Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 07

- Chế tạo: Nói chung các bộ phận máy đều được chế tạo bằng hàn. Ví dụ: Nồi hơi, ống, bình chứa, sườn nhà, cầu, tàu. - Sửa chữa: Những chi tiết bộ phận hỏng hoặc mòn. Ví dụ như: Bánh răng bị mòn, vật đúc bị khuyết tật.

doc4 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 07, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 07 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (02 điểm): Trong hàn khí, thường dùng các loại khí nào để hàn thép các bon? Nêu tính chất và cách điều chế các loại khí đó? Câu 2 (02 điểm): Nêu thực chất, đặc điểm, công dụng của hàn kim loại và hợp kim? Câu 3 (03 điểm): Cho kết cấu chịu lực như hình vẽ: Biết lực kéo N = 450KN, = 28KN/cm2, B = 260mm. Viết công thức kiểm nghiệm độ bền mối hàn và xác định bề dày của tấm ghép để kết cấu đảm bảo điều kiện bền? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 07 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) 1. Khí hàn thường dùng để hàn thép cacbon gồm ôxy kỹ thuật và C2H2 vì nhiệt độ ngọn lửa cao khoảng 3200oC. 0.4 2. Tính chất và cách điều chế khí hàn: a/ ôxy kỹ thuật: - Tính chất: Ôxy là loại khí không màu, không mùi, không vị, không độc và không cháy nhưng nó duy trì sự cháy; ôxy kỹ thuật chứa từ 98,5 - 99,5% và khoảng 0,5 - 1,5% tạp chất. 0.4 - Điều chế : Ôxy dùng để hàn khí chủ yếu điều chế bằng phương pháp làm lạnh không khí xuống dưới -1830C ta thu được ôxy. Trong các phân xưởng cơ khí, chủ yếu dùng ôxy thể khí, để giảm thể tích bình chứa, thông thường ôxy được nén ở áp suất cao và chứa bằng bình thép có dung tích 40 lít, áp suất 150 at. 0.4 b. Khí Axêtylen - Tính chất: Axêtylen là chất khí không màu, có mùi đặc trưng, rất độc ; là hợp chất của cacbon và hyđrô, có công thức hóa học là C2H2 khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn 1,09 kg/m3, nhiệt lượng khi cháy với ôxy là 11.470 Cal/m3. 0.4 - Điều chế: Khi nấu chảy hỗn hợp vôi sống và than cốc trong lò điện (nhiệt độ từ 1900 - 23000C) ta thu được đất đèn kỹ thuật: CaO + 3C → CaC2 + CO ↑ Đất đèn kỹ thuật chứa khoảng 65 ¸ 80% CaC2, khoảng 10-25% CaO và khoảng 6% các tạp chất như (CO2, SiO2). Khi cho đất đèn tác dụng với nước ta thu được Axêtylen theo phản ứng: CaC2 + 2H2O = C2H2 ­+ Ca(OH)2 + Q 0.4 Câu 2 (02 điểm) 1.Thực chất . Hàn là quá trình nối hai đầu của một hoặc nhiều chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy hay dẻo. Khi hàn ở trạng thái chảy thì ở chỗ nối của vật hàn chảy ra và sau khi đông đặc ta nhận được mối hàn. Khi hàn ở trạng thái dẻo thì chỗ nối được nung đến trạng thái dẻo; khi ấy khả năng chuyển động thẩm thấu các phần tử của kim loại hàn tăng lên , dưới tác dụng của ngoại lực chúng liên kết với nhau tạo thành mối hàn. 0.5 2. Đặc điểm - Tiết kiệm nguyên vật liệu: + So với tán đinh ri-vê, hàn tiết kiệm được 10 ¸ 20% khối lượng kim loại. + So với đúc, hàn tiết kiệm được 50% trọng lượng. + Sử dụng hàn trong xây dựng nhà cao tầng, cho phép giảm 15% trọng lượng sườn vì kèo, đồng thời việc chế tạo và lắp ráp chúng cũng được giảm nhẹ, độ cứng vững kết cấu lại tăng lên. 0.5 - Hàn giảm được giá thành, năng suất cao, độ bền của kết cấu tăng. 0.1 - Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. 0.1 - Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo. 0.1 - Độ bền của mối hàn cao, mối hàn kín. Do kim loại của mối hàn tốt hơn kim loại vật hàn; mối hàn chịu được áp suất cao. 0.1 - Hàn giảm được tiếng động khi sản xuất. 0.1 * Tuy nhiên hàn cũng có nhược điểm là sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt, làm giảm khả năng chịu tải trọng động của mối hàn; vật hàn bị cong vênh... 0.25 3. Công dụng của hàn - Chế tạo: Nói chung các bộ phận máy đều được chế tạo bằng hàn. Ví dụ: Nồi hơi, ống, bình chứa, sườn nhà, cầu, tàu... - Sửa chữa: Những chi tiết bộ phận hỏng hoặc mòn. Ví dụ như: Bánh răng bị mòn, vật đúc bị khuyết tật... 0.25 Câu 3 (3 điểm) Theo thuyết bền ta có công thức kiểm nghiệm độ bền mối hàn: Trong đó: t là ứng suất tiếp. là ứng suất tiếp giới hạn h là chiều dày tính toán của mối hàn góc. 0,5 0,5 Đây là mối hàn chồng nên để đảm bảo điều kiện bền thì biểu thức sau phải thoả mãn: 0,5 Trong đó . 0,25 Thay các giá trị vào biểu thức ta có: h = 0,48 cm. 0,5 cm. 0,5 - Như vậy để mối hàn được đảm bảo độ bền ta chọn bề dày của tấm ghép là S = 7 mm. 0,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doch_lt_07_4091.doc
Tài liệu liên quan