Giáo án Cơ cấu phanh đĩa - Bài 3: Tháo lắp cơ cấu phanh đĩa - Bài tập ứng dụng: Mô hình hệ thống phanh thủy lực

4 KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 1. Nhận xét, đánh giá kết quả luyện tập 2. Hệ thống bài giảng HĐ1: Nhận xét kết quả thực hành, thái độ học tập của học sinh HĐ2: Công bố kết quả HĐ3: Nhấn mạnh nội dung cốt lõi bài học HĐ1: Nhận dạng kết quả sản phẩm và rút kinh nghiệm HĐ2: Ghi nhớ HĐ3. Ghi nhớ 5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Cung cấp địa chỉ các tài liệu tham khảo cho học sinh 2. Giới thiệu các nội dung cần học thêm để nâng cao chuyên môn. HĐ1: Phát phiếu hướng dẫn tự học HĐ2: Hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu nội dung liên quan. HĐ1: Nhận phiếu hướng dẫn tự học HĐ2: Nghe và ghi nhớ để tìm hiểu.

doc6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Cơ cấu phanh đĩa - Bài 3: Tháo lắp cơ cấu phanh đĩa - Bài tập ứng dụng: Mô hình hệ thống phanh thủy lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAÓ ÁN SỐ: 03 Thời gian thực hiện: 60 phút Bài học trước: Bảo dưỡng cơ cấu dẫn động phanh Thực hiện ngày: 16/11/2015 BÀI 03: THÁO LẮP CƠ CẤU PHANH ĐĨA BTUD : MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ , yêu cầu , cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh đĩa . - Mô tả đúng quy trình tháo lắp cơ cấu phanh đĩa. - Tháo lắp cơ cấu phanh đĩa trên hệ thống phanh thủy lực đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian thực hiện 15 phút. - Thể hiện tính cẩn thận, tỷ mỹ, va thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình tháo lắp cơ cấu phanh. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Đồ dùng dạy học: Hồ sơ bài giảng, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu - Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư dạy học: TT Tên thiết bị, dụng cụ, vật tư Chủng loại Số lượng Ghi chú 1 Hệ thống phanh khí nén Mô hình 1 2 Dụng cụ tháo cơ cấu phanh (Tuốc nơ vít 2 cạnh, Clê 19 , Clê 21, Clê 17, kìm nhọn, búa , đục) Bộ 4 3 Dụng cụ, thiết bị, vật tư làm sạch cơ cấu phanh (khí nén, chổi rửa, xăng rửa, giấy nhám, dẻ lau, khay đựng...) Bộ 4 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Hướng dẫn lý thuyết: Tập trung cả lớp - Thực hành luyện tập của học sinh: Theo nhóm - Kiểm tra đánh giá : Theo nhóm I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 1 phút - Kiểm tra sỹ số, môi trường lớp học và bảo hộ lao động - Nhận xét tinh thần học tập, vấn đề chấp hành nội quy xưởng thực hành của học sinh. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: TT Nội dung giảng dạy Phương pháp giảng dạy Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học 1 DẤN NHẬP Hỏi: Em hãy nêu tên các chi tiết của cơ cấu dẫn động thuộc hệ thống phanh thủy lực? Trả lời : Bàn đạp Bộ trợ lực chân không Bình chưa Xi lanh chính Tuuy ô dầu HĐ1 : Nêu câu hỏi. HĐ2 : Gọi học sinh lên trả lời HĐ3 : Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh. HĐ1 : Lắng nghe và tìm câu trả lời HĐ2 : Trả lời câu hỏi HĐ3 : Lắng nghe nhận xét của giáo viên. 4’ 2 GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: 1.Tên bài học: THÁO LẮP CƠ CẤU PHANH ĐĨA 2. Mục tiêu bài học: - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ 3. Giới thiệu tổng quan về nội dung bài học 3.1. Nhiệm vụ , yêu cầu và phân loại cơ cấu phanh đĩa a. Nhiệm vụ b. Yêu cầu c. Phân loại 3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc Cấu tạo Nguyên lý làm việc 3.3. Một số sai hỏng thường gặp 3.4. Quy trình tháo lắp 3.5. Thực hành HĐ1: Ghi tên bài học lên bảng HĐ2: Chiếu Slide trình bày mục tiêu bài học HĐ3. Chiếu Slide giới thiệu khái quát nội dung bài học HĐ1: Nhận dạng và ghi tên bài học HĐ2: Quan sát và ghi nhớ mục tiêu bài học HĐ3: Quan sát và ghi nhớ nội dung bài học bài học 3’ 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu phanh đĩa. a. Nhiệm vụ. - Nhận lực tác dụng của cơ cấu dẫn động để thực hiện quá trình phanh. - Tạo ra lực ma sát để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn chuyển động ô tô theo sự điều khiển của người lái xe. b.Yêu cầu. *  Hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe. *  Phanh ổn định và êm dịu trong mọi trường hợp. * Không có hiện tượng tự siết phanh. *  Có hệ số ma sát giữa má phanh và đĩa phanh cao. *  Thoát nhiệt tốt. *  Tuổi thọ cao. c. Phân loại - Theo càng phanh + Càng phanh cố định + Càng phanh đi động - Theo hình dạng má phanh + Má phanh đặc + Má phanh thông gió Hỏi: Theo các em cơ cấu phanh chúng ta được học ở đây thuộc loại nào? Trả lời : Loại phanh đĩa có càng di động và đĩa phanh thông gió. 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc a. Cấu tạo - Xi lanh - Piston; - Càng phanh; - Phớt chắn dầu; - Má phanh ; - Roto phanh đĩa (đĩa phanh); - Chốt dẫn hướng - Vít xả dầu b. Nguyên lý hoạt động - TH1 : Khi đạp phanh: Khi cần giảm tốc độ hoặc dừng hẳn chuyển động của Ô tô người lái tác dụng vào bàn đạp phanh qua cơ cấu dẫn động làm tăng áp suất dầu trong các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe, đẩy pít tông và tấm má phanh ép vào đĩa phanh tạo nên lực ma sát, làm cho đĩa phanh và moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái. - TH2: Khi nhả bàn đạp phanh Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong hệ thống dầu phanh giảm nhanh và nhờ sự biến lực ly tâm đẩy hai má phanh về hai phía, phớt chắn dâu trở về biên dạng ban đầu. 3. Một số sai hỏng thường gặp (Phụ lục 1) - Làm hỏng phớt chắn dầu - Xước bề mặt pisston - Lắp ngược chiều phớt chắn dầu - Bulong bặt càng phanh và tay đòn không chặt. - Lắp lẫn má phanh 4. Quy trình tháo lắp (Phụ lục 3) B1. Tháo cơ cấu phanh B2. Vệ sinh chi tiết B3. Lắp cơ cấu phanh B4. Vận hành kiểm tra và điều chỉnh 5. Thực hành của người học HĐ1: Chiếu Slide và giới thiệu nhiệm vụ của cơ cấu phanh. HĐ2. Chiếu Slide và giới thiệu yêu cầu của cơ cấu phanh. HĐ3. Chiếu Slide và giới thiệu phân loại của cơ cấu phanh. HĐ 4: Nêu câu hỏi HĐ 5: Gọi học sinh lên trả lời HĐ 6: Nhận xét việc nhận dạng của học sinh HĐ1: Chiếu Slide hình vẽ cấu tạo và giới thiệu tên gọi các chi tiết, bộ phận cấu thành cơ cấu phanh HĐ2. Giới thiệu trực quan cấu tạo các chi tiết quan trọng cấu thành cơ cấu phanh (Sử dụng chi tiết thật) HĐ 3: Gọi học sinh lên nhận dạng các chi tiết HĐ 4: Nhận xét câu trả lời của học sinh HĐ1: Chiếu Slide mô phỏng và trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh. HĐ 1: Chiếu Slide và trình bày các sai hỏng có thể gặp trong quá trình tháo lắp. HĐ1: Chia nhóm, hướng dẫn cho học sinh xây dựng trình tự tháo lăp cơ cấu phanh HĐ2: Phát mẫu phiếu để học sinh xây dựng trình tự tháo lắp HĐ3: Thao tác mẫu công việc tháo lăp cơ cấu phanh trên mô hình HĐ4: Thu phiếu trình tự tháo lăp cơ cấu phanh mà học sinh đã xây dựng HĐ5: Nhận xét kết quả xây dựng trình tự tháo lăp cơ cấu phanh của học sinh và giới thiệu bảng quy trình chuẩn HĐ6: Phát bảng quy trình chuẩn cho học học sinh HĐ1: Phân công vị trí luyện tập HĐ2: Theo dõi và sửa sai các hoạt động của học sinh HĐ3:Thông báo kết thúc luyện tập HĐ4: Phát phiếu đánh giá sản phẩm và hướng dẫn đánh giá HĐ1: Quan sát , ghi nhớ. HĐ2. Quan sát , ghi nhớ. HĐ3. Quan sát , ghi nhớ. HĐ 4: Ghi nhớ câu hỏi và tìm câu trả lời HĐ 5: Trả lời câu hỏi HĐ 6: Lắng nghe HĐ1. Nhận dạng cấu tạo cơ cấu phanh trên hình ảnh HĐ2. Nhận dạng cấu tạo qua các chi tiết thực tế của cơ cấu phanh HĐ 3: Nhận dạng các chi tiết HĐ 4: Ghi nhớ HĐ1: Quan sát nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh. HĐ 1: Quan sát và ghi nhớ các lỗi có thể HĐ1: Ghi nhớ thành viên trong nhóm, nghe hướng dẫn và phân công công việc HĐ2: Nhận phiếu HĐ3: Quan sát các thao động tác của giáo viên và xây dựng trình tự HĐ4: Nạp phiếu trình tự cho giáo viên HĐ5: Quan sát, rút kinh nghiệm và ghi nhớ quy trình chuẩn HĐ6: Nhận phiếu quy trình chuẩn và nghe hướng dẫn HĐ1: Nhận vị trí luyện tập HĐ2: Luyện tập các bước bảo dưỡng theo bảng quy trình HĐ3: Kết thúc luyện tập và thu dọn dụng cụ vệ sinh sạch sẽ HĐ4: Nhận phiếu đánh giá sản phẩm và đánh giá kết quả thực hiện 48’ 4 KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 1. Nhận xét, đánh giá kết quả luyện tập 2. Hệ thống bài giảng HĐ1: Nhận xét kết quả thực hành, thái độ học tập của học sinh HĐ2: Công bố kết quả HĐ3: Nhấn mạnh nội dung cốt lõi bài học HĐ1: Nhận dạng kết quả sản phẩm và rút kinh nghiệm HĐ2: Ghi nhớ HĐ3. Ghi nhớ 3’ 5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Cung cấp địa chỉ các tài liệu tham khảo cho học sinh 2. Giới thiệu các nội dung cần học thêm để nâng cao chuyên môn. HĐ1: Phát phiếu hướng dẫn tự học HĐ2: Hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu nội dung liên quan. HĐ1: Nhận phiếu hướng dẫn tự học HĐ2: Nghe và ghi nhớ để tìm hiểu. 1’ III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Ngày 10 tháng 11 năm 2015 TRƯỞNG KHOA GIÁO VIÊN Nguyễn Quốc Tuấn Nguyễn Xuân Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_co_cau_phanh_dia_bai_3_thao_lap_co_cau_phanh_dia_bai.doc