Khi nối vỏ thiết bị điện đến dây trung tính bảo vê, gọi là bảo vệ dây trung tính.
Khi có sự cố do cách điện bị hư hỏng thì sẽ tạo ra dòng ngắn mạch 01 pha, bảo vệ tác động cắt phần tử bị sự cố ra khỏi lưới điện. Do đó, nếu người tiếp xúc với thiết bị thì cũng không bị nguy hiểm do thời gian tồn tại dòng điện qua người nhỏ. Để đảm bảo an toàn bảo vệ phải tác động với thời gian ngắn khoảng 0,2s.
Điện trở của dây dẫn trung tính phải được xác định sao cho bảo vệ tác động chắc chắn khi sự cố. Nếu điện trở của dây trung tính càng nhỏ thì sự tác động của cầu chì càng đảm bảo. Tiết diện của dây trung tính chỉ cần nhỏ bằng 1/3 lần tiết diện của dây dẫn pha. Việc thực hiện bảo vệ bằng dây trung tính thuận tiện hơn so với bảo vệ bằng tiếp đất.
Các trường hợp nguy hiểm khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính.
Bảo vệ bằng tiếp đất nối dây trung tính chỉ áp dụng đối với lưới điện có trung tính trực tiếp nối đất.
Tránh nguy hiểm khi đứt dây của mạch trung tính.
Dây nối trung tính có thể bị đứt, khi đó các thiết bị không được bảo vệ. Để tránh trường hợp trên, tại một số điểm của lưới dây trung tính bảo vệ phải được tiếp đất phụ bằng các hệ thống tiếp đất phụ với điện trở tiếp đất < 4Ω.
Hệ thống tiếp đất phải được tính toán để đảm bảo hệ thống này làm việc độc lập, điện áp tiếp xúc không vượt quá 40V.
Bảo vệ phải tác động với thời gian < 0,2s.
Khi xảy ra sự cố, điện áp tiếp xúc bằng điện áp giáng trên dây trung tính mà dòng điện ngắn mạch lớn nên điện áp tiếp xúc khá lớn. Để đảm bảo an toàn bảo vệ phải tác động nhanh (< 0,2s) hoặc phải có tiếp đất phụ.
Tránh tai nạn do chạm giữa dây trung tính khi dây trung tính chạm vào dây pha.
Sự tiếp xúc sẽ nguy hiểm khi dây trung tính không nối với lưới trung tính bảo vệ, mà dây trung tính ở phía thiết bị tiếp xúc với dây dẫn pha. Khi đó, vỏ thiết bị chịu một điện áp bằng với điện áp của lưới điện đối với đất. Sự cố này thường xảy ra khi sử dụng thiết bị cầm tay hay thiết bị di động. Để khắc phục nhược điểm này ta phải thực hiện bảo vệ phụ hay còn gọi là tiếp đất lặp lại.
Tránh nguy hiểm do sử dụng dây trung tính vận hành làm đường dây trung tính bảo vê.
52 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình An toàn lao động - Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p
50 80 Hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh
Rất nóng, các bắp thịt co
quắp, khó thở
90 100
Hô hấp bị tê liệt, kéo dài 3s thì tim
tê liệt và ngừng đập
Hô hấp bị tê liệt
Khi phân tích tai nạn do điện không nên nhìn đơn thuần vào trị số dòng điện mà
phải xét đến môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn và sức phản xạ của cơ thể. Từ những
phân tích trên chúng ta có thể giải đáp được nhiều trường hợp điện áp rất bé, dòng điện
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 34
có trị số không lớn hơn trị số dòng điện gây choáng bao nhiêu cũng có thể làm chết
người.
Khi nghiên cứu các hiện tượng sinh lý học về điện giật, nhà nghiên cứu Ma –
nôi – lốp (Liên xô) chứng minh rằng khi có dòng điện chỉ vào khoảng 5 10mA đã
làm chết người. Chính vì vậy hiện tượng này có dòng điện xoay chiều tần số
50 60 Hz trị số dòng điện an toàn lấy bằng 10mA, còn với dòng điện một chiều trị số
này lấy bằng 50mA.
1.2.3. Thời gian dòng điện giật
Khi thời gian dòng điện chạy qua người tăng lên, lớp da bị nóng dần, lớp sừng
trên da có thể bị chỏng thủng là cho điện trở cả người giảm xuống, do đó dòng điện
tăng lên và làm cho người ngày càng nguy hiểm
Khi có dòng điện tác dụng trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ
thuộc vào nhịp đập cảu tim. Mỗi chu kỳ co giản của tim kéo dài độ 1s, trong chu kỳ có
khoảng 0,1s tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giản) ở thời điểm này tim rất nhạy
cảm với dòng điện đi qua nó. Nếu thời gian dòng điện đi qua nó lớn hơn 1s thì thế nào
cũng trùng với thời điểm tim nghỉ nói trên. Thí nghiệm cho ta thấy dù dòng điện đi qua
người lớn (gần 10A) mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng khồn có nguy hiểm
gì.
Căn cứ vào lý luận trên chúng ta có thể giải thích tại sao ở các mạng điện cao
áp: 6KV; 10KV, 35KV; và 110KVTại nạn điện gây ra, ít dẫn tới trường hợp tim
ngừng đập hay ngừng hô hấp, với điện áp cao, dòng điện xuất hiện trước khi người
chạm vào vật mang điện thì hồ quang đã phát sinh, dòng điện đi qua người lớn (có thể
đến vài Am – pe). Dòng điện này tác động mạnh vào người gây cho con người một
phản ứng phòng thủ rất mãnh liệt.
Kết quả là hồ quang bị dập tắt ngay hoặc chuyển sag bộ phận bên cạnh, dòng
điện chỉ tồn tại ttrong khoảng vài tuần của dây, với thời gian ngắn như vậy rất ít làm
cho tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt. Mặt khác ở chỗ bị đốt đã sinh ra một lớp hữu
cơ cách điện của thân người, chính lớp hữu cơ nay ngăn cách dòng điện đi qua người
một cách hiệu quả.
Tuy nhiên nên kết luận rằng điện áp cao không nguy hiểm, vì dòng điện lớn này
đi qua người dù thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng hay làm chết
người.
1.2.4. Đường đi của dòng điện giật
Đường đi của dòng điện đi qua cơ thể cơn người có tầm quan trọng lớn. Điều
chủ yếu là có bao nhiêu phần trăm của dòng điện tổng quan cơ quan hô hấp và tim.
Người ta đo phân lượng dòng điện qua tim để đánh giá mức độ nguy hiểm của các con
đường mà dòng điện đi qua người.
Các nhà khoa học Liên Xô đã thí nghiệm nhiều lần và nhi được những kết quả
như sau:
- Dòng điện đi qua người từ chân qua chân có 0,4% của dòng điện tổng đi qua
tim.
- Dòng điện đi qua người từ tay sang tay sẽ có 3,3% cảu dòng điện tổng đi qua
tim.
- Dòng điện qua người từ tay trái sang chân sẽ có 3,7% của dòng điện tổng qua
tim.
- Dòng điện đi qua người từ tây phải sang chân sẽ có 6,7% cảu dòng điện tổng
qua tim.
Qua kết quả thí nghiệm chúng ta có các kết luận sau:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 35
a) Đường đi của dòng điện có ý nghĩa rất quan trọng vì lượng dòng điện qua tim
hay qua cơ quan hô hấp phụ thuộc vào cách tiếp xúc với mạch điện.
b) Dòng điện phân bố tương đối đồng đều trên các cơ lồng ngực
c) Dòng điện đi từ tay phải qua chân có phân lượng qua tim nhiều nhất vì phần
lớn dòng điện qua tim theo trúc dọc mà trục này nằm trên đường từ tay phải đến chân.
d) Dòng điện đi từ chân qua chân là ít nguy hiểm nhất. Song nếu vì hốt hoảng
người bị ngã rất dễ chuyển thành các trường hợp sau nguy hiểm hơn.
1.2.5. Tần số dòng điện giật
Tổng trở của cơ thể người giảm xuống khi tần số tăng, điều này dễ hiểu vì điện
kháng cẩu da người do điện dung tạo nên:
x =
Cf .2
1
Nhưng trong thực tế kết quả lại không như vậy, nghĩa là khi tần số càng tăng
mức độ nguy hiểm lại càng giảm đi.
Các giải thích sau đây chưa chặt chẽ về mặt khoa học nhưng cũng giúp cho ta
gần đúng các hiện tượng nói trên.Lúc đặt điện áp một chiều vào tế bào phân tử trong tế
bào bị phân cực thành các ion khác dấu và bị hút ra ngoài màng tế bào. Như vậy phân
tử bị phân cực hóa và kéo dài thành ngẫu cực, khi đó các chức năng sinh hóa của tế
bào bị phá hoại đến một mức độ nhất định.
Nếu ta đặt nguồn xoay chiều vào tế bào thì các ion cũng bị hút theo hai chiều
khác nhau ra phía ngoài màng tế bào. Nhưng lúc dòng điện đổi chiều thì chuyển động
của các ion cũng ngược lại. Với một tần số nào đấy của dòng điện mà tốc độ cảu ion
đủ để cứ trong một chu kỳ chạy được hai lần bề rộng của tế bào mức độ kích thích rất
nhiều, chức năng sinh hóa của tế bào bị phá hoại nhiều nhất.
Với dòng điện với tần số cao khi dòng điện đổi chiều, ion không kịp đập vào
màng tế bào. Và tần số càng cao đường đi cảu ion càng ngắn, mức độ kích thích tế bào
càng ít.
Đối với người, qua nghiên cứu thấy rằng với tần sô từ 50 60 Hz là nguy hiểm
hơn cả. Khi chỉ số tần số bé hoặc lớn hơn các chỉ số nói trên, mức độ nguy hiểm sẽ
giảm xuống.
Trong thực tế sản xuất với các loại máy khác tần số: 3000Hz, 10.000Hz, hay
lớn hơn công suất tới 10W không bao giờ xảy ra hiện tượng dật chết người. Nhưng với
các thiết bị công suất lớn (thiết bị sấy đôt đèn điện tử) Điện áp 6KW; 10KW với tần
số 500000Hz vẫn làm chết người.
Khi nghiên cứu tác hại của dòng điện một chiều đối với người thì thấy rằng với
dòng điện một chiều điện trở của người lớn hơn so với dòng xoay chiều, dòng điện
một chiều có cường độ trên 80mA mới ảnh hưởng đến tim và hô hấp.
2. Tiêu chuẩn về an toàn điện.
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn
để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
các đối tượng này.
Các tiêu chuẩn an toàn lao động
- TCVN 4744 – 89 Qui phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí
- TCVN 2287-78 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động - Quy định cơ bản
- TCVN 2288-1978 Các yêu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất - Phân loại
- TCVN 2289-78 Quá trình sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 3146-1986 Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 36
2.1. Điện áp cho phép
Như trên đã xét, điện trở cảu người là một hàm số cảu nhiều biến số mà mỗi
biến số này lại phụ thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy xác định giwois hạn an
toàn cho người không dựa vào “dòng điện an toàn” mà phải phải theo “Điện áp cho
phép”. Dùng điện áp cho phép rất thuận lợi vì mỗi mang điện có một điện áp tương đối
ổn định.
Điện áp cho phép (điện áp an toàn) là điện áo trong điều kiện làm việc (môi
trường làm việc) nếu người có chạm vào thì dòng điện qua người không vượt quá
mức nguuy hiểm đến tính mạng của người.
Theo quy định an toàn, với các xí nghiệp không nguy hiểm, mạng điện dùng để
thắp sãng chung, các dụng cụ cầm tayđược sử dụng điện áp không quá 220V; đối
với xí nghiệp nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử
dụng điện áp không quá 36V. Đèn chiếu sáng cầm tay trong các xí nghiệp nguy hiểm
và đặc biệt nguy hiểm chỉ được sử dụng điện áp không quá 36V. Còn trong những
trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho người, ví dụ: Làm việc trong lò, trong thùng bằng
kim loạiđược sử dụng điện áp không quá 12V.
Tiêu chuẩn của điện áp cho phép ở mỗi nước một khác:
Ở Ba Lan, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc điện áp cho phép là 50V.
Ở Hà Lan, Thụy Điển điện áp cho phép là 24V.
Ở Liên Xô cũ tùy theo môi trường làm việc mà trị số điện áp cho phép có thể là
65V, 36V, 12V.
2.2. Điện áp tiếp xúc
Khi người chạm vào vật mạng điện, nếu có mạch điện khép kín qua người thì
điện áp giáng trên người gọi là điện áp tiếp xúc. Điện áp này lớn hay nhỏ tùy thuộc
vào điện trở khác mắc nối tiếp với thân người.
Utx = Ing . Rng
Trong đó:
Ing: là dòng điện xoay chiều qua người
Rng: Điện trở của người
Có 3 động cơ, vỏ các động cơ này nối vào vật nối đất có điện trở rđ. Khi thiết bị 1 bị
chọc thủng cách điện của một pha, trong trường hợp này vật nối đất và vỏ của tất cả
các thiết bị đều có điện áp đối với đất là:
Uđ = Iđ .rđ
Ở đây Iđ là dòng điện qua vật nối đất.
Người chạm vào vỏ của bất cứ động cơ nào cũng đều chịu Uđ. Mặt khác thế ở
chân người Uch phụ thuộc vào khoảng cách từ chỗ đứng đến vật nối đất
Kết quả là người bị tác dụng củ hiệu số điện áp Uđ và Uch
Utx = Uđ - Uch
Như vậy điện áp tiếp xúc phụ thuộc vào khoảng cách từ vỏ thiết bị được nối đất
đến vật nối đất. Càng xa vật nối đất điện áp tiếp xúc đặt vào người càng lớn.
Vì thế ở mặt đất càng giảm thì càng xa vật nối đất, cho nên khoảng cách từ 20m
trở lên điện áp tiếp xúc có thể xem như bằng Uđ, Utx = Uđ
Trường hợp chúng có thể biểu diễn điện áp tiếp xúc như sau: Utx = .Uđ (4 – 10)
Ở đây là hệ số tiếp xúc ( < 1)
Trong thực tế điện áp tiếp xúc luôn luôn bé hơn điện áp giáng trên vật nối đất
Điện áp tiếp xúc cho phép không tiêu chuẩn hóa.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 37
2.3. Điện áp bước
Nếu người đi vào vùng đất trong đó có dòng điện chạy qua thì giữa hai chân
người có một điện áp, điện áp đó gọi là điện áp bước: UB = 1 - 2
Ở đây UB: là điện áp bước
1, 2: là thế tại chân thứ nhất và chân thứ hai.
Sự phân bố điện thế của các điểm trên mặt đất lúc có một pha chạm đất hoặc
một thiết bị nào đấy bị chọc thủng cách điện.
Điện áp nối đấ ở chỗ trực tiếp chạm đất là:
Uđ = Iđ . rđ
Trong đó:
rđ: là điện trở tản ở chỗ chạm đất
Điện áp của các điểm trên mặt daatss ở cách xa chỗ chạm đất từ 20m trở lên có
thể xêm bằng 0.
Những đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là chỗ chạm đất chính là các vòng
tròn đẳng thế.
Khi người đứng trên mặt đất trong vùng có dòng điện chạy qua, điện áp bước
có thể tính theo biểu thức sau:
UB = Ux-Ux+a =
2
.
2
.
x
dxIđax
x
=
)(2
..
)
11
(
2
.
axx
aIđ
axx
Iđ
Trong đó:
a: là độ dài bước chân (khoảng 0,8m)
x: là khoảng cách từ chỗ đứng đến chỗ chạm đất.
Từ phương trình trên chúng ta thấy rằng càng đứng xa chỗ chạm đất (vật nối
đất) điện áp bước càng bé.
Ở khoảng cách chỗ xa chạm đất từ 20m trở lên có thể xem điện áp bước bằng 0.
Điện áp bước cũng có thể bằng o, mặc dù người đứng gần chỗ chạm đất, nếu
như hai chân đều đứng trong vòng tròn đẳng thế.
Như vậy sự phụ thuộc của điện áp bước đối với khoảng cách đến chỗ chạm đất
hoàn toàn trái hẳn với điện áp tiếp xúc.
Dưới tác dụng của điện áp bước, dòng điện đi qua người là:
Ing =
RchRng
UB
2
Khi điện áp bước khoảng 100 đến 250V các bắp cơ của người có thể bị co rút là
người ngã xuống, lúc đó sơ đồ nối điện thay đổi.
Điện áp bước không tiêu chuẩn hóa, nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
người, quy định là khi xảy ra chạm đất phaiar cấm người đến gần chỗ bị chạm với
khoảng cách sau:
Từ 4 5m đối với thiết bị trong nhà
Từ 8 10m đối với thiết bị ngoài trời
Tiêu chuẩn hóa điện áp đối với đất: Điện áp ứng với dòng điện chạm đất tính
toán đi qua đất trong bất cứ thời gian nào của năm không được vượt quá trị số 250V
đối với thiết bị điện áp trên 1000V và 40V đối với thiết bị điện áp dưới 1000V.
3. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Điện giật là do tiếp xúc với các phần tử dẫn điện có điện áp: có thể sự tiếp xúc
trực tiếp của một phần thân người với phần tử có điện áp hay qua trung gian của một
vật dẫn điện. Không tôn trọng khoảng cách cho phép, khoảng cách quá hẹp nên tiếp
xúc với các vật có điện áp hoặc các vật bị hỏng cách điện
Có 2 loại tiếp xúc:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 38
- Chạm trực tiếp vào bộ phận có điện
- Chạm gián tiếp
3.1. Chạm vào bộ phận có điện
- Tiếp xúc với các phần tử đang có điện áp làm việc.
- Tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn tích
điện tích (do điện dung).
- Tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi nguồn điện làm việc, nhưng phần
tử này vẫn còn chịu một điện áp cảm ứng do ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh
điện do các trang thiết bị khác đặt gần.
Nhận xét: Khi tiếp xúc trực tiếp thì người ta đã biết trước được, trông thấy và
cảm giác trước được có sự nguy hiểm và tìm các biện pháp để đề phòng điện giật.
Biện pháp bảo vệ
- Biên soạn ra những quy định, quy phạm về an toàn và đòi hỏi mọi người làm
về điện phải được học tập kỹ về các quy định này và không được tiếp xúc với các phần
tử mang điện.
- Phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân để tạo sự ngăn cách giữa người
với các phần tử mang điện và chỉ tổ chức thực hiện các công việc sau khi sự nguy
hiểm do điện giật không còn nữa.
- Để đề phòng các tai nạn do tiếp xúc trực tiếp thì các hệ thống bảo vệ phải tác
động ngay lập tức khi xảy ra sự cố. Chúng sẽ giới hạn điện áp tiếp xúc đến một giá trị
thấp nhất, được tính toán theo quy phạm và sẽ loại trừ thiết bị bị sự cố ra khỏi lưới
điện trong một khoảng thời gian cần thiết.
Thực hành:
- Đi găng tay cao su, đi giầy cao su, đứng trên đệm cách điện, cầm kìm cách
điện và chạm kìm vào vật có điện áp 380 V (400V);
- Tạo ngắn mạch với mức độ phù hợp, để quan sát sự hoạt động bảo vệ của
Aptomat;
3.2. Vỏ thiết bị chạm điện
- Tiếp xúc với các phần tử như rào chắn, vỏ hay các thanh thép giữ các thiết bị
hoặc tiếp xúc trực tiếp với trang thiết bị điện mà chúng đã có điện áp do chạm vỏ (cách
điện đã bị hỏng)
- Tiếp xúc với các phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng điện tử hay tĩnh
điện (trường hợp ống dẫn nước hay ống dẫn khí dài đặt gần một số tuyến đường sắt
chạy bằng điện xoay chiều một pha hay một số đường dây truyền tải năng lượng điện
ba pha ở chế độ mất cân bằng).
- Tiếp xúc đồng thời ở hai điểm trên mặt đất hay trên sàn có các điện thế khác
nhau (do đó có dòng điện chạy qua người từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thể
thấp).
Nhận xét: Khi tiếp xúc gián tiếp, người ta cũng không cảm giác trước được sự
nguy hiểm hoặc cũng chưa lường hết được tai nạn có thể xảy ra khi vỏ thiết bị điện bị
chạm điên
Biện pháp bảo vệ: Để tránh tai nạn do tiếp xúc gián tiếp cần phải quan tâm đặc
biệt hơn vì khả năng người công nhân tiếp xúc với vỏ các thiết bị, các lưới rào hay các
phần giá đỡ của thiết bị điện sẽ nhiều hơn rất nhiều so với số lần tiếp xúc với các phần
tử để trần có dòng làm việc đi qua.
Thực hành:
- Đi găng tay cao su, đi giầy cao su, đứng trên đệm cách điện, cầm kìm cách
điện và chạm kìm vào vỏ động cơ (có điện áp 380 V (400V) bị chạm mát;
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 39
- Tạo chạm mát với vỏ động cơ điên với mức độ phù hợp, để dùng bút thử điện,
hoặc đồng hồ vạn năng đo điện áp rò.
Chú ý: Công nhân và kỹ thuật viên có quyền từ chối tất cả các yêu cầu nếu
không thấy đảm bảo an toàn khi lao động.
3.2. Phóng hồ quang điện
Đốt cháy điện có thể phát sinh khi xảy ra ngắn mạch nguy hiểm, kèm theo nó là
nhiệt lượng sinh ra rất lớn và là kết quả của phát sinh hồ quang điện.
- Tai nạn đốt cháy điện là do chạm đất kéo theo phát sinh hồ quang điện mạnh.
- Sự đốt cháy điện là do dòng điện rất lớn chạy qua cơ thể người.
- Trong đại đa số các trường hợp đốt cháy điện xảy ra ở các phần tử thường
xuyên có điện áp và có thể xem như tai nạn do tiếp xúc trực tiếp.
Hỏa hoạn: do dòng điện, có thể xảy ra ở các buồng điện, vật liệu xây dựng dễ
cháy để gần với dây dẫn có dòng điện chảy qua. Khi dòng điện đi qua dây dẫn vượt
giới hạn cho phép làm cho dây dẫn bị đốt nóng hoặc do hồ quang điện sinh ra.
Sự nổ: do dòng điện, có thể xảy ra ở các buồng điện hoặc gần nơi có hợp chất
nổ. Hợp chất nổ này để gần các đường dây điện có dòng điện quá lớn, khi nhiệt độ của
dây dẫn vượt quá giới hạn cho phép sẽ sinh ra nổ.
Nhận xét: So với điện giật và đốt cháy điện thì số tai nạn do hỏa hoạn và nổ ở
trang thiết bị điện có ít hơn. Đại đa số các trường hợp tai nạn xảy ra là do điện giật.
Thực hành: Ngắt aptomat hoặc cầu dao của một động cơ để quan sát hiện tượng
hồ quang. Chú ý, nếu ngắt cầu dao, cần thao tác đúng qui trình: đứng tránh về phía tráí
cầu dao; quay mặt ra ngoài, sang bên trái; dùng tay phải ngắt cầu dao.
3.3. Do điện áp bước
Khi người đứng trên mặt đất thường hai chân ở hai vị trí khác nhau, nên
người sẽ phải chịu sự chênh lệch giữa hai điện thế khác nhau. Sự chênh lệch điện
thế như vậy gọi là điện áp bước:
Điện áp bước bằng không khi đứng ở khoảng cách xa hơn 20 m hoặc hai chân
đứn trên vòng tròn đẳng thế, hay đứng chụm chân lại. Khi di chuyển ra khỏi vùng
nguy hiểm cần bước với bước chân ngắn.
Chú ý:
+ Điện áp bước có thể bằng 0 mặc dầu người đứng gần chỗ chạm đất, đó là
trường hợp khi hai chân người đều đặt trên cùng một vòng tròn đẳng thế.
+ Điện áp bước có thể đạt đến trị số lớn, vì vậy mặc dù không tiêu chuẩn hóa
điện áp bước; nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, quy định là khi có xảy
ra chạm đất, phải cấm người đến gần chỗ bị chạm khoảng cách sau:
Từ 4 đến 5m đối với thiết bị trong nhà.
Từ 8 đến 10m đối với thiết bị ngoài trời.
Người ta không tiêu chuẩn hóa điện áp bước, nhưng không nên cho rằng điện
áp bước không nguy hiểm đến tính mạng con người. Dòng điện qua hai chân người
thường ít nguy hiểm nhưng với trị số lớn (trên 100V) thì các bắp cơ của người có thể
bị co rút làm người ngã xuống và lúc đó, sơ đồ nối điện sẽ thay đổi và nguy hiểm hơn.
4. Cấp cứu người bị điện giật.
Nguyên nhân chính làm chết người bị điện giật là do hiện tượng kích thích chứ
không phải do bị chấn thương.
Mỗi một người làm nghề điện đều phải biết cách cấp cứu người bị điện giật.
Khi có người bị điện giật phải nhanh chóng tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Kỹ
thuật cắt nguồn điện lúc có người bị điện giật đã được nêu trong quy trình an toàn,
dưới đây chỉ nêu những nguyên tắc cơ bản về cứu người bị điện giật.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 40
Người bị điện giật sau khi được tách khỏi nguồn điện nếu chỉ bị ngất thôi thì chỉ
cần mở cửa sổ cho thoáng, nới lỏng quần áo và cho ngửi Amoniac.
Nếu nạn nhân ngừng thở và tim ngừng đập thì phải tìm mọi cách cho hô hấp để
tim đập trở lại, ví dụ như thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng ngực kiên nhẫn, liên tục trong
thời gian 3 đến 4 giờ.
Nhiều cuộc thí nghiệm và thực tế chứng minh rằng. Từ lúc bị điện giật đến một
phút sau mà được cứu chữa ngay thì 90% trường hợp cứu sống được, để 6 phút sau
mới cứu chỉ có hể sống 10% nếu để từ 10 phút trở đi mới cấp cứu thì rất ít trường hợp
cứu sống được.
Hiện nay trong các công tác sơ cứu thường dùng 3 phương pháp hô hấp nhân
tạo sau đây:
- Phương pháp nằm sấp.
- Phương pháp nằm ngửa.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Trước khi làm hô hấp phải chuẩn bị các việc sau đây:
- Nhanh chóng cởi áo, nới lỏng thắt lưng để khỏi cản trở hô hấp.
- Dùng vật cứng cậy miệng nạn nhân lấy các vật trong miệng ra, kéo lưỡi
(thường bị thụt vào bên trong).
4.1. Phương pháp nằm sấp.
Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu; Đặt đầu nghiêng và tay còn lại
để duỗi thẳng.
Người cứu chữa quỳ trên lưng và hai tay cứ bóp theo hơi thở của mình, ấn vào
hoành cách mô theo hướng tim. Khi tim đập được thì hô hấp cũng dần dần hồi phục.
Ưu điểm của phương pháp này là khi đặt nạn nhân nằm trên các chất dịch vị và
nước miếng không theo đường khí quản vào cản trở hô hấp.
Khuyết điểm của phương pháp này là lượng không khí vào phổi ít.
4.2. Phương pháp nằm ngửa
Nếu người cấp cứu có thêm người giúp việc thì đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới
lưng kê thêm quần áo để cho đầu và người ra sau và lồng ngực được rộng rãi thoải
mái.Người cấp cứu chính quỳ ở đầu cầm hai tay nạn nhân kéo lên thả xuống theo nhịp
thở của mình, người giúp việc thì kéo lưỡi.
Phương pháp này có nhược điểm là nạn nhân nằm ngữa nên bị dịch vị chạy vào
cuống họng là cản trở hô hấp.
Khi làm hô hấp phải chú ý theo dõi chuyển biến của nạn nhân, nếu thấy có hiện
tượng tốt (mí mắt rung rung, môi rung) thì lập tức nghỉ hô hấp nhân tạo vài giây để
cho nạn nhân tự hô hấp. Lúc nạn nhân đã tự thở được phải bọc cho nạn nhân thật ấm
và không cho cử động vì tim lúc ấy vẫn còn yếu có thể nạn nhân bị ngất trở lại.
4.3. Phương pháp thổi ngạt
Hai phương pháp đã trình bày ở trên hiệu quả kém vì chỉ đem lượng không khí
vào phổi rất ít. Ngoài ra, nếu nạn nhân có thêm tổn thương khác như gẫy xương sườn,
gẫy cột sốngthì rất khó khăn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị thương ở hàm, mặt
các phương pháp trên vẫn có tác dụng.
Hiện nay phương pháp hô hấp nhân tạo được thay bằng phương pháp thổi ngạt.
Theo phương pháp này lượng không khí vào phổi nhiều hơn 6 15 lần so với hai
phương pháp trên.
Cách thực hiện
a) Trước một nạn nhân ngừng thở hay thoi thóp việc đầu tiên là phải thổi ngạt
ngay. Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh sát ngang vai, nhìn vào
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 41
mắt nạn nhân. Một tay nâng gáy một tay nâng cằm ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía
trước để cho cuống lưỡi không vít kín đường hô hấp.
Nếu nạn nhân chưa thở được, người cấp cứu vẫn để nạn nhân ở tư thế trên, một
tay mở miệng, một tay luồn ngón tay quấn vải sạch kiểm tra trong họng. Đặt một
miếng vải mỏng che kín miệng nạn nhân, người cấp cứu hít thật mạnh, một tay vẫn mở
miệng nạn nhân, người cấp cứu một tay bóp hai bên bịt kín mũi nạn nhân, áp miệng
vào miệng nạn nhân rồi thổi mạnh (với trẻ em thổi nhẹ hơn). Ngực nạn nhân phồng
lên, người cấp cứu ngẩng đầu lên hít hơi thứ hai, khi đó nạn nhân sẽ tự thở ra do sức
đàn hồi của lồng ngực. Tiếp tục làm như thế với nhịp độ 10 lần/1 phút, liên tục cho
đến khi nạn nhân có dấu hiệu đã chết hẳn, biểu hiện bằng đồng tử trong mắt giãn to
(thường là 1 đến 2 giờ).
b) Thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngoài lồng ngực
Nếu nạn nhân mê man không nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, không nghe tim
đập phải lập tức ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với thổi ngạt.
Một người tiến hành thổi ngạt như trên, người thứ hai làm việc ấn tim:
Hai bàn tay chồng lên nhau, đè 1/3 dưới xương ức, ấn mạnh bằng cả hai cơ thể,
tì xuống vùng xương ức (không tì sang phía xương sườn để phòng nạn nhân có thể bị
gẫy xương. . Sau khi mỗi lần ấn xuống lại nới nhẹ hai tay để lồng ngực trở lại như cũ.
Nhịp độ phối hợp giữa hai người như sau: Cứ 5 6 lần ấn tim lại thổi ngạt một lần,
tức là 50 60 lần ấn trong một phút.
Thổi ngạt kết hợp với ấn tim phương pháp hiệu quả nhất nhưng cần chú ý là khi
nạn nhân bị tổn thương cột sống không nên làm động tác ấn tim.
5. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng điện.
5.1. Các qui tắc chung để đảm bảo an toàn điện.
Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện tốt các qui định sau đây:
- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp
xúc bất ngờ
- Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính
các phần tử bình thường không mang điện nhưng có nguy cơ bị dò điện theo đúng qui
chuẩn
- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo vệ khi làm việc
- Nghiêm chỉnh thực hiện, chấp hành các qui định, qui trình, qui phạm về an
toàn điện
- Tổ chức, kiểm tra, vận hành theo đúng qui tắc an toàn
- Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị điện và hệ thống
điện
5.2. Các biện pháp về tổ chức.
- Các cán bộ phụ trách về điện, bao gồm cả kỹ sư và công nhân trong các nhà
máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất đều phải có kiến thức về kỹ thuật điện, an toàn điện và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật an toàn điện ở cơ sở của mình
- Các công nhân vận hành phải được học về qui trình vận hành thiết bị, máy
móc nhằm đảm bảo an toàn chung cho người và thiết bị, đặc biệt là biện pháp kỹ thuật
an toàn khi đóng cắt cầu dao điện các máy công tác, phải biết và thực hiện đúng các
biện pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật
- Khi phân công công việc phải có “Phiếu giao việc”
- Khi làm việc phải có 2 người
- Khi cắt điện để sửa chữa phải treo biển ‘‘ Cấm đóng điện có người đang làm
việc’’ lên thiết bị đóng cắt
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 42
- Phải thực hiện kiểm tra không điện bằng đèn, bằng bút thử điện để khẳng định
không còn điện trên các phần tử của thiết bị điện sắp được sửa chữa
5.3. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện.
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điệ cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật sau đây:
- Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây
tai nạn
+ Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các thiết bị mang điện
+ Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly
+ Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động
- Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng
nguy hiểm
+Thực hiện nối dây trung tính bảo vệ
+ Thực hiện nối đất bảo vệ
+ Sử dụng máy cắt điện an toàn, thiết bị chống dò điện, thiết bị tự động ngắt
điện
+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ
6. Lắp đặt hệ thống bảo vệ an toàn.
6.1. Nối đất bảo vệ
* Trong mạng điện thường có ba loại nối đất:
- Nối đất bảo vệ: để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.
- Nối đất làm việc (vận hành): như nối đất trung tính các máy biến áp, phụ
thuộc vào trạng thái vận hành của hệ thống.
- Nối đất chống sét: có nhiệm vụ truyền dòng điện sét từ các bộ phận thu sét
xuống đất.
Bất cứ loại nối đất nào cũng gồm các điện cực nối đất, dây nối đất, nối với nhau
tạo thành một hệ thống nối đất và nối với thiết bị cần nối đất.
* Trong thực tế, nối đất có thể thực hiện theo các hình thức sau đây.
- Nối đất tập trung: Điện cực là các ồng sắt tròn có đường kính từ 4 – 6 cm, dài
2 – 3 m ( hoặc sắt góc tương ứng về kích thước) chôn thẳng đứng hoặc năm ngang
trong đất sâu khoảng 0,5 – 1 m
- Nối đất hình lưới: Để giảm điện áp bước, ta dùng hình thức nối đất hình lưới.
Cách thực hiện nối đất
- Nối đất tự nhiên
Là nối các đường ống kim loại như ống nước (trừ các ống dẫn chất lỏng và
khí dễ cháy) đặt trong đất, các kết cấu bằng kim loại của nhà, các công trình có nối đất,
các vỏ bọc bằng chì và nhôm của cáp đặt trong đất. Khi xây dựng trang bị nối đất,
trước hết cần phải sử dụng các vật nối đất tự nhiên có sẵn, điện trở nối đất này được
xác định bằng cách đo thực tế tại chỗ. Trường hợp không kiểm tra thì có thể sử dụng
các vật nối đất tự nhiên đó để giảm bớt điện trở nối đất, còn khi xác định điện trở nối
đất phải căn cứ vào bộ phận nối đất nhân tạo.
- Nối đất nhân tạo
Thường thực hiện bằng các cọc thép, thanh thép dẹt hình chữ nhật hay thép góc
dài 2-3m đóng sâu xuống đất sao cho đầu trên cách mặt đất khoảng 0,5-0,8 m (Bảng
6.1.).
Do có hiện tượng ăn mòn kim loại, các ống thép và các thanh thép dẹt hay thép
góc có chiều dài > 4mm.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 43
Dây nối đất: Dây nối đất > 1/3 tiết diện dây dẫn pha, thường dùng dây thép có
tiết diện 120mm2, nhôm 35mm2 hoặc đồng 25mm2.
Bảng 6.1 Các loại nối đất và hình thức nối đất
Loại nối
đất
Hình thức nối đất Độ sâu đặt bộ
phận nổi đất (m)
Chống sét
Tia (thanh) đặt nằm ngang nối đất bề mặt 0,50
Cọc đóng thẳng đứng (tính từ mặt đất đến đầu
mút trên cùng của cọc)
0,80
An toàn
làm việc
Điện cực chôn năm ngang. 0,5 - 0,8
Điện cực chôn thẳng đứng 0,8
6.2. Nối dây trung tính
Khi nối vỏ thiết bị điện đến dây trung tính bảo vê, gọi là bảo vệ dây trung tính.
Khi có sự cố do cách điện bị hư hỏng thì sẽ tạo ra dòng ngắn mạch 01 pha, bảo vệ tác
động cắt phần tử bị sự cố ra khỏi lưới điện. Do đó, nếu người tiếp xúc với thiết bị thì
cũng không bị nguy hiểm do thời gian tồn tại dòng điện qua người nhỏ. Để đảm bảo an
toàn bảo vệ phải tác động với thời gian ngắn khoảng 0,2s.
Điện trở của dây dẫn trung tính phải được xác định sao cho bảo vệ tác động
chắc chắn khi sự cố. Nếu điện trở của dây trung tính càng nhỏ thì sự tác động của cầu
chì càng đảm bảo. Tiết diện của dây trung tính chỉ cần nhỏ bằng 1/3 lần tiết diện của
dây dẫn pha. Việc thực hiện bảo vệ bằng dây trung tính thuận tiện hơn so với bảo vệ
bằng tiếp đất.
Các trường hợp nguy hiểm khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính.
Bảo vệ bằng tiếp đất nối dây trung tính chỉ áp dụng đối với lưới điện có trung
tính trực tiếp nối đất.
Tránh nguy hiểm khi đứt dây của mạch trung tính.
Dây nối trung tính có thể bị đứt, khi đó các thiết bị không được bảo vệ. Để
tránh trường hợp trên, tại một số điểm của lưới dây trung tính bảo vệ phải được tiếp
đất phụ bằng các hệ thống tiếp đất phụ với điện trở tiếp đất < 4Ω.
Hệ thống tiếp đất phải được tính toán để đảm bảo hệ thống này làm việc độc
lập, điện áp tiếp xúc không vượt quá 40V.
Bảo vệ phải tác động với thời gian < 0,2s.
Khi xảy ra sự cố, điện áp tiếp xúc bằng điện áp giáng trên dây trung tính mà
dòng điện ngắn mạch lớn nên điện áp tiếp xúc khá lớn. Để đảm bảo an toàn bảo vệ
phải tác động nhanh (< 0,2s) hoặc phải có tiếp đất phụ.
Tránh tai nạn do chạm giữa dây trung tính khi dây trung tính chạm vào dây pha.
Sự tiếp xúc sẽ nguy hiểm khi dây trung tính không nối với lưới trung tính bảo vệ, mà
dây trung tính ở phía thiết bị tiếp xúc với dây dẫn pha. Khi đó, vỏ thiết bị chịu một
điện áp bằng với điện áp của lưới điện đối với đất. Sự cố này thường xảy ra khi sử
dụng thiết bị cầm tay hay thiết bị di động. Để khắc phục nhược điểm này ta phải thực
hiện bảo vệ phụ hay còn gọi là tiếp đất lặp lại.
Tránh nguy hiểm do sử dụng dây trung tính vận hành làm đường dây trung tính
bảo vê.
Đường dây cung cấp điện cho hộ tiêu thụ một pha thường bằng hai dây dẫn:
dây dẫn pha và dây dẫn trung tính. Không được sử dụng dây trung tính vận hành làm
dây trung tính bảo vệ, vì khi dây trung tính bị đứt vỏ thiết bị sẽ có điện áp rất nguy
hiểm. Vì vậy phải có dòng dây trung tính bảo vệ riêng.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 44
Các yêu cầu khi thực hiện bảo vệ:
Tiết diện cho phép
Tiết diện của dây dẫn trung tính cần phải được chọn sao cho dòng điện sự cố ít
nhất phải > 3 lần dòng điện định mức của cầu chì đối với thiết bị sự cố gần nhất: Isc >
3Iđm; để đảm bảo được độ bền cơ khí đối với đường dây trên không, tiết diện của dây
dẫn trung tính bảo vệ phải lớn hơn: 6mm2 đối với dây đồng, 16mm2 đối với dây
nhôm; nếu dùng dây thép, thì tiết diện phải lớn hơn 15-20 lần tiết diện của dây đồng.
Đối với lưới bảo vệ dây trung tính, trung tính phải được tiếp đất lặp lại.
Tiết diện cho phép của dây dẫn chính nối đến hệ thống tiếp đất được dùng trong
bảo vệ dây trung tính.
Điện trở nối đất an toàn:
- Điện trở của hệ thống tiếp đất bảo vệ đối với lưới điện cao áp≤ 0,5Ω. Trường
hợp trạm biến áp và trạm phân phối ≤ 4Ω.
- Các biện pháp bảo vệ phụ: Ngoài việc thực hiện phương pháp nối vỏ thiết bị
điện đến dây trung tính, có thể sử dụng các phương pháp phụ sau:
- Nối đất các vỏ thiết bị điện:
Thực hiện nối đất phụ và liên kết phụ nối giữa vỏ các thiết bị với nhau thành
một nhóm những phần tử dẫn điện tốt. Như vậy, nếu đường dây chính nối đến trung
tính bị hư hỏng, dòng điện sự cố sẽ có đường khác về trung tính.
Những dụng cụ điện cầm tay, dùng các thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng cách
điệnnhư biện pháp an toàn phụ.
Việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ an toàn phụ, trước tiên phải sử dụng các
phần tử nối đất tự nhiên.
Để tránh trường hợp nguy hiểm khi đứt dây trung tính, có thể nối đất lặp lại
trung tính của đường dây trên không, nối đất lặp lại của dây trung tính được thực hiện
ở những địa điểm sau:
Dọc theo chiều đài đường dây cứ 250m nối đất lặp lại một lần.
Điểm cuối của đường dây.
Điểm đường dây có phân nhánh khi nhánh rẽ >250m.
Lưới điện hạ áp dùng cáp thì không cần có nối đất lặp lại vì cáp thường có dây
trung tính riêng hoặc dùng vỏ kim loại của cáp làm dây trung tính
Trị số điện trở tản của nối đất lặp lại Rl < 10Ω. Khi công suất nguồn < 100kVA
và có số điểm nối đất lặp lại >3, điện trở nối đất lặp lại <30Ω.
Ngoài ra, trong lưới điện 3 pha, khi đứt dây trung tính nếu tải các pha không đối
xứng thì pha có tải thấp sẽ có điện áp lớn hơn điện áp định mức, có thể bằng điện áp
dây. Vì vậy có thể làm hỏng cách điện của thiết bị.
Ở bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải tôn trọng điều kiện: điện trở của hệ
thống tiếp đất Rd không được vượt quá giá trị 4Ω; riêng đối với lưới điện hầm mỏ là
2Ω.
Dùng thiết bị, phương tiện bảo vệ an toàn lao động
Như chương I đã nêu, các thiết bị, phương tiện bảo vệ an toàn điện; nay chúng
ta xem xét cấu tạo và cách sử dụng các phương tiện bảo vệ an toàn đó:
- Sào cách điện:
Sào cách điện dùng trực tiếp đóng mở cầu dao cách ly, đặt nối đát di động, thí
nghiệm cao áp; gòm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc và phần cầm tay. Độ dài
của sào phụ thuộc vào điện áp bảo vệ; điện áp càng cao thì sào càng dài như trên Bảng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 45
6.2. Khi sử dụng sào cách điện cần đứng trên bệ cách điện, tay đeo găng cao su, chân
đi giày cao su.
Bảng.6.2. Tham số của sào cách điện
Điện áp định mức của sào (KV) Độ dài của phần cách
điện (m)
Độ dài cầm tay (m)
Dưới 1KV Không có tiêu chuẩn Tùy theo thiết bị
Trên 1 KV dưới 10 KV 1,0 0,5
Trên 10 KV dưới 35 KV 1,5 0,7
Trên 35 KV dưới 110 KV 1,8 0,9
Trên 110 KV dưới 220 KV 3,0 1,0
Kìm cách điện
Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su.
Kìm là phương tiện dùng với điện áp dưới 35 KV; gồm 3 phần: phần làm việc, phần
cách điện và phần cầm tay.
Bảng 6.3. Tham số của kìm cách điện
Điện áp định mức của
kìm (KV)
Độ dài của phần
cách điện (m)
Độ dài cầm tay
(m)
10 KV 0,45 0,15
35 KV 0,75 0,2
- Găng tay điện môi, giày ống, đệm lót
Dùng cùng với thiết bị điện, được sản xuất phù hợp với qui trình và tiêu chuẩn
bảo vệ an toàn điện.
- Bệ cách điện
Bệ cách điện có kích thước khoảng 750 x 750 mm và không quá 1500 x 1500
mm, làm bằng gỗ tấm ghép. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá 25 mm; chiều
khoảng cách tới sàn nhỏ hơn 100 mm.
- Thiết bị thử điện di động
Thiết bị thử điện di động dùng kiểm tra có điện áp hay không và để định pha.
Dụng cụ có bóng đèn nêon; đèn sáng có dòng điện dung đi qua (có điện áp). Kích
thước thiết bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiểu như sau (Bảng 6.4):
Bảng 6.4. Tham số của thiết bị thử điện
Điện áp định mức
của thiết bị (KV)
Độ dài giá đỡ
(mm)
Độ dài cầm tay
(mm)
Độ dài chung
(mm)
Dưới 10 KV 320 110 680
10 - 35 KV 510 120 1060
Khi dùng thiết bị thử điện, chỉ tiếp cận tới thiết bị được thử tới một khoảng cách
cần thiết để có thể thấy đèn neon sáng. Chạm vào thiết bị được thử chỉ khi cần và khi
không có điện áp.
Khi dùng ở điện áp thấp dưới 0,4 KV, ta hay dùng bút thử điện; khi thử ta chạm
đầu bút thử điện vào phần cần kiểm tra điện áp.
Thiết bị bảo vệ nối đất tạm thời di động
Bảo vệ nối đất tạm thời di động là phương tiện bảo vệ khi làm việc ở những
ngắt mạch điện nhưng dễ có khả năng đưa điện áp nhầm vào nơi đó, hoặc dễ bị xuất
hiện điên áp bất ngờ trên chúng.
Cấu tạo là những dây dẫn ngắn mạch pha, cần nối với các chốt để nối vào phần
mang điện. Chốt phải chịu được lực điện động khi có dòng ngắn mạch. Các đây dẫn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 46
làm bằng đồng tiết diện không bé hơn 25 mm2. Chốt phải có chỗ để tháo dây ngắn
mạch bằng đòn.
Nối đất chỉ được thực hiện khi đã kiểm tra không có điện áp. Cách đầu:
Đầu tiên nối đầu cuối của thiết bị bảo vệ này vào đất;
Sau khi kiểm tra điện áp; khi không có điện áp thì đấu đầu cuối kia của thiết bị
bảo vệ vào mạch cần bảo vệ.
Khi tháo thiết bị bảo vệ thì thực hiện các bước trên theo thứ tự ngược lại.
Các vật chắn tạm thời và nắp đậy bằng cao su
Các vật chắn tạm thời bảo vệ người lao động không bị chạm vào điện áp.
Những vật này làm bình phong ngăn cách, chiều cao chừng 1800 mm. Vật lót cách
điện phải làm bằng vật mềm, không cháy (cao su, tectolit, bakelit v.v.v). Dùng ở nơi
điện áp thấp hơn 10 KV. Bao đậy bằng cao su để cách điện dao cách ly phải được chế
tạo sao cho dễ đậy và tháo đễ dàng bằng kìm.
7. Một số biển báo nguy hiểm
Nếu bạn trong quá trình lắp đặt sữa chữa điện mà thấy những biển có nền hoặc
viền màu đỏ tươi, thì đó là các biển báo cấm. Chúng thể hiện những điều cấm, chẳng
hạn như: cấm trèo, cấm vào, cấm đóng điện... Người thợ điện và những người dân phải
tuân thủ và buộc phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là vi phạm pháp
luật.
Có lẽ đây là nhóm biển quan trọng nhất, vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng
và sự an toàn của những người xung quanh.
7.1. Biển báo nguy hiểm về điện áp
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến khu vực có
điện, cấm thao tác những thiết bị gây tai nạn và để nhắc nhở.
Các loại bảng báo hiệu sau, được viết bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (ví dụ:
tiếng Anh) nếu cần:
Bảng báo trước: “Điện cao thế - nguy hiểm”; “Đứng lại – điện cao thế” ;
“Không trèo – nguy hiểm chết người” ; “ Không sờ vào – nguy hiểm chết người”.
Bảng cấm: “ Không đóng điện – có người đang làm việc ”; “ Không đóng
điện – đang làm việc trên đường dây”.
Bảng cho phép: “Làm việc tại chỗ này”;
Bảng nhắc nhở: “ Nối đất ”.
Một số biển báo được sử dụng tại Việt Nam
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 47
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Giá trị điện trở con người lúc bình thường là bao nhiêu?
A. 800 – 10.000 Ω; B. 10.000 – 100.000 Ω;
C. 600 - 800 Ω; D. 60 - 1000 Ω.
Câu 2: Khoảng cách an toàn cho phép khi làm việc không có rào chắn đối với cấp điện
áp 22kV là:
A. 0,7m; B. 0,6m; C. 1m; D. 0,35m.
Câu 3: Các biện pháp cần áp dụng ngay sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch
điện:
A. Cho ngửi amoniac, nước tiểu mới, ma sát toàn thân;
B. Để nạn nhân nằm im, chờ xe đưa đi bệnh viện ngay;
C. Đưa ra chỗ thoáng mát (khi trời nóng) hoặc chỗ ấm (khi trời lạnh);
D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 4: Điện áp bước xuất hiện khi nào?
A. Dây dẫn điện bị đứt và rơi xuống đất; B. Vỏ động cơ bị chạm pha;
C. Tường bị nhiễm điện; D. Dây dẫn bị hư cách điện.
Câu 5: Làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn với chiều cao tối thiểu là bao
nhiêu?
A. 2m; B. 3m; C. 4m; D. 5m.
Câu 6: Câu nào sau đây là sai đối với biện pháp bảo vệ người chống tiếp xúc trực tiếp:
A. Đặt khỏi tầm với;
B. Bao bọc, rào chắn;
C.Tiếp đất vỏ thiết bị trong mọi trường hợp;
D. Cách điện các bộ phận mang điện.
Câu 7: Cầu chì được sử dụng chủ yếu để:
A. Bảo vệ ngắn mạch; B. Bảo vệ chống rò;
C. Tất cả các câu trên; D. Bảo vệ quá tải.
Câu 8: Giá trị điện trở tính toán của người là:
A. Tùy thuộc cơ địa từng người; B. 1000 Ω;
C. 100 Ω; D. 1500 Ω.
Câu 9: Nối đất vỏ thiết bị là nối đất an toàn vì:
A. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm vỏ;
B. Làm tăng điện trở cách điện của thiết bị;
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 48
C. Làm giảm nhỏ nhât dòng điện qua người khi người chạm vảo thiêt bị chạm vỏ;
D. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm đất.
Câu 10: Khoảng cách nhỏ nhất theo quy định cấm người đến gần thiết bị điện
trong nhà khi xảy ra chạm đất:
A. 8m - 10m; B. 2m - 4m; C. 4m - 5m; D. 6m - 8m.
Câu 11: Khi người chạm vào thiết bị rò điện, người chịu:
A. Điện áp làm việc; B. Điện áp bước;
C. Điện áp mạng điện; D. Điện áp tiếp xúc.
Câu 12: Khi có hiện tượng chạm đất, người gặp nguy hiểm khi:
A. Khoảng cách so điểm chạm đất ngoài 20m;
B. Đứng rất gần điểm chạm đất;
C. Đứng trên vòng tròn đẳng thế;
D. Đứng cách điểm chạm đất và khoảng cách giữa hai chân rất nhỏ.
Câu 13: Điện cao áp được quy ước:
A. Đến 1000V; B. Trên 1000V;
C. Từ 500V trở lên; D. Từ 1000V trở lên.
Câu 14: Trong tính toán thường lấy trị số dòng điện an toàn đối với dòng điện xoay
chiều là:
A. 30mA; B. 10mA; C. 20mA; D. Tất cả đều
sai.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thời gian dòng điện qua người càng lâu thì điện trở người càng giảm;
B. Điện trở người càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng tăng;
C. Tần số dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm;
D. Dòng điện qua người theo đường từ chân sang chân là nguy hiểm nhất.
Câu 16: Cấm làm việc trên cao khi có gió tới:
A. cấp 6; B. cấp 7. C. cấp 4; D. cấp 5;
Câu 17: Khi sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt, cần hà hơi:
A. 5 lần trong 3s. B. 10 lần trong 5s;
C. 3 lần trong 5s; D. 5 lần trong 10s;
Câu 18: Để thoát ra khỏi vùng điện áp bước phải dùng phương pháp nào:
A. Chạy nhanh. B. Đi nhẹ nhàng ;
C. Nhảy lò cò; D. Đi nhanh;
Câu 19: Khi kiểm tra thiết bị còn điện áp hay không, việc làm nào sau đây đúng:
A. Chỉ cần căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ...
B. Cho phép dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây;
C. Không cần kiểm tra bút thử điện trước ở nơi có điện;
D. Nếu tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ... báo có điện thì coi như thiết bị vẫn có điện.
Câu 20: Khoảng cách an toàn cho phép khi làm việc không có rào chắn đối với cấp
điện áp 35kV là:
A. 1m; B. 0,6m; C. 1,5m. D. 0,7m;
Câu 21: Điện trở của cơ thể người ảnh hưởng như thế nào đôì với mức độ nguy hiểm
của dòng điện qua người?
A. Điện trở người nhỏ, mức độ nguy hiểm tăng;
B. Điện trở người lớn, mức độ nguy hiểm tăng;
C. Không xác định được.
D. Điện trở người nhỏ, mức độ nguy hiểm giảm;
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 49
Câu 22: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dòng điện chạy qua tim là nhiều
nhất?
A. Tay- tay; B. Tay trái- chân;
C. Tay phải - chân; D. Chân - chân.
Câu 23: Giá trị yêu cầu của điện trở nối đất an toàn là:
A. 6 Ω; B. 5Ω; C. > 4 Ω; D. <= 4 Ω.
Câu 24: Chất độc xâm nhập vào cơ thể theo đường nào là nguy hiểm nhất?
A. Tiêu hóa; B. Hô hấp; C. Qua da; D. Yếu tố khác.
Câu 25: Khi thấy người bị điện giật, việc đầu tiên là:
A. Gọi nhân viên điện lực và y tế;
B. Cắt điện hay cô lập người ra khỏi nguồn điện một cách an toàn nhất.
C. Thực hiện hô hấp nhân tạo.
D. Tìm người trợ giúp hay gọi điện cho người có trách nhiệm về an toàn;
Câu 26: Trong tính toán thường lấy trị số dòng điện an toàn đối với dòng điện một
chiều là:
A. 20mA; B. 30mA; C. 40mA; D. 50mA.
Câu 27: Nghiêm cấm làm việc trên cao đối với những trường hợp nào sau đây:
A. Những người uống rượu, bia;
B. Những người bị ốm, đau;
C. Những người không đạt tiêu chuẩn sức khỏe làm việc trên cao;
D. Cả a, b và c.
Câu 28:Trị số dòng điện xoay chiều từ 0.6 - 1.5 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
A. Không có cảm giác.
B. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
C. Ngón tay tê rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 29:Trị số dòng điện xoay chiều từ 2 - 3 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối
với cơ thể người là:
A. Không có cảm giác.
B. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
C. Ngón tay tê rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 30:Trị số dòng điện xoay chiều từ 3 - 7 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối
với cơ thể người là:
A. Không có cảm giác.
B. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
C. Ngón tay tê rất mạnh.
D. Bắp thịt co lại và rung.
Câu 31:Trị số dòng điện xoay chiều từ 8 - 10 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối
với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Bắp thịt co lại và rung.
D. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng
bàn tay cảm thấy thấy đau.
Câu 32:Trị số dòng điện xoay chiều từ 20 - 25 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 50
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Tay không rời được vât mang điện, đau tăng lên, khó thở.
D. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng
bàn tay cảm thấy thấy đau.
Câu 33:Trị số dòng điện xoay chiều từ 50 - 80 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
A. Ngón tay tê rất mạnh.
B. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim đập mạnh.
C. Tay không rời được vât mang điện, đau tăng lên, khó thở.
D. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng
bàn tay cảm thấy thấy đau.
Câu 34:Trị số dòng điện xoay chiều từ 90 - 100mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
A. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim đập mạnh.
B. Tay không rời được vât mang điện, đau tăng lên, khó thở.
C. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng
bàn tay cảm thấy thấy đau.
D. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc dài hơn tim bị tê liệt đến ngừng
đập.
Câu 35:Trị số dòng điện một chiều từ 3 - 7 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối
với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Bắp thịt co lại và rung.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 36:Trị số dòng điện một chiều từ 8 - 10 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối
với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Nóng tăng lên rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 37:Trị số dòng điện một chiều từ 20 - 25 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
A. Nóng tăng lên, thịt co quắp lại.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Nóng tăng lên rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 38:Trị số dòng điện một chiều từ 50 - 80 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
A. Nóng tăng lên, thịt co quắp lại.
B. Cảm giác nóng mạnh. Các bắp thịt co quắp, khó thở.
C. Nóng tăng lên rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 39:Trị số dòng điện một chiều từ 90 - 100 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra
đối với cơ thể người là:
A. Nóng tăng lên, thịt co quắp lại.
B. Cảm giác nóng mạnh. Các bắp thịt co quắp, khó thở.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 51
C. Cơ quan hô hấp bị tê liệt.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 40. Đối với các phòng, các nơi không nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng,
dùng cho các dụng cụ cầm tay,... được sử dụng điện áp không quá:
A. 110V. B. 220V. C. 380V. D. 0,4KV.
Câu 41: Đối với các nơi nguy hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ
cho phép sử dụng điện áp không quá:
A. 12V. B. 24V. C. 36V. D. 48V.
Câu42: Dòng điện xoay chiều tần số bao nhiêu là nguy hiểm nhất?
A. 30- 40Hz. B. 40-50Hz. C. 50-60Hz. D. 60-70Hz.
Câu 43: Tần số dòng điện bao nhiêu là không giật?
A. 300.000Hz. B. 400.000Hz. C. 500.000Hz. D.>500.000Hz.
Câu 44. Nguyên nhân chính dẫn đến bị điện giật là do:
A. Tiếp xúc với phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng điện từ hay tĩnh
điện.
B. Tiếp xúc trực tiếp vào nguồn lưới điện.
C. Tiếp xúc với các phần tử, trang thiết bị điện bị chạm vỏ (cách điện bị hỏng).
D. Không giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với phần tử dẫn điện có điện áp.
Câu 45. Yếu tố ảnh hưởng nguy hiểm nhất đến tính mạng con người khi bị điện giật:
A. Tần số dòng điện.
B. Giá trị điện áp tiếp xúc.
C. Điện trở cơ thể người.
D. Cường độ dòng điện qua người.
Câu 46: Khoảng cách nhỏ nhất theo quy định cấm người đến gần thiết bị điện
ngoài trời khi xảy ra chạm đất:
A. 8m - 10m; B. 2m - 4m; C. 4m - 5m; D. 6m - 8m.
Câu 47: Giá trị dòng điện lớn nhất không nguy hiểm đến người là:
A. AC: 15mA và DC: 45mA. B. AC: 15mA và DC: 45mA.
C. AC: l0mA và DC: 50mA. D. AC. 20mA và DC: 50Ma.
Câu 48: Để xuất hiện và phát triển quá trình cháy cần có:
A. Chất cháy; B. Chất Oxy hóa; C. Mồi bắt cháy; D. Cả
a,b và c.
Câu 49: Thao tác đóng điện như thế nào là đúng quy trình kỹ thuật?
A. Từ trên xuống dưới; B. Từ dưới lên trên;
C. Từ trái qua phải; D. Từ Phải qua trái.
Câu 50: Dây nối đất PE theo quy định có màu:
A. Vàng. B. Xanh lá. C. Vàng- Xanh lá. D. Vàng-Xanh.
Câu 51: Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện hạ áp, người cứu phải thực hiện:
A. Có thể dùng kìm cách điện; búa, rìu cán gỗ... để chặt đứt dây điện.
B. Có thể dùng gậy khô (tre, gỗ...) để gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 52: Khi kiểm tra thiết bị còn điện áp hay không, cần:
A. Chỉ thử cả 3 pha đầu ra.
B. Phải thử cả 3 pha đầu vào, đầu ra và dùng bút thử điện có cấp điện áp phù hợp.
C. Chỉ cần căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ.
D. Thực hiện theo a và c.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN
GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 52
Câu 53. Hiện tượng đốt cháy điện là do :
A. Điện áp rất lớn chạm vào cơ thể con người.
B. Nhiệt lượng rất cao gây ra đốt cháy cơ thể người.
C. Cơ thể người phát sinh hồ quang điện.
D. Dòng điện rất lớn chạy qua cơ thể con người.
Câu 54. Đa số các trường hợp gây tai nạn điện là do :
A. Hỏa hoạn.
B. Đốt cháy điện.
C. Điện giật.
D. Cháy nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Phú, Trần Thành Tâm –Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử
dụng điện – NXB Khoa học và kỹ thuật – 1998;
[2] Nguyễn Đình Thắng – Giáo trình An toàn điện: Sách dùng cho các trường
đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp – NXB Giáo dục – 2002;
[3] Giáo trình an toàn điện – Khoa Điện – Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_an_toan_lao_dong_truong_cao_dang_cong_nghe_ha_tin.pdf