Gắn nhãn yếu tố cong và xuất bảng yếu tố cong trong Civil 3D theo kiểu Việt Nam
Hộp t hoại t iếp t heo hiện ra cho phép bạn hiệu chỉnh nội dung . Tương t ự như phần hiệu chỉnh nhãn, bạn
chọn t hành phần t rong danh sách t hả xuống. Trong t rường hợp cụ t hể này bạn chọn “Radius” vì cột này t hể
hiện nội dung bán kí nh cong t ròn. Với các cột t hể hiện các đại lượng như K, T, P, t ọa độ đỉnh t hì bạn cũng
làm t ương t ự và chú ý phần t huật ngữ như đã t rì nh bày t rên nhằm đảm bảo lựa chọn chí nh xác.
14 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 4203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gắn nhãn yếu tố cong và xuất bảng yếu tố cong trong Civil 3D theo kiểu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiên bản chỉ văn
bản
Đây là bộ nhớ cache của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 20 Tháng Giêng 2015 03:06:45 GMT. Trang hiện
tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm
Mẹo: Để tìm nhanh cụm từ tìm kiếm của bạn trên trang này, nhấn Ctrl+F hoặc ⌘F (Mac) và sử dụng thanh tìm.
Gắn nhãn yếu tố cong và xuất bảng yếu tố
cong trong Civil 3D theo kiểu Việt Nam
NGÔ QUỐC VIỆT JULY 19, 2012 12
2 Votes
1. Gắn nhãn yếu tố cong:
Bước đầu tiên là bạn cần gắn nhãn yếu tố cong cho tuyến đường. Để gắn nhán, bạn vào menu
Alignments>Add Alignment Labels>Add Alignment labelsnhư hình dưới:
Trong hộp thoại hiện ra, trong mục “Label type” bạn nhấn vào vị trí mũi tên để lựa chọn:
+Single Segment: Gắn nhãn riêng lẻ cho từng đối tượng của tuyến đường như từng đường cong
+Mutiple Segment: Gắn nhãn cho toàn bộ các đối tượng của tuyến đường. Nếu bạn muốn gắn nhãn cho
tất cả các đường cong thì hãy dùng tùy chọn này.
Tìm kiếm bài viết
Google search on Civil 3D VN
Thành viên
Username
Password
Log in
Register
Lost your password?
Thông tin liên lạc
+ Đào tạo: Infrawork, Autocad Civil 3D, Naviswork, Civil
View (3DS Max) cho cá nhân, doanh nghiệp
+ Lập trình công cụ, mẫu mặt cắt ngang, định hình ga,
cống cho Autocad Civil 3D
Mọi thông tin, xin liên hệ:
Ngô Quốc Việt
Hotline: 0903.485.582
Email: ngoquocviet@civil3dvn.com
Tuyển sinh khóa học
Khóa học "Ứng dụng AutoCAD Civil 3D cho giao thông
K1"
Phường Chùa Hà
Khóa học "AutoCAD Civil 3D cho hạ tầng kỹ thuật K2"
Phường Chùa Hà
Khóa học "Ứng dụng công nghệ BIM với Infrawork K1"
Phường Chùa Hà
Find us on Facebook
TRANG CHỦ GIỚI
THIỆU
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC LIÊN HỆ
Chuyên mục Mục lục bài viết Diễn đàn Khóa học Thư viện
Tiếp theo với từng tùy chọn, bạn lựa chọn kiểu hiển thị cho các đối tượng. Trong đó:
+ Line label style: kiểu hiện thị cho đường thẳng
+ Curve label style: kiểu hiện thị cho đường cong tròn
+ Spiral label style: kiểu hiển thị cho đường cong chuyển tiếp
Ngoài ra bạn có thể tùy chọn cách đánh số đường thẳng, đường cong tròn, đường cong chuyển tiếp bằng
cách nhấn vào mục “Table Tag Numbering”
Sau khi chọn xong, bạn nhấn vào nút “Add” để gắn nhãn cho tuyến đường.
Với trường hợp “Single Segment”, bạn chọn từng đối tượng để Civil 3D gắn nhãn. Còn khi bạn chọn
“Multiple Segment” thì Civil 3D sẽ yêu cầu bạn chọn tuyến đường cần gắn nhán.
Như vậy, bạn đã bước đầu gán nhãn cho tuyến đường.
Việc tiếp theo là hiệu chỉnh kiểu hiển thị theo kiểu phổ biến ở Việt Nam như hình dưới
Nhập số liệu khảo sát địa hình tuyến
đường bằng Civil 3D!
June 13, 2012, 30 Comments
Quay siêu cao trong Civil 3D theo TCVN
June 13, 2012, 16 Comments
Xuất bảng tọa độ cọc trong Civil 3D
November 29, 2012, 15 Comments
Đào đất không thích hợp trong Civil 3D
November 29, 2012, 13 Comments
Gắn nhãn yếu tố cong và xuất bảng yếu
tố cong trong Civil 3D theo kiểu Việt
Nam
July 19, 2012, 12 Comments
Bài viết mới nhất
Phân tích đụng chạm trong Naviswork
Manager 2014
January 20, 2015, No Comments
Doanh nghiệp kiến trúc kỹ thuật xây
dựng hướng tới mô hình BIM
January 14, 2015, No Comments
Trải nghiệm thực tế ảo với Infrawork
January 14, 2015, No Comments
Giới thiệu về tương tác lái xe trên mô
hình BIM
January 14, 2015, No Comments
Giới thiệu phần mềm Infrawork
January 14, 2015, No Comments
Microdesk Reveals Top Trends For 2015
That Will Shape The AEC Industry
January 14, 2015, No Comments
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Civil View
(Tiếng Anh)
January 9, 2015, No Comments
Linh hay
Cộng đồng Civil3DVN
You like this.
You and 1,112 others like Cộng đồng
Civil3DVN.
Facebook social plugin
Like
Popular Comments Tags
+ Với đường cong tròn:
Trong mục Curve label Style nhấn chọn như hình mũi tên trong hình dưới đây:
Bạn chọn:
+ “Edit Current Selection” để hiệu chỉnh kiêu hiện thị hiện hành hoặc chọn mục
+ “Create New” để tạo kiểu hiện thị mới hoặc
+ “Copy Current Selection” để tạo kiểu hiện thị mới được sao chép theo kiểu hiện thị hiện hành
+ Với đường cong chuyển tiếp:
Các bạn làm tương tự như trên nhưng với mục Spiral label style
Trong hộp thoại tiếp theo, bạn chọn tab “Layout”. Bạn chú ý các nội dung sau:
26906
388
224
11961
3
AutoCAD Civil 3D
Being Civil blog
Cadpilot Blog
Civil 3D Reminders
Hướng dẫn sử dụng Civil 3D
Kỹ thuật đô thị
Lập trình tùy biến Civil 3D
Lịch bài viết
January 2015
M T W T F S S
« Dec
1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31
Đăng ký nhận bài viết
Email
Subscribe!
Thống kê truy cập
Total reads:
Reads today:
Reads yesterday:
Total visitors:
Visitors currently online:
+ Mục “Component name” hiển thị danh sách các thành phần của nhãn. Thông thường một nhãn bao gồm
các thành phần sau:
Text chứa nội dung chính của nhãn
Khung bao quanh Text có thể được ẩn hoặc hiển thị
Đương dóng từ đối tượng tới phần text
Số thứ tự đối tượng để điền vào bảng
Để thêm hoặc xóa các đối tượng bạn làm như hình vẽ dưới:
Trong trường hợp cụ thể này nhãn ghi gồm các thành phần như hình dưới:
Trong đó:
+ Table Tag là nhãn ghi số thứ tự của đối tượng điền nhãn nhằm mục đích điền vào bảng sau này
+ Yeu to cong: là text chứa nội dung của nhãn.
+ Line.1 : là đường gióng nối từ đối tượng tới vị trí nhãn.
Với trường hợp đối tượng là “Table Tag”, bạn chú ý các nội dung sau:
Trong mục “General”:
+ Visibility: Tùy chọn để ẩn (False) hoặc hiện thị (True) đối tượng
+ Used in: Tùy chọn cho phép bạn chọn giữa ba chế độ
Tag Mode: Chế độ chỉ gắn nhãn xác định số thứ tự của đối tượng
Label Mode: Chế độ chỉ gắn nhãn thông thường và không gán nhãn ghi số thứ tự của đối tượng
Label and Tag Modes: Chế độ gắn nhãn cho cả hai trường hợp trên.
+ Anchor Componet và Anchor Point: để hiệu chỉnh vị trí hiển thị nhãn
Trong mục “Text”:
+ Contents: Chứa nội dung của nhãn. Để hiệu chỉnh bạn nhấn vào vị trí mũi tên như hình trên.
+ Text Height: Chiều cao chữ
+ Rotation Angle: Góc quay
Và các nội dung khác để hiệu chỉnh layer, màu sắc, vị trí
Sau nhấn vào mục “Contents” như đã nói ở trên, trong hộp thoại hiện ra:
Trong đó: “Alignment Curve Segment Number” là số thứ tự của đường cong tròn trong tuyến đường.
Thông thường bạn sẽ đánh số thứ tự các đường cong như là D24 nên bạn cần điền thêm ký tự D vào
trước mục “Alignment Curve Segment Number”. Ngoài ra bạn có thể hiệu chỉnh từ Font chữ đến các định
dạng khác bằng cách chọn tab “Format”
Với trường hợp đối tượng là phần text chứa nội dung của nhãn mà trong trường hợp cụ thể này là “Yeu to
cong” thị các nội dung cũng giống như với trường hợp trên, chúng ta chỉ đi sâu phân tích nội dung trong
mục “Content” . Để hiệu chỉnh bạn nhấn vào dấu như vị trí mũi tên đã hướng dẫn ở trên.
+ Với đường cong tròn thì mục Properties có các thông số sau:
Kiểu hiện thị yếu tố cong thông thường trong các dự án ở Việt Nam thường như sau:
Trong đó bạn cần nhớ các thuật ngữ sau:
+ giá trị A tương ứng với góc ngoặt (Delta Angle) xác định = 180 – {PI Included Angle} hoặc 180({PI
Included Angle}*180)/3.1416
+ R là bán kính cong (Radius)
+ K là chiều dài đoạn cong (Chord Length hoặc Length)
+ T là chiều dài của đường tang của đường cong (External Tangent)
+ P là phân cự của đoạn cong (External Secant)
+ Tọa độ đỉnh : X = PI Easting ;Y= PI Northing
Bạn thêm vào A=; K=; R=; X=; Y= vào trước các đối tượng như hình trên.
Các bạn có thể hiểu rõ hơn về các đại lượng như giải thích trong hình dưới:
+ Với đường cong chuyển tiếp mục Properties có các thông số sau:
Chú ý là cần phân biệt các giá trị Spiral PI Easting, Northing, Delta Angle, Long Tangent.. chỉ là các đại
lượng của riêng đoạn chuyển tiếp.
Với giá trị A tương ứng = 180 – {PI Included Angle} hoặc 180({PI Included Angle}*180)/3.1416
Để hiểu rõ về các thông số cho đường cong chuyển tiếp, các bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới
đây:
Và cấu tạo đường cong có đường cong chuyển tiếp dạng Clothoid kết hợp với đường cong tròn
(Tham khảo cuốn Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô – TG PGS.TS Bùi Xuân Cậy, ThS Nguyễn Quang
Phúc)
* Chú ý: Ngoài các thông số trong phần Properties trên, các bạn còn có thể tự tạo thêm các thông số khác
bằng cách truy cập mục trên thẻ Setting của thanh Tool Space>Alignment>Label Style>Curve hoặc
Spiral>Expressions rồi nhấn chuột phải chọn New
+ Name: Tên cho thông số
+ Description: Mô tả thông số
+ Expression:
Thêm các thông số có sắn bằng cách nhấn vào và kết hợp với các phép toán trong mục f(x+)
cùng các số hạng khác để lập công thức tính cho thông số mới.
Tiếp theo chúng ta chuyển sang thành phần cuối cùng là đường gióng
Trong đó bạn có thể hiệu chỉnh vị trí cũng như độ dài của đường gióng qua các mục
+ Start point anchor component: Điểm bắt đầu đường gióng là mốc của đối tượng nào
+ Start point anchor point: Vị trí của điểm bắt đầu
Tương tự cho End Point anchor Component và End Point anchor Point
+ Length Type: Kiểu độ dài có mấy tùy chọn
Percent Length: Tỷ lệ phần trăm của độ dài
Fixed Length: Độ dài cố định
2. Lập bảng yếu tố cong:
Sau khi đã gắn nhãn yếu tố cong cho tuyến đường, bạn có thể xuất bảng yếu tố cong cho tuyến đường
bằng cách vào menu Alignment>Add tables>Add curve như hình dưới
Tiếp theo, trong hộp thoại hiện ra bạn tích vào tùy chọn cho loại nhãn bạn vừa gắn cho tuyến đường trước
đó. Civil 3D sẽ chỉ lập bảng sau khi bạn đã gán nhãn cho tuyến đường và chỉ đường cong nào đã gán nhãn
thì mới được tổng hợp trong bảng yếu tố cong.
Trong đó bạn chú ý các điểm sau:
+ Mục “Table Style” có danh sách các kiểu hiển thị. Bạn có thể tạo mới hoặc hiệu chỉnh trực tiếp kiểu hiển
thị.
+ Nếu bạn nhấn vào tùy chọn “Split table”, bảng yếu tố cong sẽ được chia ra theo một số quy tắc
“Across” : bảng sẽ sắp xếp theo hàng
“Down”: bảng sẽ xếp theo cột
Maximum rows per table: số lượng hàng lớn nhất trong một bảng
Maximum tables per stack: số lượng bảng lớn nhất trong
Ngoài ra còn có tùy chọn về chế độ cập nhật của bảng là tĩnh (static) hay động (Dynamic) trong mục
“Behavior”
Cuối cùng chúng ta sẽ cùng xem xét cách hiệu chỉnh kiểu hiện thị bảng yếu tố cong. Để tạo mới kiểu hiện
thị bạn nhấn và chọn như hình vẽ dưới:
Trong hộp thoại hiện ra, bạn chú ý một số nội dung:
+ Trong mục “ Structure”, bạn nhấn vào biểu tượng dấu + để thêm một cột, chọn cột và nhấn vào biểu
tượng dấu x để xóa cột. Bạn tạo các cột như hình dưới. Để sửa tiêu đề mỗi cột, bạn nhấn đúp vào tiêu đề
đó. Ví dụ muốn hiệu chỉnh tiêu đề cột “Tên đỉnh” bạn nhấn đúp vào ô chứa tiêu đề “Tên đỉnh” và hộp thoại
hiện ra để bạn sửa tiêu đề này
Để hiệu chỉnh nội dung của mỗi cột, ví dụ với cột chứa nội dung về bán kính R, bạn nhấn đúp vào ô chứa
nội dung như hình vị trí hình mũi tên dưới
Hộp thoại tiếp theo hiện ra cho phép bạn hiệu chỉnh nội dung . Tương tự như phần hiệu chỉnh nhãn, bạn
chọn thành phần trong danh sách thả xuống. Trong trường hợp cụ thể này bạn chọn “Radius” vì cột này thể
hiện nội dung bán kính cong tròn. Với các cột thể hiện các đại lượng như K, T, P, tọa độ đỉnh thì bạn cũng
làm tương tự và chú ý phần thuật ngữ như đã trình bày trên nhằm đảm bảo lựa chọn chính xác.
Sau khi đã hoàn thành các nội dung trên Civil 3D sẽ xuất bảng yếu tố cong như hình vẽ dưới
TAGS » Bảng yếu tố
cong
POSTED IN » Giao thông
View all posts by Ngô Quốc
Việt
Chúc các bạn thành công.
One person likes this. Be the first of your friends.Like
Related Posts:
Cách áp file tiêu chuẩn thiết kế theo TCVN405405
Rải taluy đào đắp trong thiết kế đường bằng
Bản chất thiết kế nút giao trong Civil 3D!
Xuất hồ sơ phần bình đồ – trắc dọc
Nhập số liệu khảo sát địa hình tuyến
About the author: Ngô Quốc Việt
Là người sáng lập, điều hành trang Civil3dvn.com chuyên về tư vấn, đào tạo công nghệ
BIM lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng.
12 Comments »
Hoàng Lê Trung August 1, 2012 at 7:53 am Log in to Reply
Anh cho em hỏi chút:
PI included angle (B) là góc kẹp giữa 2 cánh tuyến, như vậy góc ngoặt (A) là 180 – B. Nhưng
Delta angle (C) có giá trị khác với A. Vậy thì C là gì?
Em cám ơn anh.
Ngô Quốc Việt August 1, 2012 at 4:03 pm Log in to Reply
Giá trị Delta Angle hay giá trị C như bạn nói chính là góc ngoặt(A) và PI
included Angle(B) chính là góc kẹp giữa hai cánh tuyến hay nói theo thuật ngữ
như trong Nova là góc thay hướng tuyến. Mối quan hệ giữa ba giá trị là : C = A
= 180B. Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách sửa Style của nhãn và thay thế PI
included Angle bằng Delta Angle.
HUYNHDOAN8484 May 15, 2014 at 11:41 am Log in to Reply
Có cách nào ghi thêm vào khung yếu tố cong trên mặt bằng và
trắc dọc chiều dài đoạn nối siêu cao(nối mở rộng mặt đường
trong đường cong), độ dốc siêu cao không anh Quốc Việt. em
tìm hoài mà không ra
Hoàng Lê Trung August 1, 2012 at 8:22 am Log in to Reply
Trong civil 3d ko có giá trị phân cự (P) đúng ko anh?
Hoàng Lê Trung August 1, 2012 at 9:11 am Log in to Reply
Ngại quá. Em nhầm cánh tuyến ban đầu với tiếp tuyến khi đã cắm đường cong chuyển tiếp.
Giá trị P là Midordinate hả anh?
Ngô Quốc Việt August 1, 2012 at 4:17 pm Log in to Reply
Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Trong Civil 3D có giá trị phân cự P, giá trị P tương đương với giá trị External
Secant. Bạn có thể quay trở lại bài viết xem hình minh họa các đại lượng trong
Civil 3D mới được cập nhật để hiểu rõ hơn về các đại lượng. Cám ơn bạn vì một
câu hỏi thú vị.
Tran Thanh Tung March 14, 2013 at 7:52 am Log in to Reply
Chào anh, em có thắc mắc như này mong anh giải đáp giúp em:
Giá trị external tangent (T) trong civil 3d chỉ tính cho cung tròn chứ ko bao gồm đoạn chuyển
tiếp như trong nova. góc ngoặt delta angle (A) cũng chỉ tính cho cung tròn nên khi ta lấy 180 B
(giá trị góc chuyển hướng PI included Angle) sẽ không ra được giá trị A trong trường hợp có
đoạn chuyển tiếp. Mà thông thường từ trước đến giờ các bản vẽ đều quen thể hiện giống như
nova: chiều dài T và góc ngoặt A bao gồm cả chuyển tiếp và đường cong tròn. Anh có cách
nào để trong civil 3d thể hiện được những giá trị như thế không ạ?
Em cảm ơn anh nhiều
Ngô Quốc Việt March 15, 2013 at 4:05 am Log in to Reply
Chào bạn TRAN THANH TUNG!
Rất cảm ơn bạn vì một câu hỏi thú vị. Đúng là bài viết trên mình mới giới hạn trong phạm vi
đường cong tròn. Còn với trường hợp có cả đường cong chuyển tiếp thì mình chưa đề cập
đến. Mình sẽ trả lời từng ý của bạn nhé:
1. Về góc chuyển hướng: Đúng như bạn nói là trong các bản vẽ dùng phần mềm Nova hay
dùng khái niệm góc chuyển hướng.
Cần phân biệt giá trị này với góc A thường được sử dụng trong NOVA
Nhưng với trường hợp có đường cong chuyển tiếp vẫn có thể sử dụng giá trị PI Included Angle
để tính ra giá trị A như trong Nova. Để xác định giá trị góc A trong Civil 3D bạn có thể bổ sung
đại lượng này vào trong mục tạo nhãn bằng cách vào thẻ Setting trên thanh Tool
Space>Alignment>Label Style>Curve>Expressions rồi nhấn chuột phải chọn NewBạn định
nghĩa công thức góc chuyển hướng: Tùy theo đơn vị của giá trị PI Included Angle mà bạn lập
công thức, bạn có thể tham khảo công thức sau Góc chuyển hướng 180{PI Included Angle}
hoặc 180(({PI Included Angle}*180)/3.1416). Sau đó bạn có thể thêm thông số này vào phần
yếu tố cong rồi.
2. Về giá trị External tangent (T) mình nghĩ chỉ tính duy nhất một giá trị T này như Nova là
không hợp lý vì thực ra không có ý nghĩa gì với đường cong chuyển tiếp lẫn đường cong tròn.
Trong Civil 3D mình chưa thấy có cách nào tính được giá trị như trong Nova. Nhưng theo mình
bạn nên thay thế bằng các đại lượng khác thể hiện giá trị T cho đường cong chuyển tiếp cũng
như cong tròn.
Chúc bạn thành công.
Ngô Quốc Việt March 15, 2013 at 6:48 am Log in to Reply
P/S: Dựa theo câu hỏi của bạn TRAN THANH TUNG mình cũng đã bổ sung nội dung về
đường cong chuyển tiếp vào bài viết trên. Một lần nữa xin cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn.
Tran Thanh Tung April 2, 2013 at 3:29 am Log in to Reply
Anh Việt trả lời rất chi tiết và dễ hiểu. Em cảm ơn anh nhiều!
tuan anh May 3, 2013 at 8:55 am Log in to Reply
Làm sao để em có thể gắn nhãn độ cao của đường bình độ. Giúp em vs nha
Ngô Quốc Việt May 4, 2013 at 5:22 am Log in to Reply
Chào bạn Tuan Anh!
Để gắn nhãn cao độ cho đường bình độ (đường đồng mức) thì bạn phải thực
hiện nhiều bước. Vì bị giới hạn của chức năng phản hồi nên mình chỉ có thể
hướng dẫn bạn những bước chính một cách sơ lược:
1. Bạn vào menu Surfaces>Add Surface labels>ContourMultiple at Interval
Sau đó bạn chọn bề mặt cần gắn nhãn rồi chỉ ra hai điểm cắt các đường đồng
mức cần gắn nhãn. Bạn cần nhập vào khoảng cách đều của nhãn đường đồng
mức.
2. Sau khi gắn nhãn, bạn có thể chỉnh sửa nhãn như chiều cao text, font,
trong mục Surface contour label style. Bạn có nhiều cách để mở mục này, cách
đơn giản là chọn nhãn rồi nhấn chuột phải chọn Properties
Leave A Response »
You must be logged in to post a comment.
Copyright © 2009 Civil 3D VN. Powered by Avenue Theme Back to Top
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gan_nhan_yeu_to_cong_va_xuat_bang_yeu_to_cong_trong_civil_3d_theo_kieu_viet_nam_civil_3d_vn_8939.pdf