Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Chọn được phương án, lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một phân xưởng phù hợp yêu cầu cung cấp điện theo Tiêu chuẩn Việt nam; - Về kỹ năng: Tính chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng theo qui định kỹ thuật; Tính chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp điều kiện làm việc, theo Tiêu chuẩn Việt Nam; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đảm bảo an toàn, tiết kiệm và vệ sinh công nghiệp.
131 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cung cấp điện (Trình độ: Cao đẳng) - Trường cao đẳng cơ giới Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau:
Phân loại đèn theo kỹ thuật chiếu sáng
Các dạng
phân bố
ánh sáng
của đèn
Các mẫu đường
cong cường độ
sáng
Bố trí đèn
Lượng
quang
thông phát
ra ở bán
cầu trên
(%)
Phân loại đèn
Ánh
sáng
trực tiếp
0 10 Phụ thuộc vào đặc
tính đường cong
cường độ sáng, đèn
được xếp thành các
loại: ánh sáng phân
bố trung bình và
phân bố rộng.
10 45 Ánh sáng trực tiếp
Ánh
sáng tán
xạ
45 55 Ánh sáng tán xạ
đồng đều
55 90 Ánh sáng phản xạ
là chủ yếu
Ánh
sáng
phản xạ
90 100 Phụ thuộc vào đặc
tính đường cong
cường độ sáng, đèn
được xếp thành các
loại: ánh sáng phân
bố tập trung, phân
bố trung bình và
phân bố rộng.
101
Hình 4.1. Một số hình thức chiếu sáng thông dụng
b. Các yêu cầu cơ bản:
Trong bất kỳ xí nghiệp nào, ngoài chiếu sáng tự nhiên còn phải dùng chiếu sáng
nhân tạo, phổ biến nhất là dùng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo.
Khi thiết kế chiếu sáng phải đáp ứng yêu cầu về độ rọi và hiệu quả của chiếu
sáng đối với thị giác. Ngoài ra, chúng ta còn phải quan tâm đến màu sắc ánh
sáng, lựa chọn các chao chụp đèn, sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo tính kinh tế,
kỹ thuật và còn phảI đảm bảo mỹ quan. Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Không lóa mắt
- Không lóa do phản xạ
- Không có bóng tối
- Độ rọi yêu cầu phải đồng đều
c. Các hình thức chiếu sáng
- Chiếu sáng chung
Là hình thức chiếu sáng tạo nên độ rọi đồng đều trên toàn diện tích sản xuất của
phân xưởng. Trong hình thức chiếu sáng này, các bóng đèn được treo cao trên
trần theo một quy luật nào đó tạo nên độ rọi đồng đều trong phân xưởng.
Chiếu sáng chung được dùng trong các các phân xưởng có diện tích làm việc
rộng, có yêu cầu độ rọi đồng đều tại mọi điểm trên bề mặt đó, chiếu sáng chung
còn được sử dụng ở cả xưởng rèn, mọc, hành lang, đường đi...
- Chiếu sáng cục bộ
Ở những nơi cần quan sát tỷ mỉ, chính xác, phân biệt rõ các chi tiết... thì cần
phải có độ rọi cao làm việc được. Muốn vậy phải dùng phương pháp chiếu sáng
cục bộ, nghĩa là đặt đèn vào nơi cần quan sát. Chiếu sáng cục bộ thường dùng để
chiếu sáng các chi tiết gia công trên máy công cụ, chiếu sáng ở các bộ phận
kiểm tra, lắp máy... Tại các nơi đó chiếu sáng chung thường không đủ độ rọi
cần thiết nên phải dùng thêm các đèn chiếu sáng cục bộ. Các loại đèn chiếu sáng
cục bộ trên máy công cụ hoặc các đèn cầm tay di động thường dùng với điện áp
12V hoặc 36V.
- Chiếu sáng hỗn hợp
Là hình thức chiếu sáng bao gồm chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ. Chiếu
sáng hỗn hợp được dùng ở những phân xưởng có những công việc thuộc cấp I,
II, III ghi trong bảng phân phối công việc. Nó cũng được dùng khi phân biệt
màu sắc, độ lồi lõm, hướng sắp xếp các chi tiết... chiếu sáng hỗn hợp thường
102
dùng ở các phân xưởng gia công nguội, phân xưởng khuôn mẫu, đúc... ở các nhà
máy cơ khí.
- Chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố
Ngoài hệ thống chiếu sáng làm việc cần phải đặt thêm hệ thống chiếu sáng sự
cố. Độ rọi của hệ thống chiếu sáng sự cố phải lớn hơn 10% độ rọi của hệ thống
chiếu sáng làm việc.
Hệ thống chiếu sáng sự cố phải làm việc đồng thời với hệ thống chiếu sáng làm
việc hoặc phải có thiết bị đóng tự động khi hệ thống chiếu sáng làm việc bị mất
điện.
- Chiếu sáng trong nhà, ngoài trời và đặc điểm của phụ tải chiếu sáng
Chiếu sáng trong nhà đã trình bày ở trên, còn chiếu sáng ngoài trời là chiếu sáng
các khu vực làm việc ngoài trời như: sân bãi, đường đi, nơi bốc dỡ hằng hóa...
Khi thiết kế cần chú ý đến các yếu tố khí hậu: mưa, bụi, sương mù...
Đặc điểm của phụ tải chiếu sáng là bằng phẳng với hệ số nhu cầu (knc = 0,9 1).
Phụ tải chiếu sáng phụ thuộc vào mùa và vĩ độ địa lý.
1.2. Một số đại lượng dùng trong tính toán chiếu sáng:
a. Quang thông
Mắt người có cảm giác rất khác nhau với ánh sáng có cùng công suất nhưng có
bước sóng khác nhau. Mắt trung bình nhạy cảm nhất với ánh sáng màu xanh lá
cây có bước sóng 555.10-6 m. Đối với các bước sóng lệch khỏi 555.10-6 m về hai
phía, độ cảm quang của mắt giảm đi và ra ngoài khoảng bước sóng 760.10-6 m
và 380.10-6 m thì mắt không cảm nhận thấy nữa. Nếu coi độ nhạy cảm của mắt
với các bước sóng 555.10-6 m là 1, rồi tính độ nhạy cảm của mắt với bước sóng
còn lại theo bước sóng này ta sẽ được độ nhạy tương đối K. Đối với mắt người
quan trọng không phải là công suất của các tia sáng mà chính là cảm giác về ánh
sáng mà các tia sáng gây ra trong mắt. Để phản ánh điều này, ta quy chuyển ánh
sáng có bước sóng bất kỳ về ánh sáng xanh lá cây bằng công thức:
Fx = F. K
Trong đó:
F: là công suất của ánh sáng có bước sóng .
K: là độ nhạy của mắt đối với bước sóng .
Fx: là công suất của ánh sáng có bước sóng đã quy đổi về bước sóng
555.10-6m.
Đại lượng Fx viết gọn là F và được gọi là quang thông.
Nếu ánh sáng bao gồm bước sóng từ 1 - 2 thì quang thông được tính như sau:
2
1
.. F
dKF
Như vậy quang thông chính là công suất của ánh sáng (công suất phát sáng),
được đánh giá bằng cảm giác với mắt thường của người có thể hấp thụ được
lượng bức xạ.
Đơn vị quang thông: là lumen (lm), là quang thông do một nguồn sáng
điểm có cường độ 1 can đê la phát đều trong góc khối 1 Stê ra đi an (sr)
1lm = 1cd X 1góc khối. Cũng có khi dùng đơn vị là W, với: W
683
1
1lm
b. Cường độ sáng (I)
103
Đơn vị đo cường độ ánh sáng là can đê la (cd), là đơn vị cơ bản dùng để chỉ
cường độ ánh sáng trên mặt phẳng vuông góc với nguồn sáng có diện tích
1/600.000 m2 và bức xạ toàn phần ở nhiệt độ đông đặc của platin dưới áp suất
101.325 N/m2 (theo định nghĩa năm 1921 1cd = 0,995 nến quốc tế).
c. Độ chói B
Là mật độ phân bố I trên bề mặt theo một phương cho trước.
Đơn vị đo độ chói: cd/m2 (hoặc nít) là độ chói của mặt phẳng có diện tích 1m2
và có cường độ ánh sáng 1cd theo phương thẳng góc với nguồn sáng.
Trường hợp theo phương tạo với pháp tuyến của bề mặt nguồn sáng một góc φ
thì độ chói được tính theo công thức: B = I/ S.cosφ
Trong đó: S là diện tích bề mặt được chiếu sáng.
d. Độ chiếu sáng E (độ rọi)
Là mật độ phân bố () trên bề mặt được chiếu sáng.
Đơn vị đo độ rọi: Lux là độ rọi khi phân bố đồng đều một lumen (1lm) chiếu
vuông góc lên một mặt phẳng diện tích 1m2.
E =
S
Như vậy: 1lux = 1lm/1m2 = 1cd/1m2
4.1. Bảng trị số độ rọi
Đối tượng chiếu sáng Độ rọi (lx)
Lớp học ≥ 150
Thư viện ≥ 100
Đường phố 20 đến 50
Cửa hàng, kho tàng 100
e. Độ trưng (R)
Độ trưng là mật độ phân bố trên bề mặt do 1 mặt khác phát ra
Đơn vị đo độ trưng lm/m2 là độ trưng của một nguồn hình cầu có diện tích mặt
ngoài 1m2 phát ra một quang thông cầu một lumen phân bố đều theo mọi
phương: R =
S
Đối với bề mặt được chiếu sáng, độ chói và độ trưng phụ thuộc vào hệ số
phản xạ (), còn độ rọi không phụ thuộc vào hệ số này.
1.3. Nội dung thiết kế chiếu sáng:
Trình tự một bản thiết kế chiếu sáng bao gồm:
1. Lựa chọn loại đèn, công suất, số lượng bóng đèn
2. Bố trí đèn trong không gian cần chiếu sáng.
3. Thiết kế lưới điện cần chiếu sáng:
- Sơ đồ nguyên lý lưới chiếu sáng.
- Lựa chọn các thiết bị bảo vệ: áptômát, cầu chì.
- Lựa chọn dây dẫn:
* Lựa chọn các thiết bị bảo vệ: áptômát, cầu chì.
áptômát (CB) được chọn theo điều kiện:
UđmCB UđmLĐ ; IđmCB Itt ; IcđmCB IN
Cầu chì được chọn theo các điều kiện:
104
UđmCC UđmLĐ ; Idc Itt
Cầu chì hạ áp thường dùng ở xa nguồn nên dòng ngắn mạch nhỏ, không cần
kiểm tra điều kiện cắt dòng ngắn mạch. Với cầu chì cấp trên vẫn phải đảm bảo
điều kiện chọn lọc.
áptômát có cấu tạo phức tạp và đắt, tuy nhiên do làm việc tin cậy và thao tác
đóng lại nhanh làm cho thời gian mất điện ngắn nên ngày càng được dùng nhiều
trong lưới điện chiếu sáng dân dụng và công nghiệp.
* Lựa chọn dây dẫn:
Dây dẫn trong lưới điện chiếu sáng hạ áp chọn theo dòng phát nóng cho phép:
k1k2Icp Itt
Trong đó:
k1: là hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi
trường chế tạo và nhiệt độ môi trường sử dụng, tra sổ tay.
k2: là hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng dây hoặc cáp đI chung một
ống (hoặc một rãnh).
Icp: là dòng điện cho phép của dây dẫn ứng với tiết diện cần chọn, nhà chế tạo
cho, tra sổ tay.
Phải kiểm tra dây dẫn chọn theo điều kiện kết hợp với thiết bị bảo vệ: +
+ Nếu bảo vệ bằng áptômát:
1,5
1,25I
Ikk dmCBcp21
+ Nếu bảo vệ bằng cầu chì:
0,8
I
Ikk dccp21
Ngoài ra khi cần thiết, còn phải kiểm tra dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện
áp (nếu đường dây dài) và điều kiện ổn định nhiệt dòng ngắn mạch (nếu gần
nguồn).
1.4. Thiết kế chiếu sáng dân dụng:
Chiếu sáng dân dụng bao gồm chiếu sáng cho các khu vực ánh sáng sinh hoạt
như nhà ở, hội trường, trường học, cơ quan, văn phòng đại diện, cửa hàng, siêu
thị, bệnh viện v.v. ở những khu vực này yêu cầu chiếu sáng chung, không đòi
hỏi thật chính xác trị số độ rọi cũng như các thông số kỹ thuật khác.
Trong chiếu sáng dân dụng tùy theo khả năng kinh phí, tùy theo mức độ yêu cầu
mỹ quan có thể sử dụng mọi loại đèn: đèn sợi đốt, đèn tuýp, đèn halôgen, đèn
natri cao áp và thấp áp.
Trình tự thiết kế chiếu sáng dân dụng như sau:
a. Tính tổng công suất chiếu sáng cho khu vực có diện tích S (m2): Pcs = Po.S
Trong đó: Po: Suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích, tra bảng chọn. (W/m
2)
S: diện tích (m2)
b. Tính tổng số bóng đèn cần lắp trong khu vực:
n =
Pcs
Pđ
Trong đó: Pđ: công suất đèn (W)
n: tổng số bóng đèn (bóng)
105
Hình 4.2. Mặt bằng cấp điện chiếu sáng cho siêu thị
1; 4. Bảng điện. 5. áptômát tổng.
- 2. Dây đến 5 cụm đèn. 6. Các áptômát nhánh.
Bảng điện
c. Căn cứ vào diện tích cần chiếu sáng, vào số lượng bóng đèn, vào tính chất yêu
cầu sử dụng ánh sáng mà chọn cách bố trí đèn thích hợp (bố trí rảI đều hay thành
rãnh, thành cụm, số lượng bóng trong mỗi cụm v.v).
d. Vẽ sơ đồ đấu dây từ bảng điện đến từng bóng đèn. Đó là bản vẽ mặt bằng cấp
điện chiếu sáng.
e. Vẽ sơ đồ nguyên lý lưới điện chiếu sáng.
f. Lựa chọn và kiểm tra các phần tử trên sơ đồ (áptômát, cầu chì, thanh cáI, dây
dẫn)
Ghi chú: Trong tính toán chiếu sáng dân dụng đô thị bao gồm cả tính toán thiết
kế cho quạt. Trong trường hợp này có hai cách làm:
- Lấy suất phụ tải chung cho cả chiếu sáng và quạt, sau đó trừ công suất quạt
(lấy theo thực tế) tìm được công suất chiếu sáng.
- Lấy riêng suất phụ tải cho chiếu sáng để tính toán thiết kế chiếu sáng, còn quạt
lấy theo thực tế, tính toán riêng.
4.2. Suất chiếu sáng P0
Đối tượng chiếu sáng P0 (W/m
2)
Hội trường 15 đến 20
Cửa hàng 15 đến 20
Nhà công cộng 14 đến 16
Lớp học 10 đến 15
Đường phố lớn 7 đến 10
Đường phố nhỏ 2 đến 5
Ví dụ 4.1: Yêu cầu thiết kế chiếu sáng cho một siêu thị nhỏ, diện tích 10x10 =
100m2.
Giải:
Siêu thị yêu cầu mức độ chiếu sáng cao vì vậy chọn suất chiếu sáng là:
Po = 30 W/m
2
.
106
Hình 4.3. SĐ nguyên lý cấp điện chiếu sáng cho siêu thị
Tổng công suất cần cấp cho chiếu sáng siêu thị là:
Pcs = Po.S = 30 x (10x10) = 3000W
Chọn dùng loại đèn nê-on, dài 1,2m, công suất 40W
Vậy số lượng bóng đèn cần dùng là: n = 3000 : 40 = 75 bóng
Số lượng này được bố trí thành 5 dãy, mỗi dãy 15 bóng chia làm 5 cụm, mỗi
cụm 3 bóng. Mặt bằng bố trí đèn và đi dây như hình 8.2
Sơ đồ nguyên lý lưới điện chiếu sáng cho siêu thị như sau:
Lựa chọn áptômát tổng CBT:
(A) 17
220.0,8
3000
I I ttdmAT
Chọn áptômát tổng 30A.
Lựa chọn áptômát nhánh:
Có 5 áptômát nhánh, dòng tính toán mỗi nhánh là dòng của 15 đèn.
(A) 3,4
220.0,8
40 x15
I I tt dmAi
Chọn dùng 5 áptômát nhánh 5A.
Thông số kỹ thuật của các áptômát cho trong bảng sau:
Tên
áptômát
Uđm
(V)
Iđm
(A)
Loại Kiểu
Số
cực
Icđm
(kA)
Số
lượng
CBT 600 30 50AF ABE 53a 3 2,5 1
CB1, CB2, CB3,
CB4, CB5.
600 5 50AF ABE 53a 3 2,5 5
Vì xa nguồn nên không cần kiểm tra điều kiện cắt ngắn mạch.
Lựa chọn dây dẫn cho 5 dãy đèn.
k1k2Icp Itt = 3,4 (A)
Dự định dùng dây đồng bọc nhựa hạ áp, lõi mềm nhiều sợi, đi riêng lẽ:
107
Hình 4.4. Bố trí đèn trên mặt bằng và mặt đứng
k1 = k2 = 1
Chọn dùng dây đôi mềm tròn M(2 x 1) có Icp = 10 (A)
Kiểm tra điều kiện kết hợp áptômát bảo vệ.
dmCBcp
1,25I 1,25 x 5
I 10A
1,5 1,5
Vậy chọn dây M(2 x 1) cho các dãy đèn là thỏa mãn.
Vì đường dây ngắn nên không cần kiểm tra điều kiện tổn thất điện áp.
Vì xa nguồn nên không cần kiểm tra ổn định nhiệt dòng ngắn mạch.
1.5. Thiết kế chiếu sáng công nghiệp:
Với các nhà xưởng sản xuất công nghiệp thường là chiếu sáng chung khi cần
tăng cường ánh sáng tại điểm làm việc đã có chiếu sáng cục bộ.
Vì là phân xưởng sản xuất, yêu cầu khá chính xác về độ rọi tại mặt bàn công tác,
nên để thiết kế chiếu sáng cho khu vực này thường dùng phương pháp hệ số sử
dụng.
Trình tự tính toán như sau:
1. Xác định độ cao treo đèn: H = h - h1 – h2
Trong đó:
h: là độ cao của nhà xưởng.
h1: là khoảng cách từ trần đến bóng đèn.
h2: là độ cao mặt bàn làm việc.
2. Xác định khoảng cách giữa hai đèn kề nhau (L) theo tỷ số hợp lý L/H, tra theo
bảng 4.1:
Bảng 4.3: tỷ số L/H hợp lý cho các đối tượng chiếu sáng
Loại đèn và nơi sử dụng
L/H bố trí
nhiều dây
L/H bố trí
1 dây
Chiều rộng giới
hạn của nhà
xưởng khi bố trí
1 dây
Tốt
nhất
Max
cho
phép
Tốt
nhất
Max
cho
phép
Chiếu sáng nhà xưởng dùng
chao mờ hoặc sắt tráng men.
2,3 3,2 1,9 2,5 1,3H
108
Chiếu sáng nhà xưởng dùng
chao vạn năng.
1,8 2,5 1,8 2,0 1,2H
Chiếu sáng cơ quan, văn phòng. 1,6 1,8 1,5 1,8 1,0H
3. Căn cứ vào sự bố trí đèn trên mặt bằng, mặt cắt, xác định hệ số phản xạ của
tường, trần tường, trần, (%).
4. Xác định chỉ số của phòng (có kích thước a x b)
b) H(a
b x a
5. Từ tường, trần, tra bảng tìm hệ số sử dụng ksd
6. Xác định quang thông của đèn
(lumen)
n.k
kESZ
F
sd
Trong đó:
k: là hệ số dự trữ, tra bảng 8.4.
E: là độ rọi (lx) theo yêu cầu của nhà xưởng.
S: là diện tích nhà xưởng (m2).
Z: là hệ số tính toán Z = 0,8 1,4.
n: là số bóng đèn được xác định chính xác sau khi bố trí đèn trên mặt bằng.
Bảng 4.4: Hệ số dự trữ
Tính chất môi trường
Số lần lau
bóng ít nhất 1
tháng
Hệ số dự trữ (k)
Đèn
tuýp
Đèn sợi đốt
Nhiều bụi khói, tro, mồ hóng. 4 2 1,7
Mức bụi khói, tro, mồ hóng
trung bình
3 1,8 1,5
ít bụi khói, tro, mồ hóng. 2 1,5 1,3
7. Tra sổ tay tìm công suất bóng có F F tính toán theo
8. Vẽ sơ đồ cấp điện chiếu sáng trên mặt bằng.
9. Vẽ sơ đồ nguyên lý cấp điện chiếu sáng.
10. Lựa chọn các phần tử trên sơ đồ nguyên lý.
Ví dụ 4.2:
Yêu cầu thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng cơ khí có diện tích S = 20 x 50 =
1000m2
Giải:
1. Xác định số lượng, công suất đèn:
Nội dung phần này bao gồm các hạng mục từ 1 đến 7 trong trình tự tính toán
nêu trên.
Vì là xưởng sản xuất, dự định dùng đèn sợi đốt, cos = 1.
Chọn độ rọi cho chiếu sáng chung là E = 30 lx.
Căn cứ vào trần nhà cao 4,5m, mặt công tác h2 = 0,8m, độ cao treo đèn cách trần
h1 = 0,7m. Vậy:
H = h - h1 – h2 = 4,5 – 0,7 – 0,8 = 3 m.
109
Tra bảng đèn sợi đốt, bóng vạn năng có L/H = 1,8. xác định được khoảng cách
giữa các đèn.
L = 1,8 x H = 1,8 x 3 = 5.4 m.
Căn cứ vào bề rộng phòng (20m) chọn L = 5 m.
Đèn sẽ được bố trí làm 9 dãy cách nhau 5m, cách tường 2,5m, tổng cộng 36
bóng, mỗi dãy 4 bóng.
Xác định chỉ số phòng:
5
)5020.(3
50.20
b) H(a
b . a
Lấy hệ số phản xạ trần 50%, trường 30%,
Tra sổ tay tìm được hệ số sử dụng: ksd = 0,48.
Lấy hệ số dự trữ k = 1,3 và hệ số tính toán Z = 1,1.
Xác định được quang thông mỗi đèn là:
(lumen) 2483
36.0,48
0.1,11,3.30.100
kESZ
F
nksd
Tra bảng chọn bóng sợi đốt 200W có F = 2528 lumen.
Ngoài chiếu sáng trong nhà xưởng, còn đặt thêm 4 bóng 100W cho 2 phòng thay
quần áo và 2 phòng WC.
Tổng công suất chiếu sáng toàn xưởng là:
P = 36 x 200 + 4 x 100 = 7600 (W) = 7,6 (kW)
2. Thiết bị lưới điện chiếu sáng:
Đặt riêng 1 tủ chiếu sáng cạnh cửa ra vào lấy điện từ tủ phân phối phân xưởng
về.
Tủ gồm 1 áptômát ba pha và 10 áptômát nhánh một pha, mỗi áptômát cấp điện
cho 4 bóng đèn.
Sơ đồ cấp điện trên mặt bằng và sơ đồ nguyên lý như Hình 4.5 và 4.6.
Chọn áptômát đặt tại tủ phân phối và áptômát đặt tại tủ chiếu sáng.
A)(56,11
1.38,0.3
6,7
cos .U.3
P
I
dm
tt
tt
Chọn dùng áptômát 3 pha 50A do Clipsal chế tạo có thông số ghi trong bảng:
Tên áptômát Mã số
Uđm
(V)
Iđm
(A)
Số
cực
Icđm
(kA)
áptômát tổng và áptômát
nhánh đặt tại tủ phân phối
G4CB3050C 400 50 3 6
Chọn cáp từ tủ phân phối đến tủ chiếu sáng:
Chọn cáp đồng 4 lõi PVC(3 x 6 + 1,4) tiết diện 6mm2 có Icp = 48 (A)
k1k2Icp = 1 . 1 . 48 ≥ Itt = 11,56 (A)
Chọn áptômát nhánh:
A)(64,3
1220
204
I tt
x
x
110
Tên áptômát Mã số
Uđm
(V)
Iđm
(A)
Số cực
Icđm
(kA)
Số
lượng
áptômát
nhánh
G4CB2010C 400 10 2 6 10
- Chọn dây dẫn từ áptômát nhánh đến cụm 4 đèn:
Với Itt = 3,64A
Chọn dây đồng PVC(2 x 2,5)
Có Icp = 25A
Kiểm tra dây dẫn kết hợp áptômát bảo vệ:
+ Với dây PVC(3 x 6 + 1 x 4):
1,25.50
48 ( ) 41,6 ( )
1,5
A A
+ Với dây M (2 x 2.5):
1,25.10
25 ( ) 8,33 ( )
1,5
A A
111
- Hình 4.5. Sơ đồ nguyên lý mạng chiếu sáng xưởng cơ khí
TO-
Tủ PP
PVC
10xQCE-
TủCS
112
Bảng 4.5: Thông số kỹ thuật của bóng đèn sợi đốt
Công suất
(W)
Quang thông (lm) Thời gian sử
dụng (h)
12 (V) 30 (V) 220 (V)
15 111
25 200 197
40 500 336
60 506
75 684
100 1004 1000
150 1722
200 2528
300 4224
500 7640
750 10875
1000 18300
Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật của bóng đèn huỳnh quang
Công
suất (W)
Điện áp
(V)
Ánh sáng trắng Ánh sáng ban ngày
Thời
gian sử
dụng (h)
Quang
thông
(Lm)
Hiệu suất
phát
quang
(lm/W)
Quang
thông
(Lm)
Hiệu suất
phát
quang
(lm/W)
30 220 1230 41 1080 36 2500
40 220 1720 43 1520 38 2500
100 220 - - 4000 -
200 220 1990 - 8000 -
2. Nâng cao hệ số công suất:
2.1. Hệ số công suất cos và ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất
2.1.1. Hệ số công suất cos
Các đại lượng biểu diễn công suất có liên quan mật thiết với nhau qua tam giác
công suất.
Hình 4.6. Tam giác công suất
S: Công suất toàn phần
P: Công suất tác dụng
Q: Công suất phản kháng
: Góc giữa S và P
113
Trị số của góc có ý nghĩa rất quan trọng:
- Nếu thì P, Q; khi = 0 thì P S, Q = 0
- Nếu thì P, Q; khi = 90o thì Q S, P = 0
Trong nghiên cứu và tính toán thực tế người ta thường dùng khái niệm hệ số công
suất (cos) thay cho góc giữa S và P ().
Lượng Q truyền tải trên lưới điện các cấp từ nhà máy điện đến hộ tiêu thụ càng lớn
càng gây tổn thất lớn trên lưới điện.
2.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cos
Các xí nghiệp công nghiệp sử dụng nhiều động cơ không đồng bộ ba pha, thường
xuyên non tải hoặc không tải, tiêu thụ lượng Q rất lớn, cos thấp. Ví dụ các xí
nghiệp cơ khí thường có cos = 0,5 0,6. Lượng Q mà các xí nghiệp công nghiệp
tiêu thụ chiếm khoảng 65% 70% tổng công suất Q phát ra từ các nhà máy điện.
Nếu các xí nghiệp công nghiệp, bằng các giải pháp kỹ thuật nâng cao cos, nghĩa
là làm giảm lượng công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện từ các nhà máy
điện đến xí nghiệp, thì sẽ dẫn tới làm tăng tính kinh tế vận hành lưới điện. Cụ thể
là:
a. Làm giảm tổn thất điện áp trên lưới điện:
Giả thiết công suất tác dụng không đổi, cos của xí nghiệp tăng từ cos1 lên
cos2, nghĩa là lượng công suất phản kháng truyền tảI giảm từ Q1 xuống Q2. Khi
đó, do Q1 Q2
U
XQPR
U 11
2
2 U
U
XQPR
b. Làm giảm tổn thất công suất trên lưới điện:
Z
U
QP
S
2
2
1
2
1
22
2
2
2
SZ
U
QP
c. Làm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện:
.
2
2
1
2
1 R
U
QP
A
RAR
U
QP
.. 22
2
2
2
Ta thấy S và A giảm tỉ lệ với bình phương lượng giảm Q.
d. Làm tăng khả năng tải của đường dây và máy biến áp:
Hình 4.7. Trị số Q tương ứng với trị số góc
(Q1-Q2) = QB
114
Từ hình 4.7 nhận thấy S2 S1, nghĩa là đường dây và máy biến áp chỉ cần tải công
suất S2 sau khi giảm lượng Q truyền tải. Nếu đường dây và máy biến áp đã chọn để
tải S1 thì với Q2 có thể tải lượng P lớn hơn (xem hình 4.7). Điều này cho thấy, khi
làm giảm Q có thể làm tăng khả năng tải công suất P từ P1 lên P2 của đường dây và
máy biến áp.
2.2. Các giải pháp bù cos tự nhiên:
Các biện pháp làm tăng cos của xí nghiệp công nghiệp được gọi bằng một thuật
ngữ là bù cos .
Bù cos tự nhiên cũng là một thuật ngữ chỉ những giải pháp không cần đặt thiết bị
bù mà đã làm tăng được trị số cos. Đó chính là những giải pháp đơn giản, rẻ tiền
làm giảm lượng tiêu thụ Q của xí nghiệp. Các giải pháp bù cos tự nhiên thường
dùng là:
a. Thay động cơ thường xuyên non tải bằng động cơ có công suất bé hơn
Trị số cos của động cơ tỉ lệ với hệ số tải của động cơ, động cơ càng non tải thì
cos càng thấp.
Ví dụ 4.3: Động cơ máy tiện 10kW, nhưng do quá trình gia công chỉ cần sử dụng
công suất 5,5kW, khi đó hệ số tải: 55,0
10
5,5
tk
Nếu thay động cơ máy tiện 10kW bằng động cơ 7kW sẽ có hệ số tải là:
8,0
7
5,5
tk
Kinh nghiệm chỉ ra rằng:
+ Với những động cơ có kt 0,45 thì nên thay.
+ Với những động cơ có kt 0,75 thì không nên thay.
+ Với những động cơ có kt = 0,45 0,75 thì cần phải so sánh kinh tế 2 phương án:
thay và không thay.
b. Tăng cường chất lượng sửa chữa động cơ:
Động cơ sau khi sửa chữa thường có cos thấp hơn so với trước sửa chữa, mức độ
giảm thấp cos tùy thuộc vào chất lượng sửa chữa động cơ.
Ví dụ 4.4: một xí nghiệp cơ khí trung, qui mô có tổng công suất tính toán là P =
10000 kW, cos = 0,5 thì lượng Q tiêu thụ sẽ là:
Q = P.tg = 10000 x 1,732 = 17320 (kVAr)
Giả sử sử dụng các giải pháp bù nhân tạo nêu trên nâng được cos lên 0,6, khi đó
lượng Q tiêu thụ chỉ còn:
Q = 10000 x 1,33 = 13300 (kVAr)
Nghĩa là giảm được một lượng tiêu thụ Q là:
17320 - 13300 = 4020 (kVAr)
Như vậy xí nghiệp bớt được khoản tiền mua, lắp đặt, quản lý, bảo dưỡng 4020
(kVAr) tự bù.
c. Giảm điện áp đặt vào cực động cơ thường xuyên non tải
Đây là phương pháp làm tăng hệ số tải của động cơ làm cho cos động cơ tăng lên.
Khi động cơ thường xuyên non tải ta chuyển đổi đấu động cơ từ hình sao sang hình
tam giác.
115
Công suất động cơ đấu tam giác: cos3 IP U d
Công suất động cơ sau khi đấu hình sao: cos3 IP U f
Với công suất làm việc thực tế Plv không đổi thì hệ số tải đã được nâng cao:
)(
,
,
, pp
P
p
K
p
p
K dolvt
lv
2.3. Các thiết bị bù cos:
Bù cos tại xí nghiệp là một thuật ngữ của ngành điện, thực chất là xí nghiệp tự
đặt thiết bị phát ra Q để tự túc một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tiêu thụ Q trong xí
nghiệp, làm giảm lượng Q truyền tải trên lưới điện cung cấp cho xí nghiệp.
Thiết bị để phát ra Q thường dùng trên lưới điện là máy bù và tụ bù. Máy bù, hay
còn gọi là máy bù đồng bộ, là động cơ đồng bộ chạy quá kích thích chỉ phát ra Q.
ưu khuyết điểm của hai loại thiết bị bù này giới thiệu trong bảng 4.7
Bảng 4.7: So sánh đặc tính kinh tế, kỹ thuật của máy bù và tụ bù
Máy bù Tụ bù
Cấu tạo, vận hành, sửa chữa
phức tạp
Cấu tạo, vận hành, sửa chữa đơn
giản
Đắt Rẻ
Tiêu thụ nhiều điện năng
P = 5%Qb
Tiêu thụ ít điện năng
P = (2 5)%Qb
Tiếng ồn lớn Yên tĩnh
Điều chỉnh Qb trơn Điều chỉnh Qb theo cấp
Qua bảng so sánh trên, ta nhận thấy tụ bù có nhiều ưu điểm hơn máy bù, nhược
điểm duy nhất của tụ là công suất Qb phát ra không trơn mà thay đổi thay cấp (bậc
thang) khi tăng, giảm số tụ bù. Tuy nhiên, điều này không quan trọng vì bù cos
mục đích là làm sao cho cos của xí nghiệp lớn hơn cos quy định là 0,85 chứ
không cần có trị số thật chính xác. Thường bù cos lên trị số từ 0,9 đến 0,95.
Tóm lại, trên lưới điện xí nghiệp công nghiệp, dịch vụ và dân dụng chỉ nên bù
bằng tụ điện.
2.4. Phân phối tối ưu công suất bù trên lưới điện xí nghiệp:
Xác định tổng công suất phản kháng cần bù
Từ Hình 4.7, nếu công suất tác dụng không thay đổi thì:
- Ứng với cos1 có: Q1 = P.tg1
- Ứng với cos2 có : Q2 = P.tg2
Công suất cần bù tại xí nghiệp để nâng hệ số công suất của xí nghiệp từ cos1 lên
cos2 là:
Qb = Q1 - Q2 = P.tg1 - P.tg2
Qb = P(tg1 - tg2)
Trong đó: P là công suất tác dụng tính toán của xí nghiệp (kW)
Phân phối tối ưu công suất cần bù
Hình 4.8 giới thiệu các vị trí có thể đặt tụ bù cos trên lưới điện xí nghiệp.
116
-
- - -
1. Đặt tụ bù phía cao áp của xí nghiệp: đặt tại vị trí này chỉ làm giảm tổn thất
điện năng từ 1 trở lên lưới điện, không giảm được tổn thất điện năng trong trạm
biến áp và lưới hạ áp xí nghiệp.
2. Đặt tụ bù tại thanh cái hạ áp của trạm biến áp xí nghiệp. Tụ điện đặt tại vị trí
này, so với vị trí 1, làm giảm thêm tổn thất điện năng trong trạm biến áp và cũng
không giảm được tổn thất điện năng trên lưới hạ áp xí nghiệp.
3. Đặt tụ bù tại tủ động lực. Đặt tụ bù tại các vị trí này làm giảm được tổn thất
điện năng trên các đường dây từ tủ phân phối tới các tủ động lực và trong trạm
biến áp xí nghiệp.
4. Đặt tụ bù tại cực của tất cả động cơ. Đặt tụ bù tại cực của động cơ có lợi nhất
về giảm tổn thất điện năng, tuy nhiên vốn đầu tư sẽ cao và tăng chi phí quản lý,
vận hành, bảo dưỡng tụ.
Trong thực tế, để bù cos cho xí nghiệp, người ta tiến hành bù như sau:
1. Với một xưởng sản xuất hoặc xí nghiệp nhỏ nên đặt tập trung tụ bù tại thanh
cái hạ áp trạm biến áp xí nghiệp.
2. Với xí nghiệp loại vừa có một trạm biến áp và một số phân xưởng với công
suất khá lớn và khá xa trạm biến áp, để giảm tổn thất điện năng trên đường dây từ
trạm biến áp đến các phân xưởng có thể đặt phân tán tụ bù tại các tủ phân phối
phân xưởng và tại cực động cơ có công suất lớn (năm bảy chục kW).
3. Với xí nghiệp qui mô lớn bao gồm hằng chục phân xưởng, thường lưới điện
khá phức tạp bao gồm trạm phân phối trung tâm và nhiều trạm biến áp phân
xưởng, khi đó để xác định vị trí và công suất bù thường tính theo hai bước:
117
Bước 1: Xác định công suất bù đặt tại thanh cáI hạ áp tất cả các trạm biến áp phân
xưởng.
Bước 2: Phân phối công suất bù của từng trạm (đã xác định được từ bước 1) cho
các phân xưởng mà trạm biến áp đó cấp điện.
4. Cũng có thể xét đặt tụ bù toàn bộ phía cao áp. hoặc một phần bù bên cao áp và
một phần bù bên hạ áp tùy thuộc vào độ chênh lệch giá tụ cao và hạ áp.
Trong trường hợp bù tụ nhiều điểm (trường hợp 2 và 3), công suất bù tối ưu tại
điểm I nào đó xác định theo biểu thức:
i
td
R
R
)Q(Q - Q Q bibi
Trong đó: iQ là công suất phản kháng yêu cầu tại nút i.
Q là tổng công suất phản kháng yêu cầu:
n
iQQ
1
bQ là tổng công suất bù, xác định theo (9.1) hoặc theo bước 1 của trường
hợp 3.
iR là điện trở nhánh đến vị trí nút i.
tdR là điện trở tương đương của lưới điện.
Chú ý: Ở biểu thức trên khi giải ra chỉ lấy giá trị dương (0), nếu khi giải ra xuất
hiện giá trị âm thì có nghĩa là tại đó không nên đặt tụ bù, tại đó Qb = 0, ta bỏ ẩn đó
đi và giải lại bài toán (n – 1) ẩn, cứ thế cho đến khi nào được 1 tập nghiệm dương.
Ví dụ 4.5: Một xưởng cơ khí nông nghiệp công suất 100kW, cos = 0,6. Hãy xác
định công suất bộ tụ bù để nâng cos lên 0,9.
Giải
Với cos = 0,6 tg = 1,33
Với cos = 0,9 tg = 0,48
Tổng công suất bộ tụ bù là:
Qb = P(tg1 - tg2) = 100(1,33 – 0,48) = 85 (kVAr)
Vậy chọn dùng ba bộ tụ bù công suất 30kVAr, điện áp 400V do Dac Yeong chế
tạo.
Ví dụ 4.6: Xí nghiệp cơ khí gồm ba phân xưởng có mặt bằng và số liệu phụ tải cho
trong Hình 9.4. Yêu cầu đặt tụ bù bên cạnh các tủ phân phối của ba phân xưởng để
nâng cos lên 0,95.
Giải
Tổng công suất tính toán của xí nghiệp là:
S = S1 + S2 + S3 = 180 +J240
Với cos = 0,6
cos2 = 0,95 tg2 = 0,33
n
td
RRR
R
1
...
11
1
21
33,1
180
240
P
Q
tg 1
118
Px2 S2 = 50 + j 50 (kVA)
Px S1 = 80 + j 120 (kVA)
PVC(3.16+1.10);
PVC(3.25+1.16); 70m
PVC(3.50+1.35); 50m
Hình 4.9. Mặt bằng cấp điện cho xí nghiệp
Tổng công suất phản kháng cần bù tại 3 phân xưởng để nâng cos của xí nghiệp
lên 0,95 là:
Qb = P(tg1 - tg2) = 180(1,33 – 0,33) = 180 (kVAr)
Các đường cáp từ TBA về 3 phân xưởng dùng cáp do CADIVI chế tạo có các số
liệu cho trong bảng sau:
Đường dây Loại cáp l (m) r0 (/km) R ()
TBA-PX1 PVC(3x50+1,35) 50 0,4 0,02
TBA-PX2 PVC(3x25+1,16) 70 0,7 0,05
TBA-PX3 PVC(3x16+1,10) 100 1,2 0,12
Giải:
TBA TBA
Q2- Qb2 Q1- Qb1 Q3- Qb3 Q-
Hình 4.10. SĐ thay thế và sơ đồ tương đương lưới điện hạ áp dùng xác định Qbi
119
Điện trở tương đương của lưới điện hạ áp xí nghiệp:
Công suất các tủ tụ bù đặt tại ba phân xưởng là:
Áp dụng công thức:
i
td
R
R
)Q(Q - Q Q bibi
Ta có: (kVAr)90
02,0
01,0
).180402( - 120 Qb1
(kVAr)38
05,0
01,0
).180402( - 50 Qb2
(kVAr)65
12,0
01,0
).180402( - 70 Qb3
Vậy chọn dùng các bộ tụ bù do Dac Yeong chế tạo có các thông số kỹ thuật cho
trong bảng sau:
Nơi đặt Loại tụ
Số
lượng
Qb
(kVAr)
Uđm
(V)
Iđm
(A)
Số
pha
PX1 DLE- 4D40 K5S 2 45 440 52,4 3
PX2 DLE- 4D40 K5S 1 40 440 52,4 3
PX3 DLE- 4D75 K5S 1 75 440 98,4 3
Câu hỏi và bài tập
Bài tập
4.1. Yêu cầu thiết kế hệ thống chiếu sáng cho một lớp học có kích thước:
8 x10 = 80m2 biết P0 = 10 (W/m
2) .
4.2. Yêu cầu thiết kế hệ thống chiếu sáng cho một phòng làm việc của văn phòng
đại diện nước ngoài có kích thước: 4 x 6 = 24m2 biết P0 = 10 (W/m
2).
4.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống chiếu sáng cho một hội trường có kích thước:
12 x 20 = 240m2 biết P0 = 15 (W/m
2).
4.4. Yêu cầu thiết kế hệ thống chiếu sáng chung cho phân xưởng may xuất khẩu có
kích thước: 15 x 30 = 450m2. Biết trần nhà cao 4,5m, mặt công tác h2 = 0,8m, độ
cao treo đèn cách trần h1 = 0,7m; phân xưởng dùng đèn sợi đốt cos =1; độ rọi cho
chiếu sáng chung là E = 30lx.
4.5. Một siêu thị lớn, có phụ tải tính toán P = 600kW, cos = 0,7.
Hãy lựa chọn tụ bù đặt tại thanh cái hạ áp TBA siêu thị để nâng cos lên 0,9.
4.6. Một trạm bơm cao áp 10kV đặt 5 máy bơm 200kW, cos = 0,7.
Hãy lựa chọn tụ bù 10kV cho trạm bơm để nâng cos lên 0,9.
4.7. Một xí nghiệp gồm 2 phân xưởng và 1 động cơ bơm nước, có mặt bằng cấp
điện và số liệu phụ tải cho trên hình BT 4.1.
Hãy lựa chọn tụ bù để nâng cos lên 0,95.
)(01,0
12,0
1
05,0
1
02,0
1
1
111
1
321
RRR
Rtd
120
Hình 4.1
-
PX1
24 + j 32
(kVA) PVC(3.25+
1.16) 15m
PX2
42 + j 56
(kVA)
PVC(3.16+
1.10) 50m
30+j30
(kVA)
4.8. Lưới điện cao áp của xí nghiệp gồm 1 trạm phân phối trung tâm và 3 trạm
biến áp phân xưởng, các số liệu cho trên hình 4.2.
Hãy xác định công suất tụ bù đặt tại thanh cái hạ áp các trạm biến áp để nâng cos
lên 0,95.
Hình. 4.2
PVC(3x
PVC(3x
PVC(3x
50kVA
500kVA
800kVA
1000kVA
0,4
0,4
0,4
kV
300 + j400
(kVA)
420 + j500
(kVA)
540 + j720
(kVA)
10 kV
121
PHỤ LỤC
Lựa chọn dây dẫn và cáp CADIVI được cho trong các bảng dưới đây.
PL1: Dòng điện cho phép của dây không bọc (dây trần), A
Dây đồng Dây nhôm Dây nhôm lõi thép
Tiết
diện
mm2
Dòng điện
cho phép Tiết
diện
mm2
Dòng điện
cho phép
Mã hiệu dây dẫn
Dòng điện
cho phép khi
đặt ngoài trời
Đặt
ngoài
trời
Đặt
trong
nhà
Đặt
ngoài
trời
Đặt
trong
nhà
4 50 25 10 75 55 AC - 16 105
6 70 35 16 105 80 AC – 25 135
10 95 60 25 135 110 AC – 35 170
16 130 100 35 170 135 AC – 50 220
25 180 140 50 215 170 AC – 70 275
35 220 175 70 265 215 AC – 95 335
50 270 220 95 325 260 AC – 120 380
70 340 280 120 375 310 AC – 150 445
95 415 340 150 440 370 AC – 185 515
120 485 405 185 500 425 AC – 240 610
240 610 AC – 300 700
AC – 400 800
PL2: Dây điện hạ áp lõi đồng nhiều sợi của công ty CADIVI
Loại
dây
Ruột dẫn điện
Chiều
dày
cách
điện
PVC
Chiều dày
vỏ ngoài
PVC
Điện
trở dây
dẫn ở
200C
Đường
kính
tổng thể
Dòng
điện
phụ tải
mm2 N0/mm mm mm km/ Mm A
Dây
đơn
mềm
VCm
0.50
0.75
1.00
1.25
1.50
2.50
4.0
10
16
25
16/0.20
24/0.20
32/0.20
40/0.20
30/0.25
50/0.25
0.8
0.8
0.8
0.8
0.8
0.8
37.10
24.74
18.56
14.90
12.68
7.60
3,08
1,83
1,15
0,73
2.6
2.8
3.0
3.1
3.2
3.7
5
7
10
12
16
25
58
80
107
138
Dây đôi
mềm
tròn
VCm
2 x 0.50
2 x 0.75
2 x 1.00
2 x 1.25
2 x 16/0.20
2 x 24/0.20
2 x 32/0.20
2 x 40/0.20
0.8
0.8
0.8
0.8
1
1
1
1
39.34
26.22
19.67
15.62
7.2
7.6
8.0
8.2
5
7
10
12
122
2 x 1.50
2 x 2.50
2 x 4
2 x 5
2x10
2x16
2x25
2 x 30/0.25
2 x 50/0.25
0.8
0.8
1
1
13.44
8.06
4.61
3,08
1,83
1,15
0,727
8.4
9.4
16
25
49
63
86
115
149
PL3: Cáp hạ áp 4 lõi đồng cách điện PVC, do CADIVI chế tạo
Dây dẫn điện Chiều
dày
cách
điện
Chiều
dày vỏ
bọc
Đường
kính
tổng
thể
Dòng
điện
phụ tải
Điện trở
dây dẫn
ở 200C
Điện
áp thử
Tiết diện
định mức
Đường
kính dây
dẫn
mm2 Mm mm Mm mm A km/ V
1,0 1,20 0,8 1,5 15 18,10 1500
1,5 1,50 0,8 1,5 21 12,10 1500
2,0 1,80 0,8 1,5 24 9,43 1500
2,5 2,01 0,8 1,5 27 7,41 1500
3,5 2,40 0,8 1,5 34 5,30 1500
4,0 2,55 0,9 1,5 37 4,61 1500
5,5 3,00 1,0 1,5 44 3,40 1500
6,0 3,12 1,1 1,5 48 3,08 1500
8,0 3,16 1,2 1,5 55 2,31 1500
10,0 4,05 1,3 1,5 65 1,83 1500
11,0 4,20 1,3 1,5 67 1,71 2000
14,0 4,80 1,4 1,5 77 1,33 2000
16,0 5,10 1,5 1,5 83 1,15 2000
22,0 6,00 1,6 1,6 102 0,84 2000
25,0 6,42 1,6 1,6 111 0,727 2000
30,0 6,96 1,6 1,7 121 0,635 2000
35,0 7,56 1,7 1,7 132 0,524 2500
38,0 7,80 1,8 1,8 141 0,497 2500
50,0 9,00 1,8 1,9 164 0,387 2500
60,0 10,00 1,8 1,9 187 0,309 2500
70,0 10,70 1,9 1,9 201 0,268 2500
80,0 11,50 2,0 2,0 222 0,234 2500
95,0 12,00 2,0 2,1 242 0,193 2500
100,0 13,00 2,0 2,1 255 0,184 2500
120,0 14,00 2,1 2,2 284 0,153 2500
125,0 14,50 2,2 2,2 292 0,147 3000
150,0 16,10 2,2 2,3 334 0,124 3000
123
185,0 17,64 2,3 2,5 367 0,0991 3000
200,0 18,20 2,4 2,5 392 0,0940 3000
240,0 20,25 2,4 2,7 426 0,0540 3000
250,0 20,70 2,4 2,8 360 0,0738 3000
300,0 22,68 2,5 3,0 400 0,0601 3000
325,0 23,40 2,6 3,1 414 0,0576 3500
400,0 26,10 2,6 3,3 0,0470 3500
500,0 28,80 2,8 3,5 0,0366 3500
PL4: Cáp hạ áp một lõi đồng cách điện PVC loại nửa mềm đặt cố định của công ty
CADIVI, kí hiệu CVV
Dây dẫn
Chiều
dày
cách
điện
Chiều
dày
vỏ bọc
PVC
Đường
kính
tổng
thể
Phụ
tải
dòng
điện
Điện trở
dây dẫn
ở 200C
(max)
Tiết
diện
định
mức
Kết cấu
Đường
kính
dây dẫn
mm2 N0/mm mm mm mm mm A km/
1.0
1.5
2.0
2.5
3.5
4.0
5.5
6.0
8.0
10
11
14
16
22
25
30
35
38
50
60
70
80
95
100
120
125
150
185
7/0.40
7/0.50
7/0.60
7/0.67
7/0.80
7/0.85
7/1.00
7/1.04
7/1.20
7/1.35
7/1.40
7/1.60
7/1.70
7/2.00
7/2.14
7/2.30
7/2.52
7/2.60
19/1.8
19/2.0
19/2.14
19/2.30
19/2.52
19/2.60
19/2.80
19/2.90
37/2.30
37/2.52
1.20
1.50
1.80
2.01
2.40
2.55
3.00
3.12
3.60
4.05
4.20
4.80
5.10
6.00
6.42
6.90
7.56
7.80
9.00
10.00
10.70
11.50
12.60
13.00
14.00
14.50
16.10
17.64
0.8
0.8
0.8
0.8
0.8
0.9
1.0
1.1
1.2
1.3
1.3
1.4
1.5
1.6
1.6
1.6
1.7
1.8
1.8
1.8
1.9
2.0
2.0
2.0
2.1
2.2
2.2
2.3
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.6
1.6
1.6
1.7
1.7
1.8
1.9
1.9
2.0
2.1
2.2
2.2
2.3
2.3
2.5
2.6
10.16
10.88
11.61
12.12
13.06
14.00
15.57
16.34
17.79
19.75
20.12
22.25
22.96
25.81
26.82
28.18
30.26
31.52
34.62
37.23
39.41
42.02
45.08
46.24
49.34
51.03
55.09
59.69
14
17
20
22
27
30
35
38
44
49
52
62
68
82
88
97
108
113
132
150
163
177
198
206
228
236
270
298
18.10
12.10
9.43
7.41
5.3
4.61
3.4
3.08
2.31
1.83
1.71
1.33
1.15
0.84
0.727
0.635
0.524
0.497
0.387
0.309
0.268
0.234
0.193
0.184
0.153
0.147
0.124
0.0991
124
200
240
250
300
325
400
500
37/2.60
61/2.25
61/2.30
61/2.52
61/2.60
61/2.90
61/3.20
18.20
20.25
20.70
22.68
23.4
26.10
28.80
2.4
2.4
2.4
2.5
2.6
2.6
2.8
2.6
2.8
2.8
3.0
3.1
3.3
3.5
61.73
67.08
68.36
74.03
76.25
83.36
91.25
311
348
360
400
414
-
-
0.0994
0.054
0.0738
0.0601
0.0576
0.0470
0.0366
PL5: Cáp hạ áp 1 lõi nhôm cách điện PVC, loại nửa mềm đặt cố định của công ty
CADIVI, kí hiệu AVV
Dây dẫn
Chiều
dày
cách
điện
Chiều
dày
vỏ bọc
PVC
Đường
kính
tổng
thể
Phụ
tải
dòng
điện
Điện
trở dây
dẫn ở
200C
(max)
Tiết
diện
định
mức
Kết cấu
Đường
kính
dây dẫn
mm2 N0/mm mm mm mm mm A km/
4
5.5
6.0
8.0
10
11
14
16
22
25
30
35
38
50
60
70
80
95
100
120
125
150
185
200
240
250
300
325
7/0.85
7/1.00
7/1.04
7/1.20
7/1.35
7/1.40
7/1.60
7/1.70
7/2.00
7/2.14
7/2.30
7/2.52
7/2.60
19/1.8
19/2.0
19/2.14
19/2.30
19/2.52
19/2.60
19/2.80
19/2.90
37/2.30
37/2.52
37/2.60
61/2.25
61/2.30
61/2.52
61/2.60
2.55
3.00
3.12
3.60
4.05
4.20
4.80
5.10
6.00
6.42
6.90
7.56
7.80
9.00
10.00
10.70
11.50
12.60
13.00
14.00
14.50
16.10
17.64
18.20
20.25
20.70
22.68
23.40
0.9
1.0
1.1
1.2
1.3
1.3
1.4
1.5
1.6
1.6
1.6
1.7
1.8
1.8
1.8
1.9
2.0
2.0
2.0
2.1
2.2
2.2
2.3
2.4
2.4
2.4
2.5
2.6
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.6
1.6
1.7
1.7
1.8
1.8
1.9
1.9
7.35
8.00
8.32
9.00
9.65
9.80
10.60
11.10
12.20
12.62
13.10
13.96
14.40
15.60
16.60
17.50
18.50
19.60
20.00
21.20
22.10
23.70
25.64
26.40
28.65
29.10
31.48
32.40
31
36
40
47
55
61
67
75
92
105
119
130
143
165
187
210
230
250
265
295
302
340
390
413
465
480
528
555
7.41
4.98
4.61
3.83
3.08
2.81
2.17
1.91
1.38
1.2
1
0.868
0.814
0.641
0.507
0.443
0.384
0.320
0.300
0.253
0.242
0.206
0.164
0.154
0.125
0.120
0.1
0.0946
125
400
500
630
800
1000
61/2.90
61/3.20
91/2.95
91/3.36
91/3.75
26.10
28.80
32.45
36.96
41.25
2.6
2.8
2.8
2.8
3.0
2.0
2.1
2.2
2.4
2.6
35.30
38.60
42.45
47.36
52.45
628
752
-
-
-
0.0778
0.0605
0.0469
0.0367
0.0291
PL6: Điện áp và dòng điện của dây chảy cầu chì hạ áp (do ABB chế tạo)
Điện áp xoay chiều (V) 230, 400, 500, 690, 750, 1000
Điện áp một chiều (V) 220, 440, 500, 750, 1200, 1500, 2400, 3000
Dòng điện định mức 2, 4, 6, 10, 16, 20, 25, 32, 35, 40, 50, 63, 80, 100, 125,
160, 250, 315, 400, 500, 630, 800, 1000, 1250
PL7: Áptômát từ 250 đến 1200 A (do LG chế tạo)
Loại 400AF 800AF 1200AF
Kiểu ABE
403a
ABS
403a
ABH
403a
ABL
403a
ABE
803a
ABS
803a
ABH
803a
ABS
1203
ABL
1203
Uđm(V) 600 600 600 600 600 600 600 600 600
PL8: Áptômát loại G4CB, điện áp 230/400 V (do Clipsal chế tạo)
1 cực 2 cực 3 cực INđm
(kA) Iđm (A) Mã số Iđm (A) Mã số Iđm (A) Mã số
6 G4CB1006C 10 G4CB2010C 10 G4CB3010C 6
10 G4CB1010C 16 G4CB2016C 16 G4CB3016C 6
16 G4CB1016C 20 G4CB2020C 20 G4CB3020C 6
20 G4CB1020C 25 G4CB2025C 25 G4CB3025C 6
25 G4CB1025C 32 G4CB2032C 32 G4CB3032C 6
32 G4CB1032C 40 G4CB2040C 40 G4CB3040C 6
40 G4CB1040C 50 G4CB2050C 50 G4CB3050C 6
50 G4CB1050C 63 G4CB2063C 63 G4CB3063C 6
63 G4CB1063C 100 G4CB20100C 100 G4CB30100C 6
PL9: Điện trở và điện kháng của dây nhôm trần
Loại dây A-6 A-10 A-
16
A-25 A-35 A-50 A-70 A-95 A-
120
A-
150
A-
185
/km 5,26 3,16 1,98 1,28 0,92 0,64 0,46 0,34 0,27 0,21 0,17
k/c
TB(mm)
Điện kháng, /km
600 - - 0,358 0,345 0,366 0,325 0,315 0,303 0,297 0,288 0,279
126
800 - - 0,377 0,363 0,352 0,341 0,331 0,319 0,313 0,305 0,298
1000 - - 0,391 0,377 0,366 0,355 0,345 0,334 0,327 0,319 0,311
1250 - - 0,405 0,391 0,380 0,369 0,359 0,347 0,341 0,333 0,328
1500 - - - 0,402 0,391 0,380 0,370 0,358 0,352 0,344 0,339
2000 - - - 0,421 0,410 0,398 0,388 0,377 0,371 0,363 0,355
PL10: Điện trở và điện kháng của dây nhôm lõi thép
Loại dây AC-
10
AC-
16
AC-
25
AC-
35
AC-
50
AC-
70
AC-
95
AC-
120
AC-
150
AC-
185
ĐT:/km 3,12 2,06 1,38 0,85 0,64 0,46 0,33 0,27 0,21 0,17
k/c
TB(mm)
Điện kháng, /km
2000 - - - 0,403 0,392 0,382 0,371 0,365 0,358
2500 - - - 0,417 0,406 0,396 0,385 0,379 0,372
3000 - - - 0,429 0,418 0,408 0,397 0,391 0,384 0,377
PL11: Điện trở và điện kháng của dây dẫn và cáp có lõi đồng và nhôm, điện áp đến
500V (điện trở /km)
Tiết
diện
(mm2)
r0 x0
Tiết
diện
(mm2)
r0 x0
Nhôm Đồng
Đặt
hở
ống,cáp
Nhôm Đồng
Đặt
hở
ống,
cáp
1,5 22,2 13,35 - 0,1 50 0,67 0,4 0,25 0,06
2,5 13,3 8,0 - 0,09 70 0,48 0,29 0,24 0,06
4 8,35 5,0 0,33 0,1 95 0,35 0,21 0,23 0,06
6 5,55 3,33 0,32 0,09 120 0,28 0,17 0,22 0,06
10 3,33 2,0 0,31 0,07 150 0,22 0,13 0,21 0,06
16 2,08 1,25 0,29 0,07 185 0,18 0,11 0,21 0,06
25 1,33 0,8 0,27 0,07 240 - 0,08 0,20 -
35 0,95 0,57 0,26 0,06 300 0,12 0,07 0,19 0,06
PL12: Hệ số sử dụng của 1 số loại đèn
Loại đèn Sợi đốt vạn năng Đèn huỳnh quang
trần, % 30 50 70 30 50 70
trường, % 10 30 50 10 30 30 50 30 50
0,5 14 17 21
0,6 19 22 26 28 31 32 37 32 37
0,7 23 26 29
0,8 26 28 32 37 41 40 45 41 46
0,9 28 30 34
1 30 32 35 43 45 46 49 46 50
1,1 31 33 36
127
Chỉ
số
của
phòng
1,25 33 35 37 47 48 50 53 50 54
1,5 35 36 40 50 52 52 56 51 58
1,75 37 39 41
2 39 40 43 56 57 58 61 59 62
2,25 40 42 45
2,5 42 44 46 60 62 63 65 64 67
3 43 45 47 62 64 64 67 66 69
3,5 44 46 48
4,0 45 47 49 65 67 68 70 69 72
5,0 46 48 51 67 68 69 72 71 74
PL13: Trị số trung bình ksd và cos của các nhóm thiết bị điện
Nhóm thiết bị ksd cos
Nhóm máy gia công kim loại
- Các phân xưởng cơ khí 0,2 - 0,4 0,6 - 0,7
- Các phân xưởng sửa chữa cơ khí 0,14 - 0,2 0,5 - 0,6
- Phân xưởng làm việc theo dây chuyền 0,5 - 0,6 0,7
Nhóm máy của phân xưởng rèn 0,25 - 0,35 0,6 - 0,7
Nhóm máy của phân xưởng đúc 0,3 - 0,35 0,6 - 0,7
Nhóm động cơ làm việc liên tục (quạt gió, máy bơm, máy
nén khí...)
0,6 - 0,7 0,7 - 0,8
Nhóm động cơ làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại (cầu
trục, cần cẩu, palăng)
0,05 - 0,1 0,4 - 0,5
Nhóm máy vận chuyển làm việc liên tục (băng tải, băng
chuyền...)
0,6 - 0,7 0,65 - 0,75
Nhóm lò điện (lò điện trở, lò sấy)
- Lò điện trở làm việc liên tục 0,7 - 0,8 0,9 – 0,95
- Lò cảm ứng 0,75 0,3 – 0,4
- Lò cao tần 0,5 - 0,6 0,7
Nhóm máy mài
- Biến áp hàn hồ quang 0,3 0,35
- Thiết bị hàn hơi, hàn đường, nung tán đinh 0,35 – 0,4 0,5 - 0,6
Nhóm máy dệt 0,7 - 0,8 0,7 - 0,8
PL14: Trị số trung bình knc và cos của các phân xưởng
Tên phân xưởng knc cos
Phân xưởng cơ khí lắp ráp 0,3 - 0,4 0,5 - 0,6
Phân xưởng nhiệt luyện 0,6 - 0,7 0,7 - 0,9
Phân xưởng rèn, dập 0,5 - 0,6 0,6 - 0,7
Phân xưởng đúc 0,6 - 0,7 0,7 - 0,8
Phân xưởng sửa chữa cơ khí 0,2 - 0,3 0,5 - 0,6
Phân xưởng nhuộm, tẩy, hấp 0,65 - 0,7 0,8 - 0,9
128
Phân xưởng nén khí 0,6 - 0,7 0,7 - 0,8
Phân xưởng mộc 0,4 - 0,5 0,6 - 0,7
Phòng thí nghiệm, nghiên cứu
khoa học
0,7 - 0,8 0,7 - 0,8
Nhà hành chính, quản lý 0,7 - 0,8 0,8 - 0,9
PL15 : Trị số trung bình Tmax và cos của các xí nghiệp
Nhóm thiết bị Tmax(h) cos
Xí nghiệp cơ khí chế tạo máy 4500 - 5000 0,6 - 0,7
Xí nghiệp chế tạo vòng bi 5000 – 5500 0,7 - 0,75
Xí nghiệp chế tạo dụng cụ 3000 – 4000 0,62 - 0,7
Xí nghiệp gia công gỗ 3000 – 3500 0,65 - 0,7
Xí nghiệp hoá chất 5500 – 6000 0,8 - 0,84
Xí nghiệp đường 4800 – 5200 0,7 - 0,8
Xí nghiệp luyện kim 5000 – 5500 0,75 - 0,88
Xí nghiệp bánh kẹo 5000 – 5300 0,7 - 0,75
Xí nghiệp ôtô máy kéo 4000 – 4500 0,72 - 0,8
Xí nghiệp in 3000 – 3500 0,75- 0,82
Xí nghiệp dệt 4800 – 5500 0,7 - 0,8
PL16: Bảng tra trị số kmax theo ksd và nhq
nhq
Giá trị kmax khi ksd
0,1 0,15 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9
4 3,43 3,81 2,64 2,14 1,87 1,65 1,46 1,29 1,14 1,05
5 3,23 2,87 2,42 2,0 1,76 1,65 1,41 1,26 1,12 1,04
6 3,04 2,64 2,24 1,88 1,66 1,57 1,37 1,23 1,1 1,04
7 2,88 2,48 2,1 1,8 1,58 1,51 1,33 1,21 1,09 1,04
8 2,72 2,31 1,99 1,72 1,52 1,45 1,3 1,2 1,08 1,04
9 2,56 2,2 1,9 1,65 1,47 1,4 1,28 1,18 1,08 1,03
10 2,42 2,1 1,84 1,6 1,36 1,37 1,26 1,16 1,07 1,03
12 2,24 1,96 1,75 1,52 1,32 1,34 1,23 1,15 1,07 1,03
14 2,1 1,85 1,67 1,45 1,28 1,28 1,2 1,13 1,07 1,03
16 1,99 1,77 1,61 1,41 1,26 1,25 1,18 1,12 1,07 1,03
18 1,91 1,7 1,55 1,37 1,24 1,23 1,16 1,11 1,06 1,03
20 1,84 1,65 1,5 1,34 1,21 1,21 1,15 1,11 1,06 1,03
25 1,71 1,55 1,4 1,28 1,19 1,2 1,14 1,1 1,06 1,03
30 1,62 1,46 1,34 1,24 1,17 1,17 1,13 1,1 1,05 1,03
35 1,56 1,41 1,3 1,21 1,15 1,16 1,12 1,09 1,05 1,03
40 1,5 1,37 1,27 1,19 1,14 1,15 1,12 1,09 1,05 1,03
45 1,45 1,33 1,25 1,17 1,13 1,13 1,11 1,08 1,04 1,02
50 1,4 1,3 1,23 1,16 1,12 1,12 1,1 1,08 1,04 1,02
60 1,32 1,25 1,19 1,14 1,1 1,11 1,09 1,07 1,03 1,02
70 1,37 1,22 1,17 1,12 1,1 1,11 1,09 1,06 1,03 1,02
129
80 1,25 1,2 1,15 1,11 1,09 1,1 1,08 1,06 1,03 1,02
90 1,23 1,18 1,13 1,1 1,08 1,1 1,08 1,05 1,02 1,02
100 1,21 1,17 1,12 1,1 1,07 1,09 1,07 1,05 1,02 1,02
120 1,19 1,16 1,12 1,09 1,06 1,08 1,07 1,05 1,02 1,02
140 1,17 1,15 1,11 1,08 1,05 1,07 1,06 1,05 1,02 1,02
160 1,16 1,13 1,1 1,08 1,05 1,06 1,05 1,04 1,02 1,02
180 1,16 1,12 1,1 1,08 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
200 1,15 1,12 1,09 1,07 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
220 1,14 1,12 1,08 1,07 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
240 1,14 1,11 1,08 1,07 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
260 1,13 1,11 1,08 1,06 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
280 1,13 1,1 1,08 1,06 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
300 1,12 1,1 1,07 1,06 1,04 1,04 1,03 1,03 1,01 1,01
CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
Đề tài: Thiết kế mạng cao áp nhà máy cơ khí địa phương.
Số liệu cho:
Mặt bằng nhà máy và danh sách phụ tảI
Trạm biến áp trung gian 110/10 (kV) cách 3 km.
Mặt bằng nhà máy cơ khí địa phương
Phụ tải của nhà máy cơ khí địa phương
Số trên mặt bằng Tên phân xưởng Công suất đặt (kV)
1
2
3
4
5
Phân xưởng kết cấu kim loại
Phân xưởng lắp ráp cơ khí
Phân xưởng đúc
Phân xưởng nén khí
Phân xưởng rèn
2100
2500
550
800
1200
Tủ hệ thống điện
®iÖn ®Õn
Khuôn
viên
1:2500
130
6
7
8
9
10
Trạm bơm
Phân xưởng sửa chữa cơ khí
Phân xưởng gia công gỗ
Bộ phận hành chính và ban
quản lý
Bộ phận thử ngiệm
250
525
350
100 (chưa kể chiếu
sáng)
470
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê: Cung cấp điện,
NXB Khoa học và Kỹ thuật 1998.
2. Nguyễn Công Hiền, Đặng Ngọc Dinh, Nguyễn Hữu Khái, Phan Đăng Khải,
Nguyễn Thành: Giáo trình Cung cấp điện, NXB Đại học và Trung học Chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1984.
3. Quyền Huy ánh: Giáo trình Cung cấp điện –– Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP Hồ Chí Minh 2006.
4. Trần Bách, Phan Đăng Khải, Ngô Hồng Quang: Hệ thống cung cấp điện - Giáo
trình ĐHBK, Hà Nội,1978.
5. Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm: Thiết kế cấp điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 1998.
6. Trịnh Hồng Thám, Đào Quang Thạch, Đào Kim Hoa: Nhà máy điện và Trạm
biến áp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996.
7. Bùi Ngọc Thư: Mạng cung cấp và phân phối điện - NXB Khoa học và Kỹ thuật
2002.
8. Các Catalog chào hàng của ABB, Công ty thiết bị điện Đông Anh và các hãng
của Nhật, Pháp, Mỹ, Đức,...
9. Hướng dẫn mô-đun Trang bị điện 1 (MG), Dự án Giáo dục Kỹ thuật và Dạy
nghề.
11. Cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật 1974.
12. Giáo trình Cung cấp điện, Vụ Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
13. Cung cấp điện – Dự án JICA-HIC, Ban điều khiển điện - 2003.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MBA Máy biến áp
TBA Trạm biến áp
TBAPP Trạm biến áp phân phối (Trạm biến áp khách hàng)
Trạm BATG Trạm biến áp trung gian
ALL Áp tô mát liên lạc
NMTĐ Nhà máy thủy điện
NMNĐ Nhà máy nhiệt điện
NMĐNT Nhà máy điện nguyên tử
DB Tủ động lực
Pđn Phụ tải đỉnh nhọn
Pđm Công suất định mức
131
ĐDK Đường dây trên không trung áp
BI Máy biến dòng điện
DCL Dao cách ly trung áp
CSV: Chống sét van trung áp
AT: Áp tô mát tổng
CC Cầu chì
CCT Cầu chì tổng
TC Thanh cái ba pha và thanh cái trung tính
BA Máy biến áp phân phối
A1; A2; A3: Các áp tô mát nhánh
NĐ Hệ thống nối đất
CSV Chống sét van hạ áp
CT Cáp tổng
DCL Dao cách ly (cầu dao)
CB Áp tô mát
CSV Chống sét van
CSO Chống sét ống
CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔN HỌC
Hoạt động học trên lớp
- Các khái niệm chung về các nhà máy điện, các phương pháp sản xuất điện năng.
- Khái quát về mạng điện áp, trạm biến áp, các đường dây truyền tải và phân phối
điện năng.
- Chọn số lượng, công suất và đấu dây vận hành trạm biến áp.
- Phương pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng đạt yêu cầu, chất lượng.
- Biện pháp nâng cao hệ số công suất cos.
- Tính chọn chống sét và nối đất.
Hoạt động thực hành tại xưởng điện
- Đo điện trở tiếp đất, điện trở cách điện của thiết bị.
- Tính toán chống sét cho một trạm biến áp cụ thể, một công trình cụ thể, nhà ở cụ
thể mà giáo viên yêu cầu.
- Tính chọn dây dẫn, bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện làm việc,
mục đích sử dụng theo qui định kỹ thuật điện.
Hoạt động tham quan thực tế
Tham quan về các hệ thống cung cấp điện tại trường, tại một số doanh nghiệp ở địa
phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cung_cap_dien_dien_cong_nghiep.pdf