Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 44
+ Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường.
+ Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.
4 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: H - LT 44
Hình thức thi: Tự luận
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1 (02 điểm): Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn khí?
Câu 2 (02 điểm): Ứng suất và biến dạng hàn là gì? Các nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng khi hàn?
Câu 3 (03 điểm): Trình bày kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối liền mối hàn khi hàn hồ quang tay?
PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: HLT 44
TT
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
Các thông số cơ bản của chế độ hàn khí gồm:
+ Góc nghiêng mỏ hàn so với mặt phẳng hàn được chọn như sau:
Chiều dày càng lớn, nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt của vật liệu hàn càng cao, góc nghiêng càng lớn.
Ví dụ: Khi hàn đồng góc nghiêng α = 60÷80o, còn khi hàn chì α ≤ 10o.
0.5
+ Công suất ngọn lửa: công suất ngọn lửa tính bằng lượng tiêu hao trong một giờ, Vật hàn dày, nhiệt độ chảy, độ dẫn nhiệt cao thì công suất ngọn lửa lớn và ngược lại. Công suất của ngọn lửa khi hàn phải cao hơn hàn trái.
0.5
• Khi hàn thép cacbon thấp, đồng thau, đồng thanh thường chọn lượng tiêu hao C2H2 trong một giờ theo công thức sau:
V C2H2 = (100 ÷ 120).S [lít/h] - đối với hàn trái
V C2H2 = (120 ÷ 150).S [lít/h] - đối với hàn phải
Trong đó S là chiều dày vật hàn [mm].
• Khi hàn đồng đỏ do tính dẫn nhiệt lớn nên tính theo công thức sau:
V C2H2= (150 ÷ 200).S [lít/h]
0.5
+ Đường kính que hàn phụ: phụ thuộc vật liệu hàn và phương pháp hàn. Khi hàn thép cacbon chọn theo công thức kinh nghiệm sau:
Hàn trái: d = [mm]
Hàn phải: d = [mm]
0.5
Câu 2
(02 điểm)
1. Ứng suất và báên dạng hàn là trạng thái ứng suất và biến dạng do quá trình hàn gây ra trong khi hàn và tồn tại trong kết cấu sau khi hàn. Nó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và khả năng làm việc của kết cấu hàn.
0.5
2. nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn:
- Nung nóng không đồng đều kim loại ở vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó.
0.5
- Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó
0.5
- Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là những thay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao.
0.5
Câu 3
(03 điểm)
1. Bắt đầu mối hàn:
Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ vật hàn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu hơi nông, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra tiến hành dự nhiệt vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang ra cho thích hợp và tiến hành hàn bình thường.
0.5
2. Kết thúc mối hàn:
Là khi kết thúc mối hàn, nếu ngắt hồ quang ngay sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chịu lực chỗ kết thúc mối hàn giảm, sinh ra ứng suất tập trung gây ra nứt. Vì vậy khi kết thúc đương hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách:
- Khi kết thúc mối hàn phải dừng không que hàn chuyển động, rồi từ từ ngắt hồ quang.
- Cũng có thể thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi.
0.5
3. Sự nối liền của mối hàn:
Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn bị hạn chế phải thay que hàn, muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có 4 loại nối sau:
1. Phần đầu mối hàn nối với phần cuối mối hàn trước.
2. Phần cuối của 2 mối hàn nối với nhau.
3. Phần cuối của mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước.
4. Phần đầu 2 mối hàn nối với nhau.
0.5
Trong quá trình hàn, 4 loại đầu nối mối hàn nói trên đều được áp dụng ở những chỗ nối mối hàn thường có những thiếu sót sau: Mối hàn quá cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để phòng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối cần chú ý:
0.5
+ Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường.
0.5
+ Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.
0.5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- h_lt_44_8759.doc