Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nhấn nút khởi động M, cuộn dây Contactor có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại: Làm đóng các tiếp điểm chính để khởi động động cơ và đóng tiếp điểm phụ thường mở để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của lò xo nén làm phần lõi di động trở về vị trí ban đầu; các tiếp điểm trở về trạng thái thường hở, động cơ dừng hoạt động. Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn dây, do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.
167 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điện kỹ thuật (Trình độ: Cao đẳng) - Trần Thị Trà My, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 126
Ngoài ra khí cụ điện phải làm việc n định ở các điều kiện khí hậu, môi
trường khác nhau.
4.2. Khí cụ đóng cắt trong mạch điện
4.2.1. Cầu dao
4.2.1.1. Công dụng
Cầu dao là một loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay đơn giản nhất được
sử dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 220V điện một
chiều và 380V điện xoay chiều.
Cầu dao thường dùng để đóng ngắt mạch điện công suất nhỏ và khi làm việc
không cần thao tác đóng ngắt nhiều lần. Nếu điện áp cao hơn hay mạch điện
có công suất trung bình và lớn thì cầu dao ch làm nhiệm vụ đóng ngắt
không tải. Vì trong trường hợp này khi ngắt mạch hồ quang sinh ra sẽ rất
lớn, tiếp xúc sẽ bị phá hủy trong một thời gian rất ngắn và nguyên nhân phát
sinh hồ quang giữa các pha; từ đó vật liệu cách điện sẽ bị hỏng, nguy hiểm
cho thiết bị và người thao tác. Cầu dao cần đảm bảo ngắt điện tin cậy các
thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện áp. Do đó, khoảng cách giữa tiếp xúc
điện đến và đi, tức chiều dài lưỡi dao phải lớn hơn 50 mm. Đối với cầu dao,
cần đảm bảo an toàn khi đóng ngắt, cần có biệt pháp dập hồ quang điện khi
ngắt mạch dòng điện. Tốc độ di chuyển lưỡi dao càng nhanh, thời gian dập
hồ quang sẽ càng ngắn. Vì vậy, người ta thường làm thêm lưỡi dao phụ có lò
xo bật nhanh, cầu dao có dòng điện định mức lớn hơn 30A.
Đối với cầu dao xoay chiều có dòng điện lớn hơn 75A, hồ quang được kéo
dài do tác dụng cuả lực điện động, và được dập tắc ở thời điểm dòng điện
qua trị số không, nên không cần kết cấu có lưỡi dao phụ.
Cầu dao cho phép thực hiện hai chức năng chính sau:
An toàn cho người: để được điều đó cầu dao thực hiện nhiệm vụ ngăn
cách giữa phần ở trên thượng lưu có điện áp và phía dưới (hạ lưu của
một mạng điện mà ở phần này người ta tiến hành sữa chữa điện.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 127
An toàn cho các thiết bị: khi mắc cầu dao có thể bố trí vị trí hay làm trụ
cột để lắp thêm cầu chì, các cầu chì đó được sử dụng để bảo vệ các trang
thiết bị đối với hiện tượng quá dòng điện.
4.2.1.2. Phân loại và cấu tạo
Phân loại cầu dao dựa vào các yếu tố sau:
- Theo kết cấu: cầu dao được chia làm loại một cực, hai cực, ba cực hoặc
bốn cực.
- Cầu dao có tay nắm ở giữa hoặc tay ở bên. Ngoài ra còn có cầu dao một
ngã, hai ngã được dùng để đảo nguồn cung cấp cho mạch và đảo chiều quay
động cơ.
Hình 4-1: Các loại cầu dao.
- Theo điện áp định mức: 250V, 500V
- Theo dòng điện định mức: dòng điện định mức của cầu dao được cho
trước bởi nhà sản xuất thường là các loại 10A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A, 75A,
100A, 150A, 200A, 350A, 600A, 1000A .
- Theo vật liệu cách điện: có loại đế sứ, đế nhựa, đế đá.
- Theo điều kiện bảo vệ: loại có nắp và không có nắp (loại không có nắp
được đặt trong hộp hay tủ điều khiển).
- Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc
không có cầu chì bảo vệ.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 128
Hình 4-2: Ký hiệu cầu dao trên mạch điện.
4.2.1.3. Nguy n lý hoạt động
Hình 4-3: Cấu tạo cầu dao.
Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch
điện được đóng ngắt. Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ
quang điện tại đầu lưỡi dao và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử
dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh để dập tắt hồ quang. Do tốc độ
kéo bằng tay không thể nhanh được nên người ta làm thêm lưỡi dao phụ. Lúc
dẫn điện thì lưỡi dao phụ cùng lưỡi dao chính được kẹp trong ngàm. Khi ngắt
điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp trong ngàm. Lò
xo liên kết giữa hai lưỡi dao được kéo căng ra và tới một mức nào đó sẽ bật
nhanh kéo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanh chóng. Do đó, hồ quang
được kéo dài nhanh và hồ quang bị dập tắt trong thời gian ngắn.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 129
4.2.2. Công tắc điện
4.2.2.1. Công dụng
Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và
có dòng điện định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự
phóng điện khi đóng mở. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V.
Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn
vì thao tác ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.
4.2.2.2. Phân loại
Phân loại theo công dụng làm việc, có các loại công tắc sau:
Công tắc đóng ngắt trực tiếp.
Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng ,
dùng để đóng ngắt chuyển đ i mạch điện, đ i nối sao tam giác cho động cơ.
Công tắc hành trình và cuối hành trình, loại công tắc này được áp dụng trong
các máy cắt gọt kim loại để điều khiển tự động hoá hành trình làm việc của
mạch điện.
Hình 4-4: Ký hiệu công tắc trên mạch điện.
4.2.2.3. Cấu tạo
Cấu tạo của công tắc: phần chính là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế
nhựa và có lò xo để thao tác chính xác.
Hình 4-5: Các loại công tắc và cấu tạo.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 130
4.2.2.4. Các thông số định mức của công tắc
Uđm: Điện áp định mức của công tắc.
Iđm: Dòng điện định mức của công tắc.
Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như độ bền cơ khí, độ
cách điện, độ phóng điện
4.2.3. Áptômát
4.2.3.1. Công dụng
Áptômát là khí cụ dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn
mạch, sụt áp vv Áptômát (cầu dao tự động) là loại khí cụ điện dùng để đóng
ngắt điện bằng tay, hoặc có thể tự động ngắt mạch điện khi có sự cố quá tải hoặc
ngắn mạch.
Hình 4-6: Áptômát
Áptômát có yêu cầu sau:
Chế độ làm việc ở định mức áptômát phải là chế độ làm việc dài hạn, ngh a
là trị số dòng điện chạy qua áptômát lâu bao nhiêu cũng được. Mặt khác,
mạch dòng điện của áptômát phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn
mạch) lúc tiếp điểm của nó đang đóng hay đã đóng.
Áptômát phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài trục
kilôampe. Sau khi ngắt dòng điện quá mạch, áptômát phải đảm bảo làm
việc tốt ở trị số dòng điện định mức.
Để nâng cao tính n định nhiệt và điện động của thiết bị điện, hạn chế sự
phá hại của dòng điện ngắn mạch gây ra, áptômát phải có thời gian cắt bé.
Muốn vậy cần phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang
bên trong áptômát.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 131
Để thực hiện yêu cầu thao tác bảo vệ có chọn lọc, áptômát cần phải có khả
năng điều khiển trị số dòng điện tác động và thời gian tác động.
4.2.3.2. Phân loại
Phân loại theo cơ cấu tác động (tự ngắt người ta chia ra 3 loại sau:
Áptômát nhiệt – loại tác động chậm (tác động không tức thời).
ptômát điện từ – loại tác động nhanh (tác động tức thời .
ptômát điện từ – nhiệt.
Phân loại theo kết cấu người ta chia ra các loại sau:
Áptômát 1 cực.
ptômát 2 cực.
ptômát 3 cực.
Phân loại theo nguồn điện áp sử dụng người ta chia ra các loại sau:
Áptômát 1 pha (1 hoặc 2 cực .
Áptômát 3 pha (có 3 cực .
Phân loại theo công dụng bảo vệ
Dòng cực đại.
Dòng cực tiểu.
p cực tiểu.
ptômát bảo vệ công suất điện ngược.
ptômát vạn năng chế tạo cho mạch có dòng điện lớn các thông số
bảo vệ có thể ch nh định được loại này không có vỏ và lắp đặt trong
các trạm biến áp lớn.
ptômát định hình: bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt, bảo vệ quá điện
áp bằng rơle điện từ, đặt trong vỏ nhựa.
4.2.3.3. Cấu tạo
a) Tiếp điểm
ptômát thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (chính và hồ quang),
hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 132
Khi đóng ngắt, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ,
sau cùng là tiếp điểm chính, khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở
trước, sau đến tiếp điểm phụ, và cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy, hồ
quang ch chảy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để
dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại
tiếp điểm chính. Tiếp điểm chính của áptômát thường làm bằng hợp kim gốm
chịu được hồ quang như Ag-W ; Cu – W; Ni
b) Hộp dập hồ quang
Để áptômát dập hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện,
người ta hay dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang: kiểu nữa kín và kiểu nửa hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của áptômát và có lỗ thoát khí, kiểu này có
dòng điện giới hạn cắt không quá 50kA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng
điện cắt lớn hơn 50kA hoặc điện áp lớn hơn 1000V trong buồng dập hồ quang
thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ
quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập hồ quang. Cùng một thiết bị
dập tắt hồ quang, khi làm việc ở mạch điện xoay chiều điện áp đến 500V, có thể
dập tắt được hồ quang của dòng điện đến 40kA; nhưng khi làm việc ở mạch điện
một chiều điện áp đến 440V, ch có thể cắt được dòng điện đến 20kA.
c) Cơ cấu truyền động cắt áptômát
Truyền động cắt áptômát có hai cách: bằng tay và bằng cơ điện (điện từ,
động cơ điện . Điều khiển bằng tay được thực hiện với các áptômát có dòng điện
định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được
ứng dụng ở các áptômát có dòng điện lớn hơn đến 1000A). Để tăng lực điều
khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên l đoàn bẩy. Ngoài
ra, còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén. Khi đóng bình
thường (không có sự cố), các tay đòn và được nối cứng vì tâm xoay nằm thấp
dưới đường nối hai điểm giá đỡ làm cho hai đòn này không tự gấp lại được, ta
nói điểm tâm ở vị trí chết. Khi có sự cố, phần cứng của nam châm điện bị hút
dập vào hệ thống tay đòn làm các tiếp điểm sẽ nhanh chóng mở ra dưới tác dụng
của lò xo kéo tiếp điểm.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 133
d) Móc bảo vệ
Áptômát tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ gọi là móc bảo vệ quá tải (gọi
là quá dòng điện) để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá tải, đường thời gian – dòng
điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ.
Người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên
trong áptômát. Móc kiểu điện tử có cuộn dây móc nối tiếp với mạch điện chính,
khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào
khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của áptômát mở ra, điều ch nh vít để thay đ i lực
kháng của lò xo, ta có thể điều ch nh được trị số dòng điện tác động. Để giữ thời
gian trong bảo vệ quá tải kiểu điện từ, người ta thêm một số cơ cấu giữ thời
gian. Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có
phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại dãn nở làm
cho nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của áptômát khi có quá tải.
4.2.3.4. Nguyên lý làm việc
Hình 4-7: Nguyên lý của một áptômát dòng điện cực đại.
Nguyên l làm việc của một áptômát dòng điện cực đại: sau khi đóng
áptômát bằng tay, mạch điện cần bảo vệ được cấp điện. Lúc này hai mấu ở
cần và đòn móc vào nhau, mạch điện được nối thông.
Khi dòng điện vượt quá trị số ch nh định cho phép quá lực căng của lò xo)
thì cuộn điện từ nối tiếp với mạch sẽ đủ lực thắng lực cản của lò xo hút nắp
từ động, làm cần quay nhả móc giữ chốt. Lò xo kéo rời tiếp điểm động ra
khỏi tiếp điểm t nh để cắt mạch, mạch sẽ được bảo vệ quá dòng điện.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 134
4.3. Khí cụ điện bảo vệ mạch điện
4.3.1. Cầu chì
4.3.1.1. Công dụng
Cầu chì là một loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự
cố ngắn mạch, thường dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ
điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng...
Cầu chì có đặc điểm là đơn giản, kích thước bé, khả năng cắt lớn và giá
thành hạ nên được ứng dụng rộng rãi.
Các tính chất và yêu cầu của cầu chì:
Cầu chì có đặc tính làm việc n định, không tác động khi có dòng điện mở
máy và dòng điện định mức lâu dài đi qua.
Đặc tính A - s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng bảo vệ.
Khi có sự cố ngắn mạch, cầu chì tác động phải có tính chọn lọc.
Việc thay thế cầu chì bị cháy phải dễ dàng và tốn ít thời gian.
Về nguyên tắc, cầu chì gồm một dây chảy thường làm bằng chì, nhôm
đồng, kẽm... đặt trong một vỏ kín để hạn chế và dập tắt hồ quang. Cầu chì mắc
nối tiếp trong mạch điện được bảo vệ.
Hình 4-8: Các dạng dây chảy và cách mắc cầu chì bảo vệ trong mạch điện.
4.3.1.2. Phân loại
Cầu chì dùng trong lưới điện hạ thế có nhiều hình dạng khác nhau, trong sơ
đồ nguyên l ta thường ký hiệu cho cầu chì theo một trong các dạng sau:
Hình 4-9: Ký hiệu cầu chì trên mạch điện.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 135
Cầu chì có loại đặt hở, có loại đặt kín, có loại có thiết bị dập hồ quang...
Cầu chì có thể chia thành hai dạng cơ bản, tùy thuộc vào nhiệm vụ:
+ Cầu chì loại g: Cầu chì dạng này ch có khả năng ngắt mạch, khi có sự
cố hay quá tải hay ngắn mạch xảy ra trên phụ tải.
+ Cầu chì loại a: Cầu chì dạng này ch có khả năng bảo vệ duy nhất trạng
thái ngắn mạch trên tải.
4.3.1.3. Cấu tạo và nguy n lý hoạt động
a) Cấu tạo
Cầu chì bao gồm các thành phần sau:
Phần tử ngắt mạch: Đây chính là thành phần chính của cầu chì, phần tử
này phải có khả năng cảm nhận được giá trị hiệu dụng của dòng điện qua
nó. Phần tử này có giá trị điện trở suất bé thường bằng bạc, đồng hay các
vật liệu dẫn có giá trị điện trở suất nhỏ lân cận với các giá trị nêu trên...).
Hình dạng của phần tử có thể ở dạng là một dây (tiết diện tròn), dạng
băng mỏng.
Thân của cầu chì: Thường bằng thuỷ tính, ceramic (sứ gốm) hay các vật
liệu khác tương đương. Vật liệu tạo thành thân của cầu chì phải đảm bảo
được hai tính chất:
Có độ bền cơ khí.
Có độ bền về điều kiện dẫn nhiệt và chịu đựng được các sự thay đ i
nhiệt độ đột ngột mà không hư hỏng.
Hình 4-10: Cầu chì ống sứ.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 136
Vật liệu lấp đầy (bao bọc quanh phần tử ngắt mạch trong thân cầu chì):
Thường bằng vật liệu Silicat ở dạng hạt, nó phải có khả năng hấp thụ
được năng lượng sinh ra do hồ quang và phải đảm bảo tính cách điện khi
xảy ra hiện tượng ngắt mạch.
Các đấu nối: Các thành phần này dùng định vị cố định cầu chì trên các
thiết bị đóng ngắt mạch; đồng thởi phải đảm bảo tính tiếp xúc điện tốt.
b) Nguyên lý hoạt động
Dòng điện trong mạch đi qua dây chảy sẽ toả ra nhiệt lượng theo định luật
Jun- Lenxơ, làm cho dây chảy nóng lên. Nếu dòng điện chưa đủ lớn, nhiệt độ
dây chảy chưa vượt quá nhiệt độ nóng chảy, mạch điện vẫn liền. Khi dòng điện
tăng cao, nhiệt độ dây chảy tăng đến mức chảy đứt, ngắt mạch dòng điện, ta bảo
cầu chì bị “n ”.
Dòng điện nhỏ nhất vừa đủ làm cho dây chảy đứt gọi là dòng điện dây
chảy, ký hiệu là Idc. Dòng điện dây chảy phụ thuộc vào kích thưóc và loại vật
liệu làm dây chảy. Dây chảy được sản xuất theo các trị số dòng điện dây chảy
quy định và gọi là cỡ dây chảy. Cỡ dây chảy cho trong s tay kỹ thuật.
Cầu chì được sản xuất theo cấp điện áp định mức và dòng điện định mức.
Điện áp định mức quyết định kích thưóc cầu chì, vật liệu và chất lượng cách
điện. Dòng điện định mức quyết định quy cách và kích thước các bộ phận dẫn
điện, nhất là các đầu tiếp xúc, tức đầu để nối cầu chì vào giá cầu chì. Cần chú ý
là dòng điện định mức Iđm là của cầu chì, còn dòng điện dây chảy Idc phụ thuộc
vào cỡ dây chảy, hai đại lượng này khác nhau.
4.3.2. Rơle điện từ
4.3.2.1. Công dụng
Rơle điện từ được dùng rộng rãi trong nhiều l nh vực khác nhau của nền
kinh tế quốc dân, nhất là trong các hệ thống tự động hoá và cung cấp điện.
Người ta ứng dụng nguyên l điện từ để chế tạo ra rơle dòng điện, rơle điện áp,
rơle trung gian, rơle thời gian, rơle tín hiệu, rơle điện từ cực tính rơle phân cực).
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 137
4.3.2.2. Cấu tạo, nguy n lý hoạt động
Rơle điện từ gồm có một mạch từ hình chữ U, trên đó có quấn cuộn dây
cho dòng điện của mạch cần được bảo vệ đi qua. Phía trên có mạch từ động
được gắn vào lò xo và tiếp điểm động, tiếp điểm t nh được nối với mạch điều
khiển.
Rơle điện từ làm việc trên nguyên l điện từ, nếu đặt một vật bằng vật liệu
sắt từ (gọi là phần ứng hay nắp từ) trong từ trường do cuộn dây có dòng điện
chạy qua sinh ra. Từ trường này tác dụng lên nắp một lực làm nắp chuyển động.
Hình 4-11: Sơ đồ kết cấu của rơle điện từ.
Khi cung cấp điện cho cuộn dây, sẽ tạo từ trường chạy trong mạch từ
chính. Lực hút điện từ sinh ra thắng được lực hút lò xo phản lực nắp mạch từ
được hút về phía mạch từ t nh.
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra lực hút điện từ hút nắp về
phía mạch từ t nh với một lực được tính theo công thức:
Trong đó : - k là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào từng loại rơle.
- i là dòng điện chạy trong cuộn dây.
- là chiều dài khe hở không khí giữa mạch từ t nh và nắp.
Khi dòng điện chạy vào cuộn dây còn nhỏ hơn dòng điện tác động, lò xo
sinh lực đối kháng thắng lực hút, nên nắp giữ nguyên không chuyển động và
rơle không tác động.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 138
Khi dòng điện chạy vào cuộn dây lớn hơn hoặc bằng dòng điện tác động,
dòng điện này sinh ra lực hút điện từ đủ lớn thắng lực cản của lò xo hút nắp
động vào mạch từ t nh. Kết quả là tiếp điểm thường đòng sẽ mở ra và tiếp điểm
thường mở sẽ đóng lại đưa tín hiệu tới mạch điều khiển làm cắt mạch điện.
Tín hiệu vào cuộn dây có thể là dòng điện hay điện áp. Rơle có thể dùng ở
nguồn điện một chiều hay xoay chiều.
Có thể thay đ i trị số dòng điện tác động bằng cách điều ch nh lực căng của
lò xo hay thay đ i số vòng của cuộn dây.
4.4. Khí cụ điều khiển mạch điện
4.4.1. N t ấn
4.4.1.1. Công dụng
Nút nhấn còng gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng
ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để
chuyển đ i các mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ Ở mạch điện
một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện ap 500V, tần số
50Hz; 60Hz, nút nhấn thông dụng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện
bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây của contactor nối cho động cơ.
Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút
nhấn. Nút nhấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường
không ẩm ướt, không có hơi hóa chất và bụi bẩn. Nút nhấn có thể bền tới
1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn
nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.
4.4.1.2. Phân loại
Nút ấn được phân loại theo các yếu tố sau:
Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút ấn, có 2 loại:
Nút ấn đơn: Mỗi nút ấn ch có một trạng thái (ON hoặc OFF)
Nút ấn kép: Mỗi nút ấn có hai trạng thái (ON và OFF), tiếp điểm thường
mở liên động với tiếp điểm thường đóng.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 139
Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng và tháo ráp lấp lẫn trong quá trình sửa
chữa, thường người ta dùng nút ấn kép, ta có thể dùng nó như là dạng nút ấn ON
hay OFF.
Phân loại theo hình dạng bên ngoài, người ta chia nút nhấn ra thành 4 loại:
Loại hở.
Loại bảo vệ.
Loại bảo vệ chống nước và chống bụi: Nút ấn kiểu bảo vệ chống nước
được đặt trong một hộp kín khít để tránh nước lọt vào. Nút ấn kiểu bảo vệ
chống bụi nước được đặt trong một vỏ cacbon đút kín khít để chống ẩm
và bụi lọt vào.
Loại bảo vệ khỏi n : Nút ấn kiểu chống n dùng trong các hầm lò, mỏ
than hoặc ở nơi có các khí n lẫn trong không khí. Cấu tạo của nó đặc biệt
kín khít không lọt được tia lửa ra ngoài và đặc biệt vững chắc để không bị
phá vỡ khi n .
Theo yêu cầu điều khiển chia nút ấn ra 3 loại: một nút, hai nút, ba nút.
Theo kết cấu bên trong:
Nút ấn loại có đèn báo.
Nút ấn loại không có đèn báo.
4.4.1.3. Cấu tạo
Hình 4-12: Cấu tạo các loại nút nhấn và ký hiệu trên mạch điện.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 140
Nút ấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường mở – thường
đóng và vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái; khi
không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
4.4.1.4. Các thông số kỹ thuật của n t nhấn
Uđm: điện áp định mức của nút nhấn.
Iđm: dòng điện định mức của nút nhấn.
Trị số điện áp định mức của nút nhấn thường có giá trị 500V.
Trị số dòng điện định mức của nút nhấn thường có giá trị 5A.
Theo qui định về màu của các nhà sản xuất:
Màu đỏ: màu để dừng hệ thống.
Màu xanh: màu để khởi động hệ thống.
4.4.2. ộ khống chế
4.4.2.1. Công dụng
Dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ điện công suất lớn, thông qua
việc làm chuyển mạch điện điều khiển các cuộn hút của rơle, contacto, khởi
động từ. Ngoài ra, còn được dùng để điều khiển trực tiếp các động cơ công suất
bé, nam châm điện và các thiết bị điện khác.
Bộ khống chế được dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ điện công
suất lớn bằng cách là chuyển đ i mạch điện điều khiển các cuộn dây hút của
công tắc tơ, khởi động từ. Đôi khi cũng được dùng đóng cắt trực tiếp các động
cơ có công suất bé nam châm điện và một số thiết bị khác được gọi là bộ khống
chế ch huy.
Ngoài ra, dùng nhiều trong các hệ thống điều khiển cẩu hàng, tàu thủy
Bộ khống chế có thể truyền động bằng tay, hoặc bằng động cơ chấp hành.
4.4.2.2. Phân loại
Theo kết cấu, người ta chia bộ khống chế ra làm 2 loại:
- Bộ khống chế hình trống.
- Bộ khống chế hình cam.
Theo giới hạn mạch sử dụng chia bộ khống chế ra làm 2 loại:
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 141
- Bộ khống chế ch huy.
- Bộ khống chế động lực.
Về nguyên lý, bộ khống chế ch huy không khác gì so với bộ khống chế
động lực, mà nó ch có hệ thống tiếp điểm bé, nhẹ nhỏ hơn và sử dụng ở mạch
điều khiển.
Theo nguồn điện sử dụng, người ta chia bộ khống chế ra làm 2 loại:
- Bộ khống chế điện xoay chiều.
- Bộ khống chế điện một chiều.
4.4.2.3. Cấu tạo, nguy n lý làm việc
Hình 4-13: Cấu tạo bộ khống chế.
Trên trục quay đã được bọc cách điện, người ta bắt chặt các đoạn vành
trượt bằng đồng có cung dài làm việc khác nhau. Các đoạn này được làm các
vành tiếp xúc động sắp xếp ở các góc độ khác nhau, một vài đoạn vành được nối
điện với nhau ẩn ở bên trong các tiếp điểm t nh có lò xo đàn hồi, kẹp chặt trên
một cán cố định đã được bọc cách điện với nhau và được nối trực tiếp với mạch
điện bên ngoài. Khi quay trục các đoạn vành trượt tiếp xúc mặt với các ch i tiếp
xúc, do đó thực hiện được chuyển đ i mạch cần thiết trong mạch điều khiển.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 142
4.4.3. Công tắc hành trình
4.4.3.1. Công tắc
Công tắc hành trình dùng để đóng gắt mạch điện điều khiển trong truyền
động điện, tự động hóa... Tùy thuộc vị trí cữ gạt ở các cơ cấu chuyển đ i cơ khí
nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành
trình để đảm bảo an toàn.
Công tắc hành trình có tác dụng như là nút ấn, động tác ấn bằng tay được
thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phân cơ khí, làm cho quá trình
chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện...
Cách dùng của công tắc hành trình có thể được phân thành hai cách như
sau: một loại giống như một công tắc để hạn chế một chuyển động cơ khí không
được vượt quá giới hạn cho phép, còn một loại dùng để làm công tắc cho thiết bị
nâng hạ, hạn chế các hành trình cơ giới của thiết bị này. Ví dụ mạch sử dụng
công tắc hành trình để tự động khống chế hành trình đóng mở c ng.
4.4.3.2. Phân loại
Ngày nay, việc áp dụng các dây chuyền tự động đòi sử dụng nhiều dạng
công tắc hành trình khác nhau, bởi vì những thực hiện mở đóng các tiếp điểm
trong công tắc hành trình phải phù hợp với những sơ đồ động học và cấu tạo của
máy công tác. Tùy theo cấu tạo của công tắc hành trình mà có thể chia thành các
loại công tắc hành trình: kiểu nút ấn, kiểu tì, kiểu quay.
* Ký hiệu
Trong các sơ đồ điện thì tiếp điểm của công tắc hành trình được ký hiệu
như sau:
Hình 4-14: Ký hiệu công tắc hành trình.
a,b: thường mở; c, d: thường đóng.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 143
Bộ phân tiếp điểm của công tắc hành trình bao giờ cũng có một tiếp điểm
thường mở và một tiếp điểm thường đóng, trong đó tiếp điểm động là chung.
4.4.3.3. Cấu tạo và nguy n lý làm việc
Thường gặp các loại công tắc hành trình dưới đây:
a) Công tắc hành trình kiểu nút ấn
Công tắc này gồm có đế cách điện trên đó có lắp đặt các tiếp điểm kiểu cầu
1, 2, 3.
Hình 4-15: Cấu tạo công tắc hành trình kiểu nút ấn.
Công tắc này thường được lắp ở điểm cuối của hành trình. Khi cơ cấu được
điều khiển đi hết đoạn hành trình cần điều khiển vấu lồi của nó sẽ đè lên nút,
trục sẽ tác động xuống mở cặp tiếp điểm 1 - 2 ra và đóng cặp tiếp điểm 2 - 3 lại.
Sau khi vấu lồi đã đi hết qua, lò xo sẽ đẩy trục và các tiếp điểm động sẽ trở về vị
trí ban đầu.
Trong các công tắc hành trình này tốc độ đóng ngắt của các tiếp điểm bằng
tốc độ chuyển động của trục và phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vấu lồi.
b) Công tắc hành trình kiểu tì
Khi cần dừng máy hay chuyển đ i trạng thái với độ chính xác cao (0,3 - 0,7
mm thì người ta dùng công tắc kiểu tì này.
Công tắc này có một tiếp điểm thường đóng và một thường mở các tiếp
điểm t nh lắp trên đế, tiếp điểm động gắn trên đầu tự do của lò xo lá, khi ấn nút
lò xo bị biến dạng dần. Sau khi nút bị tác động tụt xuống một khoảng xác định
lò xo sẽ bật nhanh xuống phía dưới làm cho tiếp điểm trên mở ra và tiếp điểm
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 144
dưới đóng lại, quá trình chuyển đ i trạng thái này sang trang thái kia rất nhanh.
T ng hành trình của nút ấn bằng 0,7mm. Sau khi thôi ấn nút, công tắc tự động
trở lại vị trí ban đầu.
Hình 4-16: Cấu tạo công tắc hành trình kiểu tì.
c) Công tắc hành trình kiểu đòn
Khi cần có tác động chuyển đ i chắc chắn, trong điều kiện hành trình lớn
và dòng điện lớn thì người ta dùng công tắc hành trình này.
Hình 4-17: Cấu tạo của một công tắc hành trình kiểu đòn.
Sơ đồ biểu diễn vị trí đóng của các tiếp điểm 7 và 8. Then khoá 6 có tác
dụng định vị giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi máy công tác tác động lên con
lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ lò xo 14 sẽ làm
cho đ a 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7- 8 mở ra, cặp tiếp điểm 9-10 đóng lại. Tốc
độ đóng ngắt của tiếp điểm rất lớn không phụ thuộc vào tốc độ của con lăn 1.
Công tắc này có thể ngắt dòng điện một chiều đến 6A, điện áp 220V. Lò xo 5 sẽ
kéo đòn 2 về vị trí ban đầu sau khi không có lực tác động lên con lăn 1 nữa.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 145
4.4.4. Contactor (Công tắc tơ)
4.4.4.1. Công dụng
Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc
trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy, khi sử dụng Contactor ta có thể điều
khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí
điều khiển, trạng thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng
ngắt mạch điện).
Hình 4-18: Contactor
4.4.4.2. Phân loại
Phân loại Contactor tuỳ theo các đặc điểm sau:
Theo nguyên lý truyền động: ta có Contactor kiểu điện từ (truyền điện
bằng lực hút điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thông thường sử dụng
Contactor kiểu điện từ.
Theo dạng dòng điện: Contactor một chiều và Contactor xoay chiều
(Contactor 1 pha và 3 pha).
4.4.4.3. Cấu tạo
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm
điện), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).
a) Nam châm điện
Nam châm điện gồm có 4 thành phần:
Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 146
Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần
nắp di động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầy khi
ngừng cung cấp điện vào cuộn dây.
b) Hệ thống dập hồ quang điện
Khi Contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm
bị cháy, mòn dần. Vì vậy, cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn
làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp
điểm chính của Contactor.
c) Hệ thống tiếp điểm của Contactor
Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về
cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của
Contactor thành hai loại:
Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua từ 10A đến vài
nghìn A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm
thường mở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor làm mạch từ
Contactor hút lại.
Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn
5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng có liên lạc với
nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong Contactor ở trạng thái
ngh không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi Contactor ở trạng
thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động
lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển dùng điều
khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các Contactor theo
quy trình định trước).
Theo một số kết cấu thông thường của Contactor, các tiếp điểm phụ có thể
được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ Contactor, tuy nhiên cũng có
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 147
một vài nhà sản xuất ch bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi Contactor,
còn các tiếp điểm phụ được chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử
dụng ta ch ghép thêm vào trên Contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong trường
hợp này có thể bố trí tuỳ ý.
4.4.4.4. Nguyên lý làm việc
Hình 4-19: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động contactor.
Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai
đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di
động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor ở
trạng thái hoạt động. Lúc này, nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di
động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ
chuyển đ i trạng thái thường đóng sẽ mở ra, thường mở sẽ đóng lại) và duy trì
trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái
ngh , các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Các ký hiệu dùng để biểu diễn cho cuộn dây nam châm điện) trong
Contactor và các loại tiếp điểm.
Có nhiều tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau, dùng để biểu diễn cho
cuộn dây và tiếp điềm của Contactor.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 148
4.4.5. Khởi động từ
4.4.5.1. Khái quát và công dụng
Khởi động từ là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng -
ngắt, đảo chiều và bảo vệ quá tải (nếu có lắp thêm rơle nhiệt các động cơ không
đồng bộ ba pha rotor lồng sóc.
Khởi động từ có một Contactor gọi là khởi động từ đơn thường để đóng -
ngắt động cơ điện. Khởi động từ có hai Contactor là khởi động từ kép dùng để
thay đ i chiều quay của động cơ gọi là khởi động từ đảo chiều. Muốn bảo vệ
ngắn mạch phải lắp thêm cầu chì.
4.4.5.2. Các y u cầu kỹ thuật
Động cơ điện không đồng bộ ba pha có thể làm việc liên tục được hay
không tuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của khởi động từ. Do đó khở động từ cần
phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật sau:
Tiếp điểm có độ bền chịu mài mòn cao.
Khả năng đóng - cắt cao.
Thao tác đóng - cắt dứt khoát.
Tiêu thụ công suất ít nhất.
Bảo vệ động cơ không bị quá tải lâu dài có Rơle nhiệt).
Thoả mãn điều khởi động dòng điện khởi động từ 5 đến 7 lần dòng điện
định mức).
4.4.5.3. Kết cấu và nguy n lý làm việc
Khởi động từ thường được phân chia theo:
Điện áp định mức của cuộn hây hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V.
Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: hở, bảo
vệ, chống bụi, nước n
Khả năng làm biến đ i chiều quay động cơ điện: Không đảo chiều quay
và đảo chiều quay.
Số lượng và loại tiếp điểm: Thường hở, thường đóng.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 149
a) Nguyên lý làm việc của khởi động từ
Khởi động từ và hai nút nhấn
Hình 4-20: Sơ đồ khởi động từ động cơ 3 pha 2 nút nhấn.
Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nhấn nút khởi động M, cuộn dây
Contactor có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại: Làm đóng các
tiếp điểm chính để khởi động động cơ và đóng tiếp điểm phụ thường mở để duy
trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn nút dừng
D, khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của lò xo nén làm phần lõi di động
trở về vị trí ban đầu; các tiếp điểm trở về trạng thái thường hở, động cơ dừng
hoạt động. Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch
điện cuộn dây, do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.
Khởi động từ đảo chiều và ba nút nhấn
Khi nhấn nút nhấn MT cuộn dây Contactor T có điện hút lõi thép di động và
mạch từ khép kín lại; làm đóng các tiếp điểm chính T để khởi động động cơ
quay theo chiều thuận và đóng tiếp điểm phụ thường hở T để duy trì mạch điều
khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động MT. Để đảo chiều quay động cơ, ta
nhấn nút nhấn MN cuộn dây Contactor T mất điện, cuộn dây Contactor N có
điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại; làm đóng các tiếp điểm chính
N, lúc này trên mạch động lực đảo hai dây trong ba pha điện làm cho động cơ
đảo chiều quay ngược lại và tiếp điểm phụ thường hở N để duy trì mạch điều
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 150
khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động MN. Quá trình đảo chiều quay
được lặp lại như trên. Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ N (hoặc T) bị ngắt
điện, động cơ dừng hoạt động.
Hình 4-21: Sơ đồ khởi động từ đảo chiều động cơ 3 pha 3 nút nhấn.
Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện
cuộn dây, do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.
4. Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện
Điện kỹ thuật 151
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm và các phương pháp phân loại khí cụ điện. Nêu những
yêu cầu cơ bản về khí cụ điện.
2. Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên lý của cầu dao.
3. Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên lý công tắc.
4. Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên lý áptomat.
5. Trình bày công dụng, tính chất và yêu cầu của cầu chì.
6. Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên l rơle điện từ.
7. Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên lý nút nhấn.
8. Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên lý công tắc tơ.
9. So sánh những đặc trưng cơ bản giống và khác nhau của hai thiết bị bảo vệ
quá dòng điện là cầu chảy và áptômát?
10. Trình bày yêu cầu kỹ thuật và kết cấu nguyên lý của khởi động từ.
Điện kỹ thuật 152
MỘT SỐ KÝ HIỆU THƢỜNG DÙNG
KÝ HIỆU TÊN GỌI THỨ NGUYÊN
A Điện năng tiêu thụ Jun (J)
⃗⃗ Cảm ứng từ Tesla (T)
B Điện nạp Simen (S)
BL Cảm dẫn Simen (S)
BC Dung dẫn Simen (S)
C Điện dung Fara (F)
e Sức điện động Vôn (V)
e(t) Sức điện động tức thời Vôn (V)
f Tần số Héc (Hz)
G Điện dẫn Simen (S)
I Dòng điện Ampere (A)
Ip Dòng điện pha Ampere (A)
Id Dòng điện dây Ampere (A)
i(t) Dòng điện tức thời Ampere (A)
j(t) Nguồn dòng điện Ampere (A)
k T số biến áp
L Điện cảm Henry (H)
M Moment Newton.mét (Nm)
n Tốc độ rotor vòng
n1 Tốc độ từ trường vòng
n2 Tốc độ trượt vòng
P Công suất tác dụng Oát (W)
Q Công suất phản kháng VAr
q Điện tích Coulomb (C)
R Điện trở Ohm ()
S Công suất biểu kiến Vôn-ampere (VA)
T Chu kỳ giây
t Thời gian giây
U Điện áp Vôn
Up Điện áp pha Vôn
Ud Điện áp dây Vôn
u(t) Điện áp tức thời Vôn
X Điện kháng Ohm ()
XL Cảm kháng Ohm ()
XC Dung kháng Ohm ()
Y T ng dẫn Simen (S)
Z T ng trở Ohm ()
Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện rad
cos Hệ số công suất
e Pha ban đầu sức điện động rad
i Pha ban đầu dòng điện rad
u Pha ban đầu điện áp rad
ω Tần số góc rad/s
Từ thông Vêbe (Wb)
Điện kỹ thuật 153
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BATN: Biến áp tự ngẫu
CD: Cầu dao
KĐ : Không đồng bộ
MBA: Máy biến áp
Y/Y: Ba pha nối kiểu sao – sao
Y/Δ: Ba pha nối kiểu sao – tam giác
Điện kỹ thuật 154
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Mạch điện. ...................................................................................................... 2
Hình 1-2: Ký hiệu nguồn điện áp. ................................................................................... 4
Hình 1-3: Ký hiệu nguồn dòng điện. ............................................................................... 5
Hình 1-4: Điện trở. .......................................................................................................... 5
Hình 1-5: Sức điện động và điện áp tự cảm trên cuộn dây. ............................................ 6
Hình 1-6: Phần tử điện dung. .......................................................................................... 7
Hình 1-7: Mô hình mạch điện. ........................................................................................ 8
Hình 1-8: Nút dòng điện. ................................................................................................. 9
Hình 1-9: Đồ thị dòng điện xoay chiều hình sin. .......................................................... 11
Hình 1-10: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha đơn giản. ................................... 12
Hình 1-11: Chuyển động khung dây trong từ trường. ................................................... 12
Hình 1-12: Đồ thị sức điện động khi e > 0 và e < 0 ................................................. 13
Hình 1-13: Sự lệch pha giữ điện áp và dòng điện. ........................................................ 15
Hình 1-14: Biểu diễn hàm sin bằng vectơ. .................................................................... 17
Hình 1-15: Biểu diễn dòng điện, điện áp bằng vectơ. ................................................... 17
Hình 1-16: Mạch thuần điện trở và giản đồ vectơ điện áp và dòng điện. .................... 18
Hình 1-17: Đồ thị hàm sin i, u, p trong mạch thuần điện trở. ...................................... 19
Hình 1-18: Mạch thuần điện kháng và giản đồ vectơ điện áp và dòng điện. ............... 19
Hình 1-19: Đồ thị hàm sin i, u, p trong mạch thuần điện cảm...................................... 20
Hình 1-20: Mạch thuần điện dung và giản đồ vectơ điện áp và dòng điện. ................. 20
Hình 1-21: Đồ thị hàm sin i, u, p trong mạch thuần điện kháng. ................................. 21
Hình 1-22: Mạch RLC mắc nối tiếp và giản đồ vectơ điện áp và dòng điện. ............... 22
Hình 1-23: Tam giác tổng trở........................................................................................ 23
Hình 1-24: Mạch R – L – C song song và biểu diễn vectơ.Error! Bookmark not
defined.
Hình 1-25: Tam giác công suất. .................................................................................... 26
Hình 1-26: Biểu diễn hình học của số phức. ................................................................. 28
Điện kỹ thuật 155
Hình 1-27: Biểu diễn hình học số phức và phép cộng số phức. .................................... 29
Hình 1-28: Biểu diễn dạng cực của số phức. ................................................................ 30
Hình 1-29: Mạch một cửa. ............................................................................................ 34
Hình 1-30: Đồ thị hàm sin và đồ thị vectơ sức điện động ba pha. ................................ 37
Hình 1-31: Máy phát điện đồng bộ ba pha. .................................................................. 38
Hình 1-32: Sơ đồ nguồn và phụ tải đấu hình sao. ......................................................... 39
Hình 1-33: Đồ thị vectơ điện áp của hệ thống 3 pha nối hình sao. .............................. 39
Hình 1-34: Mạch ba pha ba dây nối sao. ...................................................................... 40
Hình 1-35: Sơ đồ nguồn và phụ tải đấu tam giác. ........................................................ 41
Hình 1-36: Đồ thị vectơ dòng điện của hệ thống 3 pha nối tam giác. .......................... 41
Hình 1-37: Mạch ba pha đối xứng nối sao, đồ thị vectơ điện áp và dòng điện. ........... 44
Hình 1-38: Mạch ba pha nối sao đối xứng có tổng trở đường dây. .............................. 45
Hình 1-39: Mạch ba pha đối xứng nối tam giác, đồ thị vectơ điện áp và dòng điện. ... 45
Hình 1-40: Mạch ba pha nối tam giác đối xứng có tổng trở đường dây. ..................... 46
Hình 2-1: Máy biến áp core type và shell type. ............................................................. 58
Hình 2-2: Máy biến áp Berry type ................................................................................. 58
Hình 2-3: Sơ đồ cấu tạo máy biến áp một pha. ............................................................. 59
Hình 2-4: Các dạng mạch từ máy biến áp. ................................................................... 59
Hình 2-5: Sơ đồ thay thế máy biến áp không tải. .......................................................... 63
Hình 2-6: Sơ đồ thí nghiệm máy biến áp không tải. ...................................................... 64
Hình 2-7: Sơ đồ thay thế của máy biến áp ngắn mạch. ................................................ 65
Hình 2-8: Sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch máy biến áp. ................................................... 65
Hình 2-9: Chế độ ngắn mạch máy biến áp. ................................................................... 66
Hình 2-10: Sơ đồ cấu tạo máy biến áp 3 pha. ............................................................... 70
Hình 2-11: Các sơ đồ đấu dây máy biến áp ba pha. ..................................................... 70
Hình 2-12: Biểu thị góc lệch pha. ................................................................................. 72
Hình 2-13: Cách đánh dấu đầu dây trong máy biến áp 3 pha. ..................................... 72
Hình 2-14: Cách nối dây quấn kiểu sao (Y) và tam giác (Δ). ....................................... 73
Hình 2-15: Sự lệch pha trong một pha của máy biến áp 3 pha. ................................... 74
Điện kỹ thuật 156
Hình 2-16: Tổ đấu dây Y/Y - 12 ..................................................................................... 75
Hình 2-17: Tổ đấu dây Y/Δ - 11 .................................................................................... 75
Hình 3-1: Động cơ không đồng bộ. ............................................................................... 80
Hình 3-2: Stator và lá thép stator. ................................................................................. 81
Hình 3-3: Rotor lồng sóc và ký hiệu rotor trên mạch điện. .......................................... 81
Hình 3-4: Rotor dây quấn và ký hiệu rotor trên mạch điện. ......................................... 82
Hình 3-5: Sự hình thành từ trường đập mạch trong dây quấn 1 pha. .......................... 83
Hình 3-6: Từ trường quay của dòng điện 3 pha............................................................ 84
Hình 3-7: Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ 3 pha. ............................. 86
Hình 3-8: Dòng điện cảm ứng trong dây quấn rotor. ................................................... 93
Hình 3-9: Sơ đồ ra dây của dây quấn stator 6 đầu dây. ............................................... 96
Hình 3-10: Sơ đồ ra dây của dây quấn stator 9 đầu dây. ............................................. 97
Hình 3-11: Sơ đồ đấu dây quấn stator 6 đầu dây theo hình Y. ..................................... 98
Hình 3-12: Sơ đồ đấu dây quấn stator 6 đầu dây theo hình Δ. ..................................... 98
Hình 3-13: Sơ đồ đấu dây theo dạng Y nối tiếp của động cơ 3 pha ra 9 đầu dây. ....... 99
Hình 3-14: Sơ đồ đấu dây dạng Y song song của động cơ 3 pha ra 9. ......................... 99
Hình 3-15: Sơ đồ đấu dây theo dạng Δ nối tiếp của động cơ 3 pha ra 9 đầu dây. ..... 100
Hình 3-16: Sơ đồ đấu dây theo dạng Δ song song động cơ 3 pha ra 9 đầu dây. ........ 100
Hình 3-17: Sơ đồ đảo chiều quay động cơ trực tiếp. .................................................. 102
Hình 3-18: Nguyên lý đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 3 pha và sơ đồ đảo
chiều quay động cơ điện không đồng bộ ba pha bằng cầu dao đảo ba pha. .............. 103
Hình 3-19: Sơ đồ mở máy trực tiếp động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc. ............. 105
Hình 3-20: Sơ đồ mở máy dùng điện kháng nối tiếp vào mạch Stator. ...................... 106
Hình 3-21: Sơ đồ mở máy qua biến áp tự ngẫu. ......................................................... 107
Hình 3-22: Sơ đồ mở máy đổi nối Y Δ ..................................................................... 108
Hình 3-23: Sơ đồ khởi động động cơ KĐB 3 pha rotor dây quấn dùng điện trở phụ.109
Hình 3-24: Động cơ vạn năng. .................................................................................... 111
Hình 3-25: Cực từ và dây quấn kích thích. ................................................................. 111
Hình 3-26: Kiểu quấn ngược chiều dây của dây quấn kích thích. .............................. 112
Điện kỹ thuật 157
Hình 3-27: Cấu tạo stator và rotor động cơ vạn năng................................................ 113
Hình 3-28: Cổ góp và khung dây phần ứng. ............................................................... 113
Hình 3-29: Kết cấu động cơ vạn năng. ....................................................................... 114
Hình 3-30: Nguyên lý động cơ vạn năng khi hoạt động với dòng xoay chiều. ........... 115
Hình 3-31: Nguyên lý động cơ vạn năng khi hoạt động với dòng một chiều. ............. 115
Hình 3-32: Trục phân dòng trùng với trục cực từ (M=0) ........................................... 116
Hình 3-33: Trục phân dòng không trùng với trục cực từ (M 0). .............................. 117
Hình 3-34: Trục phân dòng trùng với đường trung tính hình học (M = Mmax). ......... 117
Hình 3-35: Sơ đồ mở máy động cơ điện vạn năng. ..................................................... 118
Hình 3-36: Dùng bộ biến đổi thyristor thay đổi Uc để khởi động động cơ. ................ 119
Hình 4-1: Các loại cầu dao. ........................................................................................ 127
Hình 4-2: Ký hiệu cầu dao trên mạch điện. ................................................................ 128
Hình 4-3: Cấu tạo cầu dao. ......................................................................................... 128
Hình 4-4: Ký hiệu công tắc trên mạch điện. ............................................................... 129
Hình 4-5: Các loại công tắc và cấu tạo. ..................................................................... 129
Hình 4-6: Áptômát ....................................................................................................... 130
Hình 4-7: Nguyên lý của một áptômát dòng điện cực đại. .......................................... 133
Hình 4-8: Các dạng dây chảy và cách mắc cầu chì bảo vệ trong mạch điện. ............ 134
Hình 4-9: Ký hiệu cầu chì trên mạch điện. ................................................................. 134
Hình 4-10: Cầu chì ống sứ. ......................................................................................... 135
Hình 4-11: Sơ đồ kết cấu của rơle điện từ. ................................................................. 137
Hình 4-12: Cấu tạo các loại nút nhấn và ký hiệu trên mạch điện. ............................. 139
Hình 4-13: Cấu tạo bộ khống chế. .............................................................................. 141
Hình 4-14: Ký hiệu công tắc hành trình. ..................................................................... 142
Hình 4-15: Cấu tạo công tắc hành trình kiểu nút ấn. ................................................. 143
Hình 4-16: Cấu tạo công tắc hành trình kiểu tì. ......................................................... 144
Hình 4-17: Cấu tạo của một công tắc hành trình kiểu đòn. ........................................ 144
Hình 4-18: Contactor .................................................................................................. 145
Hình 4-19: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động contactor. .............................................. 147
Điện kỹ thuật 158
Hình 4-20: Sơ đồ khởi động từ động cơ 3 pha 2 nút nhấn. ......................................... 149
Điện kỹ thuật 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Kim Đính – Máy điện 1 và 2 – NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh, Trường đại học kỹ thuật 1996.
[2] TS. Phan Ngọc Bích – Điện kỹ thuật – NXB Khoa học kỹ thuật 2000.
[3] PGS.TS. Đặng Văn Đào Chủ biên , PGS.TS. Lê Văn Doanh – Giáo
trình Kỹ thuật điện – NXB Giáo dục 2002.
[4] PGS.TS. Đặng Văn Đào Chủ biên , PGS.TS. Lê Văn Doanh – Kỹ thuật
điện – NXB Giáo dục 1998.
[5] ThS. Vũ Xuân Hùng – Điện kỹ thuật – NXB Lao động 2008.
[6] Chân Ngọc Bích – Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa Máy biến áp Động
cơ điện Máy phát điện công suất nhỏ – NXB Giáo dục 1996.
[7] Nguyễn Trọng Thắng –Kỹ thuật điện – NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh 2012.
[8] TS. Hồ Xuân Thanh, ThS. Phạm Xuân H – Giáo trình Khí cụ điện –
NXB Đại học kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dien_ky_thuat_trinh_do_cao_dang_tran_thi_tra_my.pdf