Giáo trình Giáo dục thể chất - Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng

2.2. Ăng ten Ăng ten là thanh tròn nhỏ dẻo, đường kính 10 mm, dài 1,8 m làm bằng sợi thủy tinh hoặc chất liệu tương tự.

pdf85 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giáo dục thể chất - Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai nước Anh và sau đó được lan rộng ra nhiều nước khác. Năm 1896, tai đại hôi Olympic đầu tiên ở ATen (thủ dô Hy Lạp), nhảy cao là một trong 12 môn điền kinh được tổ chức thi đấu và kỷ lục đầu tiên thuộc về vận động viên E.Clac khi anh vượt qua 1m81 bằng kiểu nhảy tương tự như bước qua. Từ nhảy cao “bước qua”, “cắt kéo”, “nằm nghiêng’, “úp bụng”, “lưng qua xà” cùng với phưong phát huấn luyện hiện đại, đã giúp cho người nhảy ngày càng phát huy tốt hơn năng lực của mình, thành tích nhảy cao không ngừng được năng cao. Ngày 18/5/1912, Đ.Horin (Mỹ) là người đầu tiên vượt qua mức xà 2m bằng kiểu nhảy cao “nằm nghiêng” Ngày 13/7/1975 In.Xtêpanốp (Liên xô cũ) đã vượt qua mức xà 2m16, bằng kiểu nhảy “úp bụng” Từ năm 1960 – 1963, V.Brumen đã lập kỷ lục 2m28 Năm 1986 tại đại hội Olympic ở Mêhicô kỹ thuật nhảy cao kiểu “lưng qua xà” ra đời. Tuy kỹ thuật rất phức tạp, mới lạ nhưng ngày càng nhiều vận động viên thực hiện rất tốt, hiệu quả và coi đó là ‘kỹ thuật nhảy cao của các nhà vô địch” Năm 1988 – 1993, J.Xôtômayo (Cuba) đã liên tiếp lập kỷ lục với thành tích 2m45 44 Thành tích của nhảy cao nữ do E.Catheruood (Canada) lập năm 1928 1m59 Năm 1982 – 1987 vận động viên S.kostadinova (Bungari) lập thành tích lên 2m09 I. KỸ THUẬT NHẢY CAO Kỹ thuật nhảy cao là một quá trình liên tục nhưng để tiện cho việc học tập có thể chia kỹ thuật nhảy cao thành 4 giai đoạn sau: - Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy. - Giậm nhảy. - Trên không. - Rơi xuống đát. 1. Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy * Nhiệm vụ: Chạy đà là chạy ra tốc độ nằm ngang hợp lý và chuẩn bị có lợi cho giai đoạn giậm nhảy. - Xuất phát đà: Có thể chia làm hai cách: + Đứng tại chỗ chân trước, chân sau hoặc hai chân ngang nhau rồi bắt đầu chạy. Nếu tổng số bước chạy đà chẵn thì chân lăng thực hiện bước đà thứ nhất, nếu là bước chạy lẻ thì ngược lại. + Di chuyển 2 - 3 bước đi hoặc chạy chậm trước vạch xuất phát đà rồi bắt đầu chuyển sang chạy như kiểu xuất phát tại chỗ. - Cự ly đà của nhảy cao khoảng 7 – 11 bước (12 – 18m) - Góc độ chạy đà: Nhảy cao úp bụng chạy đà phía bên chân giậm nhảy, góc độ chạy lấy đà 300-350 so với xà ngang. Góc chạy đà càng nhỏ thì giậm nhảy càng gần xà, - Tốc độ chạy đà tăng lên một cách đều đặn cho tới bước cuối cùng, song phải chuẩn bị cho giậm nhảy bật lên cao nên tốc độ nằm ngang trong 45 chạy đà không tăng lên tối đa. Ở các vận động viên nam tốc độ trước giậm nhảy thường đạt (7 – 7,5m/giây, nữ 5,8 – 6,3m/giây). Tốc độ đà lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng thực hiện giậm nhảy của người nhảy. Tốc độ đà tăng dần nhưng bước chạy phải thoải mái, biên độ lớn. - Kỹ thuật chạy đà có thể chia thành 2 thời kỳ: + Thời kỳ một: Từ khi bắt đầu chạy đà cho tới trước 3 – 4 bước cuối cùng. Kỹ thuật chạy đà trong thời kỳ này bước chạy tăng tốc độ, độ dài các bước chạy tăng dần, tốc độ cũng được tăng nhịp nhàng. Bước chạy thoải mái, tích cực, thân trên hơi ngã về trước. + Thời kỳ hai: Thời kỳ này tiếp tục phát huy thời kỳ chạy và chuẩn bị tích cực cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao. Ở thời kỳ này nhịp điệu chạy các bước vô cùng quan trọng . Nhìn chung có 3 cách phân chia độ dài các bước cuối cùng: Cách thứ nhất: Trong 3 bước cuối, bước dài nhất là bước thứ nhất, bước thứ hai ngắn nhất, bước cuối cùng dài hơn một chút. Cách thứ hai: Bước dài nhất là bước thứ hai, bước ngắn nhất là bước cuối (ngắn hơn bước thứ hai 30 – 40cm), cách này tốc độ chạy tăng lên mạnh hơn cách thứ nhất. Cách thứ ba: Trong bốn bước cuối hình thành 2 lần nhịp điệu của cách thứ hai (213cm, 210cm, 245cm, 197cm) bước cuối cùng là bước ngắn nhất. Ở thời kỳ thứ hai này các bước chạy được thực hiện lăn nhanh từ gót chân đến cả bàn chân, mũi bàn chân, động tác đạp sau, đánh đùi rất tích cực, trọng tâm thân thể được hạ thấp dần đặc biệt thấp hơn ở bước sát bước cuối. 2. Giậm nhảy * Nhiệm vụ: Giậm nhảy nhằm chuyển tốc độ nằm ngang thành tốc độ thẳng đứng, đưa trọng tâm cơ thể lên cao với tốc độ bay lớn nhất và góc bay hợp lý. 46 - Vị trí giậm nhảy cách hình chiếu của xà ngang 70 – 90cm. Động tác giậm nhảy có thể chia làn 3 thời kỳ: + Thời kỳ thứ nhất: Đưa đặt chân giậm nhảy. Đây chính là quá trình thực hiện bước cuối cùng của chạy lấy đà với động tác đưa chân giậm vào vị trí giậm nhảy. Khi cơ thể chuyển động trên chân lăng về phía trước, chân giậm duỗi thẳng tiếp đát bằng gót chân, thân trên ngả về sau, gần như tạo với chân giậm thành đường thẳng. Chân đá lăng co ở gối, cẳng chân gần song song với mặt đất. Hai tay co tự nhiên, cùng đưa ra sau và chuẩn bị đánh về trước lên trên khi giậm nhảy. + Thời kỳ “hoãn xung”: Từ tư thế duỗi thẳng khi đặt chân giậm, cơ thể vẫn tiếp tục di chuyển về trước, khớp gối chân giậm nhanh chóng co lại để giảm chấn động đồng thời làm căng các nhóm cơ để chuẩn bị tốt cho giậm nhảy. + Thời kỳ thứ ba: Giậm nhảy. Động tác giậm nhảy được thực hiện nhờ hoạt động duỗi thẳng các khớp cổ chân, gối, hông tạo ra lực giậm nhảy đưa thân thể lên trên về trước. Kết thúc giậm nhảy chân giậm nhảy duỗi thẳng với thân trên và tạo với mặt đất một góc 90 0 – 930. Ngay sau khi chân giậm nhảy chạm đất, chân đá lăng dùng sức đùi đưa đầu gối về trước lên trên..Khi chân lăng vượt qua chân giậm, cẳng chân duỗi thẳng, mũi chân hướng lên trên để tiếp tục đá lăng về trước. Hai tay đánh lên trên về trước. Khi hai tay cao ngang vai thì dừng đột ngột, hai tay co ở khuỷu. Vai bên chân lăng được nâng lên cao hơn vai bên kia. Thân người hơi ngã về phía chân giậm nhảy. Kết thúc giậm nhảy, cơ thể bay trên không. Lúc đầu thân trên giữ thẳng và hướng theo hướng chạy đà, sau đó dần chuyển sang tư thế nằm ngang xà, tiếp đó cần thực hiện các động tác xoay chuyển trên không và qua xà. 3. Giai đoạn trên không 47 Kết thúc giậm nhảy cơ thể chuyển vào giai đoạn bay trên không. Lúc này vận động viện phải cố gắng phối hợp di chuyển các bộ phận cơ thể khác nhau, xoay chuyển quanh 3 trục như hình 8. Hình 8 Trong khi đó chân lăng vẫn tiếp tục chuyển động lên trên, sau đó ép vào trong. Lúc này vận đọng viên vẫn tiếp tục tăng thêm tốc độ xoay chuyển thân quanh trục dọc, bằng cách chân lăng duỗi dọc theo xà hơi xoay xuống dưới, hông cùng bên được duỗi gần thẳng với thân, còn chân giậm nhảy, cẳng chân gập lại đồng thời hông cũng hơi co, gối xoay xuống dưới, tay bên chân lăng duỗi dọc theo chân, tay kia hơi co lại ép trước ngực (hình 9). 48 Hình 9 Từ tư thế “úp bụng” trên xà vận động viên tăng tốc độ xoay chuyển quanh trục, chân lăng tiếp tục xoay vào trong và hạ xuống dưới bên kia xà, đồng thời hạ tay cùng bên, đầu và vai xuống dưới. Tiếp theo xoay nhanh đầu gối và bàn chân giậm ra ngoài, duỗi thẳng và rời khỏi xà. Khi thân trên đã cao hơn xà thì cùng với tay bên chân lăng chủ động chúi xuống dưới bên kia xà. Khi chân lăng cao hơn xà lập tức xoay mũi chân xuống dưới. Nhờ có thân trên và chân lăng cao và qua xà thuận lợi hơn. 4. Rơi xuống đất Nhiệm vụ của giai đoạn này là giảm nhẹ sự chấn động, tránh chấn thương cho cơ thể, đồng thời cũng là kết thúc toàn bộ quá trình chuyển động của lần nhảy. Thông thường việc thực hiện tốt kỹ thuật ở giai đoạn này ngoài tác dụng đảm bảo an toàn còn có tác dụng tiết kiệm sức lực để tập luyện. Lúc này bàn tay bên chân lăng và bàn chân của chân lăng chạm cát trước và hơi dùng sức để hoãn xung, giúp cho lườn và hông bên chân lăng chạm cát từ từ. II. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC – NGUYÊN NHÂN - CÁCH SỬA. 1. Giai đoạn chạy đà. 49 a. Chạy đà không chính xác * Nguyên nhân: - Tư thế bắt đầu chạy đà không chính xác, không ổn định. - Nhịp điệu chạy đà không tốt, không ổn định đặc biệt là các bước cuối cùng. * Cách sửa: - Củng cố lại nhận thức, nêu rõ yêu cầu cần đạt tới - Thực hiện đúng, ổn định tư thế bắt đầu chạy đà - Thực hiện các bước chạy nhịp nhàng, giữ ổn định. b. Tốc độ đà không hợp lý dẫn đến giậm nhảy không tốt * Nguyên nhân: - Tốc độ chạy đà nhanh không phù hợp với khả năng giậm nhảy - Các bước cuối cùng chuẩn bị không tốt dẫn tới giậm nhảy quá chậm hoặc quá nhanh. * Cách sửa: - Củng cố kỹ năng thực hiện bước đưa đặt chân giậm hạ thấp trọng tâm, tao ra độ ngả thân người hợp lý. - Tăng cường phối hợp bước cuối cùng hoặc 3-4 bước cuối cùng với giậm nhảy đá lăng. 2. Giai đoạn giậm nhảy a. Giậm nhảy không hết * Nguyên nhân: - Nắm hiểu sai thiếu về khái niệm kỹ thuật. - Cơ chân yếu, giậm nhảy chậm, độ hoãn xung không hợp lý. - 4 bước đà cuối đặc biệt bước cuối cùng không hợp lý. * Cách sửa: - Cũng cố kíến thức cho đầy đủ, chính xác. 50 - Tập lại nhịp điệu các bước cuối cùng cho phù hợp - Tập chuyển tiếp từ đưa đặt – hoãn xung - giậm nhảy nhịp nhàng hợp lý - Tập nâng cao sức mạnh cơ chân - Tập phản xạ giậm nhảy nhanh. - Tập chạy đà 3 bước giậm nhảy qua xà thấp, giữ thẳng chân giậm b. Giậm nhảy bị lao vào xà * Nguyên nhân: - Các bước cuối cùng không hạ thấp được trọng tâm, do đưa đặt chân giậm không đúng. - Giậm nhảy thân gập về trước quá nhiều, chân đá lăng không năng được lên cao mà hướng ra trước. * Cách sửa: - Tập bổ trợ chạy thấp trọng tâm. - Tập nhịp điệu các bước cuối đặc biệt bước đưa đặt chân giậm - Tập giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chuẩn, chạm đầu vào vật chuẩn cao, đánh tay, vươn người, xốc vai. 3. Giai đoạn trên không a. Đá lăng không đúng hướng, động tác xoay, ép chân lăng và vai cùng bên với chân lăng chậm, thiếu tích cực, chân giậm thu không hợp lý, động tác mở hông và duỗi chân giậm khi qua xà không kịp thơi. * Nguyên nhân: - Nhận thức về kỹ thuật trên không chưa đúng, chưa đầy đủ - Giậm nhảy đá lăng chưa tốt * Cách sửa: - Củng cố kiến thức kỹ thuật, nêu rõ yêu cầu, quy định thực hiện. - Năng cao kỹ năng, hiệu quả giậm nhảy. - Tập bổ trợ kỹ thuật trên không với tốc độ chậm ngoài xà 51 - Tập với xà thấp đặt chết sau nâng dần độ cao. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 1: Hãy trình bày các giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao kiểu “úp bụng” Câu 2. Tập bật hố cát 6 lần mỗi lần 150 cái, tập chạy leo gốc với cự ly ngắn khoảng 40-60m BÀI 7: KỸ THUẬT ĐẨY TẠ Kỹ thuật đẩy tạ là một hoạt động không có chu kỳ. Quả tạ là một dụng cụ bằng kim loại có dạng hình cầu.Tạ có nhiều loại 3, 4, 5, 6, và 7,257 kg để tuỳ theo lứa tuổi giới tính mà sử dụng cho thích hợp. 52 Vòng đẩy tạ tiêu chuẩn là một hình tròn có đường kính 2,135m và có một bục gỗ hình vòng cung chắn phía trước. Đẩy tạ được thực hiện bằng một tay. Kết thúc đẩy tạ, vậ động viên phải đứng trong vòng ném Độ xa của lần đẩy tạ được đo từ mép trong của vòng cung bục chắn đến vết tạ rơi gần nhất trên đất. Thành tích đẩy tạ phụ thuộc vào gốc đọ bay ra và tốc độ bay ban đầu của tạ. Trong điều kiện không có sức cản của môi trường, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của vật thể ném được tính bằng công thức. S = g SinV 220 Trong đó: S là độ bay xa Vo là tốc độ bay ban đầu (g = 9,8 m/s 2 )  là góc độ bay g là gia tốc rơi tự do. Từ công thức trên ta thấy độ bay xa của đường tạ bay tỷ lệ thuận với tốc độ tạ rời tay và góc độ bay, tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do. Gia tốc rơi tự do luôn là một hằng số (9,8m/s2) nên độ lớn V0 và sin2 có ảnh hưởng quyết định đến độ xa lần ném. 53 Trong đẩy tạ tốc độ bay ban đầu là kết quả của trượt đà và ra sức cuối cùng tạo ra. Muốn có thành tích tốt vận động viên phải biết phối hợp nhanh trượt đà và ra sức cuối cùng, tận dụng tối đa sức đạp chân trụ để đẩy tạ ra xa nhất. I. KỸ THUẬT ĐẨY TẠ Đây là một hoạt động hoàn chỉnh được thực hiện liên tục trong một thời gian ngắn 0,8 giây. Song để tiện cho việc học tập có thể chia kỹ thuật đẩy tạ thành 4 giai đoạn. 1. Giai đoạn chuẩn bị * Nhiệm vụ: Tập trung chú ý, xác định phương hướng và chuẩn bị tư thế tốt cho giai đoạn trượt đà. - Cách cầm tạ: Cầm tạ bằng tay khoẻ. Tạ được đặt trên các ngón tay duỗi của bàn tay khoẻ. Tạ được đặt chủ yếu trên 3 ngón tay, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, còn ngón út và ngón cái giữ ở hai cạnh bên để tạ khỏi bị xê dịch trong quá trình trượt đà. - Vị trí đặt tạ: Ở vai hướng ném tạ được giữ ở bên cổ, còn ở kiểu lung hướng ném tạ được đặt sát dưới cằm, khuỷa tay tách khỏi thân trên (hình 10) Hình 10 54 - Tư thế chuẩn bị: Người đẩy đứng sát phía sau vòng tròn đảy, đứng thoái mái, không gò bó căng thẳng, chân lăng hầu như không phải chống đỡ trong lượng cơ thể. - Vai hướng ném: Người đứng thẳng vai bên chân lăng hướng về phía đẩy tạ, trọng tâm cơ thể dồn về chân trụ, mũi chân lăng chạm đất. Tay có tạ đặt sát vào cổ, tay không có tạ giơ lên cao thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn nghiêng. - Với lưng hướng ném: Người đứng quay lưng về phía hướng ném, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trụ. Chân lăng ở phía sau, mũi chân chạm đất. Tay có tạ sát dưới cằm, tay không có tạ đưa ra trước thả lỏng tự nhiên. 2. Giai đoạn trượt đà * Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ nằm ngang lớn nhất, chuẩn bị tốt cho giai đoạn ra sức cuối cùng. * Yêu cầu: Trượt đà đúng hướng, phối hợp hai chân nhịp nhàng với biên độ lớn để tăng tốc độ và chuyển đúng vào tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng. - Lăng chân chuẩn bị: Ở kiểu vai hướng ném, chân lăng đá sang ngang đồng thời chân trụ kiễng gót để năng trọng tâm lên cao. Trọng tâm lúc này dồn sang chân trụ. Tiếp đó chân lăng được hạ xuống và thu về còn chân trụ thì trùng gối xuống để chuẩn bị trượt đà. - Ở kiểu lưng hướng ném: Khi chân lăng chuẩn bị vận động viên kiễng gót chân trụ, dồn trọng tâm lên chân này đồng thời đưa chân lăng lên cao ra sau về phía hướng đẩy. Tiếp đó cùng với việc gập thân trên về trước, chân lăng được hạ xuống và thu về còn chân trụ thì trùng gối xuống để chuẩn bị trượt đà. Mức trùng gối nhiều hơn so với kiểu vai hướng ném. 55 - Trượt đà: Sau khi chân lăng chuẩn bị, chân trụ đã trùng gối ở góc độ hợp lý thì không dừng lại mà lập tực phối hợp với chân lăng đạp mạnh để tăng tốc độ đưa người và tạ về phía hướng đẩy. - Trong kiểu vai hướng ném, chân lăng chủ yếu lăng đùi không kéo hông sang ngang, chân trụ sau khi đạp hết cần nhanh chóng thu lại, bàn chân khi thu đi là sát mặt đất. Trong trượt đà, thân trên, vai, tay cần giữ ở tư thế nhất định. Kết thúc trượt đà cơ thể chuyển vào tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng. Trong kiểu lưng hướng ném, chân lăng thực hiện động tác lăng chân ra sau về phía hướng đẩy, chân tru đạp mạnh duỗi thẳng tới gót và trượt đà. Khi chân lăng ra sau góc giữa hai đùi đạt cực đại. Khi thực hiện động tác trượt, cẳng chân nhanh chóng bị kéo căng. Việc năng đùi không nhiều lúc kết thúc động tác đạp của chân tao điều kiện cho việc gấp cẳng chân nhanh hơn và tập trung sức lực tốt để bắt đầu ra sức cuối cùng. Chân trụ khi trượt đà tiếp đất ở phần mũi chân, bàn chân giữ nguyên hướng ban đầu bay hơi được xoay vào phía trong. Bàn chân xoay nhiều về trong, đặc biệt là những vận động viên có độ dẻo kém là không có lợi vì thường gây ra xoay thân quá sớm, làm ảnh hưởng tới hiệu quả ra sức cuối cùng. - Tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng Sau khi trượt đà, cơ thể người đẩy được chuyển vào tư thế trung gian để có thể tác động lực có lợi vào tạ trên đoạn đường dài nhất trong lúc ra sức cuối cùng. Đó là tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng, tư thế này có đặc điểm là độ ngả tối ưu của thân trên về hướng ngược chiều với hướng đẩy và trọng lượng cơ thể được dồn vào trên chân trụ. Chân lăng hầu như duỗi thẳng, khi tiếp đất đặt mũi chân cách bục giới hạn né khoảng ½ bàn chân về bên trái đường kính vòng đẩy, trục bàn chân tạo với hướng đẩy một góc nhọn. Chân trụ lúc chạm đất, mũi chân hơi xoay vào trong để tạo điều kiện cho người ném đạp chân, đẩy hông khi thực hiện 56 ra sức cuối cùng. Lúc này mũi chân lăng và gót chân trụ tạo thành một đường thẳng gần như trung với đường trung tâm hướng đẩy. 3. Giai đoạn ra sức cuối cùng * Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc bay ra của tạ hợp lý. * Yêu cầu chung: Sử dụng được tốc độ trong tạo đà và phát huy sự nỗ lực của cơ bắp toàn thân để tác dụng lực vào tạ trên quãng đường dài nhất. Khi thực hiện giai đoạn cuối cùng cần bắt đầu ra sức cuối cùng đúng lúc để truyền lực cho tạ trên quãng đường dài nhất. Muốn vậy, cần hạ nhanh chân lăng xuống đất vì ra sức cuối cùng tích cực chỉ có thể thực hiện trong tư thế hai điểm chống. Việc tác động tích cực vào tạ cần diễn ra trên quãng đường dài nhất có thể dưới góc độ tối ưu và có sử dụng bản chất đàn hồi của cơ khi đẩy. Đẩy tạ phải là sự kế tiếp liên tục từ trượt đà. Khi chân lăng chạm đất, chân trụ thực hiện động tác đạp mạnh để đẩy hông lên trên – ra trước, gót xoay ra ngoài. Động tác này tạo ra tư thế vặn thân làm căng các nhóm cơ lớn để sau đó sử dụng tính đàn hồi của chúng vào hoạt động. Tiếp đó vận động viên nhanh chóng xoay đai vai, duỗi tay đẩy tạ đi dưới một góc cần thiết (khoảng 38 – 400). Sau khi chạm đất chân lăng lúc đầu được gấp lại, sau đó khi trọng tâm cơ thể chuyển qua điểm tựa của nó thì lại duỗi mạnh để vươn người lên cao khi đẩy tạ đi (hình 11) 57 Hình 11 Vào thời điểm đẩy tạ bay ra, tay đẩy và chân lăng hầu như ở trên một mặt phẳng thẳng đứng trùng với phương đẩy. Vai bên cầm tạ lúc kết thúc ra sức cuối cùng thường cao hơn và trước khi tạ rời tay thì cần dùng sức bàn tay và các ngón tay miết vào tạ để tạo thêm gia tốc cho nó bay được xa hơn. Động tác của tay bên không cầm tạ cũng có tầm quan trọng. Tuy không trực tiếp đẩy tạ nhưng khi bắt đầu đạp chân đẩy hông thì tay trái tích cực đưa sang ngang ra sau để tạo ra sự căng cơ cần thiết đưa cơ thể vào tư thế kéo căng như hình cánh cung lúc ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng cơ thể. 4. Giai đoạn giữ thăng bằng Đây là giai đoạn không có ý nghĩa đối với việc nâng cao thành tích song nó có tầm quan trọng là bảo vệ thành tích đã đạt được. * Nhiệm vụ: Khắc phục quán tính ra trước để tránh phạm quy và xảy ra chấn thương Sau khi tạ rời tay cần nhanh chóng thực hiện nhảy đổi chân, hạ thấp trọng tâm, hóp bụng, 2 tay đưa ngang, bụng hóp để giữ thăng bằng, tránh phạm quy. * So sánh đẩy tạ vai hướng ném và đẩy tạ lưng hướng ném 58 - Đẩy tạ lưng hướng ném tiên tiến hơn vì: + Giai đoạn lăng chân chuẩn bị hạ thấp được trọng tâm hơn nên kéo dài được biên độ hoạt động, phát huy được tốc độ trượt đà. + Phương hướng trượt đà phù hợp với cấu trúc giải phẫu cơ thể nên tận dụng được tốt sức mạnh các cơ lớn của đùi. + Ở tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng, vai bên chân lăng ép nhiều hơn, trọng tâm thấp hơn nên kéo dài được đoạn đường tác dụng vào dụng cụ. II. MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC – NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC 1. Cầm tạ quá sâu vào lòng bàn tay nên không tận dụng được sức mạnh của cổ tay và các ngón tay. * Nguyên nhân: - Khái niệm kỹ thuật chưa tốt - Tiếp xúc các ngón tay và tạ chưa chuẩn - Ngón tay cầm tạ yếu * Cách sửa: - Xây dựng lại khái niệm kỹ thụât - Tập các động tác bổ trợ miết ngón tay vào tạ (tạ nhẹ) - Tập các động tác bổ trợ tăng sức mạnh các ngón tay 2. Vị trí đặt tạ không đúng. Tạ vai đặt xa vai. Tạ lưng tiếp xúc không đúng 3 điểm chạm. * Nguyên nhân: - Khái niệm kỹ thuật chưa tốt - Cổ chưa tỳ vào tạ - Không nâng khuỷu tay đỡ tạ * Cách sửa: - Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật - Tập đặt tạ khi có bạn cùng tập kiểm tra 59 3. Trượt đà không đúng hướng * Nguyên nhân: - Khái niệm kỹ thuật chưa tốt - Cơ đùi yếu * Cách sửa: - Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật - Tập lăng chân nhiều lần theo hướng quy định 4. Trượt đà phối hợp không tốt * Nguyên nhân: - Chân lăng không tích cực lăng đùi để kéo hông - Chân trụ sau khi đạp ra sau không tích cực thu chân nhanh về tư thế chuẩn bị - Phối hợp hai chân không nhịp nhàng * Cách sửa: - Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật - Tập lăng chân chuẩn bị - Tập lăng chân lần 2 kết hợp đạp chân trụ - Tập trượt đà với dây cao su. Tập trượt đà lên và xuống dốc 5. Trượt đà không trở về tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng * Nguyên nhân: - Không tích cực thu chân, khoảng cách 2 chân xa nhau - Trọng tâm không hạ thấp, gối chân trụ không ép vào trong * Cách sửa - Xây dựng lại kỹ thuật - Tập thu chân trụ và động tác lăng chân - Tập đạp thu chân trụ trên đường thẳng nhiều lần 6. Ra sức cuối cùng không đẩy được hông 60 * Nguyên nhân - Tuần tự phối hợp dùng sức chưa đúng - Thân trên bị nghiêng sang trái hay về trước - Không lật hông xoay thân * Cách sửa - Xây dựng lại khái niệm - Tập ra sức cuối cùng có ngưới giúp đỡ đẩy hông - Tập bước cuối cùng với dây cao su 7. Góc độ ra tay quá thấp * Nguyên nhân - Không được đạp sau - Không vươn được người lên cao * Cách sửa: - Tập đạp chân xoay vai - Tập đẩy tạ qua vật chuẩn ở phía trước 8. Ra sức cuối cùng không hất được ngực và mít tay vào tạ * Nguyên nhân: - Khái niệm kỹ thuật chưa tốt - Phối hợp dùng sức thân trên và tay chưa tốt * Cách sửa: - Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật - Tập mô phỏng tại chỗ với bóng - Tập ra sức cuối cùng khi có người giúp đỡ thực hiện hất ngực - Tập đẩy tạ qua vật chuẩn đặt cao 9. Đổi chân quá sớm trước khi ra tạ * Nguyên nhân: - Chưa nắm chắc kỹ thuật 61 - Sợ phạm quy * Cách sửa: - Xây dựng lai khái niệm - Tập ra sức cuối cùng không có tạ kết hợp giữ thăng bằng - Tập ra sức cuối cùng với tạ nhẹ kết hợp nhảy đổi chân giữ thăng bằng BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu1: Phân tích 4 giai đoạn của kỹ thuật đẩy tạ? Trong đó giai đoạn nào là quan trọng nhất? Câu2: Tập kéo xà đơn 5 lần tăng theo thứ tự từ 10-35 Tập hít đất 3 lần mỗi lần 20 cái BÀI 8: PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC I. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG Chấn thương trong thể dục thể thao là những tổn thương do các lực bên ngoài tác động vào cơ thể khi tập luyện Chấn thương có thể chia ra thành nhiều loại: + Loại nhẹ (xây xát ngoài da) . + Loại trung bình (bong gân, sai khớp) 62 + Loại nặng (gãy chân, gãy tay) thậm chí có thể nguy đến tính mạng cơ thể. Khi xảy ra chấn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến người tập gây dán đoạn học tâp, gây ốm yếu, tàn tật, gây tâm lý sợ hãi, thiếu mạnh dan, trong tập luyện Cho nên phòng ngừa chấn thương là một công tác không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao. II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẤN THƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 1. Những nguyên nhân gây ra chấn thương - Công tác lên lớp không chu dáo, giáo viên thiếu tính chỉ đạo tổ chức kỷ luật không tốt, tập luyện không nghiêm túc, phương pháp giảng dạy không phù hợp - Công tác bảo hiểm giúp đỡ không chu đáo, không có người bảo hiểm giúp đỡ - Người bảo hiểm không nắm vững kỹ thuật động tác, không biết khâu nào của kỹ thuật động tác thường xuyên dẫn đến nguy hiểm - Vị trí đứng bảo hiểm không thích hợp, khó di chuyển. - Người bảo hiểm thiếu tập trung, chú ý theo dõi người tập - Người tập thiếu tự tin, không biết cách tự bảo hiểm - Công tác quản lý, kiểm tra dụng cụ sân bãi không tốt - Không chấp hành chế độ bảo quản, kiểm tra chất lượng, dụng cụ tập luyện, dụng cụ để quá gần nhau - Trang bị dụng cụ tập luyện cá nhân không đúng quy cách, quần áo quá rộng hoặc hẹp - Không có gang tay, dụng cụ bảo vệ - Mang trong người những vật cứng nhọn - Trước khi tập luyện không khởi động hoặc khởi động không đủ. 63 - Công tác kiểm tra theo dõi không tốt. 2. Những biện pháp phòng ngừa chấn thương Muốn phòng ngừa chấn thương phải nắm vững các nguyên nhân gây ra chấn thương. * Với người dạy. - Phải luôn giữ vai trò chỉ đạo ở trên lớp, duy trì chặt chẽ kỷ luật học tập - Sử dụng thành thạo các dụng cụ bảo hiểm. - Có khả năng phát hiện sớm, dự đoán trước những khả năng dẫn đến chấn thương. - Thường xuyên bồi dưỡng năng lực bảo hiểm, tự bảo hiểm, giúp đỡ cho học sinh, đôn đốc kiểm tra dụng cụ sân bãi trước khi tập luyện. * Vớí người học: - Nâng cao ý thức tổ chức kỹ luật trong tập luyện - Không tự tập những động tác chưa nắm vững kỷ thuật - Chuẩn bị dụng cụ chu đáo, trang bị cá nhân gọn ngàng, hợp quy định - Khởi động đầy đủ - Không tập luyện qúa mệt mỏi - Dũng cảm, tự tin , biết tự bảo hiểm tốt. BÀI 9: ĐỘI HÌNH - ĐỘI NGŨ I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẬP LUYỆN ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ. 1. Khái niệm: Đội hình, đội ngũ là một trong những nội dung tập luyện thể dục thường được sử dụng trong quân sự, thể dục thể thao. 64 - Đội hình: Cũng chỉ sắp xếp tương quan giữa từng người, từng tổ hay từng đơn vị trong tập thể nhưng có sự di chuyển, biến hóa, dàn hàng tạo hình. - Đội ngũ: Là sự sắp xếp tương quan giữa người này với người khác, tổ nnày với tổ khác, hay đơn vị này với đơn vị khác trong tập thể. - Mối quan hệ giữa đội hình và đội ngũ; Chúng có mối quan hệ chặt chẽ trong đội ngũ có nhân tố của đội hình và ngược lại. Nhưng không có đội ngũ thì không có đội hình. Đội ngũ là hình thức tâp luyện đôi hình. Đôi hình có nhiều hình thức tập luyện biến hoá muôn hình muôn vẻ. 2. Ý nghĩa của tập luyện đội hình đội ngũ - Nhằm rèn luyện ý thức tập thể, tính đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật - Tạo tư thế đúng, đẹp, tác phong nhanh nhẹ, hoạt bát.\ - Giúp cho việc tổ chức học tập , luyện tập các môn thể thao, tổ chức bồi dưỡng kỹ chiến thuật II. DANH TỪ CHUYÊN MÔN THƯỜNG DÙNG TRONG TẬP LUYỆN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - Hàng ngang: Đường thẳng nối trục phải trái của người này với người khác, đơn vị này với đơn vị khác.Giữa hai người cách nhau một nắm tay giữa hai khuỷ tay (10cm) - Hàng dọc: Đường thẳng nối trục trước sau giữa hai người hoặc giữa đơn vị này với đơn vị khác. Cự ly giữa hai người là một cánh tay - Cự ly: Khoảng cách trước sau giữa hai người - Giãn cách: Khoảng cách phải, trái giữa hai người 10cm. - Chiều sâu của đội hình: Khoảng cách của người đứng đầu đến người đứng cuối của đội hình - Chiều rộng của đội hình: Khoảng cách từ sườn phải đến sườn trái của đội hình. 65 - Sườn của đội hình: Mép phải, trái của đội hình, khi di chuyển hướng vòng, sườn của đội hình không thay đổi. - Mặt của đội hình: Hàng đầu của đội hình. Mặt là thân người hướng về phía trước. - Làm chuẩn: Một điểm hoặc một người nào đó do chỉ huy chỉ định để từ đó dàn hoặc dồn hàng. - Đội hình hai hàng ngang: Lưng của người hàng ngang thứ nhất hướng vào mặt của hàng ngang thứ hai. - Đội hình hai hàng dọc: Hàng dọc thứ hai đứng ở sườn trái của hàng dọc thứ nhất. - Khẩu lệnh: Là lời người chỉ huy phát ra để điều chỉnh đội hình, đội ngũ. Khẩu lệnh bao gồm hai phần dự lệnh và động lệnh. + Dự lệnh: Báo trước cho người đội ngũ, đội hình tập trung tư tưởng, biết hướng thực hiện động tác + Động lệnh: Thi hành động tác. Dứt động lệnh, người tập thực hiện động tác ngay. - Nghiêm: Tư thế đứng cơ bản: Đứng thẳng, ngực ưỡn mắt nhìn phía trước, hai tay duỗi thẳng dọc thân, bàn tay kép kín, gót chân chạm nhau, hai bàn chân tạo thành một góc 600 - Nghỉ : Tư thế thả lỏng thoái mái tại chỗ. - Quay: Thay đổi hướng theo trục thẳng đứng. Với sự thay đổi của vị trí bàn chân. III. NHỮNG BÀI TẬP ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ THÔNG THƯỜNG. 1. Những bài tập đội ngũ. - Tập hợp một hoặc nhiều hàng ngang: Khẩu lệnh: (thành 1,2,3... hàng ngang tập hợp) 66 Kỹ thuật: Người chỉ huy chọn vị trí, hướng tốt nhất, quay mặt về phía học sinh và hô khẩu lệnh . Khi học sinh đứng nghiêm quay mặt vào người chỉ huy, lúc đó mới phát khẩu lệnh. Người chỉ huy quay về hướng đã chọn, đứng nghiêm dơ tay lên cao. Khi học sinh thứ nhất đứng bên sườn trái của người chỉ huy( học sinh đứng theo thứ tự từ cao đến thấp hoặc ngược lại) Tập hợp 1 nhiều hàng dọc: Khẩu lênh: (toàn lớp, tất cả , chú ý thành 1,2,3... tập hợp.) Kỹ thuật: Cách thực hiện giống như hàng ngang. Hàng dọc thứ hai đứng ở sườn trái hàng dọc thứ nhất, các hàng tiếp theo đứng tương tự, hàng dọc nọ cách hàng dọc kia một nắm tay giữa hai khuỷu tay. 3. Những bài tập đội hình biến hoá Đội hình biến hoá tại chỗ: a. Đội hình 1 thành 2 hàng dọc Khẩu lệnh: Thành hàng dọc - bước Về vị trí cũ - bước Thành hai hàng dọc gián tiếp bước Vị trí cũ gián tiếp bước. Kỹ thuật: Đếm số theo chu kỳ 1 – 2 Thực hiện: Trực tiếp và gián tiếp. Dứt động lệnh bước, người số 2 bước chân trái lên sang ngang người số 1 sau đó thu chân về. Dứt động lệnh về vị trí, thì người thứ 2 lùi chân phải về sau người số 1, sau đó thu chân trái về. Dứt động lệnh bước, người số 2 bước chân trái sang ngang một bước, sau đó thu chân phải về ngang chân trái và tiếp tục bước lên một bước ngang với người số 1 rồi thu chân trái về đứng nghiêm. b. Đội hình 1 thành 2 hàng dọc. 67 Khẩu lệnh tương tự như hàng doc. Kỹ thuật: Đếm số theo chu kỳ 1- 2 từ phải sang trái. Bước thực hiện: Số 2 lùi chân phải 1 bước về đứng sau số 1, sau đó thu chân trái về. Về vị trí cũ thì số 2 bước chân trái 1 bước ngang với số 1 , rồi thu chân phải về Bước gián tiếp: số 2 lùi chân trái một bước, thu chân phải về ngang chân trái, sau đó tiếp tục bước chân phải lên đứng ngang với số 1, rồi thu chân trái về. c. Đội hình 1 thành 3 hàng ngang Khẩu lệnh tương tự như 1 thành 2 hàng ngang. Kỹ thuật: cách thực hiện tương tụ như 1 thành 2 hàng ngang. Song cần cú ý: số 3 thực hiện như số 2 của 1 thành 2 hàng ngang. Số 1 tiến đứng trước số 2 - số 2 đứng nghiêm. Cách bước của số 1 ngược lại số 3. IV. PHÂN LOẠI ĐỘI NGŨ 1. Phân loại đội ngũ: - Các loại hoat động tại chỗ và quay tại chỗ: Bao gồm tập hợp hàng ngang dọc, nghiêm nghỉ, điều chỉnh hàng, điểm số, dậm chân tại chỗ, quay và quay khi đang giậm chân tại chỗ, các hình thức báo cáo của trực ban. - Các hoạt động di chuyển trong di chuyển, quay trong di chuyển: Gồm đi đều thể thao, đị đều thể dục, chạy thường, chạy đều, đứng lại, đổi chân khi đi và chạy đều. 2. Phân loại đội hình Đội hình di chuyển tạo hình: Khi di chuyển tạo thành các hình , vòng tròn, xoắn ốc, rắn lượn... Đội hình biến hoá: Sự biến đổi từ ít thành nhiều hàng ngang, hàng dọc và ngược lại. 68 BÀI 10: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN I. SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHỔ BIẾN MÔN BÓNG CHUYỀN TRÊN THẾ GIỚI Theo các nhà sử học ngày nay thì bóng chuyền xuất hiện đầu tiên ở nước Mỹ. Vào một ngày mùa thu năm 1895, do thời tiết quá xấu, một giáo viên thể dục thể thao ở thành phố Geliok-Massachusets là Wiliam Morgan đã nâng lưới Tennit lên thành 6 bộ (1 bộ = 1,3248m) và dùng quả bóng rổ chuyền qua chuyền lại. Lúc đầu, trò chơi này chưa có luật thi đấu, số người tham gia chơi không hạn chế, số lần chạm bóng bao nhiêu cũng được. Tháng 6 năm 1896, lần đầu tiên môn thể thao này được tổ chức thi đấu tại Spring Field và ông Hines bạn ông Wiliam Morgan gọi nó là môn bóng chuyền. 69 Từ năm 1895 đến 1920, bóng chuyền đã nhanh chóng được tổ chức YMCA (Hội thiên chúa giáo trẻ tuổi) ưa chuộng. Năm 1990 bóng chuyền xuất hiện ở Canada, năm 1906 ở Pueto Rico, năm 1910 ở Pari... Bóng chuyền xuất hiện ở Châu Á khoảng từ năm 1905 đến 1908 lúc đầu ở Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc... Bóng chuyền vào Châu Âu theo đường quân đội Mỹ, đầu tiên vào Pháp, năm 1914 vào Anh, năm 1920-1921 vào Liên Xô (cũ) Hiện nay bóng chuyền phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Số thành viên của Liên đoàn bóng chuyền quốc FIVB là 211. Đây là tổ chức xã hội mang tính độc lập cao, có số thành viên tham gia cao nhất, số người thường xuyên tập luyện khoảng gần 200.000.000 người, tài khoản tại ngân hàng Thụy Sỹ. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LUẬT BÓNG CHUYỀN Luật chơi bóng chuyền đầu tiên được ban hành vào năm 1897 ở Mỹ bao gồm 10 mục sau: - Đánh dấu sân - Kích thước sân bãi: 25 foot x 50 foot(*) (7.5m x 15.1m) - Trang phục - Kích thước lưới 2 x 27 foot (1.5m x 7.5m) chiều cao lưới 6.5 foot (198 cm) - Bóng: Ruột bóng bằng cao su, vỏ bóng bằng da hay chất liệu tương tự, chu vi bóng 25 đến 27 diumop (63.5cm đến 68.5cm), trọng lượng 340 gam. - Phát bóng: Đấu thủ phát bóng phải đứng một chân trên vạch biên ngang và đánh bóng bằng tay mở, nếu lần đầu tiên phát bóng phạm lỗi thì phát bóng lại. 70 - Tính điểm: Mỗi lần đối phương không đỡ được phát bóng thì bên phát bóng được một điểm. Chỉ bên phát bóng mới có thể được điểm. Nếu sau khi phát bóng mà bên phát bóng phạm sai lầm thì phải đổi quyền phát bóng. - Trong thời gian đấu (trừ phát bóng) bóng chạm lưới coi như phạm luật. - Nếu bóng rơi vào vạch giới hạn là phạm luật - Không hạn chế số lượng đấu thủ. Năm 1990, hiệp đấu kết thúc khi một trong hai đội đạt 21 điểm, chiều cao của lưới là 7 foot (213 cm) vạch biên là phần của sân. Năm 1912, kích thước sân 35 foot x 60 foot (10.6m x 18.2m), chiều cao của lưới 7.7 foot (228 cm), chiều rộng của lưới 3 foot (91cm), sau khi mất quyền phát bóng các đấu thủ đổi chỗ. Năm 1917, chiều cao của lưới 8 foot (243cm), hiệp đấu 15 điểm. Năm 1918, đội hình trên sân thi đấu giới hạn 6 người. (*) 1 foot = 12 inch = 0.3048 m Năm 1921, có vạch giữa sân Năm 1922, qui định mỗi đội chạm bóng 3 lần Năm 1923, kích thước sân 30 foot x 60 foot (9,1m x 18,2m). Khi tỷ số hiệp đấu là 14-14 đội thắng là đội đạt được thêm 2 điểm trước. Giai đoạn 1934-1936, trên cơ sở luật của Mỹ, luật thi đấu có bổ sung một số vấn đề sau: - Chuyển sang hệ đo bằng mét - Cho phép dùng thân người từ phía trên thắt lưng đánh bóng - Đấu thủ chắn bóng đã chạm bóng thì không được chạm bóng tiếp khi đấu thủ khác chưa chạm bóng. - Chiều cao của lưới nữ 224 cm - Quy định khu phát bóng 71 - Năm 1949, mỗi hiệp cho phép mỗi đội được 3 lần tạm dừng, cho phép chắn bóng tập thể - Năm 1951, xác định vạch hạn chế tấn công, cho phép đổi vị trí đấu thủ khi phát bóng - Năm 1952, bỏ qua lần tạm dừng thứ 3 - Năm 1957, do có nhiều lần tạm dừng trong trận đấu, bóng chuyền mất đi sự hấp dẫn nên đã quyết định hạn chế số lần thay người trong 1 hiệp từ 12 lần xuống còn 4 lần, rút ngắn thời gian thay người và tạm dùng từ 60 giây còn 30 giây, cấm làm hàng rào khi đồng đội phát bóng. - Năm 1961, tăng số lần thay người trong một hiệp từ 4 lần lên lần, đồng thời bỏ thời gian dành cho thay người. - Năm 1965, cho phép qua tay trên lưới khi chắn bóng và cầu thủ chắn bóng được phép chạm bóng thêm một lần - Từ năm 1965 trở lại đây Luật bóng chuyền ngày càng được hoàn thiện hơn đáp ứng với xu hướng của bóng chuyền hiện đại. + Mở rộng khu phát bóng + Kéo dài thời gian phát bóng từ 5 giây đến 8 giây + Mỗi hiệp đấu là 25 điểm và đội thắng ở hiệp đó là đội phải hơn đội kia ít nhất là 2 điểm, nếu điểm số là 24-24 thì phải đấu đến khi nào có đội hơn 2 điểm trước mới kết thúc (không có điểm giới hạn) + Hiệp quyết thắng thi đấu 15 điểm, đội thắng ở hiệp đó là đội phải hơn đội kia ít nhât là 2 điểm, nếu số điểm là 14-14 thì phải đấu đến khi nào có đội hơn 2 điểm trước mới kết thúc +Số lần hội ý: có hai lần hôi ý kỹ thuật ở tỷ số 8 và 16, được phép xin hai lần hội ý chiến thuật mỗi lần 30 giây. Riêng hiệp quyết định khong có hội ý kỹ thuật mà chỉ có hai lần hội ý chiến thuật + Xuất hiện Libero. 72 + Sử dụng bóng da màu thi đấu + Khi phát bóng, sau tiếng còi của trọng tài thì không có lần tung bóng nào + Quy định về quy định + Hạn chế bắt lỗi dính bóng + Phát bóng chạm lưới sang sân đối phương coi như bóng tốt. BÀI 11: KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG THẤP TAY BẰNG HAI TAY (ĐỆM BÓNG) 1. Khái niệm Đệm bóng là kỹ thuật sử dụng chủ yếu phần cẳng tay để đỡ và đẩy bóng đi ở tầm ngang hoặc thấp hơn trọng tâm cơ thể. 2. Đặc điểm và vận dụng Đệm bóng có diện tiếp xúc giữa tay và bóng rộng, nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó ít bị phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng hoặc bóng hai tiếng. Đệm bóng là phương tiện chính và là biện pháp cơ bản dùng để chuyền một trong phòng thủ, đỡ phát, đỡ đập và lăn ngã cứu bóng. Cấu trúc kỹ thuật động tác đơn giản hơn chuyền cao tay. Kỹ thuật này thường được sử dụng rộng 73 rãi trong thi đấu bởi vì: Phạm vi khống chế bóng rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người. Kỹ thuật đệm bóng không chỉ người sử dụng chủ yếu trong phòng thủ để đỡ những đường bóng đối phương tấn công sang có uy lực mạnh, tốc độ nhanh, tầm bóng thấp và không thể chuyền cao tay, mà còn có tác dụng rèn luyện thể lực, nâng cao tính linh hoạt, nhanh nhẹn, lòng dũng cảm cho người tập, nhất là phải lăn ngã cứu bóng. 3. Phân tích kỹ thuật chuyền bóng thấp taybằng hai tay cơ bản a. Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng ở tư thế trung bình, hai chân đứng rộng bằng vai hoặc hơn vai một chút, hai tay co tự nhiên ở hai bên thân, mắt quan sát bóng. Khi xác định được điểm rơi của bóng ở tầm thích hợp thì đưa hai tay ra đón bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo nhau và nắm lại, hai ngón cái song song và kề nhau (hoặc hai bàn tay để sát nhau và duỗi tự nhiên) b. Đánh bóng: Bóng đến ngang tầm thắng lưng, cách xa thân một cánh tay thì thực hiện đánh bóng đi, lúc này hai chân đạp đất duỗi khớp gối nâng trọng tâm cơ thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên trên và dùng phần giữa cẳng tay đệm vào dưới bóng, kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng là lức ấn cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu. Hai tay thẳng chắc, hai bàn tay nắm bóp chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về phía trước (Hình 12) 74 Hình 12 Khi thực hiện cần chú ý: Nếu đường bóng đến với lực vừa phải và chậm thì chỉ cần phối hợp đạp chân, nâng tay để đẩy bóng đi. Còn nếu bóng đến nhanh, mạnh thì phải ghìm vai thẳng tay và hạn chế nâng tay để bóng bật đi theo ý muốn. Nếu góc độ đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ và ngược lại. Song tuỳ đặc điểm góc độ đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn chuyền đi, người đệm có thể quyết định góc độ tay đệm cho phù hợp. c. Kết thúc: Khi bóng rời tay, hai chân tiếp tục duỗi, tay theo đà nâng theo hướng đi của bóng một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị tiếp tục thực hiện động tác tiếp theo. * Những sai lầm và phương pháp sửa chữa * Sai lầm: + Khi bóng đệm, hình tay không tạo thành một mặt phẳng * Cách sửa: 75 - Tập mô phỏng hình tay kết hợp với di chuyển sang phải, trái trước, sau nhiều lần - Tập đệm với bóng treo cố định. - Tự tung bóng và đệm bóng nhồi để kiểm tra hình tay * Sai lầm: + Khi đệm bóng góc độ của tay tiếp xúc bóng không hợp lý * Cách sửa: - Tự tung bóng rồi đệm bóng. - Đệm bóng vào tường nhiều lần. - Đệm bóng qua lưới, đệm bóng do đồng đội tung nhiều lần * Sai lầm: + Phối hợp các bộ phận cơ thể không nhịp nhàng. * Cách sửa: - Đệm bóng liên tục vào tường, đệm bóng với lực mạnh, nhẹ khác nhau - Đệm bóng qua lưới, có người tung bóng. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu1: Tập tung bóng và đệm bóng nhiều để kiểm tra hình tay Câu 2: Tập tự tung bóng lên rồi đệm. Phân tích tư thế đánh bóng trong kỹ thuật đánh bóng thấp tay. BÀI 12: KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY I. KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY 1. Khái niệm 76 Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật khi chuyền chủ yếu dùng các ngón tay để đón và đẩy bóng đi ở tầm cao trên đầu, từ vị trí này sang vị trí khác. 2. Đặc điểm vận dụng Kỹ thuật chuyền bóng cao tay có những đặc điểm cơ bản sau: - Khi chuyền bóng đi, cùng một lúc có nhiều điển tiếp xúc của tay vào bóng, mà chủ yếu là các ngón tay. Chính nhờ việc sử dụng các bộ phận linh hoạt và khéo léo của các ngón tay và cổ tay, nên đướng bóng khi chuyền đi đảm bảo được độ chuẩn xác và có nhiều biến hoá về uy lực tốc độ. - Vị trí tiếp xúc bóng của bàn tay khi chuyền luôn luôn ở phía truớc mặt với tầm ngang trán hoặc phái trên đầu, mắt vẫn có thể quan sát được hình tay và bóng cũng như vị trí dính chuyền bóng đi. - Đường bóng đến và đường bóng chuyền đi gần như cùng nằm trên một quỹ đạo ở phía trước mặt nhưng ngược chiều nhau. - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay được vận dụng để chuyền khi tổ chức tấn công. Do vậy nó là khâu trung gian, là cầu nối giữa kỹ thuật đệm bóng chuyền hai và đập bóng, tức là giữa cầu nối giữa phòng thủ và tấn công, ngoài ra chuyền bóng còn mang tính chất tấn công có hiệu quả hoặc dùng chuyền bóng cao tay để bỏ nhỏ, chuyền sâu vào chỗ trống của sân đối phương. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm: dính bóng, bóng hai chạm, II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CƠ BẢN a. Tư thế chuẩn bị Sau khi phán đoán và xác định được tính năng chuyển động, vị trí điểm rơi của bóng, người chuyền nhanh chóng ổn định tư thế chuẩn bị trung bình: Hai chân bước rộng bằng vai hoặc hơn vai một chút, đứng chân trước chân sau, gối hơi khuỵu thân trên thẳng, bụng hóp, mặt hơi ngửa, mắt quan sát bóng, hai tay 77 giơ cao, hai bàn tay ngửa, các ngón tay trước mặt ở tầm thích hợp để chuyền, tư thế thoái mái tráng có những gò bó căng thẳng ảnh hưởng tới chất lượng của chuyền bóng. b. Hình tay và điểm tiếp xúc khi chuyền bóng: Hình tay khi chuyền bóng là một hình túi bao quanh ở phía sau dưới bóng. Cổ tay dựng và hơi ngửa, hai bàn tay vùa đối xứng nhau, vừa hướng chếch ra trước, các ngón tay xoè tự nhiên. Điểm tiếp xúc giữa các ngón tay và bóng không gióng nhau, hai ngón út ở phía trước hai bên, hai ngón cái tạo thành một đường thẳng (hình 13) Hình 13 - Ngón tay cái tiếp xúc bằng bề mặt phần trong của đốt thứ hai và một phần đốt thứ nhất. - Ngón trỏ tiếp xúc với bóng nhiều nhất, gần như hết bề mặt phần trong của 3 đốt và phần chai tay của ngón. - Ngón giữa tiếp xúc bóng bằng bề mặt phần trong của hai đốt và một phần của đốt thứ nhất. - Ngón đeo nhẫn tiếp xúc bằng bề mặt phần trong của đốt 3 và một phần đốt thứ 2. - Ngón út tiếp xúc bóng một phần bề mặt phía trong của đốt thứ3. c. Chuyền bóng đi 78 Khi chuyền bóng đi chân đạp đất, duỗi các khớp để tạo lực, lực này chuyển động từ dưới lên trên thông qua trọng tâm cơ thể hơi chếch về phía trước theo hướng bóng chuyền đi, đồng thời trọng tâm cơ thể cũng nâng lên, cùng với duỗi các khớp khuỷu tay, cổ tay nhanh, các ngón tay bật đẩy tích cực để đẩy bóng đi, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Chỉ khi bóng rời tay thì chân , thân mới gần như duỗi hoàn toàn (hình 14) Hình 14 d. Kết thúc. Khi bóng rời tay, hai tay theo đà vươn theo bóng, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để sẵn sàng thực hiện động tác tiếp theo. III. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI CHUYỀN BÓNG CAO TAY VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬA * Khi tiếp xúc bóng, các ngón tay mở quá rộng hoặc quá hẹp + Cách sửa: - Tập mô phỏng hình tay tiếp xúc bóng - Tự tung bóng lên cao, rời bắt đầu khi rơi xuống 79 - Tập với bóng nhồi, bóng rổ, bóng ném. * Khi chuyền bóng, khớp khuỷu tay mở rộng hoặc quá hẹp + Cách sửa: - Tập mô phỏng động tác chuyền bóng, kiểm tra tư thế cẳng tay, khuỷu tay - Tại chỗ tự tung bóng lên rồi làm động tác chuyền. * Khi chuyền bóng, không phối hợp với các bộ phận cơ thể một cách nhịp nhàng + Cách sửa: - Tự tung và chuyền bóng nhồi - Chuyền bóng vào tường, chuyền bóng cho đồng đội - Chuyền bóng cự ly gần, cự ly xa - Chuyền bóng qua lưới - Tập trung vào sự phối hợp các bộ phận khi chuyền bóng. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 1: Tập chuyền bóng vào tường với khoảng cách là 3m. Câu 2: Phân tích toàn bộ kỹ thuật chuyền bóng cao tay. BÀI 13: KỸ THUẬT PHÁT BÓNG THẤP TAY 1. Khái niệm Phát bóng thấp tay là kỹ thuật không chỉ mở đầu cho trận đấu mà còn mang tính tấn công, nếu đấu thủ biết phát huy đầy đủ tính năng của nó. 2. Đặc điểm vận dụng 80 - Phát bóng thấp tay mang tính chất cá nhân rõ rệt, người phát bóng có quyền thực hiện kỹ thuật theo sở trường và chiến thuật cá nhân. - Phát bóng thấp tay là kỹ thuật chủ yếu tại chỗ và xa lưới (thực tế thi đấu vận động viên có thể lấy đà bật nhảy phát bóng) nhưng vẫn trong khu quy định. - Phát bóng thấp tay không tiêu hao thể lực nhiều, trong thi đấu phát bóng tốt sẽ gây niềm tin cho đồng đội mình và gây khó khăn cho đội đối phương. 3. Phân tích kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt * Đặc điểm: Phát bóng thấp tay trước mặt là kỹ thuật khi thực hiện động tác mặt và phần cơ thể hướng vào lưới. Khi đánh bóng tay chuyển động từ trên ra sau xuống dưới ra trước, hơi chếch lên cao. Tầm đánh bóng khoảng ngang thắt lưng. Đây là kỹ thuật phát bóng đơn giản, dễ học, uy lực không lớn, nhưng đảm bảo tỷ lệ bóng qua lưới sang sân đối phương cao. Phát bóng thấp tay trước mặt thường được vận dụng nhiều ở những người mới tập. a. Tư thế chuẩn bị Người phát bóng đứng trong khu phát bóng, chân trái ở phía trước, mũi chân hơi hướng về lưới, chân phải ở phía sau cách chân trái một bước, mũi bàn chân hơi xoay sang phải, hai chân tạo ra chân đế vững vàng cho cơ thể. Đầu gối hơi khuỵu, thân hơi gập về trước, trọng lượng cơ thể dồn chủ yếu vào chân sau. Tay trái co khuỷu, lòng bàn tay ngửa để đỡ bóng ở phía trước ngang thắt lưng. Tay phải duỗi tự nhiên ở phía sau, lòng bàn tay hướng vào bóng, mắt quan sát đối phương. b. Tung bóng Để tạo đà cho tung bóng và đánh bóng có hiệu quả, chân phải khuỵu, trọng tâm hạ thấp, thân gập về trước. Tay trái hạ thấp tầm bóng, tay phải cũng hạ theo. Khi tay trái chuyển động từ dưới lên thì thực hiện tung bóng, kết hợp với duỗi 81 khớp gối, thì tay phải cũng tiếp tục chuyển động ra sau lòng bàn tay hướng xuống đất và hoàn thành động tác tung bóng. c. Đánh bóng Khi bóng ở tầm thích hợp. Tay phải nhanh chóng chuyển động từ sau ra trước đánh vào phía sau dưới bóng, đồng thời tay trái từ tư thế kết thúc tung bóng chuyển động xuống dưới, trọng tâm thân người chuyển sang chân trái, người hơi lao về trước để tạo lực đánh bóng mạnh hơn. d. Kết thúc Sau khi đánh bóng rời tay, tay phải vươn theo bóng về trước, lên cao, chân phải theo đà bước lên để giữ thăng bằng và nhanh chóng vào sân chiếm vị trí thi đấu. LUẬT BÓNG CHUYỀN BÀI 14: SÂN BÃI VÀ DỤNG CỤ THI ĐẤU Điều 1: Sân thi đấu Diện tích sân thi đấu bao gồm sân đấu và khu tự do. Sân thi đấu phải là hình chữ nhật và đối xứng. 1.1. Kích thước Sân đấu hình chữ nhật, kích thước 18 x 9m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất 3m về tất cả mọi phía. Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu, không có vật cản nào ở chiều cao tối thiểu 7m tính từ mặt sân. Khu tự do của các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, dài tối thiểu 5m từ đường biên dọc và 8m từ đường biên ngang. Khoảng không tự do phải cao tối thiểu 12,5m tính từ mặt sân. 82 Khu tự do của các cuộc thi đấu vô địch thế giới và Thế vận hội Olympic dài tối thiểu 6m tính từ đường biên dọc và 9m tính từ đường biên ngang. 1.2. Mặt sân 1.2.1. Mặt sân phải phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Mặt sân phải đảm bảo không nguy hiểm để khỏi gây chấn thương cho vận động viên. Cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn. Mặt sân các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, có thể bằng gỗ hoặc chất liệu tổng hợp. Các loại mặt sân đều phải được FIVB công nhận trước. 1.2.2. Mặt sân trong nhà phải sáng màu Với các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, các đường biên phải là màu trắng. Sân đấu và khu tự do phải có màu sắc khác nhau. 1.2.3. Sân ngoài trời có độ dốc thoát nước mỗi mét là 5mm. Cấm làm các đường biên bằng các chất liệu rắn hoặc cứng. 1.3. Các đường trên sân 1.3.1. Bề rộng các đường trên sân là 5 cm, màu sáng khác với màu sân và bất cứ đường kẻ nào khác. 1.3.2. Các đường biên Hai đường biên dọc và hai đường biên ngang giới hạn sân đấu. Các đường này nằm trong phạm vi sân đấu. 1.3.3. Đường giữa sân Trục đường giữa sân chia sân đấu ra làm hai phần bằng nhau,mỗi phần 9 x 9m. Đường này chạy dưới lưới đến hai đường biên dọc. 1.4. Các khu vực trên sân 1.4.1. Khu trước Khu trước của mỗi bên sân được giới hạn bởi đường giữa sân và đường tấn công. Đường tấn công kẻ song song và cách đường giữa sân 3m (tính cả chiều rộng của đường kẻ) 83 Trong các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, từ các đường biên dọc, đường tấn công được kéo dài bằng 5 vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15 cm, rộng 5 cm, cách nhau 20 cm để đạt tới độ dài tổng cộng là 1,75m. Khu trước được mở rộng từ ngoài đường biên dọc tới hết khu tự do. 1.4.2. Khu phát bóng Khu phát bóng là khu rộng 9m nằm sau đường biên ngang (không tính đường biên ngang) Khu phát bóng được giới hạn bởi hai vạch dài 15 cm, thẳng góc với đường biên ngang, cách đường này 20 cm, được coi là phần kéo dài của đường biên dọc. Cả hai vạch này đều thuộc khu phát bóng. Khu phát bóng được kéo dài tới cuối khu tự do. 1.4.3. Khu thay người Khu thay người được giới hạn bởi hai đường kéo dài của đường tấn công đến bàn thư ký l 1.4.4.. Khu khởi động Trong các cuộc thi đấu của FIVB, khu khởi động có kích thước 3m x 3m, ở cuối khu ghế ngồi của hai đội, bên ngoài khu tự do. Điều 2: Lưới và cột lưới 2.1. Chiều cao của lưới 2.1.1.Lưới được căng ngang trên đường giữa sân, chiều cao của lưới là 2,43m cho nam và 2,24m cho nữ. 2.1.2. Chiều cao của lưới ở giữa sân. Hai đầu lưới ở trên đường biên dọc phải cao bằng nhau và không quá chiều cao quy định 2 cm. 2.2. Ăng ten Ăng ten là thanh tròn nhỏ dẻo, đường kính 10 mm, dài 1,8 m làm bằng sợi thủy tinh hoặc chất liệu tương tự. 2.3. Cột lưới 84 Cột lưới đặt ở vị trí cách đường biên dọc 0,5 – 1 m, cao 2,55 m và có thể điều chỉnh được. Lời nói đầu Bài 1: Giới thiệu môn điền kinh Bài 2: Nguyên lý kỹ thuật các môn Điền kinh Bài 3: Kỹ thuật chạy cự ly ngắn Bài 4: Kỹ thuật chạy cự ly trung bình Bài 5: Kỹ thuật nhảy xa Bài 6: Kỹ thuật nhảy cao Bài 7: Kỹ thuật đẩy tạ Bài 8: Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục Bài 9: Đội hình – Đội ngũ 85 Bài 10: Sơ lược lịch sử quá trình phát triển môn bóng chuyền Bài 11: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay Bài 12: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay Bài 13: Kỹ thuật phát bóng thấp tay Bài 14: Sân bãi và dụng cụ thi đấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_the_chat_truong_cao_dang_cong_nghiep_hai.pdf