Giáo trình Điện động cơ (Trình độ: Trung cấp)

MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng máy khởi động trên động cơ. - Tháo, kiểm tra, lắp được máy khởi động. - Đảm bảo an toàn về người và thiết bị. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Động cơ diesel, máy khởi động rời. - Đồng hồ VOM, thước kẹp, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, dầu diesel, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – lắp và bảo dưỡng được.

pdf181 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điện động cơ (Trình độ: Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 109 - Sử dụng ôm kế đo điện trở giữa các cực. Bảng 7.5: Giá trị điện trở giữa các cực của cảm biến vị trí bướm ga. - Điều chỉnh khe hở giữa vít và cần hạn chế Bảng 7.6: Giá trị khe hở giữa vít và cần hạn chế và giá trị điện trở của cảm biến. - Điều chỉnh cảm biến vị trí bướm ga nếu cần thiết: - Bước 1: Nới lỏng 2 vít bắt cảm biến Hình 4.56: Nới lỏng 2 vít bắt cảm biến. - Bước 2: Đặt thước lá 0.70 mm (0.028 inch) vào khe hở giữa vít hạn chế và cần hạn chế. Hình 4.57: Đặt thước lá kiểm tra khe hở giữa vít hạn chế và cần hạn chế. - Bước 3: Nối đầu thử của ôm kế vào các cực IDL và E2 của cảm biến vị trí bướm ga. BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 110 - Bước 4: Xoay cảm biến nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi ôm kế báo thông mạch. Vặn chặt 2 vít bắt cảm biến. Hình 4.58: Xoay cảm biến. - Bước 5: Kiểm tra lại sự thông mạch giữa các cực IDL và E2. Hình 4.59: Kiểm tra thông mạch chân IDL và E2. Bảng 7.7: Giá trị khe hở giữa vít và cần hạn chế. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Kiểm tra tương tự cảm biến nhiệt độ khí nạp, trên động cơ cảm biến nhiệt độ nước làm mát của Toyota thường có giắc màu xanh lá cây. BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 111 Hình 4.60: Cảm biến nước làm mát Hình 4.61: Sơ đồ mạch điện và đường đặc tính cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Cảm biến số vòng quay trục khuỷu - Cảm biến Ne (và cảm biến G) có 3 dạng:  Loại cảm biến từ.  Loại cảm biến quang.  Và loại cảm biến Hall. Hình 4.62: Cảm biến số vòng quay trục khuỷu. - Tín hiệu Ne bao gồm một cuộn dây, một nam châm vĩnh cửu được lắp trên một khung từ và một rô-to cảm biến. Số răng của rô-to cảm biến tín hiệu Ne nhiều hơn tín hiệu G thường là 4, 12, 16, 24, 34 tùy thuộc vào kiểu động cơ. Khi rô-to chuyển động sẽ làm cho từ thông đi qua cuộn dây thay đổi, sẽ tạo ra một sức điện động trong BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 112 cuộn dây dạng xung xoay chiều và tín hiệu này được gởi về ECU. Ở một số động cơ tín hiệu Ne có 4 răng (không có tín hiệu G), khi trục khuỷu quay hai vòng có 4 xung xoay chiều, mỗi xung cách nhau một góc 180 độ gởi về bộ đánh lửa (Igniter), Iginter biến đổi 4 xung này thành 4 xung vuông gởi về ECU động cơ. Hình 4.63: Sơ đồ mạch điện cảm biến tốc độ trục khuỷu. - Bước 1: Kiểm tra điện trở của cảm biến. Tham khảo bảng dưới. - Bước 2: Kiểm tra khe hở từ: 0,2 – 0,4 mm. - Kiểm tra cảm biến số vòng quay trục khuỷu: - Kiểm tra đường dây từ cảm biến nối về ECU động cơ. Bảng 7.8: Giá trị điện trở cảm biến G, Ne của Toyota. Cảm biến oxy BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 113 Hình 4.64: Cảm biến oxy. - Cảm biến ôxy được bố trí trên đường ống thải, dùng để nhận biết nồng độ ôxy có trong khí thải, từ đó xác định tỉ lệ nhiên liệu và không khí trong buồng đốt của động cơ. Cảm biến được ký hiệu OX, trong một động cơ người ta sử dụng một hoặc hai cảm biến ôxy. Ở các xe có trang bị đầu chẩn đoán OBD II được trang bị hai cảm biến ôxy: một phía trước và một phía sau của bộ lọc khí thải. Động cơ chữ V sử dụng hai cảm biến ôxy, một cho các xy lanh bên trái và một cho các xy lanh bố trí bên phải, còn cảm biến ôxy bố trí sau bộ lọc khí thải dùng để xác định hiệu suất làm việc của bộ lọc khí thải. Hình 4.65: Sơ đồ điện và đặc tính cảm biến oxy.  Kiểm tra cảm biến oxy: - Bước 1: Sử dụng đồng hồ đo điện áp có thang đo từ 0 – 20 vôn. Đồng hồ chỉ thị bằng kim hoặc đồng hồ số có thang đo bằng cột. - Bước 2: Khởi động và cho động cơ hoạt động ở số vòng quay 2500 v/p. - Bước 3: Nối tắt cực TE1 với E1 ở đầu chẩn đoán. - Bước 4: Dùng đồng hồ đo điện áp tại cực VF1. BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 114 - Bước 5: Kim đồng hồ phải dao động tối thiểu 8 lần trong 10 giây. Các cảm biến khác  Cảm biến A/F: Hình 4.66: Cảm biến A/F. - Cảm biến tỉ số không khí và nhiên liệu (A/F) có khoảng làm việc rộng hơn cảm biến ôxy. Nó dùng để phát hiện nồng độ ôxy có trong khí thải, nhưng có cấu trúc khác và đặc tính làm việc cũng khác cảm biến ôxy. Ưu điểm của cảm biến A/F là tín hiệu cảm biến rộng, phát hiện nhanh và điều chỉnh chính xác hơn cảm biến ôxy. Điều này giải quyết tốt hơn vần đề ô nhiểm môi sinh. - Nhiệt độ làm việc của cảm biến A/F khoảng 650ºC, thời gian xông nóng của cảm biến A/F loại phẳng khoảng 10 giây, kiểu thường khoảng 30 giây. Cảm biến A/F được đặt một điện áp không đổi để nhận được một điện áp tỉ lệ thuận với nồng độ ô xy trong khí thải. - Đường đặc tính của cảm biến A/F khác với cảm biến ôxy, phạm vi điện áp làm việc rất lớn, khi hỗn hợp giàu thì tín hiệu điện áp giảm và khi hỗn hợp nghèo, tín hiệu điện áp sẽ gia tăng. Khi tỉ số A/F = 14,7/1 thì điện áp cảm biến A/F là 3,3 vôn. - Cảm biến A/F cũng cần phải nung nóng như cảm biến ôxy, điện trở dây nung nóng vào khoảng 1,8 đến 3,4Ω ở nhiệt độ 20°C (Cảm biến ôxy là 11-16Ω ở 20°C). - Cảm biến A/F được kiểm tra bằng thiết bị chẩn đoán cầm tay.  Cảm biến kích nổ: BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 115 Hình 4.67 Cấu tạo và sơ đồ mạch điện cảm biến kích nổ. - Ở động cơ xăng khi hiện tượng kích nổ xảy ra, áp suất trong các xy lanh của động cơ tăng nhanh đột ngột ở lân cận điểm chết trên. Sự tăng áp suất đột ngột lên các chi tiết sinh ra va đập, làm cho các chi tiết rung động mạnh, công suất và hiệu suất động cơ giảm. Để khắc phục kích nổ xảy ra bằng cách giảm áp suất cháy trong các xy lanh của động cơ  thực hiện đánh lửa trễ. - Cảm biến kích nổ được ký hiệu KNK , dùng để xác định hiện tượng kích nổ xảy ra trong các xy-lanh của động cơ. ECU dùng tín hiệu này để điều khiển đánh lửa trể cho đến khi hiện tượng kích nổ không còn xảy ra. - Cảm biến kích nổ được bố trí ở xy lanh động cơ. Số lượng cảm biến kích nổ phụ thuộc vào số xy-lanh động cơ và cách bố trí xy lanh. Động cơ thẳng hàng 4 xy lanh trở xuống sử dụng một cảm biến, động cơ 6 xy lanh bố trí hai cảm biến kích nổ ( một cho xy lanh từ 1 đến 3 và một cho các xylanh từ 4 đến 6 hoặc một cho hàng xylanh bên trái và một cho hàng xylanh bên phải. - Kiểm tra sự không thông mạch từ cực KNK của cảm biến với mát. Nếu thông mạch hoặc có điện trở thì thay mới cảm biến. - Kiểm tra xung điện áp của cảm biến khi động cơ hoạt động. BÀI 4: CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỆN CẢM BIẾN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 116 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Ngày: Lớp: Nhóm: Tổ: Tên thành viên: Tên bài: Tên chi tiết: Ký hiệu: 1. Vệ sinh – Quan sát: - Dùng giẻ vệ sinh bên ngoài các chi tiết - Quan sát bên ngoài động cơ, sa bàn tìm hiểu các cảm biến trong hệ thống phun xăng. 2. Ghi nhận đặc điểm và tình trạng bên ngoài 2.1. Đặc điểm động cơ, sa bàn: - Hiệu động cơ, (sa bàn): ............................................................ - Hãng xe: ....................................................................................... - Số xy-lanh: .............................................................................. 2.2. Tình trạng Xe (sa bàn) còn sử dụng được không? Động cơ còn đầy đủ các hệ thống, còn hoạt động được không? ............ 3. Nhận định các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử 3.1. Nhận định các chi tiết - Ghi nhận lại hình dạng các cảm biến, xác định vị trí lắp đặt các cảm biến trên động cơ .. Vẽ sơ đồ thực tế - Vẽ sơ đồ thực tế và so sánh với sơ đồ lý thuyết 3.2. Đo kiểm các cảm biến: - Giá trị đo kiểm các cảm biến: - So sánh với các thông số của Nhà sản xuất: .. - Kết luận về tình trạng hoạt động của các cảm biến: BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 117 BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học viên sẽ có khả năng: - Trình bày được cấu tạo hệ thống đánh lửa lập trình có và không có bộ chia điện - Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa - Xác định được tình trạng hoạt động của động cơ - Thực hành được công việc lắp đặt, kiểm tra mạch đánh lửa trên sa bàn. - Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đôi. - Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống đánh lửa điện tử delco - Kiểm tra, sửa chữa được đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. - An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Mô hình hệ thống đánh lửa hộp. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, xăng, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – kiểm tra - lắp và bảo dưỡng được hệ thống đánh lửa điện tử delco. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 118 5.1.Tổng quan về hệ thống đánh lửa Hệ thống ESA (Đánh lửa sớm điện tử) là một hệ thống dùng ECU động cơ để xác định thời điểm đánh lửa dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau. ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa từ thời điểm đánh lửa tối ưu được lưu trong bộ nhớ để phù hợp với tình trạng của động cơ, và sau đó chuyển các tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa tối ưu cơ bản được xác định bằng tốc độ của động cơ là lượng không khí nạp (áp suất đường ống nạp). BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 119 5.2.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử. 5.2.1 Cấu tạo Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống điều khiển đánh lửa động cơ Hệ thống ESA gồm có các cảm biến khác nhau, ECU động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các bugi  Vai trò của các cảm biến + Cảm biến vị trí trục cam (tín hiệu G) Cảm biến này phát hiện góc quay chuẩn và thời điểm của trục cam. + Cảm biến vị trí trục khuỷu (tín hiệu NE) Cảm biến này phát hiện góc quay trục khuỷu và tốc độ của động cơ. + Cảm biến lưu lượng khí nạp hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp (tín hiệu VG hoặc PIM) Cảm biến này phát hiện khối lượng khí nạp hoặc áp suất đường ống nạp. + Cảm biến vị trí bướm ga (tín hiệu IDL) Cảm biến này phát hiện điều kiện chạy không tải. + Cảm biến nhiệt độ nước (tín hiệu THW) Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của nước làm mát. + Cảm biến tiếng gõ (tín hiệu KNK) BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 120 Cảm biến này phát hiện tình trạng của tiếng gõ. + Cảm biến oxy (tín hiệu OX) Cảm biến này phát hiện nồng độ của oxy trong khí xả.  Vai trò của ECU động cơ ECU động cơ nhận các tín hiệu từ các cảm biến, tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tình trạng động cơ, và truyền tín hiệu đánh lửa (IGT) đến IC đánh lửa.  Vai trò của IC đánh lửa IC đánh lửa nhận tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra để ngắt dòng điện sơ cấp trong cuộn đánh lửa một cách gián đoạn. Nó cũng gửi tín hiệu xác nhận đánh lửa (IGF) đến ECU động cơ. 5.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử Mạch đánh lửa kiểu phân phối là một hệ thống sử dụng một bộ chia điện để gửi dòng điện cao áp tới các bugi. Mạch đánh lửa kiểu phân phối về cơ bản thực hiện việc điều chỉnh giống như loại DIS. Tuy nhiên vì chỉ có một IC đánh lửa và một cuộn đánh lửa, chỉ có một IGT và IGF được truyền đi. Điện áp cao sinh ra bởi cuộn dây đánh lửa được bộ chia điện phân phối đến mỗi xi lanh Hình 5.2: Sơ đồ hệ thống điều khiển đánh lửa kiểu phân phối BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 121 Hình 5.3: Sơ đồ hệ thống điều khiển đánh lửa kiểu trực tiếp ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu G, tín hiệu NE và các tín hiệu từ các cảm biến khác. Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa. Trong khi tín hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tín hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp đến cuộn dây đánh lửa sẽ bị ngắt. Đồng thời, tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ. Hiện nay, mạch đánh lửa chủ yếu dùng loại DIS (hệ thống đánh lửa trực tiếp). ECU động cơ phân phối dòng điện cao áp đến các xi lanh bằng cách gửi từng tín hiệu IGT đến các IC đánh lửa theo trình tự đánh lửa. Điều này làm cho nó có thể tạo ra việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa có độ chính xác cao BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 122  Tín hiệu IGT và IGF + Tín hiệu IGT ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và truyền tín hiệu IGT đến IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được bật ON ngay trước khi thời điểm đánh lửa được bộ vi xử lý trong ECU động cơ tính toán, và sau đó tắt đi. Khi tín hiệu IGT bị ngắt, các bugi sẽ đánh lửa. Hình 5.4: Tín hiệu IGT + Tín hiệu IGF IC đánh lửa gửi một tín hiệu IGF đến ECU động cơ bằng cách dùng lực điện động ngược được tạo ra khi dòng sơ cấp đến cuộn đánh lửa bị ngắt hoặc bằng giá trị dòng điện sơ cấp. Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu IGF nó xác định rằng việc đánh lửa đã xảy ra. Hình 5.5: Tín hiệu IGF Nếu ECU động cơ không nhận được tín hiệu IGF, chức năng chẩn đoán sẽ vận hành và một DTC được lưu trong ECU động cơ và chức năng an toàn sẽ hoạt động và làm ngừng phun nhiên liệu :  Điều khiển đánh lửa khi khởi động Điều khiển việc đánh lửa lúc khởi động được thực hiện bằng việc tiến hành đánh lửa ở góc trục khuỷu được xác định trước trong các điều kiện làm việc của động cơ. Góc trục khuỷu này được gọi là "góc thời điểm đánh lửa ban đầu".  Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động Việc điều chỉnh đánh lửa sau khi khởi động được thực hiện bởi góc thời điểm đánh lửa ban đầu, góc đánh lửa sớm cơ bản, được tính toán theo trọng tải và tốc độ của BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 123 động cơ, và các hiệu chỉnh khác nhau Hình 5.6: Điều khiển đánh lửa BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 124 Xác định góc thời điểm đánh lửa ban đầu Góc thời điểm đánh lửa ban đầu được xác định như sau. Hình 5.7: Xác định góc thời điểm đánh lửa ban đầu Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu NE (điểm B), sau khi nhận tín hiệu G (điểm A), ECU xác định rằng đây là góc thời điểm đánh lửa ban đầu khi trục khuỷu đạt đến 50, 70 hay 100 BTDC (khác nhau giữa các kiểu động cơ).  Điều khiển đánh lửa khi khởi động và điều khiển đánh lửa sau khi khởi động  Điều khiển đánh lửa khi khởi động Khi khởi động, tốc độ của động cơ thấp và khối lượng không khí nạp chưa ổn định, nên không thể sử dụng tín hiệu VG hoặc PIM làm các tín hiệu điều chỉnh. Vì vậy, thời điểm đánh lửa được đặt ở góc thời điểm đánh lửa ban đầu. Hình 5.8: Điều khiển đánh lửa khi khởi động Góc thời điểm đánh lửa ban đầu được điều chỉnh trong IC dự trữ ở ECU động cơ. Ngoài ra, tín hiệu NE được dùng để xác định khi động cơ đang được khởi động, và tốc độ của động cơ là 500 vòng/phút hoặc nhỏ hơn cho biết rằng việc khởi động đang xảy ra BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 125  Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động Điều chỉnh đánh lửa sau khi khởi động là việc điều chỉnh được thực hiện trong khi động cơ đang chạy sau khi khởi động. Việc điều chỉnh này được thực hiện bằng cách tiến hành các hiệu chỉnh khác nhau đối với góc thời điểm đánh lửa ban đầu và góc đánh lửa sớm cơ bản. Thời điểm đánh lửa = góc thời điểm đánh lửa ban đầu + góc đánh lửa sớm + góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh. Khi thực hiện việc điều chỉnh đánh lửa sau khởi động, tín hiệu IGT được bộ vi xử lý tính toán và truyền qua IC dự trữ này Hình 5.9: Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động  Điều khiển góc đánh lửa sớm cơ bản Góc đánh lửa sớm cơ bản được xác định bằng cách dùng tín hiệu NE, tín hiệu VG hoặc tín hiệu PIM. Tín hiệu NE và VG được dùng để xác định góc đánh lửa sớm cơ bản và được lưu giữ trong bộ nhớ của ECU động cơ.  Điều khiển khi tín hiệu IDL bật ON Khi tín hiệu IDL bật ON, thời điểm đánh lửa là sớm theo tốc độ của động cơ. Trong một số kiểu động cơ góc đánh lửa sớm cơ bản thay đổi khi máy điều hòa không khí bật ON hoặc tắt OFF. (Xem khu vực đường nét đứt ở bên trái). Ngoài ra, trong các kiểu này, một số kiểu có góc đánh lửa sớm là 0 trong thời gian máy chạy ở tốc độ không tải chuẩn. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 126 Hình 5.10: Điều khiển khi tín hiệu IDL bật ON  Điều khiển khi tín hiệu IDL bị ngắt OFF Thời điểm đánh lửa được xác định theo tín hiệu NE và VG hoặc tín hiệu PIM dựa vào các dữ liệu được lưu trong ECU động cơ. Tuỳ theo kiểu động cơ, 2 góc đánh lửa sớm cơ bản được lưu giữ trong ECU động cơ. Các dữ liệu của một trong các góc này được dùng để xác định góc đánh lửa sớm dựa trên chỉ số octan của nhiên liệu, nên có thể chọn các dữ liệu phù hợp với nhiên liệu được người lái sử dụng. Ngoài ra, một số kiểu xe có khả năng đánh giá chỉ số octan của nhiên liệu, sử dụng tín hiệu KNK để tự động thay đổi các dữ liệu để xác định thời điểm đánh lửa.  Điều khiển góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh  Hiệu chỉnh để hâm nóng Góc đánh lửa sớm được sử dụng cho thời điểm đánh lửa khi nhiệt độ nước làm mát thấp nhằm cải thiện khả năng làm việc. Một số kiểu động cơ tiến hành hiệu chỉnh sớm lên tương ứng với khối lượng không khí nạp. Góc của thời điểm đánh lửa sớm lên xấp xỉ 150 bằng chức năng hiệu chỉnh này trong suốt thời gian ở các điều kiện cực kỳ lạnh. Đối với một số kiểu động cơ, tín hiệu IDL hoặc tín hiệu NE được sử dụng như một tín hiệu liên quan đối với việc hiệu chỉnh này BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 127 Hình 5.11: Hiệu chỉnh để hâm nóng  Hiệu chỉnh khi quá nhiệt độ Khi nhiệt độ của nước làm nguội quá cao, thời điểm đánh lửa được làm muộn đi để tránh tiếng gõ và quá nóng. Góc thời điểm đánh lửa được làm muộn tối đa là 50 bằng cách hiệu chỉnh này. Một số kiểu động cơ cũng sử dụng các tín hiệu sau đây để hiệu chỉnh. Hình 5.12: Hiệu chỉnh quá nhiệt - Tín hiệu lượng không khí nạp (VG hoặc PIM). - Tín hiệu tốc độ động cơ (NE) - Tín hiệu vị trí bướm ga (IDL) v.v...  Hiệu chỉnh để tốc độ chạy không tải ổn định Nếu tốc độ của động cơ khi chạy không thay đổi từ tốc độ chạy không tải mục tiêu, ECU động cơ sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa để làm cho tốc độ của động cơ được ổn định. ECU động cơ liên tục tính toán tốc độ trung bình của động cơ, nếu tốc độ của động cơ giảm xuống dưới tốc độ mục tiêu của động cơ, ECU động cơ sẽ làm thời điểm đánh lửa sớm lên theo góc đã được xác định trước. Nếu tốc độ động cơ vượt quá tốc độ chạy không tải mục tiêu, ECU động cơ sẽ làm muộn thời điểm đánh lửa theo góc đã xác định trước. Góc của thời điểm đánh lửa có thể thay đổi đến mức tối đa là ±50 bằng cách hiệu BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 128 chỉnh này. Một số kiểu động cơ thực hiện góc đánh lửa sớm theo điều kiện máy điều hòa không khí bật mở hay tắt. Ngoài ra một số kiểu động cơ chỉ thực hiện việc hiệu chỉnh này khi tốc độ của động cơ thấp hơn tốc độ mục tiêu của động cơ. Hình 5.13: Hiệu chỉnh để tốc độ chạy không tải ổn định  Hiệu chỉnh tiếng gõ Nếu tiếng gõ xảy ra trong động cơ, cảm biến tiếng gõ biến đổi độ rung tạo ra bởi tiếng gõ thành tín hiệu điện áp (tín hiệu KNK) và chuyển nó đến ECU động cơ. ECU động cơ sẽ xác định xem tiếng gõ này mạnh, vừa phải hoặc yếu từ độ lớn của tín hiệu KNK. Sau đó nó hiệu chỉnh thời điểm đánh lửa bằng cách làm muộn đi theo độ lớn của tín hiệu KNK. Nói khác đi, khi tiếng gõ mạnh, thời điểm đánh lửa bị muộn nhiều, và khi tiếng gõ yếu, thời điểm đánh lửa chỉ bị muộn một chút. Khi hết tiếng gõ ở động cơ, ECU động cơ ngừng làm muộn thời điểm đánh lửa và làm nó sớm lên một chút tại thời điểm được xác định trước. Việc làm sớm này được tiến hành cho đến khi tiếng gõ lại xảy ra, và sau đó khi tiếng gõ xảy ra, việc điều chỉnh lại được thực hiện lại bằng cách làm muộn thời điểm đánh lửa. Góc của thời điểm đánh lửa được làm muộn tối đa là 100 theo cách hiệu chỉnh này. Một số kiểu động cơ thực hiện việc hiệu chỉnh này gần tới phạm vi trọng tải hoàn toàn của động cơ, và các kiểu động cơ khác chỉ tiến hành việc hiệu chỉnh này trong thời gian có trọng tải cao BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 129 Hình 5.14: Hiệu chỉnh tiếng gõ  Các hiệu chỉnh khác Có một số kiểu động cơ bổ sung các hiệu chỉnh sau đây vào hệ thống ESA để điều chỉnh thời điểm đánh lửa chính xác hơn.  Hiệu chỉnh phản hồi của tỷ lệ không khí - nhiên liệu Trong lúc hiệu chỉnh phản hồi của tỷ lệ không khí - nhiên liệu, tốc độ của động cơ sẽ thay đổi theo lượng phun nhiên liệu tăng/giảm. Để duy trì tốc độ chạy không tải ổn định, thời điểm đánh lửa được làm sớm lên trong thời gian hiệu chỉnh phản hồi tỷ lệ không khí - nhiên liệu cho phù hợp với lượng phun nhiên liệu. Việc hiệu chỉnh này không được thực hiện trong khi xe đang chạy.  Hiệu chỉnh EGR (Tuần hoàn khí Xả) Khi EGR đang hoạt động và tiếp điểm IDL bị ngắt, thời điểm đánh lửa được làm sớm lên theo khối lượng không khí nạp và tốc độ của động cơ để tăng khả năng làm việc.  Hiệu chỉnh điều khiển mômen Đối với các xe có trang bị ECT (Hộp số điều khiển bằng điện tử), ly hợp hoặc phanh của bộ truyền hành tinh của hộp số tạo ra sự va đập trong lúc thay đổi tốc độ. Một số kiểu xe sẽ làm muộn thời điểm đánh lửa để giảm mômen quay của động cơ khi BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 130 chuyển lên số cao hoặc xuống số thấp để giảm thiểu va đập này.  Hiệu chỉnh chuyển tiếp Khi thay đổi từ giảm tốc sang tăng tốc, thời điểm đánh lửa sẽ sớm lên hoặc muộn đi theo sự tăng tốc.  (5) Hiệu chỉnh điều khiển chạy xe tự động Khi xe chạy xuống dốc trong khi hệ thống điều khiển chạy xe tự động đang hoạt động, một tín hiệu được chuyển từ ECU điều khiển chạy tự động đến ECU động cơ để làm muộn thời điểm đánh lửa nhằm giảm thiểu sự thay đổi mômen quay của động cơ sinh ra bằng việc cắt nhiên liệu trong lúc phanh bằng động cơ để thực hiện việc điều khiển chạy xe tự động được trơn tru.  Hiệu chỉnh điều khiển lực kéo Thời điểm đánh lửa được làm muộn đi khi việc điều khiển lực kéo đang được thực hiện để giảm mômen quay của động cơ.  Điều khiển góc đánh lửa sớm lớn nhất và nhỏ nhất Hình 5.15: Điều khiển góc đánh lửa sớm lớn nhất và nhỏ nhất BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 131 BÀI THỰC HÀNH SỐ 08 KỸ THUẬT THÁO LẮP, KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ DELCO.  MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng hoạt động của động cơ. - Thực hành được công việc lắp đặt, kiểm tra mạch đánh lửa trên sa bàn - Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống đánh lửa điện tử delco - An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô.  PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Mô hình hệ thống đánh lửa hộp. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, xăng, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp.  YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – kiểm tra - lắp và bảo dưỡng được hệ thống đánh lửa điện tử delco.  HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 132 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Kỹ thuật tháo lắp, kiểm tra và chẩn đoán hệ thống đánh lửa điện tử delco. 1.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa điện tử ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa Toyota: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Quay delco để quan sát có xuất hiện tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine ● Kiểm tra igniter: BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 133 - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương ắc qui vào chân IGT, quan sát đèn LED. - Nếu đèn LED sáng tắt liên tục thì igniter còn tốt, ngược lại thì igniter hư. 2. Hệ thống đánh lửa Nissan, Mitsubishi: ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa Nissan, Mitsubishi: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Quay delco để quan sát có xuất hiện tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine ● Kiểm tra igniter: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 134 - Kích và nhả liên tục dương ắc qui vào chân IGT, quan sát đèn LED. - Nếu đèn LED sáng tắt liên tục thì igniter còn tốt, ngược lại thì igniter hư. 3. Hệ thống đánh lửa Honda : ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa Honda: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Quay delco để quan sát có xuất hiện tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine ● Kiểm tra igniter: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục âm ắc qui (như hình) vào chân IGT, quan sát đèn LED. - Nếu đèn LED sáng tắt liên tục thì igniter còn tốt, ngược lại thì igniter hư. BÀI THỰC HÀNH SỐ 09 BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 135 KỸ THUẬT THÁO LẮP, KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP BOBINE ĐÔI. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng hoạt động của động cơ. - Thực hành được công việc lắp đặt, kiểm tra mạch đánh lửa trên sa bàn. - Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đôi. - An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ phun xăng điện tử, Mô hình hệ thống đánh lửa hộp. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, xăng, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – kiểm tra - lắp được hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đôi. HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 136 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đôi: 1.1 Sơ đò mạch loại IC-bobine tích hợp ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Nối các chân IGT1, IGT2 tương ứng với các IC-bobine 1 của máy 1 và 4, IC- bobine 2 của máy 2 và máy 3. - Quay bộ tạo tín hiệu cảm biến để quan sát tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine Chú ý: Trong quá trình thử lửa tránh trường hợp treo lửa làm hỏng IC-Bobine. ● Kiểm tra igniter-bobine: BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 137 - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương accu vào chân IGT1 và quan sát sự xuất hiện tia lửa trên bugi số 1 - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì IC-Bobine còn tốt. - Ngược lại thì IC-Bobine bị hư. - Tiến hành kiểm tra các IC-Bobine còn lại. 1.2 Loại IC-bobine rời ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa: - Mắc mạch điện như sơ đồ bên dưới. - Nối các chân IGC1, IGC2 tương ứng với các Igniter bobine 1, bobine 2. - Nối các chân IGT1, IGT2 tương ứng với các chân trong ECU. - Quay bộ tạo tín hiệu cảm biến để quan sát tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine Chú ý: Trong quá trình thử lửa tránh trường hợp treo lửa làm hỏng IC-Bobine. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 138 ● Kiểm tra igniter: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương accu vào chân IGT1 và quan sát đèn LED. - Nếu đèn LED sáng tắt liên tục thì IC tốt, ngược lại thì IC hư. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 139 ● Kiểm tra Bobine: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương accu vào chân IGT1 quan sát sự xuất hiện tia lửa trên bugi 1. - Nếu có tia lửa thì tốt, ngược lại bobine hư. - Tiến hành thực hiện cho các bobine còn lại. 2. Cảm biến tín hiệu NE, G: Sơ đồ mạch điện kiểm tra tín hiệu NE, G cảm biến quang hoặc Hall. - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Quay delco để quan sát đèn LED. - Nếu đèn LED sáng tắt tương ứng với số răng cảm biến NE, G thì cảm biến tốt. - Ngược lại thì cảm biến hư. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 140 BÀI THỰC HÀNH SỐ 10 KỸ THUẬT THÁO LẮP, KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP BOBINE ĐƠN. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng hoạt động của động cơ. - Thực hành được công việc lắp đặt, kiểm tra mạch đánh lửa trên sa bàn. - Kiểm tra, sửa chữa được đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. - An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Mô hình hệ thống đánh lửa hộp. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, xăng, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – kiểm tra - lắp và bảo dưỡng được đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 141 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Kỹ thuật tháo lắp, kiểm tra và chẩn đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. 1.1 Sơ đồ mạch điện Hình 5.16: Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa trực tiếp  Loại IC-Bobine tích hợp Hình 5.17: Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa IC-Bobine tích hợp ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa: BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 142 - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Nối các chân IGT1, IGT2, IGT3, IGT4 tương ứng với các bobine 1, bobine 2, bobine 3, bobine 4. - Quay bộ tạo tín hiệu cảm biến để quan sát tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine Chú ý: Trong quá trình thử lửa tránh trường hợp treo lửa làm hỏng IC-Bobine. ● Kiểm tra igniter-bobine: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương accu vào chân IGT1 và quan sát sự xuất hiện tia lửa trên bugi số - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì IC-Bobine còn tốt. - Ngược lại thì IC-Bobine bị hư. - Tiến hành kiểm tra các IC-Bobine còn lại. 1.2 Loại IC-Bobine rời: ● Trình tự thử lửa trên hệ thống đánh lửa: - Mắc mạch điện như sơ đồ bên dưới. - Nối các chân IGC1, IGC2, IGC3, IGC4 tương ứng với các Igniter bobine 1, bobine 2, bobine 3, bobine 4. - Nối các chân IGT1, IGT2, IGT3, IGT4 tương ứng với các chân trong ECU. - Quay bộ tạo tín hiệu cảm biến để quan sát tia lửa trên bugi. - Nếu có tia lửa điện trên bugi thì hệ thống đánh lửa còn tốt. - Ngược lại kiểm tra lại các cảm biến, igniter, bobine Chú ý: Trong quá trình thử lửa tránh trường hợp treo lửa làm hỏng IC-Bobine. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 143 ● Kiểm tra igniter: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương accu vào chân IGT1 và quan sát đèn LED. - Nếu đèn LED sáng tắt liên tục thì IC tốt, ngược lại thì IC hư. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 144 ● Kiểm tra Bobine: - Mắc mạch điện như sơ đồ trên. - Kích và nhả liên tục dương accu vào chân IGT1 quan sát sự xuất hiện tia lửa trên bugi 1. - Nếu có tia lửa thì tốt, ngược lại bobine hư. - Tiến hành thực hiện cho các bobine còn lại. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 145 BÀI THỰC HÀNH SỐ 11 KỸ THUẬT THÁO LẮP, KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP BOBINE ĐƠN. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng hoạt động của động cơ. - Thực hành được công việc lắp đặt, kiểm tra mạch đánh lửa trên sa bàn. - Kiểm tra, sửa chữa được đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. - An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Mô hình hệ thống đánh lửa hộp. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, xăng, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – kiểm tra - lắp và bảo dưỡng được đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 146 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Kỹ thuật tháo lắp, kiểm tra và chẩn đoán hệ thống đánh lửa trực tiếp bobine đơn. 1.1 Sơ đồ mạch điện Hình 5.16: Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa trực tiếp BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 147 1.2 Quy trình kiểm tra cuộn dây đanh lửa có IC đánh lửa trực tiếp bobine đơn trên động cơ Toyota Inova Trình tự kiểm tra Hình ảnh minh họa Kiểm tra cuộn dây đánh lửa (mạch nguồn) - Ngắt các giắc nối cuộn đánh lửa I1, I2, I3, I4 có IC. - Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện. - Nối dụng cụ đo: I1-4(GND)- Mát thân xe I2-4(GND)- Mát thân xe I3-4(GND)- Mát thân xe I4-4(GND)- Mát thân xe  Điều kiện tiêu chuẩn: Dưới 1 - Bật khóa điện ON. - Đo điện áp giữa các giắc nối phía dây điện. - Nối dụng cụ đo: I1-1(+B)-I1_4(GND) I2-1(+B)-I2_4(GND) I3-1(+B)-I3_4(GND) I4-1(+B)-I4_4(GND)  Điều kiện tiêu chuẩn: 9 đến 14 V Kiểm tra dây điện (Cuộn dây đánh lửa- ECM) - Ngắt các giắc nối cuộn đánh lửa I1, I2, I3, I4 có IC. - Ngắt giắc nối E12 của ECM. - Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện. - Nối dụng cụ đo: BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 148 Trình tự kiểm tra Hình ảnh minh họa I1-2-E12-23(IGF1) I2-2-E12-23(IGF1) I3-2-E12-23(IGF1) I4-2-E12-23(IGF1) I1-3-E12-17(IGT1) I2-3-E12-16(IGT2) I3-3-E12-15(IGT3) I4-3-E12-14(IGT4)  Điều kiện tiêu chuẩn: Dưới 1 - Nối dụng cụ đo: I1-2 hay E12-23(IGF1)- mát thân xe I2-2 hay E12-23(IGF1)- mát thân xe I3-2 hay E12-23(IGF1)- mát thân xe I4-2 hay E12-23(IGF1)- mát thân xe I1-3 hay E12-17(IGT1)- mát thân xe I2-3 hay E12-16(IGT2)- mát thân xe I3-3 hay E12-15(IGT3)- mát thân xe I4-3 hay E12-14(IGT4)- mát thân xe  Điều kiện tiêu chuẩn: 10K trở lên BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 149 Trình tự kiểm tra Hình ảnh minh họa Kiểm tra ECM (Tín hiệu IGT1, IGT2, IGT3, IGT4, IGF) - Trong khi đang quay khởi động, hãy kiểm tra dạng sóng của giắc nối ECM bằng cách dùng máy đo điện sóng. - Đặt dụng cụ: 2V/DIV, 20 msec/DIV (ĐK: Không tải) - Nối dụng cụ đo: E12-17(IGT1)- E12-3(E1) E12-16(IGT2)- E12-3(E1) E12-15(IGT3)- E12-3(E1) E12-14(IGT4)- E12-3(E1) E12-23(IGF1)- E12-3(E1)  Điều kiện tiêu chuẩn: Dạng sóng đúng như tiêu chuẩn Kiểm tra xem mã DTC có xuất hiện không (Cuộn đánh lửa - cầu chì INJ) - Nối máy chuẩn đoán với giắc DLC3. - Bật khóa điện đến vị trí ON và bật máy chuẩn đoán ON. - Đọc mã DTC: P0351/14 1.3 Kiểm tra trên xe BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 150 1.3.1 Tiến hành thử đánh lửa - Kiểm tra các mã DTC. - Kiểm tra xem có đánh lửa không  Tháo cuộn dây đánh lửa.  Tháo bugi.  Lắp bugi vào cuộn dây đánh lửa và nối giắc của cuộn đánh lửa.  Ngắt 4 giắc nối của vòi phun.  Tiếp mát cho bugi.  Kiểm tra bằng cách quan sát rằng tia lửa phát ra khi động cơ quay khởi động - Quy trình thử đánh lửa.  Kiểm tra rằng giắc nối phía dây điện của cuộn đánh lửa có IC đánh lửa đã được cắm chắc chắn.  Tiến hành thử đánh lửa cho mỗi cuộn đánh lửa có IC đánh lửa.  Kiểm tra sự cấp nguồn đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa.  Đo điện trở giữa của cảm biến vị trí trục cam Nối dụng cụ đo: - Lạnh  Điều kiện tiêu chuẩn: 835 đến 1400  - Nóng  Điều kiện tiêu chuẩn: 1060 đến 1645   Đo điện trở giữa của cảm biến vị trí trục khuỷu Nối dụng cụ đo: - Lạnh  Điều kiện tiêu chuẩn: 1630 đến 2740  - Nóng  Điều kiện tiêu chuẩn: 2065 đến 3225   Kiểm tra tín hiệu IGT của ECM - Dùng đầu khẩu 16 mm, lắp bugi lại. - Lắp cuộn dây đánh lửa. BÀI 5: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 151 1.3.2 Kiểm tra bugi Trình tự kiểm tra Hình ảnh minh họa - Kiểm tra điện cực. - Dùng mô kế, đo điện trở cách điện. - Điện trở cách điện tiêu chuẩn: 10 M trở lên. - Phương pháp kiểm tra xen kẽ. - Tăng ga nhanh để đạt được tốc độ động cơ 4000 vòng/phút trong 5 lần. - Tháo bugi. BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 152 BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng: - Trình bày được cấu tạo máy khởi động - Trình bày được nguyên lý làm việc của các sơ đồ hệ thống khởi động tiêu biểu - Trình bày được nguyên lý làm việc của cơ cấu điều khiển trung gian trong hệ thốngkhởiđộng. - Xác định được tình trạng máy khởi động trên động cơ - Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống khởi động - Xác định được tình trạng máy khởi động trên động cơ. - Tháo, kiểm tra, lắp được máy khởi động - Đảm bảo an toàn về người và thiết bị. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Động cơ diesel, máy khởi động rời. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, dầu diesel, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – lắp - bảo dưỡng được máy khởi động. BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 153 6.1 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY KHỞI ĐỘNG 6.1.1 Cấu tạo Hình 6.1: Cấu tạo máy khởi động loại giảm tốc  Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ phận sau đây.  Công tắc từ  Phần ứng (lõi của mô tơ khởi động)  Vỏ máy khởi động  Chổi than và giá đỡ chổi than  Bộ truyền bánh răng giảm tốc  Li hợp khởi động  Bánh răng dẫn động khởi động và then xoắn BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 154  Công tắc từ Hình 6.2 Công tắc từ Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ.  Phần ứng và ổ bi cầu Hình 6.3: Phần ứng và ổ bi cầu Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi cầu đỡ cho lõi (phần ứng) quay ở tốc BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 155 độ cao.  Vỏ máy khởi động Hình 6.4: Vỏ máy khởi động Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động. Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.  Chổi than và giá đỡ chổi than Hình 6.5: Chổi than và giá đỡ chổi than Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng-cácbon nên nó có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn. Các lò xo chổi than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi động bị ngắt. Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể làm cho tiếp BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 156 điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho điện trở ở chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến giảm moment.  Bộ truyền giảm tốc Hình 6.6: Bộ truyền giảm tốc Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của motor tới bánh răng bendix và làm tăng moment xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của motor. Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của motor với tỉ số là 1/6 -1/4 và nó có một li hợp khởi động ở bên trong.  Li hợp khởi động Hình 6.7: Ly hợp khởi động Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông qua bánh răng bendix. Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 157 động cơ đã được khởi động, người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li hợp khởi động loại một chiều có các con lăn.  Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn Hình 6.8: Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng bendix, trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với vành răng. 6.4.2 Nguyên lý làm việc 6.4.2.1 Công tắc từ  Chức năng Công tắc từ có hai chức năng: - Đóng ngắt motor - Ăn khớp và ngắt bánh răng bendix với vành răng. Công tắc từ này cũng hoạt động theo ba bước khi máy khởi động hoạt động: Hút vào, giữ, hồi về (nhả về).  Kéo (Hút vào) Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của accu đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên. BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 158 Hình 6.10: Nguyên lý hoạt động Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có relay khởi động đặt giữa khoá điện và công tắc từ. Hình 6.11: Hút vào  Giữ Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ accu. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút. BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 159 Hình 6.12: Giữ BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 160  Nhả (hồi về) Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại. Hình 6.13: Nhả (Hồi về)  Ly hợp máy khởi động Hình 6.14: Cấu tạo ly hợp máy khởi động BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 161  Khi khởi động Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền tới trục then. Hình 6.15: Hoạt động của ly hợp khởi động (Khi khởi động)  Sau khi khởi động động cơ Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải. Lưu ý: Nếu ly hợp một chiều hoạt động như khi li hợp máy khởi động trượt thì động cơ không thể quay mặc dù máy khởi động đang làm việc. Hình 6.16: Hoạt động của ly hợp khởi động(Sau khi khởi động) BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 162 BÀI THỰC HÀNH SỐ 12 KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG. Tình huống: Vận hành máy không nổ máy -> Máy khởi động không hoạt động. Thực hiện kiểm tra hệ thống khởi động MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng máy khởi động trên động cơ. - Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống khởi động. - An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Động cơ diesel, máy khởi động rời. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, dầu diesel, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – lắp và bảo dưỡng được máy khởi động. HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 163 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Kỹ thuật chẩn đoán, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khởi động 1.1 Tìm pan trên xe: Trước khi tháo máy khởi động phải kiểm tra sơ bộ như sau: 1. Kiểm tra cầu chì - Xem có bị đứt không bằng mắt hoặc bằng đồng hồ VOM 2. Kiểm tra accu - Kiểm tra các cọc bình accu có bị lỏng hoặc bị rỉ không - Kiểm tra mức dung dịch điện phân, điện áp, tỉ trọng . 3. Kiểm tra máy khởi động - Kiểm tra sự lắp đạt MKĐ và các cọc nối có tiếp xúc tốt không 1.2 Qui trình kiểm tra trên xe Hình 6.40: Quy trình kiểm tra hệ thống khởi động trên xe  Triệu chứng hư hỏng máy khởi động - Máy khởi động không quay (không có tiếng kêu của công tắc từ) - Máy khởi động không quay (có tiếng kêu của công tắc từ) - Máy khởi động quay chậm - Động cơ không nổ mặc dù máy khởi động quay BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 164 BÀI THỰC HÀNH SỐ 13 BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Xác định được tình trạng máy khởi động trên động cơ. - Tháo, kiểm tra, lắp được máy khởi động. - Đảm bảo an toàn về người và thiết bị. PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng, Động cơ diesel, máy khởi động rời. - Đồng hồ VOM, thước kẹp, mâm đựng các chi tiết, bàn ê-tô, dầu diesel, giẻ lau, kẹp gắp chi tiết. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Kiểm tra tình trạng vận hành của một hệ thống. Báo cáo sự cố. - Xác định vị trí các cụm chi tiết, các bộ phận. - Thực hiện tháo – lắp và bảo dưỡng được. BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 165 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Bảo dưỡng máy khởi động 1.1 Tháo động cơ điện Hình 6.49: Các chi tiết tháo rời động cơ điện Hình 6.50: Cách tháo ổ bi phần ứng Lưu ý: Trong quá trình tháo rã động cơ điện tránh thất thoát những chi tiết nhỏ 1.2 Tháo công tắc từ BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 166 Hình 6.51: Các chi tiết tháo rời của công tắc từ 1.3 Tháo bánh răng bendix Hình 6.52: Các chi tiết tháo rời của bánh răng bendix 1.4 Nội dung bảo dưỡng máy khởi động Kiểm tra Minh họa Hư hỏng BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 167 Kiểm tra Minh họa Hư hỏng - Trị số đo được dưới giá trị tiêu chuẩn thì hư hỏng - Trị số đo được khác giá trị tiêu chuẩn thì hư hỏng - Trị số đo được khác giá trị tiêu chuẩn thì hư hỏng BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 168 Kiểm tra Minh họa Hư hỏng - Nếu cảm nhận sự rơ và tiếng kêu thì hư hỏng - Nếu không thông mạch là hư hỏng - Trị số đo được dưới giá trị tiêu chuẩn thì hư hỏng BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 169 Kiểm tra Minh họa Hư hỏng - Trị số đo được khác giá trị tiêu chuẩn thì hư hỏng - Trị số đo được dưới giá trị tiêu chuẩn thì hư hỏng - Nếu yếu hoặc rỉ sét là hư hỏng BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 170 Kiểm tra Minh họa Hư hỏng - Nếu mòn hoặc mẻ hoặc quay được 2 chiều là hư hỏng Kiểm tra công tắc từ Lưu ý: Trước khi tiến hành kiểm tra cần tháo đầu C để cách ly động cơ điện - Nếu không đúng thì hư hỏng BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 171 Kiểm tra Minh họa Hư hỏng - Nếu không đúng thì hư hỏng - Nếu không đúng thì hư hỏng 6.3.2.4 Lắp ráp máy khởi động Trước khi lắp ráp lại máy khởi động, kiểm tra hoạt động của các chi tiết và phải đảm bảo các bộ phận ráp đúng vị trí Bôi mỡ chuyên dùng vào các bộ phận chuyển động Sử dụng cần siết lực để vặn đúng trị số lực siết qui định BÀI 6: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 172 Hình 6.56: Các điểm bôi mỡ và trị số lực siết máy khởi động loại RA (1,4 kW) KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Dũng, “Trang bị điện và điện tử ô tô hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, 1999. 2. Fesenko M. Do Van Dung. Automobile electrical equipment MAMI, Moscow, 2003. 3. Giáo trình kỹ thuật ô tô và máy nổ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 4. Giáo trình hệ thống điện động cơ ô tô, ĐH Quốc gia Tp.HCM, 2004 5. Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử, Tổng cục dạy nghề ban hành 6. Chuyên ngành kỹ thuật ô tô và xe máy hiện đại, Nhà xuất bản trẻ, 2017 7. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật viên TOYOTA 8. Các trang mạng internet: www.otohui.com, www.123.doc.com KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 174 BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ ECM BỘ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ +B ĐIỆN ÁP ẮC QUY IGSW ĐIỆN ÁP QUA CÔNG TẮC MÁY MREL RƠLE CHÍNH E1 NỐI ĐẤT (MÁT) BATT ẮC QUY EFI HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ AM1 CHÂN KHÓA ĐIỆN 1 AM2 CHÂN KHÓA ĐIỆN 2 IGN ĐIỆN ÁP QUA CÔNG TẮC MÁY IG2 ĐIỆN ÁP QUA CÔNG TẮC MÁY ST KHỞI ĐỘNG C/OPN RƠLE ĐIỀU KHIỂN BƠM XĂNG ATL MÁY PHÁT ETCS-I HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BƯỚM GA ĐIỆN TỬ THÔNG MINH CAN MẠNG CỤC BỘ ĐIỀU KHIỂN MAP ÁP SUẤT CHÂN KHÔNG ĐƯỜNG ỐNG NẠP MAF CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG KHÍ NẠP MIL ĐÈN BÁO HƯ HỎNG G VỊ TRÍ TRỤC CAM NE VỊ TRÍ TRỤC KHUỲU THW NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT THA NHIỆT ĐỘ KHÍ NẠP FP BƠM NHIÊN LIỆU HO2S CẢM BIẾN OXY CÓ BỘ SẤY ISC ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ KHÔNG TẢI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 175 KNK CẢM BIẾN KÍCH NỔ OBD HỆ THỐNG TỰ CHẨN ĐOÁN DLC GIẮC KIỂM TRA DTC MÃ LỖI CẢM BIẾN OCV VAN ĐIỀU KHIỂN DẦU VVT HỆ THỐNG BIẾN ĐỔI THỜI ĐIỂM PHỐI KHÍ VSV VAN CHUYỄN CHÂN KHÔNG IGT TÍN HIỆU ĐÁNH LỬA IGF TÍN HIỆU XÁC NHẬN D9NH1 LỬA IC MẠCH TỔ HỢP TMS BỘ CHẤP HÀNH BƯỚM GA APP CẢM BIẾN VỊ TRÍ BÀN ĐẠP GA TPS CẢM BIẾN VỊ TRÍ BƯỚM GA ETCS HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BƯỚM GA ĐIỆN TỬ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_dien_dong_co_trinh_do_trung_cap.pdf