Sơ cứu nạn nhân: - Ngay sau khi người bị nạn được cứu ra khỏi mạch điện, phải căn cứ vào trạng thái người bị nạn để cứu chữa cho thích hợp. * Người bị nạn chưa mất tri giác: Khi thấy người bị nạn chỉ bị xỉu đi trong chốc lát, còn thở yếu, thì phải đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và nhanh chóng đi mời Bác sĩ hoặc đưa ngay nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất để cứu chữa. * Người bị nạn đã mất trị giác: Khi người bị nạn mất trị giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải đặt người bị nạn nằm ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời lạnh phải đặt trong phòng thoáng khí). Nới rộng quần áo, thắt lưng. Móc xem trong miệng có gì vướng lấy ra. cho nạn nhân ngửi amôniac, nước đái, xoa bóp toàn thân cho nóng lên, đồng thời đi mời y bác sĩ đến cứu chữa. * Người bị nạn đã tắt thở: Nếu người bị nạn đã tắt thở, tim ngừng đập toàn thân co giật như sắp chết, thì phải đưa người bị nạn ra nằm ở chỗ thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng thắt lưng quần áo ra, moi miệng xem có vướng gì không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi có y bác sĩ đến và có ý kiến quyết định mới thôi. Nếu miệng nạn nhân mím chặt thì phải dùng ngón tay hoặc cây que cứng sạch để cạy miệng há ra chú ý tránh làm gãy răng. - Phương pháp sơ cứu nạn nhân: * Phương pháp hô hấp nhân tạo: Phương pháp hô hấp nhân tạo có hai cách làm: -Đặt nạn nhân nằm sấp: Để nạn nhân nằm sấp, một tay kê đầu một tay duỗi thẳng để mặt nạn nhân nghiêng về phía tay duỗi thẳng, moi nhớt dãi trong miệng và kéo lưỡi ra (nếu lưỡi nạn nhân thụt vào).
27 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 23/02/2024 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình An toàn điện lạnh (Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t.
Khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan
đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết
và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính
thực tiễn cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 30
giờ gồm có:
Bài 01: Đại cương và điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh
Bài 02: Môi chất lạnh trong kỹ thuật an toàn
Bài 03: An toàn cho máy và thiết bị lạnh
Bài 04: Một số quy định khác về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh
Bài 05: An toàn điện
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công
nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù
hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường.
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng
không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến
đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa Vũng Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2020
Tham gia biên soạn
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Trâm
MỤC LỤC
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VÀ ĐIỀU KHOẢN CHUNG VỀ AN TOÀN HỆ THỐNG
LẠNH 1
1.Đại cương về an toàn hệ thống lạnh 1
1.1. Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh: ........................................................................ 1
1.2. Chế tạo và lắp ráp hệ thống lạnh: ..................................................................... 1
2. Các điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh 1
2.1. Đối tượng vận hành hệ thống lạnh: .................................................................. 1
2.2. Quy định về an toàn đối với hệ thống lạnh trong xí nghiệp: ............................ 2
BÀI 2: MÔI CHẤT LẠNH TRONG KỸ THUẬT AN TOÀN 3
1. Khái niệm về môi chất lạnh. 3
2. An toàn môi chất lạnh. 3
3. Cách phòng tránh và sơ cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh. 4
3.1. Cách phòng tránh tai nạn về môi chất lạnh. ..................................................... 4
3.2.Sơ cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh.............................................................. 5
BÀI 3: AN TOÀN CHO MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH 6
1.Khái quát về máy và thiết bị lạnh. 6
1.1.Khái quát về máy lạnh: ...................................................................................... 6
1.2.Khái quát về thiết bị lạnh................................................................................... 6
2.An toàn cho máy và thiết bị lạnh. 6
2.1.An toàn cho máy lạnh. ....................................................................................... 6
2.2.An toàn thiết bị lạnh. ......................................................................................... 7
BÀI 4: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
LẠNH 9
1. Các quy định chung về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh 9
1.1. Các kiến thức cơ bản: ....................................................................................... 9
1.2. Các kiến thức về an toàn, quy trình làm việc và xử lý sự cố .................... 10
2.Ứng dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và bảo hộ lao
động trong hệ thống lạnh. 11
2.1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của hệ thống lạnh ....................................................... 11
2.2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong .......................................................... 11
2.3. Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: ........................................................................ 12
2.4. Kiểm tra vận hành: ......................................................................................... 13
2.5 Xử lý kết quả kiểm định. ................................................................................. 14
Câu 1: Hãy nêu các quy định chung về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh? 14
BÀI 5: AN TOÀN ĐIỆN 15
1. Các dạng tại nạn điện 15
1.1. Khái niệm: ...................................................................................................... 15
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ thể người khi điện giật: .................................... 15
1.3. Tác hại của hồ quang điện: ............................................................................. 17
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và cách phòng ngừa: 17
2.1. Tai nạn do điện giật: ....................................................................................... 17
2.2. Biện pháp phòng ngừa điện giật: ................................................................ 17
3. Một số biện pháp xử lý khi có tai nạn điện: 18
3.1. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện: ........................................................ 19
3.2. Sơ cứu nạn nhân: ............................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: An toàn điện lạnh
Mã mô đun: MĐ 10
Thời gian thực hiện mô đun: 30 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí
nghiệm,
thảo luận, bài tập: 6 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí của mô đun: An toàn điện lạnh là mô đun chuyên môn trong chương
trình nghề máy lạnh và điều hoà không khí. Mô đun được sắp xếp sau khi học xong
các mô đun : Kỹ năng mềm, Anh văn chuyên ngành, Đo lường điện lạnh và làm tiền
đề đề học các mô đun : Cơ sở kỹ thuật nhiệt – lạnh và điều hòa không khí, cơ sở kỹ
thuật điện, điện cơ bản
- Tính chất của mô đun: Giúp cho học viên biết về những nguy hiểm và làm
việc một cách an toàn về điện, về lạnh và áp suất trong chuyên ngành kỹ thuật máy
lạnh và điều hòa không khí.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn hệ thống lạnh,
các quy định về khám nghiệm kỹ thuật và bảo hộ lao động của người quản lý và vận
hành hệ thống lạnh.
+ Phòng tránh và sơ cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh, điện và một số các dạng
tai nạn khác.
+ Biết được các thiết bị kiểm tra, kiểm định, đo lường trong an toàn áp lực.
- Về kỹ năng:
+ Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn hệ thống lạnh, các
quy định về khám nghiệm kỹ thuật và bảo hộ lao động của người quản lý và vận hành
hệ thống lạnh.
+ Sơ cứu được khi gặp các tai nạn về môI chất lạnh, điện và một số dạng tai nạn
khác
+ Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi
người cùng thực hiện
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Cẩn thận, kiên trì.
+ Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp.
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
+ Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm có hiệu quả, vận dụng được trong thực tiễn,
tác phong, kỹ năng chuyên nghiệp, tư vấn sử dụng và tạo niềm tin khách hàng, đạo
đức nghề nghiệp.
Nội dung của mô đun:
1
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VÀ ĐIỀU KHOẢN CHUNG VỀ AN TOÀN HỆ THỐNG
LẠNH
Giới thiệu:
Bài đại cương và điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh giới thiệu về đại
cương hệ thống lạnh và các điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh.
Mục tiêu:
- Trình bày được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn hệ thống lạnh,
các quy định về khám nghiệm kỹ thuật và bảo hộ lao động của người quản lý và vận
hành hệ thống lạnh.
- Lập được quy trình kiểm định về an toàn hệ thống lạnh trong xí nghiệp.
- Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi
người cùng thực hiện.
Nội dung:
1.Đại cương về an toàn hệ thống lạnh
1.1. Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh:
Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh nhầm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong
xí nghiệp lạnh nhờ các biện pháp tổ chức, kỹ thật và vệ sinh phòng chống cháy, nổ.
Như vậy, cùng có thể coi đây là nhiệm vụ chính của công tác bảo hộ lao động ở
các xí nghiệp lạnh, để giảm đến mức tối thiểu khả năng có thể xảy ra sự cố, cháy, nổ
hoặc các bệnh nghề nghiệp cho công nhân viên chức, đồng thời đảm bảo tới mức cao
nhất để tăng năng suất lao động.
1.2. Chế tạo và lắp ráp hệ thống lạnh:
Khi chế tạo thiết bị và lắp ráp hệ thống lạnh phải đặc biệt chú ý kỹ thuật an toàn
và vệ sinh công nghiệp, vì điều kiện an toàn lao động còn phụ thuộc vào các giải pháp
thiết kế và chọn các trang thiết bị của hệ thống.
Tất cả các máy và thiết bị của hệ thống lạnh phải được chế tạo, lắp đặt và bảo
dưỡng vận hành theo các tài liệu chuẩn về an toàn lao động và các quy định về phòng
chống cháy có hiệu lực.
Ở nước ta, ngày 11-3-1986, Ủy ban khoa học và Kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an
toàn hệ thống lạnh: TCVN 4206 - 86 có hiệu lực từ ngày 1- 1 -1987. Tiêu chuẩn này
quy định những yêu cầu cần thực hiện trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và sửa
chữa hệ thống lạnh.
2. Các điều khoản chung về an toàn hệ thống lạnh
2.1. Đối tượng vận hành hệ thống lạnh:
- Kiến thức sơ cấp về các quá trình trong máy lạnh.
- Tính chất của môi chất lạnh.
2
- Quy tắc sửa chữa thiết bị và nạp môi chất lạnh.
- Cách lập nhật ký và biên bản vận hành máy lạnh.
2.2. Quy định về an toàn đối với hệ thống lạnh trong xí nghiệp:
- Hàng năm xí nghiệp lạnh cần tổ chức kiểm tra nhận thức của công nhân viên về
kỹ thuật an toàn nói chung và vệ sinh an toàn hệ máy lạnh nói riêng.
- Tất cả cán bộ công nhân trong xí nghiệp phải hiểu rõ kỹ thuật an toàn và cách
cấp cứu khi xảy ra tai nạn.
- Phải đăng kí với thanh tra Nhà nước về thanh tra an toàn lao động các thiết bị
làm việc có áp lực và an toàn điện.
- Phải niêm yết quy trình vận hành máy lạnh tại buồng vận hành máy.
- Cấm người không có trách nhiệm tự tiện vào phòng máy.
- Phòng máy phải có các trang thiết bị, phương tiện dập lửa khi có hỏa hoạn. Tất
cả các phương tiện chống cháy phải ở trạng thái chuẩn bị sẵn sàng, có người phụ trách
và thường xuyên bảo quản các thiết bị đó.
- Cấm đổ xăng, dầu hỏa và các chất lỏng dễ cháy khác trong gian máy.
- Cấm người vận hành máy uống rượu trong giờ trực vận hành máy.
- Xí nghiệp lạnh phải thành lập ban an toàn lao động của cơ quan do thủ
trưởng cơ quan làm trưởng ban để kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện nội quy an
toàn lao động và làm việc với cơ quan cấp trên khi cần thiết.
- Để cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn cho phép sử dụng máy, thiết bị và hệ
thống lạnh cần có các bước chuẩn bị sau:
- Có văn bản để nghị của thủ trưởng đơn vị sử dụng. Trong văn bản cần nêu rõ
mục đích, yêu cầu của sử dụng máy và thiết bị, các thông số làm việc của thiết bị.
- Có hồ sơ xin đăng ký với đầy đủ các tài liệu kỹ thuật: các bản vẽ mặt bằng bố
trí thiết bị. Sơ đồ nguyên lý hệ thống, các dụng cụ kiểm tra, đo lường, bào vệ. Bản vẽ
cấu tạo máy và thiết bị. Văn bản nghiệm thu và lắp đặt đúng thiết kế và yêu cầu kỹ
thuật. Quy trình vận hành máy và xử lý sự cố. Biên bản khám nghiệm của thanh tra kỹ
thuật an toàn sau khi lắp đặt.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu đại cương về an toàn hệ thống lạnh ?
Câu 2: Hãy nêu các điều khoản chung về an toàn đối với hệ thống lạnh ?
3
BÀI 2: MÔI CHẤT LẠNH TRONG KỸ THUẬT AN TOÀN
Giới thiệu:
Bài môi chất lạnh trong kỹ thuật an toàn giới thiệu về khái niệm môi chất lạnh,
an toàn môi chất lạnh và cách phòng tránh khi có tai nạn về môi chất lạnh.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về an toàn môi chất lạnh - cách phòng tránh và sơ
cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh, điện và một số các dạng tai nạn khác.
- Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi
người cùng thực hiện
Nội dung:
1. Khái niệm về môi chất lạnh.
Môi chất lạnh (còn gọi là tác nhân lạnh, ga lạnh hay môi chất lạnh) là chất môi
giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của môi trường có
nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn.
2. An toàn môi chất lạnh.
- Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh
(chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức
rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị.
- Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối
nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.
- Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện
lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.
- Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải cẩn
thận tối đa.
- Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.
- Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch
sẽ bên ngoài các đầu ống nối.
- Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn
bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
- Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. Có thể gây chết người do
ngột thở. Khi R-12 xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là một loại
khí độc, không màu.
- Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi
chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.
- Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo
hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống.
- Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống racco phải dùng hai chìa khoá miệng
tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh.
- Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả
hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi chất chui vào
4
máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt động sẽ làm hỏng
thiết bị này.
- Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín các
đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào.
- Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới,
hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này.
- Khi ráp trở lại một đầu rắcco phải thay mới vòng đệm chữ o có thấm dầu nhờn
bôi trơn chuyên dùng.
- Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa
vùng có nhiệt và ma sát.
- Siết nối ống và các đầu rắcco phải siết đúng mức quy định, không được siết quá
mức.
- Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không được
mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử
dụng.
- Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc máy
nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén.
- Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và bề
mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này.
- Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi nóng
cũng như quạt gió đang quay.
- Hệ thống điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù tồi tệ cần loại bỏ, đó là : chất ẩm ướt,
bụi bẩn và không khí. Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập được vào trong hệ
thống điện lạnh hoàn hảo. Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một khi có bộ phận điện
lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ. Quá trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật,
thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống.
3. Cách phòng tránh và sơ cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh.
3.1. Cách phòng tránh tai nạn về môi chất lạnh.
Nên tuân thủ một số nguyên tắc an toàn sau đây mỗi khi thao tác với môi chất
lạnh:
- Lưu trữ các bình chứa môi chất lạnh vào chỗ thoáng mát. Tuyệt đối không được
hâm nóng môi chất lạnh lên quá 510 0C.
- Không được va chạm hay gõ mạnh vào bình chứa môi chất lạnh.
- Không được trộn lẫn các loại môi chất lạnh.
- Nắm vững các tính chất vật lý, tính chất hóa học, các trạng thái của từng môi
chất lạnh trước khi sử dụng.
- Khi nạp gas nên sử dụng van dịch vụ nạp gas.
5
3.2.Sơ cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh.
- Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh có thể bị mù mắt hay hỏng da. Môi
chất lạnh bắn vào mắt sẽ gây đông lạnh phá hỏng mắt. Nếu không may bị môi chất
lạnh bắn vào mắt phải nhanh chóng tự cấp cứu như sau:
+ Không được dụi mắt.
+ Tạt nhiều nước lã sạch vào mắt để làm tăng nhiệt độ cho mắt.
+ Băng che mắt tránh bụi bẩn.
+ Đến ngay bệnh viện mắt để chữa trị kịp thời.
+ Nếu bị chất lạnh phun vào da thịt, nên tiến hành chữa trị như trên.
+ Không nên xả bỏ môi chất lạnh vào trong một phòng kín, vì môi lạnh làm phân
tán khí ôxi gây ra chứng buồn ngủ, bất tỉnh và tử vong. Nếu để môi chất lạnh tiếp xúc
với ngọn lửa hay kim loại nóng sẽ sinh ra khí độc.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Nêu khái niệm về môi chất lạnh?
Câu 2: Hãy nêu những chú ý an toàn khi sử dụng môi chất lạnh?
Câu 3: Hãy cho biết cách phòng tránh và sơ cứu khi có tai nạn về môi chất lạnh?
6
BÀI 3: AN TOÀN CHO MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH
Giới thiệu:
Bài an toàn cho máy và thiết bị lạnh khái quát về máy và thiết bị lạnh và an toàn
cho máy và thiết bị lạnh.
Mục tiêu:
-Trình bày được khái niệm về an toàn cho máy và thiết bị thống lạnh
-Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và bảo hộ lao động
trong hệ thống lạnh.
- Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi
người cùng thực hiện
Nội dung:
1.Khái quát về máy và thiết bị lạnh.
1.1.Khái quát về máy lạnh:
Máy lạnh một thiết bị truyền nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp
(nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt
của tự nhiên.
1.2.Khái quát về thiết bị lạnh.
Thiết bị lạnh có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng thời làm lạnh
môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với thiết bị ngưng tụ, máy nén và thiết bị tiết
lưu, thiết bị bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được
trong các hệ thống lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay hơi ảnh hưởng đến thời
gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ
trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì tất
cả trở nên vô ích.
Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm lạnh tăng,
nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do không bay hơi hết
lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập lỏng.
Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu, thì chi phí đầu
tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn
thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất nén.
Lựa chọn thiết bị bay hơi dựa trên nhiều yếu tố như hiệu quả làm việc, đặc điểm
và tính chất sản phẩm cần làm lạnh.
2.An toàn cho máy và thiết bị lạnh.
2.1.An toàn cho máy lạnh.
- Cầu trì: có tác dụng ngắt mạch
- Rơ le nhiệt:có tác dụng ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá tải do
dòng tăng quá định mức
7
- Áp tô mát: dùng để cắt mạch điện bảo vệ quá tải, ngăn mạch, sụt áp (hay còn
gọi là cầu dao tự động).
- Contactor: dùng để đóng ngắt từ xa, tự động hoặc bằng nút ấn.
- Thermistor bảo vệ động cơ.
- Rơ le hiệu áp dầu.
- Rơ le áp suất cao, thấp.
- Bảo vệ nhiệt độ đầu đẩy.
- Chúng ta có thể dùng các đèn tín hiệu để báo cáo sự cố....
Điện mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống, nhưng cũng cần chú ý những nguy
hiểm có thể xảy ra. Với việc đảm bảo các yếu tố về chọn lựa và sử dụng thiết bị điện
ngoài giúp tối ưu hóa trong sử dụng điện, còn góp phần tiết kiệm điện năng và mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó khả năng an toàn của các thiết bị điện gia đình hiện
được đặt lên hàng đầu.
2.2.An toàn thiết bị lạnh.
- Để đảm bảo cho các đồ dùng điện trong nhà được bền và an toàn khi sử dụng,
cần sử dụng một thiết bị ngắt điện. Nếu sử dụng các loại máy móc lớn, tốn nhiều điện
thì nên dùng một cầu dao hoặc aptômát riêng cho máy móc đó. Loại thiết bị này dùng
để bảo vệ toàn bộ hệ thống lưới điện trong phạm vi gia đình gọi là cầu dao hay
aptômát tổng.
+ Cầu dao tổng là thiết bị bảo vệ dòng điện khi quá tải. Đồng thời nó còn được sử
dụng để ngắt điện khi cần. Mỗi khi cần sửa chữa đồ điện trong nhà, chỉ việc ngắt cầu
dao là đảm bảo an toàn. Trong cầu dao còn có hệ thống dây chảy (dây chì) có khả năng
tự đứt khi dòng điện bị quá tải hoặc khi bị chập điện nhằm bảo vệ cho các thiết bị điện
trong nhà cũng như sự an toàn của người sử dụng. Tuy nhiên, sau đó phải thay dây
chảy mới thì hệ thống điện mới hoạt động trở lại được.
+ Aptômát tổng cũng có tác dụng như cầu dao điện nhưng khi sử dụng tiện lợi
hơn. Đó là khi dòng điện bị quá tải thì aptômát có khả năng tự nhảy về vị trí ngắt điện
và sẽ hoạt động ngay khi được đóng điện trở lại.
Ngắt điện khi mở máy: Vì lý do nào đó phải mở máy, ta nên tắt điện hoàn toàn,
rồi hãy mở nắp, vì có vật lạ rơi vào trong máy, hoặc trong lúc thao tác, có thể chạm
mạch, hư hỏng máy và không an toàn về điện cho bản thân.
- Khi mang máy đi sửa, lúc kỹ thuật viên đang mở máy kiểm tra (dĩ nhiên là có
cắm điện), đừng thấy họ sờ vào bên trong máy, mà bạn táy máy làm theo ...rất nguy
hiểm cho bạn và kỹ thuật viên. Bởi kỹ thuật viên điện tử bao giờ cũng mang giày dép
để cách điện, còn bạn vào nhà bao giờ cũng lịch sự để giày, dép ở ngoài cửa.
- Các loại máy đều có cầu chì riêng, nếu bị đứt cầu chì bạn có thể thay cái khác
có cùng chỉ số Ampere với cầu chì cũ (ghi trên vỏ cầu chì).
- Nếu máy bị đứt cầu chì và có hiện tượng bất thường như: rẹt lửa, bốc khói thì
đừng thay cầu chì ngay, vì có thể làm máy hư trầm trọng thêm. Tốt nhất bạn mang đến
bảo hành để tìm nguyên nhân xử lý.
8
- Để sử dụng những thiết bị điện, cần phải đưa điện từ nguồn điện - thông qua ổ
điện - tới vật tiêu thụ điện - thông qua phích cắm điện. Muốn truyền điện tốt, phích
cắm điện và ổ điện phải tương thích, cùng tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng,
kích thước và an toàn điện...
- Tiết diện của dây dẫn điện tương thích với thiết bị điện. Dây có tiết diện lớn
hơn công suất thiết bị, sẽ tiêu hao điện nhiều hơn. Trong khi đó, dây có tiết diện nhỏ
hơn công suất thiết bị, sẽ dễ dẫn đến những sự cố như dây điện nóng lên, làm nóng
chảy lớp vỏ bọc cách điện. Tốt nhất, nên sử dụng dây do nhà sản xuất thiết bị điện bán
kèm theo sản phẩm.
- Sử dụng dây điện có kích thước (đường kính) nhỏ so với công suất thiết bị,
không những làm hao điện hơn, mà còn không an toàn về điện. Khi máy hoạt động, sờ
vào mặt ngoài dây dẫn nếu hơi ấm là bạn đã dùng dây quá nhỏ, cần phải thay dây.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu khái quát về máy và thiết bị lạnh?
Câu 2: An toàn máy và thiết bị lạnh là gì?
9
BÀI 4: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
LẠNH
Giới thiệu:
Bài một số quy định về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh sẽ giúp các em
nắm bắt được các quy định chung về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh và ứng
dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và bảo hộ lao động trong hệ
thống lạnh.
Mục tiêu:
-Trình bày được các quy định của nhà nước về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống
lạnh.
-Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và bảo hộ lao động
trong hệ thống lạnh.
- Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi
người cùng thực hiện.
Nội dung:
1. Các quy định chung về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh
1.1. Các kiến thức cơ bản:
Chỉ cho phép những người sau đây được vận hành máy và hệ thống lạnh
- Đã có chứng chỉ hợp pháp qua lớp đào tạo chuyên môn về vận hành máy lạnh.
- Đối với thợ điện: Phải có chứng chỉ chuyên môn đạt trình độ công nhân vận
thiết bị điện.
- Người vận hành máy phải nắm vững:
- Kiến thức sơ cấp về các quá trình trong máy lạnh.
- Tính chất của môi chất lạnh.
- Quy tắc sửa chữa thiết bị và nạp môi chất lạnh.
- Cách lập nhật ký và biên bản vận hành máy lạnh.
- Hàng năm xí nghiệp lạnh cần tổ chức kiểm tra nhận thức của công nhân viên về
kỹ thuật an toàn nói chung và vệ sinh an toàn hệ máy lạnh nói riêng.
- Tất cả cán bộ công nhân trong xí nghiệp phải hiểu rõ kỹ thuật an toàn và cách
cấp cứu khi xảy ra tai nạn.
- Phải đăng kí với thanh tra Nhà nước về thanh tra an toàn lao động các thiết bị
làm việc có áp lực và an toàn điện.
- Phải niêm yết quy trình vận hành máy lạnh tại buồng vận hành máy.
- Cấm người không có trách nhiệm tự tiện vào phòng máy.
- Phòng máy phải có các trang thiết bị, phương tiện dập lửa khi có hỏa hoạn. Tất
cả các phương tiện chống cháy phải ở trạng thái chuẩn bị sẵn sàng, có người phụ trách
và thường xuyên bảo quản các thiết bị đó.
- Cấm đổ xăng, dầu hỏa và các chất lỏng dễ cháy khác trong gian máy.
- Cấm người vận hành máy uống rượu trong giờ trực vận hành máy.
10
- Xí nghiệp lạnh phải thành lập ban an toàn lao động của cơ quan do thủ
trưởng cơ quan làm trưởng ban để kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện nội quy an
toàn lao động và làm việc với cơ quan cấp trên khi cần thiết.
- Để cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn cho phép sử dụng máy, thiết bị và hệ
thống lạnh cần có các bước chuẩn bị sau:
- Có văn bản để nghị của thủ trưởng đơn vị sử dụng. Trong văn bản cần nêu rõ
mục đích, yêu cầu của sử dụng máy và thiết bị, các thông số làm việc của thiết bị.
- Có hồ sơ xin đăng ký với đầy đủ các tài liệu kỹ thuật: các bản vẽ mặt bằng bố
trí thiết bị. Sơ đồ nguyên lý hệ thống, các dụng cụ kiểm tra, đo lường, bào vệ. Bản vẽ
cấu tạo máy và thiết bị. Văn bản nghiệm thu và lắp đặt đúng thiết kế và yêu cầu kỹ
thuật. Quy trình vận hành máy và xử lý sự cố. Biên bản khám nghiệm của thanh tra kỹ
thuật an toàn sau khi lắp đặt.
1.2. Các kiến thức về an toàn, quy trình làm việc và xử lý sự cố
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỹ thuật an toàn;
- Vệ sinh an toàn;
- Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong
sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện
đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác
làm việc an toàn thích ứng.
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn,
các văn bản khác về lĩnh vực an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:
- Xác định vùng nguy hiểm;
- Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an
toàn;
- Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa,
thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự
phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác
định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng
các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách về vệ sinh
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
• Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
11
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống
bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ,
điện từ trường...
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có
hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép.
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế
xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách,
chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật
an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của
tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện,
chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn
lao đông...
Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều
công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác
bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức
thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.
2.Ứng dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và bảo hộ lao động
trong hệ thống lạnh.
2.1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của hệ thống lạnh
- Kiểm tra CO/CQ của hệ thống lạnh.
2.2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
2.2.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
- Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
- Hệ thống chiếu sáng vận hành.
- Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
- Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của hệ thống lạnh và các bình
trong hệ thống so với thiết kế và hồ sơ lý lịch.
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo kiểm và phụ trợ về số lượng,
kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
- Kiểm tra các loại đường ống, các loại van, phụ tùng đường ống lắp trên hệ
thống lạnh về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn
quy định.
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình
làm việc của hệ thống lạnh.
- Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực. Khi có
nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh
giá chính xác hơn.
- Tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt .
12
- Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
- Trường hợp hệ thống lạnh sử dụng môi chất độc hại hoặc cháy nổ, cần chú ý
kiểm tra hệ thống thông gió cho buồng máy nén và các miệng thoát của van an toàn.
- Kiểm tra hệ thống giải nhiệt, tải nhiệt.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Đối với các bình chịu áp lực trong hệ thống lạnh: Đáp ứng các quy định theo
mục 3 của TCVN 6155:1996, đáp ứng các quy định theo mục 8 của TCVN 8366:2010;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định, dấu vết xì hở môi
chất ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối .
2.2.2 Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
- Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực.
- Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của các bộ
phận chịu áp lực.
- Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực. Khi có
nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh
giá chính xác.
- Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì
việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế
tạo.Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
- Trường hợp các bình chịu áp lực trong hệ thống có ống chùm, nếu thấy nghi
ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thì phải yêu cầu cơ sở tháo từng
phần hoặc toàn bộ ống chùm ra để kiểm tra.
- Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của hệ thống,
cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử bền với áp suất thử quy định và
kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi :
- Đối với các bình chịu áp lực trong hệ thống lạnh : Đáp ứng các quy định theo
mục 3 của TCVN 6155:1996, đáp ứng các quy định theo mục 8 của TCVN 8366:2010;
2.3. Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm:
- Máy và thiết bị sau khi chế tạo phải dược thử bền và thử kín tại cơ sở chế tạo.
Áp suất thử máy nén amoniắc, freôn R12 và R22 quy định:
13
- Tổng số áp suất thử tại nơi lắp đặt. Thời gian duy trì là 5 phút, sau đó hạ dần
đến áp suất làm việc và bắt đầu kiểm tra.
- Trình tự thử kín:
+ Tăng dần áp suất khí nén, đổng thời quan sát đường ống và thiết bị khi
đạt đến 0,6 trị số áp suất thử thì dừng lại để xem xét.
+ Tiếp lục tăng đến trị số áp suất thử bên thấp áp để kiểm tra độ kín bên
thấp áp.
+ Tiếp tục tăng đến trị số áp suất thử bên cao áp để kiểm tra độ kín bên
cao áp.
+ Cuối cùng giữ ở áp suất thử kín trong thời gian từ 12 đến 24 giờ.
Trong 6 giờ đầu áp suất có thể giảm xuống không quá 10%, trong các giờ sau áp suất
không thay đổi.
- Kim chỉ mức lỏng phải được thử bền với trị số áp suất bằng trị số thử kín cho
hệ thống theo quy định.
- Cơ sở chế tạo máy và thiết bị phải cung cấp cho cơ sở lắp đặt, sửa chữa, sử
dụng hệ thống lạnh đẩy đủ các chứng từ về thử bền và thử kín những sản phẩm đó.
Cơ sở lắp đặt hệ thống lạnh phải cung cấp cho cơ sở sử dụng, vận hành hệ thống
lạnh đầy đủ chứng từ thử nghiệm hệ thống sau khi lắp đặt.
2.4. Kiểm tra vận hành:
a. Người vận hành:
14
- Người vận hành cần được đào tạo đầy đủ. Người lắp đặt hoặc chế tạo phải đào
tạo hướng dẫn cho người vận hành hoặc người sử dụng vận hành máy và thiết bị cũng
như hiểu biết về sự nguy hiểm của các loại ga lạnh đối với sức khỏe con người và đối
với môi trường.
- Trước khi đưa một hệ thống lạnh mới vào hoạt động, người lắp đặt (hoặc chế
tạo) phải hướng dẫn người vận hành về cấu tạo, hoạt động và các biện pháp an toàn
cần thiết.
- Nếu hệ thống lạnh được lắp đặt tại hiện trường, tốt nhất là người vận hành phải
có mặt trong quá trình lắp ráp, nạp ga, nạp dầu, vận hành thử và điều chỉnh hệ thống
lạnh.
b. Vận hành:
Khi lắp đặt hệ thống lạnh có lượng nạp hơn 25kg ga, đơn vị lắp đặt phải treo một
bảng rõ ràng, càng gần máy nén càng tốt, chỉ dẫn về hoạt động của hệ thống lạnh bao
gồm các chỉ dẫn về sự cố hư hỏng, rò rì có thể xảy ra và xử lý khẩn cấp:
1) Chỉ dẫn tắt toàn bộ hệ thống trong trường hợp khẩn cấp.
2) Tên, địa chỉ, điện thoại của trạm cứu hỏa, cảnh sát và bệnh viện.
3) Tên, địa chỉ và điện thoại ban ngày và đêm của dịch vụ sửa chữa.
4) Sổ nhật ký vận hành hang ngày theo từng ca trực
Trên bảng nên có sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh, đánh số ghi chú máy, thiết bị,
các van chặn.
c. Tài liệu hướng dẫn:
Đơn vị chế tạo hoặc lắp dặt phải cung cấp kèm theo hệ thống lạnh một bộ tài liệu
hướng dẫn gồm một hoặc nhiều bài viết bằng ngôn ngữ quốc gia của người vận hành
hoặc sử dụng. Ngoài sơ đồ cấu tạo hệ thống lạnh và hướng dẫn lắp đật vận hành, còn
phải hướng dẫn đầy đủ về an toàn hệ thống.
Tài liệu hướng dẫn bao gồm ít nhất các phần sau:
- Thông tin chi tiết hơn về các mục đã ghi trên bảng chỉ dẫn theo;
- Nêu rõ mục đích cùa hệ thống lạnh ;
- Mô tả máy và thiết bị cùng với sơ đổ chu trình làm lạnh và sơ đồ điện ;
- Thông tin chi tiết về khởi động và dừng máy ;
- Bảng giới thiệu các triệu chứng, nguyên nhân và cách sửa chữa các hư hỏng
thông thường.
- Bảng bảo dưỡng định kỳ cũng như phương pháp bảo dưỡng máy và thiết bị.
2.5 Xử lý kết quả kiểm định.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu các quy định chung về kỹ thuật an toàn đối với hệ thống lạnh?
Câu 2: Hãy cho biết các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và bảo hộ
lao động trong hệ thống lạnh.
15
BÀI 5: AN TOÀN ĐIỆN
Giới thiệu :
Bài an toàn điện sẽ làm rõ các dạng tai nạn điện, nguyên nhân gây ra tai nạn điện,
cách phòng ngừa và sơ cứu khi gặp phải tai nạn điện.
Mục tiêu:
- Trình bày chính xác các thông số an toàn điện theo tiêu chuẩn cho phép.
- Trình bày chính xác các biện pháp đảm bảo an toàn điện cho người.
- Phân tích chính xác các trường hợp gây nên tai nạn điện.
- Lắp đặt thiết bị/hệ thống để bảo vệ an toàn điện trong công nghiệp và dân dụng.
- Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn điện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
Nội dung:
1. Các dạng tại nạn điện
1.1. Khái niệm:
Tai nạn điện là tai nạn xảy ra ra tác động của dòng điện làm tử vong hoặc tổn
thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ thể người khi điện giật:
a. Cường độ dòng điện đi qua cơ thể:
Là nhân tố chính ảnh hưởng tới điện giật. Trị số dòng điện qua người phụ thuộc
vào điện áp đặt vào người và điện trở của người, được tính theo công thức:
Trong đó:
U - điện áp đặt vào người (V); Rng - điện trở của người (Ω).
Như vậy cùng chạm vào 1 nguồn điện, người nào có điện trở nhỏ sẽ bị giật mạnh
hơn. Con người có cảm giác dòng điện qua người khi cường độ dòng điện khoảng 0.6 -
1.5mA đối với điện xoay chiều (ứng tần số f = 50Hz) và 5 -7mA đối với điện 1 chiều.
Cường độ dòng điện xoay chiều có trị số từ 8mA trở xuống có thể coi là an toàn.
Cường độ dòng điện 1 chiều được coi là an toàn là dưới 70mA và dòng điện 1 chiều
không gây ra co rút bắp thịt mạnh. Nó tác dụng lên cơ thể dưới dạng nhiệt.
b. Thời gian tác dung lên cơ thể:
- Thời gian dòng điện đi qua cơ thể càng lâu càng nguy hiểm bởi vì điện trở cơ
thể khi bị tác dụng lâu sẽ giảm xuống do lớp da sừng bị nung nóng và bị chọc thủng
làm dòng điện qua người tăng lên.
- Ngoài ra bị tác dụng lâu. dòng điện sẽ phá hủy sự làm việc của dòng điện sinh
vật trong các cơ của tim. Nếu thời gian tác dụng không lâu quá 0.1-0.2s thì không
nguy hiểm.
c. Con đường dòng điện qua người:
16
Tuỳ theo con đường dòng điện qua người mà mức độ nguy hiểm có thể khác
nhau. Người ta nghiên cứu tổn thất của trái tim khi dòng điện đi qua bằng những con
đường khác nhau vào cơ thể như sau:
- Dòng điện đi từ chân qua chân thì phân lượng dòng điện qua tim là 0.4% dòng
điện qua người.
- Dòng điện đi tay qua tay thì phân lượng dòng điện qua tim là 3.3% dòng điện
qua người.
- Dòng điện đi từ tay trái qua chân thì phân lượng dòng điện qua tim là 3.7%
dòng điện qua người.
- Dòng điện đi từ tay phải qua chân thì phân lượng dòng điện qua tim là 6.7%
dòng điện qua người.
Trường hợp đầu là ít nguy hiểm nhất nhưng nếu không bình tĩnh, người bị ngã sẽ
rất dễ chuyển thành các trường hợp nguy hiểm hơn.
d. Tần số dòng điện:
Khi cùng cường độ, tuỳ theo tần số mà dòng điện có thể là nguy hiểm hoặc an
toàn:
- Nguy hiểm nhất về mặt điện giật là dòng điện xoay chiều dùng trong công
nghiệp có tần số từ 40 - 60 Hz.
- Khi tần số tăng lên hay giảm xuống thì độ nguy hiểm giảm, dòng điện có tần
số 3.106 - 5.105 Hz hoặc cao hơn nữa thù dù cường độ lớn bao nhiêu cũng không giật
nhưng có thể bị bỏng.
e. Điện trở của con người:
Điện trở của người có ảnh hưởng hết sức quan trọng. Điện trở của cơ thể con
người khi có dòng điện chạy qua khác với vật dẫn là nó không cố định mà biến thiên
trong phạm vi từ 400 - 5000Ω và lớn hơn:
Lớp da và đặc biệt là lớp sừng có trở điện trở lớn nhất bởi vì trên lớp da này
không có mạch máu và tế bào thần kinh:
- Điện trở của da người giảm không tỉ lệ với sự tăng điện áp. Khi điện áp là 36V
thì sự hủy hoại lớp da xảy ra chậm, còn khi điện áp là 380V thì sự hủy hoại da xảy ra
đột ngột.
- Khi lớp da khô và sạch, lớp sừng không bị phá hoại, điện trở vào khoảng
8.104-40.104 Ω/cm2; khi da ướt có mồ hôi thì giảm xuống còn 1000Ω/cm2 và ít
hơn.
Điện trở các tổ chức bên trong của cơ thể phụ thuộc vào trị số điện áp, lấy trung
bình vào khoảng 1000Ω. Đại lượng này được sử dụng khi phân tích các trường hợp tai
nạn điện để xác định gần đúng trị số dòng điện đi qua cơ thể con người trong thời gian
tiếp xúc, tức là trong tính toán lấy điện trở của người là 1000Ω (không lấy điện trở của
lớp da ngoài để tính toán).
f. Đặc điểm riêng của từng người:
Cùng chạm vào 1 điện áp như nhau, người bị bệnh tim, thần kinh, người sức
khoe yếu sẽ nguy hiểm hơn vì hệ thống thần kinh chóng tê liệt. Họ rất khó tự giải
phóng ra khỏi nguồn điện.
17
g. Môi trường xung quanh:
Môi trường xung quanh có bụi dẫn điện, có nhiệt độ cao và đặc biệt là độ ẩm cao
sẽ làm điện trở của người và các vật cách điện giảm xuống, khi đó dòng điện đi qua
người sẽ tăng lên.
1.3. Tác hại của hồ quang điện:
- Các thiết bị điện bị phá hủy, nguyên nhân do sự thay đổi điện áp đột ngột ngắn
mạch hệ thống cục bộ cụ thể các tiếp điểm động lực bị đánh mòn hỏng hóc dưới nền
nhiệt tăng cao.
- Phóng hồ quang điện có thể ngay cháy nổ hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến sức
khỏe và tính mạng con người.
- Nếu nhìn trực tiếp vào tia lửa hồ quang điện có thể làm cho các tế bào niêm
mạc mắt bị chết dẫn đến đau mắt. Nếu không trang bị đồ bảo hộ trong quá trình hàn có
thể làm cho các tế bào bên ngoài da bị chết làm bong da mặt.
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và cách phòng ngừa:
2.1. Tai nạn do điện giật:
a. Chạm vào vật mạng điện:
- Trường hợp này xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị đang nối với mạch
mà không cắt điện , hoặc do chỗ làm việc chật hẹp người làm vô ý chạm vào bộ phận
mang điện .
- Chạm vào thiết bị điện bị chạm vỏ:
Chạm vỏ: Do sử dụng các dụng cụ điện có vỏ làm bằng kim loại như quạt bàn,
bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, tủ lạnh v.v bị hư hỏng bộ phận cách điện để điện
truyền ra vỏ.
Trường hợp nguy hiểm nhất là cách điện bị hỏng hoàn toàn, với mạng điện phổ
biến là mạng 3 pha trung tính nối đất, điện áp chạm bằng điện áp pha.
b.Tai nạn do phóng điện:
Vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp , tai nạn thuờng xảy ra do bị
phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể hay bị giật ngã .
Ví dụ: xây nhà xát đường dây cao áp , lấy sào tre ngoắc dây điện vào cột điện cao
thế; gỡ dây diều v.v
c. Do điện áp bước:
Là điện áp giữa hai chân người khi đến gần điện thế cao như cọc tiếp đất làm
việc của biến áp , cọc tiếp đất chống sét lúc chịu sét, dây cao áp rơi xuống đất thì
điện áp giữa hai chân có thể đạt mức gây tai nạn . Vì vậy khi dây dẫn bị đứt và rơi
xuống đất, cần phải cắt điện trên đường dây và đồng thời cấm người và gia súc tới gần
khu vực đó (bán kính 20m kể từ điểm chạm đất).
2.2. Biện pháp phòng ngừa điện giật:
- Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tử không
mang điện như tường, trần nhà, vỏ máy, lõi thép mạch từ .v.v
18
- Che, chắn nhừng bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, mối nối dây, cầu
chì trong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần, kể cả dưới mái nhà hoặc trần nhà.
- Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đuờng dây cao áp :
+ Không trèo lên cột điện .
+ Không đứng dựa vào cột điện và chơi đùa dưới đường dây điện .
+ Không đứng cạnh cột điện lúc trời mưa hay lúc có giông, sét.
+ Không thả diều gần dây điện .
+ Không buộc trâu, bò, ngựa, thuyền vào cột điện .
+ Không xây nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện .
- Nối đất bảo vệ: nhằm đảm bảo cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng “chạm
vỏ”. Được áp dụng trong mạng điện dây trung tính cách li.
Cách thực hiện:
Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bulông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị,
đầu kia hàn vào cọc nối đất. Dây nối đất phải dược bố trí để vừa tránh va chạm, vừa dễ
kiểm tra( h.1.3)
Cọc nối đất: có thể làm bằng thép ống đường kính khoảng 3-5cm, hoặc thép góc
40x40x5mm; 50x50x5mm; 60x60x5mm, dài từ 2,5-3m được đóng thẳng đứng, sâu
khoảng 2,5-1m.
Tác dụng bảo vệ:
Giả sử vỏ của thiết bị có điện, khi người tay trần chạm vào, dòng điện từ vỏ sẽ
theo 2 đường truyền xuống đất: qua người và qua dây nối đất. Vì điện trở thân người
lớn hơn rất nhiều lần so với điện trở dây nối đất nên dòng điện đi qua thân người sẽ rất
nhỏ, không gây nguy hiểm cho ngừơi.
Hình 5.1 Nối đất bảo vệ cho máy điện.
- Nối trung tính bảo vệ:
Đây là phương pháp đơn giản, nhưng chỉ áp dụng được khi mạng điện có dây
trung tính nguồn nối đất trực tiếp:
Cách thực hiện:
Dùng một dây dẫn (đường kính > 0,7 đường kính dây pha) để nối vỏ thiết bị điện
với dây trung tính của mạng điện (h.1.4)
Tác dụng bảo vệ :
Khi vỏ thiết bị có điện , dây nối trung tính tạo thành một mạch kín có điện trở rất
nhỏ làm cho dòng điện năng cao đột ngột, gây ra cháy nổ cầu chì cắt mạch điện.
3. Một số biện pháp xử lý khi có tai nạn điện:
19
3.1. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
- Người cứu nạn phải luôn đi giày, dép khô, và đứng nơi khô ráo, không được
đụng tay trần vào nạn nhân.
- Báo ngay cho cơ quan quản lý đến cắt điện đối với điện cao thế.
- Đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện
- Nếu nạn nhân đang làm việc ở trên cao thì dùng dây nối đất làm ngắn mạch ở
đường dây. Khi tiến hành cần phải nối đất trước sau đó ném dây lên làm ngắn mạch
đường dây.
- Đối với điện hạ thế, điện dân dụng nhanh chống ngắt nguồn điện ( ngắt cầu dao,
aptomat, cầu chì, ...), hoặc dùng các vật cách điện như sào, gậy tre, gỗ khô.... để gạt
dây điện ra khỏi nạn nhân hoặc quấn dây vào tay chân để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn
điện.
3.2. Sơ cứu nạn nhân:
- Ngay sau khi người bị nạn được cứu ra khỏi mạch điện, phải căn cứ vào trạng
thái người bị nạn để cứu chữa cho thích hợp.
* Người bị nạn chưa mất tri giác:
Khi thấy người bị nạn chỉ bị xỉu đi trong chốc lát, còn thở yếu, thì phải đặt nạn
nhân nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và nhanh chóng đi mời Bác sĩ hoặc đưa ngay nạn
nhân đến cơ quan y tế gần nhất để cứu chữa.
* Người bị nạn đã mất trị giác:
Khi người bị nạn mất trị giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải đặt
người bị nạn nằm ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời lạnh phải đặt trong phòng
thoáng khí). Nới rộng quần áo, thắt lưng. Móc xem trong miệng có gì vướng lấy ra.
cho nạn nhân ngửi amôniac, nước đái, xoa bóp toàn thân cho nóng lên, đồng thời đi
mời y bác sĩ đến cứu chữa.
* Người bị nạn đã tắt thở:
Nếu người bị nạn đã tắt thở, tim ngừng đập toàn thân co giật như sắp chết, thì
phải đưa người bị nạn ra nằm ở chỗ thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng thắt lưng quần
áo ra, moi miệng xem có vướng gì không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hay hà
hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi có y bác sĩ đến và có ý
kiến quyết định mới thôi.
Nếu miệng nạn nhân mím chặt thì phải dùng ngón tay hoặc cây que cứng sạch để
cạy miệng há ra chú ý tránh làm gãy răng.
- Phương pháp sơ cứu nạn nhân:
* Phương pháp hô hấp nhân tạo:
Phương pháp hô hấp nhân tạo có hai cách làm:
-Đặt nạn nhân nằm sấp:
Để nạn nhân nằm sấp, một tay kê đầu một tay duỗi thẳng để mặt nạn nhân
nghiêng về phía tay duỗi thẳng, moi nhớt dãi trong miệng và kéo lưỡi ra (nếu lưỡi nạn
nhân thụt vào).
20
Người làm hô hấp ngồi phía trên lưng người bị nạn, hai đầu gối quỳ xuống kẹp
vào hai bên hông, hai bàn tay để hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng rồi
ấn tay xuống và đưa cả khối lượng người hô hấp về phía trước (xem hình 4 - 1 ) đếm
“1, 2, 3” rồi từ từ đưa trở về đếm “4, 5, 6”. Cứ làm như vậy 12 lần trong một phút đều
đều theo nhịp thở của mình cho đến lúc nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của bác sĩ
mới thôi.
Hình 5.2 Sơ cứu người bị điện giật
- Đặt nạn nhân nằm ngửa:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê một cái gối (hoặc quần áo vo tròn) để đầu
hơi ngửa, lấy khăn sạch kéo lưỡi ra. Một người giữ lưỡi, người cứu ngồi phía trên đầu
nạn nhân quỳ gối cách đầu khoảng 2 đến 3 tấc (20 – 30cm) hai tay cầm hai cánh tay
nạn nhân (gần khuỷu tay) từ từ đưa lên phía trên đầu, sau 2 đến 3 giây lại nhẹ nhàng
đưa tay người bị nạn xuống gập tay lại và lấy sức của mình để ép khuỷu tay nạn nhân
vào lồng ngực nạn nhân. Làm như vậy từ 16 đến 18 lần trong một phút theo nhịp đếm
“1, 2, 3 “ lúc hít vào và “4, 5, 6” khi thở ra. Cứ làm nhịp nhàng như vậy cho đến khi
nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết định của y bác sĩ mới thôi.
Hình 5.3 Sơ cứu người bị điện giật
* Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
Cứu chữa theo phương pháp này có kết quả cao hơn phương pháp hô hấp nhân
tạo.
Cách làm như sau:
Đặt nạn nhân nằm ngửa nơi bằng phẳng thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng
moi nhớt dãi và các vật cứng trong miệng ra (nếu có). Đặt gối vào gáy để nạn nhân
ngửa đầu ra phía sau, để cho cuống lưỡi không bịt kín đường hô hấp (cũng có khi mới
làm động tác này nạn nhân đã thở được), lấy một miếng gạc sạch (hoặc miếng vải
sạch) đậy lên miệng nạn nhân. Một tay bịt mũi một tay giữ miệng nạn nhân há ra.
Nguời cứu hít thở thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi áp kín miệng mình
vào miệng nạn nhân thổi thật mạnh cho ngực nạn nhân phồng lên(chỉ bịt mũi nạn nhân
21
lúc thổi). Sau đó người cứu ngẩng đầu lên hít hơi thật mạnh rồi lại tiếp tục thổi vào
miệng nạn nhân nữa. Cứ làm như vậy từ 14 đến 16 lần trong một phút cho đến khi nạn
nhân hồi tỉnh thở được hoặc có ý kiến của y bác sĩ mới thôi .
Hình 5.4 – Sơ cứu người bị điện giật
* Thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực là phương pháp cấp cứu tốt
nhất. Đồng thời với tác động hà hơi thổi ngạt, người xoa bóp tim đứng bên cạnh nạn
nhân. Hai tay xếp chồng lên nhau. Đặt cùi bàn tay lên ngực nạn nhân. An mạnh ép
lồng ngực lõm xuống và phải buông tay ra ngay để lồng ngực trở lại bình thường.
Việc cứu chữa này phải làm liên tục cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý
kiến quyết định của y bác sĩ mối thôi.
Tóm lại:
Việc cấp cứu người bị điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng
càng tốt. Tùy theo hoàn cảnh mà dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp, người cứu
phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để xử trí.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
Câu 2: Hãy cho biết các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật?
Câu 3: Hãy cho biết các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử
dụng điện?
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Lợi - Gíao trình an toàn kỹ thuật hệ thống điện lạnh - Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội-2005
[2] Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa
đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc
hội khóa X, kỳ họp thứ 10)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_an_toan_dien_lanh_trinh_do_trung_cap_truong_cao_d.pdf