Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa mạch đèn xi-nhan
* Đèn xi-nhan không hoạt động
Đây là lỗi thường thấy ở hệ thống đèn chiếu sáng, bạn có thể kiểm tra và khắc phục vấn đề này 1 cách dễ dàng theo cách dưới đây:
+ Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra bóng đèn bằng cách tháo gỡ lớp kính bảo vệ bên ngoài để có thể quan sát rõ ràng bóng đèn. Tiếp đến bạn hãy kiểm tra xem dây tóc có bị cháy hoặc dứt hay không. Nếu nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng, bạn hãy thay thế bằng bóng đèn mới có cùng công suất.
+ Kiểm tra giắc xem nó đã bị gỉ sét hay ăn mòn không.
* Đèn xi-nhan vẫn hoạt động nhưng đèn hazard lại hư
+ Đèn báo nguy hiểm thường được gắn chung 1 mạch điện với đèn xi-nhan. Trong trường hợp đèn báo nguy hiểm không nháy mà đèn xi-nhan vẫn hoạt động 1 cách ổn định thì khả năng cao cục chớp đã bị hư hỏng. Tuy nhiên để cho chắc chắn, bạn nên kiểm tra cả cầu chì.
+ Cũng có thể do mạch điện đã bị đứt hoặc hở, bạn nên kiểm tra điểm nối giữa cục chớp với công tắc đèn xi-nhan.
* Đèn xi-nhan chớp quá chậm hoặc quá nhanh
Lỗi này xảy ra do khá nhiều nguyên nhân như, nhưng thông thường thì chỉ có 4 nguyên nhân thường hay xảy ra nhất như sau:
+ Có một bóng đèn xi-nhan bị hỏng.
+ Cục chớp hoặc bóng đèn xi-nhan không phù hợp với xe.
+ Công tắc đèn xi-nhan bị lỏng.
+ Thiếu nguồn cung hoặc thiếu mass cho bóng đèn.
Trong trường hợp đèn xi-nhan nháy nhanh hơn bình thường thì rất có thể máy phát đang sạc cho bình ắc quy quá nhiều. Với trường hợp đèn xi-nhan nháy chậm hơn bình thường thì có thể bình ắc quy không đủ điện để cung cấp cho đèn.
43 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện máy kéo (Trình độ: Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY KÉO
NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN
Trình độ Trung cấp
LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM. 2017
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 14. LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống điện động cơ xăng
và diesel các máy móc cơ khí nông thôn dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư
hỏng và giảm độ tin cậy. Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời
gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm
duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an
toàn cao nhất phát huy được tối đa công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm ô nhiễm
môi trường và an tòa
Để phục vụ cho học viên học nghề công nghệ cơ điện những kiến thức cơ bản
cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện các máy cơ khí nhỏ.
Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm :
Bài 1:Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa
Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện
Bài 3:Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng
Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thông tín hiệu
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình của trường cao đẳng
Lào Cai logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện cách phân
tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người
đọc có thể hiểu một cách dễ dàng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện
hơn.
3
MỤC LỤC
Số TT ĐỀ MỤC Trang
1 Lời giới thiệu 1
2 Mục lục 2
3 Bài 1:Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa 3-13
4 Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện 14-27
5 Bài 3:Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng 28-35
6 Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thông tín hiệu
36-41
Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa
4
* Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống đánh lửa;
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống đánh lửa trên máy
nông nghiệp;
- Tháo, lắp; nhận dạng; bảo dưỡng; sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa trên
máy nông nghiệp đúng quy trình, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.
* Nội dung:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống đánh lửa
1.1. Nhiệm vụ
1.1. Nhiệm vụ
- Biến nguồn điện sơ cấp có điện áp thấp (12V) thành nguồn điện có điện áp cao (15 30
KV)
- Phân phối điện áp thứ cấp đến các bugi đánh lửa theo thứ tự làm việc của động cơ
- Tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí công tác trong xi lanh động cơ ở cuối kỳ nén.
1.2.Yêu cầu.
Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí công tác, hệ thống đánh lửa phải đảm bảo được các yêu
cầu sau:
- Phải có điện thế đủ lớn để phóng qua khe hở điện cực của bugi
- Tia lửa điện phải có năng lượng lớn đủ để đốt cháy hỗn hợp khí công tác khi khởi động
cũng như ở mọi chế độ làm việc khác nhau của động cơ.
- Thời điểm đánh lửa phải ứng với góc đánh lửa sớm hợp lý nhất ở mọi chế độ làm việc của
động cơ.
- Việc tự động điều chỉnh thời điểm đánh lửa phải đơn giản và chính xác.
- Giá thành không cao, trọng lượng các thiết bị điện trong hệ thống không lớn.
1.3. Phân loại
+ Hệ thống đánh lửa thường.( có tiếp điểm)
+ Hệ thống đánh lửa điện tử:
+ Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm.
+ Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.
2. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đánh lửa thường
2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa thường
5
6
Hệ thống đánh lửa tiếp điểm
- Trong hệ thống đánh lửa này, dòng sơ
cấp (Isc) sẽ đi qua cặp tiếp điểm trong bộ
chia điện (Isc=Itđ)
- Isc và thời điểm đánh lửa hoàn toàn phụ
thuộc vào cặp tiếp điểm
- Điều khiển thời điểm đánh lửa sớm sử
dụng bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa
sớm ly tâm và chân không
Hình. Hệ thống đánh lửa tiếp điểm
* Nguyªn lý lµm viÖc
Khi ®ãng kho¸ ®iÖn, dßng ®iÖn mét chiÒu I1 sÏ qua cuén
d©y s¬ cÊp (4). Khi tiÕp ®iÓm (10) ®ãng, m¹ch s¬ cÊp khÐp kÝn
vµ dßng s¬ cÊp trong m¹ch cã chiÒu tõ :
(+) ¾c quy kho¸ ®iÖn ®iÖn trë phô (3) cuén s¬ cÊp
(w1) tiÕp ®iÓm (10) m¸t (-) ¾c quy.
Khi khãa ®iÖn ë møc START (nÊc khëi ®éng) ®iÖn trë phô ®îc
nèi t¾t lo¹i ra khái m¹ch s¬ cÊp trªn. Thêi gian tiÕp ®iÓm
®ãng dßng s¬ cÊp gia t¨ng tõ gi¸ trÞ I0 ®Õn gi¸ trÞ cùc ®¹i
Imax.
Cam chia ®iÖn(11) quay, t¸c ®éng tiÕp ®iÓm (10) më ra,
m¹ch s¬ cÊp bÞ ng¾t (më) ®ét ngét, ®ång thêi tõ trêng trong
lâi thÐp bÞ ng¾t ®ét ngét, tõ th«ng do dßng s¬ cÊp sinh ra
biÕn thiªn mãc vßng qua hai cuén s¬ cÊp vµ thø cÊp. Trong cuén
s¬ cÊp sinh ra søc ®iÖn ®éng tù c¶m C1 cã trÞ sè (180
300)(V). §ång thêi trong cuén thø cÊp xuÊt hiÖn mét søc ®iÖn
®éng c¶m øng cã trÞ sè 18 25(KV). Lóc ®ã dßng cao ¸p ë cuén
thø cÊp sÏ ®îc dÉn qua con quay (7) bé chia ®iÖn (8) ®Ó dÉn
®Õn bugi (9) vµ phãng qua khe hë cña bugi t¹o ra tia löa ®iÖn
®óng thêi ®iÓm gÇn cuèi cña qu¸ tr×nh nÐn ®Ó ®èt ch¸y hçn hîp
c«ng t¸c cña ®éng c¬.
7
ë cuén s¬ cÊp xuÊt hiÖn søc ®iÖn ®éng U2 = 200 300(V).
Lóc nµy tô ®iÖn sÏ tÝch ®iÖn, lµm gi¶m nhanh søc ®iÖn ®éng tù
c¶m U1 hay nãi c¸ch kh¸c, lµm cho dßng s¬ cÊp mÊt ®i ®ét
ngét, ®Ó lµm xuÊt hiÖn søc ®iÖn ®éng c¶m øng lín ë cuén s¬
cÊp. Tô ®iÖn cßn cã t¸c dông b¶o vÖ cÆp tiÕp ®iÓm khái bÞ
ch¸y.
2.2.Quy trình tháo lắp, kiểm tra hệ thống đánh lửa thường
8
2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa thường
BƯỚC 1: Kiểm tra tia lửa điện cao áp:
Để dây cao áp từ bô bin cách mát một khoảng 13mm.
9
Khởi động và quan sát tia lửa điện.
Nếu không có hoặc yếu -> Bước 2.
BƯỚC 2: Kiểm tra dây cao áp trung tâm.
Điện trở dây cao áp phải bé hơn 25KΩ
Nếu không đúng thay tồn bộ dây cao áp.
BƯỚC 3: Kiểm tra điện nguồn cung cấp cho bô bin và Igniter.
Xoay contact máy On.
Kiểm tra điện áp tại cực + bô bin: Khoảng 12 vôn.
Kiểm tra điện áp tại cực B của igniter: Khoảng 12 vôn
Nếu không có, kiểm tra cầu chì, đường dây, contact
3. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn
3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa bán dẫn
Mạch sơ cấp có tác dụng cung cấp tín hiệu đến bô bin đánh lửa và lấy nguồn điện ắc
quy từ 12V – 14,2V. Bô bin đánh lửa của mạch sơ cấp được xem như là một máy biến
thế, có tác dụng chuyển dòng điện ắc quy từ thấp áp lên thành dòng điện cao áp (tức là
dòng điện lớn hơn 20.000V).
Nguồn cao áp được mạch thứ cấp nhận từ bô bin đánh lửa và nhờ thông qua các dây
phin cao áp để có thể truyền đến bugi.
Hệ thống đánh lửa điện tử để có thể hoạt động tối ưu như ngày nay (hoàn toàn bằng điện
tử), thì các bộ phận cấu tạo của nó đã được cải tiến, phát triển và tối ưu không ngừng từ
xưa đến nay qua nhiều cách khác nhau.
10
Ban đầu hệ thống đánh lửa điện tử chỉ điều khiển được bằng tua vít, sau đó là đánh lửa
bán dẫn, đánh lửa sớm bằng điện tử và cuối cùng là đánh lửa bằng trực tiếp điều khiển
điện tử.
Đối với hệ thống đánh lửa bằng điện tử, thông qua các cảm biến như: cảm biến vị trí trục
cam, cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến lưu lượng khí nạp,và một vài cảm biến khác
thì thời điểm đánh lửa sẽ được ECU điều khiển. Động cơ muốn làm việc một cách tốt nhất
và hiệu quả nhất thì phải có thời điểm đánh lửa tối ưu nhất.
3.2.Quy trình tháo lắp, kiểm tra hệ thống đánh lửa bán dẫn
a. Biến áp bị hư hỏng
Cũng như một máy biến thế, biến áp của hệ thống đánh lửa điện tử có thể thường xuyên
xảy ra một số hư hỏng thường gặp như:
Điện trở phụ bị cháy.
Cháy nắp biến áp.
Các vòng dây bị chập mạch làm cháy máy biến áp.
Một số tác động cơ học làm nứt, bể nắp biến áp.
b. Bộ chia điện bị hư hỏng
Một bộ phận quan trọng tiếp theo của hệ thống đánh lửa điện tử có thể gặp hư hỏng đó
chính là bộ điện chia. Vào đúng thời điểm cần thiết, bộ phận này có tác dụng giúp phân
chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ một cách chính xác nhất. Do
đó, nếu bộ phận chia điện gặp tình trạng hỏng hóc thì nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến
động cơ và hệ thống đánh lửa điện tử.
11
Khi bộ chia điện hoạt động lâu ngày có thể gặp các vấn đề:
Tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu và làm bể hoặc nứt nắp delco.
Khả năng đánh lửa bị giảm do giữa má tĩnh và má động có khe hở không đạt tiêu
chuẩn.
Hở màng bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp.
Đánh lửa sai thời điểm, chập chờn do rotor tín hiệu bị mòn.
c. Bugi bị hư hỏng
Khi sử dụng bugi lâu ngày có thể gặp phải một số sự cố như:
Điện cực của bugi bị mòn
Đầu sứ bugi bị bể
Bugi đánh lửa không đúng tâm
Điện cực bugi bị chảy
Khả năng đánh lửa của bugi bị giảm do bugi bám muội than
12
Khi kiểm tra bugi thấy tình trạng hư hỏng các bạn cần kịp thời thay thế bugi, đồng thời
kiểm tra các bộ phận đánh lửa hoạt động như thế nào, có tốt không để có thể kịp thời sửa
chữa.
d Một số chẩn đoán của hệ thống đánh lửa điện tử.
Một điều chắc chắn rằng khi hệ thống đánh lửa điện tử hoạt động lâu ngày thì sẽ rất khó
tránh khỏi những hỏng hóc, đồng thời có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho
động cơ. Tuy nhiên, cũng rất dễ để có thể nhìn ra được những tình trạng mà hệ thống đánh
lửa đang gặp phải bởi vì lúc đó động cơ sẽ biểu hiện ra một vài biểu hiện cụ thể. Nhờ vào
đó chúng ta có thể chẩn đoán được tình trạng mà hệ thống đánh lửa đang gặp phải và
nhanh chóng xử lý chúng.
a. Các tia lửa trở nên yếu hơn.
Khi xe của bạn bắt đầu xuất hiện các hiện tượng như: dư xăng, động cơ yếu, tiếng máy nổ
không đều nhau, nguyên liệu không được đốt cháy hoàn toàn nên bugi có hiện tượng đóng
muội than đen ở phần trên đầu.
Lúc đó, chỉ cần bạn kiểm tra qua thấy có xuất hiện tia lửa màu vàng và nẹt yếu thì chắc
chắn hệ thống đánh lửa của xe bạn đang gặp phải vấn đề.
Hiện tượng tia lửa yếu đồng nghĩa với việc điện thế cao áp từ bộ chia điện đến bugi thấp.
Khi xe của bạn gặp trường hợp này, bạn cần lập tức kiểm tra ngay bugi và vệ sinh chúng
sạch sẽ, kiểm tra thêm dây cao áp, biến áp đánh lửa.
b. Đánh lửa quá sớm hoặc quá muộn.
– Trường hợp đánh lửa quá sớm:
Khi xe chạy hao xăng, máy mau nóng, chế độ không tải nổ không ổn định, kích nổ ga lớn
hoặc thậm chí lâu lâu có hiện tượng nổ ngược,Những dấu hiệu này cho thấy hệ thống
đánh lửa quá sớm.
Nguyên nhân của việc đánh lửa quá sớm này là do má vít có khe hở quá lớn và do đặt
delco sai, điều bạn cần làm lúc này là cần lập tức điều chỉnh má vít và động cơ cần được
đặt lại lửa.
13
– Trường hợp đánh lửa quá muộn:
Các dấu hiệu thể hiện hệ thống đánh lửa quá muộn so với thời điểm:
Động cơ bị tăng nhiệt độ cao hơn.
Nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn.
Do xăng không được đốt hết và tiếp tục cháy khi ra đường xả nên có tiếng nổ trong ống
xả.
Xe không tăng tốc được vì động cơ bị ngộp xăng.
Động cơ khó khởi động.
Nguyên nhân của hiện tượng đánh lửa muộn này do khe hở má vít quá nhỏ và lửa đặt sai.
Cũng như trường hợp của hiện tượng đánh lửa sớm, bạn nên chỉnh lại khe hở của vít và
đặt lại lửa cho động cơ.
3.3. Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa bán dẫn
14
4. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô
4.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô
15
16
Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện
* Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, hệ thống cung cấp điện;
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp điện trên máy
kéo;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống cung cấp điện trên máy kéo đúng quy
trình, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.
* Nội dung:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống cung cấp điện
1.1. Nhiệm vụ
- Phát điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc-qui trên ôtô khi động cơ làm việc.
1.2. Yêu cầu
- Máy phát phải luôn tạo ra một hiệu điện thế ổn định là 13,8V – 14,6V (đối với hệ
thống điện sử dụng ắc quy 12V) mà không phụ thuộc vào sự thay đổi tốc độ của động
cơ và phụ tải điện khi ô tô làm việc;
- Máy phát phải có kết cấu và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và
tuổi thọ cao;
- Máy phát cũng phải có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm
việc ở những vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ rung động lớn;
- Bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống cung cấp điện
2.1. Sơ đồ cấu tạo
Hình : Mạch điện hệ thống cung cấp điện
1,5. Phụ tải, 2. Đèn báo nạp, 3. Khóa điện, 4. Ắc-qui
17
2.2. Nguyên lý hoạt động
Dòng điện được phát ra tại cuộn Sta-to dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ của dòng
điện (phải có từ trường biến thiên trong các cuộn dây của Sta-to). Để tạo ra được từ trường
biến thiên thì Rô-to phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Là nam châm (có thể là nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu )
- Chuyển động quay (Trục Rô-to được truyền Mô-men của động cơ thông qua bánh đai
và dây đai, độ căng của dây đai được điều chỉnh bằng cơ cấu căng đai)
Khi khóa điện ở nấc OFF, máy phát chưa phát điện, đèn báo nạp không sáng. Cuộn dây Rô-
to chưa được kích từ.
Khi khóa điện ở nấc IG, động cơ chưa làm việc. Cuộn Rô-to sẽ được kích từ trực tiếp bởi
điện áp ắc-qui (không qua khóa điện, điện áp của khóa điện chỉ là một tín hiệu cảm biến của
bộ điều chỉnh điện) đi qua chổi than và bộ điều chỉnh điện nhưng máy phát chưa phát điện vì
Rô-to chưa quay, đèn báo nạp sáng.
Khi khóa điện ở nấc IG, động cơ làm việc sẽ dẫn động Rô-to (đang có từ trường) quay. Lúc
này từ trường biến thiên qua các cuộn dây của Sta-to sẽ sinh ra điện xoay chiều ba pha và
được chỉnh lưu thành một chiều để cung cấp cho các phụ tải điện và nạp cho ắc-qui, đèn báo
nạp tắt.
Trong suốt quá trình làm việc của động cơ, tốc độ động cơ và phụ tải điện trên xe luôn thay
đổi nhưng nhờ bộ điều chỉnh điện, điện áp để nạp cho ắc-qui luôn nằm trong giới hạn từ 12,6
V-14,8V
3. Bảo dưỡng và sửa chữa bình ắc quy
3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của ắc quy
Ắc quy là thiết bị tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động, hệ
thống đánh lửa và các thiết bị khác khi động cơ chưa hoạt động. Khi mua mới hay bảo
dưỡng, cần lưu ý đến các thông số như kích thước, dung lượng, dòng khởi động để chọn
được loại ắc quy thích hợp nhất.
3.2. Cấu tạo và hoạt động của ắc quy
Cả hai loại ắc quy kiềm và axit có cấu tạo tương tự nhau, đi chủ yếu về ắc quy axit.
Cấu tạo tổng quát ắc quy axit - lead acid battery
18
Cấu tạo tổng quát ắc quy axit - lead acid battery
- Bình ắc quy axit gồm vỏ bình, bên trong có các ngăn riêng. Số ngăn tùy thuộc vào
điện áp định mức bình:
+ ắc quy 6V thường 3 ngăn (2,1V/1Cell).
+ ắc quy 12V thường 6 ngăn (2,1V/1Cell).
- Vỏ bình:
+ Chế tạo từ các loại nhựa ebonit, axphantopec.
+ Để tăng độ bền vững và khả năng chịu axit, người ta ép vào bên trong bình một lớp
lót chịu axit dày 0,6 mm bằng poluclovinlim > tăng tuổi thọ vỏ bình.
+ Phía trong vỏ chia thành những vách ngăn riêng biệt, ở đáy mỗi ngăn có 4 sống đỡ
khối bản cực tạo thành khoảng trống > tránh được hiện tượng chạm chập do sunfat lead tạp
ra khi xả.
+ Các ngăn ắc quy được nối tiếp với nhau bằng cầu nối > bình battery.
- 2 Điện cực +, - từ Cell đầu và Cell cuối battery.
- Dung dịch điện phân: H2SO4 + nước.
Cấu tạo chi tiết ắc quy axit/ lead acid battery
Cấu tạo chi tiết ắc quy axit/ lead acid battery
- Tấm lưới điện cực: Tạo độ bền cần thiết cho điện cực, mặt khác nó tập trung dòng
điện > giảm điện trở cho điện cực.
- Mỗi ngăn (Cell) gồm vài điện bản cực âm và dương, từ chì nguyên chất và oxit chì có
độ xốp và độ bền cao > điện dung ắc quy lớn + tuổi thọ đảm bảo.
19
- Khối bản cực và xen kẽ cách điện với nhau qua qua tấm ngăn có độ xốp cao. Các bản
cực cùng loại (+, -) được hàn vào vấu cực theo số lượng quy định và tạo thành khối bản cực.
Cấu tạo một cell của quy axit - lead acid battery
A lead-acid cell cấu tạo gồm: Điện cực (anode + cathode) và chất điện phân.
Cấu tạo một cell của quy axit - lead acid battery
- Cực âm: anode (bản cực làm từ chì – lead - Pb).
- Cực dương: cathode (Bản cực làm từ oxit chì - lead dioxide- PbO2).
- Thông thường các tấm cực dương, âm của battery không bằng nhau.
- Tấm ngăn cách điện giữa 2 điện cực phải có độ thẩm thấu lớn. Một mặt phẳng hướng về
phí cực âm, mặt còn lại có hình sóng hoặc gồ hướng về cực dương.
- Nước cất + H2SO4 được pha chế theo nồng độ quy định phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
mùa và vật liệu làm tấm ngăn. Nồng độ của ắc quy có thể từ 1,21g/cm3 đến 1,31g/ cm3. Đặc
biệt không để:
+ Nồng độ cao + khí hậu nóng.
+ Nồng độ thấp + ôn đới.
3.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
*. Giảm dung lượng: Là cấp độ hư hỏng nhẹ và thường gặp nhất.
Nguyên nhân
- Do sử dụng trong điều kiện bảo dưỡng không tốt, hoặc để lâu không sử dụng
20
- Do để lâu không sử dụng => tác dụng hoá học giữa placque chì và sulfuric acid tạo nên kết
tủa sulfat chì trong placque.
Biểu hiện : (sau khi nạp 10 giờ với dòng In = 1/8 dung lượng).
- Đo đủ volt qui ước.
- Ắc quy sử dụng trong thời gian ngắn đã cạn bình.
- Đo dung lượng ghi nhận mức độ sụt giảm mất khoảng 30% --> 40%.
* Ắc quy bị lão hoá: Rất phổ biến.
Dù sử dụng đúng chế độ và bảo dưỡng tốt trong khoảng thời gian lâu dài thì các tấm bản cực
vẫn bị hao mòn do bột premium chì tan rã dần và rời khỏi tấm cực, đọng thành lớp bùn nâu
dưới đáy bình Ắc quy. Dung lượng do đó cũng giảm sút. Dòng nạp bình thường trở nên quá
lớn (ví dụ Ắc quy dung lượng 100 Ah nạp dòng bình thường 14A trong 8 giờ, nay chỉ còn
dung lượng 50 Ah thì dòng nạp phải là 7A) càng tăng nhanh quá trình phân hoại placque
(gọi là "rã lắc").
Biểu hiện :
- Các tấm placque mềm hoặc nhũn ra, hỗn hợp chì sẵn sàng rã thành bột nhão nếu có tác
động vật lý. Bùn nâu lắng nhiều dưới đáy bình.
- Đủ volt qui ước hoặc có giảm chút ít.
- Đo dung lượng thấy giảm nhiều (đến 50%). Bình không dùng đúng và đủ tính năng như
trước.
- Có Sulfat chì trên đầu cực âm. Màu cực âm và cực dương phân hoá rõ rệt (cực dương đen,
cực âm xỉn màu và có dấu loang lổ).
* Ắc quy phân hoại:
Là Ắc quy ở các tình trạng hư hỏng (1) và (2) không được phục hồi và bảo dưỡng ngay mà
để quá lâu. Ngoài ra còn do sử dụng Ắc quy đến cạn kiệt làm cho liên kết vật lý giữa các hạt
chì premium bị phá hoại --> placque rã thành bột nhão chỉ còn trơ
lại khung hợp kim chì - antimoan. Còn có một nguyên nhân chủ quan là nạp Ắc quy lộn cực.
Tình trạng đảo cực diễn ra làm phân hoá kết cấu vật lý của tấm placque.
Biểu hiện :
- Điện áp dưới ngưỡng 1V / cell (6V/bình 12V).
- Lớp bùn nâu dày đặc, có thể nối tắt các tấm placque.
- Đo không phát hiện được dung lượng. Không còn khả năng sử dụng.
- Biểu hiện ngoại quan tương tự (2) nhưng trầm trọng hơn.
* Hư hỏng hỗn hợp và hư hỏng khác:
21
Có thể một Ắc quy bị cả hai trường hợp (1) và (2) hoặc (1) và (3), hay (2) và (3). Ngoài ra
còn có thể bị "rớt" cọc (đứt đầu cọc hoặc đứt cầu nối các cell) làm cho việc thông mạch nội
trở bị gián đoạn.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện xoay chiều
4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của máy phát điện xoay chiều
* Nhiệm vụ
- Phát điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc-qui trên ôtô khi động cơ làm việc.
* Yêu cầu
- Máy phát phải luôn tạo ra một hiệu điện thế ổn định là 13,8V – 14,6V (đối với hệ
thống điện sử dụng ắc quy 12V) mà không phụ thuộc vào sự thay đổi tốc độ của động
cơ và phụ tải điện khi ô tô làm việc;
- Máy phát phải có kết cấu và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và
tuổi thọ cao;
- Máy phát cũng phải có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm
việc ở những vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ rung động lớn;
- Bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng.
4.2. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
Cấu tạo
Hình . Cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha
1. Bộ điều chỉnh điện; 2. Chổi than; 3. Vành tiếp điện; 4. Bộ chỉnh lưu;
5. Rô-to; 6. Quạt ; 7. Ổ bi; 8. Bánh đai; 9. Sta-to
22
*Rô-to:
Nhận mô-men của động cơ để chuyển động
quay và trở thành nam châm điện khi được
kích từ qua chổi than và vành tiếp điện. Rô -
to bao gồm cuộn dây, các cực từ, vành tiếp
điện. Trục Rô-to được đỡ trên hai ổ bi. Khi
Rô-to quay sẽ tạo ra từ trường biến thiên
trong các cuộn dây của Sta-to
Hình 1.3. Rô-to
1. Cực từ, 2. Cuộn dây Sta-to, 3. Chổi than,
4. Vành tiếp điện, 5. Quạt
*Sta-to:
Có nhiệm vụ tạo ra điện thế xoay chiều 3
pha nhờ sự thay đổi từ trường khi Rô-to
quay. Sta-to bao gồm cuộn dây Sta-to quấn
trên vỏ Sta-to. Nhiệt sinh ra lớn nhất ở Sta-
to so với các thành phần khác của máy phát,
vì vậy dây quấn phải phủ lớp chịu nhiệt.
Hình . Sta-to
1. Cuộn dây, 2. Vỏ Sta-to
3. Đầu ra của cuộn dây Sta-to
*Chổi than:
Có nhiệm vụ cho dòng điện chạy qua vành
tiếp điện vào Rô-to để tạo ra từ trường trong
Rô-to .Chổi than làm bằng grafít - kim loại
có điện trở nhỏ và được phủ một lớp chống
mòn.Chổi than được dẫn hướng trong giá
đỡ chổi than và luôn tì chặt vào vành tiếp
điện nhờ lò xo chổi than
Hình . Chổi than
1. Ắc quy, 2. Chổi than, 3. Rô to, 4. Cuộn dây
Rô-to, 5. Vành tiếp điện, 6. Nhựa cách điện
23
*Tiết chế (bộ điều chỉnh điện):
Có nhiệm vụ điều chỉnh dòng điện kích từ
(đến cuộn dây Rô-to) để kiểm soát điện áp
phát ra, theo dõi tình trạng phát điện và báo
khi có hư hỏng.
Hình . Tiết chế
1.Tiết chế tiếp điểm, 2. Tiết chế vi mạch
* Bộ chỉnh lưu:
Có nhiệm vụ nắn dòng điện xoay chiều ba
pha trong Sta-to thành dòng điện 1 chiều.
Bộ chỉnh lưu có hai vỉ đi-ốt âm và dương.
Tùy theo thiết kế bộ chỉnh lưu có thể có 6
hoặc 8 đi-ốt.
Đi-ốt sẽ sinh ra nhiệt khi có dòng điện chạy
qua nên đi-ốt sẽ bị hỏng khi quá nhiệt. Vì
vậy phiến tản nhiệt phải có diện tích lớn.
Khi tốc độ máy phát khoảng 3000v/p, nhiệt
độ của đi-ốt là cao nhất
Hình 1.
. Bộ chỉnh lưu
1. Cực B, 2. Mặt dương, 3. Mặt âm,
4. Đi-ốt, 5. Phiến tản nhiệt
*Quạt:
Có nhiệm vụ duy trì nhiệt độ làm việc của
các chi tiết trong máy phát ở nhiệt độ cho
phép. Khi quạt quay, không khí được hút
qua các lỗ trống làm mát cuộn Rô-to, Sta-to
và bộ chỉnh lưu.
Nhiệt sinh ra trên máy phát bao gồm nhiệt
sinh ra trên vật dẫn (ở các cuộn dây và đi-
ốt), trên các lõi thép do dòng fu-cô và do ma
sát (ở ổ bi, chổi than và với không khí).
Nhiệt sinh ra làm giảm hiệu suất của máy
phát.
Hình . Quạt làm mát
1.Cánh quạt, 2.Máy phát
2.2. Nguyên lý làm việc
24
có cấu tạo gồm 2 phần chính là stato và roto. Stato được làm từ nam châm điện, còn roto
được cấu tạo gồm 3 cuộn dây giống nhau đặt đặt lệch nhau 1 góc 1200.
Khi roto quay đều , trên các cuộn dây xuất hiện xác xuất điện động cảm ứng xoay chiều.
Khi các suất điện động này được đưa ra mạch ngoài thì sẽ sản sinh ra thành các dòng điện
xoay chiều 3 pha.
Các máy phát điện hoạt động theo nguyên lý này được sử dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm
như giá thành tương đối thấp, công suất hoạt động cao,
4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng,phương pháp kiểm tra
. Hỏng chuyển đổi dòng điện
Máy phát sản xuất dòng điện xoay chiều (AC) ba pha nhưng phụ tùng xe lại đòi hỏi dòng
điện một chiều (DC) để hoạt động. Khi bộ chỉnh lưu thay đổi dòng điện từ AC sang DC mà
gặp hỏng hóc phần chuyển đổi này thì điện năng máy phát sản xuất ra sẽ không sử dụng
được.
2. Điểm tiết chế chập chờn
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do mối hàn ở điểm trung tính của điốt tiếp xúc
không tốt với tiết chế.
3. Chổi than tiếp xúc không tốt
Sau quá trình sử dụng bị oxy hóa hoặc bị dính đầu vào vòng tiếp xúc làm cho cổ góp của tiết
25
chế máy phát điện bị mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than,
Điều này sẽ làm tăng điện trở mạch kích máy phát điện và làm giảm cường độ của dòng
kích, khiến cho công suất tiết chế máy phát giảm xuống.
4. Cuộn kích chạm mát
Điều này thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc làm cho từ thông giảm
xuống. Do đó, điện áp sẽ nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng tới quá
trình hoạt động của các động cơ khác.
5. Cuộn kích bị đứt
Khi bị đứt cuộn kích sẽ làm cho cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3-4V bởi từ dư của roto
cảm ứng gây ra. Khi đó, tiết chế máy phát điện sẽ không cung cấp đủ năng lượng điện cho
các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.
6. Các trường hợp khác
- Cuộn Stato bị đứt: Nếu đứt một pha còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp làm cho điện trở cuộn
dây stato tăng lên. Lúc này, điện áp tăng sẽ có thể làm chọc thủng diode chỉnh lưu. Trong
trường hợp bị đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và tiết chế máy phát không làm
việc.
- Cuộn stato bị chạm mát: Trường hợp này có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của
cuộn dây hoặc ở đầu ra.Hiện tượng này sẽ làm giảm công suất của tiết chế máy phát điện.
Đường kính tối thiểu: 12,8 mm.
- Kiểm tra bảo dưỡng chổi than:
+ Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than:
Với máy phát Γ250:
kích thước tiêu chuẩn là 16mm, kích thước
nhỏ nhất cho phép là 8mm.
Với máy phát G5A; G50A (Nhật bản):
độ nhô tiêu chuẩn là 10,5 mm, độ nhô nhỏ
nhất cho phép là 4,5 mm.
+ Chổi than phải di trượt nhẹ nhàng trong giá
đỡ của nó.
+ Chổi than phải tiếp xúc tốt (đạt từ 75% trở lên). Nếu cháy xém nhẹ dùng giấy
ráp mịn đặt ngửa lên cổ góp để đánh sạch chổi than.
- Kiểm tra cuộn dây Rô to:
+ Kiểm tra điện trở (thông mạch) cuộn
dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo
điện trở x1 Ω. Đặt hai que đo vào hai cổ
góp điện và đọc trị số điện trở:
Với máy phát Γ250 thì R= 3,7±0,2 Ω.
26
Với máy phát G5A; G50A thì R= 2,8÷3Ω.
+ Kiểm tra sự cách điện của cuộn
dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang
đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo
vào cổ góp điện và một que đo vào
vấu cực (mát) và quan sát :
Điện trở phải rất lớn hoặc không
có sự thông mạch là tốt nhất.
Cho phép: với máy phát 12v thì R
≥12 KΩ,
với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ.
- Kiểm tra cuộn dây Stato:
+ Kiểm tra sự thông mạch của cuộn
dây: dùng đồng hồ vạn năng để
thang đo điện trở x1 Ω. Đặt một que
đo vào dây
trung tính, que đo còn lại đặt lần lượt
vaò các đầu ra của 3 pha và đọc trị số
điện trở: trị số điện trở phải rất nhỏ xấp
sỉ bằng 0 (phải có sự thông mạch).
+ Kiểm tra sự cách điện của các cuộn dây:
dùng đồng hồ vạn năng để thang đo
điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào
đầu dây bất kỳ của Stato và một que
đo vào thân Stato (mát) và quan sát :
Điện trở phải rất lớn hoặc không
có sự thông mạch là tốt nhất.
Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12
KΩ, với máy phát 24v thì R
≥ 24 KΩ.
+ Quan sát các bối dây phải nằm chặt trong các rãnh của Stato, không bị cháy.
- Kiểm tra bộ chỉnh lưu:
+ Kiểm tra 3 đi ốt thuận:
27
Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω.
Đặt que đo dương đồng hồ (tức là âm pin) vào cọc dương máy phát, que đo âm
đồng hồ (tức là dương pin) đặt lần lượt vaò các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát
ra bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho
phép không lớn hơn 40 Ω.
Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo
ngược lại.
Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép R ≥10 KΩ.
+ Kiểm tra 3 đi ốt ngịch:
Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω.
Đặt que đo âm đồng hồ (tức là dương pin) vào tấm âm đi ốt (mát), que đo dương
đồng hồ (tức là âm pin) đặt lần lượt vào các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát ra
bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho phép
không lớn hơn 40 Ω.
Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo
ngược lại.
Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép R ≥10 KΩ.
- Kiểm tra vòng bi:
Có thể dùng tay lắc dọc, lắc
ngang hai vòng bi, để đảm bảo
không có
độ rơ, kẹt nếu không phải thay vòng bi.
4.4. Tháo lắp, kiểm tra các chi tiết của máy phát điện
TT Nội dung Yêu cầu
I Tháo trên xe xuống:
1 Tháo các đầu dây điện bắt vào máy phát. Cắt mát ắc quy.
2 Tháo dây cuaroa: Tháo bu lông căng đai máy
phát và đẩy máy phát vào trong.
3 Tháo bu lông bắt máy phát với giá và mang
máy phát xuống.
Tránh rơi.
II Tháo rời:
28
1 Làm sạch bên ngoài máy máy phát.
2 Tháo giá chổi than (Tiết chế gắn đuôi). Tránh vỡ than.
3 Tháo đai ốc đầu trục.
4 Tháo puly máy phát. Dùng vam.
5 Tháo cánh quạt và then puly.
6 Tháo các vít bắt hai nửa máy phát.
7 Tháo nắp trước, rô to ra khỏi stato. Tránh đứt dây.
8 Tháo các đầu dây 3 pha bắt vào bộ chỉnh lưu
và tháo stato ra.
Tránh đứt dây, hỏng sơn
cách điện.
9 Tháo bộ chỉnh lưu.
III Làm sạch: dùng xăng , bàn chải và giẻ sạch. Phải sạch.
CÁC BƯỚC THÁO MÁY PHÁT:
1. Tháo đai ốc đầu trục máy phát: 4- Tháo tiết chế vi mạch:
2- Tháo nắp sau:
3- Tháo vòng kẹp chổi than:
29
5- Tháo bộ chỉnh lưu:
7- Tháo rô to:
30
Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng
* Mục tiêu:
- Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống chiếu sáng;
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng;
- Tháo, lắp, bảo dưỡng được hệ thống chiếu sáng đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.
* Nội dung:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống chiếu sáng
1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái vận hành nhất là
vào ban đêm và bảo đảm an toàn
1.2. Yêu cầu
Đèn chiếu sáng phải đáp ứng
Có cường độ sáng lớn.
Không làm lóa mắt tài, bảo đảm điêu kiện làm việc
2. Bảo dưỡng và sửa chữa mạch đèn pha cốt
2.1. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động mạch đèn pha cốt
31
Mạch đèn pha không có rơ le
32
*Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sang ban đêm
- Khi bật công tắc tổng ở vị trí TAIL:
Dòng điện đi qua cuộn dây rơ le đèn hậu:(+)ắc quy → cầu chì AM1 → cuộn dây rơ le
đèn hậu→ (chân A2 qua tiếp điểm → A11) của công tắc tổng → mát → (-)ắc quy.
Làm cho tiếp điểm của rơ le đóng dẫn đến có dòng điện đến các đèn như sau:
(+)ắc quy → qua tiếp điểm của rơ le đèn kích thước → cầu chì (Fuse Tail)→ đến các
đèn kích thước (trước, sau), soi sáng bảng tap-lô, đèn soi biển số → mát → (-)ắc quy.
- Khi công tắc tổng ở vị trí HEAD:
Lúc này chân A2 vẫn nối với A11, đồng thời chân A13 nối với chân A11. Do đó các
đèn thuộc rơ le đèn kích thước vẫn sáng và có dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le đèn pha
cốt làm tiếp điểm của rơ le đèn pha cốt đóng. Dòng điện đó đi như sau:
33
(+)ắc quy → cầu chì AM1 → cuộn dây rơ le đèn pha cốt → A13 → A11 → mát→ (-)
ắc quy.
+ Nếu công tắc pha cốt ở vị trí chiếu gần (LOW): thì chân A3 được nối với chân A9
(mát), hai đèn cốt sẽ sáng. Dòng điện qua bóng cốt đi như sau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu chì 15A
HEAD (RH) → 2 sợi tóc bóng đèn cốt bên trái và bên phải → (chân A3 và A9) của công
tắc đèn pha cốt → mát → (-)ắcquy.
+ Nếu công tắc pha cốt ở vị trí chiếu xa (HIGH):Thì chân A12 được nối với chân A9
(mát), hai đèn pha sẽ sáng. Dòng điện qua bóng pha đi nhưsau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầuchì 15A
HEAD (RH) → 2 sợi tóc bóng đèn pha bên trái và bên phải → (chân A12 và A9) của công
tắc đèn pha cốt → mát → (-)ắc quy.
Đồng thời có dòng điện chạy qua đèn báo pha. Dòng điện đó đi như sau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu chì 15A
HEAD (RH) → 2 sợi tóc bóng đèn pha bên trái và bên phải → đèn báo pha → mát → (-)
ắcquy.
- Khi công tắc pha cốt ở vị trí Flash (xin nhường đường):
Lúc này chân A14 được nối với chân A9 dẫn đến có dòng điện đi qua cuộn dây rơ le
đèn pha cốt, làm tiếp điểm rơ le đèn pha cốt đóng lại. Dòng điện đó đi nhưsau:
(+)ắc quy → cuộn dây rơ le đèn pha cốt → (chân A14 → chân A9) công tắc đèn pha cốt
→ mát → (-)ắc quy.
Khi tiếp điểm của rơ le đóng thì hai bóng đèn pha sẽ sáng, báo hiệu cho các phương tiện
giao thông khác biết tín hiệu xin nhường đường của mình
2.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng mạch đèn pha
1-HiÖn t-îng vµ nguyªn nh©n h- háng.
HiÖn t-îng Nguyªn nh©n
- §Ìn pha kh«ng lµm viÖc khi
bËt c«ng t¾c
- ¾c quy hÕt ®iÖn
- CÇu ch× bÞ ®øt
- R¬ le bÞ háng
- D©y dÉn bÞ ®øt
- C¸c c«ng t¾c bÞ háng
-TiÕp m¸t bãng ®Ìn kÐm
- Bãng ®Ìn ch¸y
34
- Kh«ng chuyÓn ®æi ®Ìn pha cèt
khi ®· bËt c«ng t¾c chuyÓn ®æi
- C«ng t¾c ®æi ®Ìn bÞ háng
- Mét bãng ®Ìn bÞ ch¸y hoÆc
tiÕp m¸t kh«ng tèt
2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa mạch đèn pha cốt
Bước 1.
Tháo đèn pha và tháo giắc nối.
Kiểm tra điện áp ở giắc nối đèn pha, cốt.
Khi bật công tắc, có điện áp ở giắc nối
thì mạch là bình thường.
Kiểm tra xem bóng đèn có thông mạch
không.
35
Bước 2.
Tháo nắp hộp cầu chì và kiểm tra điện
áp qua phần kim loại của từng bên giá
đỡ cầu chì và mát. Nếu đồng hồ báo
điện áp bình điện thì mạch điện là bình
thường.
Bước 3.
Tháo giắc nối đo thông mạch đường ra
mát của giắc nối với mát. Khi đồng hồ
báo thông mạch thì mạch điện là bình
thường.
Bước 4.
Tháo giắc nối cụm công tắc (công tắc
đèn pha, công tắc chuyển pha cốt và
công tắc nháy xin đường) và đo thông
mạch giắc nối phía công tắc.
Kiểm tra sự thông mạch của từng chế
độ của đèn
Bước 5.
Kiểm tra xem cách điện của cáp có tốt
không, giắc nối, cầu chì của đèn pha có tốt
không.
Đồng thời cũng kiểm tra cầu chì trong mạch
giữa công tắc và bóng đèn.
36
2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa mạch đèn pha cos
1. Quy trình tháo, lắp công tắc chính
* Quy trình tháo công tắc chính máy Kubota seria B
+ Bước 1: Tháo vô lăng lái
- Tháo nắp chụp vô lăng lái
- Tháo bu-lông bắt vô lăng lái
- Tháo vô lăng lái, dùng cảo 3 chân
+ Bước 2: Tháo cần gia tốc (3) và tấm chắn (2).
+ Bước 3: Ngắt cáp đồng hồ báo giờ làm việc và bộ dây dẫn
+ Bước 4: Tháo bảng thiết bị đo (1), không làm hỏng do cọ xát vào trục lái(4). Chú ý tránh
làm hỏng các gờ lắp ráp.
+ Bước 5: Tháo công tắc chính ra khỏi bảng thiết bị đo (1).
* Quy trình lắp công tắc chính máy kubota seria B
Quy trình lắp công tắc chính được thực hiện ngược với quy trình tháo.
Trong quá trình lắp cần chú ý các rắc nối phải được lắp chắc chắn và tiếp xúc tốt. Các
gờ lắp ráp phải ăn khớp với nhau và kín khít.
2. Quy trình tháo, lắp đèn pha-cos
* Quy trình tháo đèn pha-cos máy kubota seria B
+ Bước1: Mở nắp ca-bô lên.
+ Bước 2: Tháo 4 vít bắt giá đèn pha- cos với nắp ca-bô.
+ Bước 3: Tháo các vít bắt đèn pha- cos với giá đèn và đưa đèn ra ngoài.
* Quy trình lắp đèn pha-cos máy kubota seria B
Quy trính lắp đèn pha- cos lên máy ngược với quy trình tháo, chú ý các bu lông, vít bắt vào
giá đèn và nắp ca-bô phải chắc chắn, các bóng đèn phải tiếp xúc tốt.
* Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa
- Kiểm tra cầu chì tra cầu chì 25A của nhánh đèn pha-cos trong hộp cầu chì.
Vị trí hộp cầuchì
Kiểm tra các bóng đèn pha-cos xem có cháy không.
- Kiểm tra công tắc đèn pha-cos nhưsau:
+ Dùng đồng hồ vạn năng, bật về nấc x10Ω.
+ Bật công tắc pha-cos về vị trí OFF, đưa 1 que đo vào chân B1, que còn lại lần lượt đưa
vào các chân T và 1, 2. Tất cả các chân T, 1, 2 phải không thông mạch với chân B1 ở vị trí
này. Nếu thông mạch là công tắc đã hỏng , phải thay thế.
+ Bật công tắc pha-cos về vị trí
37
Low, đưa 1 que đo vào chân B1, quecòn lại lần lượt đưa vào các chân T và 1, 2. Chân B1 và
chân T, chân 1 phải thông mạch với nhau, còn chân B1 và chân 2 không thông mạch. Nếu
không đúng như trên là công tắc đã hỏng, phải thay thế.
+ Bật công tắc pha-cos về vị trí High, đưa 1 que đo vào chân B1, que còn lại lần lượt đưa
vào các chân T và 1, 2. Chân B1 và chân T, chân 2 phải thông mạch với nhau, còn chân B1
và chân 1 không thông mạch. Nếu không đúng như trên là công tắc đã hỏng, phải thay thế
- Kiểm tra các giắc cắm, dây dẫn và điểm tiếp mát.
38
Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thông tín hiệu
* Mục tiêu:
- Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống tín hiệu;
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống tín hiệu;
- Tháo, lắp, bảo dưỡng được hệ thống tín hiệu đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.
* Nội dung:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống tín hiệu
1.1. Nhiệm vụ
- Báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường.
- Báo kích thước, khuôn khổ của xe và biển số xe.
- Báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi phanh và khi dừng.
1.2. Yêu cầu
Đèn có khả năng chiếu xa ít nhất là 100 m, cường độ chiếu sáng cao.
- Có tuổi thọ và độ tin cậy cao,tiết kiệm điện.
2. Bảo dưỡng và sửa chữa mạch đèn xi-nhan
2.1. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động mạch đèn xi-nhan
Khi bật công tắc máy dòng điện từ ắc quy đến tiếp điểm và đến tụ điện qua cuộn L2 nạp cho
tụ, tụ được nạp đầy.
Khi công tắc báo rẽ bật sang phải hoặc sang tráidòng điện từ ắc quy đến tiếp điểm, qua cuộn
L1 đến công tắc báo rẽ sau đó đến các đèn báo rẽ. Khi dòng điện dòng điện chạy qua cuộn L1,
ngay thời điểm đó trên cuộn L1 sinh ra một từ trường làm tiếp điểm mở
Khi tiếp điểm mởtụ điện bắt đầu phóng điện vào cuộn L2 vào L1, đến khi tụ phóng hết điện,
từ trường sinh ra trên hai cuộn giữ tiếp điểm mở. Dòng điện phóng ra từ tụ điện và dòng điện từ
accu (chạy qua điện trở) đến các bóng đèn báo rẽ, nhưng do dòng điện quá nhỏ đèn không sáng
39
Khi tụ phóng hết điệntiếp điểm lại đóng cho phép dòng điện tiếp tục chạy từ accu qua
tiếp điểm đến cuộn L1 rồi đến các đèn báo rẽ làm chúng sáng. Cùng lúc đó dòng điện chạy
qua cuộn L2 để nạp cho tụ. Do hướng dòng điện qua L1 và L2 ngược nhau, nên từ trường
sinh ra trên hai cuộn khử lẫn nhau và giữ cho tiếp điểm đóng đến khi tụ nạp đầy. Vì vậy, đèn
vẫn sáng.
Khi tụ được nạp đầy, dòng điện ngưng chạy trong cuộn L2 và từ trường sinh ra trong
L1 lại làm tiếp điểm tiếp tục mở, đèn tắt. Chu trình trên lạp lại liên tục làm các đèn báo rẽ
nháy ở một tần số nhất định
Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động mạch đèn xi-nhan và báo nguy hiểm
40
2.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa mạch
đèn xi-nhan
* Đèn xi-nhan không hoạt động
Đây là lỗi thường thấy ở hệ thống đèn chiếu sáng, bạn có thể kiểm tra và khắc phục vấn đề
này 1 cách dễ dàng theo cách dưới đây:
+ Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra bóng đèn bằng cách tháo gỡ lớp kính bảo vệ bên ngoài để có
thể quan sát rõ ràng bóng đèn. Tiếp đến bạn hãy kiểm tra xem dây tóc có bị cháy hoặc dứt
hay không. Nếu nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng, bạn hãy thay thế bằng bóng đèn mới có
cùng công suất.
+ Kiểm tra giắc xem nó đã bị gỉ sét hay ăn mòn không.
2. Đèn xi-nhan vẫn hoạt động nhưng đèn hazard lại hư
+ Đèn báo nguy hiểm thường được gắn chung 1 mạch điện với đèn xi-nhan. Trong trường
hợp đèn báo nguy hiểm không nháy mà đèn xi-nhan vẫn hoạt động 1 cách ổn định thì khả
năng cao cục chớp đã bị hư hỏng. Tuy nhiên để cho chắc chắn, bạn nên kiểm tra cả cầu chì.
+ Cũng có thể do mạch điện đã bị đứt hoặc hở, bạn nên kiểm tra điểm nối giữa cục chớp với
công tắc đèn xi-nhan.
3. Đèn xi-nhan chớp quá chậm hoặc quá nhanh
Lỗi này xảy ra do khá nhiều nguyên nhân như, nhưng thông thường thì chỉ có 4 nguyên nhân
thường hay xảy ra nhất như sau:
Có một bóng đèn xi-nhan bị hỏng.
Cục chớp hoặc bóng đèn xi-nhan không phù hợp với xe.
Công tắc đèn xi-nhan bị lỏng.
Thiếu nguồn cung hoặc thiếu mass cho bóng đèn.
41
Trong trường hợp đèn xi-nhan nháy nhanh hơn bình thường thì rất có thể máy phát đang sạc
cho bình ắc quy quá nhiều. Với trường hợp đèn xi-nhan nháy chậm hơn bình thường thì có
thể bình ắc quy không đủ điện để cung cấp cho đèn.
4. Tất cả đèn xi-nhan đều không hoạt động
Thông thường rất ít khi xảy ra trường hợp bị hư hỏng tất cả các đèn xi-nhan, nên nguyên
nhân rất có thể là do cầu chì bị cháy hoặc cục chớp xi-nhan đã bị hư. Bạn nên kiểm tra và
thay thế chúng.
5. Đèn xi-nhan sáng nhưng lại không nháy
Trong trường hợp cả đèn báo nguy hiểm và đèn xi-nhan đều sáng nhưng không nháy thì bạn
nên kiểm tra lại toàn bộ bóng đèn và các hệ thống liên quan như:
Kiểm tra toàn bộ giắc cắm xem có đoạn nào bị lỏng hay không.
Kiểm tra cầu chì
Kiểm tra điểm nối giữa cục chớp, công tắc xi-nhan và công tắc khởi động.
Kiểm tra mạch đèn xi-nhan.
42
3. Bảo dưỡng và sửa chữa mạch còi
3.1. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động mạch còi
43
3.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng mạch còi
Nối thêm một đoạn dây mát, nên cạo sạch nơi gắn còi để tiếp mát tốt.
Dùng đèn thử một đầu nối mát đầu kia chạm vào đầu nối BAT nếu không xẹt lửa thì
bị hở mạch từ ắc quy đến. Còn nếu xẹt lửa, thì chạm đầu dây này vào đầu H, nếu còi
kêu thì rơ le còi bị hỏng.
Nếu còi vẫn không kêu, thì chạm dây này vào cọc bắt dây của còi, nếu còi kêu là hở
mạch từ rơle đến còi, nếu vẫn không kêu là còi xe bị hỏng.
Trong trường hợp còi xe hơi kêu liên tục mà không tắt nguyên nhân do chạm mát
đoạn dây từ rơ le đến nút bấm còi.
3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa mạch còi
Cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện từ, cần cuốn lại cuộn dây hoặc thay cuộn dây mới.
Tiếp điểm bị cháy rỗ, tiết xúc không tốt, không tiếp điện, cần vệ sinh sạch sẽ tiếp
điểm.
Cần thay mới khi các lò xo yếu, gẫy, giảm tính đàn hồi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_sua_chua_he_thong_dien_may_keo_trinh_do.pdf