nước giải nhiệt cho thiết bị
ngưng tụ và máy nén.
Giới thiệu 1 số dạng tháp giải nhiệt
Hình 53: 1 số dạng tháp giải nhiệt
Quy trình làm sạch như sau:
1. Tắt nguồn điện cung cấp cho tháp nước.
2. Mở van xả hết nước.
3. Tháo các lưới chắn bảo vệ.
4. Dùng bàn chải chà sạch lớp rêu, cặn bám thành vách và đáy tháp.
5. Mở nước van bổ sung súc rửa sạch.
6. Đóng van xả nước.
7. Cấp nước mới đầy tháp, pha loãng thêm dung dịch tẩy rửa Javel hoặc NaOH
loãng.
8. Làm vệ sinh các lỗ chia nước trên tháp bằng cách thông sạch.
67
9. Cấp nguồn điện cho bơm nước của tháp chạy.
10. Khoảng 30 phút 1 giờ tắt nguồn.
11. Mở van xả hết nước.
12. Đóng van xả nước.
13. Cấp nước mới lại cho đầy tháp.
14. Cấp nguồn điện cho bơm nước hoạt động.
15. Khoảng 30 phút 1 giờ tắt nguồn.
16. Mở van xả hết nước lưu ý: nước lúc này có hoá chất phải xả bỏ để không bị
ăn mòn đường ống.
17. Lặp lại từ bước 11đến bước 16 thêm một lần.
18. Vận hành hệ thống lạnh.
19. Theo dõi thời gian từ 30 phút 1 giờ; dùng tay nhúng vào hồ nước hoặc
nhiệt kế.
20. Đọc nhiệt độ nếu nước mát hoặc nhiệt độ bằng môi trường là đạt yêu cầu.
21. Vệ sinh chỗ làm.
2.2. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đúng quy trình
2.3. Thao tác an toàn.
3. Làm sạch hệ thống đường ống dẫn nước
3.1. Làm sạch hệ thống đường ống dẫn nước
Hệ thống dẫn nước trong hệ thống lạnh gờm:
+ Hệ thống dẫn nước giải nhiệt
+ Hệ thống dẫn nước lạnh (nóng) dùng cho chế biến
+ Hệ thống dẫn nước tải lạnh dùng trong điều hoà không khí
+ Hệ thống dẫn nước xả băng dàn lạnh
+ Hệ thống dẫn nước thải.
Tất cả các hệ thống ống dẫn nước này do sử dụng lâu ngày, cặn bẩn bám trong
nước lâu ngày tích tụ lại làm dơ đường ống và cũng có thể gây tắc nghẽn đường
ống. Do đó cần phải làm sạch hệ thốngđường ống theo định kỳ. Có thể bơm hóa
chất vào hệ thống để tống hết các cặn bẩn trong đường ống ra ngoài, hoặc tháo
từng đoạn ống ra vệ sinh rồi lắp lại
3.2. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đúng quy trình
3.3. Thao tác an toàn.
4. Làm sạch hệ thống lưới lọc gió
4.1. Làm sạch hệ thống lưới lọc gió
Lưới lọc gió trong hệ thống lạnh công nghiệp chủ yếu dùng cho việc điều hòa
không khí trong xưởng, lọc bụi cho quạt gió tươi cung cấp không khí cho xưởng
Quy trình làm sạch như sau:
1. Tháo lưới lọc gió ra khỏi hệ thống
2. Thổi khí nén áp suất cao cho sạch bụi. Lưu ý đeo khẩu trang.
3. Ngâm lưới lọc vào thau đựng nước xà phòng để cọ rửa nhẹ nhàng cho sạch.
4. Lấy lưới lọc ra để cho ráo nước.
5. Thổi khí nén áp suất cao cho thật sạch lần cuối.
6. Ráp lưới lọc gió vào hệ thống
7. Chạy thử hệ thống Lưu lượng gió tuần hoàn thổi mạnh là tốt.
68
8. Thu dọn dụng cụ đồ nghề.
9. Dọn vệ sinh nơi làm việc.
4.2. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đúng quy trình
4.3. Thao tác an toàn.
5. Làm sạch phin lọc gas
5.1. Làm sạch phin lọc gas
Quy trình làm sạch như sau:
1. Tháo phin lọc gas ra khỏi hệ thống
2. Ngâm phin lọc gas vào thau chứa dầu
3. Súc rửa phin lọc gas cho sạch
4. Đem phin lọc ra ngoài để cho ráo dầu
5. Thổi khí nén áp suất cao cho thật khô. Lưu ý đeo khẩu trang.
6. Ráp phin lọc gas vào hệ thống
7. Chạy thử hệ thống
8. Thu dọn dụng cụ đồ nghề.
9. Dọn vệ sinh nơi làm việc.
Hình 54: cấu tạo bên ngoài và bên trong phin lọc gas
5.2. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đúng quy trình
5.3. Thao tác an toàn.
6. Làm sạch dàn bay hơi - Dàn ngưng
6.1. Làm sạch dàn bay hơi - Dàn ngưng
Nói đến dàn ngưng thì lượng môi chất sẽ đi trong ống còn chất giải nhiệt ( nước)
sẽ đi ngoài ống nên công việc vệ sinh chỉ tập trung ở phía ngoài dàn ngưng.
Quy trình làm sạch như sau:
1. Dừng máy
2. Khóa các van của dàn ngưng
3. Tháo các bulong vặn các mặt bảo vệ dàn ngưng
4. Lấy các mặt bảo vệ ra khỏi dàn ngưng
5. Dùng hóa chất tẩy rửa hoặc có thể dùng búa và đục để đục các mảng vôi
bám trên thành ống trao đổi nhiệt
6. Vệ sinh sau khi tẩy rửa xong
7. Lắp lại các mặt bảo vệ vào và xiết chặt bu lông
8. Mở các van của dàn ngưng
9. Thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ
6.2. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đúng quy trình
6.3. Thao tác an toàn.
69
BÀI 15: BẢO TRÌ – BẢO BƯỠNG CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ
THỐNG
1. Bảo dưỡng bơm
1.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
- Bơm môi chất lạnh.
- Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về
nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng
cũng tương tự nhau.
1.2. Tháo, lắp tra dầu mở cho bơm
- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm
tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
- Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
- Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
- Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
- Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.
1.3. Sửa chữa thay thế bơm hỏng
Công việc sửa chữa như sau:
1. Kiểm tra tụ bơm bằng ohm kế, nếu hỏng thay mới (đối với động cơ 1 pha).
2. Kiểm tra điện trở bơm bằng ohm kế (nếu chạm, quấn lại hoặc thay mới).
3. Tháo đầu dây bơm, đánh dấu và ghi chú sổ tay các đầu dây.
4. Tháo giá đỡ bơm ở trong hệ thống.
5. Ráp bơm theo trình tự ngược với lúc tháo.
6. Chạy thử và kiểm tra bằng điện nguồn.
7. Đánh giá và kết luận về tình trạng: + Tiếng ồn.
+ Dòng chạy ổn định.
8. Nghiệm thu kết quả.
Nếu bơm hỏng không thể sửa chữa được thì bắt buộc phải thay thế bơm mới.
Công việc thay thế bơm mới như sau:
1. Đánh dấu vị trí và loại bơm cần lắp.
2. Kiểm tra vị trí, kích thước và hình dáng hình học của bệ máy
3. Vệ sinh và đánh dấu vị trí bơm lên bệ.
4. Lắp đặt bơm và bộ chống rung.
5. Kiểm tra và điều chỉnh vị trí bơm.
6. Vệ sinh và bao bọc bơm.
7. Đấu nối ống nước và điện
8. Kiểm tra và điều chỉnh công tác đấu nối.
9. Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp đặt.
70
1.4. Thao tác an toàn
Hình ảnh 1 số loại bơm trong hệ thống lạnh công nghiệp
Hình 55a: bơm môi chất (bơm dịch) Hình 55b: bơm nước
2. Bảo dưỡng quạt, máy khuấy
1.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các loại
vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
2.2. Tháo lắp, tra dầu mở cho quạt, máy khuấy
- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến
hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất.
2.3. Sửa chữa, thay thế quạt, máy khuấy hỏng
Công việc sửa chữa như sau:
1. Kiểm tra tụ quạt bằng ohm kế (nếu hỏng thay mới).
2. Kiểm tra điện trở quạt bằng ohm kế (nếu chạm, quấn lại hoặc thay mới).
3. Tháo đầu dây quạt, đánh dấu và ghi chú sổ tay các đầu dây.
4. Tháo giá đỡ quạt ở vỏ thùng.
5. Ráp quạt theo trình tự ngược với lúc tháo.
6. Chạy thử và kiểm tra bằng điện nguồn.
7. Đánh giá và kết luận về tình trạng: + Tiếng ồn.
+ Sức gió ổn định.
+ Dòng chạy ổn định
8. Nghiệm thu kết quả.
Nếu quạt hỏng không thể sửa chữa được thì bắt buộc phải thay thế quạt mới.
Công việc thay thế bơm mới như sau:
1. Xác định vị trí và loại quạt cần để lắp đặt.
2. Đánh dấu vị trí lắp quạt , kiểm tra vị trí ,kích thước và hình dáng của quạt
3. Vận chuyển quạt từ kho công trường đến vị trí lắp đặt bằng xe đẩy tay
4. Lắp ty treo và bộ chống rung.
5. Lắp đặt quạt theo chi tiết thể hiện trên bản vẽ thi công hay catalogue của nhà
sản xuất.
6. Kiểm tra và điều chỉnh vị trí quạt.
7. Vệ sinh và bao bọc quạt.
8. Công việc đấu nối ống gió và điện.
71
9. Kiểm tra và điều chỉnh công tác đấu nối.
10. Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp đặt
2.4. Thao tác an toàn
Hình ảnh 1 số loại quạt trong hệ thống lạnh công nghiệp
a/ quạt ly tâm b/ quạt hướng trục dạng chong chóng c/ quạt hướng trục dạng ống
Hình 56: các loại quạt
3. Bảo trì hệ thống bôi trơn máy nén
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt
động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công
suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy
thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
a. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần (kiểm tra & thay thế các
phụ tùng máy nén). Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.
b. Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
Các bước kiểm tra bao gồm:
Bước 1
- Kiểm tra thử kín và tình trạng của các van nén, van hút của máy nén.
Bước 2
- Kiểm tra các chi tiết bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị
hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi
và thay nhớt lạnh cho máy.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại
màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn
trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy
- Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng
bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi
tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải
thay thế cái mới.
Bước 3
- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
Bước 4
- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu
đĩa và bộ lọc tinh.
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử
72
dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu
cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt
cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để
làm sạch bộ lọc.
Bước 5
- Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.
Bước 6
- Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào
giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở
thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.
- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên
phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn
toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong
các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.
- Kiểm tra dự phòng (nếu máy đã sử dụng trên 1 năm) : Cứ sau 3 tháng phải mở
và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như : xilanh, piston, tay quay thanh
truyền, clắppe, nắpbít vv...
- Phá cặn áo nước làm mát (nếu có): Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn
nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25%
ngâm 8 ÷ 12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ÷ 15% và rửa lại bằng
nước sạch.
- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng (nếu là máy
nén kiểu hở). Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần.
3.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
3.2. Tháo lắp, tra dầu mỡ máy nén
Tháo và lắp được các loại máy nén trong hệ thống lạnh công nghiệp 1 cách
thành thạo, kiểm tra và xác định được chất lượng và số lượng của dầu bôi trơn
trong máy nén, kiểm tra các ổ bi xác định được tình trạng của chúng, kiểm tra tất
cả các hệ thống truyền động của máy.
3.3. Sửa chữa thay thế máy nén hỏng
Trường hợp máy nén củ đã hư hỏng mà không thể sửa chữa lại được thì bắt
buộc phải thay máy nén mới cho hệ thống tiếp tục hoạt động. Máy nén mới thay
vào cũng phải có cùng công suất, cùng kích cở và cùng các thông số kỹ thuật khác
với máy nén cũ.
Quy trình thay thế như sau:
1. Nhả các mối hàn của các đường hút, nén của máy với hệ thống
2. Tháo các bulong bắt máy nén cũ vào khung đỡ.
3. Chuyển máy nén cũ ra khỏi vị trí khung đỡ
4. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy nén mới
5. Lấy dấu
6. Chuyển máy nén vào khung đỡ
7. Kiểm tra độ song song và vuông góc, bắt chặt máy nén vào khung đỡ
73
8. Lắp đặt bộ truyền động và căn chỉnh
3.4. Thao tác an toàn
4. Bảo dưỡng clape
4.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí như: các loại vít, lục giác, kềm,
mỏ lếch
4.2. Bộ dụng cụ đo
Sử dụng thành thạo bộ dụng cụ dùng để đo độ cong vênh của các clape
4.3. Kiểm tra clape về: độ thẳng, không cong vênh, đậy kín, định vị tốt
Kiểm tra và xác định chính xác tình trạng của các lá clape để có hướng sửa
chữa hợp lý nhất.
4.4. Kiểm tra áp suất hút, nén
Kiểm tra áp suất hút nén của máy nén để xác định được các lá clape có còn
tốt hay không, sử dụng còn được hay không. Nếu công vênh, không kín thì thay
mới.
4.4. Thao tác an toàn
5. Bảo trì - bảo dưỡng hệ thống điện động lực
5.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
5.2. Tháo lắp, kiểm tra thiết bị
Giới thiệu 1 số tủ điện động lực
Hình 57: tủ điện động lực
Nắm và vẽ được sơ đồ của mạch điện, hiểu rỏ các khí cụ điện có trong mạch
về hình dáng, chức năng cũng như nguyên lý hoạt động. Tháo lắp được tất cả cả
khí cụ điện trên đúng kỹ thuật và chính xác.
5.3. Sửa chữa, thay thế thiết bị điện hỏng
Các khí cụ điện trong tủ điện của hệ thống lạnh công nghiệp thường xuyên
hoạt động liên tục, có thể trong môi trường có độ ẩm cao cho nên dể xảy ra chạm
chập và dể xảy ra tình trạng hư hỏng như: cháy tiếp điểm động lực, tiếp điểm động
lực tiếp xúc không tốt, có thể cháy cuộn dây công tắc tơ hoặc cháy các đầy dây
74
động lực do sinh nhiệt. do đó cần xác định được chính xác nguyên nhân hư hỏng
và khắc phục.
5.4. Thao tác an toàn
6. Bảo trì - bảo dưỡng hệ thống điện điều khiển
6.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
6.2. Tháo lắp, kiểm tra thiết bị
Hình 58: tủ điện điều khiển
Nắm và vẽ được sơ đồ của mạch điện, hiểu rỏ các khí cụ điện có trong mạch
về hình dáng, chức năng cũng như nguyên lý hoạt động. Tháo lắp được tất cả cả
khí cụ điện trên đúng kỹ thuật và chính xác.
6.3. Sửa chữa, thay thế thiết bị điện hỏng
Các khí cụ điện trong tủ điện của hệ thống lạnh công nghiệp thường xuyên hoạt
động liên tục, có thể trong môi trường có độ ẩm cao cho nên dể xảy ra chạm chập
và dể xảy ra tình trạng hư hỏng, do đó cần xác định được chính xác nguyên nhân
hư hỏng và khắc phục.
6.4. Thao tác an toàn
75
BÀI 16: SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN, KIỂM TRA XÁC ĐỊNH
NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG
1. Sử dụng thiết bị an toàn
1.1. Sử dụng dây an toàn
Công nhân làm việc trong các công ty, nhà máy có sử dụng các hệ thống lạnh công
nghiệp như: các công ty chế biến thủy sản, các công ty sản xuất biaĐôi khi cũng
làm việc ở độ cao cũng rất nguy hiểm cho tính mạng, nên bắt buộc phải sử dây an
toàn khi làm việc ở độ cao nguy hiểm. Thao tác phải dứt khoát, gọn gàng và tuyệt
đối an toàn khi sử dụng dây an toàn.
1.2. Sử dụng bộ hàn hơi ( xem trang 5 ÷ 6)
1.3. Sử dụng bộ hàn điện ( xem trang 7)
1.4. Sử dụng các đồng hồ đo kiểm: nhiệt độ, áp suất, điện
Sử dụng thành thạo các đồng hồ đo áp suất ,điện, nhiệt độ.
2. Kiểm tra, xác định hư hỏng trong hệ thống lạnh
2.1. Đọc sổ nhật ký, trao đổi với người vận hành hôm đó
Đọc sổ nhật ký ghi lại các thông số vận hành của máy của ngày hôm đó và
so sánh với thông số vận hành của các ngày trước đó xem các thông số có bị sai
lệch hay không. Mặt khác phải trao đổi trực tiếp với người vận hành hệ thống hôm
đó về tình hình hoạt động của hệ thống, xem có hiện tượng gì lạ hay không và
cùng nhau tìm ra nguyên nhân hư hỏng
2.2. Quan sát, xem xét toàn bộ hệ thống
Quan sát và xem xét tổng quát về hệ thống, hiểu rỏ nguyên lý hoạt động của
hệ thống, hiểu rỏ từng thiết bị về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc
2.3. Kiểm tra, xem xét các thiết bị có liên quan đến sự cố
Cần xác định được sự cố, nguyên nhân gây ra sự cố đó và tìm hiểu khoanh
vùng các thiết bị có thể có liên quan đến sự cố đó, để có kết luận 1 cách chính xác
về hiện tượng hư hỏng
2.4. Chọn lọc, ghi chép các thông tin quan trọng liên quan đến sự cố
2.5. Khẳng định nguyên nhân hư hỏng
Cuối cùng phải khẳng định được nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống và tìm
cách khắc phục.
76
BÀI 17: SỬA CHỮA CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG
LẠNH
1. Sửa chữa máy nén
Phụ tùng của máy nén hở
Hình 59: các chi tiết cấu tạo của máy nén hở
1.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
1.2. Tháo lắp, sửa chữa clapê, xécmăng
Tháo và lắp được tất cả các loại máy nén hệ thống lạnh công nghiệp như
máy nén hở, nửa kín, trục víthiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động
của tất cả các máy trên.
Hình 60a: clape hút và nén máy nén hở Hình 60b: bộ van nén (xả) máy nén lạnh
Hình 61: bộ clape hút và nén của máy nén nửa kín
1.3. Tháo lắp, sửa chữa được các van, mặt bích
77
Tháo và lắp được tất cả các loại van trong hệ thống lạnh, hiểu rỏ được cấu
tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của các loại van và mặt bích. Vị trí lắp đặt
của các loại van trong hệ thống, chiều lắp đặt của van.
a/ van an toàn b/ van 1 chiều c/ van cổng
Hình 62: các loại van
1.4.Tháo lắp biên, trục, ổ đỡ, bạc
Tháo, lắp được tất cả các chi tiết chính trong hệ thống máy nén lạnh kể cả
máy nén hở, nửa kín, trục vít
a/ Tay biên b/ trục khuỷu c/ ổ đỡ đầu trước d/ ổ đỡ cuối e/ lá bạc(xéc măng)
Hình 63:các bộ phận chính máy nén lạnh
Nhiệm vụ của xéc măng:
Xéc măng là các vòng đàn hồi bằng gang được lắp vào các rãnh trên piston.
Có hai loại xéc măng là xéc măng khí và xéc măng dầu. Trong quá trình động cơ
làm việc nó làm nhiệm vụ sau:
Hình 64: các lá bạc (xéc măng)
78
- Bao kín buồng đốt không cho khí thể lọt xuống cacte để khỏi ảnh hưởng đến
công suất và dầu bôi trơn khỏi bị phá hủy.
- Là chi tiết trung gian để truyền nhiệt từ piston ra thành xi lanh rồi ra nước
hoặc không khí làm mát cho động cơ.
- Đưa dầu nhờn cho thành xi lanh (xéc măng khí) và gạt dầu về (xéc măng
dầu) không cho dầu xục lên buồng đốt của động cơ.
Hình 65: xéc măng dầu
Điều kiện làm việc của xéc măng:
Xéc măng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt
- Chịu nhiệt độ cao
- Áp suất va đập lớn
- Ma sát mài mòn nhiều
- Chịu ăn mòn hóa học của khí cháy và dầu nhờn
Hình 66: đo khe hở xéc măng
79
Cách lắp xéc măng:
Nên dùng kìm chuyên dụng
Đặt miệng xéc măng liền nhau lệch nhau 1800
Đặt đúng chiều vào đúng xéc măng.
Bảo dưỡng xéc măng
* Phải lắp đúng chiều xéc măng nếu lắp ngược có thể tăng sự tiêu thụ dầu bôi
trơn.
* Hãy đẩy xéc măng khí từ bộ xéc măng mới xuống điểm chết dưới, sau đó đo
khoảng hở miệng xéc măng .
* Một số xéc măng có thể dũa bớt đi để đạt khe hở cần thiết.
* Nếu khe hở trong phạm vi cho phép (0,25-0,5mm), kiểm tra độ ăn khớp của
từng xéc măng khí trong rãnh piston tương ứng
* Hãy lăn xéc măng trong rãnh nếu cảm thấy chặt tay bạn cần làm sạch rãnh xéc
măng. Nếu cảm thấy quá lỏng thì cần kiểm tra khoảng hở giữa xéc măng & rãnh
Hình 67: Lắp đặt xéc măng dầu
* Không nên xoắn xéc măng khí do xéc măng tương đối giòn dễ gãy hoặc co thể
bị cong kẹt trong rãnh piston.
* Có thể định vị xéc măng sao cho khe hở phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất,
nói chung các khe hở xéc măng không thẳng hàng.
Lựa chọn xéc măng mới.
- Việc lựa chọn xéc măng mới tùy thuộc vào thành xilanh và chế độ gia công
lại thành xi lanh .
- Nếu thành xilanh chỉ mòn không đáng kể thì thì chỉ cần dùng các xéc măng
tiêu chuẩn phù hợp với độ mòn, độ côn, độ lệch cho phép của xilanh
- Nếu xilanh được gia công lại với đường kính lớn hơn thì đường kính đó sẽ
xác định kích cỡ xéc măng cần sử dụng.
- Nếu độ côn trong khoảng (0,13-0,23mm) bộ xéc măng tiêu chuẩn mới có thể
đáp ứng được yêu cầu, nếu độ côn vượt quá khoảng cho phép cần phải gia công lại
xilanh và chọn xéc măng tương ứng với đương kính xilanh sau khi gia công.
80
1.5. Lắp máy nén, nạp môi chất và thử kín.
Sau khi công việc sửa chữa đã hoàn thành thì việc tiếp theo là lắp lại toàn bộ
các chi tiết của máy cho hoàn chỉnh và chuẩn bị nạp môi chất vào cho hệ thống
hoạt động.
Công việc nạp môi chất như sau:
1. Thử kín hệ thống
2. Hút chân không hệ thống
3. Nạp môi chất vào hệ thống
4. Theo dõi dòng tải của máy nén và theo dõi lượng gas nạp
1.6. Chạy thử máy, kiểm tra thông số
Vận hành thử hệ thống, kiểm tra tất cả các thông số kỹ thuật của hệ thống
như: điện áp, dòng điện, tần số, áp suất hút, nén, áp suất dầu, nhiệt độ hút, nén.
Xem có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Nếu các thông số không nằm
trong giới hạn cho phép thì phải dừng hệ thống, tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục
rồi mới hoạt động lại
1.7. Thao tác an toàn
2. Sửa chữa bình ngưng tụ - bình bay hơi
2.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
2.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ rò rỉ, hư hỏng
Nói chung trong hệ thống lạnh bình ngưng tụ - bình bay hơi ít hư hỏng và ít
bị trục trặc nhất, thường thường là hay bị các sự cố như: lủng ống dẫn môi chất dẫn
đến hiện tượng rò rỉ môi chất, tích tụ dầu nhiều trong bình ngưng tụ - bình bay hơi
do đó phải xả dầu định kỳ cho các thiết bị này.
Công việc xả dầu cho bình ngưng tụ - bình bay hơi:
1. Chay rút gas hệ thống bảo đảm cho môi chất tập trung hết tại bình chứa cao
áp.
2. Tạo áp suất trong bình bay hơi khoảng từ 3 đến 6 kg/cm2 ( áp suất trong bình
bay hơi bắt buộc phải lớn hơn áp suất trong bình gom dầu)
3. Mở van xả cho dầu chảy về bình gom dầu cho đến khi nào hết dầu trong bình
ngưng tụ - bình bay hơi
4. Khóa van xả dầu lại.
Chú ý: nếu áp suất trong bình gom dầu tăng lên bằng áp suất của bình ngưng tụ
bình bay hơi thì phải xả về đường hút của máy nén
2.3. Kiểm tra, thử kín thiết bị
Trong trường hợp này thì chúng ta xử lý như sau:
1. Xác định chính xác và đánh dấu chổ xì
2. Khóa tất cả các van đến và đi ra khỏi bình ngưng tụ - bình bay hơi
3. Xả hết áp suất trong bình ngưng tụ - bình bay hơi
4. Dùng hàn điện hoặc bộ hàn hơi để hàn lại
5. Nén hơi vào bình ngưng tụ - bình bay hơi
6. Thử xì các mối hàn
7. Mở lại các van đến và đi ra khỏi bình ngưng tụ - bình bay hơi
2.4. Thao tác an toàn
81
3. Sửa chữa dàn ngưng tụ - dàn bay hơi
3.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
3.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ rò rỉ, hư hỏng
Nói chung trong hệ thống lạnh dàn ngưng tụ - dàn bay hơi ít hư hỏng và ít bị
trục trặc nhất, thường thường là hay bị các sự cố như: lủng ống dẫn môi chất dẫn
đến hiện tượng rò rỉ môi chất, tích tụ dầu nhiều trong dàn ngưng tụ - dàn bay hơi
do đó phải xả dầu định kỳ cho các thiết bị này ( công việc xả dầu cho thiết bị xen
trang 77)
3.3. Kiểm tra, thử kín thiết bị ( xem trang 77)
3.4. Thao tác an toàn
4. Thay phin lọc – van tiết lưu
4.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
4.2. Tháo lắp, kiểm tra phin lọc-van tiết lưu
Do hệ thống lạnh công nghiệp là những hệ thống lạnh lớn, có công suất lớn
và rất lớn nên các nhà sản xuất đã không sử dụng tiết lưu bằng ống mao mà thay
vào đó là tiết lưu bằng van, có thể là van tiết lưu tay cũng có thể là van tiết lưu tự
động tùy từng hệ thống mà nhà sản xuất sẽ thiết kế và lắp đặt cho hợp lý.
Van tiết lưu tay Van tiết lưu tự động
Hình 68: van tiết lưu
Công việc tháo lắp van tiết lưu như sau:
1. Khóa các van chặn 2 đầu van tiết lưu
2. Dùng cơ lê tháo các bu lông bắt van tiết lưu vào đường ống ( nếu van tiết lưu
nào không bắt các bu lông mà hàn thì phải dùng bộ hàn nhả ra)
3. Lấy van tiết lưu ra kiểm tra, vệ sinh
4. Sau khi vệ sinh xong lắp van tiết lưu vào và xiết các bu lông hoặc hàn lại
5. Thử xì các chổ đã làm
6. Tháo các van chặn ra
7. vệ sinh chổ làm việc
Trong hệ thống lạnh công nghiệp có nhiều loại phin lọc gas khác nhau về hình
dạng, cấu tạo cũng như cách lắp đặt và phương pháp tháo ra để vệ sinh. Nhưng
82
mục đích sử dụng thì hoàn toàn giống nhau, có phin lọc sử dụng cho môi chất NH3
có phin lọc sử dụng cho môi chất R22 . Công việc tháo lắp phin lọc hoàn toàn tương
tự như công việc tháo lắp van tiết lưu.
Bộ lọc Y Phin lọc danfoss DCL 163
Hình 69: các loại phin lọc
4.3. Kiểm tra, thử kín thiết bị
Sau khi tháo phin lọc-van tiết lưu ra kiểm tra sửa chữa và khi lắp vào hệ
thống thì phải thử kín các đầu răng đã tháo hoặc các mối hàn, thử kín bằng cách
mở các van đã khóa nâng áp suất ngay chổ mối hàn hoặc các đầu răng rồi dùng xà
phòng quét lên các vị trí đó kiểm tra xem có xì hay không, nếu xì thì xử lý lại còn
không xì thì thiến hành cho hoạt động
4.4. Thao tác an toàn
83
BÀI 18: SỬA CHỮA CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG
LẠNH
1. Sửa chữa bơm
1.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
1.2. Tháo lắp, sửa chữa được các van, mặt bích
Tháo và lắp được tất cả các loại van sử dụng cho bơm trong hệ thống lạnh,
hiểu rỏ được cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của các loại van và mặt
bích. Vị trí lắp đặt của các loại van sử dụng cho bơm trong hệ thống, chiều lắp đặt
của van.
1.3. Tháo lắp rôto, bạc đạn của bơm
Tháo và lắp được tất cả các chi tiết bên trong của bơm như tháo roto, bạc
đạn, bánh công tác và bộ phốt. Đánh giá được tình trạng của các chi tiết trên
Bạc đạn rotor và stato bộ phốt bánh công tác
Hình 70: các bộ phận chính của bơm
1.4. Chạy thử máy, kiểm tra thông số
Sau khi tháo, sửa chữa được tất cả các thiết bị và các chi tiết của bơm và đã
lắp lại hoàn chỉnh thì tiến hành chạy thử bơm và kiểm tra các thông số kỹ thuật của
bơm như: điện áp, dòng điện, tần số và các thông số quan trọng khác liên quan đến
hoạt động của bơm.
1.5. Thao tác an toàn
2. Sửa chữa tháp giải nhiệt
2.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
2.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ rò rỉ, hư hỏng
Tháo và lắp được tất cả các chi tiết trên tháp giải nhiệt, trong tháp giải nhiệt
có rất nhiều bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước nên dể xảy ra tình trạng hư hỏng
và rò rỉ chính vì lý do đó mà phải xác định được chổ rò rỉ của tháp và xác định
được hư hỏng của tháp từ đó có hướng khắc phục
84
Hình 71: Cấu tạo tháp giải nhiệt
Các nguyên nhân sự cố và phương pháp giải quyết
Nội dung sự cố: Tiếng ồn bất thường và chấn động
Nguyên nhân và phương pháp xử lý
Nguyên nhân Phương pháp xử lý
1. Bù lon bị lỏng
2. Cánh quạt va chạm vào ống
gió
3. Sự cố cốt mô tơ
4. Sự cố mô tơ
1. Siết chặt bù lon
2. Lắp lại cánh quạt và chỉnh lại độ nghiêng
quạt
3. Thay cốt mô tơ
4. Thay mới hoặc sửa chữa
Nội dung sự cố: Dòng điện quá tải
Nguyên nhân và phương pháp xử lý
Nguyên nhân Phương pháp xử lý
1. Điện áp thấp
2. Độ nghiêng cánh quạt không
phù hợp
3. Sự cố cốt mô tơ
4. Sự cố mô tơ
1. Kiểm tra điện nguồn và yêu cầu công ty điện
lực đến kiểm tra
2. Điều chỉnh lại độ nghiêng quạt
3. Thay cốt mô tơ
4. Thay mới hoặc sửa chữa
Nội dung sự cố: Nhiệt độ nước tuần hoàn tăng cao
Nguyên nhân và phương pháp xử lý
Nguyên nhân Phương pháp xử lý
1. Lưu lượng nước tuần hoàn không đủ
2. Lưu lượng nước trong chậu giải nhiệt
hao hụt, lưu lượng nước không đều.
3. Lưu lượng gió không đủ
1. Kiểm tra máy bơm, điều chỉnh lượng
nước
2. Vệ sinh chậu giải nhiệt nước và lỗ
giải nhiệt
3. Kiểm tra và điều chỉnh cánh quạt
Nội dung sự cố: Lưu lượng nước tuần hoàn bị giảm
Nguyên nhân và phương pháp xử lý
85
Nguyên nhân Phương pháp xử lý
1. Lưới lọc bị nghẹt
2. Chậu tháp mực nước bị giảm
3. Lưu lượng nước của máy bơm không đủ
1. Vệ sinh lưới lọc
2. Điều chỉnh tự động châm nước
3. Thay máy bơm phù hợp
Nội dung sự cố: Nước bay thất thoát
Nguyên nhân và phương pháp xử lý
Nguyên nhân Phương pháp xử lý
1. Lưu lượng nước tuần hoàn quá lớn
2. Lượng nước khuếch tán không đồng đều
3. Lượng gió quá lớn
1. Giảm lưu lượng nước tuần hoàn
2. Vệ sinh chậu tháp và lỗ giải nhiệt
3. Điều chỉnh độ nghiêng cánh quạt
cho phù hợp
2.3. Cân chỉnh mô tơ, cơ cấu truyền động
Ngoài các nguyên nhân gây ra sự cố như đã trình bày ở phần trên, người vận
hành cũng phải thường xuyên xem xét và kiểm tra tình hình hoạt động của tháp để
phát hiện các sự cố và xử lý kịp thời. Một điều quan trọng nửa là phải nắm vững
được phương pháp cân chỉnh mô tơ và các cánh quạt gió để có lưu lượng gió thích
hợp cho hệ thống.
2.4. Chạy tháp giải nhiệt
Các bước vận hành tháp giải nhiệt như sau:
1. Kiểm tra tổng quát tháp giải nhiệt như: lượng nước trong chậu tháp, bơm
nước giải nhiệt và quạt giải nhiệt, kiểm tra xen có vật gì gây trở ngại cho sự làm
việc bình thường của tháp giải nhiệt hay không.
2. Kiểm tra điện áp nguồn của tháp xem có nằm trong giới hạn cho phép hay
không.
3. Bật công tắc chạy quạt gió
4. Kiểm tra chiều quay của cánh quạt và lưu lượng gió
5. Bật công tắc bơm nước
6. Kiểm tra lưu lượng nước
2.5. Thao tác an toàn
3. Sửa chữa máy khuấy
3.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
3.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ hư hỏng
Tháo và lắp được hệ thống máy khuấy trong hệ thống lạnh. Sau khi tháo lắp
hoàn thành các yêu cầu sau đây phải đạt được.
+ Cánh quạt của máy khuấy phải quay tự do
+ Tất cả các mối nối điện phải được xiết chặt
+ Tất cả các mối hàn phải được làm sạch và sơn bảo vệ
+ Sử dụng các nút bít để bao bọc các mối nối (chỉ lấy ra khi đấu nối)
3.3. Cân chỉnh mô tơ
Cân chỉnh mô tơ đúng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm khi vận hành không bị
rung, cánh khuấy không bị đảo khi quay, phải lắp bộ chống rung dưới chân đế của
máy khuấy.
86
3.4. Thao tác an toàn
4. Sửa chữa động cơ
4.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
4.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ hư hỏng
Tháo và lắp được các động cơ của hệ thống lạnh đúng yêu cầu kỹ thuật và
phải kiểm tra phát hiện được chổ hư hỏng của động cơ ví dụ như kiểm tra chạm vỏ
của động cơ, kiểm tra các ổ bi và vô nhớt các ổ bi, kiểm tra các đầu cos và xiết chặt
các đầu cos.
a/ kiểm tra xiết các đầu cos b/ động cơ
Hình 72: động cơ máy nén
4.3. Cân chỉnh mô tơ
Kiểm tra cân chỉnh các chân đế của động cơ bảo đảm phải được thăng bằng
không bị chênh, lệch. Mô tơ và máy nén (máy nén hở) của hệ thống lạnh đa số
được truyền động bằng dây đai(dây curo), nên yếu tố rất quan trọng đó là cân
chỉnh bộ truyền động giữa mô tơ và máy nén ( cân chỉnh dây đai) phải đúng kỹ
thuật và tuyệt đối phải thẳng, độ chùn của dây đai phải hợp lý.
Cách kiểm tra và căngdây đai như sau:
Cách kiểm tra dây đai.
Trong quá trình vận hành lâu ngày dây đai sẽ xảy ra hiện tượng dãn dài
trong quá trình làm việc, vì vậy sẽ có hiện tượng dây đai bị trượt. Cho nên chúng ta
phải có công tác kiểm tra dây đai định kỳ và cách kiểm tra như sau:
- Kiểm tra dây đai sau số giờ vận hành nhất định cho phép
- Kiểm tra dây đai bị mòn và thay thế nếu cần thiết
- Dùng tay nhấn dây đai (vị trí nhấn giữa puly) hoặc sử dụng đồng hồ lực để đo
lực ấn (lực ấn còn tùy thuộc vào nhà sản xuất) và đo khoảng cách nếu vượt ra
ngoài khoảng cách cho phép ta tiến hành căng lại dây đai
Cách căng dây đai như sau:
- Nới hơi lỏng đai ốc trên đế mô tơ
- Điều chỉnh mô tơ ra hay vào đúng với khoảng cách đã đo nhờ vít điều chỉnh
- Xiết lại đai ốc
- Sau đó chạy máy nén khoảng 5 phút rồi dừng lại kiểm tra dây đai và điều chỉnh
lại nếu cần
87
- Để đảm bảo 2 pu ly nằm trên 1 đường thẳng sau khi căng đai, chúng ta dùng
thước hoặc thanh chuẩn hoặc cũng có thể dùng chỉ để kiểm tra
4.4. Thao tác an toàn
5. Sửa chữa các thiết bị bảo vệ
5.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
5.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ hư hỏng
Các thiết bị bảo vệ trong hệ thống lạnh gồm: Rơ le áp suất (cao, thấp, hút,
trung gian, dầu), đồng hồ áp suất, van an toàn, rơ le nhiệt, rơ le bảo vệ quá dòng, rơ
le nhiệt độ, bình tách dầu, bình tách lỏng..tháo và lắp được các thiết bị này, đánh
giá tình trạng hoạt động của thiết bị, kiểm tra, xác định được các hiện tượng hư
hỏng của thiết bị 1 cách chính xác nhất.
Các bước tháo thiết bị bảo vệ như sau:
1. Khóa các van chặn trước và sau thiết bị
2. Xả hết áp suất trong đường ống có lắp thiết bị
3. Dùng cơ lê vặn các rắc co để lấy thiết bị ra
4. Kiểm tra xác định chổ hư hỏng
5.3. Sửa chữa, lắp ráp vào hệ thống
Sửa chữa các hỏng hóc của thiết bị bảo vệ, nếu không thể sửa chữa được thì
có thể yêu cầu thay mới các thiết bị này để đảm bảo có độ chính xác cao khi hoạt
động. Chú ý khi lắp vào thì phải đúng vị trí, đúng chiều ra vào của môi chất và
công việc cuối cùng thử xì trước khi hoạt động
Công việc lắp thiết bị bảo vệ như sau:
1. Định vị vị trí chính xác của thiết bị
2. Dùng cơ lê vặn các rắc co xiết chặt thiết bị lại
3. Mở các van chặn trước và sau thiết bị
4. Thử xì các vị trí đã tháo lắp
5. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh
5.4. Chạy thử
Sau khi tháo ra kiểm tra chổ hư hỏng, sửa chữa các hư hỏng đó và lắp các
thiết bị vào rồi tiếp theo là thử xì ngay chổ tháo các thiết bị ra, giai đoạn tiếp theo
là chạy thử hệ thống và kiểm tra độ chính xác của các thiết bị đã lắp vào.
5.5. Thao tác an toàn
6. Sửa chữa các thiết bị điều chỉnh
6.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở
6.2. Tháo lắp, kiểm tra chổ hư hỏng
Tháo và lắp được tất cả các thiết bị điều chỉnh này, đánh giá tình trạng hoạt
động của thiết bị, kiểm tra, xác định được các hiện tượng hư hỏng của thiết bị 1
cách chính xác nhất.
Công việc tháo thiết bị điều chỉnh như sau:
1. Khóa các van chặn trước và sau thiết bị
2. Xả hết áp suất trong đường ống có lắp thiết bị
88
3. Dùng cơ lê vặn các rắc co để lấy thiết bị ra
4. Kiểm tra xác định chổ hư hỏng
6.3. Sửa chữa, lắp ráp vào hệ thống
Sửa chữa các hỏng hóc của thiết bị điều chỉnh, đây là các thiết bị rất quan
trọng trong hệ thống có tính quyết định đến năng suất và tình trạng làm việc ổn
định của hệ thống nên cần đòi hỏi người có trách nhiệm, am hiểu về thiết bị đảm
nhận, nếu không thể sửa chữa được thì có thể yêu cầu thay mới các thiết bị này để
đảm bảo có độ chính xác cao khi hoạt động. Chú ý khi lắp vào thì phải đúng vị trí,
đúng chiều ra vào của môi chất và công việc cuối cùng thử xì trước khi hoạt động
Công việc lắp thiết bị điều chỉnh như sau:
1. Định vị vị trí chính xác của thiết bị
2. Dùng cơ lê vặn các rắc co xiết chặt thiết bị lại
3. Mở các van chặn trước và sau thiết bị
4. Thử xì các vị trí đã tháo lắp
5. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh
6.4. Chạy thử
Sau khi tháo ra kiểm tra chổ hư hỏng, sửa chữa các hư hỏng đó và lắp các
thiết bị vào rồi tiếp theo là thử xì ngay chổ tháo các thiết bị ra, giai đoạn tiếp theo
là chạy thử hệ thống và kiểm tra độ chính xác của các thiết bị đã lắp vào.
6.5. Thao tác an toàn
89
BÀI 19: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN
1. Tắt nguồn tổng cáp vào máy
1.1. Tắt nguồn tổng cáp vào máy
Trước khi sủa chữa 1 tủ điện động lực hay 1 tủ điện điều khiển, sau khi đã
kiểm tra xác định được những hư hỏng của hệ thống thì điều trước tiên người thợ
sửa chữa cần làm đó là cúp CB tống cấp điện cho hệ thống đó( treo bảng có người
đang làm việc) rồi mới tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người
thợ điện.
1.2. Thao tác đúng quy trình kỹ thuật
Hệ thống điện trong hệ thống lạnh công nghiệp rất phức tạp do được tích
hợp rất nhiều chức năng của hệ thống vào trong tủ như: hệ thống khởi động động
cơ chuyển đổi sao tam giác, hệ thống báo sự cố, hệ thống giảm tải , hệ thống cấp
dịch tự động, hệ thống bảo vệ quá tải nói chung 1 tủ điện của hệ thống máy lạnh
công nghiệp rất phức tạp. Do đó đồi hỏi người thợ điện phải thực sự am hiểu và
thao tác phải đúng quy trình, đúng kỹ thuật thì mới hoàn thành công việc sửa chữa
một cách có hiệu quả tốt nhất.
2. Xác định hư hỏng trong hệ thống điện
2.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra
Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo như đồng hố VOM, thông thạo các thang
đo và các phép đo, am pe kìm, đo tần số, các loại dụng cụ kiểm tra hệ thống điện.
Sử dụng thành thạo các loại vít, kềm, cơ lê sử dụng để sửa chữa hệ thống điện..
2.2. Kiểm tra xác định hư hỏng trong hệ thống điện
Kiểm tra, xác định chính xác được tất cả các hư hỏng của các khí cụ điện
trong tủ điện của hệ thống điện như: Aptomat, contactor, ro le nhiệt, ro le thời gian,
ro le trung gian, hệ thống đường dây dẫn điện, vị trí tiếp xúc các tiếp điểm đấu điện
3. Sửa chữa, thay thế các thiết bị hỏng
3.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở,
bút thử điện
3.2. Sửa chữa thay thế các thiết bị hỏng
Sửa chữa, thay thế được tất cả các thiết bị hỏng hóc trong hệ thống điện
gờm: các loại khí cụ điện, các thiết bị bảo vệ, điều khiển, điều chỉnh và các thiết bị
điện... Nắm vững các quy trình tháo và lắp của tất cả các thiết bị trong hệ thống
lạnh công nghiệp, chẩn đoán được chính xác các hỏng hóc cũng như các sự cố
thường xảy ra trong hệ thống.
3.3. Thao tác an toàn
4. Làm sạch tiếp điểm, xiết chặt các mối nối cầu đấu
4.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra
Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo như đồng hố VOM, thông thạo các thang
đo và các phép đo, am pe kìm, đo tần số, các loại dụng cụ kiểm tra hệ thống điện.
Sử dụng thành thạo các loại vít, kềm, cơ lê sử dụng để sửa chữa hệ thống lạnh..
4.2. Làm sạch tiếp điểm, xiết chặt các mối nối, cầu đấu
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các tiếp điểm của các contactor, aptomat,
các loại ro le bằng cách tháo các khí cụ điện ra kiểm tra các mặt vít tiếp xúc điện,
90
nếu các mặt tiếp xúc không được tốt thì có thể dùng giây nhám vệ sinh lại cho sạch
đảm bảo khi hoạt động các mặt này phải tiếp xúc thật tốt. Kiểm tra các mối nối,
cầu đấu bắt vào các khí cụ điện cũng như bắt vào các động cơ, các mối nối và cầu
đấu này phải được xiết thật chắc chắn đảm bảo tiếp xúc tốt.
4.3. Thao tác an toàn
5. Lắp ráp hoàn trả hệ thống.
5.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, điện
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở,
bút thử điện
5.2. Lắp ráp đúng sơ đồ hệ thống điện
Sau khi tháo, chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa hoàn tất thì giai đoạn tiếp theo
là lắp ráp hoàn trả lại cho đúng theo sơ đồ đã có của hệ thống điện, đảm bảo sau
khi lắp ráp hoàn trả hệ thống điện phải hoạt động tốt và ổn định.
5.3. Thao tác an toàn
91
BÀI 20: SỬA CHỮA HỆ THỐNG NƯỚC - HỆ THỐNG DẪN GIÓ
1. Kiểm tra, xác định hư hỏng của hệ thống
1.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra
Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật được các dụng cụ kiểm tra các hệ thống
nước và hệ thống dẫn gió
1.2. Xác định được vị trí hư hỏng trên đường ống
Trong hệ thống lạnh công nghiệp có các loại đường ống dẫn nước sau:
+ Đường ống dẫn môi chất (gas)
+ Đường ống dẫn nước giải nhiệt dàn ngưng và máy nén
+ Đường ống dẫn nước lạnh sử dụng cho chế biến
+ Đường ống dẫn nước nóng sử dụng cho chế biến
+ Đường ống dẫn nước tải lạnh sử dụng cho điều hòa không khí
+ Đường ống dẫn nước xả băng
+ Đường ống dẫn nước thải
Xác định được các vị trí hư hỏng của các loại đường ống trên như bị rò rỉ, bị
mục nát
Các loại đường ống dẫn gió trong hệ thống lạnh công nghiệp đa số để sử
dụng cho mục đích điều hòa không khí và nhu cầu cung cấp gió tươi cho xưởng
sản xuất, các loại đường ống này chỉ kiểm tra lớp cách nhiệt xem có gây đọng
sương gây thất thoát nhiệt, kiểm tra về độ kín của các mối nối sau khi trát keo,
kiểm tra độ chắc chắn của các giá đỡ hệ thống đường ống.
2. Lập quy trình, tiến độ thay thế, sửa chữa.
2.1. Lập quy trình, tiến độ thay thế, sửa chữa.
Công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt:
+ Kỹ sư giám sát và công nhân phải chẩn bị đầy đủ các công việc được thực
hiện theo đúng phương pháp, tiêu chuẩn và bản vẽ thi công.
+ Ống được đo lường và gia công theo đúng chiều dài yêu cầu.
+ Lấy dấu vị trí các ống, phụ kiện như được thể hiên trên bản vẽ thi công.
+ Trước khi công việc lắp đặt được tiến hành, phải đảm bảo các ống phụ
kiện được vệ sinh sạch sẽ, ống không bị tắc nghẽn hay hư hại, móp méo.
+Ống sau khi lắp đặt hoàn thành sẽ được súc rửa bằng nước sạch trước khi
tiến hành công tác thử áp lực.
Trình tự thi công lắp đặt ống dẫn nước:
+ Xác thực vị trí ống được lắp theo đúng kích cở, vị trí và kích thước thể
hiện trên bảng vẽ thi công.
+ Đo lường, lấy dấu và cắt ống theo đúng chiều dài lắp đặt.
+ Lắp đặt các giá treo, đỡ ống với cách thức, phương pháp được chấp thuận
bởi quản lý dự án.
+ Kết nối ống và phụ kiện bằng các mối nối được phê duyệt bởi quản lý dự
án và tiêu chí kỹ thuật công trình.
+ Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi cho ống và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
+ Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
Lắp đặt ống gió:
Bố trí hợp lý, gọn. Cung cấp các cửa thăm cho các vị trí cần thiết để dể dàng
92
vận hành, bảo trì bảo dưỡng. Bố trí ống gió chạy song song nhau hoaëc song song
với kết cấu xây dựng của tòa nhà.
Không gian cung cấp không gian trống tối thiểu cho lớp cách nhiệt ống gió
như sau:
- 25 mm cho các ống gió gần kề.
- 25 mm cho các cạnh mặt bít với ống gió khác và với sàn nhà ...
- 50 mm cho ống gió và các máng cáp điện.
- 150 mm cho ống gió và mặt đất, bên dưới sàn treo.
2.2. Quy trình và tiến độ thực hiện hợp lý, khoa học.
Chú ý quy trình thực hiện phải hợp lý, khoa học
3. Sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng
3.1. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, máy hàn
Sử dụng thành thạo được các dụng cụ cơ khí và điện như: các loại cơ le, các
loại vít, lục giác, kềm, mỏ lếch, các loại đồng hồ đo điện áp, dòng điện, điện trở,
bút thử điện, các loại máy hàn điện, hàn hơi.
3.2. Sửa chữa, thay thế các thiết bị hỏng
Sửa chữa được tất cả các thiết bị có trên ống dẫn nước và ống dẫn gió như
các loại van chặn trên đường ống dẫn nước, dẫn gió các thiết bị điều chỉnh và điều
khiển như van 1 chiều, van chặn lửa, hợp điều chỉnh lưu lượng trên đường ống dẫn
gió, sự cố rò rỉ, mục nát trên đường ống dẫn nước và dẫn gió.
3.3. Thao tác an toàn
4. Chạy thử
4.1. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của hệ thống
4.2. Quan sát, nhận định đánh giá hệ thống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_he_thong_may_lanh_cong_nghiep_nghe_ky_thuat_may_l.pdf