2.4. Thi công hệ thống thoát nước trong nhà.
2.4.1 Thi công ống xả
Thi công ống xả phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế, tiến hành thi công tương tự
như thi công đường ống ngoài nhà.
Khi thi công chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước, ở vị trí ống xả qua tường phải
chừa lỗ Dlỗ = Dống + 30cm
2.4.2 Thi công mạng lưới thoát nước trong nhà.
- Thi công ống đứng trước, ống nhánh sau.
- Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước cho ống nhánh, neo giữ ống chắc chắn.
- Xảm ống thoát nước: Ống gang thoát nước xảm dây đay dầu + vữa xi măng mác 50
2.4.3 Lắp các thiết bị vệ sinh
- Kết hợp với bên xây chừa lỗ
- Tiến hành lắp các thiết bị.
- Chú ý đảm bảo độ thăng bằng và độ kín khít của các thiết bị.
186 trang |
Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 5936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cấp thoát nước công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(l/s) Tốc độ trong
ống đứng D = 50mm D = 75mm D = 100mm D = 150mm D = 200mm
157
m/s
0.5 0.25 0.30 1.30 2.00 4.00
1 0.50 1 2.30 4.50 7.50
1.5 0.80 2 3.50 7 11
2 1 2.50 4.50 9 14
2.5 1.50 3 5.80 11.5 16
3 1.80 3.50 7 14 22
4 2.25 5 9 19 29
5 2.90 6 11 23 37
2.9 Thoát nước nhà cao tầng
2.9.1 Mạng lưới thoát nước nhà cao tầng
Hệ thống thoát nước cho nhà cao tầng cần phải đảm bảo các vấn đề sau:
- Thiết bị dùng nước phải phù hợp với loại công trình và khả năng đầu tư.
- Phải ưu tiên sử dụng các thiết bị xí tiểu tự động cho nhà công cộng.
- Trong công trình phải giải quyết đồng thời việc thoát nước và thông hơi
cho hệ thống thoát nước.
- Ngoài việc thông hơi bằng ống đứng thoát nước chính còn phải có các
ống thông hơi bổ sung và ống thông hơi phụ đầy đủ.
- Phải giải quyết tốt các bộ phận kết nối tuyến chính và tuyến nhánh.
- Phải có biện pháp thông tắc và tẩy rửa tại các vị trí cần thiết, và khi xử
lý không ảnh hưởng đến hoạt động trong công trình.
- Vật liệu phải đảm bảo chịu lực và chịu được hiện tượng nước va của nước
tốt. Thường các tầng thấp, ống đứng sử dụng ống gang, các tầng phía trên
là ống PVC.
- Oáng đứng thoát nước phải có mối nối co giãn đồng thời để giảm tốc độ
trong ống.
- Trong công trình thường giải quyết 3 tuyến riêng: tuyến nước thải xí tiểu;
tuyến nước thải tắm rửa; tuyến thông hơi. Việc giải quyết này cần phải
dựa vào phương pháp xử lý nước. Tuyến thông hơi nhằm thông hơi cho
bể xử lý và ổn định áp suất cho toàn bộ hệ thống thoát nước trong nhà.
Các ống thông hơi phải nối cao hơn dụng cụ thu nước thải.
- Ống thoát nước đi trong hộp kỹ thuật, trong sàn, trong trần hoặc trong
tường.
- Oáng thoát phải liên kết chặt với trần, tường.
158
- Toàn bộ các tuyến ống nằm ngang phải đặt với độ dốc tính toán lớn,
thường là i=0.03-0.05
2.9.2 Xử lý nước thải nhà cao tầng.
Xử lý nước thải là một vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới
môi trường xung quanh và trong công trình. Nhà cao tầng có nhiều người sử dụng,
lượng nước thải và chất thải trong ngày lớn. Vì vậy một trong các chỉ tiêu xét để
cấp giấy phép xây dựng là vấn đề môi trường, xử lý nước thải và chất thải rắn.
Biện pháp, điều kiện vệ sinh xả nước thải vào nguồn phải tuân theo thiêu chuẩn
thoát nước đô thị TCVN 51: 2008 và tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp TCVN
5945:1995 và mức độ xử lý ảnh hưởng đến giá thành đầu tư và quản lý công trình
và phải đảm bảo các quy định về luật bảo vệ môi trường.
Làm sạch nước thải cho nhà cao tầng thường kết hợp phương pháp cơ học,
sinh học và hóa học, trong đó trọng tâm là khối sinh học. Với các trạm có công suất
50-1000m3/ngày, dây chuyền xử lý thường như sau:
a. Làm sạch sơ bộ và xử lý bằng bể tự hoại kết hợp với bể sục khí làm thoáng.
Ví dụ công trình khách sạn The Lien – Hồ Tây.
b. Làm sạch nước thải theo công nghệ aeroten trộn nạp gió bằng máy sục khí
đặt chìm, làm sạch bùn tiếp theo bằng bể mêtan. Công trình làm sạch theo sơ đồ
này áp dụng khá nhiều, ví dụ: Nhà ở cho thuê Hoa Hồng tại Giảng Võ, Hà Nội
Tower
III. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA BÊN TRONG CÔNG TRÌNH.
3.1. Khái niệm chung:
Hệ thống thoát nước mưa bên trong nhà có nhiệm vụ dẫn nước mưa trên mái
nhà vào hệ thống thoát nước mưa bên ngoài. Đảm bảo công trình khỏi dột và ảnh
hưởng tới người sống trong nhà.
Hệ thống thoát nước thoát nước mưa trong công trình bao gồm:
- Máng dẫn nước mưa trên mái nhà (senô)
- Phễu thu nước mưa và lưới chắn rác
- Các ống nhánh dẫn nước mưa từ phễu đến ống đứng.
- Ống đứng dẫn nước mưa xuống mạng lưới thoát nước đặt dưới đất, hoặc hè
nhà.
- Mạng lưới đường ống hoặc rãnh ngầm, rãnh hở xung quanh nhà dẫn nước
mưa đến các hố thăm, đến mạng lưới đường ống thoát nước chung của các đơn vị
159
dùng nước.
Ống đứng
Ống dẫn
mưa
1
2
3
4
Hố thăm
Hình 6. 28 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa trong nhà dân dụng,
nhà công cộng thông thường
1. Máng dẫn nước; 2. Phễu và lưới chắn; 3. Ống đứng; 4. Rãnh nước hè nhà
Hình 6. 29 Thoát nước mái nhà công nghiệp (mái bê tông cốt thép)
160
MƯƠNG TRONG NHÀ
THOÁT NƯỚC MƯA
KIỂM TRA
XÊNÔ
XÊNÔ
KIỂM TRA
THOÁT NƯỚC MƯA
±0.00
CẦU CHẮN RÁC
MƯƠNG NGOÀI NHÀ
Hình 6. 30 Thoát nước mái nhà công nghiệp (mái tôn)
a. Sênô: (máng dẫn nước)
Có thể bố trí một bên mái nhà khi nhà rộng < 20m, hoặc 2 bên. Máng xây
bằng gạch có đáy bằng BTCT hay BTCT lắp ghép, chiều rộng máng < 500-600,
chiều sâu ở điểm đầu 50-100mm, điểm cuối từ 200-300 ở phễu. Không nên làm
chiều rộng máng lớn quá sẽ khó thoát nước.
b. Lưới chắn rắc:
Có đường kính bằng đường kính trên (lớn) của phễu, bằng gang đúc, hoặc
thép hàn hình trụ hoặc hình cầu, có khe hở chiếm 70-80% chu vi lưới, cao 80-
100mm.
c. Phễu thu:
Có đường kính trên (lớn) φ=1.5-2φ ống đứng, bằng gang hoặc tôn thép hàn;
bằng bê tông đổ trực tiếp khi ống đứng bằng gang.
Vị trí phễu lắp ở đáy máng gần khe co giãn, khe lún, cuối máng, tốt nhất ngay
trên ống đứng.
d. Ống nhánh:
Dùng để nối từ 1-4 phễu khi không có điều kiện đặt ống đứng dưới phễu.
φ ống nhánh ≥ φ nhỏ của phễu và i=0.01-0.15. Ống nhánh không nên dài hơn
15m, trường hợp dài hơn phải có ống kiểm tra.
e. Ống đứng:
161
Thường đặt ở vách tường, cạnh các cột, ở chỗ lõm của tường, cứ 2m hoặc 1
đoạn chế tạo có một móc neo giữ, đường kính 75-200mm. Cách nền nhà 1m có đặt
ống kiểm tra, 2m cách nền thường dùng xây tô bảo vệ nhằm tránh bể, vỡ. Nếu
dùng ống nhựa cứng thì không cần ống kiểm tra.
f. Mạng lưới tháo nước ngầm:
Dùng ống nhựa cứng, bê tông, fibro xi măng hoặc ống sành, rãnh xây bằng
gạch.
Độ sâu chôn ống dưới nền nhà, sân nhà đến đỉnh ống 0.2-0.4-0.6-1m tuỳ tải
trọng, máy móc xe cộ bên trên.
Đường kính ống phía sau phải lớn hơn hoặc bằng các đường kính trên nó. Độ
dốc tuỳ theo đường kính, địa hình có thể theo bảng:
D 125 150 200 250 300 400 500
i 0.007 0.005 0.004 0.003 0.002 0.0015 0.001
Nếu làm rãnh nổi thì chiều rộng ≥ 200 trên có nắp đậy bằng tấm đan bê tông.
g. Hố ga:
Đặt ở những chỗ ngoặt, thay đổi đường kính, độ dốc, chỗ ống giao nhau và
trên đoạn thẳng cách nhau 30-50m tuỳ đường kính.
Hố ga kết hợp thu nước mưa trên mặt thì nắp chừa lỗ φ20 và đáy giếng có túi
chứa cặn sâu 500mm so với đáy ống.
3.2. Cách tính toán.
- Có nhiều công thức tính toán nước mưa của nhiều tác giả. Trình tự tính toán
nước mưa cũng tương tự nước sinh hoạt, sản xuất. Ta tính lưu lượng và thuỷ lực để
xác định đường kính, độ dốc ống nhánh, ống tháo cũng như kích thước máng, rãnh,
senô.
a. Tính toán lưu lượng nước mưa trên mái nhà
( )slFhQtt /3600
××= ϕ
Trong đó:
ϕ: Hệ số dòng chảy, trên mái nhà ϕ =1
Trên mặt đất ϕ = 0.8-0.9
hv: Vũ lượng mưa tính toán mm/h, là chiều cao lớp nước mưa rơi trên bề
mặt mái nhà tính trong 1 giờ, nó phụ thuộc vào khí hậu và trận mưa chọn
để tính
hv của trận mưa 1 phút là 300mm/h
162
hv của trận mưa 5 phút là 240mm/h
hv của trận mưa 15 phút là 180mm/h
hv của trận mưa 60 phút là 120mm/h
F: diện tích tập trung nước mưa (m2) diện tích chiếu bằng
b. Tính toán ống đứng (công thức kinh nghiệm)
Ống đứng ( )22438 m
h
dF =
F: Diện tích tập trung nước mưa m2
h: Vũ lượng mưa tính toán mm/h
438: hệ số tính toán
d: đường kính ống (cm)
Đường kính ống đứng có thể tra bảng 6.11
Bảng 6. 12: Đường kính ống đứng thoát nước mưa phụ thuộc vũ lượng mưa và diện
tích mái
F: Diện tích mái (m2)
Đường kính ống thoát nước mưa (mm)
h: vũ lượng mưa
tính toán
D75 D100 D125 D150
300 82 146 228 328
240 185 282 405
180 243 377 547
120 365 563 821
Vũ lượng mưa h căn cứ vào tài liệu khí tượng thuỷ văn địa phương.
Theo kinh nghiệm ống đứng có thể tính ở Việt Nam
Vùng mưa nhiều 1cm2 diện tích ống cho 1m2 mái (m2 chiếu bằng)
Vùng mưa ít 0.7cm2 diện tích ống cho 1m2 mái
c. Tính đường kính ống nằm ngang
Công thức: ( )210003600 m
h
vF ××= ω
F: diện tích thu nước mưa (m2)
ω: tiết diện hữu ích của ống (tiết diện ướt) m2
v: Vận tốc nước chảy trong ống m/s
h: vũ lượng trận mưa tính toán mm/h
Từ công thức trên qua biến đổi tính toán người ta lập bảng tra đường kính ống
163
ngang khi có F và ϕ=1. (Bảng 6.12).
Bảng 6. 13: Đường kính ống nằm ngang, tốc độ, độ dốc, biết F, h
D (mm) V (m/s) i Q (l/s)
F (m2)
h=120mm/h
F (m2)
h=180mm/h
F (m2)
h=240mm/h
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
0.65 0.009 2.55 76 51 38
0.70 0.010 2.75 82 55 41
0.83 0.015 3.17 95 63 48
0.96 0.020 3.77 115 75 57
1.07 0.025 4.20 126 84 63
1.17 0.030 4.50 135 90 67
D = 100
5.0=
d
h
1.31 0.040 5.15 155 103 77
0.66 0.007 4.40 120 81 61
0.71 0.008 4.70 140 94 71
0.78 0.010 4.80 145 96 72
0.97 0.015 5.90 180 118 89
1.12 0.020 6.80 200 136 102
1.21 0.025 7.40 222 148 111
1.37 0.030 8.50 235 170 128
D = 125
5.0=
d
h
1.90 0.040 11.60 248 232 174
0.52 0.005 5.82 157 116 87
0.79 0.007 8.85 265 177 133
0.94 0.101 10.40 312 208 156
1.15 0.015 12.70 380 254 191
1.34 0.020 14.90 450 280 224
1.50 0.025 16.60 500 332 249
1.61 0.030 17.90 537 385 269
D = 150
65.0=
d
h
1.83 0.040 20.30 610 406 305
0.68 0.004 21.35 640 427 320
0.75 0.005 23.55 707 471 350
0.89 0.007 27.90 838 553 404
1.07 0.010 33.60 1008 672 419
1.30 0.015 40.80 1162 817 612
D = 200
1=
d
h
1.52 0.020 47.73 1229 955 716
164
D (mm) V (m/s) i Q (l/s)
F (m2)
h=120mm/h
F (m2)
h=180mm/h
F (m2)
h=240mm/h
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1.70 0.025 53.38 1319 1088 801
1.85 0.030 58.10 1432 1162 872
2.10 0.040 65.94 1602 1319 981
Trong trường hợp hệ thống thoát nước kết hợp ta có thể tính toán theo hệ
thống thoát nước mưa bằng cách đổi lưu lượng nước bẩn, sản xuất, sinh hoạt thành
diện tích thu nước mưa tương ứng rồi cộng với F thu nước mưa thực tế (chỉ nên áp
dụng khi F không lớn lắm)
Công thức chuyển đổi ( )2mkQF tgt =
Fgt: diện tích thu nước mưa giả thiết
Qt: Lưu lượng nước bẩn sản xuất, sinh hoạt l/s
k: hệ số thay đổi vũ lượng
với h=120 k=15
h=180 k=20
h=240 k=30
Cũng có thể tính theo phương pháp tính thuỷ lực thoát nước từ lưu lượng tổng
cộng
Σq=qsx + qsh + qM để chọn i, d của ống thoát nước chung.
3.3 Thoát nước mái nhà cao tầng.
Đặc điểm chung của các nhà cao tầng là không có xênô ngoài tường bao mái.
Vì vậy hầu hết các phễu thu nước phải bố trí trong phạm vi mặt bằng mái và số
lượng ống đứng thường hạn chế. Hệ thống thoát nước mái nhà cao tầng phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Vật liệu sử dụng phải có độ bền cao, đặc biệt là khả năng chống áp suất
nước dội từ trên cao xuống, phải đảm bảo chống thấm, chống dột tốt.
- Các tuyến nhánh từ phễu thu tới ống đứng bố trí trong trần phải có chất
lượng mối nối tốt.
- Phải tính toán khả năng thoát khí trong ống thoát nước mưa, đảm bảo
không có tiếng động khi nước chảy trong ống.
165
- Nhà có nhiều khối khác nhau phải tổ chức thành nhiều vùng thoát nước
khác nhau, phải tính toán an toàn khi có một trong các ống bị sự cố.
- Ống thoát nước mưa trong nhà thường đi trong hộp kỹ thuật chung của
nhà.
- Phải giải tuyết tốt vấn đề tiêu năng tại chân ống đứng và biện pháp giải
quyết sự co giãn các ống đứng vì chiều cao lớn.
IV. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BÊN TRONG NHÀ SẢN XUẤT
4.1 Đặc điểm nước thải trong nhà sản xuất.
Nước thải trong nhà sản xuất có nhiều loại khác nhau: nước sinh hoạt của
người sản xuất, nước làm nguội, rửa sản phẩm, vệ sinh công nghiệp Trong một số
trường hợp nước thải sản xuất còn chứa các chất độc hại, axit hoặc kiềm. Do vậy
cần phải nắm được thành phần, tính chất của từng loại nước thải để thiết kế, xử lý
cho phù hợp và kinh tế nhất.
4.2 Đặc điểm thiết kế.
Tuỳ theo tính chất và mức độ bẩn mà nước thoát sản xuất có thể chảy theo
đường ống riêng hay cho chảy chung vào các hệ thống đường ống khác. Nước thải
sản xuất bẩn nhiều thường cho chảy chung vào hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước
thoát sản xuất tương đối thông thường cho chảy vào hệ thống thoát nước mưa. Nếu
nước thải sản xuất có nhiều chất độc, nhiều axit, kiềm, bazơ, mỡ thì phải thiết kế
hệ thống đường ống riêng hay phải xây dựng các công trình xử lý cục bộ trước khi
cho chảy vào hệ thống chung, ví dụ như các bể khử độc, bể trung hoà axit hay kiềm
(tránh hiện tượng xâm thực phá hoại đường ống, tránh ảnh hưởng xấu đến việc làm
sạch bằng phương pháp vi sinh vật), các bể lắng dầu, lắng mỡ
Nước thoát sản xuất chảy vào đường ống qua các phễu thu, lưới thu, lưu lượng
nước thoát sản xuất xác định dựa theo các thiết bị dùng nước và các máy móc sản
xuất, các chuyên gia công nghệ cung cấp. Khi đã biết lưu lượng ta chọn đường
kính, độ dốc, độ dày ống theo tính toán thuỷ lực thông thường.
V. CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BÊN
TRONG NHÀ
Các loại nước thải sau sử dụng đều bẩn đường ống chứa các chất cặn vô cơ,
hữu cơ và vi trùng.
166
Các đối tượng tiếp nhận nước thải như cống thành phố, ao hồ, sông, ruộng
theo khả năng tự làm sạch của mình chỉ cho phép nước thải vào có một độ bẩn nhất
định. Vì vậy, với loại nước thải có độ bẩn vượt trên khả năng tiếp nhận của nó,
phải được làm sạch sơ bộ (làm sạch từng phần). Các công trình làm sạch này gọi là
các công trình làm sạch cục bộ, gồm:
Bể lắng cát, cặn, dầu mỡ, bể tự hoại, bể sát trùng, bể trung hoà, trạm bơm
thoát nước, máy nghiền rác
5.1. Trạm bơm nước thoát trong nhà
Khi ngôi nhà bị ngập lụt hay đường ống bên trong nhà nằm sâu hơn đường
ống bên ngoài (ga xe điện ngầm, các công trình ngầm) thì phải tổ chức các trạm
bơm nước thải bên trong nhà để vận chuyển nước thải ra khỏi nhà. Khí đó cần bố
trí các bể chứa nước thải ngoài nhà. Bể chứa có thể làm bằng gạch, bê tông, bê
tông cốt thép và phải có cách thuỷ tốt, có ống thông hơi, ống báo hiệu khi nước đầy
bể. Tuỳ theo thành phần, tính chất của nước thoát, máy bơm có thể chọn loại bơm
bùn, bơm cát, bơm phân nên đặt máy bơm theo kiểu hút (rút) và trang bị tự động
hoá cho trạm bơm.
5.2. Máy nghiền rác
Rác rưởi trong khu dân cư và xí nghiệp gồm các loại rau, giấy, vỏ, lá, quả,
xương, hoa héo cần phải đưa ra khỏi các nơi này. Trong các thành phố cũ thường
dùng ô tô chở rác hàng ngày ra đổ ở các ngoại thành lấp các ao hồ, đầm lầy. Để
bảo đảm vệ sinh hơn, người ta thường thiết kế các ống rác gắn liến với tường bếp
thông suốt các tầng nhà, ở mỗi tầng có cửa xoay để đổ rác vào ống, ở cuối ống rác
có hầm chứa rác, sau một vài ngày ô tô chở đi, tuy nhiên vẫn có mùi hôi và bẩn.
Một số nước còn thiết kế các lò đốt rác vào ban đêm ở cuối các ống rác, phương
pháp này bảo đảm diệt hết vi trùng nhưng quản lý phức tạp và tốn kém. Trong các
thành phố hiện đại người ta thường tận dụng hệ thống thoát nước vào việc khử rác
(lượng rác cho một người ngày đêm là 0.5kg) khi đó cần trang bị cho hệ thống thoát
nước các máy nghiền rác. Máy này có nhiều loại to nhỏ khác nhau, có thể đặt dưới
các chậu rửa bếp hay lưới chắn rác phục vụ cho một phần nhà hay nhóm nhà (ví dụ
loại 1KX-M1 của Liên Xô nghiền được 50-60kg rác trong 1 giờ, nặng 10kg, công
suất điện 0.6Kw). Rác rưởi được máy nghiền rác nghiền nhỏ ra rồi cho chảy trôi
theo dòng nước trong đường ống thoát. Lượng nước cho thêm vào để nghiền rác
khoảng 8-10 lít cho 1kg rác.
Trên đây là một số công trình, hiện nay ta chưa sử dụng rộng rãi. Tuỳ theo
167
tình hình thực tế, yêu cầu cần thiết mà ta quyết định thiết kế.
168
Chương 7
XỬ LÝ CỤC BỘ NƯỚC BẨN
Các loại nước thải sau khi sử dụng đều bẩn do chứa các cặn vô cơ, hữu vô cơ
vi trùng
Các đối tượng tiếp nhận nước bẩn từ trong công trình thải ra là cống rãnh
thành phố, hoặc ao hồ sông rạch, ruộng đồng. Theo khả năng làm sạch của mình,
các đối tượng này chỉ cho phép nước thải vào có một độ bẩn nhất định. Vì vậy với
nước thải có độ bẩn vượt trên khả năng tiếp nhận của nó thì phải được làm sạch sơ
bộ, làm sạch từng phần để đủ điều kiện cho phép thải vào(xem điều kiện thải nước
ra hệ thống thoát nước Thành Phố)
Các công trình này gọi là các công trình làm sạch cục bộ nước bẩn gồm:
Bể lắng cát, lắng cặn: tách cặn nặng
Bể thu (lắng) dầu mở: tách cặn nhẹ dễ cháy
Bể tự hoại: tách cặn hữu cơ
Bể sát trùng: làm sạch vi trùng
Bể trung hoà: trung hoà axit, bazơ.
Ngoài ra còn các trạm bơm thoát nước, các máy nghiền rác bên trong công
trình.
I. BỂ LẮNG CÁT, LẮNG CẶN:
Đây là 2 bể dùng lắng các vật nặng có trong nước thải. Bể lắng cát dùng lắng
các hạt lớn hơn φ 0,2 mm. Bể lắng bùn dùng lắng các hạt nhỏ hơn φ < 0,2 mm.
Về nguyên lý làm việc, cấu tạo của bể giống nhau, chỉ khác nhau về tốc độ
nước chảy qua bể. Muốn lắng cát hạt nhỏ, mịn thì tốc độ nước qua bể phải nhỏ,
phải rất chậm.
Các bể lắng cát, lắng cặn thường được xây dựng để thu nước mưa trên sân
công trình, nước rửa xe máy ở các trạm rửa xe, rửa các sản phẩm kim loại, chổ sản
xuất có nhiều cát đất, trong nhà ở, trong sân là chỗ sàn nước nhầm để tách cặn
nặng ra khỏi nước thải trước khi đổ vào hệ thống thoát nước Thành Phố.
Công thức chung với bể chữ nhật:
169
- Tiết diện ngang của bể: )( 2m
v
qF t=
- Chiều dài bể: )(
1000
..60 mvtL =
- Chiều sâu H không nên < 1m, H càng sạn càng tốt.
Trong đó: q tính bằng l/s ; v = mm/s ; t = phút.
+ Với bể lắng cát: dùng lắng các hạt có φ ≥ 0,2 mm
Tốc độ nước chảy qua bể vmin = 0,1m/s đốt với lắng ngang.
vmin = 0,2 m/s đối với lắng đứng
Thời gian lắng t = 1 phút ; thời gian lấy cặn 2 ngày 1 lần
+ Với bể lắng cặn: dùng lắng các hạt mịn hơn φ < 0,2 mm
Tốc độ nước chảy qua bể: v = 0,005 – 0,1 m/s
Thời gian lắng : t = 5 – 10 phút
30
0
80
0
17
00
L
B
O1 O2
>0
2
B
O1
O2
30
0
80
0
17
00
L
Hình 7. 1: Bể lắng cát, lắng cặn
II. BỂ THU DẦU MỠ
2.1. Bể thu dầu:
Thường được đặt ngoài nhà sau bể lắng cát, cặn dùng để thu dầu mở công
nghiệp: xăng, dầu hoả, mở xe máy, các loại chất dễ cháy. Nhầm loại trừ các chất
nhẹ dễ cháy dễ nổ. Bể làm bằng vật liệu chịu lửa, kín, kích thước nhỏ để không
cho phép dự trử nhiều chất dể cháy trong bể.
Thể tích nước trong bể > 30 lần Q thoát trong 1 giây.
Lượng dầu mở lấy ra khỏi bể một lần 5 – 6 l
170
Hình 7. 2: Bể thu dầu Hình 7. 3: Bể thu mỡ
2.2. Bể thu mỡ (thực động vật)
Dùng để thu dầu mở trong các nhà ăn, các cửa hàng thực phẩm, xưởng chế
biến thức ăn chín.
- Dung dịch tối thiểu = 50l
- Xác định bằng lượng nước qua bể trong 5 – 10 phút
- Dung tích làm mở lắng (nổi) > 25 % dung tích bể.
- Chiều sâu bể ≥ 1 m. nước vào 2 bể này không có nước sinh hoạt, sản xuất
khác.
III. BỂ TỰ HOẠI.
Bể tự hoại (thường gọi hầm phân) là một công trình làm sạch sơ bộ hoặc hoàn
toàn nước thải phân tiểu của người và gia súc, nước thải có nhiều chất hữu cơ trước
khi đổ ra sông hồ hay hệ thống thoát nước Thành Phố, đối với Thành Phố có hệ
thống thoát nước chung mà không có xử lý tập trung.
Với những công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ, nhóm nhà độc lập nơi không
có hệ thống thoát nước thì xử lý nước phân tiểu, nước nhiều chất hữu cơ bằng bể tự
171
hoại rồi thải ra là hiệu quả, khả thi và đúng sự cho phép của Tiêu Chuẩn Việt
Nam.
Bể tự hoại có 2 loại: bể tự hoại không ngăn lọc và bể tự hoại có ngăn lọc
1. Bể tự hoại không có ngăn lọc:
Bể tự hoại không có ngăn lọc là bể thông dụng nhất, được khuyến khích sử
dụng vì thuận lợi nhiều.
1.1 Về cấu tạo:
Bể tự hoại không ngăn lọc giống như một bể chứa nước hoàn toàn kín, có thể
có 1, 2, 3 ngăn hình chữ nhật với những bể nhỏ có thể làm mỗi ngăn bằng 1 ống bê
tông trụ tròn.
Khi lưu lượng nước vào bể ≤ 5m3/ngày có thể làm 1 ngăn
Khi lưu lượng nước vào bể > 5m3/ngày thì làm 2,3 ngăn.
Bể tự hoại 2 ngăn: ngăn đầu bằng 2/3, ngăn sau bằng 1/3 dung tích.
Bể tự hoại 3 ngăn: ngăn đầu băng 1/2, ngăn sau ¼ dung tích toàn, các ngăn có
thể để sát hoặc xa nhau.
Chiều rộng, dài mỗi ngăn nói chung ≥ 1m, đây là kích thước phục vụ công tác
thi công, quản lý sửa chữa.
Chiều sâu từ mực nước ra đến đáy tối thiểu 1,3m càng sâu càng tốt song
không nên lớn hơn 3m vì khó thi công
Khoảng trống trên mực nước đến đáy nắp bể ≈ 0,4 – 0,5m. Để chứa bọt và vật
nổi trong bể đồng thời để thoát hơi.
Bể có thể xây dựng đáy bằng bê tông, thành xây gạch được tô trát kỹ chống
thấm tốt, xung quanh bể bọc đất sét dày 0,5m.
Bể có thể đặt trong hay ngoài nhà, nếu ngoài nhà thì nên có 2 hố thăm ống
vào và ra sát bể, nếu trong nhà thì không nên gắn với móng nhà, cũng không đặt
dưới các đà kiềng, có thể để mỗi ngăn trong 1 ô đà kiềng. Bể tự hoại bố trí trong
nền nhà có ưu điểm là lợi dụng chiều cao nền đỡ phải đào sâu, nước ra cao thêm
điều đó có lợi cho thoát nước nhất là vùng có mực nước ngầm cao, vùng đồng bằng
có thuỷ triều lên cao. Bể trong nhà được bảo vệ tốt, nhiệt độ ổn định tạo điều kiện
lên men cặn tốt hơn.
Trong bể thường bố trí các ống sau:
- Ống nước vào và ra khỏi bể có đường kính bằng ống tháo nước ra khỏi nhà
và phải ≥ 100. Đầu bên trong bể của ống vào ra bể phải nối với một Tê để dễ dàng
thông rửa, đồng thời cũng là để thông hơi cho bể qua ống tháo, ống đứng bên trong
172
nhà, Tê này phải đặt thẳng xuống lớp nước trong bể 0,5m.
- Ống thông hơi có thể đặt thẳng xuyên qua nắp bể lên cao ~2m nếu bẻ ngoài
nhà và xa nhà, hoặc đặt nằm ngang dưới sát nắp bể đi vào hộp gen trong nhà rồi
kéo lên khỏi nhà như thông hơi của ống đứng hoặc có thể nối vào ống đứng ở tầng
trệt. Việc thông hơi cho bể tự hoại là cần thiết và bắt buộc nhằm thoát các loại khí
sinh ra từ sự phân hủy hữu cơ trong bể đồng thời làm cân bằng áp suất trong bể với
khí quyển.
- Lỗ thông nước bố trí ở 1/2 chiều sâu hữu ích của bể (0,4 – 0,6 H) và nên bố
trí sole trên mặt băng để kéo dài đường chảy làm tăng hiệu quả lắng cặn, lỗ thông
nước có kích thước 200 x200 số lỗ càng nhiều dòng nước qua càng êm.
+ Lỗ thông hơi giữa các ngăn đặt sát nắp bể, tối thiểu hai lỗ mỗi vách ngăn và
kích thước 100×200.
+ Ở sát đáy bể các vách ngăn có thể chừa hai lỗ 200×200 để thông cặn, thuận
tiện cho việc hút cặn sau này.
+ Nắp bể đan bê tông mỗi ngăn chừa lỗ tròn đậy bằng nắp bê tông D300 để
làm cửa đưa ống hút cặn vào bể. Sau mỗi lần lấy cặn thì đậy lại và trám bằng vữa
xi măng. Lỗ để hút cặn cũng có thể chừa ở thành bể sát đáy nắp bể và đặt ống
nhựa φ300 có nắp chụp (không dán keo để dễ tháo ra) ở bệ tường nhà. Khi cần mở
nắp chụp đưa ống vào bể hút cặn ra.
173
0.
15
-
0.
2m
O
Áng
th
ôn
g
hơ
i 0.40m
0.40m
N
ắp
b
ể
Lo
ã n
ươ
ùc
ch
ảy
H
0.4-0.6H
0.
15
x0
.1
5
0.
5L
0.
25
L
0.
25
L
Lo
ã th
ôn
g
hơ
i
Đ
ất
se
ùt n
ha
øo
C
ửa
n
ươ
ùc
ch
ảy
0.
2x
0.
2
N
ga
ên
ch
ứa
La
éng
1
La
éng
2
A
A
M
A
ËT
B
A
ÈN
G
0.
5L
0.
25
L
0.
25
L
M
A
ËT
C
A
ÉT
A
-A
B
ể
tư
ï h
oa
ïi
Ố ng đứ ng
N
ắp
b
ể
Hmin=1300.00
H
M
A
ËT
C
A
ÉT
B
-B
Th
ôn
g
ca
ën
0.
15
x0
.1
5m
B
B
0.
10
x0
.1
5
0.
15
x0
.1
5
0.
15
x0
.1
5
B B
Hmin=1.3m
H
ìn
h
7.
4
: B
ể
tư
ï h
oa
ïi 3
n
ga
ên
xa
ây
ga
ïch
174
- Lỗ thông hơi trên cùng: Cao 0.1m rộng 0.15m – 0.2m bố trí ≥ 2 lỗ/ngăn
- Lỗ thông nước ở giữa và lỗ thông cặn ở đáy nếu lỗ có kích thước
0.15x0.15 thì bố trí lớn hơn hoặc bằng 2 lỗ cho một ngăn, nếu kích
thước lỗ 0.2x0.2 thì bố trí 2 lỗ cho một ngăn.
0.
40
m0
.2
0m
1000.00
80
20
0
25
0
70
0
70
0
70
0
23
00
80
Ống tẩy rửa D=100
b/ Một ngăn bằng bêton
1
2
3
c/ Hai ngăn bằng ống sành
1. Ống dẫn nước vào bể
2. Ống dẫn nước sang bể khác
3. Ống thải nước trong
Hình 7. 5 Bể tự hoại 1 ngăn bằng bê tông
1.2 Về xử lý.
Bể tự hoại không ngăn lọc là một công trình làm sạch cơ học nước thải, là một
bể kín, môi trường bên trong là yếm khí (không có oxy) có thể xử lý toàn bộ nước
thải kể cả nước rửa, nước tắm giặt ở gia đình, hay xử lý nước phân tiểu, nước có
nhiều chất hữu cơ, nước từ các chậu rửa ở nhà ăn và nhà bếp.
Khi nước thải chảy qua bể nó được làm sạch nhờ quá trình lắng cặn cơ học
làm cho nước trong cho phép chảy ra ngoài và quá trình lên men cặn (làm sạch sinh
học) làm cho cặn bị phân huỷ.
Quy trình làm sạch nước thải của bể tự hoại như sau:
+ Phần nước:
Nước thải sinh hoạt chảy qua bể với tốc độ rất chậm (thời gian dòng chảy lưu
lại trong bể từ 1-3 ngày) nên quá trình lắng cặn trong bể xem như lắng tĩnh dưới tác
dụng của trọng lượng bản thân, các hạt cặn (cát, bùn, chất hữu cơ) lắng dần xuống
đáy bể. Tốc độ nước càng chậm thì hiệu quả lắng càng cao, nước ra khỏi bể càng
trong cho phép đổ ra cống rãnh thành phố hoặc sông hồ. Khi nước ra khỏi bể tự
hoại không lọc gặp môi trường hiếu khí (có oxy) các chất cặn mịn còn lại tiếp tục
bị oxy hoá, vi sinh vật yếm khí bị tiêu diệt trong môi trường tự nhiên.
175
+ Phần cặn:
Nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật yếm khí cặn lắng hữu cơ sẽ bị phân giải
thành các chất khí C2H4, CO2, H2S cặn lên men mất mùi hôi, thể tích giảm, theo
chu kỳ (khoảng 1-2 năm hay khi đầy bể) được hút ra xử lý làm phân bón.
Tốc độ lên men phân huỷ bùn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ pH của nước thải.
Nhiệt độ môi trường càng nóng, càng ấm thì sự lên men phân huỷ càng
nhanh, ở nước ta thời gian hoàn thành sự lên men cặn T=60 ngày vào mùa hè
(nhiệt độ trung bình 30oC) T=100 ngày vào mùa đông (nhiệt độ trung bình 13oC).
Ưu điểm của bể tự hoại không ngăn lọc: có khả năng giữ lại cặn lơ lửng cao,
kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, dễ quản lý, ưu điểm lớn là mực nước vào và ra bể
bằng nhau hoàn toàn thuận lợi cho việc thải nước ra cống rãnh thành phố, ra sông
hồ ở vùng đồng bằng.
Nhược điểm của bể tự hoại không ngăn lọc: là việc bổ sung liên tục cặn lắng
tươi vào bể, qua trình nứt tách các chất hữu cơ chứa các cacbon luôn tạo thành các
axit béo làm chậm quá trình lên men trong bể. Mặt khác trong quá trình phân giải
cặn lắng các bọt khí CO2, H2S nổi lên kéo theo các hạt cặn đã lắng tạo thành một
lớp váng cặn dày có khi tới 0.5-1m rồi lớp váng này lại rơi xuống làm cho nước đã
trong lại bẩn đi, nước ra khỏi bể có mùi H2S khó chịu, nước có tính axit (do có H2S)
nên các kết cấu bê tông cốt thép như nắp, thành bể dễ bị hư hại. Chính vì môi
trường nước trong bể có tính axit nên cho phép nước tắm giặt có chất bazơ vào bể.
Trừ trường hợp nhà giặt ủi công cộng có lượng bazơ quá lớn mới không cho phép
đổ vào bể.
1.3 Tính toán dung tích bể.
Dung tích bể tự hoại W có thể tính theo công thức sau: ( )3mWWW bn +=
Wn: Dung tích nước của bể (m3) có thể tích bằng 1-3 lần lưu lượng nước ngày
đêm chảy vào bể (số lần nhỏ khi lưu lượng nước lớn)
Wb: Dung tích phần bùn của bể (m3) tính theo công thức sau: ( )
( ) ( )32 11000.%100
..%100.. mN
W
cbWTaWb −
−=
Để tính sơ bộ với T=180, Wb = 60 lít/người. 1/2 năm; 10 l/người.tháng; 0.3
l/người.ngày
a: Lượng cặn lắng trung bình của một người trong một ngày đêm lấy
bằng 0.7-0.8l/người.ngày
176
T: thời gian giữa hai lần lấy cặn lắng ra khỏi bể (90-180-360 ngày), nên
lấy T=180 ngày để tính toán.
W1: Đôï ẩm của cặn lắng tươi khi vào bể thường lấy bằng 95%
W2: Độ ẩm của cặn lắng đã lên men thối rữa, khi ra khỏi bể lấy bằng
90%
b: Hệ số kể đến sự giảm thể tích của cặn lắng đã lên men trong bể để
tăng nhanh quá trình tự hoại, thường lấy b=0.7 (giảm 30%)
c: hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men trong bể để tăng
nhanh quá trình tự hoại thường lấy bằng 1.2 (để lại 20%)
N: Số người mà bể phục vụ
Thời gian để cặn lắng tươi hoàn thành việc lên men thối rữa phụ thuộc vào
nhiệt độ của nước thoát vào bể, theo số liệu của Liên Xô
to = 20oC T = 1 tháng
to = 12oC T = 3 tháng
to = 7oC T = 6 tháng
Liên hệ với điều kiện của ta nhiệt độ nước thoát tương đối cao, chỉ 1-3 tháng
là cặn lắng đã lên men thối rữa hết và có thể lấy ra khỏi bể được, tuy nhiên nếu
càng để lâu trong bể thì cặn lắng càng khít mịn, tức là thể tích và độ ẩm càng giảm
đi.
Nếu 6 tháng mới lấy cặn ra 1 lần với các số liệu ở trên thì lượng bùn vào bể
tính cho 1 người ngày là
( )
( ) 00033.018090100
2.17.0951001808.0 =−
×−×=β m3/người.ngày
= 0.3 (l/người. ngày)
β = 60 (l/người.6 tháng)
2. Bể tự hoại có ngăn lọc
Bể tự hoại có ngăn lọc giống như bể tự hoại không lọc một ngăn hoặc 2 ngăn
nhưng có thêm ngăn cuối là ngăn lọc.
Cấu tạo:
177
2
3
4
1 - Ống dẫn nước thoát vào
2 - Bể tự hoại
3 - Máng tràn phân bố nước
4 - Bể lọc
5 - Ống thải nước trong
1
5
Hình 7. 6: Bể tự hoại có ngăn lọc
Về không gian thì các ngăn lọc và không lọc không được để không khí thông
nhau. Nước từ bể tự hoại không lọc vào ngăn lọc theo kiểu tràn. Trong ngăn lọc
người ta xếp các vật liệu vô cơ bền vững (vật liệu có nhiều lỗ rỗng, xỉ than, đá,
gạch, cuội, sỏi) bền vững trong môi trường nước có độ pH thấp, hoặc các máng tràn
tạo cho nước nhỏ giọt xuống đồng thời đảm bảo thông hơi được nhiều nhất thậm chí
nếu có điều kiện không cần đậy nắp càng tốt. Lọc ở đây là lọc sinh học làm thoáng
làm cho nước tiếp xúc với oxy trong không khí càng nhiều càng tốt, không phải lọc
cơ học như nhiều người lầm tưởng là các hạt cặn kẹt ở các khe của vật liệu lọc.
Nguyên lý làm sạch:
Trong bể lọc người ta tạo môi trường hiếu khí (nhiều oxy) để oxy hoá các chất
hữu cơ còn lại trong nước đã xử lý từ bể không lọc chảy qua. Lọc ở đây phải hiểu
là làm sạch nước hơn qua làm thoáng, làm cho các hạt cặn bám dính vào vật liệu
lọc tiếp xúc với ôxy. Trong bể lọc này các cặn m ịn còn lại trong nước sẽ bị ôxy
hoá triệt để đồng thời các vi sinh vật yếm khí cũng bị tiêu diệt. Nước ra khỏi bể sẽ
trong hơn, không còn màu vàng nhạt, không còn mùi H2S, nước được làm sạch
hoàn toàn.
Trong ngăn lọc nước chảy không áp từ trên xuống dưới và ra ở đáy ngăn lọc.
Ưu điểm:
Bể tự hoại có ngăn lọc nước ra sạch hơn, không còn mùi H2S.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của nó là cốt ống nước ra ở đáy bể, chính điều này làm
cho việc áp dụng trong thực tế là khó khăn. Đối với các thành phố ở vùng đông
178
bằng, vùng có mực nước ngầm cao, thuỷ triều cao như thành phố Hồ Chí Minh,
muốn sử dụng phải xây bể lên cao, các thiết bị vệ sinh phải để lên cao, vừa bất
tiện, vừa tốn kém trong xây dựng (các bể tự hoại có lọc trước đây còn thấy ở các
trường học– đều phải đi từ trệt lên 7-8 bậc mới tới nền khu vệ sinh) như trường Lê
Quý Đôn, trường Mari Cuirie ở Quận 1.
Tất cả các bể tự hoại có lọc mà thiết kế ống thoát ra ở trên cao tương đương
với ống vào, ngăn lọc ngập nước và đầy vật liệu lọc đều sai nguyên lý sinh học của
bể, đồng thời trước sau gì ống cũng bị tắc hoặc nếu có ống thông thẳng đứng từ đáy
lên qua lớp vật liệu lọc thì cũng không có ý nghĩa gì.
Tiêu chuẩn TCVN khuyến cáo không nên dùng bể tự hoại có ngăn lọc (trang
618 tập IX).
Xác định dunh tích:
- Phần lọc theo kinh nghiệm có thể tính với diện tích 0.11m2/người, hoặc thể
tích nhỏ nhất tính 0.11m3/người.
- Phần lắng (lắng + chứa): Tính toán theo công thức bể tự hoại không lọc hoặc
theo kinh nghiệm có thể tính với các bể nhỏ:
1-6 người 0.25m3/người
7-50 người 0.2 m3/người
> 50 người 0.16 m3/người
Bể lắng có ngăn chứa bằng 1/2 –2/3 phần lắng của bể.
IV. BÃI LỌC NGẦM
Là công trình làm sạch tiếp theo sau bể tự hoại không ngăn lọc, mục đích đạt
yêu cầu làm sạch cao hơn và tiêu diệt vi trùng nhiều hơn. Ưu điểm của nó là nước
thoát không làm bẩn không khí, không gây ra ruồi muỗi là mức độ làm sạch cao.
Nguyên tắc làm việc là cho nước thải chảy dưới lớp đất trên mặt, nước ngấm
qua đất và được làm sạch (một phần cặn lắng được giữ lại trong đất, một phần bị
các vi sinh vật phân huỷ). Quá trình này được thực hiện trong lớp đất sâu 0.3-1m.
Để làm việc đó người ta cho nước (sau khi qua bể tự hoại) chảy vào một hệ
thống ống phân phối nước (còn gọi là hệ thống ống hút nước) có thể làm bằng sành
hay fibrociment d=100 có châm nhiều lỗ nhỏ đặt với độ dốc i=0.003-0.005 (có thể
làm mương rút nước bằng đá, đá dăm xếp lại, từ đó nước thấm qua đất). Khoảng
cách giữa các ống có thể lấy từ 1-4m tuỳ thuộc vào loại đất, chiều dài mỗi đoạn
ống thẳng không lớn hơn 25m, công trình này đòi hỏi đất phải thấm nước, phải bố
trí cao hơn mức nước ngầm tối thiểu 1m, phải xa nguồn cung cấp nước ít nhất 50m,
179
khi mưa to khả năng làm việc kém.
G ie án g ta åy rư ûa
A i=
0.
00
3
C
D i=
0.0
03
i=
0.
00
3
B
i=
0.0
03
5 m
7
7
> 5 m
> 5 m
7
7
5 -1 1 m
N u ùt D
N u ùt B
N u ùt C
N u ùt A
Hình 7. 7: Sơ đồ bãi lọc ngầm
Khả năng tiêu nước của 1m ống trong một ngày đêm trong điều kiện vũ
lượng trung bình 500mm/năm có thể lấy như sau: (Số liệu của Liên Xô)
Trong đất á sét 4.5-9.5(lít)
Trong đất á cát 8-16 (lít)
Trong đất cát 16-30 (lít)
Khi vũ lượng mưa trung bình lớn hơn 600mm/năm, tiêu chuẩn trên tăng từ 20-
30%
B. Trường hợp ngôi nhà không có hệ thống cấp thoát nước bên trong.
Nước tắm rửa, giặt có thể cho chảy theo các mương, rãnh hở ra ngoài sông,
hồ, ao, đồng ruộng cạnh đó hay cho chảy vào các giếng lọc. Để xử lý phân tươi có
thể dùng các hố xí khô 2 ngăn.
Giếng lọc: Áp dụng khi lưu lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/người.đêm. Giếng
có thể làm hình tròn hay vuông xây bằng gạch, bê tông, hay đá hộc. Đơn giản có
thể đào trực tiếp vào đất. Giếng có đường kính từ 1.2-2m, chiều sâu mực nước
trong giếng 0.5-1.5m. giếng có các khe hở ở thành bên và đáy để cho nước chui
qua, ngấm qua đất và được lọc sạch. Giếng phải bố trí cách xa nhà tối thiểu 10m,
cách xa giếng khoan sâu tới 30m tối thiểu 50m, và giếng khoan sâu hơn 30m tối
180
thiểu 15m và phải được sự đồng ý của cơ quan kiểm tra vệ sinh nhà nước, ở những
khu lao động trong thành phố Sài Gòn hiện nay vẫn còn dùng loại này.
Diện tích lọc (tức là diện tích các khe hở thành bên và đáy) cho 100l/ngày có
thể lấy như sau:
Với đất cát không nhỏ hơn 0.25-0.5m2
Với đất á cát không nhỏ hơn 0.7-1m2
Với đất á sét không nhỏ hơn 1-2m2
181
Chương 8
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
BÊN TRONG CÔNG TRÌNH
I. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC BÊN TRONG
NHÀ
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà nhằm đảm bảo thoả mãn các
yêu cầu của khách hàng, nghĩa là thoả mãn các yêu cầu dùng nước, yêu cầu vệ
sinh và tiện nghi cho ngôi nhà. Tuy nhiên cần đảm bảo thiết kế được rẻ và sử dụng
quản lý được dễ dàng, tiện lợi, cố gắng sử dụng các thiết kế mẫu, điển hình sử
dụng các thiết bị vệ sinh hiện đại và áp dụng phương pháp kỹ nghệ hoá và cơ giới
hoá trong xây dựng, tự động hoá trong quản lý.
1.1. Các tài liệu thiết kế
Các tài liệu cơ sở để thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà gồm:
1. Mặt bằng khu vực nhà trong đó có vị trí ngôi nhà xây dựng liên quan với các
công trình khác, có ghi các đường đồng mức ( hoặc cao độ ) thiên nhiên
cũng như thiết kế, vị trí các đường ống cấp thoát nước đã có sẵn ngoài sân
nhà, tiểu khu hay thành phố ; đường kính và độ sâu đặt ống bên ngoài, tỉ lệ
1: 500.
2. Mặt bằng các tầng nhà và mặt cắt ngôi nhà, trong đó có ghi rõ vị trí các
dụng cụ vệ sinh, tỉ lệ 1: 100.
3. Các tài liệu về áp lực bảo đảm của đường ống cấp nước bên ngoài, vị trí
giếng có sẵn và các thiết bị trong đó, các tài liệu về đất đai, nước ngầm
4. Số liệu về các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
1.2. Nội dung và khối lượng thiết kế
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà có thể chia làm các bước sau
đây:
1. Thiết kế sơ bộ có dự toán.
2. Thiết kế thi công.
Nhiều khi hai bước này nhập chung làm một.
Khối lượng thể hiện:
1. Bản vẽ mặt bằng khu vực nhà trong đó có ghi các đường ống dẫn nước vào
182
nhà, các đường ống thoát nước ra khỏi nhà, chiều dài, đường kính và độ dốc
các đường ống đó, vị trí và số liệu các hố thăm cấp thoát nướctỉ lệ 1: 500.
2. Bản vẽ mặt bằng cấp nước các tầng nhà với tỉ lệ 1: 100 ÷1: 200, trên đó có
các dụng cụ vệ sinh, mạng lưới đường ống cấp và thoát nước ( các ống
chính, ống tháo, ống đứng, ống nhánh) thiết kế, chiều dài, đường kính và
độ dốc của các ống, số hiệu các đường ống cấp và thoát, các thiết bị lấy
nước, dụng cụ vệ sinh
3. Bản vẽ sơ đồ mạng lưới cấp nước vẽ trên hình chiếu trục đo với tỉ lệ đứng 1:
50 ÷ 1: 100 và tỉ lệ ngang 1: 100 ÷1: 200, trên đó thể hiện rõ các thiết bị
lấy nước bằng ký hiệu, ghi số liệu của chúng, ghi chiều dài và đường kính
ống, chiều cao đặt các dụng cụ vệ sinh và đánh số các đoạn ống tính toán.
4. Bản vẽ mặt cắt dọc qua các ống đứng thoát nước đến hố thăm đầu tiên ngoài
sân nhà với tỉ lệ đứng 1: 100 và tỉ lệ ngang 1: 200, trên đó thể hiện các thiết
bị thu nước, các đường ống nhánh, ống đứng và ống tháo, ghi rõ đường kính,
độ dài, độ dốc và chiều cao đặt ống Ngoài ra, có thể thay đổi bản vẽ này
bằng bản vẽ sơ đồ mạng lưới thoát nước vẽ trên hình chiếu trục đo giống
như cấp nước.
5. Bản vẽ mặt cắt dọc đường ống thoát nước ngoài sân nhà từ hố thăm đầu tiên
đến mạng lưới thoát nước tiểu khu hay thành phố với tỉ lệ đứng 1: 100 và tỉ
lệ ngang 1: 200 ÷1: 500, trên đó ghi rõ số hiệu giếng, khoảng cách đường
ống giữa các giếng ngoài sân nhà, đường kính, độ dốc ống, cốt mặt đất, cốt
đáy ống và độ sâu chôn ống ngoài sân nhà.
6. Các bản vẽ thi công với tỉ lệ từ 1: 10 ÷1: 50, trên đó thể hiện rõ các chi tiết
của hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà, ngoài sân như: chi tiết các kết
cấu, các nút phức tạp của mạng lưới, chi tiết các thiết bị, các bộ phận nối
ống đặc biệt trên đường ống, chi tiết đường ống dẫn nước vào, nút đồng hồ
đo nước, các bản vẽ về trạm bơm, bể chứa két nước, mặt bằng, mặt cắt các
hố thăm, chi tiết nắp giếng, bệ ống, mối nối ống, các bản vẽ mặt bằng, mặt
cắt khu vệ sinh có bố trí ống và chừa lỗ phối hợp với kiến trúc
7. Bảng thống kê các thiết bị, phụ tùng, trong đó ghi rõ số lượng các loại đường
ống, các bộ phận nối ống, các dụng cụ vệ sinhlàm bằng vật liệu gì, đặc
điểm ra saoBảng này có thể ghi trong các bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát
nước.
8. Bản thuyết minh tính toán trong đó có ghi nhiệm vụ thiết kế, đặc điểm của
ngôi nhà, tiêu chuẩn đã dùng để thiết kế, mô tả sơ bộ hệ thống cấp thoát
183
nước đã thiết kế, so sánh và chọn các phương án, các số liệu tính toán thủy
lực, mạng lưới cấp thoát nước, tính toán các trạm bơm, bể chứa, két nước
9. Bảng thống kê vật liệu, số lượng, chủng loại trang thiết bị cấp nước, thiết bị
vệ sinh.
10. Bảng dự toán – tính giá thành toàn bộ hệ thống cấp thoát nước bên trong
nhà.
II. THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ.
2.1. Hồ sơ thiết kế
Thi công đường ống nước trong nhà cần những hồ sơ thiết kế sau:
- Bản vẽ kỹ thuật: Bình đồ, mặt bằng công trình thi công và các công
trình liên quan (đường ống cấp, thoát ngoài nhà) sơ đồ không gian hệ
thống, vị trí các thiết bị vệ sinh. Các mặt cắt chi tiết ống (ống qua
tường, sàn móng, xí, tiểu)
- Bản thuyết minh kỹ thuật tính toán, kích thước.
- Bản khối lượng, tiên lượng dự toán
2.2. Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập biện pháp, kế hoạch tiến độ thi công.
- Kết hợp bên xây đề ta nhừng tiến độ và các biện pháp thi công được
sát và hợp lý.
- Chuyên chở nguyên vật liệu đến vị trí.
- Gia công nguyên vật liệu.
- Chuẩn bị nhân lực
2.3. Thi công hệ thống cấp nước trong nhà.
2.3.1 Thi công điểm lấy nước giữa đường ống cấp nước ngoài nhà và đường
ống dẫn nước vào nhà hoặc nhóm nhà.
a. Dùng tê EUB kết hợp ống lồng, xảm mối nối bằng chì
184
Măng xông lồng
Ống chính bị cắtTê EUB
O
Áng
d
ẫn
v
ào
n
ha
ø
Ống chính bị cắt
Hình 8. 1: Sơ đồ bắt ống nhánh vào nhà
- Trình tự thi công lắp bằng khi lắp bằng tê EUB: Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Ống, dây đay, ximăng, chì, bitum, búa, đục, cưa,; chuẩn bị công tác an toàn lao
động, giao thông, đào mương, đánh dấu chỗ định nối; dùng đục, cưa sắt để cắt ống;
khi cắt gần đứt ống đóng van khóa hai đầu đoạn ống cấp nước thành phố, tiếp tục
cắt đứt hẳn, lắp măng-xông; lắp tê EUB, xảm nối bằng chì, lắp van khóa đầu ống
nhánh. Thi công tiếp phần còn lại đường ống vào nhà.
Đặc điểm phương pháp thi công dùng tê EUB là phải cắt nước ống chính trong
khi thi công.
b. Dùng đai khởi thủy.
Hình vẽ (hình 3.2b), chương 4, mạng lưới đường ống cấp nước bên trong công
trình. Trình tự và phương pháp thi công như sau:
- Dùng đục hoặc khoan đục ống, kích thước lỗ đục phù hợp với kích
thước ống nhánh, đường kính lỗ đục không được lớn quá 1/3 đường kính
ống chính.
- Khi đục gần thủng, lắp đai khởi thủy và van khóa vào, tiếp tục đục
thủng hẳn, đóng van khóa và thi công tiếp đoạn ống vào nhà.
Đặc điểm phương pháp thi công dùng đai khởi thủy là không phải cắt nước
đường ống chính trong khi thi công.
2.3.2. Thi công mạng lưới cấp nước trong nhà.
a. Một số điều cần lưu ý:
- Kết hợp với bên xây chừa lỗ ống chui qua tường, đặt móc đỡ giữ ống
tránh đục phá.
- Có kế hoạch và biện pháp thi công thích hợp.
b. Trình tự và phương pháp thi công
- Chuẩn bị tốt phương tiện thi công, nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế.
185
- Dùng phấn màu đánh dấu vị trí tuyến ống đi dọc theo tường, trần nhà,
vị trí ống chui qua tường, sàn nhà.
- Kết hợp giữa kích thước trong bản vẽ và kích thước đo thực tế để tiến
hành cắt ren ống.
- Thi công ống đứng trước, ống nhánh sau. Trường hợp ống nhánh dài có
thể thi công từ đầu ống nhánh lại, nối ống nhánh với ống đứng bằng
rắc-co.
- Trong thi công có thể lắp các chi tiết với ống thành từng cụm sau đó
lắp tổng hợp các cụm lại với nhau.
- Sau khi lắp xong mạng lưới cấp nước tiến hành thử áp lực: đóng các
vòi, van lấy nước, dùng bơm bơm nước vào mạng ống (thường được lắp
bơm vào vị trí các van xả cặn) hoặc có thể lợi dụng áp lực của đường
ống thành phố để thử áp lực. Áp lực thử bằng áp lực công tác ≥5at
nhưng không được quá 10at.
Khi bơm đến áp lực thử để 10phút, theo dõi đồng hồ áp lực giảm không quá
0,5at thì đạt yêu cầu.
Thử áp lực đã đạt yêu cầu tiến hành các thủ tục nghiệm thu và bàn giao.
2.4. Thi công hệ thống thoát nước trong nhà.
2.4.1 Thi công ống xả
Thi công ống xả phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế, tiến hành thi công tương tự
như thi công đường ống ngoài nhà.
Khi thi công chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước, ở vị trí ống xả qua tường phải
chừa lỗ Dlỗ = Dống + 30cm
2.4.2 Thi công mạng lưới thoát nước trong nhà.
- Thi công ống đứng trước, ống nhánh sau.
- Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước cho ống nhánh, neo giữ ống chắc chắn.
- Xảm ống thoát nước: Ống gang thoát nước xảm dây đay dầu + vữa xi măng
mác 50
2.4.3 Lắp các thiết bị vệ sinh
- Kết hợp với bên xây chừa lỗ
- Tiến hành lắp các thiết bị.
- Chú ý đảm bảo độ thăng bằng và độ kín khít của các thiết bị.
186
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiêu chuẩn XDVN - TCXD 33 – 2006 - Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công
trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
2. Tiêu chuẩn XDVN - TCXD 51 – 84 - Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công
trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
3. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 4513 – 1988 - Cấp nước bên trong nhà và công
trình – Tiêu chuẩn thiết kế
4. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 4474 – 1987 - Thoát nước bên trong nhà và công
trình - Tiêu chuẩn thiết kế
5. Nguyễn Văn Đức – Một số công thức và bảng tra cấp thoát nước bên trong các
công trình kiến trúc dân dụng – Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM, 2003.
6. Vũ Minh Đức – Chuyên đề cấp thoát nước cho nhà cao tầng – Trường ĐH Kiến
Trúc Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hồng – Các bảng tính toán thủy lực – NXB Xây Dựng, 2001.
8. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội – Giáo trình cấp thoát nước – NXB XD, 2004.
9. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ ( chủ biên ) – Cấp thoát nước – NXB KHKT, 1996.
10. Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020. Nhà xuất bản xây dựng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ctn_cong_trinh_9201.pdf