Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa I - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 24

+ Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường. + Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.

doc5 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa I - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 24 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (02 điểm): Thực chất, đặc điểm, của phương pháp hàn MAG? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hàn MIG và hàn MAG? Câu 2 (02 điểm) Hãy cho biết cấu tạo, tác dụng của lớp thuốc bọc và cách bảo quản que hàn hồ quang tay? Câu 3 (03 điểm): Trình bày kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối liền mối hàn ? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐÁP ÁN  ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 24 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) 1. Thực chất và đặc điểm của phương pháp hàn MAG * Thực chất: Hàn MAG là quá trình hàn nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật hàn. Hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của môi trường xung quanh bằng khí hoạt tính 0.5 0.5 * Đặc điểm: - CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất, giá thành thấp 0.15 - Năng suất hàn cao gấp 2,5 lâmn so với hàn hồ quang tay. 0.15 - Hàn được mọi vị trí trong không gian. 0.15 - Chất lượng mối hàn cao, ít bị cong vênh do tôc độ hàn cao, nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp. 0.15 - Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay trong quá trình hàn ít sinh ra khí độc. 0.15 2. Sự khác nhau cơ bản của hàn MIG và hàn MAG: - Hàn MIG sử dụng khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp khí Ar + He) 0.15 - Hàn MAG sử dụng khí bảo vệ là khí hoạt tính. 0.1 Câu 2 (02 điểm) 1. CÊu t¹o: Gồm 2 phần: L 1¸2 25±5 15 D d H×nh 1-1: CÊu t¹o que hµn 0.1 * Phần lõi thép: Là những đoạn dây kim loại có chiều dài từ 250 ¸ 450 mm tương ứng với đường kính d = 1,6 ¸ 6,0 mm 0.1 * Phần thuốc bọc: Là phần bọc ngoài lõi thép, đó là hỗn hợp các hóa chất như: chất tạo xỉ, chất tạo khí, chất khử ôxy, chất hợp kim hóa, chất ổn định hồ quang, các khoáng chất, các fero hợp kim và các chất kết dính. 0.1 2. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn: - Nâng cao tính ổn định của hồ quang. - Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường. - Bổ xung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn. - Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn. - Làm cho quá trình hàn thuận lợi nâng cao hiệu suất làm việc. 0.5 3. Cách bảo quản que hàn: - Que hàn phải để trong kho khô ráo và thông gió tốt. Nhiệt độ trong kho không nhỏ quá 180C 0.2 - Khi bảo quản các loại que hàn phải kê cao (không thấp quá 300 mm), đồng thời phải để cách vách tường lớn hơn 300 mm, đề phòng que hàn ẩm mà biến chất. 0.2 - Kho chứa que hàn phải có thiết bị nung nóng để sấy khô que hàn. 0.2 - Nếu thấy que hàn bị ẩm thì phải sấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 0.2 - Các loại que hàn bị ẩm sau khi sấy khô đem hàn thử, nếu không phát hiện thấy hiện tượng thuốc bọc rơi ra từng mảng, hoặc trên mối hàn không có lỗ hơi thì chứng tỏ que hàn vẫn đảm bảo chất lượng. 0.2 - Khi làm việc ở ngoài trời đêm cần phải giữ que hàn cho tốt, đề phòng que hàn bị ẩm mà biến chất. 0.2 Câu 3 (03 điểm) 1. Bắt đầu mối hàn: Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ vật hàn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu hơi nông, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra tiến hành dự nhiệt vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang ra cho thích hợp và tiến hành hàn bình thường. 0.5 2. Kết thúc mối hàn: Là khi kết thúc mối hàn, nếu ngắt hồ quang ngay sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chịu lực chỗ kết thúc mối hàn giảm, sinh ra ứng suất tập trung gây ra nứt. Vì vậy khi kết thúc đương hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách: - Khi kết thúc mối hàn phải dừng không que hàn chuyển động, rồi từ từ ngắt hồ quang. - Cũng có thể thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi. 0.5 3. Sự nối liền của mối hàn: Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn bị hạn chế phải thay que hàn, muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có 4 loại nối sau: 1. Phần đầu mối hàn nối với phần cuối mối hàn trước. 2. Phần cuối của 2 mối hàn nối với nhau. 3. Phần cuối của mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước. 4. Phần đầu 2 mối hàn nối với nhau. 0.5 Trong quá trình hàn, 4 loại đầu nối mối hàn nói trên đều được áp dụng ở những chỗ nối mối hàn thường có những thiếu sót sau: Mối hàn quá cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để phòng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối cần chú ý: 0.5 + Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường. 0.5 + Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt. 0.5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochan_dpan_24__4286.doc
Tài liệu liên quan