Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 50

- Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hường về vùng lân cận đối diện. Đặc biệt lhi hàn các gân tăng cứng cho dầm thép chữ I, cần đảo hướng hàn

doc5 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 50 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (02 điểm): Vẽ sơ đồ cấu tạo, nêu nguyên lý làm việc của máy hàn xoay chiều một pha có lõi sắt di động? Trình bày các ưu nhược điểm khi hàn hồ quang bằng dòng xoay chiều? Câu 2 (02 điểm): Phân loại điện cực vonfram và nêu các yêu cầu khi sử dụng điện cực vonfram trong hàn TIG? Câu 3 (03 điểm): Nêu các nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng hàn? Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 50 Câu 1 (02 điểm) 1. Cấu tạo: Gồm khung từ B, trên khung từ được quấn 2 cuộn dây sơ cấp W1 và cuộn dây thứ cấp W2. Cuộn dây thứ cấp được chia thành 2 phần, đồng thời để điều chỉnh số vòng dây trên máy có lắp tấm nối dây, dùng để điều chỉnh sơ dong điện, ở giữa hai cuộn dây đặt lõi từ di động để điều chỉnh kỹ dòng điện. 0.5 2. Nguyên lý làm việc: 0.5 Lõi từ di động trong khung dây tạo ra sự phân nhánh của từ thông Ф0. Nếu lõi từ 4 nằm trong mặt phẳng của khung từ 3 thì trị số từ thông Ф0 sẽ chia làm hai phần, một phần là từ thông Ф đi qua lõi từ 4, một phần Ф2 đi qua cuộn dây thứ cấp W2 bị giảm đi, sưc điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn thứ cấp nhỏ và dong điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ. Ngược lại điều chỉnh lõi từ 4 chạy ra tạo nên khoảng trống không khí lớn thì từ thông sẽ lớn lúc này sức điện động cảm ứng lớn tạo cho dong điện trong mạch hàn lớn. 0.5 3. Ưu nhược điểm khi hàn hồ quang bằng dòng xoay chiều: * Ưu điêm: - Thiết bị đơn gian, dễ chế tạo, giá thành rẻ. - Hồ quang ít bị thổi lệch. 0.25 * Nhược điểm: - Hồ quang không ổn định. - Không dùng được với tất cả các loại que hàn 0.25 Câu 2 (02 điểm) 1. Điện cực Wolfram: Wolfram được dùng làm điện cực hàn do có tính chịu nhiệt cao (nhiệt độ nóng chảy là 34100C), phát xạ điện tử tương đối tốt, làm iôn hóa hồ quang và duy trì tính ổn định hồ quang. Wolfram có tính chống ôxy hóa rất cao. 0.4 Phân loại theo thành phần hóa học 0.5 Phân loại theo màu sắc 0.5 2. Một số yêu cầu khi sử dụng điện cực Wolfram: - Cần chọn dòng điện thích hợp với kích cỡ điện cực được sử dụng. Dòng điện quá cao sẽ làm hỏng đầu điện cực, dòng điện quá thấp sẽ gây ra sự ăn mòn, nhiệt độ thấp và hồ quang không ổn định. 0.1 - Đầu điện cực phải được mài hợp lý theo hướng dẫn kèm theo điện cực. 0.1 - Điện cực phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận, tránh nhiễm bẩn từ môi trường. 0.1 - Dòng khí bảo vệ phải được duy trì không chỉ trước và trong khi hàn mà cả sau khi ngắt hồ quang cho đến khi điện cực nguội. 0.1 - Phần nhô điện cực ở phía ngoài mỏ hàn (chụp khí) phải được giữ ở mức ngắn nhất, tuy theo ứng dụng và thiết bị để đảm bảo được bảo vệ tốt bằng dòng khí trơ. 0.1 - Cần tránh sự nhiễm bẩn điện cực do tiếp xúc giữa điện cực nóng với kim loại mối hàn. 0.1 Câu 3 (03 điểm) 1. Nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn: - Nung nóng không đồng đều kim loại vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó. 0.5 - Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó. 0,5 - Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là những thay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao. 0,5 2. Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn - Khi hàn các vật dày, các loại thép dễ bị tôi thì cần phải xem xét việc nung nóng sơ bộ trước khi hàn, đồng thời phải giảm bớt cường độ dòng điện hàn hoặc công suất ngọn lửa hàn, để tránh suất hiện các vết nứt. Nung nóng sơ bộ vật hàn để giảm ứng suất và biến dạng dư đáng kể 0,25 - Khi hàn các chi tiết bị kẹp chặt, dễ sinh ra ứng suất lớn. Do đó trình tự thực hiện các mối hàn trong kết cấu phải làm sao cho vật hàn luôn luôn ở trạng thái tự do, nhất là đối với mối hàn giáp mối là loại mối hàn có độ co ngang lớn. 0,25 - Các mối hàn đối xứng và song song nên hàn đồng thời bằng nhiều thợ hoặc thực hiện một cách xen kẽ và đối xứng. 0,25 - Chế độ hàn cần chọn sao cho vùng ảnh hưởng nhiệt càng nhỏ càng tốt. 0,25 - Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hường về vùng lân cận đối diện. Đặc biệt lhi hàn các gân tăng cứng cho dầm thép chữ I, cần đảo hướng hàn. 0,25 Hµn gi¸p mèi 6- §Ó khö biÕn d¹ng gãc th­êng dïng ph­¬ng ph¸p t¹o biÕn d¹ng ng­îc tr­íc khi hµn. 0,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doch_lt_50_2499.doc
Tài liệu liên quan